-
Số nội dung
408 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by thanhphuc
-
Rất cảm ơn bác! (thanhphuc mạo muội gọi như vậy, có già xin bác bỏ quá nhé), quẻ của bác chính xác đến 70% (quả là tuyệt vời). Nhân đó, thanhphuc cũng gieo được quẻ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN, đồng ý với Thanh Vân, kính mong bác hoan hỷ, dành thêm thời gian để tiếp tục viết bài, thanhphuc và mọi người rất quan tâm đến topic của bác. KÍNH!!!
-
Đặt vấn đề là "đặt vấn đề" chứ không phải là đặt vấn đề
-
Tại bài báo này có đăng: http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/09/3BA060D5/
-
thanhphuc thấy bức ảnh (đăng trên Vietnamnet) và bài phát biểu nhậm chức trên báo Tuổi trẻ có gì đó rất hợp với nhau về nhiều ý nghĩa. Thứ Tư, 21/01/2009, 03:30 (GMT+7) Theo Tuổi trẻ Online Bài phát biểu nhậm chức của tân tổng thống Obama Những đồng bào của tôi, TTO- Hôm nay tôi đứng đây, bé nhỏ trước những nhiệm vụ trước mắt chúng ta, tôi trân trọng sự tin tưởng mà các bạn dành cho tôi, biết ơn sự hy sinh của tổ tiên chúng ta. Xin cảm ơn tổng thống Bush vì những gì ông đã làm cho đất nước cũng như sự hào phóng của ông về việc hợp tác trong quá trình chuyển giao này. Cho đến nay, 44 người Mỹ đã đọc lời tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Có những lời tuyên thệ được xướng lên trong viễn cảnh tương lai tươi đẹp và thanh bình. Tuy nhiên, thường những lời tuyên thệ được thực hiện trong bối cảnh mây bão và giông tố đang bao trùm. Giờ phút này đây, nước Mỹ phát triển không đơn thuần chỉ dựa trên kỹ năng và tầm nhìn của những người nắm giữ chức vụ cao nhất của đất nước, mà bởi vì chúng ta vẫn còn trung thành với tư tưởng của tổ tiên và làm theo những văn bản đã được ban hành. Moi việc đã diễn ra như vậy, và nó sẽ như vậy trong thế hệ này của người dân Mỹ. Ai cũng hiểu rõ một điều là chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng. Đất nước chúng ta đang sống trong 1 cuộc chiến chống lại mạng lưới bạo động và lòng thù hận. Nền kinh tế của chúng ta đang suy yếu, đó chính là hậu quả của sự tham lam và vô trách nhiệm của một số phần tử nào đó, nhưng tất cả những điều này cũng là thất bại toàn thể của chúng ta trong việc đưa ra những sự chọn lựa khó khăn và chuẩn bị cho một thời kỳ mới của đất nước. Nhiều gia đình bị mất nhà, tình trạng thất nghiệp gia tăng, doanh nghiệp ngừng hoạt động. Chi phí y tế, khám chữa bệnh của chúng ta quá đắt đỏ, trường học không đáp ứng được mong đợi của nhiều người và mỗi ngày càng có những bằng chứng về cách chúng ta sử dựng năng lượng đang đe dọa hành tinh này. Theo các dữ kiện và con số tính toán, đây là sự cảnh tỉnh của khủng hoảng. Có một nỗi sợ hãi đeo đuổi là sự suy sụp của nước Mỹ là không thế tránh khỏi và thế hệ sau sẽ hạ thấp tầm nhìn của họ. Ngày hôm nay, tôi muốn với các bạn rằng những thách thức mà chúng ta đang đối mặt là sự thật. Chúng ta có nhiều thách thức và có những thách thức rất nghiêm trọng. Chúng sẽ không được giải quyết hoặc kéo dài trong 1 thời gian. Nhưng nên nhớ rằng, nước Mỹ, sẽ đối mặt với nó. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta đứng đây bởi vì chúng ta chọn niềm hy vọng chứ không phải nỗi sợ hãi, chọn sự liên kết chứ không phải mối bất hòa và sự chia rẽ. Ngày hôm nay, chúng ta đến đây để tuyên bố chấm dứt những mối bất bình và những lời hứa suông, sự buộc tội lẫn nhau. Chúng ta cũng còn là một đất nước trẻ, nhưng trong ngôn ngữ kinh thánh, thời gian đã tới để loại bỏ nhửng điều ngây ngô, non dại. Thời gian đã xác nhận tinh thần kiên định của chúng ta, để lựa chọn cho chúng ta một lịch sử tốt đẹp hơn; chuyển giao món quà đó, ý tưởng đáng khâm phục đó, được truyền lại từ đời này sang đời khác: Lời cam kết của Chúa rằng tất cả đều bình đẳng, tất cả đều tự do và tất cả đều xứng đáng có cơ hội được theo đuổi tiêu chuẩn về hạnh phúc. Để xác nhận lại 1 lần nữa sự lớn mạnh của đất nước chúng ta, chúng ta phải hiểu rằng sự lớn mạnh không bao giờ sẵn có, chúng ta phải tự làm để khẳng định. Hành trình chúng ta đi không bao giờ là con đường tắt. Nó cũng không phải là con đường dành cho những kẻ nhút nhát, hay dành cho những người thích hưởng thụ an nhàn mà không chịu làm việc, hoặc cho những ai chỉ thích tìm kiếm sự giàu có và danh tiếng. Đúng hơn, đó chính là con đường dành cho những người có thể chấp nhận rủi ro, những người làm việc, sáng tao ra sản phẩm. Đối với chúng ta, họ đã gói ghém những trải nghiệm ít ỏi của mình và vượt qua các đại dương để tìm kiếm một cuộc sống mới. Đối với chúng ta, họ đã làm việc cực nhọc trong các công xưởng bóc lột công nhân tồi tệ và định cư ở phương Tây; chịu đựng đòn roi và cày những mảnh đất cằn cỗi. Đối với chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh; ở những nơi như Concord và Gettysburg... Thời gian và một lần nữa những người phụ nữ và nam giới này đã đấu tranh, hy sinh và làm việc cho tới khi tay họ chai sần để chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ đã nhận thấy nước Mỹ to lớn hơn một tập hợp của những tham vọng cá nhân của chúng ta; vĩ đại hơn tất cả những khác biệt về xuất thân hay của cải. Đây là cuộc hành trình mà ngày nay chúng ta sẽ tiếp tục. Chúng ta vẫn là một cường quốc thịnh vượng và hùng mạnh nhất trên thế giới. Các công nhân của chúng ta không kém năng suất hơn khi cuộc khủng hoảng đã bắt đầu. Đầu óc chúng ta không kém sáng tạo hơn. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của chúng ta không kém hơn tuần trước, tháng trước hay năm trước. Khả năng của chúng ta vẫn chưa bị suy giảm. Tuy nhiên, thời mà chúng ta vẫn khư khư ý kiến bảo vệ các lợi ích hẹp hòi và trì hoãn các quyết định khó khăn chắc hắn đã qua. Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta phải xốc lại bản thân, làm mới lại mình và bắt đầu lại công việc dựng lại nước Mỹ. Ở bất cứ đâu mà chúng ta hướng tới, công việc ở đó sẽ phải hoàn thành. Tình trạng kinh tế đòi hỏi hành động, táo bạo và mau lẹ. Và chúng ta phải hành động - không chỉ tạo ra các việc làm mới mà đề ra một nền tảng mới cho sự phát triển. Chúng ta sẽ xây dựng các con đường, các cây cầu, mạng lưới điện giúp ích cho nền thương mại của chúng ta và gắn kết chúng ta với nhau. Chúng ta sẽ khai thác mặt trời, gió và đất đai để tiếp nhiên liệu cho các xe hơi của chúng ta và vận hành các nhà máy. Và chúng ta sẽ cải tổ các trường phổ thông, cao đẳng và đại học để đáp ứng nhu cầu của một thời kỳ mới. Đó là tất cả mọi điều chúng ta phải làm. Hiện nay , cũng có những hoài nghi về mức độ các tham vọng của chúng ta. Những hoài nghi đó cho rằng hệ thống của chúng ta sẽ không thể chống chọi nổi nhiều kế hoạch lớn. Những người hoài nghi đó đã quên những gì mà đất nước này đã làm được. Các thế hệ trước hiểu rằng chỉ sức mạnh của chúng ta không thể bảo vệ cũng như không cho phép chúng ta làm theo ý thích. Thay vào đó, họ biết rằng sức mạnh chỉ lớn lên nếu như được sử dụng đúng đắn; sự an toàn của chúng ta xuất phát từ sự công bằng trong lý lẽ, từ sự pha trộn của sự khiêm nhường và thận trọng. Chúng ta là người gìn giữ di sản này. Một lần nữa được dẫn dắt bởi những tư tưởng này, chúng ta có thể đương đầu với những nguy cơ mới đòi hòi nhiều nỗ lực hơn - thậm chí đó là sự thông hiểu và hợp tác nhiều hơn nữa giữa các quốc gia. Chúng ta bắt đầu phải có trách nhiệm để Iraq lại cho dân của họ, tiến đến một hòa bình khó đạt được tại Afganistan. Với những bạn xưa và thù cũ, chúng ta sẽ hợp tác không mệt mỏi để giảm nguy cơ hạt nhân, quay ngược bóng ma của hiện tượng trái đất ấm dần lên. Chúng tôi sẽ không xin lỗi cho lối sống của mình, cũng như không nao núng trong phòng thủ, và với những kẻ tìm cách đạt đến mục đích bằng khủng bố hay giết người vô tội, chúng tôi muốn nói với các bạn rằng bây giờ tinh thần chúng tôi đã mạnh hơn và không thể bị phá vỡ; các bạn không thể vượt chúng tôi, và chúng tôi sẽ đánh bại các bạn. Chúng tôi biết mình thừa hưởng một nền di sản rất mạnh. Chúng tôi là một quốc gia của những người Công Giáo và Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Ấn Độ Giáo - và cả những người vô thần. Chúng tôi được hình thành bởi nhiều ngôn ngữ và văn hóa, đến từ mọi chân trời của trái đất; và bởi vì chúng tôi đã nếm trái đắng của nội chiến và chia cắt, và vượt khỏi chương đen đối đó một cách mạnh mẽ và đoàn kết hơn, chúng tôi tin rằng một ngày nào đó tất cả những thù ghét cũ sẽ qua đi; những bờ ranh của bộ tộc sẽ sớm được giải quyết; rằng thế giới sẽ trở nên nhỏ hơn, lòng nhân đạo sẽ tự nó được bộc lộ; và nước Mỹ phải đóng vai trò chủ đạo dẫn đến một kỷ nguyên mới của hòa bình. Đối với thế giới Hồi Giáo, chúng tôi tìm một con đường tiếp cận mới, dựa trên sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. Với lãnh đạo toàn cầu, những người đang tìm cách gieo rắc hạt giống xung đột hay đổ những xấu xa trong xã hội của họ cho phương Tây - phải biết rằng mọi người sẽ đánh giá các bạn dựa trên những gì bạn xây dưng chứ không phải những gì bạn phá hủy. Với những người dùng tham nhũng hay lừa đảo hay sự im lặng trong bất đồng ý kiến để leo lên các nấc thang quyền lực - phải biết rằng mình đang ở bờ sai của lịch sử; nhưng chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu như các bạn thả lỏng nắm đấm của mình. Với người dân ở những quốc gia nghèo, chúng tôi cam kết sẽ làm việc cùng các bạn để làm cho nông trại nở hoa và làm sạch các dòng chảy; nuôi dưỡng những thân thể ốm đói và cho những tâm hồn đói khát được ăn uống. Và với những quốc gia được hưởng thụ cuộc sống khá nhiều như nước Mỹ chúng ta, phải tuyên bố rằng chúng ta không còn dửng dưng với những đau khổ đang xảy ra bên ngoài biên giới; cũng như không sử dụng tài nguyên trái đất mà không để ý đến hậu quả của nó. Vì thế giới đã thay đổi, cùng với nó chúng ta cũng phải thay đổi. Khi nghĩ về con đường đang mở ra trước