-
Số nội dung
1.107 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Everything posted by phoenix
-
Ở Việt Nam, có rất nhiều người chữa được bệnh bằng công năng không cần thuốc. Chỉ cần rà bàn tay hoặc nói vài câu là khỏi. Đặc biệt trị bệnh ung thư, thần kinh rất giỏi. Nhưng cũng có trường hợp bất tòng tâm vì thực lực của người bệnh quá yếu hoặc bản thân người chữa có thể dính bệnh không xử lý được (thực lực người chữa yếu). Trong số bệnh nhân có cả các bác sỹ cao cấp. Lúc trước ở Viện y học dân tộc TP. HCM đã có một nhóm người chữa rất tốt theo phương pháp này nhưng không có cơ sở khoa học để chứng nhận nên không tiếp tục tổ chức. Hiện tại còn nhiều điểm chữa bệnh, trong đó có một điểm ở Hóc Môn. Nhạy cảm nhất của lĩnh vực này là: - Không thể dùng khoa học (phương pháp của hệ tiêu chuẩn hiện đại) để giải thích hiện tượng (thuộc về hệ tiêu chuẩn khác tạm gọi là siêu năng). - Việc chữa trị đến đâu phụ thuộc rất nhiều tâm đạo của người chữa và người bệnh (có thể tái bệnh). Chắc chắn phương pháp mà anh Như Thông giới thiệu chỉ có một số ít người áp dụng có hiệu quả bởi vì những thông tin đã giới thiệu chỉ là hiện tượng. Đằng sau hiện tượng bao giờ cũng là một cơ chế. Khi không biết cơ chế mà vận hành thì kết quả có thể là "bó tay": Vô hiệu. Nhưng những thông tin thật sự hữu ích để chúng ta có kiên thức rộng hơn về những vấn đề liên quan. Anh Như Thông post thêm nhé!
-
Đây chỉ là một biến dị trong gen do ảnh hưởng của các xạ chất và hóa chất đầy rẫy xung quanh cuộc sống và thức ăn của chúng ta thôi. Điều này cho thấy thế giới còn lượng người đông đảo cần được nâng tầng nhận thức nếu không thế giới sẽ phân cực mạnh mẽ về các lớp người trong thời gian tới.
-
Nếu chichbong quan tâm thì nênchú ý đến sự phát triển tư duy và đặc điểm tính cách của em bé. Nên định hướng để em bé không tư duy quanh quẩn sâu vào các vấn đề mà không cần thiết. Đồng thời dạy em bé cách tự tin, cách xác lập,kiểm soát vấn đề cụ thể để tránh lan man, thiếu lập trường và khả năng tự quyết định. Đặc biệt lưu ý vấn đề mà "cụ" Thiên Sứ dậy. :rolleyes:
-
"Làm trai biết đánh tổ tôm, Uống trà Mạn Hảo,ngâm nômThuý Kiều"
-
:rolleyes: Bé Dim ra mắt mẹ chồng căng thẳng nhỉ. Tự tin đi bé! :rolleyes:
-
Phoenix quên mất câu này. Phản hồi với Rin86 như sau: Hôm đó hủy buổi giảng vì mất điện. Đến hôm sau mới tiến hành. Tạm ổn. Đến nay bài giảng đã được áp dụng và có kết quả ban đầu. Phoenix chẳng là tiền bối gì đâu. Môn lý số nào cũng dốt. Dạo này bận nên không làm phần khảo luận LVDT được. Hẹn khi khác vậy. Nhân thể hỏi thêm một câu: Phoenix có một dự định lớn vào tháng 10. Muốn hỏi: 1. Việc có suôn sẻ như ý không? 2. Có hệ lụy gì sau đó không? 3. Phoenix có chuyển sang chỗ làm mới đang được đề nghị không? Thank cả nhà trước nhé! Chúc cuối tuần vui vẻ!
-
Nếu da trắng trẻo, vóc nhỏ, lúc nhỏ mẹ sinh mổ, ăn uống tốt, múa hát khéo thi mệnh VCD. Theo Phoenix thì không phải em bé nào mệnh VCD thì bố mẹ cũng có vấn đề hoặc khó nuôi. Nhưng có thể khó sinh hoặc khó gần cha mẹ, hoặc cha mẹ rất khó khăn; hoặc có người anh em bị khuyết thay. Lúc nhỏ hay gặp những tai nạn nguy hiểm nhưng thường không yểu số. Em bé này lúc nhỏ phòng đường tiêu hóa, lớn lên đi học cấp II chú ý tránh bị cận thị, có thể nắm chức lúc đi học nhưng không cao và không thường xuyên..
-
Với lá số giờ Sửu, nếu kinh doanh thì nên kinh doanh đồ ăn chay như mở quán bán cơm chay chẳng hạn. Có thể tiến hành năm nay hoặc năm sau. Nhưng sẽ khó khăn vất vả hơn người. Không cầu toàn thì có thể coi là làm được. Bản thân bạn còn nhiều mâu thuẫn nên khó được mãn ý dù lúc nào cũng ham muốn kinh doanh. Chúc thành công!
-
NGHỀ PHÁP SƯ (tuhai.com.vn) Pháp sư là những người tu hành thần chú để hiện pháp thuật trong cuộc sống mà hành pháp. Pháp sư chuyên về bùa chú, có người còn dùng thêm ngải. Pháp sư rất đa dạng thuộc nhiều đạo khác nhau. Đối với Phật giáo thì các pháp sư xuất phát từ Mật Tông vì Mật Tông là một tông phái chuyên trì tụng chú và dùng bùa để hành đạo chồn nhân gian, tuy nhiên để được học cũng rất khó vì phải tuỳ cơ duyên. Mật Tông vốn dĩ mật truyền cho nên người muốn học phải được sư phụ xem xét có căn duyên không rồi mới nhận và cũng phải tuân theo nhiều giới luật hơn các tông phái Phật giáo khác. Điều này cũng dễ hiểu vì khi trì tụng thần chú một thời gian thfi sẽ hiển thị pháp thuật, đã có pháp thuật thì dễ dẫn con người lạc vào ma đạo, dùng pháp để trục lợi cho mình. Đối với Đạo gia thì họ chuyên dùng bùa Lỗ Ban, thường thì bùa Lỗ Ban rất độc hại, nếu các thầy bên Lỗ Ban không có đức thì rất dễ dùng bùa chú để hại người hay trục lợi. Việc dùng bùa chú cũng có 2 mặt cho nên không phải cứ muốn là dùng. Vì ở đời vốn dĩ chữ duyên, được này phải mất kia. Hơn nữa sự đổi chác trên dương thế còn có thể biết trước chứ sự đổi chác dưới âm phủ thì không thể nào mà lường được. Lắm khi bản thân dùng bùa nhưng cha mẹ, bà con mình lại chịu quả vì bùa đó( sẽ bị lấy lại để bù trừ lẫn nhau mà thôi) Pháp sư ngoài bùa , chú , ngải thì họ còn rành Y, Lý, Số vì vậy nên người ta hay gọi là các Thầy Địa Lý Ở Việt Nam có các thầy Mường cũng chuyên dùng bùa ngải.
-
Bài chòi có lẽ là một hình thức bài còn cổ hơn cả Tổ tôm. Bài chòi Huỳnh Hữu Uỷ trích từ Tạp chí Văn số Xuân Bính Tuất 2006 Suốt trên dải đất dọc miền Trung Trung bộ, từ Bình Trị Thiên qua Nam Ngãi và vào đến Bình Định, Phú Yên, cứ vào những ngày Tết đến lại xuất hiện trong sinh hoạt giải trí dân giã một trò chơi bài bạc mang nặng tính chất đình đám hội hè: trò chơi bài chòi. Bài chòi sử dụng những quân bài của bộ bài tới thường được chơi giữa sáu người là anh em, bà con trong gia đình, rồi biến thành một lối chơi nơi công cộng, trước sân đình làng hay bên đình chợ, ngồi trên 11 nhà chòi cao hai hay ba thước, năm chòi dựng bên trái, năm chòi dựng bên phải, ở giữa là một chòi “trung ương”. Đánh bạc không cốt ăn thua, mà chỉ để vui xuân, để giải trí, cốt để hô bài chòi, một loại sinh hoạt văn nghệ rất đặc biệt, đậm đà tính dân tộc, và có lẽ ít nhiều cũng mang hơi hướm một buổi trình diễn hát bội hay chèo tuồng nơi hương thôn ngày trước. Bài chòi, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu và khảo sát khá kỹ, riêng về bài tới, cũng có một đôi người để ý đến nhưng chưa được đầy đủ gì lắm. Hôm nay, chúng ta sẽ thử lật lại xem một số quân bài tới, đặc biệt lưu ý đến những nét vẽ, hình tượng độc đáo trên các quân bài, độc đáo đến độ đôi lúc rất kỳ dị, khó hiểu [1] . Tổ tôm điếm (trích từ sách Connaissance du Việt Nam) Bài tới ở miền Trung cũng như tranh Tết ở miền Bắc, thường chỉ xuất hiện vào những ngày Tết đến, kéo dài trong tháng Giêng là tháng ăn chơi, rồi sẽ tàn nát đi vì chất liệu thô sơ, giản dị, nghèo nàn khi tháng Hai đến, khi nhân dân bắt đầu bắt tay trở lại với nhịp sống lao động sản xuất bình thường. Không được bền chắc, đẹp đẽ và sang trọng như một bộ bài Tây hay bài Tàu, bài tới thường được in ra từ những làng quê xa xôi, hẻo lánh, theo kỹ thuật mộc bản, in trên giấy dó, giấy bản đã được phủ qua một lớp điệp, rồi bồi lên một lớp giấy cứng, mặt sau con bài được quét một lớp phẩm màu đỏ, xanh lá cây hay xám sẫm. Trong chừng vài mươi năm trở lại đây, cách in ấn cũng như chất liệu làm thành quân bài chẳng được canh tân hơn chút nào mà lại còn kém đi nhiều, vẫn nét vẽ thô sơ, ngưòi ta không còn phủ điệp trước khi in nét vẽ đen lên, giấy in thì mỏng và xấu, rồi dán lên trên những tấm bìa cũng rất xấu. Chỉ có một điều mới, là ngày xưa, trên quân bài có những tên gọi ghi bằng chữ Nôm thì nay đã được đổi thành chữ quốc ngữ [2] . Bốn người chơi bài tam cúc (trích từ sách Connaissance du Việt Nam) Ở Huế, có một địa phương là làng Sình, nơi mà cho đến hiện nay cũng còn để lại rất nhiều vết tích về dân tộc học, về những đình đám hội hè, trò vui chơi ngày Xuân như đấu vật, bơi thuyền, nằm về phía đông bắc kinh thành Huế, đi về phía chợ Bao Vinh thuộc làng Thế Lại, từ đấy vượt qua sông Bao Vinh sẽ gặp làng Sình. Sình là tên gọi quen thuộc trong dân gian, tên chính thức là làng Lại An, nằm cận kề vùng duyên hải, nơi có tiếng lắm tôm nhiều cá như trong dân ca Huế vẫn thường nhắc nhở: “Cá tôm mua tại chợ Sình. Triều Sơn bán nón, Bao Vinh bán đường”, mà cũng là nơi chuyên nghề in tranh cung cấp cho các cửa hàng vàng mã, đặc biệt nhất là sản xuất những bộ bài tới, cung cấp cho đồng bào quanh Huế và các vùng phụ cận vui chơi, giải trí trong những ngày Xuân mới. Về sau này, người Tàu sinh cư buôn bán quanh vùng cầu Gia Hội, ngay ở chính trung tâm thành phố, đã in ấn bộ bài tới một cách có kế hoạch và qui mô hơn, tuy cũng chỉ bằng kỹ thuật mộc bản mà thôi. Nếu bài chòi là một thú vui chơi hoàn toàn Việt Nam, do người Việt tự nghĩ ra, không vay mượn của nước nào thì bài tới cũng thế, rất Việt Nam, cả hình thức cũng như nội dung. Ở miệt Huế và Quảng Nam, trong dân gian có bài vè: Nghe vẻ nghe ve Nghe vè bài tới Cơm chưa kịp xới Trầu chưa kịp têm Tôi đánh một đêm Thua ba tiền rưỡi Về nhà chồng chửi Thằng Móc, Thằng Quăn Đánh sao không ăn Mà thua lắm bấy Tôi lấy tiền cấy Cho đủ mười ngày Bảy giày bảy sưa Cũng là nhịp kéo Chị em khéo léo Dễ mượn dễ vay Thân tôi ngày rày Dầm sương dãi nắng Chị em có mắng Tôi cũng ngồi đây Nó là năm giày Nó cũng a dua Ăn thì tôi lùa Thua thì tôi chịu. [3] Một số lá bài vẽ theo bộ bài do Ðoàn Viết Hùng sưu tầm được ở Phú Yên (Xem chú thích số 2). Hàng trên, từ trái sang: Cửu gấu, Thất liễu, Ngũ trợt, Tam quăng, Nhứt nọc. Hàng dưới, từ trái sang: Ông ầm, Bát dừng, Lục chạng, Tứ tượng, Nhì nghèo. Thằng móc, thằng quăn, bảy giày, bảy sưa, năm giày, là tên gọi của mấy quân bài, chỉ cần kể đủ tên của ba mươi quân bài cũng đủ làm cho chúng ta hết sức buồn cười. Những tên gọi nôm na, dễ dãi, hài hước, tinh nghịch, tiếng Nôm pha tiếng Hán, khi gọi thế này, khi gọi thế khác, có khi tên gọi chẳng gợi ý nghĩa gì cả mà phải xem vào nét vẽ trên con bài mới thấy được một điều gì đó. Xin kể đủ tên tất cả ba mươi con bài [4] dưới đây, để trong thoáng chốc chúng ta có thể sống lại và hoà vào giữa các trận cười ồn ào, dân dã, rất ngây ngô, hồn nhiên. Tiếng cười của những bà mẹ quê chất phác, hiền hoà vang lên dòn tan khi đang cùng nhau ngồi chơi bài tới giữa những ngày Xuân Tết, trên một chiếc giường tre nơi góc nhà vừa được trải lên một chiếc chiếu hoa mới, nghe gọi tên những con bài rất vui tai, ngộ nghĩnh, đôi lúc tưởng như tục tĩu, thô lỗ, nhưng vẫn rất tự nhiên: bảy giày, bảy sưa, ba gà, ba bụng, nọc đượng, năm rún, ông ầm, bạch tuyết (đôi nơi gọi là bạch huê, có khi còn gọi là con l…), tứ tượng, ngủ trưa… Tiếng cười cợt ồn ào ấy đúng là chỉ phát xuất ở chốn thôn dã, đồng quê, chợ búa, nơi sinh hoạt của quần chúng nhân dân lao động bình thường, chứ chẳng thể nào nổ bung ra giữa những nho sĩ nghiêm trang, đạo mạo, đúng mực chi hồ giả dã của một thời nào, thời mà đạo lý, nếp nghĩ và nếp sống phong kiến đang đè nặng lên các phần đất tổ quốc. Bộ bài tới cũng là một tấm gương nhỏ phản ảnh phần nào dòng văn hoá nghệ thuật sống động và tự do của nhân dân, không dính líu gì đến dòng nghệ thuật cung đình chính thống. Ba mươi con bài này cũng được xếp thành ba pho: văn, vạn, sách như trong lối chơi tài bàn, tổ tôm, mỗi pho là chín con (9x3=27), ba con còn lại được xếp thành ba cặp yêu: cặp ông Am, cặp Thái tử, cặp Bạch Tuyết. Như vậy, lúc chơi bài tới giữa sáu người với nhau, phải có 60 quân bài tức 30 cặp tất cả (27x2=54+3 cặp yêu). Dưới đây là tên tất cả 30 quân bài: Chín Gối, Lục Xơ, Nhì Nghèo, Thất Nhọn, Trường Hai, Trường Ba, Tứ Hường, Tám Giây, Đỏ Mỏ, Sáu Tiền, Tám Tiền, Học Trò, Cửu Thầy, Bảy Sưa, Bảy Liễu, Ngủ Trưa, Tam Quăn, Năm Giày, Ba Gà, Nọc Đượng, Tứ Gióng, Bát Bồng, Nhị Đấu, Tứ Tượng, Chín Xe, Năm Rún, Bằng Đầu, Bạch Tuyết, Thái Tử, Ông Am. Tên gọi các quân bài đã lạ lùng, kỳ dị, hình vẽ trên các quân bài càng kỳ dị và lạ lùng hơn, nó gợi lên một thế giới đầy bí hiểm, vượt lên trên cách nhìn bình thường. Tựa như cách nhìn của những trường phái hội hoạ mới, từ chối hình thể hay thanh lọc thực tại đến kỳ cùng, trừu tượng hoá sự vật, hoặc là đi đến chỗ siêu thực tại, hoặc cách điệu và ghi nhận thực tại một cách ngây ngô, hồn nhiên như trẻ con, Những hình vẽ mà chúng ta không sao hiểu nổi đã phát xuất từ những cơ cấu trí tuệ như thế nào. Nó phảng phất đâu đây một chút không khí u uất rất Chàm hay Phù Nam, những hình ảnh, đường nét, kiểu thức rất Tây Nguyên, có khi gợi dậy một chút xa xăm phi thực, mù mờ của bùa chú, hay của một cuộc sống hoang dã bên ngoài cõi đời văn minh. Trong một khảo sát về trò chơi bài chòi trước đây, Võ Phiến đã nhận xét về hình tượng các quân bài này: Nó gợi lên cảm tưởng hoặc nét vẽ của các hoạ phái siêu thực, vô hình dung, lập thể, hoặc nét vẽ trên các mộ cổ Ai Cập. Nhận xét ấy tương đối tinh tế, thú vị và xác đáng [5] . Về hình vẽ trên các quân bài, sắp riêng theo từng pho một, chúng ta sẽ thấy ở mỗi pho có một cách biểu đạt gần gần giống nhau. Các quân bài thuộc pho văn sử dụng những cách điệu gần gũi lối hình học, có những miếng tròn như bánh xe, đồng tiền hay nửa đồng tiền. Hình các con bài, trái: Nhị đấu [thuộc pho Vạn]; phải: Bảy liễu [thuộc pho Văn] Các quân bài thuộc pho vạn thì đều vẽ mặt người với những nét rằn rịt theo kiểu tranh thờ khắc gỗ dân gian, trên mỗi quân bài có ghi thêm hai chữ nho từ nhất vạn đến cửu vạn như chín quân bài trong bộ bài tổ tôm. Ba cặp bài yêu cũng chứa đựng lối vẽ như thế. Các quân bài thuộc pho sách thì đặt biệt có những nút tròn nhỏ, giữa vòng tròn có một chấm đen, ngoài những vòng tròn này còn có những đường vạch ngang rất đều, có thể hình dung như được quấn tròn đều đặn bằng dây mây. Ông Nguyễn Văn Y, nguyên Giám đốc Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, trong một bài giới thiệu sơ lược về những bản in tay khắc gỗ của bộ bài tới, trên tuần báo Văn hoá Nghệ thuật khoảng giữa năm 1977, do vậy, đã tạm xếp các quân bài theo lối vẽ này là quấn mây thắt nút. Chúng ta hãy lật lại một số quân bài đầy thú vị này, thưởng thức