-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Kakalotta, haha.Cậu này có năng khiếu toán lý thành ra giao tiếp rộng và tâm lý cũng được chỗ tung hoành. Nhưng cũng có cái nhược điểm, sự giao tiếp rộng thì đôi khi cũng không lường được giang hồ mưa lạnh máu tanh; tâm lý tung hoành cũng là Ngũ tặc tự phá đến tạng tim. Nếu mà dụng ý có nhiều cái ác nữa thì có thể thêm bệnh về tiêu hóa, dạ dày (câu này chỉ là phòng thôi). Vậy nên, người này cần một đẳng cấp trí tuệ Đại Thừa, đó là thấy biết Bình Đẳng Giác. Kiến giải của người khác sai thì cũng là không mà kiến giải của ta đúng thì cũng là không. Nhưng mà để mau chóng thể nhập, thấm thía được chữ "không" này thì lại phải bước đến đẳng cấp Tối Thượng Thừa. Cậu này thì xem và sưu tầm rất nhiều sách, nhưng không biết có sách nào có giá trị với những vấn đề này hay không ? Cái từ "ngụy biện" thì có thể so sánh với một cuộc họp gần một hai năm nay (truyền hình, thời sự). Có vị đứng lên phát biểu, nhưng nói không khéo, và đã dùng ngữ: "làm Quan là Quàng dân". Và khi cuộc họp được đánh giá, tổng kết thì đã có lời phê bình chung chung về một số trường hợp phát biểu chưa được tốt, tức là nói đến cách dùng từ ngữ của vị đó....Trong không gian ấy, phát biểu như thế thì cũng giống "hàng chợ lắm", rất chỉ là non nớn.
-
Theo quan điểm Ngũ Tặc, câu này nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì có thể khám thấy bệnh về Tim. Rubi thấy không nên nói như thế.
-
Rubi giơ tay ý kiến ý này.-MỘT lý thuyết thống nhất, chắc phải nói đến cái tính đặc biệt của Trái Đất, đặc biệt là ở chỗ so sánh Trái Đất với thiên văn hiện đại thì chưa tìm thấy một Thái Dương Hệ mà trong đó có một hành tình như Trái Đất để con người và động vật có thể tồn tại. Ý nghĩa ở đây là, lý thuyết thống nhất chắc phải liên quan rất sâu với tính đặc biệt của Trái Đất. -Lý thuyết Âm dương Ngũ hành lại có tính khái quát Thiên Địa Nhân, nói riêng trong Thái Dương Hệ, và có thể nói rộng, cộng thêm thiên văn vũ trụ. -Âm dương Ngũ hành Thiên Địa (nghiêng về Thiên) thì có Mặt trời và Xuân Hạ Thu Đông. -Âm dương Ngũ hành Nhân Thể thì có: Ý-Dục-Tín Hồn-Hỉ-Nhân Thần-Lạc-Lễ Phách-Nộ-Nghĩa Tinh-Ái-Trí "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không ?" Con người quyết định tìm ra một lý thuyết thống nhất hay không, và quyết định thì phải theo đúng cách thức Ngũ Vật-Ngũ Tặc-Ngũ Sắc. Vậy có thể thấy, câu nói trên của một nhà khoa học hàng đầu có tâm trí rất bình đẳng, vừa triết lý, vừa khoa học, vừa rõ nghĩa.... Tóm lại một ý, Lý Thuyết Thông Nhất cần có trong đó, vấn đề về Thái Dương Hệ và vấn đề về Ngũ Vật-Ngũ Tặc-Ngũ Sắc (Con người).
