-
Số nội dung
580 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Thiên Huy
-
Có lẻ anh QuangVinh muốn dùng PTKT khuyên ace nên mua bán. TH cổ cũ anh làm điều này nhưng ở chủ đề khác (chẳng hạn PTKT TTCK) ngay trong hộp chủ đề "LVĐT và TTCK" này nhằm : + tạo thêm nguồn thông tin cho ace thích PTKT tham khảo. + làm minh chứng với nội dung quẻ Lạc Việt. TH vẫn rất mong lời tin đoán của chú Thiên Sứ và ace cao thủ LVĐT.
-
Cám ơn chú Phúc Anh đã quan tâm TH! Trước hết TH không biết gọi bằng chú Phúc Anh đúng không nữa. TH chọn cách gọi theo ace trong diển đàn. Nếu gọi sai mong chú thẳng thắn nhắc nhở! Về việc tình hình thế giới, TH nhắc tới Nga là do suy luận lí lẻ thường thôi ạ. (Ý TH muối nói : không sử dụng lý học Phương Đông do TH mới chỉ tìm hiểu nên chưa đến đâu). Theo TH: + trước thế chiến thứ 2 Nga là nước có "nội lực". (dầu + khoa học) + hiện nay nếu nói về trình độ khoa học quốc nội chỉ duy nhất nước Nga đủ trình độ cao. Còn Mỹ sử dụng hợp chủng quốc nhà khoa học (lượng nhà khoa học thuần Mỹ trong NASA không nhiều, ...). + Số lượng tỉ phú thế giới thực sự (tiền, vũ khí hạng nặng của cá nhân và quyền lực), nước Nga khá nhiều. + Ngoài nước Nga không nước nào dám nói chuyện với NATO, LHQuốc bằng vũ lực. (LHQuốc, NATO xem như của người Mỹ rồi). + ... => Hiện nay trên toàn thế giới chỉ người Nga mới đủ năng lực đối chọi người Mỹ. Riêng cá nhân TH có "lí sự cùng" ngay từ đầu: sau cuộc đại khủng hoảng tài chính thế giới lần này có sự phân chia lại nhóm tài chính trên thế giới theo hướng đa cực (nếu người Nga chịu động thủ về mặt tài chính nghĩa là không dùng tiền mua quyền lực như thường lệ). :unsure:
-
Cám ơn chị Linh Trang vì đã chỉ bảo TH! :unsure:
-
Đây cũng là một trường hợp cụ thể để TH học hỏi. Chú Thiên Sứ cho Huy hỏi thêm: (TH không hề có ý trọng nam khinh nữ hay phân biệt giới tính) Nếu tuổi này là con trai sẽ tốt hơn con gái đúng không ạ? vì + hợp mẹ, Âm dưỡng Dương. + không khắc sát cha, Âm khắc Dương.
-
Là người mới tìm hiểu nên thấy đâu hỏi đó, TH mong nhận được sự giúp đỡ của chú Thiên Sứ và ace cao thủ: Tuổi đứa con ngoài luồng có ảnh hưởng tới cha mẹ chúng hay không? TH dùng chữ “ngoài luồng” có 2 ý: 1 + Có quan hệ máu mủ trực tiếp về sinh học. Có 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Vợ/ chồng có con rơi trực tiếp. (quan hệ ngoài giá thú) - Trường hợp 2: Vợ/ chồng có con rơi gián tiếp. (chương trình y tế hỗ trợ cặp vợ chồng hiếm muộn : Chồng cho tinh trùng/ Vợ cho trứng cho người vợ/chồng hiếm muộn; dĩ nhiên các đôi vợ chồng này bắt buộc không được biết nhau). 2 + Con nuôi. Ít quan hệ hoặc không quan hệ máu mủ về mặt sinh học. - Trường hợp 1: không quan hệ máu mủ về mặt sinh học. Xin con về nuôi (từ trại mồ côi, …) - Trường hợp 2: Ít quan hệ máu mủ về mặt sinh học. Nhận con của anh em em ruột mình làm con nuôi (theo lý đứa bé này là cháu ruột). Rất mong nhận được sự lí giải của chú bác ace cao thủ!
