-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Nội dung miêu tả hình Tượng Số Tiên Thiên Bán Cầu Nam: Nghi Dương, Số 5, Trung ương ứng với Dương Thổ, sắc vàng. Nghi Âm, Số 10, Trung ương ứng với Âm Thổ, sắc vàng. Quái Càn, Số 9, Hướng Bắc ứng với Dương Hoả, sắc đỏ. Quái Đoài, Số 4, Hướng Đông Bắc ứng với Âm Hoả, sắc đỏ. Quái Ly, Số 3, Hướng Đông ứng với Dương Mộc, sắc xanh. Quái Chấn, Số 8, Hướng Đông Nam ứng với Âm Mộc, sắc xanh. Quái Tốn, Số 2, Hướng Tây Bắc ứng với Âm Kim, sắc trắng. Quái Khảm, Số 7, Hướng Tây ứng với Dương Kim, sắc trắng. Quái Cấn, Số 6, Hướng Tây Nam ứng với Âm Thuỷ, sắc đen. Quái Khôn, Số 1, Hướng Nam ứng với Dương Thuỷ, sắc đen. Các tên của tám quái dùng tạm theo kiến thức phổ biến. Hình ảnh Rubi sẽ minh họa sau. Vậy ở chủ đề này, đến đây, vấn đề Tiên Thiên có hai hình trong một hệ lý luận-HƯỚNG. 22h45'10-10-2010-Việt Nam
-
Ngày 10 tháng 10 năm 2010 Nội dung: khởi viết ngày May 7 2009, 07:55 AM Hình ảnh: Miêu tả: Hình Tượng Số Tiên Thiên Bán Cầu Bắc-1.0 Nguồn gốc: Lê Đức Hồng-Rubi.lyhocdongphuong.org.vn/diendan. Kết hợp phần phát kiến hướng thứ nhất với nội dung Hoàng Cực Kinh Thể (nick Hà Uyên viết bài) và tham khảo các ý từ một số bài viết của nick Lương Cơ (diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn) để chỉnh lý lại như hình trên. Ngày tạo ra: 10-10-2010 Phiên bản: 1.0 Còn tiếp P / S : Hình này song song với Hình Tượng Số Tiên Thiên Bán Cầu Nam-sẽ đưa liên tiếp sau.
-
Hôm nay ngày 10 tháng 10 năm 2010, Rubi mở sổ ghi chép chọn lấy một tiểu đề đăng lên, hì hì. Tiểu đề-Tam đa và Bát quái Tam đa là Phúc, Lộc, Thọ. Bát quái có tám kiểu loại tương tác cát hung, 4 cát, 4 hung. Trong 4 cát có 3 kiểu loại mà Rubi thấy có nét ứng với Tam đa Lộc, Phúc, Thọ. Bắt đầu từ chữ Diên. Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Diên Thọ là Tăng Thọ. Diên Thọ có lẽ đồng nghĩa với Diên Niên. Nghĩ như vậy, Rubi nghĩ tiếp đến Phúc Đức...Có Thọ, có Phúc rồi lại thấy Lộc cũng tương đồng với Sinh khí cho nên có kết luận: THƯỢNG BIẾN SINH KHÍ: LỘC TAM BIẾN PHÚC ĐỨC: PHÚC TRUNG HẠ BIẾN DIÊN NIÊN: THỌ
-
Cao Đài giáo lấy cái Bát Quái Hậu Thiên rồi lật trái sang phải và trên xuống dưới và cho đó là cái Bát Quái thứ ba trong bộ Tiên Thiên, Trung Thiên, và Hậu Thiên. Cao Đài tồn tại đã được 80 năm, và có người trên chữ nghĩa còn nói đó là đạo thuần Việt, nhưng thật chất đạo này nặng về Lão và Nho trộn với Phật và Chúa. Cao Đài Tiên Ông là một vị không có thật, hình tượng Cao Đài Tiên Ông (không có thật) này chỉ là cảnh giới của một Người (có thật), Người này sáng lập đạo Cao Đài và sáng chế Bát Quái Cao Đài. Đánh giá về đạo thì tùy theo cái Ngộ của mỗi người, Rubi miễn đưa ra ý kiến cá nhân vì chẳng cần thiết tại thời điểm này. Lý Hồng Chí thì dạy khí công Pháp luân công, oánh bại tất cả các phái khí công sau rồi bàn sang Phật giáo, bàn đến Thiền tông, Giáo tông và Tịnh độ tông. Nguyên nhân PLC được cọi là tà giáo có lẽ vì Lý Hồng Chí có tà kiến khi nói đến Thiền tông. Các đại pháp và tiểu pháp đều là tiệm tu, tiệm tu võ học, tiệm tu khí công...Đa phần hành giả tiệm tu không biết đến đốn ngộ hoặc bỏ rơi đốn ngộ cho nên sinh ra kiến giải không thật nghĩa. Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, và rất nhiều học viên có lẽ như vậy.
