-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Vấn đề: điểm nhấn trong phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành: Hình 2 Chú thích Hình 2: Nội dung: sưu tầm. Đồ hoạ: Rubi. (còn tiếp)
-
Cái nick này cũng không lạ, hình như là nick chuyên về Vật lý, chắc mình phải gỏi bằng chú :lol: Rubi tò mò về cái nick này, chắc là trong nhóm tướng tá cao to trong ảnh tìm thấy, nhưng không rõ cụ thể là ai trong cái ảnh mà Rubi tìm được. :lol: , thôi, tiếp tục đăng cái hình vừa hoàn thành xong.
-
Các đọc giả kính mến, trong phương pháp tiếp cận, hay nói một cách nôm na, bắt đầu tìm hiểu lý thuyết Âm dương và Ngũ hành nên từ đâu ? Cõ lẽ nhiều người khi biết đến học thuyết này, và sau một thời gian tìm hiểu thì đã biết được một số nguyên lý cơ bản và một số ứng dụng. Đa phần, mọi người sẽ ham ứng dụng hơn nên ít khi nghiên cứu kỹ phần nguyên lý cơ bản, hoặc muốn nghiên cứu tìm hiểu phần cơ bản cũng không biết là tìm sách nào, mà dù cho có tìm thì chắc cũng không có sách nào nói có hệ thống. Vì sao lại thế ? Các giáo sư chuyên ngành, họ nắm được lý thuyết cơ bản là do tiếp cận thường xuyên nên đương nhiên được coi là có cơ bản. Cái cơ bản này là do bộ não tự sắp xếp chứ khi học và viết sách thì sách học và sách viết ra, sách nào cũng có nói đến lý thuyết cơ bản, nhưng đa phần là lý thuyết cơ bản liên quan tới nội dung chính của sách chứ không phải là có hệ thống từ đại cương đến cụ thể một cách chuyên môn cho vấn đề lý thuyết. Vì sao lại thế ? Chắc là lịch sử phát triển cái môn này nó có vấn đề nào đó. Cứ quán sát hiện tượng lâm sàng trên thì nhất định là có vấn đề... Chính vì vậy, nghiên cứu, hệ thống cho đến phát kiến và chỉnh lý hệ nguyên lý cơ bản của Âm dương và Ngũ hành là một vấn đề, phải nói rằng tiềm ẩn sự nóng hổi chấn động trong các cấp liên quan. Nhưng việc chấn động này từ cấp nào đến cấp nào, nếu là chấn động từ ngoài vào trong thì nó có làm chấn động tới các cấp chuyên ngành hay không, cái này thì...phải chiêm nghiệm. Trở lại vấn đề theo chủ đề đặt ra, một trong những điểm nhấn của phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành có lẽ là Tượng và Số, Tượng và Số trong Hoàng Cực Kinh Thể. Điểm nhấn này, Rubi chưa thấy sách nào nói tới. Hình 1 Chú thích Hình 1: Nội dung: Hoàng Cực Kinh Thể. Đồ hoạ: Rubi. Vấn đề: điểm nhấn trong phương pháp tiếp cận học thuyết Âm dương và Ngũ hành. (còn tiếp)
-
Chào bạn Canhcanh, tớ cũng như bạn, là một thành viên tham gia bình thường. Chúc bạn một ngày vui vẻ :lol: .
