Rubi

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.160
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by Rubi

  1. Chào anh Như Thông ghé thăm gian trưng bày của Rubi, đúng là bên vietlyso Rubi có nick là nguyenle. Bên lyhocdongphuong đây, mấy hôm trước tôi cũng gặp một hội viên có nick Ruby, tên thì giống nhau mà cách viết thì khác( hôm nào Rubi phải tìm gặp rồi xông vô làm quen với Ruby :lol: )
  2. Rubi kiểm tra thấy có sự viết nhầm trong bài số 21 nên bài này đính chính lại. Nội dung viết nhầm là: Giáp hợp Kỷ tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ). Ất hợp Canh tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh). Bính hợp Tân tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân). Đinh hợp Nhâm tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm). Mậu hợp Quý tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Nội dung đính chính là: Giáp hợp Kỷ tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ). Ất hợp Canh tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất). Bính hợp Tân tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân). Đinh hợp Nhâm tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh). Mậu hợp Quý tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý).
  3. Trước tiên, Rubi sẽ cập nhật các hình ảnh mới (về mặt mỹ thuật) của Thập Thiên Can Tổng hợp một số Luật tương tác của Thập Thiên Can: Thiên Can Hóa Hợp: Thiên Can Hợp Thể: Thiên Can Xung Phá: Chào anh Lạc Tướng,Rubi thấy: I_Thiên Can hợp tức là các đối tượng có sự quan hệ theo Luật Ngũ Hành Tương Sinh. Vì là Luật này rất cơ bản nên gọi là Hợp Thể. II_Thiên Can xung tức là các đối tượng có sự quan hệ theo Luật Ngũ Hành Tương Khắc. Vì là luật này rất cơ bản nên gọi là Khắc Thể. III_Còn Tiền Đề Hóa Hợp thì nội dung là: Thiên Can Hóa Hợp(nguyên lý tương hợp): Giáp hợp Kỷ hóa Thổ... Ất hợp Canh hóa Kim... Bính hợp Tân hóa Thuỷ... Đinh hợp Nhâm hóa Mộc... Mậu hợp Quý hóa Hoả... và có những yếu tố sau:III.1- Đây là một Tiền Đề có từ trước tới nay được ứng dụng trong Đông Y-Tý Ngọ Lưu Chú: Đại khái như một số sách nói là: -Ngày Giáp và ngày Kỷ cùng liên quan tới Kinh Tỳ (Thổ), thế nghĩa là Giáp hợp Kỷ hóa Thổ. -Ngày Ất và ngày Canh cùng liên quan tới Kinh Đại Trường (Kim), thế nghĩa là Ất hợp Canh hóa Kim. -Ngày Bính và ngày Tân cùng liên quan tới Kinh Thận (Thuỷ), thế nghĩa là Bính hợp Tân hóa Thuỷ. -Ngày Đinh và ngày Nhâm cùng liên quan tới Kinh Đởm (Mộc), thế nghĩa là Đinh hợp Nhâm hóa Mộc. -Ngày Mậu và ngày Quý cùng liên quan tới Kinh Tâm Bào(Thổ), lại do Tâm Bào có điểm giống như Tâm (Hoả), thế nghĩa là Mậu hợp Quý hóa Hoả. III.2-Theo như trong sách của học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh-Thời Hùng Vương và Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp thì: Giáp hợp Kỷ tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ). Ất hợp Canh tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh). Bính hợp Tân tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân). Đinh hợp Nhâm tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm). Mậu hợp Quý tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Không những các đối tượng trong mỗi cục được liên tiếp nhau, mà mỗi cục theo như trình bày trên cũng liên tiếp nhau để tạo thành Kỷ I và/hoặc Kỷ II của Bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Hai yếu tố 1 và 2 là Rubi tóm lược đại ý, anh nào muốn xem kỹ và nghiên cứu thì phải tự tìm nội dung chi tiết trong các sách trên. III.3-Rubi tổng hợp một số yếu tố phát kiến và chỉnh lý của các học giả trên thì lại tự phát kiến ra một số yếu tố khác nữa: III.3a-(Hình như trong sách) Theo trong Thời Hùng Vương & Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp có đề cập đến sự sai lệch của độ số Cục (trong Tử Vi nói riêng và trong Triết Học ADNH nói chung). Tức là: hiện tại độ số Thủy Nhị Cục được xác định là 2, độ số Hỏa Lục Cục được xác định là 6. Vị Học Giả đó đã căn cứ vào độ số của Cấu Trúc Số (Hệ Thập Phân) để chỉnh lý độ số Cục chuẩn theo Âm Dương Ngũ Hành là: 2 là độ số của Hỏa, nên gọi Hỏa Nhị Cục. 6 là độ số của Thuỷ, nên gọi là Thủy Lục Cục. III.3b-Theo như trong sách Tử Vi Hàm Số (Nguyễn Phát Lộc), bảng Xác Định Vị Trí Sao Tử-Vi thì có quy luật như sau: Thủy Nhị Cục khởi từ ngày thứ 2(của tháng âm lịch), mỗi một cục là 2 đầu của đoạn thời gian 2 ngày liên tiếp, các Thủy Nhị Cục liên tiếp nhau cho đến hết 30 ngày của tháng Mộc Tam Cục khởi từ ngày thư 3(của tháng âm lịch), mỗi một cục là 2 đầu của đoạn thời gian 3 ngày liên tiếp,các Mộc Tam Cục liên tiếp nhau cho đến hết 30 ngày của tháng. Kim Tứ Cục khởi từ ngày thư 4(của tháng âm lịch), mỗi một cục là 2 đầu của đoạn thời gian 4 ngày liên tiếp,các Kim Tứ Cục liên tiếp nhau cho đến hết 30 ngày của tháng. Thổ Ngũ Cục khởi từ ngày thư 5(của tháng âm lịch), mỗi một cục là 2 đầu của đoạn thời gian 5 ngày liên tiếp,các Thổ Ngũ Cục liên tiếp nhau cho đến hết 30 ngày của tháng. Hỏa Lục Cục khởi từ ngày thứ 6(của tháng âm lịch), mỗi một cục là 2 đầu của đoạn thời gian 6 ngày liên tiếp, các Hỏa Lục Cục liên tiếp nhau cho đến hết 30 ngày của tháng. Nhận xét rõ thêm: Ví dụ xét riêng về Kim Tứ Cục trong bảng Xác Đinh Vị Trí Sao Tư-Vi, ngày thứ tư(mùng 4) của tháng Âm Lịch có cung Dần (vị trí an sao Tử Vi), đó là đoạn thời gian khởi đầu của tháng(tháng sinh nói chung, áp dụng cho cả 12 tháng) ứng với Kim Tứ Cục. Đoạn thời gian tiếp theo là các ngày: 04 Dần (cung an sao Tử Vi) 05 06 07 Dần (cung an sao Tử Vi) Kim Tứ Cục liền tiếp là: 08 Mão (cung an sao Tử Vi) 09 10 11 Mão (cung an sao Tử Vi) Kim Tứ Cục liền tiếp là: 12 Thìn (cung an sao Tử Vi) 13 14 15 Thìn (cung an sao Tử Vi) Kim Tứ Cục liền tiếp là: .... Các Cục thứ tự liên tiếp nhau theo 12 Chi (Tý, Sửu, Dần,...Tuất, Hợi) cho đến hết ngày 30 của tháng (tháng sinh Âm Lịch-chung cho cả 12 tháng) Đúng như Học Giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nếu ra (sơ qua) trong sách Thời Hùng Vương & Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp (nếu Rubi nhớ không nhầm) thì cách xác định vị trí sao Tử-Vi theo độ số Cục là có vấn đề sai lệch ở khái niệm Độ Số Cục. Chú ý: Rubi tổng kết về Độ Số Cục liên quan trực tiếp đến 3 yếu tố: 1-Bảng tìm Cục của Tuổi (sách Tử Vi Hàm