-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Cái hình trên là hình thứ hai, trước đó có hình thứ nhất. _V-1.0 là hình thứ nhất, thiết kế bố cục chưa đạt như ý tác giả nên để dấu âm (-1). Hình này xuất file ngày 25-3-2011, nhưng bị nhầm. _V-2.01 là hình thứ hai, thiết kế bố cục chưa đạt như ý tác giả nên để dấu âm (-2). Hình này xuất file ngày 26-3-2011, đính chính cho sự nhầm ở hình thứ nhất. Hình sau đây là hình chính thức, gọi là chính thức vì thiết kế đã chuẩn đạt yêu cầu riêng tác giả. Đồ: Đồ hình, minh họa Thư: Thi thư, nghĩa lý -Tên: Hà Đồ Hậu Thiên Bát Quái (Rubi) Ngũ Hành Tương Khắc Hoành Đồ -Chấm: sáng, tối, rỗng đặc...nói sau -Vuông Tròn: phụ thuộc quan niệm 4 là tròn hay vuông, 8 là vuông hay tròn. Căn bản của hình này là 4, do đó 4 có quan niệm Viên hay Hoành thì hình sẽ được bố cục như thế. -Song hành cùng Hà Đồ là Lạc Thư:
-
Chú Thiên Sứ kính mến! Hiện tại, cháu cũng muốn hồi âm đối thoại của chú đê cho có trước có sau và đúng phép; cháu cũng không biết nói thêm gì ạ.
-
Gặp phải ma quỉ, căn cơ đang còn tập tu thì có nhiều cách ứng phó khác nhau, người thì quán tính không, người thì thiền định; căn cơ đã nhìn như thật được thì hành động như thật mà không có gì phải ái ngại cả. Để xem nhé, nhìn thế này này, nhiều người hay lợi dụng quy định của diễn đàn để nói xấu diễn đàn, rồi đi tung hô cho đồng minh, bằng chứng ngay đây là lời nói ẩn ý xấu: "những người như tôi không được vào đó để trao đổi". Đó chính là lộ ra dấu vết ngụy tạo. Người tu nhìn tâm rất rõ, vậy hãy tu đi rồi hẵng xem người khác hành đồng để đánh giá, con không thì...cứ dùng ác ý, tự biết đó là ác ý mà cố tình cho đó là không phải, thì đó là nghiệp của pháp giới loài quỷ.
-
Chú Thiên Sứ kính mến! Cháu thấy có thể là giữ nguyên những gì các chủ đề cháu đang viết, như vậy nó mới có thể phát triển. Còn việc viết ở chuyên mục riêng thì thấy có sự ảnh hưởng nhất định nên cháu chủ động ý kiến xin thôi. Nếu Ban Điều Hành di chuyển các bài của cháu thì cháu cũng phải chấp nhận, không thể khác, trong trường hợp như vậy, Ban Điều Hành có thể nhắn tin cho cháu trước. Cháu xin có ý như vậy ạ.
-
Nói chung, sự kiện này cũng không gây ảnh hưởng lắm sau sự kiện. Chỉ đơn giản là Rubi thích cái hợp lý, nhưng sự hợp lý nó cũng có tương tác nhất định, cho nên sau sự hợp lý là phải rứt khoát, sau rứt khoát thì thôi phải xả bỏ, không nắm giữ gì cả. Mà cái nick am_duong này thì toàn là ý kiến tác hại đối với Rubi, chưa có ý kiến nào thiện chí một chút.
-
Chú Thiên Sứ kính mến! Cháu tôn trọng sự thống nhất và quyết định của Ban Điều Hành. Cháu nghĩ là cá nhân cháu cũng phải có sự rất khoát, trong sự rất khoát thì cũng phải có lý có tình. Cháu thấy là: "tự mình cần rất khoát đăng ký ở chuyên mục đúng chủ đề của diễn đàn"; Nếu tầm quan trọng mà không đặt đúng vị trí thì giống như có giống mà không có đất, nếu như có sự bắt buộc phải di chuyển các bài viết của cháu và đặt chuyên mục của cháu ở vị trí khác với hiện tại thì tâm lý cháu có chỗ nghi ngại, thật sự là như vậy. Vậy cháu mong Chú cùng với Ban Điều Hành xem xét ý kiến rất khoát này của cháu. Kính mến!
