-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Phật đạo là phải có sự thực hành, từ đó mà hông ngực lưu xuất bát nhã. Nếu không thực hành mà chỉ học thôi, mà lại cố tình đối thoại vượt khả năng thì sẽ có vấn đề, huống nữa là không hành, không học Phật.Đối thoại đẩy đủ các ý vặt vặt thì không cần làm, cho nên là thôi. Nhưng vấn đề Rubi thấy là Dare mạn đàm/phản biện có qua mặt một số "từ", qua mặt, thứ nhất là dùng từ mà không phân tích, nhưng lại có kết luận liên quan đến từ đã dùng. Không phân tích mà có kết luận thì đó chính là điểm mâu thuẫn với sự phản biện/mạn đàm.
-
Trang 729-Tu dien chu dich HOÀNG CỰC KINH THẾ SÁCH ẨN 皇极经世索隱 Trương Hành Thành thời Nam Tống soạn, 2 quyển bản của Tứ khố toàn thư chép từ Vĩnh Lạc đại điển. Sách này là một trong 7 bộ sách chuyên bàn về Dịch của họ Trương, nội dung suy diễn chủ đề trong Hoàng cực kinh thế của Thiệu Ung. Về bản gốc thì Chu Di Tôn nói: "chưa thấy" (Kinh nghĩa khảo). Tứ khố toàn thư chép từ Vĩnh Lạc đại điển xếp thành 2 quyển được đầy đủ. Đề yếu nói: "Số học của Thiệu Tử có nguồn gốc từ Trần Đoàn, khác hẳn với Dịch lý của Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử. Thuật này vốn đã được đem truyền dạy cho Trình Tử, nhưng Trình Tử không nhận. Chu Tử cũng nói là "Dịch ngoại biệt truyền", người không chuyên nghiên cứu về Thuật số không thể nắm được đầu mối. Nhà Nho có người dẫn sách này để giải Dịch, có người dẫn Dịch để giải sách này, lẫn lộn lung tung, không thể làm sáng tỏ cho nhau. Hành Thành đã mất rất nhiều công sức nghiên cứu học thuyết của Thiệu Tử, nhưng vì ông chưa tường về Tượng số, lại suy diễn ý nghĩa của nó, nên gọi là "sách ẩn". Tống sử-Nghệ văn chí nói chỉ có 1 quyển, nhưng biểu dâng sách của Hành Thành nói là 2 quyển, rõ ràng Tống sử đã nhầm. Nay theo nguyên biểu, chia làm 2 quyển"
-
Giang hồ học thuật hay võ lâm, ai lại đi áp đặt người khác sử dụng chiêu thức nào, binh khí nào, ngược lại, người ta rất coi trọng sử dụng đúng sở trường để tham dự. Dare và Nick Vuivui có chung một cái, đó là vấn đề miệt thị người khác nhưng thực chất chưa đến tầm, chưa đạt đến khả năng đó.Rubi không ra chiêu trước, tự nhiên như thế, cho nên mọi sự nhận xét có tính tiêu cực của Dare đều là do cá nhân Dare làm ra mà thôi. Những nhận xét đó Rubi không nhận, cho nên Dare phải trưng nó ra trong chủ đề này mãi thế, nó sẽ theo mãi chủ đề này, nó không có tác dụng như ý Dare. Nhưng tóm lại, sự mạn đàm của Dare trong vấn đề của topic này có sự qua mặt một số "từ" trọng tâm. Và đó chính là điểm để Rubi tham gia phát biểu trong chủ đề này, rồi thì sau đó Rubi đối thoại theo các ý mà Dare chủ động khơi mào. Nhưng Dare lại cho rằng Rubi đi lạc đề; đâu phải Rubi lạc đề. Rubi vẫn có thể đối thoại, và hạn chế tính chất miệt thị đối với người khác, mặc dù tất cả nếu đã có sự miệt thị thì đó chỉ là yếu tố phụ mà cái Tôi của Dare tự chiêu cảm. Sự thật, đa phần những cảm giác trong đối thoại đều là lẽ đương nhiên.
