Rubi

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.160
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by Rubi

  1. Cái vấn đề Kinh giả Kinh thật chẳng đi đến đâu, mà có muốn đi đến cùng có khi lại biết được tại sao phải có Kinh giả. Mục đích của kinh là củng cố tâm linh cho số đông là được. Ví dụ thấy một Sư Thầy phạm giới rồi cứ hiếu kỳ theo cái sự đó mà không biết vị đó tu hành rất nhiều kiếp và nhiều kiếp vẫn tu, chỉ là vị đó muốn trải qua một kiếp sống đời thế tục để hiểu cảm giác của chúng sint, nhưng nó được bề trên viết kịch bản để mọi sự diễn ra có hậu sao cho vị Sư kia đạt được sự trải nghiệm mà không ảnh hưởng đến niềm tin của số đông. Cho nên cần phải phóng khoáng hơn đối với vấn đề Kinh giả Kinh thật. Cho nên mới nói cẩn thật rơi vào cái sự dùng tình phàm soi thánh trí.
  2. Nghiệm thấy ý kiến này của chú Thiên Sứ không thừa tí nào.
  3. Kinh Lăng Nghiêm bị Thiên ma tiêu diệt trước tiên, kinh A Di Đà bị tiêu diệt sau cùng. Nay có qua điểm kinh Lăng Nghiêm là giả thế thì phải thấy rằng ngay tâm niệm là Thiên ma. Kinh Lăng Nghiêm bị tiêu diệt thì kể như không còn Pháp nhãn để thấy cái hay của Tiểu thừa. Ai nói kinh nào là giả vậy phải để xem họ có để lại xá lợi không đã. Còn Thiền sư Tuyên hoá để lại vô số xá lợi, Ngải khẳng định: Kinh Lăng Nghiêm không phải là giả. Phật tu Tối thượng thừa mất công làm gì để cố chấp vào Tiểu thừa. Mấy cả các Hoà thượng tu Tiểu thừa nhưng vẫn thuyết Tối thượng thừa mà thôi-ngày nay. Long Thọ Bồ Tát được xem là Thích Ca thứ 2, Ngài nhập định xuống long cung đưa về Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Quốc bảo của Ấn Độ.
  4. Thiền là Tâm Phật, Kinh là miệng Phật. Nếu không thấm sâu Phật tính thì kể như dùng tình phàm soi thánh trí. Có thể sống chết đã có phần tự tại nhưng chưa chắc đã có con mắt lẻ để soi chiếu kinh điển. Các câu hỏi kia có phần rơi vào sự tình phàm dò thánh trí, thế thì vấn đề đặt ra không có tác dụng học phật.
  5. Thừa nào cũng nghiên cứu hết vì đều do Phật dạy và các Đại Bồ tát tái sinh truyền pháp để hiển bầy tất cả thừa. Ngay cả chỉ các sự kiện trong một đời Đức Phật cũng là một Mandala...
  6. Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc là sự vận động biến hoá của Thiên văn. Thiên văn ngũ hành tương sinh hiển lộ dễ thấy trước tiên nên gọi là Tiên Thiên. Thiên văn ngũ hành tương khắc ẩn sau khó thấy nên gọi là Hậu Thiên. Sinh trước Khắc sau, Tiên sinh Hậu khắc.Minh thương dễ đỡ ác tiễn khó phòng.
