Rubi

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.160
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by Rubi

  1. Rubi bàn thêm chút xíu.-Nhân Quả là nguyên nhân và kết quả. -Nói rằng mọi sự tự nhiên hay bỗng nhiên thì phải hiểu đó cũng là nằm trong nhân quả. Nói đến Nhân quả thì phải nói đầy đủ là Nhân quả Ba đời (quá khứ hiện tại và vị lai). -Đới nghiệp vãng sanh mà nói thêm là mang theo nghiệp mà thành Phật thì chưa đúng. Đới nghiệp vãng sanh là nương vào nguyện lực của Phật Vô Lượng Thọ Quang để được tha lực mà Hóa Sanh cõi Tịnh Độ. Hóa Sinh rồi mới tập tu và tiến đến rốt ráo là ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật.
  2. Cái này chia ra hai phần. Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân thuộc về Thân, Ý thuộc về Tâm. Cần phân biệt Lục Căn với Lục Thức. Nhãn Căn là Căn Mắt, Nhãn Thức là sự phân biệt của Mắt. Cái này cũng chia ra hai phần. Sắc Thanh Hương Vị Xúc thuộc ứng với Thân, còn Pháp ứng với Ý. Cái này cũng chia ra hai phần. Sắc thuộc về Thân, Thọ Tưởng Hành Thức thuộc về Tâm. Nói như vậy không phá được ngã cho người mà ngã của mình lại hiển lộ.ĐÃ NÓI ĐẾN LỤC ĐẠO LỤC PHÀM THÌ CŨNG PHẢI NÓI ĐẾN TỨ THÁNH ĐỂ THẤY RÕ THẬP PHÁP GIỚI.
  3. @NNB: Muốn biểu lộ kinh Bát nhã để người nghe đi vào Quán chiếu Bát nhã thì phải giảng giải Văn tự Bát nhã. Các yếu tố của vấn đề phải đồng bộ với nhau, giảng giải thì thấy được tinh thần, thấy được tinh thần thì đi vào Quán chiếu cho nên yếu tố bản Tụng phải phù hợp với hai yếu tố trên. Thơ hay Kệ Bát nhã là để nói gọn về Văn tự Bát nhã, nên Văn xuôi Bát nhã vẫn phải là hình thức chủ đạo của Văn tự Bát nhã. Tinh thần Bát nhã là Trí huệ về Không tánh. Không Tánh là để hiểu như thật về các Pháp, nhìn được bằng Trí huệ Bát nhã thì sẽ phá được chấp. Phá được chấp thì sẽ hỗ trợ cho sự giác ngộ Chân không. Lại phải phân biệt được Chân không và Không tánh để không bị lẫn lỗn.
  4. @NNB: Bát Nhã là bản kinh vừa có thể Tụng và vừa là để nghiên cứu ứng dụng. Các bản dịch trên, Tụng thì hơi khó, có lẽ chỉ nên để tham khảo khi nghiên cứu. Anh nên tìm một bản dịch dễ tụng, sau đó kèm theo là bài giảng giải sâu sắc mà dễ hiểu đồng thời đúng với ý chỉ của bản kinh thì hay hơn, dễ truyền đạt hơn đến với độc giả.
  5. Làm gì cũng nên khéo, không khéo thì thành quảng bá, quảng cáo sẽ có chướng ngại chướng nạn.
  6. Các đọc giả thân mến, Đàn, Cờ, Nhạc, Họa là các môn đồng hành. Vậy nên Rubi tự mở topic về chủ đề đồ họa vi tính trong chương Thơ Ca này. Các đọc giả có kiến thức về lý học chắc cũng có lúc muốn vẽ một bảng hoặc hình có nội dụng về lý học, nếu theo dõi topic này, sau một thời gian, các đọc giả có thể có đủ trình độ đề vẽ một bảng hoặc hình ngay ngắn. Thân mến.
  7. Chắc các bạn lớp PTCB có biết đến các phần mềm đồ họa chứ nhỉ, có bạn nào vào chủ đề này trao đổi để năng cao kỹ năng sử dụng thì hay. Rubi có biết về Photoshop và Corel, và cũng thích cũng như muốn trao đổi thêm về hai phần mềm của dân Kiến trúc là Cad và 3D, :P .