-
Vâng! Con cám ơn chú ! Con hiểu thêm rồi ạ! Híc! TH định đi gửi tinh trùng cho mấy cái dự án giúp đỡ vợ chồng hiếm muộn nhưng giờ biết vậy nên thôi.
-
KQ giao dịch 20/10/2008: Vn-Index -11.71 (-3.06%) 370.80 Hastc-Index -2.22 (-1.77%) 123.1 Nút "trả lời Nhanh" của diển đàn tiêu rồi, không hoạt động gì hết.
-
Tính thanh khoản của một cổ phiếu là khả năng mua và bán cổ phiếu đó. Tính thanh khoản cao = chúng ta có thể mua hay bán cổ phiếu đó nhanh chóng, dễ dàng. chẳng hạn: cổ phiếu ACB Tính thanh khoản kém = khi muốn mua khó mua, khi muốn bán khó bán. chẳng hạn: các cổ phiếu penny (hay "xu teng") thậm chí vài loại thuộc giá cao cũng có tính thanh khoản kém như BMC, ... Tính thanh khoản thể hiện qua lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu đó. Lượng giao dịch càng cao tính thanh khoản càng cao và ngược lại. Thị trường chứng khoán hoảng loạn nghĩa là nơi diễn ra mua bán cổ phiếu khó lòng thực hiện tính năng mua bán = tính thanh khoản rất kém. Điển hình là trường hợp phố Wall giảm điểm kỷ lục vừa rồi mà cụ thể là cổ phiếu của các ngân hàng và ngành liên quan.
-
Con cám ơn chú Thiên Sứ nhiều! Khi viết ra câu hỏi trên, TH nghĩ đến tương tác như trong Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt giải thích hiện tượng nghĩa là khi con sống gần cha mẹ lực tương tác lên cha mẹ mạnh, còn con sống xa cha mẹ tương tác sẽ yếu thậm chí rất yếu. Nguyên nhân của suy nghĩ trên: con người đã sinh ra chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên mọi người sống quanh nó và gián tiếp lên người xa nó. Lực tương tác ngày càng yếu theo khoảng cách không gian. Về mặt thời gian, khi cá thể này nhỏ lực do nó tạo ra yếu. Lực này ngày càng mạnh khi nó lớn lên. Lực càng mạnh hay yếu lại khi ngoại cảnh (môi trường sống, ...) hoặc hỗ trợ hoặc kiềm hãm nó. TH suy nghĩ theo kiểu cơ học ấu trĩ (vì chưa có khái niệm vững vàng trong lý học phương Đông), rất mong ace chú bác góp ý thêm!
-
Điểm khởi nguồn mà Thiên Huy đến với Lý học Đông Phương mà cụ thể là chú chính là quyển sách này. Những hiện tượng "chưa khoa học hiện tại giải thích" được lí giải bằng học thuyết là mấu chốt mà Thiên Huy hướng tới - học tuyết ADNH :unsure: Thiên Huy sẽ tranh thủ đến nhà chú ngay khi thuận tiện. Ngoài ra, TH kính mong chú dành thêm nguyên 1 bộ sách của chú cho TH.