-
Chú Thiên Sứ kính mến! Cháu định viết tin nhắn riêng để gửi đến Chú, nhưng thấy viết ở đây thoải mái hơn và viết được đầy đủ dài dòng hơn nên cháu việt lộ ra ở đây. Cháu cũng tính là phải viết tin nhắn gửi đến Chú để Chú dành chút thời gian cho chủ đề cháu tham gia viết bài này, nhưng Chú đã thấy và đã có hồi âm trước luôn ở đây. Cháu đã xem và cũng xin chân thành cảm ơn Chú. 01-Cháu đếm các chủ để của cháu đã viết thì có khoảng 15 chủ đề, nên cháu tự thắc mắc là: "không biết viết trong "không gian riêng" có sự giới hạn về chủ đề hay không" ạ ?. Cách viết của cháu từ trước đến nay có lẽ gần như trọn vẹn là sự nghĩ cái gì viết cái đó, không hề có sự viết nháp nào trước, chỉ có hậu trường thì ngồi thiết kế và vẽ các hình ảnh, cũng như tư duy trong sự thoải mái, thoải mái rồi tư duy về vấn đề chợt nghĩ đến. Tóm lại, cháu thấy viết bài trong "không gian" mà cũng có lệnh tạo "chủ đề mới" thì sẽ tiện ích hơn một chút. 02-Khi Ban Kỹ Thuật thiết lập chủ đề của Rubi, chắc sẽ phải viết đến chữ "Rubi" trong một kỹ thuật nào đó. Ví dụ như thực tế đã có ngay ở trang ngoài cùng của Diễn đàn là: "CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CỦA Vo Truoc" hay như "CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CỦA quasar". Để hòa nhập với không gian này, Rubi thấy có thể dùng ngữ "CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CỦA" rồi thay tên là của "Phổ Thiện Huệ". Tức là Rubi có ý dùng Pháp danh Quy y Tam Bảo của Rubi để thay thế danh từ "Rubi" ở cái tiêu đề đó, cụ thể là "CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CỦA Phổ Thiện Huệ" hoặc "Chuyên mục nghiên cứu của Phổ Thiện Huệ". Rubi xin có gợi một ý như vậy, nếu Ban Kỹ Thuật cần dùng thì dùng như thế ạ. Kính mến!
-
Các độc giả kính mến! Chủ đề Ngũ Hành Trong Hệ Mặt Trời, có một điểm rất rõ mà có lẽ chưa ai khẳng định; hôm nay Rubi đang nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến Địa Cầu và Mặt Trời, Mặt Trăng, vô tình tìm lại và kết nối với một liên kết đến một tài liệu ảnh động, nội dung liên quan đến Hệ Mặt Trời. Một lúc sau thì Rubi khảo sát ngược với một điều mà có thấy trước đây. Tức là Rubi khảo sát: -Sao Hỏa: Hành Kim. -Trái Đất: Hành Thủy -Sao Kim/Thủy: Hành Mộc -Sao Thủy/Kim: Hành Hỏa -Mặt Trời: Hành Thổ -Thứ tự trên có quy luật Ngũ Hành Tương Sinh, hướng tâm. Điều rõ nhất là: -Trái Đất được bao phủ 3/4 diện tích là nước, mà lại là nước mặn, chất và vị đều thuộc Hành Thủy theo nghĩa lý học thuật Đông Phương. -Mặt Trời thì như Rubi đã nói trong chủ đề "Luận lý tứ tượng sinh bát quái", tức là có ý phát kiến Mặt trời ứng với Dương Thổ. -Sự tương tác giữa Mặt Trời và Địa Cầu tạo ra thời tiết bốn mùa ứng với Tứ tượng tương sinh cũng là điều phổ biến trong lý học. -Thật vậy thì Thổ khắc phục Thủy ứng với Mặt Trời khắc phục Địa Cầu. Sự phát hiện này tuy rất mới, nhưng Rubi cảm thấy có điểm hợp lý để viết thành vấn đề. Và hi vọng sẽ có những yếu tố tiếp theo để kết luận đúng hay sai, có khả dĩ hay là không.