Số) 2-Bảng Xác Định Vị Trí Sao Tử-Vi (sách Tử Vi Hàm Số) 3-Tính chất Ngũ Hành của Hành Hợp trong nguyên lý Hoá, Hợp của 10 Thiên Can (Rubi phát kiến-sự tồn tại của Hành Hợp) III.3c-Cộng thêm một câu hỏi của một học giả là hội viên bên diễn đàn vietlyso (nick khonglaai): 'Tại sao người ta không viết: Thủy Nhất Cục Hỏa Nhị Cục Mộc Tam Cục Kim Tứ Cục Thổ Ngũ Cục như các con số đầu trong Hà Đồ. Tại sao người ta lại dùng số Lục ở đây?' III.3d-Tổng hợp các yếu tố trên, Rubi nêu lại và viết mới theo cách hiểu của Rubi là: "Kết quả" của Độ Số Cục đang tồn tại là 2 là độ số của Thủy Nhị Cục. 5 là độ số của Thổ Ngũ Cục. 4 là độ số của Kim Tứ Cục. 3 là độ số của Mộc Tam Cục. 6 là độ số của Hỏa Lục Cục. Hai "kết quả" của Độ Số Cục sai là Độ Số Thủy Cục và Độ Số Hỏa Cục. Đúng theo ý, như Học Giả Nguyên Vũ Tuấn Anh đã nêu là căn cứ vào nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành của Hệ Thập Phân Hà Lạc, Rubi trình bày "bài toán" về Độ Số Cục như sau: Cục là các thành phần liên tiếp hợp lại làm một nhóm. Tức là phải có từ 2 thành phần liên tiếp trở lên thì mới có thể hợp thành một Cục. 6 thành phần liên tiếp hợp lại thành một nhóm là Thủy Lục Cục. 5 thành phần liên tiếp hợp lại thành một nhóm là Thổ NgũCục. 4 thành phần liên tiếp hợp lại thành một nhóm là Kim Tứ Cục. 3 thành phần liên tiếp hợp lại thành một nhóm là Mộc Tam Cục. 2 thành phần liên tiếp hợp lại thành một nhóm là Hỏa Nhị Cục. III.3e-Độ Số Cục (mới) và nguyên lý Hoá, Hợp của 10 Thiên Can Giáp hợp Kỷ hóa Thổ... Ất hợp Canh hóa Kim... Bính hợp Tân hóa Thuỷ... Đinh hợp Nhâm hóa Mộc... Mậu hợp Quý hóa Hoả... Với nội dung nguyên lý này kết hợp với nội dung ở mục III.2, Rubi thấy có sự tồn tại của Hành Hợp trong nguyên lý Hóa Hợp: Giáp hợp Kỷ tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ). Hành Hợp có tính chất là Hành Thuỷ, Hành Hóa có tính chất là Hành Thổ. ( Thổ khắc Thủy ứng với "Vận Khí khắc Thiên Can"(Hành Hóa ứng với Vận Khí, Hành Hợp ứng với Thiên Can). Hệ quả là Mạng khắc Thiên Can(tuổi) ) Ất hợp Canh tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh). Hành Hợp có tính chất là Hành Thuỷ, Hành Hóa có tính chất là Hành Kim. ( Kim sinh Thủy ứng với "Vận Khí sinh Thiên Can"(Hành Hóa ứng với Vận Khí, Hành Hợp ứng với Thiên Can). Hệ quả là Mạng sinh Thiên Can(tuổi). ) Bính hợp Tân tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân). Hành Hợp có tính chất là Hành Thuỷ, Hành Hóa có tính chất là Hành Thuỷ. ( Thủy hòa Thủy ứng với "Vận Khí hoà Thiên Can"(Hành Hóa ứng với Vận Khí, Hành Hợp ứng với Thiên Can).Hệ quả là Mạng hòa Thiên Can(tuổi). ) Đinh hợp Nhâm tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm). Hành Hợp có tính chất là Hành Thuỷ, Hành Hóa có tính chất là Hành Mộc. ( Thủy sinh Mộc ứng với "Thiên Can sinh Vận Khí"(Hành Hóa ứng với Vận Khí, Hành Hợp ứng với Thiên Can).Hệ quả là Thiên Can(tuổi) sinh Mạng. ) Mậu hợp Quý tức là 6 đối tượng liên tiếp trong 10 thiên can hợp thành 1 cục (Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Hành Hợp có tính chất là Hành Thuỷ, Hành Hóa có tính chất là Hành Hoả. ( Thủy khắc Hỏa ứng với "Thiên Can khắc Vận Khí"(Hành Hóa ứng với Vận Khí, Hành Hợp ứng với Thiên Can).Hệ quả là Thiên Can (tuổi) khắc Mạng. ) IV-Tổng kết đối thoại Trên đây là các vấn đề về Thiên Can mà Rubi có biết đến. Trong chủ đề này, cũng có một câu hỏi của anh Lạc Tướng, vậy Rubi cũng xin tiếp tục tự giới thiệu một chút xíu nữa: bên diễn đàn vietlyso, Rubi có nick là nguyenle (Nguyễn Lê: Nguyễn là họ gốc, Lê là họ khai sinh) Tiếp theo dưới đây là các file ảnh về luật Thiên Can (cập nhật về yếu tố mỹ thuật) Thiên Can Hóa Hơp: Thiên Can Hợp Thể: Thiên Can Xung Phá:
  4. Thiên Can Hợp Thể === Thiên Can Hóa Hợp: Giáp hợp Kỹ hóa Thổ... Ất hợp Canh hóa Kim... Bính hợp Tân hóa Thuỷ... Đinh hợp Nhâm hóa Mộc... Mậu hợp Quý hóa Hoả... ===== Các cặp Thiên Can xung phá: Giáp xung Mậu Ất xung Kỷ Bính xung Canh Đinh xung Tân Mậu xung Nhâm Kỷ xung Quý Canh xung Giáp Tân xung Ất Nhâm xung Bính Quý xung Đinh =======
  5. Rubi cảm ơn các khách quý đã ghé thăm gian trưng bày. Rubi xin tư giới thiệu chút thôi, thế hệ 7X (gần 8x). Tiếp theo đây, Rubi trưng bày các bảng về Cấu Trúc Thiên Can và Cấu Trúc Địa Chi. Các khách quý có thể hoan hỷ góp phần nội dung chi tiết hơn thì hay quá.
  6. -Rubi có thể nói rộng ra hơn một chút để tiếp tục đối thoại cho câu hỏi thứ 9 của Đào Hoa. 1 và 6 .v.v.là các đối tượng trong Cấu Trúc Số. Khảm và Tốn .v.v. là các đối tượng trong Cấu Trúc Tượng. Mỗi một đối tượng trong một cấu trúc đã được xác định tính chất Âm Dương Ngũ Hành. Khi phối hợp Cấu Trúc Số với Cấu Trúc Tượng, hay nói một cách khác, khi nạp Thái Cực và 8 Quái vào Hà Đồ ( và Lạc Thư) thì tuân theo một nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành Tương Ứng, tức là: 1 và Khảm ứng với nhau vì có tính chất là Dương Thủy, 6 và Tốn ứng với nhau vì có tính chất là Âm Thủy. Nói rộng ra thì phải nói đến các yếu tố sau: 1_Cơ bản của Âm Dương Ngũ Hành: Âm Dương Ngũ Hành gồm các đối tượng: Âm Thổ, Dương Thổ. Dương Kim, Âm Kim. Dương Hỏa, Âm Hỏa. Âm Thủy, Dương Thuy. Âm Mộc, Dương Mộc. Luật Âm Dương Ngũ Hành gồm: Luật Tương Sinh, Luật Tương Khắc là cơ bản và .v.v. 2_Cấu Trúc Số với Âm Dương Ngũ Hành cơ bản: 1 và 6 thuộc Âm Dương Thủy 2 và 7 thuộc Âm Dương Hỏa 3 và 8 thuộc Âm Dương Mộc 4 và 9 thuộc Âm Dương Kim 5 và 10 thuộc Âm Dương Thổ 3_Cấu Trúc Tượng với Âm Dương Ngũ Hành cơ bản: -Thái Cực Thổ -Nghi Âm và Nghi Dương là Âm Dương Thổ. -Thái Dương Kim -Thiếu Dương Hỏa -Thiếu Âm Thủy -Thái Âm Mộc -Càn và Đoài (sinh khí) là Âm Dương Kim -Ly và Chấn (sinh khí) là Âm Dương Hỏa -Tốn và Khảm (sinh khí) là Âm Dương Thủy -Cấn và Khôn (sinh khí) là Âm Dương Mộc 4_Rubi thấy: Mỗi một cấu trúc đều là một "chiều không gian" của Âm Dương Ngũ Hành và trong đó gồm đầy đủ các đối tượng cơ bản của "môi trường" Âm Dương Ngũ Hành. Cụ thể, ví dụ như trong Cấu Trúc Tượng thì Khảm có tính chất là Dương Thủy, Tốn có tính chất là Âm Thủy; hoặc ví dụ như trong Cấu Trúc Số thì 1 có tính chất là Dương Thủy, 6 có tính chất là Âm Thủy. Tính chất Âm Dương Ngũ Hành của các đối tượng được xác định ngay trong cấu trúc của nó, và không phụ thuộc vào các cấu trúc khác. Hay cũng là, nguyên lý cơ bản của