-
Cô Widlavender kính mến! Cháu thành tâm xin chia buồn cùng Cô và Gia Đình. Gọi là có chút xíu công đức để cầu siêu hương linh, cháu cũng vừa hoàn thành tấm hình sự kiện kỳ lạ liên quan đến Đạo Phật, có thể sẽ góp phần làm cho lòng tin của Phật tử sâu đậm hơn. Vậy công đức này xin hồi hướng cho hương linh Ông Trần Văn Hạ (Cụ thân sinh Cô Widlavender. Mất vào lúc 1g ngày 3/6/2010 nhăm ngày 21 tháng 4 âl năm Canh dần. tại Marseille PHÁP) được phát tâm tỉnh giác, lìa chỗ tối tăm, khởi niệm từ bi, xa rời đường dữ. Tin sâu Tam Bảo, sanh cõi Phật an vui. Đồ họa của hình ảnh do Rubi thực hiện, có tham khảo thông tin trên các trang sau:-lyhocdongphuong.org.vn (bài viết của anh Thiên Đồng) -binhduong.gov.vn -Và các bài viết khác. @All: Sự kiện đám mây có hình Phật và Bồ tát hiện trên nền trời thì Rubi tự chứng nghiệm một trường hợp (cách đây hơn 15 năm) của bản thân và hai trường hợp thấy thông tin quan internet (gần đây) và thấy chung một điểm: đó vừa là "hữu cầu tất ứng" vừa "đồng thanh tương ứng" chứ không phải những hình ảnh đó hiện ra mà không liên quan đến tâm hay sự kiện của người và việc hướng về Đạo Pháp.
-
Các độc giả kính mến! "I see you" là một ngữ được nhấn mạnh trong siêu phẩm điện ảnh "Avatar". Rubi đã nhấn mạnh vấn đề của câu nói này trong một chủ để gần đây, do có sự đối thoại nên Rubi phát triển nó thành một chủ đề riêng. Phần đối thoại được trích dẫn lại sẽ bắt đầu chủ đề này. Các độc giả có sự chú ý theo dõi thì xin mời bàn vào chủ đề.
