Rubi

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.160
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by Rubi

  1. Rubi cháu cảm ơn cô Wildlavender!Về cách tạo chữ ký thành tài liệu ảnh như vậy, cháu cũng vài lần thực hiện nhưng làm được vài bước thì thấy không được ạ. Hôm qua, sau khi tập trung hoàn thành một hình về địa lý địa cầu cháu nghỉ giải lao rồi định vẽ tiếp nhưng chán tay vẽ không được thế là lại xuất hiện ý tưởng vẽ lại chữ ký của chính cháu. Lần này cũng như lần trước, làm mấy bước căn bản thấy vẫn không được nhưng cháu vẫn cứ làm chơi. Làm được tương đối rồi, cháu nhìn lại thấy được thế là tự nhiên Rubi cháu nhận ra cách vẽ lại chữ ký và nắm bắt được cái thần của chữ cũng không khó. Do vậy, hôm nay lại có hứng tạo ra chủ đề này, kể ra thì cũng hơi cầu kỳ đối với nhiều người cô Wildlavender ạ. Nhưng mà ai thích kiểu cầu kỳ mà muốn làm thì cháu thấy làm cũng được, vì đã làm qua một lần như vậy nên cháu thấy cũng không khó lắm. :huh:
  2. GeoHack-Hệ tọa độ địa lý Hệ tọa độ địa lý cho phép tất cả mọi điểm trên trái đất đều có thể xác định được bằng ba tọa độ của hệ tọa độ cầu tương ứng với trục quay của Trái đất. Chiều thứ nhất và thứ hai: vĩ độ và kinh độ Dựa theo lý thuyết của những người Babylon cổ đại, rồi được nhà hiền triết và địa lý học nổi tiếng người Hy Lạp Ptolemy mở rộng, một đường tròn đầy đủ sẽ được chia thành 360 độ (360°). Vĩ độ (ký hiệu: φ) của một điểm bất kỳ trên mặt trái đất là góc tạo thành giữa đường thẳng đứng (phương của dây dọi, có đỉnh nằm ở tâm hệ tọa độ-chính là trọng tâm của địa cầu) tại điểm đó và mặt phẳng tạo bởi xích đạo. Đường tạo bởi các điểm có cùng vĩ độ gọi là vĩ tuyến, và chúng là những đường tròn đồng tâm trên bề mặt trái đất. Mỗi cực là 90 độ: cực bắc là 90° B; cực nam là 90° N. Vĩ tuyến 0° được chỉ định là đường xích đạo, một đường thẳng tưởng tượng chia địa cầu thành Bán cầu bắc và Bán cầu nam. Kinh độ (ký hiệu: λ) của một điểm trên bề mặt trái đất là góc tạo ra giữa mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó và mặt phẳng kinh tuyến gốc. Kinh độ có thể là kinh độ đông hoặc tây, có đỉnh tại tâm hệ tọa độ, tạo thành từ một điểm trên bề mặt trái đất và mặt phẳng tạo bởi đường thẳng ngẫu nhiên nối hai cực bắc nam địa lý. Những đường thẳng tạo bởi các điểm có cùng kinh độ gọi là kinh tuyến. Tất cả các kinh tuyến đều là nửa đường tròn, và không song song với nhau: theo định nghĩa, chúng hội tụ tại hai cực bắc và nam. Đường thẳng đi qua Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (gần London ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland) là đường tham chiếu có kinh độ 0° trên toàn thế giới hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Kinh tuyến đối cực của Greenwich có kinh độ là 180°T hay 180°Đ. Yếu tố vĩ độ phi (φ) và Kinh độ lambda (λ), độ cao, chiều cao AB, chiều sâu BC trong Hệ toạ độ địa lý Bằng cách phối hợp hai góc này, ta có thể xác định được vị trí nằm ngang của bất kỳ điểm nào trên Trái đất. Ví dụ, Baltimore, Maryland (ở Hoa Kỳ) có vĩ độ 39,3° Bắc, và kinh độ là 76,6° Tây (39.3° B 76.6° T). Do đó, một vector vẽ từ tâm trái đất đến điểm 39,3° phía bắc xích đạo và 76,6° phía tây đường Greenwich sẽ đi qua Baltimore. "Mạng" vĩ độ/kinh độ này gọi là lưới địa lý. Cũng có một lưới ngang bổ sung (có nghĩa là bộ lưới được dịch chuyển một góc 90°, sao cho địa cực trở thành đường xích đạo ngang), trên đó tất cả các lượng giác cầu đều dựa vào. Từ trước đến nay, độ được chia thành phút (1 phần 60 độ, ký hiệu là ′ hoặc "m") và giây (1 phần 60 phút, ký hiệu là ″ hoặc "s"). Có nhiều các viết độ, tất cả chúng đều xuất hiện theo cùng thứ tự Vĩ độ - Kinh độ: DMS Độ: Phút:Giây (49°30'00"-123d30m00s) DM Độ: Phút (49°30.0'-123d30.0m) DD Độ thập phân (49.5000°-123.5000d), thường với 4 số thập phân. Để chuyển từ DM hoặc DMS sang DD, độ thập phân = số độ cộng với số phút chia cho 60, cộng với số giây chia cho 3600. DMS là định dạng phổ biến nhất, và là tiêu chuẩn trên tất cả các biểu đồ và bản đồ, cũng như hệ định vị toàn cầu và hệ thông tin địa lý. Trên mặt cầu tại mực nước biển, một giây vĩ độ bằng 30.82 mét và một phút vĩ độ bằng 1849 mét. Các vĩ tuyến cách nhau 110,9 kilômét. Các kinh tuyến gặp nhau tại cực địa lý, với độ rộng một giây về phía đông-tây phụ thuộc vào vĩ độ. Trên bề mặt cầu tại mực nước biển, một giây kinh độ bằng 30,92 mét trên xích đạo, 26,76 mét trên vĩ tuyến thứ 30, 19,22 mét tại Greenwich (51° 28' 38" B ) và 15,42 mét trên vĩ tuyến thứ 60. Xích đạo là mặt phẳng cơ bản của tất cả các hệ tọa độ địa lý. Tất cả các hệ tọa độ cầu đều định nghĩa một mặt phẳng cơ bản như vậy. Giá trị vĩ độ và kinh độ có thể dựa trên vài hệ đo đạc hoặc mốc tính toán khác nhau, phương pháp phổ biến nhất là WGS 84 mà tất cả các thiết bị GPS đều dùng. Nói một cách nôm na, một điểm trên bề mặt trái đất có thể được mô tả bởi nhiều