-
Đây là phần âm của chủ đề này. Rubi vừa nhận được tin của một người, nội dung như sau: Đúng ra thì khóa học 94 - 97 thì chuẩn học sinh là sinh năm 1979. Nhưng do hồi nhỏ, Rubi bị lưu ban một năm. Năm lớp một, Rubi học trường Đống Đa, cô giáo tên là Dung. Rubi nhát người từ nhỏ, bây giờ cũng nhát tiếp xúc lắm, lại hồi đó cái môn tập đọc Rubi rất kém, (lên lớp hai lớp ba mà vẫn có lần bị cách chức lớp trưởng sau một hai ngày nghỉ bệnh và cũng vì không làm được bài ngữ pháp điền từ vào chỗ trống). Kết cục, Rubi phải thi lại môn tập đọc, và hình như thì lại cũng không đạt điểm thì phải, rồi đến hôm khai giảng vào lớp 2, Rubi lại bỏ học. Sự thật thì cô giáo vẫn cho điểm thi lại là 5 để Rubi được lên lớp, nhưng vì Rubi bỏ khai giảng thành ra bị lưu ban năm lớp một, một chuyện hiếm có đối với học sinh. Sau đó thì tì tì học hết các cấp học mà không bị đúp năm nào, có lẽ cũng có thể bị đúp nữa nhưng vì các Thầy Cô cũng nâng đỡ, thường đẩy điểm của Rubi lên.
-
Rubi chỉnh lý và hệ thống như sau: -Ngũ Hành, Âm Dương Ngũ Hành. Trong đó Ngũ Hành là 5, Âm Dương Ngũ Hành là 10 ("theo 5x2" chứ không phải "khác 5x2") -Thái Cực, Lưỡng Nghi. Trong đó, Thái Cực Thổ sinh Âm Thổ và Dương Thổ. -Tứ Tượng, Bát Quái. Trong đó Tứ Tượng là 4, Bát Quái là 8 ("theo 4x2" chứ không phải "khác 4x2") -Điểm liên quan lẫn nhau: +Ngũ Hành = ( 1Thái Cực + 4Tứ Tượng ) = 5 +Âm Dương Ngũ Hành = ( 2Lưỡng Nghi + 8 Bát Quái ) = 10 +Một là Thái Cực Thổ, Hai là Âm Dương Thổ, Ba là Sự Tương Tác của Âm Thổ và Dương Thổ, Tất cả là Tứ Tượng, Bát Quái, 64 Quẻ. Với sự tổng luận: "Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh Tất cả, (Tất cả sinh sự nghiệp cát hung)" -Theo hướng nghiên cứu phát kiến 2 của Rubi: +Thần Quy Lạc Thư ứng với Bát Quái Tiên Thiên (Rubi), ứng với Ngũ Hành Tương Sinh, ứng với bố cục hình tròn (thâm ý Lạc Thư trên Mai của Thần Quy) +Long Mã Hà Đồ ứng với Bát Quái Hậu Thiên (Rubi), ứng với Ngũ Hành Tương Khắc, ứng với bố cục hình vuông (thâm ý Long Mã ứng với Tung Hoành=Vuông) Tất cả như vậy, không thể khẳng định được là có sự rời rạc, mà hoàn toàn là có Hệ Thống, và sự khẳng định trực tiếp hay gián tiếp lẫn nhau. Nếu nhìn các cái gạch đầu dòng như vậy để ngộ nhận rằng đó là một sự chắp nối rời rạc thì đó là sự đánh giá không chính xác, với chữ nghĩa thì phải dùng sự logic nơi ý thức để nắm bắt rồi đánh giá, còn với hình ảnh minh họa thì có thể trực diện nhận được sự có hệ thống, cho nên với một hệ lý thuyết bằng các gạch đầu dòng khi được minh họa bằng hình ảnh thành công thì đó cũng là có triển vọng để tiến đến tập trung vào vấn đề đánh giá kết luận. Còn khi lên hình ảnh, mà không có sự đạt đến tiêu chuẩn hợp lý, ít nhất là theo cảm quan của các chuyên gia thì cũng cần thận trọng hơn, khi kết luận vấn đề là đúng. Khoa học thì Khoa là chuyên ngành, Học là nghiên cứu. Khoa học là nghiên cứu chuyên ngành. Bất cứ ai có sự nghiên cứu và có được kết quả thì đều có tư cách tiếp cận với vấn đề trong sự đối thoại theo chủ đề liên quan. Và trong đối thoại thì sự vui vẻ tự tại để hiểu con người và phát sinh trí tuệ kiến giải là một yếu tố tích cực cần có được.
