-
Số nội dung
1.107 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phoenix
-
Hic, lão Lạc Tướng này ác ghê. Ví dụ gì mà ..... hic ... hic...
-
Ấn chứng chắc là Ông Khiết Lạc Việt quá. Xem ra Lạc Tướng mê cái vụ tranh tài này đây, làm cho các ACE nhấp nhổm. Thú vị, thú v! Lạc Việt Độn Toán tranh Hùng - Chú Thiên Sứ tha hồ mà rung đùi cười khoái chí. Phải có Trọng tài chấm điểm chứ nhỉ. Còn Ban tổ chức nữa. Vụ này để Phoenix đăng ký nhé :o
-
Anh Quan2nguyen thân mến, Nói riêng về khả năng thì Phoenix thực tình là dốt lý số vì lười học. Đầu óc không tập trung. Nếu quan tâm đến LVDT thì có lẽ trước các cao thủ ở đây nhưng kết quả thì không có gì đáng nói, thậm chí không dám nhận là đệ tử hay học trò của chú Thiên Sứ vì tự cảm thấy xấu hổ với kiểu học hành không nghiêm chỉnh. Còn học hành và làm việc có sáng tạo không thì cái này cũng không dám tự nhận xét, phải để người xung quanh nhận định mới khách quan được. Chỉ có điều công việc của Phoenix chuyên chú lại chẳng dính đến mỹ thuật mấy mà tính kỹ thuật nhiều hơn. :) Về làm thơ, viết văn Phoenix lại chú trọng câu từ, kết cấu hơn là bay bổng. Hơn nữa, thường viết cho người chứ ít viết cho mình (anh để ý kỹ sẽ nhận thấy) :o Theo thiển ý của Phoenix thì anh Quan2nguyen chẳng có ý gì muốn làm Phoenix không vui cả mà thực chất là muốn tìm hiểu xem phương pháp áp dụng của Phoenix ở đây là gì. Có một thuật ngữ rất nhiều người biết là "ngửi văn". Đúng là vì bản chất của thơ ca văn chương là phương tiện để con người biểu lộ bản thân và phản ánh thực tại (thơ ca văn chương ra đời rất sớm trong đời sống con người) cho nên qua nó người ta lại nhìn ngược lại được về tác giả. Tuy nhiên nếu dùng nó để làm phương pháp luận thì sẽ chưa đầy đủ vì như thực tế chúng ta thấy, dân gian Việt Nam vẫn dùng hình thức bói Kiều rất phổ biến. Vậy tại sao một tác phẩm thơ văn lại có thể ứng nghiệm cho các quẻ bói? Cho nên để đi sâu vào lĩnh vực này phải có nhiều thời gian và nghiên cứu. Bản thân Phoenix thì không có gì phải giữ kín để không chia sẻ phương pháp. Bởi vì trình độ của Phoenix là có hạn và thời gian cũng tương tự. Song đây là những thử nghiệm mới, chưa đảm bảo cơ sở lắm cho nên Phoenix thử thôi. Khi đã có một chút tổng kết thì sẵn sàng chia sẻ để ACE cùng nghiên cứu. Nếu bây giờ bày ra mà không đi đến đâu thì mất thời gian của ACE và cũng làm bề bộn diễn đàn. Không biết là quan điểm này của Phoenix có được đồng tình không? Anh Quan2nguyen đã có những nhận đúng với 55% về Phoenix. Phoenix thấy rất đáng phục. Tuy nhiên khi bài thơ kia thì Phoenix không có tâm trạng của "Phượng Hồng". Nếu anh để ý kỹ, đừng chú tâm đến nội dung bài thơ thì sẽ nhận ra ngay thui. Rất vui được trò chuyện với anh. Chúc anh một ngày tốt lành!
-
Câu hỏi này làm được cả một đề tài. Đúng là Lạc Tướng :)
-
Lá số nằm ở đây: Lá số Trần Anh Hùng
-
Khà khà... không có cái hình nâng ly để chúc mừng vụ cấp "chứng chỉ" này nhỉ :) "Các anh chị em nghiên cưu trước đây bây giờ trở thành những cao thủ như: Laviedt, Linh trang, PhươngLy, Hahùnng, Xeda, Luke....." Chúc mừng, chúc mừng! Mong các "cao thủ" lại tiếp tục hướng dẫn cho các bạn nhập môn thành tài. Chúc mừng chú Thiên Sứ đã chính thức có lớp kế cận đầu tiên. Vụ này có khi phải offline làm bữa nhậu để cả thầy lẫn trò hoan hỷ.
-
He he, sờ lên đâu thử xem!!!.....sao mà giống iem thía :) Ham nhiều thứ lắm, không tu được.
-
Sử Việt Nam chưa nói đến tính chính xác thì phương pháp tiếp cận vẫn còn rất cũ kỹ. Y như là áp dụng phương pháp từ thời phong kiến vào thời đại thế giới "đại đồng". Sử khó học và xa vời như là chỉ dành cho các chính trị gia. Nếu học sinh không có sẵn tư chất và ham muốn về chính trị thì đọc sử ngán như là nghe chuyện xa với trên cung trăng. Học sinh đọc sử mà không cảm nhận được nó nằm ở chỗ nào trong mình. Chẳng thấy nó có ý nghĩa, tác dụng gì với CS của mình. Lịch sử luôn gắn liền với đời sống hàng ngày. Để lịch sử đi vào lòng người thì nó phải gần gũi, có liên hệ trực tiếp với người đọc. Cho dù là truyền thuyết hay sự kiện thực tế cũng không nên kể nó như là câu chuyện cổ tích. Ngày trước Phoenix đi học, cô giáo lịch sử cho học sinh vẽ bản đồ để hình dung được mỗi trận đánh lịch sử. Nhưng sau khi nộp bài thì cô cũng lại đọc lại bài lịch sử trong sách chứ không dùng chính những bản đồ học sinh vẽ trong sách để cùng học sinh tìm hiểu diễn tiến một trận đánh. Để học sinh nhớ được mốc sự kiện thì vẽ ra một trục thời gian sẽ thuận lợi hơn nhiều là bảo học sinh ghi: "giai đoạn năm ..... đến năm.....". Nhưng đơn giản vậy cũng chẳng thấy ai làm. Phoenix rất thích bài "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm - Trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng" Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mệnh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuát Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời… * Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên. Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta… Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Những em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi… Cũng như mọi thứ, muốn tiếp cận được thực sự thì phải đi từ "tâm huyết". Chưa khơi dậy được cái "TÂM" thì thật là gian nan để thành công. Nếu người ta bắt đầu từ quan niệm "lịch sử" cũng gần gũi với đời sống con người như "văn hóa", "đất nước"... trong bài thơ này thì có lẽ lịch sử đã đi vào đời sống gần hơn. Vì nó làm rung động lòng người. Ngày nào đó khi ở bờ suy vong, chắc tất cả sẽ quyết tâm làm lại.
-
Theo võ đoán của Phoenix thì linh khí của ngôi chùa khá mạnh. Những người có sự tập luyện chưa đủ khó thích ứng được. Nếu các chuyên gia phong thủy hay cảm xạ tham gia khảo sát có khi cũng cho ra vài kết luận thú vị.
-
Phải nói là chú Vẹt này có khả năng thích ứng rất đáng học hỏi. Hoàn cảnh nào cũng sống được tuốt. Cũng là một tấm gương. :)
-
Kinh Xích Khẩu - Nói ra gây tranh luận, bàn cãi mà phiền phức :) Luận như vậy có được không chú Thiên Sứ?
-
Có lẽ ACE học LVDT cùng thử luận quẻ để tìm hiểu sự tình xem sao nhỉ: Câu hỏi: - Nguyên nhân tạo ra sự bí ẩn này là gì? :)
-
Suu tầm được cái này, post lên cho mọi người cùng thử nghiệm: Đây là tổng kết đánh giá trung bình các khía cạnh trong cuộc sống của gần 800.000 người tham gia. Mặt thấp nhất là tình yêu. Dường như những người làm bài trắc nghiệm “rặt” là kẻ thất tình hay sao ấy nhỉ? Noob Chúng ta đang sống trong một thế giới tràn ngập tình yêu. Những áng văn, thơ ca ngợi tình yêu, những câu chuyện đẹp đẽ và cảm động nhan nhản ra cơ mà. Go Ahead, Rate My Life… Hôm nay tự nhiên rảnh rang, nó ngồi làm cái quiz này. Kết quả thật thảm hại. Ít ra nó cho là vậy. Thang điểm tính trên 10. Take the Rate My Life Quiz. Toàn dưới trung bình. Nhiều người nói nó là kẻ hạnh phúc, vui tính. Nó cũng tưởng như vậy nhưng hóa ra không phải. Nó là người bất hạnh. Ơ kìa, hóa ra Mind (trí tuệ) và Spirit (tinh thần) nó không như nó vẫn tự hào. Nó u ám, nhìn đời bằng con mắt đen tối quá. Khi nào khá hơn nó sẽ làm lại, có thể sẽ khá khẩm hơn chăng? Body (sức khỏe) thì phản ánh đúng rồi. Có cái màu xanh đẹp quá - Finance (tiền bạc) trên trung bình. Cái nó chẳng cần thì lại không đến nỗi nào. Nhìn cái nó cần kìa… Đỏ lòm… Love: 1.4 điểm /10. Nó có thực sự cần không? Hay nó như bao người khác chỉ chạy theo, thèm muốn cái mà mình không có mà thôi. Có những câu hỏi về bản thân nó cho là quá khó và không biết chính xác là gì. Nó đã trả lời láp liếm, dối lòng. Chẳng hạn như: How many good friends do you have? (Bạn có bao nhiêu người bạn tốt?). Thế nào là good friend nhỉ? Bạn bè nó nhiều lắm. Nó quan hệ rất rộng, có nhiều bạn và hầu hết đều yêu qúy nó. Họ là những người bạn vui vẻ, tốt tính, đàng hoàng, tử tế. Nhưng nó vẫn băn khoăn thế nào là bạn, thế nào là bè và thế nào mới gọi là bạn tốt? Nó đọc nhiều thứ đại loại như normal friend thì ở bên cạnh khi bạn vui, good friend thì ở bên cạnh bạn khi bạn cần một bờ vai… Những thứ tràn ngập trên thế giới Internet này đã đầu độc trí tưởng tượng của nó. Từ “bạn tốt” đối với nó trân trọng lắm, thiêng liêng lắm. Nó tự rà soát lại ký ức. Có những người bạn nó yêu mến hết mình lắm. Họ không đểu, không phản bội, nhưng họ chỉ coi nó như trăm nghìn người quen khác, đối xử với nó không như những điều nó mong chờ. Vậy nên, nó trả lời câu này là Zero. What is your marital status? (Tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn là?) Cưới? Một lần lỡ hẹn với nó đã là quá đủ. Nó không muốn trở thành thằng ngốc thêm nữa. Người ta bảo nó khó tính, quan trọng hóa vấn đề, Yếu đuối. Ừ, có ai hiểu nó đâu, nó đâu có bạn tốt. Tính nó là vậy đó. Những thứ nó cực coi trọng thì nó rất khắt khe và tự làm khổ mình. Nó cay đắng chọn câu trả lời: Never Married (Chưa từng kết hôn). How recently has someone very important to you died? (Gần đây có ai rất quan trọng với bạn qua đời không?) Nó chả nhớ. À mà làm quái gì có ai rất quan trọng còn sống đâu. Họ chết hết cả rồi, chết ngay trong lòng nó. Có người chết từ rất lâu, có người cách đây vài năm. Gần đây, gần lắm, cái người mà nó dựa dẫm hoàn toàn vào thì cũng mới chết nốt. Khó trả lời quá. Thôi thì “tưởng