giá trị vĩ độ và kinh độ khác nhau tùy thuộc vào mốc tính toán đang dùng. Trong phần mềm GIS phổ biến, mốc được chiếu theo vĩ độ/kinh độ thường được xác định thông qua 'Hệ tọa độ địa lý'. Ví dụ, mốc theo vĩ độ/kinh độ theo như Mốc Bắc Mỹ năm 1983 được chỉ ra trong 'GCS_North_American_1983'. Chiều thứ ba: độ cao, chiều cao, chiều sâu Để xác định hoàn toàn một vị trí nằm trên, ở trong hoặc ở phía trên trái đất, ta cần phải xác định độ cao của điểm, được định nghĩa bằng vị trí của điểm theo chiều thẳng đứng so với trung tâm của hệ thống tham chiếu hoặc một vài định nghĩa bề mặt trái đất. Điều này được mô tả theo thuật ngữ khoảng cách theo chiều thẳng đứng đến trái đất bên dưới, nhưng, do sự nhập nhằng của chữ "bề mặt" và "chiều thẳng đứng", nó thường được mô tả phổ biến hơn bằng cách so sánh với những mốc được định nghĩa chính xác hơn như mặt nước biển trung bình (chính xác hơn nữa là geoid, một mặt có thế năng trọng trường không đổi). Khoảng cách đến trung tâm trái đất có thể được dùng cho cả vị trí rất sâu hoặc một nơi nào đó trên không gian. Những thuật ngữ khác được dùng tương ứng với khoảng của một điểm từ mặt đất hoặc một cột mốc khác là độ cao, chiều cao, và độ sâu. NGUỒN Nội dung: (Rubi) Tham khảo trên trang vi.wikipedia.org. Hình ảnh: Tham khảo trên trang vi.wikipedia.org và thực hiện làm mới (Rubi). Đặc tính hình Hướng: Thường Phân giải theo bề ngang: 72 dpi Phân giải theo chiều cao: 72 dpi Phần mềm đã dùng: Adobe Photoshop CS4 Windows Ngày giờ sửa tập tin: 18:43, ngày 29 tháng 1 năm 2010 Không gian màu: sRGB
  3. Anh Đàm Văn thân mến! Có lẽ hình này có năm đường tròn, và Rubi nghĩ là tác giả muốn thể hiện sự tương ứng với năm Vĩ tuyến đặc biệt của Địa cầu. Nếu vậy thì cũng hơi lạ ở con số 30º và 60º. Độ nghiêng của Địa cầu so với Mặt phẳng Hoàng đạo có thể là 30º trong không gian 4 chiều nào đó chứ không phải hiện nay. Cho rằng 30º là độ nghiêng lý tưởng thì cũng chưa chắc vì Rubi thấy chính độ nghiêng 23.49º đang giảm dần và cũng đang tiến sát đến tỉ lệ vàng 1.618, đó là nói trong trường hợp Địa cầu là một trái cầu có độ tròn tuyệt đối, còn nếu như nó hơi dẹt như hiện nay thì với độ nghiêng như hiện tại ở 23.49º thì đó đang là độ nghiêng vàng đó. Rubi thấy 23.49º lý tưởng hơn nhiều 30º. Thân mến!
  4. Người tà nói pháp thì pháp chánh cũng thành tà, huống chi PLC là Lý Hồng Chí Pháp chứ đâu phải Phật Pháp. NguNhuBo nửa chánh nửa tà, nhưng tà có vẻ là chánh thì phải.
  5. PHẬT THÍCH CA MÂU NI TRUNG THIÊN GIÁO CHỦ CÕI TA-BÀ BỔN SƯ THÍCH CA MẦU NI PHẬT Nghệ thuật Phật Giáo Đôn Hoàng-DunHuang
  6. Anh Thiên Đồng Thân mến! Trước đây 10 năm, Rubi em có 3 lần đăng ký tham gia tập KCDS liệu trình A và đợt đó Rubi em có mua cuốn sách của Võ Sư tựa đề Hội Nhập Con Người Thật.Cho đến gần đây, khi xem lại chương trình với lời dẫn tập thì Rubi em cũng nhận thấy có sự cái tiến trong phương pháp của KCDS. Trực tiếp trong các liệu trình, đặc biệt là liệu trình A, Võ Sự đã áp dụng sự buông vọng niệm của Thiền vào phương pháp chặn dữ hiện tượng xả strees trong khi đang luyện khí. Người luyện khí, khi khí hoạn động để cân bằng thì có hiện tượng khóc cười vui buồn xảy ra trong giữa lúc luyện. trước đây đối với hiện tượng này thì Võ Sư nói đó là hiện tượng giải tỏa strees và không có biện pháp để hiện tượng đó dừng lại, để nó dừng lại tự nhiên, còn về sau này thì Võ Sư đã áp dụng hiện tượng sinh rồi diệt của vọng tưởng để ứng dụng vào liệu trình làm cho người tập nhận ra hiện tượng strees, biết nó nhưng không theo nó thì nó tự biến mất. Đó chính là Biết vọng Không theo của Thiền phái Trúc lâm. Còn qua một số bài kể của anh Minh Châu, Rubi em cũng biết thêm sự kiện về KCDS. Hóa ra cũng có người bỏ mạng thật. Nhưng đúng là với người thô tháo dục tốc mà hiếu kỳ thái quá khi đang luyện khí, không chủ động điều hòa sự vận động của cơ thể thì có hậu quả là lẽ đương nhiên. Cái này cũng có phần là do lỗi ở người mới tập. Anh Thiên Đồng thân mến!Vấn đề nói rằng Khí là Phật tánh thì nguyên văn trong cuốn Hội Nhập Con Người Thật của Võ Sư thì thế này: "Như trên ta đã biết: Các Tướng do Tâm mà ra, cuối cùng lại trở về Tâm. Cũng thế, vạn pháp do bản thể tuyệt đối của vũ trụ mà có, cuối cùng sẽ quay về bản thể thường tịnh duy nhất "Một" này, thế gian có quá nhiều tên gọi để chỉ cái bản thể tuyệt đối này: -Nho giáo gọi là: Vô cực (Kinh dịch) -Lão giáo gọi là: Đạo, là vô vi (Đạo đức kinh) -Ấn Độ giáo gọi là: Chân lý tuyệt đối (Kinh Vệ đà) -Kitô giáo gọi là: Thượng đế, Chúa (Kinh thánh) -Phật giáo gọi là: Phật tánh (Kinh Phật) -Quan niệm dân gian của ta gọi là ông Trời... -KCDS gọi là: "Khí" để nêu rõ đắc tính của bản thể này là: + Không đặc tính. + Không hữu nhân cách. + Đắc tính nào cũng hiển lộ. + Nhân cách nào cũng bao hàm. Như vậy đối với chúng ta: "Khí" là bản thể tuyệt đối của vũ trụ" Điều này anh nói thì cũng có thể đúng vậy ạ.Thân mến!
