Nguyên Ngữ A Di Đà Phật (Original Words of Amidabutsu)1
Tàn Mộng Tử dịch
I. Vấn đề sở tại A Di Đà Phật có 2 tên gọi khác nhau theo nguyên ngữ tiếng Sanskrit: Amitāyus (Vô Lượng Thọ [無量壽], trong kệ tụng là Amitāyu) và Amitābha (Vô Lượng Quang [無量光]). Tuy nhiên ở Nhật Bản, người ta có nêu ra thuyết tưởng định về một nguyên ngữ mới khác với hai nguyên ngữ như vừa mới nêu trên. Chính đó là thuyết Amita<Am♦ta được trình bày trong luận văn “Vi•⎞u và A Di Đà” (Vi•⎞u to Amida)2 của Tiến Sĩ Địch Nguyên Vân Lai (荻原雲來, Ogihara Unrai) vào năm thứ 41 (1908) niên hiệu Minh Trị (明治, Meiji). Sau đó, thuyết nầy đã tạo sự chú mục rất lớn đối với các học giả đương thời và trở thành đề tài bàn tán sôi nỗi khi đặt vấn đề về A Di Đà Phật,3 thế nhưng nó vẫn
chưa được kiểm chứng cho thật kỹ lưỡng và tường tận. Chính vì lý do đó, bài viết nầy muốn đặt lại vấn đề nói trên, thông qua quá trình xem xét đúng sai thế nào để xác chứng lại nguyên ngữ của A Di Đà Phật. Về nguyên ngữ nầy trước hết chúng ta cần phải truy cứu nguồn gốc của A Di Đà Phật. II. Về thuyết Amita<Am♦ta Trước hết, theo thuyết của Tiến Sĩ Địch Nguyên Vân Lai (荻原雲來, Ogihara Unrai) giải thích như sau: Nguyên ngữ A Di Đà nếu giải theo âm của nó là Amida hay Amita. Trường hợp nầy Amida được xem như là tục ngữ của Phạn ngữ Amita, hơn nữa nếu Amita được xem như là tục ngữ, ngoài Phạn ngữ Amita (vô lượng [無量]) ra, còn có từ tương đương khác là Am♦ta (cam lồ, bất tử [甘露、不死]) và hợp thành hai nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, vì Am♦ta là từ có liên quan đến thần Vi•⎞u hay Soma trong thần thoại Veda của Ấn Độ, từ đó chúng ta có thể biết được rằng A Di Đà Phật là thực thể được thành lập từ thần thoại Vi•⎞u. Về thuyết nầy, giống như chính bản thân Tiến Sĩ Địch Nguyên Vân Lai đã từng cho rằng: “đây là vấn đề chưa thể đi đến khẳng định dứt khoát”, cho nên thiết nghĩ cần phải kiểm chứng thêm nữa để làm sáng tỏ vấn đề hơn. Theo tôi trong thuyết nầy có ít nhất hai nghi vấn cần nêu ra ở đây. Thứ nhất, thuyết nầy lập tiền đề tưởng định rằng nguyên âm của từ A Di Đà vốn phát xuất từ Amida hay Amita, và như vậy chúng chính là nguyên ngữ của A Di Đà; vậy liệu lập cứ như vậy có thỏa đáng hay không ? Thứ hai, thuyết nầy xem từ Amita là tục ngữ và lập cước trên quan điểm cho rằng đó là cách đọc trại của Phạn ngữ Amita; vậy liệu lập luận trên có thỏa đáng hay chăng ? Nếu nói một cách nghiêm túc, hai nghi vấn nầy là điều cần phải được giải quyết từ quan điểm ngôn ngữ học và tất nhiên cần phải lắng nghe kiến giải của các học giả chuyên môn về vấn đề nầy. Trước hết, về nghi vấn thứ nhất cần phải có sự khảo sát về mặt âm vận học để tưởng định nguyên âm tiếng Hán “A Di Đà (阿彌陀)”. Theo như Tiếng Hán Cổ (Ancient Chinese) do học giả B. Karlgren tái cấu thành, từ nầy được tiêu ký là â-mjie-d‘â,4 cho nên ta có thể khẳng định rằng nó được thể hiện bằng tiếng La Tinh là Amida. Thế nhưng, về chữ “Đà” (陀), Tiến Sĩ Đằng Đường Minh Bảo (藤堂明保)5 cho rằng rõ ràng nó được tiêu ký là “da” và theo tiếng Trường An dưới thời nhà Đường thì được thanh âm thành chữ “t‘a”. Tuy nhiên, mặc dầu không có xác chứng nào cho thấy có sự thanh âm hóa như vậy ở phương Bắc trước đó từ thời Hậu Hán cho đến khoảng Đông Tấn, nhưng từ điểm mà chữ “Đà” (佗) được phiên thành hai âm “da” và “t‘a”, chúng ta thấy rằng khả năng tồn tại hai âm như vậy đối với chữ “Đà” (陀) cũng rất lớn.6 Nếu quả là vậy, nguyên ngữ “A Di Đà (阿彌陀)” mà được tiêu ký thành “â-mjie-d‘â” có thể tưởng tượng ra được. Tuy vậy, cho dù điểm mà do xưa kia Tiến Sĩ Địch Nguyên cho là đúng và kết quả thực tế gần như tương đồng với nhau, với nguyên âm như vậy tất nhiên không làm sao tránh khỏi nghi vấn về việc nhận định cho nó là nguyên ngữ của A Di Đà. Dầu gì đi nữa, tiếng dịch âm của thời đại ngày xưa không có giới hạn về mặt biểu hiện nguyên ngữ của tiếng Sanskrit hay tục ngữ. Tỷ dụ như việc âm tả từ “Đàm Ma Ca” (曇摩迦, Taishō 12, 300c) để nói lên nhân vị của Phật A Di Đà rõ ràng không phải phát xuất từ nguyên ngữ “Dharmākara”. Nếu cho nguyên ngữ nầy là tục ngữ, ta thấy rằng trong quá trình chuyển biến từ tiếng Sanskrit sang tục ngữ hay quá trình được Hán dịch từ tục ngữ sang, âm tiết cuối cùng đã bị lược bỏ đi hay chăng, hoặc được phát âm mà không có mẫu âm tận cùng hay thế nào đó ? Với thí dụ điển hình như vậy, thỉnh thoảng chúng ta có thể tìm thấy trong các kinh điển cổ dịch. Từ đó, chúng ta có thể đi đến nhận định rằng từ dịch âm của A Di Đà cũng có thể được tiến hành theo
kiểu biến hóa như vậy. Cho nên nếu không công nhận điều nầy, bắt buộc phải thể hiện lý do duy nhất ấy mà thôi. Về việc nầy, nếu như tìm ra được thí dụ rõ ràng mà tục ngữ Amida hay Amita được dùng như là nguyên ngữ của A Di Đà thì quả chẳng có vấn đề gì để bàn luận nữa cả; thế nhưng ngày nay khi không còn các nguyên bản kinh thuộc loại cổ dịch, thí dụ rõ ràng như vậy quả là không thể nào tìm thấy được. Điều mà chúng ta có thể làm được là trong các thư tịch hiện tồn liệu có thể tìm ra được chứng cứ để duy trì lập luận nầy hay không. Chính trong luận văn của Tiến Sĩ Địch Nguyên đã có nêu ra một vài chứng cứ để làm cơ sở cho thuyết nầy từ trong kinh điển Hán dịch. Tuy nhiên, các chứng cứ nầy có thể thừa nhận được hay chăng ? Kế đến là nghi vấn thứ hai. Nếu ta cho Amita là hình thức tục ngữ của tiếng Sanskrit Am♦ta, thì chúng ta cần phải làm sáng tỏ vấn đề nó là hệ thống tục ngữ như thế nào. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề rất nan giải. Như R. Pischel7 và W. Geiger8 đã minh chứng rõ, vấn đề mẫu âm Phạn ngữ “♦” biến thành “i” là hiện tượng mà được công nhận rộng rãi trong Prākrit và đây cũng là thí dụ dùng thích hợp cho từ am♦ta. Thế thì nếu có xem xét bản Kinh Pháp Cú9 theo tiếng Gāndhāra do học giả J. Brough hoàn chỉnh thành hệ thống đi chăng nữa, ta thấy rằng tiếng Gāndhāra của từ am♦ta chỉ được phiên thành amuda mà thôi, vì vậy chúng ta có thể biết được rằng amita cũng là tục ngữ của hệ thống nầy. Bên cạnh đó, trong các kinh điển cũng như văn thư tiếng Khotan, tên gọi A Di Đà Phật cũng có được nhắc đến, và theo như bản hiệu đính của học giả H. W. Bailey,10 có một số từ như Armyāya, Amitāyur hay Amitābau để chỉ về A Di Đà Phật, nhưng qua đó chúng ta vẫn không tìm thấy mối liên kết nào giữa amita và am♦ta cả. Hơn nữa, có một thí dụ duy nhất mà Tiến Sĩ Địch Nguyên nêu ra là trường hợp từ Pāli tương đương với tiếng Sanskrit Am♦todana (em của vua Tịnh Phạn [Śuddhodana, 淨飯]) là Amitodana. Nếu căn cứ vào trường hợp nầy, am♦ta là tiếng tục ngữ của hệ ngôn ngữ Pāli được chuyển thành amita, nhưng trong tiếng Pāli từ am♦ta thường được thể hiện bằng từ amata, chứ không