  7. TỰ TÍNH TÂM Ở cấp độ tuyệt đối, bản chất tâm là sự trải nghiệm nội chứng vô ngôn tuyệt ngữ, không thể được hiểu bằng suy nghĩ và diễn tả được thành lời. Đó là sự sâu sắc vô cùng không thể thăm dò được bằng các quá trình suy nghĩ. Vì lý do này, ngay sau khi đạt được tỉnh thức, Đức Phật Thích Ca đã khai thị như sau: “Sâu sắc và an bình, vô cùng đơn giản, quang minh không bắt nguồn từ bất cứ điều gì Ta đã có phát hiện tựa như nước cam lộ của chư thiên. Tại sao lại phải kể cho những người khác nghe về điều đó? Sẽ không ai hiểu được. Ta sẽ sống im lặng trong rừng”. Chúng ta không thể biết được sự an bình, sâu sắc và đơn giản của tâm thông qua các quá trình suy nghĩ. Mặc dù chúng ta không thể mô tả tâm hay dùng kiến thức để hiểu được nó, các hành giả thực sự biết về tâm trong trải nghiệm về trí tuệ bản lai - biết được chính tâm, mà không có các phóng chiếu của suy nghĩ và tình cảm. Bồ Đề Đạt Ma: Phật Pháp bao la cực kỳ uyên thâm nếu dùng ngôn ngữ biểu đạt ý nghĩa thì rất có giới hạn. Thế cho nên ở trong Kinh Phật đã có nói: bất luận ngôn ngữ hay văn tự gì đều không biểu đạt được chính nghĩa thiền thị của Phật. Có một sự thật, tức là hồi trước có người đứng ra hỏi Phật về sự huyền bí của duyên khởi, có hỏi về sự phân chia giữa vĩnh hằng và hư vô làm sao để phân biệt được ? Còn hỏi đến tính thiện và tính ác của con người ? Đối với những vấn đề này Phật Đà không bao giờ trực tiếp trả lời. Bởi vì Đức Phật đã biết những vấn đề này nếu dùng ngôn ngữ nói thì vĩnh viễn không làm cho con người hiểu biết được. Trong cuộc hội Linh Sơn, Phật đã rải hoa thị chúng chỉ có Ca Diếp Tôn Giả lãnh ngộ, chỉ mỉm cười chứ không nói một lời, như vậy mới có thể lãnh ngộ được ý chỉ của Phật Đà, chỉ lấy Tâm truyền Tâm ấn Phật tâm. Từ đó thì Tôn giả Ca Diếp rốt cuộc được chân truyền của Như Lai Thiền. Một điểm này có thể chứng minh được tất cả. Văn tự cũng có thể giúp đỡ người cũng có thể làm lỡ cơ hội. Nếu như văn tự ký lục không đúng có sai lầm thì sẽ làm cho người tu hành sa chân lỡ bước...cho nên Thiền Tông chủ trương lập văn tự và cũng bất lập văn tự. Đối với kinh Phật chính thức chúng ta vẫn tiếp tục cung phụng nhưng tuyệt đối không được lập văn tự bậy bạ bởi vì có một số người tưởng bác học đa văn thì cứ thao thao bất tuyệt thành văn tự, như vậy không phải làm cắt đứt huệ căn của Phật và làm hại hậu thế hay sao.. Năm Thời Kỳ Nói Kinh Tóm lại, trong một đời của Ðức Phật, tùy theo trình độ của mọi người mà thuyết pháp giáo hóa, mãi đến khi Ngài nhập diệt, cộng là 49 năm. Những Kinh Pháp của Ngài nói ra, về sau các đệ tử kết tập chia ra làm năm thời: 1.Thời thứ nhất nói Kinh Hoa-Nghiêm Khi Phật mới thành Ðạo, ở tại cội Bồ Ðề, nói KINH HOA NGHIÊM 21 ngày. Vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm của Ðạo Phật, chủ đích có hai điều: a) Dẫn dắt các bậc Bồ tát lên địa vị Ðẳng giác và Diệu giác. b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của Như Lai, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ mà thôi; Ngoài ra hàng nhị thừa ngồi nghe nhu đui, như điếc, huống chi ngoại đạo,tà giáo làm sao hiểu nổi! Ðức Phật trình bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Ðại thừa Phật giáo mới được hoàn toàn rốt ráo. 2.Thời thứ hai Phật nói Kinh A-Hàm Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp", Ðức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói Kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu thừa dễ nhận, mà lo bề tự tu và tự độ. 3.Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Ðẳng. Ðạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu thứa (AlaHán), để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Ðại thừa Phật giáo. Ấy là thời nói Kinh phương Ðẳng trọn 8 năm, dẫn dắt Tiểu thừa qua Ðại thừa. 4.Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhã. Ðến khi Ðức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Ðại thừa, nên Ngài chỉ bày Ðạo lý chân không của Vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp. Ấy là thời kỳ nói Kinh Bát Nhã trọn 22 năm. 5.Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn. Sự hóa độ một đòi của Ðức Phật gần viên mãn, thêm thấy căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vác Ðại thừa Chánh pháp của Như Lai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến". Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Ấy là thời nói Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn trọn 8 năm. Ðến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn. Tóm lại 5 thời thuyết pháp Cổ nhơn có làm bài kệ như sau: Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt A-Hàm thập nhị Phương Ðẳng bát Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên. DỊCH NGHĨA Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày A-Hàm mười hai, Phương Ðẳng tám Hai mươi hai năm nói Bát Nhã Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm.