-
Thưa các đọc giả, hiện tượng nhật thực có sự toàn phần và một phần, hiện tượng này cũng có thể làm ví dụ cho một số các hiện tượng bất ngờ trong Cấu Trúc Tượng. Tất nhiên, từ "Nhật thực" mà Rubi đặt trong tiêu đề của chủ đề là một hình ảnh ví dụ, giống như cách đặt tiêu đề cho bài báo của nhà báo. Thực tế thì hiện tượng nhật thực lâu lâu mới gặp, cũng như vậy, ở trong lý học đối với các phát kiến xưa nay, lâu lâu lại cũng có "nhật thực". Hiện tượng mặt Trăng che khuất mặt Trời, nhất là sự toàn phần, nếu không có kiến thức phổ biến như ngày nay thì người ta dễ suy luận về hiện tượng này theo nhiều trường phái khác nhau. Rubi có thể tổng kết lại và thấy một vài hiện tượng "nhật thực" trong lý học và phát kiến: -Xưa nhất và cũng là hiện tượng "toàn phần", là sự nạp Bát quái Tiên thiên và Lạc thư với nhau. -Nay, cách đây không lâu, khoảng một hai năm, cũng có hiện tượng "một phần" là sự xác định tính chất Âm dương của bốn quái trong bát quái của một hội viên nào đó đã đối thoại với Rubi. Hai hiện tượng trên khá điển hình cho sự tác động của hình thức Cấu Trúc Tượng tới tư duy phát kiến, nhất lại là con người đang trong trạng thái "nóng vội". (còn tiếp)
-
(Bổ xung nội dung-NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT:) -3.5 Nét đặc biệt thứ 7 của hình 1 là...vô ngôn: P/S: thiện xảo thì rất thiện xảo mà vô lý thì rất vô lý, :rolleyes: .
-
Với trường hợp này thì có đủ khả năng nạp sắc để thể hiện rõ tính chất ADNH của mỗi phần tử. Hình minh họa cụ thể sẽ được Rubi thiết kế tiếp sau. Cảm ơn các đọc giả đã theo dõi chủ đề này.
-
(Bổ xung nội dung-NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT:) -3.4 Nét đặc biệt thứ 7 của hình 1 là phi tinh nhập trung cung. Số 2 và số 8 có vị trị cùng với cung Tốn và cung Chấn, đây là hai cung khởi đầu của mỗi Cực trong Hình Bát quái Tiên thiên (Rubi).
-
(tiếp theo) Các đọc giả kính mến, có lẽ chủ đề này tạm kết thúc được ở đây sau khi đánh giá tương đối được nguyên lý trong hình minh họa một là đúng hay sai. Khi chỉ ra NHỮNG ĐIỂM VÔ LÝ trong nguyên lý của hình minh hoa 1 thì Rubi thấy cần phải có tư cách chân lý nhất định nào đó. Trên tư cách chân lý trong khuổn khổ nhất định của những phát kiến mới phục hồi hệ thống nguyên lý ADNH thì có thể thấy và chỉ ra NHỮNG ĐIỂM VÔ LÝ trong hình minh họa 1 như sau: -Những phát kiến mới để chỉnh lý hệ thống nguyên lý ADNH không cần nói riêng ở đây, mà có thể đi thẳng vào, nêu ra những điểm vô lý của hình minh họa về Hoàng Cực Kinh Thể. -Dựa trên nguyên lý Tượng và Số phải tương ứng với nhau thì thấy rõ được điểm vô lý thứ nhất trong hình minh họa 1 (cũng như Hoàng Cực Kinh Thể-HCKT). Trong HCKT, với nguyên lý cơ sở cơ bản của nó không có yếu tố xây dựng nào để lập thành kết quả như vậy, tức là Tượng và Số nạp vào với nhau không dựa trên nguyên lý nào cả nên thành ra sự kết nối Tượng và Số như vậy là một sự kịch bản áp đặt. -Dựa trên nguyên lý Tương sinh của Ngũ hành và nguyên lý Tương khắc của Ngũ hành, hai nguyên lý này vừa độc lập với nhau nhưng cũng vừa thống nhất với nhau, hay nói một cách khác, đó là hai nguyên lý đặc biệt cơ bản của một Hệ Ngũ hành. Hình Bát quái Tiên thiên là nguyên lý Tương sinh của Ngũ hành được quy định bằng hình thức Tượng, hình Lạc thư là nguyên lý Tương khắc của Ngũ hành được quy định bằng hình thức Số, cho nên nạp vào với nhau trong cùng một không gian như hình minh họa 1 là hoàn toàn không thể được. Hoặc nói theo một cách khác, không có nguyên lý nào để kết hợp không gian Tương khắc của Ngũ hành với không gian Tương sinh của Ngũ hành như vậy. Đó là một vài yếu tố vô lý mà Rubi nêu ra. Tuy nhiên như đã nói: -Trường hợp công nhận nguyên lý trong đồ hình 1 là có giá trị trong hệ thống nguyên lý đang dùng thì cũng phải nắm bắt được dáng dấp hệ thống này để xem nguyên lý trong đồ hình 1 ở vị trí như thế nào trong hệ thống của nó. Thì có thể giả thiết, đây là đồ hình minh họa nguyên lý định vị giữa hai hình là hình Bát quái Tiên thiên và hình Bát quái Hậu thiên với nhau: (tạm hết)
