-
Số nội dung
1.107 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phoenix
-
Nàng đã được cải táng rồi. Nhưng còn nặng tình với nhân gian. Không phiền lụy mà chỉ vấn vương. Mừng vui vì còn tri kỷ. Mỗi người một mối, chào nhau là đủ thảnh thơi.
-
Xưa nay, lý thuyết truyền lại về Tam tai khá ngắn gọn. Từ các tài liệu sưu tầm, Phoenix xin tổng quát như sau: Hạn Tam Tai gồm: * 12 con Giáp được chia làm 4 tam hợp: Khi vào vận tam tai thì hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Đặc biệt là khi cả vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên vì đôi bên đều phải mệt mỏi cùng lúc. Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nặng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp. Nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn rải rác sẽ đỡ áp lực hơn. Tuổi Thân Tí Thìn hành Thủy Tuổi Dần Ngọ Tuất Hỏa Tuổi Tỵ Dậu Sửu hành Kim Tuổi Hợi Mão Mùi hành Mộc * .. Các năm mà nhóm tam hợp gặp hạn tam tai - Các tuổi Thân, Tí, Thìn: Tam tai tại các năm : Dần, Mão, Thìn. - Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm : Thân, Dậu Tuất. - Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại những năm : Tỵ, Ngọ, Mùi. - Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu : Tam tai tại những năm : Hợi, Tý, Sửu. * Tổng hợp các nhận định về hạn Tam tai: - Hạn tam tai là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mổi tuổi. Trong một đời người , cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai. Thường thì hạn năm giữa là nặng nhất. - Có lý thuyết giải thích: Tam: Ba, số 3, thứ ba. Tai: tai họa, họa hại. Tam tai là ba tai họa, gồm: Hỏa tai, Thủy tai, Phong tai. + Hỏa tai là tai họa do lửa cháy, như cháy nhà, cháy rừng. + Thủy tai là tai họa do nước gây ra, như lũ lụt, sóng thần. + Phong tai là tai họa do gió gây ra, như bão, lốc. Ngoài ra còn có Tiểu Tam tai là ba thứ tai họa nhỏ, gồm: Cơ cẩn chi tai, Tật dịch tai, Đao binh tai. + Cơ cẩn chi tai là tai họa do mất mùa lúa và rau. + Tật dịch tai là tai họa do bịnh dịch truyền nhiễm. + Đao binh tai là tai họa do chiến tranh. - Quan điểm chung cho rằng: Không phải lúc nào cũng tai họa nhưng thường đến năm Tam tai hay gặp nhiều vất vả khó khăn xảy ra.Nhập hạn tam tai thường gặp nhiều trở ngại, rủi ro , hoặc khó khăn trong công việc. Không nên tạo hay mua bán nhà đất, tu sửa trong những năm hạn này. Với việc kết hôn có quan điểm cho rằng ảnh hưởng, có quan điểm không. - Một số việc xấu thường xảy đến cho người bị Tam tai: + Tính tình nóng nảy bất thường. + Có tang trong thân tộc. + Dễ bị tai nạn xe cộ. + Bị thương tích. + Bị kiện thưa hay dính đến pháp luật. + Thất thoát tiền bạc. + Mang tiếng thị phi. + Tránh cưới gả, hùn vốn, mua nhà và kỵ đi sông đi biển. Tiếp tục làm những việc đã làm từ trước thì thường không bị ảnh hưởng nặng. Không nên khởi sự trong những năm bị Tam tai. - Khi xét hạn Tam tai người ta hay xem kết hợp lá số của thân chủ. Nếu các yếu tố trong lá số tốt, có nhiều sao hay cách cục hóa giải thì cũng làm giảm bớt, nếu trong hạn của lá số xấu thì sẻ bị xấu thêm , khó mà tránh đuọc tai hoạ . * Lý thuyết cụ thể hóa hạn Tam tai theo từng năm (3 năm) 1. Tam hợp Dần Ngọ Tuất - hạn Tam Tai là 3 năm Thân Dậu Tuất + Vào năm Thân thì gặp Thiên Hoàng Tinh Quân tắc bị thiên hành chi hữu, khủng cụ chi họa + Vào năm Dậu thì gặp Thiên Đối Tinh Quân tắc hữu đối thủ hoặc đối thủ dĩ hoàng thiên + Vào năm Tuất thì gặp Địa Tai Tinh Quân tắc hữu tai hại vi thổ địa 2. Tam hợp Thân Tý Thìn - hạn Tam Tai là Dần Mão Thìn + Vào năm Dần thì gặp Thiên Cổ Tinh Quân tắc vật hại nhân hoặc vi trùng vi hại hoặc bị mê hoặc chi bệnh + Vào năm Mão phùng Thiên Hình Tinh Quân tắc bị pháp luật hình phạt hoặc cập đao thiết nhi xuất hành dã, bị giải phẫu + Vào năm Thìn ngộ Thiên Kiếp Tinh Quân tắc cướp đạo nhi thất tài vật hoặc bị uy quyền bức bách, cướp chế nhỉ tổn thất tài vật 3. Tam hợp Tỵ Dậu Sửu - hạn Tam Tai là Hợi Tý Sửu + Vào năm Hợi ngộ Thiên Bại Tinh Quân tắc bị bại hoại sự nghiệp hoặc bại hoại tài sản hoặc bại hoại gia phong + Vào năm Tý ngộ Địa Vong Tinh Quân tắc bị tai hại vi thổ địa nhi tổn thất hoặc thổ động nhi bệnh tật + Vào năm Sửu ngộ Thổ Hình Tinh Quân tắc vi thổ địa nhi cập hình phạt hoặc tổn thất điền địa hoặc vị thổ địa đông nhi hữu tai 4 . Tam hợp Hợi Mão Mùi - hạn Tam Tai là Tỵ Ngọ Mùi + Vào năm Tỵ ngộ Âm Mưu Tinh Quân tắc hữu thù địch chi nhân mưu vi hại + Vào năm Ngọ phùng Hắc Sát Tinh Quân tắc hữu hắc ám sự + Vào năm Mùi ngộ Bạch Sát Tinh Quân tắc tổn thất tài vật hoặc hữu tang sự bạch y bạch cẩn. * Để giải hạn Tam tai người ta thường hay cúng giải hạn. - Quan niệm có các vị thần giáng hạ cho từng năm (năm - thần - ngày cúng - hướng): + Năm tý, ông thần Địa vong, cúng ngày 22, lạy về hướng bắc. + Năm sửu, ông Đại hình, cúng ngày 14, lạy về hướng đông bắc. + Năm dần, ông Thiên linh, cúng ngày rằm, lạy về hướng đông bắc. + Năm mão, ông Thiên hình, cúng ngày 14, lạy về hướng đông. + Năm thìn, ông Thiên kiếp, cúng ngày 13, lạy về hướng đông nam. + Năm tỵ, ông Hắc sát, cúng ngày 11, lạy về hướng đông nam. + Năm ngọ, ông Âm mưu, cúng ngày 20, lạy về hướng nam. + Năm mùi, ông Bạch sát, cúng ngày mồng 8, lạy về hướng tây nam. + Năm thân, ông Nhân hoàng, cúng ngày mồng 8, lạy về hướng tây nam. + Năm dậu, ông Thiên hoạ, cúng ngày mồng 7, lạy về hướng tây. + Năm tuất, ông Địa tai, cúng ngày mồng 6, lạy về hướng tây bắc. + Năm hợi, ông Địa bại, cúng ngày 21, lạy về hướng tây bắc. - Xác định ngũ hành ứng với từng năm (năm nào hành đó): + Hành KIM : Thân_Dậu. + Hành MỘC : Dần_Mão + Hành THỦY : Hợi_Tý. + Hành HỎA : Tị_Ngọ + Hành THỔ : Thìn_Tuất_Sửu_Mùi. - Cách cúng giải hạn của người TQ (cách này có phần hơi duy tâm quá. Thực ra đối với các vị thần nói chung chỉ cần ý tâm nghiêm chỉnh là ứng, lễ tại tâm, lấy công đức làm lễ là chuẩn nhất) Ngày cúng tắm rửa sạch sẽ, rôì cắt một ít tóc, một ít móng tay móng chân,sau đó gói thành một bao nhỏ, Vật cúng gồm có, 3 ly rựợu nhỏ, 3 ngọn đèn cày, 3 điếu thuốc hút, 3 bộ tam sanh, 3 đồng tiền bạc cắt,và một bài vị có tên vị thần viết bằng giấy đỏ,chữ mực đen, gói tóc và móng tay lấy dĩa đựng đễ trên bàn , Cúng vị thần nầy cho đến khi tàn nhang và đèn, xong rồi người cúng không được nói chuyện với bất cứ ai, rồi đem gói tóc móng tay ra ngã ba đường mà bỏ, nhớ đừng ngoái lại xem, 3 đồng tiền bạc cắt nhớ để vào gói tóc bỏ luôn Tóc và móng tay phải của người bị tam tai mới được , khi vái cũng phải nói rỏ tên họ của người mắc tam tai Bài vị viết như vầy, Cung Thỉnh Thần Địa Bại Tinh Quân Hạ Giáng Chứng Minh, cúng vào đêm 21 lạy về hướng Tây Bắc, _ Theo cụ Tri Tri - Vietnambuyself.com Có cách cúng khác là lập hình nhân, hoặc làm lễ tam sinh (động vật)..., song về ý nghĩa là tương tự . Thiết nghĩ chỉ là nghi thức con người nghĩ ra để bày tỏ thành ý của mình. Người cổ chúng ta khi xưa làm gì có lắm thứ như vậy để cúng? Lấy tâm ý là được. - Bài cúng phổ biến: Kính thỉnh HỮU THIÊN CHÍ TÔN KIM QUYẾT NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ ! KÍNH THỈNH : MÔNG LONG ĐẠI TƯỚNG....(A) TAM TAI....(:lol: ÁCH THẦN QUANG! Hôm nay là ngày.....tháng.....năm.... Con tên họ là....... Hiện ngụ tại......... thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật các thứ cúng dâng giải hạn Tam Tai , sắp bày nơi đây , kính thỉnh Mông Long Đại Tướng (tên vị thần theo năm)....... Tam Tai.....(tên ngũ hành của năm )... Ách Thần Quang giá đáo đàn tràng , chứng minh thọ hưởng. Ủng hộ cho con tai nạn toàn tiêu , nguyên niên Phước Thọ , Xuân đa kiết khánh , Hạ bảo bình an , Thu tống Tam Tai , Đông nghinh bá phước ! Thượng hưởng ! ( Vái 3 lần,rót trà 3 lần,rót rượu 3 lần,3 lần lạy/mỗi lần 3 lạy,rồi hóa vàng bạc & đồ thế ). * Tam hợp hóa Tam Tai (thử 1 cách lý giải) Ngoài những lý thuyết cơ bản trên còn có câu "Tam hợp hóa Tam tai" khá phổ biến mà ít ai hiểu rốt ráo về nó. Tạm hiểu: Có thể là so năm sinh giống nhau nhưng mệnh khác nhau nên không phải tam hợp nào cũng là hợp mà trong đó còn ngầm chứa điều xấu (ví dụ như xét cụ thể tương khắc giữa Thiên Can - Thân Mạng - Địa chi) Mặc dù Địa chi Tam hợp nhưng Thiên can và Thân mạng khắc hành cũng khó viên mãn. Việc tìm hiểu này còn đang u minh trước nhiều người. Vì vậy kính nhờ chú Thiên Sứ hoặc ACE có am hiểu chỉa sẻ, lý giải giúp thêm để mở rộng đường nhận thức. Trân trọng.
-
BB wolf, anh hahung mến, PC copy bài từ một trang Web khác thì chỉ Copy được chữ con thì mất ảnh? Làm sao khắc phục dc hiện tượng này nhỉ? Thân, -------------------- Phạm Cương Anh di chuột vào phần ảnh, nhấp chuột phải, chọn Properties. Trên bảng hiện ra sẽ có đường link địa chỉ của ảnh. Anh copy đường link, nhấp chuột vào biểu tượng chèn ảnh, paste link vào là xong.
-
Lữ khách thân mến, bạn nên dùng chương trình gõ chữ Unikey để gõ tiếng Việt. Chương trình hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể chọn chế độ gõ Unicode kiểu gõ Telex hoặc VNI. Có gì khó khăn thì cứ trao đổi. Download Unikey tại đây Dạo này Phoenix rất bận nên ít vào diễn đàn. Nếu phải chờ mong bạn vui lòng thông cảm. Chúc vui!
-
Chào bạn Lữ khách, Phiền bạn đổi lại font chữ. Phoenix không đọc rõ được. Thân.
-
Nếu có thông tin của nhà báo Phạm Thị Ngọc Điệp, chú Thiên Sứ có ghé thăm không?