  8. Các độc giả kính mến! Vấn đề mà Rubi muốn hỏi và trao đổi liên quan đến hai mùa, mùa Hạ và mùa Đông với hướng của trục Địa Cầu. Một số các yếu tố của vấn đề mà Rubi có thể đưa ra như dưới đây. Trong quá trình một vòng quỹ đạo mà trái đất xoay quanh mặt trời có hiện tượng khác nhau về khoảng cách giữa Mặt trời với Trái đất. Sự kiện này không phải là nguyên nhân tương tác để tạo thành thời tiết mùa Hạ hay mùa Đông. Trong cùng một thời điểm đối với Địa cầu, thời tiết có sự đối lập giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Khi Bắc bán cầu là mùa Đông thì đồng thời Nam bán cầu là mùa Hạ. Thời tiết, trên mỗi bán cầu là do sự tương tác giữa nhiệt độ từ mặt trời tỏa ra và độ lạnh của Cực đó. Vấn đề mà Rubi tìm hiểu chưa tự kết luận được là: -Khi Bắc bán cầu đang trong mùa Hạ thì Bắc cực gần mặt trời nhất hay là xa mặt trời nhất ? -Điều thắc mắc nói trên cũng là Khi Bắc bán cầu đang trong mùa Đông thì Bắc cực gần mặt trời hay xa mặt trời nhất. Rubi chưa biết chính xác vấn đề này là như thế nào nhưng cũng có thông tin tham khảo như sau: Sự chiếu sáng Trái Đất bởi Mặt Trời vào ngày Xuân Phân (mùa xuân) và Thu Phân (mùa thu) Sự chiếu sáng Trái Đất bởi Mặt Trời vào thời điểm Hạ Chí ở Bắc bán cầu Sự chiếu sáng Trái Đất bởi Mặt Trời vào thời điểm Đông Chí ở Bắc bán cầu Như vậy theo nội dung được minh họa từ tài liệu trên, vào thời điểm Cực nào khuất bóng mặt trời hoàn toàn thì Bán Cầu đó có thời tiết là mùa Đông, và vào thời điểm Cực nào hoàn toàn không khuất bóng mặt trời thì Bán Cầu đó có thời tiết là mùa Hạ. Vấn đề này Rubi cũng mới biết, tuy nhiên nó lại ngược lại với sự hiểu sơ sơ của Rubi trước đây. Vậy có độc giả nào hiểu biết về vấn đề này thì có thể trao đổi và khẳng định để mọi người và Rubi hiểu rõ hơn. Rubi xin cảm ơn. Kính mến!
  9. Các độc giả thân mến! Theo kiến thức khoa học trên trang vi.wikipedia.org, Rubi mới thấy được thì như thế này: Độ nghiêng trục và các mùa Do độ nghiêng trục quay của Trái Đất, lượng ánh sáng Mặt Trời chạm tới một điểm cho trước trên bề mặt thay đổi liên tục trong một năm. Kết quả là tạo ra hiện tượng mùa, với mùa hè xuất hiện ở Bắc bán cầu khi cực Bắc hướng về phía Mặt Trời trong khi mùa đông xuất hiện ở cực Nam. Trong suốt mùa hè, ngày dài hơn và Mặt Trời lên cao hơn. Vào mùa đông, khí hậu trở nên lạnh hơn và ngày ngắn hơn. Trên vòng Bắc cực, hiện tượng cực điểm xảy ra khi không có ánh sáng ban ngày trong suốt một khoảng thời gian trong năm - một ban đêm vùng cực. Ở Nam bán cầu hiện tượng xảy ra theo trật tự nghịch đảo chính xác, do cực Nam luôn luôn ngược hướng với cực Bắc. Theo các quy ước thiên văn học, bốn mùa được xác định bởi các điểm chí- các điểm trên quỹ đạo mà trục tự quay của Trái Đất tạo thành góc có các giá trị cực trị (cực đại hay cực tiểu) khi so với đường thẳng về phía Mặt Trời - và các điểm phân, khi hướng của trục và hướng về phía Mặt Trời là vuông góc với nhau. Tại Bắc bán cầu, đông chí diễn ra vào khoảng ngày 21 tháng 12, hạ chí diễn ra vào khoảng ngày 21 tháng 6, xuân phân xảy ra vào khoảng ngày 20 tháng 3 và thu phân diễn ra vào khoảng ngày 23 tháng 9. Góc nghiêng của