-
(tiếp theo) Sau phần chỉ ra NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT của hình 1, và trước khi chỉ ra NHỮNG ĐIỂM VÔ LÝ thì Rubi thấy cần có MÔT VÀI NHẬN ĐỊNH KHÁI QUÁT như sau: -Do sự đặc biệt thiện xảo về hình thức kết hợp Số và Tượng, nên loại bỏ nó hoặc công nhận nó thì phải có đánh giá nhất định. -Trường hợp công nhận nguyên lý trong đồ hình 1 thì phải xây dựng một hệ nguyên lý ADNH mới gần như hoàn toàn. -Trường hợp công nhận nguyên lý trong đồ hình 1 là có giá trị trong hệ thống nguyên lý đang dùng thì cũng phải nắm bắt được dáng dấp hệ thống này để xem nguyên lý trong đồ hình 1 ở vị trí như thế nào trong hệ thống của nó. -Trường hợp không công nhận nguyên lý trong đồ hình 1 thì phải chỉ ra hiện tượng Nhật thực trong nó, tức là chỉ ra những điểm vô lý hoặc đến mức nghiêm trọng của nó. (còn tiếp)
-
Khu vực này, quan sát từ trên cao thấy rõ như là một cánh cung đang được ngắm bắn từ Đông sang Tây với đôi bàn tay khoẻ, nhưng cái mũi tên kéo dài qua sông thì đầu bị gãy.
-
(tiếp theo) Với đồ hình nguyên lý trên, thì Rubi sẽ chỉ ra một vài những điểm thiện xảo của nó về mặt hình thức, sau đó có lẽ là nói đến những điểm vô lý của nó. NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT: -1 Nét đặc biệt thứ nhất của hình 1 là hình thức đối xứng tâm tam biến trong Tiên thiên Bát quái (Rubi). -2 Nét đặc biệt thứ hai của hình 1 là hình thức đối xứng bù của 10 trong Lạc thư Ngũ hành tương khắc. -3 Hai nét đặc biệt 1 và 2 nói trên kết hợp với nhau như hình 1 sinh ra những nét đặc biệt trong nó, như là: -3.1 Nét đặc biệt thứ tư của hình 1 là, sự có vẻ như là trùng hợp giữa tượng và số. Tượng, theo nguyên lý vận hành Dương tiêu Âm trưởng trong Tiên thiên Bát quái: "Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn", song song với nó thì Số cũng thứ tự tương ứng giảm theo một cách tương đối: "9,8,7,6 và 4,3,2,1". -3.2 Nét đặc biệt thứ năm của hình 1 là hình thức thứ tự của Số tương ứng với sự phần cực của Tượng: "Dương cực là Càn, Đoài, Ly, Chấn ứng với 3,4 và 8,9 (cũng như 3,8 và 9,4). Âm cực là Tốn, Khảm, Cấn, Khôn ứng với 1,2 và 6,7 (cũng như 1,6 và 7,2). ". -3.3 Một nét khá đặc biệt thứ 6 của hình 1 là sự tương ứng của hai quái Càn và Khôn với số 9 và số 1. Trên đây là Rubi chỉ ra một số nét đặc biệt của hình thức trong hình minh hoạ 1, nếu các đọc giả thấy thêm những nét đặc biệt nào đó ứng với các nguyên lý rộng hơn thì cũng có thể tham gia chỉ ra, chẳng hạn như là thấy có nét nào đó tương ứng với hình thức nào đó trong Độn giáp hoặc Thái ất. (còn tiếp)
-
Tớ thấy một số điểm có vấn đề từ nội dung này và nội dung liên quan quanh tác giả. Điểm thứ nhất là, cư trú tại Hà Nội nhưng lại nói giọng Miền Nam. Điểm thứ hai là, lẫn lộn giữa Phật và Chúa, và nghiêng về Chúa. Điểm thứ ba là hỗn tạp các luận thuyết giống như đạo Cao Đài. Còn mục đích trong vấn đề có hay không thì chắc là không nên nói ra ở đây. Sau những nhận định này thì mới nên đi vào nhìn nhận nội dung theo tiêu đề đặt ra.