-
Ví dụ đời người có hai phần Trẻ và Già, trong Trẻ thì lại phân Thiếu phân Thanh, trong Già thì lại phần Trung phân Lão. Rồi như thế đời người được xem là Thái Cực, đó là cái khái niêm tương đồng để ví dụ cho sự hiểu về Thái Cực của ảnh Thiên Đồng có phải không. Lại nói đến Hành. Rubi đã xác định là: Trong các phần tử cơ bản của hệ thống thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì mỗi phần tử phải được xác định đồng thời hai tính chất: -Một là tính chất Hành trong Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) -Hai là tính chất Âm hoặc Dương, hay Trung. Trên sự liễu nghĩa phương pháp tiếp cận hệ thống cơ bản như thế thì Rubi thấy Thái Cực được xác định tính chất là Trung và Thổ. Nếu anh Thiên Đồng có động lực đối thoại thì anh có thể nói có Hệ Thống hơn được không, khi anh đưa ra được Hệ Thống mà anh hiểu về lý học thì anh có điểm tựa để tham gia phản biện bất cứ một thuyết mới nào liên quan. Hi vọng là như vậy, nhưng tiếp theo vẫn chưa được như vậy thì Rubi thay vì trả lời anh lại có thể phản biện các câu hỏi của anh, tức là phải xem câu hỏi có đúng hay không, sau đó mới cần xét đến trả lời hay không để đúng với sự cần đáp ứng của người hỏi.
-
Rubi trước đây thiết kế bảng Tý Ngọ Lưu Chú, khi hoàn thiện về đến phần thiết kế thông tin và biểu tượng làm điểm nhấn nguồn gốc cho bản vẽ, khi đăng lên thì đã nhận được một hai góp ý của Liêm Trinh, cũng là cái duyên có tính tích cực. Ngoài ra vấn đề các bài viết của Rubi về nghiên cứu và chỉnh lý hãy khoan nói tới, bởi vì Liêm Trình nói đến chữ ký thì Rubi cũng tiện thể nói ra cái thật của chữ ký, đồng thời cũng không cần xét đến sự suy luận của Liêm Trình đã có đây. Liễu Liễu Thường Tri là Rõ Ràng Thường Biết. "Thường" đối với "Vô Thường", Thường là luôn luôn hiễn hữu, cái Tính Biết nơi mỗi người luôn luôn hiện hữu, và nó rõ ràng tất cả, những gì là Sắc thì không qua mặt được Tính Thấy phát ra ở Mắt, những gì là Thanh thì không qua mặt được Tính Nghe phát ra ở Tai, những gì là Hương thì không qua mặt được Tính Ngửi phát ra ở Mũi, những gì là Vị thì không qua mắt được Tính Nếm phát ra ở Lưỡi, những gì là sự tiếp xúc thân thể thì không qua mặt được Tính Xúc phát ra ở Thân, những gì là Pháp (sự vật, sự kiện đang nắm bắt) thì không thể qua mặt được Tính Biết phát ra ở Ý thức. Cũng như những gì vô sắc, vô thanh, vô hương, vô vị, vô xúc, và vô pháp đều không qua mặt được Tính Biết ngay nơi mỗi người. Liễu là tỏ rõ mọi sự, giống như chữ Học. Học không chỉ là Học Thuộc mà còn phải nghiên cứu cho tường tận rõ ràng để hiểu, từ hiểu mà nói được, cũng như khi có quyền hành thì mới chỉ đạo được. Liễu Nghĩa đối với Bất Liễu Nghĩa. Kinh Bất Liễu Nghĩa là các bộ kinh thiên về chữ Tín. Những người có Lòng Tìn đối với Phật Pháp nhưng học lực của họ kém, không có năng khiếu nghiên cứu nên được Phật nói những thứ thực hành ngay, cứ làm là sẽ có kết quả, không cần tìm hiểu từ bản chất cũng được, cũng như sử dụng máy tính mà không cần hiểu về cấu tạo máy tính như thế nào. Kinh Liễu Nghĩa là các bộ kinh thiên về chữ Trí. Những người có học lực/có lòng đàm mê (yêu nghề, ví dụ như Ngô Bảo Châu, đam mê toán học). Liễu là Rõ ràng, Nghĩa là Thật nghĩa, Liễu Nghĩa là nói thẳng vào vấn đề. Đối với những người đã có sự ham học và ham tu, tâm đã giác ngộ, thân tâm đã đủ sự tôi luyện để tiếp thu những cái nghĩa lý chân thật căn bản nhất về Vũ Trụ Quan Phật Giáo thì lúc này Phật mới nói Kinh Liễu Nghĩa. Phật chỉ thẳng tới, và hành giả Đệ tử Phật cũng hiểu thẳng vào ý Phật muốn nói. Liễu cũng là nói đến vi mô, tinh tế, căn bản. Như nói đến những viên gạch trước khi nói đến ngôi nhà, nói đến những sự vận hành của ý thức