niệm” theo cái người mà nó tự cho là quan trọng nhất đời nó: Zero to Six months. (Từ 0 tới 6 tháng). Other than death of a loved one, have you had a traumatic experience recently? (Ngoài việc người thương yêu qua đời, bạn có trải qua cú sốc đau buồn nào không?) Câu này thì dễ ợt. Traumatic (tổn thương tâm lý) thì nó có vô số. Vâng câu trả lời đúng là: Yes. Do others regard you as a person of good character? (Mọi người có cho rằng bạn là một người tốt tính hay không?) Cái này có thể vỗ ngực tự hào là: Yes. What is your relationship status? (Tình trạng quan hệ tình cảm của bạn lúc này?). Câu này na ná như câu What is your marital status? (Tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn là?). Nó chả nói rồi còn gì. Single, Not Searching. (Độc thân, nhưng không có ý định tìm người yêu). How much do you agree with these statements? (Hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn với các vấn đề sau?). Và đây là lựa chọn của nó. Tối tăm quá nhỉ? Chắc là cái này người ta thử xem sự lạc quan của mọi người đến đâu. Kệ, cứ trả lời thật với những gì nó đang nghĩ trong đầu xem sao. - I love my job - No opinion. (Tôi yêu công việc của mình - Không có ý kiến). - My love life is great - Strongly Disagree. (Đời sống tình cảm của tôi rất tuyệt - Kịch liệt phản đối). Luôn luôn là vậy, không cần suy nghĩ. - I am optimistic about my future - Strongly Disagree. (Tôi lạc quan về tương lai của mình - Kịch liệt phản đối). Nó… Ai hiểu được nó? - My financial situation is stable - No opinion. (Khả năng tài chính của tôi ổn định - Không có ý kiến). Chẳng biết trước được. - I am highly self-confident - No opinion. (Tôi rất tự tin - Không có ý kiến). Nó hay hoang mang lắm. - I am happy with my physical appearance - No opinion. (Tôi hạnh phúc với vẻ ngoài của mình - Không có ý kiến). Chịu. - I can cope well with a crisis - Agree. (Tôi có thể đương đầu và giải quyết tốt một cuộc khủng hoảng - Đồng ý). Nó tự hào. Nó chai sạn rồi. Ít ra đây là một điều làm nó thấy an ủi. - I live in a nice neighborhood - No opinion. (Tôi có những người láng giềng rất tử tế - Không có ý kiến). Nó không quan tâm, có giáp mặt bao giờ đâu. - I get enough sleep at night - Strongly Disagree. (Tôi ngủ đủ giấc - Kịch liệt phản đối). Ít ra là thời gian dài gần đây, nó thường xuyên thức đêm. Dù muốn hay không, nó hay mất ngủ dù đã uống cả mớ thuốc ngủ rồi. - I have very little stress - Disagree. (Tôi ít bị stress - Không đồng ý) - I have enjoyable hobbies - Strongly Agree. (Tôi có những sở thích thú vị - Rất đúng). Nó cho là vậy, nó thích, thích lắm. Những cái sở thích của nó cái nào cũng tuyệt cả. Cơ mà ngay cả chơi game dạo này nó cũng chán rồi thì phải. - There is more good than bad in the world - Strongly Disagree. (Trên thế giới có nhiều người tốt hơn kẻ xấu - Kịch liệt phản đối). Không không, thế giới này đối với nó đầy rẫy những điều tồi tệ. - My lack of religion doesn’t bother me - Agree. (Việc theo chủ nghĩa vô thần không khiến tôi bận tâm - Đồng ý). Nó chẳng quan tâm. - I can depend on my immediate family - No opinion. (Tôi tin tưởng gia đình mình - Không có ý kiến). Nó chẳng biết, nó đang thử đây. - I am open and comfortable with my sexual orientation - Strongly Disagree. (Tôi cởi mở và thoải mái với định hướng giới tính của mình - Kịch liệt phản đối). Bà ngoại nó vẫn bảo. Giá mày là con gái thì mẹ mày đỡ khổ. Chưa chắc đâu. Nhưng nó mong được thay đổi. Nó sẽ được thoải mái khóc, không phải gồng mình ra vẻ ta đây mạnh mẽ trước mọi thứ nữa. - My bills are always paid on time - No opinion. (Tôi luôn thanh toán hóa đơn đúng kỳ hạn - Không có ý kiến). Thường là vậy, nhưng đôi khi cũng kẹt chứ. Nó chẳng phải là loại giữ được tiền bạc. Tiền bạc với nó là phù du, nên thỉnh thoảng vẫn phải vay mượn. - I can easily focus on the task at hand - Disagree. (Tôi có thể dễ dàng tập trung vào nhiệm vụ sắp tới - Không đồng ý). Nó hay bị phân tâm, hay chạy theo những thứ điên khùng, không nên làm. - I’ve had suicidal thoughts lately - Disagree. (Tôi từng có ý định tự tử - Không đồng ý). Đúng là gần đây nó tuyệt vọng lắm, chỉ muốn tan biến đi thôi. Nhưng tự tử thì không bao giờ. Tuy nhiên, nó không chắc lắm vì sự tuyệt vọng ngày càng gia tăng. - I follow a strong moral code - Strongly Disagree. (Tôi luôn tuân theo một chuẩn mực đạo đức vững chắc). Không hiểu câu này lắm nhưng nó biết không dùng để chỉ một người u ám như nó. - Do you believe everything happens for a reason? (Bạn có tin mọi thứ xảy ra đều có nguyên do) Không. Ôi dào, nó vẫn tin thế nhưng giờ nó có cả đống hoang mang. Nhiều thứ nó nhận được mà chẳng hiểu vì sao. Nó ngơ ngác, lạc lối, mất niềm tin. Check all of the following that you think you have: (Hãy chọn những triệu chứng bạn cho rằng mình đang mắc phải): - Hypochondria: Yes. (Chứng nghi bệnh). Nó đang chẳng phải stress nặng sao. - Insomnia: Yes. (Chứng mất ngủ). Mất ngủ nặng. - Obsessive-Compulsive Disorder: Yes. (Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Nó đang tự mình ám ảnh, tự ép mình nhiều quá. - Panic Attacks: No. (Những cơn sợ hãi, hoảng loạn bất thường). Chắc là vậy. - Depression: Yes. (Trầm cảm, buồn chán). Đúng là vậy. Nó suy sụp nghiêm trọng cả thể lực lẫn tinh thần đây này. - Loneliness: Yes. (Cảm giác đơn độc, cô đơn). Chủ nghĩa cá nhân muôn năm. - Eating Disorder. Yes. (Rối loạn ăn uống). Ăn uống quá thất thường. Nó chẳng buồn ăn uống gì nữa. Có nhiều cái nó thấy thiếu lắm, chưa đủ hết các mặt đâu. Nhưng mà cũng may, hỏi chi tiết thêm tí nữa chắc điểm còn thấp nữa. *** Bạn có muốn tham gia trắc nghiệm, có đủ can đảm thử xem mình đang có cuộc sống ra sao không? Hãy vào đây: Rate My Life (http://www.monkeyquiz.com/life/rate_my_life.html) và trả lời chính xác các câu hỏi. Khi làm xong quiz, bạn sẽ được xem bảng tổng kết trung bình của gần 1 triệu người khác tham gia và từ đó bạn có thể xem tình trạng của mình so với tình trạng chung thế nào. Nếu bạn muốn chèn vào website, blog và cho cả thiên hạ biết về mình thì có mã HTML cho kết quả trả lời của bạn. Chúc tất cả hài lòng với kết quả nhận được. Nó phản ánh mức độ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại của bạn. Hãy vui lên! Vì hạnh phúc vốn không hề tồn tại thực sự. Nó chỉ là khái niệm trong chốc lát mà thôi. Nó chỉ đến trong khoảnh khắc cho những ai biết nắm bắt nó. Nếu bạn hài lòng với kết quả, có nghĩa bạn cũng đang hạnh phúc.
-
Nguồn: http://www.tiasang.com.vn Thuỷ, Thổ & Người 09:02:14 31/01/2008 Hiểu theo một nghĩa nào đó thì Thiên Địa Nhân là hợp nhất, là một, địa cũng là Nhân, Thiên cũng là nhân. Tôi đã từng được xem một bức hoành phi cổ, 3 chữ Càn Khôn Tại. Đúng. Trời, Đất ở trong lòng mình chứ ở đâu. Thổ ở giữa. Hết mùa xuân (mộc) qua thổ mới đến mùa hạ (hoả), hết mùa hạ (hoả) qua thổ mới lại đến mùa thu (kim), hết thu qua thổ mới đến mùa đông (thuỷ), hết đông qua thổ nữa để về xuân. Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc thổ. Thổ có tất cả. Thổ dung hoà tất cả. Thuỷ nào chả giống thuỷ nào. Các dòng sông đều chảy về đông. Thuỷ khác là do thổ. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Thổ chủ tĩnh, thuỷ chủ động. Người Hà Nội, người của đô thị trong sông khác với người ở Huế, người của đô thị vườn và khác với người ở Sài Gòn, người của đô thị kênh rạch. Huế cũng nằm bên sông nhưng người Huế nghiêng về chất thổ, người Huế khép quá, đóng quá, kín quá, thủ cựu quá. Người Nam, người Sài Gòn nhiều chất thuỷ, nhiều chất kênh rạch, sông nước. Người Nam năng động cởi mở, nhanh, dễ thích nghi, hợp với những việc cần gấp, cần quyết định ngay, hợp với những việc cần luôn luôn phải chuyển động, phải thay đổi, hợp với thời của thay đổi. Người Nam thức thời. Người Nam hợp thời hơn cả. So với Sài Gòn và Huế thì Hà Nội có vẻ ở giữa, có vẻ là cân bằng giữa động và tĩnh. Thuỷ thổ hài hoà, động tĩnh đúng thì, đấy chính là đạo. Một nghìn năm đã qua đi với nhiều thăng trầm nhưng đâu lại vào đó. Hà Nội vẫn là trung tâm vẫn là thủ đô. Như trên đã nói, chất trung tâm chính là chất thổ. Thổ có cả ở 4 hướng, ở đâu cũng có và thổ chứa được tất cả trong mình nó. Thổ chủ tĩnh, chủ âm. Thổ là mẹ. Chất tĩnh, chất âm, chất mẹ của Hà Nội bộc lộ rõ qua khả năng dung dưỡng của nó. Đất Thanh Nghệ Quảng hình như thiên về dương. Cha sinh mẹ dưỡng. Quá nhiều người tài sinh ra ở các vùng đất trên nhưng lại không dưỡng được họ. Hà Nội dưỡng họ và họ thành danh ở đó. Thuỷ thổ tương khắc mà cũng là tương sinh. Cái sự cân bằng thuỷ thổ sẽ sinh ra những người sống ở đất đó, nước đó, sống ở đất nước đó. Đất, nước nào văn hoá đó. Đất nước nào văn hoá đó. Không phải Hà Nội thì không có chất riêng nhưng cái riêng của Hà Nội là cái riêng chung. Riêng của chung, của tứ xứ đổ về, mang tinh hoa về để làm nên Hà Nội. Hà Nội giống như một vùng đất trũng, nước chảy chỗ trũng. Bàn chuyện xuân hạ thu đông, chuyện mùa là để bàn chuyện người. Bàn chuyện thiên địa, thuỷ thổ, chuyện đất nước cũng là chuyện người. Đất nào người đó, nước nào người đó. Đất nước nào người đó. Đất nước nào văn hoá đó, nghệ thuật đó.
-
Phương pháp luyện tập thể này hình như bị nhược điểm là dễ ảnh hưởng ý kiến của nhau khi luận.
