phoenix

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.107
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by phoenix

  1. Nhà Phoenix được cho một quả bầu khô nguyên chất và thuộc loại hàng đẹp có thửa. Đem treo trong phòng ngủ có em bé mà đêm vẫn thấy bé ngọ ngoậy như thường. Liệu có gì chưa đúng không nhỉ?
  2. Lần nào hỏi anh Thiên Đồng cũng trả lời chu đáo. Tín nhiệm, lần này lại hỏi nữa vì chùa nhà không có Bụt . Cho Phoenix xếp hàng chờ Anh Thiên Đồng bớt chút thời gian ngó qua và phán giúp vài câu. 1. Phoenix đang tính di cư một thời gian. Liệu Phoenix có thể di cư được vào tháng mấy trong năm nay? 2. Di cư đồng thời cũng thay đổi việc làm, khi thời gian di cư Phoenix có việc làm ngay không? (mở rộng ra là có việc rồi mới di cư? di cư rồi mới có việc? di cư mà chưa làm việc gì?). 3. Việc làm mới sẽ cho mức thu nhập nhiều hơn hay bằng mức hiện tại? 4. Sức khỏe của mẹ Phoenix trong năm nay có tiến triển tốt hơn không? Lúc nào rảnh, anh Thiên Đồng giúp Phoenix chút nhé. Cảm ơn anh nhiều! Phoenix.<br class="Apple-interchange-newline">
  3. Chị Wild ơi, Phoenix không dám nhận đâu. Đây là phương pháp của thầy Đỗ Đức Ngọc trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về đông y và tây y của thầy.
  4. Náo loạn cả làng vì hai cành cây giá…1 triệu đô Cả làng Phụ Chính (Hà Nội), không ai ngờ, 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, một số tiền quá lớn, ngoài sức tưởng tượng. Một năm kể từ ngày xảy ra vụ việc rắc rối: Các cụ già làng Phụ Chính biến thành… “sưa tặc”. Cho đến nay, câu chuyện này vẫn còn ầm ĩ làng trên xóm dưới. Các cơ quan chức năng chưa giải quyết xong vụ gỗ sưa thu được, còn các cụ trong làng thì cầm tiền mà chẳng được tiêu. Phụ Chính (Hoà Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) là ngôi làng nghèo, bình yên sau luỹ tre bên bờ sông Đáy, bỗng trở nên nổi tiếng, chỉ bởi… cành sưa. Từ cổ chí kim, chẳng ai nghĩ rằng, cái cây sưa nằm ngay rìa đê, cổng chùa Phụ Chính lại là một “cây vàng”. Dân làng náo loạn vì giá trị kinh khủng của gỗ sưa. Chỉ có 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, tức 1 triệu USD. Gốc cây sưa khổng lồ. Khi các cơ quan chức năng bắt vụ vận chuyển gỗ sưa, rồi chiểu theo cái tội chặt gỗ quý, thì đổ cho các cụ là… “sưa tặc”. Sống ngót thế kỷ, gần hết cuộc đời, các cụ là những bô lão uy tín trong làng, giờ mang tiếng “sưa tặc” thì đau lắm. Nỗi oan của các cụ có lẽ chỉ có trời đất, thánh thần trong ngôi chùa Phụ Chính kia thấu hiểu. Ông Vũ Văn Xuyện, người trực tiếp tham gia, chỉ đạo vụ chặt cành sưa hồi năm ngoái,.cho biết: “Sau vụ đó, tôi mệt mỏi lắm, không muốn nhắc lại nữa. Giờ tôi cũng không làm Trưởng thôn nữa rồi, không liên quan gì đến sưa xiếc nữa. Nhà báo cần thông tin thì cứ gặp cụ Thường. Cụ Thường nắm rõ mọi chuyện”. Lần dò hỏi đường, ra gần mép sông Đáy thì tìm thấy nhà cụ Thường. Người con trai cả đang đào móng xây nhà cũng tỏ ra khó chịu khi gặp nhà báo. Anh bảo, suốt cả năm nay, anh rất bực mình vì cha anh bị người đời gọi là “sưa tặc”. Khác với vẻ nóng tính của người con trai, cụ Đinh Công Thường rất hoà nhã, gần gũi. Cụ Thường là Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Phụ Chính, là người đứng đầu, chỉ đạo thương vụ cưa xẻ, mua bán cành sưa của thôn. Dù đã ở tuổi 77, song cụ vẫn rất minh mẫn, nhớ từng sự kiện một cách cụ thể, chi tiết, logic. Cành sưa ruỗng thân bị đốn hạ. Cụ cho biết: “Tôi vốn là Trưởng phòng Tài chính huyện Chương Mỹ, hiểu biết về tiền nong, nên được các cụ trong làng giao phó nhiệm vụ mua bán, giữ tiền. Cũng may mà tôi hiểu biết pháp luật, làm theo đúng quy trình, rất cụ thể, minh bạch, chứ không thì tội nặng. Chúng tôi cũng mong các cơ quan chức năng sớm có cách giải quyết, để chúng tôi có tiền tu sửa chùa, chứ chùa dột nát lắm rồi, mà khách hàng mua gỗ cũng không bị sạt nghiệp”. Cây sưa cũng như bồ đề, cây đa trước cửa chùa, đều là những cổ thụ, gắn bó với chùa từ xa xưa, được các cụ chăm bẵm cẩn thận, là biểu tượng văn hoá của làng Phụ Chính. Dù tình trạng buôn bán gỗ sưa sôi sùng sục, giá gỗ sưa tăng lên từng ngày, mà làng Phụ Chính vẫn nghèo, cần nhiều tiền để xây dựng các công trình công ích, song cả làng chưa bao giờ có ý định xẻ thịt cây sưa đem bán. Ý định đốn cành sưa xuất phát từ nguyên nhân cành sưa có hiện tượng mối mọt, mục ruỗng, trong khi chùa Phụ Chính thì dột nát, đang rất cần tiền để tu sửa. Cụ Thường kể, vào hôm rằm tháng 7, khi các cụ đang làm lễ trong chùa, thì một cành sưa to bằng gốc chuối hột đột nhiên rơi xuống sân chùa rầm rầm. Cũng may, lúc đó không có ai đứng ở gốc cây, nếu không đã mất mạng. Sau khi một cành sưa rụng, các cụ đã tổ chức kiểm tra và phát hiện một số cành sưa cũng có dấu hiệu mối mọt, mục ruỗng. Đây là dấu hiệu già cỗi của cây sưa. Vậy là, các cụ già trong thôn đã tổ chức họp bàn nêu ý kiến khai thác những cành sưa già cỗi, có dấu hiệu mọt để bán lấy tiền sửa chùa. Cây sưa thứ 2 trong chùa Phụ Chính. Không ngờ, ý kiến đề xuất khai thác cành sưa nhận được sự ủng hộ của 100% các bô lão trong làng. Sự ủng hộ này được thể hiện rõ trong biên bản cuộc họp bất thường, với đầy đủ chữ kỹ của các bô lão. Sau cuộc họp thống nhất về chủ trương này, các cụ tiếp tục tổ chức hàng chục cuộc họp khác nữa, gồm chi bộ thôn, mặt trận, quân dân chính, và toàn thể nhân dân thôn Phụ Chính. Tất cả các cuộc họp đều nhận được sự đồng thuận, nhất trí 100%. Khi đã có sự đồng thuận của toàn bộ thôn, từ chính quyền đến nhân dân, thì các cụ lập ra Ban khai thác gỗ sưa, gồm 22 thành viên. Ban khai thác gỗ sưa sẽ làm việc công tâm, minh bạch, dưới sự giám sát của toàn bộ nhân dân trong thôn. Để tiến hành khai thác cành sưa, các cụ đã mời thầy cúng đến lễ bái. Thầy cúng đề xuất khai thác cành sưa vào ngày 13/9 dương lịch và các cụ cũng thống nhất khai thác vào ngày đó. Các cụ đã thuê một thợ mộc ở bên kia sông Đáy, thuộc huyện Thanh Oai, chuyên “hạ sát” cổ thụ đến đốn hạ cành sưa. Hôm đó, các cụ làm lễ cúng to lắm, cúng từ chùa ra đến tận gốc sưa. Làm xong các thủ tục, giờ Thìn đã định, thợ mộc trèo lên ngọn cây và đốn hạ 2 cành sưa, một cành ở giữa cây, một cành ở cách gốc chừng 2,5m. Chiếc cưa xăng nổ rền rĩ, cắt gỗ phăng phăng. Cả thôn Phụ Chính kéo đến xem. Giới buôn sưa không rõ ngửi hơi thế nào mà kéo đến chật làng, ô tô đỗ dài mấy trăm mét. Đám mặt rô, bặm trợn cũng kéo đến xem có xơ múi được gì không. Người ta chen nhau hứng từng hạt mùn cưa vãi xuống như thể hứng từng hạt vàng. Chùa Phụ Chính đã dột nát, nên các cụ mới đề xuất đốn cành sưa bán lấy tiền sửa chữa. Hai cành sưa được đốn hạ nhanh chóng. Đặt lên bàn cân, tổng số gỗ sưa là 1,9 tấn. Các đại gia buôn gỗ kéo về nườm nượp suốt ngày, ô tô chật kín làng, song việc bán được gỗ sưa không phải đơn giản. Các cụ đưa ra đấu giá công khai, ai trả giá cao nhất thì các cụ bán. Tuy nhiên, suốt mấy ngày trời, không đại gia nào dám mua. Lý do là bọn đầu trộm đuôi cướp, tóc xanh tóc đỏ từ khắp nơi kéo về, chặn đầu làng để vòi tiền giới mua sưa. Hễ thấy ô tô nào vào làng, chúng đứng chặt đầu ô tô và yêu cầu cho 1 tỷ nếu mua được số gỗ sưa đó. Nếu ai đồng ý thì chúng cho vào làng, còn không thì chúng đuổi. Ai cố tình vào chúng sẽ đập vỡ xe. Suốt một tháng sau, thương vụ mua bán mới hoàn thành. Người trả giá cao nhất cho 1,9 tấn gỗ sưa là anh Nguyễn Văn Thái, người Đồng Kỵ (Bắc Ninh). Anh này đã đồng ý mua với giá 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều kiện anh này đưa ra, là các cụ phải chuyển gỗ ra Hà Đông cho anh, để tránh bị bọn đầu gấu vòi vĩnh, trấn cướp. Sau khi nhận tiền đặt cọc là 1 tỷ đồng, các cụ đã lập đội vận chuyển, mang gỗ ra nhà một cán bộ ở Hà Đông để chứa. Tại đây, cuộc mua bán được hoàn tất. Các cụ nhận tiền, chuyển khoản vào ngân hàng, còn gỗ sưa anh Thái mua thì bị các lực lượng chức năng thu giữ trên đường vận chuyển. Số tiền 20,5 tỷ đồng chuyển vào ngân hàng, được chia ra thành 4 sổ tiết kiệm, đứng tên 4 cụ trong làng. Các cá nhân đều viết xác nhận đây là tiền của thôn, không được phép rút dù chỉ một đồng. 4 sổ tiết kiệm được cất trong két sắt, đặt trong chùa Phụ Chính. 22 bô lão trong làng thay phiên nhau ngày đêm trông giữ két sắt. Cả làng Phụ Chính, từ già trẻ lớn bé, không ai ngờ, 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, một số tiền quá lớn, ngoài sức tưởng tượng. Trong khi ngôi chùa thì dột nát, mà số tiền ấy lại nằm im trong ngân hàng vì không được tiêu. Các cụ đã khổ, vì có tiền mà không tiêu được, lại bị mang tiếng là “sưa tặc”, nhưng người bỏ tiền mua số gỗ này còn khốn đốn hơn. Tiền thì đã trả cho làng Phụ Chính, nhưng gỗ thì bị thu giữ, chưa biết bao giờ và liệu có được nhận lại hay không. Kỳ án gỗ sưa làng Phụ Chính có lẽ sẽ còn nhiều rắc rối, phức tạp. (Theo VTC News)