-
2011-04-25-3:24AMRubi quan sát hình trên và liên tưởng tới hình dưới đây: Kết hợp hai hình này và so sánh thì thấy hai cách gọi khác nhau cho Tứ Tượng. -Cách thứ nhất: +Kim gọi là Thiếu Âm Kim +Thủy gọi là Thái Âm Thủy +Mộc gọi là Thiếu Dương Mộc +Hỏa gọi là Thái Dương Hỏa Cách gọi thứ nhất này, đứng trên cơ sở: "Dương Cực là quá trình Nhiệt Độ tăng, tăng từ lạnh nhất đến nóng nhất. Âm Cực là quá trình Nhiệt Độ giảm, giảm từ nóng nhất đến lạnh nhất." Như thế, Mộc và Hỏa thuộc Dương Cực nên được gọi là Thiếu Dương và Thái Dương; Kim và Thủy thuộc Âm Cực nên được gọi là Thiếu Âm và Thái Âm. -Cách thứ hai: +Kim gọi là Thiếu Dương Kim +Thủy gọi là Thái Âm Thủy +Mộc gọi là Thiếu Âm Mộc +Hỏa gọi là Thái Dương Hỏa -Cách gọi này có hai yếu tố làm cơ sở, cũng có sự thuyết phục: +Yếu tố thứ nhất: "Thái Dương Hỏa và Thiếu Dương Kim ứng với không thời gian ban ngày, từ sáng đến chiều. Thái Âm Thủy và Thiếu Âm Mộc ứng với không thời gian ban đêm, từ chiều đến sáng." +Yếu tố thứ hai: "Độ số lẻ (dương) "7 và 9" (thành) lớn hơn độ số "1 và 3" (sinh), đồng thời độ số chẵn (âm) "8 và 6"(thành) lớn hơn "2 và 4"(sinh). Số Thành là độ số đánh giá mức độ tương giao đã diễn ra trong sự tương tác giữa Âm và Dương (ứng với sự tương tác giữa sức nóng của ánh sáng mặt trời với sức lạnh của 2 vùng Cực Địa Cầu), số Sinh là độ số đánh giá mức độ tương giao chưa diễn ra tại những thời điểm tương ứng trong quá trình chu kỳ tương tác đó. Yếu tố thứ hai này (của cách gọi thứ 2) cho thấy, số Thành là Dương (lẻ) thì đối tượng Âm Dương Ngũ Hành ứng với nó sẽ được gọi là Dương (Thái Dương, Thiếu Dương); số Thành là Âm (chẵn) thì đối tượng Âm Dương Ngũ Hành ứng với nó sẽ được gọi là Âm (Thái Âm, Thiếu Âm)" Kết hợp hai cách gọi này và không nghiêng về bên nào, tức là tổng hợp thống nhất thì: -Dương Cực có, gồm: Âm Dương Thiếu Âm Mộc và Âm Dương Thái Dương Hỏa. -Âm Cực có, gồm: Âm Dương Thiếu Dương Kim và Âm Dương Thái Âm Thủy. Ngoài ra, cần xét đến cách xác định trong các sách vẫn gián tiếp hoặc trực tiếp nói: 4 số Sinh 1234 là Âm, 4 số Thành 6789 là Dương (từ đó dẫn đến các quái tương ứng với mối số cũng được quy định gọi tên, đặt tính Âm, Dương như vậy) (Vấn đề này cần tiếp tục tổng hợp và để kết luận).
-
Xin phép xen ngang đối thoại này một chút nhé.Vấn đề có thể đại cương có ba yếu tố Tâm, Học, và Thuật. Học Tâm Học Học phi Học Thuật Tâm Thuật Thuật phi Thuật Tức là: -Học, nghiên cứu mà có Tâm, có Thiện lành thì đó mới là Học. Cũng gọi là Học, nhưng nếu không có Tâm thì sẽ 'không phải là Thật học' (học phi học). -Trong trường hợp cái học, cái nghiên cứu không được kết quả đúng tuyệt đối thì người học vẫn có thể dùng Tâm để sử lý tình huống, sự sử lý này gọi là Thuật. Trong khi đã dùng đến Thuật thì căn bản là cần có Tâm. Ngoài ra, khi phản biện kiến giải của người khác thì người phản biện phải có Tâm (thiện chí) hoặc Tâm phải có Trí (năm bắt tình hình thời sự của lĩnh vực). Nếu không Tâm thì dù cho có học vẫn có thể rơi vào sự vô học hồ đồ, nếu có Tâm, dù cho vô học thì vẫn có thể vượt lên cả hữu học. Đó là Rubi thấy có thể nêu ra như vậy để cảm nhận được hành vi của người có kiến giải hay người có sự phản biện. Điều này nhất thời, và thực tế thì cũng cẫn thiết. Xin hết ý kiến ạ.
