Lương Cơ

Hội viên
  • Số nội dung

    177
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Lương Cơ

  1. Anmay diễn giải có thể không hết được, thiếu yếu tố tương tác. Yếu tố nào:Sapa một câu chào thì hỏi một câu, hỏi một câu lại chào một câu. Văn hỏi thì dai đến mức người ta không biết người này là nam hay nữ để mà nhận định hạnh kiểm hiện tại, văn đáp thì thôi rồi, cà nhắc cà nhắc. Yếu tố xuất trận tác động như thế để giao chiến thì đối phương quân tử chắc hẳn không muốn rồi, và người ta có đối thoại cũng là bất đắc chí, và vì một lý do khác.
  2. Anmay trong mấy bài viết gần đây có vẻ như trung lập, nếu bị/được ai đó thâu phục nhập phe thì có thể làm cho họ có thêm nhân lực. Nhưng mà đối với ai đó đã làm thầy (nghiệp dư) mà vào diễn đàn này đối thoại thì có thể vị đó lâm vào sự hiếu danh mà có trường hợp dẫn đến sự đối thoại quên mất cả sự tự tôn. Một vị muốn tầm sư học pháp thì nên dứt bỏ đi sự nể trọng để vụn bồi cái tâm tìm cầu minh sư chính pháp.
  3. Bản thân năm cái danh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là người ta cũng lấy Dương Kim, Dương Mộc, Dương Hoả, Dương Thủy, và Dương Thổ để gọi tắt như thế. Lại bon chen tí.
  4. Xem ra những lời này tương đối khéo, chính vì vậy mà thể nhập nó không thể là một điều đơn giản. Giống như là hiểu biết về bố cục nhưng không phải bất cứ khi nào người ta cũng sử dụng cách thức bố cục ấy để hiển lộ được yếu tố nghệ thuật. Tâm Nghiên Cứu không ngộ được hộ ai cả, nếu ai đó cố tình ứng dụng có thể sẽ không được như thật.
  5. Ưu tiên Nguoi Viet được đối thoại hai lần cho một câu hỏi. Nhưng mà vấn đề là hình thức. Để phân biệt chữ gi với chữ gi thì người ta thêm chữ h thành ra hình thức của nó là gi và ghi. Cái tên của mình mà bị viết như thế thì còn gì là Nghiên với Cứu.
  6. Người thứ ba liên tiếp hỏi theo cũng một cách, rùi ui. Túm lại là cái vị Cutu1 đó đó, vị ấy vừa nhắc lại câu hỏi hay đúng hơn là viết lại nội dung câu hỏi. Tui thì chưa xem câu hỏi đầu tiên của vị ấy nhưng tôi đặt trường hợp để Cutu1 xem lại câu hỏi ban đầu và câu hỏi viết lại có sự sáng tối khác nhau gì không. Nếu mà có sự khác nhau mà với cách ứng sử như trong câu hỏi đang là cuối cùng thì đó không phải là ứng xử mà là theo chiếu hướng ứng phó.
  7. Đây cũng là một công án của riêng Nguoi Viet, và cũng có khi chỉ riêng Nguoi Viet tự trả lời một cách đúng nhất. Nhưng mà tôi cũng có thể gợi ý, giải thích thêm.Người ta đặt vấn đề hay nói đúng hơn là tiếp cận vấn đề bằng một khía cạnh cùng chủ đề hoặc bằng cách thức phản biện chủ để sẵn có. Bước tiếp cận này là một bài viết cụ thể. Những ý trong bài viết đó qua quá trình trao đổi của các thành viên dưới bất cứ góc độ nào cũng là yếu tố để người tiếp cận vấn đề có được lời giải đáp thỏa đáng. Lời giải đáp có thể là họ tự giải hoặc có thể là người đối thoại giải. Nhưng vấn đề ở đây là bài viết tiếp cận của người này có hoàn thiện hay chưa, nếu bài viết chưa hoàn thiện thì tức là câu hỏi người ta đặt ra chưa hoàn thiện, với một câu hỏi chưa hoàn thiện thì người đối thoại sẽ cũng trả lời theo cách có giới hạn. Và tiếp theo, người tiếp cận vấn đề cứ ôm cái bài tiếp cận đầu tiên, ôm lấy các vấn đề và nhắc đi nhắc lại, cuối cùng người này tự sáng và đặt ra được câu hỏi đúng và hoàn thiện. Đến khi này so sánh câu hỏi đã hoàn thiện và câu hỏi chưa hoàn thiện và xét với cách ưng sử hiện tại để xem được hạnh kiểm của người tiếp cận, nếu họ khẳng định câu hỏi vẫn như ban đầu thì tâm không ngay thẳng. Và họ vẫn lấn tới lấn tới.