hương vị kỳ lạ của cuộc sống dân dã, là bó hoa đồng nội mà chắc chắn đã được dần dà hình thành từ một trường kỳ lịch sử, trên chuyến viễn du hùng tráng và kỳ thú của dân tộc, giữa những giao lưu, gặp gỡ của đất nước anh hùng và cuộc sống mới trong thời quá vãng. Trước tiên hãy xem qua vài quân bài thuộc pho văn, với lối vẽ gần gũi những cách điệu hình học, chỉ trừ con chín gối (còn gọi là chín nút), những điểm chính giống với loại quấn mây thắt nút, có chín nút tròn nhỏ và những vạch ngang. Con sáu tiền, vẽ sáu nửa đồng tiền ghép lại với nhau, từng đôi một, đôi này chồng lên đôi kia. Hình này khá giản dị, ai cũng hình dung được, nếu vận dụng để đưa vào trong những mô típ đề-co hiện đại cũng sẽ rất hay. Con tám tiền cũng như thế, là tám nửa đồng tiền ghép lại. Ở vùng Bình Định, lại gọi là sáu miểng, tám miểng (miểng: tiếng địa phương có nghĩa là mảnh). Hình các con bài, từ trên xuống, từ trái sang: Tám tiền, Học tro, Bạch tuyết, Cửu thầy, Tứ tượng (con Voi) và Ngủ trưa. Con bảy liễu (thất liễu), tính cách trang trí đã phức tạp hơn con sáu tiền và tám tiền, vẽ bốn đồng tiền ghép lại với nhau, ở chỗ ghép lại có một nút tròn nhỏ. Giữa các khoảng trống do các đồng tiền ghép lại có một cành liễu nhỏ không có vẻ gì là liễu, trông đúng là một thứ phức diệp (foliole), hay thứ lá có răng cưa (feuille dentée) nhưng vì có chữ liễu trên các con bài nên ta hãy xem đây là một cành lá liễu. Phía trên bốn đồng tiền có một hình xoắn trôn ốc như ta vẫn bắt gặp chạm trổ trên các đồ dùng của người Tây Nguyên. Con voi, cũng gọi là tứ tượng, ở Quảng Nam lại gọi rất nghịch ngợm là dái voi. Chúng ta sẽ không thể nào hình dung được đây là con voi, nhưng với chữ voi chú thích trên con bài, hãy tập trung cách nhìn, gạn lọc đối vật đến mức độ giản dị nhất, nghĩa là trừu tượng hoá hình ảnh một con voi được trang trí vào ngày lễ hội, nhìn từ trên xuống, chúng ta sẽ đoán được các phần đầu voi, hai tai voi, lưng voi, bành voi. Lối trang trí cách điệu này vẫn thường được gặp khắp các vùng dân tộc thiểu số như Thái, Mường, H’ Mông, Dao, Ê-đê, v.v… đặc biệt nhất là trên các cạp váy, đồ thêu, những chạm khắc bằng tre, gỗ, đồng ở vùng Tây Nguyên. Lấy một vài mẫu thêu, vài mẫu khắc trang trí rất trừu tượng của người miền núi, hỏi về ý nghĩa, chúng ta sẽ được giải đáp rất rành mạch, đây là hoa ban, cây Kơ-nia, đoàn người, là những thứ hoa sặc sỡ và vui tươi nhất của dân tộc Ê-đê: hoa Dua, hoa Ê-prang, hoa Gấc, hoa Mi-ê, là chim Xìn-tra của dân tộc Ta-pan, là hình cỡi ngựa, chim đậu trên cây trên các trang phục của người Dao. Con trường hai, vùng Bình Định gọi là nhì bánh, tương tự như một phần của hình con voi, in hình hai mảnh hình thuẫn, có người cho là hình hai chiếc bánh xe, thực ra, có thể đây là hình ảnh của bất kỳ thứ bánh gì: bánh xe, hay là hai ổ bánh lớn để ăn, muốn nghĩ thế nào thì ra thế ấy. Con trường ba, cũng như con trường hai, nhưng khác ở chỗ là chồng vào giữa hai mảnh hình thuẫn trên một mảnh hình thuẫn khác, và giữa mảnh hình thuẫn này là những đường hình thoi lớn nhỏ, chồng chồng lên nhau. Con trường ba rất nhiều người ở Huế gọi là trạng ba, cắt nghĩa là ông Trạng đỗ ba khoa, nhưng như vậy có nghĩa là thế nào? Chẳng có chút gì ở đây để có thể gợi nên hình ảnh một con người, chứ chưa nói đến hình ảnh một ông Trạng, chẳng có một chút liên hệ nào giữa tên gọi và hình vẽ. Với con bài Trạng ba chẳng hạn, người ta có thể cắt nghĩa rằng đây là quân bài do một hoạ sĩ tài tử nào đấy vẽ ra, hình vẽ đôi lúc chẳng cần biểu lộ một ý nghĩa nào cả, nó chỉ mang tính chất một dấu hiệu mà thôi. Những người lưu đãng xa nhà, không có sẵn trong tay một bộ bài thực đàng hoàng để giải trí với nhau, đành tự tạo ra ba mươi dấu hiệu cho ba mươi quân bài, để làm thành một bộ bài hoàn toàn mới mẻ. Và cũng do tính cách tài tử ấy mà chúng ta có một bộ bài vô cùng hấp dẫn, cái hấp dẫn của một thứ mời gọi bí hiểm, lạ lùng. Vậy nên, trước một quân bài, đôi lúc phát giác thêm một ý nghĩa mới, người ta lại đặt thêm một cái tên nữa cho lá bài, có lúc rất vui, rất dí dỏm, bộc ra được tất cả tiếng cười đùa tự nhiên, thoải mái. Tên gọi những con bài do thế cũng thay đổi tuỳ vào địa phương, như con voi cũng gọi là tứ tượng, dái voi; tám giây cũng gọi là tám hột; trường hai có nơi gọi là nhì bánh, có lúc gọi là nhì xe; chín gối có khi gọi là nhất gối, có khi gọi là chín nút; con tứ hường cũng gọi là cẳng hương, hay tứ cẳng v.v… Và ở vùng Qui Nhơn, Bình Định, Phú Yên lại có những tên gọi rất quái quỷ, không có nghĩa gì cả, mà âm thanh gọi lên lại bày ra cả một thế giới của những trận cười cợt ồn ào, thô sơ, hoang dã: cửu điều, ngũ trợt, ngũ dụm, ngũ dít, đổ ruột, sáu miểng, chín gan, lục chạng, sáu bường… Bây giờ chúng ta xem đến một số quân bài thuộc pho sách, đặc biệt có những nút tròn nhỏ và các vạch ngang đều đặn, rồi phía dưới là những vạch chồng chéo đối xứng nhau. Trước tiên là con tứ gióng, vẽ một đôi quang gióng, ở trên có quai xách, dưới có chân đế kiềng ra hình tam giác, thân gióng là bụng phình hình bầu dục, nơi điểm tiếp giáp của thân gióng, quai xách và chân đế là hai nút tròn nhỏ, giữa nút tròn là chấm đen như mắt cua. Đã nhìn thấy đôi gióng ở miền Trung Trung bộ, rất giản dị, bằng tre, mây hay bằng thép, có bốn quai, phía trên túm lại, phía dưới xòe ra và thắt nút rồi quấn chặt cân bằng trên bốn điểm của một vòng tròn, chúng ta sẽ không thể tưởng tượng nổi làm thế nào nhà nghệ sĩ dân gian tài tử của chúng ta đã quan sát, suy nghĩ và vẽ nên đôi gióng trên con bài này. Hẳn rằng đấy là cách thu nhận sự vật với đôi mắt thơ dại tuyệt vời. Về mặt nội dung, dù thế nào cũng hiển nhiên là những đôi gióng này đã nặng nợ lắm với dân tộc trên hành trình tay xách nách mang tiến về phương Nam, đấy là hình ảnh đôi gióng của gần 10 thế kỷ trước, từ thời quân đội nhà Lý đặt chân lên thành Đồ Bàn, hay từ hơn ba thế kỷ trước, cùng với những bước chân của lưu dân đi xây dựng đất mới dưới thời các Chúa Nguyễn? Con nọc đượng có lẽ là con bài đáng chú ý nhất, đối lập với con bạch tuyết sẽ đề cập ở dưới. Trong một cuộc chơi bài chòi, khi rút đến con nọc đượng, anh hiệu, một người có nhiều khả năng văn nghệ giữa thôn xóm, làng mạc, hô những câu hát bài chòi báo hiệu cho mọi người trong cuộc chơi về quân bài vừa rút được, có thể sẽ hô lên như vầy: Cần trúc, ống trắc, lưỡi sắc, chỉ nọ tơ Tàu Anh đây muốn câu con cá mại biển Cá mại bàu sá chi! Mấy câu trên, nghe qua, chúng ta cũng phần nào thấy được cái chí của kẻ nam nhi; sống đời phong lưu thì cũng phải vác cần đi câu ngoài biển Đông, chứ sá gì con cá mại tẹp nhẹp trong vũng bàu. Mà hơn thế nữa, câu hát cũng có gợi lên đôi chút hình ảnh chiếc cần câu ngúc ngắc, vậy thì đúng là con nọc đượng rồi. Cũng có lúc anh hiệu lại cất lời với một câu thai man mát, có gợi âm gợi hình đôi chút về chiếc cọc đã cắm xuống rồi lại nhổ lên; cắm xuống để giữ con thuyền, rồi nhổ lên để đẩy thuyền đón khách. Đò em đưa rước bộ hành Thuyền nan một chiếc tử sanh trọn bề Trải qua bãi hạc, gành nghê Quanh năm chèo chống, tứ bề sóng xô Tiếng ai văng vẳng gọi đò Mau mau nhổ nọc chèo qua đón người. Cắm cọc, cắm nọc, hay cắm sào đợi khách sang sông, những từ ngữ và hình ảnh ấy đều để dẫn đến con nọc đượng, hay nọc thược, hay nhất nọc trong pho sách của bộ bài chòi. Có lúc khác nữa, mấy câu hát trên chưa đủ mạnh, anh hiệu sẽ cương lên mà hô với giọng nghịch ngợm, pha đôi chút phấn khích, hồ hỡi. Năng cường, năng nhược, Năng khuất, năng sanh, Nó thiệt cục gân, Ngồi gần con gái trân trân chẳng xìu. Lời hô trên nghe có vẻ như tục tĩu, thô lỗ, sống sượng, nhưng đào sâu vào chúng ta sẽ thấy đáng được quan tâm nghiên cứu đến, bởi lẽ nó mang nhiều dấu vết về cách nhìn của con người trước thế giới tự nhiên, dấu vết của một vũ trụ quan vào những thế kỷ xa xưa. Ngày nay, đi ngược lên những vùng thượng du, quan sát sinh hoạt của người miền núi, chúng ta sẽ thấy đời sống sinh dục ở nhiều nơi vẫn còn là một điều rất tự nhiên. Người ta tắm rửa với nhau trần truồng bên bờ suối không một chút e dè. Những phần cơ thể cần phải che giấu, cấm kỵ ở miền xuôi, nơi đây ngượi lại, hoàn toàn phô bày ra không có gì phải xấu hổ. Người Ê-đê và Gia-rai vẫn nói đến cái đẹp của một đôi vú cong vút lên như ngà voi, đôi mông tròn đầy như trứng chim. Cái đẹp ấy rất phù hợp với bản năng sinh tồn để bảo vệ giống nòi. Xa xôi hơn trong lịch sử và thời gian, trên suốt dải đất miền Trung và Nam Trung bộ hiện nay, người Chàm của đất nước Champa cổ có tục thờ Linga tượng trưng cho dương vật và Yoni tượng trưng cho âm vật. Việc thờ phượng vật tổ này, bắt nguồn từ tục thờ đá rất xưa ở hải đảo và khắp vùng Đông Nam Á, chắc chắn phải có nhiều liên quan đến hình thái thờ phượng đất đai, là thần linh mang lại sức sống, năng lực sinh tồn, sự phồn thịnh của mọi loài sinh thực vật trên địa cầu. Linga là một cột đá, gồm ba phần: đầu tròn, thân tám cạnh và một chân đế hình vuông. Yoni là một chậu đá hình vuông hay chữ nhật, có một rãnh nước thoát gần như phần dưới của một cối đá xay bột. Các vua Chàm lúc vừa lên ngôi đều cho dựng cột Linga quốc bảo, có nghĩa là nhà vua đã tự mình đồng nhất với thần linh, với con mắt thấu suốt và tái tạo, với năng lực sinh tồn hằng cửu, khẳng định quyền lực của mình và dòng họ trước trời đất và con người. Các tô-tem này cũng thường được rước theo trong những ngày hội có nhảy múa, ca hát. Trên miền Bắc đất nước, một số nhà nghiên cứu văn học, sử học, dân tộc học, khảo cổ học cũng ghi nhận được nhiều vết tích còn đậm nét những hình thái tương tự như thế, đề cao sự sinh sôi nẩy nở, đề cao tính năng và sự tự do luyến ái, như việc thờ dâm thần và một số tập tục khác rải rác nhiều nơi tỏ ra rất quí trọng sinh thực khí, như đám rước âm vật ở làng Đông Kỵ, rồi trò chơi tranh giành nõn nường, mà theo Bình Nguyên Lộc thì dân miền Trung gọi là lỗ lường. Với tục múa mo, âm vật và dương vật được thay bằng cái mo và cây tre; con trai được gọi là Chày, và con gái là Sọt, y hệt như các tiệm chạp phô ở Ấn Độ bày chày và cối bán cho người ta mua về để thờ. [6] Một hình ảnh khác được ghi nhận cũng rất sống động là chiếc thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) cao trên 80 phân được tìm thấy năm 1960 đã trở nên quen thuộc với nền văn minh Đông Sơn của người Việt cổ. Trên nắp chiếc thạp này, bốn chiếc quai đắp nổi là bốn cặp nam nữ đang giao hợp xen kẽ vào giữa những hoa văn chạm nổi. Người dân Việt cũ, trên đường thiên cư từ Bắc vào Nam, mang những cảm quan và suy nghĩ ấy đi theo cuộc hành trình, đã gặp gỡ quan niệm của dân tộc Champa, và khi vì nhu cầu giải trí, phải làm ra một bộ bài để vui chơi với nhau, những hình tượng ấy đã xuất hiện trở lại trên hai con bài bạch huê, nọc đượng. Ông Hoàng Chương, trên tạp chí Văn nghệ xuất bản ở Hà Nội, số 50, tháng 7-1961, trong một bài nghiên cứu về hát hô bài chòi đã cho rằng: Những vật thể ấy (tức là Linga và Yoni của người Chiêm Thành) được vẽ trên những con bài gọi là bạch huê, nọc đượng, của bài chòi hiện nay. Tôi không biết lúc viết bài này, ông Hoàng Chương có nắm trong tay các quân bài hay không, nhưng thực sự chỉ có con bạch huê, về mặt hình tượng, gợi lên ít nhiều hình dạng của âm vật, còn con nọc đượng, chỉ có tên gọi gợi lên một cách khá sống động hình ảnh Linga, hình vẽ thì tuyệt nhiên không còn liên hệ gì đến vật thể ban đầu. Hình các con bài, từ trái sang: Ba gà, Tứ gióng, Nọc đượng, Nhì nghèo. Hãy đối chiếu với hình chim và mái nhà sàn trên trống đồng Ngọc Lũ (Bản vẽ của Hà Nguyên Ðiểm) để có thể cảm ra một bầu không khí chung, một gốc gác chung của nền văn minh trải rộng ở vùng Ðông Nam Á cổ đại và cận đại mà bộ bài tới hẳn có nhiều liên hệ đến. Con nọc đượng, từ Quảng Nam đến Bình Định thì gọi khác đi một chút, là nọc thược. Nọc đượng, có lẽ chỉ nhấn mạnh ở chữ nọc, đượng là từ phụ không có nghĩa gì cả, ghép vào chỉ để hài thanh, tạo nên sự trôi chảy về âm thanh, cho dễ đọc, dễ nói, dễ hô lên mà thôi. Tuy nhiên, đượng cũng có thể là do biến âm, hoặc đọc trại ra từ tiếng dượng hay trượng. Dượng có nghĩa là bố ghẻ hoặc chồng cô, chồng dì, như trong câu hát Dì rằng mang rổ hái dâu, gặp dượng thằng đỏ ngồi câu bên đường. Thấy dì dượng nó cũng thương. [7] Và trượng, từ Hán-Việt, có nghĩa là cây gậy hay cái hèo. Một chữ trượng khác trong trượng phu lại có nghĩa là người đờn ông, hoặc là tiếng vợ gọi chồng [8] Như vậy, có thể tạm hiểu nọc đượng như là hình ảnh của cái cọc hay một cây gậy thẳng đứng được vạt nhọn để cắm vào đất, và bóng bẩy hơn, đó chính là tiếng gọi thông tục của linga. Hình vẽ con nọc đượng quả là hết sức lạ. Xem kỹ, chúng ta sẽ thấy là một mái nhà sàn ở Tây Nguyên, nhìn từ một bên (profil), mái nhà nghiêng dốc cao vút. Trên đỉnh mái nhà, đầu một con chim đã được kiểu thức hoá, khó lòng mà biết loại chim nào, trông tương tự như chim gõ kiến mà cũng có thể là đầu một con gà, bởi vì cũng chính đầu con chim ấy lại xuất hiện trên nhiều quân bài khác, và trên con ba gà thì lại ghi rõ ràng là gà. Ở đây, tại sao là đầu của một con chim mà không phải của một loài thú khác? Ở Trung bộ, tiếng chim vẫn được dùng để chỉ đến dương vật, nhưng thường thì để nói đến trẻ con hơn là người lớn. Cũng rất có thể, khi vẽ con bài nọc đượng, người vẽ đã chọn biểu tượng ấy như một ngôn ngữ gián tiếp để phô diễn nội dung muốn đạt đến. Trước hình vẽ này, có lẽ chúng ta cũng nên nhớ đến những mái nhà sàn trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, chắc chắn rằng sự đối chiếu cũng sẽ rất hữu ích. Những nhà sàn trên các trống đồng, ngược lại, được nhìn thẳng vào chính diện, hai đầu cuối cùng của mái nhà cũng có những nút tròn nhỏ, ở giữa có chấm, trông tựa như mắt của hai con chim đang vươn cánh bay lên trời, trên mái nhà thường khắc hình chim rất lớn, đè nặng cả mái nhà. Chim mỏ ngắn, chân ngắn, mào nhỏ, lông đuôi dài và to, nên có người đã ước đoán là người làm trống đồng muốn thể hiện hình dáng con gà lôi (Lophura Nycthemera). Cũng là chim (hay gà) đậu trên mái nhà sàn, nhưng mỗi