  5. Kính tặng cho ngài Thiên Sứ muôn tuổi của thiên sứ! Sức khỏe - Bình an - Chân lý Thân kính!
  6. He he, chị Wild cũng là fan của Master Do à?
  7. Bệnh của bạn là do huyết áp thấp, thiếu máu. Phổi kém (không giúp đóng được lỗ chân lông gây thoát mồ hôi). Phổi kém do tỳ vị yếu (thiếu hỏa) Tỳ, vị yếu do tim yếu (tim thiếu máu hoạt động kém, không tạo ra nhiệt lượng nhờ dòng vận động của máu - thiếu hỏa) Tim yếu do gan làm việc kém, ăn thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không hợp lý làm thiếu máu Gan yếu do thận yếu (thận lạnh, vận động kém, không tiết đủ nội tiết tố cho gan hoạt động). Trong đông y hay gọi bệnh đổ mồ hôi tay chân là do chứng phong thấp (bị lạnh dẫn đến hư phế và khí lạnh tồn trong người - do thiếu vận động - không có khí để tạo huyết). Để lâu sẽ sinh bệnh ung thư. Bạn nên kiểm tra huyết áp, điều chỉnh lại ăn uống để bổ máu và tập khí công hoặc thể dục để máu huyết lưu thông, tăng khí và nhiệt trong người. Bạn có thể học theo cách chữa bệnh của lương y Đỗ Đức Ngọc như sau: Mua Dưỡng Tâm Đơn, tối đi ngủ ngậm 5 viên (viên thuốc nhỏ, bán ở tiệm thuốc bắc hoặc Viên y học cổ truyền). Thuốc này làm tăng áp huyết, đỡ lo lắng hồi hộp, giảm bớt sự nhạy cảm của thần kinh và ổn định tinh thần, giảm ra mồ hôi tay Mua Hà Thủ Ô và Ngũ Bội Tử, mỗi thứ 3 chỉ, xay ra thành bột. Tối đi ngủ lấy 1 thìa nhỏ trộn với nước bọt của mình thành bột nhão đắp vào rốn. Dùng băng dán lại cho đỡ rơi. Thuốc thấm vào huyệt làm tăng dương và không thoát dương, mồ hôi không thoát ra ngoài. Khi nào thấy hết ra mồ hôi thì ngưng để tránh da bị bí hơi. Tập bài thể dục động công: Cúi ngửa vỗ tay 4 nhịp - 400 cái/lần hàng ngày. - Chuẩn bị: Đứng thẳng, chân ngang vai, - Vỗ nhịp 1: Vỗ hai tay sau thắt lưng một cái. mặt nhìn thẳng - Vỗ nhịp 2: Giơ tay lên đầu, ngửa cổ nhìn lên trời, vỗ tay một cái - Vỗ nhịp 3: Hạ tay sau thăt lưng, đầu nhìn thẳng phía trước, vỗ một cái - Vỗ nhịp 4: Cúi xuống, hạ tay xuống phía đùi, vỗ 1 cái. ===> tất cả tính là một lần vỗ. Vừa vỗ tay vừa đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 hoặc đếm one, two, tthree, four, five, six, seven như thầy Ngọc. Động tác này làm tăng áp huyết, giúp lưu thông khí huyết và các đường kinh mạch. Để chữa tận gốc của bệnh, bạn vào trang nhà của thầy Ngọc để nghiên cứu thêm: Khí công y đạo Chữa bệnh là tùy duyên. Mong bạn gặp được thuốc hay, thầy giỏi. - từ các trang tin sau: Chữa bệnh đổ mồ hôi thành giọtt
  8. Chữa bệnh là tùy duyên. Bệnh án hầu hết là chữa được. Nghiệp bệnh mới là khó chữa bởi có khi gặp thầy, gặp thuốc mà chữa cũng không xong vì người bênh sợ đau, sợ uống thuốc đắng, sợ thầy chưa có uy tín, thiếu tiền, đường xa.... nói chung là đủ thứ. Muốn chữa bệnh phải tìm hiểu nguyên nhân của bệnh. Theo lương y Đỗ Đức Ngọc, các bệnh về ung thư là do thiếu máu. Máu thiếu không nuôi nổi các tế bào, lâu ngày, cơ thể suy nhược, tế bào chết. Máu càng thiếu nhiều thì các tế bào chết càng nhiều gây ra di căn. Lương y Ngọc đã chữa cho rất nhiều người khỏi bệnh ung thư, u não, liệt não.... và không cần chữa trực tiếp (không huyền bí mà là hướng dẫn người bệnh tự chữa và tập luyện - có hướng dẫn, giải thích, có băng video xem tham khảo). Hoàn toàn không tính phí. Chỉ cần người bệnh muốn chữa được bệnh mà thôi. Nếu bạn quan tâm đến phương pháp của thầy Ngọc thì tham khảo từ các trang sau nhé: Chữa ung thư phổi Chữa ung thư phổi kết hợp đông tây y & khí công Chữa ung thư phổi di căn hạch Chữa ung thư thùy phổi Bạn có thể gửi thư cho Thầy hoặc từ các link trên bạn có thể xem tham khảo nhiều thông tin khác trong các trang đăng bài. Chúc mẹ bạn sớm khỏi bệnh và an lành!
  9. Bệnh mà trẻ em Việt Nam hay gặp nhất là các bệnh do nhiễm lạnh và ăn uống kém mà ra. Lạnh gây bệnh về phổi, hô hấp. (Phổi) Ho nhiều, yếu mệt sinh ra kém ăn và tiểu kém. (Tỳ, vị, thận). Kém ăn sinh ra sài đẹn (suy dinh dưỡng) (Dạ dày) Suy dinh dưỡng hoặc ăn uống không đủ chất, ăn đồ không phù hợp (lạnh, chua..) gây huyết áp thấp, thiếu máu, mất nhiệt của cơ thể, rối loạn tiêu hóa (tim, gan, ruột). Sẽ là vòng luẩn quẩn của Phế quản - Thận - (thấp) Tim - Gan (thiếu máu) - Tỳ - Vị - Dạ dày ... --> bá bệnh. Đặc biệt miền Bắc có mùa cuối hạ (rằm tháng 8: cuối hè - đầu thu - Phật giáo gọi là mùa an cư kiết hạ hay trường hạ) là mùa thời tiết giao thoa nóng - ẩm rất nhiều, rất dễ bị các bệnh phong hàn, cảm mạo (nguyên nhân của nhiều bệnh nan y khác). Khởi nguồn từ lạnh mà khiến máu huyết kém sẽ kéo theo mọi thứ suy yếu. Vì thế trẻ em cần được giữ ấm và thoáng để tránh mất nhiệt và lạnh phổi. Bé cũng cần ăn uống đồ ấm nóng, không ăn kem, ăn sữa chua lạnh hay các loại thực phẩm có tính hàn, làm mát để tránh thiếu máu. Bà mẹ mới sinh cũng cần giữ ấm, không ăn uống đồ lạnh để giữ cho bao tử và gan, thận, tỳ vị không bị lạnh, gây mất chức năng khiến không chuyển hóa được thức ăn để tạo ra máu và nhiệt cho cơ thể. Một số bé khi sinh ra do hấp thụ từ mẹ tốt có thể trạng huyết áp cao (môi đỏ, mặt hồng hào, thậm chí chảy máu cam). Bà mẹ cũng cần theo dõi để hạ huyết áp cho bé khi cần, tránh được đổ máu cao (do nhiệt cao mà vỡ mao mạch mũi) hoặc dùng các loại thức ăn uống làm mát (có chừng mực, tránh hạ huyết áp quá, mất máu). Các bà mẹ mang thai mà nóng trong người, thích ăn đồ chua là do huyết áp tăng cao hoặc do cơ thể quá thiếu máu gây nhiệt. Cần đo huyết áp để xem thuộc loại nào mà điều chỉnh. Tăng huyết áp thì tập thở thổi ra hơi dài (như thổi nến), hạn chế bớt các đồ cay, nóng, đạm. Hạ huyết áp thì ăn đồ nóng ấm, bổ máu huyết, tránh uống nước lạnh, tập thở bằng bụng, ngậm miệng, chót lưỡi cuốn lên vòm hàm trên. Bà mẹ sau khi sinh có thể thấy nóng nực trong người, thích dùng quạt và uống đồ mát, tắm nước lạnh. Đó chỉ là hiện tượng tăng nội nhiệt do huyết áp bị tụt quá thấp vì mất máu sau khi sinh (sụt lương máu cần thiết khiến các cơ quan tim, gan, tỳ, vị, thận bị suy giảm chức năng. Ví dụ men gan tăng cao hay bao tử dư axit...). Nếu không giữ ấm, kiêng đồ ăn lạnh thì sau này sẽ bị suy nhược cơ thể do nhiễm phong hàn và thiếu máu. Gặp trường hợp này nên uống nước gừng với đường (hoặc mật ong), ấm (để ấm tỳ vị, dạ dày, phổi, lưu thông tiêu hóa làm mất chứng nhiệt giả trong người, tránh sôi bụng và đọng chứa nước trong ruột). Lau người hoặc tắm nhanh bằng nước ấm để tránh mất nhiệt. Nên ngậm nước vào miệng rồi nhổ ra thay vì uống vào để đỡ khát nước. Cuốn đầu lưỡi chạm sát vòm họng sẽ giảm khô khát cổ họng. Tập thở bằng bụng để lợi tiêu hóa và điều hòa cơ thể ổn định trở lại. Ông bà xưa hay truyền bá kinh nghiệm dân gian về kiêng cữ cho bà mẹ và trẻ em. Cần hiểu đúng vì sao phải kiêng cữ tránhh không hiểu dẫn đến cố chấp không theo hoặc làm mà không đúng mục đích. Với trẻ giữ cho không lạnh (tránh gió, tạo không gian ấm vừa phải (25-28 độ), thông thoáng, nhiệt độ ổn định) chứ không phải giữ cho nóng (quấn, ủ, ôm, đóng kín phòng...) - đó là giữ ấm. Với bà mẹ mới sinh, giữ cho đủ nhiệt, đủ máu, thông khí trong người chứ không phải là bắt buộc phải xông than, ăn rau ngót, ăn thịt nạc, không được ăn đồ tanh, cấm tắm, ra đường trùm khăn, bít tai, đi tất...) - đó là cữ (chừng mực). Dùng khăn bông, khăn xô, hay khăn len để giữ ấm cho bé là tùy theo thể trạng của từng người mà điều chỉnh. Cốt yếu là phải hiểu mình, hiểu cơ thể của mình và hiểu điều mình đang làm. Thân.
  10. Sư phụ quả là tung "chiêu độc". Không đụng hàng
  11. Bạn không cần xem phong thủy đâu. Để dành cho việc đại sự hơn. Mất ngủ có nhiều nguyên nhân. Có thể do huyết áp thấp (thiếu máu) hoặc huyết áp cao (dư máu, nhiệt trong). Cần xác định nguyên nhân để chữa tận gốc. Tham khảo ở đây: Xác định nguyên nhân mất ngủ và Ở đây Chịu khó nằm thở theo hướng dẫn này: a-Mất ngủ do áp huyết cao, hay do cơ thể nóng, nhiệt : Nằm tập thở thiền ở Đan Điền Tinh. b-Mất ngủ do áp huyết thấp, người lạnh : Nằm tập thở ở thiền ở Đan Điền Thần. Chậm lắm là 30 phút sau cũng ngủ thôi. Có thời gian thì đọc thêm cho biết: Tập thở chữa mất ngủ Bạn có tâm hiếu, sẽ được hạnh duyên. Yên tâm nhé!
  12. Để chữa say xe, tăng huyết áp chỉ cần bình tĩnh, chú tâm thổi phù theo từng hơi dài ra như thổi nến hay thổi bếp lửa là hết ngay thôi.
  13. Bài viết hay quá! Cảm ơn chị Wild!
  14. Giáo sư thiên tài Stephen Hawking đặt nhiều câu hỏi lớn về vũ trụ: Vũ trụ bắt đầu như thế nào? Sự sống bắt nguồn như thế nào? Chúng ta có đơn độc hay không? .... Mời xem chi tiết ở đây
  15. Điều đáng lo ngại duy nhất là người ta hiểu đơn giản về ngoại cảm và vận dụng nó khi chưa có nhiều hiểu biết. Áp vong là việc nguy hiểm nếu không biết kiểm soát. Được một cái lợi có thể phải trả giá bằng nhiều cái hại. Nếu cái gì cũng không có quy tắc và trật tự thì thế giới thật hỗn loạn và có khả năng không tồn tại. Thế giới có nguyên lý vận hành để đảm bảo sinh trưởng - phát triển - biến hóa. Đảo lộn mọi thứ lên là phá hoại cuộc sống của chính mình.