-
ĐỨC PHẬTNghĩ rằng có thể ĐỨC là Từ, Bi, Hỉ, Xả. Phật là Toàn Giác Nhưng Đức có thể có yếu tố khác nữa. Trong chùa thì thờ Đức Phật, chùa lại được xây ở trên những ngọn núi lớn, những nơi bảo địa. Núi lớn, Bảo địa ứng với sự Tài. Có tài thì lại phải có Đức để hóa giải cho nên trên núi phải thờ người có Đức, và như vậy không gì hơn là thờ Phật. Cũng vì nghĩa lý này mà có thể góp thêm yêu tố để quyết định gọi Người Toàn Giác là Đức Phật. Tài Đức Tài Tài phi Tài. Sơn Phật Sơn Sơn phi Sơn. Đạo Phật là Chân lý tuyệt đối cho nên Đạo Phật là Đạo Phật, nghĩa là không cần điền vào chỗ trống câu: Đạo Phật là "...". Và khi nói Đạo Phật là Khoa học, Đạo Phật là Triết học, Đạo Phật là Tôn giáo thì phải hiểu đó là sự hóa thân của Đạo Phật, diệu dụng của Đạo Phật. Người hiểu có hệ thông thì mới có thể dùng đúng lúc đúng chỗ sự hóa thân này. Nói Đạo Phật là Tôn giáo, là Khoa học, là Triết học mà không biết Đạo Phật là Đạo Phật thì chưa triệt (triệt để). Ví sao nói Đạo Phật là Đạo Phật ? Thiền ngữ có câu Ta là chẳng phải Ta. Chữ Ta thứ nhất, theo nghĩa thứ nhất, Ta là Chân Tâm, vì thế có thể nói Ta là Ta. Chữ Ta thứ hai, theo nghĩa thứ nhất, Tà là Vọng Tâm, vì thế mà nói Chân Tâm chẳng phải Vọng Tâm. Chữ Ta thứ nhất, theo nghĩa thứ hai, Ta là Vọng Tâm, vì thế có thể nói Ta là chẳng phải Ta, cũng tức là Vô Ta, Vô Ngã, Tính Không, Giả (Hữu vi) tướng Vô thể (đối với Chân (Vô vi) thể Vô tướng). Từ đó có thể hiểu cách nói Đạo Phật là Đạo Phật.
-
Trang 729-Tu dien chu dich HOÀNG CỰC KINH THẾ QUAN VẬT NGOẠI THIÊN DIỄN NGHĨA 皇极经世官物外篇衍義 Trương Hành Thành thời Nam Tống soạn, 9 quyển, bản Tứ khố toàn thư chép từ Vĩnh Lạc đại điển. Sách này chuyên trình bày nghĩa của sách Hoàng cực kinh thế - Quan vật ngoại thiên của Thiệu Ung, là một trong 7 bộ sách Dịch học của Trương Hành Thành. Hoàng cực kinh thế gồm 2 phần chính là Quan vật nội thiên và Quan vật ngoại thiên. Họ Trương cho rằng "Nội thiên" lý sâu mà số lược. "Ngoại thiên" số tường mà lý rõ, người học tiên thiên nên bắt đầu từ Ngoại thiên, vì thế bổ khuyết, đính chính, đem nguyên văn ứng theo loại mà giải trình nội dung làm thành sách này. Sách này 3 quyển đầu nói về Số, 3 quyển giữa nói về Tượng, 3 quyển cuối nói về Lý, đều do họ Trương theo ý riêng mà sắp đặt, không phải là trật tự của sách gốc. Tứ khố toàn thư xếp vào "Tử bộ, Thuật số loại", Đề yếu chỉ rõ: "Sách của họ Thiệu do tạp toản mà thành, vốn không có nghĩa lệ, Hành Thành chia loại sắp xếp, đầu mối dễ tìm, lại rất có mạch lạc. Dẫu Càn Khôn đóng mở, biến hóa vô cùng, Hành Thành theo hình vẽ cũ, giải nghĩa theo từng câu, về cái vi diệu tự nhiên của tạo hóa chưa hẳn đã thấy được, nhưng cái học của họ Thiệu thì có thể nói đã ý hội tâm lĩnh. Ngụy Liễu Ông nói: Ông đã nắm được tường tận Dịch số, nếu mà sách không truyền hết thì từ đời Tống đã thất truyền rồi. Kinh nghĩa khảo của Chi Di Tôn chỉ nói đến Hoàng cực kinh thế sách ẩn mà không nói đến sách này, cho thấy sách đã mất từ lâu. Nhưng Vĩnh Lạc đại điển vẫn chép được trọn bộ, nay theo tên cũ, vẫn đóng thành 9 quyển".
-
Phật học là Phật học, Phật giáo là Phật giáo nói như vậy thì không ai lại suy ra Phật học không phải Phật giáo. Nói vậy là để nhấn mạnh, để đầy đủ thêm, thế mà Dare nhanh nhẩu ngộ nhận đó là điểm sở hở, rồi viết thành sự sơ hở và cho đó là ý của tác giả, tâm lý phản biện như vậy thì rất dễ không khế hợp với chính tiêu chuẩn khoa học mà Dare đã khép góc.
