-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Kính thưa các đọc giả, Rubi lập chủ đề này, vì thấy có những đối thoại cần thực hiện nhưng nếu thực hiện thì lại làm loãng chủ để chính nào đó, cho nên Rubi trích dẫn lại đối thoại liên quan với Rubi, tập trung trong topic này để tiện cho việc: những đối thoại phát sinh. Trên đây là trích dẫn đối thoại mới nhất của chú Vuivui cho Rubi. Xin khoan hãy bàn tới nội dung này. Thực ra thì trước đây, Rubi sang bên tuvilyso.net và đăng chủ đề chỉnh lý triết học Âm dương Ngũ hành. Chú Vuivui ở bên đó, cũng có nick là Vuivui, và chú vào đối thoại với Rubi. Chú giới thiệu rằng, sẽ có nhiều các hội viện tham gia tranh luận, nhưng rốt cục cũng chỉ có chú và một hai người khác. Đối thoại thì vấn đề cứ theo chủ đề mà bàn vào, cái đúng và cái sai phải chỉ ra rõ ràng. Nhưng chú Vuivui buông lời ra là nói Rubi sai, mà chú ý không hề chứng minh rằng Rubi sai như thế nào. Rốt cuộc, chú văng tục chửi bậy hạ thấp nhân phẩm chủ trì topic, nhưng Rubi cũng nhịn cho qua. Và cho đến giờ này, chỉ cần nói riêng phần đối thoại của chú Vuivui với Rubi, thì chú vẫn không hề có một câu nào chứng minh để chỉ ra Rubi sai đối với các nội dung đã đăng. Và đồng thời, chú chuyển vấn đề sang đánh giá nhân phẩm và cấp bậc Rubi, rồi chỉ ra con đường đạo lý ứng sử cho Rubi. Đành rằng có học vị lại có tuổi tác, có tư cách dạy lớp trẻ, nhưng chú không thể đem cái một trong ba cái độc vào đối thoại với người đối diện để mà dăn dạy luân lý. Tham lam, nong giận, và si ái hay ngu si là ba cái độc hại mình hại người. Nóng giận mất Khôn, không còn là Hiền là Trí nữa, thiết nghĩ hậu học cũng không phải vô tri mà không nhìn nhận được trạng thái nơi con người. Cháu lập nên topic này, thì chú Vuivui có gì gọi là luân lý cho hậu học kém hiểu biết như cháu thì chú cũng có thể nói thêm mà cháu cũng có chỗ để đối thoại thẳng thắn với chú. Cháu nhiệt tình đối thoại với chú và tất cả các hội viên, lấy mục đích trao đổi học thuật làm căn bản, (không nên lạc ý buông lời hạ thấp hậu học như chú đã hành động). Một khi chú chủ động hoặc vô tình dùng những từ ngữ "văn hóa chửi" thì chú cũng không nên đánh giá đối thoại sau đó của cháu nữa làm gì. Bởi vì không phải cháu chủ xướng tạo ra môi trường "văn hóa chửi" trong topic chỉnh lý học thuyết. Cháu có quyền được nói những lời như vậy.
