thanhphuc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    408
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by thanhphuc

  1. Núi lửa bừng tỉnh, cả thế giới giật mình Cập nhật lúc 14:32, Chủ Nhật, 21/03/2010 (GMT+7) , Một ngọn núi lửa bỗng nhiên sôi sục ngay dưới bề mặt đất khiến chính quyền Iceland phải cho di dân khẩn cấp, trong khi cả thế giới giật mình theo dõi sát sao. Ở một số địa điểm, người ta đã nhìn thấy dung nham đỏ rực bắn lên trên cao. Ảnh AP. Đợt sôi sục bất ngờ xảy ra vào tầm trưa ngày thứ Bảy theo giờ địa phương, khiến chính quyền phải di dân khẩn cấp hơn 400 người để đề phòng dung nham thiêu cháy tất cả. Hiện tại dung nham của núi lửa vẫn chưa vọt lên trên mặt đất, do đang bị che phủ bởi những lớp băng vĩnh cửu dày đặc phía trên, song những e ngại về thảm hoạ lớn, trong đó có cả nguy cơ băng tan, đang làm thế giới lo sợ. Ở một số địa điểm, người ta đã nhìn thấy dung nham đỏ rực bắn lên trên cao. Sợ núi lửa vọt lên ào ạt bất ngờ tiếp theo, chính quyền đã ban bố tình trạng khẩn cấp xung quanh khu vực núi lửa đang “gầm gừ” ngay dưới bề mặt đất. Các chuyến bay nội địa tạm thời bị hoãn vô thời hạn. Về phía quốc tế, các chuyến bay tới đất nước băng đảo này đang bị hạnc hế tối đa. Ít nhất 3 chuyến bay khởi hành từ Mỹ tại Washington, Florida và Massachussetts đã phải chuyển hướng khẩn cấp khi đang trên hành trình tới băng đảo Iceland. Diệp Chi (Theo AP, Reuters, CNN)
  2. Người nhuộm tím thi đàn bằng màu hoa Sim Tác giả: Hồ Bất Khuất Bài đã được xuất bản.: trên TuanVietnamnet Khi xe của chúng tôi đi qua một làng quê, người ngồi bên cạnh tôi thì thầm: "Hình như nhà thơ Hữu Loan kìa". Theo tay anh chỉ, tôi thấy một người đàn ông trên 60 tuổi đẩy một chiếc xe thồ đầy đá. Chiếc U-oát chạy nhanh quá, tôi không nhìn rõ mặt người đẩy xe, nhưng thấy dáng ông đi tự tin và vững chãi... Hữu Loan - Người đi bộ ngược chiều Nhìn thấy Nhà thơ Hữu Loan, sau niềm vui gặp gỡ, tôi bỗng lo lắng mơ hồ. Đỗ Phủ đã nói "người thọ bảy mươi xưa nay hiếm", nay ông đã chín mươi tuổi có dư, liệu còn sống được bao lâu nữa? Dường như đọc được suy nghĩ của tôi, ông mỉm cười và nói: "Tôi vẫn còn uống được rượu và dắt cháu đi dạo; khi rỗi rãi, còn tìm câu chữ để đối đáp lại bà Hồ Xuân Hương" Người tôi mong gặp từ thủa học trò Khi học lớp chuyên văn của tỉnh Nghệ An, tôi chứng kiến cánh học trò chuyền tay nhau chép bài thơ Màu tím hoa sim và có cảm xúc rất lạ. Sau đó, trong những lần đi rừng hái củi, nghe mấy người bạn khe khẽ hát: "Ôi những đồi hoa sim, những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt..." tôi xúc động rất mạnh. Cái tên Hữu Loan găm vào tôi từ ngày đó. Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02/4/ 1916 tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936, đã từng giữ chức Phó Chủ tịchUỷ ban khởi nghĩa Nga Sơn,Uỷ viên Văn hoá trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là chiến sỹ một đơn vị ở Liên khu 4, chủ bút báo "Chiến sỹ". Sau năm 1954, ông làm ở báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam . Sau đó, ông trở về quê làm ăn sinh sống và nuôi dạy con cái. Nhà thơ đã ra đi ở tuổi 95, nhưng thơ của ông thì còn lại mãi. Ngoài chuyện bài thơ hay ra, người ta còn kể nhiều chuyện khá ly kỳ về Hữu Loan khiến tôi tò mò, mong ước được gặp và trò chuyện với ông càng ngày càng lớn. Nhưng là một học trò xứ Nghệ, gặp ông vào những năm 70 của thế kỷ trước, quả là không dễ. Không gặp được ông, tôi bỏ công sưu tầm và nghiên cứu thơ ông. Công sức bỏ ra khá nhiều, nhưng ngoài Màu tím hoa sim ra, tôi cũng chỉ biết thêm được Đèo cả. Thời gian cứ thế trôi, tôi tốt nghiệp đại học rồi đi làm báo. Công việc và chuyện "cơm áo gạo tiền" cuốn đi mải miết. Bạn bè cùng học, cùng uống rượu thành nhà văn, nhà thơ; họ in sách tặng tôi xếp đầy cả tủ. Bản thân tôi cũng bỏ tiền mua những tập không được tặng, nhưng tôi tìm mãi vẫn không thấy tập thơ nào của Hữu Loan. Tôi vẫn khắc khoải, mong ngóng một điều gì đấy. Nhà thơ Hữu Loan: Ảnh ST... Vào những năm 80 của thế kỷ trước, trong một lần đi công tác tại Thanh Hoá, khi xe của chúng tôi đi qua một làng quê, người ngồi bên cạnh tôi thì thầm: "Hình như nhà thơ Hữu Loan kìa". Theo tay anh chỉ, tôi thấy một người đàn ông trên 60 tuổi đẩy một chiếc xe thồ đầy đá. Chiếc U-oát chạy nhanh quá, tôi không nhìn rõ mặt người đẩy xe, nhưng thấy dáng ông đi tự tin và vững chãi. Cái tên - Hữu Loan - "làm tổ" trong lòng người yêu thơ hơn nửa thế kỷ nay. Tôi thầm hứa với mình là sẽ tìm cách gặp được tác giả Màu tím hoa sim. Mãi đến gần đây, tôi mới có dịp thực hiện mơ ước từ ngày bé của mình. Vào một ngày đẹp trời, có người rủ tôi đi thăm nhà thơ Hữu Loan. Tôi mừng húm vì nghĩ rằng, người này có mối quan hệ thân thiết với nhà thơ nổi tiếng. Nhưng hoá ra không phải vậy. Anh cũng chỉ biết nhà thơ Hữu Loan quê ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Dẫu sao thì cũng có địa chỉ rồi, lên đường thôi. Nếu rất muốn, cứ tìm là gặp Cách thành phố Thanh Hoá khoảng 26 km, trên quốc lộ 1A (hướng Hà Nội - Vinh), có biển chỉ dẫn "Nga Sơn" đi về phía biển. Theo con đường này đi được chừng 2 km, chúng tôi hỏi 2 cô gái đi xe máy cùng chiều. Thật may, 2 cô này quê ở Nga Lĩnh và biết nhà của thi sĩ Hữu Loan. Hai cô tình nguyện dẫn đường cho chúng tôi. Trước khi về nhà mình, các cô nói: "Đi theo đường này khoảng vài trăm mét, thấy cái nhà 2 tầng, ông Hữu Loan ở đó." Tuy đã tìm được gần đến nơi, nhưng trong tôi cảm xúc lẫn lộn. Tôi chưa tưởng tượng được nhà thơ Hữu Loan hơn 90 tuổi, ở trong một ngôi nhà tầng sang trọng, lên xuống cầu thang như thế nào. Và nữa, ông có thể không có nhà. Nếu ở nhà ông có thể không tiếp chúng tôi, vì trước khi đến đây chúng tôi chẳng liên hệ, chẳng có thông tin gì cả, ngoại trừ cái địa chỉ ghi ngệch ngoặc trên tờ lịch cũ. Nhưng mọi sự không như tôi tưởng. Cái nhà 2 tầng hoá ra không phải của gia đình Hữu Loan, mà chỉ là một cái nhà nổi bật ở gần đó. Nhà thơ Hữu Loan ở trong một ngôi nhà cấp 4 chật chội, cũ kỹ; bù lại, có mảnh vườn khá rộng, cây cối xanh tốt và một ao cá nhỏ xinh. Cho đến lúc này, người ta vẫn chưa biết nhà thơ Hữu Loan đã viết tất cả bao nhiêu bài thơ. Nhà thơ, nhà nghiên cứu Vũ Quần Phương thì khẳng định: Hữu Loan viết tất cả 24 bài. Một số nhà nghiên cứu khác nói ông viết được khoảng 40 bài. Một người con trai của ông đang tìm tòi, sưu tập bản thảo viết tay tất cả những bài thơ của ông. Anh chưa chính thức công bố vì chưa hoàn chỉnh, nhưng theo anh, toàn bộ sáng tác của bố anh không quá 60 bài thơ. Tôi hồi hộp bước vào và thấy một ông già tóc bạc trắng. Đấy là nhà thơ Hữu Loan; ngồi cạnh một phụ nữ đã cao tuổi nhưng trông vẫn khoẻ mạnh, là vợ nhà thơ. Thấy chúng tôi vào, vợ chồng nhà thơ không ngạc nhiên, không tỏ ra vui mừng, đon đả, nhưng thân mật. Ông bà không hỏi chúng tôi là ai, đến đây làm gì, chỉ mời nước và quay quạt về hướng chúng tôi. Có lẽ những cuộc viếng thăm của các nhà văn, nhà báo, hay đơn giản chỉ là của những người yêu thơ đã trở nên quen thuộc với ông bà. "Màu tím hoa sim" qua lời "chính chủ" Cố nén xúc động, tôi chỉ ngồi im nghe mà hầu như không dám hỏi gì, cũng không ghi chép nốt. Nhưng những gì Nhà thơ Hữu Loan nói lại hiện rõ trong tôi. ... Chàng gia sư tài hoa và cô học trò xinh đẹp đã cảm mến nhau ngay từ khi chàng đặt chân đến nhà nàng. Chẳng thế mà nàng tự tay giặt là quần áo cho chàng, mặc dù trong gia đình có hàng chục người được thuê để lo việc nhà. Dù đã thầm yêu nàng tha thiết, nhưng vì "không môn đăng hộ đối" nên chẳng dám ngỏ lời. Nhưng người quyết liệt lại là nàng. Nàng chủ động bắt chuyện với chàng, đưa chàng đi dạo ở những dải đồi nở đầy hoa sim tím. Rồi nữa, áo nàng mặc tím màu hoa sim. Trong những ngày chàng lãnh đạo khởi nghĩa ở địa phương thì nàng cũng tham gia công tác quần chúng. Khi chàng làm việc ở Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hoá thì nàng là một trong những người tích cực vận động nhà giàu tham gia hưởng ứng "Tuần lễ vàng". Cái không khí phơi phới, lạc quan của những đầu cách mạng thành công đã khiến cho tình yêu của họ vốn đã lãng mạn, càng thêm lãng mạn. Nhà thơ Hữu Loan cùng người vợ thứ hai, Ảnh: Hồ Bất Khuất Trước một tình yêu chân thành, mãnh liệt, tinh tế và quả cảm của người con gái đẹp; thông minh, đa cảm, tài hoa như Hữu Loan không thể không tiếp nhận. Đây là hạnh phúc mà không phải ai cũng có được: Yêu và được yêu, rồi chính bố mẹ cô đứng ra làm đám cưới. Hữu Loan cưới vợ trong một lần về phép ngắn ngủi, rồi lại ra đi, mải miết theo đoàn quân trong cuộc trường chinh chống Pháp. Nhưng cuộc đời thật khó lường, "không chết người trai khói lửa, mà chết người con gái hậu phương". Người vợ trẻ đã mất khi mới 17 tuổi, số ngày sống với chồng chỉ tính trên đầu ngón tay. Nhận được tin dữ, Hữu Loan từ đơn vị trở về, thấy mẹ ngồi bên nấm mồ, bình hoa ngày cưới đã thành bình hương. Trong tim Hữu Loan - người lính, người tình, người chồng, người con dâng lên những đợt sóng trào. Tình cảm thiết tha, mãnh liệt và nỗi đau sâu thẳm đã sản sinh ra bài thơ "Màu tím hoa sim". Tất cả những tình tiết, sự kiện, con người trong bài thơ đều là thật. Có lẽ đây chính là nguyên nhân để bài thơ trở nên bất tử. Cả cuộc đời dài gần trăm năm của mình, Hữu Loan làm thơ không nhiều, không in tập lớn, tập bé; nhưng chỉ cần với một "Màu tím hoa sim", ông đã nhuộm tím thi đàn Việt Nam. Cái màu tím bình dị của một loài cây mọc lúp xúp ở đồi núi Việt Nam đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp của thơ ca. Chỉ là chuyện đời thường mộc mạc Gia đình ông Lê Đỗ Kỳ là một gia đình trí thức cách mạng. Ông là kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra canh nông Đông Dương. Vợ là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên.Vợ ông trở thành cán bộ của Hội Phụ nữ. Ba người con trai đầu của ông đi bộ đội. Người con cả là Lê Đỗ Khôi, hy sinh trên đồi Him Lam ngay trước giờ chiến thắng Điện Biên. Người con thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, chính là Trung tướng Phạm Hồng Cư. Người con thứ ba Lê Đỗ An chính là Nguyễn Tiên Phong, nguyên bí thư TW Đoàn, nguyên Phó Ban Dân vận TW. Người con thứ tư là Lê Đỗ Thị Ninh, vợ của nhà thơ Hữu Loan, nhân vật chính của bài thơ "Màu tím hoa sim". Người ta đã làm khổ nhà thơ Hữu Loan, đồng thời cũng đã dành cho ông những lời lẽ tốt đẹp nhất. Tôi đến nhà ông, chỉ ngồi ngắm nhìn ông, nghe ông kể chuyện, nghe ông đọc thơ. Ở tuổi ngoài chín mươi, vẫn với ánh mắt cười rất hóm, nhà thơ Hữu Loan chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình. ... Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng rất sùng bái chuyện học hành. Ngày bé, tôi tự học là chính. Năm 1938, tôi ra Hà Nội thi, gặp gỡ Nguyễn Đình Thi từ dạo đó. Trở về Thanh Hoá, tôi làm gia sư, vừa để kiếm sống, vừa để học thêm, vừa có điều kiện tham gia cách mạng. Khi tôi đến dạy học ở nhà một người quyền quý, cô con gái của gia chủ nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ. Tôi bị ánh mắt và gương mặt đẹp thánh thiện ám ảnh, nhưng không dám nghĩ tới chuyện xa hơn. Nhưng thật may mắn, tôi là chàng trai nghèo nhưng lại được cô học trò xinh đẹp là con của một người sang trọng và giàu có yêu. Chúng tôi đã được yêu nhau và hạnh phúc, tuy rất ngắn ngủi. Sau khi Lê Đỗ Thị Ninh chết, tôi nghĩ là mình chẳng bao giờ lấy vợ nữa, ấy thế mà... Ngôi nhà của gia đình nhà thơ Hữu Loan, Ảnh: Hồ Bất Khuất Ông dừng lời và đưa mắt tình tứ nhìn vợ là bà Phạm Thị Nhu ngồi bên cạnh. Đây là người phụ nữ gắn bó với ông suốt cả cuộc đời, sinh cho ông 10 người con, cùng ông chia sẻ (ngọt bùi thì ít, đắng cay thì nhiều, nhưng niềm vui rất là sâu lắng). Bà Nhu nhìn nhà thơ Hữu Loan âu yếm rồi nhẹ nhàng kể: ... Tôi yêu ông này vì ngày ấy hay ra nghe trộm ông giảng Truyện Kiều cho học sinh. Ông ấy giảng hay lắm.Trọng tài rồi mê người lúc nào không rõ nữa. Dù ông ấy hơn tôi những 20 tuổi, nhưng tôi vẫn mê ông và khiến ông bỏ ý định không lấy vợ nữa. Ông ấy lại còn viết bài thơ "Hoa Lúa" nịnh tôi nữa chứ. Nhà thơ Hữu Loan dường như trở lại thời tráng niên, nhìn vào xa xăm rồi tiếp lời vợ: "Màu tím hoa sim" là khóc người vợ đã chết, còn "Hoa Lúa" là bài thơ viết cho bà đang ngồi đây! "Ông ấy nhớ toàn bộ bài này đấy, bảo ông ấy đọc cho mà nghe!" Vợ thi sĩ thì thầm, nhưng cũng đủ cho tất cả mọi người trong căn nhà nghe rõ. Bằng một chất giọng khàn, ấm, nhà thơ Hữu Loan đọc bài "Hoa Lúa". Bài thơ khá dài, nhưng ông đọc thong thả, khi thì nhìn ra khoảng sân có giàn mướt đơm hoa, kết trái; khi thì nhìn về phía người đàn bà đã gắn bó cùng ông hơn nửa thế kỷ. Có hạnh phúc nào hơn khi người mình say mê trở thành chồng mình, làm thơ tình tặng mình, thỉnh thoảng lại dồn hết tâm trí vào đó và tha thiết đọc lên. Tôi thấy cái hạnh phúc bình dị này của vợ chồng nhà thơ là vô giá. Có lẽ chính điều