  8. Thiên là Trời. Tiên là trước mặt. Hậu là sau lưng. Đã lồ lộ trước mặt thì ai cũng thấy, dễ là vì thấy được bằng mắt, chẳng cần phải thống kê kết luật.Đã ẩn đằng sau, ẩn bên trong thì không dễ thấy. Phải quan sát, thống kê tìm ra điểm nhấn, mô phỏng lại sau mới thấy được vậy. Tiên thiên và Hậu thiên là hai quy luật đồng thời diễn ra trong Hệ mặt trời. Tiên thiên là sự vận động theo quỹ đạo tròn, dễ thấy. Trong sự các hành tinh quay quanh mặt trời thì có những thời điểm một/vài hành tinh cùng mặt trời và mặt đất thẳng hàng nhau. Thống kê các thời điểm đó sẽ phát hiện ra hệ đó là hệ ngũ hành tương khắc, thấy được sau khi thống kế nên gọi là Hậu thiên.
  9. Tâm ý là cái bóng dáng của 6 trần. Buông 6 trần là giới. Xoay vào tìm lại bóng dáng tâm ý kia, tìm không được là tâm đã an, đó là định. Bặt dứt các duyên lại chẳng rơi vào không mà rõ ràng thường biết là huệ. Rõ ràng thường biết là bản tính chân tâm, là chân kinh. Chân tâm ngay nơi mình đó nên là kinh của tiểu thừa. Có thể lý giải cho người khác nên chân tâm là kinh đại thừa. Ai ai cũng có chân tâm không phụ thuộc văn tự nên nó là kinh tối thượng thừa. Chân tâm vô sinh bất tử nên nó là kinh kim cang thừa. Chân tâm vô sinh bất diệt, nghĩa là vô lượng thọ. Chân tâm rõ ràng thường biết, nghĩa là vô lượng quang. Chân tâm dứt tuyệt phân biệt đối đãi nên là chân lý tuyệt đối, ai cũng có phần.
  10. Ngày nay Ta dính mắc nên nhìn tha nhân theo kiểu: toa tuổi gì! toa không biết toa là ai!... Ta là Hàn Tín tài cao, Ta là giám đốc, Ta là chủ tịch .v.v...Vua Trần xem cái Ta kiểu đó đều là hèn hạ: "Tần Hán xưa kia xem đà hèn hạ". Ta là Ta thì mới có thể cần gì phải làm ác, mới có thể khuyến thiện trừ ác, đạt đến độ chân thức mới có thể tìm sai sót của con người. Sách cũng do con người làm ra, vẫn có thể sai sót, tin hoàn toàn vào sách thà rằng không có sách. Muốn tìm sai sót của nguỵ cổ thư trước hết cần Ta là Ta để mà thao quang dưỡng hối...
  11. Thế thì cảm nhận ngay trong tay có con cá chết.
  12. Triết Lý Thiên Địa không cần thay đổi quan điểm vì nó là khoa học và vượt trên khoa học, vượt trên quốc gia cấp quốc tế. Thiên là văn minh. Địa là đạo đức. Văn minh hậu đãi người đạo đức: Thiên Địa Nhân hợp nhất.