trục Trái Đất (so với mặt phẳng hoàng đạo) là tương đối ổn định theo thời gian. Nhưng sự nghiêng của trục chịu sự tác động của chương động; một chuyển động không đều rất nhỏ với chu kỳ 18,6 năm. Hướng của trục Trái Đất (chứ không phải góc nghiêng) cũng thay đổi theo thời gian, tuế sai quay một vòng tròn kín với chu kỳ hơn 25.800 năm; tuế sai này là nguyên nhân cho sự khác biệt giữa năm thiên văn và năm chí tuyến. Tất cả các chuyển động này đều được tạo ra do lực hấp dẫn thay đổi của Mặt Trăng và Mặt Trời tác dụng lên phần lồi ra tại xích đạo của Trái Đất. Từ điểm nhìn của Trái Đất, các cực cũng di chuyển vài mét trên bề mặt. Chuyển động của các cực có nhiều thành phần có chu kỳ và phức tạp, được gọi chung là “chuyển động tựa chu kỳ”. Ngoài thành phần hàng năm của chuyển động này, có một chu kỳ 14 tháng được gọi là dao động Chandler. Vận tốc tự quay của Trái Đất cũng thay đổi theo một hiện tượng được biết dưới tên gọi sự thay đổi độ dài của ngày. Trong kỷ nguyên J2000, điểm cận nhật của Trái Đất diễn ra vào 3 tháng 1, và điểm viễn nhật diễn ra vào 4 tháng 7. Nhưng, những thời điểm này thay đổi theo thời gian do tuế sai và các yếu tố quỹ đạo quay khác thay đổi theo một chu kỳ gọi là chu kỳ Milankovitch. Sự thay đổi khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất tạo ra sự tăng thêm khoảng 6,9% năng lượng Mặt Trời chạm tới Trái Đất tại điểm cận nhật so với điểm viễn nhật. Do Nam bán cầu hướng vế phía Mặt Trời vào khoảng xung quanh thời điểm khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất, nên bán cầu này nhận được nhiều năng lượng hơn so với lượng năng lượng mà Bắc bán cầu nhận được trong hành trình cả năm. Nhưng, hiệu ứng này là nhỏ hơn rất nhiều so với thay đổi năng lượng tổng cộng do độ nghiêng trục quay và phần lớn năng lượng dư này được hấp thụ bởi tỷ lệ nước cao hơn ở Nam bán cầu. Độ nghiêng trục quay Trong thiên văn học và cơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh tự nhiên hay thiên thể nói chung là góc giữa phương tự quay của thiên thể với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó. Phương tự quay của thiên thể nằm song song với trục tự quay của thiên thể và có thể quy ước phụ thuộc vào chiều quay của thiên thể theo quy tắc bàn tay phải. Độ nghiêng trục quay của các hành tinh thay đổi chậm theo thời gian, do tương tác hấp dẫn từ các thiên thể xung quanh lên hành tinh, vốn có hình dạng không phải là hình elipsoit đơn giản, tạo nên mô men lực làm thay đổi hướng và độ lớn mô men động lượng (do đó phương của trục quay) của hành tinh. Trục quay của Trái Đất đã được quan sát là thay đổi độ nghiêng một cách gần tuần hoàn với chu kỳ 41.000 năm trong khoảng thời gian gần đây, với độ nghiêng dao động từ 21,5 đến 24,5° (hiện tại đang giảm với các giá trị 24,049° năm 3300 TCN, 23,443° năm 1973 và 23,439° năm 2000). Hơn nữa, hướng nghiêng của trục Trái Đất xoay vòng với chu kỳ 25.800 năm (hiện tượng tiến động hay tuế sai của điểm phân). Độ nghiêng này cũng dao động với các chu kỳ nhỏ hơn như 18,6 năm (hiện tượng chương động). Khi xét đến độ chính xác cao, sự thay đổi theo thời gian của độ nghiêng trục