này khiến ông sống thanh thản ở một làng quê nghèo và nhiều ân tình? "Thơ tôi làm ra không phải để bán" Tác giả Hồ Bất Khuất cùng nhà thơ Hữu Loan, Ảnh: tác giả cung cấp Thật khó mà tưởng tượng hết những khó khăn mà Hữu Loan vượt qua để duy trì cái gia đình có 12 miệng ăn giữa vùng quê nghèo khó trong những năm chiến tranh ác liệt của thế kỷ trước. Hơn nữa không chỉ phải đối phó với những khó khăn về vật chất, mà còn phải đối đầu với nhiều sự rắc rối khác. Nhiều người trong bộ máy chính quyền địa phương lúc ấy không hiểu ông, còn gây thêm cho ông những khó khăn như tịch thu xe đạp của ông với lý do ...phụ tùng không đồng bộ; xúi giục những người khai thác đá không bán cho ông... Bằng nghị lực và sự dẻo dai hiếm có cả về tinh thần lẫn thể chất, Hữu Loan đã vượt qua tất cả mọi thử thách, tai ương. Ông đã sống, làm việc bền bỉ, trung thực, ngay thẳng để vợ con yên bình, vững tâm mà sống, mà lớn. Người ta không bán đá cho ông thì tự tay ông khai thác và chở đi bán. Một mình ông gần như đã san bằng một ngọn núi. Ông cũng đã trở thành "chuyên gia" mò cua, bắt ốc ở nơi những cây cói mọc lên để thành chiếu Nga Sơn nổi tiếng. Có lẽ trước khi khăn gói rời Hà Nội, ông đã lường trước mọi khó khăn nên không điều gì có thể làm ông gục ngã. Nhưng theo ông, tình yêu và trách nhiệm với vợ con mới là nguồn sức mạnh lớn lao giúp ông đứng vững giữa cuộc đời. Ông bảo: "Tôi là người ương bướng, hay cãi. Ở lại làm trong cơ quan, đoàn thể, khó mà dung hoà với mọi người được. Nếu vậy thì làm sao nuôi nổi đàn con? Nghĩ vậy, tôi thấy về với vợ con là tốt nhất." 10 người con của ông đã trưởng thành, có người là giáo viên, có người là kiến trúc sư, có người là nông dân... Bây giờ mọi thứ qua rồi nên ông nhớ lại mọi thứ, nhẹ nhàng, thanh thản. Cách đây mấy năm, Công ty Vitek đặt vấn đề xin được chuyển nhượng tác quyền bài thơ "Màu tím hoa sim" 100 triệu đồng. Lúc đầu ông không chịu với lý do "thơ tôi làm ra không phải để bán", nhưng khi thấy có những người con vẫn còn khó khăn về vật chất, ông đã đồng ý. Sau khi nộp thuế 10 triệu đồng, ông mang 60 triệu chia cho các con, chỉ giữ lại 30 triệu cho tuổi già. Hai vợ chồng nhà thơ Hữu Loan sống trong ngôi nhà nhỏ bé, ấm cúng, xung quanh là vườn cây xanh tốt. Không xe hơi nhà lầu, không hội họp, phê bình, kiểm điểm, không đọc báo cáo... Hàng ngày ông trò chuyện với vợ, đọc thơ và chơi với các cháu. Người nhuộm tím thi đàn Việt Nam sống bình dị giữa làng quê của mình với đôi mắt cười rất hóm. Tôi mong có dịp trở lại và ngồi uống rượu với ông, nhưng hôm nay ông đã ra đi vĩnh viễn. Tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc viết đôi dòng về ông và mơ về màu tím mới sẽ làm lóng lánh làng thơ Việt Nam. Biết tin nhà thơ Hữu Loan ra đi, một độc giả Tuần Việt Nam gửi bài thơ tiễn biệt ông. Chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả: Vĩnh biệt nhà thơ Hữu Loan Tác giả: Khương Duy Cách trở phương trời không về thắp được nén hương Cho người mới lên đường bỏ lại màu sim tím Dẫu sinh tử lẽ đời rồi phải đến Vẫn nghe buồn len lén cõi tâm tư Kẻ đôi mươi, người chín chục tuổi dư Duyên nợ gì ư? Chỉ một câu thơ cũ Câu thơ có chàng trai nghèo trong quân ngũ Có người vợ hiền chết vì khói lửa chiến tranh Có mái đầu ngan ngát tóc xanh Có khói hương vờn bên cành sim tím Những vần thơ đã nằm trong ba lô người lính Đã chắp lời cho tiếng hát vút cao Đã đem hi vọng về từ tận đáy nỗi đau Đã thắp mãi một tình yêu bất diệt Vần thơ ấy cũng làm nên cuộc đời oan nghiệt Để người thơ phải đoạn tuyệt với thơ Để dở dang thời trai trẻ mộng mơ Để xác xơ chiếc xe gầy sau bao ngày nắng mưa thồ đá Thôi, đời người chỉ là chiếc lá Đắng cay hay ngọt bùi, một ngày gió cũng thổi rơi Chín mươi lăm tuổi đời, đã đến lúc nghỉ ngơi Đừng buồn nữa những người yêu sim tím Đêm nay, khi cơn gió đầu hè đã chớm Người đang sang sảng đọc Đường thi bên Phùng Quán, Trần Dần... Chén rượu nồng của những bậc thi nhân Mặc kệ bao nhọ nhem nơi hồng trần dương thế Rồi gió sớm thu về Cỏ sẽ vàng chân mộ chí... Hà Nội 19/3/2010
  3. Thánh mẫu hài đồng Nhà thơ Hữu Loan suốt đời mình luôn khắc ghi hình bóng người vợ đầu. Sau bài thơ Màu tím hoa sim bốn mươi hai năm, ông lại làm bài thơ này hồi tưởng lại đêm tân hôn đầu tiên của mình. Bài thơ vẫn đúng chất hồn và giọng điệu Hữu Loan, đầy ắp cảm giác cảm xúc đôi lứa tình yêu. Đây còn được gọi là bài Tục Màu tím hoa sim. Em ngả cánh tay còn nhiều ngấn sữa Cho ta làm gối gối đầu đêm tân hôn Sao lại không chính là tay ta đỡ trước lấy vai nàng Ta râu ria như râu thép gai như xương chổi Gân guốc sù xì phong sương như một gốc cây rừng Ta lo lắng sợ tay nàng gãy Tay nàng mảnh mai như một nhánh huệ trong bình! Nhưng lạ thay nàng ghì đầu ta như chẳng hề hấn chuyện gì! Chỉ có chuyện là ta thấy ta càng lúc càng thêm nhỏ bé trong vào ngực măng tơ Chà dụi Rúc tìm Tham lam Cuống quýt Ngẩn ngơ như một hài nhi khát mẹ Nàng càng riết chặt ta càng thấy bé Vòng tay nàng đánh đai Nàng thì thào thổn thức bên tai - Anh của em! - Anh vô cùng lớn của em! Nhưng trái lại Anh đang rất bé. Nàng: - Anh ơi anh! Ta: - Mẹ ơi mẹ! Bằng một giọng học nói Hài nhi bập bẹ (trong hơi thở trộn nhau bốc men) - Tôi đối thoại hay là vô thức nói. * * * Sau đêm ấy là em đi đi mãi! Em đi tím đất chiều hoang Ta như mất mẹ khóc tang hai lần! * * * Xin kính cẩn hôn chân Tất cả những đấng gái Việt Nam Đã sớm mang chất mẹ loài người. * * * Em trong mẹ Mẹ trong em em ngôi thánh mẫu hài đồng. Hữu Loan - 1991
  4. Xin thắp một nén tâm hương THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT Bác HỮU LOAN!!! Màu tím hoa sim HỮU LOANNàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê... Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa... Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường đông bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu... Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím Tôi ví vọng về đâu Tôi với vọng về đâu Áo anh nát chỉ dù lâu...
  5. Vừa qua, nhân chuyến về quê giỗ Cụ tổ, thanhphuc có chụp được vài kiểu ảnh có hình âm - dương Lạc Việt trên cái giá đặt văn tế (Đền thờ tướng quân Lê Thành - một vị tướng thời Lê Lợi , Làng Định Hòa - Đông Cương - Thanh Hóa) Làng
  6. Nhất trí với Thiên Luân, mình cũng chưa đủ kiến thức để giải mã hình âm - dương này, nhưng cũng thấy lạ so với hình của Trung Quốc, mà tất cả mọi người hiện nay được dạy, được học???????!!!!!!!!!!