-
(tiếp theo) Hình minh hoạ làm tư liệu nghiên cứu (không ứng dụng) Đồ hoạ: Rubi.Nội dung: Hoàng cực kinh thể. Chỉnh lý thêm bớt: Rubi. Thưa các đọc giả, trên đây là hình minh hoạ đồ hình nguyên lý trong Hoàng cực Kinh thể, tức là Tiên thiên Bát quái và Lạc thư nạp vào với nhau, Rubi thêm số 10 vào trung cung. (còn tiếp)
-
(tiếp theo) Như vậy là, trong hai hiện tượng Nhật thực lý học, Rubi đã nói xong đại khái về ý thứ hai. Tiếp theo, đề cập đến hiện tượng thứ nhất, hiện tượng nhật thực: Lạc thư và Tiên thiên Bát quái nạp vào với nhau. Ý tưởng này đã được thể hiện trong Hoàng Cực Kinh Thể bởi tác giả của nó. Một điểm nhấn ở đây là, đã có người thực hiện công việc nạp Lạc Thư và Tiên thiên Bát quái với nhau. Đó là một yếu tố để định hướng cho vấn đề đầu tư thời gian vào ý tưởng truy tìm hệ nguyên lý cơ bản. Với hàm ý đánh giá vấn đề là hiện tượng Nhật thực thì kết luận về nó là hình thức thiện xảo nhưng vô lý (hình thức thiện xảo tức là Số và Tượng nạp với nhau, Số có hình thức đối xứng bù của 10(mười), Tượng có hình thức đối xứng tâm Tam biến(cả ba hào đều biến)). Trong các trường hợp có hình thức thiện xảo thì trường hợp này có lẽ là số một, nó tương tác với các nguyên lý cũ và phát kiến mới và có tiếng nói của nó. Cho nên trước mắt, có lẽ Rubi sẽ thể hiện hình thức của nó bằng đồ họa. (còn tiếp)
-
Vấn đề là ai đó thích chết vào giờ tốt, vậy thì cứ vào giờ tốt mà tổ chức đám tang, còn chết không thì quan trọng gì, không chết có khi lại tốt cả đôi đường. Khéo làm là xong hết, thiếu gì cách tự túc không phải liên quan đến giấy tờ vào thời điểm cố định, đều là lấy tâm mà tuỳ. Có khi bằng vào tâm niệm ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt có khi lại có phước báo lớn cho bản thân và con cháu, tương lại tâm linh lại có triển vọng hơn. Tốt ý trang thế này thế kia thì khó, còn tốt hơn thì thiếu gì cách. Vế dụ như là có người khi chết muốn có Thầy đến tụng kinh, nhưng biết đâu, có khi các Vãi tụng kinh có khi lại uy lực hơn.