trước khi nói đến các trạng thái ý thức. Vậy, thì Liễu Nghĩa mà Rubi ký đó là gì. Rubi tâm đắc Trí Bát Nhã của Phật Giáo, đã nghe tới mười năm bây giờ thấm. Khi thấm như vậy lại chiếu soi để nhìn nhận các thuyết của Lý học thì cũng cảm thấy là cần phải tìm cho rõ nghĩa, phải truy tìm và nắm được cái nghĩa cốt lõi, phái nắm được hệ thống, và có sự Tổng luận. Cho nên, độc giả xem bài viết của Rubi cũng phải bỏ qua bước phân biệt đúng hay sai, mà phải đi vào từ cửa, tức là phải vào từ chỗ truy tìm nền tảng của vấn đề đang được quan tâm. Vào cổng và đi theo con đường tự lực, tự tìm, tự học. Điều cần nữa là điều rất căn bản, mà nhà trường hay gọi là Hạnh Kiểm, Đạo học gọi là Lương Cơ. Lương Cơ chưa mất Định thần quan sát Tự xem tự học Không trái Tổ huấn. Trí, Tín, Hạnh, Nguyên là bốn Thánh Đức. Chữ Trí đứng đầu, thể hiện cho sự liễu nghĩa chân lý, nghĩa lý rõ ràng chân thật tuyệt đối.
-
-SỐ SINH: 1234 và 5 là nhóm Số Sinh -SỐ THÀNH: 6789 và 10 là nhóm Số Thành -Nhận xét: Theo hình Lạc Thư Rubi phát kiến như trên thì thấy có sự đồng thời Sinh Thành, sự bảo toàn tổng các giá trị tuyệt đối. -Ngoài ra: Cái thế của Ngũ hành Tương sinh là sự tương tác của Âm Thổ và Dương Thổ. Điểm này được nhấn mạnh hơn khi so sánh giữa Thập phân Hà Đồ với Thập phân Lạc Thư. +Thập phân Lạc thư có sự Tương tác cho nên tuy có số 10 nhưng rất khó nhận ra nếu không nắm được nguyên lý (như Rubi đã manh nha phát kiến). +Thập phân Hà đồ dường như không có sự Tương tác giữa Âm Thổ và Dương Thổ cho nên hệ 8 số 1234 và 6789 vẫn ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ, không bung ra, mà thu gọi thành 2 lớp trong ngoài, mỗi lớp 4 phần tử tạo thành nguyên lý đồ họa bố cục vuông của Hà Đồ. Và cặp số cái 5, 10 cũng được hiển thị nguyên trạng.
-
-Một ngày mới bắt đầu từ Dương cực, qua giờ Tý., bắt đầu từ hành Mộc (đang nghiên cứu)-Một năm mới bắt đầu từ tháng Chi Dần, hành Mộc, cung Chấn -Thiên Can bắt đầu từ Can Giáp, hành Mộc, cung Chấn (chỉnh lý tính âm dương của Thập Thiên Can) Sự bắt đầu từ hành Mộc có điểm tốt là Mộc sinh Hỏa thì sẽ không khắc Thổ. Ngoài ra, trong Lạc Thư Hoa Giáp, hành của Bản mạng bắt đầu từ hành Kim, điều này cũng tốt vì Thổ sinh Kim, và Kim cũng là bắt đầu của Cực Âm trong Lạc Thư Tiên Thiên Bát Quái Ngũ Hành Tương Sinh (theo sự nghiên cứu và phát kiến chỉnh lý ở hướng hai của Rubi)
-
Đồ: đồ hình, minh họa Thư: Thi thư, nghĩa lý -Mai Thần Quy hình tròn, trên mang hình Lạc Thư, ứng với Bát quái Tiên thiên, Ngũ hành Tương sinh. (-Song song là Long Mã (bay chạy, ngang dọc, vuông) mang trên thân hình Hà Đồ, ứng với Bát quái Hậu thiên, Ngũ hành Tương khắc.) -Rubi phát triển phát kiến Âm Thổ và Dương Thổ tương tác dẫn đến sự lý giải độ số của Lạc thư. -Số 5 ở giữa là Dương Thổ -Số 10 là Âm Thổ, tương tác với Dương Thổ rồi chạy vòng tròn quanh số 5, kết quả sự tương tác tạo ra các số còn lại trong Hệ Thập Phân. Tái bút: -Hôm này 03-04-2011, Rubi đang hoàn thành hình này thì đọc tin trên báo thấy "Rùa Hồ Gươm được đưa lên cạn" -Tiện thể tìm trên google cũng gặp lại tin người dân trong quận đào được Rùa Đá "Nô nức đi xem "Cụ" rùa đá 1.4 tấn ở chùa Kim Liên" (trong hình trên, Rubi có lồng ảnh Rùa Đá vào nền)
-
Logic Âm Dương Thổ: -Dương Mạnh -Âm Yếu -Âm và Dương tương tác -Kết quả: Âm động, Dương tĩnh trong một hệ Âm Dương tương tác. -Ví dụ: Mặt trời là Dương, Địa cầu là Âm. Sự tương tác đã làm Địa cầu xoay quanh Mặt trời, vì Địa cầu yếu hơn Mặt trời, Mặt trời mạnh hơn Địa cầu. Hoặc so sánh giữa Địa cầu và Mặt trăng, hay giữa Mặt trời và Mặt trăng. -Nhận xét: có thể xét trong một hệ tương tác thì Dương tĩnh, Âm động, còn xét riêng về mỗi phân tử thì có lẽ ngược lại.
