Lương Cơ
Hội viên-
Số nội dung
177 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Lương Cơ
-
BGB cứ gọi Liêm Trinh là Tri thức Liêm Trinh nhớ. Triết học gì nó cũng có tác dụng giới hạn, bị giới hạn ngay cả khi phát huy tác dụng... Cái vấn đề thứ nhất phải nhắc ngay ra là sử dụng vấn đề của NNC-NVTA, tức là vấn đề "dương tịnh âm động". Thực tế triết học mà nhìn thôi, không gian bao la đó, cái nóng thì tĩnh, cái lạnh thì động trong một hệ. Đây là hiện tượng vật lý khoa học. Nếu mà phân biệt động tĩnh vô cùng thì rằng Tĩnh đến như Hư Không và Động đến chùm khắp Pháp giới. Cho nên Âm Dương trong một Hệ thì phải nhìn theo cách Mạnh Yếu ở mức độ liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị. Chứ không lầm sang Ngũ hành cho rằng Âm và Dương đối lập nhau, Âm và Dương đối lập nhau thì đã khác Hành rồi và Hành là Tên Đệm còn Âm hay Dương là Tên, Họ là thuộc Cực âm hay Cực dương. Và thấy là: -Tên là Tên của Họ. -Tên Đệm là Tên Đệm của Họ. Vậy ra Âm Dương cùng Họ và Đồng Hành. ... Như vậy Âm Dương là hai phần tử sinh khí đồng hành, yếu tố bản chất của một cặp Âm Dương là như nhau cho nên mới có thể so sánh lớn nhỏ, lớn nhỏ lại phải liền kề thì mới hết ý của vấn đề Âm Dương đồng hành. Có đồng thì mới có thể so sánh mức độ yếu mạnh. Thôi tạm nghỉ đã, bài này coi như viết chơi, nhưng không đùa.
-
Trong không gian bao la, các thứ hấp dẫn nhau thường thấy thằng nhỏ bị động quanh thằng to. Vậy thì cái sự chủ động của Nam giới ứng với cái lực hấp dẫn, còn cái bị động của Nữ giới ứng với cái thằng nhỏ chạy theo thằng to. Vậy thì "dương tĩnh âm động" có lý quá.
-
Thái cực ví như là Hệ Tọa Độ Siêu Thiên Hà. Lưỡng nghi ví như là Hệ Tọa Độ Thiên Hà. Tứ Tượng ví như là Hệ Tọa Độ Xích Đạo. Bát Quái ví như là Hệ Tọa Độ Hoàng Đạo. Hệ 64 Quẻ ví như là Hệ Tọa Độ Địa Lý. Các Hệ Tọa Độ là do người ta căn cứ vào thực tế nhu cầu mà tưởng tượng ra. Các yếu tố của Hệ Tọa Độ là Định nghĩa được và Hệ Tọa Độ là định nghĩa được. Các yếu tố trong hệ nguyên lý lý học cũng như thế, người ta tưởng tượng ra và định nghĩa mỗi yếu tố cũng như định nghĩa các yếu tố đặc biệt. Không nên nhầm định nghĩa Hệ Tọa Độ Địa Lý với định nghĩa Địa Cầu, từ đó suy ra không nên nhầm định nghĩa Âm dương, Ngũ hành với định nghĩa đàn bà đàn ông, định nghĩa xuân hạ thu đông. Không đem hiện tượng hiện thực vào hệ tưởng tượng để mà định nghĩa các yếu tố trong hệ tưởng tượng thì sẽ có hướng đi căn bản.
-
Theo tiêu chỉ đỏ này thì á, nếu mà bẩu không định nghĩa được âm dương thì thành ra lý học và khoa học không có quen biết gì nhau rồi, có khi đối với nhau như là người ngoài hành tinh. Khoa học thì không phải xa xôi gì rồi, còn lý học thì vẫn thọ ngang dời ngang bể, nếu mà hai anh này không quen biết nhau thì lạ thật. Nếu mà quen biết nhau thì lý học phải có yếu tố khoa học, đã có yếu tố khoa học thì phải có định nghĩa. Tóm lại là người ta có công nhận sự có mặt của hai anh này trong cùng một thế giới hay không.
-
Các pháp do nhân duyên sinh cũng do nhân duyên diệt. Định nghĩa cũng là một pháp.Các yếu tố bổ nghĩa cho nhau của vấn đề thì phải được mời vào sự định nghĩa. Định nghĩa âm dương phải có khách chính là ngũ hành, định nghĩa ngũ hành phải có khách chính là âm dương. Định nghĩa lại sẽ phát triển ra các định lý, nếu định nghĩa không có hai yếu tố căn bản đó thì định lý lại qua mặt định nghĩa mà mua chuộc hai một trong hai vị là âm dương hay ngũ hành đến hay sao. Thiếu khách chính thì đúng là không định nghĩa được, các pháp do duyên diệt. Lại nói đến giao tuyến, giao là cắt nhau theo kiểu X , còn theo kiểu V thì chưa đầy đủ vì đó là gặp nhau.