  16. Hôm nay trên Vietnamnet có bài "Phát hiện vật lý đi trước thế giới là 'võ đoán'" - lật lại vấn đề mà cách đây hơn chục năm đã gây ra nhiều tranh cãi và đấu khẩu. Không biết sư phụ nhà ta có ý kiến gì không? Chép lại nguyên bài vào đây để lúc rảnh, cụ "Thiên sứ" nhấp một ly cafe, phun phì ra vì đắng ngắt, quay sang bàn luận chuyện vật lý còn hứng thú hơn uống cái thứ "đen ngòm". Mạn phép kính "cụ" loại cafe "chuối" này. Link bài viết Tổng Thư ký Hội Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam:Phát hiện vật lý đi trước thế giới là 'võ đoán' Cập nhật lúc 07/04/2011 03:53:20 PM (GMT+7) - Xung quanh công trình nghiên cứu của ông Nguyên Văn Thường đặt ra nghi vấn Vật lý Việt Nam có đi trước thế giới, VietNamNet đã tìm lại GS.TS Vũ Đình Lai là nhà khoa học từng phản biện lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường. Sau hơn 20 năm, kể từ khi biết đến công trình này, ý kiến của ông Lai về lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường không có gì thay đổi. Nhưng, ông Thường lại cho rằng lý thuyết của ông chỉ được đánh giá bằng việc áp dụng các lý thuyết, chưa được các nhà khoa học đánh giá thực sự khoa học và chỉ coi như đó là những hiểu lầm, non nớt trong kiến thức. Ông nói: Chỉ khi họ phản biện tôi bằng thực nghiệm mới có thể nói được tôi đúng hay sai. Ông Nguyễn Văn Thường theo đuổi nghiên cứu của mình từ năm 1965 Đừng phản biện tôi bằng lý thuyết trong giáo trình Từ khi bắt đầu đưa ra lý thuyết mới, ông Nguyễn Văn Thường nói: “Vấn đề của tôi người ta tưởng chừng có thể giải thích rất đơn giản, nhưng thực ra nó rất sâu sắc, không thể hiểu bằng cách xem xét sơ sài. Trên Youtube, vì thời gian có hạn, tôi không thể nói hết một cách rõ ràng được.”- ông khẳng định. Ông Thường cho biết : Từng nội dung lý thuyết trong công trình của ông đều được minh chứng bằng thực nghiệm và nói có sách, mách có chứng bằng cách dẫn giải ra từng nội dung sai lầm trong các sách Vật lý. Phản biện lại ý kiến GS Vũ Đình Lai cho rằng mình nhầm lẫn từ SGK, ông Thường cho hay, ông biết cách vẽ tắt của SGK., nhưng nội dung ông đưa ra không phải ở đó. Bằng thí nghiệm liên kết chặt và liên kết khớp, ông chứng minh rằng khớp và cứng trái ngược nhau 180 độ thì không thể thay thế cho nhau như ông Vũ Đình Lai đã nói. Theo ông, lý thuyết cũ, bài toán liên kết khớp không thể giải được trong siêu tĩnh nên phải chuyển sang sơ đồ tính toán của khớp khi vật được hóa rắn thành vật cứng tuyệt đối. Khi sử dụng nguyên lý độc lập mới, ông Thường khẳng định: “Bài toán của khớp sẽ tính theo khớp, bài toán của hàn chặt sẽ tính theo hàn chặt, chứ không thể tính giống nhau như trong hai cuốn Phương pháp phần tử hữu hạn- lý thuyết và lập trình và cuốn Cơ học kết cấu tập 1 được. Ông Thường nhấn mạnh: “Tôi biết lực uốn là nội dung quan trọng của sức bền vật liệu. Các nhà khoa học phải xem thực nghiệm của tôi rồi hãy phản biện. Khi là một cái ngàm, sinh viên có thể tính toán dễ dàng. Nhưng khi nó là một cái dầm, có cả một dàn thì nếu quy thành khớp, momen bị khử hết, thì tính uốn như thế nào. Bài toán này cần được giải trong tĩnh học.” Rất nhiều nội dung khác trong lý thuyết cơ học mới được ông Thường dẫn chứng là trái ngược hoàn toàn so với lý thuyết mà các giáo trình đã viết. Chẳng hạn, bài toán con nem trong sách Vật lý lớp 10 năm 2008 vẫn in, nhưng đến năm 2010, bài toán này đã bị bỏ đi, mặc dù đây là bài toán ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Hay mới đây nhất, trong cuốn Cơ học 1 - bồi dưỡng học sinh giỏi THPT của ông Tô Giang phép phân tích lực theo hình bình hành đã được thay thế bởi phép phân tích theo hình chữ nhật mới do ông đưa ra. "Cơ học không phải là môn nhỏ bé" Gặp lại vấn đề bị bác bỏ từ hơn 20 năm trước, GS. TS Vũ Đình Lai - giảng viên bộ môn Sức bền vật liệu - ĐH Giao thông Vận tải tỏ ra rất bức xúc. GS Vũ Đình Lai đã biết đến những bản viết tay công trình của ông Nguyễn Văn thường từ năm 1990 GS Vũ Đình Lai cho biết, ông còn giữ rất nhiều trang tài liệu viết tay công trình này của ông Nguyễn Văn Thường từ những năm 1990. Ngày đó, GS Nguyễn Hoàng Phương - Chủ nhiệm khoa Vật lý trường ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội đã giới thiệu ông Thường đến với ông để được giúp đỡ. “Tôi hứa sẽ chỉ ra cái sai của ông Thường. Nhưng ông Thường không chịu thừa nhận”- GS Lai thuật lại. Năm 2002 và 2005, GS Vũ Đình Lai đều được Viện cơ học Việt Nam mời phản biện công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Văn Thường. Và cho đến ngày hôm nay, quan điểm của ông Vũ Đình Lai đối với công trình của ông Thường không có gì thay đổi. Ông Vũ Đình Lai cho rằng, Lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường có xuất phát điểm từ một số hình vẽ trong SGK Vật lý lớp 10 (bộ cũ), trong một hình vẽ cái công xon nối trực tiếp với nhau và với tường, ông cho đó là liên kết cứng. Nhưng sách Vật lý chỉ phân tích ra lực kéo và nén mà không có lực uốn. Tuy nhiên, theo ông Lai đó là sự hiểu lầm của ông Thường. Hình vẽ trong SGK có sai sót vì đã không vẽ chính xác liên kết khớp. Vì vậy, để ông Thường thỏa mãn, chỉ cần vẽ thêm mấy cái khuyên tròn vào đầu liên kết trong hình vẽ là xong. Theo bản phản biện của ông Lai tại Viện cơ học năm 2005, ông Thường còn tiếp tục hiểu lầm khi thấy trong thực tế kết cấu thanh bằng thép, như thiết kế giàn cầu, các nút đều liên kết “rất cứng” bằng những bản thép với nhiều đinh tán hoặc bu lông, nhưng sách Cơ học kết cấu lại chỉ giải thiết là liên kết khớp và chỉ tính được hai nội lực kéo, nén. Ông Lai giải thích, trong lý thuyết, nội lực uốn trong các thanh cầu thép rất bé so với nội lực kéo nén, còn trong thực nghiệm, các thanh cầu vẫn mềm so với tổng thể, đầu thanh ít nhiều vẫn quay được như có khớp, do đó người ta đã giả thiết các liên kết của giàn cầu là khớp để tính cho đơn giản, sau đó điều chỉnh lại bằng một hệ số 1,2. GS Vũ Đình Lai cho biết, trong quá trình phản biện, những nội dung ông Thường đưa ra, ông đã trích dẫn rất nhiều tài liệu khoa học, hướng dẫn ông Thường tìm hiểu, chỉ ra từng cái sai nhưng ông Thường vẫn không chấp nhận “phục thiện”. Đánh giá về những thí nghiệm của ông Nguyễn Văn Thường, ông Lai nói: “Tôi từng đến xem thí nghiệm của ông Thường và tôi đánh giá đó là thí nghiệm trẻ con, sai về cơ bản, những trò chơi cho vui. Ông Thường không hiểu gì về thí nghiệm. Các dụng cụ làm thí nghiệm để minh họa mang tính định tính sơ sài, nếu không nói là còn nhiều sai sót về nguyên tắc.” Ông Lai nghi vấn: Từ trước đến nay, những người ủng hộ ông Thường đều không phát biểu câu nào về chuyên môn. Cơ học không phải là môn nhỏ bé. Người trong giới chưa chắc đã hiểu hết nhau vì đi vào các lĩnh vực khác nhau. Ông Thường đi vào vấn đề đúng chuyên môn và bộ môn chúng tôi: cơ học vật rắn biến dạng. Tuy vậy, GS Vũ Đình Lai cũng từ chối xem các thí nghiệm của ông Thường trên Youtube vì “ các thí nghiệm này cũng vậy thôi, không có gì khác những năm trước đây.” Trước thông tin nghiên cứu của ông Thường về phép phân tích lực được đưa vào chương trình Vật lý cơ học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10, ông Lai không hiểu tại sao các nhà Vật lý lại đưa vào sách: “Tôi chưa được xem nội dung trong cuốn sách này nhưng nếu sai sót thì cần phải cảnh báo ngay.” Đừng lãng phí thời gian vào việc này Trả lời VietNamNet về công trình của ông Nguyễn Văn Thường, ông Chu Ngọc Sủng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam - nêu quan điểm: "Tôi chưa được đọc các tài liệu do ông Thường trình bày. Tôi chỉ nhìn hình vẽ và ảnh trình bày thí nghiệm để phân tích hệ thanh khi có lực tác dụng tôi thấy như sau: Trong mô hình thí nghiệm liên kết ở đầu thanh không phải là khớp, (các khớp tức là đầu thanh được quay tự do). Có thể nói đầu các thanh bị nối cứng, cho nên trong thí nghiệm đo được các thanh sẽ có thêm thành phần mô men ngoài lực dọc trục là đương nhiên, điều này thế giới người ta đã công nhận từ lâu. Xin nhớ cho rằng việc phân tích lực ở các thanh đồng quy người ta cho rằng chỉ có lực dọc trục trong thanh là với giả thiết rằng các thanh nối với nhau bằng chốt ở đầu thanh. Tôi cho rằng trong sách giáo khoa người ta đưa ra trường hợp đơn giản nhất để học sinh tiếp thu một phần , khi học đại học vấn đề này sẽ được cho học sâu hơn. Cho nên phát hiện này không có gì là mới. Việc ông Thường suy diễn khi thiết kế cầu bị sai nguyên lý này cho nên dẫn đến việc thiết kế cầu dễ bị đổ hoặc lãng phí là võ đoán. Chúng tôi đã được dạy trong trường rằng khi các thanh nối cứng, thì ngoài lực dọc trục trong thanh còn có lực cắt, và thành phần mô men. Trong thực tế thiết kế chúng tôi cũng đã từng xét đủ các thành phần lực chứ không phải như ông Thường tưởng tượng về ngành cầu. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta sử dụng rộng rãi phương pháp phần tử hữu hạn để giải tích hệ thanh cho kết quả lực càng sát với thực tế làm việc của hệ kết cấu. Trị số lực trong kết cấu đã được đo ở nhiều công trình cho kết quả xác nhận tính toán là phù hợp. Đành rằng nhận thức của con người là vô hạn, nhận thức càng ngày càng tiến sát đến chân lý, riêng với trường hợp này tôi khuyên mọi người đừng mất thời gian. Đây là nội dung của cơ học vật rắn. Các nhận thức hiện nay về cơ học vật rắn là đủ để giải quyết các vấn đề thực tế. Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Đông Anh - Viện trưởng viện Cơ học - bày tỏ ý kiến “Không muốn nói thêm bất kỳ điều gì về công trình này của ông Thường nữa vì chúng tôi đã nói quá nhiều, từ những năm 2002, năm 2005.” Nguyễn Hường
  17. Phoenix đoán mò sẽ có 3 cụ rùa (bao gồm cả "cụ rùa bé" mà BTC đã tiếp cận được trong lần vây bắt). Hai cụ lớn có thể đều là giống cái. Tám cụ chỉ còn ba.