-
Thưa các độc giả kính mến! Nói theo một cách, tự nhiên Rubi đợt này có hứng viết bài. Quan sát một vài diễn đàn khác rồi trở lại đây và lập chủ đề này. Sự định nghĩa một số danh từ như Văn Hóa, Khoa Học, Học Thuật, Âm Dương, Ngũ Hành....v.v. có đưa ra được hay không ? Theo tinh thần Trí Tuệ Phật Giáo, tức là Trí Tuệ Bát Nhã chiếu soi và dẫn đường cho sự xác định "nên và không nên, có thể và không thể" định nghĩa một danh từ thường gặp có lẽ là ưu điểm hơn cả. Vậy Rubi đi thẳng vào vấn đề, Trí Tuệ Bát Nhã thì có hai phần, một là Trí Tuệ Không Tính, hai là Trí Tuệ Không Tướng. Ứng dụng Trí Tuệ Không Tính để định nghĩa một vấn đề tưởng như là sự ứng dụng có mâu thuẫn, mâu thuẫn thế nào ? Không Tính mâu thuẫn với Định Nghĩa. Thực ra, vì nhiều Triết gia cổ kim định nghĩa quá nhiều các vấn đề mà dường như sự thật thì không khế hợp với chân lý cho nên Phật Giáo mới tùy thời tùy lúc sự việc này để nói lên Không Tính của các pháp. Các pháp vốn Không Tính, nghĩa là không có thật thể, nếu không nắm vững điều này thì làm sao mà thống nhất được phương pháp định nghĩa. Trong một không gian, nếu tách rời Không Tính và Định Nghĩa thì hẳn sẽ thấy có sự mâu thuẫn. Nhưng nếu trong một không gian, Không Tính làm chủ dẫn đường để trở thành phương pháp của sự Định Nghĩa thì hoàn toàn phù hợp. Các pháp vốn không có thật thể, đồng thời là do duyên làm nhân, chính vì cái đồng thời đó mà nó được định nghĩa, tức là một phần tử được định nghĩa dựa trên các phần tử thuộc hệ thống. Như vậy, kết luật ở đây là phương pháp định nghĩa sẽ như thế, nó sẽ có trước để thực hiện sự định nghĩa một pháp tiếp theo sau đó. Vậy là để biện minh cho một sự định nghĩa tồn tại thì tác giả phải đưa ra được hệ thống mà trong đó phần tử được định nghĩa có mặt. Và đó cũng vừa là sự thách thức cũng vừa là sự công bằng để tương ứng với sự sác định "nên và không nên, có thể và không thể" định nghĩa một danh từ thường gặp. Đã có phương pháp dẫn đường định nghĩa như vậy, và Rubi cũng xin sẽ có một số định nghĩa theo tinh thần này. Nếu độc giả có đối thoại hoặc có chủ để để định nghĩa thì tham gia thoải mái và vô tư với sự quán chiếu Bát nhã hay thật tướng Bát nhã, như vậy sẽ chuyển được chủ đề mà không bị chủ đề chuyển.