-
Vĩnh Lạc đại điển Vĩnh Lạc đại điển ( (chữ Hán giản thể: 永乐大典, chính thể: 永樂大典, latin hóa: Yǒnglè Dàdiǎn)) là một bộ bách khoa toàn thư của Trung Quốc được biên soạn theo lệnh Minh Thành Tổ từ năm 1403 đến năm 1408. Đây là một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới và cho đến nay đây vẫn là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của thể loại này. Lịch sử Theo lệnh của hoàng đế nhà Minh là Minh Thành Tổ hay Vĩnh Lạc đế, ban đầu khoảng 147 người làm việc dưới sự giám sát tu sửa của nội các đại học sĩ Giải Tấn và vào năm 1404 đã hoàn thành với tên gọi là Văn hiến tập thành. Sau khi xem xét, Minh Thái Tổ cho rằng phần lớn chưa hoàn chỉnh nên năm 1405 ông lại ra lệnh cho thái tử thiếu phó Diêu Quảng Hiếu, Lễ bộ thượng thư Trịnh Tứ, Hình bộ thị lang Lưu Quý Trì, Giải Tấn cùng trên hai nghìn học giả làm việc từ năm 1405 tới năm 1408 để tập hợp hơn 8.000 văn bản thuộc nhiều thời kì của lịch sử Trung Quốc. Các văn bản này đề cập tới đủ mọi lĩnh vực từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cho đến nghệ thuật và tôn giáo cũng như các văn bản ghi chép lịch sử. Bộ sách được hoàn thành năm 1408 tại Nam Kinh Quốc tử giám (南京國子監) với tổng số 22.877 (hoặc 22.937) cuộn được chia thành 11.095 tập với 50 triệu chữ và chiếm thể tích khoảng 40 mét khối. Do kích cỡ quá đồ sộ nên Vĩnh Lạc đại điển chỉ có một bản duy nhất mà không được khắc in. Tới năm 1557 thời Minh Thế Tông hay Gia Tĩnh đế, bộ sách suýt bị hỏa hoạn trong Tử Cấm Thành thiêu hủy vì vậy Vĩnh Lạc đại điển được chép thêm một bản theo lệnh của hoàng đế nhà Minh. Trải qua nhiều biến loạn lịch sử, đặc biệt là sự kiện Liên quân tám nước tấn công hoàng cung nhà Thanh trong thời gian phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, Vĩnh Lạc đại điển bị hủy hoại phần lớn và cho tới nay người ta chỉ còn lưu giữ được khoảng chưa đầy 400 tập của bộ sách này. Bộ sưu tập trọn vẹn nhất các tập Vĩnh Lạc đại điển hiện được cất giữ tại Thư viện Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh. Năm 1962, một phần của bộ sách gồm 109 tập đã được xuất bản. Vĩnh Lạc đại điển bản in 1403 Nguồn: wikipediaĐộc giả nào có bản Vĩnh Lạc Đại Điển chữ Hán, đồng thời có thể upload lên mạng để chia sẻ với các độc giả không ?
-
@ độc giả: Nói riêng sự phản biện (và nói chung sự nghiên cứu), thứ nhất phải tiếp cận được, nhìn thấy thoáng thoáng được hệ thống vĩ mô, thứ hải phải cụ thể được "đơn vị" từ ngữ chuyên ngành. Muốn hiểu được một câu nói thì phải hiểu được tất cả các từ trong câu nói đó, phải định nghĩa hay là mổ xẻ các từ là điểm nhấn. Thêm một yếu tố này vào thì nó lại là phương tiện tốt để đồng đẳng, đối lập với tất cả nội dung định hướng đánh giá lý luận mà chủ topic đã đưa ra. Hãy thử, có không những từ (từ ngữ) cần mổ xẻ và định nghĩa để xây dựng nội dung phản biện vấn đề hay mạn đàm vấn đề ? Nếu có thì người phản biện có mổ xẻ nó hay chưa, hay là đã "qua mặt" nó. Chính vì qua mặt từ đơn điểm nhấn cho nên sự phản biện/phản đối bị phản tác dụng. Ví dụ từ đơn như là huyệt đạo Ví dụ giải thích từ đơn như là công lực Vậy, người phản biện có chịu luyện công để đánh trúng được huyệt đạo ? Vấn đề này thì lại phải đầu tư thời gian và nhiệt huyết tương đối ngang bằng với người khơi mào đặt vấn đề, nhìn chung rồi đánh giá thì dễ thấy là không tưởng.
-
@ độc giả: Phật học là Phật học, Phật giáo là Phật giáo. Tức là: Phật học không phải Tôn giáo Phật học không phải Triết học Phật học không phải Khoa học Mà chỉ là những ngoại đạo này đồng hóa những kiến giải lĩnh vực với Phật học. Phật học, Phật giáo là giác ngộ sự thật. Không có Tôn giáo nào tốt nhất mà chỉ có Sự thật. Ví Tôn Triết Khoa là Ba ngọn núi, lại nói trên núi không có Phật, nhưng trong trường hợp này thì trên núi có Phật.
-
Chẳng phải Phật học thì người ta có thể học lên cao ngất.Học lên cao ngất thì người ta mới đồng ý Phật giáo là Tôn giáo của Thế giới. Cho nên, mỗi người tùy theo kiến giải lĩnh vực, tham gia. Học lên cao ngất, mà không có trình độ trải nghiệm Phật học để hóa giải thì"..."độc giả tự ngộ 3 chấm. Từ Không tính và Nhân quả thì có thể ẩn đi để nói rằng Bất định và Nhân quả, thế chẳng phải Rubi cũng có tầm nhìn đó sao. Có nhiều người hay không thích nói đến Phật giáo, song người xưa vẫn nói có tài phải có đức, cái đức đó không gì hơn chính là Phật giáo thực hành.