-
Hic! Mình hình như không có duyên với quyển này vì hôm gặp chú Thiên Sứ để tìm sách về đọc, chỗ chú lại không có quyển này. Híc! Sách của Karl Marx bán chạy giữa cơn bão tài chính Chủ nhật, 19/10/2008, 10:20 GMT+7 http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/10/3BA07941/ Cuốn "Tư bản" của Karl Marx. Ảnh: uberreview.com.Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bắt đầu lao đao vì khủng hoảng tài chính, một bộ phận người Đức coi tác phẩm của Karl Marx là cẩm nang giúp họ tìm ra lời giải cho nhiều vấn đề. Từ đầu năm đến nay, nhà xuất bản Karl-Dietz Verlag đã bán hết 1.500 cuốn "Tư bản". Chỉ riêng trong tháng 9, họ đã bán được 200 cuốn, tương đương số lượng sách bán trong các năm trước. "Đọc sách của Marx đang trở thành trào lưu thời thượng. Cuộc khủng hoảng tài chính đã mang đến cơ hội cho chúng tôi", Joern Schuetrumpf, giám đốc nhà xuất bản, phát biểu. Joern cho biết, trước năm 2005, mỗi năm Karl-Dietz Verlag bán được vài chục cuốn "Tư bản" (được Marx viết vào năm 1867). Nhưng doanh số bắt đầu tăng kể từ năm 2005, khi họ bán được hơn 400 cuốn "Tư bản". Tới năm 2007 thì con số này tăng lên 1.300. Theo Joern, một bộ phận thanh niên Đức tìm tới tác phẩm của Marx để tìm hiểu những điểm yếu trong cách phát triển kinh tế của thế hệ trước và phản ứng của các nhà lãnh đạo trong cơn bão khủng hoảng tài chính hiện nay. "Nhiều học giả trẻ tuổi tự đặt ra những câu hỏi khó và họ tìm kiếm câu trả lời trong sách của Marx", Joern nói. Karl-Dietz Verlag không phải là nhà xuất bản duy nhất tại Đức phát hành tác phẩm của Marx. Theo giới truyền thông, số lượng sách "Tư bản" bán ra tại các hiệu sách trên toàn nước Đức đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây. Việt Linh (theo AP) Hiện nay Triết Mác Lênin và Triết học Phật giáo là 2 bưu bối song hành cho dân nghiên cứu triết học hiện đại.Trong tương lai khi học thuyết ADNH hoàn thiện, nền tảng này sẽ thành học thuyết trung tâm. :unsure:
-
Híc! Nếu TH là công dân Mỹ, TH sẽ có cơ hội cá cược hợp pháp cho ông "Mặt Kẽm". Kiếm ít tiền làm từ thiện. Híc!
-
Trên thế giới tổ chức 1 cuộc nghiên cứu ở quy mô toàn cầu về nhân chủng học! ... Có rất nhiều các nhà khoa học các ngành nghề khác nhau. Trong đó có cả ngành kiến trúc! Hầu hết tất cả các nhà khoa học đều tán đồng nhận định con người cho đến nay đã đạt đến độ hoàn hảo và thượng đế khó có thể tạo ra 1 tác phẩm nào hoàn hảo đến như vậy nữa nhưng từ dưới khán phòng có 1 kiến truc sư lên tiếng : THEO TÔI THÌ CON NGƯỜI VẪN CHƯA HOÀN HẢO, BỞI THEO NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ THÌ THƯỢNG ĐẾ ĐÃ ĐỂ KHU VỆ SINH QUÁ GẦN KHU GIẢI TRÍ .
-
Chào chú Gia Nhân! Rất mong chú xem giúp : 1 + 090 721 3391 nữ làm dịch vụ giấy tờ liên quan nhà đất (xây dựng nhà, .. ) 2 + 090 934 4570 nam nghiên cứu 3 + 097 582 9848 nam buôn bán 4 + 090 8696848 nữ làm dịch vụ kho vận. 5 + 090 958 3818 nữ mua bán đất Cám ơn chú!
-
Thu nước Anh quyến rũ Thứ bảy, 18/10/2008, 08:11 GMT+7 http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2008/10/3BA078C5/ Công viên Westonbirt Arboretum trong sắc thu rạng rỡ. Ảnh: PA. Hồ thu ở Cambridge lấp lánh ánh vàng. Ảnh: PA. Cây cầu lấp ló trong rừng cây mùa thu đa sắc. Ảnh: Irving of Exerter. Du khách tản bộ giữa hai hàng cây, khi sắc lá đang chuyển dần từ xanh sang vàng và đỏ. Ảnh: PA. Người làm vườn dọn lá vàng rơi trong công viên Green Park, London. Ảnh: PA. Sương mù phủ một lớp màu bạc lên rừng cây mùa thu buổi sáng sớm. Ảnh: PA. Cặp nhím đùa nghịch trong vườn. Ảnh: Clara Molden.