-
Tiểu đề: Ngũ hành của Bán Cầu và Từ Trường Địa Cầu -Vòng Cực Bắc (Vòng Cực Nam) thuộc hành Kim -Cận Vòng Cực Bắc (Cận Vòng Cực Nam) thuộc hành Thủy -Cận Hạ Chí Tuyến (Cận Đông Chí Tuyến) thuộc hành Mộc -Hạ Chí Tuyến (Đông Chí Tuyến) thuộc hành Hỏa -Xích Đạo thuộc hành Thổ -Như vậy, sẽ thấy 2 Vòng Cực Bắc và Vòng Cực Nam thuộc hành Kim, song song với Trục Địa Cầu, hợp với cấu trúc Từ Trường Trái Đất. (Rubi tạm đặt ra để định hướng tìm hiểu)
-
Đồ: Đồ hình, minh họa Thư:...-Cập nhật phiên bản v2.0 -Nói tiếp sau
-
Đồ: Đồ hình, minh họa Thư: Thi thư, nghĩa lý (kinh, sử Dịch/Tứ Khố Quốc Gia) -Vô Cực nhi Thái Cực: Rubi kiến giải là Dương Thái Cực Thổ không có sự phân chia cực (không có diễn biến thời tiết đối lập: nóng lạnh, nắng mưa, ngày đêm, tăng giảm). Ứng với Mặt Trời xét trong Thái Dương Hệ. -Hữu Cực nhi Lưỡng Nghi: Rubi phát kiến và kiến giải là Âm Thái Cực Thổ có swj phân chia cực (có diễn biến thời tiết đối lập: nóng lạnh, nắng mưa, ngày đêm, nhiệt độ tăng giảm, cùng biến phản biến). Ứng với mỗi Hành Tinh xét trong Thái Dương Hệ, ví dụ Địa Cầu-Trái Đất (phân cực Đông Hạ Bắc Nam, Đông Tây ngày đêm sáng tối...) -Thái Cực so sánh với Lưỡng Nghi mà thành cặp Chủ Âm Dương. Thái Cực là Dương, Lưỡng Nghi là Âm. -Hệ Ngũ Hành: Dương Thái Cực Thổ hợp với Tứ Tượng. -Hệ Âm Dương Ngũ Hành: Lưỡng Nghi Âm Thái Cực Thổ hợp với Bát Quái. -Kiến giải mới, có thể chưa triệt, vẫn cần tham. Nhưng tạm thời thấy có những yếu tố cần xét nên Rubi mạnh ý minh họa, hệ này vẫn có một hai hệ cũ để độc giả quan tâm tới khi hệ thống vấn đề.
-
Tiếp tục kiến giải: -Thái Cực sinh Lưỡng Nghi: +Thái Cực là Dương, vạch liền, không phân cực (vô cực) +Lưỡng Nghi là Âm, vạch đứt, có sự phân cực (hữu cực: ngày đêm; tăng giảm) +Sinh tức là sinh khí, năng lượng ánh sáng. Thái Cực sinh ánh sáng cho Lưỡng Nghi (Mặt Trời sinh ánh sáng cho Địa Cầu) -Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng: +Lưỡng Nghi tương tác với Thái Cực mà sinh ra Tứ Tượng (tiếp tục khám phá theo một khía cạnh khác (*)) +Tứ Tượng sinh Bát Quái (phụ thuộc vào *)
-
Tiểu Đề: Vô Cực Nhi Thái Cực Tạm giải -Thái Cực tức là Dương Thái Cực, ứng với Mặt Trời -Song song với Dương Thái Cực là Âm Thái Cực (Mặt Trăng/Địa Cầu) -Âm Thái Cực có sự phân cực nóng lạnh tăng giảm khi tương tác, tương giao với Dương Thái Cực -Dương Thái Cực, Mặt Trời thì không phân cực hệ quả tương tác, tương ứng với điều này tức là Mặt Trời không có diễn biến thời tiết. Không có diễn biễn thời tiết tức là KHÔNG PHÂN CỰC, cũng gọi là VÔ CỰC. VÔ CỰC nhi THÁI CỰC, ít nhất có thể thấy sự tương ứng Dương Thái Cực không phân cực.