nơi lại được nhìn theo một cách, người nghệ sĩ tài tử của bộ bài tới ghi nhận và cách điệu sự vật khác hẳn hoàn toàn với người thợ chuyên nghiệp tài tình đã sản sinh ra những trống đồng của mấy ngàn năm trước [9] . Con ba gà và con nhì nghèo, cũng gần với thế giới của nọc đượng, vậy nên sự gợi cảm mang lại cho người xem đều từ bầu khí chung ấy. Phần trên quân bài là một đầu chim, bên dưới là hình ảnh của một mái nhà sàn, từ giữa thân bài, có một đường giải chạy viền lên đến đầu chim, có thể đấy là túp lông từ cổ qua bụng nối liền với đuôi chim được cách điệu như thế. Toàn bộ con nghèo, đầu chim, mình chim, hai nút tròn nhỏ chồng lên nhau nằm ở giữa thân thắt eo lại, thêm vào đấy là phần cái nhà sàn bên dưới ghép vào như một thứ đuôi chim xòe ra, tất cả hợp lại thành hình ảnh một con chim rất kỳ dị giữa những giấc mộng lạ lùng của chúng ta. Con ba gà, cũng gần như con nọc đượng và nhì nghèo nhưng có khác đi một tí. Trong cuộc chơi bài chòi, khi bốc đến con ba gà, anh Hiệu sẽ hô lên hai câu rất vui, lột tả được tất cả tính mèo mả gà đồng của họ gà, se sua chưng diện, áo quần sặc sỡ xinh đẹp, suốt ngày là anh chàng họ Sở ngoài đường phố nhưng tối về cũng chỉ co ro buồn thiu một mình. Mình vàng bận áo mã tiên, Ngày ba bốn vợ tối nằm riêng một mình. Khi bốc được con Nhì nghèo, anh hiệu lại hô lên mấy câu nói về cảnh nghèo, mà lại rất vui, đúng ra đó chỉ là một tiếng cười đùa dí dỏm, vô hại. Mẹ ơi chớ đánh con đau Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ Bắt ốc, ốc nhảy lên bờ Hái rau rau héo, mẹ nhờ chi con. Đến như than vãn thân phận nghèo khổ, thì cũng là lời bông phèng vui vẻ. Ngày thường thiếu áo thiếu cơm Đêm nằm không chiếu lấy rơm làm giường Dù dơi, dép bướm chật đường Màn loan, gối phượng ai thương thằng nghèo. Con Tám giây, cũng gần tựa như hai cặp gióng chồng lên nhau nhưng không có quai xách. Tám giây cũng gọi là tám hột vì nó có tám nút tròn nhỏ cân đối trên hình vẽ của quân bài. Và gọi tám giây có lẽ vì có tám sợi dây hình vòng cung nối tám nút trong quân bài thành hai cặp gióng. Chúng ta hãy xem đến vài con bài thuộc pho vạn gồm chín con từ thất vạn đến cửu vạn. Phong cách khá lạ, chủ yếu trên mỗi quân bài là một mặt người tạo thành bằng những nét rằn rịt, gần với bầu khí chung của loại tranh thờ dân gian nhưng pha nhiều vẻ hoang sơ hơn. Thô kệch, ngô nghê, vụng về nhưng chính vì thế rất hấp dẫn, rất gần với cái đẹp hoang dại nơi các điêu khắc gỗ mộc mạc của Tây Nguyên, của Phi Châu đen hay một số bộ tộc Úc Châu và Mỹ Châu La Tinh. Con cửu thầy tức cửu vạn, cũng gọi là cửu chùa vì vẽ hình một đầu người đội chiếc mũ như các ông thầy cúng, thầy pháp, rất nhiều nơi không có sự phân biệt rõ ràng, là tình trạng nhập nhằng của một số người lợi dụng tiếng kinh mõ ê a, rồi cũng khua chiêng đánh trống, thổi kèn, trộn nhào cả kinh Phật với bùa chú, bắt quyết gọi âm binh, trừ tà ma, để nhận xôi, gà, oản chuối của những gia chủ rước thầy về. Con ngủ trưa tức ngũ vạn, cũng cùng một lối vẽ như con cửu thầy, chỉ đổi khác đi một chút mà thôi. Ngay giữa con bài, hình một người có vẻ như đang ngái ngủ, gật gà gật gưỡng giấc trưa. Hình vẽ này có lẽ cũng mang một chút tinh thần châm biếm trào lộng đối với những kẻ thích ngủ trưa, mang tật chây lười. Con lục xơ tức lục vạn, cũng như các con trên, ở đầu quân bài có chữ xơ, kế tiếp là hai chữ nho lục vạn, kế đến là hình người. Không có gì chắc lắm, nhưng có người đã giải thích rằng sở dĩ có có tên là lục xơ hay lục chuôm vì phía trên đầu hình người có những ô chéo như mảng xơ hay hình nan chuôm. Tất cả chín con trong pho vạn đều có cùng một phong cách, chỉ thay đổi thêm bớt một đôi tí mà thôi. Như con học trò (nhất vạn) thì ở trên đầu nhân vật có đội thêm một cái khăn đóng cho ra vẻ hẳn hoi là con nhà nghiên bút! Anh Hiệu sẽ hô về con học trò: Đi đâu ôm tráp đi hoài, Cử nhân không thấy tú tài cũng không. (Là con học trò) Nghe hô như thế, lại nhìn vào con bài thì người đến giải trí trong cuộc chơi bài chòi sẽ có thể phá lên mà cười như nắc nẻ. Con tứ cẳng cũng gọi là con cẳng hương (tức tứ vạn): cũng như tất cả các con bài thuộc pho vạn nhưng chỉ riêng ở con này là khuôn mặt người không nhìn thẳng mà hơi lệch đi, ở phần dưới có bốn mảnh hình tam giác gần như bốn màng chân vịt xòe ra, có thể vì thế mà gọi là tứ cẳng. Ở Huế, người ta còn gọi là tứ hường. Hường tức là hàm Hồng Lô Tự Khanh của triều đình nhà Nguyễn cũ, kêu tắt lại, như trong các tiếng quan hường, quan thị. Như vậy con bài ở đây cũng mang một nội dung châm biếm trào lộng cay độc, quan hường đã xuất hiện nơi đây với một thể dạng xô lệch rằn rịt, không mang bài ngà mà lại kéo theo bốn cái chân vịt lạch bạch. Xét về mặt kỹ thuật khắc gỗ, nét vẽ đen nổi trên nền trắng, chỗ đậm chỗ nhạt đặt đúng nơi đúng chỗ, phải công nhận là lối cách điệu này tuy giản dị nhưng rất tài, bố cục chặt chẽ, nhuẫn nhuyễn, hấp dẫn. Phải nhớ một điều, nếu là người nghệ sĩ chuyên nghiệp, rất khó mà cống hiến được cho ta một hình tượng như thế, ở đây là nghệ thuật của bản năng, của tài tình tự phát, của tài tử nghiệp dư mà dần dà, vì gần gũi với cuộc sống của đại chúng nên đã nhập vào sâu sắc trong cuộc sống của nhân dân. Những nét nghệ thuật độc đáo của một dòng nghệ thuật tự do như vậy rất đáng cho chúng ta ngày nay phải lưu tâm nghiên cứu và học hỏi. Ba lá bài thuộc ba cặp yêu: ông ầm, thái tử, bạch tuyết, về mặt phong cách tạo hình, có thể xếp luôn vào loại vừa đề cập. Con bạch tuyết, đối lập với con nọc đượng, là quân bài cũng hết sức đáng chú ý. Nọc đượng là biểu tượng của dương vật thì bạch tuyết là biểu tượng của âm vật, là vật tổ Iôni của dân Champa cổ tái hiện trở lại theo một cách khác. Bạch tuyết ở vùng Bình Định gọi là bạch huê, và khi rút được từ trong ống lá bài này giữa một hội chơi bài chòi, anh Hiệu có thể rề rà hát lên một bài thơ lục bát, chữ nghĩa dân dã nhưng cũng pha một chút văn chương bác học, phảng phất chút đỉnh hơi thơ Hồ Xuân Hương: Hoa phi đào phi cúc Sắc phi lục phi hồng Trơ như đá vững như đồng Ai xô không ngã, ngọn gió lồng không xao Mỉa mai cụm liễu cửa đào Ong qua muốn đậu, bướm vào muốn bu Bốn mùa đông hạ xuân thu Khi búp, khi nở, khi xù, khi tươi. Chúa Xuân ngó thấy mỉm cười, Sắc hay vương vấn mấy người tài danh. Có bông, có cuống, không cành Ở trong có nu, bốn vành có tua. Nhà dân cho chí nhà vua Ai ai có của cũng mua để dành. Tử tôn do thử nhi sanh, Bạch huê mỹ hiệu xin phành ra coi. Trong không khí riêng của đất Huế, về con bạch tuyết, anh hiệu lại có thể cất giọng hát lên mấy câu rất dân dã mà vẫn óng ả, cầu kỳ, và kiểu cách: Cần vàng, ống bạc, chỉ tơ Anh móc mồi thơm thả xuống Cá nọ giả lơ không thèm. Cũng vậy, là mấy câu khác nữa: Tiếc con tôm rằn nấu với rau má Tiếc con cá bống thệ nấu với lá cỏ hôi Tiếc công em trang điểm phấn dồi Ra lấy chồng không đặng cân đôi cũng buồn. Chúng ta hãy xem qua hình vẽ trên quân bài này. Hình tượng trông tựa như hai nhánh lá hoặc hai nhánh rong, nhánh ở trên là nét đen nổi bật trên nền trắng, nhánh dưới là nét trắng nổi bật trên nền đen. Nhánh lá rất có thể là một nhành liễu vẫn tượng trưng cho người phụ nữ, nhưng theo ý tôi, đấy là âm vật được cách điệu một cách bay bướm, nhẹ nhàng, do thế đã tránh được cái nặng nề phải mô tả đối tượng theo lối chính xác. Về mặt kỹ thuật, với nét đen và trắng của hai nhánh lá ở đây, tuy rất giản dị nhưng đã tỏ ra biết đào sâu vào phương thức tạo hình của nghệ thuật mộc bản dân tộc, biết khắc hoạ những nét đen, biết đục sâu vào nền gỗ để tạo những nét trắng, gây nên tương phản về sắc độ rất hấp dẫn. Con thái tử vẽ hình người mang hia, đội mão ra vẻ con nhà vua, người được chỉ định sẽ nối nghiệp cha trị vì đất nước. Hình vẽ giản lược phần thân mình, chỉ còn là một hình vuông giữa một khối bầu dục có những nét rằn rịt, hình vuông chứa những chấm đen nhỏ chạy thành hàng đều đặn. Hình vẽ nặng tính cách biểu tượng với thể dạng cái mão và đôi hia, lộ ra ngay dáng dấp áo mão cân đai. Phía trên đầu nhân vật, một mảnh son đỏ hình hơi tròn in chồng lên đấy như một dấu triện. Sự tham dự của màu đỏ son ấy cũng tìm thấy trên con đỏ mỏ tức con ác, con ma trùng, và đặc biệt nhất là trên con ầm tức con sấm, người ta in chồng lên các nét vẽ đen một lớp son đỏ phủ lấy toàn thể quân bài như vẫn thấy trên các đạo bùa, những nét vẽ đen, đỏ, ngoằn ngoèo chồng chéo lên nhau. Nhắc đến con ầm tức con sấm, có lẽ chúng ta cũng nên nhớ lại hai câu hát bài chòi khá vui mà anh hiệu có thể sẽ hô lên khi rút đến thẻ bài này. Chỉ cần một tiếng ầm âm vang để mọi người dự cuộc chơi biết ngay là đã bốc trúng con Am, chứ chẳng cần tiếng ầm ấy liên hệ gì với cái nghĩa tiếng sấm ầm ầm, giữa bầu trời đầy mây tối hay mưa gió bão bùng mù mịt. Nửa đêm gà gáy le te Muốn đi rón rén đụng nghe cái ầm. (Ông Am!) Chúng ta vừa xem qua một số hình tượng lạ lùng trên các quân bài tới. Với các hình ảnh ấy, với những ý nghĩa ấy, có lẽ chúng ta phải thừa nhận rằng chúng hết sức lạ lùng, hấp dẫn, đặc sắc. Từ hình vẽ cho đến tên gọi, đều là quá đỗi kỳ lạ. Ở nơi đây, tất cả đều tan biến,chỉ còn lại tiếng cười đùa dí dỏm, thoải mái, nghịch ngợm của nhân dân. Chúng ta thấy những hình ảnh con gà nằm cạnh ông Thái tử, đôi gióng đứng bên ông ầm, con voi chơi đùa với ông thầy chùa, anh học trò, anh chàng ngủ trưa, con nọc đượng cũng như con bạch huê đuề huề với một quan hường (cẳng hương). Dưới những triều đại phong kiến cũ, tiếng cười dòn dã và hồn nhiên ấy tất nhiên còn phải được lý giải trên cả những nhịp điệu của đời sống chính trị, đó cũng là một thứ vũ khí, dù tiêu cực và có thể là vô thức, để đấu tranh chống bạo lực và cường quyền thống trị. Về mặt nghệ thuật tạo hình là điều cốt yếu mà bài viết này nhằm đạt đến, bộ bài tới chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp hữu ích, phong phú đối với kho tàng nghệ thuật đất nước. Các nghệ sĩ hiện đại chắc chắn sẽ tìm được ở đây nhiều điều rất mới mẻ. Và hẳn rằng các nhà dân tộc học, khảo cổ học cũng sẽ còn nhiều vướng bận ở đây. Viết ở Sài Gòn năm 1985 Sửa chữa lại ở California, 2005. [1] Về bài chòi, xem thêm: “Khảo về bài chòi”, Võ Phiến, Tân Văn, số 1 tháng 4, 1968 “Bài chòi ở Bình Định”, Tạ Chí Đại Trường, Sử Địa số 5, tháng 1, 2, 3, 1967. “Những hội mùa Xuân”, Nguyễn Văn Xuân, Tân Văn, số 9, 10, tháng 1, 2, 1969. Nước non Bình Định, Quách Tấn, Nam Cường xuất bản, Sài Gòn, 1967. “Phong thổ Huế” trong Lược khảo về mỹ thuật Việt Nam, Từ Lâm Nguyễn Xuân Nghị, Quốc Học thư xã, Hà Nội 1942. Đào Đức Chương,“Bài Chòi Bình Định”, Giai phẩm Tây Sơn Xuân CanhThìn2000 http://chimviet.free.fr/dantochoc/baichoi/baichoi1.htm (18 tháng 4, 2005). Cũng xin xem thêm Connaissance du Việt Nam, Pierre Huard và Maurice Durand, Ecole Francaise d’Extrême-Orient xb, trang 224-226, Hà Nội, 1954, viết về Tổ tôm Điếm, cũng là một loại bài chòi nhưng có vẻ sang trọng hơn. Nhân đây, chúng tôi trích in lại bản vẽ về Tổ tôm Điếm trên đất Bắc ngày trước, từ sách Connaissance du Việt-Nam. Cạnh đó, chúng tôi cũng trích in hình vẽ cảnh bốn người chơi bài tam cúc, chẳng khác mấy với cảnh tượng một đám chơi bài tới, tuy nhiên chơi bài tới đòi phải có 6 tay, để chúng ta có thể sống lại phần nào một khía cạnh sinh hoạt của đất nước ngày xưa. [2] Về sau này, ở vài nơi sản xuất bài tới, người ta còn xoá hết tất cả phần chữ viết, bất kể Nôm, Hán, Quốc ngữ, hoặc chỉ còn giữ lại vài chữ mà thôi trên toàn thể các con bài. Ví dụ, đó là bộ bài tới do ông Đoàn Việt Hùng sưu tầm được ở thôn Phú Ấn, xã Hoà An, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên, in đính kèm bài viết “Ngày Tết đánh bài chòi” của Trần Sĩ Huệ trên tạp chí Xưa và nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Xuân Quý Mùi, TP Hồ Chí Minh, số 132-133, tháng 1-2, 2003, trang 62-64. Xoá hết chữ thì không nói làm gì, nhưng đáng tiếc là hình vẽ trên các quân bài giản lược rất cẩu thả, khờ khạo, hoặc vẽ thay vào bằng một hình ảnh khác, không còn chút gì cái đẹp dân dã mạnh khỏe, kỳ lạ và đầy tính sáng tạo của các hình tượng trên bộ bài tới xưa nay nữa. Tuy nhiên, về chuyện này thì chúng ta có thể yên tâm phần nào, vì cách đây khoảng 20 năm, chúng tôi có nhìn thấy trong bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội một bộ bài tới rất đẹp. Không những thế, các hình vẽ của từng quân bài còn được phóng lớn cỡ bàn tay và in trên giấy dó rất hấp dẫn. Vết tích này còn được giữ gìn như vậy, có lẽ nhờ ở sự lưu tâm đặc biệt của ông Nguyễn Văn Y thuở còn sinh thời, lúc bấy giờ đang đảm trách chức vụ giám đốc của Nhà Bảo tàng. Ông Nguyễn là một nhà nghiên cứu mỹ thuật, hoạ sĩ mà cũng là nhà tạo hình về gốm rất đặc sắc. Nhắc lại sự kiện này cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ và bày tỏ đôi chút lòng biết ơn đối với một con người tâm huyết trước sự nghiệp văn hoá nghệ thuật của đất nước. [3] Bài vè này chúng tôi ghi chép lại được ở Huế. Trong Thi ca bình dân Việt Nam của Nguyễn Tấn Long và Phan Canh, Nxb Sống Mới, Sài Gòn, 1971, ở trang 391, bài vè có khác một đôi chữ. Và trong Tự điển thành ngữ điển tích của Diên Hương, bản chụp in lại của Nxb Zieleks ở Houston Texas, năm 1981, cũng vậy, lại có khác một số chữ nữa, như vậy rõ ràng là do tam sao thất bổn, hoặc có thể vì đã biến đổi dần do giọng phát âm của từng địa phương chăng? [4] Con bài: Tiếng miền Trung, ở miền Bắc gọi là quân bài. [5] Võ Phiến, “Khảo về bài chòi”, bài đã dẫn, trang 5. [6] Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Xuân Thu tái bản ở Hoa Kỳ, chụp lại bản in ở Sài Gòn năm 1971, trang 387. [7] Trích dẫn theo Việt Nam tự điển, hội Khai Trí Tiến Đức, Nxb Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1931, Mặc Lâm tái bản ở Sài Gòn, không ghi năm xb, trang 162. [8] Đại Nam quấc âm tự vị, Huình Tịnh Paulus Của, bản chụp in lại của Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1974, trang 503. [9] Từ hình dáng mái nhà sàn trên con nọc đượng hay nhì nghèo, biến dạng hơn một chút là con ba gà, biến dạng nhiều hơn nữa là các con bảy sưa, năm giày, đỏ mỏ, chúng ta đang đứng trước một đề tài khá lớn vô cùng thích thú trong lĩnh vực dân tộc học và cả mỹ học, khi đối chiếu với nhiều vết tích về nhà sàn trên suốt vùng Đông Nam Á và hải đảo, chưa kể đến những mái nhà sàn khác xa xôi hơn bên kia nửa trái đất. Trong chừng mực của bài viết này, chúng ta không thể đi xa hơn được. Đề nghị xem thêm: “Tìm hiểu Nhà Đông Sơn qua ngôi nhà cổ của người Toradja (Indonesia)”, Tạ Đức, Khảo sổ học số 1, 1987. Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh, Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam xuất bản, 1975. Introduction à l’Etude de l’habitation sur pilotis dans L’Asie du Sud-Est. Nguyễn Văn Huyên, Librairie Orientaliste, Paul Geuthner, Paris, 1934. The Art of East Asia, Gabriele Fahr-Becker (Ed.), Volume 1, Konemann Verlagsgesellschaft mbH, An bản tiếng Anh, Oldenburg, Germany, 1999. Phần viết về Nam Dương của Sri Kuhnt-Saptodewo, “Indonesia, Architecture and Symbolism”, p.p 312-324. (Nguồn: xuquang.com)