phải là amita. Chính vì lẽ đó, việc chuyển hóa tiếng Sanskrit Am♦todana thành Amitodana có vấn đề cần phải xét lại.11 Điều nầy tốt hơn chúng ta nên xem như là sự sai khác về mặt truyền thừa giữa ngữ hệ Pāli của Phật Giáo Nam truyền và ngữ hệ Sanskrit của Phật Giáo Bắc truyền. Trong sự truyền thừa giữa Nam và Bắc, về một sự vật như nhau, cho dù có dùng ngôn từ giống nhau về mặt phát âm đi chăng nữa, vẫn có trường hợp đôi khi khác nhau về ngữ căn gốc, ý nghĩa cũng không giống nhau mà vẫn được công nhận.12 Như vậy, nếu đặt vấn đề xem như là tục ngữ của ngữ hệ Pāli, điều kiện để minh chứng cho được về mặt ngôn ngữ học thuyết Amita<Am♦ta vẫn chưa được tìm ra cho thỏa đáng. Thế thì liệu có phương pháp nào khác để làm cơ sở cho thuyết nầy hay chăng ? Về vấn đề nầy, trong luận văn của mình như đã đề cập ở trên, Tiến Sĩ Địch Nguyên có đưa ra thuyết giải thích về ý nghĩa của từ A Di Đà Phật là “Bất Tử” (不死) hay “Cam Lồ” (甘露) để làm luận chứng. Điều nầy có thể công nhận được không ? Như đã bàn luận ở trên, thông qua các thư tịch hiện tồn, cuối cùng vấn đề còn lại cọng thông với hai nghi vấn vừa nêu có đồng tình với thuyết Amita<Am♦ta hay không. Về tính chất của vấn đề, các thư tịch hiện tồn ở đây
là kinh điển Hán dịch, cho nên nếu nhìn từ mặt lịch sử dịch kinh của Trung Hoa, thuyết nầy xoay quanh vấn đề liệu nó có được thành lập trên cơ sở văn bản học hay chăng. Từ thị điểm nầy, chúng ta sẽ tiến hành khảo sát các vấn đề tiếp sau đây. III. Nguyên ngữ “A Di Đà” Trong lịch sử dịch kinh của Trung Hoa, tiếng dịch âm A Di Đà lần đầu tiên xuất hiện trong Ban Chu Tam Muội Kinh (般舟三昧經, Taishō 13, 899a, 905a) do Chi Lâu Ca Sấm (支婁迦讖, khoảng giữa thế kỷ thứ 2) nhà Hậu Hán dịch. Kinh nầy có bản 1 quyển và bản 3 quyển, nhưng điểm dùng từ A Di Đà thì bản nào cũng giống nhau cả. Có điều Phạn bản của kinh điển nầy chỉ còn lại những mảnh rời rạc mà thôi, nếu ta tìm trong bản dịch tiếng Tây Tạng13 thì có 2 từ được dùng tương đương với A Di Đà là tshe dpag med (Amitāyus, Vô Lượng Thọ [無量壽]) và ⎥od dpag med (Amitābha, Vô Lượng Quang [無量 光]). Cho nên, trong phạm vi chuyển dịch của tiếng Tây Tạng, đối với nguyên bản của kinh nầy có 2 cách dịch là Amitāyus và Amitābha. Hơn nữa, như sẽ đề cập bên dưới đây, trong phạm vi liên quan đến tên gọi A Di Đà, có vài điểm mà chúng ta không thể cho rằng từ nầy cứ y theo tiếng Sanskrit mà âm tả nên, và thậm chí ngay như đối với trường hợp của Ban Chu Tam Muội Kinh, dịch ngữ tshe dpag med (Amitāyus, Vô Lượng Thọ [無量壽]) được dùng chủ yếu, cho nên ta có thể suy đoán ra được rằng có chăng Phạn văn chỉ là từ Amitāyus không ? Tuy nhiên, dầu thế nào đi chăng nữa, nguyên ngữ A Di Đà trong kinh nầy vẫn là Amitāyus và Amitābha; ngoài hai từ nầy ra chẳng có dấu vết nào cho thấy có từ nào khác được dùng thêm cả. Vì vậy, lẽ tự nhiên thôi khi chúng ta thấy rằng nguyên bản do Chi Lâu Ca Sấm dịch cũng giống vậy mà thôi. Từ đó, ngay như trong hai bản dịch khác của Ban Chu Tam Muội Kinh là Bạt Pha Bồ Tát Kinh (拔陂菩薩經, Taishō 13, 922a) và Phần Hiền Hộ (賢護分) của Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh (大方等大集經, Taishō 13, 875bc) cũng có dùng từ A Di Đà, nhưng qua hai kinh nầy chúng ta không thể suy định ra nguyên ngữ của A Di Đà là Amida hay Amita được.