  18. Mấy ngày nay cả Hà Nội và các địa phương trong nước canh tin cụ Rùa. Tính truyền thống xì xầm, to nhỏ rất ư là truyền thống dân tộc nó trỗi dậy ở mọi ngóc ngách chợ búa đến các công sở. Từ bác xe ôm, cô hàng rau, bà hàng nước đến nhân viên văn phòng và cả ... sir. Ngẫm chuyện này thấy thương mà cũng mừng cho cụ Rùa. May mà cụ còn biết show mấy vết thương để người ta hiểu là cụ cầu cứu chứ không thiên hạ cứ tưởng cụ "lên" là để mừng sự kiện của đất nước. Cũng được phước cho "Lục Thủy", nhờ cái ân của cụ "thăng" khỏi mặt nước mà được săn sóc dọn dẹp cho sạch sẽ. Nhưng không biết đến năm Bộ tham gia thì sau khi dọn người ta sẽ xả ra cái gì. Giờ thì năm Bộ chia nhau mỗi người làm một việc thấy "tình thương mến thương" vì dân tộc, quốc gia ra phết. Chẳng biết được bao lâu nhưng cũng quý rồi. Ít ra thì phong thủy Hà nội cũng được hưởng chút ích lợi vì hồ Lục Thủy xanh sạch, sinh khí sẽ thêm tăng. Xét về nguyên lý trời đất thì cứ cân bằng âm dương, ngũ hành là mọi thứ suy rồi lại thịnh thôi. Mong lần này cấm ra cấm, phạt ra phạt để giữ cho phong thủy của thủ đô thêm phần giá trị. Trở lại sinh mệnh cụ Rùa thấy bao người lo lắng đâm ra cũng lo lắng theo. Lỡ ra với cụ một cái thì tinh thần "mất mát" đi cũng ít nhiều. Lần nào ra Hà Nội cũng đi qua hồ và cũng gặp cụ cả. Ngẫm ra Hà nội có không gian tâm linh văn hóa cũng thiêng liêng lắm chứ. Vắng cụ rồi thì tiếc nuối biết bao. Đến đời con mình chỉ còn biết giở báo ra đọc cái ngày người ra lo cứu cụ Rùa mà xót xa. Thương cụ là thế, nên lấy Lạc Việt Độn Toán ra mà ngẫm xem con đường hồi sinh của Cụ thế nào? Mong là vạn sự bình yên cho Cụ. Vốn dĩ tính hay cắc cớ nên hỏi một tràng cho thỏa lòng xem sao: 0 giờ 32 phút ngày 05/03/2011 (DL) Cụ Rùa có lên gò không? Cảnh Tiểu Cát (Ngóng trông với cả tấm lòng) Có tiếp cận được Cụ không? (Tử - Vô Vong) (Hy vọng thì quá mong manh) Có bắt bệnh được cho Cụ không? (Kinh - Đại An) (Làm được cũng còn lâu lắm - hic, không còn muốn lấy quẻ tiếp nữa) Có chữa bệnh được cho Cụ không? (Khai - Lưu Niên) (Thật là khó khăn khôn lường) Có tìm được Cụ nào ngoài Cụ không? (Hưu - Tốc Hỷ) (Mong đợi ngờ đâu bế tắc) Có cải thiện được hoàn toàn "nhà ở" cho Cụ không? (thôi tới đây thì tạm ngưng - mai lấy quẻ tiếp) Có phát triển được hậu duệ cho Cụ không? Cụ đã bao nhiêu tuổi rồi? Cụ còn ở với dân ta bao lâu? Người ta tranh cãi cụ là một loài mới hay là loài giống Trung Quốc. Sự thật thì cụ có phải là loài mới khác biệt không? Còn câu cuối cùng - để dành cho cụ: Cụ có hài lòng với việc dân Việt đang làm cho Cụ không vậy? (Cụ mà trả lời biết đâu có khối người sân si). Tình hình có vẻ rất là "tình hình". Mong cụ Rùa an lành!
  19. Link: Mời CỤ lên bờ Quẻ Tử Vô Vong đúng là làm lòng người thất vọng. Dưng mà hết sức có lý. Để nôn nóng "mời Cụ" nhằm thể hiện rõ quyết tâm như "Nam bộ kháng chiến" nhà ta huy động lực lượng hùng hậu quá. "Cụ nhà" không hoảng mới là lạ. Cái kiểu hành động "dô hò" không cần nghĩ (Vô Vong), không cần biết chỉ cần hướng tới mục tiêu đã nhanh chóng thất bại (Tử). Vậy nên vẫn là "Cảnh Tiểu Cát" cho sự trông ngóng. Để đúng lúc, đúng dịp cụ mới "ngự". Thiên hạ bàn thêm chuyên cụ sống - chết mới đau lòng. Dân "sĩ" nhà ta cứ "tiến" mà không biết mình là "sĩ" nên mới nói tỉnh queo : “Cụ" rùa già, cụ chết là chuyện bình thường!". Không bình thường thì ông Tiến sĩ mới là sự kiện lạ. Không lẽ rùa sống mãi muôn đời. Văn hóa có sự thiêng liêng nhất định với các dân tộc, nhất là khi nó gắn với đời sống tâm linh của người dân một quốc gia. Trên thế giới, Singapore có Sư tử nhưng không có con sư tử nào được đích danh gọi là "Cụ Sư tử" để cả dân tộc thương mến; Kaguru ai cũng biết là hình ảnh biểu trưng cho nước Úc nhưng con Kanguru nào cũng là Kaguru... Còn cụ Rùa nhà mình, mặc dù đáng tiếc chưa tìm được họ hàng hay hậu duệ thực sự của Cụ nhưng cũng thật may mắn và tự hào về sự linh thiêng mà hiếm dân tộc nào sánh được bởi cụ "là Một, là Riêng, là Thứ Nhất" (Xuân Diệu). Cụ đã không còn là một sinh vật sống thông thường mà đã "đồng nghĩa" với ý nghĩa "linh thú" thiêng liêng. Một "linh thú" hiện hữu, có thật và vẫn đang hòa cùng nhịp thở của Trái đất chúng ta trong mỗi ngày. Một biểu tượng văn hóa, lịch sử truyền thuyết nhưng lại sống" là một giá trị vô giá mà không có thể thay thế. Biểu tượng của truyền thống, của sự trường tồn và an định của dân tộc (Đại An) Điều đó cũng đồng nghĩa mọi cư xử, mọi phát ngôn, mọi nhận định và quyết định về Cụ đã thuộc về cộng đồng của dân Việt. Mỗi người, mỗi tổ chức đều cần ý thức về sự tôn nghiêm đó. Thật buồn bởi ai đó cho rằng mình có quyền nói về cụ Rùa như những sinh linh thông thường chịu sự chi phối của quy luật sống. Có thể chỉ là sự vô ý. Nhưng sự vô ý gây tổn thương thật nhiều cho văn hóa và văn minh. Nhưng chắc cụ Rùa sẽ lượng thứ. Bởi Cụ là sự an lành, trường tồn mà chẳng có "tiến sĩ" nào thay đổi được. Tiếp tục dùng lưới đưa Rùa hồ Gươm lên cạn Các thanh niên giăng lưới để bắt rùa hôm qua. Ảnh: Hoàng Hà. Giới chức Hà Nội quyết định tiếp tục dùng lưới để bắt cụ Rùa đưa lên cạn chữa thương, sau vụ quây bắt ồn ào bất thành hôm qua. > Những phút nghẹt thở bắt Rùa Trong cuộc họp rút kinh nghiệm về việc để rùa hồ Gươm thoát ra khỏi lưới, ông Lê Xuân Rao, giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội, cho biết thành phố đã họp và rút kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị phương tiện, tổ chức vây bắt, đến việc rùa làm rách lưới. “Mặc dù lần dùng lưới này không thành công, thành phố vẫn theo phương án dùng lưới mềm để bắt Rùa lên cạn”, ông Rao khẳng định. Bên cạnh đó, phương án tự nhiên - tức là chờ Rùa tự bò lên gò đất theo tập tính của loài này - cũng được chờ đợi. Hàng rào quây quanh gò Rùa hiện nay có bốn đoạn mở, dẫn đến các dốc thoải làm bằng bao cát, tạo điều kiện cho cụ bò lên. Ban chỉ đạo cứu Rùa của thành phố chưa quyết định thời điểm cho cuộc vây bắt tiếp theo. Theo ông Rao, thời điểm đó phụ thuộc tiến độ làm lưới mới. Việc làm lưới thay thế cho tấm rách hôm qua đã được \giao cho Tập đoàn Thương mại Hà Nội Khanh Anh Trang (KAT), từng có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc loài rùa. Nguyễn Ngọc Khôi, giám đốc KAT cho biết từ hôm nay, công ty này bắt tay vào làm lưới, dự kiến cần 3-4 ngày để hoàn thành. Sau cuộc họp rút kinh nghiệm chiều qua, ông Khôi cho biết tấm lưới bị rách có chất lượng kém, chứ không phải lưới đặc biệt như dự kiến lúc đầu. Phản ứng trước nhận xét này, đại diện cơ quan phụ trách lưới bắt Rùa nói không phải do lưới kém chất lượng, mà sự cố thủng lưới là "ngoài ý muốn". Trần Xuân Việt, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, đơn vị phụ trách lưới, nói khi trả lời phỏng vấn VnExpress qua điện thoại: "Chúng tôi đã nhận khuyết điểm". "Tuy nhiên Sở chỉ là cơ quan nhà nước, lần đầu được giao phụ trách lưới nên không tránh khỏi những thiếu sót", ông Việt nói thêm. Để có tấm lưới quây Rùa hôm qua, Sở Nông nghiệp Hà Nội đã đề ra yêu cầu cụ thể về chất lượng và kích thước, giao lại cho Chi cục Thủy sản thiết kế lưới. Tiếp đó Chi cục đề nghị cơ quan nghiên cứu thủy sản Hải Phòng chế tạo. Ông Việt cho biết theo tính toán của các chuyên gia thủy sản, tấm lưới đó được thiết kế để bắt con vích nặng 500 kg, trong khi ước tính trọng lượng của cụ Rùa hồ Gươm chỉ 200-300 kg. "Sự óố đó là ngoài ý muốn", ông kết luận. Hương Thu http://vnexpress.net...o-guom-len-can/ ----------------------------------- Rõ chán, đến cái lưới cũng cái nhau về "trách nhiệm". Ai làm tệ cũng được. Quan trọng nhất là giúp cụ vào bờ. Thế mà cũng ỏm tỏi cả lên. Văn hóa đồng quê Việt Nam đậm đặc, mong CỤ "lượng thứ", nó hơi tệ nhưng có "lòng" với Cụ.