  7. Qua câu chuyện của cô Wildlavender, chàu nghĩ là vị bảo vệ đó đã dùng phương tiện để cố ý gây hại mạng người. Ví như là dùng dao hại mạng người khác, nhưng không phải giống như là trực tiếp dùng dao mà lại giống như là dùng vũ khí dạng dốc két tên lửa. Quả thật, có một lần ở trong chùa Hàm Long-Bắc Ninh Bắc Giang, Rubi cháu cũng bị đàn chó canh chùa vây quanh vào lúc 3 rưỡi sáng, nhưng có người của chùa ra kịp thời nên cháu không bị sao, còn người đó lại bị đàn cho cắn một vết, mỗi khi nghĩ đến cháu thấy xởn gai ốc. Giờ xem đến sự kiện này, Rubi cháu thấy cũng rất ghê, và cảm thấy hành động của vị bảo vệ vườn cà phê đó là rất dã man, dồn người vào cái chết đau đớn và hoảng loạn.
  8. Dùng mầu không đúng chỗ rồi và không hợp nghĩa nữa.Học viên Pháp Luân Đại Pháp không có nghĩa là Phật tử, nhưng sao lại cho PLC là Phật Pháp ? Gọi Thầy là Chủ Pháp Luân, không gọi là Giáo Chủ. Không có Giáo thì làm sao có Pháp ? Chỗ này dùng từ chưa được nhừ rồi :) . "Phật Pháp vô biên" là ai khởi tuyên. Nếu Thầy các anh nói thì phải nói là Pháp Công hữu biên. "Pháp Luân thường chuyển" là ải khởi tuyên. Nếu Thầy các anh nói thì phải nói là Pháp Luân Công đoạn chuyển. Hữu biên là có giới hạn, cũng như Đại pháp là pháp có giới hạn. Đoạn chuyển là chuyển đi chuyển lại, chuyển chưa được lại chuyển lại chuyển đi chứ không phải là mãi chuyển như như ba đời đều giống nhau. Tam Tạng Kinh Điển, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thật Tường Vô Tướng thì bà đời mười phương các Đức Phật đều nói giống nhau vì vậy mới gọi là Pháp Luân Thường Chuyển. Các anh dùng từ không có chỗ để đứng nên ai đụng nhẹ vào là bị chuyển ế :lol: .
  9. Các đọc giả kính mến, chủ đề Tý Ngọ Lưu Chú và Hà Đồ này Rubi tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và chỉnh lý. Các đọc giả có chuyên môn về Châm Cứu sẽ thấy điểm mới lạ ngay ở cái tiêu đề của chủ đề, vì theo như hiện nay trong lý luận Châm cứu của Đông y, có liên quan đến cái khung tương sinh ngũ hành nhưng không hệ thống theo tương sinh ngũ hành trong Hà Đồ. Chính vì vậy, từ Hà Đồ trong tiêu đề được đặt. Các đọc giả nói chung và các đọc giả chuyên môn nói riêng, xem và có góp ý, Rubi trân trọng cảm ơn.
  10. Các độc giả kính mến! Hôm nay, qua xem bài của anh TheTrung có nội dung thông tin về bài phát biểu của Giáo Sư Nguyễn Tài Thu, Rubi có thấy một vài ý liên quan đến Châm Cứu. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=10878 -Châm thì có dụng cụ bằng Kim, dụng cụ thì có thể bằng Đá, bằng Xương và thông dụng là băng Kim loại. Châm thì có nông có sâu nhưng nói chung là tác động sâu bên trong cơ bắp. -Cứu thì dùng nguyên liệu là Điếu Ngải, khi Cứu thì đốt cháy như điếu thuốc là rồi Cứu bên ngoài hay hơ gần vào các Huyệt. -Châm là phương pháp để trị bệnh cho cư dân cư trú ở những vùng thời tiết nóng, Cứu là dùng sức nóng của Điếu Ngải để trị bệnh cho cư dân cư trú ở những vùng thời tiết lạnh. -Như vậy có thể, vào mùa đông thì không nên Châm mà nên Cứu vì thời tiết lạnh, còn vào mùa hạ thì không nên Cứu mà nên Châm vì thời tiết nóng.