Chi Lâu Ca Sấm vốn được xem như là dịch giả của Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經), nhưng ngày nay hết thảy các học giả đều phủ nhận điều nầy. Tuy nhiên, đại bộ phận các học giả đều công nhận Chi Khiêm (支謙) nhà Ngô là người dịch ra bản A Di Đà Tam Muội Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (阿彌陀三昧三佛薩樓佛檀過度人道經, thông xưng là Đại A Đi Đà Kinh [大阿彌陀經], Taishō 12, 300a), dịch bản khác của kinh trên. Như vậy, với tư cách là kinh điển Tịnh Độ, phải nói rằng thuật ngữ A Di Đà được dùng khởi đầu từ kinh nầy. Có điều, đối với kinh nầy vốn hiện tồn cả hai bản tiếng Phạn và Tây Tạng, trong hai bản nầy đều có dùng cả hai từ Amitāyus và Amitābha, ngoài ra không có ngoại lệ. Trong Phạn bản, toàn thể từ Amitābha được dùng nhiều hơn (Amitāyu(s) toàn bộ chỉ có 13 lần). Còn trong Tây Tạng bản thì khuynh hướng dùng từ Amitābha lại mạnh hơn (tshe dpag med [Amitāyus, Vô Lượng Thọ] giảm xuống còn 9 lần, có nghĩa rằng nó không nhất trí với Phạn bản); cho nên chúng ta có thể tưởng định ra được rằng nguyên hình của kinh điển nầy lấy Amitābha làm chủ yếu. Dầu gì đi nữa, chúng ta có thể công nhận rằng nguyên ngữ A Di Đà Phật trong nguyên bản do Chi Khiêm chủ dịch tương đương với Amitābha hay Amitāyus. Bên cạnh đó, Chi Khiêm có dùng từ A Di Đà trong Lão Nữ Nhân Kinh (老女人經, Taishō 14, 912b) và Huệ Ấn Tam Muội Kinh (慧印三昧經, Taishō 15, 464b); nhưng nếu nhìn vào dịch bản tiếng Tây Tạng14 của hai kinh nầy, ta thấy bản nào cũng xuất hiện từ tshe dpag med cả, như vậy trong nguyên bản của chúng có thể đều dùng từ Amitāyus. Nếu nhìn vào lịch sử dịch kinh ta thấy rằng người kế tục Chi Khiêm dùng từ A Di Đà là Trúc Pháp Hộ (竺法護, 239-316) nhà Tây Tấn. Trong số các kinh điển do ông dịch ra, có đến 30 kinh liên quan đến A Di Đà Phật, và có 8 kinh15 ông dùng từ A Di Đà, từ đó chúng ta có thể suy ra được rằng ông thích dùng âm dịch như thế nầy. Thế thì, với khuynh hướng như vậy, về sau trong các kinh điển do Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch cũng được công nhận rõ ràng và từ gọi là “A Di Đà” đã trở nên được mến chuộng rộng rãi, lâu dài trong lịch sử Phật Giáo Trung Hoa. Song về kinh điển có dùng đến từ nầy, nếu truy cứu các Phạn bản, Tây Tạng bản hay các dịch bản khác, ta thấy có bản thì dùng nguyên ngữ Amitāyus, có bản dùng Amitābha, và
thậm chí có bản dùng cả hai, dầu vậy chúng ta vẫn không thể tìm ra nguyên ngữ nào ngoài hai từ trên cả. Vì lẽ đó, chúng ta có thể khẳng định dứt khoát rằng nguyên ngữ “A Di Đà” xuất hiện trong các kinh điển Hán dịch là từ tương đương với Amitāyus và Amitābha, ngoài ra không có từ nào khác hơn nữa. Từ đó, từ âm dịch A Di Đà Phật (阿彌陀佛) còn được dùng là “A Di Đà Bà” (阿彌陀婆, có khi người ta thay thế chữ Di [彌] là 弭; chữ Đà [陀] là 多, 哆, 跢, 怛; chữ Bà [婆] là 皤, v.v.), việc nầy được công nhận đối với chủ yếu các kinh điển Đà La Ni được dịch từ thời nhà Đường trở đi, cho nên khỏi cần phải bàn luận nhiều chúng ta cũng biết rằng A Di Đà Phật là dịch ngữ của Amitābha vậy.16
IV. Nguyên ngữ “Vô Lượng” Tiếp theo từ A Di Đà, chúng ta cần phải khảo sát tiếng dịch nghĩa “Vô Lượng”. Từ nầy làm căn cứ có sức thuyết phục mạnh nhất mà Tiến Sĩ Địch Nguyên nêu lên, thế thì lối diễn dịch như vậy có thỏa đáng hay chăng ? Trước hết, nếu như đơn cử thư tịch đầu tiên nhất dùng đến từ “Vô Lượng” nầy, ta có bản Hậu Xuất A Di Đà Phật Kệ (後出阿彌陀佛偈, thất dịch, Taishō 12, 364b). Bản nầy ban đầu được Lịch Đại Tam Bảo Ký (歴代三寳記) quyển 4 cho là bản được dịch xuất vào thời Hậu Hán, đương nhiên chúng ta cũng chưa thể vội vàng tin được. Nội dung của bài kệ nầy vốn lấy cơ sở của Nhị Thập Tứ Nguyện Kinh (四十八願經), cho nên rõ ràng nó thuộc vào văn bản thời đại xưa, tuy nhiên do vì các bản dịch khác của bài kệ nầy cũng như các truyền bản tiếng Phạn và Tây Tạng cũng không có, cho nên vẫn có nghi ngờ liệu đó có phải là dịch bản hay không ? Hơn thế nữa, thông qua việc suy xét điểm dịch từ Tỳ Kheo Dharmākara thành đơn giản là “Pháp Tỳ Kheo (法比 丘)” qua bài kệ nầy, chúng ta thấy rằng do vì đây là thể loại kệ tụng nên từ “Vô Lượng”17 cũng bị hạn chế về số lượng chữ, cho nên e rằng việc suy định về nguyên ngữ của A Di Đà Phật phải nói là rất nguy hiểm. Do đó, thư tịch xác tín nhất dùng từ “Vô Lượng” đầu tiên trong lịch sử dịch kinh cần phải kể đến là Duy Ma Cật Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩詰經) do Chi Khiêm dịch. Trong kinh nầy, từ “Vô Lượng” (無量, Taishō 14, 529a) chỉ xuất hiện 1 lần và ám chỉ đức Phật A Di Đà; nhưng bản La Thập dịch là A Di Đà Phật (阿彌陀佛, Taishō 14, 548b), bản Huyền Tráng (玄奘, 602-664) dịch là Vô Lượng Thọ (無量壽, Taishō 14, 574b), còn bản dịch Tây Tạng18 là sna≡ ba mtha⎥ yas (tức Amitābha, nghĩa là Vô Lượng Quang [無量光]). Thế thì nguyên ngữ của tên gọi A Di Đà Phật đã có sự sai khác nhau giữa hai bản dịch của Huyền Tráng và Tây Tạng; cho nên thật khó mà xác định cho được nguyên ngữ ấy là Amitāyus hay Amitābha, nhưng có một điểm mà chúng ta có thể khẳng định rõ ràng là nguyên ngữ ấy không phải là Amita. Việc Chi Khiêm có dùng âm dịch “A Di Đà” thì như đã trình bày ở phần trước, ngoài ra ông còn dùng đến dịch ngữ “Vô Lượng Thọ”, chứ không hề thấy từ “Vô Lượng”. Tuy nhiên, theo ba bản Tống, Nguyên, Minh và bản nhà Liêu (cựu Tống bản) hiện tồn trong Thư Viện của Bộ Cung Nội cho thấy rằng từ “Vô Lượng Thọ” mà xuất hiện trong Bồ Tát Sanh Địa Kinh (菩薩生地經, Taishō 14, 814c) do ông dịch xuất có nghĩa là “Vô Lượng”, nhưng nếu chỉ có vậy thôi vẫn chưa thể nói là tư liệu xác chứng được. Hơn nữa, giả tỷ như có sự truyền thừa của từ “Vô Lượng” nầy đi chăng nữa, nếu xét từ điểm dịch ngữ ⎥od dpag med trong bản dịch tiếng Tây Tạng19 của kinh nầy, phải nói rằng rất khó mà cho rằng nguyên ngữ của “Vô Lượng” là Amita được. Tiếp theo Chi Khiêm, từ “Vô Lượng” nầy cũng được tìm thấy trong các kinh điển do Trúc Pháp Hộ dịch. Có nghĩa rằng trong Thiên Phật Danh Hiệu Phẩm (千佛名號品) của Hiền Kiếp Kinh (賢劫經, Taishō 14, 46b, 47a) quyển 6, từ “Vô Lượng Phật” (無量佛) được nêu lên 3 lần. Trong tất cả các kinh điển thuyết về danh hiệu của chư Phật, Thiên Phật Danh Hiệu Phẩm nầy được xem như có hình thức xưa nhất và nếu đem so sánh từng danh hiệu một của các vị Phật với Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật Danh Kinh (現在賢劫千佛名經,
Taishō 14, 376a), bản thất dịch dưới thời nhà Lương, thì quả là vô cùng khó khăn. Ngay như trong bản Hiền Kiếp Thiên Phật Danh Kinh bằng tiếng Sanskrit, Tây Tạng, Hán, Mông Cổ do học giả F. Weller20 hiệu đính, vẫn không có sự so sánh như vậy. Do đó, việc nhận định nguyên ngữ “Vô Lượng Phật” quả là rất khó khăn, thế nhưng nếu suy định theo bản dịch Tây Tạng cũng như bản hiệu đính của F. Weller về Hiền Kiếp Kinh,21 từ “Vô Lượng Phật” mà được nêu lên đầu tiên trong 3 lần ấy có thể xem như là tương đương với từ ⎥od dpag med (bản Tây Tạng) và Amitābha (bản của F. Weller). Tuy nhiên, đối với Trúc Pháp Hộ cũng thể hiện nghĩa A Di Đà Phật bằng từ “Vô Lượng”, nhưng không thể vì vậy mà ta có thể cho Amita là nguyên ngữ của A Di Đà Phật được. Có điều, theo như các nghiên cứu lâu nay, thuyết cho rằng Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經) là bản do Trúc Pháp Hộ dịch ra có sức thuyết phục lớn; hơn nữa gần đây thuyết cho rằng Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) mà tương truyền do Khương Tăng Khải (s: Sa∝ghavarman, Sa≡ghapāla; 康僧鎧, 460-524) dịch cũng do Trúc Pháp Hộ dịch, đã được đề xuất. Điều đáng chú ý là trong cả hai bản dị dịch nầy đều thấy xuất hiện từ “Vô Lượng”. Việc Trúc Pháp Hộ là dịch giả của hai kinh nầy hay không chẳng trở thành vấn đề, xin được miễn bàn nơi đây, nhưng nếu xét vài thí dụ về cách dùng của từ “Vô Lượng” nầy, ta thấy trong những bài kệ tỉnh thức của Bình Đẳng Giác Kinh (平等覺經, Taishō 12, 288ab) có các từ như “Vô Lượng” (無量), “Vô Lượng Giác” (無量覺), “Vô Lượng Thế