  20. Mới đây xuất hiện một thông tin được share đến Việt Nam là lâu nay người ta lưu giữ một cuốn sách với ngôn ngữ lạ lẫm mà ngày nay không có ai biết chữ để đọc. Tò mò thì đặt câu hỏi: Ngôn ngữ này thuộc nguồn gốc dân tộc nào? Tộc người này còn tồn tại không? Bản thảo này nói về cái gì? Có thể khôi phục lại ngôn ngữ này không? Có giải mã bản thảo này được không? Phải viện đến Lạc việt độn toán để đi tìm bí ẩn. Với mong muốn văn hóa cổ xưa của nhân loại được khai mở nên giờ này chưa đủ tốt để khai quẻ. Bà con đọc tạm bài viết dưới đây để tham khảo: Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố. Những hình vẽ và mẫu tự trong một trang của "Bản thảo Voynich". Ảnh: typepad.com. Livescience cho biết, “Bản thảo Voynich”, tên của một trong những cuốn sách bí ẩn nhất hành tinh, được viết bằng ngôn ngữ mà không ai có thể đọc và tìm thấy ở bất kỳ nơi nào. Nhiều nghiên cứu cho thấy những ký tự trong sách thực sự thuộc về một ngôn ngữ, chứ không phải là những ký tự tùy tiện. Một số chuyên gia cho rằng cuốn sách được viết dưới dạng mật mã để che giấu nội dung thật. Đây là một thủ thuật khá phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 17. Cuốn sách, gồm 250 trang bằng da thuộc, cũng chứa rất nhiều hình vẽ vật thể như cây cối, thiết bị thí nghiệm cổ xưa, ký hiệu chiêm tinh. Thậm chí người ta còn thấy nhiều hình minh họa phụ nữ trong bồn tắm. Tất cả cây được vẽ trong cuốn sách dường như không tồn tại trên địa cầu, bởi giới khoa học chưa xác định được danh tính của bất kỳ cây nào trong số chúng. Một số cây có lá và rễ rất kỳ lạ. “Chẳng ai biết nội dung bản thảo Voynich, song có vẻ như nó bao gồm nhiều chủ đề liên quan tới hóa học”, Greg Hodgins, một chuyên gia về hóa học và khảo cổ của Đại học Arizona tại Mỹ, phát biểu. Do cuốn sách được làm bằng da thuộc nên phương pháp đo phóng xạ carbon -14 (C-14) có thể nói lên tuổi của nó. Phương pháp này đạt độ chính xác gần như tuyệt đối khi áp dụng với những vật thể có niên đại dưới 60 nghìn năm. Khi động vật và thực vật chết, lượng C-14 phân rã theo một tốc độ nhất định. Các nhà khoa học có thể căn cứ vào tốc độ phân rã của C-14 để tính toán thời gian đã trôi qua kể từ khi chúng chết. Nhóm của Hodgins lấy 4 dải da mỏng và có chiều dài khoảng 2,5 cm từ một số trang trong sách rồi rửa sạch bụi, chất béo (trong mồ hôi của tay người). Sau đó họ đốt chúng để loại bỏ mọi thứ, trừ C và các đồng vị của nó. Cuối cùng họ đo nồng độ C14 trong tro. Kết quả cho thấy cuốn sách được viết từ đầu thế kỷ 15, sớm hơn một thế kỷ so với dự đoán của nhiều nhà khoa học. "Bản thảo Voynich" xuất hiện lần đầu tiên vào những năm cuối thế kỷ 16. Hoàng đế La Mã Rudolph II, người rất mê sưu tập đồ cổ, đã mua Voynich tại Prague (Cộng hòa Czech ngày nay). Sau khi Rudolph II chết, nhiều nhà quý tộc và học giả lần lượt sở hữu cuốn sách. Sau đó, bản thảo Voynich biến mất vào cuối thế kỷ 17. Năm 1912, cuốn sách xuất hiện trở lại và thuộc quyền sở hữu của tay buôn sách người Mỹ Wilfrid Voynich. Từ đấy, cái tên "Bản thảo Voynich" bắt đầu được đặt cho cuốn sách. Sau khi Voynich chết, cuốn sách được đem tặng cho Đại học Yale tại Mỹ. Tuổi của “Bản thảo Voynich” có thể giúp giới khoa học tìm thêm được manh mối trong quá trình nghiên cứu cuốn sách. Tuy nhiên, rất có thể nội dung của nó sẽ không bao giờ được tìm ra. Những chương trình máy tính mới nhất và các chuyên gia mật mã giỏi nhất thế giới đều bất lực khi giải mã cuốn sách. Có lẽ “chìa khóa” để các chuyên gia giải mã cuốn sách đã bị phá hủy từ lâu. Mặc dù vậy, giới khoa học hy vọng những công nghệ tương lai có thể giúp những thế hệ sau đưa bí mật của “Bản thảo Voynich” ra ánh sáng. Minh Long (vnexpress.net)
  21. Đầu năm đi làm, chủ bảo: "năm nay là năm Mèo mới, thôi chúc anh em ....". "Mèo mới" là sao??? Vẫn là con mèo nhưng là con mèo mới rồi, không còn là con mèo cũ hay là con mèo này phải mới hơn mèo cũ.??? Phát sinh ra khái niệm "cũ" - "mới" cho Mèo năm nay nữa. Phức tạp thật! Nhớ ra "Mèo" là giống thú linh hình như ít được nói đến nhất trong 12 con giáp. Chuột, Rồng, Rắn ..... có đủ các câu chuyện mà mèo lại không có bao nhiều. Cái kho sưu tầm của mình cũng hẹp. Lục thử để đọc lại xem sao, nhân tiện pót vài bài cho anh/em đọc chơi. Con thỏ Trung Quốc trở thành con mèo Việt Nam ra sao DailyVNews Nguồn: AFP - Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ - Trong khi hầu hết châu Á ăn mừng năm con Thỏ, Việt Nam đã tạo ra một âm hưởng độc lập trước nền văn hoá thống lĩnh của Trung Quốc bằng cách đánh dấu năm mới là năm con Mèo. Hai quốc gia cộng sản vẫn là đồng minh về ý thức hệ và đã đều đi theo quá trình chuyển đổi tương tự sang một nền kinh tế mang tính thị trường. Nhưng mối quan hệ giữa hai bên đang tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ và mâu thuẫn tại Việt Nam, nơi nhiều người vẫn đau đớn nhớ lại quá trình chiếm đóng dài cả 1000 năm của Trung Quốc và gần đây hơn là cuộc chiến tranh biên giới 1979. Trong khi quốc gia nhỏ hơn này vẫn nắm giữ nhiều từ ngữ, phong tục và tập quán Trung Quốc, nó cũng cảm thấy rất cần thiết để tự tách mình ra khỏi người láng giềng khổng lồ. Hai quốc gia cùng sử dụng lịch hoàng đạo với biểu tượng của 12 con vật — chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Nhưng người Việt lại thay con thỏ với con mèo và con bò bằng con trâu. Lý do chính xác tại sao họ lại thay thế những con vật này thì vẫn không được rõ, nhưng một vài học giả nói rằng sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ nhữnng huyền thoại khi kiến tạo lịch hoàng đạo. Một trong câu chuyện này là Đức Phật mời các con vật đến để cùng thi bơi sang một con sông và 12 con vật nào đến bờ trước sẽ được vinh dự có tên trong cuốn lịch. Vì không biết bơi, hai người bạn thân chuột và mèo bèn quyết định quá giang bằng cách cưỡi trên lưng trâu. Nhưng khi chúng gần đến đích, loài gặm nhấm này đã trở mặt đẩy mèo xuống nước — và hai loài này từ đấy đã trở thành kẻ thù không đội trời chung. Câu chuyện của người Việt thì khác một tí. Theo họ, Ngọc hoàng Thượng đế đã tổ chức cuộc đua. Và trong phiên bản của mình, con mèo thì biết bơi. “Có những giải thích về nhân chủng và văn hoá,” Philippe Papin, một chuyên gia về lịch sử Việt Nam tại Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris nói. Nhưng vì có nhiều người Việt mang gốc gác Trung Quốc, cách giải thích tốt nhất là về phương diện ngôn ngữ, ông nói. “Tiếng Trung Quốc gọi thỏ là ‘mao’, phát âm nghe giống như ‘mèo’ trong tiếng Việt (Có lẽ ông Philippe Papin đã nhầm thỏ, phát âm Trung Quốc là “thố”, và mèo, phát âm Trung Quốc là “miêu”. Nếu thế thì suy luận của ông không có ý nghĩa về sự trại âm – ND). Khi ngữ âm thay đổi, ý nghĩa cũng thay đổi theo,” Papin nói. Cho dù nguyên nhân của sự tách biệt này là gì, người Việt ngày nay không quan tâm đến việc đưa những biểu tượng hoàng đạo của mình đi đúng với cách dùng của Trung Quốc. “Đối với người Việt, không bắt chước hoàn toàn Trung Quốc là một vấn đề danh dự quốc gia,” theo Benoit de Treglode thuộc Học viên Nghiên cứu Đông nam Á Đương đại ở Bangkok. “Hình thức khác biệt trong mô phỏng này có thể được tìm thấy trong suốt nền văn hoá Việt Nam,” ông nói thêm. Chính trị cũng đóng một vai trò trong mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đối với một số tranh chấp lãnh thổ kéo dài. “Chúng tôi không biết chính xác việc lựa chọn mươi hai con giáp này xảy ra như thế nào,” Đào Thanh Huyền, một nhà báo độc lập tại Hà Nội nói. Nhưng “giờ đây những từ “Trung Quốc” và “người Trung Quốc” có thể trở thành nguồn gốc của những nghi ngại và thậm chí dẫn đến tranh cãi, nhiều người Việt không muốn giống người láng giềng của mình, mặc dù đúng là ngớ ngẩn khi quan trọng hoá vấn đề này.” Hoàng Phát Triệu, một diễn viên về hưu người Việt, nói rằng đồng bào của ông chỉ đơn giản thích mèo hơn là thỏ.” “Đa số người Việt là nông dân,” diễn viên 76 tuổi này nói. “Thỏ chẳng liên quan gì đến nông dân Việt Nam, trong khi mèo luôn là người bạn tốt của nông dân, cố gắng bắt chuột phá hoại mùa màng.” Khi Việt Nam đánh dấu Tết Nguyên Đán của mình vào thứ Năm, những ai sinh vào năm con Mèo, Ngựa hoặc Gà sẽ cẩn thận để không là người đầu tiên xông đất vào nhà — vì bị cho là xui xẻo. “Theo lời thầy bói thì năm nay là năm trung bình,” cô Huyền nói. Tuy nhiên cô hy vọng rằng chồng và con trai mình, cả hai đều mang tuổi con Chó, sẽ làm cho năm nay trở nên lý thú hơn là lời dự đoán buồn tẻ và đầy thất vọng. “Mọi người đều biết chó và mèo đối nghịch ra sao,” cô nói, cho thấy mọi người đều ước vọng lời tiên đoán tử vi đi theo hướng mình mong muốn.Ít nhất về mặt này thì người Trung Quốc và người Việt đều giống nhau. (Hết) Hiện thực trong thế giới lượng tử - Con mèo Schrodinger I- Dẫn nhập: Trong bài này chúng tôi bàn đến triết lý "nhất thiết duy tâm tạo" qua khía cạnh khoa học. Triết lý này cho rằng cá nhân quyết định (hay sáng tạo ra) hiện thực. Tỉ dụ như có một số người tin vào Thượng Đế vì cái "tâm" của họ tạo ra Thượng Đế. Có người khác không tin vào Thượng Đế vì cái tâm họ quyết định không có Thượng Đế. Vì vậy, Thượng Đế không tồn tại tuyệt đối và khách quan. Hay nói rộng ra là không có một chân lý tuyệt đối; tất cả "sự thật" chỉ tuỳ thuộc vào niềm tin của mỗi người. Triết lý này được các nhà vô thần biện minh bằng nhiều lý lẽ. Trong bài này chúng tôi bàn tới sự biện minh (hay nói đúng hơn - ngụy biện) bằng khoa học, điển hình là vật lý lượng tử. Nhánh vật lý học này nghiên cứu về thế giới vi mô, tức là thế giới có kích thước bằng kích thước của phân tử. Trong thế giới vi mô, một vật tồn tại trong nhiều trạng thái, và chỉ qui về một trạng thái khi có quan sát viên hiện hữu. Như vậy, quan sát viên đó quyết định "hiện thực" vì thế mà có "nhất thiết duy tâm tạo." Vì triết lý này dùng vật lý lượng tử để biện minh, chúng tôi cũng sẽ bắt đầu từ đây, cụ thể là tính lượng tử của ánh sáng, để phô bày ra cho độc giả tính ngụy biện của nó. II- Bản chất của ánh sáng: Lý luận về hiện thực vi mô bắt nguồn từ lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng. Bản chất này là điều kỳ lạ thứ nhất của ánh sáng, vì mỗi khi nó đã là hạt thì khó có thể tin nó lại là sóng. Tuy nhiên, người ta phải chấp nhận lý thuyết sóng-hạt của ánh sáng vì cả hai bản chất này đều quan sát được trong các thí nghiệm sau đây: Hình 1.