-
Nguồn: http:tuanvietnam.net Xây dựng Hà Nội theo cấu trúc phong thủy? Mô hình thành phố ven sông đang gây nhiều chú ý của dư luận Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết - chỉ là ý kiến riêng của KTS Trần Thanh Vân, để bạn đọc tham khảo. >> Cao ốc chen nhau - có hợp với văn hóa người Việt? Tay lái vững ở đâu? Cách đây gần nửa thế kỷ, trong khi đất nước còn bị chia cắt, sống giữa Thủ đô đầy bom đạn, thi sĩ Xuân Diệu đã làm hai câu thơ bất hủ: Tổ quốc ta như một con tàu, Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau Xuất thân trong một gia đình Nho học, thi sĩ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của cha là một “Cụ Hàn xứ Nghệ ”, không chỉ tinh thông thơ phú mà còn hiểu biết sâu sắc về địa lý Phong Thủy. Trong một phút thăng hoa, nhà thơ đã vẽ lên bố cục âm dương địa mạch hình chữ S của đất nước Việt Nam. Thật kỳ diệu, nước ta đúng là một con tàu mà Nam bộ nói chung, trong đó Sài Gòn là trung tâm, đã xứng đáng là một đầu tàu. Còn Mũi Cà Mau quả là một mũi thuyền rẽ sóng. Cấu trúc hài hòa âm dương Thành phố Hồ Chí Minh đã có 300 năm lịch sử. Nơi đây, khi xưa rộn ràng thuyền buôn từ nhiều nơi trên thế giới lui tới. Ngày nay, các thương nhân đến Việt Nam thì đa số, đầu tiên phải đến TP Hồ Chí Minh. Sau 32 năm đất nước thống nhất, thành phố Sài Gòn năng động vẫn xứng đáng là một đại thương trường, là đầu tàu, dẫn đầu cả nước đi khai phá nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Tuy vậy, đầu tàu năng động phải khai thác sức gió và vượt sóng, đôi khi bị bập bềnh, chao đảo trước gió to, có thể mất đi sự thăng bằng, vững chãi vốn có trong truyền thống của dân tộc ta. Những lúc đó, ta rất cần tay chèo thật khỏe và tay lái thật vững, để khống chế hành trình chính xác của cả con tàu. Trong những năm tháng tới, khi nền kinh tế đã hội nhập để cả thế giới tràn vào, thì gió càng to, sóng càng lớn, chắc chắn còn nhiều chao đảo nữa. Vậy đằng sau đầu tàu năng động, rất cần một tay lái vững. Tay lái vững ở đâu? Huế - "Vạn đại dung thân"? Gần 500 năm trước, khi biết dã tâm của người anh rể là Trịnh Kiểm sẽ sát hại cả gia đình mình, Chúa Nguyễn Hoàng đã đi cầu cứu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình nhìn đàn kiến leo trên hòn non bộ rồi phán: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Hiểu ý Trạng, Chúa Nguyễn Hoàng đã xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa rồi xây dựng bản doanh luôn trong đó, nhờ đó mà bảo toàn được tính mạng, mở đầu cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh gần 300 năm. Nhưng “Vạn đại dung thân” khác xa với “Vạn đại bá vương”. Phú Xuân Huế có sông sâu, có núi hiểm, có Chùa Thiên Mụ và núi Ngự Bình che chắn, phù hợp cho một cuộc trốn chạy, thúc thủ. Nhưng Huế chưa chắc đã phải là nơi lý tưởng để các anh hùng vĩ nhân kinh bang trị vì thiên hạ. Nhất kinh kỳ, nhì phố hiến" Manh nha từ thời Tiền Thăng Long, năm 256 tr.CN, Thục Phán An Dương Vương lập nên nước Âu Lạc, đã nhận ra thế cục Phong thủy rất vượng khí của vùng đất này nên đã chọn Cổ Loa để lập Kinh đô. Một ngàn năm Bắc thuộc, tiếp theo là một ngàn năm tổ tiên chúng ta giành giật với phong kiến Phương Bắc vùng đất vô cùng quý hiển có núi Chầu, sông Tụ đi từ Cổ Loa tới La Thành. Các thầy phong thủy phương Bắc, điển hình là quan đô hộ sứ Cao Biền, đã mất nhiều công tìm kiếm và đã phát hiện ra nhiều huyệt đạo bí hiểm nơi đây. Tổng cộng họ tìm ra 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1517 huyệt bàng, huyệt phát quan … Cho đến năm 1010, dưới sự dìu dắt của Thiền Sư Vạn Hạnh, Vua Lý Công Uẩn lên ngôi và đã xác định tâm huyệt Long quyển thủy chính là vùng nước thoáng rộng nhất của sông Hồng nối với Hồ Tây và hệ thống sông hồ lớn nhỏ xung quanh. Đó chính là Hệ Long mạch, tạo nên một dòng lưu thủy cực mạnh, có thể xua tan mọi ám khí, có thể tụ hội Hồn thiêng sông núi. Khẳng định được phát hiện đó, Vua Lý Công Uẩn đã ban Chiếu dời Đô và đặt tên là Kinh đô Thăng Long (Thăng Long - Rồng quẫy sóng bay lên, là cách nói gọn của hiện tượng Long quyển thủy). Từ đó, Kinh đô Thăng Long ổn định trường tồn. Ba triều đại huy hoàng Lý, Trần, Lê, ngự trị dài nhất và đã ghi được nhiều công đức vẻ vang, làm rạng rỡ non sông chính tại đất Thăng Long. Hình ảnh Thăng Long trên bến dưới thuyền, và câu ca dân gian "nhất kinh kỳ, nhì phố hiến" đã nói lên cảnh thanh bình thịnh vượng và giao lưu kinh tế rộng rãi của Thăng Long với trong nước và ngoài nước. Xây dựng Hà Nội theo cấu trúc phong thủy? Sáu mươi hai năm qua, trên mảnh đất đầy đau thương và đầy hào khí này, Đảng và Chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Pháp, rồi giặc Mỹ và đang xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Làm được những việc vĩ đại đó, ta không thể không nhận thấy một điều kỳ diệu rằng, chính tổ tiên chúng ta đã rất sáng suốt từ những bước đi ban đầu và vẫn đang chỉ lối cho ta đi tiếp hôm nay. Vòng tròn Trung tâm Hôm nay chúng ta đã có một Thủ đô rộng lớn mà Trung tâm của thành phố trùng khớp với Tâm điểm của cấu trúc Phong thủy Thăng Long, vòng tròn tâm điểm này rộng tới 40 Km2, ôm gọn dấu tích huy hoàng của dân tộc suốt hơn 2000 năm. Luật đê điều đã cho phép chúng ta nghiên cứu khai thác hai bên bờ sông Hồng, Thành Cổ Loa đang được trùng tu tôn tạo, Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ và đang có kế hoạch bảo tồn. Thủ đô hôm nay muốn thực sự là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nói khác đi, muốn trở thành tay lái vững để điều khiển con tàu đất nước, thì cấu trúc của Trung tâm Thủ đô phải tuân thủ nghiêm ngặt luật Phong thủy nơi đây: Bờ Nam sông Hồng là Trung tâm Chính trị và Thương mại, bờ Bắc kéo đến Cổ Loa dài 7Km phải là Trung tâm Văn hóa, Lịch sử và Du lịch. Chính giữa sông, nơi đã có hàng ngàn ha đất bồi, nơi sinh khí vượng nhất, không thể để hoang hóa nhưng cũng không được biến thành đảo bê tông , nơi đây nên xây một Đô thị nổi với nhiều cung điện, đền đài, để nghỉ ngơi di dưỡng tinh thần và khai thác kinh doanh du lịch. Không gian trong vùng trung tâm này cần thoáng rộng, nước phải lưu thông để duy trì Long quyển thủy, không xây các tòa nhà tháp như các cần ăng ten làm mất Dương khí, không xây khu nhà quá cao quá to và dày đặc như bức tường chặt giữa Hồ Tây và Sông Hồng, cần tái tại hình ảnh của một "Thăng Long trên bến dưới thuyền" và không mô phỏng, sao chép của bất cứ một nơi nào trên thế giới. Mô hình thành phố ven sông đang gây nhiều chú ý của dư luận Tất cả các công trình xây dựng ở đây, tất cả các nẻo đường nơi đây phải gắn bó với trục đường đi đến thành Cổ Loa, nơi đó có Am Mỵ Châu, một người con gái rất nhân hậu nhưng đã đắc tội với non sông chỉ vì quá nhân hậu. Không phải vô cớ mà hơn 2000 năm nay dân ta vẫn thành kính dâng hương thờ một bức tượng mất đầu. Hôm nay, bức tượng đó đang ở ngay sát cạnh Trung tâm Thủ đô hiện đại. Điều đó nhắc nhở chúng ta phải mở rộng cửa, phải bắt tay với tất cả bạn bè trên thế giới nhưng vẫn phải cảnh giác với bàn tay Trọng Thủy định ăn cắp nỏ thần. Ngoài việc khống chế quy họach xây dựng, Thành phố cần có định hướng để phấn đấu lưu thông Dòng lưu thủy tức là lọai bỏ một Tử mạch để tìm lại một Sinh mạch, tích tụ được hồn thiêng sông núi, thì con thuyền đất nước đủ vững vàng để rẽ sóng ra khơi. KTS Cảnh quan Trần Thanh Vân
-
Nguồn: http:tuanvietnam.net Non sông gấm vóc hay là "Miếng da lừa" 10/04/2008 07:47 (GMT + 7) “Đất Việt yêu thương - Non sông gấm vóc - Rừng vàng biển bạc” - Đó là những gì mà tất cả những ai được sinh ra trên mảnh đất này đều đã thuộc lòng. Tất cả đều đã ăn sâu vào con tim của triệu triệu người con dân đất Việt. Nhưng nay, mảnh đất yêu thương ấy đang biến thành "Miếng da lừa"? Góc nhìn riêng của Phạm Hoàng Hải. “Đất Việt yêu thương - Non sông gấm vóc" Và từ lúc nào chưa kịp nghĩ ra thì non sông gấm vóc đã trở thành “tấc đất tấc vàng” theo đúng nghĩa đen của nó. Chẳng những thế, mối tấc đất ấy tăng giá từng ngày để trở thành chục tấc, trăm tấc vàng. Thật là chóng mặt. Bây giờ đây, tất cả 80 triệu người dân Việt Nam, từ trẻ con đến bà già, từ quan chức đến anh bần cố trên rừng đều biết rất rõ rằng chẳng có gì làm giàu dễ và nhanh như là đi buôn nhà đất. Mới phong thanh có một dự án mở một con đường bé tí bé teo nào đó tại văn phòng xã tung ra, là lập tức người ta đã cắm đất, lấn chiếm, đã trao đi đổi lại, môi giới thì thụt và đã có thể giàu lên tức thì. Còn các dự án cấp nhà nước thì khỏi phải nói. Chỉ mới có tin đồn nhảm đã có thể làm sôi động cả một vùng đất, đã có thể đâm chém đánh nhau và đã có thể lên chức, mất chức như chơi. Thế là bất chấp nghèo khó, lạc hậu, chậm tiến, bất chấp các doanh nghiệp nhà nước trì trệ thua lỗ triền miên, bất chấp ngành công nghiệp ôtô đã mấy mươi năm vẫn chưa lắp nổi mấy cái xe hơi lạc hậu, bất chấp hệ thống đường giao thông lộn xộn nhất thế giới, bất chấp nền giáo dục lạc hậu bê bối thì các công trình xây dựng nhà ở của Việt Nam vẫn đang mọc lên như nấm, mọc