Trái Đất chứa các yếu tố nhiễu loạn khó dự báo. Lý do là tổng mômen lực hấp dẫn tác động từ bên ngoài lên Trái Đất phụ thuộc vào hình dáng và mật độ khối lượng của từng điểm trên hành tinh này, do đó phụ thuộc vào chuyển động của thạch quyển (như động đất lớn), thủy quyển (các dòng hải lưu), ... Ví dụ như cơn động đất Ấn Độ Dương 2004 là kết quả của một sự lún sụt mạnh của thạch quyển, thay đổi tương tác hấp dẫn với thiên thể bên ngoài và làm cực Bắc của Trái Đất lệch khoảng 2,5 cm về phía 145 độ kinh Đông[1]. Yếu tố nhiễu loạn còn đến từ quỹ đạo của các thiên thể xung quanh Trái Đất, và bản thân quỹ đạo (cùng mặt phẳng quỹ đạo) của Trái Đất. Hiện tượng tương tự xảy ra với mọi thiên thể khác trong hệ Mặt Trời. Giả thuyết về sự hình thành hệ Mặt Trời bằng một đĩa bụi tiền-Mặt Trời cho rằng, lúc mới hình thành, nói chung trục của các hành tinh và Mặt Trời đều nghiêng rất ít; đồng thời các hành tinh tự quay cùng chiều với chiều quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (cũng như chiều tự quay của Mặt Trời). Theo thời gian, do các lực tương tác hấp dẫn mà trục của chúng nghiêng dần, có hành tinh bị lật ngang (Sao Thiên Vương), thậm chí bị lộn ngược (sao Kim và Diêm Vương Tinh). Vấn đề về"Độ nghiêng trục quay", Rubi mới phát hiện khi độ nghiêng đang giảm dần theo các thông tin khảo sát như trên thì đường kính của Vỹ tuyến Vòng Cực Bắc đang tiến sát tỉ lệ vàng với Đường Kính Vỹ tuyến Xích Đạo. Tức là: A x 1.618 x 1.618 = B Với A là đường kính Vỹ tuuyền Vòng Cực Bắc (Arctic Cricle cũng như Antarctic Cricle, xem hình minh họa) B là đường kính Vỹ tuyến Vòng Xích Đạo (Equator, xem hình minh họa) Arctic Cricle ≡ Antarctic Cricle ≡ A x 1.618 x 1.618 = B ≡ Equator (A x 1.618² = :P :lol: = B + "đóng ngoặc đơn"
  10. Các độc giả thân mến! Rubi đang tìm hiểu về Thiên Văn, xem trong Tam viên có Thiên Thị. Thiên Thị tức là chợ trời. Lòng vòng mới tự suy ra tại sao các cụ xưa hay đặt tên đệm là Văn và Thị. Văn có thể là Văn chương chữ nghĩa, Thị thì có thể lấy nghĩa là Nội trợ, bán buôn. Có thể do vậy mà con trai được đặt tên Văn để chỉ cho việc chữ nghĩa tiến thân làm quan lo việc nước, còn con gái thì chợ búa, nội trợ đảm đang việc nhà. :P Các độc giả thấy hai từ Văn và Thị của các cụ xưa thế nào ạ ? Không biết Rubi hiểu nôm na vậy có đúng với ý các cụ không nhỉ ?
  11. Chú Thiên Sứ kính mến!Rubi cháu cảm ơn chú đã nhấn mạnh vấn đề. Cũng đôi ba lần cháu tự nhiên nghi vấn về hai cái từ ngữ này,những lần đó cháu cũng tự suy diễn nhưng thấy không được, còn lần này cháu thấy được nghĩa từ Thị là Chợ nên suy ra dần ra nghĩa của từ Văn ạ. Các độc giả thân mến! Nôm na Thiên Thị trong Thiên Văn Vũ Trụ là đại khái như vầy: Thiên Văn Tinh Tượng Đông Phương có 4 yếu tố cơ bản, một là Thái Vi Viên, hai là Tử Vi Viên, ba là Thiên Thị Viên, bốn là Nhị Thập Bát Tú. Một hai ba gọi là Tam Viên, bốn là Tứ tượng=4x7=28 sao. Thái Vi và Tử Vi ứng với giới thượng lưu triều chính, triều đình. Thiên Thị là ứng với dân tình làm ăn buôn bán. Vậy là coi thiên văn để quan sát thời sự. Bầu trời là đài quan sát hạ giới, hạ giới lại là đài quan sát bầu trời. Kính mến!