-
LinkNội dung nhận xét của thành viên VinhL bên diễn đàn đó như sau: Trong sự kiện chủ đề và đối thoại cụ thể này, Rubi thấy cần nêu rõ hơn về hai mặt, đó là Tình và Lý. Nếu ai đó sử dụng đồ hình 9 cung Hà Đồ, cụ thể là hình 9 cung Hà Đồ do chú Thiên Sứ xoay ngược lại so với các hình vẫn thường thấy. Nếu Rubi nắm bắt không thiếu thì lý do xem hình Hà Đồ ngược với cách thông thường, là để tiện dùng trong ứng dụng xác định phương hướng với thực tế. Và nếu chỉ đơn thuần thuận theo cách thức đó mà dùng lại thì không thể coi đó là dùng kiến thức của người khác, cho nên, như vậy là sự kiện dùng lại đó thì nghiêng về Tình chứ không nghiêng về Lý. Trong trường hợp, ai đó dùng Bát quái Hậu Thiên Lạc Việt do chú Thiên Sứ phát kiến, thì trường hợp này, đứng về Lý thì họ phải nêu ra nguồn gốc của cái Bát quái đó, tác giả là ai. Hoặc trong trường hợp đề cập đến thực tại Hà Đồ (như chú Thiên Sư đã nêu), đứng về Lý, nếu người nào dùng toàn bộ lý thuyết thực tại về Hà Đồ đó để viết bài thì ít nhất cũng phải trích dẫn nguồn tài liệu và sau đó là nói đến tên tác giả. Hoặc ví dụ, ai đó dùng Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt, rồi đổi chỗ tiếp hai quái Cấn và Chấn cho nhau, thì như vậy, không thể coi đó là sử dụng sáng kiến của người khác, nhưng nó vẫn có một mối liên quan nào đó, cho nên tạm gọi là nghiêng về Tình hơn là Lý. Nếu thiện chí mà nói, thì Rubi đồng ý với ý kiến của VinhL. Nhưng nếu theo cảm thức mà nói thì Rubi thấy VinhL nói như vậy có phẩn nào không thoả đáng(đặc biệt là câu hỏi đầu tiên), gây ảnh hưởng không tốt đến cảm nhận của đọc giả đối với Rubi trong chủ để mà Rubi tạo ra, và Rubi không phải giải thích câu hỏi đó vì VinhL không có quyền phán xét vấn đề mà trong câu hỏi đề cập. Còn đoạn này, Rubi thấy không cần nói bàn ngay trong mục này.
-
Anh Mango thân mến. Ý kiến của anh, Rubi thấy trong đó cũng có điểm nhấn mạnh vấn đề đối thoại song phương. Cảm ơn anh Mango đã ủng hộ quan điểm.
-
Các đọc giả thân mến, sau đây lại một vấn đề liên quan đến phát kiến của Rubi. Đó là ý kiến của một thành viên biên diễn đàn lý học khác, và có nick là VinhL. Nội dung nhận xét của thành viên VinhL bên diễn đàn đó như sau: LinkTạm thời, Rubi chưa đối thoại với ý kiến của VinhL ở lần viết này.
-
Bộ thiết kế ADNH, đến đây, tạm thời hoàn thành: Tứ tượng, Bát Quái, 64 quẻ Tiên thiên. Khi Rubi thiết kế, thì tiêu chuẩn tỉ lệ vàng 1.618 được ưu tiên số một trong bố cục quy hoạch và chi tiết
-
UPDATE P/S:Tượng Lưỡng Nghĩ tương đối là lạ! :angry:
-
UPDATE_đặc tả nội dung Dương đặc, Âm rỗng của ADNH. P/S: Dương đặc, Âm rỗng là mô tả gián tiếp, thực tế thì, Dương là chủ là trung tâm là đơn, Âm là phụ là bao quanh là đa.
-
Anh A mato thân mến, vấn đề này Rubi chưa đầu tư thời gian nghiên cưu sâu. Sự phân tích ngay từ đầu của vấn đề, Rubi vẫn chưa phân tích được rốt ráo. Cũng theo nội dung thì các yếu tố tham gia vào vấn đề là: -Hiện tượng số học Hà Đồ, thỏa mãn điều kiện mỗi hành trong Ngũ hành đều có thể ở vị trí Thái cực. Khi bất kỳ hành nào ở vị trí Thái cực thì đều có thể dựa trên 10 phần tử số của Hà đồ để xác định sự phân cực của nó đạt sự cân bằng âm dương: cực dương có tổng là lẻ, thì cực âm có tổng là chẵn và đồng thời hơn cực dương 1 đơn vị. -Dựa trên sự suy lý thì có thể thấy riêng ở mỗi hành trong Ngũ hành, đều có 3 trạng thái là Thiếu, Thái và Thái cực. Song, sự hội họp của Ngũ hành trong một không gian, thì mỗi hành chỉ tồn tại ở một trạng thái duy nhất, trong ba trang thái đó. -Và, quan sát hiện tượng trên trái đất thì tạm thời có thể thấy, ngũ hành của trái đất đang tồn tại trong trạng thái mà hành Thổ ở vị trí Thái cực. Đó là hiện tượng Lý và Sự của ADNH, nói riêng trong một khuôn khổ nhất định. Chính vì những yếu tố ban đầu này của vấn đề còn chưa có thời gian suy luận sâu hơn nên Rubi không bàn rộng được. Nhưng đối với các đọc giả, muốn kết luận vấn đề thì phải tự lấy hiện tượng đó để suy luận và tự kết luận.