Tôn” (無量世尊); trong Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經, Taishō 12, 272c, 273a) có “Vô Lượng Giác” (無量覺), “Vô Lượng Tôn” (無量尊), và tất cả đều thể hiện danh hiệu A Di Đà Phật. Theo Tiến Sĩ Địch Nguyên, điều nầy được xem như là một căn cứ có sức thuyết phục lớn, nhưng liệu có thể nhìn nhận như vậy được không ? Trong Đại A Di Đà Kinh (大阿彌陀經) thiếu bài kệ nầy nhưng các truyền bản khác đều có, cho nên nếu xét các thí dụ về cách dùng của từ “Vô Lượng” như đã nêu ở trên, ta thấy trong tiếng Sanskrit (theo Phạn Tạng Hòa Anh Hợp Bích Tịnh Độ Tam Bộ Kinh [梵藏和英合璧淨土三部經]) từ Amitāyu (vv. 1, 2, 3, 4, 11, 17) và Amitaprabha (vv. 5, 20) cũng được dùng đến, còn trong dịch bản tiếng Tây Tạng (cùng bộ trên) có từ tshe dpag med (vv. 2, 4, 11, 17) và ⎥od dpag med
(vv. 1, 3, 5, 20); và trong Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (無量壽如來會) của Đại Bảo Tích Kinh (大寳積經, Taishō 11, 98a) cũng như Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh (大乘無量壽莊嚴經, Taishō 12, 323c) chỉ dùng từ “Vô Lượng Thọ” (無量壽) mà thôi. Chính vì lẽ đó, nếu xét từ những thí dụ điển hình nầy, chúng ta không thể nào cho rằng nguyên ngữ của “Vô Lượng” là Amita được. Ngay như trong Bình Đẳng Giác Kinh và Vô Lượng Thọ Kinh, từ “Vô Lượng” cũng có được dùng đến, và nếu xét về mặt dịch thuật kệ tụng ta thấy rằng nó không thể được dịch y chan theo nguyên ngữ mà cần phải thêm bớt gì đó cho phù hợp với văn kệ tụng. Có nghĩa rằng nó cũng đồng trường hợp với bản Hậu Xuất A Di Đà Phật Kệ như đã đề cập ở trên. Trên đây là thí dụ điển hình nhất về từ “Vô Lượng” mà thường xuất hiện trong lịch sử phiên dịch kinh điển, từ đó chúng ta có thể đi đến kết luận rằng thuyết cho rằng Amita là nguyên ngữ của A Di Đà Phật không còn cơ sở để đứng vững nữa. V. Nguyên ngữ “Vô Lượng Thọ” Theo Tiến Sĩ Địch Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy một căn cứ bảo vệ cho thuyết cho rằng Amita<Am♦ta cũng là từ dịch nghĩa của “Vô Lượng Thọ”. Về ý nghĩa, “vô lượng thọ” tương đương với bất tử (不死, am♦ta, không chết, tuổi thọ lâu dài), cho nên xưa nay A Di Đà Phật vẫn được xem là đấng bất tử. Nếu xét quá trình lịch sử dịch kinh, ta thấy rằng người dùng từ “Vô Lượng Thọ” đầu tiên là Chi Khiêm. Trong Bồ Tát Sanh Địa Kinh do ông dịch mặc dầu có sự khác nhau về mặt truyền thừa và như đã trình bày ở trên rằng từ nầy có được dùng đến. Ngoài ra trong Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh (無量門微密持經, Taishō 19, 682a) cũng có xuất hiện từ nầy. Bản Phạn văn của kinh nầy ngày nay chỉ còn những mảnh rời rạc mà thôi, còn về Hán dịch ngoài bản nêu trên có 8 dịch bản22 được thực hiện từ thời Đông Tấn cho đến nhà Đường; bên cạnh đó, nó còn có dịch bản tiếng Tây Tạng,23 vì vậy số lượng dị bản không phải là không có. Tuy nhiên, khi xét các dị bản ấy, trong bản Hán dịch có từ “Vô Lượng Thọ” hay “A Di Đà”, còn trong bản dịch tiếng Tây Tạng có tshe dpag med được dùng đến, cho nên ta có thể biết rằng nguyên ngữ A Di
Đà Phật trong kinh nầy là Amitāyus (tức Vô Lượng Thọ [無量壽]). Thế thì Chi Khiêm đã dịch trực tiếp từ tương đương với Amitāyus là “Vô Lượng Thọ”, cho nên không còn lý nào để có thể suy định ra được từ Am♦ta với nghĩa “bất tử” được. Nhân vật tiếp theo Chi Khiêm dùng từ “Vô Lượng Thọ” chính là Trúc Pháp Hộ, hơn nữa nếu theo dõi quá trình lịch sử phiên dịch kinh điển về sau nầy, chúng ta biết rõ rằng dịch ngữ nầy rất được mến chuộng trong giới dịch giả. Ta có thể cho rằng nó là từ song hành với “A Di Đà”.24 Như vậy, nếu chúng ta suy định xem thử nguyên ngữ của từ “Vô Lượng Thọ” thế nào qua các dịch bản tiếng Sanskrit, Tây Tạng hay dị bản Hán dịch, tất cả kết quả đều giống như đã trình bày ở trên. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi nhận thấy rằng không thể nào chấp nhận trường hợp ngoại lệ được. Dầu thế nào đi chăng nữa, “Vô Lượng Thọ” không phải chỉ giới hạn trong dịch ngữ Amitāyus mà thôi. Cho nên thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy xuất hiện trường hợp dịch ngữ Amitābha. Nếu như đơn cử kinh điển tiêu biểu cho trường hợp nầy, ta có Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) do Khương Tăng Khải (康僧鎧) dịch. Như Tiến Sĩ Tân Điền Tả Hữu (津田左右, Tsuda Sayū)25 đã luận chứng, nếu xét về các dụng lệ cũng như cách tự thuật trong các dị bản tiếng Sanskrit, Tây Tạng và Hán của Vô Lượng Thọ Kinh nầy, từ được dùng chủ yếu trong nguyên bản là Amitābha, nhưng nó không có nghĩa là “Vô Lượng Quang”, mà được xem như là có nghĩa “Vô Lượng Thọ”, tương đương với dịch ngữ Amitāyus. Nếu bảo rằng tại vì sao vậy, ta có thể cảm giác rằng tại vì ngôn từ “Vô Lượng Thọ” phù hợp với tư tưởng người dân Trung Hoa, dân tộc thường vui mừng với thuyết thần tiên và luôn mong cầu được trường sanh bất tử. Như vậy, dù có cho rằng “Vô Lượng Thọ” là từ biểu hiện mang tính Trung Hoa đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể suy tưởng ra từ Am♦ta được. Tuy nhiên, cũng không có lý nào cho rằng trong lịch sử dịch kinh không có trường hợp nói về mối quan hệ giữa A Di Đà Phật và Am♦ta. Giống như Tiến Sĩ Địch Nguyên đã từng nêu ra, vấn đề nầy có xuất hiện trong kinh điển Đà La Ni; tỷ
dụ như trong Thần Chú Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ (拔一切業障根本得生淨土神呪, Taishō 12, 351c) có từ Am♦ta (阿彌利哆, A Di Lợi Đa) là từ tán thán đức Phật A Di Đà. Loại Đà La Ni (s: dh������ra⎞×, 陀羅尼) nầy được lưu truyền dưới nhiều loại khác nhau,26 bên cạnh đó một số bản đồng loại với nó được thêm vào phần sau Kinh A Di Đà và lưu truyền rộng khắp. Điều nầy đã được công nhận trong bản Đôn Hoàng, về mặt niên đại thì hầu hết các bản nầy không những chỉ được xem như được thành lập vào cuối thời Thinh Đường, về mặt nội dung thì thông thường từ Amitābha thể hiện cho A Di Đà Phật, chứ không có lý nào biểu hiện dưới hình thức Am♦ta được. Hơn nữa, trong các kinh điển Đà La Ni dưới thời nhà Tống, cũng có trường hợp người ta công nhận tên gọi Cam Lồ Đại Minh Vương (甘露大明王, Taishō 18, 553a) hay Kim Cang Cam Lồ Thân (金剛甘露身, Taishō 20, 932b) thay thế cho A Di Đà Phật, nhưng vấn đề cũng chẳng có gì khác cả. Do đó, có thể nói đây là lối giải thích đặc biệt của các kinh điển Đà La Ni đời sau nầy, và qua đó chúng ta vẫn không thể khẳng định rằng nguyên ngữ của A Di Đà có nguồn gốc từ Am♦ta được.
VI. Nguyên ngữ “vô lượng thanh tịnh” Mặc dầu không trở thành căn cứ trực tiếp cho thuyết Amita<Am♦ta, ngoài hai nguyên ngữ Amitāyus và Amitābha vẫn có từ “vô lượng thanh tịnh” (無量清淨) được xem như là dịch ngữ có khả năng liên tưởng đến A Di Đà Phật. Đây là từ được dùng trong Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經, Taishō 12, 279b), ngoài ra trong Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh (老母女六英經, Taishō 14, 912c) do Cầu Na Bạt Đà La (Gu⎞abhadra, 求那跋陀羅, 394-468) dịch từ nầy cũng có xuất hiện một lần. Về dịch giả của Bình Đẳng Giác Kinh, thuyết cho Trúc Pháp Hộ (竺法護) là có sức thuyết phục nhất; mặt khác còn có thuyết cho là Bạch Diên (白延). Tuy nhiên, dầu là ai đi chăng nữa, kinh nầy vẫn được xem là xưa hơn Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh, cho nên ta có thể biết được rằng việc sáng xướng ra dịch ngữ “vô lượng thanh tịnh” nầy vốn có trong Bình Đẳng Giác Kinh. Có điều nguyên ngữ nầy có nghĩa như thế nào thì vẫn chưa được rõ lắm. Tiến Sĩ Địch Nguyên thì không đả động gì đến từ nầy cả. Nhưng sau nầy Giáo Sư Tuyền Phương Hoàn (泉芳環, Izumi Hōkan)27 đã lập ra giả thuyết cho rằng có thể từ nầy được đọc từ nguyên ngữ Amita-ābha thành Amita-subha. Thông thường, thanh tịnh (清淨) không phải được dịch từ nguyên ngữ subha/śubha mà là suddha/śuddha; hơn nữa nếu xét bản dịch tiếng Tây Tạng28 của Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh, nó là tshe dpag med (trong 2 bản Hán dịch khác [Taishō 14, 412b, 913c] là A Di Đà), cho nên vẫn có nghi ngờ rằng nguyên điển của từ “vô lượng thanh tịnh” nầy liệu có phải là Amita-subha hay