-
-Đồ: Đồ hình, minh họa -Thư: Thi thư, nghĩa lý+Tên (Rubi tạm đặt): Lạc Thư Tiên Thiên Sinh Thành (Đồng Thời) Tổng Đồ +Tượng Số hóa thực tế tiết khí Ngày/Năm/Bán Cầu Nam Bắc/Bán Cầu Đông Tây (tiếp tuyến 'quỹ đạo Địa cầu' là trục phân cực Bán Cầu Đông Tây) PS: -Phần trắng ở khúc dưới của Đồ hình đang được bỏ trống, mục đích sẽ là minh họa tổng quan các điểm nhấn về sự minh họa nghiên cứu và phát kiến. -Độc giả phải nắm bắt được Hệ Tọa Độ Địa Lý và Thời Tiết Bốn Mùa ở hai Bán Cầu. -Ngày 19-04-2011/17 Tháng Ba Năm Tân Mão (Phổ Thiện Huệ nghiên cứu và phát kiến).
-
Thưa các học giả và các anh chi, Rubi đặt ra chủ đề này, cũng có lý do, từ kinh nghiệm đối thoại trên các diễn đàn. Kinh nghiệm riêng cho thấy, hiện tượng 'logic ứng dụng' thường có sự "nhiễu" do người sử dụng. Nhận xét này có đúng với xác xuất đa số và có trọng lượng hay không, có thể thí nghiệm, kiểm nghiệm ngay kết quả của chủ đề đặt ra. Môn logic tức là môn Luận Lý Học, là phương pháp luận. Thực tế, Tứ Tượng sinh Bát quái là một đốt của Phương Pháp Luận lý học Đông Phương, và vấn đề, ứng dụng phương pháp luận để phục hồi "phương pháp luận" của Lý học cũng là vấn đề nóng. Bài toán của chủ đề có giả thuyết như sau: Một sinh hai, hai sinh ba. Một là dương. Hai là gồm cả âm và dương. Ba là chỉ cho sự tương tác giữa âm và dương. Tứ tượng sinh Bát quái Tứ tượng là Kim, Mộc, Hoả, Thuỷ. Yếu cầu chứng minh: 1-Bát quái là Âm dương Kim, Mộc, Hoả, Thuỷ. (kết quả 1) 2-Chứng minh kết quả 1 là sai. (kết quả 2) 3-Chứng minh kết quả 2 là sai. (kết quả 3) Xem ra yếu cầu của bài toàn lại là phương pháp chống sự "nhiễu" khi ứng dụng logic nói riêng, (và cũng là nói chung). Ví dụ về nghiên cứu lôgic ngôn ngữ học, nhà học giả thống nhất trọng tâm là: để hiểu được một câu nói, người ta phải hiểu tất cả các từ trong câu nói đó. Cũng vậy, phục hồi phương pháp luận của Lý học, cũng tức là, phải hiểu được tất cả các bước nguyên lý liên quan với nhau một cách logic. Cụ thể, thực tế là chủ đề này, ý nghĩa ngay trước và sau công án Tứ tượng sinh Bát quái là gì ? Vậy Rubi cũng đặt ra để các nhà học giả, các anh chị phát biểu theo ý thức và trực giác riêng.