  13. [ Âm Dương Bát Quái ] Hậu Thiên [ Ngũ Hành Tương Khắc ] bí mật như lỗ đen vật lý thiên văn.
  14. Kính thưa các Độc giả! Chủ đề "rửa tay chậu vàng" này có ý là vĩnh biệt độc giả học thuật. Xem các bộ phim của Kim Dung thì thấy giới học thuật cũng tương tợ giới kiếm hiệp giang hồ nên Rubi cũng cảm được cái tính chất diễn biến nhân quả trong không gian học thuật Việt. Có lẽ vì học ngoại điển mà không được phép từ Thầy Giáo Thọ của Rubi, và lại trong Cảnh sách oai nghi Nhà Phật cũng dạy người sơ cơ là chẳng được học tập Ngoại Chương, nhưng Rubi lại cứ học tò mò thấy xem không theo những điều dạy bảo đó nên kết quả bị Ngoại điển cuốn hút. Bình thường thì đã bị cuốn hút rồi, xong không chỉ thế mà lại còn phát kiến chỉnh lý, thật sự lại chưa thấy học giả nào phản biện được các phát kiến của Rubi cho nên nó lại càng bị cuốn hút. Bị cuốn hút vào lý học, chỉnh lý thì cũng sinh ra ân oán, thiện cảm và ác cảm đều thấy rõ. Phải chi là chỉ biết Ngoại điển không thôi thì có khi lại làm ra vấn đề. So với Nội điển thì thấy Ngoại điển chỉ là một đống sách cũ nát, một hình ảnh hiện lên trong mộng của Rubi cách đây mươi năm. Khi mộng thì chỉ thấy bên mình một đống sách cũ nhưng chẳng biết là sách gì, có thể bây giờ nhận ra đó là Ngoại điển. Đó là với lời để vĩnh biệt độc giả học thuật để trở về con đường của Rubi. Những gì Rubi đã viết và đã minh họa thì cũng không có ý tác động gì, chẳng biết làm gì với những topic đó, thì cứ đành để đó như những lô cốt chiến tranh mà đâu đó vẫn thấy trên đất Việt. Mà điều quan trọng Rửa tay chậu vàng là cắt đứt ân và oán, không chấp vào ân và oán nữa. Ai làm gì là việc của người đó, Rubi không cố quan sát theo những cái duyên ràng buộc nói chung trong giới các Độc giả lý hình số. Vậy mong mỗi người xem qua thì biết cho thế. Rất khoát và kiên quyết. Rubi-nguyenle 13-01-2011
  15. Ngày 9 tháng 12 năm 2011 Rubi bắt đầu chính thức học và làm trong ngành mỹ nghệ kim hoàn, đến nay đã bước sang năm thứ 5. Rửa tay chậu vàng lại là cái duyên để làm trong ngành vàng công nghệ Italy.
  16. Hà: Ngân Hà, vật lý thiên văn.Đồ: Biểu tượng. Lạc: Âu Lạc, Lạc Việt. Thư: Triết lý. Đại để: Biểu tượng triết lý về Trời Đất của Người Lạc. Mùng 1 tháng 9 năm 2016
  17. Dùng tinh thần của mình để giúp người khác thành công tức là đi ngược với chủ nghĩa duy vật, ngược với nguyên lý: biến vật chất thành năng lượng của pháp giới phàm. Đó là tư tưởng biến năng lượng thành vật chất của pháp giới thánh.
  18. Tất cả đều rớt vậy thì chỉnh lý để làm gì ? Trước khi chỉnh lý phải chuyển tất cả thành diệu hữu, nếu không thì lạc vào duyên khởi chẳng phải tính khởi. Tính khởi thì tất cả đi lên, duyên khởi thì tất cả rớt xuống.