mắt, chúng ta với thái độ khiêm nhường nhớ đến những người Mỹ dũng cảm, ngay bây giờ đang tuần tra ở những sa mạc xa xôi hay các vùng núi hẻo lánh. Hôm nay họ có vài điều để nói với chúng ta cũng như những anh hùng ngã xuống tại Arlington đã thì thầm suốt chiều dài lịch sử. Chúng ta vinh danh họ không phải vì họ là người bảo vệ tự do mà họ tiêu biểu cho tinh thần phục vụ; một khát khao tìm kiếm ý nghĩa ở điều gì đó cao đẹp hơn chính bản thân. Và vì vậy, vào thời khắc này - thời khắc sẽ xác lập một thế hệ mới - tinh thần này phải ăn sâu vào tất cả chúng ta. Với những gì chính phủ có thể và phải làm, đất nước này dựa trên nền tảng là niềm tin và sự quyết tâm của dân Mỹ. Sự tử tế và không vị kỷ sẽ giúp chúng ta vượt qua những giờ phút đen tối; điều đó được thể hiện ở việc cho một người lạ trú nhờ khi vỡ đê hay của những công nhân thà cắt giảm giờ làm hơn là thấy bạn bè mất việc. Đó là sự dũng cảm của những người lính cứu hỏa lao vào cầu thang đầy khói nhưng cũng có thể là khát vọng nuôi nấng con cái của những bậc cha mẹ. Tất cả sẽ quyết định vận mệnh của chúng ta. Thử thách của chúng ta có thể mới. Những dụng cụ chúng ta sử dụng có thể mới. Nhưng những giá trị đem đến thành công cho chúng ta như - chăm chỉ và thật thà, dũng cảm và công bằng, chịu đựng và tò mò, trung thành và yêu nước - đều là những thứ rất cũ. Những thứ đó là có thật. Đó là những động lực thầm lặng của sự tiến bộ trong suốt lịch sử nước Mỹ. Và yêu cầu cấp thiết hiện nay là quay trở lại với những giá trị thật này. Bây giờ điều đòi hỏi ở chúng ta là một kỷ nguyên mới của trách nhiệm - một sự thừa nhận đối với tất cả dân Mỹ rằng mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân, với quốc gia và với thế giới; những trách nhiệm mà chúng ta không chấp nhận một cách miễn cưỡng coi như một nhiệm vụ khó khăn mà phải vui vẻ nhận lấy, luôn kiên định rằng không có gì có thể thỏa mãn được tinh thần và phải khẳng định được lập trường. Đây là cái giá và là lời hứa của mỗi công dân. Đây là nguồn căn của sự tự tin nước Mỹ - rằng Thượng Đế yêu cầu chúng ta định hình một vận mệnh chưa rõ ràng. Đây là ý nghĩa tự do và tín điều của chúng ta - tại sao mọi người từ đàn ông, đàn bà và trẻ em thuộc mọi chủng tộc hay niềm tin đều có thể tham dự buổi ăn mừng tại địa điểm hoành tráng này, và tại sao một người mà cách đây 60 năm cha của ông ta không được phép phục vụ trong một nhà hàng nhỏ bây giờ có thể đứng trước mọi người để thực hiện lời tuyên thệ thiêng liêng nhất. Vì vậy chúng ta hãy đánh dấu ngày này bằng việc nhớ lại, chúng ta từng là ai và chúng ta đã tiến được bao xa. Trong năm sinh ra nước Mỹ, trong tháng lạnh giá nhất, một nhóm nhỏ những người yêu nước tụ tập quanh một đóng lửa trại sắp tàn bên bờ sông đã đóng băng. Thủ đô đã bị bỏ rơi. Kẻ thù đang tiếng lên. Tuyết đã bị nhuộm màu máu. Vào thời điểm mà cuộc cách mạng của chúng ta bị đặt trong tình trạng nghi ngờ nhất, người cha của đất nước đã ra lệnh đọc những lời này với nhân dân: "Hãy để điều này được nói với thế giới tương lai ... rằng trong mùa đông rét đậm, không có gì ngoài hy vọng và đứa hạnh có thể tồn tại .... rằng thành phố và đất nước bước đến để đương đầu sự nguy hiểm đang thách thức". Nước Mỹ chúng ta hãy nhớ về những từ bất hủ này khi đối mặt với những mối nguy hiểm thông thường hay sự khắc nghiệt của mùa đông. Hy vọng và đức hạnh sẽ một lần nữa cho phép chúng ta đương đầu với những dòng chảy băng giá, và chịu đựng những cơn bão có thể ập đến. Hãy để con của con chúng ta nói rằng khi bị thử thách, chúng ta đã không để hành trình kết thúc, rằng chúng ta đã không quay đầu cũng như không nao núng; và với ánh mắt kiên định đến chân trời và ơn huệ Thượng Đế đã ban cho, chúng ta tiến tới với món quà vĩ đại là sự tự do và trao nó một cách trọn vẹn cho thế hệ tương lai. T.MAI - KINH LUÂN (lược dịch)
-
Thứ ba, 20/1/2009, 23:18 GMT+7 Theo VN Express Diễn biến Lễ nhậm chức của ông ÔBAMA Vợ chồng ông Barack Obama tới nhà thờ làm lễ lúc 9h sáng, mở đầu ngày nhậm chức tổng thống với một chuỗi các sự kiện liên tiếp và kết thúc những hoạt động vào 2h sáng hôm sau để tới nơi ở mới: Nhà Trắng. Đám đông hàng trăm nghìn người ken đặc khu vực National Mall, phía trước Đồi Capitol, từ lúc 04h Washington (16h Hà Nội), vài giờ trước khi lễ nhậm chức diễn ra. Ảnh: AFP. Lúc 9h sáng Washington (21h Hà Nội), vợ chồng ông Barack Obama được chào đón tại nhà thờ St John, để tiến hành lễ cầu nguyện riêng cùng với Phó tổng thống đắc cử Joe Biden và gia đình. Ảnh: AFP. Lúc 09h55' Washington (21h55' Hà Nội), vợ chồng Tổng thống mãn nhiệm George Bush và Đệ nhất phu nhân Laura đứng trên sảnh chào đón Tổng thống đắc cử Barack Obama và phu nhân Michelle tại Nhà Trắng. Ảnh: New York Times. Lúc 11h30' Washington (23h30' Hà Nội), đoàn xe đưa ông Barack Obama từ Nhà Trắng tới Đồi Capitol để thực hiện lễ tuyên thệ. Ảnh: BBC. Phó tổng thống Joe Biden tuyên thệ, vài phút trước khi ông Obama nhậm chức. Ảnh: New York Times. Đúng 12h Washington (24h Hà Nội), ông Obama đặt tay lên cuốn kinh thánh tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Đây là cuốn kinh thánh từng được Tổng thống Abraham Lincoln sử dụng để tuyên thệ trước đây. Ảnh: New York Times. Toàn cảnh khu vực diễn ra lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống và phó tổng thống Mỹ tại Đồi Capitol. Ảnh: Getty Images. Tân tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: New York Times. Tổng thống mãn nhiệm George Bush ôm chúc mừng Tân tổng thống Barack Obama. Ảnh: Los Angeles Times. Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle tiễn vợ chồng cựu tổng thống Bush ra trực thăng sau lễ chuyển giao quyền lực ở Đồi Capitol. Ảnh: Los Angeles Times. Vợ chồng tân tổng thống và phó tổng thống Mỹ vẫy chào cựu tổng thống Bush lên đường về quê nhà Texas. Ảnh: Los Angeles Times. Lúc 14h20' Washington (02h20' Hà Nội), vợ chồng Tân tổng thống Barack Obama (trái) và Phó tổng thống Joe Biden duyệt đội danh dự tại Đồi Capitol, mở màn lễ diễu hành. Ảnh: AP. Khu vực khán đài được bao bọc bằng kính chống đạn gần Nhà Trắng, nơi Tân tổng thống Barack Obama chứng kiến màn diễu hành mừng ngày nhậm chức của ông. Ảnh: Reuters. Mái đầu bạc dễ nhận thấy của Thượng nghị sĩ John McCain trong đám đông dự lễ nhậm chức của ông Obama. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa này đã thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trước đại diện của đảng Dân chủ Obama. Ảnh: New York Time. Những giọt nước mắt xúc động của người da màu khi dự lễ nhậm chức của tổng thống gốc Phi đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: New York Times. Cảnh sát đặc nhiệm Mỹ trong ngày tổng thống mới nhậm chức. Hơn 40.000 nhân viên thuộc các lực lượng đã được huy động bảo đảm an toàn cho sự kiện này. Ảnh: AFP. Đình Chính
-
Sư phụ ơi dự báo cho năm 2009 mừ, Sư phụ gõ nhầm phải không ạ?
-
Thứ Sáu, 02/01/2009, 11:39 nguồn Tiền phong Chiêm tinh về năm 2009: Ổn định, hòa hợp hơn TP - Các nhà chiêm tinh học Trung Quốc, Ấn Độ dự báo, thế giới có thể hướng tới hòa bình, ổn định hơn, nhưng kinh tế chưa thể phục hồi ngay trong năm Sửu 2009. Ông Raymond Lo, nhà chiêm tinh học ở Hồng Kông (Trung Quốc), cho rằng các dấu hiệu trên vũ trụ dự báo một năm của hoà hợp, thư giãn phục hồi. Theo ông Lo, một số lãnh đạo thế giới năm 2009 như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy được gắn với mệnh thổ và họ muốn hoà bình hơn là chiến tranh. Chính quyền của Tổng thống Sarkozy được dự báo sẽ ổn định hơn năm 2008 do yếu tố nước yếu dần đi. "Có nhiều nước vào năm 2008 nên không tốt cho các nhà lãnh đạo mang mệnh thổ”, ông Lo nói. Ông Lo cho rằng cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore sẽ đạt được tiến bộ lớn trong nỗ lực chống lại tình trạng khí hậu nóng lên trên toàn cầu. Nhà chiêm tinh học này còn dự báo năm 2009 sẽ tốt cho những nghề liên quan tới gỗ, giấy và năng lượng, bao gồm thời trang, báo chí, giải trí, dầu lửa, du lịch hàng không.Bà Mak Ling – ling, nhà chiêm tinh học nổi tiếng Hồng Kông, dự báo việc kinh doanh trong năm 2009 sẽ tồi tệ hơn hiện nay, trật tự xã hội sẽ bị ảnh hưởng với các vụ lừa đảo gia tăng. Ông Lo cũng dự báo thị trường tài chính thế giới sẽ hồi phục nhẹ trong hai tháng đầu năm, nhưng sau đó lại khiến nhà đầu tư thất vọng. Dự báo về thị trường tài chính của hai nhà chiêm tinh học này cũng giống nhiều chuyên gia kinh tế khác. Bà Mak còn cho rằng nhiều thương gia giàu có và quyền lực nhất Hồng Kông sẽ tiếp tục bị thiệt hại bởi cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng một số người vô danh có thể nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng. Sau khi nghiên cứu trật tự các ngôi sao, công ty chuyên về chiêm tinh học Astro nổi tiếng ở Ấn Độ cho rằng năm 2009 mang tới hi vọng tốt hơn cho thị trường tài chính châu Á, nhưng kinh tế Mỹ và châu Âu có thể vẫn tiếp tục bị tổn hại trước khi hồi phục. Trên thị trường chứng khoán, theo Astro, nên đầu tư vào ngành báo chí, năng lượng, công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng và viễn thông.Astro dự báo các nước nằm gần biển hoặc những gì liên quan tới nước sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ hơn trong nửa đầu năm 2009. Về đầu tư, công ty chiêm tinh học tính toán rằng đầu tư vàng sẽ an toàn nhất trong năm 2009 và nếu mua vàng ngay lúc này có thể đạt lợi nhuận 20% - 30% sau một năm. Nhà chiêm tinh học nổi tiếng Ấn Độ Bejan Daruwalla cho rằng vị trí các ngôi sao khiến năm 2008 rất tồi tệ nhưng, từ tháng 4/2009, tình hình tài chính cải thiện dần, đe doạ về an ninh sẽ giảm nhiệt. Ông Daruwalla còn nói tháng 4-5 dường như sẽ tốt cho các nhà đầu tư chứng khoán. T. Đ Theo AFP, Commodity
-
CHÚC CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐẠI GIA ĐÌNH DIỄN ĐÀN LÝ HỌC PHƯƠNG ĐÔNG MỘT NĂM MỚI BÌNH AN - HẠNH PHÚC!!!