  12. Chú Liêm Trinh kính mến!Kinh tụng thì cháu không biết gì nhưng Kinh đọc thì cháu cũng nắm được văn phong. Xem thoáng qua, cháu thấy đúng là lời dịch cũng rất bình dị đúng như văn phong của kinh quốc ngữ đó ạ. Ngoài ra nội ý cũng là Chân Kinh ạ. Cái anh NNB này lấy Kinh điển nhà Phật để đàm luận thế mà lại lấy nick là NNB, có người nào vô thần trêu gẹo NNB chắc cũng làm người đó tổn phước phần nào. Với câu hỏi của chú Liêm Trinh, nếu hỏi Sư Tổ thì Sư Tổ cũng trả lời là không biết, bởi vì có câu chuyện thế này: Có vị tăng Tiểu thừa hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Sau khi chết Tổ đi về đâu ? Tổ đáp: Ta không biết! Vị tăng đó ra vẻ khinh thường Tổ và nói thêm gì đó. Tổ liền đáp: Vì ta chưa có chết. Kính mến!
  13. Các độc giả kính mến! Không phải giao lưu nhưng là có chút phiền não nên Rubi tâm sự, chuyện phiền não là thế này. Cũng thật là phiền não nên Rubi đặt tiêu đề là Vô đề. Chả là Rubi tham gia diễn đàn, viết bài cũng khá khá, nhưng là nhiều bài viết của Rubi có hình thức hình ảnh để nói lên nội dung. Ấy vậy mà đúng từ hôm động đất ở "Hai Ti" gì đó, cái tài khoản ở trang ảnh nguồn của Rubi tự nhiên riêng nó nún sụt, ảnh mở ra thì vẫn thấy, thế mà đích của nó ở các trang blog và các diễn đàn bay biến trắng tinh, chỉ còn lại dấu vết thảm hại. Đang là bài được tô đậm tự nhiên trở thành đống rác, không nghĩ thì thôi, nghĩ đến mà không khắc phục được nên thấy rất chi là chướng. Giờ mà ngồi bới ra rồi viết lại lần hai thì vừa tốn thời gian nhưng lại oái oăm là không được triệt để. Rubi cũng tình là xóa bớt các tài liệu nguồn để xem các tài liệu còn lại có hiện lên ở trang đích hay không, nhưng mà vẫn chưa thực hiện. Cao nhân nào có ý kiến khắc phục triệt để, Rubi bội phần cảm kích.
  14. Chú Thiên Sứ kính mến!Cháu cảm ơn chú. Nhưng mà lạ quá chú ạ, sau khi đọc đối thoại trên của chú thì cháu tìm link để thí dụ bỗng tìm mãi chẳng thấy được bài viết nào mà ảnh nó không hiện lên. Hóa ra tự nhiên nó lại trở lại bình thường rồi chú Thiên Sứ ạ. Lúc bị như vậy, cháu có nhờ một cao thủ Lạc Việt Độn Toán độn quẻ, được quẻ Kinh Đại An chú Thiên Sứ ạ. Kính mến!