-
Hôm qua Nắng đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. :lol:
-
Xem bài đăng của cô Wildlavender làm cháu nhớ đến câu truyện về Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, câu chuyện thế này ạ: Sāvatthī là tiếng Pāli được phiên âm là Xá Vệ, là kinh đô của nước Kiều Tát La (Kosala), do vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) cai trị. Đất nước Kiều Tát La là một trong những quốc gia cường thịnh bậc nhất về chính trị, kinh tế lẫn quân sự vào thời đức Phật còn tại thế. Dân chúng trong thành đông đúc, hiền lương và rất là giàu có. Cũng trong kinh thành nguy nga tráng lệ này, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến Phật giáo được diễn ra, mà khi mới nghe qua chúng ta ngỡ ngàng như một câu chuyện huyền thoại. Đặc biệt nhất chính là câu chuyện mua đất xây tinh xá cúng dường đức Phật của một phú gia tên là Cấp Cô Độc (Anāthapindika). Sau cuộc hội ngộ với đức Phật tại thành Vương Xá (Rājagaha) nước Ma Kiệt Đà (Magadha) và được đức Phật thuyết pháp giáo hoá, ông Cấp Cô Độc vui mừng khôn tả xiết xin được làm đệ tử của Ngài. Để tỏ lòng cung kính đức Phật, ông Cấp Cô Độc liền trở về thành Xá Vệ nước Kiều Tát La và muốn xây dựng ngôi tịnh xá để thỉnh Phật thuyết pháp. Mặc dù đã tìm kiếm khắp nơi trong thành Xá Vệ nhưng chưa có một khu đất nào vừa với nguyện vọng của ông. Cuối cùng, ông nhớ đến vườn cây của thái tử Kỳ Đà (Jeta), con vua Ba Tư Nặc, là nơi lý tưởng nhất, thích hợp nhất để thực hiện nguyện ước của mình. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để mua được mảnh đất này, vì ông thừa biết rằng, thái tử Kỳ Đà không cần bất cứ gì để đổi lấy khu ngự uyển đẹp đẽ là nơi thư giãn hàng ngày của ông. Bởi quá nôn nóng cho công việc của mình, lại thêm một lòng kính trọng đức Phật đã thúc đẩy trưởng giả Cấp Cô Độc đến tìm gặp thái tử Kỳ Đà để thương lượng. Thái tử Kỳ Đà rất ngạc nhiên và quái lạ cho sự việc buôn bán này. Nhưng vì nể uy đức của ông Cấp Cô Độc, người thường bố thí cho dân nghèo và ủng hộ đắc lực cho ngân khố quốc gia, nên thái tử trả lời đùa cho qua câu chuyện: “ Trong khu vườn này, nếu ông trải vàng đến đâu thì tôi bán cho ông đến đó”. Chỉ cần một lời hứa suông của thái tử Kỳ Đà, ông Cấp Cô Độc cho người về kho lấy đủ số vàng để trải khắp khu vườn này, chẳng những thế mà nơi mỗi gốc cây đều có một nhúm vàng tương đương với chu vi của nó. Thái tử Kỳ Đà vô cùng kinh ngạc, khi thấy ông trưởng giả thực hiện theo lời đề nghị của mình mà không một chút do dự, điều này đã kích thích lòng tò mò của thái tử. Qua lời giải bày của ông trưởng giả Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ Đà vô cùng thán phục đức Phật, một con người giác ngộ, một bậc vĩ nhân xuất hiện trên cõi Diêm Phù Đề, chỉ vì lợi ích cho chư thiên và loài người. Do đó, thái tử Kỳ Đà muốn góp phần trong việc xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật, bằng cách dâng toàn bộ số cây trong vườn cho đức Phật. Vì là vườn của ông Cấp Cô Độc nhưng cây là của thái tử Kỳ Đà, nên trong kinh điển thường ghi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, để nói lên việc cúng dường hy hữu này. P/S: Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên còn gọi tắt là Kỳ Viên (Kỳ Viên Tịnh Xá).
-
Chắc Rin86 vẽ là vẽ theo cảm hứng sáng tác chứ không phải có trạng thái hay tâm sự vào trong tranh. Do vậy đặt tên tranh có lẽ là theo mỗi người, Rubi thì áp cái tiêu đề với nội dung và cho ra một kịch bản kịch tính để đăt tên, không phải Rubi giỏi giang gì đâu. Nếu giỏi thì Rubi cũng thành danh tốt nghiệp MTCH hoặc kiến trúc rồi.