-
Bài này sưu tầm từ website http://tuvinghiemly.com do Haidang - một thành viên tài năng và nhiệt huyết trong làng lý số xây dựng. Mời các ACE quan tâm đến Tử bình cùng "ngâm cứu" và bàn luận. Hình Thức và Chổ Đứng cũa Tứ Trụ Tứ trụ Dương chủ sự cỡi mỡ, thành thật và có sức khỏe. Tứ trụ Âm chủ về kín đáo, mật, cẫn thận và nhiều lý trí. Tứ trụ thuần Dương làm cho đương số rất thẵng thắn, can đãm, đáng tin cậy và dấn thân hết mình cho lý tưỡng. Nhiều người tuẫn tiết, chết vì lý tưỡng đều rơi vào trường hợp này. Họ là những người rất trung thành. Tuy nhiên, có một sự đòi hỏi là phải sinh trong tháng Dương (tháng mùa Xuân và mùa Hè). Những trụ Dương này phãi được xác thực với đầy đũ Dương lực mới có thể phát uy được sức mạnh, uy quyền. Người sinh trong tháng Âm (trụ Dương, nhưng sinh trong tháng mùa Đông, mùa Thu) thiếu sự can đãm đễ đứng ra bão vệ chủ thuyết, lập trường. Dưới đây là thí dụ của một người hy sinh cho cách mạng. Tên tuổi được nêu danh. Tuy nhiên, không ở trong địa vị cao bỡi vì sinh trong tháng Tuất (Âm vì sinh vào tháng mùa Thu) Giáp Tuất Giáp Tuất Giáp Dần Giáp Tuất Tứ trụ thuần Âm là người tính toán, kín mật, cẫn thận và rất dễ thân thiện. Những người này không bao giờ lộ ra bất đồng ý kiến với ai. Luôn luôn giữ sự nhận xét cho chính mình. Và hay hơn nữa là hoạch định kế hoạch và đi đến mục đích mà không làm tổn thương ai. Họ giữ mình trong một khuôn khổ riêng của họ. Tuy nhiên, sự đòi hỏi là phải sinh trong tháng Âm (tháng mùa Thu, mùa Đông). Nếu sinh trong tháng Dương (mùa Xuân, mùa Hè) thì người đó sẽ đôi lúc nóng nãy và rất ích kỹ. Đây là kết quã của sự bất dung hòa trong trụ. Hãy nhớ rằng: tất cã những sự tốt chỉ đến nếu tứ trụ được dung hòa (harmony), ngay cả bản tính của con người. Ví dụ dưới đây là của một vị quan Trung Hoa rất uy quyền. Người này rất thông minh, xão quyệt, nhiều thủ thuật. Suốt đời chỉ dôc tâm đễ được làm vua, và thành công lên ngai vàng, nhưng chỉ được 83 ngày. Không có Dương lực trong trụ, quã là khó có thể ở trên ngai vàng được lâu dài. Kỹ Mùi Quý Dậu Đinh Tị Đinh Mùi Những người có trụ Dương ở ngoài (ở trụ năm và trụ giờ), trụ Âm bên trong (trụ tháng và trụ ngày) là người thích giao du, xã giao, chia sẻ, ân cần chăm sóc, nhưng giữ sự mong muốn cho chính mình. Đây là những người hoạch định rất cẩn thận và hưỡng thụ. Ngược lại, những người có trụ Âm ở ngoài, trụ Dương bên trong thì bề ngoài rất là dể đồng ý cho bất cứ vấn đề gì, nhưng không bao giờ thay đổi thành kiến, ý nghỉ. Đừng bao giờ dụ dổ họ chấp nhận những trào lưu, tư tưỡng mới. Thí dụ dưới đây là của 1 vị quan Tàu quyền lực rộng rãi và giàu có. Canh Thìn Ất Dậu Quý Mão Canh Thân Tứ trụ có sự xen kẽ vị trí của trụ Âm, trụ Dương là người có kỹ luật và trách nhiệm. Họ là người công bằng và sẵn sàng bão hộ cho việc đó khi hoàn cảnh cho phép. Họ cũng kiễm soát bãn thân họ và là người bạn tốt. Đa số những người có cách này đều thành công, và khá giã. Thí dụ dưới là của 1 bộ trưỡng tài chánh Trung Hoa. Rất giàu có và đầy quyền lực. Giáp Ngọ Ất Hợi Canh Thìn Kỹ Mão Môn Tử Bình có nhiều thứ tinh diệu, có thể dùng một cách đơn giản. Trong bài đăng duới đây của Oak_HN, chúng ta thấy danh sách các cặp thiên can và chi phối hợp với nhau là cách khó khăn trong hôn nhân, thuờng là do quan hệ của mình đối với bên chồng hay vợ. Hải Đăng thực chứng cách dùng trụ ngày thấy có xuất hiện 1 trong các cặp ghi ra trong bài của Oak_HN. Tuy nhiên nếu cung vợ chồng trong lá số Tử Vi khá tốt thì sự khó khăn đó có thể thông qua, và hôn nhân cũng đặng tốt nếu đuơng số lập gia đình trể, bị trải qua hoàn cảnh như mô tả. Theo thiển ý, cách khó khăn trong lúc tìm đối tuợng hôn nhân hay cảnh bất ưng trong gia đình thuờng xãy ra khi trụ ngày trúng cách Âm Duơng Lệch Lạc, còn nếu các trụ khác trúng cách đã ghi thì chúng ta không nên vội cho là sẽ bị như vậy. Quan Hệ (relationship): Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Bính Tý, Mậu Dần, Đinh Sửu. Những người có trụ như trên có thể sẻ có bất hòa với bên vợ, bên chồng (in-laws). Hoặc khó khăn tìm được đối tượng. Những trụ này có thể có sự bất hòa trong gia đình đưa đến sự đổ vở. Tình trạng nặng hay nhẹ cũng còn tùy thuộc vào vị trí của trụ và bao nhiêu trụ trên trong lá số tứ trụ. Xấu nhất là trụ ngày có 1 trong những trụ trên (Ngày Âm Dương). Nếu trong trụ có 2 trụ trên hoặc nhiều hơn, và 1 là trụ ngày có thể dẩn đến sự bất hòa với bên vợ, chồng hoặc con ghẻ (step children) thường xuyên. Biết để mà tránh . (Hết)
-
Dưới đây là bài viết của một người nghiên cứu về Tử Bình mà Phoenix sưu tầm. Bài viết trình bày liền một mạch hơi khó xem nên mạn phép tác giả Phoenix đã chỉnh sơ về ngắt đoạn để dễ theo dõi. Mời ACE tham khảo! Luận về danh nghĩa Ấn, Thực, Tài, Quan của người xưa lập nên Từ Tử Bình luận cách cục độc chỉ có lấy 4 vị là: tài, ấn, quan, thực làm đề cương để lập danh nghĩa. Nói rằng: Tạo hoá lưu hành trong trời đất chẳng qua chỉ là âm dương ngũ hành mà thôi. Âm dương ngũ hành tương giao làm dụng chẳng qua chỉ là sinh khắc chế hoá. Nay lấy Giáp Ất là ví dụ, lấy can ngày để luận. Giáp Ất tại ngũ hành thuộc mộc, Giáp là dương mà Ất là âm, như mệnh người sinh được Giáp Ất là nhật chủ thuộc về bản thân vậy. Sinh ta là Nhâm Quí, ta sinh ra là Bính Đinh hoả, khắc ta là Canh Tân kim, ta khắc là Mậu Kỷ thổ thế là tròn vòng 10 can. Sinh ra ta có nghĩa cha mẹ cho nên lập danh là ấn thụ, ấn là ấm mà thụ là được cho vậy, ví như cha mẹ có ân đức thụ ấm cho con cháu, con cháu được hưởng thụ cái ấm phúc đó. Triều đình phân chia quan chức lấy ấn thụ để quản về quan chức. Quan mà không có ấn thì lấy gì làm bằng cứ? Người không cha mẹ thì dựa vào đâu? Lý này chỉ một mà không có hai cho nên gọi là ấn thụ. Ta sinh ra có nghĩa con cháu cho nên lập danh là thực thần, thực là như côn trùng ăn thực vật, ăn thực vật mà no, được ăn thì ích mà bị ăn thì tổn, tạo hoá thành con cháu thì phải nuôi dưỡng, tức nuôi dưỡng là cái đạo làm cha mẹ vậy, cho nên gọi là thực thần. Khắc ta tức là ta bị người chế phục cho nên lập danh là quan sát. Quan là quản mà sát là hại vậy. Ta khắc là người khác bị ta chế phục nên gọi là tài, như người thành gia lập sản cần có thê thất nội trợ nên gọi là thê tài. Bốn cái đó các thuật gia lập danh nghĩa đại lược,sát thì gần ở thân mà khắc cách ở vị, tạo hoá ưa sinh mà ghét sát ấy là lý tự nhiên, trong khoảng âm dương theo loại âm dương phối hợp mà mọi cái đều có cái lý để tồn tại. Sinh ta, ta sinh như Nhâm sinh Giáp Quí sinh Ất, Giáp thực Bính mà Ất thực Đinh là âm sinh âm dương sinh dương, âm thực âm, dương thực dương là âm dương mỗi cái theo loài của nó, cho nên Giáp ưa Nhâm sinh tử mộc vì tử mộc nuôi trong nước thì qua nhiều năm cũng không bị hoại mà không ưa Quí sinh tử mộc vì tử mộc bị nước mưa dầm nát không qua nổi một năm thì mục nát, Giáp ưa thực Bính, lấy Bính chế Canh thì Giáp được yên thân, không ưa thực Đinh vì Đinh hay làm thương quan làm cho Giáp không thể thành tài, nghĩa của nó là như vậy. Khắc ta, ta khắc như Tân khắc Giáp, Canh khắc Ất, Giáp khắc Kỷ, Ất khắc Mậu là âm khắc dương, dương khắc âm, âm phối dương, dương phối âm là cái lý của âm dương phối hợp, cho nên Giáp lấy Tân là Chính quan, thấy Canh là Thiên quan. Quan thì thích chính mà không thích lệch (ngày nay gọi là làm cấp phó). Chưởng ấn trợ giúp chức vị cũng có cái bất đồng. Giáp thấy Kỷ làm chính thê thấy Mậu là Thiên thê. Vợ thì quí ở chính chứ không quí ở thiên (lẽ) đó là cái lý để phân biệt vậy (người xưa đã rất coi trọng quan điểm một vợ nhưng để đạt cái oai danh trong xã hội là cần thiết có thiên- vợ lẽ, đó là cái rắc rối của loài người vậy). Quan thì sợ bị thương, bị thương ắt là hoạ; tài sợ bị cướp (kiếp), bị kiếp ắt là phân tán; ấn thì sợ tài, tham tài thì phải hại ấn. Thực thần sợ Kiêu (thiên ấn), gặp Kiêu ắt bị đoạt mất (mẹ ghẻ có ưa gì con chồng từ xưa nay), lý này đối với con người thì chỉ có một mà thôi, kẻ học có hiểu được việc đời thì mới nói chuyện được với Tạo hóa vậy. Ngũ hành vận động sinh khắc thì con cái có cái nghĩa báo thù cho cha mẹ, cho nên Giáp Ất sinh Bính Đinh làm con, Giáp Ất sợ Canh Tân nên dựa vào Bính Đinh để khắc chế lại, 10 can và 12 chi lý cũng như thế, tuy động tĩnh khác nhau mà sinh khắc chỉ là một mà thôi, rằng Bắc phương Hợi Tý thủy sinh cho Đông phương Dần Mão mộc, Đông phương Dần Mão mộc sinh cho Nam phương Tị Ngọ hoả. Thổ nhờ sinh vượng ở hoả mà sinh Tây phương Thân Dậu kim, Tây phương Thân Dậu kim lại sinh cho Bắc phương Hợi Tý thủy. Tuy nhiên giữa Hợi Tý có một vị Sửu sau mới tiếp đến Dần Mão, giữa Dần Mão lại có một vị Thìn mới đến Tị Ngọ, giữa Tị Ngọ lại có một vị Mùi mới đến Thân Dậu, giữa Thân Dậu có một vị Tuất thì mới đến Hợi Tý, thổ ở tứ duy mà mà ngũ hành cân bằng là như vậy. Tị Dậu hợp Sửu mà thành Kim cục, Thân Tý hợp Thìn mà thành Thủy cục, Hợi Mão hợp Mùi thành Mộc cục, Dần Ngọ hợp Tuất thành Hỏa cục. Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ lại sinh Kim cứ thế tương sinh mà không dứt. Sửu là Kim kho sinh Hợi Tý mà khắc Dần Mão, Thìn là Thủy kho mà khắc Tị Ngọ mà sinh Dần Mão, Mùi là Mộc kho sinh Tị Ngọ mà bị kim khắc , Tuất là Hoả kho khắc Thân Dậu mà bị Thủy chế. Đông Nam chủ sinh, Tây Bắc chủ Sát đó là then chốt của tạo hóa vậy. Thìn Tuất Sửu Mùi an ở Tứ duy thì kim thủy hoả mộc còn dựa vào mà sinh tàng, Kinh Dịch nói : Thành ngôn hồ Cấn, chung ngôn hồ Khôn đó là công dụng của thổ đối với ngũ hành là lớn lắm vậy. Tổng hợp cả can chi lại mà nói thì Giáp sinh ở Hợi tử ở Ngọ, Ất sinh ở Ngọ tử ở Hợi, tựu lộc ở Dần Mão là Giáp Ất đồng ở Dần Mão vậy.Bính sinh ở dần tử ở Dậu, Đinh sinh ở Dậu tử ở Dần tựu lộc ở Tị Ngọ cho nên Bính Đinh đồng ở Tị Ngọ. Canh sinh ở Tị tử ở Tý, Tân sinh ở Tý tử ở Tị tự lộc ở Thân Dậu nên Canh Tân đồng ở Thân Dậu. Nhâm sinh ở Thân tử ở Mão, Quí sinh ở mão tử ở Thân tựu lộc ở Hợi Tý nên Nhâm Quí Hợi Tý đồng vậy. Mậu sinh ở Dần tử ở Dậu, Kỷ sinh ở dậu tử ở dần tựu lộc ở Tị Ngọ cùng với Hoả đồng vị. Đó là nghĩa con theo mẹ mà vượng mà Thìn Tuất Sửu Mùi đều chính vị của nó do là Thiên can Địa chi tương hợp phối ngẫu sinh khắc chế hoá vượng tướng hưu tù mà có tên là ấn là kiêu là thực là thương là quan là sát là tài là kiếp, hình xung phá bại hư du ám hợp mà biến hóa vô cùng. Từ Tử Bình biết khai phá được lý này nên chỉ luân về tài quan ấn thực, phân chia làm sáu cách mà cái phú quí bần tiện thọ yểu cùng thông của một mệnh người không thể ngoài nó được. Các cách khác cũng không quá thế mà suy ra. Nguyễn Công Nguyên
-