  7. Thứ Hai, 22/02/2010 - 06:50 Bắc Trung Quốc hoảng loạn vì tin đồn động đất (Dân trí) - Hàng chục nghìn người ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc, tối 20/2 đã đổ xuống phố và không dám về nhà cho đến tận sáng hôm qua, sau khi tin đồn có động đất lan rộng khắp khu vực giàu than đá vừa xảy ra động đất mạnh 4,8 độ richter này. Mọi người chạy xuống phố sau một trận động đất nhỏ Các đường phố chính, các công viên và quảng trường ở các thành phố như Jinzhong, Luliang, Changzhi, Yangquan và Taiyuan nêm chặt người cùng xe ô tô. Ở những khu vực nông thôn, nhiều người đã sơ tán cả tài sản riêng và dựng lều nghỉ tạm ngoài trời. Đến sáng hôm qua, Cơ quan Địa chấn tỉnh Sơn Tây đã phải ra thông báo khẩn cấp, yêu cầu người dân bình tĩnh và không tin vào lời đồn động đất. “Theo quy định dự báo động đất, chỉ có chính quyền cấp tỉnh mới có thể đưa ra những thông tin dự báo về động đất. Các tổ chức và cá nhân khác không có thẩm quyền đưa ra những thông tin về vấn đề này”, tuyên bố nói. Cơ quan trên đã dùng truyền hình, phát thanh, Internet để ra tuyên bố ổn định tình hình, trong khi cảnh sát đã bắt tay vào điều tra nguồn dẫn đến những đồn đoán này. Hôm 24/1, một trận động đất 4,8 độ richter đã xảy ra ở thành phố Yuncheng của Sơn Tây. Nhật Mai Theo Xinhua
  8. MỪNG SINH NHẬT RIN86 Chúc em mãi mãi tươi, trẻ, tràn đầy hanh phúc, thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp
  9. CHÚC MỪNG SINH NHẬT BUNNY! CHÚC BUNNY THÔNG MINH, XINH ĐẸP, ĐẢM ĐANG, THÁO VÁT THẬT VUI VÀ TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC! CHÚC MỪNG EM THÊM TUỔI MỚI VỚI NHIỀU THÀNH CÔNG!!!
  10. Những sự cố kinh hoàng năm 2009 Nguồn VnExpress Hình ảnh về các trận sóng thần, lũ lụt, hỏa hoạn và cả những vụ tai nạn xe cộ hiếm thấy do Telegraph tập hợp trong cả năm qua. Một chiếc ô tô bị bắn vào tường tại thị trấn Pago Pago sau khi cơn sóng thần tràn vào Samoa hồi tháng 10. Ảnh: AP. Quan tài được chở trên một chiếc bè tự chế trong trận lụt do cơn bão Ketsana gây ra tại Taytay Rizal, Philippines. Ảnh: Reuters. Toàn bộ công trình trò chơi roller coaster chìm trong nước tại sông Chattahoochee ở Atlanta, Mỹ. Ảnh: EPA. Chú chó đứng trên con đê làm bằng bao cát gần ngôi nhà bị ngập trong nước lũ tại sông Red ở Fargo, North Dakota, Mỹ. Ảnh: AP. Gia súc và ôtô bị mắc kẹt trên một mảnh đất chìm giữa biển nước lũ tại Jeram Perdas, Malaysia. Ảnh: Reuters. Đường cao tốc tại Istanbul biến thành dòng sông nhấn chìm các phương tiện đi lại. Ít nhất 23 người bị chết khi lũ lụt càn quét thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters. Một ngôi nhà bị thiêu cháy rụi tại Marysville, bắc Melbourne, Australia. Ảnh: EPA. Toàn bộ tòa chung cư thuộc dự án Lotus Riverside bị đổ sập tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg. Một đoạn cây cầu dài 200 m được đỡ bởi 8 cột trụ bị đổ sập tại Zhuzhou, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, làm chết 4 người. Ảnh: Reuters. Lính cứu hỏa tới hiện trường một chiếc máy bay chở hàng FedEx bị nổ tung tại sân bay quốc tế Narita ở Chiba, Nhật Bản. Ảnh: Reuters. Những chiếc xe tải vỡ tan chất đống trong một tai nạn làm chết 9 người và 30 người bị thương, trên một đường cao tốc tại Hợp Phì, Trung Quốc. Ảnh: Getty. Tài xế may mắn thoát chết khi chiếc ôtô của anh bị lao ra khỏi một con đường ven núi và mắc kẹt trên mỏm đá tại Colorado, Mỹ. Ảnh: WENN. Ông bà Michelle và Kevin McCarthy tại California, Mỹ, trở về nhà và kinh ngạc khi thấy ngôi nhà của mình bị xẻ làm đôi bởi một chiếc cần cẩu dài 27 m và nặng 50 tấn. Ảnh: REX. Diệu Minh
  11. Thứ Tư, 20/01/2010 - 22:46 Nguồn Dân trí Haiti lại rung chuyển vì động đất, người dân kinh hoàng (Dân trí) - Một trận động đất mạnh lại xảy ra tại Haiti ngày 20/1, làm rung chuyển những tòa nhà vốn đã bị hư hại và gây kinh hoàng cho những người sống sót sau trận động đất rất mạnh đã tàn phá phần lớn đất nước này 8 ngày trước đây. Hotteline Lozama, 26 tuổi, được cứu thoát từ đống đổ nát hôm 19/1, 7 ngày sau động đất Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết trận động đất mới mạnh 6,1 độ richter, có tâm chấn khoảng 60km về phía tây bắc thủ đô Port-au-Prince và ở độ sâu khoảng 10km dưới mặt đất - xa hơn một chút so với tâm chấn trận động đất hôm 12/1. Đây là dư chấn lớn nhất trong hơn 40 dư chấn đo được kể từ hôm xảy ra trận động đất 7,0 độ richter đã gần như san bằng Port-au-Prince và nhiều khu vực lân cận. Hàng nghìn người sống sót đã sợ hãi chạy túa ra phố khi mặt đất rung lên vào lúc hơn 6 giờ sáng. Người ta nhìn thấy những đám bụi bốc lên từ thủ đô Haiti. Hiện vẫn chưa có thông tin thiệt hại về người và vật chất trong trận động đất mới này. Theo Hội đồng Liên minh châu Âu, trận động đất hôm 12/1 đã cướp đi sinh mạng của ước tính 200.000 người ở Haiti, làm 250.000 người bị thương và khiến 1,5 triệu người không có nhà ở. Lực lượng cứu trợ quốc tế vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những người còn mắc kẹt trong các đống đổ nát và phân phát lương thực, thuốc men đến tay hàng nghìn người sống sót. Những đống đổ nát gây trở ngại cho những chiếc tàu lớn giao thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Hôm 19/1, nhiều máy bay trực thăng của Mỹ đã đáp xuống khu vực dinh Tổng thống Haiti bị đổ nát để bố trí binh sĩ và phân phối phẩm vật cứu trợ tại Port-au-Prince. Tại New York, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã đồng ý tăng thêm 2. 000 binh sĩ và 1.500 cảnh sát vào lực lượng nhiều ngàn nhân viên Liên Hợp Quốc đã có mặt tại Haiti. Trà Giang Theo AP, Reuters