-
A mato thân mến, tôn ti của ngũ hành hoàn toàn có thể thay đổi đó là do tính hệ thống chứ không phải mang tính tương đối. Ví như các hành tinh, mỗi một hành tinh là một cấu trúc nội tại của Ngũ hành, và tất nhiên là nó khác nhau. Nhưng trái đất có sự sống thì dường như là phải có thần thánh tạo ra, cũng vậy, cấu trúc Ngũ hành mà trong đó hành Thổ là Thái cực là một "cấu trúc hằng số" Ngũ hành. Nếu có thiên thạch va vào trái đất, thì cũng ví như một người bị tai nạn, mất đi tứ chi. Nhưng người ta vẫn phải ăn, tức ví như hành Thổ vẫn là Thái cực khi mà tứ tượng bị "tai nạn". Dự đoán thiên thạch va vào trái đất thì cũng ví như dự đoán một người bị tai nạn. Nếu phải thay đổi đồ hình thí đó thực sự chỉ là chuyển vị trí trong một hệ thống.
-
Anh Amato thân mến. Sự tôn ti của Ngũ hành hoàn toàn có thể thay đổi, hay nói một cách khác, đó là các cấu trúc nội giới của Ngũ hành. Nhưng trong đó, cấu trúc nội giới nào để có sự sống phát triển ? Có lẽ rằng, hiện tại, sự sống của thế giới cũng đang rất phát triển là bằng chứng để chiêm nghiệm cấu trúc nội giới mà trong đó hành Thổ ở vị trí trung ương là lý tưởng nhất. Sự tôn ti của Ngũ hành thay đổi thì nội giới của nó cũng có sự phân cực tương ứng theo hành nào đóng vai trò là Thái cực. Ví dụ: -Khi hành Thủy là Thái cực Thuỷ, thì Thái cực Thủy sinh ra Âm thủy và Dương thuỷ. Dương thủy sinh ra hành Mộc va hành Thổ, Âm thủy sinh ra hành Hỏa và hành Kim. -Khi hành Mộc là Thái cực Mộc, thì Thái cực Mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc. Dương mộc sinh ra hành Thổ và hành Hoả, Âm mộc sinh ra hành Kim va hành Thuỷ.
-
UPDATE_đạt tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật thiết kế theo tỉ lệ vàng 1.618. Bộ thiết kế ADNH 2009. In Ngân Kim Kim P/S: Lữ khách nào có biết câu này nghĩa là gì không ?: Tiên thiên hạ chi ưu nhĩ ưu Hậu thiên lạc chi lạc nhĩ lạc.
-
Chú Votruoc kính mến. Dó cháu không muốn những đối thoại phát sinh trong một chủ đề nào đó mà lại ảnh hưởng đến nội dung chính ở đó, nhưng lại cần phải đối thoại thẳng thắn, không nhiều thì ít, cháu thấy cũng cần phải có một hai lời. Cháu cảm ơn chú đã có ý kiến.
-
Đây là đoạn đối thoại mới nhất của chú Vuivui, vậy Rubi cháu xin tiếp lời chú. Ý thứ nhất, chú nói: Chú nói đến tham vọng nào vậy ? Ý thứ hai, chú nói: Nhưng cháu thấy từ lâu, chú vẫn thường thổ lỗ trước, ngượi lại, đối thoại của cháu vẫn tương đối bình thường. Cái này thì chú phải xem lại vì chú đã nói thế này: LinkÝ thứ ba, chú nói: Tại sao chú qui cho cháu là kéo đồng kéo lứa ? Chú đã lệch về phạm trù chủ quan để nêu ra những nhận xét của chú đối với nhân cách của cháu, và chú cho đó là nhân cách của cháu rồi lại nói "đã thể hiện tất cả rồi". Thế chú còn chúc cháu thành tựu gì nữa đây ? Sại lại còn nói thêm câu "quay đầu là bờ", câu này là thuyết pháp lại gây thêm phiền não cho chúng sinh, thuyết pháp phi thời cũng là bệnh.