-
Một số dấu mốc đáng nhớ của khủng hoảng kinh tế 2008 15:06' 27/12/2008 (GMT+7) Khủng hoảng tài chính đang ngày càng lan rộng, thấm sâu vào từng nền kinh tế, trong đó có cả Việt Nam. Bảng chỉ đường Phố Wall ở New York. Ảnh Economists. Mỹ chính thức thừa nhận nền kinh tế đang suy thoái "Nước Mỹ lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007", tuyên bố trên được đưa ra hôm 1/12 bởi các nhà kinh tế thuộc Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) và được chính phủ Mỹ chính thức thừa nhận. Nhà Trắng đã chính thức thừa nhận kết luận của NBER và cho biết đang cố đẩy nhanh quá trình hồi phục kinh tế bằng cách cải thiện thị trường tài chính, tín dụng, và nhà đất. Theo số liệu chính thức từ chính phủ, GDP thụt lùi 0,2% trong quý IV/2007 nhưng tăng 0,8% trong quý I/2008 và 2,8% trong 4 tháng tiếp theo. Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa đi xuống 0,5% trong quý III/2008. Tuy nhiên, NBER cho biết việc xác định suy thoái không chỉ được dựa trên GDP mà còn nhiều chỉ báo kinh tế khác. Một trong những yếu tố quan trọng khác được tính đến là thị trường việc làm, vốn sụt giảm liên tiếp từ tháng 12 năm ngoái. Số liệu hàng tháng về thu nhập, sản xuất, bán lẻ đều cũng được nghiên cứu. Trước khi tuyên bố chính thức được đưa ra, nhiều chuyên gia đã nhận định nước Mỹ rơi vào suy thoái. Ông Michael Fowkes, Nhà Phân tích tại Investor"s Observer, cho biết: "Nỗi sợ suy thoái giờ đã trở thành hiện thực. Câu hỏi được đặt ra bây giờ là tình trạng này sẽ tồi tệ tới mức nào và kéo dài trong bao lâu". Tình hình căng thẳng của kinh tế Mỹ hiện nay đang khiến số người nộp đơn xin phá sản ở nước này tăng vọt. Đáng chú ý, số nợ bình quân mà những người Mỹ phá sản lần này đang gánh cao hơn rất nhiều so với những người phá sản trong những lần suy thoái trước ở Mỹ. Giá nhà sụt giảm, thu nhập co lại và nguồn tín dụng gần như cạn kiệt đang là những thách thức khốc liệt mà người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt. Mặc dù những lý do thường gặp khiến những con nợ gặp khó ở Mỹ phải nộp đơn xin phá sản như mất việc, chi phí y tế cao, ly dị… vẫn là những lý do quan trọng, những áp lực từ sự đi xuống của nền kinh tế đang góp phần phân loại những ai có thể và không thể vượt qua cơn sóng gió hiện nay. Các luật sư về phá sản cho biết, không chỉ số đơn xin phá sản tăng lên, số tiền nợ trong thẻ tín dụng mà những người nộp đơn đang mang cũng tăng mạnh do những con nợ này phải vật lộn với khoản phải trả hàng tháng cho khoản vay thế chấp nhà. Không ít người đang phải gánh khoản nợ thế chấp lớn hơn giá trị căn nhà mà họ mua bằng khoản vay đó do sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ. 15 nước EU rơi vào suy thoái Liên tiếp trong hai quý, hai và ba, GDP 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần một thập kỷ qua. Số liệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở mức âm 0,2% trong quý ba, sau khi đã xuống dốc với tốc độ tương tự trong quý hai. GDP giảm trong hai quý liên tiếp là một minh chứng rõ ràng cho thấy kinh tế rơi vào suy thoái. Thông tin chính thức phát đi từ cơ quan chức năng EU là đòn trời giáng với giới đầu tư sau 9 năm thành lập khu vực đồng tiền chung châu Âu. "Không phải chờ cho tới khi số liệu GDP quý ba được công bố người ta mới nghĩ EU rơi vào suy thoái. Những số liệu và nghiên cứu gần đây cho thấy GDP trong quý tư thậm chí còn tồi tệ hơn vì cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng để lại hậu quả nặng nề", ông Howard Archer, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Global Insight bình luận. Không khí tại Đức, đầu tàu kinh tế của cả khu vực, ảm đạm nhất. GDP quý ba ở đây giảm tới 0,5% sau khi đã giảm 0,4% trong quý hai. Tây Ban Nha, Italy cũng gia nhập câu lạc bộ suy thoái. Riêng Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai trong eurozone, tăng nhẹ 0,1%. Tình hình tồi tệ cũng đe dọa các nước ngoài khu vực đồng tiền chung. Tại Anh, GDP quý ba đã giảm 0,5%, lần đầu tiên sau mười sáu năm qua. Ngân hàng Trung ương Anh quốc cho biết nước này đang đứng trước nguy cơ thiểu phát. Kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ 16 năm qua Cơ quan thống kê nhà nước Italia (ISTAT) ngày 16/11 khẳng định nền kinh tế Italia đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên kể từ năm 2005 và là cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ cuối năm 1992. Theo ISTAT, tăng trưởng GDP của Italia trong quý III/08 đã giảm 0,5% so với quý II và giảm 0,9% so với cùng kì năm ngoái. Trong quý II, tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới này cũng giảm 0,4% so với quý I. Do GDP giảm trong 2 quý liên tục, nền kinh tế Italia đang chìm trong một cuộc "suy thoái kĩ thuật" và gần như chắc chắn tăng trưởng trong cả năm 2008 sẽ ở mức âm, lần đầu tiên kể từ 16 năm nay. Những dự đoán lạc quan nhất của ISTAT trong năm 2009 cho thấy, tăng trưởng GDP của Italia tiếp tục ở mức âm -0,6% thậm chí -0,7%, đồng thời là mức tăng trưởng thấp nhất trong các quốc gia thuộc khối G8. Hiệp hội giới chủ công nghiệp Italia (Confindustria) -cơ quan đại diện cho giới chủ Italia- nhận định, nước này cần thực hiện các biện pháp để giảm suy thoái, trong đó có việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, xóa bỏ các loại thuế đánh vào lợi tức tái đầu tư và tiến hành các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng. Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Italia (Codacons) thì cho rằng nền kinh tế Italia suy thoái không phải do khủng hoảng về thị trường vốn, mà chủ yếu là do sự khủng hoảng của các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Do đó, việc chính phủ cứu vớt các doanh nghiệp là điều vô ích, bởi cách tốt nhất là giúp đỡ người tiêu dùng để tăng sức mua trên thị trường. Theo các nhà phân tích, cuộc suy thoái kinh tế lần này có khả năng nghiêm trọng tương đương với cuộc đại suy thoái xảy ra trong 2 năm 1993-1994, khi tăng trưởng GDP đạt mức âm trong 6 tháng liên tiếp. Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga Khủng hoảng tài chính tại Nga đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp mất giá mạnh và 2 tháng qua, chính phủ đã phải chi 57,5 tỷ USD giữ giá đồng tiền này. Trong khi đó, nguy cơ thâm hụt ngân sách của Nga rất lớn và kinh tế khó khăn, bởi thời kỳ thịnh vượng nhờ giá dầu lửa cao đã chấm dứt. Trong khi đó, do những biến động về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm khoảng 97,6 tỷ USD trong 2 tháng qua. Trước tình hình dự trữ ngoại tệ sụt giảm, ông Ignatyev cho biết Nga quyết định cắt giảm các khoản đầu tư mua trái phiếu của các công ty cho vay thế chấp đang khó khăn của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac trong 2 tháng (tính từ 1/11), từ 65,6 tỷ USD xuống còn 20,9 tỷ USD. Trước đó, các quan chức Nga hồi tháng 7 tiết lộ nước này đã đầu tư khoảng 100 tỷ USD mua trái phiếu của các công ty Mỹ, một phần trong số này nằm trong tài sản của các công ty Fannie Mae và Freddie Mac. Theo giới phân tích, tình trạng tài chính khó khăn nói trên của Nga có thể cản trở mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn của nước này. Nền kinh tế Nga vốn ổn định và mạnh lên trong thời gian khá dài nhờ xuất khẩu dầu lửa được giá, nhưng hiện đứng trước nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm mạnh, chỉ còn chưa đầy 40 USD/thùng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga A. Kudrin vừa thừa nhận rằng, giá dầu giảm cũng có nghĩa là dự trữ tài chính của Nga có thể cạn kiệt trong năm tới. Ông A. Dvokorvik, cố vấn kinh tế của Chính phủ Nga nhận định rằng, đồng Rúp Nga có thể sẽ mất giá hơn nữa. Theo giới phân tích, khi mức giá dầu trung bình thấp hơn 70 USD/thùng trong vòng vài tháng thì ngân sách của Nga sẽ thâm hụt ngay trong hai tháng đầu năm 2009 và buộc chính phủ nước này phải điều chỉnh chương trình phát triển kinh tế. Tổng thống Nga D.Medvedev cho biết chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Tổng thống Nga D.Medvedev cho biết chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Ảnh AP. Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái Các số liệu thống kê công bố cho thấy, kinh tế Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn nhất ở châu Á - đã chính thức rơi vào suy thoái. Đây là lần suy thoái đầu tiên của nền kinh tế này trong 7 năm trở lại đây. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý 3 vừa qua, GDP của Nhật tăng trưởng âm 0,1% so với quý trước, sau khi đã tăng trưởng âm 0,3% trong quý 2. Từ đầu năm tới nay, GDP của Nhật đã sụt giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo định nghĩa mang tính kỹ thuật, một nền kinh tế bị coi là suy thoái khi tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Theo giới quan sát, việc kinh tế Nhật rơi vào suy thoái không phải là một sự kiện gây bất ngờ. Trước đó, khủng hoảng tài chính đã “lái” kinh tế Nhật tới bờ vực suy thoái. Sự chao đảo của thị trường tài chính quốc tế đã khiến giới đầu tư “carry trade” ồ ạt rút vốn khỏi những thị trường có lãi suất cao để chuyển về các đồng tiền có lãi suất thấp mà họ vay trước đó để đầu tư. Trong hoạt động đầu tư “carry trade”, các nhà đầu tư vay tiền ở một nước có mức lãi suất thấp hơn để đầu tư vào các loại tài sản ở các quốc gia có mức lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Mặt khác, những đồng tiền có lãi suất thấp cũng được giới đầu tư coi là các “vịnh tránh bão” an toàn trong thời điểm khủng hoảng. Điều này khiến các đồng tiền có lãi suất thấp - trong đó có Yên Nhật và USD - tăng giá mạnh. Sự lên giá của Yên Nhật, cùng với sự sụt giảm nhu cầu của thế giới, đã làm khó các nhà xuất khẩu như Canon, Toyota… - vốn là đầu tàu chính của kinh tế Nhật Bản. Các công ty Nhật gặp khó, kéo theo việc cắt giảm đầu tư, sa thải nhân công và sự chao đảo mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật, khiến tình hình kinh tế nước này thêm tồi tệ. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng âm 0,1% trong năm nay, so với các mức tăng trưởng âm 0,9% và âm 0,5% ở Mỹ và châu Âu. Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái Ngày 21/11, Bộ Công thương Singapore công bố Tổng sản phẩm nội địa quý 3 tiếp tục giảm 6,8% so với quý 2. Nước này chính thức rơi vào suy thoái. Báo cáo chính thức của Bộ Công thương Singapore (MTI) được gửi đến các cơ quan truyền thông ngay khi bắt đầu ngày làm việc và không gây ra nhiều bất ngờ. GDP của Singapore trong quý 2 giảm đã 5,3% so với quý 1. Và hồi tháng 10, MTI đã dự đoán GDP quý 3 sẽ giảm chừng 6,3% so với quý 2. Với mức giảm tăng trưởng của GDP trong hai quý liên tiếp, việc công bố suy thoái chỉ là vấn đề thời gian. So với cùng kỳ năm 2007, GDP quý 3 năm nay giảm 0,6%. Những biến động kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã khiến mọi dự đoán tăng trưởng công khai của các nhà kinh tế nước này trở nên thiếu chính xác. MTI hôm qua cũng điều chỉnh dự đoán tăng trưởng năm 2008 là 2,5%, giảm 0,5% so với dự đoán hồi tháng 10, và chỉ bằng 1/3 mức tăng trưởng năm 2007. Đây là lần thứ tư trong năm MTI hạ dần con số này. Tương tự, dự đoán tăng trưởng GDP cho năm 2009 được rút xuống còn -1% đến 2%, bởi “nền kinh tế đang đối diện với một sự suy giảm diện rộng trong năm 2009”, báo cáo của MTI nhận định. Ngay sau khi MTI công bố suy thoái, Bộ Tài chính lập tức ra thông báo sẽ dành thêm 2,3 tỷ SGD (1,5 tỷ USD) cho vay trong một năm đối với doanh nghiệp nhỏ bắt đầu từ ngày 1/12 tới. Với nguồn hỗ trợ đó, dự kiến 124.000 lao động có thể được hưởng lợi nhờ hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục được duy trì. Bộ trưởng Tài chính Tharman Shanmugaratnam cũng khẳng định, Chính phủ không có kế hoạch giảm thuế giá trị gia tăng trên hàng hóa và dịch vụ. Mức thuế này hiện tại là 7%, được tăng lên từ mức 5% hồi tháng 7/2007 và đã bị nhiều chỉ trích từ công chúng. Bộ Tài chính nước này cũng nói rằng, kế hoạch tài chính năm 2009 sẽ được công bố vào ngày 22/1 tới, tức sớm hơn 1 tháng theo kế hoạch thường niên, nhằm định hướng sớm các chính sách kinh tế cho năm tới, bởi theo nhận định của Thủ tướng Lý Hiển Long, nền kinh tế Singapore sẽ phải đối phó với mức tăng trưởng thấp trong nhiều năm tới. Trung Quốc: nhà máy đóng cửa, đơn hàng thu hẹp, nhân công mất việc Một thống kê cho thấy, đã có hơn 65.000 nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa từ đầu năm đến nay và con số này hiện nay vẫn chưa có dấu hiện dừng lại khi các đơn đặt hàng xuất khẩu đang ngày càng bị thu hẹp và cắt giảm. Trung Quốc mở rộng giao thương láng giềng bằng Nhân dân tệ nhằm giúp các nhà xuất khẩu đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Ảnh Reuters. Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung Quốc Yin Weimin cho biết, trong hoàn cảnh hiện nay thì vấn đề công ăn việc làm của người lao động là mối lo hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc. Ông Yin cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng vừa qua, hàng loạt các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã phải đóng cửa hoặc ngừng sản xuất. Cũng theo ông Yin thì thị trường việc làm sẽ còn tiếp tục co lại trong thời gian tới, mà những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những lao động nhập cư ngoại tỉnh, với con số lên đến khoảng 150 triệu người. Khu vực sản xuất vẫn chiếm 14% lượng hàng may mặc, đồ chơi và dày da nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong năm ngoái đã bị suy giảm một cách nhanh chóng chỉ trong vài tháng gần đây. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 8% để bảo đảm ổn định thị trường việc làm.Ba quý đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9%, sau khi tăng đến 11,9% hồi năm ngoái trong khi con số tăng trưởng được dự báo còn tiếp tục giảm nữa trong thời gian tới. Theo Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội thì con số thất nghiệp hiện nay ở Trung Quốc là 8,3 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp 10 tháng đầu năm là 4%, trong khi chính phủ dự báo tỷ lệ thất nghiệp cả năm là 4,5%. Thế giới có 85 tập đoàn phá sản trong năm 2008 Tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Standard & Poor"s (S&P) cho biết tổng cộng 85 tập đoàn và công ty đã tuyên bố phá sản trong năm 2008 (tính đến hết ngày 11/11), tăng mạnh so với 22 vụ năm 2007 và 30 vụ năm 2006. Mỹ chiếm tới 70 trong trong tổng số 85 tập đoàn và công ty nói trên, tiếp theo là châu Âu (5), châu Á (4), Canađa (3), Mêhicô (2) và Nga (1). Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia có số công ty bị đánh giá tín nhiệm ở mức "B-" nhiều nhất (biểu thị tình trạng nền kinh tế có yếu tố đầu cơ) và có tới 75% trong số 207 tập đoàn và công ty bị đánh giá tín nhiệm ở mức thấp nhất trên toàn cầu. Tổng số nợ của 207 công ty nói trên, chủ yếu thuộc các lĩnh vực như truyền thông, giải trí, sản phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng, vào khoảng 417,38 tỷ USD. Tỷ lệ vỡ nợ do đầu cơ ở Mỹ đã tăng trong tháng thứ 10 liên tiếp, lên 2,86% trong tháng 10/08, so với 2,68% trong tháng 9/08. Trong khi tỷ lệ vỡ nợ ở châu Âu tăng từ mức 1,00% trong tháng 9/08 lên 1,01% trong tháng 10/08, thì con số này ở những nền kinh tế mới nổi cũng tăng từ mức 0,17% lên 0,82% trong cùng kỳ. S&P dự đoán tỷ lệ vỡ nợ ở Mỹ sẽ tăng lên mức trung bình 7,6% trong vòng 12 tháng tới. Năm vụ tuyên bố vỡ nợ gần đây nhất bao gồm tập đoàn Masonite International Inc có trụ sở tại Canađa, tập đoàn sản xuất chất ethanol VeraSun Energy Corp có trụ sở ở Mỹ nộp đơn xin phá sản vào ngày 31/10, tập đoàn Hawaiian Telcom Communications, nhà sản xuất thịt gà Pilgrim"s Pride lớn nhất của Mỹ và tập đoàn American Media Operations. Nhật Vy (Tổng hợp) Nguồn Vietnamnet
-
Israel chính thức tấn công dải Gaza, nhắm vào quân Hamas 17:31' 27/12/2008 (GMT+7) Cách đây ít phút, các máy bay Israel đã tiến hành không kích dọc dải Gaza, nhắm vào các mục tiêu của quân Hamas tại Palestine. Cách đây ít phút, các máy bay Israel đã tiến hành không kích dọc dải Gaza, nhắm vào các mục tiêu của quân Hamas tại Palestine. Ảnh AFP. Cho tới lúc này, chưa có báo cáo nào cho thấy thương vong và các thiệt hại đi kèm. Tuy vậy, qua quan sát trên truyền hình trực tiếp thì đã thấy nhiều người được vần vào các xe cứu thương. Người dân đang tháo chạy khỏi những nơi bị tấn công, hầu hết đổ ra đường phố. Theo các quan sát viên phản ánh tức thời thì đây có thể là cuộc không kích dữ dội nhất của các máy bay Israel đối với quân Hamas dọc dải Gaza từ vài thập kỷ trở lại đây. Sự kiện chấn động này xảy ra chỉ đúng 2 ngày sau khi Thủ tướng Israel Ehud Olmert hôm 25/12 đã đưa ra lời kêu gọi vào ’’phút chót’’ đối với người Palestines ở dải Gaza loại bỏ Hamas và ngừng bắn tên lửa vào Israel, đồng thời cảnh báo Hamas rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ lực. Người Palestine chạy khỏi các cuộc tấn công. Ảnh AP. Ngoại trưởng Israel là Livni tuyên bố Hamas phải trả giá cho hành động tấn công bằng tên lửa ’’không thể chịu đựng được’’. Tư lệnh quân đội Gabi Ashkenazi thì nói rằng Israel phải hành động bằng ’’mọi sức mạnh của chúng ta để phá hủy cơ sở hạ tầng của bọn khủng bố và thay đổi tình hình an ninh’’. Thủ tướng Olmert đã chống lại những lời kêu gọi về một chiến dịch quân sự lớn chống Hamas. Tuy nhiên, áp lực buộc ông hành động đã gia tăng khi nhiều tên lửa và đạn pháo được bắn từ Gaza sang miền Nam Israel kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn 6 tháng do Ai Cập làm trung gian hết hiệu lực hồi tuần trước. Kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt, hơn 200 quả tên lửa và đạn pháo đã được bắn vào Israel, gây nhiều thiệt về cơ sở hạ tầng song ít thương vong về người. Trong lúc đó, 6 chiến binh ở Gaza đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công trả đũa của Israel. Nhật Vy (Theo CNN, AP, BBC) Khói lửa lại bao trùm khắp Gaza 18:13' 27/12/2008 (GMT+7) Cách đây ít phút, các máy bay Israel đã tiến hành không kích dọc dải Gaza, nhắm vào các mục tiêu của quân Hamas tại Palestine.Dưới đây là một số hình ảnh mới nhất diễn tả rõ nét tình hình khói lửa đang bao trùm khắp Gaza: Bản đồ chỉ rõ khu vực Gaza mà các máy bay Israel đã tiến hành không kích. Cách đây ít phút, các máy bay Israel đã tiến hành không kích dọc dải Gaza, nhắm vào các mục tiêu của quân Hamas tại Palestine. Các mục tiêu bị tấn công. Biên giới Gaza giữa một bên là Israel, một bên là Palestine. Xe tăng của Israel tiến qua biên giới Gaza. Người Palestine chạy khỏi các cuộc tấn công. Người Palestine đứng chờ cứu trợ của Iran đang được chở tới Palestine bằng tàu thuỷ. Xe quân sự của Israel tuần tra dọc biên giới Gaza. Xe cứu trợ quốc tế dọc biên giới Gaza Quân Hamas cũng đã sẵn sàng. Người dân Palestine biểu tình chống chiến tranh tại dải Gaza. Người dân Israel biểu tình chống chiến tranh tại thủ đô Tel Aviv. Nhiều người được vần vào các xe cứu thương. Người Palestine dìu các nạn nhân bị thương do không kích. Người Palestine dìu các nạn nhân bị thương do không kích. Xe tăng của Israel tiến qua biên giới Gaza. Khói lửa lại bao trùm khắp Gaza Nhật Vy (Ảnh CNN, AP, BBC, AFP) Nguồn Vietnam net
-
Rất cảm ơn anh Phạm Cương! Bài viết của anh cho thấy việc nhìn nhận về phong thuỷ dưới quan điểm LẠC VIỆT là hết sức HỢP LÝ mang tính tổng thể, toàn diện và cũng rất rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục (chứ không khó hiểu như một số quan niệm phong thuỷ khác). thanhphuc thiển nghĩ sự hài hoà, hợp lý của các yếu tố THIÊN, ĐỊA, NHÂN trong lý giải của anh Phạm Cương có một cái gì đó liên hệ hết sức chặt chẽ với những sự kiện đã, đang diễn ra từ khi có thông tin về việc này từ khi lá thư ngỏ của nhà sử học Dương Trung Quốc gửi ông Nguyễn Thế Thảo đến nay. Có lẽ, đó chính là tính hợp lý, khoa học của quan niệm về phong thuỷ trong nền VĂN HIẾN LẠC VIỆT.
-
Lợn - Con vật "anh hùng" của năm 2008 14:39' 22/12/2008 (GMT+7) theo Vietnamnet Một chú lợn sống sót sau 36 ngày bị chôn vùi trong đống đổ nát của trận động đất lịch sử ở phía tây nam Trung Quốc đã được vinh danh là "Con vật của năm 2008". Chu Kiên Cường trước sự ngưỡng mộ của mọi người. (Ảnh: Yntv) Theo Nhật báo Trung Quốc, chú lợn đã giành được giải thưởng trong một cuộc bình chọn trực tuyến sau khi vượt qua thử thách chông gai và được dựng tượng cũng như "trích dẫn giới thiệu cuộc sống" như một trong những tâm điểm thu hút nhất ở bảo tàng tưởng niệm vụ động đất lịch sử. Chú lợn có tên là "Chu Kiên Cường", nghĩa là chú heo mạnh mẽ, đã được vinh danh, khi người ta phát hiện ra chú vẫn còn sống trong đống đổ nát 36 ngày sau vụ trận động đất 8 độ richter ở Tứ Xuyên ngày 12/5. Chú lợn anh hùng sống nhờ nước mưa và một túi than trong suốt thời gian bị vùi, đã được bán lại cho bảo tàng - nơi nhất trí nuôi dưỡng chú đến hết đời, và coi chú như một biểu tượng của cuộc sống trong thảm họa. Thoát khỏi cảnh lo lắng tới ngày đến lò mổ, chú lợn giờ đây thích thú với cuộc sống tự do trong bảo tàng. "Chú lợn ngày càng ú ra, và lười biếng hơn", tờ báo trích lời một nhân viên bảo tàng nói như vậy. "Chúng tôi đã từng dắt lợn ra ngoài đi dạo hai lần một ngày, nhưng giờ đây, nó đã phì quá mức, nên chúng tôi chỉ dám cho nó ăn hai bữa/ngày". Theo bình luận của diễn đàn Red Net, trang web tổ chức cuộc bình bầu trực tuyến, chú lợn hai tuổi là "hiện thân cho tinh thần không bao giờ đầu hàng" và trở thành một hình mẫu của các doanh nghiệp Trung Quốc giữa lúc kinh tế khó khăn. Kỳ Thư (Theo AFP)
-
CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI 2008 10 vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới năm 2008 Nguồn VnEconomy 21/12/2008 09:16 (GMT+7) Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở châu Á - Ảnh: AFP. Có lẽ, chưa năm nào thế giới lại chứng kiến sự thay đổi quá lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu như năm nay. Từ nước Mỹ, bóng đen khủng hoảng tài chính lan rộng khắp các châu lục, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực và cho tới giờ vẫn chưa có hồi kết. Khi 2008 sắp qua, VnEconomy xin cùng độc giả điểm lại những vấn đề nổi bật của nền kinh tế toàn cầu năm nay, do Ban Biên tập của báo bình chọn. 1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu Đây là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế thế giới năm 2008. Cuộc khủng hoảng này được “châm ngòi” bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn (sub-prime mortgage) dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ. Số lượng các khoản vay loại này phát triển bùng nổ trong thời kỳ hình thành bong bóng trên thị trường địa ốc ở Mỹ, do người đi vay đặt nhiều hy vọng vào việc mua nhà để bán kiếm lời, còn các ngân hàng thì nhận thấy những khoản lợi nhuận quá béo bở. Tuy nhiên, điều đáng nói là rủi ro của hoạt động vay nợ này không chỉ được giới hạn giữa người đi vay và các ngân hàng. Danh mục nợ này được các ngân hàng thương mại bán lại cho các ngân hàng đầu tư, để rồi các ngân hàng đầu tư sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitization) các khoản nợ địa ốc thành các loại chứng khoán (mortgage-backed securities – MBS), bán cho các nhà đầu tư khăp thế giới. Khi giá nhà đất ở Mỹ đạt đỉnh và bắt đầu sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu và vỡ nợ tăng theo, kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ giá trị của các loại chứng khoán MBS nói trên. Tới lúc này, tai nạn xuất hiện theo kiểu hiệu ứng domino, từ người mua nhà, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư, tới các nhà đầu tư mua vào chứng khoán nợ địa ốc… cùng điêu đứng. Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở châu Á. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu. Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong việc cho vay bao nhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu. Tình trạng đóng băng tín dụng - vốn là “nguồn nhựa sống” của nền kinh tế - đang là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay của kinh tế thế giới. Thống kê của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu tới nay, các tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới đã cắt giảm khoảng 240.000 việc làm và báo lỗ cùng thâm hụt tài sản hơn 1.000 tỷ USD. 2. Ba nền kinh tế lớn nhât thế giới đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai, kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay đã đẩy đồng loạt cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào suy thoái. Đây là lần đầu tiên, Mỹ, Nhật và châu Âu cùng suy thoái từ năm 1945 tới nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ tăng trưởng âm 0,3% trong cả năm 2009, trong đó dự kiến tăng trưởng tại Mỹ sẽ là âm 0,7%, tăng trưởng tại Nhật Bản là âm 0,2%, tăng trưởng tại Eurozone là âm 0,5%. Suy thoái tại các nền kinh tế lớn - đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ chốt của các nền kinh tế đang nổi lên - kéo tốc độ tăng trưởng sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 9%, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 7,5% trong năm tới, thấp nhất từ năm 1990 tới nay. Cũng theo WB, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo 2,5% cho năm nay và mức tăng 4% trong năm 2006. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất của kinh tế toàn cầu từ năm 1982 - năm kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 0,3% - tới nay. Về kinh tế các nước đang phát triển, WB cho rằng, mức tăng trưởng của năm tới sẽ là 4,5%. 3. Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng Là tâm điểm của khủng hoảng, nước Mỹ là nơi diễn ra nhiều vụ đổ vỡ nhất trong ngành tài chính - ngân hàng. Trước hết, phải kể tới sự “biến mất” của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (investment bank) của Phố Wall. Cả 5 ngân hàng đầu tư độc lập của con phố tài chính này đều trải qua những bước ngoặt số phận trong năm 2008: Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company). Kế đến là hàng loạt vụ giải thể trong lĩnh vực ngân hàng thương mại của Mỹ. Tính tới ngày 15/12 vừa qua, số ngân hàng thương mại của Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 25, so với con số 3 ngân hàng bị ngưng hoạt động trong cả năm 2007. Trong số này, phải kể tới những tên tuổi lớn như Washington Mutual, Wachovia, IndyMac…Sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Mỹ ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của người dân không chỉ ở nước này mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Các nền kinh tế lớn ở châu Á hầu như không có ngân hàng nào bị đóng cửa trong năm qua. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, tại Hồng Kông, do tin đồn thất thiệt, người dân đã đổ xô đi rút tiền gửi ở Ngân hàng Bank of East Asia (BAE). 4. Năm của các kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến chính phủ các nước không thể không can thiệp. Nhiều “đại gia” tài chính của nước Mỹ và châu Âu có lẽ đã đổ vỡ nếu không có sự can thiệp kịp thời của chính phủ. Tại Mỹ, Chính phủ nước này năm qua đã phải tiếp quản hai tập đoàn tài chính nhà đất khổng lồ là cặp “sinh đôi” Fannie Mae và Freddie Mac, hãng bảo hiểm AIG, và ngân hàng Citigroup. Tại châu Âu, danh sách các ngân hàng được các nhà chức trách can thiệp cũng tương đối dài. Nhiều ngân hàng lớn của châu lục này đã bị quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ như Northern Rock và Bradford & Bingley của Anh, Fortis và Dexia của Bỉ, Hypo Real Estate của Đức; Kaupthing, Landsbanki và Glitnir của Iceland…Nói về các kế hoạch giải cứu quy mô lớn của Mỹ, cần nhắc tới kế hoạch 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính, kế hoạch 800 tỷ USD để “phá băng” thị trường tín dụng, kế hoạch mua thương phiếu để tăng tính thanh khoản cho các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng, kế hoạch cứu các con nợ địa ốc khỏi mất nhà… Hiện Chính phủ Mỹ cũng đang tìm biện pháp để cứu ngành công nghiệp xe hơi của nước này sau khi một kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD dành cho các hãng ôtô bị Thượng viện bác bỏ.Bên kia bờ Đại Tây Dương, sau nhiều tranh cãi, các nước sử dụng chung đồng Euro cũng đi tới một kế hoạch giải cứu tập thể cho ngành ngân hàng; nước Anh cũng tung ra một gói giải cứu trị giá 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của mình. Cùng với đó, thế giới cũng chứng kiến sự ra đời của những kế hoạch kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Mở màn là gói kích thích kinh tế thông qua hoạt động hoàn thuế cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 150 tỷ USD của Mỹ. Tổng thống đắc cử Barack Obama của Mỹ hiện đang có ý định đưa ra một gói kích thích kinh tế nữa, với trị giá có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 568 tỷ USD. Gần đây nhất, hôm 12/12, Nhật Bản đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 255 tỷ USD. Cùng thời điểm, EU cũng đưa ra một kế hoạch tương tự trị giá khoảng 267 tỷ USD. 5. Nỗi lo lạm phát chuyển sang nỗi lo giảm phát, đói nghèo gia tăng trên toàn thế giới Ở nửa đầu năm nay, trong bối cảnh thị trường dầu thô liên tiếp lập kỷ lục và thiếu chút nữa chinh phục mốc 150 USD/thùng, lạm phát là nỗi lo canh cánh của cả thế giới. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nỗi lo này càng giảm bớt cùng với sự đi xuống nhanh chưa từng có của giá nhiên liệu. Mặc dù vậy, thế giới lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới là giảm phát - một vấn đề đáng ngại không kém gì lạm phát. Tại Mỹ, trong tháng 11, CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm 1% trong tháng 10. Từ đầu năm tới nay, CPI ở nước này chỉ tăng có 0,7%, so với mức tăng 4,1% trong cả năm 2007. Tại châu Âu, lạm phát cũng đang giảm mạnh. Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) cho hay, lạm phát trong tháng 11 của khu vực Eurozone đã giảm xuống còn 2,1% trong tháng 11 – mức thấp nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây - từ mức 3,2% trong tháng 10. Tại Trung Quốc – nền kinh tế hồi đầu năm còn đặt nhiệm vụ hàng đầu là “giảm nhiệt” tăng trưởng – lạm phát tháng 11 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng qua. Chỉ số CPI của nước này trong tháng chỉ tăng có 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 4% trong tháng 10. Tầng lớp dân nghèo của thế giới là một trong những đối tượng hứng chịu nhiều tác động nặng nề của sự biến động giá cả và khủng hoảng tài chính. Tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, Giá lương thực tăng cao và kinh tế suy thoái đã làm số người bị đói năm 2008 tăng thêm 40 triệu, nâng tổng số người thiếu đói toàn cầu lên 960 triệu. Nếu như lạm phát tất yếu đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của họ, thì giảm phát cũng có khả năng gây tác động tai hại không kém, vì giá cả lương thực giảm, dẫn tới hạn chế đầu tư phát triển diện tích trồng trọt, dẫn tới nguồn cung eo hẹp. 6. Sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử Những biến động lớn chưa từng có trong nền kinh tế buộc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đi tới những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ. Tựu chung, từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để chống khủng hoảng, thế giới đã chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để chống khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng. Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp chưa từng có trong lịch sử 0 – 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương với mục tiêu số một là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng Euro về mức 2,5% sau khi khủng hoảng tấn công mạnh vào châu Âu. Nhật Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7 năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ. Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu hiện nay có mức lãi suất dưới 1% khi mới đây đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5%...Đáng chú ý, các quốc gia không chỉ tiến hành cắt giảm lãi suất riêng lẻ, mà còn thực hiện những đợt phối hợp cắt giảm lãi suất toàn cầu, mà mở đầu là đợt cắt giảm lãi suất hôm 8/10 do FED, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dẫn đầu trong bối cảnh diễn biến khủng hoảng căng thẳng. Cùng với việc hạ lãi suất, các nước cũng liên tục bơm tiền với khối lượng lớn vào hệ thống tài chính và nền kinh tế để tăng cường tính thanh khoản cho thị trường. Hiện chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên, số tiền mà Mỹ cam kết tới thời điểm này để vực dậy kinh tế và hỗ trợ ngành tài chính đã lên tới con số xấp xỉ 7.000 tỷ USD. 7. Thị trường hàng hóa đạt đỉnh và tụt dốc Năm 2008 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá. Hai mặt hàng được quan tâm nhiều là vàng và dầu thô đều cùng đạt đỉnh cao lịch sử trong năm nay, với mức trên 1.030 USD/oz đối với giá vàng vào thời điểm tháng 3, và mức trên 147 USD/thùng đối với giá dầu vào giữa tháng 7. Sau đó, giá cả hai mặt hàng này cùng trượt dốc dài. Tuy nhiên, với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong khủng hoảng, giá vàng không sụt giảm quá mạnh. Trong khi đó, giá dầu – một hàn thử biểu của sức khỏe kinh tế - đã “đánh mất” hơn 70% so với mức đỉnh nói trên. Tựu chung, chỉ số giá Reuters/Jefferies CRB Index của 19 loại hàng hóa, trong đó có vàng và dầu thô, đã giảm mất 38% tính từ đầu năm tới ngày 18/12 này. Sự thay đổi quá nhanh chóng của bộ mặt và viễn cảnh kinh tế thế giới, từ tích cực sang tiêu cực, là lý do chính dẫn tới sự tụt dốc này. 8. Năm chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu Khủng hoảng tài chính, kéo theo sự đổ vỡ và nguy cơ đổ vỡ của nhiều tập đoàn lớn trong ngành này, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục rung chuyển trong năm 2008. Cũng theo số liệu của Bloomberg, tính tới ngày 19/12 này, thị trường chứng khoán thế giới đã sụt giảm 46% giá trị so với hồi đầu năm, còn 32.000 tỷ USD. Riêng tại thị trường Mỹ, tính tới ngày 17/12, chỉ số Dow Jones đã giảm 33,47%, chỉ số S&P 500 giảm 38,4%, còn chỉ số Nasdaq giảm 40,45%. 9. Bầu cử tổng thống Mỹ, cả thế giới đặt hy vọng vào chính sách kinh tế của ông Barack Obama. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 này được xem là một cuộc bầu cử lịch sử trên nhiều phương diện như tính chất căng thẳng, mức độ tốn kém, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu… và đặc biệt việc là nước Mỹ đã bỏ phiếu để chọn vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử của mình. Là người được lựa chọn trong bối cảnh đất nước đối mặt nhiều khó khăn chồng chất, ông Obama lãnh sứ mệnh phải tạo ra những thay đổi. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu của ông là vực dậy nền kinh tế Mỹ khỏi thời kỳ suy thoái tồi tệ hiện nay và đẩy mạnh các nỗ lực hợp tác chống khủng hoảng trên phạm vi quốc tế. Phải tới ngày 20/1/2009 tới, ông Obama mới chính thức nhậm chức, việc ông có thể thực hiện được sứ mệnh của mình tới đâu còn phải chờ xem. Tuy nhiên, cả nước Mỹ và thế giới đang cùng đặt hy vọng vào vị Tổng thống Mỹ thứ 44 này, nhất là chính sách kinh tế của ông. 10. Những vụ scandal tài chính và doanh nghiệp lớn Ngày 11/12, cả thế giới chấn động khi các nhà chức trách Mỹ bắt giữ cựu Chủ tịch Thị trường Chứng khoán Nasdaq Mỹ, đồng thời là một nhà giao dịch chứng khoán huyền thoại của nước này, ông Bernard Madoff. Ông Chủ tịch công ty chứng khoán Bernard L. Madoff Investment Securities LLC này đã dùng những thủ đoạn tinh vi để thu hút vốn của các nhà đầu tư, để rồi thua lỗ tới 50 tỷ USD. Danh sách “nạn nhân” của ông “trùm lừa” này trải dài từ Mỹ, sang châu Âu và cả châu Á. Trong số những “nạn nhân” lớn nhất trong vụ này phải kể tới công ty quản lý tài sản Fairfield Greenwich Group của Mỹ với thiệt hại 7,3 tỷ USD, ngân hàng Banco Santander với mức thiệt hại 3,6 tỷ USD, công ty kế toán và tư vấn tài chính Ascot Partners với thiệt hại 1,8 tỷ USD…Nhiều khả năng, đây sẽ là vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử Phố Wall, và nếu bị kết án, mức hình phạt đối với ông Madoff sẽ là 20 năm tù giam, cộng với 5 triệu USD tiền phạt. Ngoài vụ Madoff, một vụ bê bối khác cần phải kể tới trong năm qua là vụ Chủ tịch tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, ông Lee Kun Hee – vị doanh nhân quyền lực nhất nước này – phải từ chức vì bị buộc tội trốn thuế. Mức hình phạt dành cho ông Lee là 3 năm tù treo và khoản tiền phạt 109 triệu USD.
