thanhphuc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    408
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by thanhphuc

  1. Theo gợi ý của Sư phụ Thiên sứ, học trò mở topic này, mong sư phụ và các ACE trong diễn đàn cùng tham gia trao đổi, dự đoán. Sau khi Thanhphuc lập được Quẻ THƯƠNG - LƯU NIÊN và Quẻ ĐỖ - TỐC HỶ: hỏi về tình hình thế giới nói chung, kinh tế nói riêng và cả lĩnh vực quân sự. Trên cơ sở đó, Thanhphúc luận đoán như sau: Tình hình chung sẽ rất ảm đạm và còn diễn ra tương đối dai dẳng. Khoảng 7 tháng nữa (mùa hè năm 2009) tình hình sẽ dịu bớt đi những căng thẳng (có một số tin vui) và khoảng 2 năm sau (khoảng 2010), nền kinh tế thế giới mới tạm ổn định. Sẽ có sự va chạm, tiếp xúc (đối đầu, thỏa thuận, liên minh, hợp tác, hỗ trợ nhau) giữa 2 cường quốc trên một số lĩnh vực - dẫn đến làm thay đổi tình hình khó khăn hiện nay của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đặc biệt, riêng lĩnh vực quân sự - trong khoảng 2 tháng tới thế giới sẽ chứng kiến những THỎA THUẬN mang lại nhiều niềm vui - Cuộc gặp này sẽ diễn ra tại một nước thuộc Phương Nam (có thể có từ 2 - 7 nước tham gia). Học trò mạo muội dự đoán vậy. Mong Sư phụ chỉ dạy, các ACE quán xét, cùng trao đổi! Kính!
  2. Nhờ anh chị quản trị viên xóa hộ tôi bài này, tôi đã đưa bài này trong topic của chú Thiên sứ rồi. Xin cảm ơn!
  3. Kính thưa Sư phụ: Con toán được Quẻ THƯƠNG - LƯU NIÊN và Quẻ ĐỖ - TỐC HỶ ạ! Mong Sư phụ chỉ dạy và bổ sung thêm ạ
  4. Tình hình sẽ rất ảm đạm và còn diễn ra tương đối dai dẳng. Khoảng 7 tháng nữa (mùa hè) tình hình sẽ dịu bớt đi những căng thẳng (có một số tin vui) và khoảng 2 năm sau, nền kinh tế thế giới mới tạm ổn định.Sẽ có sự va chạm (đối đầu, thỏa thuận, liên minh, hợp tác, hỗ trợ nhau) giữa 2 cường quốc trên một số lĩnh vực - dẫn đến làm thay đổi tình hình hiện nay của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đặc biệt, riêng lĩnh vực quân sự - trong khoảng 2 tháng tới thế giới sẽ chứng kiến những THỎA THUẬN mang lại nhiều niềm vui - Cuộc gặp này sẽ diễn ra tại một nước thuộc Phương Nam (có thể có từ 2 - 7 nước tham gia). Học trò mạo muội dự đoán vậy. Mong Sư phụ chỉ dạy, các ACE quán xét, cùng trao đổi! Kính!