-
Chắn là một dạng đơn giản của Tổ tôm. Cách chơi dễ hơn. CHẮN LUẬT I. Nhận mặt các quân chắn : Bộ chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn,nhất vạn, nhất sách, thang thang). Trong đó ngoài 4 cây “chi chi”, 96 cây còn lại này đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 là nhị, tam, tứ, ngũ,lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Số và chữ bao gồm phần bên phải là phần số, phần bên trái là phần chữ. Ví dụ : nhị vạn,tam văn … như vậy tổ hợp của những quân bài này sẽ có 8*3=24 quân. Mỗi quân bài này có 4 con giống nhau , như vậy tổng số quân bài là 24*4=96 quân thường và 4 quân chi chi. Như vậy để nhận mặt nhanh các quân bài thì trước hết bạn nên nhận mặt các số trước từ nhị đến cửu . Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống nhau, sau đó bạn nhận mặt phần chữ bao gồm 3 chữ là văn , vạn, sách . Để dễ nhận ra hàng chữ cứ nhớ câu dân gian các cụ “réo truyền” “Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng”, nhìn vào phía trên bên trái, Văn có nghĩa là kí tự giống gạch chéo, Vạn tức là hình chữ điền, hình vuông, Sách là kí tự loằng ngoằng phức tạp nhưng rất dễ nhận ra). Còn về hàng số: nằm ở bên phải, Nhị: 2 nét Tam: 2 nét giống Nhị nhưng thêm 1 vạch ở giữa Tứ: hình chữ nhật Ngũ: giống chữ “h”, có vạch ngang nằm ở dưới Lục: có 2 chân Thất: giống chữ “t” Bát: giống chữ “B” Cửu: giống chữ “h” thường nhưng dài hơn Bộ bài chắn chỉ có 20 cây đỏ, tức là 5 quân Chi chi, Cửu vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách. Còn lại là 80 cây đen. Khi đã nhận được mặt chữ rồi thì bạn cũng nên thử tìm hiểu xem các hình ứng với các chữ đấy xem thế nào khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao trong dân gian người ta gọi là cửu vạn, bát sách … Tại sao một số ông sau khi bia rượu xong ròi cứ đòi “bát sách” :rolleyes: . Bây giờ bạn sẽ tìm hiểu nguyên tắc ù là như thế nào. II. Chờ ù và ù nghĩa là gì : Để hiểu điều thú vị này thì trước tiên bạn phải hiểu thế nào là chắn, thế nào là cạ đã . - Chắn : là một đôi có 2 quân bài giống nhau hoàn toàn về cả chũ và số . ví dụ chắn tam vạn gồm hai quân tam vạn … - Cạ : là một đôi chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ cạ: tam vạn với tam sách , tam vạn với tam văn.. - Ba đầu : gồm ba cây chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ ba đầu : tam van +tam sách+ tam văn… Khi lên bài thì bạn nên xếp riêng chắn , cạ, ba đầu , những cây què để dễ hình dung thế bài của mình. Có hai kiểu ù là ù rộng và ù bạch thủ : - Ù rộng : Khi chơi bài mõi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa (Khi ăn chẵn học cạ thì bạn phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu) đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù . khi rút lọc con ở lọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng - Ù bạch thủ : Bài đang chờ ù bạch thủ có nghĩa là bạn đã có ở trên tay và cả ở dưới chiếu nữa đúng 5 chắn, 4 cạ và một con què chính là con chờ ù , khi rút lọc, con ở lọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn.như vậy khi ù bạch thủ kể cả con ù ở lọc bạn có đúng 6 chắn và 4 cạ. *Như vậy có thể hiểu Ù thời điểm đầu tiên bài của bạn và bài lọc hơp lại chỉ có chắn và cạ. Nói chung chỉ có đủ chắn và cạ thì mới “thăng” được - ngoài đời cũng thế mà …Hê hê . Nếu có đúng 6 chắn thì là ù bạch thủ, nhiều hơn 6 chắn là ù rộng, khi chờ bạch thủ (còn gọi là chờ hẹp) nghiã là chờ thêm chắn nữa, còn chờ rộng thì chờ hoặc cạ hoặc chắn đều ù được. Chờ hep thì bạn chỉ có tối đa 3 cơ hội ù còn chờ rộng thì bạn sẽ có tôí đa 11 cơ hội ù. Thử nghĩ xem có đúng không? Ban có thấy ù trong chơi phỏm và trong chơi chắn có nguyên tắc cũng “dưa dứa” đúng không ? Tuy nhiên khi ù chắn bạn có điều thú vị hơn là nó còn các cước sắc - hô sướng mồm hơn phỏm nhiều . Bây giờ thử ngâm cứu quả cước sắc trong chắn xem thế nào nhé III.Các cước sắc và cách tính điểm của cước sắc : 1.Xuông : 2điểm, : Ù rộng và ko có cước nào, còn gọi là ù nhạt. 2.Thông : 3điểm, 1dịch: Ván trước vừa ù, thì ván ù tiếp theo sẽ có cước thông. 3.Thiên ù : 3điểm, 1dịch: Người có cái là người có 20cây trên bài, nếu có đủ luôn chắn, cạ và ít nhất đáp ứng yêu cầu cơ bản thì ù luôn, gọi là Thiên ù. 4.Địa ù : 3điểm, 1dịch: Cây đầu tiên từ dưới lọc lật lên cho phép mình ù luôn, thì ù này là địa ù. 5.Chì : 3điểm, 1dịch: tất cả các trường hợp ù tại Cửa mình ( bên tay phải) thì gọi là Ù chì, tức là cây để ù hiện lên ở Cửa mình. Các cước trên là những cước trời cho- may mắn thì được và không cần gò bài còn những cước sau đây thì phải tính toán để gò bài (gò bài ở đây là chọn quân ăn và chờ ù). 6.Tôm : 4diểm, 1dịch: trên bài có Thất Văn, Tam sách, Tam vạn. Nếu có 3 chắn này thì tức là có đôi Tôm. 7.Lèo : 5điểm, 2dịch: trên bài có Chi chi, Cửu vạn, Bát sách. Nếu có 3 đôi này thì tức là có đôi Lèo. 8.Bạch định : 6điểm, 3dịch: Trên bài ko có 1 cây đỏ nào, toàn cây đen. 9.Tám đỏ : 7điểm, 4dịch: Trên bài có 8 cây màu đỏ, 12 cây đen. 10.Kính tứ Chi : tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo: 11điểm, 8dịch: Trên bài có 4 con Chi Chi, còn lại là toàn cây đen. 11.Thập thành : tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo : 11điểm, 8dịch: Bài ù toàn Chắn, kô có 1 cạ nào. 12.Có thiên khai : 3điểm, 1dịch : Trên bài có sẵn 4 cây giống hệt nhau. 13.Có ăn bòn : 3điểm, 1dịch: Trên bài có sẵn 1 chắn nào đó, ví dụ có chắn Tam vạn, nếu ăn được thêm 2 cây Tam vạn nữa để có 2 chắn Tam vạn để dưới chiếu thì gọi là có ăn bòn. Nếu ăn bòn để ù thì phải Hô là Ù bòn. Nếu ăn bòn xong mà chưa ù, thì sau này, khi u` rồi, thì nhớ hô thêm cước có ăn bòn để thêm điểm. 14.Có Chiếu : 3điểm, 1dịch: trên bài có 3 cây giống y hệt nhau, nếu ai đánh ra hoặc nếu từ lọc lật lên 1 cây y hệt 3 cây này thì có thể chíu nếu thích, và phải hạ cả 3 cây trên bài xuống để tạo với cây vừa ăn được thành 1 cột 4 cây(2 chắn) . Nếu chíu rồi ù ngay (bất kể là cây bị chíu được đánh ra hay dược lật từ lọc) thì phải hô là chíu ù, nếu chíu xong mà chưa ù thì sau này khi ù rồi nhớ phải hô là có chíu để thêm điểm. Nhớ là sau khi chíu xong thì phải Trả Cửa, tức là mình lấy về cây chíu được từ chỗ nào, thì phải trả lại (đánh ra) 1 cây vào vị trí đó; trừ trường hợp cây chíu được là cây mà người ở Cửa trên (ngồi bên trái mình) đánh xuống vị trí Cửa trên của mình(**), sau khi chíu xong thì không cần Trả cửa mà có thể đánh như binh thường 1 cây nào đó xuống Cửa mình. 15.Bạch thủ : 4điểm, Nếu tính cả trên bài và dưới chiếu có 5 chắn và 4 cạ, thì coi như là đang đợi ù bạch thủ con lẻ còn lại. Từ lọc lật lên con nào y hệt con lẻ này thì mình sẽ được ù. Riêng bạch thủ ù chi được 5 điểm 16. Gà Những cước sau là có thêm Gà, tức là sẽ được cộng thêm 5 điểm: Chì bạch thủ, Bạch thủ ù bòn. Bị chê là “gà” nhưng cứ thỉnh thoàng lại có gà la lại ấm rồi Cách tính điểm : * Nếu là ù bạch thủ = điểm ù bạch thủ+dịch của các cước còn lại+gà(nếu có) Ví dụ : bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo có chiếu =bạch thủ ù chi 5+tám đỏ 5+hailèo*2 +chiếu 1 =15 điểm * Nếu là ù rộng = Điểm của cước to nhất + dịch của các cước còn lại + gà (nếu có) Ví dụ : chì tám đỏ lèo có tôm có chiếu =tám đỏ 7+lèo 2+tôm 1+chiếu 1+chì 1=12 điểm Tùy theo từng nơi còn có thêm một số cước nữa và cách tính điểm của từng cước cũng khác nhau, nhưng phổ biến giang hồ nhất là những Cước và cách tính điểm như trên . IV.Một số lưu ý : 1- Nếu đợi ù con Chi Chi, chỉ được phép đợi ù bạch thủ, nếu đã có 6 chắn trở lên thì được phép ăn Chi chi để tạo thành Chắn Chi, rồi tính toán để đợi ù con khác. 2- Khi ù ba đầu thì không được hô bạch thủ, ví dụ Nếu trên bài có 5 chắn, 3 cạ, và 3 đầu:Tam sách, Tam Vạn, Tam Văn, thì gọi là Ba đầu Tam; nếu dưới lọc lật ra 1 con Tam bất kỳ nào, thì sẽ đựơc ù, nhưng ko được phép hô là ù bạch thủ. 3- Không được ăn cạ đổi chờ : ví dụ : trên bài đang đợi ù bạch thủ con Tam Sách, và có 1 cạ Nhị vạn Nhị văn, nếu dưới lọc lật ra 1 con Tam Vạn thì tức là chưa ù được, nhưng mình sẽ không được phép ăn con Tam Vạn này (để thành Cạ Tam sách, Tam Vạn) rồi đánh ra 1 trong 2 con Nhị để đợi ù con Nhị. 4- Nếu đã khhông ăn cạ hoặc chắn ở cửa trên thì cũng không được ăn cạ hoặc chắn ở cửa chì 5- Nếu người bên tay trái đánh 1 cây ra Cửa trên, hoặc lật lọc vào Cửa trên hay Cửa chì mà bị người khác Chíu, cây Trả cửa được phép ăn, không được phép ù, dĩ nhiên là trừ trường hợp Chíu ù. Nếu mình đánh ra hoặc Trả cửa vào Cửa chì mà bị người khác Chíu thì dĩ nhiên là cây Trả của người đó không được ăn, chỉ được phép Chíu ù. Nếu gặp trường hợp mình Trả cửa vào Cửa trên, và cây này bị người khác Chíu, thì cây Trả cửa của người đó mình vẫn có thể ăn được. 6- Được phép đánh ra 1 cây y hệt cây Trả cửa của người khác vào Cửa mình (cái cây Trả cửa này trước đó mình kô được phép ăn theo . Ngoài ra thì không được phép đánh ra 1 cây giống y hệt 1 cây bất kỳ ở Cửa trên, Cửa chì, hay Chắn, Cạ của mình ở dưới chiếu. 7- Nếu chơi chéo cánh, không được phép chíu ù cây mà người chéo cánh mình đánh ra. 8- Nếu chơi chéo cánh, người chéo cánh mình bị báo thì mình ù không được tiền, nhưng ván sau nếu ù thì vẫn được hô thêm cước thông. 9- Nếu mình bị ù báo, ván sau cho dù có ù thì cũng không được hô thêm cước thông. 10- Những trường hợp ù mà không bị mất tiền, kô được thu tiền là do bị lỗi Treo Tranh thường, lỗi Trái vỉ, ván ngay sau có ù thì cũng không được hô thêm cước thông, trừ trường hợp như chú í 10 nêu trên. 11- Không được ăn cạ rồi lại đánh đi một cạ trên bài mình cũng như nếu đã đánh đi một cạ rồi thì chỉ được ăn chắn. • Lưu ý khi ăn và xếp bài xuống chiếu: 12- Trái vỉ : Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, cây bị ăn phải đặt ở dưới, tức là cây rút từ bài ra phải đặt lên trên. Làm như thế để thiên hạ có thể phỏng đoán bài. Nếu vi phạm thì gọi là bị lỗi Trái vỉ. 13- Treo Tranh : Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, ví dụ như trên bài có cây Nhị Văn, ta ăn cây Nhị vạn để tạo thành Cạ Nhị vạn Nhị văn, phải để í xem trên bài có Chắn nhị vạn không. Nếu có phải hạ cây Nhị vạn trên bài xuống chiếu để tạo thành Chắn nhị vạn đặt dưới chiếu, còn trên bài thì ta đã có Cạ nhị vạn nhị văn. Nếu có chắn này mà kô phát hiện ra, thì mình sẽ bị mắc lỗi Treo Tranh. Ở những nơi nghiêm khắc, hạ tịch bất hồi, vi phạm lỗi là phải để nguyên, ai phát hiện ra thì nói, ko thì thôi. Còn thông thường thì sau 1 vòng mới bắt lỗi, tức là ta có thể thay đổi, trong ví dụ trên: giả sử nhầm lẫn hạ con Nhị văn xuống, ta có thể thay đổi ngay, hạ con Nhị vạn trên bài xuống, cầm con Nhị văn lên. Để tránh trường hợp này, thông thường khi ăn để tạo Cạ, người ta thường úp cây từ trên bài xuống rồi đánh đi cây khác cho nhanh ván bài, rồi kiểm tra xem trên bài minh có chắn nào trùng với cây vừa ăn không. Một lỗi Treo Tranh nghiêm trọng là nếu mình Chíu mà lại không hạ cả 3 cây xuống, thường là do mình quên mà ra, tức là sẽ dẫn đến việc không Trả cửa, nếu may mắn rơi vào trường hợp (**) thì sẽ chỉ bị lỗi Treo Tranh thường, ván sau có ù thì kô được hô thông, còn không thì sẽ bị nặng hơn là Bị báo. VI. Chia bài và bắt cái : Sau khi ù thì ván bài đó kết thúc và chuyển chơi ván tiếp theo ,người thắng và người đối diện người thắng sẽ không phải chia bài, 2 người còn lại đều phải chia, mỗi người chia đều 5 phần rồi 2 bên ném bài hợp lại nhau theo kiểu gì cũng được, số cây lẻ ra sau khi chia hợp lại bằng 5 tức là chia đủ .Chia đúng tức là bài lọc co 24 cây con bốn phần con lại mõi phần 19 cây . Người bắt cái phải kiêm tra lọc trước khi bắt cái và thông báo lọc thũa thiếu đẻ cac nhà biết. sau khi xếp bài xong, phải kiểm tra xem mình có thừa thiếu hay không, Sau vòng đầu tiên mới phát hiện mình bị thừa, thiếu thì ngồi im… không được ù, dĩ nhiên là cũng kô bị báo, bị đền, ngồi mà đì nhà dưới cánh, hehe… Người làm cái phải vứt 5 cây kia vào 1 trong 5 bài vừa chia, vứt vào bài nào cũng được, bài đó sẽ được gọi là lọc, sau đó chọn ra 1 cây bất kì trong Lọc để ném ngửa vào 1 bài bất kì trong 4 bài còn lại, cây này sau khi ngửa ra thì làng sẽ biết được nó có thứ tự thế nào, và dựa vào đó mà phân cái theo chiều ngược kim đồng hồ, nhất là Chi, nhị là người bên phải, tam là người trước mặt, tứ là người bên trái, ngũ lại là nhất, lục lại là người bên phải…có thể lấy bài theo nguyên tắc : chi,ngũ,cửu: nhất - nhị,lục: tiến – tam, thất: đối - tứ, bát : lùi . Mọi người nhặt bài theo chiều ngược kim đồng hồ, xếp bài, rồi bắt đầu chơi. - Những cước quên kô hô sẽ kô được tính điểm; hô sai, hô thừa cước thì bị báo(*), bị phạt bằng đúng số điểm hô sai, hô thừa; còn ù phá bạc tức là chưa ù mà đã hô láo(vô tình hoặc cố í) thì sẽ bị phạt nặng bằng 8 đỏ, hay như thế nào thì tùy thuộc vào từng khu. Trên đây là tổng kết khá đày đủ về một môn khoa học giải trí có rất nhiều “ thống khoái” là chắn học. biết chơi chắn là có thể được ngồi “chiếu trên” hầu các cụ rồi. Hy vọng vài lòng trên đây có thể giúp ích cho những ai quan tâm đến môn “đan quạt” thú vị này.