-
Giản đơn và hết sức là thoải mái, như đã có người từng làm: Ông ta đã làm đám tang khi còn sống, mời mọi người đến, rồi chui vào áo quan và tận hưởng sự kiện chết của mình được tổ chức có đông đủ mọi người đến chia buồn. Vừa chủ động về kinh tế vừa chủ động thời gian còn lại từ khi đám tang đến khi chết. Cứ theo hình thức này, tới giờ đẹp thì tổ chức đám tang, cũng chui vào áo quan, có thể làm áo quan bằng kính râm để có thể người chết quan sát người sống đến chia buồn với gia đình và phúng viếng. Chẳng cần xin phép ái cả mà vẫn động chết an toàn, thậm chí coi như là vẫn còn hưởng thọ sau khi đám tang. Thời gian còn lại bao giờ ra đi thì tùy theo cơ địa bệnh tình. Ý kiến các bác thế nào ạ ??? Chuyện ông già tự tổ chức đám tang Một ông cụ 73 tuổi người Rumani đã quyết định tự tổ chức đám tang cho mình khi vẫn còn đang sống rất khỏe mạnh. Để chuẩn bị cho “sự ra đi trong tương lai” ông Marin Voinicu, 73 tuổi đã lên quyết tâm tổ chức một đám tang theo đúng ý mình. Họ hàng, bằng hữu, bà con lối xóm đều được mời tới đông đủ để “chia buồn” với “người sắp quá cố”. Thậm chí, những thầy tu trong làng cũng đồng ý đến tận nhà ông Marin để đọc bài điếu văn tiễn đưa linh hồn ông. Ông Marin cho biết: “Tôi đã làm trước mọi thứ, kể cả việc tự đào mộ cho mình. Tôi cũng đã thử nằm xuống đấy để xem cảm giác thế nào”. Đến dự đám tang "trước" có đông đủ bạn bè, người thân, bà con lối xóm Kì cục hơn, ông lão 73 tuổi này còn “yêu cầu” con cháu “khóc thử” trước mộ của ông cho tới khi ông thấy hài lòng. Giải thích cho quyết định của mình, ông Marin nói: “Tôi không muốn sự ra đi của tôi sẽ để lại gánh nặng cho những người còn sống”. Về phía người thân, họ hoàn toàn tán thành ý tưởng tổ chức một đám tang trước, phần là vì chuyện này nghe ra không phải không có lí, phần khác là để chiều lòng ông cụ. Oncia, con dâu của ông Marin nói: “Chúng tôi đã căn nhắc rất kĩ về ý định của cha và quyết định làm theo. Phận làm con như chúng tôi sẽ vô cùng đau buồn và bối rối nếu một ngày ông cụ ra đi. Tới lúc đó, sẽ rất khó để có thể tổ chức được một lễ tang chu toàn”. Nói là đám tang, nhưng mọi người ai nấy đều tươi cười, vui vẻ. Người vui nhất có lẽ là ông Marin bởi ông là người đầu tiên và rất có thể là duy nhất “được” tự tay tổ chức lễ tang cho chính mình. nguồn
-
Tiểu Đề-Định Nghĩa Âm Dương Ngũ Hành(bổ xung)-Định Nghĩa Âm Dương Định nghĩa Âm Dương: Âm và Dương là hai đối tượng Đồng Hành. Đối tượng Dương có Khí Cực mạnh hơn đối tượng Âm.
-
(tiếp theo) Với sự đánh giá tính nhất quán, trong khuôn khổ xác định tính chất Âm dương của một quái bất kỳ trong Bát quái, thì Rubi tự thấy như thế này: -Tính chất Âm dương của một quái trong mỗi Hành (Ngũ hành) phải liên quan tới cả 3 hào trong quái đó. -Tính chất Âm hoặc Dương của một Quái phải liên quan tới sự Chẵn hoặc Lẻ của Số tương ứng với Quái đó. -Tính chất Âm dương của một quái phải liên quan tới sự: Quái đó thuộc về Cực nào trong hai Cực là Cực âm và Cực dương. Để giới hạn sự phức tạp thì được phép sử dụng giả định: Tứ tượng là Kim Mộc Thủy Hoả, với Kim và Hỏa thuộc Cực dương, Mộc và Thủy thuộc