-
Trong Luận tuổi Lac Việt có nói: Dương sinh Âm. Trong mối quan hệ gia đình: + Chồng Dương, vợ Âm + Mẹ Dương, con Âm + Anh chị Dương, em Âm. + "Giàu con Út , khó con út". Chúng ta dùng mối quan hệ tương tác Ngũ hành để luận tuổi trên căn bản này. Do tuổi đứa con út ảnh hưởng tới sự thịnh suy cha mẹ nên tuổi con Út là quyết định phải không ạ !? => + Tuổi con Út phải luận chủ yếu theo tuổi mẹ đúng không ạ? (quan hệ Âm Dương) + Trong quan hệ Cha con: Cha Dương, Con Âm phải không ạ? Trong phần lý thuyết Luận tuổi Lạc Việt trên trang chủ. Th có đọc: 1> Trường hợp Tứ quý: Cha : Mậu Tuất Mẹ: Mậu Thân Con lớn: Mậu Thìn Con Út: Mậu Dần Tứ Quý nghĩa là 4 đứa đều Mậu phải không ạ? Cha và con lớn giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Mộc. Mẹ và con Út đều giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Thổ. Mạng con Út và mẹ đều là Thổ. Nhưng chồng Mộc sẽ khắc vợ Thổ và con Út => sao gọi là Tứ Quý ?. 2> Trường hợp Tứ Sinh: Cha: Kỷ Hợi Mẹ: Nhâm Dần Con lớn: Kỷ Tỵ Con Út: Nhâm Thân Cha và con lớn giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Mộc. Mẹ và con Út đều giống nhau Thiên can Thủy và mệnh Kim. Trong quan hệ Thiên can: chồng khắc vợ / anh khắc em (Thổ khắc Thủy) => không tốt Quan hệ giữa con Út (Âm) và cha (Dương) theo Thiên can: Cha thổ khắc con Thủy. Thiên can quan trọng hơn. => sao gọi là Sinh trong Tứ Sinh ạ ? Tương tự 2 trường hợp còn lại. Híc! Trường hợp Song nguyên hơi vô lí vì 2 vợ chồng mới 15, 16 tuổi mà đã sinh con rồi và hiện nay họ chỉ mới 31, 30 tuổi!
-
Xin lỗi vì tính TH thẳng thắn. Mất lòng anh bỏ qua cho! Anh nói là rất muốn học LVĐT. Vậy anh nên đọc qua phần lý thuyết của môn này trước khi đặt câu hỏi ạ. Trong phần lý thuyết LVĐT nhấn mạnh: + Cách đặt câu hỏi là nhân tố quyết định. + Cách luận quẻ. Dĩ nhiên LVĐT có hạn chế, hạn chế lớn nhất là cách luận quẻ (những hạn chế khác anh xem thêm trong phần lý thuyết). + Đường nào cũng về La Mã. TH từng thử luận quẻ liên tục vào vấn đề mình thắc mắc. KQ: trớt quẻ. Đơn giản TH phạm điều chú Thiên Sứ giảng trong lý thuyết. Anh đọc sẽ thấy. Những thắc mắc của anh trong phần lý thuyết có nói hết đấy ạ! TH chỉ mới biết nhưng chưa đi vào nghiên cứu LVĐT. Đôi lời chia sẻ cùng anh! Thân mến! @anh Phuthuong: TTCK chưa phải lúc về 300 ạ! Theo TH nhanh nhất là khoảng cuối năm nay đầu năm sau. Theo tin mới nhận, đồng dola có dấu hiệu mạnh lên. Điều tốt cho TTCK. :unsure:
-
Hồi trưa 12h24, TH thử ngồi toán quẻ Lạc Việt độn toán: Câu hỏi: TTCK T6 sẽ ntn? Giờ Ngọ 18 tháng 9 năm Mậu tý => Quẻ Thương Lưu Niên Th hiểu là TT cố tăng điểm nhưng không thành => giảm nhẹ. Tự hỏi tiếp: Giảm bao nhiêu %? => Quẻ độn: Đỗ - Tốc hỷ Đến đây thì tịch luôn. Không hiểu nên luận bừa vì ý quẻ nói mọi việc tốt đẹp=> Giảm 2% Mong chú Thiên Sứ và ace góp ý cách luận quẻ của TH!