-
Người cao siêu thì ta đây cũng cao siêu, nên như thế thì hay. Nhưng được chỗ cao siêu thì cũng phải một phen hạ tâm tầm Thầy cầu Đạo chứ không phải từ trên trời đùng một cái thành cao siêu đâu. Ngôn từ cao siêu, nó là cái nét bình thường và tự nhiên của trí tuệ căn bản, mà cái hạt giống này thì ai cũng sẵn có, chỉ là một phen gặp bạn tốt thầy lành là có thể.Nếu có một quá trình căn bản thì đó chính là nền tảng của cao siêu, khi đã có nền tảng thì những ngôn từ khúc triết ngắn gọn nhuận văn chính là những khẩu quyết khai mở trí tuệ cho người đã có căn bản nội lực, có căn ngộ tính. Nhưng khi chưa có căn bản thì nói rằng như thế đó là cao siêu thì cũng là lẽ đương nhiên, vậy cũng nên giải thích. Trước khi giải thích thì thử nhìn lại xem Rubi có đi lung tung lạc đề ở đối thoại trước hay không. Trong đối thoại đó, cái điểm nhấn là từ cái ngữ "bất định và nhân quả". Nói đến bất định và nhân quả thì thà nói tời Không tính và Nhân quả thì sẽ là chuyên môn hơn. Và Rubi đã dẫn giải về Không tính và Nhân quả. Chỉ có thế, vậy có đi lung tung lạc đề hay là không. Nếu bảo rằng thế là lạc đề thì cái nhân của nó là ngữ "bất định và nhân quả". Nếu ngữ "bất định và nhân quả" nằm trong vấn đề của chủ đề thì Rubi không có lạc đề chút nào. Y tha khởi tính: -Y: nương tựa -Tha: cái bên ngoài, người ngoài, vật ở ngoài. Ví dụ, kiến tha mồi từ ngoài vào bên trong tổ. -Khởi: khởi -Tính: cái thật, cái bản chất -Y tha: nương tựa vào các thứ bên ngoài -Khởi tính: tính cách được xây dựng nên -Y tha khởi tính: nói dễ hiểu là bản chất được tạo nên, được xây dựng nên bởi các thứ bên ngoài. Ví dụ: Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình, năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp. Đó chính là Y tha khởi tính, nhưng con người sinh ra, không học thì không biết được như thế, và do huân tập cho nên lại: chấp cho là thật, quên mất pháp thân, sinh dâm sát trộm, bèn thành ba nghiệp. Tạm nói ít thế, không ai đó lại bẩu là dài dòng.
-
Bất định và Nhân quả.Chính tông Phật giáo nói các pháp Tứ đại duyên sinh, y tha khởi tính. Y tha khởi tính tức là Không tính. Nương vào sự duyên sinh-y tha, từ đó mỗi pháp có thể gọi tên, cái bàn, cái ghế, cái máy tính, mặt trời, mặt trăng...vv. Ngay nơi con người, ngũ ấm y tha khởi tính, tức là ngũ ấm duyên sinh. Điểm này người ta hay gọi là chữ KHÔNG của trí tuệ Phật giáo, song nhiều người thích phân tích (ví dụ luôn, như một sự phân tích trước đây của Tử Bình Gia Gia: 'tính chất âm hay dương của quái dựa vào tính chất âm hay dương của hào thượng') và rơi vào ngờ nghệch rồi cho rằng KHÔNG cả nhân quả. Sự thật Tính không ví như Tay phải thì Nhân quả ví như Tay trái, Tính không ví như Mắt phải thì Nhân quả ví như Mắt trái. Vì dụ nói theo tính hài hước để đánh giá về các kiến giải tà lệch; nhiều người dựa vào Tính không để 'Không nhân quả' luôn thì đó chẳng phải tự móc một mắt hay sao. Rubi nêu ra thông tin như vậy, độc giả có thể so sánh với các yếu tố trong các ý kiến khác để tự có nhận định. Ví dụ có thể nhận định : "Ý kiến này- 'Đến đây thì ta lại thấy cần thận trọng để không bị nhầm lẫn giữa Không tính và Nhân quả'-thế tức là Không tính và Nhân quả là 2 "thế giới" khác nhau. Như vậy, đó là một sự lầm lẫn."