Cực âm. Vậy thì đáp án chuẩn chi tiết như thế nào ? -Quái Càn có 3 hào Dương. -Quái Đoài có 3 hào, hào thượng là Âm, hào Trung và Hạ là Dương. Hai quái Càn và Đoài là một cặp Âm dương của hành Kim, vì thuộc Dương cực nên yếu tố để xác định phần tử Dương là phần tử có Dương khí mạnh hơn và phần tử Âm có Dương khí yếu hơn. Dương khí của quái Càn mạnh hơn Dương khí của quái Đoài, cho nên quái Càn có tính chất Âm dương là Dương, quái Đoài có tính chất Âm dương là Âm. Điều này thống nhất với sự tương ứng Tượng và Số với nhau, quái Càn có tính chất ADNH là Dương Kim và ứng với số 9, quái Đoài có tính chất ADNH là Âm Kim ứng với số 4. -Quái Ly có 3 hào, hào Thượng và hào Hạ là Dương, hào Trung là Âm; -Quái Chấn có 3 hào, hào Thượng và hào Trung là Âm, hào Hạ là Dương; Hai quái Ly và Chấn là một cặp Âm dương của hành Hoả, vì thuộc Dương cực nên yếu tố để xác định phần tử Dương là phần tử có Dương khí mạnh hơn và phần tử Âm là phần tử có Dương khí yếu hơn. Dương khí của quái Ly mạnh hơn Dương khí của quái Chấn, cho nên quái Ly có tính chất Âm dương là Dương, và quái Chấn có tính chất Âm dương là Âm. Điều này thống nhất với sự tương ứng Tượng và Số với nhau, quái Ly có tính chất ADNH là Dương Hoả và ứng với số 7, quái Chấn có tính chất ADNH là Âm Hỏa ứng với số 2. -Quái Tốn có 3 hào, hào Thượng và hào Trung là Dương, hào Hạ là Âm; -Quái Khảm có 3 hào, hào Thượng và hào Hạ là Âm, hào Trung là Dương; Hai quái Tốn và Khảm là một cặp Âm dương của hành Thuỷ, vì thuộc Âm cực nên yếu tố để xác định phần tử Dương là phần tử có Âm khí mạnh hơn và phần tử Âm là phần tử có Âm khí yếu hơn. Âm khí của quái Khảm mạnh hơn Âm khí của quái Tốn, cho nên quái Tốn có tính chất Âm dương là Âm, và quái Khảm có tính chất Âm dương là Dương. Điều này thống nhất với sự tương ứng Tượng và Số với nhau, quái Tốn có tính chất ADNH là Âm Thủy và ứng với số 6, quái Khảm có tính chất ADNH là Dương Thủy và ứng với ố 1. -Quái Cấn có 3 hào, hào Thượng là Dương, hào Trung và Hạ là Âm; -Quái Khôn có 3 hào Âm. Hai quái Cấn và Khôn là một cặp Âm dương của hành Mộc, vì thuộc Âm cực nên yếu tố để xác định phần tử Dương là phần tử có Âm khí mạnh hơn và phần tử Âm là phần tử có Âm khí yếu hơn. Âm khí của quái Khôn mạnh hơn Âm khí của quái Cấn, cho nên quái Cấn có tính chất Âm dương là Âm, và quái Khôn có tính chất Âm dương là Dương. Điều này thống nhất với sự tương ứng Tượng và Số với nhau, quái Cấn có tính chất ADNH là Âm Mộc và ứng với số 8, quái Khôn có tính chất ADNH là Dương Mộc và ứng với ố 3. (còn tiếp)
-
(tiếp theo) Nếu bị mắc vào sự thiện xảo của Cấu Trúc Tượng thì tư duy phát kiến có thể lầm nhận hình thức vô lý là có lý. Hay nói một cách khác, cách tính nhanh của một hệ thống không phải là nguyên lý của hệ thống đó, cho nên có khi tư duy phát kiến có thể bị rơi vào phương pháp tính nhanh mà không biết, để lầm nhận những hình thức đặc biệt là nguyên lý. Thì ở đây, Tử Bình_Gia Gia là một ví dụ điển hỉnh: Khi nhìn vào Tượng và Lý chồng hào thành quái của Nguyễn Lê, chú ấy phát kiến một đặc điểm về hào thượng của các quái và cho rằng: "quái Dương có