-
Híc không lẻ mình đã tính đúng. TH đã tính lần này TT về dưới 350. Theo tình cảm chảng muốn tí nào vì thê thảm qué nhưng thực tế TTCK không có chỗ cho tình cảm. Híc!
-
Lần múa phụ họa này TH lấy ý chính bài nhưng sửa kết thúc lại theo ý riêng mang giọng điệu người VN. Híc! :rolleyes: Cánh nhạn cao lấp loáng bóng chiều tàn Nắng trải vàng hàng cây mùa lá rụng Buổi chiều thu Mátcơva chợt vắng Giọt nước vàng rải khắp phố lang thang Ngồi nơi đây lặng trong bóng chiều tàn Căng mắt nhìn xuyên buốt giá lang thang Tấm biển kia nhắc khéo khách lữ hành Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng Chợt ùa về kỷ niệm xưa nồng ấm Vẫn nơi đây chìm trong mùa lá rụng Anh hỡi anh! Ôi! Người thân nhất! Ta ngắm thu vàng. Khắp chốn bình yên. Nay vắng anh, góc phố chợt buồn. Em lại về đây mùa lá rụng Vẫn chiều mưa. Vẫn phố thu vàng. Nhưng xa rồi. Làm bạn cũng không. Không hiểu sao mãi ngùi ngẫm trong lòng Rằng tôi đã phải xa anh vĩnh viễn Anh con người không vui – con người bất hạnh Con người đi cô độc quá trên đời. Tôi ra ga lòng lặng lẽ như xưa Một mình thôi! Chẳng cần ai đưa tiễn. Từng muốn nói cùng anh bằng hết Nhưng lúc này chẳng phải nói chi thêm Cái ngõ con đã tràn ngập màn đêm Những tấm biển dọc đường càng thấy trống Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng. Cơn mưa kia bỗng réo rắc nhẹ nhàng Làm cõi lòng nhạt nhòa thương nhớ Anh! Cố vui lên con đường hai ngả. Hạnh phúc yên bình nhẹ đến trong mưa.
-
TH cám ơn chú Thiên Sứ rất nhiều! Tuy chú Thiên Sứ đã chỉ nhưng con sẽ tìm cặp Song Nguyên như bài tập của mình. Chắc con sẽ mò lâu lắm vì con mới "thọt thọt" chân vô lý học Đông phương. Các thuật ngữ còn mới lạ nhưng con tin mình sẽ làm tốt khi được chú và ace cao thủ chỉ dẫn . :rolleyes:
-
Cám ơn chị Linh Trang! Có lẻ bị nhiễm tính chuyên môn (quá tỉ mỉ) nên khi tìm hiểu lý học phương đông, TH vẫn dùng cách của mình: không hiểu phải làm cho hiểu và hướng tới cái trọn vẹn. Dĩ nhiên khi đọc trong phần lý thuyết, TH hiểu ý tác giả muốn đưa ra "thế" như vậy để minh họa nhưng nếu chúng ta có một cái khác hoàn chỉnh hơn thì tuyệt vời. Nền lý học Đông phương vốn dĩ đã thâm sâu nên chúng ta càng phải vững vàng lý thuyết mới mong đi xa được. TH vẫn theo lời khuyên của chú Thiên Sứ : năm nay chưa nên tìm hiểu => TH mới đọc qua thôi. TH chỉ là người non kém trong lĩnh vực này nên chẳng dám bình luận hay phê phán chi cả. Tất cả những gì TH hỏi đều trên tinh thần học tập và xây dựng. Nếu TH không lầm, diễn đàn chúng ta còn mang 1 phần tính năng "đào tạo" lý học Đông Phương mà; do vậy, TH với vai trò người mới học rất mong được các ace cao thủ giúp đỡ.