-
Có đối thoại với chú, nhưng cháu không bàn trong chủ đề này của chú Thiên Sứ. Chú không thiếu lời, cháu cũng không cần khiêm tốn. Cháu đã lập topic "Đối thoại không chính thức", cũng thông tin để chú biết.
-
Đối thoại này, Rubi cháu gộp hai đối thoại vào một lần viết. Chú Votruoc kính mến! Góp ý của chú cũng đồng với ý nghĩ của cháu. Song cháu nghĩ thêm thế này, riêng đối thoại đó (với chú Vuivui), không nói thì cũng dở mà nói dài quá thì cũng dở, hay nhất là xác định nói ngắn gọn và kiên quyết một chút, cho nên cháu đã đối thoại. Nếu bây giờ chú Vui vui cũng đòi định nghĩa theo tiêu đề của cháu, thì có lẽ là chú sẽ định nghĩa những ba nội dung:-Định nghĩa Âm dương. -Định nghĩa Ngũ hành. -Định nghĩa Âm dương Ngũ hành. Mà các định nghĩa của chú sẽ chẳng liên quan gì đến nhau đâu, Âm dương một tông, Ngũ hành một tông, Âm dương Ngũ hành một tông nữa, chú cứ thử định nghĩa đi, chắc chưa có ai từ xưa đến nay làm cái tiểu đề này đâu ạ. Với kiểu Bát quái trong 8 có 5, chú mà định nghĩa được thế nào là Âm dương, thế nào là Ngũ hành thì cháu không hiểu được là cái hiểu của chú về Âm dương Ngũ hành là như thế nào. Nếu sau khi chú định nghĩa các vấn đề trên thì cái định nghĩa đó của chú chẳng chính xác bằng tám cái gạch đầu dòng, mỗi dòng bảo mỗi quái có tính chất của nó theo sách tàu hiện nay. Rốt cục, định nghĩa lại không cô đọng bằng diễn giải, diễn giải lại chẳng bổ nghĩa cho định nghĩa.
-
Tiểu đề-Một nhận định nổi bật Các đọc giả kính mến, Rubi thấy có một nhận định đối với nội dung phát kiến của Rubi, có thể nói đó là một nhận định rất cá biệt, nội dung nhận định đó là : "Các chỉnh lý của Rubi sai từ những bước căn bản". Chưa biết cho rằng vấn đề sai căn bản là như thế nào, nhưng nhận định này của thành viên đó dựa trên sự biết được cách thức truy tìm những nguyên lý căn bản của Rubi, nhưng cũng không phải là thành viên đó ngờ hết được tiến trình truy tìm và xây dựng hệ thống nguyên lý kia. Vậy thì cách thức truy tìm lý thuyết căn bản của Rubi là như thế nào ? -Yếu tố thứ nhất, có thể gọi là, bước phát kiến đầu tiên mà cho đến bây giờ vẫn giữ nguyên giá trị nội dung của nó đó là phát kiến về tính chất Âm dương Ngũ hành của mỗi quái trong tám quái. Đây có thể gọi là một bước ngoặt, mà Rubi tự đánh dấu để các đọc giả cùng biết được. -Yếu tố thứ hai, là phát kiến nội dung cụ thể về sự liên quan giữa Bát quái Tiên thiên với Hà Đồ (Ngũ hành tương sinh). -Yếu tố thứ ba, một phát kiến nổi bật cần được nói rõ, đó là phát kiến Thái cực là Hành Thổ, Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Khi kết luận này được phát kiến và viết thành lời, thì trước đó, Rubi chưa thấy hay chưa xem được bất cứ nội dung nào nói rằng Thái cực là Hành thổ, Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Từ những phát kiến căn bản này, mà nó phát triển thành một hệ thống các yếu tố phát kiến như các đọc giả đã thấy. Như vậy thì có thể thấy, nhận định rằng các phát kiến của