  8. Đôi khi chỉ có trong sự trao đổi hỏi đáp thì người đặt vấn đề mới có thể khởi nghi dòng dặc, thời tiết đến thì người ta tự sáng tự thông chính cái vấn đề mà người ta khơi mào. Cho nên, nếu Cutu1 khẳng định rằng vấn đề Cutu1 đặt ra vẫn y như ban đầu thì có thế không phải là sự thật. Có thể thôi.
  9. Ấy chết, ai nóng giận chả mất khôn, nhất là phái có ý tự trọng cao và được tôn trọng (Âm thì tự trọng còn Dương thì tự tôn, cho nên Âm và Dương có sự tôn và trọng). Mình lúc nào cũng nhường đất đấy chứ, một nửa vấn đề chính là Mình độc thoại có mạch có nguồn tiếp nối nhau. Có điều Mình chẳng phải là người gây sự trước đâu. Và ngay cả vấn đề mà Daretolead đã xem lại ấy, làm sao Daretolead có thể hiểu được, bởi vì có nghi thì mới hỏi, có hỏi thì mới được đáp, có đáp thì mới có thể đánh giá đúng hay sai, có sự đánh giá thì mới là người trong cuộc, có là người trong cuộc thì mới thấy vấn đề trao đổi đang ra sao, đã ra sao và mới có thể tiếp tục ra sao. Biết hỏi thì giỏi hơn biết đáp Biết đáp thì một giải có thể ứng với mười nghi.
  10. Sapa sao lại là cô, nếu là cô thì nên công bố để được đối phương giao chiến nhẹ nhàng hơn.
  11. Lại Vuivui, tôi chả biết lịch sử thế nào. Chỉ thấy Vuivui là người như tôi đã có nhận định trong chủ đề này, không nhắc lại.
  12. Tâm Nghiên Cứu xem bài này có ý muốn hồi âm mà chả biết viết thế nào ạ. Vấn đề thì có vẻ lớn mà người phản biện thì chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nhất định, chưa thấy ai bình tĩnh và bác học ở vị trí phản biện, điều này sẽ dẫn đến phản biện thiếu khoa học và có lúc họ sẽ quan trọng hóa yếu tố nào đó mà không cân bằng được trước khi phản biện vấn đề Lịch sử và Lý học ạ. Cuối cùng thì cũng hồi âm được chút xíu, lần trước viết rồi lại xóa đi vì thấy nó không khớp.
  13. So sánh với Bát Bộ Thiên Long tự nhiên thấy mình tò mò, không hiểu là Bát Bộ Thiên Long và Tâm Nghiên Cứu sao lại được so sánh với nhau vậy Anmay ? Nếu mà có gì hay để TNC nghiên cứu thay tên là Thiên Long Bát Bộ, vì rằng là cái Tâm Nghiên Cứu này nghe nó cổ quái và cũng là nó đã làm xong một vài nhiệm vụ ngẫu hứng.
  14. Anh Rin thấy vấn đề này thế nào: Trái đất mỗi ngày bay đi hơn 40 000km (không tính chuyển động quanh mặt trời và các chuyển động lớn hơn). Mà các con vật thì sống ở ngoài trời, mắt thì ở hai bên do vậy chúng có thể cảm nhận thấy sự chuyển động tự nhiên theo hướng Đông Tây và vì vậy chúng đứng theo hướng Bắc Nam để nhìn quan sát cảnh vật theo ở hướng Đông Tây. Đó là chưa tính đến sự lắc lư đánh võng của trái đất sang hai bên đối với quỹ đạo trái đất, sự đánh võng này là do mặt trăng quay quanh trái đất gây ra.