hào thượng là hào Dương, quái Âm có hào thượng là hào Âm". (Trong phát kiến của Nguyễn Lê) mặc dù đặc điểm này đúng với hình thức các quái thuộc Cực dương, nhưng nó không đúng với hình thức các quái thuộc Cực âm. Và ở đây, Tử Bình_Gia Gia đã minh phát áp dụng hình thức bề ngoài này của Cực dương sang Cực âm để vội vàng lấy đó làm nguyên lý xác định tính chất Âm dương của các quái thuộc Cực âm. Khi đã có một kết quả từ việc lai tạo phát kiến của Nguyễn Lê thì Tử Bình_Gia Gia lấy đó làm yếu chỉ để tự tin văn chương khen chê vạch lỗi phát kiến của Nguyễn Lê, và phê bình phát kiến của Nguyễn Lê về tính chất Âm dương của các quái là không nhất quán. (còn tiếp)
-
Song song với tiểu đề tính nhanh trên thì có thể đưa ra cách nhận định nhanh về Bát quái Tiên thiên: Càn và Khôn đều là Dương, trong đó Càn là phần tử Dương thuộc Cực dương, Khôn là phần tử Dương thuộc Cực âm. Ly và Khảm đều là Dương, trong đó Ly là phần tử Dương thuộc Cực dương, Khảm là phần tử Dương thuộc Cực âm. Tốn và Chấn đều là Âm, trong đó Tốn là phần tử Âm thuộc Cực âm, Chấn là phần tử Âm thuộc Cực dương. Cấn và Đoài đều là Âm, trong đó Cấn là phần tử Âm thuộc Cực âm, Đoài là phần tử Âm thuộc Cực dương.
-
Tiểu đề-cách tính nhanh tính chất âm dương của quái bất kỳ trong bát quái Các đọc giả thân mến, Rubi thấy cách tính nhanh của một hệ nguyên lý nhất định nào đó không phải là nguyên lý của hệ đó, điều này thì chắc ai cũng đồng tình với Rubi. Có lẽ đã có không ít người vô tình loay hoay tìm kiếm một cái gì đó tương tư như phương pháp tính nhanh để mong có được kết quả là sự phát hiện bí kíp nguyên lý của Hà Đồ hay Lạc Thư, của Tiên Thiên hay Hậu Thiên. Và sau đây là cách tính nhanh tính chất âm dương của một quái bất kỳ trong Bát quái. -Trong một quái có 3 hào là hào thượng, hào trung, và hào hạ (hào sơ) thì thấy rằng: Nếu hào Thượng và hào Hạ giống nhau, tức cùng là hào Âm hoặc cùng là hào Dương thì quái đó là quái Dương. Nếu hào Thượng và hào Hạ khác nhau, quái đó là quái Âm. Nếu hào hạ là hào Âm thì quái đó thuộc Cực âm. Nếu hào hạ là hào Dương thì quái đó thuộc Cực dương.
-
(tiếp theo) Tử Bình_Gia Gia đã không tính đến một yếu tố quan trọng là sự phân cực Âm và Dương là sự quy hoạch có tác động đến chi tiết xác định tính chất Âm dương của mỗi quái thuộc Cực đó, đồng thời chú ấy cũng không quan trọng đến sự hợp nhất Số và Tượng với nhau nên đã không tính đến tính chẵn lẽ của Số ứng với tính chất Âm dương của quái tương ứng. Cho nên chú ấy chỉ dùng lý thuyết của Nguyễn Lê được đúng một nửa rồi đem nửa ấy áp lên nửa còn lại, xong rồi nhận xét thêm rằng lý thuyết của Nguyên Lê không nhất quán trong việc xác định tính chất Âm dương của các quái thuộc cực âm và các quái thuộc cực dương: Tử Bình_Gia Gia nói: "Thế nhưng Nguyễn Lê lại bảo đó là: không có lý" và chú ấy nói tiếp rằng: "Để mà đổi lý không còn nhất quán nữa như vậy: --- oOo --- Thiếu âm Thuỷ sinh ra quái Tốn và Khảm: Thiếu âm Thuỷ chồng thêmhào dương thành quái Tốn. Quái Tốn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Thuỷ nên tính chất là âm Thuỷ. Thiếu âm Thuỷ chồng thêmhào âm