-
Cái này là chức năng mà mỗi người có thể tùy chọn. Ntpt có thể tìm hiểu tùy chọn theo hướng dẫn này: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=10388
-
Các độc giả kính mến! Rubi lập chủ để này để viết lại các vấn đề cơ bản về các Hệ tọa độ sau đó sẽ tiến đến tìm hiểu quan sát Thiên văn và đối chiếu Sao Thiên văn Tây phương với Sao Thiên văn đông phương. Tốc độ của chủ đề này chắc cũng tuần tự nhi tiến vì Rubi đang tự nghiên cứu, hiểu đến đâu thì mới trình bày lại đến đó. Thiên văn Tây phương có Hệ tọa độ thiên văn, nếu không hiểu các quy định về Hệ tọa độ thì sẽ tương đối khó hiểu khi khảo sát các chòm sao. Nên Rubi thấy phần đầu của chủ đề này chưa thể nói đến Sao, đến Thiên văn, mà chỉ nên tìm hiểu rõ về các Hệ tọa độ. Trong quá trình trình bày nội dung, Rubi rất mong được sự theo dõi và góp thêm kiến thức kịp thời của các độc giả, được vậy Rubi xin cảm ơn. Kính mến!
-
Các độc giả có thể hình dung được rõ hơn và thấy được thực tế về Thiên Cầu và Hệ Tọa Độ Xích Đạo với các video dưới đây: Mặt trời biểu kiến trên Thiên Cầu
-
Cô Widlavender ạ, đây là con Chão Chuộc, .
-
Vấn đề tranh luận nguồn gốc văn hoá, dân tộc. Tóm lại là người Việt hiền lành khôn ngoan với 'đối thủ địch thủ hòng cải đạo tinh hoa văn hoá'. Cái này là vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình có sự kể công, có thể không đúng lúc đúng chỗ. Cái này thì ý tứ nhạt nhẽo quá, có phần cẩu thả phân tích. Cái này là văn bản và Nhân Vô Minh thêm vào phân tích vài dòng cho văn bản tuyên ngôn. Nói chung là lấy lịch sử tuyên ngôn để liên hệ với vấn đề hệ trọng, vấn đề tương tác 'người ta sử dụng cái của mình để ứng sử lại mình'. Mới với Cũ thì chưa cụ thể lắm, vấn đề là Đúng và Sai thì chính xác hơn. Tóm lại là luôn phải cẩn thận, thấy đúng sai rõ ràng và đưa nó ra đúng lúc để có tác dụng như ý. Người viết thì đưa ra vấn đề quyền và lợi ở không gian lớn nhưng người viết lại đang vi phạm quyền và lợi, một chút lỗi nhỏ cũng không chịu nhận và ngụy biện cho bằng được. Vấn đề nhỏ như thế, cử động vận hành một bước đã thấy sai thì hô lớn như thế cũng có sự xuông, hô xuông, nói cho nó gọi là ra nói. Đoạn này cũng lủng củng nên tuy ngắn mà lại dài dòng. Nhưng mà cuối cùng định gián tiếp giới thiệu một vị gián tiếp thuyết pháp mà đâu biết rằng vị đó được được thọ ký vào Địa ngục và được thọ ký rằng ai tu theo vị đó sẽ đọa Địa Ngục. Vị này tu một hồi, xưng chứng tử quả tứ thánh gì và chỉ muốn nhập Niết Bàn. Sau lại chẳng thấy nhập gì mà lại thuyết pháp, trong pháp lại nói đả kích đây kia, về sau nặng hơn thì có những tuyên ngôn trái với Phật Đạo Thiền Lý. Từ đấy mà liên hệ với bản thân hay suy ra bản thân người viết. Cưỡi ngựa xem hoa không phải là lỗi gì, nhưng thêm vào những vấn đề bàn luận bên trong thì lại bị lỗi, vì là cưỡi ngựa xem hoa.
-
Đoán mò làm gì, để tôi nói cho mà biết, tôi mới làm xong cái blog mới lên thay đổi chữ ký liên kết cho nó phù hợp. Đơn giản và thẳng tuột thế cho nó dễ hiểu. Hình với không hình đều là lời nói bỏ đi, sở ngộ sở đắc thì Nhân Vô Minh cứ giữ lấy mà dùng, không nên thuyết bừa thuyết ẩu rồi lại mất công bảo người ta tịnh tâm mới cố gắng kỹ càng gì. Trở lại mấy vấn đề trong chủ để của Nhân Vô Minh xem Nhân Địa Ngục cái, thích xem Nhân Địa Ngục thì để tôi chỉ ra cho mà xem nhé.