-
Tứ Đại và Tứ Tượng; Phật Giáo và ADNH: -Tứ Đại là nói Tứ Đại trong Thất Đại, gồm: Địa, Thủy, Hỏa, Phong (sắc, nước, lửa, gió) -Tứ Tượng là nói Tứ Tượng trong Ngũ Hành, gồm: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Rubi kiến giải sự tương ứng: -Kim Tứ Tượng ứng với Đất Tứ Đại -Thủy Tứ Tượng ứng với Nước Tứ Đại -Hỏa Tứ Tượng ứng với Lửa Tứ Đại -Mộc Tứ Tượng ứng với Gió Tứ Đại
-
Chú Thiên Sứ kính mến! Trước đây, khi diễn đàn Lý Học Đông Phương thành lập và bắt đầu hoạt động, cháu có nhớ là Chú đã gợi ý để cháu có một "không gian" viết bài riêng, mà nội dung chung là nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ Hành đồng thời nhấn mạnh nghiên cứu sâu về nguyên lý cũng như chỉnh lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Nôm na mà nói thật thì khi đó cháu cũng không biết là có thể viết trong sự định trước như thế hay không cho nên cháu đã có ý muốn hoãn lại để từ từ. Sau đó, khi đã có một số bài cháu viết ra ở hình thức chung nhất của diễn đàn, cho đến lần thứ hai (nếu cháu nhớ không lầm) chú có nhắc cháu về việc viết bài trong "không gian" riêng. Nhưng khi cháu chuẩn bị viết thì có xảy ra sự kiện với người ta (lúc đó cũng ở diễn đàn đây) khiến cháu thấy tình hình có biến động rồi cháu quyết định thông báo chung chung là sẽ dừng viết bài nghiên cứu tạm thời. Cũng không ngoài sự kiện cháu phát triển nghiên cứu và chỉnh lý lại có hai hướng trọng điểm cho một vấn đề về Hệ nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành. Những yếu tố chính, cháu thấy, nguyên nhân cũng là từ sự tham khảo các sách đang có trên thị trường và trong các thư viện rồi tự tìm nghiên cứu phần nguyên lý chứ cháu chưa xác định là chuyên về nghiên cứu ứng dụng. Và như vậy, sự phát triển tiếp theo sau đó cháu đã tự manh nha thấy được tổng lý các sách về lĩnh vực Kinh Dịch có hai thuyết khác nhau cùng tồn tại. Khi đã có hai hướng để nghiên cứu, cháu cũng không vội vàng đánh giá chắc chắn là hướng nào là đúng; có vẻ như vậy là gây ra sự vội vàng cho độc giả có quan tâm. Tâm lý diễn biến của các độc giả đã khiến cháu quyết định tạm thời dừng công bố tự do nội dung các phát kiến. Đến nay, một là cháu cũng quen dần với tình hình tâm lý diễn biến hành động của các độc giả quan tâm, và hai, cái chính là cháu cũng đã phát triến sự nghiên cứu theo hướng thứ hai có triển vọng khá như hướng nghiên cứu thứ nhất. Cháu đã chủ động có ý là sẽ viết bài nghiên cứu và xây dựng hệ thống nguyên lý cơ bản để đăng trên Diễn đàn này của Chú. Cháu tự có một vài ý muốn hỏi Ban Kỹ Thuật về sự thành lập chủ đề nghiên cứu, nhưng cháu sẽ hỏi tiếp trong lần sau. Trước mắt thì cháu có ý định như trên, Chú có thể tranh thủ một chút thời gian cho vấn đề này có được không ạ. Nếu được hay không, thì cháu cũng vui vẻ bình thường, thưa Chú. Kính mến!
-
Sáng nay đọc báo, bài phỏng vấn một vị đạo diễn. Đạo diễn thì rất là từng trải, nên họ cái gì cũng biết làm, chẳng ngại vấn đề nào nhưng có mỗi cái là họ sợ thiên hạ nói "cái gì cũng biết làm, nhưng lại không biết nhục". Nói đến kinh sách Phật giáo, thì căn bản là chính kiến. Nói đến kinh sách Đạo giáo, thì căn bản là nhân cách. Tham hay Không Tham thì chẳng liên quan đến Trần tục. Nếu bảo "còn Tham thì nên Trần tục", vậy tức là "Trần tục thì phải Tham", và "Không tham thì chẳng phải Trần tục". Rốt cục không có nghĩa rõ ràng, vậy nên đừng chê người lầu thông kinh điển, cũng không nên đem sự lầu thông kinh điển của người để so sánh với sự thực hành của người. Nếu đem so sánh như thế thì tự biến mình thành Thiên hạ, rồi để cười Người. Sự cười này thì mới thật là đáng để Thiên hạ cười. Y tha khởi tính, Nhân quả báo ứng tuần hoàn, Rubi làm thì biết cái việc của mình là đủ rồi. Chỉ sợ nhân quả, không sợ Thiên hạ cười chê.