cấu trúc này độc lập với cấu trúc khác đồng thời tất cả các cấu trúc đều biểu hiện nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành. Và hệ quả phối hợp Cấu Trúc Số với Cấu Trúc Tượng, cụ thể là nạp các đối tượng của Cấu Trúc Số vào Hà Đồ và/hoặc Lạc Thư thì điều tất yếu xảy ra là: Quái Khảm an tại cung số 1 Quái Tốn an tại cung số 6 Quái Càn an tại cung số 9 Quái Đoài an tại cung số 4 Quái Ly an tại cung số 7 Quái Chấn an tại cung số 2 Quái Cấn an tại cung số 8 Quái Khôn an tại cung số 3 Các Quái an tại các cung Số như vậy chỉ là tuân theo quy tắc tính chất Âm Dương Ngũ Hành tương ứng. ------------------------------- Còn tiếp theo phần câu hỏi "Tại sao tứ tượng mang ngũ hành như vậy, nếu chưa suy ra 8 quẻ bát quái ?" thì Rubi nghĩ thế này. Tại sao Tượng của Thái Dương có tính chất là Hành Kim? Tại sao Tượng của Thái Âm có tính chất là Hành Mộc? Tại sao Tượng của Thiếu Dương có tính chất là Hành Hỏa? Tại sao Tượng của Thiếu Âm có tính chất là Hành Thủy? Những câu hỏi như vậy, rất cần có câu trả lời nghiêm túc, Rubi không dám khẳng định ngay mà nghĩ rằng nó động đến tất cả các câu hỏi như sau: Tại sao 1 và 6 thuộc Hành Thủy? Tại sao Hợi và Tý thuộc Hành Thủy? Tại sao Nhâm và Quý thuộc Hành Thủy? Tại sao Thiếu Âm thuộc Hành Thủy? Tuy nhiên, Rubi vấn cảm thấy, hiện tại câu hỏi "Tại sao Thiếu Âm thuộc Hành Thủy?" cần khám phá để trả lời cho được chị tiết. Rubi chỉ nhận ra nó là Hành Thủy(Thiếu Âm) vì nó sinh ra Âm Thủy(Tốn) và Dương Thủy (Khảm), có lẽ đây có vẻ như là yếu tố gián tiếp để xác định Thiếu Âm là Hành Thủy. Và hiện tại, Rubi chưa có sự giải thích trực tiếp với điều kiện đủ tiêu chuẩn để đối thoại. Tái bút: Còn nói đến Tứ Tượng ra đời lại được sắp xếp như hình vẽ thì căn bản của nó dựa vào luật tương sinh và luật tương khắc của Ngũ Hành, sau đó thì dựa vào yếu tố hướng lên các sao trên trời hay hướng xuống các phương dưới mặt đất(phần này không biết Rubi trả lời có đúng với ý của Đào Hoa không nữa.)
  7. Rubi hiểu thế này. Cấu Trúc Sồ: Hà Đồ và Lạc Thư với Hệ Thập Phân gồm 10 đối tượng. Mỗi đối tượng đều được xác định tính chất Âm Dương Ngũ Hành. Cấu Trúc Tượng: -Thái Dương Kim -Thiếu Dương Hỏa -Thiếu Âm Thủy -Thái Âm Mộc -Thái Cực Thổ -Càn và Đoài (sinh khí) là Âm Dương Kim -Ly và Chấn (sinh khí) là Âm Dương Hỏa -Tốn và Khảm (sinh khí) là Âm Dương Thủy -Cấn và Khôn (sinh khí) là Âm Dương Mộc -Nghi Âm và Nghi Dương là Âm Dương Thổ. Cấu Trúc Số hợp nhất với Cấu Trúc Tượng theo Tiền Đề "Hà Đồ, Lạc Thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch"(đây có thể coi là một khẩu quyết) để có được Hệ Quả là Hình Bát Quái Tiên Thiên và .v.v. Theo Rubi, vì cấu trúc này không nói hết ý của Âm Dương Ngũ Hành nên phải có các cấu trúc khác nhau thì mới nói được đầy đủ nội dụng của Âm Dương Ngũ Hành. Các đối tượng trong mỗi cấu trúc vốn tự có tính chất xác định trong Âm Dương Ngũ Hành, như vậy thì mới có thể phối hợp cấu trúc này với cấu trúc khác theo tính chất Âm Dương Ngũ Hành tương ứng. Không phải do sau khi phối hợp mà đối tượng của cấu trúc này mời có tính chất xác định nương theo đối tượng của cấu trúc kia.