-
Cái này Rubi xem, có ý kiến.-Vấn đề về "lý thuyết thống nhất", chắc nick Vuivui cũng đã có ý kiến đối với các ý kiến về vấn đề này, theo hướng phản biển/phản đối thì tương thích với ý kiến của nick Vuivui lắm. Và để xem Dare ý kiến y theo ai, nếu có. -Vấn đề về Ứng dụng Phật giáo, ứng dụng đầu tiên là Tâm ngay thẳng, là tương đồng với yếu chỉ của logic, phải vận dụng triệt để không ngừng thì mới có thể chuyển vật chuyển chữ mà không bị các pháp chuyển, cảm tình, cảm tính chuyển, thiên lệch chuyển. Phật giáo nói các pháp ngoại đạo là mê tín, không oan tí nào, dù cho có chứng minh các pháp ngoại đạo là khoa học nhưng thử quan sát xem, yếu tố con người, vận dụng được một chút thì đã bị các pháp chuyển, tâm tham sân si nổi lên, rồi con người với trí thức ngoại giáo sẽ không biết là cái gì. Phật giáo là Giác ngộ, là giải thoát, cho nên càng vận dụng tinh thần giải thoát thì càng không dính mắc, đã không dính mắc thì mới đạt tới chí công vô tư khi tham gian vấn đề và nghiên cứu vấn đề. Nhân tâm quả thực cong queo nến sợ bàn đến Phật giáo trong không gian lý học, thực tế vì không ứng dụng được cái tinh thần sáng suốt nhất, chính là tinh thần giải thoát của Phật giáo, vào trong mọi lúc vấn đề cho nên thành ra có thành kiến, muốn né tránh, qua mặt Phật Nhãn để trói buộc vấn đề vào mình (bị vấn đề chuyển hay không thì phải xem ngấm trí tuệ Phật giáo đến đâu).
-
Đức Phật có rất nhiều danh hiệu, một trong những danh hiệu là Thiên Nhân Sư, tức là Thầy của Trời và Người, vị Thầy chỉ đường Giác ngộ Giải thoát. Trong ba cõi lành, Trởi cao nhất, tiếp theo là A tu là, sau là Người. Bộ đội thuộc cõi Thiện A Tu La; nên dùng tư công lao to lớn thì thích hợp hơn là công đức vô hạn.Cái chính là đã phân biệt rõ các Pháp giới, Pháp giới nào thì có Thánh chúng hoặc chúng sinh của Pháp giới đó. Các pháp giới thuộc thiện hay ác thì vẫn là Phàm, Lục Phàm, còn pháp giới Thánh thì có bốn, gọi là Tứ Thánh. Phàm và Thánh được phân biệt rõ, ở đây là Pháp giới Phật và Pháp giới A Tu La. Ý kiến còn lại giành cho độc giả, Rubi chỉ ý kiến thêm thông tin.
-
Nick Vuivui nói đến sự phản biện trực tiếp. Bình thường thì câu nói này không vấn đề gì, nhưng thực tế nó lại có vấn đề khi nhìn từ bên trong, sự kiện này và sự kiện trước. Nick Vuivui, nếu thật sự có chỗ trụ vững ở tuvilyso thì vấn đề này rất có triển vọng là vấn đề. Cùng một tác giả có những bài viết và những chủ đề khác nhau, nhưng ở diễn đàn mà có nick Vuivui là thành viên thì bài viết của tác giả đó đã bị làm cho ẩn đi, không Trực Tiếp Hiển Thị, với tinh thần như vậy và áp dụng sự bình đẳng thì mọi bài viết của tác giả đó đều phải đối thoại phản biện bảo vể trong sự, một là Trực Tiếp Hiển Thị ở tất cả các diễn đàn, hoặc một là chỉ Gián Tiếp Hiển Thị ở tất cả các diễn đàn. Cho nên, có lẽ cái quyền dùng từ "trực tiếp" của nick Vuivui đối với sự phản biện tác giả của những chủ đề nghiên cứu, sẽ không còn là tự do hoàn toàn. Tất nhiên nói như vậy, kết luận như vậy trong trường hợp nick Vuivui có tham gia ý kiến trong các sự kiện. Còn không thì không thành vấn đề. Vấn đề thứ hai là "Phí công và mất thời giờ". Mất thì giờ cho sự đối thoại với cái mông lung của một người khác. Nhưng mà trong trường hợp này, người khác đó bị Vuivui có thành kiến, mà thành kiến cho những phát kiến chỉnh lý, chỉnh lý cái lý thuyết đã tồn tài mấy ngàn năm. Mất thì giờ cho cái vấn đề mấy ngàn năm tồn tại bị phát hiện có vấn đề thì có nên mất hay là không. Nói như vậy trên cơ sở vấn đề con người. cùng một người, chỗ này thì nói thế này, chỗ kia thì nói thế kia, so sánh tinh vi và thấy cái sự mâu thuẫn trong những tình huống. Đó cũng là những thực tế vấn đề con người và chân lý cho mỗi vấn đề, chứ không đơn thuần chân lý mỗi vần đề đều có thể tồn tại độc lập mà không bị ảnh hưởng bởi những người, ở đây là người tham gia đối thoại, xa hơn một chút là người liên quan (cùng lĩnh vực).