  15. Chào mừng tất cả các độc giả ghé thăm gian trưng bày này của Rubi. Các độc giả kính mến! Rubi tạo gian trưng bày "ĐỒ HỌA ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH" để trưng bày các hình bảng minh họa sự phát kiến và chỉnh lý các vấn đề về Âm dương Ngũ hành. Các chỉnh lý do Rubi thực hiện và tự minh hoạ, kiến thức cơ bản và nhất là sự ứng dụng của Rubi còn nhiều hạn chế, vậy các độc giả xem nếu có góp ý thì Rubi cũng rất cảm ơn. Rubi cũng xin cảm ơn tất cả các khách quý đã thăm quan gian trưng bày. Kính mến! Thông tin về trang nguồn Trang đích trưng bày là các diễn đàn lý học, đặc biệt là Diễn đàn Lý học Đông phương. Trang nguồn, hiện tại Rubi xác định là http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikimedia. Kết nối chủ đề liên quan
  16. PHƯƠNG PHÁP XEM SAO Kích thước xem thử: 240x240 điểm ảnh Độ phân giải tối đa (700 × 700 điểm ảnh, kích thước: 247 kB, định dạng MIME: image/jpeg) Liên kết dự phòng Đặc tính hình Tập tin này có chứa thông tin về nó. Chi tiết cao cấp Hướng: Thường Phân giải theo bề ngang: 72 dpi Phân giải theo chiều cao: 72 dpi Phần mềm đã dùng: Adobe Photoshop CS4 Windows Ngày giờ sửa tập tin: 08:43, ngày 19 tháng 1 năm 2010 Không gian màu: sRGB Thiên văn học cổ Đông phương-Nguồn: nhantu.net Trên nguyên tắc, người ta có thể quan sát được tinh tượng, tiên tượng: - Sáng sớm, lúc mặt trời mọc (giờ Mão). - Trưa, lúc mặt trời chính ngọ (giờ Ngọ). - Hoàng hôn, lúc mặt trời lặn (giờ Dậu). - Nửa đêm (giờ Tí). Sáng, chiều, tối xem sao, đã dĩ nhiên; trưa không xem được sao, nhưng đo được bóng nêu. Cái đó cũng quan hệ như ta đã thấy. Đó chính là phương pháp vua Nghiêu đã áp dụng. Gustave Schlegel, bình thiên Nghiêu điển của Thư Kinh, đã cho thấy: Vua Nghiêu sai các thiên văn gia đi bốn phương để quan sát tinh tượng, thiên tượng. - Thiên văn gia đi về phía Đông, trong mùa Xuân, phải quan sát tinh tượng sáng sớm, khi mặt trời mọc. - Thiên văn gia đi về phía Nam, trong mùa Hạ, phải quan sát thiên tượng, ban ngày, lúc chính ngọ. - Thiên văn gia đi về phía Tây, trong mùa Thu, phải quan sát tinh tượng, lúc buổi chiều, khi mặt trời lặn. - Thiên văn gia đi về phía Bắc, trong mùa Đông, phải quan sát tinh tượng lúc nửa đêm.[1] Và ông kết luận: - Xem sao mọc sáng sớm để định mùa Xuân. - Xem sao lặn buổi chiều cùng với mặt trời để định mùa Thu. - Xem sao qua đỉnh đầu nửa đêm để định mùa Đông. - Xem sao qua kinh tuyến phía dưới buổi trưa (trên lý thuyết) để định mùa Hạ. Rubi: Rubi thấy thời điểm quan sát Sáng Xuân và Chiều Thu là tương đồng tạo nên điểm thứ nhất, và, thời điểm quan sát Ngày Hè và Đêm Đông là tương đồng tạo nên điểm thứ hai. Nối điểm thứ nhất với điểm thứ hai sẽ được một trục, gọi là trục gì thì Rubi chưa nghĩ ra.
  17. Thiên Phủ thân mến! Rubi cũng hay ra vào mục này hàng ngày, xem nội dung Thiên Phủ viết rồi Rubi ngẫm ra mấy lời có thể góp ý cho cậu. Nói chung, chỉ có thể nói khái quát để Thiên Phủ biết hướng thôi, còn cụ thể thì Rubi cũng có sự giới hạn nắm bắt sách vở ngoài thị trường. Nếu trao đổi lý thuyết ngay tại đây thì cũng có thể được nhưng không phải thượng sách bởi vì cái này phải bắt đầu tự tìm tự học, tìm xem tất cả những vấn đề nào liên quan đến nội dung quan tâm, sau đó tự học và nắm bắt những cái căn bản. Như thế trong một thời gian nhất định, Thiên Phủ sẽ tự có được những khái niệm cơ bản. Nếu nói đến kiến thức cũ thì có một quyển sách khá là tổng hợp về ADNH, đó là cuốn sách của cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương, tiêu đề sách là "Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai". Sách này in đã lâu, trên thị trường phát hành chắc không tìm được nhưng có thể tìm nó trong Thư Viện Quốc Gia hay ở một số cửa hàng sách cũ nổi tiếng, ví như của hàng sách cũ 180 hay là 108 phố Bà Triệu, Hà Nội. Nếu tìm được, cuốn này cũng có thể giá lên tới 4-500000 vnd. Đó là nói cho trường hợp Thiên Phủ ở Hà Nội, còn ở trong Nam thì Rubi không rõ là tìm mua ở đâu, nhưng chắc cũng có. Kiến thức về ADNH hiện tại thấy cũng không có chia danh môn chính phái hay gì khác, vậy nên Thiên Phủ có thể đi xem ở trên mạng hay ở các mục lục sách phần tài liệu tham khảo, từ đó biết được tiêu đề các sách và tìm mua nó ở ngoài thị trường. Thân mến!