  8. Rubi tổng quát như thế này: _5 đối tượng thiên về Ngũ Hành là: -Thái Dương Kim -Thiếu Dương Hỏa -Thiếu Âm Thủy -Thái Âm Mộc -Thái Cực Thổ (Âm Dương ở trên là chỉ cho đối tượng đó nằm trong Cực Âm hoặc Cực Dương) _5 cặp đối tượng thiên về Âm Dương là: -Càn và Đoài (sinh khí) là Âm Dương Kim -Ly và Chấn (sinh khí) là Âm Dương Hỏa -Tốn và Khảm (sinh khí) là Âm Dương Thủy -Cấn và Khôn (sinh khí) là Âm Dương Mộc -Nghi Âm và Nghi Dương là Âm Dương Thổ. (Âm Dương ở trên là chỉ cho đối tượng đó có tính chất xác định trong một Hành của Ngũ Hành) _Tổng hợp Âm Dương Ngũ Hành thì: -Thái Dương Kim gồm Dương Kim và Âm Kim -Thiếu Dương Hỏa gồm Dương Hỏa và Âm Hỏa -Thiếu Âm Thủy gồm Âm Thủy và Dương Thủy -Thái Âm Mộc gồm Âm Mộc và Dương Mộc -Thái Cực Thổ gồm Âm Thổ và Dương Thổ.
  9. Đào Hoa, 4 câu này cũng có thể gọi là một câu thôi cũng được. Tất cả các hình vẽ, các đối tượng Âm Dương Ngũ Hành đều được Rubi thống nhất như sau: Mầu Trắng tượng trưng cho Hành Kim, Mầu Đỏ tượng trưng cho Hành Hỏa, Mầu Đen tượng trưng cho Hành Thủy, Mầu Xanh tượng trưng cho Hành Mộc và Mầu Vàng tượng trưng cho Hành Thổ.
  10. Cảm ơn Đào Hoa, xin mời Đào Hoa đưa ra câu hỏi :lol:
  11. Hà Đồ, Bát Quái Tiên Thiên và 12 Đường Kinh
  12. Hà Đồ, Thái Cực, Bát Quái Tiên Thiên, 64 Quẻ Tiên Thiên và 12 Đường Kinh
  13. Hà Đồ, Hình 64 Quẻ Tiên Thiên và Hình Bát Quái Tiên Thiên
  14. E-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng Trong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái. 1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng Dịch có Thái cực, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ. Do nguyên lý của Âm dương mà Thái cực sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Do Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Nghi âm có tính chất xác định là Âm thổ, nghi dương có tính chất xác định là Dương thổ. Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim. Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc. Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa. Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủy. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc. Bảng 4. Hệ thống các hình tượng (hào, quái) của cấu trúc tượng 2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng 2.1-Thái Cực Thái cực là sự hợp nhất của Âm dương Ngũ hành, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ, sắc vàng. Hình tượng của Thái cực là một hình tròn 4 màu. Hình 6.Thái cực đồ-Hình tượng của hành Thổ 2.2-Lưỡng NghiDo nguyên lý Âm dương Ngũ hành mà Thái cực (hành Thổ) sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Hình tượng của Dương thổ là một vạch liền, gọi là Hào dương, hình tượng của Âm thổ là một vạch đứt, gọi là Hào âm. Hình 7. Lưỡng nghi-Hình tượng của Dương thổ và Âm thổ 2.3-Tứ tượngDo Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng được xác định là Thái dương kim, Thiếu dương hỏa, Thiếu âm thủy và Thái âm mộc. Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim Hình tượng của Thái dương kim và Thiếu dương hỏa được hình thành như sau: Hào dương chồng thêm hào dương thành Thái dương kim(hai hào dương). Hào dương chồng thêm hào âm thành Thiếu dương hỏa(dưới hào dương, trên hào âm) Hình 8. Dương thổ sinh ra Thái dương kim và Thiếu dương hỏa Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc Hình tượng của Thiếu âm thủy và Thái âm mộc được hình thành như sau: Hào âm chồng thêm hào dương thành Thiếu âm thủy(dưới hào âm, trên hào dương). Hào âm chồng thêm hào âm thành Thái âm mộc(hai hào âm). Hình 9. Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc 2.4-Bát quái Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương (Âm sinh, Dương trưởng) mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Tính chất Âm dương Ngũ hành của Bát quái được xác định như sau: Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim Thái dương kim chồng thêm Hào dương thành quái Càn. Quái Càn là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là Dương kim. Thái dương kim chồng thêm Hào âm thành quái Đoài. Quái Đoài là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Kim nên tính chất xác định là Âm kim. Hình 10. Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hoảThiếu dương hỏa chồng thêm Hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Dương hỏa. Thiếu dương hỏa chồng thêm Hào âm thành quái Chấn. Quái Chấn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Âm hỏa. Hình 11. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủyThiếu âm thủy chồng thêm Hào dương thành quái Tốn. Quái Tốn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Thủy nên tính chất xác định là Âm thủy. Thiếu âm thủy chồng thêm Hào âm thành quái Khảm. Quái Khảm là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Thủy nên tính chất xác định là Dương thủy. Hình 12. Thiếu âm thuỷ sinh ra Âm thủy và Dương thủy Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộcThái âm mộc chồng thêm Hào dương thành quái Cấn. Quái Cấn là giai đoạn bạn đầu (Âm sinh) của hành Mộc nên tính chất xác định là Âm mộc. Thái âm mộc chồng thêm Hào âm thành quái Khôn. Quái Khôn là trạng thái lớn mạnh(Dương trưởng) của hành Mộc nên tính chất xác định là Dương mộc. Hình 13. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc
  15. TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH PHẦN 1-CÁC NGUYÊN LÝ CỦA CÁC CẤU TRÚC CƠ BẢN Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương). Các cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành gồm 5 cấu trúc sau: -Cấu trúc thiên can -Cấu trúc địa chi -Cấu trúc nhân thể -Cấu trúc số -Cấu trúc tượng Kết hợp một cấu trúc này với một cấu trúc khác là một nguyên lý Âm dương Ngũ hành hợp nhất trong Triết học Âm dương Ngũ hành. A-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản của cấu trúc thiên can Thiên can có 10 đối tượng. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 10 thiên can được xác định như sau: Giáp có tính chất là Dương mộc. Ất có tính chất là Âm mộc. Bính có tính chất là Dương hỏa. Đinh có tính chất là Âm hỏa. Mậu có tính chất là Dương thổ. Kỷ có tính chất là Âm thổ. Canh có tính chất là Dương kim. Tân có tính chất là Âm kim. Nhâm có tính chất là Dương thủy. Quý có tính chất là Âm thủy. Bảng 1. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 10 Thiên can B-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản của cấu trúc địa chi Địa chi có 12 đối tượng. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 12 Địa chi được xác định như sau: Tý có tính chất là Dương thủy. Sửu có tính chất là Âm thổ. Dần có tính chất là Dương mộc. Mão có tính chất là Âm mộc. Thìn có tính chất là Dương thổ. Tị có tính chất là Âm hỏa. Ngọ có tính chất là Dương hỏa. Mùi có tính chất là Âm thổ. Thân có tính chất là Dương kim. Dậu có tính chất là Âm kim. Tuất có tính chất là Dương thổ. Hợi có tính chất là Âm thủy. Bảng 2. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 12 Địa chi C-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản trong cấu trúc nhân thể (phần Tạng, Phủ và Kinh) Trong hệ thống Kinh Lạc của Nhân thể có 12 Kinh chính, từ mỗi Kinh chính có một nhánh tách ra gọi là Kinh biệt. 12 Kinh biệt đi sâu vào cơ thể liên lạc với Tạng hoặc Phủ cùng tên. 1-Tính chất (mới-theo Rubi) Âm dương Ngũ hành của 12 đường kinh được xác định như sau: Kinh Phế có tính chất là Dương kim. Kinh Đại tràng có tính chất là Âm kim. Kinh Tỳ có tính chất là Dương thổ. Kinh Vị có tính chất là Âm thổ. Kinh Tâm có tính chất là Dương hỏa. Kinh Tiểu tràng có tính chất là Âm hỏa. Kinh Bàng quang có tính chất là Âm thủy. Kinh Thận có tính chất là Dương thủy. Kinh Tâm bào lạc có tính