  11. Anh TheTrung thân mến!"'See' nghĩa là Thấy", theo Thiền ngữ thì nói là "kiến sắc minh tâm". Rubi xin bàn thêm, nghĩa là thấy được hình sắc là do có cái Biết luôn luôn hiện hữu. Thấy sắc là một trong sáu thứ hòa hợp, sáu thứ hòa hợp là: Cái Biết ở mắt thì thấy sắc và không sắc. Cái Biết ở tai thì thấy âm thanh và không âm thanh. Cái Biết ở mũi thì thấy mùi và không mùi. Cái Biết ở lưỡi thì thấy vị và không vị. Cái Biết ở thân thì thấy xúc chạm và không xúc cham. Cái Biết ở ý thì thấy có niệm và không niệm. Chính vì vậy Thiền ngữ có câu "Nhất tinh minh sinh lục hòa hợp". Nhất tinh minh chính là cái Biết. Gọi là Cái Biết thì cũng là tạm nói để độc giả dần hiểu, thực ra phải thay từ "Cái Biết" là Tánh Biết hay Chân Tâm, hay cũng gọi là Phật Tánh. Tuy thế dùng từ "Biết" thì mọi người sẽ hiểu được dễ nhất. Lại có thể nói cụ thể hơn là có 3 vấn đề cần phân biệt rõ ràng: Tánh Biết, Cái Biết, và Cái Bị Biết. Nói rằng "I 'see' you" hay ngược lại "You 'see' I" (tôi thấy bạn, bạn thấy tôi :) ) đều tức sự Cái Biết thấy Cái Bị Biết; Cái Biết và Cái Bị Biết đều không phải Tánh Biết. Hay nói một cách khái quát toàn thể Thiên Địa Nhân, Thập Pháp Giới đều từ Chân Không và Diệu Hữu mà hóa hiện ra. Chân Không là Thể, Diệu Hữu là Dụng. Thể-Chân Không có tính là "rõ ràng thường biết" (liễu liễu thường tri), có thể lấy Thiên Nhãn (Thiên Thủ Thiên Nhãn) để ví dụ. Dụng-Diệu Hữu lấy Thất Đại để biến hoá, có thể lấy Thiên Thủ (Thiên Thủ Thiên Nhãn) để ví dụ. Như vậy tức là: Tánh Biết là Chân Không Cái Biết và Cái Bị Biết thuộc Thất Đại là Diệu Hữu. Trong Thất Đại thì: -Cái Biết là Kiến Đại -Cái Bị Biết là Sắc Đại, Thủy Đại, Phong Đại, Hỏa Đại, Không Đại, và Thức Đại. Thất Đại biến hóa tạo thành Thế giới và Chúng sinh, cái này là do sự quên Tánh Biết của Thức Đại mà thành, cho nên nói "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức", nghĩa là các pháp trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới đều do Thức tâm là nguyên nhân tạo thành. Như vậy, gọi là mê tức là quên, Thức tâm quên Tánh Biết và tự nhận Thức tâm (cái tôi giả tạo) là chủ thể nên theo cái động của Thức mà có nghiệp quả luân hồi; gọi là giác tứ là nhớ, Thức tâm nhớ ra và chịu nhận Tánh Biết luôn luôn hiện tiền và hiểu rằng Tánh Biết là chủ thể, là cái tôi chân thật. See là cái chân thật chung của I và You còn I và You là cái dụng của See. Nói rằng "Tánh Biết sinh ra tất cả mà bị tất cả bỏ quên" tức là Tánh Biết hiện tiền thấy tất cả, mọi vất thấy nhau ấy gọi là Tánh Biết sinh ra tất cả, nhưng Tánh Biết không thể biết chính nó nên có sự bị tất cả bỏ quên. Đó là một vài ý của Rubi để khái quát điểm nhấn "I'see' you" của anh TheTrung. Thân mến! Có thể Rubi sẽ trở lại chủ đề này với nội dung về Avatar với một vài hình ảnh dựng từ 3D.
  12. Cảm ơn anh Thế Trung đã đăng nội dung! Nội dung phát biểu của Bác sỹ Nguyễn Tài Thu khá thú vị. Một số vấn đề Rubi nghe cũng thấy hiểu thêm, chẳng hạn như Châm là Kim Châm, Cứu là Điếu Ngải Cứu. Kim Châm dùng để chữa bệnh cho dân ở vùng nóng, Ngải Cứu dùng để chữa bệnh cho người ở vùng lạnh.
  13. Rubi chào Vovi2k! Vua Trần Nhân Tông có nói: Khéo cầm quân thì không cần bày trận Khéo bày trận thì không cần đánh Khéo đánh thì không thua Khéo thua thì không chết. Vậy thì "Bất chiến tự nhiên thành" cũng như là "Khéo bày trận thì không cần đánh". Nên thấy ra thì đâu phải là chuyện không thể xảy ra hay là lạ lẫm gì. "Bất chiến tự nhiên thành" cũng có thể là "Quyền lực mềm". Rubi bàn thêm vậy nhưng không có ý nói liên quan đến Thánh Nhân nào cả.
  14. Kính thưa Bản Quản Trị và Anh/Chị kỹ thuật viên Diễn Đàn lyhocdongphuong.org.vn! Rubi muốn được hỏi với Anh/Chị KTV về thủ thuật thu nhỏ hình ảnh ở kích thước xác định. Khi viết bài trên Diễn đàn hoặc sưu tầm nội dụng từ một nguồn bên ngoài tới Diễn đàn, trong trường hợp nội dung có kèm theo các hình minh hoạ, đặc biệt là trường hợp hình ảnh minh họa có kích thước lớn thì sẽ làm cho bài viết tải về trên các máy độc giả lâu hơn. Vì lý do này, Rubi xin hỏi với các Anh/Chị Kỹ thuật viên diễn đàn là có thể cho phép hội viên của Diễn đàn sử dụng Mã BB thu nhỏ hình ảnh ở kích thước xác định được không ? Nếu Mã BB có thủ thuật này thì Diễn đàn có thể cho phép hội viên biết và sử dụng được không ạ ? Rubi cháu xin cảm ơn BQT và các Anh/Chị KTV Diễn đàn! Kính mến! P/S: Ví dụ: Hội viên muốn thu nhỏ hình ảnh gốc từ 1000 (điểm ảnh) xuống còn 250 (điểm ảnh) khi hiển thị trong bài viết thì câu Mã BB phải như thế nào ?