  15. Mỗi vấn đề được đặt ra thì trước nó phải có được Hệ thống Nguyên lý. Tiếp theo trong một Hệ Thống Nguyên Lý thì mới có thể đặt ra các vấn đề, từ mỗi vấn đề mà thấy được cái cốt nghĩa của nó trong hệ thống nguyên lý, sau cốt nghĩa thì mới đến cốt văn, sau cốt văn rồi mới có chuyện có thể nhuận văn. Như vậy thì thấy thứ tự là: Nguyên Lý Hệ Thống sinh ra Hệ Thống Cốt Nghĩa. Hệ Thống Cốt Nghĩa sinh ra Hệ Thống Cốt Văn. Hệ Thống Cốt Văn sinh ra Hệ Thống Nhuận Văn. Thực tế có nhiều ý kiến giống nhau với vấn đề viết lách, cụ thể là viết về vấn đề chỉnh lý nguyên lý, viết làm sao để văn được nhuận, được hay. Ý kiến như thế không tồi, song nếu chỉ nhìn được như thế thì, và thực tế người ta củng có chỉ nói qua được như thế mà không nói sâu được như mấy ý hệ thống trên. Vì vậy mà có thể phản biện cái ý kiến đó rằng "nhuận văn không thôi thì khác nào con vẹt, học vẹt, biết được lời, thuộc được lời mà không hiểu ý". Sở dĩ mà nói rằng được ý quên lời là vì nó có lớp nang của nó, cái vấn đề nó có hệ thống phát triển từng lớp từ tư tưởng cho đến sự truyền bá phổ biến. Ý cũng là văn, và nó là cốt nghĩa. Nhuận văn cũng là văn, và nó là dễ nhớ về lời. Vậy thì được ý quên lời là được cái văn với cái ý. Do đó nếu phản biện một bản văn mang sự khắc họa cái Ý thì có thể là một sự phản biện lầm đường vì không thấy được lớp nang thủ thuật hiện thực tử tưởng. Vấn đề luận âm dương cũng rất cần có những góc nhìn như thế, nếu không, mỗi người đứng riêng ở một hệ khác nhau và đối với nhau rồi phản biện nhau thì là một sự hỗn tạp, cái nọ không sinh cái kia rơi vào ngũ hành tương khắc. Mất Nguyên Lý Hệ Thống thì mất Ý, mất Ý thì mất Lời. Điểm này cho thấy rõ, ngoài lời còn có ngoài ý, ngoài ý là gì, là nguyên lý hệ thống.
  16. Chính cậu mới là người chỉ trích nặng nề nhất mà vẫn ngang nhiên tồn tại. Thôi cậu nói thì thôi nhận một phần, chín phần còn lại tôi không nhận. Còn cậu cũng biết, cho người khác cái gì mà người ta không nhận thì sao rồi. Vuivui: Vậy thì trên đó, cái gì là học thuật, cái gì là giáo dục. Thật là một sự ngụy biện tiện thể không tưởng.
  17. Úi gời, cậu thì chỉ được mỗi việc là bày ra nhưng có hóa giải được đâu, chả qua là có ái đó đã hóa giải thôi và cậu thì tiện thể, các câu nói ngoài học thuật của cậu ấy. Nói chung là cậu cũng thích được, được ấn chứng thì thích, được cho là nhuận văn thì thích. Nhuận văn mà không có gốc hệ thống thì cũng chỉ là thức khẩu chứ không thật là nhuận văn. Mà vị trí nhuận văn không phải là chủ tọa đâu, chỉ là lấy một bản cốt văn đưa ra để cho cái vị đó nhuận văn thôi chứ thật ra vị này không có liên quan đến nghĩa hay cốt của vấn đề. Còn như cậu dùng từ thì thật là lộ liễu một trời, không thể hóa giải được đâu cho dù có biện mình thế nào đi nữa, nếu mà cứ thế thì hoặc là đến khi "phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" thì cũng sẽ hỏng, nếu không hỏng thì cũng ảnh hưởng đến bạn bè cậu đó. Nói chung là cũng xảo ghê. Lại còn có lúc nhận vơ là do cậu mà topic sôi nổi, lại có khi nhận vơ là do đối thoại mà một số vấn đề do cậu mà được người khác phải nói ra chân lý, định kể công thì mang tính chất cái tôi cá nhân.
  18. Trước đây là BGB, mới đây thì BGB thay đổi thành Tâm Nghiêm Cứu. Chứ là người của trung tâm hay là ai khác thì đó là mọi người cảm thấy. Mọi người vẫn còn có thể cảm thấy, cái này thì đâu thể làm gì được.
  19. TNC và Sapa đang đối thoại trên kia, Sapa ngoằng sang đối thoại với câu nói một vế của TNC "người chánh dùng pháp tà thì pháp cũng trở thành chánh". Song TNC đối thoại lại, và thấy những điểm có thể thấy ngay từ Sapa ra làm ví dụ cho vế còn lại của câu nói. Sapa được thấy ra nhược điểm của Sapa, sau đó thì tự nhiên Sapa chạy xuống đây để nói xấu nêu ra nhược điểm của người Việt so với người Tây. Cái này thì Sapa tự làm tự biết, còn TNC thì cũng là người chứng kiến nên cũng có phần nắm bắt được cảm thức của topic. Sự thể là như vậy.
