Anh Dafahao.Nếu chỉ là một học viên Pháp Luân Công và gây ra cái thấy trách nhiệm đối với Pháp Luân Công rồi nói năng thì tầm thấy rất hạn hẹp.
Hiểu ba chữ Tánh, Thức và Khí và đưa ra kiến giải chính xác thì sẽ biết phân biệt tầng lớp cao thấp trong tất các các pháp tu luyện. Nếu không kiến giải chính xác thì sẽ rơi vào sự hiếu kỳ, từ sự hiếu kỳ sẽ sinh ra những ý kiến lệch lạc, trách nhiệm mà không công đức.
Thiên Tông xếp bằng nhưng đâu bám vào hình thức xếp bằng. Thiền Tông tỉnh giác trong bốn oai nghi Hành, Trụ, Ngoạ, Toạ. Nhưng nếu một pháp tu mà không có thế xếp bằng và nếu không xếp bằng kiết già thì bất cứ một pháp tu nào đều là không ưu việt trong thế giới tâm linh. Trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi thì kiết già Tọa thiền là ưu việt, trong sự tầm pháp thì pháp Giác ngộ là ưu việt, trong sự thể nhập thì Tỉnh giác là ưu việt. Thiền Tông ưu việt nhất ở chỗ Kiết Già, Giác Ngộ, và Tỉnh Giác. Cho nên lệch về một bên, lôi hình thức Kiết già tọa thiền của Thiền tông để làm bằng chứng so sánh thì có sự hạn chế hiểu về Chánh Pháp của Phật Tổ. Nói rằng Pháp Luân Công không chống đối Thiền tông, nói thì là nói vậy thôi, chứ kiến giải sai là chống đối rồi. Dùng từ "dùi" là khẩu đầu công của thầy trò Pháp Luân Công truyền lây cho nhau, đó chính là đả phá chống đối. Thuyết pháp có Vô tình Thuyết pháp và Hữu tình Thuyết pháp. Thuyết pháp thì ngồi trên tòa là ưu việt, xong ngoài ngồi tòa thuyết pháp còn có sự đặc thù của Thuyết pháp, đặc thù của Thiền Trung Hoa là Táo bạo cho nên Thuyết pháp là Trực thuyết để người tầm pháp Trực ngộ. Ai cầu pháp thì sẽ ngộ, ai không cầu mà rót lời vào tai họ thì có ích gì. Và nét táo bạo của Thiền Tông Trung Hoa là để tháo đinh nhổ chốt cho người hạ tâm cầu pháp.Sáu đời truyền Y Bát là gieo hạt, khi hạt đã nảy mầm thì để cho nó phát triển. Giống như trẻ sơ sinh, cần được chăm sóc "cứt đái", khi nó sáu bảy tuổi tự đi đứng nói năng và vệ sinh được thì để cho nó bắt đầu phát triển tự nhiên, nếu không thì thật là không biết nuôi dạy trẻ.
Sáu đời truyền pháp ở Trung Hoa là sự ưu việt Phật Sử, dựa trên Phật Sử thì người ta có thêm cơ sở kiến giải chân chánh mà không bị lâm vào nạn tranh Y Bát để xưng danh Đệ Nhất Phật Môn. Phật Giáo tại Trung Hoa thời bấy giờ được thịnh hành ở tầng lớp Thượng Lưu, và mặt tiêu cực xuất hiện, tranh giành ngôi vị Quốc Sư. Cho nên Phật Đà dự biết trước tình hình Phật giáo như vậy nên mới có ý dùng Y Bát để truyền Thiền Tông đến chấn chỉnh sự rồi loạn Phật giáo. Khi chấn chính được rồi, pháp đã gieo mầm trong thế gian thì phải thu Y Bát về. Vì Y và Bát là Phật Phật nối truyền để làm Phật Sự.
Ngộ bổn lại tự độ
Truyền pháp cứu mê tình
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành.
Dịch:
Ta sang đến cõi này
Truyền pháp cứu mê tình
Một hoa nở năm cánh
Nụ trái tự nhiên thành.