-
Thế chiến chỉ xảy ra khi khủng hoảng năng lượng thôi ! => Thế hệ hiện nay của chúng ta nên tích lũy càng nhiều kiến thức và càng lắm của cải cho con cháu sau này để giữ vững VN. Thông qua thế chiến, nền tảng triết học mới lại ra đời. Khủng hoảng tài chính sẽ chia lại quyền lực thế giới nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay một vài kẻ mạnh. Thế giới đa cực sẽ tốt hơn hiện nay (đơn cực Mỹ). Khi thế giới Đa cực sẽ tạo lực chuyển biến để đi lên sự hợp nhất "tiếng nói" chung của nhân loại. Nhân loại sẽ có tiếng nói sau vài chục năm của cuộc thế chiến. Một bằng chứng nhữa cho vấn đề thế giới phải phân chia lại địa tài chính mà TH đã đề cập: (từ địa tài chính sẽ dẫn tới địa quân sự-chính trị rồi xóa tên khỏi bản đồ thế giới :rolleyes:) Khủng hoảng tài chính sẽ vẽ lại biên giới chính phủ và thị trường Thứ 4, 15/10/2008, 16:35 http://cafef.vn/20081015041948212CA32/khun...-thi-truong.chn (CafeF) - Lịch sử dạy chúng ta một bài học quan trọng: những quyết định từ kịp thời và mạnh tay của chính phủ sẽ giảm thiểu chi phí sau này và tác động đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất từ thời Đại Khủng Hoảng những năm 1930 đang vẽ lại biên giới giữa các chính phủ và thị trường. Và cuối cùng, sau khi khủng hoảng qua đi, họ đã ở vị trí phù hợp chưa? Sau lần Đại Khủng Hoảng này, nước Mỹ mất 3 năm mới có thể tiến hành những biện pháp quyết định để chấm dứt khủng hoảng, khởi đầu là việc tổng thống Roosevelt tuyên bố đóng cửa ngành ngân hàng trong 4 ngày vào tháng 3/1933. Người Mỹ cho rằng đây là lần suy thoái kinh tế tệ hại nhất trong lịch sử. Hàng ngàn ngân hàng sụp đổ, tỷ lệ giảm phát cao, sản lượng giảm 1/3 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 25%. Cuộc Đại Khủng Hoảng gây chấn động đến toàn cầu, nhưng tác hại chủ yếu của nó chủ yếu đến nước Mỹ. Sau đó, biên giới các chính phủ và thị trường đã được vẽ lại. Một tháng qua, khoảng hơn một năm sau khi cơn bão tài chính chính thức bắt đầu vào tháng 8/2007, chính phủ Mỹ can thiệp mạnh tay chưa từng có vào thị trường từ năm 1930. Vào thời điểm đó, vẫn chưa chắc chắn rằng nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 6,1%. Trong hai tuần biến động, FED và Bộ Tài Chính quốc hữu hóa hai công ty cho vay thế chấp lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac, tiếp quản tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ AIG; nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi, tạm thời cấm bán khống trên đối với khoảng 900 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và cụ thể, dùng 700 tỷ USD mua lại chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. FED và Bộ Tài Chính quyết tâm ngăn sự sụp đổ tệ hại nhất của ngành ngân hàng. Ngành tài chính Mỹ chứng kiến sự thay đổi lớn. Mô hình ngân hàng đầu tư độc lập trên phố Wall nay đã không còn. Ngân hàng Lehman Brothers đã phá sản, ngân hàng Bear Stearns đã buộc phải bán lại cho các ngân hàng thương mại. Chính Goldman Sachs và Morgan Stanley đã chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại. Thị trường tiền tệ, những người môi giới