  5. Chú Thiên sứ, các ACE thân mến! Không biết nền kinh tế thế giới từ nay đến cuối năm còn gặp những sóng gió gì nữa khi mà thỉnh thoảng lại có những thông tin không vui:...... Thay đổi kế hoạch 700 tỷ USD: Canh bạc lớn của Paulson Đột ngột thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD, có vẻ ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đang chơi một canh bạc lớn. Ngỡ ngàng Ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã đưa ra quyết định thay đổi kế hoạch giải ngân gói 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ mà Quốc hội đã thông qua hồi đầu tháng 10/2008. Theo kế hoạch, Bộ Tài chính Mỹ sẽ duy trì khoản 250 tỷ USD để mua cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ, tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính để hỗ trợ khối này, đồng thời sẽ hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng, bơm vốn cho các khoản vay mua ôtô và cho sinh viên vay. Kế hoạch này làm giới đầu tư ngỡ ngàng. Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ Tài chính đã bội tín khi “bỏ mặc” các khoản nợ xấu liên quan đến các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản (MBS) và nghĩa vụ nợ có đảm bảo (CDO). Thị trường chứng khoán Mỹ đã ngay lập tức sụt giảm hơn 4%, và nhiều bình luận đã được đưa ra hoặc chỉ trích ông Paulson, hoặc hoài nghi về sự thành công của kế hoạch này. Đối với ông Paulson, khi trả lời câu hỏi, “ông có thấy hối tiếc khi đưa ra quyết định thay đổi này không?”, vị Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ nói: “Tôi sẽ không hối tiếc khi đưa ra quyết định này, quyết định thay đổi là dựa trên điều kiện thực tế”. Hai nguyên nhân thay đổi Nguyên nhân thứ nhất: Do không thể khai thông hoạt động mua bán MBS/CDO Một số ý kiến trong giới phân tích nhận định, sự thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD của ông Paulson không phải không có lý do, khi mà các định chế tài chính Mỹ đang nắm các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản như MBS, CDO, nhưng không chịu bán ra khối nợ xấu này. Vì khi thị trường bất động sản đi xuống, các MBS/CDO được định mức tín nhiệm rất thấp nên khi đánh giá lại giá trị các tài sản đó, bảng cân đối kế toán của các tập đoàn “dính” MBS/CDO bị thâm thủng nặng, do giá trị của các loại tài sản này đã xuống quá thấp, thậm chí không thể định giá nổi vì trên thị trường giao dịch, khối tài sản này gần như đóng băng. Khi các tài sản bị đóng băng, trên thị trường liên ngân hàng cũng tê liệt vì không ai tin ai nên không cho nhau vay tiền, để giải quyết vấn đề này, Cục Dự trữ Liên bang (FED) buộc phải tăng mạnh các khoản cho vay hàng trăm tỷ USD với thời hạn 28 ngày và 84 ngày cho các định chế tài chính. Tuy nhiên về lâu dài, các khoản vay này cũng đáo hạn, nên để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng này thì cần phải làm cho thị trường mua bán MBS/CDO có tính thanh khoản. Khi đó, các định chế tài chính sẽ có thể thu về tiền mặt dù chấp nhận lỗ nặng từ mảng đầu tư này. Ban đầu, Bộ trưởng Paulson định dùng khoản tiền trong số 700 tỷ để khơi thông tính thanh khoản của hoạt động mua bán MBS/CDO. Kế hoạch mua của ông là mua cao hơn giá thị trường, ví dụ giá 1 MBS là 10 USD (giản 90% giá trị) trên mệnh giá 100 USD, ông có thể mua với giá 30 USD, qua đó đẩy giá các MBS/CDO lên. Như vậy người bán từ mức lỗ 90 USD nay nếu bán với giá 30 USD sẽ có thể gỡ được thêm 20 USD (20%), và khi tất cả các tổ chức nắm giữ MBS/CDO đánh giá lại giá trị thị