-
Lại so sánh định nghĩa với định lý.Định nghĩa là dùng ngôn ngữ xác định đặc trưng cơ bản. Định lý là mệnh đề với sự chứng minh mệnh đề. Định lý là sự phát triển của Định nghĩa để ứng dụng.
-
Định nghĩa rồi thì phải dùng được nó, Miêu Mập. Định nghĩa chuẩn là để phát triển môn phát triển chương. Nếu định nghĩa bó hẹp thì bất cứ nội dung nào thỏa mãn đối tượng thì đều có thể coi là định nghĩa hẹp về đối tượng, vậy thì có vô số định nghĩa hẹp, mà định nghĩa xong thì không phát triển được. Định nghĩa là hạt giống và có khả năng góp phần vào sự phát triển khoa chương, phát triên môn, phát triển hệ thì được đánh giá có giá trị, thế là khoa học đó. Khoa học là định nghĩa.
-
Mặt phẳng là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều mà tọa độ Descartes x, y, z của chúng thỏa mãn phương trình có dạng ax+by+cz+d=0, trong đó a, b,c là các hằng số sao cho a, b, c không đồng thời bằng 0.
-
Đối thoại được với vế này mới gọi là hay này các bác. Sự tình rằng thì là: Anh Vuivui dùng lời để tỏ ý các đối thoại của anh BGB là không hợp với anh Vuivui, quá đà anh Vuivui dùng lời để tỏ ý cho ai đó một cái ĐỐP. Anh BGB mấy đối thoại rằng thì anh Vuivui (VIV/VIVU) không phải hạng dùng bút thay kiếm. Anh VIV mới khoan khoái đối lại rằng thế là dùng cả VĂN LẪN VÕ (VLV). Anh Liêm Trinh thấy anh VIV có ý không đúng nên có đối thoại theo ý phản biện anh VIV. Anh Anmay không tham gia theo dõi đối thoại nên nhảy vô đối thoại phản biện anh Liêm Trinh. Sau đó đối thoại này chỉ còn lại dấu tích là một ngữ "Xin xóa bài dùm." Tóm lại anh Vuivui có thể phải dùng cả hai tay VĂN LẪN VÕ để đối kháng lật tẩy với người có đối thoại, mà người đối thoại này thì anh Vuivui cho là DỐT, là CHÍ PHÈO, là những thứ rất chi là không phải con nhà nòi của Văn ôn Võ luyện gì. Đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng.Định nghĩa xong thì tháo hai mặt phẳng đó đi.
-
Muốn đổ muốn đúc bê tông thì cần phải có cốt pha, muốn định nghĩa một vấn đề thì phải dựa trên các yếu tố để nó hình thành. Định nghĩa điểm là: điểm là giao của hai đường thẳng cùng chung mặt phẳng. Khi đã định nghĩa được điểm thì dỡ cái mặt phẳng và hai đường thẳng đó đi thôi. Định nghĩa điểm không phụ thuộc điểm đó to hay nhỏ so với họ nhà điểm.
-
Khổ nỗi là cái mà cậu cho là cần lật tẩy ai đó là việc sừng thỏ lông rùa. Và phải thẩy rằng dù cậu thế nào cũng không thể đủ khả năng lật tẩy ai đó mà cậu muốn. Nếu cậu ám chỉ ai đó là chí phèo là gì gì đi nữa thì chỉ là càng chất chứa thêm chướng ngại cho cậu mà thôi, chướng ngại trong những vấn đề nguyên lý căn bản nhất. Cậu cứ giữ cái sự chữ nghĩa để hòng đạp đổ ai đó mà cậu cho là dốt thì thật vẫn là chuyện lông rùa sừng thỏ. Không phải cậu dạy người ta và được người học gọi bằng thầy là cậu có thể nói gì thì nói, kiến thức thì có giới hạn nhưng cái đúng thì không giới hạn trong những người hiểu nhiều hay hiểu ít. Người ít chữ mà họ có cái thấy đúng thì đã là trên bậc tiến sĩ rồi, là thiên tài rồi. Cậu muốn gọi thiên tài là chí phéo thì đó là cái việc cá nhân của cậu. Lật tẩy ai đó là việc cậu nên coi chừng, họ chỉ xuất một chiêu nguyên lý căn bản là cậu cùi liền hết nói năng gì được. Cho nên muốn làm việc nghĩa thì phải xem mình đã nghĩa được bao nhiêu.