Rubi sai từ những bước căn bản là một nhận định đúng hay không đúng ?. Phải chăng, đòi hỏi một phát kiến đúng từ những bước căn bản là yêu cầu anh phải may mắn có ý tưởng đầu tiên là thấy được Thái cực là Hành Thổ ? Tức là, vì nguyên lý Thái cực có tính chất là Hành Thổ được phát hiện, nhưng nó không phải là sự phát hiện đầu tiên của Rubi, cho nên Rubi đã sai căn bản. Hay nói một cách khác, nhận đinh rằng Rubi sai căn bản vì: -Bước đầu tiên phát kiến là nguyên lý tính chất của Bát quái. -Bước thứ hai là dựa trên bát quái tìm ra nguyên lý tính chất của Tứ tượng. -Bước thứ ba là dựa trên tứ tượng tìm ra nguyên lý tính chất của Lưỡng nghi và của Thái cực. Vì tiến trình truy tìm ngược dòng như vậy, mà Rubi có sự mẫu thuẫn với sự trình bày thuận dòng từ Thái cực, đến Lưỡng nghi, đến Tứ tượng, đến Bát quái, đến 64 quẻ, vv. Vậy truy tìm ngược dòng rồi trình bày thuận dòng có được suy ra và kết luận: như vậy là nội dung phát kiến sai căn bản ? Thành viên đó bám vào sự thuận nghịch nói trên và kết luận phát kiến của Rubi sai căn bản, tình hình phản biện như vậy thì nên nhìn nhận và đánh giá đối tượng phản biện như thế nào cho công bằng đây ? Sinh con rồi mới sinh Cha Sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh Ông. Có gì liên quan đến hiện tượng ngược dòng kia.
-
Cháu xem lời chú, thấy có vài lời cần nói.Nếu chú có quỹ thời gian tương ứng với sự nhận định của chú thì chú có thể đối thoại trực tiếp. Nếu chú khẳng định học vị và kiến thức của chú đủ khả năng chứng minh vấn đề cháu nêu là sai thì cháu sẽ lập một topic hành lang. Thấy nguy thì chú nên kháng luận cũng là một điều nên làm. Cháu không cần bảo vệ các vấn đề mà cháu nêu ra, mà vấn đề là chú kháng luận như thế nào và cháu chiến luận như thế nào. Logic phi cổ điển chính là tới đây. Còn quán xét hiện tượng bề ngoài một cách chung chung thì đó mới là thật nguy. Phê bình và sáng tạo đồng hành thì lo gì cổ hay là kim.
-
Tiểu đề-Một, Hai, Ba. Các đọc giả kính mến, tiểu đề này có cái tiêu đề ngắn gọn và lạ. Một, Hai, Ba là "Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh ra tất cả". Vậy, Một, Hai, Ba, và Tất cả là gì ? Một là Một, tức Thái Cực Thổ, hay gọi là Hành Thổ Hai là Hai, gồm : Âm Thái cực Thổ, và Dương Thái cực Thổ; hay gọi là Âm và Dương của Hành Thổ Ba là sự tương tác Âm Thổ và Dương Thổ với nhau. Tất cả là Tất cả, gồm: Tứ tượng, Bát quái, 64 quẻ...cát hung, sự nghiệp. Mà trong đó: Một ghép với Tứ tượng thành hệ Ngũ hành, Hai ghép với Bát quái thành hệ Âm dương Ngũ hành. p/s: Nhiều người vẫn học y theo sách mà cho rằng Bát quái sinh ra rồi mới có Ngũ hành ở trong đó, tức là trong 8 có 5, đây là một sự lầm lẫn lớn lao. Lý học và Phê bình Lý học là hai khoa khác nhau, điều này cần được nêu ra để có thể gọi là "miếng trầu là đầu câu chuyện" trong sự đối thoại. Kiến giải của một học vị Tiến sỹ Triết học cũng có thể sai lệch vì Tiến Sỹ Triết học không phải là Tiến Sỹ Phê bình Triết học.