  19. Triết học Việt Nam, chẳng thể tự xưng, chỉ để thế giới quý hoá mà gọi thì được. Triết học là triết học thì mới có cơ thượng thừa, triết học lại tự xưng là Triết học Việt Nam thì biến cái Triết học đó thành một thứ tôn giáo nhập môn. Thượng thừa là vươn tới chân lý, vươn tới chân lý là vì bách tính, không vì bách tính thì lạc vào tà thuật. Trong hình thức học thuật ẩn chửa thứ tôn giáo nhập môn thì tất cả đều rớt xuống.
  20. Triết học của Tự nhiên và Vô ngã. Đạo khả đạo phi thường Đạo, Danh khả danh phi thường danh. Thế thì Triết học của chẳng phải Trung hoa càng chẳng phải Việt nam. Trung hoa hay Việt nam đều vứt hết, đó chỉ là mượn danh để lồ lộ cái ta đó. Danh xưng Trung hoa hay Việt nam thì chẳng phải chính danh. Danh bất chính, sự bất thành.
  21. Đạo của Người Quân tử là bắt chước Tự nhiên: Nước tuôn xuống núi nào có ý Mây bay về động vốn vô tâm Người đời nếu được như mây nước Cây sắt trổ hoa khắp cõi xuân. Đừng có sinh tâm tác ý thay đổi Biểu tượng thì Triết lý mởi trổ hoa.
  22. Khi chưa vạch ra Bát quái thì mọi sự biến hoá của Bát quái nằm trong Trời đất. Khi đã vạch ra Bát quái thì mọi sự biến hoá của Trời đất nằm trong Bát quái. Âm dương Ngũ hành là Triết học của Tự nhiên, thế nên Chấm và Vạch phải có tính Triết học nội tại, tức là trong Biểu tượng có Triết lý. Chỉnh lý mà không cảm nhận được Triết lý không hiểu được Biểu tượng thà rằng không sửa. Làm mà run sợ chẳng dám để Tự nhiên làm, cố ý cài cái tôi vào công trình thì Tự nhiên sẽ rút lui, Thượng đế sẽ rút lui. Tự nhiên không tham gia thì nào có Triết học. Triết học của Cái tôi là triết học chết, Triết học của Tự nhiên là triết học sống.
  23. Ý của Bề trên đến từ cõi Vô hình là gì ? Chung quy là cứu Bá tính. Tại sao phải cứu Bá tính ? Vì chính Bá tính là đối tượng chịu ảnh hưởng chính của Triết học Tự nhiên ứng dụng. Triết học sai với Tự nhiên nên Bề trên ứng điển nhập thân khiến cho Rubi đủ duyên, không thiếu không thừa để nhanh chóng phô bày sự sai kia. Bề trên Vô hình đã cho phép phô bày ra như thế, nghệ thuật và chân lý cùng phô bày. Như vậy sự phục hôì lý học theo hướng vì Bá tính hẳn sẽ hợp với ý của Bề trên. Những hướng phục hồi với sự chen vào cái tôi trong đó sẽ là tự sát lý số.
  24. "Yêu tính sáng yêu hơn châu báuTrọng lòng rồi trọng nửa hoàng kim" "Niềm lòng vằng vặc, Giác tánh quang quang; Chẳng còn bỉ thử, Tranh nhân chấp ngã. Trần duyên rũ hết, Thị phi chẳng hề; Rèn một tấm lòng, Đêm ngày đon đả. Ngồi cong trần thế, Chẳng quản sự thay; Vắng vẳng ngàn kia, Dầu lòng dong thả. Học đòi chư Phật, Cho được viên thành; Xướng khúc vô sanh, An thiền tiêu sá (sái)."
  25. Đêm dài vô minh lấy ai làm đuốc ? Biển lớn sinh tử lấy ai làm thuyền ? Giới là nhân, Định là duyên, Huệ là quả. Huệ là ánh sáng trong đêm dài vô minh. Ánh sáng đèn đuốc trong Phật Pháp là trí huệ, đầy đủ là giới định huệ. Không ánh sáng thì mọi thứ là duyên khởi sinh diệt. Có ánd sáng thì mọi thứ là tính khởi vô sinh bất diệt.