  15. Rubi thấy, đến đây là hoàn toàn mâu thuẫn với vấn đề mà Thầy các anh đặt ra đối với Thiền Tông. Các anh có thể gọi Thầy là Đại Sư nhưng cần hiểu rõ và phân biệt rõ, Đức Phật là Thầy của Trời Người nên có một trong mười danh hiệu là Thiên Nhân Sư. Danh hiệu "Đức Phật" nghĩa là Bậc Toàn Giác, danh hiệu "Thế Tôn" là Trời Người Tôn Kính, danh hiệu "Ứng cúng", danh hiệu "Chánh biến tri" và các danh hiệu khác đều có nghĩa rõ ràng.
  16. Các độc giả kính mến! Tiện có hình ảnh minh họa nên Rubi nói đến đại ý phần một của Topic này. Chú thích hình:Vòng tròn di chuyển của cực Bắc trục Trái Đất trên bầu trời sao theo thời gian. Hình vẽ này là gần đúng vì chưa tính đên chương động hay các nhiễu loạn bậc cao khác. Quan sát hình ảnh này và các hình ảnh về Thiên văn, về các chòm sao; hoặc quan sát trên các phần mềm Thiên văn thì Rubi thường thấy có hai Hệ Tọa Độ chung cho một bầu trời sao. Có thể tiến thẳng đến quan sát các chòm sao (phần hai của chủ đề) nhưng nếu không hiểu về các yếu tố cơ bản của Hệ Tọa Độ (phần nhất của chủ đề) thì nhất định sẽ gặp khó khăn khi khảo sát các chòm sao, nhất là lại đối chiếu (phần ba của chủ đề) các chòm sao của Thiên văn Đông phương với các chòm sao của Thiên văn Tây phương thì dễ bị bế tắc. Vì vậy, căn bản phải tìm hiểu về Hệ Tọa Độ trước tiên. Có thể đặt ra các câu hỏi khi nhìn vào hai Hệ Tọa Độ như thấy trong hình minh họa trên: -Tại sao lại có hai Hệ Tọa Độ ? -Cơ bản về mỗi Hệ Tọa Độ ra sao ? -Hệ Tọa Độ có hình cầu như vậy, khi lên hình ảnh như thế thì vị trí quan sát là ở vị trí nào: Vị trí quan sát ở bên trong hình cầu hay từ ở bên ngoài hình cầu ? Với ba câu hỏi trên thì dưa trên cái hiểu manh nha về Thiên văn của Rubi thì thế này: -Hệ Tọa Độ thứ nhất là xác định vị trí Sao Cực Bắc hiện tại, cũng như là biểu hiện chu kỳ Tuế sai. Hệ Tọa Độ còn lại là xác định Tâm điểm của chu kỳ Tuế sai của Hệ Tọa Độ thứ nhất. -Có thể nói, hai Hệ Tọa Độ này là hai Hệ Tọa Độ Cầu, hay Hệ Tọa Độ Thiên Cầu của Thiên Văn, cũng gọi là Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu (kiến thức sơ sơ Rubi tự tập hợp). Riêng hai Hệ Tọa Độ này, cả hai đều là hình chiếu của Hệ Tọa Độ Địa Lý. Hệ Tọa Độ Địa Lý thứ nhất lấy Trục Trái Đất làm cốt đồng thời lấy Bán kính (từ Tâm Địa Cầu tới Mặt Nước Biển) của Địa Cầu làm cốt. Hệ Tọa Độ Địa Lý còn lại cũng có cùng Bán kính nhưng lấy Trục qua tâm Địa Cầu và vuông góc với Mặt phẳng Hoàng đạo làm cốt. Vẫn tiếp theo ý thứ hai này. Hai Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu là sự tưởng tượng từ phương pháp lấy Hai Hệ Tọa Độ Địa Lý rồi phóng to lên, tức là Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu đồng dạng với Hệ Tọa Độ Địa Lý, cũng tức là có yếu tố khác nhau về Bán kính. -Đối với câu hỏi thứ 3 thì Rubi trả lời giả thuyết là: Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu là hình chiếu của Hệ Tọa Độ Địa Lý là yếu tố thứ nhất. Yếu tố thứ hai là các sao vẽ trên hình ảnh minh họa là hình chiếu của các sao lên Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu. Để hiểu được hình vẽ này và trả lời được ý chính của câu hỏi thì cấn thêm thông tin về các hướng trên Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu. Các hướng trên Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu cũng đồng thời là các hướng trên Hệ Tọa Độ Địa Lý. Tạm thời kết luận cho trả lời này là Ví trí quan sát ở bên ngoài hình cầu, quan sát các hình chiếu của các sao lên Hệ Tọa Độ Thiên Văn Cầu.