-
Chẳng biết cái nhân xét của Vuivui "Đừng bận tâm những ý kiến không đâu, kiến thức thì mông lung" dành cho ai. Giả sử mà nói đến Rubi thì Vuivui thật là không ngay thẳng. Chưa cần biết mông lung nó ra làm sao nhưng trong cái mông lung này nó có cái rất đúng và quan trọng, đồng thời có sự phản biện của Vuivui rồi, nhưng sự phản biện đó đã đi chệch hướng và gây ra nhiều thành kiến.Thử hỏi, bất cứ một nhà nghiên cứu ở bất cứ một lĩnh vực nào, họ có sự mông lung hay là không ? Rubi nghĩ rằng, mông lung càng nhiều thì chân lý càng tuyệt. Có mông lung thì mới có chân lý, có quặng thì mới có vàng, có nháp thì mới có công trình, công trình càng lớn thì nháp càng nhiều, nháp càng nhiều thì tức là mông lung càng khủng. Mùn cưa và bào gỗ là cái không thể không có của một tay thợ mộc rắn rỏi.
-
Công trình và Đánh giá Công trình là hai lĩnh vực khác nhau. Dare có vẻ đang là người Đánh giá Công trình thì phải. Quân từ thì nhiều người có Công trình, tiểu nhân thì nhiều khi cũng hay Đánh giá Công trình, chẳng phải rời vào trường hợp "Nhà Phê bình triết học cao hơn là Triết học gia". Tuy là Rubi đã từng nói tới sự khác nhau giữa Phê Bình Triết Học Gia và Triết Học Gia, trước đây; và bây giờ có thể bổ xung, người ta hay có tinh thần "Nhất ngôn cửu đỉnh" vậy hãy chia phần, một phần là Một Nhà Bình Luận Phê Bình Triết Học Nghệ Thuật, chín phần là Một Nhà Sáng Tác Triết Học Nghệ Thuật. Khi làm một nhà sáng tác, có tác phẩm thì sẽ hiểu được quân tử và tiểu nhân có liên quan gì đến chân lý khoa học.
-
Nếu mà nick Vuivui áp dụng đúng các tiêu chuẩn của Dare nêu ra thì rất hay, nhưng thật tế thì không như vậy. Vậy Dare xếp nick Vuivui mức số mấy ? Ví dụ nick Vuivui chửi thẳng vào một phát kiến đúng của Rubi. Trong tình huống này, áp dụng được các lý luận mà Dare đã đưa ra hay không. Cho nên, nick Vuivui đã lên tiếng ủng hộ Dare thì Rubi cũng nói thêm để ba mặt một lời. Phản biện thì không phản biện, phản đối chưa xong thì Vuivui chửi. Rubi không vu cáo cho Vuivui đâu; nick Vuivui chửi thẳng vào phát kiến Thái Cực Thổ của Rubi. "Cách tư duy tiến đến chân lý", một câu nói định hướng hay, tốt, nhiều người khen. Nhưng lý và sự phải tương ưng, Rubi nghiên cứu, đó là sự, có sự thì Rubi đủ tư cách dùng lý để bảo vệ, ấy thế mà Dare lại nhận định như vậy là cảm tính. E rằng đó là một nhận định cảm tính của Dare, đó lại là giỏi môn LLSL rồi. Nếu không có một Rubi thì một giang hồ học thuật sẽ đang như thế nào ?
-
Chủ đề mạn đàm "định mệnh có thật hay không", lạ một cái là tuy có tham gia đối thoại nhưng Rubi lại không tham gia gì cả. Chỉ là xem tới, thấy một số điểm cần nói thêm vào thì nói. Điểm thứ nhất, để phản biện một vấn đề thì người phản biện phải có dư tâm trí và đạo lực, như vậy thì, ít nhất có thể sử lý tình huống như không "kết luận đánh giá vấn đề vội vàng" (vừa là cách phản biện cẩu thả vừa là một sai lầm tình huống (không biết thì không sai, nhưng nếu cố tình kết luận vượt quá sức mình thì lỗi))", như phá đi cái cũ trong mục đích chính là phát triển cái mới chứ không phải chỉ phá đi rồi ra sao thì ra, và như phá đi cái bên trong mà vấn đề không bị nội công ngoại kích. Điểm thứ hai, nói là lý thuyết lý luận được xây dựng từ thực tế và đang thực tiễn ứng dụng, nhưng có một điều là khi ứng dụng thực tiễn thì chỉ nhìn thấy đằng trước mà không nhìn thấy đằng sau, chỉ thấy được cái trong ánh sáng mà không thấy được cái trong bóng tối. Cũng tức là, khi chưa tự có được chân lý vấn đề mà lại phản biện vấn đề công khai thì e là trong "giang hồ" học thuật quân tử thì bị hại mà tiểu nhân lại đắc ý.
-
Chủ đề đang diễn biến ở phương pháp đối thoại.Rubi bổ xung thực tế về môi trường học thuật, tình hình đạo tâm tốt xấu điển hình; và không cố tình nói đến ai trong chủ đề này, mà là sự cân bằng cho phương pháp đối thoại mà Dare đã sưu tầm và đưa ra, như vậy thì cũng là tham gia vào vị trí mà làm cho sự đối thoại không diễn biến tiêu cực theo cái nhìn và kinh nghiệm của Rubi. Các lỗi LLSL thì Dare nêu ra đó, sưu tầm đó, nó ứng với lý thuyết, còn thực thế áp dụng thì cần một cái nhìn tổng quan môi trường học thuật để rồi cân nhắc lời nói khi phản biện thực tế trong topic này.