-
<h2 id="post-9" style="margin: 0px; padding: 0px;"> Trò chơi CHẮN CẠ </h2> Trong các trò chơi dân gian giành cho ngày lễ , tết có một trò chơi mà có lẽ Nam, phụ, lão ,ấu hơi bị “ Nghiện “ đó là chơi chắn cạTôi nói không ngoa đâu, hỏi mười người thì có đến 7 người biết đến trò chơi này. Về quê những ngày đình đám chiếu trên , chiếu dưới góp mặt từ ông lão 70 tới con trẻ mới học tiểu học. Năm hết –Tết đến . Xin giành ít thời gian , không phải khuyến khích mọi người chơi mà muốn chuyển tải một thông tin mang hơi hướng của văn hóa ngày xuân. Đôi nét về lịch sử trò chơi Nói đến trò chơi chắn , trước tiên phải nói đến Tổ tôm - Tổ Tôm là một trò chơi bài lá có lẽ được du nhập từ Trung Quốc. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó . Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử : Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" ( trong số này có 18 hình đàn ông , có 8 người bó chân,, 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật ) Bài Tổ Tôm có 120 lá bài viết bằng chữ Nho theo nguyên tắc phần bên phải là phần số( từ nhị đến cửu – 2 đến 9 ) phần bên trái là phần chữ ( văn , vạn, sách ) để dễ nhận ra hàng chữ cứ nhớ câu “Vạn vuông Văn chéo, Sách loằng ngoằng”, đơn giản Văn có nghĩa là kí tự giống gạch chéo, Vạn có kí tự giống hình vuông, Sách nhiều kí tự loằng ngoằng phức tạp còn hàng số thứ tự chỉ là số viết chữ hán của 2,3,4,5,6,7,8,9. " Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão ( Ông cụ ) và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa hình chữ nhật , mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài. Để đơn giản hóa một trò chơi hay là phục vụ Nữ nhi ( Trước đây chỉ có phụ nữ chơi chắn ) nên cũng là Bộ bài Tổ tôm 120 quân được bỏ đi 20 quân ( Hàng nhất , ông cụ , thang thang ) và gia giảm một số luật để có một trò chơi mới có tên là “ CHẮN , CẠ“ Cũng có thể sự đơn giản trò chơi” tổ tôm biến thể “ nên đến nay phổ biến mọi người chỉ chơi chắn. Những người biết chơi tổ tôm đến nay không nhiều và có nguy cơ thất truyền. Chơi đánh chắn , phải đủ bốn người ( Mấy người máu me thiếu người vẫn chơi bí tam ( Ba nguời ) hay bí nhị ( Hai người ) có điều như thế chẳng có gì là hay nữa Tên gọi từng lá bài Như trên đã nói Bộ bài tổ tôm sau khi bỏ hàng Nhất , Ông cụ , và thang thang còn lại 100 lá bài bao gồm : Hàng vạn – có nhị , tam , tứ , ngũ , lục , thất , bát , cửu mỗi thứ 4 lá vị chi là 32 lá bài Hàng văn – cũng vậy có 32 lá Hàng sách – 32 lá 4 lá bài có tên Chi chi Tên gọi của mỗi lá bài được ghép tên hàng ( vạn ; văn ; sách ) với số thứ tự chữ hán ( nhị ; tam ; tứ .... cửu ) trừ lá bài Chi chiThí dụ ( Nhị vạn , tam sách .. thất văn... ) Mỗi lá bài có một hình minh họa những lá bài giống nhau có hình minh họa giống nhau. Thí dụ ( Cá chép – lá bài bát vạn , Con thuyền – lá bài ngũ sách ... )T rong bộ bài chắn có 20 lá bài in màu đỏ gồm ( Bát vạn , bát sách , cửu vạn , cửu sách và chi chi mỗi thứ 4 lá ) Chỗ ngồi Chơi chắn thường ngồi trên mặt phẳng , người chơi xếp bằng, thường ngồi trên chiếu . ở giữa có cái đĩa nông đặt quân Nọc cho dễ bốc.Hai người ngồi có vị trí đối mặt nhau gọi là chéo cánh . Chéo cánh có ý nghĩa chung là không phải chia bài khi một trong hai người thắng “ Ù “Cửa ở bên tay phải người chơi. Đây là cửa người chơi được ưu tiên khi ăn quân và ù gọi là “ Cửa chì “ ngoại trừ khi quân ăn được bị người cửa khác “ Tríu “ đọc trệch là chíu hay chiếu cũng được. Chia bài : Sau khi tráo bài , bộ bài được chia làm 5 phần bằng nhau. Một trong bốn người chơi chọn lấy một phần và nhặt mỗi phần trong 4 phần còn lại mỗi phần 1 lá bài gộp lại dùng để làm bài “ Nọc “ Phần nọc này để trong một cái đĩa , tâm điểm so với vị trí 4 người chơi.Lần chia bài đầu tiên ai chia cũng được nhưng có một thứ luật bất thành văn là người ít tuổi sẽ chia ( để cho nhanh thường hai người cùng chia )Sau ván chơi đầu tiên hai nguời kế bên người thắng “ Ù “ phải chia bài Bắt cái Bốn phần bài để vuông vắn ,người bắt cái lấy một quân bất kỳ trong phần nọc cho vào một trong 4 phần còn lại để bắt cái. Lá bài bắt cái lật lên có được đếm theo thứ tự theo kim đồng hồ tương ứng với số thứ tự trên lá bài. Người có cái là người rơi vào số cuối cùng bài cái được chuyển cho người đó và các bài còn lại cũng phải thứ tự chuyển dịch theo chiều của bài cái. ( Thường không phải đếm vì đã sẵn công thức Nhất ngũ , cửu , chi . Nhị , lục tiến . Tứ , bát lùi . Tam thất chéo cánh ) Người bắt cái đầu tiên ai cũng được nhưng có một thứ luật bất thành văn là người lớn tuổi nhất sẽ là người bắt cái ván đầu tiên .Người có cái có 20 lá bài hơn 3 người cùng chơi 1 lá bài và là người ra bài trước.Lần bắt cái kế tiếp thuộc quyền người thắng “ Ù “ Cách chơi Nguyên tắc chung Chơi chắn 4 người gọi là Bí tứ . Mỗi người có 19 lá bài ( người có cái 20 lá nhưng sau khi ra lá bài đầu tiên thì cũng còn 19 lá ) Người chơi xếp bài của mình theo quy định:- Hai lá bài có hàng và thứ tự giống nhau ( giống như đôi cây trong tam cúc ) phải xếp lại với nhau và được gọi là một chắn. Thí dụ hai lá bài có hàng văn thứ tự là lục người ta gọi là chắn lục văn )- Hai cây bài có số thứ tự giống nhau nhưng hàng khác nhau xếp chung với nhau được gọi là cạ . Thí dụ hai lá bài có thứ tự là tam có hàng khác nhau ( Văn , vạn hay sách ) chúng có thể đi chung với nhau gọi là ( cạ tam văn vạn , tam sách vạn , cạ tam văn sách )Ba lá bài cùng số thứ tự nhưng khác hàng. Ví dụ : tam Văn, tam Sách, tam Vạn được gọi là ba đầu tam. - Do bộ bài luôn có 4 lá bài giống nhau cả thứ tự cũng như hàng nên xác xuất vẫn có trường hợp phần bài của người nào đó sẽ có 3 hoặc 4 lá bài hoàn toàn giống nhau , khi ấy nếu việc xếp bài vẫn chỉ tính theo từng cặp “ Chắn hay cạ . 4 lá bài = hai chắn và có tên khác là Thiên khai Khi lên bài thì bạn nên xếp riêng chắn , cạ, ba đầu , những cây què để dễ hình dung thế bài của mình. Khi chơi bài mỗi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây.Khi ăn chắn hặc cạ thì phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu Để thắng “ Ù “ người chơi phải xếp bài ( hoặc tính toán ăn vào hay đánh đi sao cho bài không bị lẻ ) để đủ điều kiện có thể nhanh tới chiến thắng “ Ù “ Điều kiện để Ù là . Khi bốc nọc, lá bài bốc lên hợp với bài trên tay mình tạo thành tổ hợp 6 chắn ( 6 đôi ) trở lên và các cặp cạ Vậy điều kiện để Ù là : tối thiểu có 6 chắn và 4 cặp cạ.Từ điều kiện này phát sinh nhiều loại Ù mà “ Luật chơi “ quy định : 1. Ù bạch thủ ( hay gọi là ù chắn thú 6 ) bài trên tay đã tròn gồm 5 chắn và 4 cạ . Lá bài bốc nọc trùng lá bài chờ ù tạo thành chắn thứ 6 gọi là Ù bạch thủ2. Ù mà bài đã tròn có 6 chắn trở lên gọi là ù rộng 3. Ù mà bài tròn có 5 chắn và trên tay có 3 lá bài lẻ có cùng số thứ tự khác hàng gọi là ù ba đầu 4. Trong trường hợp người chờ ù chờ trên tay có 3 lá bài giống nhau và cũng chờ thì gọi là ù trên tay dưới chiếu ( Do được ù cả khi nếu ai đó trong 3 người chơi đánh lá bài giống lá bài chờ ù ra ) 5. Ù thập thành là khi Ù bài gồm 10 chắn 6 . Ù mà trên tay có 8 lá bài màu đỏ gọi là Ù tám đỏ 7. Ù trên tay không lá bài nào màu đỏ gọi là ù bạch định 8. Ù trên tay có bộ ba lá bài Thất văn,Tam sách, Tam vạn. gọi là ù tôm ( vậy thì có thể 2 tôm hay 3 , 4 tôm nếu có đủ số bộ ) 9. Ù trên tay có bộ ba lá bài Cửu vạn , Bát sách, Chi chi gọi là ù lèo ( vậy thì có thể 2 lèo hay 4 lèo nếu có đủ số bộ ) Các tính điểm Khác với bất kỳ các trò chơi khác cách tính điểm ù của chắn hơi phức tạp một chút .Bài ù thường chỉ đạt được số điểm Min nhưng có khi ù đạt được số điểm rất cao thể hiện được ‘ Tài năng “cũng như sự may mắn của người cầm bài . Trước khi chơi 4 người thường phải thống nhất chung cách tính điểm nguyên do là “ Phép vua thua lệ làng “ Trước tiên là điểm ù tối thiểu và điểm dịch tối thiểu : Thường thường quy định điểm ù thường gấp đôi điểm dịch ( Giả sử điểm ù là 10 điểm dịch là 5 có nghĩa là bài ù tối thiểu được tính 10 điểm . Bài ù có bao nhiêu dich được cộng thêm bấy nhiêu lần điểm dịch ) Dịch là gì ? Đó cũng là quy định mà người cầm bài có được từ sự may mắn trong những lá bài , vị trí ngồi cũng như cách tính toán hợp lý mà đã nêu trên. Có đến hơn chục loại dịch 1. Về vị trí ngồi – Dịch cửa chì 2. Ù ván thứ hai liền ván trước – Dịch thông 3. Ăn được 4 lá bài giống nhau – Dịch tríu 4. Có 4 lá bài trên tay giống nhau – Dịch thiên khai 5. Người có cái bài tròn có đủ 6 chắn trở lên – Thiên ù 6. Bài tròn ù ở cây bốc nọc ( Hay người có cái đánh ) đầu tiên – Địa ù 7. Ù chắn thứ 6 – Dịch bạch thủ8 . Trên bài có bộ thất văn , tam vạn tam sách – Dịch tôm 9. Trên bài có Chi chi , cửu vạn , bát sách -Dịch Lèo 10. Bài có 8 cây đỏ - Dịch 8 đỏ1 1. Bài không có lá bài đỏ - Dịch Bạch định 12. Bài toàn đen chỉ có 4 lá Chi chi ( Màu đỏ ) - Dịch kính tứ chi 13. Người chơi ăn được chắn ngũ vạn khi lá bài chờ ù ( Bạch thủ ) là nhị vạn . Cây ù bốc đúng của chì – Dịch hoa rơi cửa phật 14. Dịch kín chắn ( 10 chắn ) 15. Dịch “ Gà “ đúng ra là cá cược : Bạch thủ chì , tám đỏ , bạch định. Kính tứ chi , kín chắn , hoa rơi cử phật Trong 14 dịch trên lại có một quy định để thể hiện tài năng “ Gò bài “ cũng như “ Máu “ ăn to , đó là hệ số điểm dịch 1. Dịch Tôm tính bằng hai dịch thường ( Nếu hai , ba, bốn Tôm gì đó thì các tôm sau cũng chỉ tính bằng một dịch thường ) 2. Dịch lèo tính bằng ba dịch thường ( Nếu hai ,, bốn lèo gì đó thì các lèo sau cũng chỉ tính bằng hai dịch thường ) 3. Dịch bạch thủ tính bằng dich tôm bằng hai dịch thường 4. Bạch định tính bằng 5 dịch thường 5 Tám đỏ tính bằng 6 dịch thường 6 .Dịch kính tứ chi bằng 10 dịchthường 7. Kín chắn ( 10 chắn ) tính 10 dịch thường 8. Hoa rơi cửa phật tính bằng 20 dịc thường 9Gà cước sắc tùy hội chơi quy định thường tính bằng 4 dịch thường. Cách tính điểm ù. Người hạ bài ù phải “ Xướng “ đầy đủ , chính xác nội dung ù bao gồm các dịch có trên bài ù . Việc xướng thiếu không được tính điểm phần thiếu mặc dù trên bài có. Xướng không đúng phải đền làng toàn bộ những gì đã xướng. Khi xướng bài phải cầm trên tay , xướng liền một mạch ( Không nghỉ ) . Khi hạ bài xuống chiếu rồi tất cả dịch dù chưa hô không được tínhNgười mới chơi nên nhờ làng ( người cùng chơi ) một tiếng, làng hô hộ cho không lo bị đền Tổng số điểm ù là điểm ù tối thiểu cộng với tất cả các loại dịch người chơi có được. Mà điểm dịch có khi gấp nhiều lần điểm ù tối thiểu do vậy chơi chắn không chỉ lo ù mà còn là một kỹ năng khá phức tạp. Chơi chắn tối kỵ sự ồn ào, người chơi phải cân nhắc cây ăn , cây đánh. Dự đoán lá bài còn trong nọc, thậm chí còn phải dự đoán 3 người chơi cùng còn lẻ cây gì , chờ ừ cây gì để Hãm hay ù đè . Phần kết Phàm là trò chơi nhưng không tránh khỏi sự ăn thua. Chơi mang tính sát phạt là điều nên tránh , hơn nữa lại vi phạm pháp luật. Sinh thời cụ Nguyễn Công Trứ đã viết cả một bài thơ, câu nào cũng có tên một quân bài Tổ Tôm, theo tương truyền là để khất nợ : Thân "bát văn" tôi đã xác vờ. Trong nhà còn biết "bán chi" giờ? Của trời cũng muốn "không thang" bắc, Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ. Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu. Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa. Đã không "nhất sách" kêu chi nữa? "Ông lão" tha cho cũng được nhờ! (nguồn: ngoisaoblog.com)
-
Chơi Cuộc Tổ Tôm - Thi Sĩ : Trần Tế Xương Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm Bài chạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rãnh Cũng có lúc không chi thì bát sách Cũng có khi bạch định bốc yêu hồng Cất bài lên ông lão vẫn lẩn vòng Không đâu cả gặp kề năm bảy phỗng Cũng có lúc tôm lèo lên chờ rộng Vớ phải thằng bạch thủ phỗng tay trên Gớm ghê thay đen thực là đen Sắc như mác cũng thua thằng vận đỏ May mắn nhẽ hữu duyên năng tái ngộ Bĩ cực rồi đến độ thái lai Tiếng tam khôi chi để nhường ai Hết bạch lại hồng, thông mãi mãi Nào những kẻ tay trên ban nãy Ðến bây giờ thay thảy dưới tay ta Tiếng bài cao lừng lẫy gần xa Bát vạn ấy người ta ai dám đọ Thế mới biết tổ tôm có đen thì có đỏ Thì anh hùng vị ngộ có lo chi Trước sau, sau trước làm gì.