  17. TIỂU ĐỀ: TUẾ SAI-tiếp theo và hết Tiến động của quỹ đạo hành tinh Tiến động điểm cận nhật. Chuyển động của một hành tinh trên quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời cũng là một dạng của chuyển động tự quay. Trong trường hợp này, hệ thống tổ hợp của một hành tinh và Mặt Trời là tự quay, vì thế trục của mặt phẳng quỹ đạo một hành tinh cũng sẽ có tiến động theo thời gian, khi có tác động của mômen lực từ lực hấp dẫn của hành tinh khác. Điểm cận nhật, hay nói khác đi trục chính của mỗi quỹ đạo hành tinh hình elíp sẽ dao động trong phạm vi mặt phẳng quỹ đạo của nó trong chiều chuyển động của hành tinh, để phản ứng với các nhiễu loạn mômen lực hấp dẫn gây ra bởi các hành tinh còn lại. Hiện tượng này gọi là tiến động điểm cận nhật. Vận tốc tiến động điểm cận nhật có thể xác định bằng các phương pháp cơ học thiên thể. Tuy thế, nếu cơ học thiên thể chỉ sử dụng cơ học cổ điển thì cho kết quả tính toán về sự tiến động điểm cận nhật cho các hành tinh vòng trong không trùng với các số liệu quan sát. Sai biệt ở tiến động điểm cận nhật Sao Thủy là 43,11´´ và ở Sao Kim 8,4´´ mỗi thế kỷ. Điều này được giải thích khá chính xác bằng ứng dụng lý thuyết tương đối rộng trong chuyển động các hành tinh. Tiến động điểm cận nhật thực tế còn được gây ra bởi hiệu ứng của thuyết tương đối rộng, trong đó các hành tinh chuyển động trên quỹ đạo elíp trong một không-thời gian cong quanh Mặt Trời. Điều này giống như khi chúng ta gẩy một viên bi lăn theo quỹ đạo elíp trong một cái chảo đáy cong, quỹ đạo elíp sẽ không giữ cố định mà xoay dần. Qua đó các sai biệt nói trên giảm lần lượt còn 0,7´´ và 0,2´´. Các sai biệt trong tính toán tiến động điểm cận nhật Sao Thủy và các giá trị dự báo theo cơ học cổ điển được chú ý nhất trong số các chứng cứ thực nghiệm đã dẫn tới sự chấp nhận thuyết tương đối rộng của Einstein. Khi thêm hiệu ứng tương đối, các dự báo trở nên chính xác hơn. Tiến động trong quỹ đạo của Trái Đất là một phần quan trọng trong học thuyết thiên văn về các kỷ băng đá. Nói chung, nó được diễn giải như sau: các lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời sinh ra tiến động của các điểm phân; chúng hoạt động theo chu kỳ 23.000 và 19.000 năm. Chú ý rằng, thời điểm của điểm cận nhật của Trái Đất tính theo lịch thông thường thay đổi từng năm là do cả hai hiệu ứng: sự thay đổi của điểm cận nhật, và sự điều chỉnh của lịch theo sự thay đổi của mùa (do mùa bị thay đổi cùng với sự lắc lư của trục Trái Đất). TIỂU ĐỀ: TUẾ SAI-xong. Nguồn: vi.wikipedia.org
  18. TIỂU ĐỀ: TUẾ SAI-tiếp theo Tuế sai của Trục Trái đất Trục của Trái Đất bị tuế sai vì hành tinh này không phải là hình cầu hoàn hảo (nó là một hình cầu bẹt, lồi hơn ở khu vực gần xích đạo) khiến cho các lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và các thiên thể khác tạo ra mômen lực lên nó (lực thủy triều). Các mômen lực không cùng phương với vận tốc góc của Trái Đất, có xu hướng kéo các chỗ lồi xích đạo vào trong mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo), gây nên hiện tượng tuế sai của trục quay Trái Đất. Trái Đất thực hiện xong một chu kỳ tuế sai trong khoảng thời gian khoảng 25.800 năm, theo đó vị trí của các ngôi sao được đo theo hệ tọa độ xích đạo sẽ thay đổi một cách chậm chạp; việc thay đổi này thực ra là do sự thay đổi của hệ tọa độ. Theo thời gian của chu kỳ này cực trục bắc của Trái Đất chuyển động từ chỗ hiện nay nó đang ở (trong phạm vi 1° của Polaris) theo một đường tròn xung quanh cực hoàng đạo, với bán kính góc khoảng 23,5°. Sự dịch chuyển là 1° sau mỗi 180 năm (góc được lấy từ người quan sát chứ không phải từ tâm của vòng tròn này). Polaris không phải là ngôi sao đặc biệt phù hợp để xác định cực bắc bầu trời, do độ sáng biểu kiến của nó là biến thiên và dao động xung quanh giá trị 2,1 - tương đối thấp trong danh sách các sao sáng nhất của bầu trời. Mặt khác, vào khoảng năm 3000 TCN ngôi sao mờ Thuban trong chòm sao Thiên Long (Draco) đã là sao cực bắc; nó có độ sáng biểu kiến 3,67 hay 5 lần mờ hơn Polaris; ngày nay nó rất khó nhìn thấy ở các khu vực thành phố bị ô nhiễm hay do ánh sáng điện. Ngôi sao sáng nhất được biết đến như là (hay được dự đoán sẽ là) sao Bắc cực là ngôi sao sáng nổi tiếng Sao Chức Nữ (Vega) trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra), nó sẽ là sao bắc cực vào khoảng năm 14.000. Khi nhìn xuống Trái Đất từ cực bắc, hướng của tuế sai sẽ là theo chiều kim đồng hồ. Khi đứng trên Trái Đất nhìn ra bên ngoài, trục này xuất hiện với chuyển động ngược chiều kim đồng hồ ngang trên bầu trời. Ý niệm này của tuế sai, chống lại sự tự quay quanh trục của Trái Đất, là ngược với tuế sai của con quay trên bàn. Lý do là