  12. Kỳ tích về báu vật kèn đá 07:49:00 27/12/2009 Nguồn CAND online Nhiều khả năng 2 "cụ" cóc đá là sản phẩm của người Chăm, có niên đại ở khoảng thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ VII sau Công nguyên. Khi thổi, 2 cóc đá phát ra những nhạc âm có quan hệ cung bậc âm nhạc. Cóc đá nhỏ có nhạc âm nối dài thang âm cóc đá lớn, có thể gọi đó là cặp kèn đá. Độc đáo hơn là cặp kèn đá không chỉ có khả năng hòa tấu với đàn đá Tuy An, mà còn hòa tấu với nhiều loại nhạc khí hiện đại. Trong số hàng trăm cổ vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên có hai khối đá mới nhìn bề ngoài là dáng dấp hình con cóc tưởng chừng không có giá trị lớn, nhưng đã khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên đến ngờ vực khi nghe nhân viên bảo tàng cho biết, đến thời điểm này đó là báu vật bộ kèn đá duy nhất ở Việt Nam từng gây chấn động giới khảo cổ học. Và sự ngờ vực đó đã thôi thúc tôi cất công đi tìm hiểu cội nguồn báu vật này và ghi lại được nhiều điều kỳ thú. Bộ kèn đá báu vật quốc gia. Hai “cụ” cóc đá 30 năm lưu lạc Hơn 15 năm về trước, sau khi cơn bão số 10 đổ bộ vào Phú Yên, khép lại một mùa đông, những ngày cuối năm 1993, Sở Văn hóa Thông tin (VH-TT) - nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Yên nhận được thông tin từ người dân cho hay, một nông dân ở huyện Tuy An vừa nhặt được tảng đá hình con cóc. Điều đặc biệt là trên thân cóc có khoét ba lỗ hình tròn, khi thổi vào sẽ tạo ra âm thanh tựa như tiếng kèn. Dù thông tin có vẻ mơ hồ, nhưng ông Vũ Văn Thoại - Giám đốc Sở VH-TT Phú Yên lúc bấy giờ vẫn cử một nhóm chuyên viên thẩm tra và xác minh nguồn tin. Với sự phối hợp tích cực của ông Phạm Lạo - Trưởng phòng VH-TT huyện Tuy An và một số cộng sự, nhóm chuyên viên đã dò tìm được người đang sở hữu nhạc cụ kỳ lạ nêu trên là ông Đỗ Phán, trú ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Theo hướng dẫn của ông Phạm Văn Thu - cán bộ chuyên trách VH-TT xã An Mỹ, nhóm chuyên viên sắm vai giới săn lùng, buôn bán đồ cổ để tiếp cận ông Phán tại nhà riêng nằm bên chân núi. Lúc đầu ông Phán tỏ vẻ dè dặt vì nghi ngại, nên nhóm chuyên viên phải mất hai giờ tán chuyện mới được mắt thấy, tay sờ cóc đá. Xác định đó là hiện vật lạ hiếm thấy, nên nhóm chuyên viên chuyển hướng công khai giới thiệu là cán bộ Bảo tàng Phú Yên và vận động ông Phán giao con cóc đá cho cơ quan chuyên môn quản lý, nghiên cứu và đánh giá giá trị lịch sử văn hóa. Nghe tới đó, vợ ông Phán phản ứng bằng cách đưa ra lý do nhiều người đã có công phát hiện. Phải mất thêm nhiều giờ thuyết phục, người phụ nữ chân quê mới chấp thuận. Hơn nửa tháng sau đó, trong lúc công tác nghiên cứu con cóc đá chưa có kết quả, bất ngờ ông Đỗ Phán tìm đến Bảo tàng Phú Yên. Cứ tưởng người nông dân này đòi lại hiện vật lạ, không ngờ ông mang đến một thông tin thú vị: thêm một con cóc đá khác đang được lưu giữ tại chùa Thiền Sơn. Đó là ngôi chùa tọa lạc trên một khu đất rộng ở phía Nam đèo Quán Cau, cách TP Tuy Hòa về hướng Bắc 22 cây số. Cuốn hút trước thông tin đầy sức hấp dẫn này, một nhóm chuyên viên của Bảo tàng Phú Yên được lệnh đến chùa Thiên Sơn để tìm hiểu sự thật. Khi gian phòng chánh điện ngôi chùa mở ra, các chuyên viên bảo tàng bất ngờ khi nhìn thấy con cóc đá được đặt trên một chiếc kệ gỗ. Dù nhỏ hơn con cóc đã tiếp nhận của ông Đỗ Phán, nhưng trên thân con cóc này cũng khoét lỗ hình tròn, thổi vào đó sẽ có âm thanh tiếng đàn. Khi các chuyên viên bảo tàng đặt vấn đề xin tiếp nhận con cóc đá thứ hai để nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử văn hóa, thì người trụ trì chùa từ chối vì đó là kỷ vật của bậc sư thầy để lại. Nhóm chuyên viên rời chùa Thiền Sơn trở về thành phố Tuy Hòa tìm gặp ông Đỗ Vĩnh Tân - Trưởng Ban tôn giáo tỉnh Phú Yên để làm chiếc cầu nối nhờ Hòa thượng Thích Khế Hội - Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Phú Yên lúc bấy giờ tác động với nhà chùa Thiền Sơn. Vậy là sau 30 năm lưu lạc, hai con cóc đá đã được đưa về đoàn tụ bên nhau ở Bảo tàng Phú Yên… Theo chỉ đạo của Bộ VH-TT, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xinh, Viện trưởng Viện Âm nhạc - Múa Việt Nam cùng một số cộng sự từ Hà Nội vào Phú Yên để tìm hiểu. Ngày 16/5/1995, Bộ trưởng Bộ VH-TT ban hành quyết định 1988/QĐ-TC về việc thành lập Hội đồng khoa học nghiên cứu hai hiện vật bằng đá, khi thổi phát ra âm thanh. Giáo sư Nguyễn Xinh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Bùi Sơn Hải đồng Chủ tịch Hội đồng. Trong số 5 ủy viên và 2 cố vấn Hội đồng có Tiến sĩ Quang Văn Cậy ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ Đặng Văn Bài - Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn bảo tàng và Giáo sư, nhạc sĩ Tô Vũ, kỹ sư Nguyễn Cảnh Hiền - Đoàn Địa chất 703. Tìm về cội nguồn kỳ tích Đưa chúng tôi vào nơi trưng bày bộ kèn đá trong một căn nhà trên đường Trần Hưng Đạo, phường 3, TP Tuy Hòa, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Giám đốc Bảo tàng Phú Yên cho biết: Con cóc lớn tiếp nhận từ ông Đỗ Phán có trọng lượng 75kg, kích thước đáy 40 cm, cao 35 cm, chiều cong lưng cóc 55 cm, lỗ thổi âm thanh có đường kính 2,5 cm uốn cong đến lỗ thoát hơi với chiều dài 29,6 cm. Ở một bên có lỗ khoét sâu 11,7 cm kết nối với đường thổi để đặt ngón tay cái vào đó điều khiển âm thanh giảm độ rung. Con cóc đá nhỏ có trọng lượng 34,5 kg, kích thước đáy 29 cm, cao 35 cm, chiều cong lưng cóc 52 cm, lỗ thổi âm thanh có đường kính 1,8 cm uốn cong đến lỗ thoát hơi với chiều dài 29,5 cm, ở một bên có lỗ khoét sâu 8,7 cm kết nối với đường thổi. Rời Bảo tàng Phú Yên, tôi tìm đến chùa Thiên Sơn. Sớm tinh mơ, khuôn viên chùa tĩnh lặng đến lạ thường, chỉ có tiếng gió len lén trôi nhẹ qua vườn xoài xanh mướt. Tiếp chuyện với tôi, người trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Nguyên Lai tiếp chuyện cởi mở, chân tình. Bậc thiền sư kể: "Hai "cụ" cóc đá do người xưa tìm thấy và đưa về lưu giữ ở chùa Hậu Sơn, còn gọi là chùa Hố Thị ở thôn Phú Cần, xã An Thọ, huyện Tuy An. Trong một chặng thời gian dài, các bậc sư thầy tiền bối đã coi hai "cụ" cóc đá như báu vật linh thiêng, nên chỉ sử dụng thay cho kèn hiệu để mời gọi thiện nam, tín nữ đến chùa trong những ngày rằm và lễ hội". Ngừng một lát như để suy ngẫm, Thượng tọa nhớ lại: "Khoảng giữa năm 1964, chùa Hậu Sơn bị thiêu cháy do bom đạn chiến tranh, nhà sư trụ trì là Hòa thượng Thích Tâm Thân, pháp hiệu Từ Thạnh mang theo hai "cụ" cóc đá lên lưng ngựa đi sơ tán xuống xã An Hiệp, huyện Tuy An để lập chùa Thiền Sơn từ năm 1969, nhưng do "cụ" cóc đá lớn quá nặng, đành phải bỏ lại. Trước khi viên tịch vào năm 1971, hưởng thọ 98 tuổi, Hòa thượng Thích Tâm Thân dặn dò đệ tử phải về lại di tích chùa Hậu Sơn để tìm kiếm "cụ" cóc lớn đưa về với "cụ" cóc nhỏ. Cuộc tìm kiếm có chủ đích chưa được thực hiện, thì cuối năm 1993, trong lúc đào móng xây dựng chùa trên phế tích Chăm, người dân đã nhặt được "cụ" cóc đá lớn, còn "cụ" cóc nhỏ được Hòa thượng Thích Tâm Thân và tôi lưu giữ suốt 30 năm ở Thiền Sơn tự". Trở lại chuyện Hội đồng khoa học. Có thể nói họ thật sự vất vả khi đối mặt với hai "cụ" cóc đá. Chỉ riêng chuyện đo tần số âm thanh, hội đồng đã phải đưa hiện vật lên ôtô trực chỉ TP Hồ Chí Minh để nghệ sĩ nhân dân Đỗ Lộc thổi cho các chuyên gia kỹ thuật ở Nhà máy Z755 Bộ Quốc phòng đo đạc và xác định tần số cơ bản, thanh âm của bộ nhạc cụ cóc đá. Công việc nghiên cứu dang dở, thì ngày 