-
-Phụ: phụ giúp cho sự biến dịch, ứng với "Vô Cực Nhi Thái Cực"-Hào Dương, ứng với Mặt Trời-Thiên -Mẫu: khuôn mẫu cho sự biến dịch, ứng với Hữu Cực Nhi Lưỡng Nghi-Hào Âm, ứng với Mặt Trăng/Địa Cầu-Địa -Cũng có thể gọi là Phụ Tượng, Mẫu Tượng của Hệ Thống Tượng-Dịch Học Quần Kinh -Nội Ngoại: Nội ứng với Phụ, với Vô Cực Thái Cực, thực tế thì ứng với Mặt Trời. Ngoại ứng với Mẫu, với Hữu Cực Lưỡng Nghi, thực tế ứng với Mặt Trăng/Địa Cầu. Địa Cầu xoay quanh Mặt Trời mà tạo thành hệ một cặp Nội Ngoại, Nội Dương, Ngoại Âm.
-
Học giả nghiên cứu thì căn bản là dụng tâm, giả học đạo văn thì cũng không ngoài dụng tâm. Nhưng có điểm khác nhau là một dụng tâm mà sinh tâm, một dụng tâm mà bỏ rơi tâm, cũng tức là một thì dụng sinh thể, một là dụng khắc thể. (Rubi giơ tay tham gia vài lời, cái này song song với cái đối thoại liền trước).
-
Linh cảm có thể đồng hành với sự thông minh và khôn ngoan, không giống như khôn lỏi thường đồng hành với sự lanh lợi. Khôn lỏi thì đôi khi có thể con người ta đạo lý đạo văn rồi lại đi tranh hùng đấu đảm, kể cả trong giới học thuật hay là võ lâm. Ví như Quốc sư Thổ phiên Cưu Ma Chí, học trộm được 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm rồi lại huyênh hoang đến Thiếu Lâm Tự để thi công đấu lực, đấu thua thì lại dùng ám khí sát hại đối phương. Nếu thực tế, một là đã đảm bảo được môi trường học thuật đã được thanh lọc, hoặc hai là nhìn ra được ai là học giả ai là giả học thì khi này ngay thẳng phản biện mới có thể có một kết thúc viên mãn. Học giả nghiên cứu thì có sai có đúng, còn giả học thì chỉ có đúng mà không có sai, cái nào là dịch cái nào chẳng phải dịch ?
-
Chu kỳ biến dịch gồm có quá trình Dương Khí Tăng và Âm Khí Tăng, đó là cơ sở để thấy quá trình Bán Chu kỳ Dương khí Tăng nên (nên xác định; ko phải cho nên ) được xác định là Dương Cực, quá trình Bán Chu kỳ Âm Khí Tăng là Âm Cực. Và như vậy, các đối tượng phần tử trong mỗi cực đã có được cái Thể rõ ràng.Theo sự thuận lý, cái Dụng sinh cái Thể thì sẽ là tốt đẹp hoàn hảo, vì vậy cũng nên xem Quái Càn là Quái Thể của Dương Cực, Quái Khôn là Quái Thể của Âm Cực. Quái Càn ứng với Dương Khí Vũ Trụ (không thời gian) cực thịnh, tăng đến đỉnh điểm. Quái Khôn ứng với Âm Khí Vũ Trụ cực thịnh, tăng đến đỉnh điểm. Có Tăng thì phải có Giảm, có Giảm thì tức là Phản Biến. Phản tức là đối lập, biến thức là điểm quá độ của thời kỳ quá độ. Thời điểm Phản biến là thời điểm từ Cực Âm chuyển sang Cực Dương, từ Cực Dương chuyển sang Cực Âm. Thời gian, Dương Tăng đến tột đỉnh thì đó gọi là Thái Dương (Dương Lớn Mạnh), phản biến, Dương Giảm thì gọi đó là Thiếu Dương. Thời gian, Âm Tăng đến tột đỉnh thì đó gọi là Thái Âm (Âm Lớn Mạnh), phản biến, Âm Giảm thì gọi là Thiếu Âm. Tóm lại: -Dương Cực: nguyên lý là Bán Chu Kỳ Dương Khí Tăng (Dương Khí Tăng là một Bán Chu Kỳ) -Âm Cực: nguyên lý Bán Chu Kỳ Âm Khí Tăng (Âm Khí Tăng là một Bán Chu Kỳ) -Hai phần của Dương Cực là Mộc và Hỏa, Mộc sinh Hỏa -Hai phần của Âm Cực là Kim và Thủy, Kim sinh Thủy -Biến: có Tăng thì phải có Giảm -Phản phục: biến là phản phục, Vũ Trụ quá độ Âm sang