chất là Âm thổ. Kinh Tam tiêu có tính chất là Dương thổ. Kinh Đởm có tính chất là Âm mộc. Kinh Can có tính chất là Dương mộc. 2-Hệ đại chu thiên Đại chu thiên là hiện tượng khí "huyết" chảy trong 12 đường kinh chính 50 vòng mỗi ngày, mỗi vòng theo trình tự sau: Bảng 3. Tính chất Âm dương Ngũ hành, giờ vượng và giờ suy của 12 đường kinh Trong bảng trên, "giờ vượng" là giờ mà đường Kinh tương ứng là wợng nhất, "giờ suy" là giờ mà đường Kinh tương ứng là suy nhất. D-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản trong cấu trúc số 1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi Trời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ. Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa. Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc. Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim. Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ. Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời. Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất. 2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Số 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ. Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa. Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc. Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim. Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ. 3-Hệ quả Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư. Hình Hà đồ và Lạc thư Hình 3. Ngũ hành sinh, khắc Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ: Kim sinh Thuỷ Thuỷ sinh Mộc Mộc sinh Hoả Hoả sinh Thổ Thổ sinh Kim Hình 4. 9 cung Hà đồ Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư: Kim khắc Mộc Mộc khắc Thổ Thổ khắc Thủy Thủy khắc Hỏa Hỏa khắc Kim Hình 5. 9 cung Lạc thư
  16. LỜI MỞ ĐẦU: Kính thưa quí học giả và các anh chị, cách trình bày nội dung bài viết của Rubi có 4 phần như sau: -Phần đầu tiên: là một hệ thống lý thuyết mới (các kiến thức mà Rubi cho là đúng ở trong sách và những phát kiến của Rubi) giới hạn trong khuôn khổ các nguyên lý cơ bản về hai cấu trúc của Âm dương Ngũ hành là cấu trúc số và cấu trúc tượng. -Phần thứ hai: phân tích những yếu tố sai lệch và khai thác những yếu tố đúng của những nguyên lý hiện đang được tồn tại trên sách vở (nội dung cũng hạn chế trong khuôn khổ như phần đầu) -Phần thứ ba: phần là coi như là nhật ký nghiên cứu về vấn đề lý học của Rubi. Như là tiếp xúc với triết học Đông phương như thế nào, làm sao lại đi theo hướng nghiên cứu những sai lệch của nguyên lý Âm dương Ngũ hành, tiến trình phát kiến những yếu tố mới ra sao, nhứng sự tự thay đổi phát kiến như thế nào. -Phần thứ tư: Những yếu tố phát kiến mà Rubi đã nói trong các phần trên vẫn có thể có những chỗ sai hoặc có những sự mở rộng phát kiến chi tiết hơn cho nên sẽ phải viết lại mới một phần hoặc viết lại mới tất cả. Tóm lại, phần 1 là một hệ nguyên lý coi như mới, phần hai là so sánh phân tích những cái cũ để cho ra kết quả mới(ở phần 1), phần ba là nhật ký tiến trình tiếp cận và những mốc nghiên cứu, phần 4 là tổng kết, kiểm tra, làm mới lại hệ thống các nguyên lý đã đưa ra. Rubi tự hệ thống trước như trên để chính mình có một cách trình bày không bị loạn xạ, cũng là nói trước để quí học giả và các anh chị tiện theo dõi.
  17. LêNa, cái tên như là trái lê và trái na ấy nhỉ, làm Rubi xèm xèm :) Chúc LêNa tham gia trao đổi và có thêm nhiều điều vui vẻ nhé.
  18. Xin chào chú Hoàng Anh, rubi tra từ điển thì thấy tiếng anh viết là Ruby, còn tiếng việt phát âm thì viết là Rubi. Vậy là cứ để là rubi cũng không sai đâu. Rubi Cảm ơn chú đã có ý giúp. :)
  19. Chào Phoenix, rubi viết đúng chính tả là ruby à. Không biết có cách gì sửa không nhỉ, mà thôi, viết là rubi cũng được. Hôm nay rubi mới đăng ký là thành viên diễn đàn, được số thứ tự là 94. Ngộ thế, đi offline vé xe cũng 94 mấy lạ. Hà hà.