-
TỨ HỶ - BÀI THƠ TRONG SÁCH PHONG TỤC BIÊN 久旱逢甘雨 他鄉遇故知 洞房花燭夜 金榜掛名時 Phiên âm: Cửu hạn phùng cam vũ, Tha hương ngộ cố tri, Động phòng hoa chúc dạ, Kim bảng quải danh thì. Dịch thơ: Khô giời được mưa ngọt, Xa xứ gặp người quen, Đêm động phòng hoa chúc, Bảng vàng có đề tên. Nguyễn Hạnh (Sưu tầm)
-
TƯƠNG QUAN GIỮA VĂN HÓA NHẬT VIỆT - phần cuối Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam đổi ra dùng mẫu tự La-Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La-Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được. Tương quan ngôn ngữ Đỗ Thông Minh Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ "Joto" (tốt), "Jotonai" (không tốt), "Arigato" (cám ơn), "Sayonara" (tạm biệt) v.v... Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như "Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwaị..", rồi "Kimono, Judo, Akido, Karate, Sumọ..", các địa danh "Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, Fujị..", sau này biết thêm "samurai (võ sĩ đạo), gesha (nữ tiếp viên rượu), sushi (cơm nắm cá), sashimi (gỏi cá), wasabi (mù tạt)..., ofuro (nhà tắm), tatami (chiếu)...". Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ "áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà..., đổi mới", các địa danh "Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An...". Nhưng nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậy. Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt ra. Như các từ "tự do, dân chủ, cộng sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết..." và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Ðiển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Ðôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasakị..". Tới năm 2000, có khoảng 100000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữa. Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, mỗi năm khoảng 70000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như "Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Ðà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài..." và những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các từ "phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm... ", trái cây như "đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống...", các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường...", các bản nhạc như "Diễm Xưa (Utsukushìmukashi, Mỹ Tích), Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)...", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung...". Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ Ðiển Nhật-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới). Tôi có dạy tiếng Việt cho một số người Nhật, bao giờ cũng vậy, bắt đầu bằng màn giáo đầu kéo dài khoảng một giờ đồng hồ giới thiệu sơ về tiếng Việt và tương quan giữa tiếng Việt, Nhật và Hoạ Mục đích là để người học có khái niệm cơ bản về ngôn ngữ họ học, thấy gần gũi hơn vì chúng vốn có nhiều quan hệ. Qua đó, họ biết rõ thế nào là âm Nôm (tương đương với âm kun của Nhật), âm Hán-Việt (tương đương với âm ON của Nhật), chữ Hán và chữ Nôm (tương đương với Quốc Tự của Nhật), đặc trưng phát âm của 12 mẫu âm Việt so với 5 mẫu âm Nhật và 6 dấu thinh Việt so với hầu như không có dấu thinh của Nhật v.v... ra sao. Thời Bắc thuộc (năm 111 trước Tây Lịch đến năm 939), khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, người Việt có tiếng nói nhưng chưa có chữ viết (trừ một vài dân tộc thiểu số nào đó có chữ viết thô sơ). Thí dụ:1, 2, 3, là "một, hai, ba..." Người Hoa đưa vào"Chữ Hán và âm đọc Quảng Ðông: "dách, dì, xám...". Trí thức Việt thời đó học chữ Hán và nói tiếng Hoa. Nhưng từ thời Ngô Quyền giành độc lập, người Việt bắt đầu có khuynh hướng bỏ tiếng Hoa và quay ra đọc chữ Hán theo phiên âm Hán-Việt. Qua thế kỷ 13, để viết tiếng Việt, bắt đầu tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để diễn tả "một, hai, ba...". Có tổng cộng khoảng 5000 chữ thuần Nôm và 5000 chữ trùng hình với chữ Hán. Trong khi đó, chữ Hán vào Nhật Bản qua ngả Triều Tiên hay trực tiếp vào thế kỷ thứ 2 đến 4. Khi đó người Nhật cũng có tiếng nói mà không có chữ viết. Thí dụ:1, 2, 3... là hitotsu, futatsu, mitsu..." Du nhập vào:Chữ Hán và đọc theo âm Hán-Nhật (ON) là " ichi, ni, san...". Qua thế kỷ thứ 8, để viết tiếng Nhật, họ mới bắt đầu tạo ra Quốc Tự (Kokkuji), có tổng cộng khoảng 5000 Quốc Tự nhưng nay chỉ thông dụng 5, 7 chữ. Sở dĩ như vậy vì họ đã dựa vào chữ Hán để tạo ra thêm 46 ký âm Hiragana (Bình Giả Danh, nét mềm do viết tháu chữ Hán) và 46 ký âm Katakana (Phiến Giả Danh, nét cứng do lấy một phần chữ Hán) gọn gàng và tiện dụng hơn. Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản (kể cả Triều Tiên) có hoàn cảnh khá giống nhau, cùng thuộc khối văn hóa Hán, có âm Hán-Việt và Hán-Nhật đọc gần giống nhau vì cùng dựa trên âm đọc của Trung Hoạ Như "quốc kỳ - kokki, quốc ca, kokka, trà Ố cha...", còn âm Nôm và âm Nhật thì hoàn toàn khác nhau. Tiếng Việt đơn âm, tiếng Nhật đa âm (tiếng Hán-Nhật cũng thuộc loại đơn âm, âm thứ hai nếu có là âm câm). Từ đó, có sự quan hệ đặc biệt sau (ở đây thí dụ bằng La-Tinh phiên âm Bắc Kinh hay Quan Thoại của tiếng Hoa, âm Quảng Ðông v.v... cũng tương tự): - Tiếng Việt và Hoa ít nét (3 mẫu tự trở xuống) thì tiếng Nhật là đoản âm. cổ - gu - ko sở - suo - sho ổ - zu - so đô - dou - to - Tiếng Việt và Hoa nhiều nét (3 mẫu tự trở lên) thì tiếng Nhật là trường âm (lý do là tiếng Nhật không có "tận cùng bằng ng, mẫu âm kép, dấu thinh..." nên đã thay bằng trường âm). công - gong - kò thương - sang - shò tưởng - xiang - sò đông - dong - tò - Tiếng Việt và Hoa 3 mẫu tự thì tiếng Nhật có thể là đoản âm, có thể là trường âm. cấu - gou - kò thư - shu - sho tôn(g) - zong - shù (nguyên là tông, nhưng vì kỵ húy tên vua nên đổi là tôn) Quy luật trên đúng khoảng 95%. Có một số ngoại lệ vì tiếng Hoa có nhiều âm mà tiếng Việt và Nhật khi phiên đã dựa trên những âm khác nhau: số - shu - sù, tiếng Nhật có cả su nhưng rất ít dùng. Trong khi Việt Nam tạo từng chữ Nôm, thì người Nhật cũng tạo ra Quốc Tự và thêm ký tự Hiragana, Katakana. Cho tới nay, người Việt thường chỉ viết tay chữ Nôm, nhưng từ năm 2000, với chương trình đánh chữ Nôm của Nhật thì người Việt có thể đánh chữ Nôm dạng TrueType thật là đẹp chung với chữ Hán và chữ Quốc Ngữ. Câu tiếng Việt căn bản là danh từ - tính từ - động từ - túc từ, tiếng Nhật là tính từ - danh từ - túc từ - động từ. Tiếng Việt khi dùng âm ghép Hán-Việt thì hầu hết cũng là tính từ - danh từ như tiếng Nhật. Ðặc biệt tiếng Việt không chia động từ và tính từ như tiếng Nhật. Tại sao chỉ có chữ Việt đổi ra La-tinh? Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam đổi ra dùng mẫu tự La-Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La-Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được. Việt Nam, do bị Pháp đô hộ hoàn toàn, nên năm 1911 nhà cầm quyền Pháp ra nghị định dùng chữ Quốc Ngữ và năm 1945 nhà cầm quyền cả hai miền Nam Bắc cổ động dùng. Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoẳng 15000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩa, nhiều nhất là âm "kỳ", có khoảng 10 chữ Hán và nghĩa khác nhau, còn đa số một âm có chỉ một hay hai nghĩa. Nhật Bản do chỉ có 120 âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, như âm "yoshí hay "shò", mỗi âm có khoảng 300 chữ Hán, nên nếu viết bằng La-Tinh thì không rõ nghĩa. Trung Hoa, tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại có 420 âm, còn Quảng Ðông, Phúc Kiến cũng có 5- 7000 âm. Nhưng nếu viết La-Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó. Tiếng Việt cũng là một lợi khí kiếm tiền Song song với phong trào thích món ăn, đồ thủ công nghệ Việt Nam, số người Nhật học tiếng Việt cũng gia tăng theo với thời gian. Sách học tiếng Việt sơ cấp và trung cấp bằng tiếng Nhật đã có trên 10 cuốn (có cuốn tái bản đến 20 lần), nhưng vẫn chưa có các từ điển Nhật-Việt hay Việt-Nhật tương đối đầy đủ. Cho tới năm 2000, ước tính có khoảng 50 trường dạy tiếng Việt ở Nhật và đã có khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt. Từ những trường chuyên môn nổi tiếng lâu đời như Tokyo Gaigo Daigaku (Ðông Kinh Ngoại Ngữ Ðại Học, từ cuối năm 1999 đã dời về thành phố Chufu thuộc Tokyo), Osaka Gaigo Daigaku (Ðại Phản Ngoại Ngữ Ðại Học), Kyoto Gaikokugo Daigaku (Kinh Ðô Ngoại Ngữ Ðại Học), Asia Africa Gogakuin (Á Phi Ngữ Học Viện), Waseda Hoshien (Tảo Ðạo Ðiền Phụng Sự Viên), một số đại học có lớp tiếng Việt như Ðại Học Keio Gijuku (Khánh Ứng Nghĩa Thục), Ðại Học Waseda (Tảo Ðạo Ðiền)... cho tới những hội đoàn cũng mở lớp dạy tiếng Việt. Ða số sinh viên Nhật học bốn năm Ðại Học hay thêm hai năm Cao Học về tiếng Việt đều đi Việt Nam ít nhất một năm để học thêm cũng như nghiên cứu viết luận án. Nói chung, người Nhật rất chăm học, nhưng vì phát âm của họ vốn quá đơn giản, nên khi họ phát âm tiếng Việt với 12 mẫu âm, nhiều mẫu âm kép và 6 dấu thinh thì cảm thấy rất khó khăn. Người dạy là người Việt cũng như Nhật, trong số đó, chỉ có một ít là chuyên môn, còn đa số là tay ngang, như ở Nhật lâu năm hay du học rồi đi dạy thêm để kiếm tiền, một giờ trung bình 1500 đến 2500 Yen (14 đến 23 Mỹ Kim), tính ra cao gấp hai đi làm bình thường. Trong khi đó, người Nhật qua Việt Nam dạy tiếng Nhật thường với tính cách thiện chí, mức trợ cấp chỉ khoảng 100 đến 200 Mỹ Kim / 1 tháng. Thống nhất cách viết chữ Việt bằng KATAKANA Ngày 17/8/2000, chúng tôi đã lần đầu tiên đưa đề nghị lập ủy ban thống nhất cách phiên âm tiếng Việt ra Katakana với một số giáo sư Nhật về Việt ngữ ở Tokyo, Osaka và những người quan tâm. Sở dĩ chúng tôi nêu lên vấn đề này vì càng ngày, giới truyền thông Nhật và viết sách càng loan nhiều tin về Việt Nam. Các tên người, địa danh, tên món ăn, đồ thủ công nghệ v.v... được viết khá nhiều bằng Katakana. Vì số âm của Katakana (120 âm) rất giới hạn nên việc phiên âm tiếng Việt (khoảng 15000 âm) rất khó, thường không được thống nhất. Vì vậy, chúng tôi mới đề nghị các chuyên gia ngồi lại làm công việc này để mọi người có từ thống nhất Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm đôi chút về mối tương quan giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. (hết).
-
TƯƠNG QUAN GIỮA VĂN HÓA NHẬT VIỆT - phần 2 Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam. Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tĩnh từ "đẹp". Ảnh hưởng Việt Nam đối với Nhật Bản Đỗ Thông Minh Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây... một số người trẻ tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao. Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn. Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998... Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không có loại lên men, có thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái cũng là do người Việt ở Ðông Bắc Thái làm ra. Tới năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật, mà dường như không thấy có cuốn dạy nấu món ăn Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam. Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung... Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật. Tới năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật. Hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc. Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt. Thêm điểm nữa mà nhiều người Vệt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa. Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả. Trong mối giao lưu Nhật-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhau? Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật - Việt chưa có giải đáp Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ... Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài. Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật. Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậy. Nếu ai biết xin lên tiếng hộ. Phần trên được chúng tôi chính thức đưa lên nguyệt san Mekong số 53, tháng 11/1999. Trong khi báo còn đang in, thì ngày 1/11/1999, tình cờ xem TV đài NHK băng tần số 3, thấy Giáo Sư Yumio Sakurai (Anh Tĩnh Do Cung Hùng) thuộc Ðại Học Todai (Ðông Kinh Ðại Học) trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm. Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết: - Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143. - Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật. - Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn "Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1" do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi. Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài "nhất thang" (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được. Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai. Cửa tiệm Mekong Center chúng tôi ở Nhật Bán thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc.
-
Văn Hóa Nhật - Việt - Tương đồng và dị biệt - Phần 1 Bài viết của tác giả Đỗ Thông Minh về sự tương đồng - dị biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Nhật Bản (nguồn: http://www.thongtinnhatban.net) Ảnh hưởng Nhật Bản đối với Việt Nam Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế... Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hoá Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy, xe hơi... Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng. Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh - đàn em (tiền bối - hậu bối) của Nhật. Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam. Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt. Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ "đồng" làm đơn vị tiền tệ của mình. Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật. Về mặt nghệ thuật, từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa (ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi "bonsai" (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Ðình) nổi tiếng là đẹp. Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt. Ðó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không. Với phụ nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng và hơi phong kiến. Mới đây, có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ "Oshin", kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩa. Nguyên tác và truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Ðiền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK thực hiện chiếu nhiều kỳ vào năm 1982, kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thời Minh Trị năm 40 (1907) mới 5 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt. Sau đó, phim được chuyển ra tiếng Việt và đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm. Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như chưa từng có ở Việt Nam. Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1982 hay không xem ở Việt Nam thời năm 1984 thì lại không biết gì về "Oshin". Nay nuốn xem phải ra tiệm thuê băng về xem. Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau: - "Nhà có Oshin không?", có nghĩa là nhà có nuôi người làm không?- "Oshin kìa", mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam. - "Ði Oshin", có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật. - Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới "Oshin", vì cũng sợ rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với "Oshin"... Vì "Oshin" quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Ðệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là "Oshin". Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Ðôrêmon" (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo). Gồm các nhân vật chính là con mèo Ðôrêmon có phép, cậu bé Nôbita (Nobita) khờ khạo mà ham chơi may mắn được Ðôrêmon giúp, cô bé Xuka (Shizuka) dễ thương, cậu bé Chaien (Takeshi, biệt danh Giant) lớn con bạn với Xêkô (Suneo) hay ăn hiếp Nobita... Ðây là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Ðằng Tử, mất năm 1996). Ðầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt. Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật - Việt chưa có giải đáp Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ... Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài. Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật. Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậy. Nếu ai biết xin lên tiếng hộ. Giáo Sư Yumio Sakurai thuộc Ðại học tổng hợp Tokyo trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm. Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết: - Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143. - Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật. - Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn "Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1" do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi. Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài "nhất thang" (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được. Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai. Ảnh hưởng Việt Nam đối với Nhật Bản Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam. Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ "đẹp". Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây... một số người trẻ tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao. Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn. Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998... Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không có loại lên men, có thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái cũng là do người Việt ở Ðông Bắc Thái làm ra. Tới năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật, mà dường như không thấy có cuốn dạy nấu món ăn Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam. Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung... Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật. Tới năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật. Hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc. Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt. Thêm điểm nữa mà nhiều người Vệt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa. Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả. Trong mối giao lưu Nhật-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhau? Tương quan ngôn ngữ Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ "Joto" (tốt), "Jotonai" (không tốt), "Arigato" (cám ơn), "Sayonara" (tạm biệt) v.v... Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwaị.., rồi Kimono, Judo, Akido, Karate, Sumo..., các địa danh Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, ..., sau này biết thêm "samurai (võ sĩ đạo), geisha (nữ tiếp viên rượu), sushi (cơm nắm cá), sashimi (gỏi cá), wasabi (mù tạt)..., ofuro (nhà tắm), tatami (chiếu)...". Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ "áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà..., đổi mới", các địa danh "Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An...". Nhưng nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậy. Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt ra. Như các từ "tự do, dân chủ, cộng sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết..." và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Ðiển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Ðôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasakị..". Tới năm 2000, có khoảng 100000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữa. Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, mỗi năm khoảng 70,000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như "Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Ðà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài..." và những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các từ "phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm... ", trái cây như "đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống...", các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường...", các bản nhạc như "Diễm Xưa (Utsukushìmukashi, Mỹ Tích), Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)...", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung...". Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ Ðiển Nhật-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới).