-
Các dẫn chứng của Nhân Vô Minh mới lòng vòng, nếu phân tích vào thì sẽ thấy một sự hỗn loạn. Hồn loạn giữa đạo là lý, hộn loạn giữa đức và độ, hỗn loạn giữa hạ tậm và cúng dưỡng. Thế mà còn cứ đòi bàn vào chủ đề. Lại còn bàn đến chứ ký đang dùng của Rubi sao ? Chữ ký tôi thay đổi nhiều lắm, nó còn mang tính cập nhật kỹ thuật số, bận gì đến Nhân Vô Minh dính vào bạn lệch lạc theo ngã kiến lý học của Nhân Vô Minh.
-
Cái thanh thản không phải từ ngoài mà được, ở trong mà chạy ra ngoài tìm cầu thanh thản cũng không được. Mà giáo huấn làm cho người khác theo cái sự thanh thản thì phải là người có đức, nếu không thì sẽ là lợi dụng đạo lý để trói buộc người ta.
-
Rubi tự lấy một vài bài học ít ỏi làm ngay kinh nghiệm và góp ý đúng mức với Nhân Vô Minh. Dùng mà không có ý thì gì thì đó là thiếu gốc, và NVM nói rằng "suy diễn quá đà" là cách nhận định đánh giá của NVM thiếu ý thức nghiêm túc.Cái hình này nó có phiên bản mới của nó, tuy nó là hình cũ (dạng win 98) nhưng nó có môi trường tồn tại trong bài viết của nó, và bài viết của nó có trong hành trình nhật ký nghiên cứu. Rubi gợi ý để Nhân Vô Minh sáng tỏ thêm. Càng không nên dùng hình đó khi giờ đây đã có những gợi ý trực tiếp từ Rubi.
-
Nhân Vô Minh nói gì thì đó là ở Nhân Vô Minh, hình đại diện mà Nhân Vô Minh đang dùng là do Rubi tạo ra, đề cập như vậy vì Rubi thấy cần. Rubi không muốn có một ái đó ra mặt đối thoại lại dùng hình bảng của Rubi tạo ra, bởi vì như thế là "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nếu là người thiện ý dùng thì lại là lỗi, nếu là người ác ý dùng thì có dã tâm dương đông kích tây.
-
Đây là một lời nói với ý tứ rất thẳng của Rin86 với cậu Nhân Vô Minh. Nếu Nhân Vô Minh tự cho mình là An Bần Thủ Đạo thì đó có thể là không may lắm cho cậu. Bởi vì chìm trong lý học, theo lối mòn cổ nhân mà lý học nó đâu có gì bảo vệ nên ai dám đảm bảo nó là đúng. Mỗi người đi theo một lối, có một lối tư duy riêng, gặp thời thì phát thành môn thành danh rồi đi vào lịch sử. Xem thấy lý học không có bảo hiểm, vậy thì mới thấy con đường chỉnh lý nghiên cứu lý học là cần thiết. Đã nhiều người thừa kế theo lối tư duy sẵn có rồi ứng dụng, chìm trong kho sách cũ nát rồi cho đó là An Bần Thủ Đạo tưởng là đúng mà không đúng, không đúng là An Bần Thủ Đạo vì đã thấy được chương cú chân lý đâu mà nói là Thủ Đạo. Con đường chỉnh lý nghiên cứu có hướng đi đúng, tuy nó chưa thể tới đích và gặp nhiều thách thức nhưng nó còn hơn là làm con mọt sách không có chỗ bám. Sách cũng là do ý thức của con người viết ra, mà lịch sử và hoàn cảnh có thể làm cho người ta tạo ra những nguyên lý sai lệch. Vậy là người trước làm lệch, người sau làm theo, tự trói mình vào cái nghèo để làm theo cái sai đó, đều là do sự hứng thú với lý học một cách thái quá mà thiếu những yếu tố căn bản đúng lý từ đầu. Mọt sách không chỗ bám là cái nghiệp chung cho nên nó không nể bất cứ cá nhân nào mà không hại một kiếp của người ta, huống chi Nhân Vô Minh lại còn vơ cả lý học và Phật học vào để sống chung với đạo bần thì thảm cảnh mạt pháp. Mọt sách không chỗ bám và nghiên cứu chỉnh lý cũng có cái thảm giống nhau, nói như vậy thì ngay cả Rubi thấy cũng bị thảm cảnh này, nó là cái nghiệp, chuyển được cũng không dễ. Nhưng nghiên cứu chỉnh lý thì còn có hướng hi vọng. Nói tóm lại, không nhìn được thảm cảnh trước mặt thì không thể có hướng giải quyết được và không nhìn thấy thảm cảnh lịch sử lý học thì không có động lực xác định lại phương hướng lý học. Vấn đề lại có vẻ to tát, cho nên người có chữ thì nhiều mà nhìn ra được vấn đề thì không nhiều.