trường thì bản cân đối kế toán sẽ tốt hơn cho mảng đầu tư này, đồng tính thanh khoản trên thị trường sẽ tốt lên. Nhưng kế hoạch mua lại các khoản nợ xấu của Paulson lại không thể thực thi nổi khi có ít tổ chức bán các khoản nợ xấu này. Bởi khi các MBS/CDO xuống còn 10 USD (giảm 90%), thì tất cả cùng lỗ nặng, nên khi có kế hoạch 700 tỷ được công bố, họ cho rằng thị trường này đã đến đáy do được một khoản tiền trong số 700 tỷ USD làm điểm hỗ trợ vững chắc. Khi Bộ Tài chính chào mua với giá cao hơn 10 USD, không ai bán ra và nhìn nhau và hy vọng các định chế tài chính khác cũng sẽ mua vào, đẩy giá MBS/CDO lên cao hơn 30 USD. Khi đó họ mới bán ra để sao cho mình là người lỗ ít nhất. Và khi ai cũng nghĩ như vậy thì không ai bán ra và hậu quả là kế hoạch của ông Paulson nhằm khơi thông tính thanh khoản các khoản nợ xấu đi vào ngõ cụt. Nguyên nhân thứ hai: Do kỳ vọng bất động sản sẽ “ấm” lại Trong ngày 12/11, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một "đại kế hoạch" để giúp những người vay tiền mua nhà tránh khỏi bị tịch biên tài sản. Kế hoạch này khiến thị trường bất động sản sẽ có thể “ấm” trở lại. Và các chứng khoán có đảm bảo bằng các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản sẽ được định mức tín nhiệm cao hơn, qua đó nâng giá trị của nó lên. Khi đó giới đầu cơ sẽ tăng mạnh mua vào các MBS/CDO làm thị trường này tự phục hồi mà không cần số tiền trong số 700 tỷ USD như kế hoạch làm điểm hỗ trợ nữa. Hơn nữa, nếu lượng MBS/CDO cung với số lượng lớn thì cả gói 700 tỷ đó cũng không hứng nổi khoảng gần 10.000 tỷ USD giá trị MBS/CDO mà các định chế tài chính đang nắm giữ. Chiến thắng kép, hay thất bại được báo trước? Giới phân tích đang thận trọng dõi theo kế hoạch của Paulson, nhưng rõ ràng vị cựu CEO của Goldman Sachs cũng có lý của mình khi đưa ra quyết định đó. Tuyên bố của ông sẽ làm cho các định chế tài chính bừng tỉnh, vì điểm hỗ trợ của họ không còn. Họ buộc phải vận động để thoát khỏi “cục nợ” đó. Nếu như vậy, có thể sẽ có thêm một số tổ chức phá sản do nắm quá nhiều MBS/CDO mà không cân đối từ các nguồn khác để bù vào. Có thể giá MBS/CDO còn xuống thấp hơn, nhưng khi đó sẽ có thể hấp dẫn giới đầu cơ mạo hiểm gom vào, đặc biệt là có hai điểm hỗ trợ gồm thị trường bất động sản có thể ấm hơn và hai là giá MBS/CDO đã xuống mức hấp dẫn. Nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để thị trường này có tính thanh khoản. Việc bơm tiền cho hệ thống tín dụng phục vụ tiêu dùng qua hệ thống thẻ cũng có lý của Paulson vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tiêu dùng của dân Mỹ. Việc nở rộ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đã giúp nhiều người Mỹ vay tiền tiêu dùng, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi người dân vay khá nhiều tiền để tiêu dùng, nhưng do kinh tế đi xuống - thu nhập giảm, nhiều người vay tiền khó có khả năng trả được nợ... các tổ chức tín dụng cũng đang nâng mức chuẩn cho vay và định mức cho vay tiêu dùng. Do vậy, chính sách giãn nợ và hỗ trợ thị trường này cũng rất cần thiết, thậm chí là vấn đề cấp bách. Nếu không bơm tiền vào thị trường này thì dễ dẫn tới hoạt động tiêu dùng suy giảm và qua đó làm giảm tăng trưởng nền kinh tế (tiêu dùng chiếm 2/3 giá trị GDP của Mỹ). Tiếp theo, muốn cứu ngành công nghiệp ôtô thì không chỉ có cho các nhà sản xuất ôtô vay lãi suất thấp để họ “tự bơi” trong khốn khó vì 25 tỷ đã được giải ngân và ngành công nghiệp này cũng đang cầu viện thêm ít nhất 25 tỷ USD