chăng ? Theo Bình Đẳng Giác Kinh cho thấy, trên toàn thể tên gọi “A Di Đà Phật” cũng xuất hiện đến 8 lần,29 trong đó có 1 lần “vô lượng thanh tịnh A Di Đà Phật” (Taishō 12, 293c), như vậy từ “vô lượng thanh tịnh” nầy có thể biểu hiện đức Phật A Di Đà hay tự tánh thanh tịnh của cõi Tịnh Độ nơi ngài thường trú. Dầu gì đi chăng nữa, hẳn nhiên chúng ta không thể nào giả định ra một nguyên ngữ khác. VII. Kết luận Ngoài từ dịch nghĩa của “A Di Đà Phật” là “vô lượng thọ” (無量壽) như đã nêu trên, như chúng ta cũng biết còn có “vô lượng quang” (無量光)30 hay “vô lượng minh” (無量明)31 cũng thỉnh thoảng được dùng đến. Tuy nhiên, người ta cho rằng những từ nầy đều là dịch ngữ của Amitābha, cho nên không cần phải đặt ra vấn đề để làm gì nữa. Do đó, qua những khảo sát như đã trình bày ở trên, nguyên ngữ của “A Di Đà Phật” có 2 từ là Amitāyus và Amitābha, và chúng ta có thể đi đến khẳng định rằng về mặt văn bản học ngoài hai từ đó ra không có từ nào khác nữa. Dĩ nhiên, cũng không phải qua đây mà tất cả các
vấn đề có liên quan đến tên gọi “A Di Đà Phật” đã được giải quyết xong xuôi. Tỷ dụ như vẫn còn lại vấn đề chưa sáng tỏ là âm dịch “A Di Đà” vốn được âm tả từ hai nguyên ngữ nầy hay chăng. Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể biết được rằng âm tiết cuối cùng của hai nguyên ngữ nầy bị giản lược đi, hay người ta phát âm với mẫu âm cuối cùng bỏ lững (do đó, ngay khi ấy tử âm cuối cũng bắt đầu biến hóa luôn). Nếu vậy thì cả hai nguyên ngữ Amitāyus và Amitābha cũng có thể được dùng như nhau. Một khi xác chứng được nguyên ngữ của “A Di Đà” là Amitāyus và Amitābha, chúng ta sẽ có một cứ điểm để suy luận về nguồn gốc của “A Di Đà Phật”. Trước hết, thuyết truy tìm nguồn gốc của “A Di Đà Phật” trong thần thoại Vi•⎞u với nguyên ngữ Amita<Am♦ta không thể nào tồn tại được. Vấn đề còn lại nơi đây có thể nêu ra rằng Amitāyus và Amitābha là hai từ khác nhau, ý nghĩa cũng không giống nhau, tại sao cùng một đức Phật mà lại được thể hiện dưới hai tên gọi khác nhau như vậy, ngay từ ban đầu cả hai nguyên ngữ nầy được dùng như nhau chăng, hay từ nầy được dùng trước và sau đó từ kia được thêm vào chăng, nhìn chung hai nguyên ngữ nầy vốn phát xuất từ đâu ? Nếu như truy cứu các vấn đề nêu trên, tất nhiên chúng ta sẽ tìm ra được mối quan hệ về nguồn gốc của Phật A Di Đà. Ý đồ của bài viết nầy cũng nhằm giải quyết vấn đề như vậy. Tư Tưởng Của Vĩnh Minh Diên Thọ Về Tịnh Độ Giáo Dưới Thời Nhà Tống (Yen-Shou’s Thoughts on Pure Land Buddism in the Sung Dynasty) Tịnh Độ Giáo dưới thời nhà Tống phát triển dưới hình thức dung hòa, hỗn hợp với các tông phái khác. Ta có thể phân chia thành 3 hệ thống rõ rệt như sau: 1. Các nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Thiên Thai như Tri Lễ (知禮), Tuân Thức (遵式), Trí Viên (智圓), Tông Hiểu (宗曉), v.v., 2. Các nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Luật Tông như Nguyên Chiếu (元照), Giới Độ (戒度), v.v., và 3. Các nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Thiền Tông như Diên Thọ (延壽), Nghĩa Hoài (儀懷), Tông Trách (宗賾), Thanh Liễu (清了), v.v. Thông qua các trước tác cũng như sử truyện của Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽, 904-975), đại biểu nỗi bật cho hệ thống những nhà Tịnh Độ Giáo thuộc hệ Thiền Tông, bài viết nầy đặc biệt khảo sát vấn đề tư tưởng Tịnh Độ Giáo đã tiến đến dung hợp với tư tưởng Thiền dưới hình thức như thế nào. Ban đầu sự dung nhập tư tưởng Tịnh Độ Giáo nhờ các Thiền gia được thể hiện qua lời nói của Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠, ?-775)32 trong Chư Gia Niệm Phật Tập (諸家念佛集)33 rằng: “Lời dạy về tông phái đều thông, hiểu và hành kiêm tu, thầy dạy rõ yếu chỉ, chuyên cầu vãng sanh, lấy niệm Phật làm chủ xướng của tông môn.” Bên cạnh đó, Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) còn cho rằng: “Lập phép cầu đảo, vị tăng bị bệnh qua đời, mọi người xướng Di Đà ắt sẽ về cõi Tịnh Độ.”