lên khắp nơi không cần quy hoạch không cần thiết kế, làm hoa mắt tất cả những nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô trên thế giới. "Rừng vàng biển bạc..." Balzac viết "Miếng da lừa" vào mùa thu năm 1830, sau khi cuộc Cách mạng tháng Bảy vừa nổ ra, đánh gục giai cấp quý tộc đưa tầng lớp tư sản tài chính Pháp, ngân hàng Pháp lên nắm chính quyền. Nền quân chủ tháng Bảy được thiết lập (1830 - 1848) với thực chất là "triều đại của bọn chủ nhà băng" với khẩu hiệu nổi tiếng "Hãy làm giàu". Lý tưởng duy nhất ngự trị xã hội đương thời là chạy theo đồng tiền, nó chà đạp mọi thứ từ danh dự, đạo đức, tư tưởng, tình cảm... và đời sống con người. Cuốn tiểu thuyết của ông đã mô tả rất rõ xã hội đương thời đó. Tiểu thuyết này còn là tác phẩm đầu tiên mà Balzac bày tỏ thái độ phủ nhận của ông đối với giai cấp tư sản tài chính, ngân hàng vừa lên nắm chính quyền này. Giống hệt như anh chàng Valantin của đại văn hào Balzac trong lúc khồn quẫn đã nhặt được miếng da lừa mầu nhiệm có thể cho anh được mọi ước mơ giàu có, nhưng ác nghiệt thay mỗi lần ước được giàu có trúng quả là một lần miếng da lừa bị co bé lại. Và khi miếng da co hết thì anh ta cũng hết đời. Non sông gấm vóc của đất mẹ Việt Nam như thế đã là bầu sữa ngon, là chùm khế ngọt cho tất cả những ai nhanh chân nhanh tay, khôn ngoan, tỉnh táo. Trong cái không khí tưng bừng người người buôn đất, nhà nhà buôn đất, người người giàu lên, nhà nhà giàu lên, có mấy ai nhận được ra rằng: chúng ta đang cùng nhau chơi trò đua nhau gặm vào “miếng da lừa” nguy hiểm hay không. Mảnh đất Việt thân thương của chúng ta có vẻ thật là rộng lớn cho các dự án sân golf, resort, khu chế xuất, khu đô thị đơn lẻ, lại càng quá rộng so với các mảnh đất quy hoạch được trao tay buôn đi bán lại. Nhưng xin các bạn nhìn lại mà coi. Chẳng mấy chốc nữa thôi, cả nước Việt sẽ bị băm nát, xé nhỏ tơi bời bởi những dự án nhà đất vô cảm, bùng phát và lạnh lùng của chúng ta. Trên bản đồ thì diện tích đất nước vẫn không hề thay đổi nhưng đó là một tấm áo rách, bị xé nhỏ tan tành. Tấm da lừa vẫn còn nhưng là tấm da nát mủn, không thể hàn vá, sửa chữa được nữa. Muôn đời sau con cháu chúng ta sẽ phải lầm lũi chen chúc với các con đường chật hẹp, quanh co lộn xộn như đường làng ngõ xóm. Chỉ vài năm nữa thôi, các bạn sẽ thấy là không có con đường nào không tắc nghẽn vô phương cứu chữa, ôtô không thể đi mà xe máy xe đạp cũng không thể chen chân. "Hà Nội giờ như một miếng da lừa..." Không cần nhìn đâu xa, ngay sát biên giới phía bắc, các tỉnh Nam Ninh, Vân Nam của Trung Quốc cũng đi lên từ nghèo khó. Thế nhưng hiện nay quy hoạch đô thị, đường xá, cao ốc của họ thật đáng khâm phục. Không còn những con đường hẹp quanh co, không còn những khu lộn xộn cao thấp. Đường xá thì rộng rãi, xe chạy thì thông suốt. Nếu dăm bảy năm nữa ta muốn học tập họ thì không thể áp dụng được nữa rồi, bởi vì tất cả đã bị xẻ vụn ra, tất cả đã tràn ngập những con phố lô nhô, những dãy nhà siêu mỏng, những ngõ hẹp ngoằn nghoèo. Tất cả đều có sổ đỏ, đều đã đổ bê tông kiên cố. Bờ biển của ta dài hơn 3 ngàn cây số bây giờ đã bị băm nát. Cái bờ vịnh Đà Nẵng đẹp vào hàng đầu thế giới bị quây chặt bởi con đường cao tốc. Bây giờ ai muốn ra ngắm bờ vịnh thì phải xách giày dép liều mình trèo qua ba bốn hàng rào ngăn đường băng qua sáu bảy làn ôtô chạy vun vút. Một là chết vì tai nạn, hai là được ngắm vịnh biển. Muốn chọn cách nào thì chọn. Còn men theo con đường thế kỷ ấy là hàng ngàn chiếc nhà con con khấp khểnh, bề ngang 4 mét, dài sâu hun hút. Thế đấy, để đổi đất lấy hạ tầng, người ta đã làm co bé đi miếng da lừa Đà Nẵng như thế đấy. Sau này con cháu chúng ta muốn sửa lại lỗi lầm ấy cũng chỉ đành bất lực đứng nhìn mà thôi. Chúng ta có Phú Quốc, có Sơn Trà là có thể trở thành một cái gì đó như Singapore hoặc Hongkong. Thế nhưng, giờ đây tất cả đã bị băm nát, mỗi ông chủ nhỏ một khoanh, mạnh ai nấy làm y như một cái làng vô chủ. Thế là từ nay Việt Nam đã vĩnh viễn chấm hết giấc mơ có một miền đất có thể tự hào sánh vai với thế giới. Chỉ có mấy anh đầu nậu buôn đất buôn dự án là nhanh tay thu về được ít đồng tiền còm còn mặc cho “miếng da lừa” co đi vĩnh viễn. Mấy ngày qua thấy sôi động trên báo chí về tin mở rộng Hà Nội. Đã là phát triển thì phải có đột phá, phải dám nghĩ dám làm. Trung ương đã quyết thì nhất định phải ủng hộ và góp sức. Đó là ý thức công dân. Thế nhưng trong lòng vẫn thầm lo lắng mà không biết làm sao. Chỉ mong rằng chúng ta sẽ học được những bài học nhãn tiền về các quy hoạch đô thị đất đai vừa qua để ít năm sau sẽ có được một Hà Nội đàng hoàng hơn và to đẹp hơn, chứ không phải một cái làng "Hà Lội" - lầy lội và rối như mê hồn trận. Thành tâm mong ước. Bởi vì đây sẽ là miếng da lừa cuối cùng có tên Hà Nội. Nếu phá nát nó tức là xóa sổ Hà Nội, đất thiêng nghìn năm sông núi ./. Phạm Hoàng Hải
-
Nguồn: http:tuanvietnam.net Thành phố sông Hồng: Vì lợi nhuận hay chất lượng sống? 17/04/2008 05:47 (GMT + 7) Liệu có nên áp dụng mô hình đô thị như Seoul cho Hà Nội khi mà trình độ quy hoạch và phát triển đô thị của họ còn đang ở giai đoạn “chập chững”? Mô hình đô thị cao tầng - để bán hoặc cho thuê văn phòng sẽ mau chóng thu hồi vốn và đem lại lãi suất cao. Vậy mục đích của đề án TP. Sông Hồng là lợi nhuận hay vì chất lượng sống đô thị? >> Băn khoăn về thực hiện dự án thành phố sông Hồng Hà Nội - Thành phố bên sông Hồng của hiện tại "Dịch bệnh" kiến trúc mới: Chung cư cao tầng Trong suốt 20 năm qua, kiến trúc đô thị Việt Nam đã và đang phải chống chọi với những “dịch bệnh” như: dịch mái củ hành củ tỏi, dịch “nhái” Pháp cổ, dịch “nhà ống”… Những dịch bệnh trên khởi đầu từ các đô thị lớn, và dần lan tràn tới các đô thị tỉnh lị, thị xã, thị trấn và làng xã. Nó khiến cho bộ mặt của các đô thị ở các vùng khác nhau mất đi nét đặc trưng riêng. Nông thôn đất rộng, người thưa nhưng người ta cũng đang xây “nhà ống” để “tiến” kịp thành phố. Trong khi những “dịch bệnh” kể trên vẫn đang tiếp diễn thì trong khoảng từ 4 đến 5 năm gần đây, một “dịch bệnh” mới của đô thị cũng đang dần bùng phát – nhà ở chung cư cao tầng. Mới đây nhất là bản đề án đã được triển lãm mang tên: Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội của một tập đoàn nước ngoài là Hàn Quốc. Đề án với “ý tưởng” xây dựng hàng loạt nhà cao tầng ven sông Hồng cùng với những lời truyết trình hoa mỹ, có vẻ như sẽ mở ra cho người dân thủ đô một tương lai sáng lạn. Đồ án Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (HAIDEP) Hãy khoan đánh giá tính khả thi và những hứa hẹn tốt đẹp mà đề án đã trình bày. Ta hãy nhìn ra một vài đô thị trên thế giới cũng có điểm tương đồng với Hà Nội là: đô thị được xây dựng hai bên bờ sông. - Châu Âu: Các đô thị mà hiệu quả và thành công trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch, đã góp phần đáng kể làm cho tên tuổi của các đô thị này trở nên nổi tiếng trên thế giới như Paris, Berlin, Rotterdam… Những đô thị này cũng đều được xây dựng hai bên bờ sông. Ngoài việc được quy hoạch ngăn nắp, phân khu chức năng rõ ràng, không gian đô thị có rất nhiều khoảng “thở”, ngay cả trong những khu vực được gọi là có mật độ dân cư cao, nhưng bao giờ cũng có những khoảng không gian cây xanh, cảnh quan nằm trong lõi nhà hay đan xen liên tục từng tiểu khu ở. Và đặc biệt ở khu vực trung tâm hai bên bờ sông là những công trình thấp tầng, thường là những công trình cổ và công trình văn hóa. Nếu có nhà cao tầng, cũng chỉ có một đến hai công trình thương mại, văn phòng hay khách sạn làm điểm nhấn (landmark) cho thành phố. Đặc biệt tuyệt đối không có công trình nhà ở cao tầng đặt ở vị trí này. Một khu vực thuộc trung tâm thủ đô Berlin (Đức) Vậy vì sao họ lại không xây dựng nhà cao tầng ở vị trí này? Câu trả lời thật đơn giản là: ngay từ khâu thiết kế quy hoạch và xây dựng trước đây cho đến khâu quản lí và phát triển sau này, tất cả đều vì chất lượng sống, môi trường sống của người dân trong thành phố. Và với họ, nhà ở cao tầng chỉ là yếu tố mang tính giải pháp tình thế chứ chưa và sẽ không bao giờ là yếu tố tạo nên một đô thị bền vững. Một khu vực ở thủ đô Paris (Pháp) Một khu vực thuộc trung tâm Singapore (Hà Lan) - Châu Á: Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là một quốc gia phát triển cả về kinh tế lẫn hạ tầng xã hội, cũng là một nước trong khối ASEAN. Mặc dù có diện tích lãnh thổ rất nhỏ, nhưng Singapore đã có một quy hoạch phát triển và ổn định. Với diện tích rất nhỏ như vậy, Singapore hoàn toàn có thể có lí do chọn giải pháp quy hoạch xây dựng hàng loạt nhà cao tầng giống một số đô thị châu Á khác như Hong Kong hay Seoul (Hàn Quốc), nhưng họ đã không làm như vậy. Những khu vực trung tâm hay hai bên bờ sông vẫn là những công trình thấp tầng với cảnh quan cây xanh. Một góc khu vực trung tâm Singapore với các tiểu khu nhà ở thấp tầng và các công trình văn hóa. Tại sao chúng ta chọn Hàn Quốc? Quay lại với bản đề án của HAIDEP (Hàn Quốc), những giải thích cho lí do vì