-
Vậy là không phải đẳng cấp dùng bút thay kiếm.
-
Cậu thấy ai đó dốt là cá nhân cậu thấy, cậu vạch ra cái dốt của ai đó là cá nhân cậu làm, còn xấu mặt ai đó hay không thì không phụ thuộc vào việc cậu làm, có khi cậu làm như vậy thì mặt cậu lại bị xấu. Vật cùng tắc biến mà biến là phản phục. Anh nói ai đó ra chỗ khác, đi chỗ khác thì đó là lời nói mà không đúng với vai trò của anh. Dù là người có vai trò thì họ chắc cũng không nói lời như thế. Đem cái sự Nhuận Văn để hạ thấp Chân Lý thì đúng là bị sự nóng giận che mất cái tâm. Thế là cái Ngã càng ngày càng to lên chứ đâu phải là hao mòn dần đi, cho nên phải nên cẩn thận khi đem chữ nghĩa ra thành lời nói.
-
Tẩu hỏa nhập ma là một ngữ dùng nhiều sẽ thành bệnh. Theo đánh giá tử bài viết trên và theo tiêu chuẩn của chính người viết thì người viết cũng có khi đang bị đấy-Tẩu hỏa nhập ma. Cho nên không nên dùng cái ngữ này trong bài viết trên các diễn đàn.
-
Chỉ có vuivui nói ai đó dốt thôi, còn có thấy ai đó vui theo vuivui với điều đó đâu. Lời nói của vuivui không có ý nào rõ ràng với chủ đề theo hướng góp ý tích cực thì không đủ để nhận xét các ý tích cực khác đâu. Vấn đề dạy được người không biết thì dễ còn dạy được người biết rồi mới là vấn đề.
-
Đang nóng đùng đùng bị chỉ lỗi liền cười, như vậy thì chẳng phải là tự thấy xấy hổ hay sao. Chỉ có cậu mới cười ai đó chứ có thấy ai đó cười cùng cậu đâu.
-
Cậu có định nghĩa chính xác được âm dương đâu dù cho là cậu có thể dạy người ta thế nào là định nghĩa. Dù cho cậu có dạy người ta thế nào là định nghĩa thì cậu cũng không có khả năng để cho rằng ai đó không hiểu thế nào là sự định nghĩa. Định nghĩa là các yếu tố căn bản của vấn đề. Còn cứ theo cái đà cái tôi nóng bực đối thoại thì đó mới bệnh mãn tính.
-
Tình yêu là tình cảm nhìn nhận nhau trong sáng của hai con người khác giới.-16Âm và Dương là hai đối tượng được sinh ra từ một hành trong Ngũ hành. -16 Không định nghĩa được tình yêu vì người ta không phân biệt rõ ràng rằng tình yêu và định nghĩa tình yêu là hai vấn đề riêng biệt. Không định nghĩa được âm dương ngũ hành vì người ta đồng hóa một cách lẫn lỗn âm dương với ngũ hành.
-
Định nghĩa là dùng những lời đơn giản dễ hiểu và đúng nghĩa. Vì vậy nên phân biệt ai là người dùng từ đơn giản dễ hiểu và đúng nghĩa, và dùng nó để định nghĩa hay dùng nó để mà nói chơi. Cố tình đem khoa hoc vào định nghĩa thì làm cho lời lẽ thêm phức tạp mà rồi khoa học chẳng thấy đâu định nghĩa cũng không thành và quay ra nói theo phong cách "đơn giản dễ hiểu và đúng nghĩa" để tuyên bố vấn đề không có định nghĩa. Thế thì có nói có bàn thì cũng chẳng dính dáng gì đến âm dương cả. Nói chung là đã không nhìn nhận sự đơn giản thì không bao giờ có thể làm thành công trình khoa hoc gì cho được. Không đơn giản thì thiếu căn bản của sự thăng hoa và phát triển. Khi tư duy thăng hoa phát triển mà thiếu sự đơn giản thì đó là một tư duy phát triển chưa đầy đủ. Định nghĩa vấn đề là một mặt xác định được điểm gốc của nó sau khi đã có các yếu tố tạo thành một Hệ. Trong một Hệ, nếu không có điểm làm gốc, làm mốc thì sẽ không lập thành thuyết thành môn gì được.
-
Vậy trước khi thưởng lãm thì có khi phải xem đến cách thưởng lãm. Để có trình độ đánh giá thì cần đánh giá các yếu tố của vấn đề. Vấn đề về âm dương ngũ hành thì nhất thiết phải có hai yếu tố căn bản là âm dương và ngũ hành, cho nên khi nêu ra vấn đề thì phải làm sao tìm được những điểm liên quan giữa âm dương và ngũ hành. Vậy điều kiệm hợp lý là trong định nghĩa phải nêu ra được yếu tố âm dương và ngũ hành giống như là trong hệ tọa độ phải tìm ra được điểm gốc tọa độ để làm mốc, cái mốc này phải là điểm giao giữa kinh tuyến gốc và vỹ tuyến gốc. Âm dương là một yếu tố gốc, Ngũ hành là một yếu tố gốc, như vậy điểm gốc phải có nhắc đến cả âm dương và ngũ hành. Định nghĩa âm dương phải có mặt ngũ hành và định nghĩa ngũ hành phải có mặt âm dương. Khi định nghĩa âm dương phải nhớ dành chỗ cho định nghĩa ngũ hành về sau, chứ không thì định nghĩa âm dương xong còn đến khi định nghĩa ngũ hành thì không làm nổi, vậy thì, đó là vì lầm nhận lấy ngũ hành để định nghĩa âm dương. Lấy thủy hỏa để định nghĩa âm dương thì đó là đầu mối cho sự bế tắc đi tìm định nghĩa ngũ hành. Tư duy có 3D và 2D. Tư duy có độ sâu, có lớp nang rõ ràng thì mới có khả năng tạo ra một không gian (3D) của tư duy, còn nếu tư duy kiểu 2D thì khó có thể có sự phát triển để cụ thể từng yếu tố của vấn đề.
-
Nói như vậy thì thuộc tầng lớp mà ai đó đôi lúc họ nhắc đến và bảo đó là "anh có chữ". Trong cuộc sống thì "anh có tiền" nó cũng không phải dại. Vậy đây là hai đối tượng đối lập cho của vấn đề, vấn đề nào ? Vấn đề là "anh có chữ" nhận xét vấn đề ra sao, còn "anh có tiền" đã làm gì với vấn đề đó. Nếu cái nhận xét và cái đã làm gì đó được khảo sát thì mới thấy vấn đề sống chết thế nào. "anh có tiền" và "anh có chữ" là âm dương kiểu thủy hỏa đối lập rồi, nhưng không biết có mâu thuẫn hay không, nếu hai anh này mâu thuẫn thì vấn đề được động đến có triển vọng lắm thay. Vậy nếu "anh có chữ" muốn phản biện vấn đề thì phải phản biện cả "anh có tiền", trong trường hợp hai anh này ứng sử với vấn đề có sự đối lập. Người nêu ra vấn đề khi này thì sẽ là thành phần trung gian, không phải là đối tượng đồng minh với hai anh nói trên. Đồng minh là Âm Dương sinh khí bắt tay nhau, không phải là tay anh nọ bắt chân anh kia theo kiểu âm dương là thủy với hoả.
-
Âm và Dương là hai đối tượng được sinh ra từ một hành trong Ngũ hành. Đó là một ý có thể coi là một phần của định nghĩa. Và lại đã nói một định nghĩa là phải có các yếu tố hiểu biết nhất định thì mới định nghĩa được và định nghĩa phải phù hợp với toàn hệ thống. Cho nên, ai nắm bắt được hệ thống thì định nghĩa có căn bản, nếu không e rằng một câu nói ra đã phải lách qua nhiều vấn đề, như lách luật, lách qua các quy định. Hay nói một cách khác, đằng sau định nghĩa phải là một thế giới chứ nếu không anh cứ định nghĩa mà lại chẳng có gốc gác gì thì e là đạo lý (mà đã là thành phần đạo lý thì rất lười đảnh răng xúc miệng-nói vui tí).
-
Chẳng có gì là không thể định nghĩa. Không thể định nghĩa là người ta chưa hiểu hết về vấn đề, chưa hiểu hết thì thay vì nói chưa định nghĩa được thì lại nhận định không thể định nghĩa, vậy thì đó là cá nhân không thể định nghĩa vấn đề chứ không phải là vấn đề không có định nghĩa. "trong âm có dương, trong dương có âm" là một nhận xét từ hệ nguyên lý chứ không phải nguyên lý. Không nắm được nguyên lý thì nhận lầm nhận xét là nguyên lý, từ sự lầm như vậy thì các điểm tựa vào đó cũng lầm theo.
-
"không có gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương" câu nói này mà gặp phải cái anh logic phi cổ điển chắc sẽ bị lật đổ. Vật cùng tắc biến, mà biến là phản phục. Vật cùng là hoàn toàn âm, phản phục là hoàn toàn dương.
-
Dạ, Dương là Mặt trời, Âm là các sao trong Hệ Mặt Trời. Trời là Mặt trời-Thiên, Đất là các Sao-Địa. Còn Địa Cầu chạy mà có trước sau, Mặt Trời bên trái Địa Cầu, các sao bên phải Địa Cầu nên người ta nói "thiên tả hoàn, địa hữu chuyển" ạ.