-
Tiểu đề-Thực tại Đồ Thư Các đọc giả kính mến, chủ để này là một hướng nghiên cứu phụ đạo, đối với nó, ngược lại là hướng nghiên cứu chủ đạo. Và tiểu đề này viết cho hướng nghiên cứu chủ đạo. Thực tại Đồ Thư, đã có các Nhà Nghiên cứu xác định theo những luận điểm khác nhau và so sánh thì thấy có thể nói đó là những cách nhìn khác nhau. Chẳng hạn có thế thấy thực tại của Đồ Thư ở hiện tượng Thiên văn hoặc lại có thể thấy ở hiện tượng Địa lý. Và Rubi có thể lại thấy thực tại của Đồ Thư ở Nhân Thể, (ý này mới manh nha). Vậy thì đặt ra được một câu hỏi, ngoài Thiên văn, Địa lý, và Nhân thể thì có thể chứng minh thực tại của Đồ Thư không ? Có thể thấy được Thực tại của Đồ Thư ngay trong nội dung của hệ thống nguyên lý căn bản, khi mà hệ thống này có đủ các yếu tố nhất quán nhất định. Đây có thể gọi là Thực tại Nội tại. Với các yếu tố nhất định trong một hệ thống nguyên lý nhất quán, thì có thể dựa trên biểu hiện của nó để xây dựng lý thuyết về Thực tại Đồ Thư. Vậy thì các yếu tố nhất quán đó cần giới hạn đủ để xây dựng lý thuyết Thực tại đó là những yếu tố nào ? Các nguyên lý biểu hiện theo từng hệ độc lập: -Đó là nguyên lý Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái. -Đó là nguyên lý Tương sinh và Tương khắc của Ngũ hành. -Đó là nguyên lý Số của Âm dương Ngũ hành. Các nguyên lý liên quan giữa các hệ độc lập: -Đó là nguyên lý Âm dương Ngũ hành tương ứng giữa Tượng và Số, dựa trên sự đồng nhất giữa Tượng và Số về tính chất Âm dương Ngũ hành.
-
Các đọc giả kính mến, chủ đề này Rubi lập ra, có thể nói rằng, nó là điển hình cho hậu trường các bài viết của Rubi. Tức là trong khi nghiên cứu theo một hướng chủ đạo, nhưng kèm theo đó là các hướng nhỏ lẻ, đã rất nhiều lần các hướng nhỏ lẻ đó đã nhất thời được nghiên cứu nhưng kết quả đều không thể làm thành một hướng nghiên cứu mới. Các hướng không có kết quả thì tức là còn lại cái hướng chủ đạo với những phát kiến là có triển vọng và có tính đúng đắn. Trong những hướng nhỏ lẻ, thì chủ đề này là một đại diện điển hình, điển hình cho sự khác với hướng nghiên cứu chủ đạo. Nhưng có sự tác động giữa hai hướng chủ đạo và hướng phụ đạo, kết quả tác động có thể nêu ra ngay một ví dụ: -Giả thiết hướng phụ đạo này là sai, nhưng nó lại là yếu tố làm nảy sinh một hướng chứng minh sự đúng đắn cho phần Chủ đạo. Tức là sự liên hệ chặt chẽ giữa Hà Đồ (ADNH tương sinh) và Tiên thiên Bát quái phải được chứng minh hoặc lập luận có tính logic, và lập luận đó phải có giá trị nhất định. -Nhớ lại một cách tương đối, Rubi thấy đã có một số học giả coi Số của Đồ Thư là một hệ độc lập, rồi họ phát kiến ý tưởng xếp đặt chỉnh lý vị trí các số trong Đồ Thư. -Như vậy, ý tưởng bài viết về sự liên kết mật thiết giữa cấu trúc của Hà Đồ, cấu trúc của Tiên Thiên Bát quái với nhau là một ý tưởng có giá trị khẳng định sự định vị của cả Hà Đồ cũng như Tiên thiên Bát quái.