-
Chủ Nhật, 21/12/2008, 08:37 Nguồn Tiền phong Online Về dự án trung tâm thương mại 19 - 12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Vì lợi ích chung có thể phải hy sinh cái nhỏ! TP - “Thành phố có đường, dân cũng có nơi để buôn bán - đó chính là việc mà thành phố đang phải tính trong lúc này. Nhưng vì lợi ích lớn, vì cái chung, thì có thể phải hy sinh cái nhỏ”- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trả lời phỏng vấn Tiền Phong về dự án tại chợ 19-12. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thành phố đã họp với các ngành, tìm hướng giải quyết vấn đề chợ 19-12. Cuộc họp diễn ra sau khi dư luận, báo chí liên tục tỏ quan điểm không đồng tình về dự án, đặc biệt là dự án đã được triển khai trên nền “chợ Âm phủ” - nguyên là đường phố 19-12, và hiện có trong quy hoạch của Thủ đô (xem Tiền Phong số 354, 355). Thưa ông, cuộc họp đã gợi mở hướng giải quyết như thế nào? Trước hết, cần rà soát các thủ tục đầu tư, xem xét tính pháp lý, các điều kiện, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Tóm lại, mục tiêu của UBND thành phố bây giờ là tìm mọi giải pháp, vắt óc suy nghĩ, để làm sao đạt được tất cả các mục tiêu: bà con ở đó có chợ để buôn bán, để tiếp tục làm ăn, sinh sống. Còn thành phố phải có đường giao thông và đảm bảo đúng quy hoạch đô thị. Theo quy hoạch, chợ 19-12 là một con đường. Tại sao thành phố lại cho thu hồi đất, làm trung tâm thương mại? Trong quy hoạch, đây vẫn là con đường. Nhưng trên cơ sở đó, có thể rà soát lại năng lực giao thông, điều kiện để xem xét. Tùy loại đường, có thể điều chỉnh cho phù hợp (đường giao thông lớn, đường đi bộ, đường chuyên dụng…). Một quyết định hành chính, cũng có thể phải điều chỉnh cho phù hợp, tùy bối cảnh điều kiện cụ thể và tùy quyết định đó như thế nào. Nhưng để điều chỉnh quy hoạch, thành phố phải xem xét kỹ lưỡng, xem xét tất cả các lợi ích, để cân nhắc, quyết định. Như vậy, trong trường hợp phải chuyển dự án đi nơi khác, thành phố giải quyết vấn đề quyền lợi chủ đầu tư và các hộ kinh doanh thế nào? Tất nhiên thành phố sẽ xem xét lợi ích của chủ đầu tư, của các thành phần khác tham gia vào dự án, trong đó có các hộ kinh doanh. Vấn đề quan trọng là phải giải quyết được những lợi ích đó. Với những động thái kịp thời vừa qua, thành phố đã nhận được sự đồng tình rộng rãi của dư luận và nhân dân, thưa ông? Chủ trương không những phải thống nhất trong nội bộ, mà cần sự đồng thuận của xã hội, của dư luận. Hướng của thành phố là phải hy sinh những lợi ích nhỏ để giành được lợi ích lớn. Tất cả đều là vì cái chung, đều vì dân hết. Các bài báo trên báo Tiền Phong cũng nêu rõ quan điểm luôn ủng hộ chủ trương làm đẹp của thành phố, đó là cái đẹp đúng quy hoạch, kiến trúc, trân trọng và nâng niu được giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử. Cùng với đó, thành phố cũng cần có chính sách đối với chủ đầu tư, bà con tiểu thương… Tôi hoàn toàn đồng ý như vậy, và thành phố cũng đang khẩn trương làm việc này. Hiện nay, cái chính để thực hiện được mục tiêu đó là phải xác định được các địa điểm, các mục tiêu, nội dung cụ thể, để sau đó có phương án quyết định. Chủ trương, mục đích của thành phố không gì khác là tìm ra giải pháp tối ưu nhất, đạt được tất cả các mục tiêu đề ra tốt nhất. Xin cảm ơn ông! Bí thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Phải ưu tiên cho bảo tồn nếu như giá trị ấy quan trọng “Trong từng trường hợp cụ thể, phải ưu tiên nhiều hơn cho bảo tồn, thậm chí là ưu tiên tối đa cho bảo tồn, nếu như giá trị bảo tồn ấy cực kỳ quan trọng, cực kỳ quý hiếm, mất cái đó không thể thay thế được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định. “Xung quanh vấn đề chợ 19-12, thành phố đang phải suy nghĩ để có cách nào đó để giải được bài toán tốt nhất. Cùng với đó, dù có phương án này hay phương án kia, điều chỉnh thế này hay thế khác, thì với hơn 300 hộ dân, thành phố cũng phải lo cho họ có nơi để tiếp tục làm ăn, buôn bán” - Bí thư Phạm Quang Nghị nói. Nguyễn Tuấn (thực hiện)
-
Chứng nghiệm: Thứ Bẩy, 20/12/2008 - 10:09 AM theo Dân trí. Hy Lạp thêm một thiếu niên bị bắn, bạo động bùng phát mạnh Học sinh biểu tình tại trường cậu học sinh thứ hai bị bắn. (Dân trí) - Hôm qua, hàng ngàn người đã tiến hành biểu tình, đập phá ở trung tâm thủ đô Athens, Hy Lạp, sau khi một em thiếu niên nữa bị bắn. Một nhóm thanh niên đã tấn công Viện tiếng Pháp, một viện văn hoá và ngôn ngữ, buộc cảnh sát phải huy động lực lượng đến để khống chế tình hình. Bạo loạn ở Hy Lạp bắt đầu “nóng” thêm sau khi một học sinh trung học 17 tuổi ở ngoại ô Athens đang nói chuyện với một nhóm bạn cùng trường bị bắn vào tay bằng một khẩu súng ngắn. Hiện chưa rõ ai là kẻ tấn công cậu học sinh là con của một lãnh đạo nghiệp đoàn này. Tuy nhiên, cảnh sát cho hay, khi xảy ra vụ việc, không có nhân viên nào của họ tuần tra ở trong khu vực. Vụ bắn ẩn danh trên như “đổ thêm dầu vào lửa” giận dữ của sinh viên, vốn vẫn chưa lắng dịu sau khi cảnh sát bắn chết một thiếu niên 15 tuổi vào hôm 6/12 vừa qua. Vụ việc đã gây ra làn sóng bạo động tồi tệ nhất Hy Lạp trong suốt nhiều thập kỷ. Các sinh viên hôm qua đã tổ chức biểu tình để phản đối vụ bắn cậu học sinh 17 tuổi. Một nhóm những người biểu tình đã hướng tới trung tâm Athens, một số hướng tới khu ngoại ô nơi cậu học sinh bị bắn. Cuối ngày, nhóm gồm nhiều nghệ sỹ đã lên kế hoạch tập trung ở trung tâm Athens để tổ chức một buổi hoà nhạc phản đối vụ bắn chết cậu thiếu niên Alexandros Grigoropoulos. Các cuộc biểu tình hàng ngày kể từ sau vụ bắn hôm 6/12, trong đó có cả bạo động, đã ném Hy Lạp vào hỗn loạn, và biến thành cơn giận dữ vốn âm ỉ từ lâu về cách đối phó với vấn đề kinh tế, giáo dục, việc làm của chính phủ bảo thủ. Hàng loạt các nghiệp đoàn lao động đã kêu gọi công nhân xuống đường biểu tình vào Ngày thứ sáu quốc hội để phản đối việc bỏ phiếu cho ngân sách quốc gia năm 2009, bởi nó kêu gọi thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các hội sinh viên cũng nhóm họp khắp nước để thống nhất hành động của họ trong vài tuần tới. Ít nhất 800 trường trung học và 200 trường đại học ở Hy Lạp vẫn phải đóng cửa khi hàng ngàn thanh niên phong toả các khuôn viên viên của trường để biểu tình phản đối. Bất ổn hiện đang đe doạ đến quyền lực của chính phủ bảo thủ. Một số đảng đối lập đang kêu gọi bầu cử sớm. Nhiều cửa hàng, doanh nghiệp quốc tế đã bị tấn công và ít nhất 280 người đã bị cảnh sát giam giữ. Trong số đó, 130 người bị bắt vì cướp phá. Trong số hai cảnh sát liên quan đến cái chết của cậu thiếu niên 15 tuổi, một người đã bị buộc tội ngộ sát còn một người là đồng phạm. Phan Anh Theo CNN
-
Cảm ơn Sư phụ đã động viên!!! Ấy, ấy thanhphuc quên mất, sơ suất quá không đưa tên quẻ, mong Sư phụ và các ACE thông cảm. Sau đây, thanhphuc xin đính chính lại ạ: Lúc 22 giờ 02 ngày 18/12/2008 (22/11/Mậu Tý) 1. Cuộc cách mạng tại Iran / Quẻ TỬ - ĐẠI AN Nếu giá dầu tiếp tục hạ, mà điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra, xã hội Iran sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đây là hàng hoá xuất khẩu hàng đầu của nước này. Chính phủ có thể sẽ không đủ khả năng cung cấp những vật dụng và đồ dùng thiết yếu cho công dân nước này, bất ổn xã hội sẽ tăng cao. - thanhphuc dự đoán: việc các nước xuất khẩu dầu mỏ nói chung và Iran nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu hạ, song với Iran, chính phủ sẽ kiểm soát được tình hình và sẽ KHÔNG có một CUỘC CM xảy ra. Tình hình sẽ bớt căng thẳng trong vòng 9 tháng nữa (tháng 7,8/2009). 2. Giá dầu sẽ về mức 25USD/thùng / Quẻ KINH - LƯU NIÊN Khủng hoảng kinh tế leo thang sẽ khiến nhu cầu tiếp tục giảm trong suốt năm 2009, giá dầu có thể về mức 25USD/thùng. Thành viên OPEC sẽ tiếp tục bất đồng với nhau về việc cắt giảm sản lượng và dù có cắt giảm sản lượng vẫn không thể ngăn giá dầu hạ. - thanhphuc dự đoán: Giá dầu sẽ tiếp tục giảm kể từ lúc này (22giờ 20 ngày 8/12/2008) là 37,38USD/thùng (nguồn Bloomberg) và sẽ xuống mức thấp nhất là 16 USD/thùng (thanhphuc không tự tin lắm về con số này). Các thành viên OPEC có thể dẫn đến những bất đồng nghiêm trọng, bất ngờ, thậm chí có một số nước ở phía Tây bắc (Việt Nam) dẫn đến khủng hoảng chính trị (không phải Iran như đã nói ở trên). 3. Chỉ số S&P500 xuống mức 500 điểm/ Quẻ KHAI - TỐC HỶ Theo Saxo Bank, chỉ số S&P500 sẽ có thể quay về mức 500 điểm bởi lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm. Chi phí doanh nghiệp tăng, giá nhà đất hạ, các chương trình đầu tư chững lại cũng sẽ khiến tình trạng suy yếu tệ hại hơn. - thanhphuc dự đoán: chỉ số S&P500 sẽ thoát khỏi bế tắc, thậm chí có thể lên đến 1000 điểm (nhưng mức 700 điểm sẽ chủ đạo trong thời gian dài tháng 1,2,3,4,5, đến tháng 6 đi xuống, tháng 7,8 bắt đầu lên và cuối năm 2009 sẽ lên điểm mạnh hơn) thời điểm hiện tại là 908.92 điểm 4. Italia sẽ không sử dụng đồng Euro/ Quẻ HƯU - XÍCH KHẨU Italia có thể sẽ không tiếp tục sử dụng đồng Euro. Thâm hụt ngân quỹ của các chính phủ châu Âu sẽ tăng cao, Italia sẽ có thể rời khu vực đồng tiền chung này. - thanhphuc thống nhất với dự đoán trên ( và sẽ có nhiều tranh cãi trong nội bộ nước này cũng như trong khối EU về việc này). 5. Đồng đôla Úc sẽ tiếp tục suy giảm so với đồng Yên/ Quẻ SINH - TIỂU CÁT Đồng đôla Úc sẽ suy giảm mạnh so với đồng Yên Nhật bởi giá hàng hoá hạ ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước này. Khu vực sản xuất hàng hoá sẽ chấn động mạnh ít nhất trong 1 thập kỷ tới. - thanhphuc dự đoán: Sẽ không sảy ra việc này: Hai đồng tiền này sẽ ngang nhau ngay khi mùa xuân 2009 về với những hứa hẹn và hy vọng. Khu vực sản xuất hàng hóa và buôn bán nhỏ sẽ chiếm tỷ trọng cao và cũng không có những chấn động lớn. 6. USD sẽ tăng giá so với Euro/ Quẻ THƯƠNG - VÔ VONG Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có năm 2009 đầy khó khăn, lĩnh vực ngân hàng gặp nhiều bất lợi. Đồng Euro vì thế sẽ mất giá so với USD. - thanhphuc thống nhất với dự báo này, có thể đồng USD tăng khoảng 8 - 10% so với đồng Euro vào khoảng gần cuối năm 2009. 7. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 0%/ Quẻ ĐỖ - ĐẠI AN Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu tác động từ phía Mỹ và những lĩnh vực đầu tư có phụ thuộc vào thị trường hàng hoá. Kinh tế Nhật sẽ không suy thoái. - thanhphuc dự đoán:GDP của Trung Quốc sẽ ở mức 5 -7%, nước này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu về các nước phía Nam bán cầu; những lĩnh vực đầu tư của TQ sẽ tập trung vào Bất động sản. Kinh tế Nhật sẽ không suy thoái. 8. Các nước Đông Âu sẽ ngừng neo đồng tiền với đồng Euro/ Quẻ CẢNH - LƯU NIÊN Một vài nền kinh tế Đông Âu hiện nay đang neo hoàn toàn hoặc một phần đồng nội tế của họ vào đồng Euro. Xu thế này sẽ chấm dứt trong năm sau. Nền kinh tế những nước đang phát triển dễ chịu tổn thương từ biến động trên thị trường tín dụng. - thanhphuc đồng ý với dự báo này, tình trạng trì trệ sẽ còn ảnh hưởng dài dài tới một số nước Đông Âu. 9. Giá hàng hoá sẽ liên tục hạ/ Quẻ TỬ - TỐC HỶ Chỉ số Reuters/Jefferies CRB của 19 loại hàng hoá sẽ hạ đến 30% trong năm 2009. Quan điểm cho rằng nhu cầu hàng hoá vượt quá cung tồn tại nhiều năm sẽ không còn đúng trong năm 2009. - thanhphuc đồng ý với dự báo này. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ làm chấm dứt, kết thúc quan điểm cho rằng nhu cầu hàng hóa sẽ vượt quá cung, điều này sẽ xảy ra ngay từ những tháng đầu tiên của năm 2009. 10. Một số nước châu Á có thể neo đồng nội tệ với đồng Nhân dân tệ/ Quẻ KINH - XÍCH KHẨU phối hợp với quẻ HƯU - LƯU NIÊN (theo thời gian dự đoán) Theo Saxo Bank, một số nước châu Á sẽ có thể neo đồng tiền của họ với đồng Nhân dân tệ bởi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hoá của Trung Quốc rất lớn tại khu vực này. Hơn nữa, việc thay đổi này sẽ có lợi cho chính nước họ. - thanhphuc dự đoán: Các nước châu Á sẽ nghĩ đến việc này và có thể một phần tránh được những rủi ro nhỏ, song ảnh hưởng của việc dự trữ đồng Nhân dân tệ thay các đồng ngoại tệ mạnh như USD, Euro...sẽ gây những lo lắng, bất đồng, thậm chí dẫn đến những nguy cơ...và gây những nghi ngại nhất định. Kính mong Sư phụ sửa bài cho thanhphuc ạ!!!
-
Nhờ Chị Phúc Anh kiểm tra giúp hai cháu nhà em: - Cháu trai sinh năm 2002, tên cháu là Lê Đỗ Thanh Phúc. - Cháu gái sinh năm 2007 tên cháu là Lê Đỗ Khánh Thư. Vợ chồng em nuôi con vất vả quá. Rất cảm ơn chị!