  20. Ấn chứng cho cậu thì cậu khoái cậu thích nên thấy cậu he he...xong cậu cũng lại viết như thế thì hóa ra là cậu bảo ai ngu thế ? Viết là Dương, Âm sẽ đọc. Âm và Dương tương tác, Tam Sanh Ngũ Hành. Vậy xem cái Ngũ Hành xoay vần thế nào. Âm là ai ?
  21. Nói chuyện với Sapa theo hướng nhân phẩm thì có mà hết ngày, bởi vì các vấn đề chính thì Sapa cũng cắt xén be bét rồi đối thoại cà nhắc cà nhắc. Với cách như vậy mà theo hướng cưỡi ngữa xem hoa đối với vấn đề chính thì thôi, phải thâu về, không nên quăng rìu quăng lưới sẽ mất công mà thôi.
  22. Ấn chứng cho cậu rằng Đại Trí như Ngu. Còn giả Ngu để xem Đại Trí thì chẳng biết là ý cậu ra sao, cậu cho rằng ai đó giả ngu sao, cậu cho rằng thế nào thì đó là riêng cậu khởi nghĩ như thế mà thôi, rồi cậu cho rằng ai đó ngu thật và bồi thêm những lời chọc ngoáy thâm thù lại còn Thân ái vậy thì không hiểu là cái thứ hỗn độn âm dương này nó là cái mớ gì. Thảo nào cậu không định nghĩa được âm dương.
  23. Vẫn là sự hiển tướng người tà dùng chánh pháp thì pháp ấy cũng thành tà. Chứng minh: Chương mục Giải Trí là "pháp chánh". Lợi dụng chương mục để nói xấu, nói theo định kiến ngã kiến thì đó là "người tà". Sự nói xấu ấy đã biến mục Giải Trí thành "pháp tà". Vậy là có đủ bộ: người tà, pháp chánh, pháp biến thành tà. Mà gì đâu, lại nói theo ngã kiến độn căn, vạch áo cho người xem lưng. Sapa chẳng hiểu ông Tây hết được, cũng chẳng hiểu cụ Việt hết được. Có thể Sapa là gốc Việt ngọn Tây cho nên bị nhúng vào môi trường nên sinh ra ngã kiến đồng minh với môi trường thành ra có phát biểu xấu với môi trường đối lập. Thế là Sapa định lên núi cao để quăng rìu, định xuống sông tràn nước để quăng bó dây. Quăng ra cái gì thì thu về cái ấy thôi, không thêm mà cũng không bớt. Vậy nên nói: Nếu biết núi cao sông tràn nước Thì chớ quăng rìu với bó dây. Cứ cố tình làm người tài như Sapa, càng múa rối càng tổi. Hãy làm một người nghèo nàn thì múa rối tự nhiên không tồi.
  24. Mở miệng ra là chào đó là người dùng chánh pháp. Chào xong thì suy luận cà nhắc cà nhắc, lời văn thì xác xác trầm trầm phản đối thì đó là tâm tà hiển lộ. Vậy cho nên ngay sapa là ví dụ cho vế còn lại. Tôi không nói đủ cả vế luôn khi trước vì còn nghĩ rằng nói ra thì là cái cớ cho người tà xuyên tạc rằng tôi chọc ngoáy, điều này thì cụ thể được luôn: Tâm nghiên cứu là người chánh sử dụng tà pháp thì pháp ấy cũng là chánh. Vế còn lại: Sapa là người tà sử dụng chánh pháp thì pháp ấy cũng thành tà. Mở miệng ra là chào thì người ta gọi là khẩu đầu kính. Khép miệng vào là phản đối thì người tà gọi là khẩu vĩ nhờn hay khẩu vĩ tà.
  25. Cậu ấy thích một phát là nhuận văn luôn, mà thực tế trước khi nhuận văn thì phải có cốt văn, mà trước khi có cốt văn thì phải có cốt nghĩa, lại trước khi có cốt nghĩa thì phải có hệ thống 'mương máng' :( . Nhưng mà đối với hệ thống 'mương máng' mà đã không chính danh được từ nguồn thì không biết thế nào.