28/3/1996, Hội đồng khoa học nói riêng và giới âm nhạc - múa Việt Nam nói chung bàng hoàng khi nghe hung tin Giáo sư Nguyễn Xinh từ trần vì tai nạn giao thông, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh - Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật kiêm Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam được mời đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch Hội đồng khoa học. Một nhóm kỹ sư ở Đoàn Địa chất 703 ngược lên chùa Hậu Sơn, khoanh vùng khảo sát trên diện tích gần 100 km2 để xác định cổ vật thuộc loại đá nào, cấu tạo địa chất và các yếu tố liên quan quá trình hình thành. Kết quả phân tích một số mẫu đá bazan trong vùng so sánh với cổ vật cho thấy thành phần, kiến trúc, cấu tạo có nhiều điểm tương đồng, cho phép các nhà địa chất khẳng định cổ vật được chế tác từ đá bazan tại chỗ. Từ các tài liệu nghiên cứu các chủ đề "Phát hiện hai hiện vật bằng đá, khi thổi phát ra âm thanh", "Kết quả nghiên cứu địa chất học", "Cặp kèn đá tiền sử? hai hiện vật lạ ở Phú Yên dưới góc độ âm thanh nhạc học và nhạc khí học lý luận" của Tiến sĩ Quang Văn Cậy, kỹ sư Nguyễn Cảnh Hiền, Giáo sư, nhạc sĩ Tô Vũ, Hội đồng khoa học kết luận: Hai hiện vật được phát hiện dưới lòng một phế tích Chămpa ở thôn Phú Cần, xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và đã được các nhà sư lưu giữ qua 7 đời trụ trì chùa Hậu Sơn, ước khoảng trên 150 năm. Hai hiện vật là đá bazan thuộc địa tầng bazan vùng Hố Thị bị phong hóa dạng cầu bóc vỏ, tách rời khỏi đá gốc tạo dáng bên ngoài hiện vật. Con người đã sử dụng một phần hang hốc ban đầu của đá bazan cầu có chứa aragonit để chế tác thành "ốc hiệu". Nhiều khả năng đó là sản phẩm của người Chăm, có niên đại ở khoảng thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ VII sau Công nguyên. Khi thổi, hai hiện vật phát ra những nhạc âm có quan hệ cung bậc âm nhạc. Cóc đá nhỏ có nhạc âm nối dài thang âm cóc đá lớn. Nhạc âm của hai hiện vật trùng hợp với nhạc âm của bộ đàn đá Tuy An đã được tìm thấy năm 1992, nên có thể hòa tấu với đàn đá. Biểu diễn kèn đá. Do hai cóc đá thuộc loại nhạc cụ khí hơi, chỉ dăm môi, nên có thể gọi đó là cặp kèn đá. Từ trước nhiều người thường nghĩ kèn sừng thú là thủy tổ của loại nhạc khí dăm môi, thế nhưng nguyên liệu và cách chế tác cóc đá nguyên thủy hơn. Vì thế theo các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc thì, kèn sừng thú xuất hiện cách đây khoảng 2.500 năm. Cũng như bộ đàn đá có niên đại muộn nhất là 500 năm trước Công nguyên. Độc đáo hơn là cặp kèn đá không chỉ có khả năng hòa tấu với đàn đá Tuy An, mà còn hòa tấu với nhiều loại nhạc khí hiện đại. Một minh chứng rõ nét cho kết luận này là nhạc sĩ Ngọc Quang - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên đã cùng một số nghệ sĩ ở Đoàn Ca múa dân gian Sao Biển nhiều lần mang theo cổ vật dị thường này trong những chuyến đi biểu diễn thành công ở trong và ngoài nước. Và sau những lần thả hồn vào âm thanh kèn đá, nhạc sĩ Ngọc Quang đã viết ca khúc "Hồn đá". Ông tâm sự: "Những giai điệu trầm, âm sắc nguyên sơ vang vọng từ cặp kèn đá Tuy An thuộc hàng "đặc sản" âm nhạc có một không hai trên thế giới. Âm thanh của kèn lớn luôn có sự vang vọng, sắc sảo hơn kèn nhỏ, nhưng khi cả hai cùng hòa tấu thì có một sự hòa quyện hết sức… hút hồn!". Dẫu vậy không phải ai cũng thổi được bộ kèn "khó tính" này, mà phải có phương pháp nén hơi phù hợp thì mới có thể điều khiển được nhạc cụ dị thường Phan Thế Hữu Toàn
  13. CHÚC MỪNG SINH NHẬT MINHCHÂU Chúc sức khỏe, hạnh phúc !!!
  14. Thưa SP! SP đã thông được tài khoản: (0071005241934- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank) chưa ạ?
  15. Đúng như vậy , thưa sư phụ, đây là video về thi chạy trên mặt nước do VTV3 thực hiện mục: Chuyện lạ Việt Nam:NHƯNG MÀ mới chỉ được 120m thoai :mellow: http://www.youtube.com/watch?v=nwgR9gx6l74
  16. Việt Nam mình còn giỏi hơn họ nhiều, có người chạy được 150m trên mặt nước và có nhiều chiêu khinh công đáng sợ :o :lol: :P :mellow: Chạy trên mặt nước, đóng đinh vào người Thứ hai, 07 Tháng hai 2005, 05:09 GMT+7 Nguồn Việt báo Chạy trên mặt nước TTCN - Trưa 19-1, sư phụ Tư “lít” - tên tục của sư phụ trụ trì môn phái Thiên Môn đạo Nguyễn Khắc Phấn - hẹn tôi tại một quán trà trước cổng sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội). Tóc búi củ hành, chòm râu buông xuống tận ngực, trông anh như Quan Vân Trường. Trong hai tiếng đồng hồ, sư phụ Phấn kể nhiều về môn phái, những biệt tài “kỳ lạ” của võ sinh Thiên Môn đạo. Nhưng tôi - cũng như nhiều người - vẫn thường hoài nghi đó chỉ là trò ảo thuật! Anh cười, hẹn gặp lại tôi tại làng Dư Xá (cách Hà Nội 30km) - nơi anh đang mở sới võ cho các võ sinh Hà Đông, Hà Nội - vào chiều 21-1-2005 để xem trò “kungfu nội nhục”. “Nội nhục kungfu” Trời u tối, mưa giá buốt. Đúng 2g chiều, anh cùng một võ sinh tên Tuyển có gương mặt hiền khô mặc áo mưa phóng xe sang. Tuyển mới 18 tuổi, đang học lớp 12 Trường THPT Lưu Hòa. Anh rút lược chải lại mái tóc, chòm râu, xốc lại manh áo rồi giục chúng tôi vào cuộc. Cũng như tôi, chị Hà, 31 tuổi, hướng dẫn viên và anh Toán, 40 tuổi, quản lý bảo tàng, không lạ mặt võ sư Phấn nhưng là lần đầu tiên được tận mắt coi “chuyện lạ”. Sát trùng Anh đặt hộp kim loại lên mặt bàn, mở ra lấy vài chục chiếc đinh inox, loại nhỏ nhất bằng que tăm, loại to bằng cái đũa, dài một gang tay, đưa mọi người kiểm chứng. Anh Toán cầm bó đinh săm soi, chặc lưỡi: thứ đinh ấy chọc vào da thịt thì... Thầy rảy cồn 900C lên đống đinh, châm lửa đốt khử trùng, rồi dùng bông lau chuốt từng cây một. Trò đã thay võ phục, đang khởi động vài thế võ trên manh chiếu trải giữa nhà. Tiếng ống quần phần phật trong không khí. Thầy thắt quanh đầu trò chiếc khăn điều in “thương hiệu” Thiên Môn đạo. Thầy hỏi trò: “Bắt đầu chưa con?”. Tuyển gật, bước ra giữa chiếu, bắt đầu xuống tấn rồi ngồi xuống, khoanh chân, cánh tay duỗi thẳng, tì lên đầu gối, thiền. Bất ngờ anh Phấn vỗ độp vào lưng Tuyển, giục đứng lên cởi áo ra. Tuyển lại xuống tấn, bắp tay, bả vai nổi cuồn cuộn, ngồi thiền. Anh Phấn cầm mẩu bông tẩm cồn xoa nhẹ lên ngực Tuyển để sát trùng. Bên ngoài trời vẫn mưa rả rích. Tuyển ngồi trơ như tảng đá giữa chiếu. Anh Phấn lấy cây đinh to nhất, tiến lại đặt mũi nhọn lên ngực Tuyển ở bên tim, gương mặt trầm tĩnh và nhờ một người xem cầm búa đóng lên đầu đinh. Không ai dám! Chị Hà ôm mặt, lùi xa 3m! Cuối cùng, anh Toán cầm búa nện xuống cây đinh. Cây đinh từ từ đâm xuyên qua lớp da ngực Tuyển, từ trên xuống dưới, đến khi thò hẳn đầu đinh ra ngoài. Kiểm tra đinh Đóng đinh Hai đinh xuyên trên ngực Rút đinh ra Sư phụ Phấn cho dừng lại. Chị Hà kêu ré lên! Tuyển vẫn nhắm mắt, ngồi bất động. Anh Phấn đi quanh Tuyển như con hổ, đôi tay nhanh nhẹn, cặp mắt lanh lợi. Anh cầm cây đinh thứ hai gí tiếp vào ngực phải Tuyển. Anh Toán lại bặm môi nện búa. Cây đinh xâu qua da ngực Tuyển như cài một cây kim trên vạt áo. Anh Phấn đứng lên, chỉ vào hai cây đinh, hỏi: “Nhìn rõ chưa?”