-
Ngày trước, có người bạn đang du học cũng hỏi Rubi về bản Bạch Y Thần Chú nên Rubi đã tìm bản chú này và tạo thành Entry. Cũng vì sự nhiệt tình giúp bạn bè nên Rubi cứ sưu tập nhưng cuối cùng có nhận xét theo hướng khuyên người bạn đó nên có cách nhìn về hình thức phổ biến. Giả thuyết theo hướng tích cực thì có thể cho rằng ai đó đã chứng nghiệm sự hành trì Bạch Y Thần Chú và vì vậy họ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc truyền bá phổ biến Bạch Y Thần Chú. Giả thuyết theo hướng thường tình thì có thể phải nhìn nhận những vấn đề mê tín trong xã hội để có đánh giá lựa chọn một phương pháp tu trì. Theo hướng này thì thấy những tập kinh chú nhỏ lẻ thường được in lậu, chỉ cần có người cầu tài cậu lộc, cậu cho con cái thi đỗ đại học là họ đi chùa phát tâm in vài trăm hay vai ngàn tập kinh chú nhỏ. Đó là một nguyên nhân để thấy rằng nguồn gốc phát tán của những tập kinh chú nhỏ, nguyên nhân này có vẻ bị tư tưởng mê tín hướng ngoại tìm cầu. Song vì sao họ lại làm như thế ? Chắc cũng do lời lẽ công đức trong bản kinh chú và sự kích động của người có ý lại có chú mê tín nào đó. Như vậy trước khi tu trì thực hành một phương pháp thì cần có cái nhìn tổng quát để phân biệt được sáng tối, theo Rubi là vậy. Những hình thức truyền bá phát hành như thế đôi khi cũng có sự lợi dụng buôn thần bán thánh trong đó vì vậy mà họ có thể đưa cả những vấn đề Phật Pháp, Công Đức ra để thực hiện tâm nguyện và có cả kinh doanh nhỏ lẻ. Cứ cho là trong nội dung kinh chú đó có phần đúng nào đó, xong để an toàn thì phải thấy rằng những cái đúng đó rất phổ biến trong một không gian sáng sủa và chính thức hơn, vậy hãy tìm đến những cái đúng ấy ở trong một không gian tâm linh tôn giáo tốt hơn thì đó là từ sáng vào sáng, đó cũng là một bước phá mê, cũng là con đường giác ngộ.