-
Tiểu đề-luận ngũ hành Kim sinh Thủy là Dương tàn. Mộc sinh Hỏa là Âm tàn. Dương tàn thì Âm sinh. Âm tàn thì Dương sinh. Dương tàn, Âm sinh là hành Thuỷ. Âm tàn, Dương sinh là hành Hoả.
-
Chào anh Liêm Trinh. Thôi thì cũng nói ngắn gọi vài lời, cũng là nhắc lại thôi vì Rubi đã nói vấn đề này rồi. Đông Tứ tượng là Họ Ngoại. Tây Tứ tượng là Họ Nội. Họ ngoại, nhìn theo thời gian, là quá trình phát triển của giới Nữ. Hồi nhỏ là Thiếu Nữ rồi Trung Nữ, lớn lên thành Trưởng Nữ rồi làm Mẹ. Thứ tự từ nhỏ đến lớn thì có 4 giai đoạn, cho nên cái sự này nó ứng với Đông Tứ tượng của Bát quái. Tất nhiên thứ tự Tốn Khảm Cấn Khôn cũng là sự hình thức hóa quá trình phát triển của Âm khí, từ Âm Thiếu Âm Thủy cho đến Dương Thái Âm Mộc. Đơn giản , cái lý nó là như vậy. Còn gọi nhóm này là Đông Tứ tượng là vì Quái chủ nằm ở chính Đông. Rubi mới nắm bắt khái quát qui luật của Tí Ngọ Lưu Chú. Vấn đề là, sau khi học nó, hiểu nó và tổng kết rồi so sánh nó với Bát quái Tiên thiên, cũng như với Hà Đồ thì Rubi thấy phải thay đổi, phải chỉnh lý một chút về khái niệm của Đông Y thì sẽ được đồ hình đó. Nội dung chỉnh lý là: -Dương liền, Âm đứt. -Dương đặc, Âm rỗng. -Dương trong, Âm ngoài. -Dương Tạng, Âm Phủ. -Dương Huyết, Âm Khí.
-
Anh Longtuan có sở trường về Đông Y, mà anh lập một chủ đề về Thời Châm cũng hay lắm đó. Rubi cũng có chủ trương nghiên cứu về Đông Y, đặc biệt là Thời Châm, cụ thể là Linh Qui Bát Pháp, Qui Đằng Bát Pháp và Tí Ngọ Lưu Chú. Khái quát về lý học, thì có thể nói, Tí Ngọ Lưu Chú tuy cũng thấy thường thường, nhưng nó lại rất quan trọng với tiêu chí Thực Nghiệm và bằng chứng Khoa học của lý học đông phương nói chung và đông y nói riêng. À mà trước đây, khi dừng lại ở Tí Ngọ Lưu Chú để nghiên cứu, Rubi thấy, hiện nay Tí Ngọ Lưu Chú có một vấn đề về thời gian mà lại có hai quan niệm khác nhau về Ngày đường kinh chủ đạo. Nếu mà anh Longtuan có thời gian xem lại cho kỹ để xác định chính xác vấn đề này thì cũng đáng chú ý lắm. Hoặc khi Rubi trở lại tới vấn đề này, sẽ ới anh mấy tiếng để anh vào góp ý đấy.
-
Rubi cháu xin chào chú Longtuan. Theo ý tưởng của cháu thì Huyết là Dương, Khí là Âm, nếu có dịp thì sẽ luận đàm với chú sau. Tạm thời chú có thể thấy trước kết luận của cháu bằng hình ảnh: Đồ hình Tý Ngọ Lưu Chú Đồ hình mà Đông Y đang bị thiếu
-
Vậy Rubi cháu có lời mời chú Vuivui cùng chứng minh vấn đề. Lấy ý tưởng của chú Thiên Sứ làm đề tài, chú chứng minh lục thập hoa giáp không thể thay đổi, còn cháu chứng minh lạc thư hoa giáp thay đổi như vậy là đúng. Chú thấy ý tưởng này thế nào ?