Bài sưu tầm Khám phá mới về Dịch lý & Ngũ hành Nguyễn Cường Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoahọc của nhân loại, khôngcó một lýthuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại ảnhhưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thời gian quá lâu cho bằng thuyết "Ngũhành"!. Lấythí dụ theo luật "Sinh Khắc" của Ngũ hành, thì "Thổ" khắc "Thủy" nghĩa là "Ðất" khắc "Nước". Chẳng cần phải là nhàthôngthái, chỉ với trình độ của người nông phu cũng biết ngay là cógì không ỗn rồi. Nếu hiểu đúng theo nghĩa Khắc là triệt hạ, như "Thủy" Khắc "Hỏa" là "Nước" sẽ dập tắt "Lửa", sẽ đưađến cảnh mộtcòn mộtmất chứ khôngthể ởchung được, thì làmgì cóđược cái nềnvănminh nôngnghiệp nuôisống nhânloại cả mấy ngàn năm! Ðất, dù thuộc bấtcứ loại gì, cũng khôngbaogiờ "Khắc" nước. Ðất với Nước tuy không "Sinh" ra nhau, nhưng coinhưlà "hỗtrợ" lẫnnhau, đất cần nước để làmcho thêm màu mỡ, và nước cần đất để giữcho khỏi bị thấtthoát. Nếukhông, thì làmsao cóthể nói "Ðất Nước" để ámchỉ quêhương xứsở, và nếukhông hợptính vớinhau thì làmsao cóđược cái cảnh "sơnthủy hữutình"! Ðiều đángnói là khôngphải khôngcó ai thấy, mà tráilại, đãcó rấtnhiều người thấy rõ vấnđề sailầm trong quátrình pháttriển của thuyết Ngũhành. Nhưng "Hámiệng thì mắcquai", vì thựctế chothấy vào thời cực thịnh, lýthuyết của nó đã ănsâu, bámchặt rễ vào nềnvănhóa của Trunghoa và các nước liênhệ, đếnđộ coinhưlà vậtbấtlythân. Từ Thiênvăn, Ðịalý, cho đến Yhọc, Võthuật, hay Quânsự, Vănchương, Chínhtrị v.v, đều dùng luật Ngũhành nhưlà kimchỉnam, cơsở chính để giảiquyết mọi vấnđề, dựavào hai luật "Sinh" và "Khắc". Một hay vài cánhân làmsao cóthể thuyếtphục, laychuyển được quanniệm của cả khối người đang tintưởng vào thuyết Ngũhành nhưlà một tínđiều của tôngiáo. Thêmvàođó, vì yếutố quyềnlợi, các Ðạosĩ và Chiêmtinhgia đã cốtình thầnthánhhóa thuyết Ngũhành, biến nó thành bấtkhảxâmphạm, nhằm bảovệ địavị xãhội, nghềnghiệp tươnglai cho mình và concháu nốinghiệp hànhnghề vềsau(1). Từ các lýdo nêu trên, học giả hậu sinh về sau nếu muốn nói ra những sai lầm thì lại không dám, vì sợ bị hiểu nhầm là xúcphạm đến thánh thần, nên chỉ còn có cách là gián tiếp, thêm vào một số lý thuyết mới để bổ túc. Chẳng hạn trong khoa Lịch số và Tửvi, mỗi hành lại cóthêm sáu (6) hành khác, như hànhThủy gồm có: Ðại Hải Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, và Ðại Khê thủy. Theo cách làm như trên, có lợi điểm là dễ được nhiều người chấp nhận, và cũng đỡ bị bế tắc trong vài trường hợp. Nhưng hậuquả thì vô cùng tai hại. Thay vì dứt khoát trở về nguồn gốc căn bản là Dịch lý để giải quyết vấn đề, thì các họcgiả đời sau cứ dùng lối chấp vá tạm thời cho tránh khỏi bị đụng chạm. Kết quả, mầm mống của sailầm lại càngđược che dấu, chồngchất tích lũy theo thời gian như cái khối ungthư, và cho đếnl úc trở thành "vôphương cứuchữa"! Sau một thời gian nghiêncứu về Dịch lý, người viết đã khámphá ra nhiều sai lầm về cănbản của Thuyết Ngũhành, ảnhhưởng khôngnhững tới đời sống của vô số người, mà còn đưa nền văn minh khoa học rạng rỡ, đang lên tộ đỉnh của Trung hoa cách đây khoảng hơn một ngàn năm đếnchỗ thoáihóa, và đivào ngõcụt. Nguyênnhân chính của những sailầm, vôtình hay cốý, cóthể quyvề hai lýdo. Thứnhất, vôtình là vì kiếnthức về khoahọc còn quá sơkhai nôngcạn, hay chưa biếtgì . Thứhai, giữbímật khôngmuốn truyền cho người lạ, vì muốn bảovệ quyềnlợi cho dònghọ hay mônphái. Những gì trong bàiviết này sẽ được trình bày rất là đơn giản và dễ hiểu, nhằm mục đích là giới thiệu bộ môn khoa học tối cổ của nền văn minh nhân loại đến những đọcgiả chỉ biết sơ về Dịch lý. Do đó chắc sẽ còn nhiều thiếu sót, và cót hể không làm hài lòng hết mọi người. Tuy nhiên, người viết sẽ hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp phê bình hầu giúp làmcho sáng tỏ thêm vấn đề. Ðể quý đọc giả tiện theo dõi nội dung, bài viết sẽ lần lượt được trình bày theo các đề mục sauđây: I - Thuyết Ngũhành. a) Nguồn gốc :lol: Lýthuyết II.- Dịch lý cơ bản. III.- Khám phá mới về Dịch lý. a - Ý nghĩa và đặc tính lý hóa của Bát Quáib b - Phươngvị của BátQuái c - Vòng Sinh Khắc của Bát Quái d - Những hệ luận của vòng sinh khắc e - Dự đoán khoa học: Siêu Ánh sáng IV - Kết Luận I - Thuyết Ngũ hành. a - Nguồngốc Khác với Kinh Dịch, nguồngốc hay xuất xứ của Ngũ hành vẫn còn rất mơ hồ, nhất là người sáng tạo ra nó. Theo sách vở ghi lại thì trong KinhThi, thiên Hồng-Phạm Cửu-Trù có mở đầu bằng (1): Sơ Nhất viết Ngũhành..... Cũng một thiên khác là Tiểu-Mân viết dưới thời Chu-U-Vương(722 BC) lại nói về Ngũ-sự trong Hồng-Phạm, và theo giảthuyết tươngtruyền thì cho Hồng-Phạm Cửu-Trù là do Vua Vũ nhà Hạ (2205-2197 BC), nhờ côngviệc trịthủyï nên bắtđược LạcThư, trong có luậnbànvề Cưủ-Hạc Chi-Sự hay 9 việc nên làm, ámchỉ về Cữu Trù. Tuy có tàiliệu nóitrên, nhưng khôngai lạgì chuyện đã xảyra ở Trunghoa suốt hơn hai ngàn năm qua, vôsố sáchvở ngụytạo được viếtra do những bậc hậusinh có dụngý riêngtư, và cóthể không đángtin lắm (1). Dođo,ù dựavào điểmmốc thờigian chắcchắn để đoán thì thuyết Ngũhành xuấthiện trongkhoảng từ thời của ChuDịch (1150 BC) và KinhThi thời Khổng Tử (khoảng 500 BC), vì bằngchứng rõ rệt nhấtlà Chu Dịch không hề nói đến luật Sinh Khắc của thuyết Ngũ hành. Nhiều người vẫnthường nhầm lẫn nếu khôngchịu tìmhiểu, dobởi quánhiều sáchvở "NgụyThư " mêhoặc, khi chorằng thuyết Ngũhành có cơsở từ Dịchlý màra, qua trunggian là Hà Ðồ và LạcThư, còn gọilà TiênThiên và HậuThiên BátQuái! Thậtsự, các bậc hậusinh đã quá tinhkhôn để lồng nó vào trong Dịchlý, và qua các phương tiện dùng Thần Thánh để thuyếtphục, biến nó thành mộtphầntử thiếtyếu của Dịchhọc . Bằngchứng cụthể như đã nóitrên, TiênThiên và HậuThiên BátQuái chỉlà sảnphẩm của các vị họcgiả hậu sinh, ápđặt lên Dịchlý của thuyết Ngũhành, qua hìnhảnh do rùa thần và ngựa thần để tăngthêm tínhthuyếtphục. Ðúnghơn, thuyết Ngũhành đã đóngvaitrò nhưlà một loại cây "Tầmgởi", mớiđầu đâmrễ sốngbám vào cây Dịchlý, rồi từtừ pháttriển mạnh để baophủ, ápđảo và làmlumờ vaitrò của cây chủnhà! Dù xuất hiện vào thời điểm nào thì thuyết Ngũ hành, theo ý kiến chung của các học giả về triết Ðông, là công trình nghiên cứu độclập riêng biệt của nhà thông thái nào đó, và khôngphải sản phẩm trựctiếp có được từ Kinh Dịch mà ra (1). Bằngchứng là thuyết Ngũ hành không hề nói về nguồn gốc, hay giải thích Ngũ Hành bắt đầu từ đâu, và do cái gì sinh ra!?. Còn như nếu chịu ảnh hưởng của lý thuyết Dịch, thì chắcphải là 4 hay 8, chớ không phải 5. có thể tin được rằng, khởi thủy các nhà thông thái chỉ muốn làm côngviệc duy nhất là nghiên cứu các nguyênliệu chính trong thiên nhiên gồm 5 thành phần, đồng thời cũng đưa ra những quy tắc khi kết hợp 2 nguyên liệu lại với nhau. Vào thời cựcthịnh bắtđầu đi lên của Trung hoa lúc bấy giờ, kỹ thuật luyện kim để đúc vũ khí, dụng cụ canh nông để trồng luá gạo, và nhất là xây dựng nhà ở đãc ó rồi, nên chắc phải có nhucầu tìmhiểu, nghiêncứu về đặctính của các vậtliệu cóthể dùngđược trong thiênnhiên. Nói cho côngbằng, ưuđiểm độcđáo trong thuyết Ngũhành nếucó, chínhlà đưara kháiniệm về luật Sinh-Khắc, cơsở chính cho các bộmôn khoahọc kỹthuật của nềnvănminh A¨châu trong hơn hai mươi thếkỷ. Vềsau, trong thời XuânThu và tiếptheo là NhàHán, các họcgiả nhờ amhiểu rõ sựhổtương giữa hai thuyết Dịchlý và Ngũhành, nên ghépvàonhau đểcho thêm nhiều ứngdụng. Ðólà một nhucầu cầnthiết rất hợplý giữa lýthuyết và thựchành. Theo ngônngữ ngàynay là Khoahọc và Kỹthuật. Nhưng, chính vì phải cốgắng chấpnối, phatrộn giữa hai lýthuyết, nên kếtquả đã chora mộtvài sơhở thiếusót khôngthể tránhđược, dobởi kiếnthức khoahọc còn rất hạnhẹp vào thờibấygiờ. Thídụ như khi các nhàthôngthái cốtình dùng NgũHành cho BátQuái, đã đưađến một kếtquả hếtsức nhầmlẫn, mà ngườiviết sẽ phântích rõ trong các trang sau. b - Lý thuyết Nóiđến Ngũhành thì hầunhư đasố đều biết ngay đến 5 loại đặctính của vậtliệu nguyênthuỷ cósẵn trong thiênnhiên: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, và Thổ. Mộtvài họcgiả vềsau này dựavào hiểu biết cósẵn từ Dịch, chorằng NgũHành trên không cónghĩalà 5 nguyêntố thiênnhiên đã kểra. Nhậnđịnh trên chỉ đúng có mộtphần, và có ýnghiã tươngtự như BátQuái trong Dịch. (Nênnhớ là các vị vềsau đã vănminh tiếnbộ rấtnhiều, đồngthời cũng bị ảnhhưởng từ Dịch màra, nên khôngchắc là phảnảnh được ýđịnh banđầu của nhàthôngthái, trongviệc nghiêncứu tìmra thuyết Ngũhành). Lýthuyết chính của Ngũ hành gồm 2 luật về Sinh và Khắc, biểu diễn bằng 2 hìnhvẽ sau: Hìnhvẽ Số 1 SINH: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Một luật phụthuộc cũng quantrọng khôngkém, tuy khôngcó têngọi chínhthức, nhưng được hiểungầm và tuyệtđối tôntrọng là luật "Bảotồn". Mỗi Hành A đều phải sinhra một Hành B, và đồngthời cũngđược sinhra bởi một hành C khác. Tươngtự cho luật khắc, Hành A trên phải khắc một Hành D, và "bị" khắc lại bởi một Hành E. Như vậy, bấtcứ một Hành nào trong NgũHành đềucó liênhệ chặtchẻ như tróibuộc với 4 Hành cònlại. Ðây chínhlà lýdo rõrệtnhất để giảithích, tạisao người phátminh ra thuyết Ngũhành đãphải dùng đến số "Hành" tốithiểu là 5. Các họcgiả từxưa đã biết "Thổ khắc Thủy" là sai, nhưng khôngthểnào sửalại hay điềuchỉnh được, vì giốngnhư hìnhảnh của thuyết con cờ "Domino", nếu một cái ngã thì sẽ kéotheo toànbộ, và kếtquả là cả thuyết Ngũhành sẽ khôngcòn có giátrị gìnữa! Riêng các họcgiả Tâyphương khá nổitiếng amhiểu về Dịch như C. K. Jung, Blofeld (3), v.v, khi nghiêncứu về Dịchlý, cũng chỉ chútrọng đến "BátQuái" và 64 quẻ Dịch, mà khôngmuốn nhắcđến thuyết Ngũhành, kểcả bànvề TiênThiên và HậuThiên BátQuái. Cũng nhân đây xin đưara một chứngminh cụthể sailầm về lýluận trong HậuThiên BátQuái. Các nhàthôngthái chorằng sởdĩ Thiên và Trạch thuộc hành Kim ở hướngTây, vì hướngTây (của Trunghoa ) có nhiều núi nên cho rấtnhiều quặngmỏ kimloại; trongkhiđó ngượclại hướngÐông là biển, nơi các consông đều chảyvề (Chúng Thuỷ Triều Ðông) làmtốt cho câycỏ thảovật, nên thuộc hai quái Lôi và Phong hành Mộc. Giảithích trên nếucóđược là vì các nhàthôngthái thờibấygiờ coi Trunghoa là Trungtâmđiểm của tráiđất. Chúngta cóthể thấyngay lậpluận trên không hợplý chútnào, vì nếu như sống ở những vùng như California, thì núi lại nằm ở hướngÐông và biển thì lại ở hướngTây! Thôngthường trong đasố các bộmôn về khoahọc, nếu muốn tìmhiểu cho rõ nguyênnhân nào, và tạisao đưađến sự sailầm thựctế trong ứngdụng, thì không gì chắcchắn hơn là trởlại nghiêncứu từ cănbản nguồngốc của lýthuyết. Vìvậy, trướckhi đisâu thêmvào chitiết sailầm đáng kể khác của thuyết Ngũhành, tưởng cũng nên trởlại mộtchút với lýthuyết cănbản về Dịchlý. II. Dịch lý cơ bản Trước khi bắt đầu đi vào phần lý thuyết cơ bản, người viết có một trắc nghiệm nhỏ sauđây: Trong 6 hình vẽ biểu tượng cho Âm Dương (hay Lưỡng Nghi) trong khoa DịchLy, thì hình nào đúng nhất, và lýdo tạisao? Sở dĩ có câuhỏi nêutrên vì theo nhậnxét của ngườiviết, hầunhư các sách đã xuấtbản về Dịch hay các bộmôn "Khoahọc Huyền Bí", đều cho in hình nóitrên mộtcách tùytiện theo quanniệm sởthích cánhân, hơn là dựavào sựhiểubiết rõ về Dịch. Câutrảlời giảithích lýdo sẽ được viết trong những trang sau, khi bànvề luật SinhKhắc của BátQuái. Theo đồhình tómlược sauđây, thì Dịchlý chorằng khởithủy vũtrụ là một "Thể" duynhất gọilà Tháicực (hay Ðạo). Tháicực, do một Nguyênnhânkhởi nàođó (Hãy cholà Thượngđế ?) bị "Ðộng"hay "Dịch", nghĩalà do bị chuyểnđộng (theo ngônngữ khoahọc ngàynay, cóthể cho đólà "Big Bang", hay vụ nổ đầutiên khaisáng ra vũtrụ), sinhra "LưỡngNghi" là hai trạngthái đốinghịch nhau, còn gọilà "ÂmDương". Tiếptục nhưvậy để sinhra 4, gọilà "Tứ Tượng", rồi sinhra 8 gọilà "BátQuái". Trên mặtlýthuyết các diễnbiến trên sẽ tiếptục cho đến vôhạn. Nhưng trên thựctế thì các họcgiả hay nhàthôngthái nào phátminh ra Dịch, với kiếnthức cáchđây gần 5000 năm, cholà không cầnthiết và tạmđủ để làmthành những biểutượng cho vũtrụ vạnvật rồi! Hìnhvẽ số 2 Như đồhình trên cho thấy, với kiếnthức khoahọc còn phôithai của thờibấygiờ, các nhàthôngthái chỉ tìmthấy có NgũHành lại đem ápđặt vào cho BátQuái, nên buộcphải dùng 3 chỗcó 2 quái cùngchung một hành. cóthể nói đâylà một viphạm trầmtrọng tính "Bìnhđẳng" trong thiênnhiên, vì mỗi quái trong BátQuái đềucó những đặctính riêngrẻ và độclập vớinhau. Ngoài kháiniệm về nguồngốc của vũtrụ và sựthànhhình BátQuái, Dịchlý còn đưara giớithiệu những đặctính cơbản về vậtlý của ÂmDương, mà vềsau các nhànghiêncứu ứngdụng quá quenthuộc để gọilà "ÂmDương Học" thay cho từ "Dịchhọc". Những đặctính vậtlý cơbản của ÂmDương đượchiểu nhưlà "Quyước" do sựđồngý của những người phátminh ra KinhDịch và các nhànghiêncứu vềsau, dựa hoàntoàn vào 8 đặctính thuầntúy của BátQuái. Xin nhắclại ởđây, các nhàÂmDươnghọc vềsau đã thêmvào những đặctính phụ để thỏamãn cho nhucầu ápdụng Dịchlý trong các lãnhvực khác, như Dương là Nam, là Thiện, còn Âm là Nữ, là A¨c, v.v (9, 10). Tám dặctính vậtlý cơbản là: Dương : Sáng Nhẹ Nóng Nhanh Âm : Tối Nặng Lạnh Chậm Nếu sắplại theo hàngngang như hìnhvẽ số 2, mỗi đặctính trên cũng làm biểutượng lýtính của BátQuái nhưsau: Nhóm Dương Nhóm Âm . Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Ðịa Sáng Nhẹ Nóng Nhanh Chậm Lạnh Nặng Tối Ðiều nhậnxét đáng chúý ở BátQuái trên là tínhđốixứng của các quái về hìnhthức lẫn nộidung. Về nộidung baogồm cả lýtính thì có Thiên với Ðịa, Sơn với Trạch, Hỏa với Thủy, và Phong với Lôi. Còn về hìnhthức thì cả hai nhóm đốixứng vớinhau qua trụcchính nằm giữa hai quái Lôi và Phong, cũnglàvùng chuyểntiếp giữa hữuhình và vôhình. Nếu bênnày là vạch (hay Hào) Dương, thì vạch bênkia sẽ là Âm, hay ngượclại. Những gì vừa trìnhbày ở trên là lýthuyết cơbản nguyênthủy và đúngnhất của Dịchlý. Cònlại, tấtcả những ápdụng khác của Dịch do các đời họcgiả vềsau "phátminh" thêmra, như TiênThiên và HậuThiên BátQuái, BátQuái Ðồhình dùngcho việc bóitoán (2, 4), đềulà do hậuquả của sựkếthợp và suydiễn từ Ngũhành màra, và vìvậy khôngthể tránhkhỏi những sailầm trong nhiều trườnghợp. III - Khám phá mới về Dịch lý. a - Ýnghĩa và đặc tính lý hóa của Bát Quái. Như đã nóitrên, vì kiếnthức về khoahọc còn rất nôngcạn của các nhàthôngthái cáchđây cả mấy ngàn năm, nên trongviệc đặttên và diễndịch Y¨nghĩa BátQuái đã bị ảnhhưởng rấtnhiều, nhấtlà dobởi thuyết Ngũhành. Tuy tôntrọng têngọi nguyênthủy của BátQuái, nhưng ngườiviết xin dùng những từ thuộc 8 "Hành Mới" (tính lý hóa) để bổtúc cho mộtsố quái, theo cách xếpđặt nhưsau: BátQuái: Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Ðịa 8 Hành : Sóng Khí Nhiệt Âm Mộc Thủy Kim Thổ Hìnhvẽ số 3 Ngoài những Quái có "Hành" quenthuộc, còn mộtsố các "Hành Mới" khác sẽ được giảithích sau: Sơn thuộc hành Kim: Kim theo nghĩahẹp là kimloại do từ các quặngmỏ ở trên vùngnúi hay caonguyên. Nghĩarộng là cho các vậtliệu có chung đặctính cứngrắn, bởivì cấutạo của núiđồi đasố cũnglàdo đất đá cứng nên mới vươncao được. Nóitheo hìnhtượnghọc cho dễhiểu, thì ngàynay các caoốc chọctrời cóthể ví nhưlà núi (hay Sơn theo khoa PhongThủy), vì phải dùng đặctính cứngrắn của bêtông cốtsắt mới chịuđược. Ðây cũng chothấy sailầm của của những nhàthôngthái khi muốn "épduyên" BátQuái cho Ngũhành. Chẳng là vì Thổ, Thủy, Mộc và Hỏa chiếm hết 6 quái rồi, nên phải dùng hành Kim thuộcvề nhóm hữuhình, cho cả Thiên và Trạch thuộc nhóm vôhình. Lôi theo nghĩahẹp là sấmsét, nhưng nghĩarộng là chấnđộng hay cụthể hơn là âmthanh. cóthể là do các nhàthôngthái dùng hìnhtượnghọc, mượn hìnhảnh của "sấmsét" cho dễ hiễu. Diễndịch sailầm nếucó của lớp hậusinh vềsau là khôngchịu tìmhiểu, hoặcgiả có hiểu thì cũnglàmột thiểusố rất ít. Ngay Ðức Khổng Tử gần cuối đời cũng phải thúnhận là còn hiểu sailầm về Dịch (5). Ðiều chắcchắn là thờiđó, kháiniệm khoahọc về "Aâmthanh" còn rấtlà trừutượng và mơhồ. Hỏa nghĩahẹp là lửa, nghĩarộng là A¨nhsáng hay nhiệtnăng, theo cáchgiảithích tươngtự nhưtrên. Trạch là Quái hoàntoàn bị hiểunhầm nhiềunhất vì đasố các sách về Dịch cholà tượng của "aohồ". Cáisai thấy rõ vì Trạch thuộc nhóm Dương vôhình, mà aohồ lại là vật thấyđược thuộc nhóm hữuhình. Hơn nữa, điềuvôlý là khi nóiđến aohồ thì phảicó nước hay liênhệ đến hành "Thủy" trongđó. Mộtsố sách sau này dùng tượng "hơinước" (4) cólý hơn mộtchút, nhưng vẫn chưađạt ý. Ðúngra, Trạch ámchỉ tổngquát các loại chất "Khí" có trong thiênnhiên, mà lúcbấygiờ các nhàthôngthái chưa biếtgì cả, ngoạitrừ khôngkhí để thở và các loại "Hơi" chora mùi cóthể ngửi được. Nên nhớ, khi gọilà Trạch với nghĩa tổngquát ámchỉ cái "cửakhẩu" hay chỗ "bị lỏmxuống", thì các nhàthôngthái cũng đãcó kháiniệm mơhồ về một khoảngtrống có chứa vậtthể vôhình vôsắc nàođó. Thiên ýnghĩa là "Trời", biểutượng cho cáigì siêunhiên vôhình vượt qua mọi sựhiểubiết của conngười vào thờibấygiờ, tuy các nhàthôngthái thỉnhthoảng vẫn cảmnhậnđược "Có cáigì đó"ù ảnhhưởng khôngít tới thểxác của họ. "Sóng" là hành của "Thiên", baogồm tấtcả mọi loại sóng từtrường có trong khônggian, các tiaphóngxạ, tiatửngoại, hay các loại "Siêu A¨nhsáng" có vậntốc nhanh hơn A¨nhsáng bìnhthường (sẽ được chứngminh bằng lýthuyết ở cuối bàiviết) mà trìnhđộ khoahọc của conngười cho đếnnay vẫn chưa tìmra được. Nhìnvào đặctính lýhóa của TứQuái thuộc nhóm dương, rõràng là Phục Hy hay nhàthôngthái nàođó khi phátminh ra BátQuái, đã vôtình đưara những kháiniệm rất cơbản về sựtraođổi giữa Vậtchất và nănglượng trong khoa Vậtlýhọc hiệnđại! Chỉ tiếcrằng các họcgiả Trunghoa vềsau vì khônghiểu hay vì muốn giữbímật làmcủa riêng, nên hậuquả là cáihọc chânchính về Dịch đã bị thấttruyền. Trình Dy (2), một họcgiả nổitiếng đời NhàTống đã nói như vậy, cáchđây gần cả ngàn năm. Theo sách thamkhảo (4), hai bộ "LiênSơn" và "QuyTàng" nói về Dịch đã bị mấtluôn khôngbiết nộidung như thếnào, chỉcòn bộ "Chu Dịch" chuyên về 64 quẻ thuộc khoa Bốcphệ hay Bóitoán! b - Phương vị của Bát Quái Như đã nói trong phần trước, ưuđiểm độcđáo của thuyết Ngũhành là đưara kháiniệm về luật SinhKhắc, mà ứngdụng khởithủy chínhlà dùng phươnghướng để định vịtrí tiêuchuẩn. Như trong hìnhvẽ số 1 trên, chúngta đã thấy thuyết Ngũhành có vấnnạn, vì chỉ có 5 thànhphần cho 4 hướng chínhlà ÐôngTâyNamBắc, nên đãphải nhờđến BátQuái để rồi từđó lại chora hai "phósản" là TiênThiên và HậuThiên BátQuái, dẫn dắt hậusinh vào chỗbếtắc! Hìnhvẽ Số 4 Hãy tạm quên Ngũhành, TiênThiên và Hậu Thiên, để trởvề với lýthuyết cơbản của Dịchlý. Muốn định vịtrí tiêuchuẩn phươnghướng cho BátQuái, thì cách haynhất là truy nguyên từ nguồngốc sinhra nó tức là "Tứ Tượng" gồm Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, và Thái Âm. Ơûđây ngườiviết muốn nhấn mạnh đến sự trùnghợp rõ rệt giữa "Tứ Tượng" cho "Bốn Phương" chính, và "BátQuái" cho "Tám Hướng" kểcả 4 hướng phụ. Bắtđầu bằng 4 hướng chính dùng "Tứ Tượng" như hìnhvẽ số 4 trên, chothấyngay tên gọilà Tháidương biểutượng cho mặttrời hay A¨nhsáng thuộcvề banngày, phải nằm ở hướngÐông là hướng mặttrời mọc. Ngượclại cho Thái Âm, tượng cho mặt Trăng hay ban đêm, phải ở hướngTây là lúc mặttrời lặn. Cònlại suyra Thiếu Dương, hay Dương ít nghĩalà Âm phải nhiều, ámchỉ cáilạnh nhiềuhơn nên đóng ở phươngBắc, và dođó ngượclại Thiếu Âm chỉ cái nóng nhiềuhơn, nên phải ở về vịtrí phươngNam, hướng về đườngxíchđạo. Bốnphương chính đã được định vịtrí tiêuchuẩn đúng rồi, thì trong tiếntrình chora BátQuái, 4 hướng chính đó sẽ trởthành "Thiên" dành cho hướngÐông, "Ðịa" hướngTây, "Thủy" hướngBắc, và "Hỏa" ở hướngNam. Sau khi bốnphương chính được địnhvị cho bốn quái rồi, các quái cònlại theo thứtự suyra cho bốn hưống phụ. c - Vòng sinh khắc của Bát Quái Vòng tương sinh của Bát Quái khởi đầu bằng hệluận tầmthường sauđây của Lão-Tử giảithích về nguồngốc của vũtrụ, mà khoahọc ngàynay cũng đưara giảthuyết gần giốngnhư vậy! Ðó là: "Ðạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinhra Vạnvật". Ðâylà Lão-Tử muốn nói, Tháicực sinhra LưỡngNghi hay cả vũtrụ nên gọilà Thiên (Trời, số Một theo thứtự của thuyết Tamtài). Thiên sinhra Ðịa (số 2) ámchỉ các tinhtú hay tráiđất. Ðất sinhra vạnvật baogồm Nhân, thứtự số 3, hay nghĩarộng hơn là hào thứ ba sinhra BátQuái, baogồm cả vạnvật trên tráiđất. Vậy thì "Ðịa" hay tráiđất sinhra vạnvật theođúng diễntiến thứtự của luật BátQuái tươngsinh (mũi tên trong hìnhvẽ số 3), và khoahọc hiệnđại đã chứngminh mộtcách tươngtự rõràng những diễntiến nhưsau: Thiên Sinh Ðịa Ðầu tiên, trời hay vũtrụ sinhra các hànhtinh kểcả tráiđất là chuyện đươngnhiên, khôngcógì khó hiểu. Ðịa Sinh Sơn (hành Kim) Như đã giảithích ở trên, Sơn thuộc hành Kim: Tráiđất lúc mới vừa thànhhình là một khối cầulửa rất nóng, khi bắtđầu nguội dần thì mặt đất bị corút lại và tạothành lồilõm. Chỗlồi là núi, lõm là thunglũng hay đồngbằng. Vậy Sơn do từ Ðịa mà sinhra là điều hợp lý, khôngcòn gì phải thắcmắc. Sơn (hành Kim) Sinh Thủy: Sơn là núi trên caonguyên lạnh nên là nơi tíchlũy băngtuyết. Tuyết tan thành nước chảyxuống đồngbằng thành sông, và cuốicùng là ra biển. Dù những vùng khôngcó nhiều tuyết thì nước mưa trên cao cũng chảyxuống thấp làmthành sông hay suối. Luật khoahọc thiênnhiên đã được chứng minh, tấtcả các consông đềucó nguồn phátxuất từ các vùng caonguyên. Luật này còn nhấn mạnh đến lýtính của Chất Lỏng là luôn luôn chảy từ cao xuống thấp. Có sách theo thuyết Ngũhành đã giảithích vì "Kim Khí" lạnh nên hơi đọnglại mà sinhra nước. Giảithích nhưvậy rấtlà gượngép và thiếusót, vì hơinước cũng đọnglại trên câycỏ đểchora nước! Nguyênnhân cóthể là do bị các "NgụyThư" đánhlừa, hoặc các hậusinh Nhohọc thời XuânThu muốn giấunghề "Trị Thủy" của Vua Vũ(?) Thủy Sinh Phong (hành Mộc): Nước nuôi dưỡng sinhra cây cỏ, nhưng đồngthời cũng chora hơinước tạothành gio.ù Gió chỉ chothấy hiệuquả khi gặp vậtcản để sinhra chuyểnđộng. Và ngượclại, nếu vật chuyểnđộng thì lại chora gió! Dođo,ù Quái Phong ởđây ámchỉ cả hai nghĩa thựctế và trừutượng. Vừa thuộc hành Mộc là câycỏ thuộcvề quái cuốicùng ở biêngiới của nhóm Âm hữuhình, nhưng đồngthời cũng chora gió, đóngvaitrò trunggian chuyểntiếp đến quái "Lôi" thuộc nhóm Dương vôhình. Ðây mới thấy cái ẩný của các nhàthôngthái, đã không gọi quái "Phong" là quái "Mộc". Phong Sinh Lôi (Aâmthanh) Chínhlà biêngiới của sự chuyểntiếp từ hữuhình qua vôhình. Gió gặp vậtcản tạora chấnđộng hay rungđộng, rồi từ sựrungđộng lại phátsinhra âmthanh. Dựavào nguyêntắc trên mà các nhàthôngthái thờicổđại bên Trunghoa đã phátminh ra câysáo, một loại nhạckhí cổxưanhất trên thế giới vẫncòn dùngcho tới ngàynay. Nhắclại ởđây, nhàthôngthái đãphải dùng đến hìnhtượng cụthể là "sấmsét" (hay Lôi) cho dễhiểu vì ai cũng thấyđược. Nên hiểurằng "Lôi" ởđây không chỉ cónghĩa là sấmsét, mà còn cónghĩa tổngquát hơn là chấnđộng. Ðiều chắcchắn là Nếukhôngcó hơinước tạora gió thì khôngcó mây hay mưa, và nếu khôngcó mây bão thì cũng khôngcó sấmsét! Lôi Sinh Hỏa Chấnđộng mạnh thì dể sinhra sựcọsát và chora Nhiệt. Nhiệt tíchlũy nhiều thì phátHỏa, và đólà nguyêntắc để tạora lửa không thayđổi từxưa đếnnay. Nhân tớiđây, cũng nên nhắclại thuyết Ngũhành nói "Mộc sinh Hỏa", với lời giảithích gỗ cháy chora lửa, là không hoàntoàn đúng! Gỗ không tựnhiên mà cháy nếu khôngcó trước mồilửa, nghĩalà tựnó không sinhra lửa. Thídụ như trong thiênnhiên, những vụ cháy rừng là do sétđánh, đúngnghĩa của "Lôi" màra, và các hỏadiệmsơn do chuyểnđộng xungsát của các tầng nhamthạch, baogiờ cũng bắtđầu phunlửa bằng các cơn địachấn đitrước. Còn về mặt nhântạo thì ngay cả dùng cáibậtlửa, cũng cần phảicó tácđộng banđầu do sựđánhdiêm hay cọsát mạnh vào viênđálửa. Ngoàira, do hai quái trên hoàntoàn nằm trong vùng vôhình thuộc phạmvi tinhthần, nên còn đượchiểu theo nghĩabóng. Thídụ như âmnhạc cóthể làmcho conngười cảmthấy kíchđộng mạnh lên, phấnkhởi nhảymúa tưngbừng. Hoặclà, khi hai quyềnlợi tranh dành đụngchạm mạnh, thì tấtnhiên phải xảyra cảnh chiếntranh máulửa!. Hỏa Sinh Trạch Lửa thiêuđốt vật chora khói hay các chất "Khí" theonhư phảnứng hóahọc. Lậpluận của Ngũhành cho Hỏa Sinh Thổ là sailầm, bởi khôngphải lúcnào lửacháy cũng chora trothan, thídụ như dầulửa hay khíđốt. Về phươngdiện tinhthần, khi tâm cuồngnhiệt hay nóngsốt đammê về chuyệngì, thì các chất kíchthíchtố (Hormone) ở nãobộ tất sẽ pháttiết ra, và làmcho conngười dễ chìu theo dụcvọng hay sởthích cánhân. Vìvậy, quái "Trạch" còn cónghĩa là làmcho hàilòng, hay vuilòng và chìuchuộng theo đốitượng v.v. Nên nhớ là hành "Khí" ở quái "Trạch" này còn baogồm luôncả ý¨nghĩa "ThầnKhí" hay "Khícông" của yhọc và võthuật. KhoaTâmsinhlý đã chứngminh rõ là tấtcả đều do phảnứng hóa của các chất kíchthíchtố lên trên hệthầnkinh nãobộ! Trạch Sinh Thiên Trạch hành "Khí", theo nghĩarộng baogồm tấtcả các hóachất