  18. Phi Vân thân mến!Vậy à, cũng rõ ràng rồi, cá nhân Rubi không có vấn đề gì đâu, :lol: .
  19. Anh Thiên Đồng, anh Hoài Chân thân mến! Rubi em cũng biết đến Khí Công Dưỡng Sinh Dân Tộc, tuy nhiên hiện không đang theo tập. Võ sư Bùi Long Thành là đệ tử của Đại Sư Huệ Nghiêm. Cách đây hơn mười năm, võ sư Bùi Long Thành có phổ biến Khí Công Dưỡng Sinh Dân Tộc (KCDSDT) cho mọi người khắp ba miền Nam Trung Bắc. Đợt đó các vị quan chức cấp cao cũng thường mời võ sư đến phát công và trị bệnh tại nhà riêng, thậm chí cả các quan chức đại sứ cũng thỉnh mời võ sư trị bệnh. Phổ biến KCDSDT đợt đó được vài năm, về căn bản không ai phản đối và ngược lại đều nhận được lợi ích từ phương pháp. KCDSDT tập không khó lắm và rất hứng thú với hiện tượng Đắc khí ngay từ đầu của liệu trình, đây là một điều ưu điểm đặc biệt ngược với các phương pháp khí công khác. Nhưng KCDSDT bị cấm một thời gian là vì vấn đề tổ chức nội bộ. Nội bộ đợt có hình như có sự kết hợp hai thành phần, một là KCDSDT do võ sư Bùi Long Thành chỉ đạo với hai là Các Nhà Ngoại Cảm do nhà ngoại cảm Vũ Thế Khanh chỉ đạo. Do không kết hợp được với nhau về mặt làm từ thiện, nên hai thành phần này tách ra và bên nhà ngoại cảm Vũ Thế Khanh đã có ưu thế về quen biết rộng nên đã chủ chương chỉ đạo không cho phép võ sư Bùi Long Thành hoạt động. Việc này đã xảy ra như vậy, chỉ cấm võ sư tổ chức dạy KCDSDT với hình thức quy mô nhưng vẫn đưa ra được lời khen đối với phương pháp KCDSDT. Cho đến nay, mấy năm gần đây, tình hình đó có vẻ dịu bớt và võ sư lại được phổ biến KCDSDT với hình thức miễn phí. Rubi cũng thấy vậy và hiện tại phương pháp này vẫn có lớp khai giảng thường xuyên khắp ba miền Nam Trung Bắc. Ngoài sự thực hành khí công, sự truyền bá phương pháp cũng có cả Thiền Lý. Tuy nhiên có một điểm là kiến giải của võ sư Bùi Long Thành cho rằng Khí là Phật Tánh, Rubi thấy như vậy có thể là một kiến giải sai. Vì Ý thức điều khiển được Khí thì khó có thể Khí là Phật Tánh. Theo Rubi nên xếp Khí vào bộ thứ tự như sau: Phật Tánh, Sắc Đại, Thức Đại, và Khí. Kính mến!
  20. "Nước có thu lồng trời có thu".