-
Rin86 từ lâu đã tự giới thiệu là Họa Sỹ thế mà hôm nay mới mở triển lãm. Rubi thấy tranh của Họa Sỹ Linh vẽ theo đề tài Tĩnh Vật Tả Thực nhưng nội dung có chủ đề rất hay là "Những Tâm Sự Của Rin86 Qua Tranh Vẽ Hi Hi". Nếu vậy thì tên tranh có thể được đặt rất hay, để Rubi xem và đặt tên rồi bình luận nhé . Hoa Hồng Đỏ nên tên tranh được đặt là Tình Yêu. Hoa Hồng có cả đỏ và vàng, Hồng Vàng là mỗi người một phương, Hồng Đỏ là hai người cùng nhìn về một hướng nên tên tranh có lẽ là Tình Trường. Khát Vọng và Câu Hỏi Kỷ Niệm Lý Tưởng Khát Vọng Chẳng lẽ là...Đơn Phương Chưa Đủ Hạnh Phúc Có thể là Chuyện Ba Người Gian trưng bày này được tác giả xếp có ý thứ tự thì đến đây độc giả nên im lặng. Hi Vọng Câu Chuyện Tuổi trẻ, con người thường cầu toàn bằng sự ngây thơ trong sáng. Nhưng cuộc sống, con người và sự kiện thường không được thập toàn. Phải chăng là Họa sỹ cũng có cảm nhận vậy. Tranh của Họa Sỹ có nội dung, tay bút 'tả chất và không gian' rất quyết chí. Cách chọn tĩnh vật cũng rất sành điệu, chuyên môn.
-
Xưng hô anh em cũng bình thường đó Eridanus'd Draco. Cậu nếu không hiểu thì cứ việc hỏi đi, Rubi nghỉ viết bài một thời gian, trong thời gian đó vẫn trả lời đối thoại nên Eridanus'd Draco có gì cần hỏi thì cứ hỏi nhé, ko lo làm loãng chủ đề đâu. Khái quát về phần tìm hiểu Hệ Tọa Độ thì có 3 Hệ Tọa Độ cần quan tâm để xác định vị trí các sao trên bầu trời. 3 Hệ Tọa Độ đó là: -Hệ Tọa Độ Hoàng Đạo. -Hệ Tọa Độ Xích Đạo. -Hệ Tọa Độ Địa Lý. Lấy Địa Cầu (Trái Đất) làm chính để xây dựng các Hệ Tọa Độ nói trên. Hệ Tọa Độ Địa Lý gắn bó chặt chẽ với Địa Cầu. Hệ Tọa Độ Xích Đạo lại liên quan chặt chẽ với Hệ Tọa Độ Địa Lý, có điều Hệ Tọa Độ Xích Đạo được xây dựng trên một Thiên Cầu. Thiên Cầu này là người ta tưởng tượng ra, nó đồng tâm với Địa Cầu và bao quanh ngoài Địa Cầu. Về mặt chuyển động cũng cần quan tâm. Thiên Cầu và Địa Cầu đều có tâm là Tâm Trái Đất. Trái Đất (Địa Cầu) chạy quanh Mặt Trời cho nên Thiên Cầu cũng thế. Trục Trái Đất (Địa Cầu) đảo quanh một vòng trong khoảng thời gian 25800 năm nên Thiên Cầu cũng đảo quanh như thế. Địa Cầu và Thiên Cầu thì đồng trục, Địa Cầu (Trái Đất) xoay quanh trục trong vòng 24h, còn Thiên Cầu thì không xoay quanh trục. Điểm Gốc Tọa Độ của Hệ Tọa Độ Địa Lý và điểm Gốc Tọa Độ của Hệ Tọa Độ Xích Đạo được xác định theo các yếu tố khác nhau, tất nhiên Gốc Tọa Độ của một Hệ Tọa Độ Thiên Văn bất kỳ bao giờ cũng nằm trên Xích Đạo (của Hệ Tọa Độ). Liên quan đến Sao thì thế này, qua hai điểm dựng được một đường thẳng, điểm thứ nhất là Tâm Trái Đất và điểm thứ hai là một Ngôi Sao. Giao Điểm của đường