vôhình vôsắc trong vũtrụ, cuốicùng cũng kếthợp và tácđộng lẫnnhau dưới bất kỳ hìnhthức nào, đểchora nănglượng và thường là dưới dạng "Sóng". Chẳnghạn khi conngười suy nghĩ hay tính toán là lúc các sóng não làm việc chora tín hiệu, dobởi phảnứng dây chuyền của các hóachất trong nãobộ. Nhưng quantrọng hơn hết, Quái Thiên cuốicùng còn là biểutượng cho trí khôn hay sự thôngminh caocấpnhất mà loàingười cóthể cóđược trong một tươnglai vôhạn. Biểuđồ dướiđây chothấy hai vòng BátQuái Sinh và Khắc: Nhìnvào biểuđồ bêntrái của hình số 5 chothấy diễntiến của vòng BátQuái Tương Sinh, và cũngla øcâutrảlời đúngnhất cho 6 hìnhvẽ biểutượng cho LưỡngNghi hay ÂmDương. Hình đánh số 1 đúng cho khuvực Bắcbáncầu, và số 4 đúng cho ai sống ở miền Nambáncầu. Trướckhi tiếptục giảithích vòng Tương Khắc, biểuđồ bênphải trong hình số 5, xin nhắclại mộtsố quyluật về SinhKhắc của BátQuái rất phùhợp với khoahọc thựcnghiệm ngàynay. Chẳnghạn theo luậttựnhiên, cùng loài thì "Sinh" ra nhau, khác loài mới "Khắc" nhau. Chỉ các quái thuộc nhóm Âm mới "Sinh" ra quái Âm, và cũng tươngtự cho các quái thuộc nhóm Dương, trừ trườnghợp duynhất phải chuyểntiếp giửa hai quái "Phong" và "Lôi" ngay biêngiới của hai nhóm ÂmDương. Tươngtự cho vòng "Khắc", chỉ có quái thuộc nhóm Âm mới khắc quái ở nhóm Dương, hay ngượclại. (Xin nhắcthêm ởđâylà trong khoaTửvi đã ápdụng rấtđúng nguyêntắc trên. Mệnh Dương đóng ở cung Dương tốt hơn ở cung Âm, hay ngượclại) d) Vòng Khắc của BátQuái Theo hìnhvẽ bên tay Phải của biểuđồ số 5 : Thiên Khắc Phong Ðây muốn nói các loại sóngphóngxạ, các tiatửngoại hay tia "X" đềulà khắctinh của câycỏ sinhvật, kểcả conngười (thểxác và hìnhdạng conngười nói chung được coi như hành Mộc, ý chính và là nghĩa phụthuộcvề phần hữuhình của quái Phong). Về Y¨nghĩa thuộc dạng chuyểntiếp qua phần vôhình là "Gió" hay giông bão, thì chỉ có các loại sóng nhiệtnăng làm thayđổi nhiệt độ nóng hay lạnh của vùng có gió điqua, và kếtquả sẽ làm tanbiến đi luồnggió. Một ứngdụng thựctế vôtình trùnghợp, là hiệnnay các nhà khoahọc đang thử dùng các tia "Laser" cựcmạnh để bắn vào tâm các trậncuồngphong, nhằm hóagiải sứcmạnh hay cóthể phátan luôn trungtâmbão mới thànhhình. Phong Khắc Trạch Có hai nghĩa được giảithích nhưsau: Bấtkỳ các loại "Khí" nào cũng sẽ bị "Gió " thổi làm tanloãng đi. Thídụ khí chứa trong các bìnhkín bị mở nắp thônghơi, hay các nhà hầmkín được mở cửa cho gió vào làm thoángkhí. Nghĩa thứhai, các loại rễcây khi pháttriển sẽ chiếmdần các khoảngtrống (Y¨nghĩa của quái "Trạch" đã nóitrên) trong đất, và dĩ nhiên là đẩy chất khí đi rangoài. Trạch Khắc Thủy Kháiniệm đầutiên là các bọt khí trong chất lỏng hay hơinước bốc lên sẽ làm khô cạn nước hay chất lỏng đó. Y¨ chínhlà nếu chất lỏng tiếp xúc với một khoảngtrống thì sẽ bị hao tổn vì chảy thoát ra đó. Thídụ như một bình chứa nước bị đục một lổ hổng. Nhânđây cũng nhắclại chuyện các nhàthôngthái khi xưa, do nhìn thấy nước chảy trên mặtđất bị hút mất, nên cholà Thổ Khắc Thủy! Thậtsự như khoahọc chứngminh, nước hay chất lỏng bị mất vào lòng đất là vì chảy thấmvào các khoảngtrống li ti (Trạch) giữa đất cát mà thôi. Thủy Khắc Hỏa Ðiều này ai cũng biết rồi, và cũng đúng hoàntoàn theo thuyết Ngũhành, xinmiễn nói thêm. Hỏa Khắc Sơn. Theo nghĩa đen trong thuyết Ngũhành, vì Sơn thuộc hành Thổ, và lại cho Hỏa Sinh Thổ, nên suyra "Lửa Sinhra" hay làmlợi cho rừngnúi là điều nhầmlẫn hoàntoàn! Lửa Thậtsự mới chínhlà khắctinh của núi. Các vụ cháy rừng đã làmthiệthại cho núi nhiềunhất, kểcả lửa phunra từ hoảdiệmsơn. Các kiếntạo về cầu hay caoốc cũng rất ngại bị rỉsét, một hiệntượng oxýt hóa hay còn gọilà "cháy ngầm". Dođó, nghĩabóng thứhai của Sơn thuộcvề hành Kim, chora Hỏa khắc Kim là đúng với thựctế. Sơn Khắc Lôi Cũng dễhiểu như trong thựctế chothấy, núi hay các bức tườngthành cao (hìnhtượng thaythế cho Sơn), đềucó công dụng chống và cản lại tiếngđộng hay âmthanh. Ngoàira, một ứngdụng khác là các cột thulôi bằng kimkhí (xin nhắclại, Sơn thuộc hành Kim theo BátQuái) trên caoốc hay nócnhà cũng có khảnăng "triệttiêu Thiênlôi" nếucó! Lôi Khắc Ðịa Chỉcó những chấnđộng mạnh trong thiênnhiên như độngđất, bãolụt, hay nhântạo như bommìn hoặc các má móc có độngcơnổ, mớicó đủ sứcmạnh để làmcho đất sụplở hay bị dờiđi màthôi. Trườnghợp thuyết Ngũhành cho "Phong" hay gió thuộc hành Mộc khắc thổ, với lậpluận gió thổi làmcho đấtcát bayđimất là quá gượngép. Ðúngra, chỉ có các trậnbão lớn hay cuồngphong mới thổi đấtcát bayđi được, và nên nhớ là các trận cuồngphong baogiờ cũng chora những âmthanh chấnđộngmạnh như độngđất. Ðịa Khắc Thiên Lậpluận cuốicùng này cóthể làmcho khóhiểu mộtchút, bởivì trong vòng Sinh thì Thiên Sinh Ðịa, mà trong vòng Khắc thì ngượclại!. Xinnhấnmạnh, Ðịa ởđây không trựctiếp khắc Thiên mà phải qua trunggian chínhlà Nhân hay loàingười. Do những tiếnbộ mà nềnvănminh khoahọc kỹthuật mangđến, giúp conngười khắcphục thiênnhiên, cưỡngchốnglại "mệnhtrời", hay hủydiệt hesinh thái của vòng khíquyển ozone, đều đượchiểu nhưlà "Khắc Thiên". Vậy thì hai đầ mối cựcđiểm của BátQuái là Thiên và Ðịa, cuốicùng lại phải gia hợp nhau trong cái chukỳ tuầnhoàn "Sinh và Khắc" đó, để duytrì cán ân quânbình của tạohóa. Trongđó, yếutố quantrọng hàngđầu, vẫnlà phảicó phần "Nhân" hay conngười, để chutoàn côngviệc! d) Những hệluận của vòng BátQuái Trong biểuđồ của hai vòng Sinh và Khắc (hình số 5), nếu để ý thì thấy vòngSinh có sựquânbằng và điềuhòa cả hai bên vùng ÂmDương. Về hìnhtượnghọc, đườngchuyểntiếp giữa quái Phong qua Lôi giốngnhư dạng của một lànsóng êmdịu, hàihòa và thuậnlợi. Trongkhi vòngKhắc có dạng mũinhọn giaođộng và không đồngđều, giốngnhư biểuđồ của một vụnổ hay cơnđịachấn, sẽ tạora cảmgiác khóchịu vì có tínhsátphạt hay khôngđược vừalòng. Cũng trong vòng Sinh nóitrên(xem hình số 5), nếu nốiliền trọngtâm của hai nửa báncầu nhỏ, do đường chuyển từ quái Thủy qua Phong trong vùng Âm (Ðen), và quái Lôi qua Hỏa trong vùng Dương(Trắng), sẽ hợpvới trụcthẳng đứng Thủy-Hỏa một góc gần bằng 23° 27(7), chínhlà độnghiêng của tráiđất. Khoahọc đã chứngminh rằng nếu tráiđất không nghiêng một gócđộ nhưvậy thì thờitiết sẽ khôngcó 4 mùa, và cóthể tráiđất đã là một hànhtinh chết, làmgì cóđược sinhvật và conngười như ngàynay. Vậy suy luận mộtcách cụthể hơn, hai quái chuyểntiếp giữa Phong, hành Mộc thuộc vùng Âm hữuhình biểutượng cho thểxác, và Lôi hành Âm, thuộc vùng Dương vôhình hay tinhthần, chora conngười thuộc phần Nhân, giữa Thiên và Ðịa trong BátQuái. Xinnóithêm cho quývị đã biết nhiều về Dịchlý, tạisao các nhàthôngthái đã ghép hai quái lại thành quẻ "Lôi Phong Hằng" ở ngay giữa 64 quẻ, tượng cho nhânduyên hay đạovợchồng (9). Nếukhôngcó sựgiaodu giữa Âm và Dương đó, thì chắclà khôngcó thếgiới loàingười! Theo chukỳ của vòng "Sinh", từ khởiđiểm là Thiên sinh Ðịa, rồi cuốicùng là trởvềlại Thiên, đã ngầmchứa một kháiniệm "vạnvật đồngnhất thể" của nềntriếthọc Ðôngphương. Phải chăng đó cũnglàmột tiềnđề cho thuyếtLuânhồi của Phậtgiáo saunày(?) Trong vòng "Sinh và Khắc", baogiờ cũngcó một sựliênhệ chặt chẽ nhưsau: Nếu "Thủy" khắc "Hỏa" và "Hỏa" sinhra "Trạch", thì "Trạch" sẽ khắc lại "Thủy". Tươngtự cho tất cả, "Lôi" khắc "Ðịa", thì "Ðịa" sinhra "Sơn", để "Sơn" khắc lại "Lôi",v.v. Ðây cóthể coinhưlà hiện tượng "Trả thù" theo tâmlý conngười, hay "Bảotồn" của thiênnhiên, hay nóitheo triếtlý NhàPhật là luật "Nhânquả" . e) Dựđoán khoahọc: SiêuÁnhsáng. Dựavào mô hình BátQuái, ngườiviết muốn đưara một dựđoán khoahọc trongviệc tìmra loại siêuánhsáng có vậntốc lớn hơn ánhsáng hiệnnay (v = 300.000 km/giây). Tuynhiên, trướckhi nói chuyện tươnglai, thì cũng nên ônlại chút qua khứ để coi như một kinhnghiệm thựctế. Chỉ mới cáchđây hơn nửa thếkỷ trởvềtrước, mọingười đều thấy vậntốc của Aâmthanh là nhanhnhất, mà tấtcả các máymóc nhântạo hay trong thiênnhiên khônggì bằngđược (trừ A¨nhsáng). Nên mới có câu "Một lời nóira, thì bốn ngựa đuổitheo cũng khôngkịp". Trong tiếntrình sinhtrưởng của BátQuái, "Lôi" tượng cho âmthanh, và kếđến là "Hỏa". Dĩnhiên, ởđây quái "Hỏa" khôngnhững ámchỉ ánhsáng, mà còn tượnghình cho nguyêntắc về hỏatiển hay máyphảnlực. Hai vạch Dương ở ngoài cứng giốngnhư lớp vỏ baobọc bênngoài, và vạchâm ở giữa nhưlà khoảngtrống để nhiênliệu cháy phunra ngoài. Kếtquả cho thấy, chỉcó các độngcơ phảnlực mớicó đủsức đưa vậtthể dichuyển nhanh hơn vậntốc âmthanh. Ánhsáng thiênnhiên theo giảithích của khoa Vậtlýhọc hiệnđại, được tạothành bởi những hạt quangtử (Photon) dichuyển theo dạng hìnhsóng có chukỳ (oabc) như trong hìnhvẽ số 6, và có vậntốc theo trụcđườngthẳng là 300.000 km/giây trong chânkhông. Bây giờ, nếu xétvề mặt lýthuyết hìnhhọc, giảsử các hạtsóng quangtử nhờ bị thuhút một nănglượng cựcmạnh nàođó, dichuyển theo đườngtắt ngắnhơn (oa-bc), thì chắcchắn vậntốc theo trục đường thẳng phải nhanh hơn bìnhthường, nghĩalà nhanh hơn vậntốc A¨nhsáng thiênnhiên! Sởdĩ ngườiviết dựđoán điều nóitrên là nhờ dựavào hìnhtượng của BátQuái. Quái "Hỏa" tượng cho A¨nhsáng, gồm hai vạch Dương đốixứng cân bằng qua vạch Âm ở giữa, chothấy giốngnhư dạng sóng bìnhthường lênxuống của Ánhsáng thiênnhiên. Tuynhiên, để đạttới được vậntốc cao hơn của "SiêuÁnhsáng", thì phải xét tới quái tiếptheo là "Trạch". Quái "Trạch" có hai vạch Dương nằm ở dưới một quái Âm, chothấy có sựmấtquânbình và khôngđốixứng. Vạch Âm nằm ở trên cùng còn ámchỉ một sự "thiếuhụt" nàođó, giốngnhư đường tắt (oa-bc) sovới (oabc). Trên chỉlà một thídụ nhỏ trong vôsố các hiệntượng về thiênnhiên của vũtrụ hay thếgiới loàingười mà khoaDịchlý học cóthể giảithích, dựđoán, hay chứngminh được. Chẳnghạn, đọcgiả cóthể đã nghenói về những ápdụng của Dịchlý vào trong nhiều lãnhvực khác. Nhưng dám chắc chưa ai biết được, Dịchlý cóthể giảithích và trìnhbày tổngquát tấtcả các môhình về chủthuyết Chínhtrị từcổchíkim, và hyvọng đó cũng chínhlà chủđề cho những bàiviết sắptới. IV - Kết luận Ðã đếnlúc thuyết Ngũhành cần phải được đóngkhung lại và chovào bảotàngviện. Các bộmôn học thựchành đang được phổbiến và thôngdụng trên thếgiới, còn sótlại từ nềnvănminh Trunghoa nóichung như: Ðôngyhọc, Châmcứu, Lịchsố, PhongThủy, vv, phải thẳngthắn, dứtkhoát từbỏhẳn thuyết Ngũhành, để quayvềlại với cộinguồn chânchínhlà Dịchlý mà nghiêncứu ápdụng, nếu muốn pháttriển trởthành tốt đẹp hơn. Dịchlý khôngthể bị coi là một khoahọc huyền bí. Khôngcó bấtcứ lýluận nào, mệnh đề nào trong Dịchlý mà khôngthể hiểu, hay chứngminh được theo tiêuchuẩn khoahọc hiệnđại. Nguyễn Cường Sacto 12/2000
-