chứng khoán, quỹ đầu cơ và nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng khác đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Chỉ chưa đến 3 tuần tại chính phủ Mỹ, tổng lượng nợ lên tới khoảng hơn 1 nghìn tỷ USD, gấp đôi chi phí của cuộc chiến tại Iraq. Ngoài tất cả những điều trên, còn rất nhiều điểm chưa rõ ràng. Cuối tháng 9, hỗn loạn trên thị trường tăng cao. Thị trường tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu khi các ngân hàng từ chối cho vay. 5 ngân hàng châu Âu sụp đổ và chính phủ châu Âu phải tiến hành mọi biện pháp để bảo đảm và ứng cứu cho các ngân hàng. Khủng hoảng có nguyên nhân từ bong bóng nhà đất và tín dụng lớn nhất trong lịch sử. Giá nhà đất của Mỹ, tính theo mức trung bình, đã giảm 1/5. Nhiều nhà phân tích cho rằng giá nhà đất sẽ hạ thêm 10% nữa, xuống gần mức trong thời Đại Khủng Hoảng. Giá nhà đất của một số nước khác trên thực tế sẽ còn hạ nhiều nữa. Tại Anh, giá nhà đất tăng nhanh hơn và cho đến nay giảm chậm hơn. Thua lỗ tín dụng nhà đất vẫn tiếp tục tăng cao. Trong tính toán mới nhất, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cảnh báo thua lỗ toàn cầu do khủng hoảng tín dụng từ Mỹ sẽ có thể lên tới 1,4 nghìn tỷ USD, cao hơn so với dự đoán trước đây của tổ chức này là 945 tỷ USD vào tháng 4/2008. Phần lớn các nước giàu trên thế giới hiện đang suy thoái rồi, nguyên nhân phần lớn vì tín dụng thắt chặt và giá dầu tăng cao hồi đầu năm. Sản lượng đang giảm xuống tại Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Nếu tính đến tốc độ mất việc và sự đi xuống của chi tiêu tiêu dùng, kinh tế Mỹ cũng đang đi xuống. Tuy nhiên lịch sử dạy chúng ta một bài học quan trọng: những quyết định từ kịp thời và mạnh tay của chính phủ, dù quyết định đó là cấp vốn cho các ngân hàng hay mua lại các khoản nợ xấu, sẽ giảm thiểu chi phí sau này và tác động đối với nền kinh tế. Ví dụ như trước đây Thụy Điển nhanh chóng tiếp quản các ngân hàng sau khi thị trường nhà đất bùng nổ vào đầu thập niên 1990 và sau đó ngành ngân hàng đã hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, Nhật Bản mất đến một thập kỷ để hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh phí phục hồi đất nước khỏi khủng hoảng chiếm tới 24% GDP. Cho đến nay, chính phủ Mỹ đã dành 7% GDP để giải quyết cuộc khủng hoảng, đây là một số tiền lớn, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn mức trung bình 16% GDP. Hiện nay vẫn có lý do để lạc quan. Sự đi lên mạnh mẽ của những nước đang phát triển tạo nên một đối trọng quan trọng, tiêu biểu nhất là Trung Quốc. Nền kinh tế của các nước này cũng chịu tác động nhất định từ biến động tại các nước giàu. Thị trường chứng khoán các nước này sụt giảm mạnh và đồng nội tệ mất giá. Nhu cầu tiêu dùng tại phần lớn các nước đang phát triển đang chững lại. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự báo nền kinh tế các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 6,9% trong năm 2008 và 6,1% trong năm 2009. Mức tăng trưởng trên dù khá tốt song không đủ để cứu thế giới khỏi suy thoái. Giá hàng hóa hạ, tỷ lệ lạm phát hiện tại các nước giàu đang dịu bớt, ít nhất là trong ngắn hạn. Nếu giá dầu đứng ở mức hiện nay, tỷ lệ lạm phát toàn phần tại Mỹ sẽ rơi xuống dưới mức 1% vào giữa năm sau. Thay vì lo lắng về lạm phát, các nhà hoạch định chính sách nên tính đến ngăn chặn nguy cơ giảm phát. Vấn đề ở chỗ thặng dư tài khoản vãng lai của Mỹ phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ nước ngoài. USD có lợi thế là loại tiền tệ chính được dùng làm dự trữ trên thế giới. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng hiện nay là phép thử đối với nền tảng tạo nên lòng tin vào USD. Nếu người nước ngoài tháo chạy khỏi USD, nước Mỹ sẽ gặp phải khủng hoảng kép: khủng hoảng ngành ngân hàng và tiền tệ. Sự sụp đổ của USD, nếu xảy ra, sẽ là một thảm họa. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hiện nay đối với kinh tế toàn cầu như thế nào? Việc dự đoán về hậu quả của một cuộc khủng hoảng khi nó chưa kết thúc không phải là điều hợp lý. Rõ ràng rằng ngay cả khi thảm họa trên không xảy ra, hướng toàn cầu hóa cũng sẽ thay đổi. Khi toàn cầu hóa lan rộng, vai trò của thị trường đã lớn hơn các chính phủ. Quá trình này đang bị đảo ngược theo 3 cách. Đầu tiên, ngành tài chính phương Tây sẽ được điều tiết lại. Ít nhất, khu vực tự do nhất của tài chính hiện đại là thị trường tín dụng trị giá 55 nghìn tỷ USD sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Cuộc Đại Khủng Hoảng sẽ không chỉ làm cấu trúc của ngành tài chính Mỹ thay đổi mà còn có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế. Sự cân bằng giữa chính phủ và thị trường sẽ thay đổi trong nhiều lĩnh vực chứ không chỉ là tài chính. Đối với nhiều nước, việc giá cả hàng hóa tăng cao là một cú sốc trong vài năm qua. Giá cả tăng vọt vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 gây biến động lớn tại 30 nước. Để phản ứng lại, chính phủ nhiều nước mở rộng chương trình hỗ trợ, tăng trợ cấp, cố định giá cả, cấm xuất khẩu các loại hàng hóa chủ chốt và tại Ấn Độ, hạn chế giao dịch kỳ hạn. Sự lo lắng về an ninh lương thực, đặc biệt tại Trung Quốc và Ấn Độ là một trong những lý do chính tại sao vòng đàm phán Doha thất bại trong mùa hè này. Tương lai của tài chính thế giới cũng sẽ thay đổi do các nước mới nổi đang làm thay đổi hướng đi của thương mại toàn cầu. Điều này rất đúng với những nước giàu vốn như Trung Quốc. Ngọc Diệp Theo Economist
-
Có khả năng sinh em bé là một chuyện nhưng luật pháp lại là một chuyên khác. Tại quê Chí phèo không bắt. Quan hệ với trẻ vị thành niên là phạm luật nhà nước rồi. Quê TH mặc dù đám cưới đàng hoàng, gia đình 2 bên tác hợp nhưng chú rể vẫn bị bắt đi tù do quan hệ với trẻ vị thành niên. Nếu để ý, anh CP có thể thấy nhiều vụ bị ở tù do "ham vui" dưới 18t như thế này đó ạ.
-
@ Linhtrang: Cám ơn chị nhưng TH mong chị chịu khó giúp đỡ đàn em nhiều hơn vì nó mới chân ướt chân ráo tìm hiểu lý học Đông Phương hè. Mong các ace giải thích cụ thể hơn chút ạ! TH cảm thấy khó chịu lém khi không hiểu vấn đề! :rolleyes: Cái tính này làm TH mệt với chính mình. Dạ! Đây là trường hợp song nguyên mà chú Thiên Sứ post trong bài lý thuyết ạ.