sao làm quy hoạch hai bên bờ sông và cải tạo sông Hồng mà đề án đã đưa ra như: sông Hàn và sông Hồng có cùng chế độ lũ (không có số liệu hay nghiên cứu khoa học cụ thể nào về thủy văn xác nhận), đều có vị trí nằm ở trung tâm thành phố, có cùng nền văn hóa châu Á… Có thể nhận thấy những giải thích trên rất mơ hồ, chung chung, không thể hiện sự nghiên cứu khoa học nghiêm túc và cụ thể, mà để hiện thực hóa đề án này thì giải quyết vấn đề thủy văn, môi trường là khó khăn và phức tạp nhất (nếu trong trường hợp đề án được phê duyệt và thực hiện). Bên cạnh đó, Hàn Quốc từ trước đến nay chưa bao giờ là một quốc gia được công nhận về quy hoạch đô thị trên thế giới. Hãy thử nhìn tổng quát quy hoạch thủ đô Seoul, dễ dàng nhận thấy một không gian đô thị lộn xộn, thiếu khoảng xanh, một kiểu quy hoạch xây dựng ăn xổi, ứng phó, có sao xây nấy, không có sự nghiên cứu tổ chức về không gian. Hàng loạt chung cư cao tầng ven sông như những cây thập giá đóng xuống “nghĩa địa” nhà bên trong thành phố. Không ảnh một khu ven sông Hàn thuộc trung tâm thủ đô Seoul Không ảnh một khu vực trung tâm thủ đô Seoul “Hàng rào” chung cư cao tầng bên sông Hàn (Seoul-Hàn Quốc) Chất lượng sống cao không phụ thuộc vào việc sống ở những căn hộ sang trọng trên các chung cư cao tầng. Chất lượng sống thể hiện ở mức độ tiếp xúc với cảnh quan thiên nhiên “gần” hay “xa”, “nhanh” hay “chậm”. Hãy tưởng tượng “hàng rào” chung cư cao tầng mọc lên bên sông Hồng, chúng không những cản trở những khu dân cư bên trong thành phố tiếp cận bình thường và bình đẳng với dòng sông, mà hơn thế nữa, chúng sẽ làm bế tắc quy hoạch phát triển và mở rộng Hà Nội trong tương lai. Liệu một mô hình đô thị như Seoul có thể lấy làm “khuôn mẫu” cho Hà Nội? Hàn Quốc trong quá trình quy hoạch và phát triển đô thị, ở giai đoạn còn đang “chập chững”. Họ đã được các chuyên gia, thực chất là thuộc các tập đoàn tư bản của những nước phát triển “vẽ” cho những “chiếc bánh” cao tầng giống như họ đang “vẽ” cho chúng ta bây giờ. Đơn giản là vì nhà cao tầng, nếu bán hoặc cho thuê mặt bằng từng căn hộ, sẽ mau chóng thu hồi vốn và đem lại lãi suất cao. Tất cả vì mục đích lợi nhuận chứ không phải vì chất lượng cuộc sống đô thị. Hà Nội trong tương lai sẽ có quy hoạch mở rộng và phát triển thủ đô. Tuy nhiên, chúng ta cần bình tĩnh nhìn ra thế giới. Có rất nhiều bài học về vấn đề đô thị của các nước phát triển đáng để học tập. Hi vọng các cấp lãnh đạo, các nhà chuyên môn, các kiến trúc sư làm công tác quản lí, có những quyết định đúng đắn và sáng suốt để những thế hệ sau của thủ đô Hà Nội không phải gánh chịu những hậu quả của cha anh họ. KTS. Phùng Trung Hậu – KTS. Nguyễn Lê Minh
-
Bài viết dưới đây không cùng một nội dung với Topic này nhưng chắc không nằm ngoài căn bệnh trầm kha của người Việt. Xin giới thiệu để ACE cùng cảm nhận. Nguồn: http:tuannetviet.net Gọi đúng tên sự vật 17/04/2008 07:39 (GMT + 7) Chúng ta có thể gọi hổ là một loại mèo lớn. Và chẳng ai nỡ bảo rằng chúng ta sai. Chỉ có điều làm như vậy thì không khéo nhiều người sẽ bị hổ ăn thịt vì mất cảnh giác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với việc gọi bệnh tả là dịch tiêu chảy cấp. > Bệnh tả: Không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai! Bệnh tả: Không thổi phồng nhưng đừng giấu dân! Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của TS. Nguyễn Sỹ Dũng. Gọi bệnh tả là dịch tiêu chảy cấp cũng không sai: vi khuẩn tả (cholerae) là một trong những tác nhân gây ra tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, cũng giống như hổ không phải là loại mèo bắt chuột, bệnh tả không phải là loại tiêu chảy cấp bình thường. Nó là loại tiêu chảy cấp chết người. Và nó cũng lây lan với tốc độ chết người. Bệnh tả đã gây ra những hậu quả thảm khốc như thế nào trong quá khứ là điều ít người không biết. Vậy thì, gọi bệnh tả là bệnh tả có tác dụng cảnh báo cao hơn rất nhiều so với việc gọi trại nó đi. Gọi bệnh tả là bệnh tả còn quan trọng ở chỗ nó định hướng chính xác các nỗ lực phòng chống dịch, nhờ đó sức người, sức của sẽ được phân bổ tập trung hơn và khả năng khắc phục dịch bệnh sẽ cao hơn. Rõ ràng, để chống dịch tiêu chảy cấp, phạm vi của các nỗ lực sẽ phải rộng lớn hơn (vì bệnh tả chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy mà thôi). Mà như vậy, thì chúng ta đã không xác định đúng ưu tiên, các nguồn lực hạn chế của chúng ta đã bị phân bổ phân tán và kém hiệu quả. Gọi bệnh tả là bệnh tả còn quan trọng ở chỗ nó định hướng chính xác hành vi phòng chống bệnh của người dân. Để phòng chống bệnh tả điều quan trọng là phải ăn chín, uống sôi. Điều ấy ai ai cũng biết. Và ai ai cũng có thể làm. Tuy nhiên, người dân phải biết được chắc chắn cái thứ dịch tiêu chảy cấp mà các quan chức y tế đang nói đến chính là bệnh tả, chứ không phải là một thứ gì khác. Nếu bệnh tả lây lan qua con đường ăn uống thì điều chỉnh hành vi ăn uống của con người là quan trọng nhất để phòng chống dịch. Tuy nhiên, không thể điều chỉnh được hành vi của hàng triệu con người, nếu như hàng triệu con người không có được thông tin chính xác và không tự nguyện tuân thủ. Cuối cùng, nếu có đến từ 70% đến 80% các ca tiêu chảy cấp hiện nay là do vi khuẩn tả (cholerae) gây ra, thì số liệu thống kê đang cho chúng ta thấy rất rõ là nên gọi sự vật thế nào cho đúng với bản chất của nó. Và, trong tình hình hiện nay, lương tâm cũng đang đứng về phe của các số liệu thống kê. Ts. Nguyễn Sĩ Dũng
-
Nguồn: http:tuanvietnam.net 7 kiến nghị quy hoạch Thủ đô 18/04/2008 09:05 (GMT + 7) người dân thủ đô Hà Nội đóng góp 7 kiến nghị cụ thể về việc quy hoạch vùng Thủ đô trên tinh thần dân bàn, dân biết. Hồ Gươm - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao xuống Ảnh nguồn: vinaset.com Từ những năm 70 thế kỷ 20, cùng với cuộc thi sáng tác Quốc ca mới; chúng ta đã định quy hoạch “dời Đô” Hà Nội lên Vĩnh Phúc. Mà trung tâm Thủ đô sẽ ở thị xã Vĩnh Yên và khu vực Bảo Phát (trên đường từ thị xã Vĩnh Yên đi Tam đảo). Nhưng rồi cả việc thay đổi Quốc ca, cũng như việc “dời Đô” đều không khả thi. Và bây giờ, UBND thành phố Hà Nội đang nghiên cứu đề tài khoa học về dự án quy hoạch thành phố hai bên sông Hồng (với sự hỗ trợ, hợp tác của phía Hàn Quốc). Tiếp theo là dự án quy hoạch Hà Nội phát triển - mở rộng, nhất là các khu công nghệ cao và vấn đề Giao thông (với sự hỗ trợ, hợp tác của phía Nhật Bản). Như vậy “hết Hàn đến Nhật”, không biết tiếp theo nữa (cùng với UBND thành phố Hà Nội) sẽ là nước nào quan tâm, tham gia lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng Thủ đô ta? Đặc biệt ngày 6/3/2008 vừa qua, Bộ Xây dựng (với sự tư vấn của các chuyên gia Pháp, Mỹ, Australia) đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch xây dựng “Vùng Thủ đô” đến năm 2020 và có tầm nhìn xa đến năm 2050. Trong thời gian thích hợp, Chính phủ sẽ đưa ra Quốc hội bàn thảo vấn đề này. Đây là việc hệ trọng - “kinh thiên động địa”, cần được đúc rút nhiều kinh nghiệm. Theo tôi kiến nghị: Cần có thêm sự chỉ đạo Đường lối chiến lược của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng, bằng 1 Nghị quyết riêng về “khung” quy hoạch Thủ đô. Và trên tinh thần dân bàn, dân biết; tôi xin có 7 kiến nghị cụ thể, đóng góp vào Đường lối chiến lược này: Bản đồ qui hoạch Thủ đô đến năm 2020 Ảnh nguồn: diaoconline.com Một là, quy hoạch Thủ đô đến năm 2020 thì hơi thiển cận. Nhưng “tầm nhìn cao su” đến năm 2050 thì lại viển vông. Mặt khác nếu định hướng theo 2 mốc thời gian như vậy chỉ tổ phát sinh ra quy hoạch “treo”.Do vậy cần định hướng 1 mốc thời gian quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 chẳng hạn- vừa hợp lý hơn về thời gian, vừa có được cả ý nghĩa Chính trị- kỷ niệm 100 năm (1 thế kỷ) thành lập Đảng ta. Hai là, cụm từ quy hoạch xây dựng “Vùng Thủ đô” cũng cần làm rõ và xem xét. Bởi vì trên công luận hiện giờ đang có 2 “kênh” thông tin: Quy hoạch xây dựng “Vùng Thủ đô” - quy mô, phạm vi bao la hơn quy hoạch Thủ đô. Nó gồm thành phố Hà Nội và 7 tỉnh liền kề, lân cận (đó là “kênh” thông tin thứ nhất). Còn “kênh” thông tin thứ 2 lại hiểu quy hoạch “Vùng Thủ đô” với quy hoạch Thủ đô - là một. Dư luận nhân dân không biết hiểu theo “kênh” thông tin nào để khỏi “vớ chân voi đã tưởng cột đình”. Ba là, có đến thăm Thành Cổ Loa (xưa kia đã bị thất thủ bởi giặc Triệu Đà) ở bên bờ bắc sông Hồng, mới thấy đúng là Hà Nội (trong sông) mang nhiều ý nghĩa tối ưu hơn hẳn Thành Cổ Loa về không gian, địa lý, quân sự, kinh tế… Vì vậy quy hoạch Thủ đô làm sao vẫn giữ được nhiều ý nghĩa tối ưu ấy. Bốn là, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đ/C Tổng bí thư Nông Đức Mạnh về an ninh lương thực trong hội nghị ngành Nông nghiệp vừa rồi; trừ đường giao thông công cộng ra; không quy hoạch, xây dựng các công trình dân dụng - nhà ở, khu công nghiệp, khu công nghệ chế xuất, trụ sở cơ quan… trên đồng ruộng (tấc đất tấc vàng) hiện nay. Đi đôi với việc không giao UBND tỉnh, thành phố quyền quyết định, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khác, dù chỉ là 1 m2. Phải thấm nhuần lời dạy của ông cha ta: “Nhất sĩ, nhì nông. Hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sỹ”. Đối với Sông Hồng không chỉ có lòng sông sâu hay nông, rộng hay hẹp, mà còn phải có bãi sông. Đất bãi sông chỉ quy hoạch chủ yếu trồng rau xanh để bảo đảm lưu vực thoát lũ sông Hồng và không gian môi trường Thủ đô. Điện khí hoá nông nghiệp, nhưng cố gắng giữ gìn tồn tại những thôn xóm, làng quê, vì ở đó có “sân đình, cây đa, cầu ao nhà mình và cả con chuồn chuồn ớt”… mang đầy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam- truyền thống nghìn đời. Năm là, chỉ tập trung khoanh vùng, lợi dụng triệt để những nơi đất gò đồi (có địa chất công trình thuận tiện, mực nước ngầm thấp, cường độ đất chịu lực cao - rất phù hợp xây dựng những nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Hà Tây để quy hoạch Thủ đô phát triển mở rộng. Như vậy Hà Nội không thể “ôm trọn - xoá tên” tỉnh Hà Tây. Ai ở Thủ đô đã được ăn rau thơm bạc hà, húng chó, húng vịt… trồng ở huyện Thường Tín (Hà Tây) mới thấy nó tuyệt vời làm sao. Thử hỏi nếu đô thị hoá hết cả huyện đồng bằng này, thì người Hà Nội lúc ấy có thể “ăn bê - tông cốt thép” thay rau bạc hà, húng vịt (kiêm những vị thuốc) quý hiếm đó được không? Sáu là, “nối liền” Hà Nội hiện tại với những khu khoanh vùng gò đồi quy hoạch, xây dựng đô thị Hà Nội mới, bằng các trục đường cao tốc, mà suốt dọc 2 bên đường phải bảo đảm hành lang an toàn giao thông. Ở hành lang đó tuyệt đối không có nhà cửa, lều quán và tốt nhất chỉ có những cánh đồng xanh (suốt dọc 2 bên đường cao tốc). Có thế mới duy trì được tốc độ xe hơi cho “người Thế kỷ 21”, đi làm xa nhà 60 km, thậm chí trên 60 km- vẫn sáng đi tối về dễ dàng và an toàn. Bảy là, không quy hoạch xây dựng những cao ốc xen cấy trong phạm vi đất Hà Nội cũ, để trách sự chắp vá, vi phạm tiêu chuẩn về mật độ dân cư, hệ số sử dụng đất, giao thông, cây xanh, ánh nắng, môi trường… Những trường đại học, cao đẳng và dạy nghề (kể cả quốc lập, hay dân lập) được hình thành tại Hà Nội từ năm 1965 đến nay, sẽ quy hoạch chuyển địa điểm trường đến các khu đô thị mới (trên gò đồi). Không mở rộng thêm các nghĩa trang hiện tại ở đất thổ canh, thổ cư, trên địa hình đồng bằng. Mà cần dành một phần quỹ đất những gò đồi để quy hoạch các nghĩa trang của Thủ đô. Bạn đọc Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)
-
Nguồn: http://www.ashui.com Cây và nước trong Phong Thủy Không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi góc độ sinh hoạt - vật chất đến tâm linh - đều thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn. Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường ngày. Ðiều này tạo nên phong trào tạo dựng sân vườn trong khuôn viên nhà mình. Những khu vườn nước ngày càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn, cầu thang hay góc nhà... có thể đem lại màu xanh, tạo không gian thư giãn tinh tế. Việc này không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng cho cả một khu thủy tạ, hay ta chỉ có một góc sân. Hồ nước làm đẹp thêm cho nhà bạn. Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Ða, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử). Vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học đông phương chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ. Ðối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm am nước và trồng cây lớn mà việc đặt non bộ trong nhà còn gây ẩm thấp. Vì thế chỉ nên dùng bể cá có cây tiểu cảnh loại nhỏ. Còn am nước trong sân vườn cần có khu đất tương đối rộng, ít nhất là 2m x 1m, sâu 0,8 - 1,2 m. Vị trí bạn chọn nên ở nơi dễ dàng ngắm cảnh từ cửa sổ, ban công, phòng khách... Những cơn mưa sẽ làm giúp bạn nhiệm vụ thay nước. Nhưng mỗi năm ít nhất 2 - 3 lần bạn cũng nên rút hết nước cũ, làm sạch lòng ao và xả nước mới. Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao như: thủy trúc, chuối cảnh, cẩm tú mai, dừa cảnh... Trong am nên trồng hoa súng là loài cây dễ sống, có hoa và những chiếc lá xoè rộng trên mặt nước. Sự kết hợp giữa cây xanh và nước. Dân gian có nói: “Thủy sinh Mộc”, cây không thể sống và phát triển tốt nếu thiếu nước. Trong bố trí cây xanh cho Dương trạch, cần phải xem cây xanh và mặt nước là hai yếu tố không thể tách rời. Chúng bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cây là Dương, đón nhận ánh sáng gọi là Dương quang và hút nước từ đất (Âm thủy). Do đó nhìn cây xem mạch đất chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh. Trong nhà ở truyền thống bố cục cây xanh - mặt nước - công trình theo phong thủy là từ cổng vào sân trước có hồ nước (hoặc ao sen) nằm về phía Nam khu đất, tức là đầu hướng gió mát để đưa hơi nước lan tỏa trong sân nhà. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao không rụng lá (cau, dừa) .
-
Nhân đọc blog của một bạn ghi lại vài hình ảnh về nước Nhật, Phoenix tập chủ đề này để giới thiệu một số công trình kiến trúc nổi tiếng của Nhật. Mời ACE quan tâm đến phong thủy cùng tham gia bàn luận cho vui. Giới thiệu bài viết từ Blog của Diệu Thúy - Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-3YUCfqo_f7ILkOZJFS0X?p=867 Thượng Kinh ký sự (1) Hì, mạn phép mượn cái tiêu đề của cụ Hải Thượng Lãn Ông để viết. Hôm qua, kết hợp công việc lên Kinh đô Tokyo, xứ sở của những tòa nhà chọc trời, sau khi xong xuôi mọi thứ, tranh thủ đi thăm thú một vài nơi gần gần, mà mình đã ấp ủ ý định đến thăm lâu lắm. Thứ nhất là Hoàng Cung- Koukyo (皇居)- The Imperial Palace. Nghe tên gọi thì ai cũng có thể biết đó là nơi ở của Nhật Hoàng, có diện tích 1.420km2, là tài sản quốc gia, và theo như báo cáo của Quốc Hội Nhật vào năm 2003, thì tổng giá trị của khu Hoàng Cung này ước tính khoảng 218 tỷ802triệu Yên Nhật (2.188億1000万円), tức khoảng 2 tỷ đô la Mỹ. Hoàng Cung được chuyển về Tokyo từ năm 1868, năm đầu tiên của thời Meiji, nằm ngay trung tâm Phủ Tokyo, gần ga Tokyo, có đường hào bao bọc xunh quanh, cây cối tươi xanh mát mẻ. Nói chung là một nơi rất Phong Thủy. Đây là hình Nijubashi (二重橋), cầu bắc từ Ngọ Môn vào trong Hoàng Cung. Cầu này đã được chọn làm hình in trên đồng xu 100 yên nhân dịp 50 năm Nhật Hoàng Showa. Đồng 100 yên in hình cầu Nijubashi. (100 円きねんかへい(kinenkahei)-記念貨幣) Đây là Ngọ Môn (正門ーseimon). 2 chú đứng trong 2 cái bốt đó chính là 2 lính Danh Dự (儀仗隊-Gijoutai) thuộc Hộ Vệ Hoàng gia(皇宮護衛官(こうぐうごえいかん)), một bộ phận của Cảnh sát Hoàng Gia(皇宮警察本部(こうぐうけいさつほんぶ)、Imperial Guard Headquarters.) Cổng mang tên Sakurada Mon (桜田門) Cổng Otemon (お手門) Ngoài ra còn nhiều cửa nữa, như Hanzomon 半蔵門, Kikyomon (桔梗門)...Nhưng không thể đi xem hết được. Tường và hào bao quanh Hoàng Cung (お堀- Ohori). Bức ảnh chụp cảnh Hoàng Gia đứng chào mừng những người khách bình thường viếng thăm nhân ngày sinh nhật Nhật Hoàng (23/12) tại balcony điện Trường Hòa (皇居長和殿). Và đây là một con bé ngô ngố đến thăm Kokyo trong một ngày mùa đông đầy gió! Sau đó bắt taxi đi tiếp đến Tokyo Tower, một địa danh từng đi vào nhiều tác phẩm nghệ thuật mà mình ao ước đến từ lâu. (còn tiếp)
-
<h2 class="contentheading">Nguồn: baymau.net </h2><h2 class="contentheading"> </h2><h2 class="contentheading">Thiên nhiên trong Kiến trúc Nhật Bản </h2> VQ(suutam) DOMINIQUE BUISSON Có những nét tương đồng giữa kiến trúc Nhật Bản và kiến trúc Việt Nam, đó l và kiến trúc Việt Nam, đó là việc sử dụng thảo mộc trong xây dựng, sự đơn giản và mộc mạc trong tạo tác, dựng ngôi nhà với bộ khung gỗ là chính, và trên hết là sự hoà hợp của kiến trúc vào thiên nhiên. Nhưng nếu ở người Nhật những nguyên lý đó đã được nâng lên thành quy định cụ thể, thì ở Việt Nam, tinh thần đó chỉ được thực hiện một cách tự nhiên, thậm chí còn tuỳ tiện, và không được ghi chép thành văn bản. Bài viết sau đây của một tác giả Pháp chuyên nghiên cứu về kiến trúc tôn giáo Nhật Bản, sẽ cho ta thấy một số nguyên tắc để có thể đối chiếu khi tìm hiểu về kiến trúc truyền thống Việt Nam. Tinh thần của thiên nhiên Sự tôn thờ chiều ngang Các kiến trúc Nhật Bản có một ý thức sâu sắc khi xây dựng rằng họ có thiên nhiên bao quanh, đưa đến sự sáng tạo theo chiều ngang như cây mới nẩy mầm, chỉ vươn lên cao tuỳ theo địa hình. Ngay đến cả những kiến trúc có ý định xây cao, như chùa tháp nhiều tầng hay các đền thiền, những chi tiết của kiến trúc luôn luôn cản trở việc vươn lên cao của những bộ phận trong kết cấu. Đấy là những lan can, những bao lơn, việc sắp đặt những tấm bình phong hay những khoảng trống, đường viền trang trí ở diềm mái. Tháp chùa là kiến trúc duy nhất dựng theo chiều thẳng đứng, những sự nhấn mạnh mái cong của mỗi tầng cũng đủ để phá vỡ nhịp điệu và đem lại những khoảng tối lớn theo chiều ngang trên toàn thể kiến trúc.Giống như ngọn núi và những hàng thông liễu trên đỉnh, từ trên kiến trúc Nhật Bản ta có được một cái nhìn bao quát xung quanh quét theo chiều ngang, ta không cảm thấy bị đè nén vì sự quá đáng. Một trong những điểm mạnh của