Dương, Dương sang Âm. -Tăng Giảm: Dương Tăng, Dương Giảm. Âm Tăng, Âm Giảm. Tăng này là tăng đến tột đỉnh, đến tột đỉnh thì phải Giảm. Bắt đầu Giảm là bước sang đối cực., cực đối lập. (phụ ý ở đây là nên phân biệt sự đồng thời và không đồng thời. Tăng Giảm đồng thời là trong Âm Tăng thì có Dương Giảm, trong Dương Tăng thì có Âm Giảm. Tăng Giảm không đồng thời là trước có Dương Tăng thì sau Dương Giảm, trước có Âm Tăng thì sau có Âm Giảm) -Âm Giảm: là hiện tượng Âm khí còn mạnh mà Dương khí mới sinh ở đầu quá trình của Dương Cực. -Dương Tăng: là hiện tượng Dương khí đang mạnh mà Âm khí đang tuyệt ở cuối quá trình của Dương Cực. -Dương Giảm: là hiện tượng Dương khí còn mạnh mà Âm khí mới sinh ở đầu quái trình của Âm Cực. -Âm Tăng: là hiện tượng Âm khí đang mạnh mà Dương khí đang tuyệt ở cuối quá trình của Âm Cực. -Thiếu Âm Mộc: Âm khí bắt đầu giảm, Dương khí bắt đầu sinh, thuộc Dương Cực -Thái Dương Hỏa: Dương khi thịnh, Âm khí tuyệt, thuộc Dương Cực. -Thiếu Dương Kim: Dương khí bắt đầu giảm, Âm khí bắt đầu sinh, thuộc Âm Cực -Thái Âm Thủy: Âm khí thịnh, Dương khí tuyệt, thuộc Âm Cực
-
Thống kê cục bộ các cặp số "đồng thời, đối lập":-Đồng thời: Trong một mùa. -Đối lập: " 'Đầu mùa so với cuối mùa' và 'Bán cầu bắc so với Bán cầu nam' ". Xuân Bắc và Thu Nam: Lập Xuân Bắc và Thu Phân Nam ứng với 8 và 7, tổng bằng 15 Xuân Phân Bắc và Lập Thu Nam ứng với 3 và 2, tổng bằng 5 Hạ Bắc và Đông Nam: Lập Hạ Bắc và Đông Chí Nam ứng với 4 và 1, tổng bằng 5 Hạ Chí Bắc và Lập Đông Nam ứng với 9 và 6, tổng bằng 15 Thu Bắc và Xuân Nam: Lập Thu Bắc và Xuân Phân Nam ứng với 2 và 3, tổng bằng 5 Thu Phân Bắc và Lập Xuân Nam ứng với 7 và 8, tổng bằng 15 Đông Bắc và Hạ Nam: Lập Đông Bắc và Hạ Chí Nam ứng với 6 và 9, tổng bằng 15 Đông Chí Bắc và Lập Hạ Nam ứng với 1 và 4, tổng bằng 5 Cách thống kê này được nêu ra để so sánh và/hoặc loại bỏ 2,3...các trường hợp sau: -Trường hợp loại bỏ: loải bỏ đi cách thống kê 2 trong hướng 2. Tức là 1234, 9876. +1 Đông Chí Nam +2 Lập Thu Bắc +3 Xuân Phân Nam +4 Lập Đông Bắc +9 Hạ Chí Bắc +8 Lập Xuân Nam +7 Thu Phân Bắc +6 Lập Hạ Nam Nhận xét: cách thống kê 4 đối tượng liên tiếp kiểu này động tới không thời gian 3 mùa, và các số tuy liên tiếp nhưng không có sự cân xứng về đường đi hình học. Kết luận, "lâm sàng" có vấn đề nếu lấy đây làm yếu tố thông tin tham khảo phát triển. -Trường hợp loại bỏ: loại bỏ với cách thống kê số theo cực, cực theo quái. Quái Cực là Càn Đoài Ly Chấn, Tốn Khảm Cấn Khôn, theo đó Số tương ứng là 9438, 2761. Cách thống kê này không thể cân bằng đối cực, nếu theo sự truy tìm cân bằng tổng độ số mỗi cực. Thực chất nó có giá trị khi truy tìm sự ở cấp độ tổng quát cả hai cực địa cầu, và nếu xét trên một cực địa cầu thì thấy có sự đối cực lớn nhỏ về độ số (98 > 76, 43 > 21) -Trường hợp so sánh: so sánh với cách thống kê trong hướng 1. Tức là 1234, 6789 (510). +1 và 2 là Nhỏ, đối với Lớn, 3 và 4 là Lớn. 1 + 4 = 5, 2 + 3 = 5 (Thủy Hỏa Mộc Kim đủ cả) +6 và 7 là Nhỏ, đối với Lớn, 8 và 9 là Lớn. 6 + 9 = 15, 7 + 8 = 15 (Thủy Hỏa Mộc Kim đủ cả, vế còn lại) (+5 và 10 là Lớn Nhất).