. Mọi người đồng thanh: “Rõ!”. “Muốn đóng nữa hay thôi? Tôi có thể đóng tới 100 cây đinh, đóng chỗ nào cũng được”. Mọi người ai cũng khiếp vía, đồng thanh “xin thôi” khi thấy Tuyển ngồi bất động, giá mà có con ruồi đậu vào cũng không chớp mắt! Anh Phấn cười, “nài” mọi người cho đóng tiếp nhưng ai cũng run, xua tay. Rồi bất ngờ anh vỗ đánh đốp vào lưng Tuyển. Tuyển mở choàng mắt, như người vừa trở về từ thế giới bên kia. Hai cây đinh vẫn găm trên ngực. Cậu từ từ đứng lên múa mấy đường quyền, thản nhiên đứng chụp ảnh với từng người, rồi tiếp tục ngồi thiền để sư phụ rút từng cây đinh khỏi ngực một cách khó khăn. Cảnh tượng rùng rợn hơn cả lúc đóng vào! Kỳ lạ, đinh rút ra không cây nào thấm máu, ngực cũng không vết đỏ, chỉ để lại hai cái lỗ thâm. Tuyển đứng phắt dậy, mặc lại áo, mỉm cười. Được hỏi cảm giác khi bị đóng đinh vào da thịt, Tuyển bảo: “Em biết có cây đinh đang đi vào người nhưng không thấy đau”. Tôi hỏi anh Phấn bằng cách nào làm được vậy, anh cười: “Tôi có thể giải thích một cách rất khoa học. Nhưng tôi muốn để các nhà khoa học vào cuộc”. Chúng tôi lội mưa về một quán trà giữa thị xã Hà Đông trò chuyện. Gương mặt anh đăm chiêu khi bàn chuyện làm sao “xã hội hóa” Thiên Môn đạo, biến “khinh thân” - chạy trên mặt nước - trở thành môn thi thể thao! Và cách nào để trọng dụng những võ sinh tài nghệ của Thiên Môn đạo? Có thể giúp họ làm diễn viên đóng thế, làm phim quảng cáo? Gần tối, anh chở Tuyển ra bến để cậu bắt xe khách quay về Hòa Nam rồi quay lại, kể: “Cậu đệ tử của tôi (tức Tuyển) có thể biểu diễn được nhiều trò, từ chọc thanh sắt nhọn vào yết hầu rồi đẩy cả chiếc xe tải lăn trên đoạn đường gần trăm mét, đến quấn thanh sắt vào một người rồi dùng răng cắn nâng lên, chạy trên mặt nước, cho ôtô cán qua người..., nhưng có đâu mời biểu diễn mới đi, bình thường lại phải ở quê đi cày, đi chợ”. Sau hồi tư lự, anh bảo: “Có võ chưa là tất cả, còn phải có công ăn việc làm khi trưởng thành nữa, chứ lớn lên mà lại ra đường đâm thuê chém mướn thì...”. “Khinh thân” Tôi tìm đến nhà ông Đỗ Xuân Hào, 72 tuổi, trưởng ban tuyển sinh hội đồng trị sự võ đường Thiên Môn đạo ở thôn Dư Xá. Ông nói trò chạy trên mặt nước thì phần lớn võ sinh đã lên hoàng đai, thanh đai đều làm được, song chạy đường dài mặt nước (từ 150m trở lên) thì chỉ có một vài người. Hai người đã được mời đi biểu diễn nhiều nơi là Trương Tiến Hợp (ngoài 20 tuổi, người làng Nội Xá, xã Vạn Thái) và Đỗ Đăng Thụ, 21 tuổi, ở ngay đất tổ Dư Xá. Thụ đã nhập môn từ nhỏ, sau được gửi đi học xiếc, nay về làm diễn viên tại một rạp xiếc lớn ở Hà Nội. Tuần nào Thụ cũng ba buổi lặn lội từ Hà Nội, Hà Đông về làng dạy võ cho môn sinh tại hai võ đường mở bên thị trấn Tế Tiêu (Mỹ Đức). Sinh năm 1984, nhưng vóc dáng, gương mặt Thụ như chàng trai 25-26 tuổi. Thụ đã nhiều lần biểu diễn trò chạy trên mặt nước. Trước đây mới tập anh thường phải lấy đà, nhưng nay có thể bơi thuyền ra giữa sông, chỉ cần ngồi thiền 5-10 phút rồi chạy một mạch vào bờ. Anh cũng có thể đóng đinh vào lưng rồi buộc sợi dây dù kéo cả chiếc ôtô nặng 1-2,5 tấn lăn trên đường. Nhưng trong rạp xiếc, Thụ lại nhận chân một anh hề. Hỏi lý do, anh chỉ nói: “Diễn hài tức phải làm được động tác gây cười. Để gây cười phải diễn được động tác sai, hỏng - chẳng hạn như nhào lộn hỏng. Nhào lộn đúng (giỏi) thì bình thường, chú hề nhào lộn sai (để gây cười) mà vẫn đảm bảo an toàn mới khó!”. Rời rạp xiếc về nhà trọ, Thụ lại lao vào tập tiết mục định thì làm (trò) gì cũng được, từ chạy trên mặt nước, úp bát vào bụng kéo ôtô đến uốn dẻo trên bàn chông, đặt gạch lên bụng để đập”- anh nói. Tại đền Bách Linh, bãi đất trước ngôi miếu dưới gốc đa ba chạc rễ, một nhóm 30 võ sinh đang đi quyền. Trong số họ, cậu bé tên Trần Minh Thắng đã có thể chạy được 150m trên mặt nước từ khi mới 11 tuổi, sau khi nhập môn được hai năm và mới học chạy hai tháng trước. Thắng có thể chạy liền hai chặng. Chỉ cần trải lên mặt ao các tấm chiếu (hoặc cót) can liền nhau, sau dăm phút thiền, em tung người lướt trên mặt nước từ bờ bên này sang bờ bên kia. Cuối tháng mười hai vừa qua Thắng đã đi biểu diễn ở nhà thi đấu Hà Đông. 10 năm qua từ khi mở rộng cửa, Thiên Môn đạo đã đào luyện được dàn “đệ tử” rải khắp miền Bắc, trong đó nhiều người có thể chạy trên mặt nước, đóng đinh vào người, hiện đang là giảng viên đại học, bác sĩ, giám đốc công ty... nhưng họ vẫn chưa muốn xuất đầu lộ diện. Anh Phấn nói: “Một ngày nào đó, nếu được tài trợ, được phép, một dịp tết nào đó tôi sẽ cho cả 100 võ sinh cùng chạy qua mặt hồ Hoàn Kiếm, trên tay mỗi võ sinh xách hai chiếc đèn lồng, điện tắt bớt đi để tôn vinh vẻ đẹp võ thuật - võ học dân tộc VN”. Anh tiết lộ hiện Thiên Môn đạo đã có trên 25 tiết mục lạ mà năm thầy trò đã từng đem sang biểu diễn tại Hàn Quốc nhân đại hội võ thuật thế giới dịp vừa qua. Tôi hỏi: “Tại sao anh không đem các trò ấy đi thi kỷ lục thế giới?”. Anh bảo: “Những sự việc chúng tôi làm (đóng đinh vào người, úp bát vào bụng, chạy trên mặt nước...) chỉ là cách để kiểm tra các võ sinh đã đạt đến độ khí công ra sao, và mọi người muốn thưởng thức thì chúng tôi biểu diễn chứ chúng tôi học Thiên Môn đạo không phải để biểu diễn!”. Võ sư Phấn, con út của gia môn, được trau dồi võ thuật từ khi còn nhỏ. Anh không có tuổi. “Tôi thấy đời mình rất lạ. Khi lớn lên tra gia phả, tôi thấy các cụ ngày xưa lại để trống năm sinh tháng đẻ của tôi. Tôi không có tuổi”. Mỗi người đều phải có một cái tuổi ứng với một con giáp trong 12 con giáp. Anh không có tuổi, nhiều người bảo anh mang con giáp thứ... 13. Thời trẻ, anh đã từng là sinh viên, nhưng bỏ học ra bến xe làm cửu vạn, rồi lên sông Đà buôn gỗ, lên Lục Yên (Yên Bái) săn đá đỏ, buôn vảy tê tê đi Trung Quốc... với ý nghĩ: làm trai phải từng trải giang hồ, nhưng lại không bị cám dỗ. Rồi anh từ giã cõi giang hồ, trở về tu tịnh, bảo tồn “vật báu” của gia môn và “ẩn mình” sau lớp võ sinh có những khả năng phi thường! XUYÊN Á
  17. ĐỆ TỬ CHÚC MỪNG SINH NHẬT SƯ PHỤ KÍNH CHÚC SƯ PHỤ TÂM THÂN AN LẠC, VẠN SỰ NHƯ Ý!!!