-
Kính thưa Sư phụ, thưa các ACE tham khảo trong diễn đàn này, theo lời động viên, khích lệ của SP, thanhphuc mạnh dạn độn quẻ và xin mạo muội đưa ra những dự đoán của mình (với nguyên lý: " Đừng sợ đoán sai! Sẽ chẳng bao giờ đúng, nếu không đoán gì cả" như SP đã khích lệ). Mong SP sửa bài cho đệ tử, các ACE tham gia dự đoán. Bây giờ là 22 giờ 02 ngày 18/12/2008 (22/11/Mậu Tý) Quẻ TỬ - ĐẠI AN: 1. Cuộc cách mạng tại Iran Nếu giá dầu tiếp tục hạ, mà điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra, xã hội Iran sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đây là hàng hoá xuất khẩu hàng đầu của nước này. Chính phủ có thể sẽ không đủ khả năng cung cấp những vật dụng và đồ dùng thiết yếu cho công dân nước này, bất ổn xã hội sẽ tăng cao. - thanhphuc dự đoán: việc các nước xuất khẩu dầu mỏ nói chung và Iran nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu hạ, song với Iran, chính phủ sẽ kiểm soát được tình hình và sẽ KHÔNG có một CUỘC CM xảy ra. Tình hình sẽ bớt căng thẳng trong vòng 9 tháng nữa (tháng 7,8/2009). 2. Giá dầu sẽ về mức 25USD/thùng Khủng hoảng kinh tế leo thang sẽ khiến nhu cầu tiếp tục giảm trong suốt năm 2009, giá dầu có thể về mức 25USD/thùng. Thành viên OPEC sẽ tiếp tục bất đồng với nhau về việc cắt giảm sản lượng và dù có cắt giảm sản lượng vẫn không thể ngăn giá dầu hạ. - thanhphuc dự đoán: Giá dầu sẽ tiếp tục giảm kể từ lúc này (22giờ 20 ngày 8/12/2008) là 37,38USD/thùng (nguồn Bloomberg) và sẽ xuống mức thấp nhất là 16 USD/thùng (thanhphuc không tự tin lắm về con số này). Các thành viên OPEC có thể dẫn đến những bất đồng nghiêm trọng, bất ngờ, thậm chí có một số nước ở phía Tây bắc (Việt Nam) dẫn đến khủng hoảng chính trị (không phải Iran như đã nói ở trên). 3. Chỉ số S&P500 xuống mức 500 điểm Theo Saxo Bank, chỉ số S&P500 sẽ có thể quay về mức 500 điểm bởi lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm. Chi phí doanh nghiệp tăng, giá nhà đất hạ, các chương trình đầu tư chững lại cũng sẽ khiến tình trạng suy yếu tệ hại hơn. - thanhphuc dự đoán: chỉ số S&P500 sẽ thoát khỏi bế tắc, thậm chí có thể lên đến 1000 điểm (nhưng mức 700 điểm sẽ chủ đạo trong thời gian dài tháng 1,2,3,4,5, đến tháng 6 đi xuống, tháng 7,8 bắt đầu lên và cuối năm 2009 sẽ lên điểm mạnh hơn) thời điểm hiện tại là 908.92 điểm 4. Italia sẽ không sử dụng đồng Euro Italia có thể sẽ không tiếp tục sử dụng đồng Euro. Thâm hụt ngân quỹ của các chính phủ châu Âu sẽ tăng cao, Italia sẽ có thể rời khu vực đồng tiền chung này. - thanhphuc thống nhất với dự đoán trên ( và sẽ có nhiều tranh cãi trong nội bộ nước này cũng như trong khối EU về việc này). 5. Đồng đôla Úc sẽ tiếp tục suy giảm so với đồng Yên Đồng đôla Úc sẽ suy giảm mạnh so với đồng Yên Nhật bởi giá hàng hoá hạ ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước này. Khu vực sản xuất hàng hoá sẽ chấn động mạnh ít nhất trong 1 thập kỷ tới. - thanhphuc dự đoán: Sẽ không sảy ra việc này: Hai đồng tiền này sẽ ngang nhau ngay khi mùa xuân 2009 về với những hứa hẹn và hy vọng. Khu vực sản xuất hàng hóa và buôn bán nhỏ sẽ chiếm tỷ trọng cao và cũng không có những chấn động lớn. 6. USD sẽ tăng giá so với Euro Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có năm 2009 đầy khó khăn, lĩnh vực ngân hàng gặp nhiều bất lợi. Đồng Euro vì thế sẽ mất giá so với USD. - thanhphuc thống nhất với dự báo này, có thể đồng USD tăng khoảng 8 - 10% so với đồng Euro vào khoảng gần cuối năm 2009. 7. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 0% Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu tác động từ phía Mỹ và những lĩnh vực đầu tư có phụ thuộc vào thị trường hàng hoá. Kinh tế Nhật sẽ không suy thoái. - thanhphuc dự đoán:GDP của Trung Quốc sẽ ở mức 5 -7%, nước này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu về các nước phía Nam bán cầu; những lĩnh vực đầu tư của TQ sẽ tập trung vào Bất động sản. Kinh tế Nhật sẽ không suy thoái. 8. Các nước Đông Âu sẽ ngừng neo đồng tiền với đồng Euro Một vài nền kinh tế Đông Âu hiện nay đang neo hoàn toàn hoặc một phần đồng nội tế của họ vào đồng Euro. Xu thế này sẽ chấm dứt trong năm sau. Nền kinh tế những nước đang phát triển dễ chịu tổn thương từ biến động trên thị trường tín dụng. - thanhphuc đồng ý với dự báo này, tình trạng trì trệ sẽ còn ảnh hưởng dài dài tới một số nước Đông Âu. 9. Giá hàng hoá sẽ liên tục hạ Chỉ số Reuters/Jefferies CRB của 19 loại hàng hoá sẽ hạ đến 30% trong năm 2009. Quan điểm cho rằng nhu cầu hàng hoá vượt quá cung tồn tại nhiều năm sẽ không còn đúng trong năm 2009. - thanhphuc đồng ý với dự báo này. Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ làm chấm dứt, kết thúc quan điểm cho rằng nhu cầu hàng hóa sẽ vượt quá cung, điều này sẽ xảy ra ngay từ những tháng đầu tiên của năm 2009. 10. Một số nước châu Á có thể neo đồng nội tệ với đồng Nhân dân tệ Theo Saxo Bank, một số nước châu Á sẽ có thể neo đồng tiền của họ với đồng Nhân dân tệ bởi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hoá của Trung Quốc rất lớn tại khu vực này. Hơn nữa, việc thay đổi này sẽ có lợi cho chính nước họ. - thanhphuc dự đoán: Các nước châu Á sẽ nghĩ đến việc này và có thể một phần tránh được những rủi ro nhỏ, song ảnh hưởng của việc dự trữ đồng Nhân dân tệ thay các đồng ngoại tệ mạnh như USD, Euro...sẽ gây những lo lắng, bất đồng, thậm chí dẫn đến những nguy cơ...và gây những nghi ngại nhất định.
-
10 dự đoán về kinh tế thế giới năm 2009 Thứ 5, 18/12/2008, 16:28 Nguồn CafeF Giá dầu sẽ về mức 25USD/thùng?<H1 class=DetailSapo>(CafeF) – Năm 2009, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể sẽ là 0%. Suy giảm kinh tế toàn cầu nhiều khả năng đưa giá dầu về mức 25 USD/thùng.</H1> Năm 2008, thế giới chứng kiến rất nhiều thay đổi chóng mặt, đó là giá dầu hạ tới hơn 100USD/thùng, lãi suất cơ bản của FED về 0% và sự ra đi của những tên tuổi lớn trên phố Wall như ngân hàng Lehman Brothers. Năm 2009, mọi chuyện có thể tiếp tục tệ hại hơn như việc chỉ số S&P hạ thêm 400 điểm, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc về mức 0%. 1. Cuộc cách mạng tại Iran Nếu giá dầu tiếp tục hạ, mà điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra, xã hội Iran sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đây là hàng hoá xuất khẩu hàng đầu của nước này. Chính phủ có thể sẽ không đủ khả năng cung cấp những vật dụng và đồ dùng thiết yếu cho công dân nước này, bất ổn xã hội sẽ tăng cao. 2. Giá dầu sẽ về mức 25USD/thùng Khủng hoảng kinh tế leo thang sẽ khiến nhu cầu tiếp tục giảm trong suốt năm 2009, giá dầu có thể về mức 25USD/thùng. Thành viên OPEC sẽ tiếp tục bất đồng với nhau về việc cắt giảm sản lượng và dù có cắt giảm sản lượng vẫn không thể ngăn giá dầu hạ. 3. Chỉ số S&P500 xuống mức 500 điểm Theo Saxo Bank, chỉ số S&P500 sẽ có thể quay về mức 500 điểm bởi lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm. Chi phí doanh nghiệp tăng, giá nhà đất hạ, các chương trình đầu tư chững lại cũng sẽ khiến tình trạng suy yếu tệ hại hơn. 4. Italia sẽ không sử dụng đồng Euro Italia có thể sẽ không tiếp tục sử dụng đồng Euro. Thâm hụt ngân quỹ của các chính phủ châu Âu sẽ tăng cao, Italia sẽ có thể rời khu vực đồng tiền chung này. 5. Đồng đôla Úc sẽ tiếp tục suy giảm so với đồng Yên Đồng đôla Úc sẽ suy giảm mạnh so với đồng Yên Nhật bởi giá hàng hoá hạ ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước này. Khu vực sản xuất hàng hoá sẽ chấn động mạnh ít nhất trong 1 thập kỷ tới. 6. USD sẽ tăng giá so với Euro Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có năm 2009 đầy khó khăn, lĩnh vực ngân hàng gặp nhiều bất lợi. Đồng Euro vì thế sẽ mất giá so với USD. 7. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 0% Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu tác động từ phía Mỹ và những lĩnh vực đầu tư có phụ thuộc vào thị trường hàng hoá. Kinh tế Nhật sẽ không suy thoái. 8. Các nước Đông Âu sẽ ngừng neo đồng tiền với đồng Euro Một vài nền kinh tế Đông Âu hiện nay đang neo hoàn toàn hoặc một phần đồng nội tế của họ vào đồng Euro. Xu thế này sẽ chấm dứt trong năm sau. Nền kinh tế những nước đang phát triển dễ chịu tổn thương từ biến động trên thị trường tín dụng. 9. Giá hàng hoá sẽ liên tục hạ Chỉ số Reuters/Jefferies CRB của 19 loại hàng hoá sẽ hạ đến 30% trong năm 2009. Quan điểm cho rằng nhu cầu hàng hoá vượt quá cung tồn tại nhiều năm sẽ không còn đúng trong năm 2009. 10. Một số nước châu Á có thể neo đồng nội tệ với đồng Nhân dân tệ Theo Saxo Bank, một số nước châu Á sẽ có thể neo đồng tiền của họ với đồng Nhân dân tệ bởi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hoá của Trung Quốc rất lớn tại khu vực này. Hơn nữa, việc thay đổi này sẽ có lợi cho chính nước họ. Ngọc Diệp Theo CNBC
-
Cảm ơn Sư phụ, huynh Phạm Cương đã cho ý kiến, đệ tử đang đón chờ những bài viết tiếp theo để mở rộng kiến thức và khẳng định thêm sự đúng đắn của nền phong thủy Lạc Việt nói riêng và văn hiến LẠC VIỆT nói chung.