  21. Đệ Thảo Phương thân mến! Đệ dùng từ rất mạnh mẽ, thay vì xưng Muội thì Đệ lại xưng Đệ, đúng là người tài. Chắc Rubi không biết ứng dụng cho nên không biết "yêu tư vấn tử vi" thì nó thế nào :wub: . Nói chung Đệ Thảo Phương dùng từ rất chi là tài. Đùa vui Đệ tí, bắt tay nhé. Còn chỉ giáo thì Rubi thấy Đệ cứ chịu khó nghiên cứu trước khi đăng ký học thì sẽ nắm bắt được cách ứng dụng từ sự truyền đạt của "Tiểu Sư phụ Phạm Cương" hay là các Sư phụ khác của Đệ. Còn Huynh Đệ Tỷ Muội cũng chỉ biết thì nói thôi chứ riêng huynh Rubi đây chưa có thực hành gì mấy, :D . Thấn mến!
  22. QUỸ ĐẠO BỐN MÙA Các độc giả kính mến! Tài liệu ảnh này với mục đích sưu tầm nghiên cứu xác định cách định vị hình bảng Âm dương Ngũ hành Tương sinh. Kích thước xem thử: 240x240 điểm ảnh Độ phân giải tối đa (700 × 700 điểm ảnh, kích thước: 190 kB, định dạng MIME: image/jpeg) Liên kết dự phòng Đặc tính hình Tập tin này có chứa thông tin về nó. Chi tiết cao cấp Hướng: Thường Phân giải theo bề ngang: 72 dpi Phân giải theo chiều cao: 72 dpi Phần mềm đã dùng: Adobe Photoshop CS4 Windows Ngày giờ sửa tập tin: 19:53, ngày 17 tháng 1 năm 2010 Không gian màu: sRGB
  23. Rubi xin giơ tay có ý kiến về nữ giới tuổi Hổ ạ. -Nữ giới tuổi Hổ, đa phần căn bản làm người thuần thục, làm người thuần thục chắc phải là liên tục nhiều kiếp làm người chứ không phải từ cõi súc sinh quỷ đói mới đầu thai lại làm thân người B) . -Nữ giới tuổi Hổ, đa phần diện mạo có sắc tướng. Nếu không được học chữ thì tuổi Hổ làm việc chân tay cũng khéo léo và bền bỉ suốt đời. Yếu điểm của tuổi Hổ không được học chữ là bị tính mạnh mẽ đôi khi làm thành sự thô tháo có thể tới mức hồ đồ. Trường hợp được học hành thì tuổi Hổ cũng rất trở nên lịch sự văn minh và tự tại cũng như nữ tính hơn các tuổi khác. -Vấn đề, Nữ giới tuổi Hổ sát Phu ấy là vì Phu ấy làm người chưa được thuần thục, vậy nên muốn tránh được cái họa sát Phu, nữ giới tuổi Hổ nên kén chọn Nam giới các vị có căn bản làm người thuần thục, mạnh mẽ vào loại văn võ song toàn hàng long phục hổ :wub:, thiên vễ quan võ thì tốt hơn. Rubi giơ tay xin hết ý kiến ạ. Mama Rubi cũng tuổi Hổ đấy, cho nên Rubi cũng biết biết :D .
  24. À, Phi Vân thân mến!Trước khi gặp cậu, Rubi có xem thấy video về lớp Phong thủy, xem bên youtobe. Hôm rồi gặp cậu, tuy chưa bắt chuyện, nhưng đến trong topic này Rubi cũng thắc mắc là không biết Phi Vân này có phải là cái cậu ngồi ngay cạnh Rubi không. Qua đổi thoại này, Rubi mới biết cụ thể hơn về Phi Vân. Bắt tay làm quen cái nhỉ B) . Vấn đề về giờ này, Rubi cũng thấy nói trong Tử Vi Hàm Số, chắc Phi Vân cũng biết. Tuy biết mà vẫn muốn tìm hiểu chắc chắn hơn, vậy là Phi Vân cũng có cái "máu" nghiên cứu lý học đấy nhỉ :wub: . Nói bàn trên diễn đàn, Rubi thấy cũng có thêm hứng thú. Các bài viết về lý học, có gì là Rubi nói hết, hình ảnh vẽ xong là đưa lên luôn, mà viết bài không có soạn lời đi đi lại lại, lấy cửa sổ viết bài của diễn đàn và viết trực tiếp một lần theo cảm hứng phát kiến, xong rồi là đẩy lên diễn đàn luôn. Thân mến!