-
Định nghĩa danh từ Khoa Học: Khoa là chuyên ngành. Học là nghiên cứu. Khoa Học là nghiên cứu chuyên ngành. Định nghĩa danh từ Văn Hóa: Văn là trí tuệ, là nghĩa lý Hóa là cách sống, cách ứng dụng. Văn Hóa là cách sống trí tuệ. Định nghĩa danh từ Học Thuật: Học là nghiên cứu. Thuật là phương pháp ứng dụng. Học Thuật là ứng dụng sau nghiên cứu có phương pháp. Định nghĩa danh từ Âm Dương: Âm đồng hành với Dương. Dương đồng hành với Âm. Dương mạnh hơn Âm. Âm yếu hơn Dương. Âm Dương là hai phần tử đồng hành, trong đó Dương lực mạnh hơn Âm lực, và hành là một trong năm hành cơ bản. Định nghĩa danh từ Ngũ Hành: Ngũ là hệ thống 5 phân tử gồm hành thổ hợp với tứ tượng, tứ tượng là nhóm 4 hành là kim, mộc, thủy, hỏa, . Hành là cấu trúc một phân tử âm dương. Ngũ Hành là hệ thống hành thổ hợp với tứ tượng, trong đó từ tượng là nhóm 4 hành là kim, mộc, thủy, hỏa và hành là cấu trúc một phần tử Âm Dương.
-
Theo hướng này thì thấy được manh mối để phân biệt và so sánh cấu trúc hình (quái, quẻ) và cấu trúc số.
-
Người Ngay thì Tâm Thẳng. Tâm ngay thẳng là Tâm bình thường, Tâm bình thường là Đạo. Sau Đạo là Đức. Nhận xét này đã có thì cũng nên đối thoại một chút, thì chẳng gì bằng bổ xung thêm sự kiện ngoài tâm sinh lý: Trường cấp II, Rubi học, có tên là Phương Mai. Trường cấp III, Rubi học, có tên là Bạch Mai. Trong khi mấy năm ôn thi đại học, Rubi xem một cuốn kinh trên bàn thờ, thờ Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm. Xem kinh hôm mồng một tết, lần đầu xem, xem xong thì muốn tìm chùa để tu, và cũng đi tìm bình thường như đi chơi vậy. Bẩy tháng ngoài Bắc, một tháng trở về, ba tháng vào Đà Lạt, xuất gia tại Thiền Viện Trúc Lâm Phụng Hoàng, học đạo và tập tu dưới sự chỉ dạy của Thiền Sư Thượng Thanh Hạ Từ và sự chỉ dạy của Thầy Quảng Chúng-Thượng Tọa Thích Thông Phương. Tu học theo tinh thần khôi phục Thiền phái Trúc lâm đời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông làm Sơ Tổ. Tu hơn ba năm rồi được ra Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Được một tháng Rubi xin xả giới và trở về. Một dịp trở lại thăm trường cấp III, vào buổi tối, nhìn lên biển của cổng trường, Rubi thấy hình như tên trường đã thay đổi. Và thật kì lạ, tên mới của trường là Trường Phổ Thông Trung Học Trần Nhân Tông. Cái vấn để nhận xét trên của độc giả, thì cũng có một hai độc giả gửi tin nhắn trong diễn đàn, nói là đồng ý với trường hợp 2. Thôi thì thay vì đối thoại ngay thì Rubi để bình tĩnh lại một chút và bây giờ thì bổ xung thêm. Cũng gọi là tự biết khôn khéo bảo vệ danh dự một chút. -Trường hợp 1, xưng Phật xưng thánh thì người ta cũng bảo là ma, Phật cũng nói là ma thì mới xưng như vậy, cho nên Rubi không dám đặt bản thân vào trường hợp một. -Trường hợp 2, thì lúc này bình tĩnh và đối thoại như vậy, để độc giả có ghé xem thì biết. Nếu mình tự biết bảo vệ mình thì người khác muốn vui theo thì họ cũng vui theo được. Người thiện nhiều hơn người ác, số đông đại chúng thì đức lớn như biển. Vậy Rubi cũng xin có chút sự trí tuệ và khéo léo thế ạ.