  18. Thứ Năm, ngày 20/08/2009, 14:57 Hé lộ bí ẩn “Ngôi nhà ma” ở Kim Mã (24h) - Câu chuyện về “Ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã vẫn chưa có hồi kết và một lần nữa lại khiến không ít người có cảm giác tò mò lẫn ghê sợ. Để vén bức màn bí hiểm này, mời độc giả cùng chúng tôi đến thăm “ngôi nhà ma ám”. Ngôi nhà số 300 Kim Mã đang là chủ đề "nóng" trên nhiều diễn đàn online từ hai năm qua. Thậm chí, có diễn dàn đã lập cả một topic để mọi người vào cùng "buôn bán" và "chắp cánh" cho những trí tưởng tượng được bay cao... khiến không ít bạn trẻ "sởn da gà" mỗi khi đi qua "ngôi nhà ma" kì quái này! Để vén bức màn bí mật về ngôi nhà số 300 Kim Mã, chúng tôi đã có một buổi "ghé thăm" và tìm hiểu thực hư về ngôi nhà bị ma ám" này. Ngôi nhà trước đây là đại sứ quán của Bungary, nhưng không hiểu sao khi xây xong họ không đến làm việc và bỏ hoang từ thập niên bảy mươi. Nhìn khung cảnh thoáng chút âm u, rờn rợn... Có một cặp bồ câu sống trong ngôi nhà này và thường xuyên ra "hóng gió" trước hiên nhà. Bao nhiêu năm qua, ngôi nhà vẫn nằm trơ trọi một mình... ...trên khu phố tấp nập người qua lại. Hàng ngày vẫn có người ra vào ngôi nhà. Không những thế, "ngôi nhà ma ám" còn được dùng là nơi để đồ bán hàng cho quán cóc bên cạnh. Nhìn chính diện ngôi nhà 300 Kim Mã. Vì là nơi "không phận sự miễn vào" nên tất cả cánh cổng của ngôi nhà luôn trong trình trạng khóa chặt. Điều này càng làm cho những câu chuyện xung quanh ngôi nhà bị thổi phồng. Tuy nhiên, bên trong ngôi nhà vẫn có người ở. Một góc của ngôi "nhà ma". Liệu "ông ma Tây" có tồn tại trong căn nhà như những lời đồn thổi của cư dân mạng? Những khung cửa sổ cũ kĩ, bức tường đã bị phủ dày bởi những lớp rêu xanh. Cận cảnh bên trong ngôi nhà. Có thể thấy ngôi nhà đã bị bỏ hoang từ nhiều năm và trở nên cũ kĩ. Được biết, sắp tới đây, ngôi nhà sẽ được cải tạo lại. Là khu vực cấm vào, nhưng cô bán nước mía ở vỉa hè bên ngoài "ngôi nhà ma" vẫn hồn nhiên ra vào như chính chủ. Góc phía bên tay trái của ngôi nhà. Bác bảo vệ tòa nhà vẫn 24/24h sống tại đây. Bác cho biết "Chẳng có ma gì hết, toàn là tin đồn. Tôi sống ở đây gần 15 năm mà có thấy ma đâu. Chỉ có người dân nơi khác đồn thổi mà thôi. Dân ở đây đều biết sự thật nên chẳng ai đồn gì cả." Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường bên ngoài "ngôi nhà ma".
  19. Thông báo về việc thông báo!!! Thông báo để cho mọi người xem thông báo được rõ thông báo như sau: Hiện nay chúng tôi chưa có gì để thông báo, vì vậy thông báo để mọi người xem thông báo được rõ. Khi nào có thông báo mới, chúng tôi sẽ thông báo cho mọi người biết. Cảm ơn mọi người đã xem thông báo Thông báo hết thông báo!!!
  20. Cập nhật Thứ Năm, 03/09/2009 - 3:20 PM “Bắt quả tang” con gái Obama lẻn vào phòng Bầu dục (Dân trí) - Khi Tổng thống Barack Obama đang làm việc thì cô con gái 8 tuổi Sasha lẻn vào “nhìn trộm” ông từ đằng sau một chiếc ghế sofa trong phòng Bầu dục. Khoảnh khắc đó khiến người ta nhớ đến bức ảnh chụp con trai Tổng thống Kennedy 46 năm trước. Bức ảnh "bắt quả tang" con gái Sasha của Obama. Bức ảnh được Nhà Trắng công bố và do phóng viên ảnh Peter Souza chụp. Peter Souza có nhiệm vụ ghi lại nhiệm kỳ tổng thống của Obama.Với ông Obama, điều ông thích nhất khi làm việc tại Nhà Trắng là gia đình ông luôn được sống chung trong một mái nhà. Bức ảnh trùng hợp của 46 năm trước. Mặc dù bức ảnh chụp cô bé Sasha lẻn vào phòng làm việc của cha là tự nhiên, nhưng khiến người ta không thể không nhớ tới những bức ảnh nổi tiếng chụp cậu bé John F Kennedy Jr chơi đùa dưới gầm bàn của cha một tháng trước vụ ám sát Tổng thống Kennedy vào tháng 11/1963. Chiếc bàn đó chính là chiếc bàn Obama đang ngồi bây giờ. Bức ảnh Obama nhòm vào nơi John F Kennedy Jr thường chui vào trước sự chứng kiến của Caroline Kennedy. Đầu năm nay, Nhà Trắng cũng công bố các bức ảnh cho thấy Obama, trước sự chứng kiến của Caroline Kennedy, ghé sát xuống để nhìn đúng chỗ ngày xưa em trai của bà chui vào. Cậu bé John F Kennedy Jr thường rất thích chơi dưới gầm bàn làm việc trong phòng Bầu dục, chiếc bàn do Nữ hoàng Victoria tặng Tổng thống Rutherford Hayes và thích nghĩ rằng tấm gỗ che khoảng trống ngăn bàn đó là một cánh cửa bí mật. Phan Anh Theo Telegraph
  21. Bác haithienha ơi, có phải chỗ này không ạ? http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=2435
  22. Theo cái nhìn của thanhphuc Ông ta có thể thoát (dù rất mong manh) từ một tai nạn "có lẽ còn tinh vi hơn nữa ,không 1 phát súng nỗ , trong 1 ngày trời nhiều mây nhưng không mưa và không có nắng /trong 1 chuyến công du của ông " ngay tại sảnh của Tòa Bạch Ốc khi Ông ta bước ra ngoài trên một chuyến đi dạo (công du). Sự nguy hiểm xuất hiện phía trên, bên phải của Ông ta, có lẽ vào khoảng thời gian mùa Thu trong những năm tới. Vài lời loạn bàn
  23. Cảm ơn BQT, thanhphuc đã vào được lớp rồi
  24. thanhphuc vẫn không vào được lớp PTLVII xin BQT giúp đỡ. Chân thành cảm ơn!
  25. thanhphuc cũng chưa vào được lớp. Mong ban kỹ thuật kiểm tra, thanhphuc ở lớp Phong thủy II.Cảm ơn!