-
Rubi quan sát hình này và liên hệ với quan niệm Nam Tả Nữ Hữu thì thấy có sự tương đồng ấn chứng nhau ở một khía cạnh nhất định:-Lấy mặt phẳng Hoàng đạo là sự phân chia không gian, không gian chứa Bán Cầu Bắc gọi là phía Trên, không gian chứa Bán Cầu Nam gọi là phía Dưới, (một khía cạnh). -Lấy chiều hướng 'véc tơ --->' chuyển động của quỹ đạo Địa Cầu quanh Mặt Trời để phân Trước, Sau và Trái, Phải, (một khía cạnh tiếp theo). -Tổng hợp hai yếu tố trên sẽ thấy ra: +Phía trước ứng với Quái Ly +Phái sau ứng với Quái Khảm +Bên trái ứng với Quái Càn +Bên phải ứng với Quái Khôn -So sánh hệ quả tổng hợp trên với quan niệm Nam Tả Nữ Hữu sẽ thấy có sự khớp nhau. Nghĩa là Quái Càn ở phái bên Tả, Quái Khôn ở phía bên Hữu. (Khảo sát không gian phía trên (khía cạnh thứ ba), chưa khảo sát không gian phía dưới (Bán Cầu Nam)) 00:09.00 15-04-2011
-
Nói chung, cái nick Am_duong này cứ bám riết lấy Rubi, cái gì bất lợi cho Rubi thì nick Am_duong lại vin theo, cái gì rõ ràng minh bạch của Rubi thì nick Am_duong này lại làm cho nó lu mờ đi.Ngay từ cái hồi Rubi trở lại viết bài trên diễn đàn, dịp 10-10-2010; cái nick Am_duong gửi tin đến Rubi nói rằng, ý là Rubi không sợ người ta đổ tội lên đầu Rubi cái sự bắt chước hình ảnh nghiên cứu chỉnh lý của người khác sao? Nói có ánh sáng mặt trời chứng minh, sự thật tất cả các hình vẽ cho hai hướng nghiên cứu đều được Rubi nghiên cứu phát kiến rồi minh họa, có quá trình, có sự phát triển, (chứ không phải từ trên trời rơi xuống, bám vào một hai dấu tích ấm ớ rồi tự xưng là của mình).
-
Kính thưa các học giả và các anh chị, Rubi có hướng chính lý mới về Lý học Đông phương do đó lập ra chủ đề này. Sự hợp lý và vô lý của nội dung mới này là ngang nhau ở thời điểm hiện tại, đó là cảm nhận của Rubi. Tập hợp các ý tưởng trong các sách đã xem, các bài đã xem trên các diễn đàn ghép với nhau và hình thành một ý tưởng chính lý là trọng tâm, để chứng minh ý tưởng này, bằng cách xây dựng hệ thông nguyên lý căn bản và hệ thống phát triển liên quan. Nhấn mạnh một điểm là sự hợp lý và vô lý của nội dung là ngang nhau và rất chấn động, cho nên, khi các học giả xem thấy, sẽ có thể giật mình vì nó khác hoàn toàn với các khái niệm cơ bản đã được phổ biến. Vậy, Rubi có đôi lời nói trước, và cũng không có đề nghị nào cho chế độ đặc biệt của chủ đề này, trước mắt là như vậy. Lời nói đầu để khái quát về ý tưởng này là: -Định nghĩa Âm dương và Ngũ hành: Âm và Dương là hai đối tượng Đồng hành. Ngũ hành là năm dạng Đồng hành của Âm dương. -Tượng và Số cùng là Nghi biểu của Âm dương Ngũ hành: Tượng thì có Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái. Số thì có 1,2,3,4,5 và 6,7,8,9,10. -Sự tương đồng về tính chất Âm dương Ngũ hành giữa Số và Tượng là: 1 và 6 với Khôn và Cấn có cùng tính chất ADNH là Âm dương của Thái Âm Thuỷ. 7 và 2 với Khảm và Tốn có cùng tính chất ADNH là Âm dương của Thiếu Âm Kim. 3 và 8 với Ly và Chấn có cùng tính chất ADNH là Âm dương của Thiếu Dương Mộc. 9 và 4 với Càn và Đoài có cùng tính chất ADNH là Âm dương của Thái Dương Hỏa. -Hà Đồ là biểu nghi của Âm dương Ngũ hành tương sinh. -Lạc Thư là biểu nghi của Âm dương Ngũ hành tương khắc.
-
Cháu tìm thấy cái hình này trên mạng ạ. Liên kết đến trang chữ trung <= kích vào đây (Hình này (Hà đồ Lạc thư đỉnh chánh diện) người ta minh họa trong một blog cá nhân, tiếng Trung hoa. Nội dung có liên quan đến thời gian 2009, có thể là thời gian phát hiện hay khai quật hoặc trao trả)Kính mến!
-
-Chấm: sáng, tối, rỗng, đặc. Cổ nhân dùng sắc đen trắng để vẽ nên mô tả chấm trắng là sáng là Dương, ứng với các số lẻ, chấm đen là tối là Âm, ứng với các số chẵn trong hệ thập phân. Khi Rubi mô tả theo cách ngũ sắc, tạm thời kiến giải chấm ứng với số chẵn là rỗng, để có nét tương đồng với vạch âm là vạch đứt; chấm ứng với số lẻ là đặc, để có nét tương đồng với vạch dương là vạch liền.Sưu tầm: Bình: -Đại khái thấy trong các hình Rubi sưu tầm, Long Mã Hà Đồ có bố cục Tròn, Thần Quy Lạc Thư có bố cục Vuông. -Nhưng Rubi đã kiến giải và minh họa thì có vẻ ngược lại, Long Mã Hà Đồ có bố cục Vuông, Thần Quy Lạc Thư có bố cục Tròn. -Long Mã hay Phụng Hoàng thì ứng với Hành Hỏa, Quái Càn, tức là Linh vật tượng trưng cho Trời. Thần Quy thì ứng với Hành Thủy, Quái Khôn, tức là Linh vật tượng trưng cho Đất. Mà cổ nhân cũng hãy nói câu "Trời Tròn Đất Vuông". Như vậy bố cục vuông tròn có thể kiến giải đó là sự phân biệt Trời Đất. Có thể kiến giải tiếp theo, Trời Đất đối nhau nên Trời mang hình tượng của Đất, Đất mang hình tượng của Trời cho nên Long Mã (Trời tròn) mang hình Hà Đồ (Đất vuông), và Thần Quy (Đất vuông) mang hình Lạc Thư (Trời tròn).
-
Phải hiểu vượt lên trên tới cái gốc là Âm Dương Thổ, rồi thì quay ra vẽ thêm cái nét Càn Khôn như thế này thì cũng có khi. Nói là Càn, là Trời thì cũng không ngoài hiện tượng Dương Thổ phát tác sức nóng từ Mặt trời lấn át cái lạnh vùng cực Địa Cầu khi vùng cực này hướng tâm Mặt Trời, gây ra thời tiết Hạ Chí. Nói là Khôn, là Đất thì cũng không ngoài hiện tượng Dương Thổ phát tác sức nóng từ mặt trời nhưng không át đi cái lạnh vùng cực Địa Cầu khi vùng cực này ly tâm Mặt Trời, gây ra thời tiết Đông Chí. Hay nói một cách khác, Càn là Đại Sứ của Dương Thổ, Khôn là Đại Sử của Âm Thổ tại Địa Cầu.