-
.............. Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật - Việt chưa có giải đáp Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ... Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài. Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán. Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật. Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậy. Nếu ai biết xin lên tiếng hộ. Phần trên được chúng tôi chính thức đưa lên nguyệt san Mekong số 53, tháng 11/1999. Trong khi báo còn đang in, thì ngày 1/11/1999, tình cờ xem TV đài NHK băng tần số 3, thấy Giáo Sư Yumio Sakurai (Anh Tĩnh Do Cung Hùng) thuộc Ðại Học Todai (Ðông Kinh Ðại Học) trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm. Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết: - Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143. - Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật. - Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn "Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1" do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi. Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài "nhất thang" (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được. Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai. Cửa tiệm Mekong Center chúng tôi ở Nhật Bán thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc. (trích nguồn: http://www.vysa.jp)
-
Hội Lim: “Buồn, nhưng ngày xuân không được nghe quan họ thì nhớ lắm !” (20/02/2008) (VH)- “Trời lạnh khủng khiếp quá! Mấy hôm trước ai cũng lo là năm nay hội Lim sẽ vắng khách, không ngờ các anh các chị vẫn về đông vui thế này. Ngày xuân mà không được nghe quan họ thì nhớ lắm”. “Liền anh” tuổi 89 Nguyễn Thừa Kế vui vẻ quay lại nói với tôi khi canh hát diễn ra tại nhà ông vào đêm 12 trước hội vừa tàn. Hội Lim năm nào cũng vậy, ngôi nhà cổ rộng rãi nằm sâu trong thôn Duệ Đông của ông luôn chật kín khách khứa. Năm nay thời tiết khắc nghiệt nên bộ đôi liền anh Nguyễn Thừa Kế và Nguyễn Văn Đắc (85 tuổi) không thể mong manh khăn xếp áo the ngồi chơi quan họ như thường lệ. Chiếc áo choàng dạ to sụ được khoác bên ngoài bộ cánh quan họ nom ngồ ngộ. Nghệ nhân Đắc cười rất tươi, bảo: “Cơ thể thì đã già rồi nhưng giọng hát chúng tôi vẫn còn trẻ trung lắm đấy!”, rồi 2 lão nghệ nhân cùng “đổ” câu “Bước sang năm mới tháng xuân…” theo điệu La rằng (điệu hát được coi là khó nhất của quan họ). Cụ Đắc dẫn, cụ Kế luồn, nghe giọng hát vẫn “vang, rền, nền, nẩy”, quả là còn xuân lắm! Nhưng nói về nghệ nhân Nguyễn Thừa Kế mà chỉ nhắc đến quan họ thôi thì vẫn là thiếu sót lắm. Ở đồi Lim những năm gần đây, bên cạnh niềm tự hào quan họ, người Kinh Bắc còn có một niềm say mê không kém là chơi tổ tôm điếm. Tổ tôm điếm là lối chơi bài bằng hiệu lệnh (tiếng trống) và lẩy Kiều. Thú chơi tao nhã này đã có ở vùng Kinh Bắc cả trăm năm trước rồi lại bị thất truyền vài chục năm nay. Năm 1993, nghệ nhân Nguyễn Thừa Kế chính là người đầu tiên đi tìm tòi và khởi xướng việc khôi phục thú chơi này cho vùng quan họ. Nhiều năm trôi qua, nay tổ tôm điếm đã phát triển rất rộng rãi với hơn 20 CLB trong vùng. Nghệ nhân Nguyễn Thừa Kế cũng trở thành thày dạy cho các CLB trong vùng và lãnh luôn trách nhiệm làm Chủ nhiệm CLB tổ tôm điếm của Duệ Đông. Việc phát triển thú chơi tổ tôm điếm bận rộn tới mức nghệ nhân dặn chúng tôi phải đặt lịch trước khi chúng tôi ngỏ ý muốn quay lại thăm cụ vào một ngày nào đó trong tháng Giêng- “Nếu không gọi điện trước là tôi đi chơi đấy, có ngày chơi tới 3 hội cơ. Ngày mai các anh chị nhớ lên đồi nghe quan họ rồi xem cả CLB của tôi chơi tổ tôm điếm trên đó nhé!”- cụ Kế cười vui vẻ. Không chỉ nghệ nhân Nguyễn Thừa Kế háo hức với cái hẹn của quan họ và tổ tôm điếm trên đồi Lim. Từ sáng sớm, các ngả đường dẫn lên đồi Lim đã rộn ràng bước chân người trảy hội. Năm nay, ban chỉ đạo hội Lim quyết định lùi giờ rước kiệu chậm lại một tiếng so với mọi năm để du khách có thêm thời gian về chứng kiến những giờ phút long trọng nhất của lễ hội. Lực lượng an ninh trật tự cũng được huy động tới 200 người để đảm bảo cho một hội Lim "sạch" về mọi mặt. Ngày 13 chính hội, tất cả các hàng quán, trò chơi điện tử, người bán hàng rong được đẩy lùi xa khỏi khu vực đồi Lim để trả về cho quan họ một không gian thuần khiết. Các trò chơi dân gian quen thuộc như đánh đu, vật, đập niêu, tổ tôm điếm... khiến cho phần hội ngày càng trở nên rôm rả, khiến ai nấy quên đi cái lạnh se sắt cắt da cắt thịt. Và trung tâm của mọi sự chú ý vẫn là quan họ. Sân khấu vẫn là nơi dành cho các nghệ sĩ quan họ chuyên nghiệp. Nhưng các lán trại của các liền anh liền chị chân lấm tay bùn hát mới là nơi thực sự hấp dẫn đối với dân nghiền quan họ. Đồi Lim năm nay chỉ dựng 4 lán quan họ với khoảng cách khá hợp lý, các loa nén cũng không được phép sử dụng để tránh tình trạng “quan họ cãi nhau” giữa các lán. Các liền anh liền chị, từ tuổi 18-20 đến những cụ cao tuổi nhất lên tới 93 vẫn say mê hát. Tình yêu quan họ của họ đã làm ấm lòng nhiều du khách phương xa. “Nhưng nếu các liền anh liền chị đừng hát nhiều ca khúc phóng tác từ quan họ như ở hội Lim năm nay thì có lẽ chúng tôi còn thấy ấm lòng hơn”- Câu nói vui của một du khách đến từ Hà Tây có lẽ là điều mà ban tổ chức hội Lim và các liền anh liền chị nên suy nghĩ. Đành rằng, quan họ cũng như nhiều loại hình dân ca khác, cần có sự phát triển, biến đổi theo thời gian, những ca khúc được sáng tác trên âm hưởng quan họ rất đáng được trân trọng nhưng mong muốn lớn nhất của du khách khi về đồi Lim là được nghe những câu quan họ với vẻ đẹp nguyên bản nhất. Mang suy nghĩ này than phiền với một nghệ nhân đàn nhị tên là Liên ở lán quan họ của xã Phú Lâm, nghệ nhân này cười buồn: “Biết là thế nhưng mà khó duy trì lắm. Các liền anh liền chị trẻ bây giờ lại thích hát các ca khúc mang màu sắc quan họ hơn vì nó khoe được giọng. Học hát quan họ theo lối cổ rất lâu và rất khó nên không mấy người hào hứng. Hát quan họ theo lối mới, chỉ cần một cây oóc đi theo đệm là hát được. Chứ hát quan họ cổ thì không có nhạc đệm hoặc dùng đàn quan họ để gọi hơi của người hát là chính. Dùng nhạc cụ dân tộc để đệm cho quan họ thì cần nhiều loại nhạc cụ, như lán chúng tôi đây là 3 loại: đàn bầu, đàn nhị và sáo, lỉnh kỉnh quá nên bọn trẻ không thích.”. Khó và lỉnh kỉnh nên những nghệ nhân chơi đàn quan họ như nghệ nhân Liên trở thành của hiếm trên đồi Lim. Nhịp sống mới khiến cả chơi quan họ cũng cần tiện dụng, đơn giản và gọn nhẹ. Chỉ có những người thực sự yêu quan họ cổ là lo lắng, là buồn. Buồn nhưng năm nào cũng đến hẹn lại lên vì “ngày xuân không được nghe quan họ thì nhớ lắm...”. Đỗ Huyền (baovanhoa.vn)
-
Cuộc đời những quân bài tổ tôm "> Tác giả: Việt Phong (Thân tặng Lê Hồng Sơn) Những quân bài xuất xứ từ đâu? Câu hỏi bâng quơ bồi hồi xúc động Nó dai dẳng bám vào đời sống Từ đời này nối tiếp đời sau Cuộc đỏ đen hằn trong trí rất sâu Ta nhớ chúng quen từng nét mặt Chờ một quân ngóng mòn con mắt Còn hơn mong đợi vợ con mình Những quân bài đi qua như thể vô tình Anh Cửu Vạn cả một đời vất vả Chị Bát Sách ngồi lê nhàn nhạ Thằng Chi Chi khệnh khạng theo hầu Ù, có lèo—thong thả từng câu Giữa cửa chì không sợ ai tranh mất Ù một ván cũng là chật vật Đến ván sau đợi mãi không ù Mười chín quân đen—bạch định cố chờ Đến giữa cửa lại là quân Cửu Sách Anh vác đèn thờ ơ đáng trách Sang nhà bên làm một ván ù suông Cô Ngũ Văn chắc còn bận yêu đương Đến chậm trễ mất ván bài bạch định Tên Tam Vạn xun xoe xu nịnh Đi với thằng Tam Sách, Thất Văn Sống trong đây cũng dễ làm ăn Hãy cảnh giác có tên phản bội Chị Tứ Sách phân vân chờ đợi Đến cửa ai để bạch thủ, chiếu ù Đời vẫn xoay quanh như chiếc đèn cù Đốt thời gian đỏ, đen trong chốc lát Cô Nhất Văn suốt ngày ca hát Làm khổ chồng—anh Tứ Vạn kéo xe Muốn vươn lên—cơm áo cứ nặng đè Sống lam lũ mà vẫn hoàn túng thiếu Không gặp may ta đành cam chịu Đời như anh Cửu Vạn khổ triền miên Lấy chị Thang Thang có một đứa con riêng Chị không dám nhìn lên, đầu cúi xuống Nỗi buồn chán đi vào tâm tưởng Âm thầm không một chút van xin Trên Thiên Đình nếu người có phép tiên Cũng bất lực cảnh trần gian hội tụ Họ không sống cuộc đời ủ rũ Vui với nhau trong một ván bài chơi Vui với nhau để phút chốc quên đời Họ không biết tiến thân ba tấc lưỡi Họ không sống cuộc đời luồn cúi “Báo cáo anh”—quỳ gối khom lưng Có một quân bài bưng lễ biếu dâng Mụ Tứ Văn chính là quân đút lót Mụ sống bất lương—chuyên nghề luồn lọt Ở nhà lầu Ngũ Vạn giầu sang Lừa gạt chàng Nhị Sách lang thang Chàng chống gậy đi cầu may hạnh phúc Đời nhân từ có điều gì oan ức Ông già làng xách gậy đi đâu? Vào nhà ai tìm ba cụ bạc đầu Kính tứ cố làm ván bài kết thúc Chưa hết buồn đau—còn nhiều uẩn khúc Còn nhiều tên giấu mặt lọc lừa Hiện hình lên con Thất Sách trơ trơ Nửa giấu mặt, nửa cười nham hiểm Cứ để nguyên hình không cần trang điểm Những quân bài hiện rõ hình thù Buổi sáng nào trời, đất âm u Anh Lục Vạn vác mai đi đào huyệt Cuộc sống của anh nhờ vào người chết Ngửa mặt cầu xin Thượng Đế động lòng Đời giầu sang mà vẫn trắng tay không Chỉ dám “nhờ xa” chưa hạ bài trắng chiếu Là số phận ngậm ngùi cam chịu Cùng vùi vào đen đỏ rủi may thôi Số phận những quân bài giống hệt cuộc đời Cuộc đời ăn may tạm thời chấp nhận Hãy kiên nhẫn để chờ ngày kết luận Đời công minh trong cuộc sống nhân từ Đốt đèn lên—chàng Cửu Sách vô tư Ta vào hội với tình yêu ưu ái Ta vào hội cho đời trẻ lại Quên sầu đau trong một nỗi buồn riêng Mời bạn bè. Tất cả anh em Cùng kết thúc Ván-Bài-Đời-Cay-Đắng.