- Thí nghiệm quang điện biện minh cho tính hạt của ánh sáng 1- Bản chất hạt của ánh sáng - hiện tượng quang điện: Einstein là khoa học gia được giải Nobel về khoa học (1921) khi ông xác minh được ánh sáng có bản chất hạt trong thí nghiệm quang điện. Ánh sáng được rọi vào một tấm kim loại, là vật liệu giàu điện tử. Khi Einstein thay đổi tần số của ánh sáng tới (tức là thay đổi màu ánh sáng) đến một giá trị nào đó thì cây kim trên máy đo bắt đầu chuyển động, chỉ dấu cho một dòng điện chạy. Thay đổi cường độ ánh sáng không thay đổ cường độ dòng điện, nhưng thay đổi tần số giao động của ánh sáng, thay đổi cường độ dòng quang điện. Từ đó, Einstein mới lập ra lý thuyết quang điện cho rằng ánh sáng được cấu thành bởi những hạt cơ bản; một hạt có năng lượng bằng tần số giao động của ánh sáng tới nhân với một hằng số gọi là hằng số Planck. Hạt cơ bản này gọi là quang tử. Khi tần số của ánh sáng tới lớn hơn một giá trị nào đó thì năng lượng của quang tử đủ lớn để đánh rời hạt điện tử đang liên kết với các nguyên tử trên bề mặt kim loại để chúng tự do bay từ mặt kim loại bên phải (được rọi sáng) qua mặt kim loại bên trái (Xem hình 1). Sự chuyển động của các hạt điện tử, theo định nghĩa, chính là dòng điện, gọi là quang điện. Mặc dù thí nghiệm quang điện chủ yếu xác minh tính hạt của ánh sáng, nó cũng hàm chứa tính sóng vì năng lượng của quang tử tỉ lệ với tần số giao động - tức là một đặc điểm của tính sóng. Tuy nhiên, cần phải có thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa thì người ta mới biết chắc chắn ánh sáng có tính sóng nữa. 2- Bản chất sóng của ánh sáng - hiện tượng giao thoa: Hình 2.- Thí nghiệm giao thoa của ánh sáng qua hai kẻ hở sát nhau: quan sát được vân sáng tối - bằng chứng tính sóng của ánh sá Trong thí nghiệm Young một chùm ánh sáng (bao gồm nhiều quang tử) được bắn qua hai kẻ hở sát nhau trên màn chắn (Xem hình 2). Trên màn hình phía sau, xuất hiện ra những vân sáng và tối xen kẻ nhau. Hiện tượng này được là gọi hiện tượng giao thoa. Giao thoa là bằng chứng của tính sóng (như sóng biển) của ánh sáng. Các vạch sáng tối là do sự cộng hưởng của hai hàm số sóng. Các vạch tối là do sự khử nhau của hai hàm số sóng Schrodinger. Hàm số sóng là gì? Theo thuyết lượng tử, chúng ta không thể biết chính xác vị trí của hạt vi mô (nguyên lý bất định Heinsenberg) nhưng biết được xác xuất có thể tìm thấy nó ở đâu. Giá trị bình phương của hàm số sóng chính là xác xuất tìm thấy của hạt vi mô đó. Do vậy, các vạch sáng là những nơi tìm thấy được các quang tử; các vạch tối là các vùng "cấm điạ," là nơi quang tử không thể tới được. Do vậy, ánh sáng giao thoa là sự giao thoa của các hàm số sóng của những quang tử. Tuy nhiên, khi người ta bắn từng quang tử một, mổi lần chỉ một hạt, qua hai khe hở thì các vạch sáng và tối vẫn xuất hiện. Đối với một chùm ánh sáng bao gồm nhiều quang tử, thật là dể giải thích về hiện tượng giao thoa. Đó là các hàm số sóng của các hạt khi thì cộng hưởng với nhau, tạo nên các vạch sáng, khi thì khử nhau tạo nên những vạch tối. Nhưng khi bắn từng quang tử một, thì quang tử đó giao thoa với cái gì? Theo lời giải thích của Schrodinger, là cha đẻ của phương trình hàm số sóng, quang tử được bắn ra đó giao thoa với chính nó! [1] Làm sao nó có thể giao thoa với chính nó, khi nó chỉ có thể lọt qua một trong hai kẻ hở mà thôi? Theo lời giải thích này, đạn đạo của quang tử đó bao gồm nhiều đường khác nhau, qua cả hai khe hở, chứ không phải là một đường, qua một khe hở. Đây là điều kỳ cục thứ hai về bản chất của ánh sáng. Nói cách khác, quang tử đó có nhiều trạng thái khác nhau, và hiện hữu cùng một lúc, cho tới khi.... Hình 3.- (A) Khi đậy một khe, mở một khe, vân sáng tối biến mất: không có hiện tượng giao thoa. (B) Khi mở cả hai khe, quan sát được vân sáng tối: có hiện tượng giao thoa. Khi người ta bịt khe hở bên phải thì hiện tượng giao thoa của một quang tử biến mất. Khi mở nó ra và che khe hở bên trái thì hiện tượng giao thoa cũng biến mất (Xem hình 3-A). Hiện tượng giao thoa của một quang tử chỉ xuất hiện khi cả hai khe cùng mở (Hình 3-B). Tuy nhiện, khi người ta gắn một khí cụ quan sát gần khe hở bên trái thì hiện tượng giao thoa biến mất. Làm lại điều này với khe hở bên phải cũng quan sát được điều tương tự. Đây là điều kỳ cục thứ ba. Nói một cách khác, khi có quan sát viên (khí cụ quan sát) đứng nhìn, thì tất cả các trạng thái khả dĩ của quang tử biến mất hết chỉ trừ có một trạng thái còn lại mà thôi. Người ta gọi đây là sự sụp đổ của các trạng thái lượng tử. Thí nghiệm Young cho ánh sáng cũng áp dụng cho điện tử, nghĩa là người ta cũng quan sát được hiện tượng giao thoa trong trường hợp một chùm điện tử và cả trường hợp chỉ có một điện tử mà thôi. Từ đây, Schrodinger đưa ra thí nghiệm tư tưởng, gọi là Con Mèo Schrodinger, để biểu lộ sự kỳ cục trong thuyết lượng tử của ông. III- Con mèo Schrodinger: Thí nghiệm tư tưởng Con Mèo Schrodinger như sau. Có một con mèo bị nhốt trong một hộp kín, đừng ngoài không thấy bên trong. Trong hộp này, có một cây súng mà cái cò được nối vào một vật liệu phóng xạ. Khi vật liệu này tan rã tới mức nào đó thì súng lãy cò, và con mèo chết. Một quan sát viên đứng phía ngoài hộp không thể biết con mèo này chết hay sống. Theo thuyết lượng tử, con mèo này tồn tại trong tất cả trạng thái khả dĩ. Nghĩa là, nó vừa sống và vừa chết. Sống và chết là hai thể của con mèo, cũng như bay qua khe hở bên trái hay bên phải là hai thể của quang tử theo thí nghiệm giao thoa của một quang tử bên trên. Hai trạng thái này hiện hữu cùng thời cho tới khi quan sát viên mở nắp hộp ra và nhận biết con mèo chết hay sống. Tương tự như vậy, quang tử trong thí nghiệm giao thoa trên có tất cả đạn đạo khả dĩ, cho tới khi có quan sát viên "nhòm" qua một trong hai khe hở và quyết định nó bay qua khe hở đó. Từ đây, có người rút ra kết luận: Không có hiện thực khách quan mà chỉ có hiện thực chủ quan xác định bởi quan sát viên. IV- Mạn bàn: Người ta quan sát được lưỡng tính sóng và hạt của ánh sáng riêng rẽ trong các thí nghiệm riêng lẻ, nhưng chính ánh sáng là gì thì nhân loại chưa hiểu hết. Do đó có người cho rằng ánh sáng là những giao động trong một chiều thứ năm ngoài vũ trụ của loài người [1]. Lý luận chiều thứ năm được minh hoạ như sau: Hình 4.- (a) Theo anh Hai, cái nón bài thơ có hình tam giác và (B) có hình tròn. Có một sinh vật (gọi là anh Hai) sống trong thế giới hai chiều: rộng và cao. Sinh vật này không thể hình dung ra chiếc nón bài thơ (ba chiều) như thế nào. Đối với anh Hai, chiếc nón bài thơ khi thì có hình tròn (hai chiều), khi thì có hình tam giác (cũng hai chiều) tùy thuộc vào góc độ mà anh Hai nhìn vào cái nón. Nếu anh nhìn dưới đáy (hay từ trên đỉnh), thì chiếc nón có hình tròn, nếu nhìn ngang thì chiếc nón có hình tam giác, nếu nhìn xéo thì chiếc nón có hình parabole (Hình 4). Hình tròn, hình tam giác và hình parabole là hình chiếu của chiếc nón (ba chiều) trên thế giới hai chiều. Nhưng trong thế giới hai chiều của anh Hai, chúng "mâu thuẫn" lẫn nhau. Đã là hình tròn thì không thể hình tam giác hay hình parabole. Nhưng anh Hai cần cả ba hình mâu thuẫn này để diễn tả một vật trong ba chiều, điều mà một sinh vật hai chiều không thể nào hình dung ra được. Nếu thật sự ánh sáng là một hiện thực tồn tại trong chiều thứ năm thì nó sẽ có những biểu hiện trông có vẻ mâu thuẫn trong thế giới của chúng ta nhưng hữu lý trong thế giới cao hơn. Trong thế giới vi mô, chúng ta quan sát được hiện tượng đa trạng thái của quang tử cho tới khi có quan sát viên nhìn vào. Nhưng người ta không quan sát được hiện tượng đa trạng thái trong thế giới vĩ mô. Qui luật của thế giới này (vĩ mô) bị khống chế bởi luật Newton, điển hình là đạn đạo của một trái pháo đạn được người ta tiên đoán một cách chính xác, vì chỉ tồn tại một đạn đạo mà thôi. Đây là nguyên tắc của pháo binh. Trong thế giới rộng lớn hơn, là thế giới của các vì sao, mà chuyển dịch của nó được khống chế bởi thuyết Tương Đối Rộng của Einstein, người ta có thể tính ra được chính xác quĩ đạo bị bẻ cong của ánh sáng khi đi ngang qua một hành tinh. Trong thế giới vĩ mô mọi chuyễn dịch không "mờ mịt" như quĩ đạo của quang tử trong thế giới lượng tử. Cả hai thuyết lượng tử và tương đối rộng, là hai cột trụ của nền khoa học đương thời đều đúng trong pham vi riêng lẻ của nó nhưng chúng có không có sự thống nhất. Hai thuyết này giống như hình tròn và hình tam giác (hình 4), là hai hình chiếu của chiếc nón trong thế giới hai chiều. Trong thế giới hai chiều, hình tròn và hình tam giác là hai thực thể đúng, riêng biệt, và có vẽ mâu thuẩn, nhưng chúng kết hợp lại thành một thực thể duy nhất trong thế giới nhiều chiều hơn. Từ sự suy nghĩ này nên người ta có nổ lực đi tìm một thuyết tổng hợp của cả thuyết lượng tử và tương đối rộng, gọi là thuyết Dây (String Theory) [2]. Dùng lượng tử học, là luật khống chế thế giới vi mô, ngoại suy rằng con mèo (trong thế giới vĩ mô) đồng thời đang sống và chết là đã sai rồi. (Thật ra, Schrodinger lập nên thí nghiệm tư tưởng này để minh họa sự kỳ cục của thuyết lượng tử trong thế giới vĩ mô.) Càng sai hơn nữa khi dùng luật của thế giới vật chất để ngoại suy vào thế giới tâm linh; để tuyên bố rằng không có Thượng Đế. Thật sự người vô thần không tin vào Thượng Đế Tự Hữu Hằng Hữu, là thực thể khách quan và tuyệt đối. Họ tin rằng cả vũ trụ này, một là tự tồn, hai là tiến hoá từ một vũ trụ khác. Trong vũ trụ đó, bụi đất tiến hoá thành con người. Nhờ vào nổ lực học tập và tu hành, con người tiến hoá lên mức cao hơn thành một thượng đế làm chủ lấy "kiếp số" của mình. Đây là điều cực kỳ kiêu ngạo của một sinh vật mà sự sống cách sự chết chỉ một hơi thở mà thôi. Trong thế giới vật chất, cơm ăn, nước uống, quần áo mặc... đã là những thực thể khách quan. Sự thực hữu của những thứ đó không tùy thuộc vào sự xác định của bất kỳ một quan sát viên nào, không tùy thuộc vào cái "tâm" của ai sáng tạo ra chúng. Dù phủ nhận hay xác nhận tính thực hữu khách quan của những nhu yếu phẩm đó, quan sát viên không thể sống còn nếu không tiếp nhận chúng. Trong thế giới tâm linh, Thượng Đế là Hữu Thể Khách Quan Tuyệt Đối và Duy Nhất, là Nguồn Sự Sống, là Đấng Tạo Hóa. Thánh Kinh là lời của Thượng Đế tự bày tỏ chính Ngài cho loài người, đã khẳng định: "Ta là đầu tiên và cuối cùng. Ngoài Ta, không có Đức Chúa Trời nào khác. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã được làm nên mà không bởi Ngài. Ðức Chúa Trời Hằng Sống, là Ðấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó. Ngài là Ðấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài. Vì chính trong Ngài mà chúng ta được sống, động, và có. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài." (Ê-sai, Isaiah 44:6; Giăng, John 1:3; Công Vụ, Acts 14:15, 17:25, 28; Cô-lô-se, Colossians 1:16,17). Nếu mọi "sự thật" đều có tính tương đối, nghĩa là do "tâm" con người sáng tạo ra thì làm sao biết ai đúng ai sai? Một người chủ trương không phá thai, và người kia chủ trương phá thai, làm sao biết ai đúng ai sai? Một Thái Tử Tất Đạt Đa, là người cấm sát sinh (ngay cả không được giết cả con vi trùng) và Hitler là người đã giết hơn sáu triệu sinh mạng Do Thái trong các lò hơi ngạt, làm sao biết ai đúng ai sai? Một người cưỡng dâm một đứa bé gái 10 tuổi và một người cưới hỏi đàng hoàng một thiếu nữ 20 tuổi về làm vợ, làm sao biết ai đúng ai sai?. .. "Nhất thiết duy tâm tạo" là một chủ nghĩa để lật đổ sự thực hữu của Đức Chúa Trời, nhưng chưa làm được điều này thì nó đã biến người sáng tạo ra nó thành loài thú.Đức Chúa Trời phán rằng: "Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu." Ngài đã đặt để sự đời đời vào trong lòng loài người để ấn chứng sự thực hữu và hằng sống của Ngài: "Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người. Dầu vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thể hiểu được" (Truyền Đạo, Ecclesiastes 3:11). Vì sự ấn chứng đó mà loài người, dù chỉ tồn tại trong thể xác này chừng trăm năm, nhưng lại có những khái niệm về "đời đời", "vĩnh cửu", "hằng sống"... Vì sự ấn chứng đó, mà người mới có khái niệm về số đếm, và có thể dùng chính hệ thống số đếm để chứng minh "vĩnh cửu" là bản tính của một Hữu Thể Khách Quan Tuyệt Đối, vượt ngoài phạm trù thời gian: Thượng Đế. Người có thể đếm, nhưng không thể đếm đến tận cùng của các con số, dù âm hay dương. Người có khái niệm về "vĩnh cửu" nhưng người không thể hiểu được Đấng Vĩnh Cửu và công việc của Ngài. Có người không hoặc chưa biết đến Ngài không phải vì cái "tâm" của họ quyết định không có Ngài, nhưng vì tội lỗi chưa được tha của họ ngăn cản họ đến với Ngài. Còn người tin có Đức Chúa Jesus Christ, là Thượng Đế trong hình hài của người, không phải vì cái tâm của họ sáng tạo ra một đấng thượng đế, mà là họ đã tìm kiếm được Đấng Tuyệt Đối, nắm Chân Lý Tuyệt Đối. Đấng Thượng Đế tồn tại không vì cái "tâm" của loài người đã sáng tạo ra Ngài, nhưng sự chối bỏ Ngài đi từ tấm lòng đã bị thui chột vì tội lỗi chưa được tha. V- Kết luận: "Nhất thiết duy tâm tạo" là một triết lý cực kỳ kiêu ngạo, chẳng những nó phủ nhận sự thực hữu khách quan tuyệt đối của Đức Chúa Trời mà còn vô hình chung biến cái "tâm" thành một thực thể khách quan tuyệt đối. Và như vậy, trong thế giới ngày nay có hơn sáu tỉ người, nghĩa là có hơn sáu tỉ "thượng đế" muốn tạo ra cái gì thì tạo. Trong một thế giới như vậy, chẳng có một tiêu chuẩn khách quan nào để phán xét và trừng phạt những kẻ ác cả. Mời bạn, là người đang đọc những dòng chữ này, đến với chân lý và sự sống. Chúa Jesus phán rằng: "Những kẻ đến cùng Ta, Ta sẽ chẳng bỏ ra ngoài đâu!" (Giăng, John 6:37). Lê Anh Huy, Tiến sỹ (http://www.psy-che.net)
  22. Quan Hệ Giữa Người Và Mèo Qua Lịch Sử Ở Vài Nơi Trên Thế Giới Con Mèo - MAU EGYPTIAN Cat Mèo là con vật được nuôi trong nhà chỉ có gần 5000 năm nay. Do đó nó được xem là một trong những gia-súc được thuần-hoá cận-đại nhất sau con thỏ ở các xứ như PERSE (IRAN hiện nay) và EGYPTE (AI CẬP). Ở Ai Cập, bên trong các lăng tẩm của các Pharaons (Pharaohs) có khắc hình con mèo. Mèo được nuôi để bắt chuột ăn thóc lúa trong các kho, phá hoại mùa màng và để săn đuổi rắn. Mèo còn là một trong những con thú biểu tượng cho nền văn minh Ai Cập. Nữ thần BASTET đầu mèo là nữ thần của tình yêu và gia-đình. Trong mỗi gia-đình đều có nuôi mèo và khi có một con mèo chết thì gia-đình để tang bằng cách cạo lông mày. Có khi vì mèo mà dân Ai Cập thà chịu bại trận còn hơn là phải giết mèo khi đánh nhau. Lịch sử thuật lại khi CAMBYSE, vua xứ PERSE, tấn công thành PELUSE của Ai Cập, ở phía đông châu-thổ sông NIL, đã nghĩ ra một mưu kế là dùng mèo làm tấm khiên. Mỗi người lính mang một con mèo trước ngực và quân Ai Cập đã bỏ thành đầu hàng vì sợ phải sát hại nữ thần tình yêu. Nhưng sự tôn thờ và thần thánh hoá con mèo đã dẫn đến sự cấm chỉ giao thương với các xứ “man rợ” ngược đãi con mèo, và cũng đã làm cho nước Ai Cập đi đến chỗ lụn bại vì sự trao đổi mậu dịch với các nước chung quanh không còn nữa. Người Ai Cập gọi con mèo là MAU, tương tợ như khi ta hay Tàu kêu con mèo là MÃO, cách đọc giống như thế. Ở Châu Âu thì ngược lại, các nền văn minh Hi Lạp và La Mã xem mèo như một gia-súc có ích nhưng không thân thiện lắm, nhiều nơi còn khinh-bỉ con mèo. Tệ hại nhất là cuối thế-kỷ thứ XII, con mèo bị coi như là ma quỉ, hóa thân thành mụ phù-thủy và còn tượng trưng cho tội lỗi. Một số tập-tục dã man xuất hiện, như ở Pháp, ngay cả tại Paris,vào ngày lễ thánh JEAN (27 Decembre), dân chúng có tục lệ đốt một đống lửa thật to và họ quăng mèo vào lửa thiêu sống. Sau đó, vua Louis thứ 14 đã cấm chỉ trò chơi dã man nầy. Vào thời đó, ở vùng FLANDRES, giữa Bĩ và Pháp có tục lệ ném mèo từ trên một cái tháp cao xuống đất và bên dưới mọi người xúm nhau dùng gậy đập chết con mèo để xả xui. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, dân Paris quá đói nên người ta có món « xi-vê » mèo thay vì « xi-vê » thỏ. Hiện nay mèo là con thú được mến chuộng và nuôi làm bạn nhiều nhất ở nước Pháp. TRẦN HỮU- CHÍ Xuân Tân Mão 2011 khoahocsaigonds.com
  23. Ngôn ngữ này thuộc nguồn gốc dân tộc nào? Cảnh - Tốc Hỷ Tộc người này còn tồn tại không? Tử - Xích Khẩu Bản thảo này nói về cái gì? Kinh - Tiểu Cát Có thể khôi phục lại ngôn ngữ này không? Khai- Vô Vong Có giải mã bản thảo này được không? Hưu - Đại An Phù......... Cái gì thuộc về tự nhiên thì thật khó cưỡng cầu. Để mai rảnh luận quẻ. Bản thảo Voynich - Quyển sách bí ẩn nhất trên thế giới NTO - Bản thảo viết tay Voynich có lẽ là quyển sách khó đọc nhất trên thế giới. Di vật 500 tuổi này được phát hiện vào năm 1912 ở một thư viện ở Rome, bao gồm 240 trang chữ viết và tranh minh họa hoàn toàn xa lạ. Các nhà mật mã đã ra sức giải mã chữ viết lạ lùng này nhưng chưa ai thành công. Thậm chí một số người còn cho đây chỉ là một trò đùa của người xưa. Tuy nhiên, phân tích quyển sách cho thấy bản viết tay này dường như tuân theo các cấu trúc và quy luật của một ngôn ngữ thật sự. Cuốn sách khổ 14,6cm x 21,6cm, gồm 232 trang giấy da cừu. Nét chữ đều chằn chặn, không tẩy xóa, kể cả các hình minh họa. Hẳn người viết đã cân nhắc rất kỹ trước khi đặt bút. Có điều, đó là một kiểu chữ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, còn những hình vẽ thực vật và động vật lại không hề giống với những gì chúng ta thấy trên mặt đất. Bản thảo Voynich Nguồn gốc của cuốn sách cũng không rõ ràng. Một tài liệu lịch sử viết năm 1666 cho hay, nó được Hoàng đế Rudolf II (1552 - 1612) của Đức mua với giá cao khủng khiếp: 600 thùng vàng. Vị vua này đoán rằng cuốn sách bí hiểm được nhà bác học và tiên tri Roger Bacon (1220 - 1292) viết ra và trong đó hẳn chứa những kiến thức kỳ lạ, những lời sấm về tương lai. Cuốn sách được viết bằng bút lông với nét chữ đều đặn, chính xác và sạch sẽ kỳ lạ. Ký tự thoáng nhìn như chữ Latin, nhưng kỳ thực đó là một kiểu chữ chưa từng có trong lịch sử chữ viết nhân loại. Một số hình vẽ trông giống người và cây cỏ, nhưng lại không phải vậy. Cuốn sách nổi tiếng này hiện được giữ như một báu vật tại Đại học Yale (Mỹ). Nó còn có tên là "Bản cảo Voynich" . Các nhà nghiên cứu ký tự cổ hàng đầu thế giới đã vắt óc để tìm ra những "điểm yếu" của văn bản. Điểm yếu ở đây được hiểu là các đoạn chữ mà những ký tự xuất hiện có quy luật. Trong kỹ thuật giải mã chữ, những điểm yếu này là chìa khóa để mở bí mật của một ngôn ngữ. Cũng bằng cách này, nhà ngôn ngữ học Mỹ Herbert Yardley đã giải được nhiều đoạn mã trong các công hàm ngoại giao mật của Nhật Bản, dù ông không giỏi tiếng Nhật. Tuy nhiên lần này, Yardley không tìm ra được những tín hiệu lặp lại thường thấy ở một ngôn ngữ trong Bản cảo Voynich. Theo Yardley, cái được viết trong bản cảo này có thể không phải ngôn ngữ mà chúng ta biết, hoặc nó đã được mã hóa nhiều lần một cách tài tình đến nỗi không thể lần ra được nữa. Sự việc không dừng lại ở đó. Ở trang cuối của cuốn sách, có một đoạn được viết bởi chữ của một người khác, có lẽ là một lời nhận xét. Nét chữ mờ mịt, rối rắm, hầu như không thể đọc được. Nhưng sau nhiều năm mày mò, Giáo sư William R. Newbold, Đại học California (Mỹ), tin rằng trong đó có một đoạn tiếng latinh: A mihi dabas multas portas. Newbold khẳng định, nội dung cuốn sách đã được mã hóa nhiều lần. Có thể tác giả đã ghép hai hoặc ba chữ cái latinh thành một chữ cái theo cách nào đó. Tuy nhiên, ông cũng chỉ dừng lại ở đây mà không thể giải