thẳng đó với Mặt Cầu Thiên Cầu (Hệ Tọa Độ Xích Đạo) được gọi là hình chiếu của Ngôi Sao đó lên Bề Mặt Thiên Cầu (Hệ Tọa Độ Xích Đạo). Nói chung phải khái quát được bầu trời sao và 3 Hệ Tọa Độ nói trên, từ đó có động lực để quan trọng hóa Hệ Tọa Độ Địa Lý. Tổng kết các yếu tố trong Hệ Tọa Độ Địa Lý thì thấy như sau: -Bán cầu: Bán cầu Bắc, Bán cầu Nam, Bán cầu Đông, Bán cầu Tây. -Mặt phẳng: Mặt phẳng Xích Đạo, mặt phẳng Hoàng Đạo. -Vĩ Tuyến: Vĩ tuyến và 5 Vĩ tuyến đặc biệt. -Kinh Tuyến: Kinh tuyến, kinh tuyến gốc, và đường đổi ngày quốc tế. -Gốc: Kinh tuyến gốc, Vĩ tuyến gốc, Gốc tọa độ. -Bốn mùa: Điểm xuân phân, điểm thu phân, điểm hạ chí, điểm đông chí. -Chuyển động của Địa Cầu (Hệ Tọa Độ Địa Lý Cố định với Địa Cầu vì có điểm gốc tọa độ cố định trên mặt Địa Cầu): Xoay quanh trục, Xoay quanh mặt trời, Trục đảo trong vòng 25800 năm (liên hệ với điểm xuân phân, liên quan đến gốc tọa độ trong Hệ Tọa Độ Xích Đạo).
-
Các độc giả thân mến! Một phần nhỏ của chủ đề này Rubi đã tìm hiểu và viết lại có thể coi là xong, đó là phần nội dung tìm hiểu vầ Hệ Tọa Độ Địa Lý. Hệ Tọa Độ Địa Lý thì cố định với Địa Cầu, cụ thể Gốc tọa độ (của Hệ Tọa Độ Địa Lý) được cố định tại giao điểm giữa Vĩ tuyến gốc ( Xích Đạo) và Kinh tuyến gốc (kinh tuyến đi qua đại thiên văn hoàng gia tại nước Anh). Phần tiếp theo cần tìm hiểu là Hệ Tọa Độ Xích Đạo, song song với nó là tìm hiểu về các yếu tố của Thiên Cầu. Thiên Cầu là một đối tượng được tưởng tượng ra, nó đồng tâm với Địa Cầu. Hệ Tọa Độ Địa Lý được xây dựng dựa trên Địa Cầu còn Hệ Tọa Độ Xích Đạo được xây dựng dựa trên Thiên Cầu. Gốc tọa độ của Hệ Tọa Độ Địa Lý được cố định còn Gốc tọa độ của Hệ Tọa Độ Xích Đạo thì luôn nằm tại điểm Xuân Phân. Điểm Xuân Phân của Hệ Tọa Độ Xích Đạo cũng là Điểm Xuân Phân của Hệ Tọa Độ Địa Lý. Do vậy mà so sánh được sự chuyển động giữa Hệ Tọa Độ Địa Lý và Hệ Tọa Độ Xích Đạo, Hệ Tọa Độ Xích Đạo và các Sao trên bầu trời. Một điểm thấy là, do vậy mà hình chiếu các sao lên Hệ Tọa Độ Xích Đạo tưởng như được cố định nhưng thật ra lại không cố định, vì trong vòng 25800 năm thì Hệ Tọa Độ Xích Đạo xoay được một vòng (vì gốc tọa độ của nó là điểm xuân phân). Cứ trong khoảng thời gian 50 năm thì người ta lại xác định lại hình chiếu của các sao lê Hệ Tọa Độ Xích Đạo, tiêu chuẩn này được xác định mốc mới là năm 2000, mộc cũ gần nhất là năm 1950. Đó là một vài nét tổng quát những vấn đề mà Rubi đã tìm hiểu và viết lại cũng như có phần viết chưa tới. Khái quát như vậy để các độc giả quan tâm có thể nắm bắt. 19-01-Canh Dần
-
Mừng sinh nhật Rin86 Chúc trẻ khoẻ. Rubi cảm ơn Rin86 nhé.