kiến trúc Nhật là sự hoà hợp vào cảnh quan, giúp cho khách cảm thấy được hòa nhập với không gian và chốn thiêng liêng ngay khi họ bước qua khỏi cổng ngôi đền. Trong phần lớn các kiến trúc, mái nhà có một nửa giá trị trong việc tạo nên cảm giác chung chứ không phải là chiều cao của nhà. Tuy nhiên, do sức mạnh theo chiều ngang của các đường nét và độ dốc của mái, hiệu quả nặng nề của mái nhà hình như không những giảm bớt, mà nó có vẻ ít cao hơn trên thực tế. Nhìn từ dưới mặt đất, dáng vẻ chung của nó thường là một khối chữ nhật kéo rất dài.Chiều dài của ngôi nhà trên nguyên tắc là không thay đổi, thậm chí lớn hơn chiều cao toàn thể. Lúc đó tất yếu mối quan hệ giữa chiều dài - chiều sâu và độ dốc của mái đã làm giảm đi cảm giác về chiều cao, hạn chế tầm nhìn chuyển sang chiều ngang. Theo ý tưởng của con người Nghệ thuật lợp mái và lát sàn theo chiều ngang hoà nhập vào cảnh quan, kiến trúc ngôi đền Nhật Bản có đặc tính đáng chú ý là ở sự đơn sơ và tiết kiệm phương tiện. Kiến trúc này còn có đặc tính nữa là các thành phần của kiến trúc được thực hiện một cách tinh xảo. Nghĩa là những cột, kèo và những chi tiết cấu thành khác luôn luôn được phô bày ra trong sự đơn giản tự nhiên của nó. Nó muốn tránh những hình dáng qúa đáng, những đường mái cong quá cầu kỳ hay những hiệu quả trang trí quá lộ liễu. Ngay cả khi nó phải sao chép các hình mẫu Trung Quốc hay bắt chước theo, nền kiến trúc này đã điều chỉnh hình mẫu theo hướng đơn giản hoá một cách tự nhiên. Thay vì một trật tự đăng đối chặt chẽ và khô cứng theo kiểu Trung Hoa, hay một sự ngụy biện của sắc màu và những đường cong điên loạn, nó thích những đường mái thẳng hơi võng xuống và những bình đồ không cân đối giao hòa bằng nhịp điệu tinh tế theo độ cao thấp tự nhiên của mặt đất. Dưới một mái trùm rộng ra ngoài, ngôi đền che chở trong tĩnh lặng và u tịch, không chỉ các thần linh, mà cả những người hành hương. Trong tinh thần Nhật Bản, ngôi đền không phải để ngắm nhìn, mà là để thực hành: nó không phải là "vật thể" để tôn sùng, mà bản thân nó có nghĩa là sự tôn kính. Ý tưởng về ngôi đền vượt xa những kỳ tích về kỹ thuật đề cao giá trị lao động của con người. Vì lẽ đó, ở người Nhật không có tình cảm yêu thích những phế tích, người ta không đi tìm vật liệu vĩnh cửu. Ở phương Tây, người ta mê mẩn trước một di tích cổ đã tồn tại qua thử thách của thời gian và còn giữ lại những dấu tích tàn phá. Ngược lại, ở Nhật Bản kiến trúc được trùng tu theo định kỳ hay được dựng lại một cách trung thành trải qua bao thế kỷ theo mẫu lúc ban đầu. Như vậy nó kế tục ý tưởng của kiến trúc chứ không phải duy trì chất liệu gốc, cái đó chỉ là thứ yếu. Việc dựng lại một kiến trúc bị đốt cháy, bị chiến tranh tàn phá hay vì những chấn động của mặt đất, đã được thực hiện dễ dàng bằng việc thay thế từng bộ phận. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ thì không bao giờ thiếu. Theo tầm vóc con người Trong nền kiến trúc mở này, chỉ những cây cột mới có vai trò nâng đỡ, vì vậy trước hết ta hãy xem đến việc xử lý đối với nó. Những kích thước cố định của các đơn vị kiến trúc và đặc biệt là kích thước của các gian nhà, bản thân nó là một điểm chủ chốt của nền kiến trúc đó, nhất là khi nó được cấu thành bằng mái và sàn. Từ thế kỷ X, chiếc chiếu đặt trong phòng khách để mời khách ngồi đã xác định yếu tố môđun xây dựng trên bề mặt cho một người nằm. Cái môđun dựa theo cơ thể con người đó đã xác định kích thước chuẩn của một gian nhà (ken), của chiều kích bình phong và chiều cao lanhtô cửa ra vào. Có hai hệ thống được áp dụng, đã thành phổ biến từ thế kỷ XVII: hệ thống kyôma dài 1,90m được áp dụng ở thủ đô hoàng gia Kyôto, và hệ thống inakama ngắn hơn 10cm áp dụng cho các tỉnh. Vào thế kỷ XVII, chiều dài của tatami, chiếc chiếu rơm dày trải khắp sàn nhà, trở thành môđun tiêu biểu cho kiến trúc ngôi đền đã được sử dụng, dưới ảnh hưởng của kiến trúc cung đình. Lúc đầu đó là cái thảm đặt dưới sàn gọi là oki đatami, rồi trở thành môđun trải sàn nói chung từ thế kỷ XV, một cái tatami bao giờ cũng có chiều dài gáp đôi chiều ngang. Ghép lại, hai tatami hợp thành hình vuông giới hạn đơn vị của mặt phẳng, gọi là tsubo. Ở Nhật Bản người ta thích mô tả diện tích mặt sàn không phải bằng số stubo mà bằng số lượng tatami. Tuỳ theo vùng, kích thước tatami có thể thay đổi tuỳ thuộc vào bốn đơn vị đo lường tiêu chuẩn chính thức được chấp nhận, trong đó có hai đơn vị thông dụng. Tatami ở Kyôto có các chiều 1,92 x 0,96 x 0,053m, tatami ở Tôkyo là 1,77 x 0,89 x 0,028m, còn trong cung đình thì nó có kích thước đặc biệt: 2,15 x 1,75 x 0,11m. Thị hiếu của người bản địa về cái đơn giản trong sự tôn trọng những quy chuẩn đã định, biểu hiện một thái độ khắc khổ nào đấy, đã giúp cho việc lưu truyền một cách chặt chẽ hệ thống ứng dụng đó đến ngày nay, vượt qua các đòi hỏi về thời trang. Sự chọn lựa Tình yêu đối với vật liệu sống Vào đầu đệ tứ kỷ, mảnh đất sau này sẽ trở thành nước Nhật, hãy còn là bờ biển lục địa châu Á mênh mông. Vùng biển này ít thu hút con người và động vật. Nhưng các thế kỷ đã dệt nên công trình khắc nghiệt của nó: sự trôi dạt của các lục địa đã khiến cho mảnh đất hình cong của nước Nhật tương lai bị cắt vụn và tách ra kéo theo những con người, con vật và cây cỏ trên lưng nó. Đó là một sự bảo tồn những giống loài phong phú đủ loại có từ kỷ đệ tứ mà ngày nay đã biến mất trên những phần khác còn lại của thế giới. Nhờ sự cô lập đó mà 83 loài cây độc đáo (168 loài cây so với 85 loài của châu Âu) đã đem lại cho rừng và vườn Nhật Bản cái duyên dáng không đâu có. Vô vàn loài thích, loài thông, dương liễu, tùng, bách, long não, sồi, tần bì, phong, dẻ, hòa trộn hình dáng đặc biệt của chúng vào những khóm tre khổng lồ rậm rạp. Những khu rừng tuyệt vời đó bao phủ 67% diện tích mấp mô không người ở của nước Nhật, luôn luôn phải đấu tranh với nạn lở đất, nó bảo đảm sự cần thiết phải tự cứu lấy mình và tạo nên lòng kính trọng và cả một sự sùng bái sâu sắc trong nhân dân Nhật. Không có những không gian rừng cây đó bao quanh những đồng bằng chật hẹp mà con người phải dựa vào đó mà sống, đất nước này chỉ còn là những hoang mạc bị nước lũ tàn phá. Những con người sáng tạo, những người thợ thủ công và những nhà xây dựng đã nâng tình yêu đối với cây cỏ lên đỉnh cao, nó là cái cuống rốn thật sự nối liền con người với các thần linh thiên nhiên, và đối với đền chùa, họ chỉ dùng gỗ làm vật liệu xây dựng. "Nhà kiến trúc trước hết là một người thợ mộc" (M.Gonse). Họ có cái thú đẽo gọt gỗ, họ ve vuốt mặt gỗ và cảm nhận dưới dụng cụ cái mềm mại và dẻo dai của gỗ. Cái đẹp của gỗ còn quý hơn cái vĩnh cửu của công trình làm nên. Với tầm vóc của cây, nó áp đặt cho người xây dựng một kích thước vừa phải, tương ứng với đầu óc chừng mực của người Nhật. Ta có thể hỏi, nếu không có thứ vật liệu sống động là gỗ đó, thì liệu họ có thể có đầu óc sáng tạo và liệu kiến trúc đền miếu có thể độc đáo như vậy không. Mềm dẻo, tạo tác nhanh chóng, kiến trúc gỗ hiện lên một cách tự nhiên, cao quý, chân thật, thực dụng và tiết kiệm. Kết cấu được nhìn thấy rõ, thay đổi ở những thớ khác nhau của thiên nhiên, phủ lên lớp rêu phong của thời gian. Sự thăng bằng giữa chức năng và thẩm mỹ luôn luôn làm người Nhật thích thú, khiến họ càng thêm yêu hương vị của thiên nhiên, và cái đó có cả ngay trong những kiến trúc cầu kỳ. Lần theo thớ gỗ Ngay từ thế kỷ VII, người thợ mộc đã sử dụng gỗ bách, họ dùng cho đến tận thế kỷ XII lúc đó gỗ này chỉ xuất hiện kết hợp cùng các gỗ khác. Đến thế kỷ XVII rừng bách bị cạn kiệt vì xây dựng, đã được cứu vãn nhờ tác động của một vài lãnh chúa phong kiến biết nhìn xa. Nhờ vậy mà các khu rừng ở Yoshino và Kiso trở lại phong phú như xưa. Từ thế kỷ XVII cây thông liễu có thớ gỗ không đều bằng, nhưng lại rất mịn màng nhờ đánh bóng bằng cát nhỏ hạt, được sử dụng làm nhà ở, làm trà thất, và thỉnh thoảng có làm đền. Từ thời đó loài thông thớ nhỏ, dễ tác nghiệp và ít bị nứt khi thao tác, đó là cây hinoki, bách Nhật Bản, cây sugi, thông liễu (một loại cù tùng), và cây matsu, thông đen hay đỏ, là những loại được dùng nhiều nhất, trong các loại cây rụng lá thì có cây keyaki (một loại cây du). Tuy nhiên, cây thông cũng đặt ra một số vấn đề cho người xây dựng, vì rất khó đẽo những vật thẳng và nó thu hút mối mọt. Vì vậy trước thế kỷ XII nó ít được sử dụng và cuối cùng chỉ được dùng làm các bộ phận mái. Các loại gỗ cứng, như gỗ du, long não, sồi và anh đào chỉ dùng để làm các chi tiết (chốt, con sơn), không bao giờ làm các bộ phận lớn vì chúng dễ bị vênh. Từ thế kỷ XIV, cây du hay được dùng để chạm các hình điêu khắc trang trí rất phổ biến hồi đó. Nó có thể chịu đựng mưa nắng, ngay cả đến những hình chạm khắc nhỏ. Các đền Shinto thường dùng những tấm ván bằng vỏ cây bách (hiwada) làm mái lợp, đôi khi vỏ cây anh đào, thay vì lợp bằng ngói đất nung, tạo thêm nét duyên dáng ở sự kết hợp màu xanh xám của vỏ cây và màu xanh lá mạ của rêu phong. Nó cho thấy cái phù du của cuộc