Mời ACE LVĐT cùng tham gia kiểm chứng! (Nguồn: http://dantri.com.vn) Những sự kiện sẽ xảy ra với thế giới 2008 Tạp chí Business Week dự đoán 10 sự kiện sẽ có khả năng xảy ra với thế giới năm 2008, sau đây là một số sự kiện chính. Ô nhiễm môi trường Hoạt động gìn giữ môi trường sẽ không đạt được nhiều tiến bộ sau thông tin cho thấy rằng các công ty từ trước đến nay vẫn tuyên bố an toàn và thân thiện với môi trường trên thực tế lại không làm đúng như vậy. Lời tuyên bố của họ đã không còn sức nặng trước sự phanh phui sự thật của giới truyền thông và người tiêu dùng. Các hãng hàng không tích cực sáp nhập Ít nhất sẽ có một hãng hàng không mua lại một hãng khác tại Mỹ trong năm 2008, khả năng lớn nhất là Northwest Airlines hoặc United Airlines hay JetBlue Airways sẽ mua lại Delta Air Lines. Xu thế này sẽ diễn ra phổ biến hơn nếu bà Clinton hay ông Obama chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và sẽ áp dụng những chính sách mới với ngành hàng không. Tất nhiên không một hãng hàng không nào muốn hoạt động độc lập duới chính sách mới đó. Nguyên nhân khác là do nhiều hãng hàng không sẽ gặp khó khăn về tài chính trong năm 2008 và sự phát triển của kinh tế Mỹ cần một ngành hàng không vững mạnh hơn hiện nay. Đĩa CD sẽ hết thời Ngành công nghiệp âm nhạc hiện đang khủng hoảng. Lý do chính là doanh số bán đĩa CD đang giảm đáng kể. Hiện nay tình hình ngày càng trầm trọng hơn. Năm nay, những hãng bán lẻ lớn nhất trong đó có Walmart và Best Buy, sẽ giảm diện tích gian bán đĩa CD của họ đi rất nhiều. Nhạc số hiện đang lên ngôi, từ iTunes cho đến Amazon.com đều đang gặt hái thành công lớn. Internet TV lên ngôi Năm 2008 sẽ là năm của Internet TV. Các công ty lớn như Steve Jobs&Co Apple hiện đang tích cực tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm để chế tạo ra sản phẩm này. Án phạt tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Công ty điện tử Siemens của Đức đã đồng ý sẽ trả khoảng 1 tỷ USD cho án phạt tham nhũng để tránh khả năng bị khởi tố. Siemens sẽ phải đồng ý để các cơ quan pháp luật của Mỹ giám sát tại trụ sở tại Munich để chứng minh công ty đã thực hiện đúng các yêu cầu của họ. Giá dầu sẽ tăng cao hơn mức 100 USD. Theo một số chuyên gia kinh tế học tại Anh, giá dầu trong 7 năm qua đã tăng cao đều đặn sau mỗi năm và xu thế này sẽ không dừng lại. Năm 2008, các nguồn dầu mới không mang lại trữ lượng như mong muốn và nhu cầu ngày càng tăng cao sẽ tiếp tục đẩy giá dầu lên. Ngọc Diệp CafeF.vn
-
(Nguồn: http://dantri.com.vn) Dự báo các sự kiện thế giới 2008 Hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton và Barack Obama. (Dân trí) - Năm mới 2008, thế giới sẽ diễn ra những sự kiện quan trọng như ai sẽ trở thành tổng thống mới của nước Mỹ thay thế ông Bush? Tổng thống Putin sẽ làm gì sau khi mãn nhiệm? Chiến tranh Iran liệu có xảy ra? Mặc dù bức tranh chính trị thế giới trong cả một năm không phải dễ dự báo nhưng những sự kiện diễn ra trong năm 2007 vừa qua đã phần nào cho thấy tương lai thế giới 2008. Dưới đây là những dự báo về các sự kiện thế giới có thể diễn ra trong năm nay. Giá dầu và những kỷ lục Năm 2007, thế giới đã chứng kiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ do những biến động theo chiều hướng liên tục tăng cao của giá dầu thế giới. Tuy nhiên, giá dầu trong năm mới 2008 được dự báo sẽ còn cao hơn do nguồn cung ngày càng suy giảm trong khi những bất ổn tại các khu vực có lượng dự trữ dầu lớn của thế giới vẫn không có dấu hiệu được cải thiện. Đầu năm 2008, cả thế giới đã không khỏi giật mình trước thông tin giá dầu thô phá ngưỡng 100 USD/thùng, cao nhất trong lịch sử. Nguyên nhân của sự gia tăng này không thể không thể đến những bất ổn liên tiếp xảy ra tại các thị trường cung cấp dầu chủ yếu của thế giới như Iraq, Nigeria, Sudan. Khi giá dầu trên thế giới ngày càng tăng cao thì ảnh hưởng của nó tới nền chính trị của thế giới càng mạnh mẽ. Ngay trong những ngày đầu năm mới, mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Mỹ trong suốt một năm qua đã tiếp tục bị đẩy lên một nấc thang mới bằng vụ chạm trán suýt xảy ra nổ súng tại eo biển Hormuz thuộc vùng Vịnh, nơi 17 triệu thùng dầu được chuyên chở qua đây hàng ngày. Nguyên nhân sâu xa của sự việc này cũng bắt nguồn từ dầu mỏ. Giá dầu liên tiếp đạt kỷ lục và nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên chiến lược này đã làm bùng lên cuộc tranh chấp các vùng đất ở Bắc Cực và Nam Cực giữa các cường quốc. Cũng vì dầu mỏ mà Trung Đông sẽ tiếp tục là địa bàn tranh chấp của các cường quốc thế giới và thuật ngữ “chảo lửa” dùng cho khu vực này sẽ còn tiếp tục được sử dụng. Bầu cử tổng thống Mỹ: Ai sẽ thay thế George Bush? Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dù đến gần cuối năm 2008 mới diễn ra những các cuộc vận động tranh cử đã sôi động suốt cả năm 2007 để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sơ bộ trong nửa đầu năm 2008 sau đó là bầu cử chính thức vào ngày 4/11. Câu hỏi ai sẽ kế nhiệm Tổng thống Mỹ George Bush sẽ được giải đáp. Cuộc chiến vào Nhà Trắng năm nay được dự báo là sẽ sôi động, căng thẳng và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Có nhiều đảng đưa người ra tranh cử nhưng thực tế chỉ có đại diện của hai chính đảng là Cộng hòa và Dân chủ thay nhau làm ông chủ Nhà Trắng. Cuộc chiến diễn ra giữa lúc đảng Cộng hòa cầm quyền gặp nhiều bất lợi như sự phản đối của đa số cử tri đối với cuộc chiến sa lầy tại Iraq và Afghanistan cũng như sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ. Còn phe Dân chủ, sau khi giành quyền kiểm soát ở cả hai hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006, đặt quyết tâm đưa người họ của vào Phòng Bầu dục và chấm dứt một thập kỷ cầm quyền của đảng Cộng hòa. Chặng đường đua trong nội bộ đảng Dân chủ được chú ý nhiều hơn khi đảng này nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống chính thức. Nổi lên trong số các ứng cử viên của phe này là Thượng nghị sĩ New York, bà Hillary Clinton và Thượng nghị sĩ bang Illinois Barack Obama. Trong nửa đầu tháng 1, các cuộc bỏ phiếu sơ bộ trong nội bộ đảng Dân chủ và Cộng hoà để chọn ứng cử viên chính thức đã diễn ra tại 2 bang đầu tiên là Iowa và New Hamsphire nhưng không một ứng cử viên nào giành chiến thắng tại cả 2 bang. Bà Clinton chỉ về thứ ba tại Iowa nhưng sau đó đã bứt phá và trở lại ngoạn mục trong cuộc đua ở New Hamsphire mặc dù ông Obama, người giành chiến thắng tại Iowa, có tỉ lệ ủng hộ cao hơn nhiều trong các cuộc thăm dò dư luận trước đó. Kết quả này cho thấy, quá trình chọn lựa ứng cử viên cử trong nội bộ đảng Dân chủ sẽ là cuộc đua gam go và cũng hứa hẹn những bất ngờ vào phút chót. Nước Nga không Putin? Một cuộc bầu cử đáng chú ý nữa có ảnh hưởng lớn tới nền chính trị và an ninh thế giới không thể không kể đến cuộc bầu cử tổng thống Nga, dự kiến diễn ra vào tháng 3. Không giống như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn bất ngờ vào giờ phút, chặng đua tại Nga đã được dự báo với phần thắng gần như chắc chắn thuộc về Phó thủ tướng thứ nhất Dmitry Medvedev, “ngôi sao mới nổi” được Tổng thống Putin tuyên bố ủng hộ. Phó thủ tướng thứ nhất Dmitry Medvedev, một đồng minh thân cận của ông Putin, là người có chủ trương phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập và có quan điểm ôn hoà với giới doanh nghiệp. Điều này được cho là rất quan trọng đối với nền kinh tế Nga khi tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư về một chính sách kinh tế ổn định. Ông Medvedev cũng đã tuyên bố sẽ lãnh đạo nước Nga tiếp tục đi theo đường lối mà ông Putin đã thực hiện trong suốt 8 năm cầm quyền vì đường lối đó đã được đại đa số người Nga tín nhiệm thông qua chiến thắng áp đảo của đảng Nước Nga Thống Nhất trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia ngày 2/12. Như vậy, con đường tương lai của Phó thủ tướng thứ nhất Dmitry Medvedev dường như đã rõ. Tuy nhiên, còn một nhân vật khác của nước Nga khiến cử tri trong nước và thế giới quan tâm, đó chính là Tổng thống Putin - nhà lãnh đạo được đông đảo người dân yêu mến. Ông sẽ rời bỏ chính trường sau khi mãn nhiệm? Câu trả lời, cho tới thời điểm này, chắc chắn là không. Ông Medvedev đã mời Putin đảm nhiệm cương vị thủ tướng nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và đề xuất đã được Putin chấp thuận. Kịch bản này cũng nhận được sự ủng hộ của phần đông cử tri Nga bởi ông Putin coi cuộc bầu cử hôm 2/12 là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và chiến thắng áp đảo của đảng Nước Nga Thống nhất cho phép ông duy trì quyền lực. Việc ông Putin sẵn sàng đảm đương trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ sẽ giúp Nga tiếp tục con đường trở lại là một cường quốc của thế giới. Người dân Nga tin tưởng và hi vọng kịch bản “Tổng thống Medvedev-Thủ tướng Putin” sẽ vận hành ăn ý trong tương lai. Các mối đe dọa khủng bố Năm 2007, thế giới đã đạt được những thành công nhất định trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố kể từ sau thảm kịch kinh hoàng11/9 cách đây 7 năm. Mỹ đã phá vỡ một âm mưu khủng bố định cho nổ tung phi trường quốc tế John F. Kennedy ở New York trong khi cảnh sát Anh đã triệt phá thành công một âm mưu khủng bố lớn tại London hay thành công của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ trong việc chặn đứng một âm mưu đánh bom tại thủ đô Ankara đúng dịp kỷ niệm 6 năm sự kiện nước Mỹ bị tấn công… Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là thế giới sẽ trở nên an toàn hơn trong năm 2008 hay vẫn đang phải đối mặt với một hiểm họa khủng bố dai dẳng và biến hóa, đặc biệt từ al-Qaeda? Sau những địa bàn hoạt động thường xuyên của mạng lưới khủng bố quốc tế như Iraq, Pakistan, nhiều khu vực khác được nhận định là đang nằm trong tầm ngắm, đặc biệt những nước đồng minh Ảrập của Mỹ tại vùng Vịnh. Năm 2007, các nhà chức trách Ảrập Xêút đã tuyên bố bắt được hàng trăm đối tượng bị tình nghi là thành viên al-Qaeda. Dubai, với những toà nhà chọc trời của thế giới, rất có nguy cơ trở thành mục tiêu. Quốc gia nhiều dầu mỏ này mới đây đã lắp đặt một hệ thống chống khủng bố và an ninh toàn diện nhằm bảo vệ mình trước các cuộc tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra trong khu vực thời gian qua. Ngày 6/1/2008, mạng lưới truyền thông al-Sahab của al-Qaeda đã phát đoạn video đầu tiên đầu tiên trong năm mới với những lời đe doạ dùng bom để chào đón Tổng thống Bush khi ông chủ Nhà Trắng có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Đông và khu Bờ Tây. Năm 2007, al-Sahab đã tăng cường phát đi các thông điệp âm thanh lẫn hình ảnh và nhánh truyền thông này được đự đoán là sẽ còn tích cực tuyên truyền chống phương Tây và các đồng minh. Điều này cho thấy, năm 2008 có thể tiếp tục là năm thế giới phải đối mặt với những nguy cơ tấn công khủng bố mới tại bất cứ đâu. B.T Tổng hợp
-
Phoenix hôm nay ngồi ngắm nghía lại quỹ ảnh của mình thấy nếu cứ để lưu vào thư viện thì phí quá. Nhân tiện môn LVĐT có thể luyện tập cảm ứng bằng hình tượng nên mở topic này để cùng ACE tập luyện thêm. ACE nào có hứng xin mời cùng tham gia nhé! Mở màn là tấm ảnh dưới đây với câu hỏi: Mùa hè năm nay có nóng khác thường không? Mời ACE thưởng thức ảnh! ">
-
Chào anh Đức Trí, Trong làng tử vi thì có một số quan điểm về sinh tháng nhuận. Có thể tóm lược như sau: - Cách 1: Lấy ngày sinh cộng với ngày của tháng chính rồi trừ đi 1 để biết ngày an sao tử vi. Ví dụ: sinh ngày 17 tháng 4 nhuận thì tháng 4 chính có 30 ngày, ngày an sao tử vi sẽ là 17 + 30 - 1 = 46 - Cách 2: Sinh tháng nhuận nào thì vẫn tính là sinh tháng đó. Ví dụ: sinh tháng 4 nhuận thì tính là sinh tháng 4 - Cách 3: Sinh từ ngày mùng 1 đến ngày 15 của tháng thì coi như sinh tháng đó; sinh từ ngày 16 đến ngày cuối tháng thì tính là sinh vào tháng kế tiếp. Ví dụ: sinh ngày 17 tháng 4 nhuận thì tính là sinh vào 17/05 AL - Cách 4: Tính là sinh tháng đó nhưng sao Tử vi an khác nhau:Lấy ngày sinh cộng với ngày của tháng chính để biết ngày an sao Tử vi. Ví dụ: sinh ngày 17 tháng 4 nhuận, tháng 4 chính có 30 ngày thì ngày an sao tử vi là 17 + 30 = 38 - Cách 5: Sinh tháng nhuận thì coi như là sinh tháng sau, như khi an một số sao theo tháng (Tả Phù, Hữu Bật, Địa Giải, Thiên Giải, Thiên Hình, Thiên Riêu, Thiên Y) thì căn cứ vào tháng chính Vì mọi thứ là tương đối nên anh thử nghiệm các trường hợp xem trường hợp nào đúng với anh nhất (để xác định một lá số cần nhiều dữ liệu cá nhân mới đảm bảo chính xác). Trường hợp rối như tơ vò vì na ná giống nhau thì có lẽ trời khuyên anh cứ đúng tâm đạo mà sống, khỏi phải lo xa ưu phiền :P
-
Phoenix hỏi vậy vì muốn anh (chị) lưu ý về cách hỏi thôi. Các thông tin như anh (chị) muốn hỏi đều có thể giáp đáp qua LS tử vi. Nhưng trong trường hợp này anh (chị) xem cho người thứ ba thì vì những lý do riêng, Phoenix không giúp được anh (chị). Anh (chị) chịu khó chờ các ACE khác nhé!