-
Cập nhật phiên bản Tiên thiên Nhị phân tâm đồ: Sự tương tác Âm Thổ và Dương Thổ Tiên thiên Nhị phân Sự tương tác Âm Thổ và Dương Thổ Tiên thiên Nhị phân cục bộ_Tâm đồ Tiên thiên Nhị phân (P/S: Âm Thổ có thể bao gồm Địa Cầu và Mặt Trăng)
-
05-Dương Thổ 10-Âm Thổ 05 và 10 tương tác nên có sự chậm gấp nặng nhẹ đồng thời được bảo toàn trong không gian và thời gian. 1 và 9 là đối xưng tâm đồng thời là đối xứng bù của 10 trong Lạc Thư. Tương tự với các cặp 2 và 8, 3 và 7, 4 và 9. Đây là số hóa theo hệ thập phân sự bảo toàn trong quá trình tương tác. Bảo toàn trong thời gian thì dễ thấy, đó là thời gian mùa xuân đối với mùa thu, thời gian mùa hạ đối với mùa đông. Khi Âm dương Ngũ hành hóa, hiển thị thành Hình và Số Tiên Thiên thì thấy sự bảo toàn cho đối tượng số 10 (1+9, 2+8,3+7,4+6). Bảo toàn trong không gian thì cũng cần nói tới, đó là không gian Địa Cầu tại một thời điểm bất kỳ, ở cực Bắc là mùa Hạ thì ở cực Nam là mùa Đông, ở cực Bắc là mùa Xuân thì ở cực Nam là mùa Thu. Tiếp theo là Âm dương Ngũ hành hóa như sự bảo toàn thời gian thì sẽ thấy kết quả tương đồng, tức là có sự bảo toàn như với sự bảo toàn trong thời gian. P/S: Tương kiến: thấy nhau Tương ngộ: hiểu nhau Tương phùng: gặp nhau Tương tác: làm nhau Tương trợ: giúp nhau Tương sinh: sinh nhau Tương khắc: khắc phục nhau Tương: các vật hòa hợp với nhau, qua lại lẫn nhau Đồng hành: cùng đi
-
05 là Chân Dương, nóng hơn lửa.10 là Chân Âm, lạnh hơn băng. Sao nói 9 là Dương Thổ Khí trong khi Chân Dương là 5. 9>5 vô lý ? Nói 9 là vì Âm khí có 10 còn có 1 phần, cho nên nói 9 là có lý của nó. Sao không thể có 10 phần Dương (ở Càn), nếu có 10 phần Dương khi thì tức là Chân Âm (10) đã tuyệt (Trái đất rơi vào Hỏa Kiếp, tự thiêu như Mặt trời). Sao không thể có 0 (không) phần Dương (ở Khôn), nếu có 0 phần Dương thì Chân Dương (5) đã tuyệt (vũ trụ tắt đèn, sao tinh hệ Thái dương không thấy xuất hiện).
-
Đồ: đồ hình, minh họa-Như trên. Thư: thi thư, nghĩa lý -Sự tương tác giữa Âm thổ và Dương thổ -Khảo sát sự tương ứng Âm Dương Thổ Khí bốn mùa: +1 và 9: 9 là Dương Thổ Khí của mùa hạ, 1 là Dương Thổ Khí của mùa đông. Vậy thấy, Dương khí mùa Hạ vượng hơn Dương khí mùa Đông. Hợp lý. +6 và 4: 4 là Âm Thổ Khí của mùa hạ, 6 là Âm Thổ Khí của mùa đông. Vậy thấy, Âm khí mùa Hạ suy hơn Âm khí mùa Đông. Hợp lý. +7 và 3: 7 là Dương Thổ Khí của mùa thu, 3 là Dương Thổ Khí của mùa xuân. Vậy thấy, Dương khí mùa Thu vượng hơn Dương khí mùa Xuân. Hợp lý. +2 và 8: 2 là Âm Thổ Khí của mùa thu, 8 là Âm Thổ Khí của mùa xuân. Vậy thấy, Âm khí mùa Thu yếu hơn Âm khí mùa xuân. Hợp lý +8 và 6 lớn hơn 2 và 4: Âm khí Mùa lạnh lớn hơn Âm khí mùa nóng. +8 lớn hơn 6 và 4 lớn hơn 2: Âm khí cực nhiệt tăng (từ lạnh nhất) mạnh hơn Âm khí cực nhiệt giảm (từ nóng nhất). +7 lớn hơn 3: Dương khí cực nhiệt giảm (từ nóng nhất) lớn hơn Dương khí cực nhiệt tăng (từ lạnh nhất) +Khảo sát 1379 so với 5, 2468 so với 10...
-
Cháu nghĩ là cháu và nhiều độc giả khác hiện chưa đủ phát triển thống kê thông tin theo hướng này cho nên chưa thể bảo vệ cũng nhưng chưa thể phản biện vấn đề này ạ. Nhưng trước mắt, các thông tin cháu đã minh họa ra như thế thì cũng đặt được thành vấn đề để tham cứu ạ.Các độc giả nào thấy có thể đối thoại với chú Thiên Sứ ở vấn đề này thì kính mới tham gia ạ.