các ngẫu lực tác động lên Trái Đất bởi Mặt Trời và Mặt Trăng cố làm cho trục tự quay của nó trực giao với mặt phẳng quỹ đạo, tức là làm cho Trái Đất đứng thẳng hơn so với mặt phẳng quỹ đạo, trong khi mô men xoắn trên đỉnh con quay trên một bề mặt cứng thì lại cố làm cho nó đổ xuống hơn là làm cho nó đứng thẳng hơn. Chú thích hình:Vòng tròn di chuyển của cực Bắc trục Trái Đất trên bầu trời sao theo thời gian. Hình vẽ này là gần đúng vì chưa tính đên chương động hay các nhiễu loạn bậc cao khác. Chú thích hình:Vòng tròn di chuyển của cực Nam trục Trái Đất trên bầu trời sao. Polaris hiện nay không nằm chính xác trên cực bắc; bất kỳ một bức ảnh chụp lâu nào về nó đều chỉ ra rằng nó có một cái đuôi nhỏ, chứng tỏ nó không hoàn toàn "đứng im". Tuế sai của cực nam là ngược hướng với tuế sai trên cực bắc. Cực nam nằm trong khu vực có tương đối ít sao, và ngôi sao được coi là sao Nam cực là Sigma Octantis, nó tương đối gần với cực nam nhưng mờ hơn cả Thuban -- độ sáng biểu kiến của nó là 5,5 - nó rất khó thấy kể cả khi hoàn toàn người quan sát trong khu vực hoàn toàn tối. Tuế sai của Trái Đất không phải là đều vì Mặt Trời và Mặt Trăng không hoàn toàn nằm trên cùng mặt phẳng với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất và chúng là chuyển động tương đối đối với nhau, do vậy ngẫu lực tác động lên Trái Đất cũng biến động. Biến thiên của các ngẫu lực này lên Trái Đất tạo ra chuyển động không đều rất nhỏ của các cực gọi là chương động. Tuế sai của trục Trái Đất là một hiệu ứng diễn ra rất chậm, nhưng ở mức độ chính xác mà các công việc liên quan đến thiên văn cần phải có thì phải tính tới nó. Cũng lưu ý rằng tuế sai của trục Trái Đất không có ảnh hưởng gì tới độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo Trái Đất (và vì thế độ nghiêng của trục quay của Trái Đất) trên mặt phẳng quỹ đạo. Độ nghiêng này là 23,45 độ và tuế sai không làm thay đổi điều này. Độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo trên mặt phẳng quỹ đạo có bị thay đổi nhưng chu kỳ của nó là hoàn toàn khác (chu kỳ chính vào khoảng 41.000 năm). Hình dưới đây minh họa các hiệu ứng của tuế sai trục theo các mùa, tương ứng với điểm cận nhật và điểm viễn nhật. Tuế sai của điểm phân có thể sinh ra thay đổi khí hậu có chu kỳ (xem chu kỳ Milankovitch), vì bán cầu có mùa hè ở điểm cận nhật và mùa đông ở điểm viễn nhật (bán cầu nam hiện nay là như vậy) về nguyên lý sẽ có các mùa rõ ràng hơn ở bán cầu kia. Hipparchus lần đầu tiên đã ước tính tuế sai của Trái Đất vào khoảng năm 130 TCN, bổ sung các quan sát của ông vào trong các tính toán của các nhà thiên văn Babylon và Chaldea trước đó vài thế kỷ. Cụ thể là họ đã tính toán được khoảng cách từ các ngôi sao như sao Giác (Spica) tới Mặt Trăng và Mặt Trời vào các thời điểm diễn ra các nguyệt thực và do ông có thể tính khoảng cách của Mặt Trăng và Mặt Trời từ các điểm phân tại các thời điểm này, ông nhận ra rằng Spica và các ngôi sao khác là có sự dịch chuyển khi quan sát theo thời gian tính theo hàng thế kỷ. Tuế sai của trục Trái Đất sinh ra hiện tượng là: chu kỳ của các mùa (năm chí tuyến) vào khoảng 20,4 phút ngắn hơn so với chu kỳ để Trái Đất trở lại cùng một vị trí trong mối tương quan với các ngôi sao của năm trước đó (năm thiên văn). Điều này tạo ra sự thay đổi chậm (1 ngày trong khoảng 58 năm) trong vị trí của Mặt Trời trong tương quan với các ngôi sao ở điểm phân. Nó là đáng chú ý đối với các loại lịch và các quy tắc năm nhuận của chúng. Chú thích hình:Hiện tượng lắc lư của trục Trái Đất làm thay đổi chậm thời điểm giao mùa từ năm này sang năm khác, do mùa phụ thuộc vào hướng và độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo. Sau khoảng 5.000 năm nữa thì thời điểm xuân phân ở bắc bán cầu tương ứng với vị trí Trái Đất trên điểm cận nhật trong quỹ đạo quanh Mặt Trời TIỂU ĐỀ: TUẾ SAI-còn tiếp Nguồn: vi.wikipedia.org
  19. Các độc giả kính mến! Tiểu đề sau đây tuy nó có phần không liền mạch với nội dung, nhưng hiện tại Rubi xem tới thì cứ đưa nó vào chủ đề vì tính chất đáng quan tâm của nó. Có một yếu tố chính của tiểu đề này làm Rubi ngạc nhiên là sự Tiến động hay Tuế sai của Trái đất lại ngược với sự mừng tưởng của Rubi (chắc Rubi mừng tưởng sai). Sự Tiến động của Trái đất và sự Tiến động của Con quay có sự giống và khác nhau, Giống nhau là cùng có hiện tượng Tiến động, khác nhau là chiều Tiến động của Trái đất lại ngược với chiều Tiến động của Con quay, hay nói một cách khác, riêng Trái đất, chiều Tiến động hay Tuế sai của Trái đất ngược với chiều chuyển động của chính Trái đất. TIỂU ĐỀ: TUẾ SAI Tiến động Chuyển động Tiến động của vật thể quay Tiến động hay tuế sai, là hiện tượng trong đó trục của vật