sống, các nhà sư lúc nào cũng thích thiên nhiên sống động của cây cỏ để náu mình trầm tư. Một phiến đá bỏ rơi Đá không bao giờ cạnh tranh gỗ trong xây dựng các đền chùa, có lẽ chỉ trừ thời thự sử để dựng các ngôi mộ với các khối cự thạch, hầm mộ đẽo gọt rất công phu để rồi chôn sâu xuống dưới những ngọn đồi nhân tạo. Vào thế kỷ VI, kiến trúc Trung Hoa với những nền tảng bằng đá, kết cấu gỗ kết hợp với tường gạch và hồ vữa, đã được vận dụng ở một nước Nhật tôn thờ thiên nhiên mà các đền Shinto đều làm toàn bằng gỗ. Khi kiến trúc đền sử dụng đá badan vùng Nara, rồi sau này đến thế kỷ IX, dùng đá hoa cương hồng và cứng, thì chỉ là lát nền, xây móng, làm đá tảng hay các bậc thềm bên ngoài. Hiệu quả trang trí đòi hỏi phải tìm và vận chuyển về những tảng đá đẽo gọt từ các công trường khắp nơi trên quần đảo, nhưng từ khi phổ biến lát sàn bằng gỗ, đá xây dựng bị che khuất dưới sàn, thì người ta chỉ cần dùng đá khai thác ngay tại chỗ. Và muộn hơn về sau, khi người Trung Hoa bắt đầu xây dựng cung điện đền miếu bằng đá, thì người Nhật Bản dừng lại không bắt chước nữa. Còn về đá hoa đã được dùng ở phương Tây từ thời cổ đại, lại rất hiếm thấy ở Nhật Bản, và dấu vết duy nhất còn lại đến ngày nay là những phiến đá hoa lát ngoài bàn thờ của Yakushi-ji ở Nara. Ảnh hưởng nước ngoài và sự bảo tồn truyền thống Do vị trí địa lý và tinh thần độc lập, Nhật Bản biết sử dụng vào mỗi thời đại những mô hình của nước ngoài, mà không phá vỡ bản sắc riêng: một ý thức về thiên nhiên không bao giờ suy thoái, một thị hiếu mộc mạc không bao giờ giảm sút, một sự khéo léo ngày càng tinh tế. Sự lựa chọn các ảnh hưởng nước ngoài bổ sung cho sự chọn lọc tự nhiên do hoàn cảnh khí hậu, thực vật và địa mạo tạo nên, khác với lục địa. Ít bị lôi cuốn vào những kiến trúc đồ sộ của Phật giáo, ngôi đền Shinto luôn giữ được cái duyên trầm lặng của bố cục, cái vẻ mộc mạc của mái rơm hay công thức độc đáo của chiếc mái vỏ cây, ít được sử dụng ở Trung Quốc. Tuy tinh thần của ngôi chùa Phật giáo đôi khi có ảnh hưởng, nhưng vẫn không gây tổn hại đến truyền thống. Tính bảo thủ Nhật Bản đã giải thích tính tương đối đơn điệu về kiểu dáng kiến trúc trong thời gian cũng như trong phân bố về địa lý. Giới quý tộc, giới võ sĩ và người nông dân đã xác định, bằng những thị hiếu chung, tính độc đáo trong rung cảm. Nhưng ở đây không hề có sự bảo hộ về văn hóa: người Nhật tôn trọng văn hóa ngoại lai, họ làm theo một cách tự do mà không hề có mặc cảm tự ti. Cần ghi nhận rằng kiến trúc, thủ công, hội hoạ, đô thị, chữ viết tượng hình và cả sự vận hành của những thiết chế, cũng như Phật giáo trong thời kỳ lịch sử đầu tiên của Nhật Bản, đều được du nhập từ Trung Quốc thông qua Triều Tiên. Nhưng phải nhận rằng trong vòng hai thế kỷ, tất cả những vay mượn đều được xem xét, mổ xẻ, tiếp nhận và cuối cùng là Nhật Bản hóa, theo những công thức riêng, độc đáo và dân tộc. Mỗi giai đoạn ảnh hưởng, như ở thời Lục triều thế kỷ VI, thời Đường thế kỷ VII, thời Tống thế kỷ XII và Tây phương thế kỷ XIX, đã tác động như một chất men để làm hồi sinh trí tưởng tượng sáng tạo của người Nhật./.
-
Thượng Kinh ký sự (2) Tokyo Tower- một biểu tượng của Tokyo, được xây dựng vào năm 1958 với mức độ chịu sức gió và động đất rất cao. Tháp cao 322.6m, là trạm phát sóng truyền hình analog dải băng tần VHF.UHF, phát thanh FM. Tuy nhiên vào năm 2011 truyền hình Nhật Bản sẽ chuyển toàn bộ sang digital, nên sẽ có một Tokyo Tower mới được xây dựng làm trạm phát thay thế. Nhưng dẫu gì thì đây vẫn là một địa điểm thăm quan nổi tiếng và làm chủ để cho rất nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh, nghệ thuật... Vé vào giá 820 yên/người lớn. Có người đưa vào tận thang máy và hướng dẫn giới thiệu. Đi một lúc lên tới đài quan sát lớn (大展望台). Ngó nghiêng thấy nhà cửa chi chít. Lại thấy người ta nói có đài quan sát đặc biệt ở trên cao nữa, và lên đó lại thêm 1 lần mua vé. Hì hụi đi lên.. Đúng là có khác thật. Từ đây dường như có thẻ nhìn thấy toàn bộ Tokyo, với những nhà liền nhà, phía xa xa là biển cả mênh mông, ẩn hiện sau làn mây là núi Phú Sĩ... Bất chợt một cảm giác cô đơn ập đến. Cái ao ước muôn thuở lại òa về. Ước có anh ở bên, để líu ríu, để nhõng nhẽo, để líu lo chỉ chỉ trỏ trỏ... Sẽ có ngày đó anh nhỉ! 1: đài quan sát lớn 2: đài quan sát đặc biệt A: trạm phát sóng TV analog B: trạm phát sóng NHK radio C: trạm phát sóng đài TH Tokyo MX.... D: VHF E: phát sóng FM .... Trên đài quan sát lớn có mấy nơi họ lắp nền bằng kính trong suốt như thế này để khách có thể nhìn thấy phía dưới. Mà sao mình sợ ghê gớm, không dám đứng lên, chỉ dám nhấp nhánh đứng ở mép ngó qua ngó lại, dù biết chắc rằng bước lên đó sẽ chẳng có gì xảy ra, nhưng sao vẫn sợ. Chẳng hiểu từ bao giờ thấy bắt đầu sợ chết vậy ta....???? Tokyo Panorama từ đài quan sát lớn phía dưới . Cái đường ngoằn nghèo đó chính là đường cao tốc của Nhật đó bà con! Vậy mới gọi là high-way chứ... Tokyo Panorama từ đài quan sát đặc biệt trên cao. Cảnh tháp vào đêm. Tokyo by night Và mình lớ xớ ở đó... ...... Chiều tối đi xe bus ra ga. Loanh quanh một hồi, rồi mua vé xe bus đêm về, vì nghe nói ở Gifu đang mưa lớn, nếu đi Shinkansen sẽ về vào nửa đêm, sợ lắm, nên chọn đi xe bus đêm. Chọn chuyến xe dành riêng cho sinh viên nữ, nên hơi muộn. Lê lết ở ga....Sáng sau mới về đến nhà. Mệt lăn đùng ra ngủ tới tận chiều... Thế là kết thúc một chuyến đi. Về nhà lại thấy bồi hồi! Hi vọng công việc tiến triển tốt!(Hết)
-
Giới thiệu bài Sưu tầm: Bình yên nhờ phong thủy Vườn luôn là nơi hỗ trợ, bồi bổ cuộc sống, hoán chuyển, thanh lọc môt trường cho các thành viên và mọi sinh vật trong nhà. Vườn xưa hay nay đều được thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành: Sơn (núi), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước) và Thổ (đất). Chúng tạo ra sự hài hòa về cả màu sắc lẫn hình dáng, mang lại nhiều sinh khí cho con người và sinh vật sống. Nếu không gian hạn hẹp, thì một "góc" nhỏ bố trí hợp lý cũng đã mang lại lợi ích "lớn" cho căn nhà và người sống trong nhà. Sơn Chắc chắn là ta không thể "rinh" cả "trái" núi về nhà mà ở đây sẽ là những bố trí mang dáng dấp từ núi đá. Có nhiều loại đá: loại lớn từng mảng làm đường đi, hoặc làm vách ngăn; loại nhỏ hơn và có hình dáng đặc biệt sẽ được bố trí làm hòn non bộ... Đá núi thường được đặt hoặc xây dựng ở các vị trí phí Tây hoặc Bắc, tạo nét tương phản âm dương với hồ nước thường đặt ở phía Nam hoặc Đông. Thủy Theo phong thủy thì nước mang lại năng lượng, mang lại sự luân lưu tuần hoàn và phản chiếu cũng như thu hút vạn vật từ vũ trụ. Nước luân lưu mang theo Khí, nước có khả năng cuốn hút và thu nạp. Người xưa cho rằng nước tượng trưng cho tài lộc, ở đâu có nước thì ở đó có tiền. Singapore là một quốc gia điển hình, giữ quan niệm truyền thống ấy của khoa học phong thủy vào xây dựng và bố trí cảnh quan ở khắp mọi nơi. Thổ Hành thổ (trong vườn) đuợc dẫn dắt theo các lối đi hoặc Đất, chất liệu chính để "trụ", "giữ" mọi thứ trên quả đất này và trong vườn nó sẽ là nền tảng dẫn dắt cho KHÍ lưu thông. Những nơi có lá vàng nhiều, vào mùa thu chẳng hạn, cũng tạo nền móng cho hành Thổ phát huy tác dụng nuôi dưỡng và dẫn dắt, tái tạo "mùa sau". Mộc Việc trồng cây cối, hoa cỏ cho một khu vườn dù lớn hay nhỏ rất quan trọng. Đặc biệt, màu sắc và hình dáng (loại cây) phải được chú ý vì vừa là vật thể sống động tạo ra khung cảnh tươi đẹp và hòa hợp quan hệ giữa con người và năng lượng sống từ thiên nhiên. Hãy chú ý đến hai vấn đề chính của Cây cối, Thảo mộc là màu sắc và hình dáng thể loại, nhìn bằng con mắt: Ngũ Hành. Và trong Vườn thì không nên để bất cứ một "thiên cực" nào tức là nghiêng hẳn về một nơi chốn nào hoặc loại cây cối nào "thái quá" để tạo ra sự cân bằng về sinh thái cũng như về phối trí. Màu xanh của lá cây chiếm giữ cảnh quan một cách hữu hiệu nhất trong khu vườn. Không thể chối cãi vị trí thống lĩnh độc tôn của cây cỏ trong Vườn thì tất cả thảo mộc đều là hành Mộc nhưng hình dáng và màu sắc của chúng có thể gợi đến một hành khác. Như vậy đặc thù của cây cối, thảo mộc thuộc hành mộc là các loại cây có hình trụ và các giàn đỡ, cột chống bằng gỗ. Thậm chí các cột trụ ngày nay, dù làm bằng bê tông cốt thép nhưng người ta vẫn cố tạo dáng để nhìn vào giống như một thân gỗ mọc tự nhiên, dĩ nhiên cũng được coi như mộc. Hỏa Những cây nào có hình dáng đâm thẳng lên, lá kim hoặc hoa đỏ, hoặc giữa lá có đốm đỏ, hoặc cây theo dáng kim tự tháp (Trắc bá điệp, Tùng.v.v...) đều được kể là hành Hỏa. Hỏa rất mạnh so với các hành khác cho nên phải cẩn thận để tạo sự cân bằng, vì nếu thái quá sẽ làm cho sự nóng nảy, bực bội kéo đến nhiều hơn mà không còn là thư giãn dù ở trong vườn. Kim Các loại cây có vòm, tán lá rộng, và các khối hình cong tròn, hình vòm từ nhà cho đến vườn cũng đều mang dáng dấp của hành Kim. Những khoảng màu trắng nhỏ hai bên lối đi tạo ra cảm giác ấm cúng và sinh động, làm cho tâm trạng của mọi người hưng phấn, dễ chịu hơn. (Theo Mỹ Thuật)