thành quái Khảm. Quái Khảm là trạng thái Trưởng (âm sinh, dương trưởng) của hành Thuỷ nên tính chất xác định là dương Thuỷ. --- oOo --- Thái âm Mộc sinh ra hai quái Cấn và Khôn: Thái âm Mộc chồng thêmhào dương thành quái Cấn. Quái Cấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Mộc nên tính chất là âm Mộc. Thái âm Mộc chồng thêmhào âm thành quái Khôn. Quái Khôn là trạng thái Trưởng (âm sinh, dương trưởng) của hành Mộc nên có tính chất xác định là dương Mộc. " (tức là chú ấy trích dẫn phần lý thuyết (của Nguyễn Lê) xác định tính chất Âm dương của các quái thuộc Cực âm) Chú ấy nói tiếp: "với đồ hình không nhất quán như sau từ Nguyễn Lê: "nguồn (còn tiếp)
-
(tiếp theo) Thực chất, nếu chưa hợp nhất được Tượng, Số, và Lý với nhau thì khó có thể may mắn phát kiến đúng được một vấn đề nào đó trong lý học. Ví dụ cụ thể và thực tế như trường hợp của Tử Bình_ Gia Gia, mặc dù đã thấy Tượng, Số và Lý của Nguyễn Lê, nhưng chú ấy vẫn lao vào hướng phản biện và cố định rằng sẽ phải thắng cho bằng được Nguyễn Lê. Nếu đã thấy được Tượng Số và Lý của Nguyễn Lê thì tại sao Tử Bình_Gia Gia lại tạo ra hiện tượng nhật thực: "lấy Dương cực che khuất Âm cực" để từ đó, việc sửa đổi tính chất Âm dương của các quái thuộc Cực âm là một kết cục sai. (phụ đề-ở đây là sửa đổi cái đã có từ Nguyễn Lê). Bởi vì chỉ dựa vào Lý và Tượng nhưng lại bỏ rơi mất Số nên Tử Bình_Gia Gia đã không thể đúng khi tiếp tục chỉnh lý phát kiến của Nguyễn Lê. (Phụ đề: Lại có lúc, dùng Số và Tượng nhưng lại bỏ rơi mất Lý nên kết cục Tử Bình_Gia Gia lại sai sót trong việc nói đến con số 90 độ giữa Tiên thiên Nguyễn Lê và Tiên thiên Phục Hy-nguồn) Ngắn gọn, hãy xem Tử Bình_Gia Gia sử dụng lý thuyết (của Nguyễn Lê) xác định tính chất Âm dương của các quái thuộc Cực dương để lầm nhận rằng đó cũng là lý thuyết xác định tính chất Âm dương của các quái thuộc Cực âm: Tử Bình_Gia Gia nói: "Cùng với lý luận sau đây", tức là chú ấy sẽ trích dẫn lý luận của Nguyễn Lê, và nội dung trích dẫn là: "Thái dương Kim sinh ra quái Càn và Đoài: Thái dương Kim chồng thêmhào dương thành quái Càn. Quái Càn là trạng thái Trưởng (âm sinh, dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là dương Kim. Thái dương Kim chồng thêmhào âm thành quái Đoài. Quái Đoài là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là âm Kim. --- oOo --- Thiếu dương Hoả sinh ra quái Ly và Chấn: Thiếu dương Hỏa chồng thêmhào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái Trưởng (âm sinh, dưong trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là dương Hỏa. Thiếu dương Hỏa chồng thêmhào âm thành quái Chấn. Quái chấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là âm Hỏa.-nguồn" Xong, chú ấy nói tiếp: "thì hãy xem đồ hình này có thêm mầu sắc minh họa tỏ tường hơn về cái lý đó nghen", và hình ảnh minh họa của chú ấy là: nguồn Đến đây, nội tình vấn đề chính là, Tử Bình_Gia Gia cho rằng nguyên lý (của Nguyễn Lê) xác định tính chất Âm dương của các quái thuộc Cực dương là đúng nhưng nguyên lý (của Nguyễn Lê) xác định tính chất Âm dương của các quái thuộc Cực âm là sai. (còn tiếp)