thêm được gì nữa. đây nhất, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng tại Đại học Yale, Giáo sư Brumbaugh, cho rằng Bản cảo Voynich được viết bằng một bảng mã gồm 26 ký tự. Con số này trùng lặp với số chữ cái latinh (liệu đây có phải là một sự ngẫu nhiên ?). Có điều, mọi giải pháp latinh hóa những ký tự này, rồi thay vào các dòng chữ viết tay trong bản cảo, đều tạo ra các đoạn chạy không theo quy luật và có vẻ không mang một ý nghĩa gì. Brumbaugh cho rằng, có lẽ nội dung cuốn sách đã được mã hóa theo hệ ngôn ngữ khác latinh. Đến nay, Bản cảo Voynich vẫn còn là một bí ẩn. (NTO.vn tổng hợp) http://nto.com.vn/?m=kt&idn=1285 Cuốn sách cổ bí ẩn Từ đầu thế kỷ XX, những nhà thông thái vẫn chưa "phiên dịch" được bản "Mật mã Voynich" mà họ cho là có từ thời Trung Cổ. Ngay cả các chuyên gia về mật mã cho đến nay cũng bó tay. Nhìn bên ngoài, quyển sách chẳng có gì đặc biệt. Không có nhan đề và cũng chẳng có tên tác giả, cái bìa không trang trí, héo úa vì thời gian, chỉ được kết lại bằng dây da. Năm 1912, tại thư viện của biệt thự Mondragone, một trường học dòng Jésuite gần Rome, viên quản thư Wilfrid Voynich nhận ra quyển sách giữa chồng bản thảo mà các thầy tu định bán cho ông để có tiền trùng tu lại ngôi trường. Một trang trong cuốn sách (Ảnh: Sulinet.hu) Ngay từ các trang đầu tiên, một thế giới cây cỏ lạ kỳ gợi ông nhớ đến những quyển dược điển cổ nói về các dược tính của thảo mộc. Nhưng khi nhìn kỹ thì ông chẳng nhận ra loại cây nào cả. Những bộ rễ to tướng làm biến dạng cây cối, các vòm lá cuốn vào nhau tựa hồ như một tay làm vườn ranh ma nào đấy đã thử nghiệm ghép cây hay gây đột biến trước thời đại. Voynich cũng tìm thấy một chương nói về thiên văn - chiêm tinh - vũ trụ học với các vũ trụ tinh tú, mặt trời và mặt trăng, một mặt hoàng đạo khá lạ lùng, những nàng tiên với cái bụng to và gương mặt vô hồn tắm trong các hồ nước xanh được nối với nhau bằng những cái ống tựa như sự sắp xếp bên trong cơ thể một sinh vật... Bản văn cũng chẳng giúp được gì: nó được viết bằng mực nâu theo một thứ ngôn ngữ lạ. Có vẻ như bản văn được viết từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Có những chữ giống như mẫu tự Latinh, có chữ lại giống chữ số Arập và các ký hiệu lạ. Có những khoảng trống nhưng không hề có dấu ngắt. Wilfrid Voynich tin rằng đấy là một bản mật mã và ông đã mua nó, hy vọng sẽ biến nó thành vàng. Ông dự tính như thế là dựa vào một lá thư viết bằng tiếng Latinh từ năm 1666 đính kèm theo bản văn. Tác giả là một người tên Johannes Marcus Marci, đã gửi bản văn cho Athanasius Kircher, một thầy tu dòng Tên, người đã từng giải mã các bản văn tượng hình của Ai Cập. Có thể đây là người lý tưởng để “phá vỡ” mật mã sử dụng trong bản văn mà Marci cho là nó thuộc về Hoàng đế Đức Rodolphe II và cũng có thể do Roger Bacon (thầy tu dòng Francisco) thảo ra. Ông này là một trong các nhân vật khoa học tầm cỡ của thời Trung cổ. Có quá nhiều cái “có thể”, nhưng Voynich không có được tính chặt chẽ của một sử gia. Và dường như ông tin chắc rằng Bacon chính là tác giả của bản văn bởi vì thầy tu người Anh này có đủ lý do và phương tiện để mã hóa. Ông là người ủng hộ phương pháp thực nghiệm khoa học và bài xích chủ nghĩa kinh viện, đã từng bị giam trong 25 năm vì tư tưởng của mình, và Voynich tin rằng Bacon đã sử dụng mật mã cho tác phẩm cuối cùng của mình mà chỉ mình ông hiểu được. Tuy nhiên, giả thuyết Bacon dù rất hấp dẫn nhưng vẫn chỉ là giả thuyết. Voynich cần phải có một sự xác nhận khách quan. Mà có bằng chứng nào tốt hơn là bản giải mã chứ? Năm 1914, Voynich chuyển sang cư ngụ tại New York và cho photo bản văn cổ đó thành nhiều bản để gửi cho các nhà thông thái. Thật lạ lùng là những cố gắng giải mã tiếp theo đó chỉ càng làm u ám hơn màn bí ẩn bao quanh bản văn cổ. Năm 1919, đến lượt Giáo sư triết học William Romaine Newbold ở Đại học Pennsylvania nhận được bản copy của 3 trang bản văn. Trang cuối cùng chỉ có 2 dòng rưỡi nhưng lại rất đặc biệt vì một phần được viết theo “mẫu tự Voynich”, một phần giống như mẫu tự Latinh. Vốn chẳng có mấy kinh nghiệm trong việc giải mã nên Newbold ngỡ rằng đã nắm được chìa khóa và lao vào một cuộc phiêu lưu trí tuệ mệt phờ. Vị giáo sư này cũng tin rằng bản văn là của Bacon và thầy tu này đã đưa vào đấy rất nhiều phương pháp mã hóa. Thế là ông soạn ra một hệ thống giải mã cực kỳ phức tạp và sau 1 năm miệt mài, Newbold đã điện thoại cho Voynich để thông báo kết quả: tác giả bản văn đúng là Roger Bacon và bản văn đó đã làm một cuộc cách mạng trong lịch sử khoa học. Theo Newbold, Bacon đã chế ra được chiếc kính viễn vọng đầu tiên - đi trước Galilée và Newton nhiều thế kỷ - và đã quan sát được thiên hà Andromède. Hơn nữa, Bacon cũng đã chế được kính hiển vi. Bản văn còn cho thấy các nghiên cứu về cơ quan sinh dục, bởi vì nhiều hình minh họa bí ẩn không gì khác hơn là các hình vẽ buồng trứng, tinh trùng và cấu trúc bên trong của tinh hoàn... Phấn khởi vì những kết quả phi thường đó, Voynich ước tính giá trị của bản văn cổ khoảng 160.000USD. Nhưng Newbold qua đời vào năm 1926 và Voynich vào năm 1930, cả hai vẫn còn tin tưởng vào giả thuyết tác giả là Bacon. Trang viết về cơ quan sinh dục (Ảnh: Sulinet.hu) Vào năm 1931, Giáo sư John Manly ở Đại học Chicago chứng minh rằng kỹ thuật của Newbold hoàn toàn tùy thuộc vào cách suy diễn chủ quan nên người ta có thể thu được kết quả mà người ta muốn. Nói rõ hơn là Newbold đã đọc được trong bản văn của Voynich những gì mà ông ta mong muốn thấy. Qua năm tháng, nhiều tay giải mã nghiệp dư khác cũng cố thử vận may. Vào năm 1945, Leonell Strong đưa ra nhận xét rằng tác giả là một người Anh ở thế kỷ XVI, tên là Anthony Ascham, và ông này mô tả một ca sinh nở, đồng thời đưa ra một phương thuốc ngừa thai trích từ cây cỏ. Năm 1978, John Stojko quả quyết rằng bản văn đó là bản sao của nhiều lá thư viết bằng tiếng Ukraina cổ nói về một cuộc nội chiến hay xung đột tại Ukraina. Đến năm 1987, Leo Levitov lại cho rằng bản văn mô tả một nghi lễ của người Cathare. Từ vài thập niên qua, giả thuyết Bacon đã bị bác bỏ vì tự dạng và cách minh họa cho thấy rằng bản văn đã được viết trong khoảng giữa năm 1450 và 1600, rất lâu sau khi thầy tu người Anh đó qua đời. Thế thì ai là tác giả? Bí ẩn, câu hỏi vẫn chưa có lời đáp. Sau khi Wilfrid Voynich qua đời, bà vợ Ethel thừa hưởng bản văn cổ nhưng vẫn không bán được theo giá mà chồng bà mong muốn. Trong suốt 30 năm, bản văn đó đã nằm im trong một tủ sắt ngân hàng. Khi Ethel mất năm 1960, cô thư ký của Wilfrid đã bán bản văn đó cho một nhà buôn ở New York là Hans Kraus với giá 24.500USD. Ông này cũng không tìm được người mua nên đến năm 1969 ông đã tặng bản văn cho thư viện của Đại học Yale. Hiện nay, nó vẫn còn được lưu trữ tại đấy với ký hiệu MS 408, bản thảo Voynich bí ẩn nhất thế giới. Minh Luân Theo Historia, CAND.com.vn Cuốn sách bí ẩn nhất thế giới chỉ là... trò bịp http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Cuon-sach-bi-an-nhat-the-gioi-chi-la-tro-bip/20040694/188/ Bức màn che phủ cuốn sách bí ẩn nhất thế giới vừa được vén lên nhờ nhà khoa học máy tính người Anh Gordon Rugg. Đây là cuốn sách làm đau đầu giới nghiên cứu mật mã và ngôn ngữ học trong suốt gần một thế kỷ qua. Với cái tên "Bản thảo Voynich", cuốn sách được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới. Cuốn sách dày 250 trang, với đầy chữ viết tay theo một kiểu mẫu tự rất lạ. Ngoài ra, bản thảo Voynich còn có nhiều bức tranh về những loài hoa kỳ lạ,nữ thần khỏa thân và ký hiệu chiêm tinh học. Những mẫu tự thường thấy trong tập bản thảo. Cuốn sách xuất hiện lần đầu tiên vào những năm cuối thế kỷ 16. Hoàng đế La Mã Rudolph II, người rất mê sưu tập đồ cổ, đã mua Voynich tại Prague (CH Séc ngày nay) với giá 600 đồng ducat - tương đương 3,5kg vàng hoặc 50.000 USD. Sau khi Rudolph II chết, giới quý tộc và học giả thay nhau sở hữu cuốn sách. Sau đó, bản thảo Voynich biến mất vào cuối thế kỷ 17. Năm 1912, cuốn sách xuất hiện trở lại, thuộc quyền sở hữu của tay buôn sách người Mỹ Wilfrid Voynich. Từ đấy, cái tên Voynich bắt đầu được đặt cho cuốn sách. Sau khi Voynich chết, cuốn sách được đem tặng cho ĐH Yale (Mỹ). Cho đến nay, chưa ai xác định được các ký tự trên "Bản thảo Voynich" là một dạng mật mã, một kiểu viết phóng từ ngôn ngữ mà chúng ta đã biết, hay chỉ là những ký hiệu vô nghĩa. Chúng mang những đặc điểm chưa từng xuất hiện trong bất cứ thứ ngôn ngữ nào trên trái đất. Một số từ thông dụng thường được lặp đi lặp lại 2-3 lần, tương tự như khi chúng ta viết "và và và" trong tiếng Việt. Điều này khiến cho cuốn sách càng trở nên khó hiểu. Tuy nhiên, những yếu tố khác như độ dài của từ hay tần suất xuất hiện của chữ cái và âm tiết lại tương đối giống với ngôn ngữ thực. Để nghiên cứu bản chất của cuốn sách, Gordon Rugg đã vận dụng cả kỹ thuật tình báo thời nữ hoàng Elizabeth. Anh phát hiện ra rằng, những điều tưởng chừng như phức tạp trong cuốn sách lại rất dễ tạo ra, nhờ một thiết bị mã hóa chế tạo vào khoảng năm 1550, có tên là bảng chữ Cardan. Chỉ cần cất một mảnh bìa trên bảng đi sẽ tạo nên một từ, và lỗ hổng trên bảng sẽ quyết định độ dài của từ. Áp dụng bảng chữ Cardan với các âm tiết có trong "Bản thảo Voynich", Rugg đã tạo ra một thứ ngôn ngữ với rất nhiều đặc điểm trùng với ngôn ngữ trên cuốn sách. Theo Rugg, chỉ cần 3 tháng là anh có thể tạo ra một cuốn sách hoàn chỉnh như Voynich. Rugg tuyên bố: "Chắc chắn là tác giả cuốn sách đã dùng bảng chữ Cardan để chơi khăm Rudolph II. Tôi cho rằng đấy chính là Edward Kelley, thợ rèn, nhà ảo thuật, giả kim thuật người Anh. Năm 1584, ông ta đã đến Prague để gặp Rudolph, và có lẽ không ngoài mục đích bán cuốn sách. Với một tay bịp bợm vào tù ra tội như Kelly, chẳng có gì khó khăn khi tạo ra cuốn sách như thế. Hơn nữa, Rudolph lại là người tương đối cả tin, nên việc Kelly phát tài là điều dễ hiểu". (Khánh Hà - Theo Nature)