thể quay (ví dụ một phần của con quay hồi chuyển) "lắc lư" khi mô men lực tác động lên nó. Hiện tượng này được quan sát phổ biến trong các con quay, tuy nhiên mọi vật thể quay cũng chịu tiến động. Trong hiện tượng này, khi một vật thể xoay tròn, trục của nó nghiêng và quay theo vòng tròn ngược hướng với hướng quay của vật thể. Nếu như vận tốc góc và mô men lực tác động lên vật thể quay là các hằng số thì trục sẽ tạo ra một hình nón. Trên chuyển động này, vận tốc góc luôn vuông góc với mô men lực. Ví dụ Tiến động trên con quay hồi chuyển Trong trường hợp của con quay trên mặt đất, nếu trục không vuông góc tuyệt đối với mặt đất, mô men xoắn gây ra bởi lực của trọng trường của Trái Đất có xu hướng làm đổ nó. Nhưng con quay không đổ nhờ vào chuyển động tiến động. Hiện tượng tiến động cũng giữ cho xe đạp hay xe máy không dễ dàng bị đổ khi chuyển động. Chuyển động này cũng là cơ chế hoạt động cơ bản của các la bàn hồi chuyển, giữ cho các con quay luôn chỉ theo một phương, ít bị tác động của mômen lực bên ngoài. Chuyển động tiến động cũng là một vấn đề được xử lý kỹ, và ứng dụng cho định hướng cho các loại máy bay trực thăng hay máy bay hồi chuyển. Trong máy bay trực thăng, cánh quạt máy bay có mô men quán tính lớn. Nếu cánh quạt được cung cấp một xung mômen lực về bên phải, chuyển động ngược chiều kim đồng hồ của cánh quạt sẽ đẩy máy bay bay về phía trước. Tiến động làm trục quay của Trái Đất và các hành tinh lắc lư chậm theo thời gian, đồng thời làm quỹ đạo của các hành tinh xoay chậm theo thời gian. Điều này làm cho việc tính toán lịch Mặt Trời phải thay đổi nhỏ từ năm này sang năm khác; hiện tượng tiến động trong thiên văn học do đó còn được gọi là tuế sai (tuế là năm, sai là sai lệch). Hiện tượng tiến động cũng là một khái niệm quan trọng trong động lực học nguyên tử và phân tử, do các hạt nhỏ bé này cũng có tính chất tương tự như mômen động lượng cổ điển là spin. TIỂU ĐỀ: TUẾ SAI-còn tiếp Nguồn: vi.wikipedia.org
  20. Mấy hình ảnh trong bài của anh PhucTuan thì đúng là rất giống với Hệ Mặt Trời: Liên kết tài liệu ảnh động flash về sự chuyển động của Hệ Mặt Trời-Link Ghi chú: -Sau khi mở tài liệu trên thì có thể dùng Chuột trái để thực hiện các lệnh. -Đặt Chuột vào nền Hệ Mặt Trời, nhấn giữ Chuột trái sau rồi: +di chuyển toàn bộ chuột theo chiều ngang để phóng to hay thu nhỏ Hệ Mặt Trời. +di chuyển toàn bộ chuột theo chiều dọc để lật Hệ Mặt Trời sấp ngửa. -Có 4 nút lênh: +Kích nút chỉ bên trái để xem Hệ Mặt Trời chạy ngược. +Kích nút vuông để dừng sự chuyển động của Hệ Mặt Trời. +Kích nút chỉ bên phải để xem Hệ Măt Trời chạy xuôi. +Kích nút dấu thập để hiển thị tên các Hành Tinh.
  21. Anh NNB thân mến!Rubi cảm ơn anh đã nói kỹ thêm. Rubi cũng biết vậy, và khi viết thì Rubi định viết rõ là Tâm Thức. Tâm Thức và Chơn Tâm thì cần phải phân biệt rõ ràng. Thân mến!
  22. Rubi em kính chào anh Giaback!Em cảm ơn anh đã ứng dụng dịch luôn ạ. Đúng là những từ ngữ ngắn ngắn thì có thể dùng các phần mềm phiên dịch như vậy ạ. Kính mến!
  23. Ban nãy Rubi thấy cả hai nick cùng online nên hai nick này là hai người khác nhau. Hỏi Lạc Việt Độn Toán thì biết ngay.
  24. Các độc giả kính mến! Sau đây là hai Hệ Tọa Độ cơ bản liên quan đến góc (đơn vị là độ °). Các Hệ Tọa Độ này sẽ cần để hiểu sang các Hệ Tọa Độ Địa Lý, Hệ Tọa Độ Xích Đạo và một số các Hệ Tọa Độ khác. HỆ TỌA ĐỘ CỰC Trong toán học, hệ tọa độ cực là một hệ tọa độ hai chiều trong đó mỗi điểm M bất kỳ trên một mặt phẳng được biểu diễn bằng 2 thành phần: -Khoảng cách từ điểm đó tới một điểm gốc O (gốc Cực) gọi là bán kính. -Góc tạo bởi đường thẳng OM với hướng gốc cho trước (trục Cực). Lịch sử Khái niệm góc và bán kính đã được người xưa sử dụng từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Nhà thiên văn học Hipparchus (190-120 TCN) đã lập một bảng hàm các dây cung cho biết chiều dài dây cung cho mỗi góc. Có tài liệu cho rằng ông sử dụng tọa độ cực để thiết lập vị trí các thiên hà. Các điểm trong hệ tọa độ cực với gốc Cực O và trục Cực L. Với minh họa màu xanh lá cây điểm (màu đỏ) có bán kính 3 và góc 60 độ, hoặc (3,60°). Với minh họa màu xanh da trời điểm có tọa độ (4,210°).HỆ TỌA ĐỘ CẦU Trong toán học, một hệ tọa độ cầu là một hệ tọa độ cho không gian 3 chiều mà vị trí một điểm được xác định bởi 3 số: -Khoảng cách theo hướng bán kính từ gốc tọa độ. -Góc nâng từ điểm đó từ một mặt phẳng cố định (góc Vĩ độ). -Góc Kinh Độ của hình chiếu vuông góc của điểm đó lên mặt phẳng cố định đó. A spherical coordinate system, with origin O and azimuth axis A. The point has radius r = 4, elevation θ = 50°, and azimuth φ = 130°. Đoạn trên, Rubi không biết Anh ngữ nên không dịch. Nguồn: vi.wikipedia.org