nữa. Mấu chốt là nhu cầu mua xe đã giảm ngay tại Mỹ, riêng trong tháng 10/2008, General Motors giảm 45% lượng bán, Ford giảm 30,2% và Chrysler giảm 34,9%, so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, việc bơm tiền để kích thích tiêu dùng ôtô sẽ là một biện pháp quan trọng và toàn diện hơn để giải cứu ngành công nghiệp này. Việc thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ đang là đề tài tranh cãi ngay trong giới phân tích. Và đang làm xáo trộn tâm lý, cũng như gia tăng hoài nghi của nhà đầu tư về tính khả thi của kế hoạch mới. Nhưng cũng rất có thể, việc thay đổi này sẽ khiến cho các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản được mua bán bình thường, giúp nâng giá trị của MBS/CDO được tăng lên và qua đó tránh cho các định chế tài chính đang nắm số tài sản này bị lỗ nặng. Nếu thị trường này ổn định thì có thể niềm tin sẽ trở lại. Ngoài ra, một phần tiền trong 700 tỷ USD sẽ kích thích tiêu dùng, giúp ngành ôtô bớt khốn khó. Nói cách khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ hoặc sẽ vang danh, hoặc có thể sẽ là người bị “đổ tội” nhiều nhất khi phe Dân chủ chính thức lên nắm quyền. (14/11/2008)
  6. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo đêm 6/11 và ngày 7/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác dông. Các tỉnh miền Bắc từ ngày 7/11 trời trở rét. Khi gió mùa đông bắc về, nhiệt độ các tỉnh miền Bắc và Hà Nội sẽ giảm 2-3oC, nhiệt độ ban ngày từ 23-26oC nhưng ban đêm chỉ còn 19-22oC. Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, đợt mưa mà Hà Nội sắp phải đối mặt sẽ không lớn như trận mưa lịch sử hôm 31/10 vừa qua. Lần này, do không khí lạnh về nên kéo theo mưa. Đợt mưa sắp tới sẽ diễn ra trên diện rộng nhưng lượng mưa dự báo chỉ khoảng 30-50mm, trong khi đợt mưa tuần trước lên tới 200-300mm, có nơi lên tới trên 500mm. Mưa sẽ chỉ diễn ra trong ngày 7/11, sang đến ngày 8/11 thì dứt hẳn. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cũng thông báo, lũ trên hệ thống sông Thái Bình và hạ du sông Hồng đang xuống chậm. Sáng 7/11, lũ hạ du sông Hồng sẽ xuống mức 8,8m; hạ du sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức 4,8m (trên báo động II là 0,3m); trên sông Cầu tại Đáp Cầu ở mức 5,4m (dưới báo động III là 0,4m); trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương ở mức 5,0m (trên báo động II là 0,2m) và trên sông Lục Nam tại Lục Nam ở mức 4,7m (dưới mức báo động II là 0,10m). Lệ Hà Kính nhờchú Thiên sứ và ACE trên diễn đàn dự đoán xem liệu Hà Nội có phải gánh chịu một trận Đại Hồng thủy mới hay không? mức độ thiệt hại thế nào? Liệu có đoạn đê nào bị vỡ không?
  7. Tôi đoán thử xem nha: Ngày mai thứ 6 (7/11/08) thị trường sẽ tiếp tục tăng khoảng 8 - 10 điểm, khối lượng giao dịch sẽ không cao do các nhà đầu tư ở trong trạng thái nghe ngóng là chính. Sang tuần sau, thực sự là một tuần ảm đạm của thị trường, sẽ có nhiều tin không vui đối với thị trường (trong tuần thị trường có thể mất khoảng 10% - tính từ ngày thứ 2). Song ngược lại, diễn biến tình hình cả tuần sẽ tạo một sự đi lên (tăng điểm) vững chắc cho tới hết tháng 11. Tôi mới học môn dự đoán LVĐT, vài lời góp vui, cùng suy ngẫm.
  8. :unsure: :) :) :) :P :P :P Tôi đoán thử nha: Trước mặt bạn là cái lọ đựng bút bằng thủy tinh, miệng rộng - Trong lọ có 3 cái bút và một cái ở ngoài. hehehe :unsure: :( :)
  9. Chú Thiên sứ và các anh chị phụ trách ơi! Cho nhà cháu đăng ký với, nhà cháu đến muộn rồi, liệu Lớp có còn chỗ ngồi không ạ!