-
TỔ TÔM HỌC ĐẠI CƯƠNG Người ta khuyến học,khuyế n tài Riêng tôi dở người:đi khuyến tổ tôm CA RAO I-NHẬP MÔN. Tổ tôm là 1 loại bài lá có từ rất lâu đời và thường được giới trung lưu,thượng lưu trong thời phong kiến rất ưa chuộng và đề cao.Tỷ dụ học tự làm vè kể như: Làm trai biết đánh tổ tôm Uống trà mạn hảo,xem Nôm Thúy Kiều Làm trai mà không biết đánh tổ tôm Uống nước lá ổi,xem l...trẻ con Trong khi chơi tổ tôm, những người có học,hay chữ còn thả thơ,lẩy Kiều...khi đánh 1 quân bài.Tỷ như khi đánh quân Ngũ sách(có vẽ hình 1 chiếc thuyền buồm )thì đọc Thuyền tình vừa ghé tới nơi Thì đà trâm gẫy,bình rơi mất rồi Hay khi đánh quân bài Nhị vạn(có vẽ hình 1 cành đào)thì đọc: Dấn thân đến bước lạc loài Nhị đào thà bẻ cho người tình chung ......... Người chơi còn tâ m đắc kể cho nhau nghe giai thoại về Cao Bá Quát đánh tổ tôm với vua như sau: Chuyện kể rằng vì mến tài văn chương của Thánh Quát nên vua Tự Đức hay cho gọi Quát vào cung hầu tổ tôm bàn chuyện văn thơ.Một bữa,khi quân chi chi vừa dậy;vua vỗ đùi hô to:"-Chi nẩy!".Các quan trong hội tổ tôm đều kinh hãi nhận ra vua hô nhầm.(Theo luật tổ tôm Ugrave; chi nẩy chỉ xảy ra khi duy nhất bài chỉ chờ đúng 1 tiếng chi chi thôi.Nhưng lần này,bài của vua còn chờ cả tiếng Ngũ sách nữa.Đúng ra,vua chỉ được hô quot;Có lèo" thôi).Mọi người biết vậy nhưng không ai dám bắt lỗivua.Duy chỉ có Cao Bá Quát vốn tính khảng khái quyết chỉ ra lỗi bắt vua phải:"Chèo đò"là lỗi ù nhỏ hô to(Một lỗi nặng trong luật tổ tôm; bị xóa hết điểm đã được từ đầu hội và cả ván ù tiếp theo nữa mới được trả đò.Ví như lỗi thẻ đỏ trong bóng đá.Tât nhiên,trước sự bình đẳng trong bài bạc,vua phải chấp hành nhưng trong bụng không vui Ít lâu sau,Quát làm chủ khảo bị phạm trường quy tại QƯuy Nhơn:đã để cho 1 thí sinh giỏi nhưng bài bị phạm húy được ưu ái chấm đỗ.Lỗi ấy lẽ ra chỉ bị tội đồ(nọc ra đánh rồi đày đi biệt xứ).Nhưng Cao Bá Quát bị tống ngục rồi xử trảm.Ngồi trong ngục,quát dò lại nguyên nhân chính dẫn đến mình bị tăng án quá nặng là bài tổ tôm;y nào hầu vua và ghi lại như sau: Vạn tam đáo cửu,song lục thất Sách bát hoàn tam ngũ chí không Văn tam tứ tứ dư lục thất Độc cụ vô thang,khởi binh đao Trừ 3 từ cuối là nguyên nhân vau chém chết mình còn cả bài thơ là bài tổ tôm của vua hôm đó: Hàng vạn có từ tam vạn đến cửu vạn ,trong đó có 2 quân lục vạn và thất vạn Hàng sách có từ bát sách đén tam sách nhưng không có ngũ sách, Hàng văn cso tam văn,2 quân tứ văn và thừa ra lục thất văn Hàng yêu có 1 quân ông cụ,không có thang thang Thế chẳng phải là tổ tôm; độc đoán và phong kiến sao?Các thông tin trên tôi sưu tầm được từ Đại tá Dặng Ngọc Lâm-Hiệu trưởng Trường Văn hóa Quân khu II khi tôi còn tại ngũ làm công tác giảng dạy ở đó.Số là những năm 80,Ban Giám hiệu trường VHQKII có Trung tá Hoàng Trung Hiếu -Hiệu phó nghỉ hưu làm thiếu mất 1 chân trong hội tổ tôm của họ,thế là tôi được huấn luyenj để thế vào chân ấy.Nhằm gây hứng thú cho tôi học luật,thủ trưởng bèn kể những cái hay,cái thú của tổ tôm; rất thú vị và chặt chẽ kể như các vị quan tâm xem luật cuả nó sau đây: II-Giới thiệu quân bài tổ tôm Một cỗ quân bài tổ tôm gồm có 120 quân bài.Nhưng thực ra chỉ gồm 30 loại vì mỗi loại có 4 quân bài giống nhau.Các quân bài được ghi tên bằng chữ Hán,viết cách điệu theo lối thảo(Cách viết thêm râu,thêm nét trông như rễ búi cỏ).Tên 1 quân bài được cấu thành bởi 2 chữ ghép lại:gồm hoa và số. +Trước hết nói về hoa:gồm có 3 hoa là Văn -vạn,sách +Về số gồm 9 số từ nhất,nhị,tam....đến cửu. Hai thành tố trên ghép lại thành 27 loại quân bài từ nhất văn,nhị văn,tam văn.......đến bát sách,cửu sách. -Ngoài ra còn có 3 loại quân bài đặc biết gọi là yêu:Đó là: Thang thang:có hình vẽ người đàn bà cho con bú-Ông cụ :có hình người già chống gậy-Chi chi:có hình người cầm 2 quả chùy. III-Các khái niệm 1-Phu:là 1 bộ quân bài thường tập hợp từ 3 quân bài trở lên được sắp xếp theo 3 quy tắc sau đây: 1.2-Phu dọc:gồm các quân bài cùng hoa nhưng cso số liên tiếp.Ví dụ như: +Nhất sách,nhị sách,tam sách.... +Tứ văn,ngũ văn,lục văn,thất văn... +Ngũ vạn,lục vạn,thất vạn,bát vạn,cửu vạn.. 1.2-Phu ngang(còn gọi alà phu bí:Gồm các quân bài cùng số nhưng khác hoa.VD: +Nhị văn,nhị vạn,nhị sách +Tứ văn,tứ vạn,tứ vạn,tứ sách.. +Lục văn,lục vạn,lục sách,lục sách... 1.3:Các quân yêu cũng là phu 2-Khàn:Gồm 3 quân bài cùng loại nhận được khi chia bài 3-Thiên khai:gồm 4 quân bài cùng loại được khi chia bài 4-Lưng:là phu đặc biệt được quy định như sau: 4.1-Có đủ 3 hoa nhưng tổng số hàng văn cao hơn so với số cuả hàng vạn sách bằng 10 +Cửu văn,nhất vạn,nhất sách +Bát văn,nhị vạn,nhị sách +Thất văn tam vạn,tam sách(còn được gọi là tôm) 4.2-Nhất nhị tam văn 4.3-Cửu vạn,bát sách,chi chi(còn được gọi là lèo) 4.4-Cửu sách,thang thang,ông lão 4.5-Cửu sách,cửu vạn,thang thang 4.6-Khàn 4.7-Thiên khai 5.Cạ:Là 1 bộ thiếu 1 quân nữa mới thành phu(Quân thiếu ấy gọi là chờ).Tỷ dụ như: -Nhất sách,tam sách(chờ nhị sách) -Tứ vạn,lục vạn,thất vạn(chờ ngũ vạn) -Cửu sách,thang thang(chờ cửu vạn,hoặc chờ ông cụ) -Ngũ văn,lục văn,bát văn,cửu văn(chờ thất văn-Trường hợp chờ thành phu dọc 5 quân tương tự như thế này gọi là chờ xuyên 5 gian) -Thất sách,thất sách(trường hợp chờ phỗng tương tự như thế này hoặc chờ 1 quân bài cuối cùng gọi là bạch thủ) 6.Bài chờ:là bài có toàn bộ các quân đã vào phu gần hết chỉ còn 1 cạ cuối cùng để hoàn thành và có đủ 3 lưng 7.Bài thành:là bài có toàn bộ các quân bài đã vào phu và có đủ 3 lưng chỉ còm chờ quân sắp ra nằm trong các phu(gọi là chạm thành) 8.Bài ù:là bài hội của 2 điều kiện cần và đủ sau đây: 8.1-Điều kiện cần:Toàn bộ các quân bài đã vào phu và cso từ 3 lưng trở lên 8.2-Điều kiện đủ:Quân bài vừa lên thì bài thành hoặc chạm thành như đã nói ở mục 6.7 9.Tôm:Như đã nói ở tiết 4.1 10.Lèo:Như đã nói ở tiết 4.3 11.Thông:là ván ù liên tiếp từ lần thứ 2 trở đi 12.Thập điều(còn gọi là thập hồng):Bài ù chỉ có 10 quân đỏ 13.Bạch định-Bài ù chỉ toàn quân trắng 14.Kính cụ-Bài ù chỉ có quân ông cụ là đỏ còn lại lqf quân trắng 15-Kính tứ cố:Bài ù chỉ có 4 quân ông cụ là đỏ còn lại là quân trắng 16.Chi nẩy:Bài ù khi chi chi ở nọc mới lên .Thêm điều kiện bài chỉ chờ 1 tiếng như đã nói ở mục Nhập môn IV-CÁC QUY TẮC KHI CHƠI BÀI 1,Số người chơi Một hội tổ tôm nh t thiết phải có 5 người chơi.Nếu thiếu sẽ không thành.Trường hợp bất đắc dĩ chỉ có 4 người chơi thì chỉ chơi tạm(gọi là bí tứ).Khi đó phải bỏ 1 phần bài sẽ mất hay. 2.Chia bài Vào hội,mọi người tôn trọng người cao tuổi nhất trong hội được mời rút 2 quân bài để tính tổng rồi chia đồng dư 10 nhằm chọn người chia bài(Tỷ dụ cụ rút được quân thất vạn và quân ngũ văn thì có tổng 12 chia 10 dư 2;sẽ đếm từ tay phải cụ (vì chơi tổ tôm theo thứ tự vòng tròn đến người thứ 2 sẽ được chia bài) Bài được chia thành 6 phần theo vòng tròn và được úp sấp.Chia xong,người chia bốc 1 phần bất kỳ,rút ra 2 quân để tính phần bài cho mỗi người theo thứ tự.Sau đó phần bài đso được úp lên đia nọc. 3.Xếp bài trên tay Tùy cách xếp cho tiện việc đánh và theo dõi(thường xếp theo hình nan quạt.Quân yêu được xếp thụt xuống tâm,2 quân giống nhau chồng và rút cao hơn cho dễ nhìn để "phỗng".Các quân đã và sắp thành phu xếp cạnh nhau)nhnưg nhất thiết phải tuân theo quy tắc sau: 3.1-Khàn phải úp sấp xuống chiếu cho đến khi có quân thứ 4 ra mới dậy khàn.Trường hợp tính thấy lợi khi khàn kéo theo được 2 phu thì được để trên tay ,nhưng phải hô:"Có 1 khàn bất thực"và xin cho 1 chiếc chén úp sấp trước mặt để đánh dấu.Nếu có quân trong khàn ra phải hô:"Dậy khàn"và lật ngửa chén.Khi ù phải hô:"Bất thực 3 con(quân gì ăn cả(nếu đã đánh đi thì hô:"Ăn 2 đánh 1"trả chén làng!".Nếu không sẽ bị phạt lỗi thiếu quân"Khê khàn" 3.2-Thiên khaihải úp sấp xuống chiếu nhưng khi thấy có người bắt đầu đánh quân bài đầu tiên sẽ hô"Thiên khai 4 quân(gìđồng thời lật ngửa quân bài dưới chiếu lên 3.3-Khi ăn quân cso cùng loại thì phải hạ quân bài trên tay xuống chiếu kẻo phạm lỗi:"Treo tranh trái bỉ" 4.Xếp bàidưới chiếu -Khi mới bắt đầu chơi,phần chiếu trước mặt gồm có các khàn,thiên khai(nếu có như đã nói ở trên).Có thể úp các quân yêu xuống nếu thấy nhớ được. -Khi ăn quân phải hạ các quân trên tay xuống theo phu.Trường hợp có quân trùng với quân được ăn phải xếp lên trên hoặc xuống dưới cùng kẻo phạm lỗi"Kẹp cổ" 5.Đánh bài -Trươc khi đánh bài ,việc dầu tiên phải làm đó:"-Tiền điểm binh,hậu điểm bối"có nghĩa alf đếm số quân bài xem có đủ 20 quân không(kẻo khi ù thừa hoặc thiếu quân sẽ bị phạt rất nặng)rôi mới đánh. -Khi sắp ù phải xem có quân nào dư (bất thành phu)không ?Đã có đủ 3 lưng chưa?để tránh lỗi chèo đò -Đánh quân bài nào thấy có lợi(quân bài dư hoặc tính người dưới cửa không ăn được hoặc người khác không ù được....)cho người liền kề bên tay phải. -Khi quân bài của người bên trái đánh cho nếu không ăn được thì hô:"-Xin 1 quân" để người phụ trách nọc rút cho quân khác.Nếu ăn được quân mới có quyền đánh còn không thì sẽ mất lượt. 6.Trường hợp ưu tiên(cướp cái) 6.1-Phỗng:Khi thấy quân bài trùng với 2 quân bài trên tay phải hô:"Phỗng"và được ăn không theo cửa.Nếu trùng với khàn bất thực,phải hô:"-Phỗng tái kiến,trả chén làng"đồng thời hạ quân trên tay .ăn quân và lật ngửa chén. 6.2-Dậy khàn:Khi thấy quân bài thứ tư trùng với 3 quân bài đang úp khàn của mình phải hô:"Dậy khàn" đồng thời lật ngửa các quân bài úp khàn dưới chiếu lên kẻo mắc lỗi khê khàn 6..3-Ù:Khi thấy quân bài vừa ra bất cứ là do ngùi khác đánh hay là bốc dưới nọc lên ở cửa nào mà thỏa mãn điều kiện ở tiểu mục 8 thì phải hô:"Ù" và hạ bài 7.Quy tắc hô ù 7.1-Chỉ được hô "Ù"khi các quân bài đều hạ hết xuống chiếu và đồng thời các quân khàn úp dưới chiếu đã được ngửa lật lên hết.(tránh bị lỗi thiếu quân).Khi bài ở tình trạng 6.3.thì chỉ được hô"-Xin làng cho xem quân....hoặc"Nhờ" 7.2-Bài ù kèm theo cước sắc cũng hô kèm +Thông:có ván trước +Có tôm,có lèo +Bạch thủ(quân gì;xuyên 5 gian;thập hồng;bạch định... +Kính cụ và tính tứ cố thì vừa hô vừa đưa 2 tay quân ộng cụ ra giữa chiếu cho cả hội xem +Chi nẩy vừa hô vừa vỗ đùi V-NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ Phong tục mỗi nơi có kiêng kỵ khác nhau,nhưng tôi thấy ở 2 địa phương Phú Thọ và Tuyên Quang có mấy điều kiêng kỵ giống nhau sau đây 1.Hội tổ tôm trong đám cưới Gia chủ sẽ rất vui khi đầu hội có ù "Thập điều" vì cho là điềm may mắn chođôi trẻ.Nhưng rất kiêng ù "Bạch định",nếu bạn thấy bài như téế phải đánh xén phu đi để ăn quân đỏ hoặc bỏ ù 2.Hội tổ tôm trong đám tang Kiêng ù"Kính tứ cố" và "Kính cụ".Nếu gặp phảỉ xử lý như kiêng ù "Bạch định"nói ở mục 1 trên đây VI-KIỂM TRA VÁN BÀI Tuân theo nguyên tắc"Tả hữu biên hành sự"Nghĩa là khi cso người ù thì trách nhiệm kiểm tả và chia bài ván sau là của 2 người ngồi 2 bên người vừa ù.Nội dung kiểm tra theo các tiêu chí sau: 1-Kiểm số quân :Đếm lại xem bài có thừa hoặc thiếu quân không(Đề phòng người chơi vô tình hay cố ý nhầm lẫn thừa hay thiếu bài.Nếu thiếu bị phạm lỗi"Cheò đò" 2.Điều kiện cần và đủ để ù -Có quân bài nào bất thành phu không? -Đủ số lưng theo quy định không? 3.Có bỏ ù không -Soát lại các quân bài mới ra gần đây có đủ điều kiện để ù không(Nhất là trường hợp bài chạm thành) 4,Kiểm tả quy tắc hô: +Hô đã đúng lúc chưa?(Khi hạ hết bài xuống chiếu,lật hết các quân khàn,lấy quân chạm thành về....) +Hô đúng cách chưa?Đã trả chén bất thực ,ăn mấy con?đánh mấy con trong khàn hoặc bất thực thiên khai? +Hô đúng cước sắc không?(tránh ù nhỏ hô to) VII-PHẠM LỖI 1.Chèo đò>là lỗi nặng nhất (Như thẻ đỏ)phải hủy bỏ toàn bộđiểm đã giành được từ đầu hội và ván đang ù.Ngoài ra ván ù tiếp theo cũng không được tính điểm(gọi là trả đò;không được tính là ván ù thông.Hình phạt bổ sung còn vẽ thêm 1 hình con thuyền cạnh tên người phạm lỗi để cảnh cáo(chỉ đến khi trả được đò mới xóa).Các vi phạm sau đậy sẽ bị phạt lỗi "Chèo đò" -Thừa thiếu quân như đã nói ở tiết 1,6 -Bất thành phu,thiếu lưng -Ù nhỏ,hô to 2-Đeo kính:là lỗi kỹ thuật nhỏ,không được tính điểm ván thắng hiện tại và không được hô thông ở ván ù tiếp theo.Bị vẽ hình 1 cái kính bên cạnh tên người phạm lỗi để nhắc nhở lần sau nhìn cho rõ.Lỗi này áp dụng cho các vi pahmj sau: -Treo tranh trái bỉ như đã nói ở tiết 3.3 -Kẹp cổ như đã nói ở mục 4 -Bỏ ù như đã nói ở tiết 6.3 VIII-TÍNH ĐIỂM VÁN THẮNG Người có bài ù được coi là người thắng duy nhất trong ván bài và được tính điểm theo nhiều cách tùy mỗi nơi mỗi khác.Ví dụ như suông 2 dịch 1;suông 4 dịch 2.... Cách ghi điểm cũng có thể do thư ký cuộc chơi chép vào giấy hoặc có thể dùng đũa ,hạt ngô,hạt lạc.....để nhớ điểm đều được.Thông thường quy định điểm thắng như sau: 8.1-Ù suông(hay còn gọi là ù thường)không có cước sắc gì :2 điểm 8.2-Ù thông:có ván trước+1 8.3-Có tôm+1 8.4-Bạch thủ+1 8.5-Xuyên 5 gian+1 8.6-Có lèo+2 8.7-Thập điều(Thập hồng)+3 8.8-Kính cụ+6 8.9-Bạch định+8 9.10-Kính tứ cố:+10 Điểm 1 hội theo quy tắc suông 2 dịch 1 cso tổng điểm bằng 25 Nếu theo quy tắc suông 4 dịch 2 thì tổng điểm là 50 Khi thấy trong tổng đạt >24 hoặc 48 thì tuyên bố kết thúc hội.Kiểm số điểm trong hội,ai là người có số điểm cao nhất là người thắng (St)
-
Thú chơi tổ tôm ngày Tết Nhiều trò chơi dân gian chúng ta đã từng nghe đến. Mỗi khi Tết về, trẻ con ai ai cũng thích chơi Tam Cúc, còn các cụ già thì khề khà bên bàn Tổ Tôm. Trò chơi tổ tôm là một nét văn hóa tiêu khiển không thể thiếu được trong xã hội làng mạc Việt Nam thời xưa, cũng giống như thú chơi cờ. Tổ Tôm có thể được du nhập từ Trung Quốc từ rất lâu rồi. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba hàng Văn, Vạn, Sách (là ba "chất" của bài Tổ Tôm, tương tự như Cơ, Rô, Bích, Nhép trong bài Tây) Chơi Tổ Tôm khá là khó, và cách biến hóa cũng nhiều nên thường được nam giới và người già chơi, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Cũng vì khó, nhưng thú vị, nên từ cách chơi Tổ Tôm đã sinh ra một cách chơi khác dễ hơn là "Chắn" dành cho thanh niên và phụ nữ. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc, nhưng nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử như câu ca dao: Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều Trong văn học Việt Nam, trò chơi Tổ Tôm cũng được nhắc đến rất nhiều. Phạm Duy Tốn với truyện ngắn "Sống chết mặc bay" trong chúng ta chắc nhiều người còn nhớ đoạn: ... Ngài quay vào hỏi thầy đề : - Thầy bốc quân gì thế ? - Dạ, bẩm con chưa bốc. - Thì bốc đi chứ ! Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút một con bài, lật ngửa, xướng rằng : - Chi chi ! Quan lớn vỗ tay xuống sập, kêu to : - Ðây rồi !... Thế chứ lại ! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói : - Ù ! thông tôm, chi chi nẩy !... Ðiếu, mày ! ... Tất nhiên trong khi đê vỡ, dân đen thì kêu khóc chạy loạn mà "quan phụ mẫu" vẫn còn mê say trong cơn Tổ Tôm thì coi dân như cỏ rác. Ở đây chỉ muốn nói lên cái thú vị của trò chơi. Hay như Nguyễn Công Trứ. Lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã từng được người đời liệt vào hàng các tay đổ bác có tiếng. Ông say mê bài bạc, trong khi thơ văn thì siêu quần bạt chúng. Trong cơn đen đỏ, ông thắng cũng nhiều mà thua chẳng ít. Một lần đi đánh tổ tôm bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già, đến đòi năm lần bảy lượt mà Nguyễn Công Trứ cũng vẫn không có tiền giả. Sau ông lão đòi rát quá, Nguyễn Công Trứ đành phải đi lục lọi rương hòm xem có gì đáng giá để đem cầm đợ mà lấy tiền trang trải. Nhưng khốn thay, lục mãi mà vẫn chẳng khui ra được gì ngoài mấy quyển sách nát. Túng thế, Nguyễn Công Trứ mới đọc liều cho ông già một bài thơ để xin khất nợ. Thơ rằng: Thân "bát văn" tôi đã xác vờ Trong nhà còn biết "bán chi" giờ Của trời cũng muốn "không thang" bắc Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa Đã không "nhất sách" kêu chi nữa "Ông lão" tha cho cũng được nhờ ! Nghe qua cả bài thấy thơ hay mà khéo quá, câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, mà đồng thời lại nói lên được cái cảnh học trò kiết không tiền nên ông lão nghĩ thương tình và mến tài, bằng lòng cho Nguyễn Công Trứ khất nợ. Nhà thơ "bình dân" Nguyễn Khuyến cũng đâu có thể bỏ qua trò chơi này trong văn thơ của ông: Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng Cờ đương giở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng (St)