-
Nguồn: 24h.com Cõi âm là có thật? Các nhà khoa học Nga cho biết họ đã liên lạc được với thế giới của người chết và đang dần đi đến một khẳng định rằng cõi âm là có thật… Một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tại Nga vào tháng 8/2004, hai chiếc máy bay đã rơi cùng một lúc tại hai địa điểm cách nhau khoảng 720km, cướp đi mạng sống của 90 người gồm cả phi hành đoàn và hành khách. Trong khi Cơ quan Điều tra liên bang Nga đang có mặt tại hiện trường ở khu vực Rostov và Tula để điều tra, phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn thì các nhà khoa học tại thành phố Saint Peterburg đã biết được rằng đó là một vụ khủng bố. Họ đã thu được những âm thanh lạ phát đi ở dạng sóng cực ngắn; sau khi giải mã, họ đã vô cùng bàng hoàng khi nghe được giọng nói: "Đó là một tên khủng bố". Đây thực sự là một tin gây chấn động đối với người dân, và những lời nói kể trên đã được chính thức phát lại trên đài phát thanh Saint Petersburg. Những người vốn trước đây không tin, cuối cùng đã phải công nhận rằng thế giới âm thực sự tồn tại. Từ thời xa xưa, người ta đã có ý thức và cố gắng liên lạc với thế giới âm bằng cách này hay cách khác. Các thầy tế và pháp sư đã dùng biện pháp thôi miên để có thể nghe được những giọng nói phát đi từ những hành tinh khác. Rồi đến những nhà thần linh học (spiritists) cũng đã nỗ lực không ngừng để đọc được những thông điệp từ âm ty bằng cách quay tròn một chiếc đĩa nhỏ. Tất cả họ đều nhận thấy rằng thỉnh thoảng những linh hồn có thể tiết lộ những thông tin bí mật về một số người, nơi chốn nào đó hoặc thậm chí có thể dự đoán trước được những sự kiện sắp xảy ra. Vyachelsav Mesherakov, một chuyên gia nghiên cứu về lịch sử của thuyết duy linh, tuyên bố rằng một số thầy phù thủy còn có khả năng làm cho những người đã chết sống lại trong một thời gian ngắn. Những thây ma được làm cho sống lại này có những hành động ma quái, mặc dù hình dạng vẫn giống như khi còn sống. Những người phản đối thuyết duy linh thì cho rằng những bức tranh về những thây ma bị phù phép là giả mạo. Từ khi phát minh về sóng vô tuyến ra đời, người ta đã thấy những tiếng nói lạ xuất hiện trên nền sóng phát thanh. Vào năm 1949, một người Ý có tên Marcelo Becky đã thu lại những tiếng nói đó, và phát hiện ra rằng người ta có thể hồi đáp lại chúng. Giáo sư Artem Mikheev thuộc Đại học kĩ thuật Vô tuyến đã quan tâm đến vấn đề này. Ông đã thành lập ra tổ chức “Russian Instrumental Transcommunication (Tổ chức linh thông học phương tiện Nga - tạm dịch) với mục tiêu hợp tác với thế giới âm. Những thí nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài đã thôi thúc Artem Mikheev tự tiến hành những thí nghiệm của riêng mình vào năm 2002. Ông phát hiện ra rằng mình vẫn có thể nhận được những câu trả lời của các hồn ma ngay cả khi micro đã được tắt đi. Mikheev kể lại rằng ngay trong cái ngày xảy ra vụ tai nạn máy bay kể trên, ông đã tiến hành liên lạc với thế giới bên kia, mong được cho biết về nguyên nhân của thảm kịch. Lời đáp ông nhận được ở trạng thái rất nhanh và lộn xộn. Sau khi giảm tốc độ của lời nói đó xuống 2,5 lần, Artem đã cuối cùng đã có thể nghe được câu trả lời là: “Đó là một tên khủng bố”. Một vài ngày sau đó, thông tin này đã chính thức được xác nhận là đúng. Artem Mikheev thực sự tin rằng cuộc sống sau khi chết là có thật. Trong một cuộc nói chuyện với các linh hồn, Artem đã hỏi rằng liệu con người và các loài động vật sau khi chết đi có duy trì được nguyên kích thước của mình hay không, giọng nói trả lời: “Bạn tồn tại giống như sóng điện từ". (hết)
-
Kính gửi các ACE nghiên cứu lý số trên diễn đàn, Có một bạn hỏi Phoenix về "ngày Con nước" và sự ảnh hưởng của nó tới Hôn nhân. Vì thời gian không có nhiều và sự nghiên cứu cũng còn hạn hẹp, nhờ ACE am hiểu chỉ giúp cho bạn. Phoenix trân trọng cảm ơn! From: ThuHien83 "hi chị Chieu-quan, Em muốn nhờ chị check lại một thông tin cho em như sau, xem có đúng là như vậy không ạ. Ngày 19/1/2008 (Âm lịch), Bác em có cưới cho anh con trai cả. Anh ấy sinh năm 1978 (3/8/1978), vợ sinh năm 1984 (23/1/1984). Ngày 2 người còn yêu nhau, Bác cũng đã không ưng ý lắm với mối tình của 2 người vì Bác cho rằng 2 tuổi này lấy nhau không tốt cho anh em sau này. Hơn nữa là người yêu của anh ấy là con gái nhưng vụng về và chẳng biết cư xử gì cả và lại còn không xứng với anh về học thức, em tiếp xúc thì thấy chẳng được người mà cũng chẳng được nết gì cả. Sau này, liệu chị ấy có thể gánh vác lo toan chu toàn cho gia đình chồng con hay không??? Bác em buồn lắm, nhưng vì tình yêu của 2 người, và vì con trai mình, nên bác đống ý cho cưới. Đến hôm qua, Bác đi xem thì thấy người ta nói là 2 tuổi 78 và 84, nếu lấy nhau vào ngày 19/1 âm vừa rồi (là ngày Con Nước), ắt chia ly, hoặc có người chết sớm, hoặc đường con cái không ra cái gì cả ( Ông ấy nói là: Cô Thần, Quả Tú). Bác em lo quá, cứ bần thần cả ra. Em cũng động viên Bác là đừng tin chuyện đó mà sinh ra nghĩ ngợi linh tinh, khổ thân ra. Nhưng em cũng coi tử vi của anh ấy qua trang Tin Việt và Vietlyso và cộng thêm những nhân tố ngoài đời thường thì em thấy có lẽ sau này cuộc đời anh sẽ vất vả về đương tình duyên và con cái. Bây giờ, em muốn nhờ chị kiểm chứng lại cho em xem là có tồn tại ngày Con Nước không ạ? Và Nếu có, thì ngày 19/1 Âm lịch vừa rồi có phải ngày Con Nước không? Chị Chieu_quan giúp em nhé. "
-
Vui lòng cho biết lý do "Xin nhờ luận giúp lá số mệnh vô chính diệu này càng chi tiết càng tốt"???.
-
Theo Phoenix được biết thì "đẻ bọc điều" là hiện tượng người phụ nữ sinh con mà bọc ối không tự vỡ. Nước trong bọc ối là nước dịch có máu nên có màu hồng điều. Những ca sinh như thế này thường là sinh hiếm hoặc sinh khó. Để đưa đứa trẻ ra cần có can thiệp để làm rách bọc ối, nếu không bé sẽ bị ngạt và sặc nước. Chính vì hiếm và cần chăm sóc cẩn thận cho bé nên những em bé và người mẹ sinh trường hợp này được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Ở thời kỳ xưa, theo duy tâm họ có thể coi đó là trường hợp quý sinh. Chế độ chăm sóc đặc biệt. Nói "sướng" có lẽ là sướng ở chỗ đó. Các bà mẹ mà sinh đặc biệt, nhất là cần can thiệp thêm của dao kéo thì cung Tử hoặc nhập hạn thường hay có thêm Thiên hình. Các em bé sinh ra cũng hay gặp sao này ở các cung Mệnh hoặc Tật (chính hoặc chiếu). Tùy phối với các sao khác nhưng Thiên hình (nhất là với nữ) thường làm lá số vất vả hơn bình thường dù có thành công hay không. Như vậy, "sướng" hay khổ e là không phụ thuộc nhiều vào cái duyên "bọc điều". Hiểu biết có thể nông cạn, chờ các ACE có kinh nghiệm và hiểu biết chia sẻ thêm.
-
Phải nói là ngày nay việc lên đồng quá phổ biến. Công khai và sôi nổi ở mọi nơi. Cái gì tồn tại cũng có lý do. Có lần Phoenix vô tình ngồi nói chuyện cùng chiếu với mấy bà, mấy cô thì tất tật đều là dân đồng cả. Nghe họ trình bày, chia sẻ với nhau các vấn đề của họ thì cũng ái ngại. Dường như "hầu giá" là một phương thức để họ thực hiện những sứ mệnh của mình. Trong khi còn chưa có câu quyết định cuối cùng, nếu ai quan tâm thì tạm ngâm cứu các thông tin vậy. ACE nào có những câu chuyện liên quan hoặc thực tế đã tham gia thì mời cùng chia sẻ để mở rộng nhận thức. Xin giới thiệu bài viết của Lưu Thủy (Vietimes): Lên đồng: Mê tín hay nhu cầu "thành danh" với "thần thánh"? Thứ hai, 3/3/2008, 07:00 GMT+7 Ngày cuối tuần, tôi chưa có kế hoạch gì cho mình thì nhận được điện thoại của một người bạn: “Cậu có đi xem hầu đồng không?”. Tôi từ chối bởi tôi không phải là người quan tâm nhiều đến những chuyện liên quan đến tín ngưỡng. Chưa kịp giải thích lý do, anh bạn tôi nhanh nhảu: “Cậu đi đi, hấp dẫn lắm đấy. Cậu mà đi sẽ có khối đề tài để viết bài”. Bị lôi cuốn bởi lời chào mời, tôi gật đầu đồng ý, coi như đó là một hoạt động cho ngày cuối tuần. Lên đồng, vốn là sự thăng hoa của các điệu múa dân gian, giờ đây đã nhuốm nhiều mầu sắc mê tín, dị đoan. Nhiều kẻ đã và đang trục lợi trên sự mê tín này của một số người dân chất phác... Bạn có thể tự cảm nhận được sự hài hước và sự trục lợi không cần tinh vi lắm của những kẻ lạm dụng nghi thức "Lên đồng". Thậm chí, một số người chấp nhận sự "mê tín" đó để được "nhẩy múa", được "thành danh" với thiên hạ rằng mình đã từng "nhập đồng"..... Theo tín ngưỡng dân gian, "Hầu đồng", ngoài sự thăng hoa của các điệu múa, thì nó còn là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh tứ phủ vào thân xác ông đồng bà cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như rượu, thuốc lá, trầu nước... Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch. Hầu đồng là nghi thức có trong tục thờ Mẫu chỉ có ở Việt Nam. Tôi đã đọc cuốn “Mẫu thượng ngàn” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Với tôi, nếu xét ở góc độ văn học thì đây không phải là cuốn tiểu thuyết xuất sắc. Nhưng nếu xét trên góc độ của một người ham tìm hiểu về văn hóa Việt Nam (trong đó có tục hầu đồng và hát văn) thì đây sẽ là một cuốn sách rất thú vị. Tôi cũng đã đọc nhiều cuốn sách viết về hầu đồng nhưng chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến. Tôi luôn băn khoăn không hiểu điều gì có thể khiến cho con người ta có được những giây phút thăng hoa như thế. Đúng như lịch hẹn với anh bạn, chúng tôi khởi hành. Trên đường đến ngôi chùa ở làng Yên Hòa, anh thao thao kể về chuyện lên đồng như để tăng thêm sự thuyết phục đối với tôi: “Cậu biết không, “cô” Cường này phải bỏ ra 60 triệu đồng để hầu giá này đấy. Khổ, căn cơ nó thế, nó mà không hầu thì thánh vật chết. Đi làm ăn ở bên Đức cả năm, về chuyến này lại phải bỏ ra cả đống tiền để hầu. Mà cũng lạ, vợ con nó không biết đâu nhé”. Tôi chưa hết choáng váng vì số tiền mà “cô” Cường phải bỏ ra thì anh bạn tôi tiếp: “Lúc đầu mình cũng không tin, nhưng ở gần nhà mình có một cô làm ở Tòa án nhân dân, tránh mãi đấy mà không tránh được. Lúc đi làm thì ngại đồng nghiệp lời ra tiếng vào, bây giờ về nghỉ hưu rồi, năm nào cũng phải hai lần hầu thánh”. Đang mải huyên thuyên thì xe của chúng tôi đã đến cổng chùa. Đồng hồ của tôi chỉ 2 giờ chiều. Chùa mới được xây lại nên khá khang trang và rộng rãi. Sư thầy đón chúng tối với vẻ niềm nở bởi anh bạn tôi là phật tử “ruột” của chùa. Nom sư thầy phương phi, môi đỏ chót, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Thầy thong thả bảo: “Hôm nay thằng Cường nó không hầu đâu. Bên kia “cô” Sơn đang hầu. Giá này phải đến 6 giờ chiều mới xong. Sau đấy là giá của “cô” Hà - ở nhà hát…”. Từ gian thờ mẫu của chùa, tiếng nhạc và tiếng hát văn văng vẳng vọng ra. Không kịp để cậu bạn giải thích lý do “cô” Cường không thể hầu được, tôi xin phép sư thầy rồi kéo cậu bạn sang gian Mẫu. Phía bên trong, đã đông chật người ngồi vây quanh tấm phản. Ở chính giữa ngay dưới chân diện thờ là tấm phản nơi “cô” Sơn đang lên đồng. Trong đám khói nhang nghi ngút, cô “Sơn” “mặt hoa da phấn” (theo đúng nghĩa của từ này) đang nhảy múa trong tiếng hát văn và tiếng nhạc phát ra từ ban nhạc ngồi ngay bên trái của giá, thỉnh thoảng cô lại liếc một cái rõ dài về phía các con nhang đệ tử đang ngồi phía dưới. Các con nhang liên tục miệng “Lạy cô, lạy cô, cô xinh quá, cô múa hay quá”. Ngay lập tức, “cô” trao lại hai chùm nến đang hừng hực cháy trên tay cho hai người hai bên và nhận từ họ một xấp tiền mệnh giá 2.000 đồng mới cứng và xòe ra. Lúc này, các con nhang ở dưới tay vỗ theo điệu nhạc, miệng liên tục “cô xinh quá, cô đẹp quá”. Lời khen lập tức có hiệu lực, xấp tiền trên tay cô được tung ra khắp nơi như mưa, các con nhang thôi không “miệng khen tay vỗ” nữa mà hú hét, tranh nhau “lộc” của “cô” vừa ban xuống. Hết một giá, “cô” ngồi xuống trước ban thờ, một chiếc khăn đỏ được trùm lên đầu “cô”, ngay sau đó “cô” về trời, chiếc khăn được gỡ ra và hai người hai bên lại thay cho cô một bộ đồ khác để vào giá mới. Mùi nhang đặc quánh khiến cho tôi khó thở, tôi bỏ ra phía ngoài. Lúc này, những người đứng xem vẫn tiếp tục vỗ tay khi “cô” vào giá mới. Tôi hỏi chuyện một bà lão đã ngoài 70 đang đứng phía ngoài ngóng vào bên trong vì không còn chỗ, bà vừa vỗ tay, vừa nhún nhảy, vừa đáp: “36 giá cậu ạ, mỗi giá “cô” sẽ thay một bộ xiêm y mới”. Tôi liếc nhìn đống quần áo còn khá dày và tất cả còn đang mới, và phải khẳng định nhìn “thật” hơn rất nhiều so với quần áo của các diễn viên tuồng hay cải lương mà tôi đã thấy trên sân khấu. Đoán chừng phần của “cô” Sơn sẽ còn lâu nên tôi sang gian chính của chùa uống nước cùng sư thầy. Thông qua sư thầy, tôi được biết “cô” Sơn là sư bác đang tu tại chùa. “Cô” sinh năm 1983, “hầu thánh” đã được gần 10 năm. Chi phí của mỗi cuộc là do các con nhang đệ tử chu cấp hết bởi trong số họ, nhiều người có căn nhưng đang công tác nên phải nhờ cậy “cô” hầu giúp. Còn cô “Hà” hầu ngay sau cô Sơn là diễn viên của một nhà hát ở Hà Nội. “Cô” đã tốt nghiệp Trường Sân khấu điện ảnh, nhưng “căn quả” nặng quá nên năm nào cũng hầu ở chùa này. Cô sinh năm 1978 nhưng đã có thâm niên hầu thánh tới 10 năm. Đang ngồi trong chùa thì có một chiếc Dylan đổ xịch trước sân chùa. Người ngồi trước là một thanh niên vạm vỡ mặc chiếc áo pull cộc tay màu đen, dù trời khá lạnh. Người đàn ông phía sau ôm chặt cứng người phía trước. Xe vừa tắt máy, người thanh niên phía sau, tay xách một túi màu đỏ lớn, miệng dẻo quẹo: “Con chào thầy, thằng Sơn nó hầu lâu chưa hả thầy?”. Mấy bà nhìn thấy anh ta thì chạy tới đon đả: “Chuẩn bị đến đâu rồi, lâu lắm mới được xem “cô” hầu thánh đấy”. Anh ta nguýt một cái rõ dài rồi tiếp: “Lát các bà các cô ở đây đấy nhé, lộc đã chuẩn bị hết rồi đây”. Anh ta chìa cái túi đỏ to tướng về phía những người đàn bà kia. Lúc này sư thầy lên tiếng: “Hà mới đến hả con, vào uống nước rồi đi trang điểm không lại muộn mất. Bên kia chắc cũng gần xong rồi”. Ngay sau đó, tiếng nhạc dừng hẳn. Những con nhang đệ tử túa ra từ phía gian thờ Mẫu. Một số người lấy xe ra về, một số người khác xuống bếp nhà chùa ăn bún để tiếp tục ca 2. Lúc này, cô “Sơn” đã đi vào phòng tẩy trang sau hơn 4 giờ nhảy múa liên tục. Tôi tò mò muốn tận mục khuôn mặt thật sau lớp son phấn của “cô”. Cửa phòng mở ra, tôi sững người vì không ngờ một người đàn ông lại có thể đẹp đến như thế. Trước mặt tôi là một khuôn mặt nhỏ, làn da trắng mà bất kì cô gái nào cũng phải mơ ước, đôi môi đỏ mọng và điều đặc biệt trên khuôn mặt ấy là đôi mắt đen ướt và sâu thăm thẳm. Tôi luôn bị cuốn hút bởi những cô gái có đôi mắt đẹp và ướt bởi vì nó rất sâu, rất xa và nó buộc người ta phải khám phá. Trước mặt tôi đây, vẻ đẹp mong manh đang hiện hữu khiến tôi như chết lặng. Và khoảnh khắc ấy đến thật nhanh, cũng qua thật nhanh. Tôi giật mình và chắp tay, miệng lẩm bẩm một câu nói phát ra từ trong vô thức: “Sư bác hầu hay quá”. Anh cúi đầu cảm ơn và nhanh chóng đi về phía gian bếp của nhà chùa để tiếp tục công việc. Phía gian Mẫu, không gian lại tiếp tục nóng lên khi hầu hết các con nhang đệ tử đã lại tề tịu quanh tấm phản gỗ trước điện thờ Mẫu. Lần này, tôi thấy phía bên dưới có khá nhiều gương mặt quen thuộc: Một nam ca sĩ, một nam diễn viên trẻ, một nhà thiết kế (bạn tôi cho biết, anh là nhà thiết kế trang phục chính cho một show ca nhạc lớn trên truyền hình). Tất cả đều là khách mời của “cô” Hà. Cuộc hầu của “cô” Hà cũng diễn ra theo trình tự giống như cuộc trước. Có điều lần này, tôi chú ý nhiều hơn tới những lời hát văn đầy ý nghĩa. Tôi không nhớ rõ nhưng những câu như “cầu cho mưa thuận gió hòa” hay “cầu cho non nước thanh bình” hoặc “cầu cho quốc thái dân an” được lặp lại rất nhiều lần. Bà lão đứng phía ngoài của cuộc trước, giờ đã có được một chỗ ngồi ở phía trong ngay kề sát tôi thì lầm bẩm: “Cô” nhảy đẹp quá, chưa thấy “cô” nào nhảy đẹp như cô này. Thỉnh thoảng bà lại hét lên: “Lạy cô, lạy cô, cô xinh quá, cô đẹp quá, cô nhảy hay quá”. Người phụ nữ đứng cạnh giá hầu, cứ sau mỗi giá lại cầm xấp tiền và lần lượt đi phát cho tất cả những người đứng xem. Sau mỗi lần chầu, khi thì một mâm bia có ngọn, khi thì mâm trái cây, lúc lại là mì tôm được người phụ nữ ấy bê ra chia lộc cho từng con nhang. Hình như trong lúc thánh nhập, “cô” vẫn nhận ra người quen của mình. Những nhân vật khách mời quen mặt lần lượt được cô chỉ mặt, vẫy lên tấm phản và ban lộc. Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ “phạm húy”: Nếu là thánh, lẽ ra ngài nên công bằng hơn bởi người phụ nữ ngồi gần tôi đã khản cổ họng, bà ngồi xem với một niềm tin tuyệt đối, nhưng cả buổi chẳng thấy ngài đoái hoài đến. Hai giá đồng đã hết. Nhạc đã tắt nhưng sau tôi vẫn thấy ngẩn ngơ tiếc một điều gì đó. Tôi biết rằng, tục hầu đồng đã có từ ngày xưa nhưng người ta không có nhiều tiền để làm những cuộc hầu hoành tráng như bây giờ. Cả hai buổi tôi xem, nhiều tiền đã được vung ra, nhiều bia, hoa quả, bánh kẹo, thuốc lá và nhiều đồ đắt tiền khác được phát cho các con nhang đệ tử (kể cả những người xem như tôi). Có lẽ, khi người ta giàu có lên, “phú quý sinh lễ nghĩa”, nhu cầu tâm linh của con người ta cũng nhiều lên chăng? Và tôi cũng băn khoăn không biết rằng, những bản chầu văn mà họ hát có còn là thứ chầu văn cổ nữa không khí đôi lúc, lỗ tai tôi vẫn bùng nhùng bởi khi những “nghệ nhân” ấy hát sai chính tả từ “n” sang “l” và không chỉ một lần. 60 triệu để được hầu một giá đồng. Một cái giá quá đắt khiến tôi không khỏi giật mình. Ở quê tôi, người ta có cố gắng nỗ lực cả năm cũng không kiếm nổi 1/3 số tiền ấy, vậy họ sẽ làm gì khi nặng “căn quả” như người ta vẫn nói? Thực sự tôi không hiểu được lý do. Tôi thì có cách nghĩ riêng của mình: Hình như những người ấy (những người hầu đồng) là những người có tâm hồn quá mức nhạy cảm. Ngày thường, họ không được là mình, không thể là chính mình, nhất là những người trí thức có địa vị trong xã hội. Những bức xúc ấy được tích tụ, dồn nén và họ không có cách gì xả ra được. Nhưng có một khoảnh khắc, để họ có thể là chính mình, đó là khoảnh khắc họ được thăng hoa dưới tiếng đàn đáy, dưới điệu hát văn say lòng. Lúc ấy, họ vứt hết đi giai tầng, địa vị, vứt hết đi giới tính, vứt đi những ẩn ức để được lên tiên, để có được cảm giác tất cả thiên hạ quỳ dưới chân mình và đợi chờ ban lộc. Nếu thế, trong cuộc đời này, ai mà chẳng ít nhiều có căn? Mẹ tôi vẫn hay thường bảo: “Mày đừng có mà báng bổ thần thánh”. Tôi giật mình nghĩ về lời mẹ khi ý nghĩ về hầu đồng vừa kết thúc. Bà lão lúc nãy không được “lộc” của cô lúc này vẫn đứng trước mặt “cô” Hà và khen: “Lúc nãy thánh nhập vào “cô” nhảy hay quá, “cô” đẹp quá “cô” ạ !” . “Cô” nguýt bà lão một cái rõ dài: “Thánh chỉ nhập có một lúc thôi, còn lại là thăng hoa, thăng hoa”. Rồi cô lên xe, lại ôm chặt cứng người đàn ông vạm vỡ mặc áo pull đen. Chỉ còn bà lão đứng ngẩn ngơ trong làn khói xe đang tan dần cùng tiếng cười ha hả của “cô” giữa sân chùa. Lưu Thủy (Vietimes)
-
Chào Lạc Tướng, "Phạm Duy" ở đây chính là nhạc sỹ Phạm Duy tai tiếng. Song phạm vi và mục đích topic không bàn đến tư cách và đạo đức của các tác giả mà là tổng hợp các cái nhìn và góc nhìn khác nhau về hiện tượng "lên đồng". Việc "tay chay" sẽ là hẹp hòi nếu như một tác giả kém đạo đức nhưng lại có một sáng tác có giá trị sáng tạo. Thiết nghĩ, mọi sự đánh giá cũng cần xét phạm vi. Nếu bác sỹ nghiên cứu mà không dám mổ xác bệnh nhân HIV cũng khó làm khoa học phải không? Không biết bạn Lạc Tướng có đồng ý?
-
Vài hình ảnh lễ đồng - hội chợ Viềng năm Mậu Tý Nguồn: www.otofun.com
-
Sự hiểu biết đúng là vô hạn. Quẻ Lạc Việt không sai mà nhận thức thì khôn cùng.
-
14. Trần Quý Khoáng - hiệu Trùng Quang (1409-1414)
-
Nhờ QT diễn đàn đưa giúp bài "Hình thức và chỗ đứng của Tứ trụ" Phoenix post nhầm trong khu Tư vấn sang bên Trao đổi học thuật. Nếu có thể thì BQT thử nghiên cứu hình thức để phân biệt hai khu vực này vì tên các chuyên mục ở 2 bên đều giống nhau. Rất dễ nhầm lẫn. Rất cảm ơn!
-
Rất cảm ơn anh Mạnh Hùng!