-
Hy Lạp vẫn khốn khổ vì bạo loạn 15:58' 14/12/2008 (GMT+7) Theo Vietnamnet Làn sóng bạo loạn ở thủ đô Athens của Hy Lạp tiếp tục kéo sang tuần thứ 2 tiếp sau các buổi lễ cầu nguyện cho một nam thiếu niên 15 tuổi bị cảnh sát bắn chết. Người biểu tình quỳ trước cảnh sát trong khi các sinh viên phong tỏa Quảng trường Syntagma. (Ảnh: AFP) Những người trẻ tuổi, trong cơn tức giận, đã ném bom xăng vào vào các ngân hàng và vào đồn cảnh sát, nơi làm việc của viên sĩ quan nổ súng vào nam sinh Alexandros Grigoropoulos. Cảnh sát phải đáp trả bằng hơi cay. Tính đến nay, ít nhất 70 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình. Bạo loạn lan khắp đất nước Hy Lạp, làm dấy lên những lời kêu gọi Thủ tướng Costas Karamanlis và chính phủ của ông từ chức. Ông Karamanlis tuyên bố sẽ không nao núng và nhấn mạnh rằng, Hy Lạp cần một ban lãnh đạo có kinh nghiệm giữa thời điểm đang xảy ra khủng hoảng tài chính. Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở Athens diễn ra như "cơm bữa" suốt tuần qua. (Ảnh: AFP) Các vụ đụng độ tối qua được coi là nghiêm trọng nhất so với những ngày qua. Đúng một tuần sau khi Alexandros Grigoropoulos bị bắn chết, khoảng 100 thanh niên trẻ liên tiếp ném bom xăng và đất đá vào đồn cảnh sát ở quận Exarchia. Đội mũ trùm đầu và đeo mặt nạ, những người biểu tình sau đó hướng sự chú ý sang khu vực thương mại gần Đại học Bách khoa quốc gia Athens. Họ lật đổ xe hơi và châm lửa đốt 3 ngân hàng. Một số cửa hiệu và một văn phòng của Bộ Môi trường cũng bị tấn công. Cảnh sát chống bạo loạn chốt trên các góc phố buộc phải xả hơi cay vào người biểu tình. Một số khách sạn ở Exarchia đã đóng cửa sớm để đề phòng bạo lực. Nhiều chủ cửa hiệu còn bịt kín cửa sổ trước khi màn đêm buông xuống. Trong khi đó, tại thành phố lớn thứ 2 ở Hy Lạp, Thessaloniki, hàng chục thanh niên đã kéo tới đập phá một phòng tập thể dục. Một cuộc biểu tình hòa bình diễn ra ngoài tòa nhà Quốc hội ở Athens hôm 12/12. (Ảnh: Reuters) Các cuộc biểu tình tưởng nhớ Alexandros Grigoropoulos ở Exarchia bắt đầu một cách hòa bình. Sinh viên học cùng trường với nạn nhân đã tổ chức cầu nguyện yên lặng ở Quảng trường Syntagma. Vài giờ sau, hàng trăm người mang theo nến tới đây trong khi nhiều người khác tập trung ở hiện trường vụ nổ súng. Ở Thessaloniki, khoảng 300 người tậo trung tại tòa Bạch Tháp, một đài tưởng niệm lớn. Cơn tức giận về vụ cảnh sát giết người đã lan khắp đất nước Hy Lạp với hàng nghìn người tràn xuống đường phố, liên tiếp đụng độ với cảnh sát và quyết tâm lật đổ chính phủ. Nhiều người tự nhận mình theo chủ nghĩa vô chính phủ, thích sử dụng bạo lực trong cái mà họ gọi là các cuộc biểu tình hợp pháp. Thanh Hảo (Theo BBC, AFP)
-
Bangkok nóng lại với “Ngày thứ Bảy đỏ” 13/12/2008 17:00 (theo Thanhnien online) Những người mặc áo đỏ của UDD lấp kín sân vận động - Ảnh: Việt Phương(TNO) Sau hơn 1 tuần im ắng, hôm nay 13.12, chính trường Thái Lan lại được khuấy động bởi cuộc tụ họp rầm rộ của Mặt trận Dân chủ chống Độc tài (UDD). Hàng chục nghìn người mặc áo đỏ đã lấp kín sân vận động quốc gia ngay trung tâm Bangkok để đợi nghe cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra gọi điện từ nước ngoài về. Đây cũng là cuộc biểu tình được những người ủng hộ ông Thaksin và đảng thân cựu thủ tướng này là Puea Thai (PTP) hy vọng có thể làm thay đổi tình thế trong phiên bầu thủ tướng diễn ra ngày 15.12. Theo đó, Chủ tịch đảng Dân chủ (DP) Abhisit Vejjajiva có nhiều cơ hội trở thành thủ tướng sau khi các đảng nhỏ và 1 phái trong đảng Sức mạnh Nhân dân cũ chạy sang ủng hộ DP. Ông Jatupon, hạ nghị sĩ PTP và là lãnh đạo UDD - Ảnh: Việt Phương Hạ nghị sĩ PTP và cũng là lãnh đạo UDD, ông Jatupon Promphan, cho phóng viên Báo Thanh Niên hay: “Tôi không nghĩ ông Abhisit có thể trở thành thủ tướng”. Ông cũng nói cuộc biểu tình của UDD sẽ không giống với những gì Liên minh Dân chủ Nhân dân (PAD) đã làm. Bài phát biểu của ông Thaksin, dự định diễn ra lúc 20 giờ tối nay, được cho là sẽ đảo ngược cán cân chính trị hiện tại và lôi kéo thêm các hạ nghị sĩ ủng hộ cho PTP. Giao thông tại con đường trước sân vận động quốc gia bị đình trệ bởi dòng người kéo về đây. Ga tàu điện cũng đông hơn bình thường với những người mặc áo đỏ sử dụng phương tiện này để đến địa điểm tụ họp. Vào sáng nay, một cuộc đụng độ nhỏ đã diễn ra giữa những người của UDD với 1 nhóm sinh viên một trường đại học gần sân vận động nhưng không ai bị thương. Hàng trăm cảnh sát đã được điều động để đảm bảo an ninh tại sân vận động. Việt Phương (VP Bangkok)
-
Thứ Bảy, 13/12/2008, 08:09 (GMT+7) Bạo loạn ở Hi Lạp lan rộng TT - Những cuộc bạo động trong gần một tuần qua của thanh niên Hi Lạp đã lan sang các nước châu Âu khác, làm dấy lên mối lo ngại về sự bất ổn ở "lục địa già nua" trong bối cảnh kinh tế trì trệ và thất nghiệp gia tăng. Hãng tin AP cho biết trong tuần này, những người biểu tình ở Tây Ban Nha, Đan Mạch và Ý đã tham gia đập phá cửa sổ của các cửa hàng, ném chai nước vào cảnh sát và tấn công các ngân hàng. Trong khi đó tại Pháp, những kẻ quá khích đốt cháy ôtô đậu bên ngoài Lãnh sự quán Hi Lạp ở Bordeaux vào đêm 11-12. Theo Telegraph, những người tham gia biểu tình là người Hi Lạp sống ở nước ngoài, những nhà hoạt động cánh tả và những thanh thiếu niên "đồng cảm" với giới trẻ Hi Lạp. Gần 200 người đã bị bắt trong các cuộc bạo loạn tại Copenhagen, Madrid, Barcelona và khắp Hi Lạp. Tại Hi Lạp, nơi bạo động bắt đầu từ ngày 6-12 sau khi cảnh sát bắn chết một thiếu niên, những người biểu tình đã phân phát tờ rơi liệt kê yêu sách của mình, trong đó có việc chấm dứt tình trạng cắt giảm chi tiêu công khiến nhiều người bị mất việc, và tự tin phong trào của họ sẽ được hưởng ứng rộng khắp. Dù các cuộc đụng độ ở những nước bên ngoài Hi Lạp đến nay vẫn chỉ mang tính lẻ tẻ, nhưng các nhà chức trách châu Âu lo ngại điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay đã chín muồi để chúng lan rộng, với việc châu Âu rơi vào suy thoái, thất nghiệp gia tăng, đặc biệt ở giới trẻ. Ít nhất một số vụ biểu tình ở nước ngoài được tổ chức thông qua mạng Internet, cho thấy sự lây lan nhanh chóng của thông điệp về sự bất mãn, đặc biệt ở nhóm giới trẻ rành công nghệ. Một trang web được những người biểu tình Hi Lạp dùng để cập nhật địa điểm các vụ đụng độ cho biết đã nhận được nhiều cuộc biểu tình hưởng ứng từ gần 20 quốc gia khác không chỉ ở châu Âu. Theo kế hoạch, thêm nhiều cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 12-12 tại Ý, Đức và Pháp. THANH TRÚC
-
Thứ Bảy, 13/12/2008, 08:09 (GMT+7) Bạo loạn ở Hi Lạp lan rộng TT - Những cuộc bạo động trong gần một tuần qua của thanh niên Hi Lạp đã lan sang các nước châu Âu khác, làm dấy lên mối lo ngại về sự bất ổn ở "lục địa già nua" trong bối cảnh kinh tế trì trệ và thất nghiệp gia tăng. Hãng tin AP cho biết trong tuần này, những người biểu tình ở Tây Ban Nha, Đan Mạch và Ý đã tham gia đập phá cửa sổ của các cửa hàng, ném chai nước vào cảnh sát và tấn công các ngân hàng. Trong khi đó tại Pháp, những kẻ quá khích đốt cháy ôtô đậu bên ngoài Lãnh sự quán Hi Lạp ở Bordeaux vào đêm 11-12. Theo Telegraph, những người tham gia biểu tình là người Hi Lạp sống ở nước ngoài, những nhà hoạt động cánh tả và những thanh thiếu niên "đồng cảm" với giới trẻ Hi Lạp. Gần 200 người đã bị bắt trong các cuộc bạo loạn tại Copenhagen, Madrid, Barcelona và khắp Hi Lạp. Tại Hi Lạp, nơi bạo động bắt đầu từ ngày 6-12 sau khi cảnh sát bắn chết một thiếu niên, những người biểu tình đã phân phát tờ rơi liệt kê yêu sách của mình, trong đó có việc chấm dứt tình trạng cắt giảm chi tiêu công khiến nhiều người bị mất việc, và tự tin phong trào của họ sẽ được hưởng ứng rộng khắp. Dù các cuộc đụng độ ở những nước bên ngoài Hi Lạp đến nay vẫn chỉ mang tính lẻ tẻ, nhưng các nhà chức trách châu Âu lo ngại điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay đã chín muồi để chúng lan rộng, với việc châu Âu rơi vào suy thoái, thất nghiệp gia tăng, đặc biệt ở giới trẻ. Ít nhất một số vụ biểu tình ở nước ngoài được tổ chức thông qua mạng Internet, cho thấy sự lây lan nhanh chóng của thông điệp về sự bất mãn, đặc biệt ở nhóm giới trẻ rành công nghệ. Một trang web được những người biểu tình Hi Lạp dùng để cập nhật địa điểm các vụ đụng độ cho biết đã nhận được nhiều cuộc biểu tình hưởng ứng từ gần 20 quốc gia khác không chỉ ở châu Âu. Theo kế hoạch, thêm nhiều cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 12-12 tại Ý, Đức và Pháp. THANH TRÚC
-
Vụ lừa đảo 50 tỷ USD chấn động nước Mỹ Thứ Bảy, 13/12/2008, 09:13 TP - Ngày 12/12, tỷ phú Mỹ Bernard Madoff - cựu Chủ tịch Thị trường Chứng khoán Nasdaq ở New York, một người từng vang bóng một thời gian dài trong giới đầu tư chứng khoán - đã bị bắt vì tội kinh doanh lừa đảo 50 tỷ USD. Đây được coi là vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử thế giới và đang làm chấn động giới đầu tư chứng khoán ở New York. Tất cả chỉ là dối trá Các trang tin điện tử cho biết: Sự kiện chấn động này bùng nổ từ lúc hai nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) từ sáng sớm (giờ VN) bất ngờ ập vào căn hộ của tỷ phú Bernard Madoff. Các nhân viên FBI đã đọc lệnh bắt người và khám xét nhà ông cựu Chủ tịch thị trường Chứng khoán Nasdaq về một tội danh là lừa đảo khi kinh doanh chứng khoán. Tỷ phú Bernard Madoff, 70 tuổi, từng được coi là một thế lực ngầm ở Phố Wall trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1960 ông này lập ra Cty đầu tư chứng khoán Bernard Madoff LLC có tầm ảnh hưởng lớn như là một Cty dẫn dắt thị trường. Thế nhưng trên thực tế, đó chỉ là một Cty kinh doanh theo kiểu lừa đảo bằng cách trả lãi cao bất thường và lời hứa hoàn vốn nhanh cho các nhà đầu tư đến trước bằng tiền của những nhà đầu tư đến sau. Sự lừa đảo này đã tồn tại nhiều thập kỷ do thủ đoạn phân khúc chuỗi chu trình kinh doanh và giữ tuyệt đối bí mật sự luân chuyển của vốn. Việc kinh doanh lừa đảo này đã khiến Cty đầu tư Chứng khoán Bernard Madoff LLC lỗ 50 tỷ USD. Sau khi đã mất khả năng thanh toán, vừa qua tỷ phú Bernard Madoff triệu tập cuộc họp đặc biệt với một số lãnh đạo cấp cao của Cty để thú nhận rằng ông đã lừa dối mọi người “tất cả chỉ là dối trá mà thôi”. Thủ đoạn tinh vi Tại cơ quan điều tra, tỷ phú Bernard Madoff khai rằng chính bản thân ông đã lừa đảo và vì vậy mà ông có tội. Tội của ông là đã trả lãi các nhà đầu tư bằng tiền mà Cty của Bernard Madoff không có. Theo cơ quan công tố New York, Bernard Madoff đã gây ra sự thua lỗ đến 50 tỷ USD đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Điều đáng nói là sự lừa đảo của tỷ phú Bernard Madoff đã tồn tại trong thời gian dài hàng chục năm mà nay mới bị phát hiện. Theo ông Scott Friestad, phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán, do qui mô của vụ án lừa đảo cũng như do thời gian hành vi lừa đảo tồn tại kéo dài nhiều năm, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải ra tay ngay tức khắc một cách mau lẹ và quyết đoán đối với tỷ phú Bernard Madoff. Hành động này của cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm ngừng việc kinh doanh lừa đảo của Cty chứng khoán Bernard Madoff LLC để tránh gây thêm thiệt hại cho các nhà đầu tư đồng thời để bảo vệ số tài sản còn lại của Cty giúp bồi thường cho các nhà đầu tư. Nếu tại tòa, Bernard Madoff bị chứng minh là có tội lừa đảo 50 tỷ USD như nói trên, nhà tỷ phú này sẽ bị phạt đến 20 năm tù giam và hình phạt bổ sung bằng tiền đến 5 triệu USD. Vỡ nợ một phần do khủng hoảng tài chính Hồ sơ tòa án cho biết chỉ riêng việc Cty của Bernard Madoff cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khoảng 25 khách hàng Cty đã thu hút được số vốn tổng cộng 17,1 tỷ USD. Những nhà đầu tư bị hại nói rằng họ bị lừa vì lãi suất mà Cty của Bernard Madoff trả rất cao. Tình hình càng trở nên tồi tệ đối với Cty của Bernard Madoff khi các nhà đầu tư rút tiền hàng loạt để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chỉ riêng tuần đầu tiên của tháng 12/2008, các nhà đầu tư đã rút 7 tỷ USD khiến cho tỷ phú lừa đảo Bernard Madoff lao đao không có khả năng chi trả. Vào thời điểm nhà tỷ phú lừa đảo bị FBI bắt giam, Cty của Bernard Madoff vẫn còn là một thành viên của Tập đoàn Nasdaq OMX Inc. Cty của Bernard Madoff môi giới chứng khoán cho 350 Cty bao gồm cả những đại gia như Cty máy tính Apple, Cty bán hàng qua mạng Internet Ebay và tập đoàn sản xuất máy tính Dell. Nguyễn Đại Phượng