-
-Đông Tứ Tượng: Mộc xanh gồm hai quái Chấn và Ly, Hỏa đỏ gồm hai quái Đoài và Càn, hợp lại thành 4 quái ứng với Bán Cầu Đông của Địa Cầu. -Tây Tứ Tượng: Kim trắng gồm hai quái Tốn và Khảm, Thủy đen gồm hai quái Cấn và Khôn, hợp lại thành 4 quái ứng với Bán Cầu Tây của Địa Cầu. -Như vậy sẽ thấy, Bán Cầu Đông Tây có điểm tựa gianh giới (ví như mặt phẳng xích đạo là giang giới của Bán Cầu Bắc và Bán Cầu Nam) là mặt phẳng Tý Ngọ (hai thời điểm trong ngày) và thêm môt yếu tố cần xét là mặt phẳng này chứ trục Địa Câu hay chứa Trục 'Vuông góc với Mặt phẳng hoàng đạo và đi qua tâm Địa Cầu'.
-
Đồ: Đồ hình, minh họa Thư: Thi thư, nghĩa lý -Tên: Sự tương tác Âm Thổ và Dương Thổ Tiên thiên Nhị phân cục bộ_Tâm đồ Tiên thiên Nhị phân -Hành Mộc, Hành Hỏa thì thăng, Dương khí nhẹ bay lên thành Trời. Hợp lý. -Hành Kim, Hành Thủy thì giáng, Âm khí nặng đục tụ xuống thành Đất. Hợp lý. -Trong sự thăng thì Mộc sinh Hỏa, ứng với thứ tự từ Chấn đến Càn. Hợp lý. -Trong sự giáng thì Kim sinh Thủy, ứng với thứ tự từ Tốn đến Khôn. Hợp lý. -Tên gọi các quái đang dùng tạm vì chưa khám phá được rõ nghĩa toàn bộ. Khả dĩ hai quái Càn là Trời và Khôn là Đất thì manh nha có dấu vết.
-
-Khôn và Cấn: Khôn và Cấn thuộc Hành Thủy, gần với trạng thái thuần nhất Chân Âm (Âm Thổ), dó đó mà nó được tạm gọi là Hành Thổ trong Bát quái ? (rất khả dĩ) .Nếu ý cổ nhân như vậy thì cũng có thể xét thêm ý đó cũng hợp lý hay là không.
-
Đồ: Đồ hình, minh họa Thư: Thi thư, nghĩa lý -Tên: Hà Đồ Hậu Thiên Bát Quái (Rubi) Ngũ Hành Tương Khắc Hoành Đồ -Số 10: Âm Thổ, vị trí ở Trung cung (TW), 10 phần được chia 2 phần cân bằng (5x2), sự cân bằng này ứng với sự xuất hiện ở trung cung là hợp lý. Do đó ở Hà đồ thấy có số 10 xuất hiện (khác với hình Lạc Thư, không thấy xuất hiện số 10 ở trung cung). -5 và 10 đồng nhập trung cung: có thể xảy ra hiện tượng hủy diệt ? do đó mà ứng với luật Ngũ hành Tương khắc ? Hoặc cũng có thể ứng với Âm và Dương cùng chung không gian (song hỉ) thì cũng tức là sẽ biến hóa ra sự sinh thành tương khắc. Đồ: Đồ hình, minh họa Thư: Thi thư, nghĩa lý -Tên: Lạc Thư Tiên Thiên Bát Quái (Rubi) Ngũ Hành Tương Sinh Viên Đồ -Số 5: Dương Thổ, ứng vơi Mặt Trời. Mặt Trời ở trung cung của Hệ Thái Dương nói chung, và cũng là ở trung cung chu kỳ không thời gian 1 năm. -Số 10: Âm Thổ, ứng với Hệ gồm Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. Số 10 tương tác, tương giao với số 5 mà có sự dao động biến thiên của 10 các phẩn tử ở những mức độ không cân bằng 1/9 2/8 3/7 4/9 # 5/5. Điểu này cũng tương ứng với sự không xuất hiện số 10 ở Trung Cung, nhưng lại xuất hiện ở chu vi bên ngoài số 5, với một phần ẩn, một phần hiện: 1 hiện thì 9 ẩn, 2 hiện thì 8 ẩn, 3 hiện thì 7 ẩn, 4 hiện thì 6 ẩn và ngược lại. Hà Uyên: