-
Số nội dung
1.107 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phoenix
-
Bé 3 tuổi bị cắt gân chân để... 'chừa nghịch' Lý giải hành vi cắt đứt một phần ngón tay cái và gót chân cháu Nguyễn Thị Hảo, bà Nguyễn Thị Mỳ cho rằng "để cháu chừa nghịch". Bệnh viện đa khoa Bình Phước đã thống kê, trên người Hảo có hơn 70 vết thương. > Cháu gái 3 tuổi bị hành hạ cắt gân chân/Nghi can cắt gân chân cháu bé 3 tuổi bị tạm giữ Sau 4 ngày bị tạm giam, bà Nguyễn Thị Mỳ đã thừa nhận chính là thủ phạm cắt đứt lìa một phần ngón tay cái và gót chân cháu Hảo. Bà Mỳ khai, trưa 13/9, khi đi làm vườn về thấy bé Hảo đang cầm kéo định cắt tờ bạc 100 nghìn đồng nên đã nổi giận dùng luôn kéo đó cắt đứt lìa đầu ngón tay bé. Sau đó, Bà Mỳ bỏ mặc Hảo khóc thét, đến chiều mới đi mua thuốc cho Hảo uống. Ngày 18/9, bà Mỳ đang dùng dao Thái Lan cắt mướp ngoài vườn thì thấy Hảo leo lên cây dâu gần đó đùa nghịch. Thấy vậy, bà lấy luôn dao phạt ngang làm đứt gân gót chân bé. Nguyễn Thị Mỳ tại Công an huyện Tân Phú. Ảnh: Pháp luật TP HCM. Bà Mỳ cho rằng những vết trầy trụa, bầm tím ở mặt, vết thương khắp cơ thể Hảo là do hai con bà bị thần kinh dùng roi đánh. Đối với vết cắt ở tai trái và thương tích gãy xương đòn thì bà Mỳ nói không biết ai gây ra cho Hảo. Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa Bình Phước, trên người bé Hảo hiện có hơn 70 vết thương lớn, nhỏ, cũ và mới. Trong thời gian tạm giam, bà Mỳ tỏ thái độ bất thường, lúc thì khai Hảo là con, khi lại bảo là cháu. Bà Mỳ nói Hảo tên thật là Thảo và sinh năm 2004 chứ không phải 2005. Ông Nguyễn Văn Tước (chồng bà Mỳ) cũng khai báo lung tung và luôn miệng nói: “Không biết gì, không nhớ gì cả”. Từ vụ cháu Nguyễn Thị Hảo bị hành hung, chiều 24/9, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/10. Phó thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo cụ thể các ngành chức năng, UBND các cấp, nhất là cấp xã tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân để xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn. Hôm qua, ông Trần Văn Tân, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an huyện Phước Long (Bình Phước), cho biết, đã yêu cầu giám định thương tật đối với Nguyễn Thị Hảo để khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Mỳ. Theo ông Tân, hành vi phạm tội của bà Mỳ đã rõ dù Hảo là con hay cháu thì vẫn có thể truy tố tội cố ý gây thương tích. Nếu xác minh thấy hành vi đó diễn ra trong thời gian dài thì xử lý tội hành hạ người khác với tình tiết tăng nặng là hành hạ trẻ em. Một điều tra viên cho biết có nhiều mâu thuẫn giữa hai nghi can là bà Mỳ và ông Tước nên phải tập trung điều tra về nguồn gốc của bé Hảo, xem là con hay cháu họ. Ban giám đốc công an tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ án, đặc biệt làm rõ nhân thân của bé Hảo. Mấy ngày qua, các trinh sát đã tỏa đi Vũng Tàu và Đồng Nai để lần tìm dấu vết. Hồ sơ ban đầu cho thấy Hảo sinh ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), sau đó được một người ở huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận làm con nuôi. Sau đó, vợ chồng ông Tước đưa Hảo về Bình Phước sinh sống. Bà Nguyễn Thị Oanh (54 tuổi, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, Bình Phướci) đã tự nguyện túc trực chăm sóc Hảo từ ngày 23/9. Ảnh: Pháp luật TP HCM. “Có thể chúng tôi sẽ giám định ADN để làm rõ nguồn gốc và cha mẹ thật của bé”, ông Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh nói. Hiện nay bé Hảo dần bình phục. Có lúc bé tỏ ra hoảng sợ, co người lại khi thấy nhiều người lạ. Khi có người hỏi thăm, bé Hảo đưa tay xin “Cho cháu tiền”. Trước hình ảnh này, cơ quan điều tra đang làm rõ Hảo có phải là nạn nhân của một đường dây bắt cóc trẻ con đi ăn xin hay không? (Theo Pháp Luật TP HCM) Nguồn: http://vnexpress.net
-
Người quen của satphatham có đồng ý việc đưa lá số lên đây luận không vậy?
-
Beemeo đã từng có lúc nào nghĩ đến chuyện tự tử chưa?
-
Trước giờ G, nhờ chú Thiên Sứ "chốt" lại cái giờ cuối :D
-
Các nhà báo thường hay "giật" title bài rất tùy tiện. Nhiều khi chẳng ăn nhập gì với nội dung. Nếu ai không xem kỹ có khi lại hiểu sai vấn đề. Họ không còn cái tâm nghĩ đến người trong cuộc.
-
Phoenix có thể đăng ký 02 suất được không ạ?
-
Phoenix cũng đang bận nhưng rất mong anh post tiếp để đón đọc. Kính anh sức khỏe!
-
Nghi án phong thủy: Trụ đồng Mã Viện Thiên Đức Hằng nằm cứ vào ngày 6-2 âm lịch lể kỷ niệm hai bà Trưng được cử hành tại nhiều nơi có người Việt sinh sống. Đây là một sinh hoạt có tính lịch sử truyền thống. Vào năm 40 sau công nguyên Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị quê ở Mê Linh đã dựng cờ khởi nghĩa trước là trả thù cho chồng sau là đánh đuổi quân xâm lượt, Hai Bà đã lấy được 65 thành trì và sau đó là xưng vương họ Trưng. Năm 42 scn Mã Viện theo đường biển xua quân đánh trở lại. Trước thế giặc mạnh, quân hai bà chống cự không nổi, rút lui về Cẩm Khê và tan hàng từ đó. Sau khi xâm chiếm đất Giao Chỉ Mã Viện cho thực hiện hai công trình là: Dựng trụ đồng Mã Viện tại động Cổ Sâm, châu Khâm và xây thành Kiển Giang hình tổ kén ở Phong Khê. (hình số 1) (Đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, Sơn Tây đang trong giai đoạn trùng tu) Nguồn: Thiên Đức 8/2005 Trang lịch sử này đã gây nhiều tranh cãi về nhiều vấn đề như là : - Nguyên do khởi nghĩa của hai bà vì thù chồng hay vì nợ nước? - Hai bà lập nên chế độ mẫu hệ đầu tiên ở Việt Nam chăng? - Ngày lễ kỷ niệm của hai bà cũng có sự khác biệt? Ngày 6/2 hay 6/3 Âm lịch? - Nguyên do cái chết của hai bà nhảy sông tự tử hay bị chém đem đầu về Trung Quốc? Cho dù có đặt nghi vấn như thế nào chăng nữa chúng ta cũng phải thừa nhận một điều là Bà Trưng là vị nữ vua đầu tiên tại Việt Nam, một vị vua thành tựu do công sức và tài trí trực tiếp đánh quân xâm lược. Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa do lòng yêu nước chân chính của mình, xuất thân từ giai cấp quí tộc, chứ không phải từ quan niệm đấu tranh giai cấp. Hai bà Trưng đã tạo dựng nên truyền thống vẻ vang nữ anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là: tại sao trong suốt gần 2000 năm kế tiếp dân tộc ta vẫn không xuất hiện được một vị nữ anh hùng thứ hai có tầm cỡ Bà Trưng cho dù lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh chống ngoại xâm từ đó cho đến nay? Phải chăng người phụ nữ Việt Nam yếu hèn? Hay là có sự cản trở bởi một huyền lực nào đó xuất phát từ thời gian sau khi Hai Bà Trưng thua trận, đất nước rơi vào sự đô hộ của người Hán, mà lịch sử chưa làm sáng tỏ chăng? Thật vậy nghi vấn đó phát xuất từ hai hành vi cụ thể đầy bí ẩn của Mã Viện sau khi xâm chiếm đất nước ta chưa được lý giải rõ ràng. Theo Khâm Định Việt Sử Thương Giám Cương Mục trang 24-25 ghi :” Trưng vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết. Mã Viện đuổi đánh tàn quân của hai bà là bọn Đô Dương đến huyện Cư Phong thì hàng phục được họ. Mã Viện lập cột đồng để ghi địa giới tận cùng của Nhà Hán... Sách Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên chép rằng: Mã Văn Uyên (tức Mã Viện) dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc.... Sách Nhất Thống Chí nhà Đại Thanh có chép: Tương truyền cột đồng ở về động Cổ Sâm châu Khâm, Mã viện có thề rằng: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” nghĩa là “Cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt”, nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Đó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy. Mã Viện nhà Hán đắp thành Kiển Giang Vì thấy huyện Tây Vu có đến ba vạn ba nghìn hộ, Mã Viện xin chia ra làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua Hán y cho Mã Viện lại lập thành quách, đặt tỉnh ấp (xóm làng), đắp thành Kiển Giang ở Phong Khê. Thành này hình tròn như cái Tổ kén. Nên gọi là thành Kiển giang. Ba năm sau Mã Viện về nước. http://viethoc.org/eholdings/sach/kdvstgcm.pdf A/-Trụ Đồng Mã Viện: Trải qua một thời gian dài bị đô hộ dưới thời Hán thuộc, trụ đồng Mã Viện đã hoàn toàn mất hết dấu tích nhưng vẫn còn để lại nhiều nghi vấn lịch sử như sau: I/- Sự thật của trụ đồng: Trụ đồng Mã Viện là một câu chuyện có thật, đã được ghi vào sử liệu của cả hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Đây không phải là một huyền thoại hay là hư cấu. Vào đời vua Trần Thánh Tôn đã cho người đi tìm lại dấu tích cột đồng nhưng không thấy. “Tháng 4 mùa hạ.( 1272) Sai viên ngoại lang là Lê Kính Phu sang hội với người nhà Nguyên biện luận việc cương giới. Nhà Nguyên sai Ngột Lương sang hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước, nhà vua phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Kính Phu nói với Nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được.” Việc đó sau cũng thôi. ...( KDVSTGCMCB Quyển VII tr. 219) “Tháng 8 mùa thu (1345) Sai sứ sang nhà Nguyên. Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch sự việc này.” (KDVSTGCMCB quyển IX Tr.279) II/- Vị trí của trụ đồng: Đa số sử liệu đã thống nhất vị trí của trụ đồng như sau: - Sách Nhất Thống Chí nhà Đại Thanh chép: Cột đồng ở về động Cổ Sâm, châu Khâm - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Ngoại Ký của Lê Văn Hưu Quyển III Tr. 22 ghi : Mã Viện bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán. Cột đồng tương truyền ở trên động cổ Lâu, châu Khâm. Tóm lại theo sử liệu trên có thể kết luận là trụ đồng nằm ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán. Một vấn đề cần được sáng tỏ nữa là: châu Khâm là huyện biên giới giữa Giao Chỉ và Nam Hán hiện nay nằm ở đâu? Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của bác sỹ Trần Đại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á “ Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA” http://www.vietnamsante.com/trandaisy/tds-...ngoctocviet.pdf Sau khi dẫn chứng lịch sử thời hai bà Trưng, di tích, cổ vật, cùng kết quả thử nghiệm DNA đã kết luận rằng: Biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc quả tới hồ Động đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên. Sự phát hiện này có thể xác quyết một điều là vị trí trụ đồng nằm ở biên giới phía Bắc Việt Nam qua thời gian đô hộ đã bị Trung quốc lấn chiếm và vùng đất động Cổ Sâm (Cổ Lâu) hiện nằm sâu trong lãnh địa Trung Quốc hiện nay. III/- Ý nghĩa câu “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt” Trong hầu hết cổ sử Trung Quốc và sử Việt ghi chép lại, giải thích câu này chỉ là một lời thề. Điểm này có nhiều nghịch lý. 1.- Đây không thể là một lời thề, thật vậy Mã Viện là người đi chinh phục và vui mừng thắng trận, nên không có động cơ nào để tạo ra một lời thề ghi trên trụ đồng. Vì vậy sách sử gọi đây là lời thề là không đúng sự thật. 2.- Ý nghĩa câu chữ “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt” ngầm ý hăm dọa cũng như gây hận thù với dân tộc Giao Chỉ rất là phi chính trị. Theo sử sách cho biết Mã Viện là một danh tướng văn võ song toàn giỏi quân sự lẫn chính trị, có thể nào ngây ngô đưa ra một lời thề phi chính trị như trên hay không? Tất nhiên là không, vì thế Mã Viện cố tình ghi khắc câu này tất phải có mưu đồ sâu độc nào đó đối với đất nước Giao Chỉ vậy. 3.- Đa số sách sử Trung Hoa cũng như Việt Nam đều giải thích câu: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt là trụ đồng gãy thì dân Giao chỉ bị giết. Chữ CHIẾT mà dịch là gãy đúng với ngôn ngữ , thế nhưng trong trường hợp này có điều không ổn. Vì rằng một cột trụ đồng kim loại, đặt ruột dựng giữa thiên nhiên thì làm sao có thể gãy được? nếu so với một cây cau, một cây dừa thân mộc, cao, tán cây rộng lung lay trước gió bão còn có thể đứng vững. Thì đây là một nghịch lý. Do vậy sự dịch thuật câu chữ này hoàn toàn sai lầm một cách cố tình nhằm che dấu một bí mật lịch sử mà người viết sẽ phân tích ở phần sau. IV/- Công dụng của trụ đồng: Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cũng chưa có lời đáp thích hợp. 1)- Theo sử gia Phạm Văn Sơn chuyện cột đồng Mã Viện thiết tưởng không đáng tin lắm chỉ nên coi là một giai thoại không hơn không kém... Nếu coi cột đồng Mã Viện là một mỹ đàm thì chép vào sử để làm một câu chuyện kể chơi cho có thú vị thiết tưởng không hại gì. (Việt sử Tân Biên tr.199). Đây chỉ là lối nói huề vốn khi không lý giải được những nghịch lý của câu chuyện trụ đồng, do vậy không đáng tin cậy. Viết lịch sử của một dân tộc cần sự nghiêm túc chứ không phải là chuyện mỹ đàm, kể chơi cho vui. 2)- Theo tác giả Trương Thái Du trong bài “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam (Talawas - lịch sử) Cột đồng Mã Viện dựng năm 43 ở quận Giao Chỉ và Tây Đồ Di cũng chính là đài quan trắc thiên văn ... Trong công tác thiên văn thời Mã Viện, để xác định những vùng đất mới, cần phải tiến hành quan trắc các chỉ số năm này qua năm khác. Cột thiên văn chuẩn phải vừa tránh được thời tiết xâm hại, vừa bền vững nên chất liệu đồng đã được chọn. Muốn đo đầy đủ thì phải cử người ở lại làm việc, ít nhất là hằng năm tập hợp số liệu đem về kinh đô. Chuyện dân gian Việt Nam kể rằng Mã Viện từng dựng cột đồng ở Bắc Việt lại càng khẳng định đây là cột thiên văn chứ không phải mốc giới. Chẳng ai đem mốc giới để giữa nơi đô hội, để mỗi người đi qua ném một hòn đá vào đấy mong cột đừng đổ. Câu “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện ngầm bảo phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận. Cơ sự là thế! Con toán thiên văn nhỏ của tôi ở tiểu mục 1 là minh họa suốt bài viết này. Giả thiết này khó thuyết phục bởi những nghịch lý sau: Một cột đồng đặc ruột thuần túy trồng giữa trời mưa nắng không thể gọi là một đài (?)thiên văn được. Theo người viết hiểu ý của tác giả là trụ đồng Mã Viện được sử dụng như là một cái cột chuẩn để đo lường sự di chuyển của bóng mặt trời, mặt trăng.... Nếu chỉ với công dụng như vậy thì chẳng cần phải dùng cột đồng làm gì cho năng nhọc, thực hiện khó khăn (từ việc gom đồng, đúc cột, điêu khắc, di chuyển, dựng cột...), rất tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian. Ngoài ra còn viện lý do khỏi bị thời tiết xâm hại lại không chuẩn. Vì rằng cột đồng to và cao đủ để đo bóng mặt trời thì rất nặng hằng tấn tạo sức ép trên một tiết diện nhỏ thì với thời tiết mưa lụt khí hậu ẩm thấp, đất ướt, mềm nở ra rất dễ bị lún, hay đổ ngã nguy hiểm. Với độ lún hằng năm của trụ đồng, thì độ đo đạt lại càng thiếu chính xác, sẽ làm giảm mất giá trị công dụng nói ở trên. Với trụ gỗ tốt vừa nhẹ, bền, dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ thay thế, lại đạt yêu cầu trên có lẽ hợp lý hơn cột đồng. Với uy danh của một tướng lãnh thống trị đương thời chắc chắn có rất nhiều cách để bảo quản trụ đồng cần gì phải ngầm bảo dân bị trị phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận bằng câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” vừa vô chính trị đối với một vị tướng văn võ toàn tài, vừa mất tư cách đạo đức của một kẽ đi thống trị. Với toán công tác thường trực ghi số liệu báo cáo hằng năm không đủ sức bảo quản trụ khí tượng hay sao, mà cần phải ngầm bảo dân bị trị coi sóc? 3)- Theo cổ sử, cột đồng chỉ là cột mốc biên giới mà thôi. Lối giải thích này cũng không thỏa đáng. Nếu là cột mốc biên giới tại sao không ghi những thông tin cần có của vùng biên giới lại ghi câu : “Trụ đồng chiết , Giao Chỉ diệt” trên cột đồng?. Thứ nữa là cột mốc biên giới tại sao không đặt tại những con đường đi giữa ranh giới của hai nước, mà lại đặt tại một hang động trong vùng hẻo lánh? B/- KIỂN THÀNH: Là công trình cụ thể thứ hai của Mã Viện đã hoàn thành trước khi về nước. Theo sách sử giải thích thành Kiển Giang có hình tổ kén của con tằm, như vậy nó có hình tròn và dài túm hai đầu, chứ không đơn giản là hình tròn ghi trong sử liệu, đã đem lại nhiều ngộ nhận cho người đọc sử. Hình dáng của Kiển Thành cũng đem là nhiều nghi vấn. Thật vậy đây là loại thành quách quân sự rất hiếm thấy trong sử sách, là loại hình dài và ốm có rất nhiều nhược điểm như sau: - Dễ bị tàn phá bởi thời tiết gió bão, thật vậy một trường thành dài và ốm sẽ hứng chịu nhiều sức tàn phá của gió bão hơn là một bức thành ngắn, tròn hay vuông và rộng. - Mục đích xây thành cho dân ở vì dân số đông mà lại xây thành hình ốm và đài là không kinh tế và khó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu phát triển cư dân về lâu dài. - Về mặt quân sự một trường thành dài rất khó trấn thủ vì tốn kém nhiều nhân lực canh gác, và khó tiếp ứng từ đầu này đến đầu khác. Vì thế câu hỏi đặt ra là tại sao không xây thành hình vuông, đa giác lồi hay hình tròn bình thường như những thành quách khác mà lại xây thành hình cái kén? Ẩn ý của kiến trúc này là gì vẫn chưa được giải đáp trong sử sách. Tóm lại, những nghịch lý trên của lịch sử đã trải qua gần 2000 năm vẫn chưa được lý giải minh bạch dưới nhãn quang của các nhà sử học hay nhà khảo cổ. Thế nhưng, nếu nhìn sự việc trên đây bằng nhãn quang của một nhà phong thủy thì tất cả mọi nghi vấn trên đều được giải đáp thỏa đáng. Thật vậy đây là một trận đồ phong thủy mà Mã Viện bày ra nhằm hãm hại đất nước Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đối với Việt Nam là những anh hùng dân tộc, thế nhưng theo quan niệm của triều đình Hán hai bà Trưng chỉ là yêu tặc. Theo An Nam Chí Lược (trang 40) do tác giả Lê Tắc là người Việt nam, chạy qua sống ở Trung Hoa và viết sử theo quan niệm của Trung Hoa như sau: Năm Kiến Võ thứ 16 của Hán Quang Vũ Đế (sau công nguyên 40), người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc làm phản, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam đều hưởng ứng theo. đành các quận ấp, cướp được 60 thành, rồi tự lập làm vua... Đến năm Kiến Võ thứ 19 Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị (Nhị là em gái của Trưng Trắc) và đánh luôn dư đảng, bọn Đô Lương, đến huyện Cư Phong, bọn này chịu đầu hàng... http://viethoc.org/eholdings/sach/ancl.pdf Vào thời đại nhà Hán, thuật phong thủy, địa lý rất thịnh hành, tất cả những công trình xây dựng mồ mả, lâu đài đều tuân hành nghiêm túc quy luật địa lý phong thủy. Ảnh hưởng bởi quan niệm này, Mã Viện sau khi trừ diệt được hai Bà Trưng(?)đã bày một trận đồ phong thủy để diệt tận gốc yêu quái, trừ hậu hoạn, nhằm hãm hại đất nước ta không còn vua nữ giới nữa bằng những hành động như sau: 1- Mã Viện cho dựng một trụ đồng tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu, nghi vấn đặt ra là tại sao không đặt nơi đồng bằng trống trải dễ thấy hay tại những con đường đi lại giữa hai nước như là cột mốc bình thường mà lại đặt tại một hang động? Chỉ có thể trả lời là động Cổ Sâm chính là huyệt hàm rồng kết phát làm vua của đất Giao Chỉ nên Mã Viện muốn phá hủy để đất nước không còn vua nữa, dễ bề cai trị. Nếu tự nhiên Mã Viện cho đào sâu xuống để chôn hoàn toàn một trụ đồng mà không có lý do chính đáng thì mọi người sẽ nghi ngờ, và gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, vả lại cũng kém hiệu quả về mặt phong thủy. Vì thế mà Mã Viện đã thâm độc, cho dựng đứng trụ đồng không cần phải chôn sâu và ghi khắc câu chữ “Trụ Đồng chiết, Giao Chỉ diệt” bề ngoài như là hăm dọa, nhưng thực chất là khiêu khích lòng tự ái dân tộc của dân Giao Chỉ, sau đó ngầm hỗ trợ cho người dân mỗi ngày ném gạch đá vào trụ đồng để chôn lấp. Sự việc này có hai tác dụng thứ nhất là giữ cho trụ đồng không bị nghiêng ngả với thời gian, thứ hai trụ đồng nặng hàng tấn tạo một sức ép mạnh trên một tiết diện nhỏ thì dễ dàng từ từ lún sâu vào lòng đất mỗi khi thời tiết mưa ẩm, đất nở và mềm ra. Có như vậy mới che dấu được quỷ kế thâm độc của mình và tác dụng phong thủy lại càng tăng cao. 2- Ý nghĩa thật sự của câu: “Đồng trụ chiết... Giao Chỉ Diệt”, Đây là một câu thần phù còn ẩn dấu một hai chữ để che đậy âm mưu phá huyệt phong thủy. Thật vậy chữ chiết ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai, ví dụ như chiết cành chẳng hạn. Do đó câu trên nên giải thích là “trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết.” Chứ không thể dịch là trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết hoàn toàn phi lý. Như vậy câu trên có hai chữ bi ẩn dấu là chữ huyệt và chữ vương. 3- Kiển Thành hình cái kén, nếu chúng ta tách rời hai sự kiện này ra thì sẽ không thấy âm mưu sâu độc của Mã Viện, vì thế người viết, kết hợp cả hai sự kiện này bằng một hình vẽ tượng hình, bạn đọc sẽ thấy rõ ràng hơn: (hính so 2) (Bùa lưỡng nghi (loại tượng hình) Nguồn: Thiên Đức Hình dáng Kiển Thành, tổ con tằm, Âm, Thủy, tượng hình của người đàn bà, kết hợp với hình dáng trụ đồng Mã Viện, Dương, Hỏa, tượng hình của người đàn ông. Theo Kinh Dịch lý thuyết Vũ trụ: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái. Theo thuật phong thủy, nói về nhà cửa thường sử dụng bùa bát quái để trấn yểm hướng xấu. Trong phạm vi rộng lớn của một đất nước, bùa bát quái không có hiệu lực, vì thế Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch. Loại bùa này được thực hiện bởi hai công trình: Kiển Thành, Âm thủy và trụ Đồng Mã Viện, Dương Hỏa. Ngoài ra, nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là “Đóng cọc người đàn bà Giao Chỉ” nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Với chứng cứ đê tiện này cũng có thể chứng minh truyền thuyết quân Mã Viện lúc giao chiến với đội quân nữ giới của Hai Bà đã chơi trò đồng loạt “Truồng cởi” làm hổ thẹn nữ binh không phải là không có lý. Tóm lại câu chuyện trên có thể kết luận như sau: - Cột đồng Mã Viện là một dụng cụ phong thủy chôn tại động Cổ Sâm nhằm mục đích phá vỡ huyệt kết phát vương quyền của đất Giao Chỉ. - Câu “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là một câu thần phù hay nói đúng lời là một lời nguyền có hiệu lực cho đến khi được giải mã(?) - Hình dáng Kiển Thành kết hợp với trụ đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa Lưỡng Nghi nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc. Sở dĩ loại bùa chú này có hiệu lực lâu dài bởi hội đủ những điều kiện sau đây: - Đặt đúng huyệt vị - Điều quan trọng nhất không ai có thể hại mình bằng chính mình hại mình. Dựa vào nguyên tắc này Mã Viện đã thâm hiểm khích tướng để cho dân Giao Chỉ ném đá vào trụ đồng để giữ vững cho chôn trụ đồng có thời gian tự lún sâu vào huyệt đạo tạo thêm hiệu lực cho bùa trấn yểm. - Thời gian hiệu lực của bùa chú càng lâu dài nếu bí mật của nó chưa được tiết lậu, các sử gia Trung Quốc vì quyền lợi Trung Quốc đã che đậy sự việc này và dối trá cho đây chỉ là cột mốc biên giới đơn thuần mà không có giải thích toàn bộ sự kiện. Và theo truyền thuyết bùa ngải, phong thủy, nếu một người mà dùng bùa chú hại người khác nếu được cao nhân cứu giải thì loại bùa chú đó sẽ trở lại tác động với chủ nhân của nó. Vì thế người Trung Quốc rất sợ phản đòn và rất kín miệng về sự việc này. Ngoài ra để cho đất Giao Chỉ không còn huyệt phát vua chúa nữa, Hán tộc đã âm thầm cướp trắng một phần đất của Giao Chi, trong đó có vùng châu Khâm động Cổ Sâm và xóa tan dấu tích để người dân Việt không còn phương cách truy cứu. Và sự việc này cũng không được ghi chép vào sử sách. Trong thời đại không gian điện tử hiện nay, nhiều người sẽ đánh giá câu chuyện kể trên thuộc vào loại hoang đường nhảm nhí. Tin hay không là tùy mỗi người, nhưng với chứng cứ và lý luận khó có thể phản biện như trên, trong tư cách là một người nghiên cứu phong thủy lâu năm, Thiên Đức trân trọng bố cáo: Trước trời đất và mọi người chứng giám rằng: Những âm mưu đê tiện của Mã Viện người Trung Quốc đã dùng thủ thuật phong thủy để ám hại dân tộc Giao Chỉ, nay đã được phơi bày ra ánh sáng. Phải chấm dứt ngay mọi uy lực của lời nguyền và trao trả hiệu quả thảm hại lại cho cố chủ. Cấp! Cấp! tuân lệnh! Để tăng thêm uy lực hóa giải lời nguyền của Mã Viện, khẩn mong các bạn có cơ duyên đọc bài viết này thì xin cho một lời nguyền rủa từ đáy lòng mình trả lại cho Trung Quốc là nơi xuất phát nguồn gốc của câu chuyện. Thiên Đức mong mỏi các nhà viết sử tiếp nhận thông tin này và tiếp tục làm sáng tỏ sự việc hòng trả lại sự thật cho lịch sử với cầu mong giải tỏa lời nguyền rủa gớm ghiếc để cho dân tộc Việt Nam có thể có những nữ anh hùng dân tộc trong tương lai vậy. Thiên Đức trân trọng trình báo. Nguồn: http://www.vnfa.com/aot/ot_tdmv.html
-
Nốt ruồi này nằm trên xương quai xanh mà, có phải vai đâu.
-
Anh Công Minh có đề tài này rất hay. Chờ anh post tiếp.
-
LỊCH SỬ HÒN NON BỘ Phan Quỳnh Chơi cây cảnh, chơi đá tảng, chơi non bộ, là môn chơi tao nhã, hấp dẫn, từ ngàn xưa của người Việt, kể cả các dân tộc phương đông và ngày nay thú chơi này đã lan rộng sang các nước phương tây . Non bộ là núi nhân tạo , dùng đá , vữa hồ , đất , ... , tạo cảnh thiên nhiên hùng vĩ với hang động , ghềnh thác , núi cao biển rộng của cảnh thật hay cảnh tưởng tượng , được bàn tay nghệ nhân khéo léo bầy xếp , gắn tạc , đục đẽo , để dàn trải trong vườn cảnh , hay trong hồ cá , hoặc ngay trong chậu cạn , đồng thời điểm xuyết, trang trí rêu cỏ , cây cối nhỏ bé có dáng vóc cổ thụ , một số hình tượng (như mục đồng , ngư ông , tiều phu , tiên ông , đạo sĩ , ... , chùa tháp , đền miếu , cầu đường , ghe thuyền, thác nước đổ , phun sương , phun khói , cù lao , muông thú bằng sành , bằng đất sét v.v. ...) hầu diễn tả một sự tích , một câu chuyện làm cho non bộ có nội dung và linh hoạt , gợi hình , gợi cảm cho người thưởng ngoạn . Có non bộ cao lớn hàng chục , hàng trăm thước tây , ví dụ hòn Ộ Vạn Tuế SơnỢ của vua Lý Thái Tông chế tác năm Mậu Thìn 1028 , và cũng có non bộ bé nhỏ bằng gang tay hay nhỏ hơn Theo Lê Văn Siêu thì : không thể căn cứ vào lớn nhỏ mà luận về sự quí giá của non bộ . Nhiều khi nhỏ mà toàn thể là một cục long não , hoặc là một hình hết sức đẹp bầy trên án thư của nhà ẩn sĩ , để những khi nhà ẩn sĩ mở sách thánh hiền ra đọc và đốt một đỉnh hương trầm cho khói tỏa lên cây lên núi như những làn mây thì dẫu người trần mắt thịt đến đâu cũng phải thấy ngay m?t vẻ gì là tiên phong đạo cốt. Người ta lại còn dùng núi đá ấy để làm nghiên mực nữa . Ta hãy tưởng tượng một cái bể nước con con với rêu , cỏ , cây , nhỏ lí tí trên một hòn non nhỏ bằng đá trắng , với những từng đá lăn tăn như dợn sóng , ôm lấy một mảng đá như một cái thung lũng để mài mực , và nhà nho cầm bút chấm vào nghiên mực ấy để viết những vần thơ , thì ta thấy rằng người Việt Nam xưa dẫu chẳng tiên thì cũng đã chẳng còn gì là tục nữa . (1) I Nghĩa ngữ. Non bộ là thuật ngữ cổ thuộc gốc Nam Á . Từ Bộ có nghĩa là dáng vẻ, bắt chước, phỏng theo, nhái theo, kiểu cách, mô phỏng, ra vẻ, v.v.... ví dụ : giả bộ, làm bộ, điệu bộ, bộ dạng...Từ Non có nghĩa là núi . Cùng một nghĩa chỉ núi với các từ trong ngữ hệ Malayo-Polynesiene và Mon-Khmer thuộc văn minh Nam Á , chúng ta thấy từ Ph-num của người Miên, từ Phơnơm của người Mạ, từ Bơnơn của người Bà-na dọc Trường sơn , từ B-non của người Ê-đê nam Tây nguyên , từ Gu-nong hay phunông của người Mã-lai, , từ Phu của người Thái, từ B-nam của cổ Phù-nam (2), v.v. ... Khi xưa tiếng Hán đang còn đóng khung ở vùng phía bắc sông Hoàng-hà, sông Vị-hà thì nó chưa thể có nhiều những từ nêu lên tên gọi của những sản vật mà chỉ phương nam mới có , do đó có sự vay mượn , ảnh hưởng qua lại . Những danh từ chỉ thực vật như cảm lãm ( trám ) , phù lưu ( trầu ) ba la mật ( mít ) v.v. ... chắc chắn là những danh từ vay mượn các ngôn ngữ vùng nhiệt đới . Để chỉ sông , phía Bắc , người Hán gọi là Hà , nhưng từ sông Dương Tử trở về Nam lại gọi là Giang . Theo các nhà Địa danh học giang là một từ vay mượn , thanh phù công ( ) đứng cạnh bộ chấm thuỷ ( )trong chữ giang ( ) rất dễ dàng gợi cho chúng ta nghĩ đến Kion ( Miến ) , Kon ( Katu ) , Karan ( Mơ Nông ) , Krong ( Chăm ) , Không ( Mường ) , Hông ( Khả) , Krông ( Bà Na ) , Khung ( Thái ) , Sôngai ( Mã Lai ) , cũng như nghĩ đến Sông trong tiếng Việt (3) , ( Việt Miên Lào có chung con sông là Mê-kông ). Có khi chiều ảnh hưởng chỉ đi theo một đường thẳng đơn giản, từ bên này sang bên kia, nhưng cũng nhiều khi mũi tên có thể đi đường vòng từ A sang B , rồi lại từ B quay trở về A. Ví dụ ở tiếng Nam Á có danh từ chỉ một thứ võ khí ta gọi là Ná (So sánh với Na của Mường , của Chức , nả của La-ha [Mường-la] , Hna của Bà Na , của Ê-dê, Mnaá của Sơ Đăng, Sa-Na của Kơ-ho, S-Na của Miên, Snao của Raglai, Na của Mạ, Hnaá của Gia Rai , Sơ-Na của Srê, Sna của Chăm Phan Rang, Phan Rí, Nả của Thái hay Pnả của Mã Lai ), có nhiều cơ sở để có thể khẳng định chính từ tên gọi này được nhập vào vốn từ vựng của người Trung Quốc , sản sinh ra tiếng Hán có cách đọc Hán Việt cổ là Nõ hay Hán Việt hiện nay là Nỗ ( [ ] tổng hợp của thanh phù Nô [ như nô bộc] đứng trên chữ Cung tượng hình [ ]) rồi lại quay trở về Việt Nam được đọc theo Nôm là Nỏ. Nỏ là một phát minh của người phương Nam . Từ Non bộ hay Bơnơn Bouy là mô phỏng núi , dáng vẻ núi non, nhái theo núi non, hoặc còn gọi là núi giả , sau này được các nho sĩ, sử gia chuyển ngữ sang chữ Hán mà cách đọc Hán Việt là giả sơn . Nhưng thuật ngữ giả sơn lại không được thông dụng ở Trung quốc , kể cả Hoa Nam và Hoa Bắc . Người Trung quốc quen dùng thuật ngữ Bồn tài (p-en tsai - cây trong chậu) Bồn cảnh (p-en ching - cảnh trong chậu) , mãi đến cuối thời Nguyên (1271-1368) , thời Minh (1369-1643) mới xuất hiện danh từ chữ Hán hoàn chỉnh có cách đọc Hán Việt là Sơn Thủy Bồn Cảnh ( shan shui p-en ching - cảnh sơn thuỷ trong chậu ) (4) , để chỉ lối chơi giống hệt như lối chơi non bộ ở Việt Nam . Người Thái Lan có lối chơi Mai khèn ( cây lùn ) hay Mai dăt ( cây uốn ) , người Nhật có lối chơi Bonsai ( bồn tài - cây trong khay , trong chậu ) , Bonseki (bồn thạch - đá trong khay , trong chậu ) . Theo tác giả Nguyễn Vọng thì : Người Nhật có nghệ thuật đặt đá trên khay để trưng , không có cây cỏ . Giả thử đá ấy có hình dáng một trái núi thu nhỏ ta cũng không nên coi đó là một non bộ (5) . II Những gợi ý của non bộ. Non bộ ở Việt Nam có từ bao giờ ? Chưa thấy có tài liệu nào trả lời dứt khoát câu hỏi này, nhưng rõ ràng cây và đá đã có sự liên hệ mật thiết lâu đời và đóng góp tích cực vào sinh hoạt vật chất và tinh thần của tổ tiên người Việt . Ngay từ thời đại các vua Hùng dựng nước , ngót năm ngàn năm nay, chúng ta đã được biết hình ảnh mơ hồ của một non bộ : có đá, có cây, có mây nước, có đền miếu, v.v... gói trọn trong một tình tiết cảm động . Đó là truyện Trầu cau ( xem Lĩnh Nam Chích Quái) , một nguồn cảm hứng dồi dào cho các văn nhân nghệ sĩ sau này của các bộ môn thơ , văn , vũ , nhạc , họa , điêu khắc v.v.... Những tín ngưỡng tối cổ . 1/.Trở ngược thời gian về hàng chục ngàn năm trước Công nguyên, sau khi dời bỏ đời sống trong hang động và săn bắn hái lượm để xuống định cư tại đồng bằng sông Hồng , sông Mã , chuyển sang đời sống nông nghiệp lúa nước (lạc điền), người Việt cổ vẫn còn bảo lưu được những đồ trang sức , những dụng cụ và công cụ sản xuất xa xưa bằng đá được đẽo mài , khoan , tiện, chế tác rất xinh xắn , đều đặn , khéo léo như vòng tay , khuyên tai , nhạc khí (đàn đá ) , rìu đá , cuốc đá , mũi tên đá , v.v.... đồng thời họ còn giữ tục thờ đá , tục thờ cây , tín ngưỡng tối cổ của nhân loại mà nay vẫn còn tàn dư ở các nhóm dân tộc tại bán đảo Đông Dương và trải rộng đến các vùng hải đảo miền đông nam châu Á . Trước 1945, tại một số làng thôn quê Bắc Việt, chúng ta vẫn còn thấy trước cổng mỗi nhà về phía trái dựng một hòn đá . Theo các cụ già xưa kể lại thì hòn đá này được gọi là con chó đá , đặt trước cổng để xua đuổi tà ma , quỉ mị , bảo vệ gia chủ , cho dù hòn đá không có vóc dáng của một con chó . Vua Lê Thánh Tông có bài thơ tả con chó đá này như một tướng quân chức quyền bao trùm một cõi , lòng son sắt thờ chúa , gìn giữ giang sơn . Đọc Lĩnh Nam Chích Quái , đọc Việt Điện U Linh Tập , hoặc Quảng Châu kí, Giao Châu Ngoại Vực Kí , cho dù các sử liệu cổ xưa này đã bị các nho sĩ , sử gia xưa nhuận sắc , uốn sửa theo lăng kính Khổng giáo , chúng ta ngày nay vẫn nhìn thấy nhiều khe hở nói về tục thờ đá thờ cây xa xưa ở Việt Nam xuyên qua các từ ngữ như Ông Đống ( pù đống trong tiếng Tày), Thạch Khanh , ..., truyện tảng đá có vết chân to lớn của người anh hùng làng Dóng thời Hùng vương ở núi Sóc Sơn , Bắc Ninh , hoặc truyện Mộc tinh , hay truyện Đô Lỗ Thạch thần , vị thần bảo trợ cho Thục An Dương Vương tại thành Cổ Loa, truyện Man Nương với phép linh của phiến đá , nằm trong một gốc cổ thụ , tạc thành bốn tượng Vân, Vũ, Lôi, Điện tại chùa Dâu. Tương tự ở các nhóm dân tộc Nam Á khác cũng có những nghi thức cầu nguyện hay thờ phụng thần cây thần đá . Ví dụ người Chăm Phan Rang , Phan Rí có tục thờ hòn đá tượng chưng cho Kút , thờ Linga, người Sê-đăng nam Tây nguyên có thần thoại thần đá, thần núi xuyên qua truyện Nữ thần Hoa Lan , người Lào có tục thờ Thitsana Hỉn, người Thái có tục Soat-non conhin , người Tagalog vùng đảo Luzon có tục Bato manalangin ( thờ đá) , tục Puno pananampalataya (thờ cây) , người Visaya vùng đảo Palawan có tục Batu gui-ampo (thờ đá) , người Ilocano vùng đảo Mindanao có tục Mula Icararag (6) . 2/.Ngoài tục thờ đá , thờ cây , một gợi ý nữa liên quan đến thú chơi non bộ ở VN là tín ngưỡng về hang động và Thần Tiên Bất Tử . Trong những năm 1934-1939 trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội đã khai quật một số cổ mộ của cư dân tỉnh Bắc Ninh , Bắc Việt , khoảng các thế kỷ trước và sau Công nguyên . Những mộ táng này được xây bằng gạch , đôi khi bằng đá , gắn nhau bởi một thứ hồ vữa đặc biệt rất dắn chắc để nhái theo hình thể hang động thiên nhiên , có nhiều động , nhiều phòng , mái vòm cong , thông nhau bởi những đường hầm địa đạo . Khảo cổ học đã xếp những mộ táng này vào giai đoạn văn minh Lạch Trường (7) . Văn minh Lạch Trường mà mộ táng trải rộng ở các tỉnh Bắc Việt, bắc Trung Việt và lưa thưa ở một vài nơi phía nam Hoa Nam thuộc Trung Quốc, liên quan đến một tín ngưỡng dân gian người Việt thời thượng cổ : tín ngưỡng về Hang Động, còn gọi là Động Trời hay Động Thiên . Theo tín ngưỡng này thì trong lòng một hòn núi lớn có những hang động rất linh thiêng mà cái vòm tượng trưng vòm trời, lòng đáy phù hợp với đất , cửa vào những hang ấy là biên giới giữa thế giới vật chất và thế giới siêu hình (8) . Từ xưa, sống lâu vẫn là mơ ước của con người , họ than thở về sự ngắn ngủi của đời sống trần gian và người Việt xưa nay thường tin tưởng và khao khát về một đời sống trường cửu nơi thế giới bên kia về sau bên bờ biển xa xăm hay siêu việt trên núi cao vút chín từng mây , hang động được coi rất thiêng liêng và là cung điện của các Thần Tiên bất-tử . Tín ngưỡng hang động với Thần Tiên bất tử có một dấu ấn đậm nét của triết lý phồn thực , đặc trưng của của các dân tộc ở Nam Á trước khi có ảnh hưởng văn hóa Hán Tạng tràn từ phương Bắc xuống. Do đó không lạ gì hòn non bộ thường được đặt vào những nơi thờ nữ thần ở Việt Nam mà Rolf A. Stein hay nói đến. Ta thấy có những tục lệ đã nói lên được một ý thức tập thể về hang động hoặc thần thoại về Thần Tiên . Động Thẩm Lệ ở Yên Bái , Bắc Việt , được coi linh thiêng , hàng năm trai gái đến tụ tập hát giao duyên , khai xuân phát động nguồn sinh lực của tạo vật , thần thoại về Việt Tĩnh , thần thoại Giáng Tiên với hang Từ Thức , thần thoại Hồ Công động , Kim Sơn động , Chấn Linh động , Hương Tích động , v.v. ... , ngoài ra còn cả một nhóm thần thoại dòng Đạo Nội lấy Chử Đồng Tử làm Sáng tổ của đ?o Thần Tiên bất-tử (9). Triết sử gia Hồ Thích nhận xét rằng từ khi Trung Quốc bắt đầu Ộkhai hóaỘ các dân tộc xung quanh , chủ yếu là các dân tộc phương Nam , thì đồng thời với việc các dân tộc này hấp thụ nền văn hóa phương Bắc , đạo Thần Tiên Bất Tử cùng với các chuyện thần thoại giàu chất trữ tình hấp dẫn của họ cũng được mang vào Trung Nguyên . Trong sách Trung Quốc Triết Học Sử , ông viết : Các tân dân tộc hấp thụ nền văn hóa Trung-nguyên là điều rõ ràng, thiết-tưởng không cần phải nói thêm. Nhưng cùng một lúc, các chuyện thần thoại giầu tính-chất hấp dẫn của các quốc gia trên được mang vào đất Trung-nguyên. Chúng ta thử xem các chuyện thần-thoại trong các tác phẩm văn học của Khuất Nguyên (người Sở thuộc Bách Việt) , Tống Ngọc, tất cả đều là những mẫu chuyện mà nền văn học phương Bắc không bao giờ có, ...Có lẽ thuyết thần-tiên cũng do đấy mang sáp-nhập vào văn-minh Trung-quốc chăng? (10) Học giả Rolf A. Stein của trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổng kết : Từ địa linh và tiên cảnh , thế giới của Thần Tiên bất tử , đến quá trình ma thuật tiền hóa học , và đến sự trầm tư mặc tưởng thần bí, tất cả đều qui về một toàn bộ rất hệ thống mạch lạc những đề tài, hình ảnh, liên tưởng hệt như hệ thống cảnh hòn non bộ. (From the holy place and paradisiacal site, the land of the Immortals, to alchemical processes and mystical meditation, everything leads to a strongly coherent assemblage of themes, images, associations - a complex identical to that accompanying miniature gardens)(11) Rolf A. Stein còn cho biết tại các đền miếu chùa chiền và tư gia ở Việt Nam , dù giàu hay nghèo đều chơi non bộ . (Two preliminary facts about Indochina should be presented right away: nui non bo (miniature rocks covered with dwarf plants and set incotainers of water) are commonly present in both pagodas and private homes, even in those of the poor (not often in Hanoi, but frequently in Hue) ; and the rocks placed in the courts of pagodas, thus forming part of the sacred enclosure, are almost always accompanied by parallel verses in Chinese.)(12) Một hiện tượng cần được nghiên cứu kỹ hơn để kết luận là trong khi ảnh hưởng văn hóa phương Bắc đã tràn ngập vào đất nước Vạn Xuân và sau này là Đại Cồ Việt , lối chơi non bộ đã rộ phát tại phương Nam nhưng chưa thấy sử sách hay tài liệu nào nói về lối chơi này ở phương Bắc, cho mãi đến thời kỳ các triều đại Nguyên, Minh, Thanh chúng ta mới thấy hiện tượng chơi non bộ Sơn Thủy Bồn Cảnh nở rộ tại Trung quốc Nguồn: http://www.daichung.com/116/24.shtm
-
Mấy nét về cội nguồn - Văn minh văn hóa Việt Nam Nửa đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, nghĩa là nhà Tần chưa nổi dậy, trước cuộc chinh phạt phương Nam của Tần Thủy Hoàng, miền Bách Việt phương nam chưa tiếp xúc với người trung nguyên Hoa Hạ, Trung Quốc, "vào thời kỳ này trong sự nhận thức của các sĩ phu phương Bắc, họ mới chỉ biết đến nước Việt của Câu Tiễn. Sau này trong quá trình tiếp xúc, bằng nhiều con đường khác nhau, họ dần dần biết thêm các nước khác nhau ở khu vực này mà trước tiên là Ðông Âu (lấy tên con sông Âu mà dân nước này cư trú ven bờ), là một nước khá hùng mạnh cho nên người Trung Nguyên bấy giờ thường dùng từ Âu để chỉ các nhóm người Việt sống ở Lĩnh Nam..." (Ðặng Kim Ngọc, "Vấn đề Việt Nam trong lịch sử cổ đại và trong sử sách Trung Quốc và Việt Nam", Nghiên cứu lịch sử số 6 (231), 1986 tr. 51). Căn cứ từ các nguồn tài liệu giá trị trong cổ thư Trung Quốc, tác giả Ðặng Kim Ngọc trong bài khảo luận kể trên, khảo cứu từ các bộ "Thượng Thư", "Chu Lễ" và "Quốc Ngữ" về các chư hầu của nhà Chu. Vào thời kỳ này, Âu Việt hay Âu Thục vẫn còn tồn tại ở miền Trung (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), một vùng núi non chập chùng phía thượng lưu Mâu Giang ( thời Tam Quốc là ích châu). Theo cách phân chia chư hầu, thì Âu Việt chưa phải là chư hầu của nhà Chu (1122 - 221 trước công nguyên). Các dân tộc chung quanh lãnh thổ Hán tộc, người Hán gọi là Bắc Ðịch, Tây Nhung, Ðông Di và Nam Man. Bộ tộc Âu Việt cùng một hạng với Tây Nhung. Các vua Hán tự xưng là thiên tử (con trời), đặc ra hệ thống ngũ phục. Phục là phục vụ thiên tử. Sách Chu Lễ mục Quan Chức thì viết rõ: "Phục: Phục sực thiên tử dã", nghĩa là Phục tức là làm việc cho thiên tử vậy. Nhà Chu lấy kinh đô (kinh sư) làm trục trung tâm tức lấy nơi thiên tử ở làm chuẩn (lấy Hàm Dương, kinh đô Tần Thủy Hoàng hay Trường An đời Hán đều ở tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Nước chư hầu ở cách kinh đô 500 dặm gọi là "điện phục", nước ở cách kinh đô 100 dặm gọi là "hầu phục", "yêu phục" hay "hoang phục" ở cách xa kinh đô từ 1500 đến 2000 dặm. Theo sách Hoa Dương Quốc Chí đời Tấn (q.1 và q.13), nước Thục tức Âu Việt ở phía đông, liền với nước Ba, phía bắc thành Ðô (ích châu), phía nam là nước Việt (Tây Thi gái nước Việt và Việt Vương Câu Tiễn). Như vậy nước Thục thuộc về hoang phục. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt ở phía Nam dãy Ngũ Lĩnh, không thuộc ngũ phục, nghĩa là không nằm trong khu vực chư hầu Trung Quốc dù là hoang phục. Lãnh thổ Lạc Việt - Bách Việt ở phía Nam Ngũ lĩnh. Theo ngọc phả đền Vua Hùng do Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Cố soạn năm Hồng Ðức thứ 2 (1471): "Hùng Vương bách noãn tiên cung thủy bộ linh thần" và bản "Hùng đô thập bát điệp thánh vương" soạn năm 1472, ghi rõ 15 bộ sách của nước ta thời Văn Lang trong đó có bộ Ai Lao Di (không phải nước Ai Lao ngày nay), bộ Quảng Ðông và bộ Quảng Tây. Phục cũng có nghĩa là triều cống. Văn Lang ở ngoài ngũ phục tức không triều cống thiên tử Hán tộc. Cho nên sách Thiên Nam Ngữ Lục, bộ thi sử cây 137 - 138 viết: "Ắt còn dòng dõi thiên hương Ðã ngoài ngũ phục khả phương trạch người" (ý nói, Lạc Long Quân tuy ở ngoài cõi ngũ phục, vẫn là dòng dõi thiên hương, vẫn chọn được nàng Tiên Âu Cơ, con vua Ðế Lai làm vợ). Người Quảng Ðông cho đến nay vẫn tự nhận mình là Việt nhân (chữ Việt nhân Quảng Ðông thuộc bộ mễ, Việt trong Việt Nam thuộc bộ tẩu). Trước đời Tần Thủy Hoàng (221 - 209 trước công nguyên), Lưỡng Quảng hay Lĩnh Nam thuộc cương vực Văn Lang "kể từ thời Tần Thủy Hoàng để chinh phục Bách Việt phương nam, dân Hoa ở trung bộ di cư xuống Quảng Ðông từ Tây An, dọc theo Hán tử xuống Hán tử xuống Tây Giang đến Quảng Ðông. Ðến đời Ðông Hán trào lưu di cư xuống Quảng Ðông mới mạnh. Ngay trước thời nhà Hán (206 trước công nguyên - 220 sau công nguyên), miền Quảng Tây còn ở ngoài phạm vi ảnh hưởng Trung Hoa và theo đấy thì ít có ảnh hưởng Hán học" La Hương lâm (giáo thụ), "Sự bành trướng văn hóa Trung Hoa về phương Nam và sự phát triển học thức ở Quảng Ðông", Khảo cổ Tập san số VIII, Sài Gòn 1974 tr. 115 - 142, bản dịch của Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục). Cương vực Bách Việt - Lạc Việt: Từ Hoa Nam đến Ninh Thuận. Dân Lưỡng Quảng tuy Hán hóa nhưng vẫn có riêng văn học và truyền thống Lưỡng Quảng. Người Quảng Ðông cho đến nay vẫn dùng tiếng Quảng Ðông, Bạch Thoại (hay Quan Thoại) là ngôn ngữ thứ hai mặc dầu là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc. Nhiều học giả Tây Phương như Aucohrt lại ngộ nhận "Người Việt Nam gốc ở Trung Hoa. Năm 334 trước công nguyên bị dồn xuống phương Nam". Ðiều này đúng một phần, như tộc Thục Âu Lạc bị dồn xuống phưong Nam từ thượng lưu sông Mân Giang. Nhưng Lạc Việt là dân bản địa, cương vực trải dài từ phía Nam hồ Ðộng Ðình cho đến Cửu Chân, Nhật Nam (Việt Thường). Phan Rang ngày nay coi là ngoài biên. (Về Bình Thuận, Ninh Thuận, Ðại Nam Nhất Thống Chí, phần "kiến trí duyên cách" chép: "Ðất đây nguyên xưa là nước Nhật Nam ở kiến ngoại (ngoài biên) sau là đất của Chiêm Thành" (Ðại Nam Nhất Thống Chí, q.XII, tỉnh Bình Thuận, tr.7). Chẳng phải một tộc Âu Việt phiêu dạt về phương Nam, các tộc Liêu Ðiền (Quý Châu, Vân Nam) cũng phải chạy về phương Nam cũng như các tộc Thái, Tày, Mèo (Miêu), Dao đều thuộc dòng Tầy Thái Bách Việt (chữ Thái theo thuyết văn cắt nghĩa là một giống cỏ, có thể đây là loại ngũ cốc như kê và lúa trồng ở sườn đồi theo kiểu đốt rẫy nên có bộ hỏa. Thái là tiếng cổ của nước Thục (Âu Việt) ở Tứ Xuyên được phiên âm ra Hán). Học giả Aucohrt cho rằng, năm 334 người Việt ở bên Trung Hoa bị dồn xuống phía Nam, không thấy tác giả nêu lên biến cố lịch sử nào để lấy năm 334 làm điểm mốc. Ông cho rằng giống Việt ở Trung Hoa biến mất chỉ còn lại giống Việt ở Việt Nam duy trì bản sắc riêng (P. Aucohrt, "Les Annamites avant la dynastie chinoise des Han" Les Revue Indochinoise, TXL n 9&10, 1923, tr.229-249). Nhận định trên đây rất xác thực. Lấy dân tộc Nùng làm thí dụ, địa bàn cư trú thời viễn cổ ở miền Lưỡng Việt tức là các dân tộc Ô Hử, Lái, Lạo trong dòng Bách Việt. Người Nùng, theo học giả Pháp Aurousseau là con cháu của người Tây Âu Lạc Việt (L. Aurousseau, "La premiere conquete des chinois des pays annamites", BEFEO, tr. XXIII, 1923). Dân Nùng có mặt ở thượng du vào thế kỷ cuối trước công nguyên, tiếp tục di cư vào Việt Nam cho đến đời nhà Tống (960-1279) và mãi sau này. Nhờ vậy còn bảo tồn được văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ cũng như có riêng văn tự là chữ nôm Tày, Nùng... Những tộc Việt còn sống sót ở Hoa Nam đều đã bị Hán hóa. Hoặc trở thành thiểu số như dân tộc Choang ở Quảng Tây. Dân Choang (dòng Bách Việt) phiêu bạt đến bắc Diến Ðiện, là tổ tiên của người Shan Diến Ðiện. (xem Từ Tùng Thạch, Việt Giang lưu vực nhân dân xứ, Trung Hoa thư cục xuất bản, Bắc Kinh, 1941). Nùng tuy là một tộc riêng nhưng có nhiều quan hệ lịch sử với tộc Choang và cùng một huyết hệ Bách Việt. Quảng Tây một số nhóm Nùng như Dù Nùng được coi là dân tộc Choang (xem Y Quần, Ngã quốc dân tộc giản giới, Dân Tộc Học xuất bản, Bắc Kinh, 1958). Chúng tôi trình bày dài dòng như trên là chủ ý để nói rõ rằng ta chỉ ảnh hưởng văn minh học thuật Trung Quốc kể từ thời Triệu Ðà với nước Nam Việt (207-111 trước công nguyên). Nhưng ảnh hưởng ấy chưa đáng kể. Giao Châu dưới thời đô hộ Hán cho đến thế kỷ đầu công nguyên vẫn là bầu trời riêng. Năm 43 sau công nguyên, Mã Viện dẹp xong cuộc tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, y dâng biểu lên vua Quang Vũ (25-57) nhà Ðông Hán, trong tờ biểu, Viện tâu rằng "Luật Việt so với luật Hán vẫn có 10 điểm khác nhau (hậu Hán thư, q.54 - Mã Viện liệt truyện, dẫn bởi Vũ Văn Mẫu. Cổ Luật Việt Nam Lược khảo, Sài Gòn 1970, q.1, tr. 61-62). Như vậy, sau 155 năm kể từ năm 111 trước công nguyên, nhà Tây Hán cướp nước Nam Việt, luật Việt vẫn còn tồn tại. Tính từ triều đại nhà Thục nước Âu Lạc (257-207 trước công nguyên). Trở về thời vua Hùng Văn Lang, Nam Bắc còn cách ly rất rõ rệt, ta chưa từng chịu ảnh hưởng văn minh học thuật Hoa Hán. Ta có riêng lịch phép (tất nhiên là còn sơ giản), ta đã có kiến thức về thiên văn và một nền dịch ý phương Nam qua đạo vuông tròn, thuyết âm dương và cờ ngũ hành với thuyết ngũ hành. Ðạo Tiên, Ðạo Mẫu và tín ngưỡng thành hoàng, đạo thờ tổ tiên là sản phẩm tinh thần của Lạc Việt phương Nam và của Bách Việt, khởi từ văn minh Sở Việt. Họ Tầu và họ Việt Ta thường có thói quen, thấy ai mang họ hơi khác với người Việt đã vội cho đó là họ Tầu như họ Mâu, họ Sử, họ Phù... Lại có người cho rằng, dưới thời đô Hán, vì chưa có chữ nôm, một số họ Việt đã bị Hán hóa do nhu cầu hành chánh của đô hộ Hán. Ðiều này chỉ là phỏng đoán. Họ Trưng, họ Hoàng, họ Thi vẫn còn tồn tại cho đến thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Dân tộc Mường vẫn duy trì họ Việt cho đến nay như họ Quách, họ Hà, họ Cầm... Các dòng họ cổ còn tồn tại đến nay như họ Tiêu, họ Chử, họ Sử... có thể là một số họ không thể chuyển tả qua chữ Hán nên đã bị Hán hóa theo âm. Bộ Trung Quốc Tính Thi Tập của Ðặng Hiến Kim xuất bản ở Ðài Bắc năm 1971 trong đó lược kê được 5652 họ, có họ tên đôi, ba, tên bốn, tên năm. Họ đơn chỉ có một tên như họ Lý thì rất nhiều (năm 1995, Bắc Kinh thống kê cho biết có vào khoảng 80 triệu người họ Lý ở Hoa Lục. Hàng năm họ Lý ở Hoa Kỳ tổ chức đại hội tại Boston). Có những họ lấy bộ tộc làm họ như họ Nùng, như Nùng Trí Cao triều Lý (sau họ Nùng đổi thành họ Nông). Như họ Khương (dân tộc Khương) hay lấy tên một miền như họ Tống (thuộc nước Tống). Người họ Lý Hoa Nam thuộc Thái, Nùng, Tầy lấy tên bộ tộc làm họ (nước Lý, hậu thân của nước Nam Chiếu ở Vân Nam thuộc tộc Thái). Toàn Thư ghi họ Lý của các vua triều Lý là từ bên Tầu qua, thực ra là từ Lĩnh Nam. Từ bên Tầu qua chưa phải là dân Hoa Hán. Một số họ ở Hoa Nam như Trần, Sử, Thi, Triệu... là dấu tích thị tộc Bách Việt.Họ Lý gốc là dân tộc Lý (trong dòng bách Việt, nước Ðại Lý, nay là Vân Nam). Họ Liêu, gốc từ dân tộc Liêu (dòng Bách Việt). Hoặc lấy tên của ông thủy tổ làm cho họ như họ Tư Mã, họ Công Tôn... Trong số gần 6000 họ Trung Hoa, có 2000 họ đôi, 120 họ ba chữ, 6 họ gồm 4 chữ, 3300 họ đơn, trong số này chỉ có vào khoảng vài trăm họ thấy trong các họ Việt Nam nhưng thông dụng thì chỉ có vào khoảng vài chục họ. Ta có họ Trần khá phổ thông thì Tầu cũng có họ Trần. Tầu có họ Bạch, họ Sử, họ Phù, họ Giang, ta cũng có những họ này nhưng rất ít. Dân tộc Mường cũng có họ Bạch. Họ Bạch Việt Nam tuy hiếm nhưng nhiều người đậu đạt cao. Trạng nguyên Bạch Liêu, người làng Nguyễn Xá, Nghệ An, đậu Trạng nguyên kỳ thi Thái Học sinh (Tiến sĩ) đời vua Trần Thái Tôn năm 1266 (Ðại Nam Nhất Thống Chí, Cao Xuân Dục, Tổng tài biên soạn, q. 14 & 15, Bộ văn hóa giáo dục Sài Gòn. 1965, tr. 122) Họ Cao ở Nghệ An, theo thể phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Ðà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Ðịnh) định cư tại đây. Thám Hoa Cao Quýnh đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tôn năm 1415 là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ, không dính dáng gì đến họ Cao của Tầu Ðại Nam nhất Thống Chí, sđd, tr.126) Một số họ Lý ở Bắc Ninh, đồng bằng sông Hồng và Thanh Nghệ Tĩnh hiện nay, không có gốc gác thân tộc bên Tầu (hoặc là do trải qua nhiều đời rồi đã Lạc Việt hóa). Họ Lý thuộc các vua triều Lý sau khi bị Trần Thủ Ðộ cướp ngôi cho nhà Trần, buộc phải đổi họ Lý thành họ Nguyễn với lý do "kỵ húy" ông tổ của họ Trần là Trần Lý. Nhưng nhiều hệ họ Lý không liên hệ với hoàng tộc nhà Lý thì vẫn duy trì họ Lý mà nhà Trần cũng không bắt tội. Phần chú, Việt Lược Sử Lược, ghi: "Theo sách Mộng Kê Bút Ðàm của Thẩm Hoạt đời Tống thì Lý Công Uẩn gốc là người Mân (Phúc Kiến). Tiến sĩ Từ Bá Tường, người Quảng Tây, nhà Tống trong thư gửi cho Công Uẩn cũng nói: "Tiên thế đại vương vốn là người đất Mân. Tôi nghe nói công khanh ở Giao Chỉ cũng nhiều người đất Mân" (Việt Sử Lược, bản Hán văn, q.II, tập 1ab, bản dịch Trần Quốc Vượng, tr. 64 "Về nhà Lý" xem "Cương Mục chính biên" q.II tr.4 - Toàn Thư bản kỷ, Kỷ nhà Lý, q.II, tr.1a) Mân là Mân Việt, cũng như dân Lưỡng Quảng thường gọi là Việt Ðông (như Từ Hải, một nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du "Họ Từ tên Hải vốn người Việt Ðông"). Họ Lý Mân Việt là họ Lý Việt tộc cũng như họ Lý hiện nay ở Quảng Tây, dân tộc Choang và họ Lý dân tộc Nùng đều là họ Lý Việt tộc (Âu Việt). Nếu gán ghép họ Lý Lạc Việt, họ Lý Mân Việt, họ Lý Việt Ðông và họ Lý Âu Việt (Tày Nùng - Choang) với họ Lý Tầu (Hoa Hán) là điều hết sức sai lầm. Dân tộc Mường cũng có họ Cao, theo tài liệu của một Quan Lang tỉnh Hòa Bình "Quan Lang khởi tổ từ cuối đời Văn Lang là những con thứ, cháu thứ nhà vua chia phong cho họ Ðinh, họ Quách, họ Bạch, họ Xậ, họ Cao, sáu họ làm quan lang" (Quách Ðiền, "Quan Lang Hòa Bình về thời thượng cổ" Nam Phong tạp chí số 100, tháng 10 & 11, 1925).Ðại Nội Huế Họ Sử tỉnh Hà Tĩnh không liên hệ gì với họ Sử bên Tầu. Sử Hy Nhan, quán làng Ngọc Sơn, huyện Can Lộc, trạng nguyên đời vua Trần Duệ Tôn (1372-1377) ông đậu khoa Tiến sĩ năm 1374 (năm đầu tiên của học vị tiến sĩ, được gọi là Thái Học sinh). Ông Trạng Hy Nhan "không sách nào là không đọc nên vua đặt họ là họ Sử (Ðại Nam Nhất Thống Chí, sđd, q.13, tỉnh Hà Tĩnh, tr.88) Tìm trong "Trung Quốc Nhân Danh đại từ điển" ta sẽ thấy nhiều danh từ gốc Bách Việt nếu đem so với bộ "Bách Việt tiên hiền chí" mà Linh mục học giả Vũ Ðình Trác đã sưu tầm được. Trong bộ tự điển đồ sộ này, ta tìm thấy danh nhân Khương Công Phụ, tưởng đâu là người Hán. Khương Công Phụ là người Việt, sinh quận Nhật Nam (Nghệ Tĩnh bây giờ) qua Tầu du học, đậu tiến sĩ đời vua Ðường Ðức Tôn (780-804) làm quan Hàn Lâm Học sĩ, thăng đến chức Gián Nghị Ðại Phu đồng trung thư môn hạ bình chứng sự, đại thần triều đình (Trung Quốc Nhân danh đại triều, Thượng Hải, Thương vụ ấn thư quán xuất bản, tr. 644). Khương Công Phụ nổi danh triều nhà Ðường với "Ðối Ðình Sách" tức luận án tiến sĩ của ông trong kỳ thi Ðình do vua Ðường Ðức Tôn chủ tọa nên rất được vua Ðường trọng dụng. Danh nhân Khương Công Phụ nổi danh trong văn học giới nhà Ðường với bài phú "Mây trắng rọi bể xuân", Giáo sư Bùi Cầm đã dịch qua Việt văn (xem Bùi Cầm, Khương Công Phụ, bài phú Mây Trắng Rọi Bể Xuân, bản Hán văn và bản dịch - văn Hóa tập san số 54, tháng 9, 1960, tr. 1116). Ðọc Pháp Hoa Tâm Muội của Khương Tăng Hội, ta sẽ dễ ngộ nhận cho rằng chắc nhà sư này là người Tầu. Nhưng đấy là một nhà sư Trung Á nước Khương. Theo Pelliot, "Ðầu thế kỷ thứ ba trước công nguyên, cũng tại Bắc Kỳ, vì mục đích buôn bán mà gia đình Nguyệt Thị Khang Tăng Hội (Pelliot dịch là Khang) đã định cư. Khang Tăng Hội về sau đã là một trong dịch giả trứ danh về kinh Phật sang chữ Hán. Vẫn ở Bắc Kỳ năm 226 Tần Luận, người La Mã đã tới. Chắc hẳn cũng ở Bắc Kỳ vào năm 255 đã hoàn thành bản dịch sang Hán văn đầu tiên bộ kinh Phật Pháp Hoa Tam Muội" (xem Paul Pelliot, tựa dẫn "Mâu tử hay lý hoặc luận", Khảo cổ tập san, số VII, 1971, tr. 31) Thủ đô Bắc Kinh xây từ triều nhà Minh (1368-1644), Trung Quốc rất tự hào với đàn Nam Giao và Tử Cấm Thành, một kiến trúc vĩ đại của Á Ðông. Danh nhân Nguyễn An, người Việt, là kiến trúc sư vẽ kiểu dựng kinh đô Bắc Kinh. Nguyễn An, người phiên âm ra tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng Ðông, và viết chữ Hán, thì ông là người Tầu. Và cũng chẳng bao giờ Trung Quốc nêu danh tánh ông là người Việt (xem Nguyễn An, một người Việt Nam dựng thành Bắc Kinh, Ðông Thanh số 1, tháng 7, 1932, tr. 53-55). Nguồn gốc Giao Châu của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Hoa Nam Khảo cứu và trình bày về nền nhân chủ nhân văn Phương Ðông mà Việt Nam là tụ điểm giao lưu, trước hết phải trở về cỗi nguồn văn minh văn hóa và truyền thống Việt tộc khi chưa chịu ảnh hưởng văn minh học thuật Hoa Hán. Ngay như Phật giáo Việt Nam cũng phải trở về cỗi nguồn từ thưở Luy Lâu, đầu công nguyên. Ngày nay đã có nhiều tài liệu giá trị và khả tín cho thấy Phật giáo truyền vào Việt Nam trực tiếp từ các nhà sư Ấn Ðộ Luy Lâu, thủ phủ của đô hộ Hán cũng là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Giao Châu và toàn vùng Hoa Nam. Giáo sư Ðại Ðức Lê Mạnh Thát trong một công trình sưu khảo công phu, có thể nói rất có giá trị, qua các tài liệu thật phong phú đã cho ta thấy rõ điều mà tôi nêu trên. Qua công trình của Giáo sư Lê Mạnh Thát, ta có thể nói Phật giáo Giao Châu là cội nguồn khởi thủy của Phật giáo Việt Nam và miền Nam Trung Quốc (xem Lê Mạnh Thát, "Phật giáo truyền vào nước ta từ lúc nào ?" (Tạp chí Tư Tưởng, Ðại học Vạn Hạnh, Sài Gòn số 5 & 6 tháng 7 & 8, 1973 và số 7 tháng 9, 1973, số 8 tháng 11 & 12, 1973)). Tìm về Phật giáo Việt Nam thời mở đầu công nguyên, từ thế kỷ thứ nhất, ta sẽ thấy đây là nền Việt Phật với nhiều sắc thái đặc thù và độc đáo. Chùa Dâu là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam được xây cất từ đầu thế kỷ thứ 3, tọa lạc trên làng Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa còn có tên là Thiền Ðịnh, Duyên Ứng, Pháp Vân. Có lẽ phải nói đây là ngôi chùa còn tồn tại từ thời Hán thuộc đến nay. Theo truyền thuyết và dã sử trong dân gian thì một số nữ tướng của Hai Bà Trưng ở chùa. Vậy thì thời gian những năm 40-45, Giao Châu đã có chùa Phật giáo (xem Cao Thế Dung, Việt Nam Bình Sử Võ Ðạo, q. 1, nxb. Tiếng Mẹ, Phoenix 1993, tr. 2270). Chùa Bà Dâu ngoài thờ Phật còn thờ Man Nương tức bà Pháp Vân gắn liền với huyền tích Man Nương, người làng Mãn Xá, tu ở chùa Linh Quang, thụ giáo Thiền sư Khâu Ðà la người Thiên Trúc (Ấn Ðộ). Dân làng Dâu tạc tượng thờ Bà ở chùa Thiền Ðình, lại tạc tượng Pháp Vũ tức Bà Dậu thờ ở chùa Thành Ðạo, tượng Phi Tướng. Tượng Pháp Ðiện tức Bà Ðàn thờ ở Chùa Phương Quang. Chùa có cả tượng thờ Kim Ðồng, Ngọc Nữ, khuôn dáng y phục và phong cách Việt Nam (Chùa Dâu, Chùa Ðàn, xem Võ Văn Tường, Việt Nam Danh Lam cổ tự, nxb. KHXH, Hà Nội 1972, tr. 43). Lý Hoặc Luận, tác phẩm đầu tiên của Phật giáo Á Ðông viết bằng Hán tự lại do Mâu Bác viết tại Luy Lâu, Giao Châu. Học giả Pháp Pelliot viết về Mâu Tử và Lý Hoặc Luận như sau: "Chắc hẳn ông sinh ở Thương Ngô tức Won Tcheon trên Tây Giang (Si Kiang) hiện tại. Ông lui xuống Bắc Việt ở với mẹ chắc hẳn ngay trước khi vua Linh Ðế băng hà". Mâu Từ với Lý Hoặc Luận tức là luận về sự nghi hoặc. Pelliot dịch ra Pháp văn là "Meou Tseu ou les doutes levées". Về tác phẩm này, Pelliot viết: "Các loại tác phẩm như thế tôi không từng thấy trong văn chương Trung Hoa trước thời Mâu Bác có tác phẩm nào giống hệt cả". Giao Châu thời Mâu Bác là nơi tụ hội các danh sĩ Trung Quốc. "Trong thời rối loạn cuối thế kỷ thứ hai ở lục địa Trung Hoa, đất Bắc Việt (Giao Chỉ) là nơi còn hòa bình yên ổn. Nhiều học giả di cư đến đấy mà sự tò mò trí thức của họ thấy điều kiện thuận lợi cho sự hỗn tạp các dân tộc và tín ngưỡng khác nhau do hoạt động thông thường đã đến đấy tụ hội". Văn đối đáp của Mâu Tử không giống văn đối đáp của triết gia Trung Hoa thời cổ. Sau Mâu Tử, và nhất là từ thế kỷ IV người ta thấy xuất hiện nhiều tác phẩm khác cùng loại ấy. Nhưng không có tác phẩm nào giàu biện chứng như thế và có lẽ vì thế mà không một tác phẩm nào được phổ thông bằng tác phẩm Mâu Tử (xem: Mâu Tử hay Lý Hoặc Luận, tựa dẫn của Pelliot, Khảo cổ tập san số VIII, Sài Gòn 1971, tr. 29). Mâu Bác sinh ở Thương Ngô, địa bàn cư trú của dòng Bách Việt xưa ở cõi Lĩnh Nam. Cửu Ca Sở Từ: Văn chương Việt tộc không phải của Tầu "Cửu Ca" là những bài hát dùng trong việc tế tự của dân nước Sở gồm 11 thiên, mỗi thiên dành cho một vị thần. Thiên sau cùng gọi là Lễ Hồn là bài hát tống (tiễn) thần. ở nước Sở và các nước bị Sở thôn tính, đạo đồng bóng rất thịnh hành. Sách "Cổ Ðiển Học Hân Thưởng" mô tả Cửu Ca của nước Sở như sau: "Ðồng cốt có nhiệm vụ câu thông giữa người và thần, khéo múa hát, cho nên đạo đồng bóng đạt đến một trình độ nhất định có thể xúc tiến sự phát triển nghệ thuật. Cửu Ca do đó mà sản sinh. Cửu Ca đã phản ảnh lòng nhiệt ái về việc sanh sôi nẩy nở và ý muốn trưng cầu hạnh phúc của nước Sở, đồng thời cũng phản ánh niềm sùng kính của họ đối với những người đã hy sinh cho tổ quốc, lời lẽ thanh tân tú lệ, cảm tình sung mãn, chân thật. Tuy Khuất Nguyên có góp tài hoa vào đó nhưng nói về việc thành tựu thì nên qui công cho thi sĩ vô danh trong dân gian" (sđd, tác giả vô danh, do Phục Hán ấn hành, Ðài Loan 1964, tr. 172. Giáo sư Bùi Cầm dịch và chú thích). Cửu Ca là nhạc chương tôn giáo của dân tộc Sở đã có trước thời Khuất Nguyên, ông chỉ là người sửa lại, bỏ đi những lời quê mùa. Các học giả Hoa Lục, Ðài Loan và Nhật Bản đều nhất trí về ý kiến Cửu Ca là của dân tộc Sở. Nước Sở thuộc giống Bộc, Lão tức Việt tộc. Chính vua nước Sở là Hùng Cừ đã nói: "Ta là man di, không cùng hiệu thụy với Trung Quốc" (xem Tư Mã Thiên Sử ký, q. 40, tr. 3b).Cổ thư Trung Hoa gọi chung Việt tộc là Bách Bộc hay Di Lão, Khảo Bộc, Chủ Lão, Cưu Lão, Cửu Lê, sau mới phân ra, gọi giống Việt ở Tây Nam là Bách Bộc, ở Ðông Nam là Bách Việt. Thời viễn cổ, miền Hồ Bắc và Hồ Nam Trung Quốc ngày nay là lãnh thổ của người Bộc, Lão. Theo cổ thư, Bộc, Lão và Việt cùng một giống. Ðịa bàn cư trú của Bộc, Lão bao gồm cả tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu ngày nay. Cổ thư về đời Ðường, Bộc còn gọi là Bặc. Thời Ðường (618-906) ở quận Kiều Vi (Tứ Xuyên ngày nay) vẫn còn là khu vực của người Bặc, ở đây có trống đồng, hát và diễn tấu trống đồng (Việt tộc). Các điệu hát của dân Bặc, người Tầu gọi là Di Ca (Di ca đồng cổ bất thương sầu - Trống đồng hát rợ cho lòng buồn thương). Hiện nay ở Hoa Nam còn sót lại một số tộc Việt như người Lão ở Hoa Nam vẫn còn tồn tại tục đánh trống đồng, hát, khấn vái và cầu chúc, thường dùng chữ "tá" làm tiếng đệm, là chữ quen dùng trong Sở Từ. Sách Hậu Hán Thư - Dạ Lang truyện có nói đến giống Di Lão. Sách Hoa Dương Quốc Chí, Nam Trung Chí chép rằng ở huyện Ðàm Hòa, quận Kiến Ninh có người bộc Lão, huyện Linh Châu có người Chủ Lão, quận Vĩnh Xương có Mâu Bộc, Cưu Lão, Phiêu Việt, Khoa Bộc. Nước Sở vào đời vua Hùng Dịch, kinh đô ở Ðơn Dương (huyện Tỷ Quy, tỉnh Hồ Bắc) sau dời đến Kinh Sơn (huyện Nam Chương, Hồ bắc). Theo sách Thũy Kinh Chú, Sở Văn Vương dời đô từ Ðơn Dương đến đất Dĩnh. Như trên đã trình bày sơ lược Trung Quốc rất tự hào về Sở Từ với Cửu Ca và khúc Ly Tao của Khuất Nguyên, coi đó là những áng văn chương trác tuyệt của văn học cổ Trung Quốc nhưng lại là của Việt tộc. Học giả Lăng Thuần Thành nghiên cứu về trống đồng và Sở Từ Cửu Ca đã đi đến kết luận: Cửu Ca chính là nhạc chương của dân tộc Bộc Lão (Việt tộc). Dân tộc Bộc Việt (hay Lão Việt) là chủ nhân của các trống đồng chẳng những ở Việt Nam ngày nay mà trống đồng còn khởi nguyên ở miền trung du Trường giang (sông Dương Tử) quanh vùng đầm Vân Mộng (hai tỉnh Hồ bắc và Hồ Nam). Một số tác giả cổ thư Trung Quốc cho rằng Khuất Nguyên sáng tác Cửu Ca, trong Khuất Nguyên Ngoại Truyện của Thẩm Á Chí đời Ðường cho rằng: Khuất Nguyên đã từng đi chơi vùng sông Nguyên và sông Tương, dân ở đó có tục thích cúng tế, làm nhạc ca để vui lòng thần, lời rất quê mùa, ông nhân đó ở lại núi Ngọc Tử để làm Cửu Ca. Thực ra Khuất Nguyên chỉ sửa lại Cửu Ca của người đồng tộc. Chu Hy trong sách "Sở Từ tập Chú" viết một cách rõ rệt: Ngày xưa, ở ấp Dĩnh nước Sở, giữa khoảng sông Nguyên và sông Tương, dân ở đó có tục tín ngưỡng thờ thần (quỷ đây chỉ linh hồn mà không phải quỷ trong nghĩa ma quỷ) và thích thờ cúng. Mỗi khi cúng tế thì khiến đồng cốt hát múa để làm vui thần (...). Khuất Nguyên sau bị phong trục (bị đày) thất thế mà cảm nên mới sửa lại lời ca, bỏ những chữ quá đáng" (Ghi chú về Chu Hy (1130-1200) một triết gia danh tiếng Trung Hoa đời nhà Tống, người tỉnh An Huy, đậu Tiến sĩ năm 18 tuổi, làm quan được ít lâu thì bỏ về, mở trường dạy học ở Phúc Kiến nên người đời sau gọi học phái của ông là Mâu Phái, tác giả các bộ Dịch bàn nghĩa, Dịch học khải mông, Tứ thư thập chú, Văn tập, Ngũ lục, Gia lễ...). Cửu Ca có 11 bài, sao gọi là Cửu Ca? Trong Sở Từ Sớ, Lục Thời Ung cho rằng "Quốc thương" và "Lễ hồn" là hai bài không thuộc Cửu Ca. Trong "Chiêu Minh Văn Tuyển" thì chỉ có Cửu Ca, không có Quốc thương và Lễ hồn. Riêng Quốc Thương là bài hát của người nước Sở dùng để cúng tế những chiến sĩ đã chết vì tổ quốc. Người xưa chết non (chưa quá 20 tuổi) gọi là Thương. Thương trong Quốc Thương chỉ trai tráng đã bỏ mình nơi chiến trường. Quốc Thương thể hiện tinh thần yêu nước và lòng sùng kính của dân Sở đối với anh hùng của dân tộc "vị quốc vong thân". Các tộc Việt sau này cũng một tinh thần và lòng sùng kính như vậy (xem Nguyễn Ðình Chiểu, Văn Tế sĩ dân lục tỉnh, Văn tế Trương Công Ðịnh, Văn tế Vong hồn mộ chi nghĩa...). Tín ngưỡng thờ Trời và thần thánh Dân tộc Việt Nam từ thời viễn cổ lấy việc thờ Trời làm đầu. Trong Cửu Ca, Ðông Hoàng Thái Nhất (tức là đấng chỉ có một - thái nhất - là trời, tức là hoàng (Thiên thu thủy trong sách Trang Tử có chữ Ðại Hoàng chỉ Trời) đồng nghĩa với Thượng Hoàng trong Cửu Ca. Vân Trung Quân là thần mây, có thuyết cho là Thần Mặt Trăng. Tương quân và Tương phu nhân không phải là Nga hoàng hậu và Nữ Anh, con vua Nghiêu và vợ vua Thuấn. Khi cúng lễ hai vị thần này, hai bên đối đáp với nhau và múa. Lời hát đầy tình tự luyến ái. Ðại tư mệnh là vị thần chủ quản thên mệnh của mọi người. Ðông quân là thần mặt trời (trống đồng Ðông Sơn có liên quan đến tín ngưỡng thờ mặt trời của dân Lạc Việt, xem M. Colani, Vestiges d’un culte solaire en Indochine - BIIEH, T III, Fasc 1, 1940, tr. 37-41 - Những dấu tích của tục thờ mặt trời ở Ðông Dương). Thiếu tư mệnh là vị thần chủ quản của thiếu niên nhi đồng. Ðông quân là thần mặt trời. Hà Bá là thủy thần. Sơn quỷ là thần núi thuộc nữ tính. Thờ thần phổ biến nhất trong các tộc Bách Việt và cũng như Lạc Việt. Sau Thủy thần là thờ các anh hùng dân tộc đã chết cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc thì Sở Việt thế nào thì Lạc Việt cũng như thế. San định lại Cửu Ca, Khuất Nguyên mô tả: Bộc Lão (Việt tộc) thường cúng 9 thần trời đất, sông núi (từ Ðông Hoàng Thái Nhất đến Sơn quỷ). Bản thân Khuất Nguyên cũng là dân Bộc Lão (về Khuất Nguyên và tác phẩm Ly tao, tham khảo: Du Quốc Ân, Khuất Nguyên, Hương Cảng Học Lâm thư điếm xuất bản 1959). Hai chữ "sông núi" thiết thân nên sông núi còn để chỉ đất nước, đồng nghĩa với giang sơn. Học giả Lăng Thuần Thanh so sánh văn chương Cửu Ca và văn dạng trên trống đồng, cho thấy đều chỉ một dạng tế thần. Những hình trạm trên trống đồng phần nhiều có tính chất tôn giáo như múa hát, đua thuyền, đều là những động tác trong các buổi lễ tế trời, đất núi sông. Theo Lãng tiên sinh, "Dân tộc Lão ngày xưa ở trên bờ nước nên họ dùng thuyền để nghinh (rước) thần và tống (tiễn) thần, dù là thiên thần (Lăng Thuần Thanh, Ðồng cổ đồ văn dữ Sở Từ Cửu Ca, tlđd, tr. 403) Các hình khắc chạm trên trống đồng Ðông Sơn, Ngọc Lũ, trống đồng Mường, cũng một dạng vẽ và ý nghĩa như thế, như trống đồng của Việt tộc ở Hoa Nam.Văn minh Việt tộc là một sợi chỉ vàng kéo dài xuyên suốt từ quê hương Bộc, Lão Việt tộc cho đến phương Nam Lạc Việt, Việt Thường. Từ khởi thủy, khai nguyên, ta đã khác với văn minh Hán tộc. Về mặt tín ngưỡng thì thờ trời, đất, là đấng tối cao. Sau là các thần linh mà thủy thần là trọng yếu hơn cả. Bởi vì Việt tộc lấy nước làm gốc. Nước Non là một từ kép, không tách rời. Nước cũng là bản tinh của Việt tộc tức dân tộc tính tức thủy tinh. Nền dân chủ Việt hoàn thành từ thuở "dựng đất dựng trời" từ có núi sông trong ý niệm riêng của Việt tộc, không dính dáng gì đến ông Bàn Cổ là thần thoại của Hoa Hán. Thủy thần mà dân Sở Việt thờ (sông Tương, sông Nguyên) là một cặp nam nữ chứ không lẻ loi. Dân Hán sau này vì nhận Sở Từ là tinh hoa ưu việt của nền văn học cổ Trung Quốc cho nên họ cũng diễn dịch hai vị thủy thần mà dân Việt thờ và ca tụng trong Cửu Ca. Bài "Tương phu nhân" là bài ca cúng Nga Hoàng và Nữ Anh (như đã viết ở trên, xin nhắc lại, là con gái vua Nghiêu và vợ vua Thuấn). Nhưng không phải như vậy, vua Thuấn lên ngôi được 30 năm, Hậu Dực tức Nga Hoàng mới mất. Hậu Dực không có con. Nữ Anh sinh con là Quân và sau khi vua Thuấn chết, nàng theo con đến ở đất Thương vì Quân được phong tước ở đó. Tại đất Thương có mộ của Nữ Anh (Theo sách Trúc Thư Kỷ Niên, trích dẫn bởi Lăng Thuần Thanh, bản dịch của Bửu Cầm, tlđd, tập san Sử Ðịa số 25, 1973, tr. 59). Như vậy, hai vị thủy thần trong Cửu ca không phải là hai bài Hoàng người Hán mà là một cặp mới có hai bà ca Tương Quân và Tương phu nhân. Lạc Long Quân và Âu Cơ trong huyền thoại của Lạc Việt cũng đều là hai vị thủy thần, một nam một nữ y như Tương Quân và Tương phu nhân của Sở. Cội nguồn văn minh Việt tộc qua một vài nét về chữ Nôm Các di khảo cổ học đã cho thấy Việt tộc thời viễn cổ đã có văn tự, trước cả Hoa Hán, nếu không thì cùng thời với Hoa Hán đời Thương Ân. Nhà khảo cổ Pháp V. Golouchew đã tìm ra dấu tích của một loại văn tự cổ của Việt tộc khắc trên các hốc đá của vùng Chapa, thượng du Bắc Việt (xem V. Golouchew "Roches gravés dans la région de Chapa, BEFFO, T XXV, 1925, tr. 423). Chữ Nôm là một thành tựu rất to lớn của dân tộc Việt trước khi có chữ Quốc ngữ. Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) gọi là "Quốc âm Hán tự", ông đề nghị triều đình Huế soạn thảo và ấn hành bộ tự điển Nôm cũng như sử dụng chữ Nôm trong các loại công văn của chính phủ (Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Hà Nội 1944, tr. 358).Chữ Nôm có từ thời nào? Có thuyết cho rằng từ thời Sỹ Nhiếp làm Thái thú Giao Chỉ (187-226), một Thái thú "học vấn uyên bác" (xem Việt Sử Lược, bản Hán văn q.I, tr.5a - bản dịch Trần Quốc Vượng, Hà Nội 1960, tr. 22). Nhưng cũng chưa có tài liệu nào căn cớ rõ rệt. Nói chung thì chữ Nôm đã có từ thời viễn cổ. Một số tộc trong dòng Bách Việt đã có hai loại chữ viết giống như chữ Nôm của ta. Người Thổ hay Tầy cũng có chữ Nôm gọi là "Nôm thổ" (trên thực tế, danh xưng "Thổ" chỉ là để chỉ người địa phương tức chủng tộc Thái ở thượng du, vân Nam và Quảng Tây). Theo học giả Văn Hựu, trong một bài khảo cứu nhan đề "Quảng Tây - Thái Bình phủ thuộc thổ châu huyện ty dịch ngữ khảo" ông Văn Hựu nêu lên 104 tục tự của Phủ Thái Bình (Quảng Tây) trên quan điểm văn tự học, ông đem so sánh với chữ Nôm Việt Nam. Người Thổ vùng này đồng tộc với người Thổ Quảng Tây. Kết quả đem đối chiếu hình thể chữ Nôm ở vùng Cao Bằng Lạng Sơn và ở Thái Bình phủ có 38 định lệ mà hàng trên là chữ Nôm của người Thổ Cao Bằng Lạng Sơn và hàng dưới là người Thổ phủ Thái Bình (Văn Hựu, tlđd, Tạp san Sở Nghiên cứu ngôn ngữ - Viện nghiên cứu quốc lập trung ương, Ðài Bắc, số 6, kỳ IV, tr. 497, dẫn trong Trần Kinh Hòa "Hình thái và niên đại sản xuất của chữ Nôm", tạp chí Ðại Học (Huế) số 35&36 tháng 10&12, 1963, tr. 730). Giáo sư Nguyễn Văn Huyên trong bài khảo cứu về văn minh Việt Nam, sưu tập được bài "Chúc Hôn Ca" bằng chữ Nôm của người Thổ Cao Bằng Lạng Sơn thì chữ Nôm của người Kinh và Nôm Thổ đã có liên hệ mật thiết (xem Nguyễn Văn Huyên, La Civilisation Anamite, Hà Nội, 1944, tr. 251). Sỹ Nhiếp là người Quảng Tây, địa bàn của dân tộc Bách Việt xưa tức cõi Lĩnh Nam. Quảng Tây còn một thứ "tục tự" (giống như chữ Nôm Thổ và rất gần gũi với chữ Nôm Kinh). Các chữ "tục tự" này có thời viễn cổ và sau này thấy trong các bộ sách như Quế Hải ngu hành chí và Lĩnh ngoại đại đáp đời nhà Tống (960-1279). Theo tác giả Lê Dư, khi Sỹ Nhiếp tới Giao Chỉ, phỏng theo những tục tự của Quảng Tây mà chế ra chữ Nôm (Sở Cuồng Lê Dư, chữ Nôm với chữ Quốc ngữ, Nam Phong tạp chí số 127, tháng 5, 1932, tr. 495). Xa hơn nữa là chữ "khoa đẩu" đã xuất hiện từ thời Hùng Vương văn Lang cho ta thấy dân tộc Việt đã sớm có văn tự, cỗi nguồn văn minh văn hóa Việt tộc phát xuất từ đây chưa từng tiếp xúc và ảnh hưởng văn minh Hoa Hán. St
-
Một vài đặc điểm của nền văn minh Việt Nam Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều nền văn minh khác nhau. Nền văn minh Việt là một trong những nền văn minh ấy. Đó là nền văn minh không tạo nên sự kì vĩ bằng những công trình pha đầy máu và nước mắt như Kim Tự Tháp hay Vạn Lý Trường Thành. Nền văn minh Việt là sự kết hợp những tinh hoa trí tuệ của con người Lạc Việt, để lại những tri thức vô cùng to lớn mà đến nay người ta vẫn sử dụng. Nhà sử học người Anh, Arnold Toynbee chuyện nghêin cứu các nền văn minh nhân loại cho rằng : Trên thế giới có hàng trăm đất nước, hàng nghìn dân tộc mà chỉ có 34 nền văn minh. Nền văn minh Việt là một trong số đó. Nền văn minh Việt ra đời sau nền văn minh Triều 200 năm và trước nền văn minh Nhật 200 năm. Cả ba nền văn minh này đều có sự hấp thu một phần từ văn minh Trung Hoa cổ đại Một đặc điểm nổi bật đầu tiên của nền văn minh Việt là sự hình thành dân tộc từ rất sớm . Dân tộc Việt được hình thành từ sự cố kết các bộ tộc trong cuộc đời đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai dịch bệnh. Bởi vậy để tồn tại, ý thức dân tộc Việt đã được định hình từ rất sớm. Có thể nói từ sự thúc bách của cuộc sống và cuộc chiến đã tạo nên sự hình thành dân tộc Việt. Qua các thời đại, sự cố kết các dân tộc ngày càng chặt chẽ, những cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên, Minh.....đã đi vào huyền thoại, trở thành những thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt. Một nét đặc biệt nữa trong nền văn minh Việt là "sự không chối từ " (chữ dùng của J.Fey). Nền văn minh Việt rất cởi mở trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú nền văn minh của mình. Đó là điểm xuyên suốt trong quá trình lịch sử dân tộc việt, có thể thấy rõ sự đan xen trong văn hóa Việt-Hán, sự hòa nhập trong văn hóa Việt-Pháp, và cả văn hóa Việt-Mỹ...Đó là sự hòa nhập chứ không phải hòa tan, một sự chọn lọc tất yếu của những tinh hoa văn hóa. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, với một không gian văn hóa rộng lớn, sự pha trổnanh hưởng hấp thụ lẫn nhau là một tất yếu. Chính điều đó đã tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh Việt. "Sự không chối từ" đó còn là tư tưởng không bài ngoại. Đã có rất nhiều tôn giáo tới Việt Nam và tôn giáo nào cũng tìm được cho mình những mầm mống tốt khi họ gieo những "hạt giống" vào vùng đất này. Các tôn giáo đến Việt Nam đều có những sắc thái riêng. Thật khó tìm được nơi nào trên thế giới có một Thiên Chúa giáo vừa thờ cúng Chúa vừa thờ cúng tổ tiên, và sẽ chẳng bao giờ thấy được một Hồi giáo như ở Việt Nam chỉ được lấy...1 vợ(!) (Đạo Hồi quy định là đàn ông có thể lấy 4 vợ). Đạo Phật đến với người Việt khá sớm, từ thế kỉ thứ II, đem tư tưởng sắc sắc không không và quan niệm vô thường trong cuộc đời, nhưng cũng đề cao sự tương cảm(compassion) giữa vạn vật và chúng sinh. Đạo Phật đã để lại dấu ân sâu đậm trong tâm hồn Việt. Ở Việt Nam luôn có tinh thần khoan dung(tolerance) và không hề có chiến tranh tôn giáo. Nói đến nền văn minh Việt còn là nói đến Hằng Số Mẹ. Hình ảnh người phụ nữ được đề cao, coi trọng và không có sự phân biệt nam nữ như nền văn minh Việt "tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ", "...Kìa dáng ai như dáng mẹ dáng chị tôi". Hình ảnh người mẹ, người chị đã trở nên rất thân thuộc trong cuộc sống thường ngày. Tín ngưỡng thờ nữ thần là một đặc trưng cơ bản của cư dân trồng lúa nước. Điều này ta sẽ không thể thấy đuợc trong nền văn minh Trung Hoa rộng lớn với tư tưởng Nho gia trọng nam khinh nữ, hay trong sự phân tầng xã hội bàlamôn một cách gay gắt như Ấn Độ. Và càng không thể tìm được trong nền văn minh trọng dương, ưa chinh phục, ưa mạnh mẽ như người phương Tây. Huyền thoại về mẹ Âu Cơ đã khơi nguồn cho sự ra đời của dân tộc Việt, người mẹ đã dẫn dắt dân tộc Việt lên non xây dựng cơ đồ. Chính vì thế chế độ mẫu hệ còn để lại chứng tích khá rõ nét trong đời sống xã hội của cư dân Việt. Có thể kể thêm một nét dặc sắc nữa trong nền văn minh Việt là ngôn ngữ Việt. Một ngôn ngữ với tiếng nói độc âm, có sáu thanh rất giàu nhạc điệu, đủ khả năng diễn tả mọi tư tưởng, tình cảm của người Việt. Trong không gian phương Đông bao trùm bởi sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ, ngôn ngữ của Nhật, người Hàn đều là sự cách tân vay mượn từ ngôn ngữ Hán. Ngôn ngữ của người Thái, người Malaysia đề là ảnh hưởng của ngôn ngữ Ấn. Ngôn ngữ của người Việt đã có sự khác biệt bằng hệ thống chữ La tinh giữa bầu trời văn hóa phương Đông rộng lớn. Nền văn minh Việt còn là sự thấm đượm tư tưởng trọng thực tiễn, chứ không thực dụng. Người Việt rất coi trọng thiên nhiên, mỗi gốc cây là một vị thần, mỗi ngọn núi là một thần linh "núi có Thổ Công, sông có Hà Bá"... Chính bản chất coi trọng thiên nhiên nên người Việt luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên. Đó không phải là tư tưởng thần bí (Mystique) hay tư tưởng siêu hình (pensée métaphysique). Sự gần gữi với thiên nhiên đã giúp người Việt bám trụ được với mảnh đất đầy bão lũ khắc nghiệt. Tục thờ cúng tổ tiên cũng là nét riêng, rất đặc sắc trong nền văn minh Việt. Đây còn là một mặt của chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam. Tục thờ cúng tổ tiên là sự thấm nhuần lòng yêu thương con người, sự biết ơn đối với cha anh. Không những thế, đó còn là lòng kính trọng đối với những vị anh hùng dân tộc như : Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh ..... Tục thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào tâm hồn Việt, nó không phải tôn giáo mà là một nét riêng trong bản sắc văn hóa Việt. Ngày nay, trong xu thế hội nhập với thế giới, mỗi dân tộc cần nhìn nhận lại mình trước khi tham gia vào cuộc chơi. Vốn liếng của mỗi dân tộc không gì khác hơn nền văn minh của chính họ. Dân tộc Việt cũng vậy, chúng ta cũng có một nền văn minh thật tuyệt vời, điều đó đòi hỏi mỗi con người đất Việt phải biết gìn giữ và phát huy. Làm sao trong quá trình hội nhập vào đại dương nhân loại, soi xuống đó ta vẫn thấy được hình bóng của ta, vẫn thấy được dáng dấp của cây tre mảnh mai gầy guộc nhưng đầy sức sống đến lạ kì như chính Việt Nam ta vậy!!!!!!!! Ngô Xuân Nghĩa (Đại học khoa học Huế) (Trang 42-43-44 cuốn tạp chí Kiến thức ngày nay, số 547)
-
(tiếp) Tác giả Nguyễn Quang Trọng cho rằng vào thời kỳ Đồ Đá (không minh định đá cũ, đá giữa hay đá mới) dân Cổ Việt lúc ấy thuộc chủng Australoid nói tiếng Austric vì cách sinh sống khác nhau, dần dần phân chia thành hai nhóm: nhóm nói tiếng Nam Á (Austro-Asiatic) sống trên đất liền và nhóm nói tiếng Nam Đảo (Austranesia) sống ở vùng đồng bằng ven biển. Bắt đầu thời đá mới, trước là vì nhu cầu dân số gia tăng, sau vì biển tiến, hai tộc đã phân chia, lại cùng tìm về đồng bằng các sông nay thuộc Bắc Việt, sống đan xen với nhau và kết hợp lại với nhau. Tác giả đã ví sự kết hợp này, mà ông gọi là kết hợp yếu tố văn hóa Biển - Lục Địa, với chuyện Ấu Cơ kết hợp với Lạc Long Quân, một cuộc kết hợp êm thắm vì là kết hợp giữa hai tộc người vốn cùng một chủng tộc và một ngôn ngữ. Chuyện đó xẩy ra vào khoảng 4.000 năm cách ngày nay và ông kết luận "Cuộc phối hợp văn hóa hoàn tất vào thời Đông Sơn (850 trước CN đến 280 sau CN), tạo thành một văn hóa chung cho cư dân bản địa". Về điểm này, chúng tôi xin được nhắc lại quan điểm của chúng tôi đã phát biểu trước đây. Thứ nhất, vào thời điểm trước khi có nạn Đại hồng thủy cuối cùng (từ 18.000 năm trước, nước biển bắt đầu dâng mỗi năm 1cm, đến 8.000 năm trước nước biển đột ngột dâng cao nhận chìm toàn bộ đồng bằng Nanhailand đến tận Việt Trì ngày nay), dân cư đồng bằng Nanhailand còn thống nhất, nói tiếng Austric chứ chưa chia làm hai Austronesian và Austro-Asiatic. Thứ hai, vào lúc này (từ 18.000 năm đến khoảng 50.000 năm trước) chắc đã có sự đột biến di truyền, và người nói tiếng Austric ấy chắc đã là da vàng, tóc thẳng mà khảo cổ học gọi là Nam Mongoloid, chứ không còn da đen, tóc quăn, mũi rộng thuộc Hắc chủng, mà khảo cổ học gọi là Australoid. Sự đột biến di truyền xẩy ra vào thời điểm nào thì còn cần có thêm những cuộc sưu khảo, nhất là những thí nghiệm về di truyền học DNA mới có thể khẳng định được. Thứ ba, khi nước biển dâng, chia Đông Nam Á ra thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á đất liền thì lúc đó người nói tiếng Austric cũng bắt đầu chia hai : phần ở hải đảo và ven biển nói tiếng Austronesian và phần ở sâu trong lục địa nói tiếng Austro-Asiatic. Thứ tư, chỉ khi nước biển bắt đầu rút (khoảng 5.500 năm cách ngày nay), trả dần lại đồng bằng sông Hồng mới thì người đã di tản đi nơi khác vì nạn Đại hồng thủy nay mới đổ về tái htiết đồng bằng này, và đó cũng là thời kỳ dựng nước Văn Lang. Lạc Long Quân Nam Đảo và Ấu Cơ Nam Á kết hợp với nhau vào lúc này. Và đây là điểm khác biệt giữa chúng tôi với tác giả. Lạc Long Quân gặp Ấu Cơ khoảng từ 5.500 năm trước, từ lúc nước biển bắt đầu lui chứ không phải vào 4.000 năm trước đây khi biển tiến. Nhưng tại sao Lạc Long Quân và Ấu Cơ lại chia lìa, người đem 50 con lên núi, người đem 50 con xuống biển? Sự chia lìa đó xẩy ra vào lúc nào? Truyền thuyết chỉ nhắc lại lời Lạc Long Quân: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, ở lâu với nhau không được, nay phải chia ly". Dù có nói thêm một câu: "Hữu sự bảo cho nhau biết, đừng quên". Cái thông điệp mà truyền thuyết đómuốn gửi đi, qua câu nói của Lạc Long Quân, vẫn còn là một bí ẩn. Nói tóm lại, về vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta đặt vấn đề với giả thiết Bắc xuống Nam, và nghiêm túc thử nghiệm giả thiết Nam lên Bắc. Thực ra, chúng ta cũng chẳng còn quyền lựa chọn nào khác vì khoa học, nhất là khoa di truyền học, đã lựa chọn dùm chúng ta: Khởi thủy, người Hiện Đại (Homo Sapiens - Sapiens) từ Đông Phi đến Đông Nam Á; rồi từ đó họ tiến lên phía Bắc. Sau vì có sự phối hợp với chủng từ Tây Bắc xuống, họ hợp thành cái cốt lõi của dân sống ở Trung Quốc ngày nay. Đó là giai đoạn Nam lên Bắc. Giai đoạn này khoảng từ sau 40.000 năm cách ngày nay cho đến 3.000 năm cách ngày nay thì Trung Hoa bắt đầu có loạn Xuân Thu Chiến Quốc. Đến khi nhà Tần thống nhất lục quốc, nhất là từ khi nhà Hán cai trị Trung nguyên, những dân thuộc Đại tộc Bách Việt ở các nước lưu vực sông Dương Tử xuôi về Nam, không chịu sự đồng hóa của người Hoa Hán đã di dần về phương Nam. Một số những người thuộc nhóm này đã sát nhập với dân Lạc Việt. Giai đoạn này kéo dài cũng cả ngàn năm, nhưng những thiên di từ đời Tần đến đời Đông Hán (khoảng 300 năm trước CN đến 100 năm sau CN) có lẽ là quan trọng hơn cả. Chúng tôi tin rằng đó là một phần của kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Cung Ðình Thanh Nguyễn văn Tuấn Nguyễn Ðức Hiệp Tài liệu tham khảo và chú thích: 1. Nguyễn Khắc Ngữ, "Nguồn gốc Dân tộc Việt Nam", Nhóm Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam xuất bản, Montréal: 1985; Bình Nguyên Lộc, "Nguồn gốc Mã Lai của Dân tộc Việt Nam", Nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn: 1971. 2. Gần đây mới thấy có "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm - Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2001. 3. Đọc "Một số vấn đề lý luận về Lịch sử Tư tưởng Việt Nam", sách lưu hành nội bộ, Hà Nội: 1984 - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học xuất bản. 4. Phạm Huy Thông, "Năm mươi năm tìm hiểu văn hóa Hòa Bình", Khảo cổ học, số 1 & 2/1984. 5. W. G. Solheim II, "Thắp sáng lại quá khứ bị lãng quên", Tạp chí National Geographic số tháng 3/1971, bản dịch của Hoài Văn Tử & Vĩnh Như, trong Tập San TƯ TƯỞNG số 2, tháng 4/1999. 6. W. G. Solheim II - Bài đã dẫn [5]. 7. Ngô Thế Phong ,"Dấu vết văn hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á", Khảo cổ học, số 1 & 2/1984. Chữ Phức hợp Kỹ thuật Hòa Bình (Techno-complex) là đề nghị của C. F. Gorman, học trò của W. G. Solheim II. Xem thêm "The Hoabinhnian and after : subsistence pattern in S.A. during the Latest Pleistocene and Early Recent periods" - Word Archaeology 2: 300-320, 171; "Hoabinhnian: A pebble-teal complex with Early Plant association in S.A.", Science, CL XIII No.3868, 14 Feb 1969. 8. Higham C, "The Bronze Age of Southeast Asia", Cambridge University Press, 1966. 9. R. H. Geldern, "Research on Southeast Asia : Problems and Suggestions", American Anthropologist, No.4, New York, 1996. 10. David N. Keightly (biên tập), "The Origins of Chinese Civilization", University of California Press, Berkeley, Los Angeles: 1983. 11. Li Chi, "The Beginnings of Chinese Civilization", Seattle: 1957. 12. I. R. Solin Khanov, 1979 : 37. Theo Trịnh Sinh, "Những hiện vật đồng đỏ trong văn hóa Đông Sơn", Khảo cổ học số 1/1992; "Nhận dạng trống giả cổ", Khảo cổ học, số 4/1997. Đọc thêm "The Cradle of the East" của Ping-Ting- Ho, phần Appendix I", "Excavation at Non Nok Tha, Northeastern Thailand, 1968", Interim Report, Asia Perapective XIII (1970), p.139; "Early Bronze in Northern Thailand", 1968 của W.G. Solheim II.; "Further Evidence to Support the Hypothesis of Indigenous Origins of Metallurgy in Ancient China" do Noel Barnard đọc trong Hội nghị Berkeley 1978 và in trong The Origins of Chinese Civilization - University of California Press, 1980. 13. "It will use the big rivers as language conduct, but the direction of dipersal is the exact reverse of the Himalaya centrifugal radiation hypothesis" - "Linguistic Diversity in Space and Time" - Johana Nicols, trích theo Eden in the East, trang 138-139. 14. J. Y. Chu và đồng nghiệp, "Genetic relationship of populations in China", Proc. Natl. Acad. Sci, USA 95, 11763-11768, 1998. 15. Cung Đình Thanh, "Gốm cổ tại Việt Nam và vai trò của nó trong văn hóa tiền sử", Tập San TƯ TƯỞNG số 12 tháng 2/2001. 16. Đọc "The Origins and Early Cultures of The Cereal Grains and Food Legumes" của Te-Tzu Chang, Chương 3 trong "The Origins of Chinese Civilization" - sđd [10]. 17. Cung Đình Thanh, "Khái niệm về biển tiến ở Việt Nam" và bài "Sự thuần hóa cây lúa nước và ảnh hưởng của nó đối với tư duy người Việt Cổ", Tập San TƯ TƯỞNG số 3, tháng 7/1999. 18. Trích Eden in the East (trang 70-71) của Stephen Oppenheimer: "The prime "home" the most likely of rice - where climatically, the least manipulation is required to grow it - are in tropical Indo-China down to the Malay border Burma Bangladesh and the extreme South coast of China" - Peter Bellwood - "The Prehistory of Southeast Asia and Oceania" - Collins, Auckland, 1978; "Rice, though, was clearly pivotal t the Neolithic stay-athome mainland Indo-China from a very early stage, that is, if the Sakai cave findings are confirmed we now have a strange new image : Instead of the sinocentric model with the Chinese inventing rice cultivation, we have Austro- Asiatic speaking "Southern Barbarians" from Indo-China teaching the knowhow about rice to the Chinese". 19. Fritjof Capra, "The Tao of Physics", Fontana Paperbacks, London, 1983. 20. Con người được cấu tạo bằng nhiều tỷ tế bào. Tất cả các tế bào đều có cấu trúc giống nhau: trong mỗi tế bào đều có một cái nhân (nucleus) nằm chính giữa. Cái nhân này có chứa những chất liệu di truyền mà ta thường gọi là DNA (viết tắc từ chữ deoxyribonucleic acid). Mỗi nhân thường có hàng triệu DNA. DNA gồm có bốn mẫu tự (yếu tố hóa học): A (adeline), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine). Một mảng DNA tạo thành một gien. Và nhiều gien tạo thành một bộ di truyền hay nhiễm sắc thể, còn gọi là chromosome. Con người có 23 nhiễm sắc thể. 21. A. Vu-Trieu và đồng nghiệp, "HLA-DR and DQB1 DNA polymorphisms in a Vietnamese Kinh population in Ha Noi", Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1997, bộ 24, trang 345-356. 22. Khoảng cách di truyền (hay còn gọi là genetic distance) là một thông số di truyền học đo lường mức độ khác nhau giữa các nhóm dân. Chỉ số này có giá trị tối thiểu là 0 (tức hai nhóm dân giống nhau về mặt di truyền), và giá trị tối đa là 1 (tức hai nhóm dân hoàn toàn khác nhau). 23. R. Ivanova và đồng nghiệp, "Mitochondrial DNA polymorphism in the Vietnamese population", Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1999, bộ 26, trang 417-422. 24. W. Kim và đồng nghiệp, "Y chromosomal DNA variation in East Asian populations and its potential for inferring the peopling of Korea", Tập san Journal of Human Genetics, năm 2000; bộ 45, trang 76-83. 25. S. W. Ballinger và đồng nghiệp, "Southeast Asian mitochondrialDNA analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration," Tập san Genetics, năm 1992, bộ 130, trang 139-45. 26. C. G. Turner, "Major features of Sundadonty and Sinodonty, including suggestions about East Asian microevolution, population history, and late Pleistocene relationships with Australian aboriginals", Tập san American Journal of Physical Anthropology, năm 1990; bộ 82, trang 295-317. 27. T. Hanihara, "Population prehistory of east Asia and the Pacific as viewed from craniofacial morphology: the basic populations in east Asia, VII", American Journal of Physical Anthropology, năm 1993, bộ 91, trang 173-87. 28. Đột biến (mutation) là một sự kiện sinh học xảy ra ở trong tế bào. Gien được cấu trúc bằng một chuỗi DNA gồm 4 mẫu tự A, G, C, T. Khi một chuỗi DNA bị thay đổi, tức đột biến (chẳng hạn như từ GCAATGGCCC thành GCAACGGCCC) thì các đặc tính sinh học liên quan đến gien, chẳng hạn như mật độ xương, có thể bị thay đổi. 29. Bing Su và đồng nghiệp, "Y-chromosome evidence for a northward mi-gration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age," American Journal of Human Genetics, năm 1999, bộ 65, trang 1718-1724. 30. Yuehai Ke và đồng nghiệp, "African origin of modern humans in East Asia: a tale of 12000 Y chromosomes," Science, năm 2001, bộ 292, trang 1151-1153. 31. Bing Su và đồng nghiệp, "Polynesian origins: insights from the Y chromosome," Tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA), năm 2000, bộ 97, trang 8225-8228. 32. Xin đọc bài "Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang", Tập San TƯ TƯỞNG số 13, tháng 4/2001, trg 7. 33. Alberto Piazza, "Human evolution: towards a genetic history of China", Nature, Vol. 395, No. 6703, 1998. 34. Li Yin và đồng nghiệp, "Distribution of halstypes from a chromosome 21 region distinguishes multiple prehistoric human migrations", Proc. Natl. Acad. Sci. USA, Vol. 96, pp. 3796-3800, 1999. 35. Kwang-Chih-Chang, "The Archaeology of Ancient China", New Haven, Conn: 1968. 36. Barnard Noel, "Radiocarbon Dates and Their Significance in the Chinese Archaeological Scene: A list of 420 Entries from Chinese", Sources Published up to Close of 1979, Canberra. 37. Hà Văn Tấn dẫn theo Chapell (1987 - 83), "Năm lần nước biển lên xuống ở Đông Nam Á thời hậu kỳ Pleistocène", Khảo cổ học, số 1/1992; và "Sự biến chuyển từ Pleistocène đến Holocène ở Đông Nam Á" cũng cùng số. Cũng có thể xem thêm Tập San TƯ TƯỞNG các số 2, 3, 4, 7, 12, 13, 18. 38. Dẫn theo "The Cambridge Encyclopedia of Human Revolution", Cambridge University Press. Nguồn: vietsciences.free.fr (Hết)
-
(Tiếp) III. Bây giờ, chúng tôi muốn phát biểu vài điều về vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt. Phải nói ngay rằng đây là một vấn đề phức tạp, vì chúng ta vẫn còn thiếu thốn dữ kiện khoa học liên quan đến người Việt để phát biểu một cách khẳng định. Vì thế, người ta vẫn còn suy đoán, và có khi suy đoán thiếu cơ sở. Có thể nói hai giả thiết phổ thông liên quan đến vấn đề này: một là giả thiết [có lẽ chiếm đa số quần chúng] cho rằng người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa; và giả thiết hai [có lẽ phần thiểu số] cho rằng người Việt có nguồn gốc từ Mã Lai (tức là kết luận của Bình Nguyên Lộc). Chúng tôi cho rằng cả hai giả thiết này đều cần phải xét lại, bởi một lý do đơn giản: hai giả thiết đó thiếu dữ kiện khoa học làm cơ sở, và chưa được phản nghiệm. Giả thiết về nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt phần lớn dựa vào các dữ kiện khảo cổ và ngôn ngữ. Những dữ kiện về đặc tính cơ thể và các chỉ số nhân trắc (như màu da, xương, sọ, khuôn mặt, v.v..) từng được dùng làm các đơn vị thông tin để nghiên cứu nguồn gốc dân tộc và sự tiến hóa của loài người. Nhưng các đặc tính này thay đổi theo thời gian, và chịu ảnh hưởng vào môi trường sinh sống. Chẳng hạn như chiều cao của con người trong vòng 200 năm qua đã tăng một cách đáng kể do những cải thiện về dinh dưỡng và môi trường sinh sống. Ngay cả cấu trúc xương cũng thay đổi theo thời gian và môi trường. Do đó các đặc tính nêu trên không phải là những thông tin lý tưởng cho việc nghiên cứu lịch sử di truyền của con người. Những dữ kiện về ngôn ngữ cũng có nhiều khiếm khuyết, vì mức độ tương đương về từ ngữ không thể nói lên một cách đầy đủ khuynh hướng di cư của các sắc dân. Ngay cả việc xác định mức độ tương đồng từ ngữ giữa các ngôn ngữ cũng là một vấn đề mang tính kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng ý về phương pháp làm. Vả lại, sự tương đồng giữa các ngôn ngữ có thể là một hằng số mang tính văn hóa, chứ không hẳn do các cơ chế sinh học và di truyền. Nói tóm lại, những bằng chứng khảo cổ và ngôn ngữ không phải là những loại thông số đáng tin cậy để xác định nguồn gốc dân tộc. Trong quá khứ, giới khảo cổ học và nhân chủng học dựa vào các bằng chứng về khảo cổ, xương, hóa thạch, v.v. để phát triển lý thuyết, nhưng những đối tượng này hàm chứa nhiều hạn chế thông tin về tiến hóa, vì mối quan hệ phức tạp giữa môi trường và tiến hóa. Hậu quả của sự tập trung vào các đối tượng như thế trong một thời gian dài đã làm cho chúng ta xao lãng các dữ kiện cho chúng ta nhiều thông tinhơn: đó là gien (20). Không giống như xương sọ, những thay đổi trong gien thường xảy ra theo những qui luật mà chúng ta hiểu khá rõ, và vì thế gien và các đặc điểm của gien, như tầng số gien, cấu trúc DNA, phân phối gien, v.v... cho chúng ta những thông tin cực kỳ quí giá về sự tiến hóa của con người. Ngày nay, những tiến bộ phi thường trong ngành di truyền học và sinh học phân tử (molecular biology) trong mấy năm gần đây đã cung cấp cho ngành nhân chủng học một phương tiện cực kỳ quan trọng trong việc xác định lịch sử tiến hóa của con người và mối liên hệ giữa các dân tộc. Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy. Di truyền học là một cửa sổ để chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học trong người Việt còn cực kỳ khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng, tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lý do để xem xét lại lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt. Những bằng chứng này là: • Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội, các nhà nghiên cứu Việt - Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền (genetic distance) giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương (21). Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ phần phương pháp nghiên cứu, chúng tôi cho rằng kết luận này rất có thể không đúng, vì : (a) nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những yếu điểm của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định; (:) ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được. • Khoảng hai năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội, và cũng qua dùng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 "restriction enzymes", và ghi nhận khoảng cách di truyền (22) giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ần Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ần (23). Nghiên cứu nàycũng có những yếu điểm như nghiên cứu trình bày phần, tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt - Hoa gần hơn khoảng cách giữa Việt - Ần. Thực ra, sau khi tính toán lại, chúng tôi thấy hai khoảng cách di truyền (Việt - Hoa và Việt - Ần) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)! Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á (24)! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu (14), người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc. • Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp (24) ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là Fvalue) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy "người Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông" (nguyên văn : "The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians") (25). Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế, bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu gien rất nhỏ. Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng tôi có thể phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á. • Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas (14)) phân tích 15 đến 30 mẫu "vi vệ tinh" DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mỹ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu. Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là "phân tích phát sinh chủ?g loại" (Phylogenetic analysis)", một số kết quả đáng ghi nhận như sau: (i) hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu; (ii) tất cả các nhóm dân Đông Nam Á "tập hợp" thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mỹ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mỹ châu (từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây); (iii) các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và (iv) các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia [6]. Từ những phát hiện trên, chúng ta có thể đặt ra một số mô hình để giải thích, nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu. Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ [26-27] cũng nhất quán với mô hình này. Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: "Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á." • Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất "nhạy" (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation [28]). Để khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa. Nhóm nghiên cứu Mỹ - Trung Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y [29] trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc), 3 nhóm dân Đông Bắc Á (Buryat, Đại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm dân Đông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mỹ châu, 2 từ Ấu châu, và 4 từ châu Đại dương). Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) trong các nhóm dân Đông Nam Á cao hơn trong các nhóm dân thuộc vùng Bắc Á. Điều này có nghĩa là các sắc dân ở Đông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á. Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á [30] vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia [29]. Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á [31]. Những dữ kiện di truyền học mà chúng tôi tóm lược trên đây tuy chưa hoàn toàn đầy đủ để chúng ta khẳng định nguồn gốc dân tộc Việt, nhưng đủ để chúng ta phát biểu rằng: xác suất mà người Việt có nguồn gốc [hay di dân] từ Trung Quốc là cực kỳ thấp, nếu không muốn nói là con số gần zêrô. Bây giờ chúng tôi muốn nhân cơ hội này để bàn thêm vài điều chung quanh vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam. Theo Nguyễn Quang Trọng, dân Đài Loan ở trên núi, ít bị Hán hóa, có thể coi như nhóm dân tiêu biểu cho người nói tiếng Nam Đảo vì họ còn giữ được gien nguyên thủy và còn sống theo văn hóa cổ. Mặt khác, những cư dân sống ở vùng Phúc Kiến, Kim Môn, Quảng Đông, Bắc Việt có thể cũng cùng một gốc với dân cổ Đài Loan này, và quê hương của họ có thể là thềm lục địa chung quanh đã bị biển tràn ngập. Vì vậy, [tác giả viết] "tại sao không thể xem vùng thềm biển này, trước khi hồng thủy đến, là một trung tâm văn hóa lớn của dân nói tiếng Nam Đảo". Dữ kiện ông đưa ra để minh chứng cho thuyết này là chày đập vỏ cây cho mềm để làm khố che thân đã tìm được ở bờ biển Nam Trung Hoa từ Hồng Kong đến Bắc Việt. Về điểm này chúng tôi cũng đã từng đề nghị, ngoài vùng đất Sundaland, đồng bằng Nanhailand, châu thổ sông Hồng xưa, là trung tâm văn minh Đông Nam Á thời đó, cũng có thể là nguồn gốc của văn minh toàn cầu (32). Có điều chúng tôi không khẳng định đây là trung tâm văn hóa của dân nói tiếng Nam Đảo (Austronesian) vì chúng tôi nghĩ, cũng như W. Solheim II, dân thời đó còn nói chung tiếng Austric chưa chia hai Nam Đảo và Nam Á. Về quá trình tiến triển dân tộc Việt, Tác giả Nguyễn Quang Trọng đưa ra vài đề nghị rất đáng bàn thêm, mà theo cách hiểu của chúng tôi, như sau : Bước 1: Người cổ thiên di từ Phi Châu đến Đông Nam Á, khi gặp biển Đông ngăn chặn, họ chia theo hai hướng : một lên phía Bắc đến sống ở miền Nam Trung Hoa, và càng ngày càng tiến về Bắc đến tận Mông Cổ; một đi về phía Nam đến thềm Sunda, khi đó còn nối liền lục địa với các đảo phía Nam, đến tận Úc Châu. Tất cả đều là người chủng tộc Australoid (da đen, tóc quăn, mũi to...) Bước 2: Lớp di dân lên phía Bắc Đông Á, đổi dần nhân dạng vì môi trường lạnh, gió, ít nắng. Khoảng 15.000 năm trước giống này lai với chủng Altaic thiên di từ Tây Á đến đổi thành chủng Bắc Mongoloid (da trắng vàng, mắt hí, tóc thẳng ...) Bước 3: Chủng Bắc Mongoloid này bành trướng về phía Nam lai với chủng Australoid vào khoảng giữa đất Trung Hoa (nay) để tạo thành chủng Nam Mongoloid (da ngăm đen, tóc gợn sóng ...) Theo tác giả, chủng lai Nam Mongoloid này chính là tổ tiên của người Cổ Việt, Khmer, Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, cả những người ở hải đảo Thái Bình Dương. Bước 4: Xin trích nguyên văn của tác giả: "Trên đất Việt Nam, vào thời đồ đá, cư dân thuộc chủng Australoid ban đầu nói cùng tiếng gốc Austric, dần dần phân thành hai nhóm dân nói tiếng khác nhau theo vùng họ ở, vì cách sinh sống khác nhau. Nhóm nói tiếng tiền Nam Á sống phía trong lục địa, trú trong hang động vùng cao (văn hóa Hòa Bình). Nhóm thứ hai nói tiếng tiền Nam Đảo, sống vùng đồng bằng ven biển, vào lúc ấy mức biển thấp, vùng này lan ra xa ngoài đường biển hiện tại trên vịnh Bắc Việt do thềm lục lài thoai thoải. Tại vùng vịnh Bắc Việt, dọc từ bờ biển Móng Cái tới Quảng Ngãi qua đến đảo Hải Nam", và ông kết luận : "Trong chừng mực nào đó, vùng vịnh Bắc Việt, kể cả (đảo) Hải Nam có thể xem là lãnh thổ của một phần tổ tiên người Việt, thuộc thành phần nói tiếng Nam Đảo, từ 15 ngàn năm trước ! Văn hóa Hạ Long và các văn hóa tiền Nam Đảo khác sau đó đã góp phần quan trọng vào sự hình thành văn hóa và con người Việt Nam". Bước 5: Bắt đầu từ thời đá mới, dân nói tiếng Nam Á trong đất liền và dân nói tiếng Nam Đảo dọc bờ biển đều tăng nhanh nên cùng tràn về châu thổ các sông. Sự hợp chủng của hai sắc dân này có lẽ xẩy ra khoảng 4.000 năm cách ngày nay. Và tác giả đặt câu hỏi phải chăng sự gặp gỡ này đưa đến truyền thuyết Lạc Long Quân Nam Đảo từ phía biển lên và Ấu Cơ Nam Á từ vùng núi xuống, và đi đến kết luận : "Như vậy Tiên Ấu Cơ Nam Á và Rồng Lạc Long Quân Nam Đảo là tổ tiên Lạc Việt lẫn Bách Việt (phía Nam Trường Giang), và những Viêm Đế, Thần Nông của huyền thoại Hán xa xưa, nếu có, có lẽ không dính dáng đến tổ tiên tộc Việt". Cũng theo tác giả: "Cuộc phối hợp văn hóa hoàn tất vào thời Đông Sơn tạo thành một văn hóa chung cho cư dân bản địa". Bước 6: Cũng xin trích nguyên văn : "Như đã nói ở trên, cuộc sống chung này tương đối hòa bình vì các di tích khai quật cho thấy tại Đồng Đậu, cư dân ?đột nhiên? biết chế tạo vũ khí. Để tự vệ ? Để giải quyết những tranh chấp về quyền lợi và ảnh hưởng ? Từ đó đưa đến những khủng hoảng mất mát chia lìa (năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ ?) hoặc đến lúc suy vi sau thời kỳ sung mãn". Và để kết luận, ông cho rằng người dân Việt đã lai nhiều suốt thời tiền sử và trong thời Hoa thuộc, nhưng văn hóa Việt thành hình từ văn hóa bản địa của những tộc nói tiếng tiền Nam Á trong lục địa và tiền Nam Đảo vùng thềm lục địa nên giữ được độc lập quốc gia trong khi toàn vùng Trường Giang đều bị Hán hóa. Trong những giai đoạn này, ba giai đoạn sau có nhiều điều khó hiểu cần bàn lại, nhiều chỗ hình như chưa được thống nhất, và về thời gian hình như có nhiều chỗ chồng chéo. Có điểm chúng tôi đồng ý (ba giai đoạn đầu), và cũng đã từng chủ trương như vậy, nhưng cũng có điểm chúng tôi không đồng ý. Nguyễn Quang Trọng giả thiết người Đông Nam Á đi ra hải đảo Thái Bình Dương hay lên phía Bắc đều thuộc chủng Australoid (da đen, tóc quăn, mũi to), rồi vì sống trong môi trường lạnh, gió, ít nắng ở miền Bắc, họ biến đổi nhân dạng với chủng Altaic mà dần dần thành chủng Bắc Mongoloid (tóc thẳng, mắt hí, da vàng trắng). Chủng Bắc Mongoloid này khi bành trướng về phương Nam một lần nữa lại lai với chủng Australoid đã sống trước ở đó mà tác giả gọi là giữa đất Trung Hoa, để thành người Nam Mongoloid (da ngăm đen, tóc dợn sóng ...). Theo tác giả, đây là tổ tiên của người Việt, Khmer, Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, cả những người ở hải đảo Thái Bình Dương. Điều này cũng tương đồng với một giả thiết mà các nhà nghiên cứu về nguồn gốc người Trung Hoa đã tranh cãi nhau về ba mô hình (33): • Mô hình 1: Giả thiết người Hoa Nam là từ Hoa Bắc di xuống pha trộn với dân bản địa mà hình thành. • Mô hình 2: Ngược lại, giả thiết người Bắc Trung Hoa là hậu duệ của người phương Nam. • Mô hình 3: Dân cư ở cả hai miền tiến hóa và phát triển độc lập. Như đã thấy, Nguyễn Quang Trọng theo mô hình 1. Mô hình này có ưu điểm là nó có vẻ phù hợp với bản đồ ngôn ngữ ở Trung Quốc, đã một thời được nhiều nhà ngôn ngữ học công nhận. Chúng tôi sẽkhông đi vào chi tiết bởi nó rất phức tạp mà cũng không cần thiết. Nhưng qua phân tích DNA của nhóm Giáo sư Chu (mà chúng tôi đề cập trên đây), mô hình này không còn thích hợp nữa. Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ Đông Á đã di cư vào Á châu từ ngã Đông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á (14). Nghiên cứu của các nhà nhân chủng học uy tín khác Lugi Luca Cavallli-Sforza (Đại học Stanford), Li Yin (Đại học Stanford và nhiều học giả khác cũng nhất quán với mô hình này (34). Liên quan đến sự khác biệt về đặc tính cơ thể (người hải đảo da sậm, tóc quăn, trong khi người sống trong lục địa có da vàng, tóc đen, không quăn), chúng tôi thấy có vài điều cần thảo luận như sau: Thứ nhất, không có gì chứng minh được người Australoid da đen, tóc quăn, mũi to đã lên phía Bắc đến tận Mông Cổ ngày nay. Nếu tại đất nay thuộc lãnh thổ Bắc phần Việt Nam, trong 70 xương sọ mà ta sưu tầm được cho đến ngày nay, 38 xương sọ thuộc thời Đồ Đá (cũng không xác định được niên đại rõ ràng), phần lớn do học giả Pháp tìm ra trước 1945 (29 sọ trên 38 cái) cho là thuộc chủng Australoid, Indonesian, Malanesian Ẫ và 32 sọ, đa số do học giả Việt tìm thuộc thời Đồng Sắt ngược lại, phần lớn là chủng Mongoloid vào những năm chưa có sự chứng minh ngược lại của di truyền học, đã một thời là nguyên nhân cho thuyết nguồn gốc người Việt tại đất liền là do cư dân hải đảo Thái Bình Dương di cư vào (35). Chúng ta không thấy bảng xương sọ tương tự như ở Trung Quốc. Những xương cốt thường được nói đến nhiều nhất và được coi là tổ tiên của người Trung Hoa là 3 bộ xương do J. Anderson tìm được ở Chu Khẩu Điếm (Chou-Kon-Tien). Thời đó, vì thiếu những phương tiện khoa học đo đạc chính xác nên có người đã cho xương này là tổ tiên của người Hoa có từ rất xa xưa! Sau này nhờ có phương tiện định tuổi bằng C14, Noel Bernard đã chứng minh được niên đại của xương đó chỉ là 16.922 năm trước CN (2k - 136-0; Bernard 1980) (36). Cũng có người chứng minh được đó chẳng phải là xương của một gia đình vì ở ba tầng lớp khác nhau trong hang (Weiderich, 1939), lại thuộc ba chủng khác nhau và chẳng liên hệ gì đến người Trung Hoa hiện nay cả (Wu, 1961) (27). Sở dĩ có hiện tượng đó vì phương pháp cổ điển để tìm chủng tộc và niên đại của các sọ thời trước chỉ là phương pháp so sánh (so cái chưa biết với mẫu đã biết gốc tích). Trong trường hợp đó, giá trị của các kết luận rất tương đối. Xương cốt cổ đào được nhiều nhất ở Yang-Shao là xương thuộc chủng Nam Mongoloid, giống với người Hoa hiện đại mà cũng giống cả với người Việt và các chủng Đông Nam Á khác. Vậy lấy gì để khẳng định người Australoid da đen, tóc quăn, mũi to đã di cư đến tận cực Bắc Trung Hoa ngày nay ? Thứ hai, giả thiết người Australoid đến Bắc Đông Á, rồi vì sống trong môi trường lạnh, gió, ít nắng nên dần dần thay đổi nhân dạng là cho con người thay đổi hình dạng chỉ do yếu tố môi sinh ngoại tại. Thực sự, muốn có sự thay đổi hình dạng phải có sự đột biến di truyền (28). Đó là một sự kiện sinh học xẩy ra trong tế bào, do sự tương tác giữa môi trường và sinh học. Giả thiết rằng người Australoid lai với người Altaic (các dân tiêu biểu là Buryat, Yakut, Uyghur, Mãn Châu, Hán, Đại Hàn, Nhật) thì lại càng khó hiểu vì người Altaic, theo di truyền học đã chứng minh cũng do người Đông Nam Á di lên chứ không phải từ Trung Á đi lại như trên vừa trình bầy. Có thể họ lai với một sắc dân đến muộn hơn từ Trung Á và Ấu Châu, như sẽ nói rõ hơn ở sau, nhưng đó là chuyện xẩy ra về sau khi băng hà lần cuối cùng đã tan. Thứ ba, chủng Bắc Mongoloid vì nhu cầu bành trướng, tràn xuống phương Nam, gặp chủng Australoid đã cư ngụ sẵn nơi đây, lai giống mà thành người Nam Mongoloid. Đây là tổ tiên của chủng Bách Việt. Ý kiến này rất mới, chỉ tiếc tác giả đã không đưa dữ kiện chứng minh để có thể kiểm nghiệm lại một cách khoa học. Mặt khác, những dữ kiện khoa học có được đến ngày hôm nay hình như không hỗ trợ cho giả thiết của tác giả. Về phương diện di truyền học, phân tích di truyền của Giáo sư J. Y. Chu và đồng nghiệp, cộng với nhiều phân tích DNA gần đây như trên vừa trình bầy, đã cho thấy ngược lại phát biểu của Nguyễn Quang Trọng rằng người Nam Mongoloid đã từ Đông Nam Á, phía Nam Trung Hoa, bành trướng lên phía Bắc. Nói rõ hơn, người Hoa Bắc là hậu duệ của người Hoa Nam. Cây hệ di truyền từ cuộc nghiên cứu của Giáo sư Chu cũng cho thấy đã không có sự hợp chủng giữa dân Hoa Nam (Nam Mongoloid) với dân Altaic. Chỉ có sự hợp chủng giữa dân Altaic với các dân cư đến muộn hơn từ Trung Á và Ấu Châu, sau thời băng hà cuối cùng (15.000 trở lại đây). Về phương diện khảo cổ học, hầu hết xương cốt tìm thấy được ở văn hóa Ngưỡng Thiều đều thuộc chủng Nam Mongoloid, giống người Trung Hoa hiện đại, cũng giống với những người hiện đại tại các quốc gia Đông Nam Á khác, đặc biệt ở Việt Nam. Không thấy dấu hiệu hợp chủng có tính toàn diện giữa Bắc Mongoloid và Australoid như Nguyễn Quang Trọng phát biểu. Nói tóm lại, qua các dữ kiện di truyền học gần đây, tuy còn hạn chế (vì những nghiên cứu về di truyền học trong vùng Đông Nam Á, nhất là với người Việt, còn ít), nhưng chúng tôi thấy có thể phát biểu rằng người hắc chủng từ Phi Châu di cư đến Đông Nam Á lục địa, khi tiếp cận biển Đông, thì một phần đi thẳng ra các hải đảo Thái Bình Dương và Úc Châu, lúc đó vẫn còn là hắc chủng; phần khác trụ lại tại Đông Nam Á, ở địa điểm đâu đó, có thể là lưu vực con sông nay mang tên sông Hồng, vì may đã hội đủ cơ duyên nên có đột biến di truyền, và do đó, từ giống hắc chủng (da ngăm, tóc xoăn) đã biến đổi thành giống hoàng chủng (da vàng, tóc đen, sợi thẳng). Từ đó, họ mới bắt đầu di chuyển lên hướng Bắc, nay là đất Trung Hoa. Giả thiết của chúng tôi dựa trên ba cơ sở như sau : Một, mực nước biển lên xuống. Trước thập niên 60 thế kỷ trước, người ta chỉ biết có độ 5 thời kỳ bằng hà (nước biển xuống), gián băng (nước biển tăng), nhưng ngày người ta đã biết được có đến 20 kỳ trong khoảng 2 triệu năm qua. Riêng trong hậu kỳ Pleistocène khoảng từ 125.000 năm đến 10.000 năm trước ngày nay, nghĩa là khi loài người Hiện Đại (Homo Sapiens Sapiens) đã xuất hiện thì mực nước biển ở Đông Nam Á cũng đã 5 lần lên xuống. Những lần xuống đó là vào khoảng 115.000 năm, 90.000 năm, 55.000 năm, 35.000 năm và lần cuối cùng 18.000 năm cách ngày nay (37). Ở 90.000 năm trước khi nước biển xuống thì người Hiện Đại chưa đến vùng Đông Nam Á. Họ đến khoảng 60.000 năm trước đây, vậy khi nước biển xuống khoảng 55.000 năm trước, chính là lúc người Hiện Đại Đông Nam Á đất liền bắt đầu thiên di ra các hải đảo Nam Thái Bình Dương, vì lúc đó nước biển cạn dần, đã nổi lên những triền đất nối liền với đại lục. Vậy gần như người Hiện Đại từ Đông Phi Châu thiên di đến Đông Nam Á đã có dịp tiến thẳng ra hải đảo vì khí hậu thích hợp và vì thuận đường lui tới. Lúc đó họ vẫn còn thuộc dân hắc chủng. Khảo cổ học đã có dấu tích của người Hiện Đại ở Úc Châu, khoảng 50.000 năm trước đây, ở New Guinéa 40.000 năm . Hai, điều kiện môi trường và khí hậu. Người Hiện Đại Đông Phi tiến được ra hải đảo Thái Bình Dương nhưng lại chưa thể tiến ngay lên phía Bắc vì lúc đó miền Bắc đang trong thời băng hà. Không khí chỉ ấm dần từ 40.000 năm trước cho đến 21.000 năm trước lại bắt đầu thời kỳ băng hà cuối cùng thường gọi là băng hà Wurm. Sau lần băng hà cuối cùng này, không khí ấm lại dần cho đến nay khoảng từ 15.000 năm trước (34). Chính trong thời kỳ ấm lại giữa hai khoảng băng hà (- 400.000 đến - 21.000 năm) người Hiện Đại đã tiến lên phía Bắc là đất Trung Hoa ngày nay. Khảo cổ học cho thấy dấu tích của họ ở đại lục khoảng 35.000 năm trước, ở Đài Loan khoảng - 30.000, họ vượt eo biển Beringa khoảng - 30.000 (lúc đó nước biển xuống như trước lần biển xuống cuối cùng nên eo biển đã thành một giải đất liền). Ta thấy dấu tích người Hiện Đại ở bờ biển Tây Mỹ Châu khoảng - 30.000. Họ là tổ tiên của văn hóa Maya, còn dấu vết ở Nam Mỹ ngày nay (38). Tất cả những điều trên đã được khoa di truyền hiện đại ngày nay xác định là đúng : người da đỏ ở Mỹ Châu, người thổ dân ở Úc Châu có yếu tố di truyền giống với người Đông Nam Á, và Đông Á (đều thuộc chủng Nam Mongoloid) và khác với người Bắc Á (thuộc Bắc Mongoloid). Ba, hội đủ tính đột biến di truyền. Về điểm này, còn cần thêm nhiều phân tích, nhiều chứng cớ, mới có thể trở thành một giả thuyết có tính khoa học. Tuy nhiên, khảo cổ học đã chứng minh được những người thiên di lên phía Bắc, cả những người sang Mỹ Châu, không còn hay còn rất ít yếu tố hắc chủng. Không thể kết luận họ lên phía Bắc vì lạnh, vì ánh sáng mặt trời hay nhiều gió mà biến đổi đi như vậy (như từ da đen, tóc xoăn thành da vàng hay trắng, tóc thẳng, mũi nhọn), dù không ai phủ nhận môi trường bên ngoài có làm thay đổi hình dạng con người. Nhưng để thay đổi cả hình dáng, màu da, râu tóc một cách triệt để như da đang đen trở thành trắng hay vàng, tóc đang quăn trở thành thẳng, mắt đang nâu trở thành xanh . thì phải có sự thay đổi nhiễm sắc thể DNA trong gien mà giới di truyền học gọi là có sự đột biến di truyền. Sinh học phân tử cho chúng ta biết rằng đột biến di truyền là một quá trình chậm, do nhiều yếu tố (trong đó có yếu tố môi trường, như tia sáng mặt trời, và tiến hóa) gây nên. Đột biến DNA dẫn đến nhiều thay đổi (và bệnh tật), trong đó có cả những thay đổi về hình dáng cơ thể như tóc, tai, da, mắt. Nguồn: vietsciences.free.fr (Còn tiếp)
-
(tiếp) II. Trước hết, chúng tôi muốn bàn và phát triển thêm những điểm trong bài viết của Nguyễn Văn Tuấn mà tác giả Nguyễn Quang Trọng cho rằng có thể gây ngộ nhận : Thứ nhất, về giả thuyết người Hòa Bình tràn lan về phía Nam (Indonesia), lên hướng Bắc (Trung Hoa) và sang hướng Tây (Thái Lan), tác giả Nguyễn Quang Trọng, tuy không bác hẳn, nhưng tỏ vẻ không đồng ý với quan điểm này vì có hàm ý văn hóa Hòa Bình (Bắc Việt) còn trẻ hơn các văn hóa kể trên. Dụng cụ đá ở Hòa Bình có niên đại trẻ hơn dụng cụ đá ở Úc Châu, và "Theo tôi (NQT), chữ ?người Hòa Bình? dùng cho các di tích ở nơi khác không có nghĩa là người Hòa Bình - Bắc Việt - vào thời điểm đó (7.000 đến 12.000 năm trước) đã tràn lan đến những nơi khác như Thái Lan, Indonesia, Úc, Trung Hoa". Thực ra, niên đại văn hóa Hòa Bình là một vấn đề đương đại, vì cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhất trí. Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30-01-1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới (Choppers, hay chopping tools). Qua thời gian, tất nhiên cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là Bắc phần Việt Nam, và khoảng thời gian không quá 5.000 năm trước đây (4). Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem Văn hóa Hòa Bình vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Kampuchia, Lào, Mã Lai Á, Sumatra, Thái Lan, Ần Độ, Tứ Xuyên ... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Phi Luật Tân, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc Đại Lợi và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và Long Sơn (5). Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15.000 năm trước Công Nguyên, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Úc Châu có tuổi khoảng 20.000 năm trước Công Nguyên đo bằng C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa Bình. Đấy là chưa kể đến dự phóng của ông về niên đại Hòa Bình lên đến 50.000 năm trước khi ông viết "Đông Nam Á và tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970 (6). Riêng trong phạm vi nước Việt Nam ngày nay, Văn hóa Hòa Bình được khoa học khảo cổ phân chia thành ba thời kỳ: • Hòa Bình sớm hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên (TrCN)), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TrCN). • Hòa Bình giữa hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 BC), Làng Vành (16.470 ± 80 TrCN). • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn - 1541/I). Tính cách rộng lớn và phức tạp của Văn hóa Hòa Bình đã đến độ có đề nghị đổi tên Văn hóa Hòa Bình thành Phức hợp Kỹ thuật Hòa Bình (7). Chúng tôi đồng ý cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" nay được dùng để chỉ nền văn hóa đá mới có đặc tính chung rộng khắp tại Đông Nam Á, Bắc lên đến Nhật Bản, Nam xuống tận Úc Châu, và không nhất thiết nó phải phát xuất từ Hòa Bình, Việt Nam. Nhưng văn hóa thiên di theo con người, và gần đây đã có dữ kiện di truyền học cho thấy có lẽ người Đông Nam Á, gần gốc Phi Châu hơn Đông Bắc Á và người Việt Nam có lẽ là sắc dân cổ nhất của Đông Nam Á (chúng tôi sẽ bàn thêm về điểm này trong phần sau). Thứ hai, có phải kỹ thuật làm đồ đồng thau (dụng cụ, vũ khí) của cư dân Đông Sơn có trình độ cao nhất, nhì thế giới? Tác giả Nguyễn Quang Trọng không đồng ý với phát biểu này của chúng tôi, ông cho rằng trình độ đúc đồng của cư dân Đông Sơn (từ 700 năm trước CN về sau) quả rất cao, nhưng không thể nói là cao hơn các nơi khác, nhất là những nơi này đã có kỹ thuật đúc đồng xưa hơn Đông Sơn rất nhiều. Tác giả nêu một thí dụ về kỹ thuật đúc đồng ở Sanxingdai (Bắc Trung Hoa) cổ hơn Đông Sơn mấy ngàn năm, Thái Lan, xưa hơn Đông Sơn 1.000 năm, và ở các nơi khác như Irak, Ai Cập, vùng Cận Đông cũng sớm hơn Đông Sơn rất nhiều. Rất tiếc là tác giả không dẫn chứng được những niên đại chính xác ("mấy ngàn năm" là mấy ngàn? Sớm hơn là sớm như thế nào?), và nguồn gốc của những dữ kiện được nêu ra. Nhưng chúng ta cứ giả thiết kỹ thuật đồng của những nơi này đã có trước mấy ngàn năm, cái niên đại 700 năm trước CN (mà ông gắn cho là niên đại của văn minh Đông Sơn) đi nữa, thì cũng không chắc đã có trước kỹ thuật của văn minh Đông Sơn, bởi một lẽ giản dị, niên đại 700 trước CN chỉ là niên đại của Đông Sơn trễ, Đông Sơn trẻ nhất. Như sẽ được dẫn chứng dưới đây, Văn hóa Đông Sơn kể từ thời Phùng Nguyên cho đến nay, vẫn có thể coi là nền văn hóa đồng thau có niên đại xưa nhất so với niên đại văn hóa đồng thau ở các nơi khác trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Bốn nhà nghiên cứu có uy tín khác viết về Văn hóa Đông Sơn đầu tiên ở Việt Nam là V. Gouloubew, R.H. Geldern, B. Karlgrenvà O. Jansé, đều lầm khi cho nền văn minh độc đáo này có nguồn gốc ngoại lai, từ nơi khác truyền đến. Người thì cho nó bắt nguồn từ Trung Hoa; người đi xa hơn, cho nó bắt nguồn từ văn minh Hallstatt ở Ấu Châu, truyền qua vùng thảo nguyên Ấu Á, đến Trung Hoa trước khi truyền vào Đông Sơn (8). Có người lại dựng lên một nguồn gốc xa xôi từ văn minh Mycèle Hi Lạp và theo một hành trình rất nhiêu khê qua trung gian các nền văn minh Trung Ấu, rồi Trung Á, đến đây mới chia hai ngả, một theo đường Tế Xuyên, Vân Nam truyền vào Việt Nam, và một theo lưu vực sông Hà, sinh ra văn hóa đồng thau đời nhà Thương ở Trung Hoa (9). Những nhận xét này tuy có tính ngạo mạn, nhưng có thể hiểu được, bởi lúc đó chưa phát hiện được những nền văn hóa đồng thau nội địa xưa hơn và là tiền thân của văn hóa đồng thau ở Đông Sơn, kể từ Phùng Nguyên, nên các nhà nghiên cứu trên cứ nghĩ, văn hóa đồng thau tìm thấy ở Đông Sơn, là văn hóa đồng thau duy nhất tại Việt Nam. Thực ra, đồng thau tìm thấy ở Đông Sơn chỉ là giai đoạn chót của một nền văn hóa đồ đồng đã có lâu đời ở Việt Nam kể từ Phùng Nguyên. Hơn nữa, thời đó khoa học chính xác chưa tiến bộ, văn minh Tây phương đang hồi cực thịnh, văn minh đồng thau Đông Sơn lại quá rực rỡ, chứng tỏ nó phát xuất từ một nền văn minh tối cổ cực kỳ cao. Những nhà nghiên cứu gốc Tây phương này, có thể do niềm tự tôn làm lu mờ sự khách quan của mình, nên không thể ngờ một nền văn minh lớn, đã để lại những di vật hoành tráng như vậy lại do tổ tiên những người mà dưới mắt họ, thấy đang bị ngoại bang đô hộ, sống lam lũ, nghèo khổ, thiếu văn minh - đã sáng chế ra! Nhưng sự hiểu lầm đó đến nay đã thuộc về dĩ vãng, ít nhất là sau Hội nghị Quốc tế họp ở Berkeley bàn về Nguồn gốc văn minh Trung Hoa năm 1978, mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm nghiệm, so sánh với ý kiến của các học giả khác, đã được xuất bản năm 1980 (10). Cho đến lúc này (tức 1980), người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy được ở Tràng Kênh thuộc Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại C14 = 1425 ± 100BC [bLn - 891] so với đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa ở Anyang có niên đại C14 = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi) (11); đồ đồng Đông Sơn cũng có kỹ thuật cao nhất vì đã biết pha với chì khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin như Đông Sơn nhưng không có chì) (12). Có lẽ Nguyễn Quang Trọng đã hiểu đồ đồng Đông Sơn theo nghĩa hẹp là đồ đồng tìm thấy ở làng Đông Sơn, Thanh Hóa. Tuy đồ đồng tìm thấy ở đây đầu tiên, nhưng tuổi của nó không phải sớm nhất mà trẻ nhất trong nền văn hóa mang tên Đông Sơn. Người ta đã chứng minh được nó là hậu duệ của những sản phẩm đồng từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun trước khi đến vùng Đông Sơn, Thanh Hóa. Bốn nền văn hóa này, mỗi nền văn hóa có những nét độc đáo riêng, nhưng cùng thuộc một chủng tộc làm chủ. Chúng kế thừa nhau một cách chặt chẽ, liên hệ với nhau một cách khắng khít. Bởi vậy khoa học ngày nay gọi chúng một tên chung là Văn hóa Đông Sơn. Như trên đã nói, Đông Sơn là nơi tìm ra đồ đồng ở Việt Nam đầu tiên nhưng lại là giai đoạn sau cùng của văn minh đồng thau này, kéo dài hơn 2.000 năm, khởi đầu từ Phùng Nguyên khoảng 4.000 năm cách ngày nay (C14 Gò Bông = 1850 ? 60 BC [bLn - 3001]). Đây là một hiểu lầm đến nay thì không còn nhiều người mắc phải và cũng không tai hại như sự hiểu lầm ở điểm 3 dưới đây mà nhiều nhà nghiên cứu về cổ học Việt Nam còn đang lúng túng chưa có câu giải đáp minh bạch. Thứ ba, về đồ gốm Việt Nam xuất khẩu khắp Đông Nam Á, đến tận Malanesia, trước khi có ảnh hưởng của Ần Độ, tác giả Nguyễn Quang Trọng viết "tôi e rằng có sự nhầm lẫn về điểm này", vì theo tác giả, "Hòa Bình là văn hóa không có đồ gốm, hay có rất ít vào thời kỳ cuối (Bắc Sơn)". Có lẽ tác giả viết như thế vì ông đã căn cứ vào mẫu đồ gốm tìm được ở Hang Đắng thuộc rừng Cúc Phương, có niên đại C14 = 7.665 năm trước đây, mà các nhà khảo cổ Việt Nam cho thuộc thời kỳ Văn hóa Bắc Sơn hay Văn hóa Hòa Bình muộn. Viết như thế là rất thận trọng, cũng giống như sự thận trọng của những nhà khảo cổ học Việt Nam, những người đã đích thân đào những di tích khảo cổ trên đất nước mình và khai quật được những di vật - ở đây là đồ gốm - và khi định niên đại thì những gốm này, ngay cả những gốm cổ nhất, cũng có niên đại trẻ hơn niên đại của gốm ở các nơi khác (Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, cả một số những đảo Thái Bình Dương), nghĩa là những nơi mà những ngành khác đã chứng minh được do người thuộc văn hóa Hòa Bình di cư đến đem theo cả văn hóa của mình. Sự bất lực không giải thích được điều mâu thuẫn này dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Gốm là một di vật rất quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong ngành khảo cổ, vì nó phản ảnh rõ nhất, đầy đủ nhất nếp sống, tư duy, nói chung, văn hóa của người xưa. Vậy thì, dù các ngành khoa học khác cho thấy người thuộc văn hóa Hòa Bình có thể là nguồn gốc của nhân loại Đông Á, mà gốm Hòa Bình lại có niên đại trẻ hơn gốm các nơi khác cũng sẽ làm cho nguồn gốc nhân loại Đông Á từ người thuộc văn hóa Hòa Bình trở thành có tì vết! Chính vì hiểu rõ sự quan trọng của gốm trong vấn đề giải thích đời sống tiền sử và sự mâu thuẫn có tính sinh tử này mà chúng tôi đã cố công tìm hiểu. Và chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm ra được câu trả lời cho vấn đề khó khăn này bằng bài "Gốm cổ tại Việt Nam và vai trò của nó trong văn hóa tiền sử", đăng trong Tập San TƯ TƯỞNG số 12 tháng 2 năm 2001. Những ý kiến đã giúp chúng tôi tìm được câu giải đáp, ngoài những di vật khảo cổ rất phong phú mới tìm thấy ở Việt Nam và Nam Trung Hoa trong những năm gần đây, trước hết, phải kể đến kiến giải của GS. W. G. Solheim II, khi ông giả thiết gốm Văn Thừng, đặc trưng của gốm Hòa Bình phải có niên đại 15.000 năm cách ngày nay dù ông chưa có trong tay tài liệu để chứng minh. Tiếp đến, ý kiến của GS. S. Oppenheimer trong sách "Địa đàng tại phương Đông" giả thiết về một sự hiện hữu của vùng Sundaland coi như nguồn gốc của nhân loại Đông phương, có thể của cả thế giới. Rồi thuyết về ngôn ngữ học của nhà ngữ học Johana Nichols và các nhà ngôn ngữ mới khác chứng minh ngôn ngữ Đông Nam Á Austronesian và Austro - Asiatic từ miền biển, miền thấp, ngược các con sông tiến lên miền cao, miền núi, chứ không phải từ miền núi xuôi xuống miền biển theo dọc dòng sông (13). Quan trọng nhất là các bằng chứng về di truyền học khẳng định rằng nguồn gốc người Hiện Đại (Homo Sapiens - Sapi-ens) từ Đông Phi Châu đến Đông Nam Á, rồi từ đó mới thiên di đi các nơi khác (14). Việc tìm hiểu về đời sống tiền sử, đời sống thời chưa có chữ viết, chúng ta không thể chỉ trông cậy vào một ngành khảo cổ học mà phải phối hợp các ngành đó để tiếp cận sự thực. Và một khi những lý thuyết này có điều gì chồng chéo, mâu thuẫn nhau thì bổn phận của nhà viết cổ sử, các nhà phân tích nói chung phải so sánh, cân nhắc và thực hiện một sự tổng hợp các khoa ngành một cách thận trọng. Nếu sự tổng hợp này vẫn còn khó khăn để rút ra một kết luận, phải biết trong trường hợp này khoa học nào nói tiếng nói quyết định. Ngày nay, di truyền học DNA, tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng có độ chính xác cao nhất, và thường nói tiếng nói quyết định khi những mâu thuẫn trong những ngành cổ học khác không giải quyết được vấn đề. Có lẽ cũng nên nói thêm về một điểm nhỏ, Nguyễn Quang Trọng đã nói đến là gốm Lapita nổi tiếng nhất Đông Nam Á tìm được ở các đảo Thái Bình Dương, cụ thể đó là vùng bờ biển phía Tây đảo New Caledonia. Không thấy Stephen Oppenheimer hay Peter Bellwood đề cập đến trong các thuyết "Chuyến tầu nhanh, chậm" hay "chuyến tầu nhanh" của ông là do từ gốm Phùng Nguyên mà ra. Chúng tôi xin nói ngay rằng gốm Phùng Nguyên không phải là gốm cổ nhất ở Việt Nam (Phùng Nguyên nay thuộc vùng Vĩnh Phú, sâu trong đất liền). Những gốm cổ nhất, sau Hang Đắng, là gốm tìm thấy ở bờ biển từ Hạ Long, Cái Bèo, Đa Bút, Quỳnh Văn vào đến Bầu Tró, Sa Huỳnh. Đây là một điều trái với qui luật bình thường của khảo cổ, như đã trình bày trong bài viết trên nên xin miễn nói lại ở đây. Chỉ xin nhấn mạnh rằng khảo cổ học đã chứng minh được gốm Lapita mà Nguyễn Quang Trọng nói ở trên có nguồn gốc từ gốm trong hang động ở Thường Xuân (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An), Xóm Thân (Quảng Bình), là con đẻ của các gốm Đa Bút, Quỳnh Văn, Bầu Tró nói ở trên (15). Thứ tư, về quê hương của kỹ thuật trồng lúa mà chúng tôi phát biểu là ở quanh vùng Đông Nam Á đã được giới khoa học trên thế giới bàn luận đến từ lâu, đã tạm thời đi đến kết luận trong đại hội bàn về nguồn gốc dân tộc Trung Hoa ở Berkeley như nói ở trên. Riêng Tập San TƯ TƯỞNG cũng đã nhiều lần bàn đến, cụ thể là trả lời mục Bạn Đọc Góp Ý trong TƯ TƯỞNG số 12 (trang 27 - 28). Chúng tôi xin không bàn vào chi tiết nữa. Trong phần trên, Nguyễn Quang Trọng có nhắc đến bữa cơm tiền sử nấu với gạo của lúa mọc hoang tìm thấy ở hang Diaotonghuan 13.000 năm trước, và một số địa danh đã biết thuần hóa lúa nước từ 9.000 năm trước trở lại đây. Chúng tôi mong sẽ có dịp bàn lại về vấn đề này. Ở đây, chỉ xin nói ngay vào chủ đề điều 4, rằng đề tài này hầu như đã được giới khoa học quốc tế, kể cả khoa học gia hàng đầu Trung Hoa đồng thuận : quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á. Quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á là một sự thực, dù còn nhiều chi tiết cần tìm hiểu, bàn luận thêm. Nay nếu cứ đem những tiểu tiết che lấp đại thể thì vấn đề chỉ thêm rối rắm. Ngay sự thực trước mắt ngày nay cũng cho thấy người Hoa Hán ăn mì, người Hoa Nam, cả Nhật Bản, Đại Hàn và các dân Đông Nam Á khác ăn gạo. Chính thuyết trình viên người Trung Hoa, GS. Te-Tzu-Chang, phát biểu trước hội nghị quốc tế cũng trình bầy rõ, xét theo lịch sử Trung Hoa, lúa mạch là thực phẩm chính từ thời tiền sử đến nhà Chu, lúa tắc, mạch và đậu nành là thực phẩm thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lúa nước chỉ là thực phẩm phổ biến tại Trung Hoa từ đời Hán về sau. Như vậy, phải chăng ông đã khẳng định lúa nước thuộc văn hóa phương Nam, chỉ trở thành thực phẩm chính ở Trung Hoa khi đất đai phương Nam thuộc tộc Bách Việt đã sát nhập vào Trung Hoa (16). Ngay cả tác giả Nguyễn Quang Trọng sau khi đã nêu ra một số những địa danh từ Trường Giang trở về Nam có niên đại lúa nước xưa hơn vùng châu thổ sông Hồng, cũng xác nhận người Cổ Việt, nhưng đây là U Việt ở vùng Cối Kê (Hemedu ngày nay) đã dậy Hoa Hán trồng lúa nước (chứ không phải dân Lạc Việt ở châu thổ sông Hồng, mà di vật liên quan đến lúa nước tìm được ở Sũng Sàm mới chỉ không quá 3.500 năm cách ngày nay). Mặt khác, ông lại quay sang phía Tây để phát biểu di tích hạt lúa ở Thái Lan tuy xưa hơn ở Việt Nam, nhưng không xưa bằng ở Nam Trường Giang (ông không tin vào niên đại C14 = 9260 - 7620 BP đã dẫn trong sách của S. Oppenheimer), nên quê hương lúa nước không phải ở Thái Lan. Những con số tác giả nêu ra đều có cơ sở. Có điều ông không để ý đến yếu tố quan trọng nhất là toàn bộ đồng bằng Bắc Việt ngày nay đã bị nhận chìm dưới làn nước biển suốt từ 8.000 năm đến 5.000 năm trước đây (5.500 năm trước nước biển mới bắt đầu rút). Đấy là nói đồng bằng ngày nay. So với đồng bằng sông Hồng từ 18.000 năm đến khoảng 30.000 năm trước đây, nó nhỏ hơn nhiều. Lúc ấy, nước biển thấp hơn ngày nay 130m, châu thổ sông Hồng xưa (cứ gọi như vậy) kéo dài đến tận đảo Hải Nam. Vậy nếu lúa nước có được thuần hóa thì di tích phần lớn đã bị hủy hoại (ở phần nước biển đã rút trả lại đất đai như ta thấy ngày nay) hay hãy còn ở sâu dưới lòng biển (ở phần vẫn bị nước biển tràn ngập). Việc không tìm ra di vật lúa nước có niên đại tối cổ (cổ hơn ở phần đất nay là Trung Hoa hay Thái Lan) cũng như việc không tìm ra di vật gốm tối cổ, ngoài lý do nó bị nước biển tàn phá, còn có thể vì nền khảo cổ của ta còn non trẻ lại thiếu phương tiện, nước ta trước đây có chiến tranh lại không quan tâm đến việc kêu gọi các nhà khảo cổ quốc tế tới thực hiện việc thám quật khảo cổ như các nước lân cận, chứ không hẳn vì không có. Vả lại, dù quê hương cây lúa ở Thái Lan, ở Nam Trường Giang, hay ở châu thổ sông Hồng, vấn đề quê hương của kỹ thuật trồng lúa nước ở quanh vùng Đông Nam Á cũng vẫn đúng, chẳng có gì phải đặt dấu hỏi, đặt nghi vấn cho một sự thực đã được khoa học và dư luận quốc tế chấp nhận như vậy. Theo thiển ý, lý giải như vậy mới không trái với kết quả nghiên cứu di truyền học, hải dương học, ngôn ngữ học như đã trình bày. Và như vậy tưởng mới là tiếp cận sự thực (17). Thứ năm, về câu phát biểu của chúng tôi rằng trước khi tiếp xúc với người Hán, tổ tiên chúng ta có một nền văn minh rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất Đông Nam Á. Thực ra, tổ tiên chúng ta với tổ tiên những người vùng Đông Nam Á, nếu xét tự nguồn gốc thì cũng chỉ là một. Tổ tiên chúng ta và tổ tiên những người thuộc các nước vùng Đông Nam Á chỉ coi như khác nhau trong thời gian sau này mà thôi. Nguyễn Quang Trọng đặt câu hỏi đúng "Thế nào là văn hóa (văn minh) cao nhất Đông Nam Á?" Bởi riêng từ văn minh cũng đã có nhiều nghĩa mà cho đến nay vẫn chưa có nghĩa nào được mọi người cùng chấp nhận, vậy làm sao có thể chấp nhận thế nào là văn minh cao nhất? Nương theo lý luận của tác giả, đại khái ta có thể nói văn minh Tây phương (Western civilization) là cao nhất. Chẳng thế mà suốt hơn bốn thế kỷ qua, nền văn minh này đã thực hiện được những tiến bộ khoa học rất ngoạn mục, chinh phục các phần đất khác trên thế giới, bắt dân các nơi đó làm nô lệ cho họ. Nhưng cũng chính nền văn minh này là nguyên nhân của những cuộc chiến triền miên (thế chiến I, thế chiến II) có thể đưa nhân loại đến chỗ diệt vong. Trong trường hợp này thì văn minh nhất lại đồng nghĩa với man rợ nhất. Nay, nếu lấy tiêu chuẩn của những nhà viết văn minh cổ sử mà xét, thì một xã hội được coi là văn minh khi có được những sáng chế đưa nhân loại thoát khỏi thời kỳ mông muội. Ba sáng chế quan trọng nhất trong tiêu chuẩn này là sự phát minh ra kỹ thuật thuần hóa lúa nước, kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật xây dựng đô thị (18). Và theo cái chuẩn này thì những ngưới chủ nhân của Văn hóa Hòa Bình, như các mục trên đã đề cập, được hiểu là những người phát xuất từ Đông Nam Á, tổ tiên của người Bách Việt, đáng gọi là có nền văn minh cao nhất thời ấy, nghĩa là thời mà nhân loại mới bước từ đời sống mông muội sang đời sống văn minh. Đó mới chỉ nói đến nền văn minh vật chất, chưa nói đến văn minh tinh thần. Khảo về văn minh tinh thần, về triết học tư tưởng của người cổ Việt, thì hiện tại, gần như chưa có ai nói tới một cách có hệ thống. Những tư tưởng Đông phương rất cao thâm như Nho, Lão, Phật . đều nói là hoặc của người Trung Hoa, hoặc của người Ần Độ, không có gì là của tổ tiên người Việt. Nhưng nếu đã khẳng định bằng di truyền học DNA, ngôn ngữ học, hải dương học, khảo cổ học, dân tộc học, tập tục truyền thống học... rằng người Hòa Bình, tức người Bách Việt ở Đông Nam Á đã có sớm nhất và là nguồn gốc của văn minh Đông phương thì cũng phải khẳng định tư tưởng đầu tiên, nền văn minh tinh thần đầu tiên của nhân loại Đông phương cũng do người Hòa Bình này khởi động. Điều này đến nay không có văn bản nào nói như vậy vì từ khi con người sáng chế được ra chữ viết đủ để ghi chép lại thành sách, người thuộc Đại tộc Bách Việt đã mất độc lập về tay người Hoa Hán, vì vậy những văn minh văn hóa của người Bách Việt, nếu có, (và chắc phải có), đều đã trở thành văn minh Trung Hoa. Nằm trong khung "văn minh" đó, tư tưởng của người Cổ Việt cũng đã được mang nhãn hiệu Trung Hoa cả. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều thứ như di vật khảo cổ, văn minh truyền khẩu, tập tục truyền thống . nếu biết "đọc" chúng, biết khai thác thì chúng sẽ cho ta biết nền văn hóa, văn minh tinh thần đó gốc gác nó từ đâu, nội dung chân chính của nó như thế nào. Nay chỉ nói về hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, nếu biết giải mã, ta sẽ thấy chúng thuộc một nền văn minh tinh thần rất cao, gần với văn minh hậu nguyên tử, văn minh lượng tử như điều Giáo sư F. Capra đã nói đến (19). Nhưng đó không phải là đối tượng của đề tài này. Nói như vậy chỉ để làm cơ sở để phát biểu rằng, trước khi tiếp xúc với người Hoa Hán, quả người Hòa Bình, tổ tiên chúng ta đã có một nền văn minh rất cao. Còn việc nghi ngờ văn minh này không chắc là "cao nhất", bằng cớ là đã bị người Hoa Hán đánh thua vì họ có kỹ thuật quân sự dựa trên văn minh đồ sắt cao hơn văn minh đồng thau của tổ tiên ta thì lại là một vấn đề khác. Nó không hề phủ định đã có thời tổ tiên ta có nền văn minh cao nhất. Nguồn: vietsciences.free.fr (Còn tiếp)
-
“BÙA” BÁT QUÁI DƯỚI NHÃN QUAN VIỆT DỊCH (Bài trích trong Văn Hóa Cổ Việt của Nguyễn Việt Nho được đọc lại và có sửa đôi điều) Tâm thức Việt đang đơm bông kết trái Đem Rồng Tiên để viết lại sách kinh NGUYỄN VIỆT NHO Cũng như Tứ Tượng, nói Bát Quái phải đề cập hai phần: Phần số và phần hình. Phần số: Bát Quái hay tám số đó là: số 1 Cấn (); số 2 Khảm (); số 3 Tốn (); số 4 Chấn () số 5 Li (); số 6 Đoài () ; số 7 Càn (), số 8 Khôn (). Sắp theo thứ tự như trên là theo sự chuyển đổi từ các con số của hệ thập phân sang hệ lý số. Sách Dịch thường sắp: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài là sắp theo BQHT. Học giả Trần Trọng Kim trong “Một Cơn Gió Bụi” nơi trang 61 gọi “8 chữ số này là 8 chữ tối cổ của ta”; 8 “chữ tối cổ” nầy thật ra không phải là loại chữ thông thường mà là chữ số, gọi là ĐẠO TỰ để dẫn vào Đạo Lý Việt: “Tám từ trên là tám số Âm Dương Hệ số nầy khác với hệ thông thường Không phải dùng để cân, đo, đong, đếm Mà nó dùng giúp ta chiêm nghiệm Đạo luật, qui trình biến dịch âm dương Nói khác đi là mở lối chỉ đường Cho ta rõ Đạo Thường trong vũ trụ…” (Bát Quái và Đạo Lý Cổ Việt của TĐ Nguyễn Việt Nho) BQ do Tứ Tượng phát triển mà thành, nên người xưa gọi “õTứ Tượng sanh Bát Quái”õ. Thật ra BQ chẳng phải là bùa (Bùa Bá Quái) của điều mê tín dị đoan như nhiều người nghĩ về nó. Có một số không ít sách Dịch đặt vấn đề BQ do ai lập nên? Đặt vấn đề như thế là chưa nắm rõ nguồn gốc của Dịch và chỉ làm cái “Dị Dịch, Yiệt (Việt) Dịch”õ trở thành “ũNan Dịch”õ; nghĩa là chỉ làm cho cái Việt dịch vốn giản dị, dễ hiểu trở nên thêm rắc rối, khó hiểu mà thôi. Chuyện các ông “ũCon Trời”õ nói về nguồn gốc BQ do Phục Hy thấy con Hà Mã và Rùa Thần xuất hiện nơi sông Hoàng Hà và sông Lạc Thủy là chuyện hoang đường, được phịa đặt nhằm cướp quyền trước tác môn Dịch Số Hà Lạc của tộc dân Việt Thường (dân Việt cổ) thuộc Bách Việt. Thật ra Bát Quái và Bát Quái Đồ chỉ là 8 con Tiên Rồng (Âm Dương) của Thường Số được viết dưới hệ 3 nét, của tiền nhân Việt sắp xếp một cách hợp lý trên hai đồ hình: Môn toán lý số Tiên Rồng này chỉ ra rằng: Dùng 3 nét (hào) sẽ lập ra hệ Bát Quái là hệ 8 số. Tám số đó là: 0 Khôn (); 1 Cấn (); 2 Khảm (); 3 Tốn (); 4 Chấn (), 5 Li (); 6 Đoài (); 7 Càn (). (Xin xem phần cách chuyển đổi các hệ số tóan học, nơi mục viết hệ lý số trong VHCV. Còn nếu giải theo hình vẽ thì: Tứ Tượng Đồ khi xoay chuyển sẽ bị gãy ngọn mà thành BQ. (vật chất đều không đứng yên, tất cả đều chuyển hóa, đêàu nằm trong động thái (dynamic) trong qui luật tiệm tiến và đột biến. Khi vật chất nằm trong giai đoạn Tứ Tượng sẽ tiếp tục biến hóa sang giai đoạn BQ như hình dưới: (Đồ hình trên gợi ra sự tương đồng giữa ý nghĩa các biểu tượng của một số tôn giáo: Tứ Tượng và hình ảnh của Thập Tự Giá của TCG, Bát Quái của tư tưởng Việt và chữ VẠN của Phật Giáo...) BQ có hai đồ hình: Tiên Thiên Bát Quái (TTBQ) và Hậu Thiên Bát Quái (HTBQ). Từ trước đến nay các sách Dịch, của ta cũng như của Tàu, đều có quan niệm chung rằng: TTBQ là hình đồ của Vũ Trụ thuở ban đầu và HTBQ là Vũ Trụ về sau. Nói như thế là không được chính xác, bởi lẽ: Vũ Trụ vốn mênh mông vô tận về không gian và vô thỉ vô chung, không đầu không cuối về thời gian và vật chất chứa trong nó luôn luôn biến đổi: Lúc thì xảy ra chỗ này sinh, khi thì ở nơi khác diệt ... Chu kì sanh diệt cứ tiếp diễn miên viễn thì làm thế nào minh định được vũ trụ lúc nào là ban đầu lúc nào về sau? Đúng ra, ngay như “Big Bang”, nĩ cũng chỉ giới hạn trong một vùng nào đó. Vũ Trụ được tạo ra bởi Big Bang, cũng chỉ là một Vũ Trụ nằm trong cái Vũ Trụ mênh mông không bờ bến, không thể nghĩ bàn như người xưa nói: “Ngoài Trời có Trời”... Tiên Thiên hay Hậu Thiên BQ nên hiểu là chương đầu và chương sau của BQ. Hai chương là hai hình: Một âm để nói lên định hình, định phương, định vị và hình dương nhằm nói lên định thời, định tính và định luật cho vật chất trong chu trình sinh diệt, từ không (vật ở dạng energy) sang có (dạng material) và từ có sang không của mọi vật trong hoàn vũ. A. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI (TTBQ) Tiên Thiên hay Hậu Thiên là do sự sắp xếp khác nhau về vị trí tám con Lý Số Tương Đối. Khi sắp xếp khác, ý nghĩa của nó cũng sẽ khác: Tiên Thiên nhằm nói lên tính thể cùng những qui luật chi phối sự biến hóa của vật chất như đã nói trên. a. Hình đồ TT BQ: Các con thường số được sắp xếp trên Tiên Thiên ở đây là được định hướng lại cho phù hợp với cách định hướng bản đồ hiện nay và phù hợp với vị trí Việt Thường xưa cũng như Việt Nam ngày nay. (Lối định hướng cũ: hướng Bắc cũ là hướng Nam bây giờ): CÀN (): Phương Bắc; KHÔN số 8 (): Phương Nam; KHẢM số 2 (): Phương Đông; LI số 5 (): Phương Tây; CẤN số 1 (): Đông Nam; TỐN số 3 (): Đông Bắc; CHẤN số 4 (): Tây Nam; ĐOAI số 6 (): Tây Bắc. B) Qui luật rút ra từ TT BQ: 1. Qui luật biến hóa theo chu trình: Tám Quái Tiên Thiên là tám con lý số tương đối được sắp trên một hình tròn. Nếu ta để ý sẽ thấy các con số biểu diễn vật chất ở mỗi thời kì từ 0 tới 7 của hệ Thập Phân hay từ con Khôn () tới con Càn (); đến 8 với hệ Bát Quái nó sẽ trở về con 0 trở lại. 9 sẽ là con 1 Cấn (); 10 là con Khảm () 11 là 3 Tốn (); 12 là 4 Chấn ()... 15 nếu dùng 3 nét của hệ Bát Quái nó sẽ trở lại là 7 Càn (). Nếu viết nữa con 16 viết ra binary sẽ là 10000 tức là Khôn () (Vì dùng 3 nét nên chỉ sử dụng ba con số không (0) nên hai con 0 và 1 nằm bên trái sẽ không dùng đến). Qua hình đồ ta thấy vật chất được biểu diễn đi từ 0 (hay 8) tiến lên 1, 2, 3 rồi sang 4 rồi tiến đến 5, 6, 7 để cuối cùng đến 8 để rồi lại bắt đầu một chu trình mới, lập lại như trên một cách miên viễn. Ta ước định con 0 Khôn () là lúc bắt đầu, sự ấn định đó phải được hiểu là định cho cái mức bắt đầu của một chu trình (Trước đó đã có và sau khởi điểm này chu trình sẽ được tương đối lập lại). Hình đồ TTBQ nói lên vật chất biến đổi theo chu trình, cũng vì thế môn Dịch học gọi là Chu Dịch. (Chu Dịch mang lấy nghĩa là chuyển dịch theo chu trình, chứ không phải Dịch có nguồn gốc từ đời Chu bên Tàu như nhiều người đã lầm tưởng. 2. Qui Luật Đối Cực Tạo Quán Tính Xoay: Nhìn vào hình đồ Tiên Thiên ta thấy các con số của các hướng (Nam _ Bắc ; Đông _ Tây ; Đông Nam _ Tây Bắc; Đông Bắc _ Tây Nam) đều là những con số đối nghịch ta gọi là đối cực qua tâm điểm: Bắc Càn đối xứng với Nam Khôn; Đông Khảm đối xứng với Tây Li; Đông Bắc Tốn đối xứng với Tây Nam Chấn; Đông Nam Cấn đối xứng với Tây Bắc Đoài (xem hình). Muốn thấy rõ tính đối xứng, hãy đặt dấu trừ đằng trước số đó nó sẽ thành số kia. Thí dụ: _ () = (); _ () = (). (Theo cách đổi dấu của Đại Số Học) Việc đối xứng qua trục này khiến Càn Khôn (trời đất) và Li Khảm (lửa nườc) không tiêu diệt nhau mà tạo thế xoay biến: hai đối cực tạo nên quán tính xoay. Điều này nếu đem áp dụng trong chính trị vào thời Tự Đức, nếu ta đừng ngã hẳn vào Khổng Giáo mà tiếp nhận cả Khổng, Lão, Phật và Thiên Chúa thì hẳn nhiên các ông cố Đạo Tây không có lý do cậy vào thực dân Pháp đánh nước ta và nếu ta tiếp nhận cả Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... để giao thương, biến đất Việt vào thế xoay lập thì hẳn nhiên hóa giải được các thế lực và đất nước hẳn nhiên đã tránh được họa xâm lăng của Pháp ngót 100 năm ... Nghĩ cũng cần nói thêm ở đây: hai đối cực này chỉ mang tính đối xứng tương đối mà không có đối xứng một cách tuyệt đối. Nhiều người từ trước đến giờ vẫn lầm tưởng để dẫn đến quan niệm vũ trụ đối xứng: Điều này TTBQ đã ngầm chỉ rõ cho chúng ta thấy là tất cả các con trên đồ hình Bát Quái như Càn Khôn (trời đất), Li Khảm (nước lửa), Cấn Đoài... là những con số tương đối và khi đã là những con số tương đối thì sự đối xứng cũng chỉ mang tính tương đối, nghĩa là qua BQTT, ta cũng đã thấy được là vũ trụ không đối xứng (tuyệt đối). Thoạt nhìn qua chúng ta đều thấy có sự đối cực trong vũ trụ: Có sáng có tối, có ngày có đêm, có đực có cái, có âm có dương, có Nam có Bắc, có đúng có sai, có còn có mất, có sống có chết, có hạt cơ bản mang tên B Meson và phản hạt B Meson, có vật chất và có phản vật chất..., nghĩa là có sự đối xứng trong vũ trụ! Một cách tương đối nói thế cũng không sai, nhưng trên bình diện tuyệt đối thì vũ trụ vốn phi đối xứng. Chính nhờ vũ trụ phi đối xứng nên mới có động, có động mới có sinh, biến, như TTBQ đã diễn bày. Điều này cũng đã được James Cronin và Val Fitch năm 1964 khám phá sự phi đối xứng của cặp K meson và phản K meson và mới đây được tạp chí Physical Review Letters số tháng 7 năm 2001 do các nhà vật lý quốc tế làm việc tại Trung Tâm Gia Tốc của trường Đại Học Stanford, Palo Alto, CA minh xác. 3. Qui Luật Tiệm Tiến (Law of Progressive Change): Qua hình đồ ta thấy: từ con 0 Khôn () đến con 3 Tốn () là: 0 Khôn () 1 Cấn () , 3 Tốn () bên tay phải hình tròn và từ con 4 Chấn () đến 5 Li () đến 6 Đoài () đến 7 Càn () nằm bên tay trái vòng tròn nói lên ý vật chất biến từ từ như thể từ thể khí hư vô của buổi hỗn mang Khôn () đã tựu đọng dần thành một lớp thể đặt bao ngoài được tượng hình bằng con Cấn () như thể sự cấu thành lớp vỏ trái đất trong chu trình tạo thiên lập địa. Và khi đã tượng hình lớp thạch quyển qủa đất đã hứng chịu và tích tụ được nước mưa từ ngoài không gian đổ vào tạo nên lượng Khảm nước ở thời kỳ con 2 Khảm (). Có nước là có sinh vật và rồi sinh vật phát triển về lượng và về chủng loại biểu thị bằng con Tốn (). Đối chiếu với luật tiến hóa của Charles Darwin (1809_ 1882): Đây là giai đoạn sinh vật phát sinh từ biển tiến dần (tiêảm tiến) đến loài bò sát, rồi tiến đến khỉ. Qui luật của Luật Tiệm Tiến được tìm thấy một lần nữa trên hình đồ là giai đoạn con 4 Chấn (), 5 Li (), 6 Đoài () đến con 7 Càn (): Lôi là lúc sinh ra người (mà lời huyền thoại ám chỉ Lạc Long Quân là con 4 Chấn nằm hướng Đông của Hậu Thiên Bát Quái), tiệm tiến lần đến 5 Li (): ý chỉ loài người văn minh dần, đến 6 Đoài () mang nghĩa loài người tiến lên sống thành một xã hội có tổ chức. Con 6 viết ra Thường số với hệ 6 nét là con Trạch Địa Tụy (). Tụy là nhóm hợp: Con Tụy nói lên ý niệm này. 7 Càn (): hàm ý con người rồi sẽ tiến triển tới mức tối đa. Mọi sự thay đổi trong đó đều diễn ra từ từng sát na và trong từng thời gian đó, trong từng bộ phận trong vật chất đều xảy ra hai hiện tượng trái nghịch: sinh và diệt. Sinh là thời kì dương tăng âm giảm; tử là thời kì dương giảm âm tăng, tất cả đều diễn ra trong tiệm tiến. Sinh, tử thể hiện mà ta thấy chỉ là thời điểm của đột biến rõ nét, thật ra tử hay sinh đều đã diễn ra một cách tiệm tiến và sau đó mới đột biến. Thế nên Khổng Tử đã chữ nghĩa hóa qui luật tiệm tiến và đột biến này và nói rằng: “Tôi thí vua, con giết cha không phải xảy ra trong một sáng, một chiều, cái mầm móng đã tích lũy từ trước”õ Tóm lại, đoạn trên cho ta thấy: Tiên Thiên BQ phát biểu lên qui luật tiệm tiến của sự vật trong chu trình sinh diệt của nó. 4. Qui Luật Đột Biến (Sudden Change): Con 3 Tốn và 4 Chấn cũng như 7 Càn và 8 Khôn nêu lên luật đột biến. Có hai loại đột biến là: đột biến thăng tiến dòng và đột biến qui căn. _ Đột biến thăng tiến dòng là sự biến đổi, nói theo từ khoa học bây giờ là do sự tác động môi trường bên ngoài bắn vào (beam, charger) làm thay đổi chuỗi di truyền bên trong khiến cho sinh vật biến đổi chủng loại. Đây như là việc biến đổi khỉ thăng tiến thành người ... trên hình đồ là con 3 Tốn chuyển sang điểm con 4 Chấn (xem hình). Giai đoạn khỉ thành người được đề cập rõ hơn trong phần: “Luật Thường Đối Chiếu Với Thuyết Tiến Hóa của Darwin”, trong VHCV. _ Đột biến Qui căn là sự đột biến để trở về lại cái gốc ban đầu cho một chu trình mới; là sự chuyển thành từ con 7 Càn sang con 8 Khôn thấy trên đồ hình. Nói theo Albert Einstein đây là sự phân tán năng lực từ thể vật chất (Material) sang dạng năng lượng (Energy), nghĩa là giai đoạn phân hủy tối đa của thời kì hoại, tử, nghĩa là từ thể hữu hình sang thể vô hình, vô trạng. Cũng như Càn đột biến sang Khôn, Khảm sẽ đột biến thành hỏa. Để áp dụng qui luật nầy, chiếc đèn Aqueon của công ty Heat & Glo của Mỹ được thắp bằng nước (H20), thay vì bằng dầu, bằng cách cho dòng điện 220V chạy qua bình nước để phân tích nước ra thành Oxy và khí Hydrogen, sau đó Hydro sẽ được đốt cháy và được Oxy bổ sung vào làm cho độ sáng tăng thêm. Hậu qủa: đèn nầy là đèn lý tưởng để bảo tôàn môi sinh vì không cho ra khói và chất độc. Cũng hy vọng qua cách ứng dụng “thủy đột biến thành hỏa”, nước sẽ là nhiên liệu sạch cho loài người sử dụng vào việc phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nữa như thay thế điện năng nguyên tử hay xăng dầu để chạy máy... Cứ đà con người ngày càng gia lăng làm ô nhiễm môi trường, các khoa học gia tin rằng hiệu ứng nhà kính do khì thải nhiên liệu đốt cháy trong vòng một thế kỷ nữa sẽ làm địa cầu nóng lên và làm đầu hai cực địa cầu sẽ không còn băng trong mùa hè. Tan băng như vậy sẽ làm cho mực nước biển hiện giờ có thể cao thêm hàng 100 mét tạo ra nạn đại hồng thủy mà hậu qủa sẽ nhận chìm nhiều vùng trên địa cầu... Hy vọng nhiên liệu bằng nước là nhiên liệu sạch sẽ được loài người sử dụng để tránh nhiều tai họa không lường cho con người trên địa cầu... 5. Qui Luật Tương Đối Dù trong thời kì diệt, vật chất cũng không có mất hoàn toàn. 0 Khôn (_ _) không đồng nghĩa với không còn gì. Hình thể không còn như xưa nhưng tính thể vẫn không mất hay nói cách khác như Lavoisier là nó chỉ biến hoá sang thể trạng khác mà thôi “Rien ne se crée, rien ne se perd, il ne se que varie”. Ngay cả trong thời kì sinh, cái “thành” của vật chất cũng không mang tính hoàn mĩ mà vẫn mang tính bất toàn trong đó. Qua dịch số sẽ thấy rõ điều này: Trong thời kì diệt, con 7 Càn trở về con 8 Khôn là con 0 Khôn nhưng con 0 ở đây không mang nghĩa là không có gì, bởi lẽ nếu viết sang hệ nhị phân ta sẽ thấy rõ: Con 8 hệ thập phân là con 1000 hệ nhị phân và nếu chuyển sang hệ bát quái chỉ sử dụng 3 hào (3 nét) sẽ là con Khôn. Đúng ra con Khôn đó phải viết là () nhưng vì chỉ sử dụng có 3 nét nên một nét dương (___) của con 1 hệ nhị phân bị lọt ra ngoài. Thế nên con 0 hay con Khôn ấy là con 0 tương đối, biểu thị cho vật ở trong thời kì diệt cũng chỉ bị diệt tương đối. Trong thời sinh cũng vậy: Con 7 cũng chỉ là tương đối bởi gần tới 7 là đến điểm tới hạn, vật chất liền đột biến. Điều này được nhà bác học Einstein chứng minh qua công thức: E=mC2: E là năng lượng; m là trọng khối (mass) và C là tốc độ ánh sáng đi trong một giây. Và, qua công thức đó, năng lượng E (Energy) không bao giờ bằng 0 mà nó hoặc âm hoặc dương. Điều này chứng tỏ trọng khối “m” không bao giờ bị triệt tiêu, nói cách khác, tất cả đều tương đối trong chu trình biến hóa như đã nói. Định luật này được gọi là định luật tương đối ... Trên phương diện tôn giáo, qua Bát Quái Tiên Thiên còn có thể làm sáng nghĩa luật Luân Hồi của nhà Phật là sự biến diễn trong một chu trình miên viễn và luật Nhân Qủa do sự huân tập âm dương (thiện ác) của một Thái Cực. Ngoài ra nó cũng cho ta hiểu câu kinh “õsăùc tức thị không, không tức thị sắc; sắc bất dị không, không bất dị sắc”õ: “Sắc không” tất cả chỉ là sự vật ở vào trạng thái của “hữu” và “vô” trong nghĩa tương đối: hữu không ở trong thể trạng tỉnh, trụ mà biến đổi không ngừng; vô không nghĩa là không có gì mà là sự vật ở vào thể của trạng vô trạng, hình vô hình mà con 8 Khôn hàm ý. Cũng trên phương diện tôn giáo, một chút dương còn lại được gọi là hồn sẽ huân tập khí từ ngoài để luân hồi hay để hình thành “Xác loài người ngày sau sống lại...” (Kinh Tin Kính TCG) Qua 5 qui luật của TTBQ vừa trình bày trên cho ta thấy hai thuyết sau đây không được vững: @ TTBQ là hình đồ vũ trụ ban đầu Thật ra, vũ trụ vật chất biến hóa theo chu trình từ vô thỉ đến vô chung. Chu trình vốn không có khởi đầu, không có chấm hết. Việc định đầu hay cuối là do ta ước định cho nó để mở đầu cho một chu trình mà thôi. Điều này tựa như bảo con gà hay cái trứng, cái nào có trước. Bởi đầu óc con người mang tính nhị nguyên, thấy sống chết là hai thể biệt lập tuyệt đối, dẫn đến ý niệm chết là không còn gì; từ đó người ta nghĩ rằng có sự phát nguyên và sự chấm dứt, có đầu có cuối mà không nhận ra là sống chết là hai thể trạng luân phiên (rotate) tựa như con số chẵn (âm) và lẻ (dương) hay ngày đêm luân phiên nối tiếp nhau mãi. Nền tảng triết Tây phương mang ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo, vẫn còn vướn mắc vào ý niệm này mà không thấy được rằng: Hết sống tới chết, hết chết tới sống và trong sống có chết, trong chết có sống, miên viễn... Chết vốn nó không là mất hẳn cũng như con số âm vẫn có dương nằm trong, một chút xíu dương ấy sẽ mở màng cho một chu kỳ sinh tới. Điều này cũng minh xác rằng: Mọi sự mọi vật đều có xuất xứ từ trước vô cùng và sẽ miên viễn đến vô tận. Sự sống đời đời hay địa ngục miên viễn phải được hiểu là việc không bao giờ mất cái dương khí Càn hay cái âm khí Khôn trong mọi vật mà thôi. Hiểu như vậy thì không còn có sự mâu thuẫn giữa Thiên Chúa Giáo với Thường Giáo hay Phật Giáo. @ Thuyết Big Bang Về Cấu Tạo Vũ Trụ Theo thuyết này, vũ trụ được cấu tạo do một vụ nổ lớn. Nhưng như mọi người đều hiểu được rằng Vũ Trụ vốn không đầu không cuối về thời gian và như vậy cái hình thái của Vũ Trụ Sau Big Bang hẳn đã có cái trước nó. Big Bang là thời điểm để kết thúc một thời kỳ sanh, nó “ũtử đột ngột”õ, do đột biến, để mở đầu cho thời kì sinh mới. Và cái Big Bang đó ta cũng phải hiểu rằng, cũng giới hạn trong một vùng không gian của nó vì vũ trụ vốn vô cùng vô tận nên vụ nổ cho dầu là “Big Bang” (Vụ Nổ Lớn); cũng phải hiểu rằng đó cũng chỉ là một vùng không gian vũ trụ nào đó đi vào thời kì diệt và nổ là thời điểm đột biến qui căn của nó để mở cho một chu kì sinh mới nữa mà thôi. Điều này cũng có ý: nơi này một phần vũ trụ đang bị diệt để bắt đầu cho một chu trình sinh mới và ở một nơi nào đó trong vũ trụ cũng có thể có một hệ khác đang sinh, đang tồn tại... và cái mà ta thấy bị diệt đúng ra nó cũng chỉ biến thể mà thôi. Thế thì, phải nói rằng: Có hằng hà sa số "vũ trụ" trong vũ trụ vô cùng vô tận. Big Bang tạo vũ trụ chỉ là một vùng vũ trụ trong cái vũ trụ bao la không thể nghĩ bàn! c. TTBQ Và Các Gian Đoạn Xảy Ra Trên Quả Đất Sau Big Bang Ngoài ra Tiên Thiên còn có thể dùng để giải thích các giai đoạn tiến hóa từ khai thiên lập địa đến lúc con người xuất hiện trên trái đất trải qua 7 giai đoạn, như sau: _ Giai đoạn 1: Từ con 0 tiến lên con 1 Con 0 Khôn Dịch số có tượng là: (): Tượng hình là đất từ thể khí của thời điểm sau Big sang 1 Cấn (): Cấn có tượng như là lớp thạch quyển bao bọc mặt ngoài qủa đất như ta thấy ngày nay. _ Giai đoạn 2: từ 1 sang 2. Con 2 là con Khảm (). Khảm là nước: Đây là lúc có nước xuất hiện trên hành tinh này. Nhưng nước bởi đâu mà có? Câu trả lời là: Cả qủa đất và các hành tinh trong Thái Dương Hệ (Solar System) đều quay chuyển trong chu trình riêng của nó, có một lúc nào đó trong quá khứ, nhiều tỉ năm về trước, tiến gần sao Bắc Đẩu (Great Bear), là sao mà các khoa học gia gọi là khối cầu tuyết. Rồi hết thảy các hành tinh và hộ tinh của Thái Dương Hệ được nước từ sao này bắn vào, nhưng các tinh thể khác như Sao Thổ, Mộc, Hỏa, Kim... cùng một số hộ tinh khác vì kích cỡ cũng như khoảng cách từ chúng đến mặt trời không thích hợp để tạo ra hiện tượng lồng kính để lưu giữ nước như trái đất, nên ngày nay ở các nơi đó ta chỉ tìm thấy dấu tích chứng tỏ trước đây có nước mà nay thì không còn. Riêng qủa đất, nhờ nằm ở vị thế thích hợp nên tạo được hiện tượng lồng kính và bảo tồn được nước: Có nước là có sự sống. Sinh vật bắt đầu xuất hiện khi có nước vì hội đủ Tứ Đại là: Đất, nước, Lủa, Gió... Con 2 Khảm () có tượng hình như là sinh vật (cá) bơi trong nước. _ Giai đoạn 3: Từ 2 lên 3. Con 3 viết là con Tốn () là Phong, Dịch Lý có nghĩa là khí, gió và cũng còn có nghĩa là sự phát triển lan tràn. Đây là giai đoạn các loài sinh vật sinh sôi và phát triển trên khắp cùng trái đất, từ các loại rong rêu đến thảo mộc đến các loài dưới nước, các giống trên cạn, muôn thú trên rừng, chim chóc trên trời... và các sinh vật lúc này đã phát triển cao trong chủng giống của nó và điểm phát triển cao nhất của giai đoạn này là thời điểm hình thành các con người-khỉ (hầu nhân). _Giai đoạn 4: Giai đoạn xuất hiện con người: Con 4 viết sang hệ số tượng ý là con Chấn (). Trong hình đồ Hậu Thiên Bát Quái (là hình định vị), con 4 Chấn nằm phương Đông mà Huyền Thoại dòng tộc nói là nơi xuất hiện của Rồng Lạc Long Quân. (nên hiểu là nơi và lúc xuất hiện loài người). Nơi Tiên Thiên con 4 Chấn () nằm hướng Tây Nam là hướng đối cực của Đông Bắc của con 3 Tốn (). Tốn () sang Chấn (), còn có nghĩa là Lôi có được do đột biến thăng tiến dòng như đã nói phần trên, nói lên giai đoạn khỉ thành người như trong Thuyết Tiến Hóa của Darwin. Khỉ thành người? Nhiều người đã đả kích quan điểm này và Darwin đã không giải thích được thõa đáng các câu hỏi được đặt ra như: Nếu cho rằng khỉ thành người là đúng thì tại sao cho đến nay người ta lại không thấy được con khỉ nào thành người nữa? Con người từ khỉ? sao con người không thấy có cái đuôi? Nếu khỉ thành người thì trên rừng cho đến nay chẳng còn khỉ nữa mới đúng chứ?... Và không lấy gì làm tin khi bảo do lao tác thúc đẩy tiến trình tiến hóa để khỉ thành người ... Để giải tỏa vấn đề này, qua sự chiêm nghiệm đồ hình TTBQ, được giải thích như sau: Như trên đã nói: tất cả Thái Dương Hệ của chúng ta trong khi xoay chuyển đã hứng được nước từ sao Bắc Đẩu để có được sinh vật phát sinh; rồi lại tiếp tục quay đến một lúc nào đó nó tiếp cận với sao Nam Tào, được sao này bắn (beam, charger) dương khí vào làm thay đổi chuỗi DNA khiến nó đột biến thăng cấp dòng để thành người. Điều này có thể kiểm chứng qua khoa khảo cổ học: Các nhà khảo cổ ghi nhận rằng cách nay từ 2 triệu rưỡi tới 3 triệu năm có sự biến đổi khí hậu địa cầu. Sự “biến đổi khí hậu” nầy khiến một số giống khỉ đã trở thành người khỉ (hầu nhân) … . Cái xương cùng nơi người là dấu vết cái đuôi khỉ còn sót lại của sự tiến hóa từ khỉ thành người.. . Có thể nói dương khí từ Nam Tào “beam” vào qủa đất đã đồng loạt biến đổi tất cả những loài khỉ tiến triển tởi mức độ hội đủ đột biến để trở thành hầu nhân, đều thành hầu nhân và những dòng hầu nhân nào đã tiến hóa cao khi nhận được dương khí từ Nam Tào, đều được đột thăng cấp dòng để thành người. Có nghĩa là loài người không phải bắt đầu từ một cặp Adong - Eva mà từ nhiều cặp như vậy. “Homo ancestors” ụ là nhiều căp hầu nhân đột biến (dĩ nhiên thứ hầu nhân đột biến có cả đực và cái, chứ không là “ông được nặn ra trước rồi mới nặn ra bà cho đàn ông có đôi” để rồi từ đó sinh ra ý kỳ thị nam nữ như sự giải thích TK/TCG). Giống người đầu tiên xuất hiện do sự bột phát, phát sinh từ các giống khỉ cao cấp... “do khí hậu biến đổi” hay nói khác đi là do dương khí vũ trụ “beam” vào làm thay đổi chuỗi DNA trong khỉ cao cấp khiến cho có sự đột biến thăng cấp dòng Và thời vị thích ứng để có sự đột biến có thể đòi hỏi hàng nhiều nhiều triệu năm, thế nên ta không thể tận mắt chứng kiến sự kiện khỉ thành người… Người đứng ra chống đối mạnh mẽ nhất lý thuyết tiến hóa của Darwin là Thiên Chúa Giáo La Mã và Tin Lành: Họ chố mạnh vì nếu thuyết nầy đúng, thì cái nền tảng giáo lý TCG nói về quyền năng sáng tạo của Chúa Cha bị sụp đổ, vì: Con người sinh ra không phải là do Thần Cha (GOD) sáng tạo mà do tiến hóa từ những dạng sống thấp hơn. Sự tiến hóa của sinh vật từ cấp thấp đến cao đối với các khoa học gia được xem như hiển nhiên, không có gì để bàn cãi nữa như Hàn Lâm Viện Quốc Gia Khoa Học (Hoa Kỳ) đã viết: “Trong cộng đồng khoa học, không còn có sự tranh luận về sự tiến hóa có xảy ra hay không, và không có bằng chứng nào chứng tỏ là sự tiến hóa đã không xảy ra”. Và trước một việc được xem như là hiển nhiên, Giáo Hồng nổi tiếng của La Mã, Ngài Jean Paul II, năm 1966 phát biểu: “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng Đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần...Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.” (The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution… Frech (sic?) knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis. (Trích lại của Trần Ngọc Chung: CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ, trên sachhiem.net _ Giai đoạn 5: Con 5 viết ra hệ số tượng ý là con Li có nghĩa là sáng, là văn minh; ý chỉ là giai đoạn con người giũ bỏ lần tính mang rợ, hoang sơ của loài thú mà bước vào thời kì văn minh. Con Li nếu được viết dưới hệ 6 nét sẽ là con Li Địa Tấn: có nghĩa là tiến tới, tiến lên, từ buổi sơ khai với dụng cụ sản xuất bằng đá tiến đến ngày nay chế tạo phi thuyền lên không gian. _ Giai đoạn 6: Con 6 là con Đoài nằm hướng Tây của Hậu Thiên có ý chỉ giai đoạn gặt hái nhiều thành qủa tiến bộ. Đoài mang nghĩa đẹp đẽ, hướng Tây chỉ thành qủa (Đông bình Tây qủa). Hơn nữa nếu viết con 6 với hệ 6 hào nó sẽ là con Trạch Địa Tụy. Tụy là nhóm hợp, là thời điểm con người sống quần tụ có tổ chức thành quốc gia xã hội tiến bộ... _Giai đoạn 7: Con 7 là con Càn là thời kỳ con người tiến lên tột bực. Nếu viết số này với hệ 6 nét nó sẽ là con Thiên Địa Bỉ chỉ ra thời kì khó khăn bế tắt, sắp có đột biến qui căn vì sự thái qúa của nó... để mở ra chu trình mới. Giai đoạn 7 cũng là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu trình biến hóa của vật chất, kể cả loài người. Qua sự trình bày trên ta thấy: có một điều lạ là qua TTBQ, ta có được lối giải thích sự hình thành vũ trụ và con người không khác với lối giải thích của Thuyết Tiến Hóa Darwin d. TTBQ và Đồ Hình Biến Diễn Vật Chất: Nối các điểm từ 0 Khôn sang 1 Cấn, 2 Khảm, 3 Tốn đến 4 Lôi, 5 Li, 6 Đoài, 7 Càn rồi nối lại Khôn, ta sẽ có đồ hình Vô Cực là con 8 nằm ngang, chỉ ra sự biến hóa vật chất diễn biến từ vô cùng đến vô cực. e. TTBQ và Huyền Sử Việt Trong Lam Sơn Thực Lục có câu rằng: “Vật gốc tự trời, người gốc tự tổ”. Đó là theo cái nhìn gần, nghĩa là định móc từ khi có con người trên qủa đất. Cổ sử huyền thoại nhìn còn xa hơn nhiều: Huyền sử Việt có thể dẫn ra cái nguồn gốc dòng tộc đến tận cái khởi thủy uyên nguyên của nguồn gốc con người từ đâu đến mà lời văn huyền thoại là “Dòng Viêm Đế gốc gác từ Thần Nông”õ. Dòng Viêm Đế là dòng Vua xứ nóng của Chín Mặt Trời trong Huyền Thoại Mường Việt (khác với chuyện mười mặt Trời của Tàu sau bị Hậu Nghệ bắn rụng hết chín nên hiện nay chỉ còn 1!) Nước ta đã có thời kỳ lấy tên là Xích Qủi nghĩa là Con Đỏ là con của Viêm Đế. Nguyễn Trãi cho là: “Người gốc tự tổ”, là muốn kể từ thời Hùng Vương mà thôi. Thật ra người cũng có gốc tự trời nếu kể từ Thần Nông là “Trứng Vũ Trụ” nếu ta hiểu từ Thần Nông là một huyền tự, nghĩa Nông là không, là nòng, là con Âm Khôn () trong Bát Quái Tiên Thiên! Cổ sử huyền thoại Việt nói: “Thần Nông sanh ra Đế Nghi và Đế Minh. Trong một cuộc tuần thú Phương Nam Đế Minh lấy Vụ Tiên sinh Kinh Dương Vương” Thần Nông là Tổ Huyền Thoại mà huyền thoại là lời truyền để mong đạt ý, trong ý này Thần Nông là khởi thủy Vô Cực: Thần Nông là Thần Không (mà từ hiện đại là Lãnh Không Mênh Mông Của Vũ Trụ), là trứng vũ trụ. Từ cái Lãnh Không (Không: không mang nghĩa là không có gì, mà là con không tương đối, nghĩa là bên trong vốn có chứa những Ánh Điểm dương tính) vật chất bắt đầu được hình thành như lời Dịch diễn tả: “Hữu sinh tự vô”. Từ “ũThần Nông”õ nếu được hiểu theo lối cổ của Văn Hóa Khoa Đẩu Nòng Nọc thì Thần Nông là thần trung tính gồm cả Nòng “0”: Âm; Nọc “1”: Dương (Lối chữ viết ngày nay còn tìm thấy có trên trống đồng); Chữ Nông là chữ gốc có nghĩa là không (chỉ con 0: âm) cũng có thể biến dạng thành Nống hay Nọc (dương). Từ Thần Nông này tựa chữ KE của chữ Việt cổ, nó vừa chỉ bộ phận sinh dục nữ: Kẽ, khe, le, l..., vừa chỉ bộ phận sinh dục nam: que, cọc, c..., (Bá Đa Lộc trích trong tự điển Bồ Đào Nha). Ta có thể hiểu ở đây Thần Nông ám chỉ cho cái Trứng Vũ Trụ Lưỡng Cực Nguyên Sơ, là cái Lãnh Không trong đó có ánh điểm, rồi theo thời gian, tự vận hành trong nó, hai cực Âm Dương dần dần hiển lộ thành Thái Cực chứa hai Lưỡng Nghi mà lời Dịch viết rằng: “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi” và lời huyền thoại là: “Thần Nơng sinh ra Đế Nghi và Đế Minh” Theo văn huyền thoại, thời Lưỡng Nghi là thời của ĐẾ NGHI ở phương Bắc và ĐẾ MINH hay Viêm Đế ở phương Nam và hiểu theo Huyền Thoại hay Huyền Sử hai vua đó ám chỉ thời kì phân cực hay trực phân của Trứng Vũ Trụ Thần Nông, như các đồ hình biểu thị bên dưới: Thời Địa hành hay Tứ Đại là Đất, Nước, Lửa Gió được Lý Số viết dưới dạng là: Đất Cấn; Nước Khảm); Gió Tốn và Lửa Li. Đây là thời kỳ mà huyền sử mượn hình ảnh của Thần Nông, Vụ Tiên, Kinh Dương Vương và Tiểu Long Nữ để diễn ý. Và, các vị: Thần Nơng, Đế Minh, Vụ Tiên, Long Nữ, Kinh Dương Vương được xem như là TỔ TIÊN TIỀN TỔ Phần dưới đây xin trình bày Tầng Bát Quái Nhân Gian được nhắc đến qua Chín Mặt Trời Mường Việt: Theo huyền Thoại: “Kinh Dương Vương (KDV) lấy Long Nữ là con của thủ lãnh xứ Động Đình Hồ sinh ra Sùng Lãm về sau làm vua lấy hiệu là Lạc Long Quân (LLQ). LLQ lấy Âu Cơ sinh ra trăm trứng, nở trăm con là các Hùng Vương.” Nếu được diễn đạt bằng hình đồ lời huyền thoại trên, sẽ là đồ hình Chín Mặt Trời Dòng Viêm Đế của Tầng Bát Quái Nhân Gian (là giai đoạn Tiên Thiên Khí Tứ Đại chuyển sang Hậu Thiên Nhân Gian). Và, các vị LLQ, AC cùng các vua Hùng được xem như là các bậc TỔ TIÊN THỦY TỔ của dòng Việt (cũng là của lồi người) Phần trái đồ hình diễn tả mặt trời thời Thiếu Âm gồm: Long Nữ, Âu Cơ và các Tiên Nữ Phương Nam. Bên phải là thời Thiếu Dương gồm: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và các vua Hùng. Sáu biểu tượng này là sáu mặt trời do bởi hai “Mặt Trời” Thái Dương Đến Minh và Mặt Trời Thái Âm Vụ Tiên mà ra. Và Mặt Trời Thái Dương Đế Minh cùng Mặt Trời Thái Âm Vụ Tiên từ mặt Trời Thần Nông Vô Cực: Tất cả là Chín Mặt Trời Mường Việt từ Thần Nông (Lãnh Không Vũ Trụ) đến Đế Minh, Kinh Dương Vương, LLQ, đến Các Vua Hùng là thuộc dịng Viêm Đế (Vua xứ Nóng phương Nam) Dòng Thần Nông Phương Nam Viêm Đế tính qua các dòng vua (1/2 vòng dương tay phải đồ hình mà không kể 1/2 vòng âm tay trái) sẽ là: Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Các Vua Hùng. Phần huyền sử trên giải thích được tụ lệ thờ cúng đa thần của tộc Việt, như thờ Thần Nơng, thờ Mặt Trời, thờ Chư Tiên, thờ LLQ / ÂC, thờ các vua Hùng… Theo cổ sử Tàu, dòng Thần Nông Bắc là các vua: _ Đế Nghi (2889 - 2884 BC)_ Đế Lai (2843 - 2794 BC ) _ Đế Li (2795 - 2751 BC)_ Đế Du Võng (2752 - 2696 BC). Ghi chú: Sử Tàu, ghi năm tháng các đời vua này là đã bóp chết tính huyền sử, khiến tính huyền nhiệm được dấu kín bên trong nhằm truyền đạt ý dưới dạng vô ngôn như huyền sử Việt không còn. Nhờ vào các huyền tự như: “Thần Nông, Đế Minh, Kinh Dương Vương, Vụ Tiên, Lạc Long Quân, Âu Cơ...” giúp ta “đọc” được dòng Huyền Sử Việt và chính nhờ huyền sử đã dẫn ra nguồn gốc uyên nguyên từ khởi thuỷ của dòng tộc, cũng là nguồn gốc của con người nói riêng và vạn vật nói chung. Nghĩa là cổ sử huyền thoại của ta đã nêu bật được vũ trụ quan Việt, đặt nền móng cho nền Việt Dịch dẫn vào Đạo Dịch khách quan và muôn đời đúng của vũ trụ vật chất. Nếu nhìn không sâu xa, Việt tộc tôn thờ Thần Vật như thờ Rồng, hoặc một số loài chim (chim Hạc, chim Phụng, chim Bồ Nông, chim Bồ cắt...), một số loài thú như hưu, man, kì lân, rùa, rắn..., và hơn thế nữa thờ cả cái dương vật và âm hộ, thì ta thấy như là dòng Việt mê tín, vẫn giữ sự tôn thờ của những dân tộc man di, lạc hậu, thiếu văn hóa... Nói theo thánh Kinh Thiên Chúa Giáo là đã “chối bỏ tôn thờ Đức Chúa Trời để thờ Thần Vật!” nhưng nếu bình tĩnh suy gẫm và có cái nhìn xuyên suốt và bao quát, thì sự tôn thờ trên mang ý nghĩa nhắc về biểu tượng…. .., qua huyền tự cần ghi tâm để nhớ về nguồn cội và để nêu lên cái vũ trụ quan dòng Bách Việt cổ xưa. Thí dụ: Chim Bồ Nông (có trên trống đồng) là biểu trưng cho Thần Nông Trứng Vũ Trụ; Chim le le: Vụ Tiên; hưu đực (cũng có trên trống đồng): biểu tượng Kinh Dương Vương; Thuồng luồng, Rồng hay Trâu nước: Biểu tương Lạc Long Quân; Chim trĩ trống: Hùng Vương; ốc, ngao, nghêu: Âu Cơ ..., và những vật thờ cúng như trống đồng, trái cau là hình ảnh Trứng Vũ Trụ Thần Nông, buồng cau là Bọc Trăm Trứng của Me Âu Cơ... Nếu có được cái nhìn này thì huyền thoại là “sử miệng truyền dòng”, những hình ảnh trên trống đồng là “sử đồng”õ như Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang gợi ý qua quyển “Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Việt", nhằm truyền tộc...và các đồ hình Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái... ta có thể hiểu như là “Lý Số Sử Đồ” của dòng tộc vậy. g. TTBQ và vấn nạn: Chết có phải là mất không? Nhìn vào đồ hình: Con Khôn chỉ ra thời điểm trong chu trình vật chất bị hủy hoại triệt để, có thể xem là đột biến từ thể trạng sống của con Càn sang chết là Khôn. Con Khôn là con 0 tương đối vì có thể xem nó như con 8 Khôn của Bát Quái hay con 64 Khôn trong hệ 64 Quái của Dịch số. Để dễ thấy hãy dùng hệ nhị phân để đối chiếu: Con 8 là 1000 và con con 64 là 1000000 (nhị phân); Bát Quái chỉ dùng 3 hào dịch và 64 Quái chỉ dung 6 hào nên con 1 của 1000 và của 1000000 bị bỏ lọt ngoài trong hệ Dịch số: Con 1 không được viết vào không có nghĩa là nó không có và điều này có nghĩa: con Khôn là con 0 tương đối. Điều này cũng hàm lấy nghĩa khi “tử” là lúc bị “Khôn”õ nhưng một chút khí dương “õsanh”õ là con 1 nằm ngoài vẫn còn tồn đọng, nghĩa là dẫu “õchết”õ vẫn “không mất” hẳn như câu: “Chết là thể phách, còn là tinh anh”. Cái 1 “tinh anh” của sự sống vẫn còn để rồi, khi có điều kiện, sẽ huân tập những yếu tố bên ngoài mà hình thành trở lại trong một chu trình sinh tử mới mà Phật Giáo gọi là “luân hồi”, Công Giáo nói là “xác loài người về sau sống lại”, còn Dịch xếp Quẻ KI TẾ (xong rồi) tiếp đến là Qủe VỊ TẾ (chưa xong, chưa hết)! TTBQ chỉ ra rằng con Khôn là 0 tương đối; con 8, con 16... là lúc kết thúc một chu trình và cũng là lúc bắt đầu chu trình mới. B. HẬU THIÊN BÁT QUÁI (HTBQ) a. Đồ Hình HTB Q Hậu Thiên Bát Quái còn có tên khác là Hậu Thiên Việt Thường (là người Việt Cổ). Tiên Thiên là chương đầu thì Hậu Thiên là chương sau của Bát Quái: Hậu Thiên là hình đồ mang âm tính so với hình Tiên Thiên. Hậu Thiên cũng gồm tám số âm dương như hình Tiên Thiên, nhưng Hậu Thiên được sắp xếp trên một hình vuông (sách cũ vẫn xếp trên hình tròn và định hướng cũng khác với lối định hướng với hình này, xem hình đồ bên dưới): Hai trục chính của Hậu Thiên là hướng Đông Tây (Lôi Đoài); hướng Bắc Nam là Thủy Hỏa. Hình HTBQ nhằm định phương và định vị vật thể trong không gian: Hình vẽ HTBQ này khác với khác với sách Tàu. Vì HT Việt Thường là của ta, nên tôi định hướng lại cho phù hợp với phương hướng nước nhà từ khi lập quốc đến bây giờ và trong cách định hướng này hướng Bắc Nam được định theo qui luật chung về định hướng bản đồ ngày nay: Khảm: Bắc; Li: Nam; Chấn: Đông; Đoài: Tây; Cấn: Đông Bắc; Tốn: Đông Nam; Càn: Tây Bắc; Khôn: Tây Nam (Xem hình) b. Qui Luật Định Phương Và Định Vị Của Hậu Thiên. Hậu Thiên Bát Quái nhằm nêu lên hai lãnh vực: 1._ Phương vị qủa đất trong vũ tru: Phương Bắc Hậu Thiên là con 2 Khảm (), phương Nam là con 5 Li (). Khảm cũng mang nghĩa là lạnh lẽo, Li () là ấm áp. Điều này nói lên đầu phía Bắc địa cầu được định vị hướng về Bắc Đâău lạnh lẽo, hướng Nam quay về Nam Tào ấm áp. (cả hai đầu Bắc và Nam cực đều đóng băng giá là vì không nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời rọi vào). Trên bình diên âm dương: phía Bắc Hậu Thiên là Con Khảm mang tính âm; phía Nam con Li mang tính dương. Theo qui luật: âm thì hấp dẫn dương, dương thu hút âm. Điều này giúp cho các khoa học gia có hướng để giải thích tại sao các chất thuốc khai quang được Mỹ rải trong các thập niên 60 - 70 ở chiến trường Việt Nam của thế kỷ qua, nay lại bay về tích tụ nơi cực nam của địa cầu: Qủa đất mà ta đang sống có thể xem như là một Thái Cực mang tính âm dương trong nó: Lục địa có hình chữ S cắt đại dương và chia địa cầu ra làm hai phần hệt như Thái Cực. Thuốc khai quang là chất hóa học mang âm tính cao, nó là một loại auxin tăng trưởng, nếu dùng liều lượng vừa phải nó giúp cây chóng lớn và khi được dùng với liều cao khiến tế bào cây tăng trưởng qúa nhanh làm vỡ các tế bào này khiến cây chết. Vì nó là chất mang âm tính, nên bị nam cực là cực dương hút vào và tích tụ tại đây. Chất khai quang bởi mang âm tính, làm tế bào tăng trưởng nhanh nên nhất định sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho loài người: Các chuyên gia Việt Mỹ đang nghiên cứu vấn đề này. Ta hãy chờ xem kết qủa. 2._ Phương Vị Nước Việt qua Hậu Thiên Lãnh thổ tuy có đổi nhưng phương hướng vẫn không khác: Phương Nam nước ta nắng ấm luôn luôn là còn đường sống còn của dòng tộc. Tộc Việt đã xuôi Nam trong dọc dài lịch sử để tránh ý đồ đồng hóa và sự tàn bạo của phương Bắc: Tổ tiên ta chọn thần vật chim Hồng chim Lạc là loài chim thiên di trốn tuyết làm vật tổ để di chúc “bia miệng” truyền lại cho con cháu muôn đời sau: Phải xuôi Nam tìm nắng ấm khi đất Bắc còn nặng dày băng tuyết! Nhìn trên hình Hậu Thiên Việt Thường (Hậu Thiên Bát Quái) ta thấy con 2 KHẢM được được thiết ở hướng Bắc, con 5 LI ở phương Nam chỉ ra rằng phương Bắc khó khăn lạnh lẽo, phương Nam nắng ấm. Đây là di chúc bằng đồ hình và lời lý số ... c. Các Hướng Chính Của HTBQ: _ Hướng Bắc: Qua bao thăng trầm, ranh giới Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến giờ biết bao lần thay đổi, nhưng hướng Bắc vẫn luôn luôn tiếp giáp với lãnh lẽo về khí hậu, khó khăn về chính trị như được nêu trên hình trên đồ BQHT là Quái Khảm: Khảm mang cả hai nghĩa trên (Khó khăn và lạnh lẽo). Từ thời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân đến thời các vua Hùng, nước ta đều bị quấy phá từ phương này, tiếp đến bị Hán Tộc đô hộ và giờ thì Tàu Cộng giành đất, lấn biển. _ Hướng Nam Quái Li chỉ ra phương có nắng ấm; xuôi Nam là con đường sống còn như lời di chúc truyền dòng của Tiên Tổ qua việc chọn loài Thiên Di trốn tuyết là vật tổ của Việt Tộc. Li là sáng, là con đường sáng sủa của dòng Đại Việt. Nếu viết con 5 Li sang 6 nét là con Li Địa Tấn. Tấn chỉ ra hướng tiến dòng tộc, được Ngu Í (sic?) Nguyễn Hữu Ngư làm rõ nghĩa di chúc nầy bằng những lời đầy chất thơ: “Mặt đất Bắc nặng dày băng tuyết Sự sống còn le lói như ma trơi Giống chim Hồng, chim Lạc khắp nơi nơi Vội vỗ cánh xuôi Nam tìm náng ấm Và tự hẹn đến mùa xuân khoe thắm Người tung tăng và chim véo von ca Sẽ cùng nhau ngược dòng Nam tiến Trở về thăm quê cũ đợi ai mà” _ Hướng Đông hình đồ: con số 4 Chấn. Chấn là Lôi, nằm hướng biển Đông BQHT, chỉ ra hướng Long Cung của LLQ (nghĩa bóng là hướng biển, hướng phát xuất của con người trên trái đất). Đối dòng Việt hướng Đông là hướng biển từ thời lập quốc đến giờ, cũng là hướng “đám con theo Cha xuống biển” vào thời LLQ và sau ngày 30 tháng Tư của thời đại chúng ta ... _ Hướng Tây con 6 Đoài: nghĩa của Đoài là thành qủa, là đẹp đẽ, ý chỉ kết qủa tư tưởng của Đông phương sẽ được hình thành, kết quả ở phương Tây (như ý nghĩa hàm chứa qua sự sắp xếp trên bàn thờ cúng Ông Bà “Đông bình Tây qủa”)... Chiêm nghiệm thực tế ta thấy từ tôn giáo đến tư tưởng dẫn đạo nhân sinh, đến khoa học đều phát xuất tự phương Đông và để rồi nở rộ ở phương Tây, chẳng khác nào cái định số mặt trời mọc phương Đông và lặn ở phương Tây. Hướng Tây này còn có ý chỉ ra sự thành công của đám con theo Cha sau sự kiện năm 1975 như là được “Định tại thiên thư”, như đồ hình HTBQ đã chỉ ra ... d. Các Hướng Phụ Của HTBQ: Cái lý trí mà con người đã hành xử để có tiến bộ như ngày hôm nay quả không ai có thể phủ nhận được, nhưng không vì thế mà phủ nhận được định phận, định số. Phần định vị nói lên định số do Hậu Thiên lập ra đã cho ta thấy rõ điều này qua phần trình bày bốn phương chính như trên. Ngoài ra, bốn hướng phụ là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc cũng định ra phương hướng hành động cho dòng Việt: _Đông Bắc: con số 1 Cấn (), chỉ ra sự ngưng đọng, sự sự tụ tập, điểm tụ, ở đây chỉ gốc gác, nơi phát sinh dòng tộc: Con Cấn nằm Đông Bắc đồ hình chỉ ra hướng phát xuất, nơi khởi tụ ban đầu (Hạ lưu đồng bằng sông Dương Tử, vì hướng tiến dòng Việt là Đông Bắc ở Tây Nam. Con Cấn ngồi nghĩa chỉ quê Mẹ, còn có nghĩa là núi, ý bị ngăn chặn, ngụ ý khó phát triển được về hướng này. _ Đông Nam con 3 Tốn () là Phong, gió; còn có nghĩa là phát triển lan tràn; Tốn hành mộc chỉ ra hướng của cây cỏ xanh tươi, ruộng đất trù phú... là hướng Nam nước ta bây giờ và trong tương lai có thể là hướng giao dịch phát triển với các nước vùng Đông nam Á... _Tây Nam con 8 Khôn () nghĩa là nhu thuận là hướng phát triển chính của dòng tộc. _ Tây Bắc con 7 Càn (): Đây là hình ảnh của sự trùng điệp của núi rừng. Con 7 này nếu viết ra với hệ 6 nét sẽ là con Thiên Địa Bỉ (), có nghĩa là bỉ cực. Trên hiện thực địa dư, Tây Bắc nước ta giáp núi cũng vừa giáp ranh với Hán tộc từ thời Văn Lang Âu Lạc và giáp với Trung Cộng ngày nay. e. HTBQ và Cấu Trúc Thành Thăng Long Một điều rất đáng ngạc nhiên là Cổ thành Thăng Long được Vua Lý Công Uẩn xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 11, lại có cấu trúc gồm đủ các hình Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng và rõ nét nhất là Bát Quái Hậu Thiên, mang tính đặc thù Việt mà không nơi nào trên thế giới có được. Điều nầy được ông Lê Văn Siêu khám phá và chỉ ra trong cuốn Văn Minh Việt Nam, xin lược trích: “Về vị trí thành Thăng Long, Lý Thái tổ nói: Đây là chỗ hướng hội của núi sông, chỗ yếu hội của bốn phương, có hổ cứ, long bàn, chính ngôi Đông Tây Nam Bắc”...“Về xây dựng: đường vòng chạy quanh nội thành biểu tượng cho Thái Cực. Hai nhánh sông Tô Lịch, bên hữu có hồ Lãng Bạc úng thủy; bên tả thông ra đường lưu thủy, là sông Nhị Hà: Đó là biểu tượng cho Lưỡng Nghi” “Cung điện nhà vua ở giữa, có bốn mặt đều nhau: Ấy là Tứ tượng; thêm bốn kiến trúc bốn cổng ấy là Bát Quái... Các kiến trúc nội thành sắp đặt đúng tám hướng: Kiền Khảm Cấn Chấn Tốn Li Khôn Đoài. Ấy là cái thế: “Dữ tứ thời hợp kỳ tự” (Cùng bốn mùa giao hợp mà sắp đặt trật tự); “dữ quỷ thần hợp kỳ linh” (Cùng quỷ thần giao hợp mà thiêng liêng). Chấn Đoài (Đông Tây) là dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh (cùng với mặt trời, mặt trăng hóa hợp mà cùng sáng), “Khôn Kiền (Tây Nam và Tây Bắc) là dữ thiên địa hợp kỳ đức” (Cùng với thiên địa hợp với cái đức của mình) ...“Mỗi hướng có một ý nghĩa riêng phù hợp với sự xây dựng của hướng đó: “Kiền (Tây Bắc): Dĩ quân chi (chủ vào việc quân), phải cúng rắn, cương quyết thì có Giảng Vũ Đường, chùa Trấn Bắc, Trấn Vũ. “Đối với Kiền là Tốn (Tây Nam): Tốn dĩ thuận chi (chủ vào việc thuận hảo), phải mềm dẻo thì có Văn Miếu, Trường Thi, Quốc Tử Giám. “Khảm (chính Bắc) dĩ hãm chi, chủ dùng mưu mẹo để thắng địch (địch ở phương Bắc) thì có não thủy Tây Hồ. Đối với Khảm là Li (ở chính Nam) Li dĩ lệ chi, chủ sự sáng sủa đẹp đẽ, thì có Kim Liên (Bông sen vàng rực rỡ) “Khôn (ở Tây Nam) dĩ tái chi, chủ lấy sự chịu đựng, kiên nhẫn để thủ thắng thì có làng Thịnh Hảo. Đối xứng với Khôn là Cấn nằm hướng Đông Bắc, chỉ việc nên ngừng thì phải ngừng, chớ tham, thì có làng Nhật Tân, Quảng Bá ... Đoài nằm chính Tây, dĩ duyệt chi, lấy mềm dẻo làm cho bằng lòng và chịu theo thì có chùa Nhật Trụ. Đối xứng với Đoài là Chấn (chính Đông): Chấn dĩ cổ chi, lo việc cổ động, có chùa Thạch Cổ trống bằng đá” (Văn Minh Việt Nam Lê Văn Siêu trang 66, 67, 68) Sở dĩ tôi dài dòng trích dẫn vì thấy đây là một sự khám phá vô cùng quan trọng, chẳng những nói lên tính kiệt tác của tác phẩm kiến trúc, phối hợp rất hòa điệu giữa thiên nhiên và nhân tạo, mà qua cấu trúc nầy nó còn như là một đi chúc chính trị muôn đời cho hậu thế dòng Việt để có sách lược đối đầu với kẻ địch từ tứ phương đến. Tôi nghĩ nếu những người làm chính trị và làm văn hóa kế thừa mà đã hiểu ý nghĩa di chúc nầy, chắc đã giúp cho dân, cho nước biết là bao! Để làm rõ nghĩa “di chúc chính trị” tôi muốn viết thêm phần chồng hai hình Bát Quái lên nhau: C. VIỆC CHỒNG HÌNH BÁT QUÁI Chồng hình nhằm chỉ ra con đường hành xử tổng quát cho dòng Việt Tộc. Các con lý số do việc chồng hình mà có, có thể xem như là di chúc chính trị tổng quát do vị thế địa dư (Géopolitique) của nước để từ đó dòng Việt có phương sách đối ứng để sống còn và vươn lên: _ Lấy Tiên Thiên chồng lên Hậu Thiên để biết cái “Thiên định”õ hay “Định tại Thiên thư”õ chỉ ra số phần của đất nước ta. _ Lấy Hậu Thiên chồng lên Tiên Thiên chỉ ra “ũNhân Định”õ nhằm giúp ta có được hướng đi cho phù hợp với hoàn cảnh địa dư Thiên Định. 1. Tiên Thiên chồng lên Hậu Thiên (xem lại hình): Để biết định số, định phận hay THIÊN ĐỊNH cho đất nước và dân tộc, các con lý số thuộc hệ 6 nét do sự chồng hình chỉ ra định số nước nhà như là một “õĐịnh phận tại thiên thư”: _ Hướng Bắc: Thiên Thủy Tụng (): Tụng mang nghĩa tranh tụng, tranh chấp. Trên hiện thực, số này qủa ứng với phía Bắc nước ta trong suốt qúa trình dựng và giữ nước bởi phương này tiếp giáp với Tàu... _ Hướng Nam: Địa Hỏa Minh Di (): là mờ mịt, vô định của những bước chân gian truân lần mò khai phá, chỉ ra hướng Nam tiến của dân tộc phải mò mẫn trong “Minh Di”. _ Đông: Thủy Lôi Truân (): Truân mang nghĩa truân chuyên, ngặt nghèo: Hướng Đông nước ta từ khởi thủy cho đến hôm nay vẫn là hướng biển mà ta vẫn thường gọi là Nam Hải (biển của người Nam (nói Nam trong nghĩa để phân biệt với người Hán phương Bắc). Hướng Đơng này tuy không thường xuyên đối đầu với quân thù như hướng Bắc nhưng cũng không kém phần nguy hiểm: Ngày xưa Kinh Dương Vương và con là Sùng Lãm (sau lên ngôi là Lạc Long Quân) cũng đã nhiều lần gặp khó khăn, truân chuyên với các tộc dân sống các đảo nằm hướng Đông mà lời huyền thoại gọi là chống lại bọn “Ngư Tinh”. Trong lịch sử cận đại, các nước như Trung Quốc, Pháp, Nhật đã sử dụng hướng Đông giáp biển để xâm nhập vào. Gần đây là Tàu, Nga và Mỹ cũng sử dụng hướng này để tiếp tế chiến cụ hay từ biển bắn pháo vào hoặc dùng hướng này để đưa quân vào nưóc ta. Ngoài ra hướng Đông này cũng là cánh cửa chính mở ra cho cuộc đời đầy gian truân của những người vượt biên xa tổ quốc: Ngày xưa Lạc Long Quân đã lìa vợ và dẫn một nửa con xuống biển. Ngày xưa Hoàng Thân Lý Long Tường đã bầu cọ vợ con tìm đường sang Triều tiên để lánh nạn nhà Trần... Hướng Tây là con Hỏa Trạch Khuê (). Khuê là chia lìa, chống đối. Đây là một trong những quẻ xấu nhất trong các quẻ Dịch mà ý các hào như: hào 1 nói việc mất ngựa; hào 2 nói việc muốn gặp chủ để mưu sự thì phải gặp trong ngõ hẻm; hào 3 mô tả như xe bị ngăn chặn không tiến được, người thì bị xâm vào mặt, xẻo mũi; hào 4 nói chuyện chia lìa chống đối; hào 5 nói người cùng phe cấu cắn lẫn nhau; hào 6 nói việc ngộ nhận lẫn nhau “Thấy con heo đầy bùn, thấy chở qủy đầy xe” (Xin đọc Quẻ Khuê trong Dịch). Quẻ này trong Kinh dịch được đặt sau qủe Phong Hỏa Gia Nhân điều này mang lấy ý người trong gia đình chia cách, li tán và đặt trước qủe Thủy Sơn Kiển vốn là con số 10,Kiển có tượng Khảm () trên Cấn () là khó khăn trên quê hương đất mẹ nên gia đình chia cách!). Làm thế nào để giải quyết những nan đề này? Đặt Hậu Thiên trên Tiên Thiên để có lời giải đáp. Việc chồng hình này còn cho chúng ta con dường chính trị đại cương muôn đời đúng bởi đất nước được thiên định nằm trong thế chính trị địa dư, géopolitique đặt biệt của nó. 2. Hậu Thiên Chồng Lên Tiên Thiên: nhằm nêu lên Nhân Định để hành xử cho phù hợp với định số nêu trên. Thực hiện việc chồng hình, ta sẽ có được 4 con Dịch Số nằm ở 4 hướng chính (những hướng phụ vì một hình là vuông một hình là tròn nên khi chồng lên các con trên các hướng phụ, trên hai hình đồ không trùng lên nhau nên ta sẽ không xét đến): _ Hướng Bắc con Thủy Thiên Nhu (): Nhu có ba nghĩa: 1) Nhu là mềm mỏng (như nhu mì). 2) Nhu là nuôi ăn (trong nghĩa nhu yếu phẩm) 3) Nhu là kiên nhẫn chờ đợi (thời cơ). Cả ba nghĩa đều hữu lý trong phương sách của dân tộc để áp dụng làm sách lược giải quyết trong việc đối đầu với định số Thiên Thủy Tụng ở phương Bắc, như được nêu trên. Dầu muốn dầu không cái thực tại nguy hiểm to lớn luôn luôn đeo đuổi, đe dọa tự ngàn đời như là một định số mà dân tộc ta không thể không đối đầu, là một hiện thực. Không để bị đồng hóa như nhiều tộc dân khác mà suốt mấy ngàn năm kiên cường chống trả quyết liệt để tồn tại, để chờ ngày khôi phục quê cha đất tổ là điều đáng cho ta tin tưởng ở tương lai và cũng là điều đáng để hảnh diện với thế giới, bởi vì nước láng giềng của ta ở phương Bắc luôn luôn nuơi mộng bành trướng mà lại đơng về dân và rộng về đất hơn ta hàng nhiều chục lần. Đối với phương Bắc áp dụng lý số Nhu trong cả ba ý nghĩa của hẳn là đúng đắn: 1. Nhu trong nghĩa nhu hòa mà không là nhu nhược: Đối ngoại khôn khéo, mềm mỏng hẳn nhiên Nhu không đồng nghĩa với nhược mà dùng phương sách nhu thắng cương. 2. Nhu trong nghĩa nuôi ăn: Hiệp thương buôn bán với đất nước có dân số cả tỉ người hẳn là nguồn lợi tức dồi dào để nuôi dân. 3. Nhu trong nghĩa chờ đợi cơ hội trở lại quê xưa: Sông có khúc, người có lúc và nước thì có vận hạn của nó. Tất cả đều vận chuyển theo chu trình, chu dịch, nên dùng Nhu trong nghĩa kiên trì chờ đợi... Lãnh thổ Việt tộc (Bách Việt) khi xưa là cả Hoa Nam bây giờ, có ranh giới tận cùng phương Bắc là sông Dương Tử; chu dịch mang nghĩa đi là trở về, thì dĩ nhiên ta được quyền hy vọng một ngày nào đó dân tộc ta sẽ trở lại đất cũ quê xưa, cùng nhau “ngược dòng Nam tiến”. Với một dân tộc kiên cường và trí tuệ, điều mơ ước này không là chuyện viễn vông: Binh pháp Tôn Tử có chỉ ra rằng phân lực chỉ là hạ sách trong sách lược để phân thắng bại. (Trung sách và thượng sách là phân thế và phân thanh: Nhất phân lực, nhì phân thế, bách phân thanh) _ Hướng Nam Hỏa Địa Tấn (). Tấn có nghĩa là tiến lên: Như ta đã rõ ở phần trên định số nước nhà về phương Nam là Địa Hỏa Minh Di (), là mờ mịt có nghĩa là phương Nam không phải con đường quang đãng được mở sẵn để đón chờ ta, nhưng dân tộc chẳng còn phương cách nào khác hơn là mở đường đi về phương này. Nói khác đi Tấn về phương này là con đường sống còn của dòng Việt trong khi chờ ngày ngược dòng Nam tiến vậy! Theo tượng qủe Tấn là: Li () trên Địa () nghĩa tiến lên trong sự sáng suốt và đơi khi cũng phải dùng đến binh lửa nữa (Muốn biết “ũTấn” thế nào xin đọc Quái Tấn trong kinh Dịch). _ Hướng Đông Lôi Thủy Giải (). Giải là cởi, là tan, là giải quyết, giải nạn... Đây là lời giải cho hướng Đông của con Thủy Lôi Truân do sự chồng hình nêu lên định số như nói phần trên. Nghĩa của Gỉai là phương cách làm cho hết kiển, hết truân, hết Bỉ. (Trong Kinh Dịch sau quẻ Kiển là qủe Giải). Thoán từ quẻ Giải khuyên: “Đi về Tây Nam thì lợi”. Và đi về Tây Nam có hai nghĩa: 1. Nghĩa đen nó chỉ hướng địa dư, nhằm chỉ ra con đường tiến của dân tộc là con 5 LI () của Hậu Thiên (nếu nối từ điểm xuất phát dòng tộc cho đến vị thế nước Việt nam hôm nay ta thấy rõ con đường tiến của dân tộc là đi về hướng Nam, hay chính xác hơn là hướng Đông Bắc Tây Nam) . 2. Hướng Tây Nam trong hình Hậu Thiên là con Khôn () chỉ Mẹ, chỉ đức nhu mì đạo đức (Theo mẹ lên núi là “Nhân giả nhạo sơn”, là đi theo đường nhân). Nếu viết con 8 hướng này sang hệ 6 nét Dịch nó sẽ là con Địa sơn Khiêm nói lên tính khiêm hạ, nhún nhường. Đó còn là lối đức trị, là con đường chính yếu để giải nạn. Ta hãy nghe lời Thoán quẻ Giải này để nghiền ngẫm mà biết ý của nó: “Giải: Lợi Tây nam, vô sở vãng, kì lai phục, cát. Hữu du vãng, túc, cát”. (Giải nạn: Đi về phương nam thì lợi, đừng đa sự, cứ khôi phục lại như cũ thì tốt (khôi phục Đạo Ông Bà, khôi phục Văn Hóa Hà Lạc ... Giải thích thêm của tác gỉa chữ “như cũ”) Khi có điều đáng làm, làm cho chóng, thì tốt (Nguyễn Hiến Lê dịch). _ Hướng Tây: Trạch Hỏa Cách (): Cách là sửa đổi, cải cách nằm trong nghĩa của cách mạng, để giải quyết nan đề “Khuê” (chống đối, chia lìa) do định (số cho đất nước được nêu trên. Và “Cách” Kinh dịch viết: Trong Dịch quẻ Cách () được đặt sau qủe Tĩnh (). Tĩnh là cái giếng, chỉ nước ao tù ngưng đọng, nước giếng muốn xài được phải phải múc sạch nước cũ nhiều cáu bẩn, rác rưới đi để thay bằng nước trong lành khác mới xài được: Đó là ý nghĩa của Cách đặt sau Tĩnh. Thoán từ Cách viết là: “Cách: Dĩ nhật nãi phu, nguyên hanh lợi trinh. Hối vong”: Nguyễn hiến Lê dịch là: Thay đổi: “Phải lâu ngày người ta mới tin được; phải rất hanh thông, hợp chính đạo thì người ta mới phục. Được vậy thì không phải ăn năn”. ý: Vì là hai hình một tròn (Tiên Thiên), một vuông (Hâu Thiên) nên khi đem chồng lên nhau, các hướng phụ các quái sẽ không trùng lập, nên ta không xét các hướng phụ khi chồng hình. Tóm lại, qua phần trình bày trên ta thấy Bát Quái không là cái bùa mà là tám con số viết theo hệ số Âm Dương Dịch số, nhằm nêu lên qui luật của vũ trụ và Đạo lý của nhân sinh. Riêng cho Việt Nam, BQ còn như là một di chúc chính trị vô cùng qúi gía của tiền nhân Việt để lại cho con cháu muôn đời... “Bùa Bát Quái” hầu như được rất trân trọng treo nơi mọi mọi gia đình Việt Nam: Treo trên đòn thượng lương, treo nơi cửa chính ra vào, nơi thờ phượng, nơi đình làng, thánh thất…và tơi còn nghe nói: trước năm 75 Bát Quái còn được treo ngang hàng với tượng Chúa Jesus nơi một nhà thờ Dòng Tên ở Sài Gòn. Sự trân trọng nầy đối với Bát Quái thật xứng đáng nếu xem nó như là một công án trong thiền môn: Hằng ngày nhìn nó, tư duy về nó…rồi sẽ có một ngày ta sẽ ngộ được nó Bát Quái không là một cái bùa trừ ma, ếm qủi mà là cuốn Sách Ước của dòng tộc mà lãnh vực ứng dụng của nó thì vô cùng, miễn sao hiểu được cái nghĩa “tùy thời chi nghĩa” của nó (Tùy thời chi nghĩa đại hỉ tai!): Hiểu được Bát Quái thì ước gì được đó! BÀI 2: HUYÊN THOẠI, DỊCH VÀ DI SẢN VĂN HÓA DÒNG TỘC TĐ NGUYỄN VIỆT NHO Huyền thoại là những lời kể lại Mong cháu con phải mãi mãi ghi lòng Bởi dấu che những bí ẩn bên trong Phải thành kính ta mới mong thấu hiểu (1) Chữ “Rồng Tiên” đây chỉ là biểu hiệu Mà người xưa mượn để chỉ Âm (_ _) Dương (___) “Ông” và “Bà” là hai thể nghịch thường Nhưng kết chặt cùng chung trong một cặp (Như thể là Âm Dương trong Thái Cực) Rồi trăm dòng từ đó được sinh ra Thể tựa như hình vẽ của Lạc Hà Từ Thái Cực nẩy sinh ra trăm trứng…(2) Trứng” hai hình, như âm dương, phải ứng: “Đông có mầy và tây lại có tao”(3) Như còn vang lời dạy của ca dao Và Hà Lạc với lời răn LI ( ), LÍ ( ) (4) Bị đô hộ ngót hơn mười thế kỷ Làm thế nào để truyền lại cháu con Làm thế nào để di chúc mãi còn Nếu không gửi ý truyền qua huyền thoại ? Hùng Vương 6 muốn truyền di chúc lại Cho Tiết Liêu trao hai bánh chưng, dầy Hình Đồ Thư (5) được gợi ý qua đây Để con cháu nhớ Rùa thần vật tổ (6) Là Sách Ước không lời xưa cổ Chấm rỗng đầy trên mu giáp Rùa Thần Trăm trứng nầy là hệ của thập phân Dùng hào vẽ thành âm dương Số Dịch Leibnitz, về sau, làm điều ơn ích Dựa vào đây chế tác digital Để mở màng cho nhân loại bước vô Ngưỡng cửa mới của ngành tin học Vì không lời nên Dịch kinh khó đọc Vì cao siêu nên lắm kẻ tranh giành Vì qúa xưa nên lắm bọn lưu manh Sửa sách sử để đoạt quyền trước tác… Sự tương đồng “sách” cổ xưa Hà Lạc Với bao nhiêu huyền thoại của nước nhà Mấy điều nầy cũng qúa đủ nói ra Cội nguồn của Đạo Ông bà: Đạo Dịch! Dẫu có kẻ cho mị ma đả kích: Cổ hũ rồi, còn ơn ích gì đây Bảo Tiết Liêu mượn hai bánh chưng, dầy Để tỏ rõ rằng đủ tài trị nước Hùng Vương 6 qua đây đã chọn được Người hiền tài để thay thế ngôi vua? Lục lại chuyện xưa, tôi muốn phân bua Rằng “Sách Ước” là Dịch Kinh dòng Việt… Hãy nuôi lấy một tinh thần bất diệt Hãy tiến lên như quái Tấn ( ) khuyên ta Hổ tương nhau như LI ( ), LÍ ( ), Ông, Bà Đừng để mất di chúc nhà truyền lại: Hoàng, Trường Sa phải ghi lòng nhớ mãi Bất động sản nầy là khẳn định của Ta Và Dịch Kinh là Sách Ước Ông Bà Là di Sản Tinh Thần dòng giống Việt! ________ (1): Lấy ý câu: “Chí thành thông thánh” (2): Đoạn văn nầy nhắc chuyện huyền thoại “Tiên” (Bà: Khôn (_ _): Âm), “Rồng” (Ông Càn (___): Dương) “đẻ con” và “chia con” nhằm gợi ý: Âm dương kết hợp sinh ra mọi loài và gợi ý tổng số chấm đen trắng trên Rùa Thần hay Bọc Âu Cơ và số chấm trên hai hình Hà đồ (55 chấm), là số của Mẹ đi “theo cha ra biển” (hình nêu lên định tính và định luật mang tính dương) và Lạc Thư (45 chấm) của cha trao Mẹ mà huyền thoại bảo rằng nửa con (nửa tương đối) theo Mẹ lên núi, nhằm chỉ ra định hình và định vị của vật chất trong không gian. Tổng số “con này đều mang gene “Rồng” (trắng) và “Tiên” (đen) nói lên vật chất đều chúa bên trong tính của cha mẹ Càn Khôn. (3): Lời Cha Rồng trong huyền thọi chia con 4): Li ( ): mang số của Lạc thư là con 45, nghĩa của nó là sáng, cũng còn có nghĩa là lệ là lệ thuộc, là vơ; LÍ: THIÊN TRẠCH LÝ ( ): là số 55 của Hà Đồ, khi viết ra Dịch số là con Thiên Trạch Lí; Lí có nghĩa là chồng lên hay là chồng. Đạo Li Lí là đao vợ chồng và cũng là Đạo của Hà Lạc và vì Hà Lạc một hình vuông, một hình tròn nên Đạo LI-LÍ cũng là đạo vuông tròn. (5): Đồ Thư: Hà Đồ và Lạc Thư, cũng gọi là Hà Lạc: Nhắc chuyện Hùng Vương 6 mở cuộc thi tuyển chọn người kế vị và người trúng tuyển là Tiết Liêu khi ông nầy làm hai bánh chưng dầy tượng trưng cho hai hình Hà Lạc. Hai hình nầy là cơ sở hình thành nền văn hóa Hà Lạc cũng gọi là văn hóa Rồng Tiên… (6): Hình đồ Rùa thần là đồ hình tạo ra bởi Hà đồ và Lạc thư, vuông tròn chồng lên nhau: Hình của Mẹ mang số 55 cũng là tổng số chấm đen trắng trên hình Hà Đồ và hình của Cha Lạc thư mang số 45 … Nguồn: http://www.anviettoancau.net/
-
Anh Thiên Đồng kính, Kiểm tra hộp thư hộ nhé, full quá rùi! :)
-
Con gà và con người Việt Nam Nguyên Thắng Gà Cao Lãnh đối với gái Tân Châu, lại còn tôn gà lên trước người đẹp! Từ trước tới nay, kẻ viết những hàng này vẫn đề quyết rằng đó là vì vần vì điệu nó quá bó buộc đó thôi. Xin các bà các cô cứ tin bằng lời, đừng có cắc cớ mà vặn hỏi hơn nữa. Hãy thương cho, đừng bắt những kẻ có máu me chọi gà phải rạch ròi phân minh bên gà, bên tình, bên nào mê hơn... "Tè té te, Te..." Mặt trời chưa ló dạng, giọng gáy cao, thanh, đã vang ven rừng, như kêu như gọi như khiêu khích. Gà trong chuồng khi ấy bừng giấc, vội vỗ cánh, cất tiếng gáy của mình lên, trầm hơn, ồ ề hơn, phụ hoạ vào bản hoà tấu chào rạng đông. Khắp đất nước Việt Nam, từ biên giới phía Bắc qua Hoàng Liên Sơn đến vùng đất phèn Cà Mau rặt những tràm, bần với đước, không đâu có rừng mà không có mặt anh gà rừng. Cái anh chàng thậm hay dắt đàn mái của mình đi kiếm ăn chung với những đàn công. Dân Sài Gòn chỉ cần ra đến Trảng Bom, nhẹ bước len vào ven rừng là đã có thể ngắm cảnh công, gà lẫn lộn cùng đi kiếm ăn. Và phải nói là bên cạnh con công rực rỡ một màu xanh lá cây lấp lánh những mặt nguyệt, thì anh gà rừng trống cũng chẳng nhượng oai phong. Lông mã ở cổ ở lưng óng ánh, từ vàng ấm chuyển qua da cam đến đỏ mận, từ vai ra đến đầu cánh là màu cánh dán, rồi đồng đỏ, rồi tới lớp lông cánh đen nhánh; đuôi dài có cặp lông vút cong, xanh đen chiếu ánh lục. Một anh chàng ai đã biết qua thì chẳng dễ gì quên được, mà lại sinh sống như hàng xóm láng giềng với con người, thời buổi hoang sơ lại càng là thân cận, lẽ nào không có chỗ đứng trong huyền thoại của người Việt? Thế mà tìm mãi không ra. Chính vì là huyền thoại Việt đã tan nát, chỉ còn sót lại ngày nay một vài mảnh vụn. May là còn đó sử thi Mường Đẻ đất đẻ nước (1), còn ghi nhớ những huyền thoại xa xưa, khi mà văn hiến Trung Hoa chưa tràn ngập xã hội, ngôn ngữ, văn hóa làm cho người Kinh quên mất đi nhiều chuyện thuở mà Việt Mường còn là một. Nào, chúng ta hãy cùng nhau lần dở những cảm nhận, suy tư lý giải thời thuỷ tổ để tìm xem anh chàng gà được đứng ở vị trí nào trong hệ miêu tả lịch sử vũ trụ và con người Việt Mường cổ xưa. Sử thi kể rằng ban đầu đất trời hỗn mang: Vùng đất ngày xưa còn bạc lạc, Vùng nước ngày xưa còn bời lời, Trời với đất còn dính làm một. Nhưng rồi có một lần, mưa, mưa dầm, mưa mãi, Nước vượt khỏi bảy đồi, Nước dâng qua chín đồi bái, Năm mươi ngày nước rút, Bảy mươi ngày nước xuôi, Nước rút dọc có lối ra, Nước rút ngang có lối tránh, Mọc lên một cây xanh xanh, Cây xanh có chín mươi cành, ... Cây ấy sinh ra ông Thu Tha, bà Thu Thiên, hai ông bà: Ra truyền: làm nên trời đất, Ra truyền: làm nên lứa đôi Cây chết đi sinh ra các mường, sinh ra con người đầu tiên là mụ Dạ Dần, mụ Dạ Dần đẻ ra hai trứng, nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ. Hai con gái vua Trời xuống chơi dưới mường trần, lấy Bướm Bạc, Bướm Bờ sinh con, đẻ cái. Con út là chim Tùng trống, chim Tót mái. Trứng chim Tùng chim Tót đem ấp. Bỗng thấy nứt trứng pỏ, Thấy nở trứng chiếng, Nghe ồn ào tiếng Lào, Nghe lao nhao tiếng Kinh, Nghe ình ình điếng Mọn, Nghe nhốn nháo tiếng Siêng Quan, Nghe xôn xao tiếng Thái, Nghe hổi hải tiếng Mán, Nghe nháo nhác tiếng Mẹo ... Thoại kể các vùng mường Hà Sơn Bình gần với truyền thuyết Âu Cơ hơn: Chim Ây, Cái Ứa sinh ra một trăm trứng. Chín mươi bảy cái nở trước thành 50 người Kinh đi về miền đồng bằng và 47 người Mường, người Thái, người Lào ngược lên vùng rừng núi, ... Đã có trời có đất có nước, có người rồi nhưng ngày tháng vẫn chưa có. Khi ấy ông Cuông Minh Vàng Rậm, nàng Ả Sấm Trời khai mỏ đồng: Đúc được chín mặt trời, Đúc được mười hai mặt sáng (mặt trăng), Mặt trời mọc lên ràng rạng, Mặt sáng mọc lên hừng hừng, ... Nắng nhiều, nắng quá lắm, đến nỗi Tìm nguồn chẳng ra nước mà uống, Làm nương chẳng nên lúa nên màu, ... Lúc ấy có họ nhà Ngao, vốn là thần nỏ: Tay trái vít dây nỏ lăm lăm, Tay phải lắp tên bương vòm vòm, ... Tên bắn sang, mặt sáng rùng mình, Tên bắn trúng, mặt trời rơi rơi, Rụng mặt trời, trời tối như bưng, Tối như vào thung xanh hang đá, ... Bắn rụng hết tám, ai là người đứng ra kêu cho mặt trời duy nhất còn lại lên khỏi chân trời? Ai giải cho được nỗi sợ miên man, ngấm ngầm của người thượng cổ, chẳng biết rồi đây mặt trời có trở lại đuổi đêm tối đi cho con người có được một ngày mai hay chăng? Quyền lực huyền bí của con gà ải (gà rừng) chính là đó: Nó gáy một tiếng ở đằng đông, Gáy vồng sang phía đằng tây, Mặt trời nghe tiếng con gà ải, Mặt trời lên rải nắng vàng, … Rồi mường đón Lang Cun Cần lên đứng đầu. Lang được rùa vàng dạy cách thức làm nhà, cột nhà như chân rùa, mái nhà như mai rùa, đòn nóc như xương sống , xếp rui như sườn dài sườn cụt, chái như đuôi rùa, ... ; được Tun Mun đến xin thần Tà Cắm Cọt cách thức làm ra lửa, Mun Mòng đi cõng nước về; được nàng Dặt Cái Dành lên mường trời xin Ả Tiến Tiên Mái Lúa các giống lúa. Đã có gạo ăn, đã học được lang Khấm Dậm cách làm rượu nhưng nhà Lang Cun Cần Dưới sân chưa có lợn chạy ra , Chưa có đàn gà gáy khuya dậy sớm, ... Nàng Dặt Cái Dành lại lên mường trời, Đưa được lợn đực làm giống, Cõng được lợn cái làm nòi, Quảy đôi gà ri ... về nhà lang cho sinh sôi nảy nở, và nàng Dặt Cái Dành Truyền mẹo cho cả mường, Nuôi lắm gà vàng, Nuôi sang lợn béo, Đồng chì tam quan hết thiếu lợn chạy ra, Đã lắm gà gọi khuya, gọi nắng ... Tiện lợi biết chừng nào! Gà nhà cũng như gà rừng có phép gọi cho mặt trời mọc, cho tan bóng tối, cho nắng vàng lên, cho xanh ruộng lúa, cho đẹp nương dâu. Mà nào phải chỉ có bấy nhiêu mà thôi đâu. Từ ấy, khách đến chơi nhà, trong sân đầy đủ gia cầm, có thể ... nướng gà cong cựa, Dọn cỗ dọn bàn, Dọn cơm ăn rượu uống, Khách khen khách chuộng ... Chủ khách hể hả. Chỉ khổ thân anh gà. Đã đành là anh có uy quyền huyền bí, tiếng gáy của anh ra lệnh cho mặt trời mọc, cho đều đặn ngày lại ngày cứ mãi mãi tiếp nối nhau xua bóng tối ban đêm. Nhà nhà phải chuộng anh, nuôi nấng anh để bảo đảm cho ngày mai trời lại sáng. Nhưng anh đã ra thân chim lồng cá chậu. Da anh lại béo, thịt anh thơm, và thêm thơm ngon gấp bội khi biết đáp ứng yêu cầu "cục tác lá chanh" của anh. Người Kinh ai là kẻ còn biết đến anh như một uy quyền cầm chịch cho thời gian? Tuy nhiên còn rơi rớt lại vài tục lệ dựa trên lòng tin vào anh làm phương tiện cho người phàm mắt thịt hé nhìn vào thế giới huyền bí. Hẳn có những anh những chị còn nhớ tục trong nhiều gia đình, gà đem cúng rồi, cặp chân để xem bói. Một tục tương tự với lối bói chân gà ấy đã được ghi trong khúc ca Cổn Chu Kéo Lội kể chuyện Bù Lạch, Bù Lèm đi chặt cây thần Chu Đá Lá Chu Đồng về xây dựng cung vua Dịt Dàng. Đoàn quân Ngựa đi đông như đàn dòi, Voi đi đông như đàn kiến, Trống tiến trước tiến sau, Gươm giáo như lau như nứa ... Đi bốn mươi thợ già, Đi ba mươi thợ trẻ, Đi để đánh rìu rèn dao ... Giữa đoàn quân, lính và thợ, ta nhận thấy Có chí ông mo già, Mang xương gà bán bói ... Công việc trọng đại, không thể thiếu thày mo bói giúp cho lãnh đạo quyết định được sáng suốt. Bói xương gà hẳn là rất tiện trong quân lữ. Và cho những ai ăn thịt gà! Chắc vì thế mà đến những năm gần đây còn người Kinh biết bói chân gà. Chẳng hay còn ai biết một cách dùng gà để bói khác được nhắc đến trong đoạn Lang Cun Cần lấy em gái là nàng Vạ Hai Chiêng làm vợ, Trời nổi cơn giữ, Cử cơn bão cơn dông, ông phải trốn vào rú ... Bấy giờ, Chu chương mường nước, Phải sợ phải lo, Vội xách bu gà ra xem bói ... Dù sao đi nữa, ngoài việc bói toán, gà có mặt trong mỗi dịp đình đám. Như đám cưới mường, trong các lễ vật của đằng trai Có khiêng bánh, khiêng cơm thịt gà mở cổng ... Và phong tục thách cưới Mường, theo bản lưu truyền ở Thạch Thành, thì lễ vật đằng trai Lang Cun Cần phải đem đến nhà gái Có gà chín cựa, Có ngựa chín cương, Có vàng chín trăm nén, na ná với truyền thuyết Việt ở Hà Đông, Sơn Tây kể chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh, lễ hỏi có Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Gà dùng làm lễ vật để cho con người giao cảm với thế giới thiêng liêng, để cho quỷ thần phù hộ trở thành tục lệ "gà thờ" của một số làng đồng bằng sông Hồng. Chúng ta cứ đọc lại truyện Con gà thờ của Ngô Tất Tố mà xem. Từ thái độ xử sự đến lời lẽ thành kính của nhân vật ông chủ nhà trong truyện, tất cả đều toát ra tính chất thiêng liêng khi con gà trở thành lễ vật. Ông ta phải thân hành đến tận làng Hồ, lăn lóc suốt mười mấy ngày để kén cho được giống khi lớn nặng ít nhất là năm cân ta, và chọn được hai con gà con mới bỏ mẹ. Mua hai con là để phòng trong thời gian nuôi dưỡng hai năm chẳng may có mất đi một thì vẫn còn một. Nhưng khi đã chọn để làm lễ vật rồi, "Nhờ giời nếu nó còn cả thì, một con lễ đình, còn một con nữa tôi đem lễ chùa, chứ không dám bán mà cũng không dám ăn. Vì rằng mình đã thành tâm nuôi về việc thờ, nếu đem bán hay ăn, ấy là đắc tội với quỷ thần". Và sau khi đã sửa lễ ra đình để trình với "đức thượng đẳng" là đã mua được gà, phải làm chuồng riêng cho gà ở. Lấy nước cho gà uống, tung thóc cho gà ăn đều tự tay ông chủ nhà làm lấy không dám giao cho ai, sợ không được cẩn thận mà mất tinh khiết đi. Bà mẹ ông chủ nhà bị ốm nặng, thế mà bà cụ gạt phắt không cho gọi con lên thăm vì cớ "Việc thờ không thể nói chơi. Cứ để thầy mày trông nom cho gà. Gọi lên làm gì!". Gà hơi ể mình một tị, ông chủ bỏ cả cơm nước, gắt vợ, gắt con; theo ông, gà mắc bệnh là do vợ con ông ta không thành kính mà ra: "Đã bảo không được gọi " người " là gà, cả nhà không đứa nào nghe! ..., nếu như " người " có làm sao, chúng bay còn khổ với ông! Ông thì tống cổ mẹ con nhà mày!". Kính cẩn đến từng tiểu tiết một. Kỹ thuật luộc "gà thờ" thật khác thường. Ngô Tất Tố tỉ mỉ ghi rằng: " ... Dùng tre làm cốt và dây cuốn ngoài, họ buộc cho hai cơn gà ngỏng cổ, giương cánh, đứng trên mâm ...., làm cho con gà thành ra cái hình con phượng ngậm bức cuốn thư. ... Luôn trong một lúc họ bắc bếp đến sáu chiếc nồi ba mươi, nồi nào nước cũng gần đến miệng. Nửa đêm, cả sáu nồi đều sủi. Người ta liền bưng cả hai mâm gà xuống đó. Dưới hai ngọn đèn hai dây sáng như ban ngày, năm sáu cái gáo chĩa vào các nồi múc nước dội từ đầu gà trở xuống. Và cứ dội luôn như thế không lúc nào ngơi, hết nồi nước ấy, họ lại nấu nồi nước khác, trong bếp không lúc nào không sẵn nước sôi. Dội đến sáng thì gà vừa chín. " ... Công cuộc chia cỗ, Ngô Tất Tố cũng tả sinh động trong truyện Nghệ thuật băm thịt gà. Ta hãy xem anh mõ làng chia phần một con gà "không nhỏ lắm, ước chừng một người ăn cố mới hết ": ..."Tiếng dao công cốc đụng vào mặt thớt nhịp nhàng như tiếng mõ của phường chèo, không lúc nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng nào như miếng nấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may. ... Té ra cái mình con gà, hắn đã băm được 92 miếng." Luộc gà đã là một nghệ thuật – gà đứng trên mâm đồng như con phượng xoè cánh mỏ ngậm hoa, thịt vừa chín tới, toàn thân không một nơi nào bị nứt da – thì chặt thịt gà cũng chẳng kém gì, phải ba đời làm mõ cha truyền con nối mới thành thục. Ấy cũng là hệ quả của quan niệm "Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp". Vào thời buổi mà Ngô Tất Tố viết loạt phóng sự Việc làng quan niệm đó đã sinh ra nhiều tập tục hủ lậu. Thời gian trôi qua, cuốn theo chiều gió biết bao tục lệ làng xã. Ngày nay, đặt mình vào chỗ người xưa thành tâm tin tưởng trong lễ vật có phần thiêng liêng thần bí của quỷ thần thì "miếng thịt giữa làng", ngoài sự kiện khẳng định quyền bất khả xâm phạm của mỗi người dân trong xã hội làng xã, còn thêm kích thước thần bí, cá nhân hoà mình vào cộng đồng dân làng trong giao cảm với quỷ thần, cùng thọ hưởng phúc lành do thần linh phù hộ. Tuy nhiên từ quan điểm xem gà như là một sức mạnh thần bí gọi cho mặt trời mọc hay như là lễ vật để người giao cảm với quỷ thần, thì không sao lý giải nổi những nét tình cảm thân mật trong ngôn ngữ thường ngày. Cái từ "người" mà ông chủ nhà dùng trong truyện Con gà thờ là ngôn ngữ của một kẻ kính cẩn cúi đầu trước thần linh, hai tay nâng con gà lên, đưa nó vào cái thế giới phi nhân, xa lắc xa lơ thế giới người trần mắt thịt. Trái lại, trong trò chuyện hàng ngày ta hay đem người sánh với gà và nhiều khi coi gà hệt như người. So sánh từ hình dáng như dè bỉu "Cái đồ mặt gà mái!" cho đến tính tình, cư xử. Gặp người làm ăn đầu voi đuôi chuột kiểu Trình Giảo Kim chỉ được ba búa, bà con ta hay buột miệng phán: "Ối chào! coi bộ tịch dữ dằn vậy chớ chỉ giỏi có nước nạp". "Giàng nạp" là lúc hai con gà mới xáp vào không mổ cắn mà vỗ cánh tung chân lên đá, thường chưa ăn thua gì, phải sau đó vô "giàng kèo" gà cắn vào lông, vào da nhau mà đá, khi ấy trận đấu mới thật sự quyết liệt. Lại có một cụm từ hay thần sầu để tả người con gái dậy thì, hôm trước còn là bé gái chẳng thấy gì đặc sắc, hôm sau bỗng da thịt mơn mởn nụ hoa mới hé, tươi mát như trái đào tơ, dáng di uyển chuyển dịu dàng như dòng suối chảy. Cô bác, anh em trầm trồ "Úi chu choa! Con nhỏ trổ mã con gái!". Thật quá đỗi bất ngờ, cái lối ví von đem trạng thái bé gái thoát vỏ kén tuổi thơ mà nên duyên nên dáng phụ nữ cho sánh với chú gà choai lột xác, đang mờ nhạt trong đàn hốt nhiên bay vọt lên bờ dậu vỗ cánh cất tiếng gáy đầu tiên, người người chóa mắt vẻ hiên ngang một kẻ mới nhận ra mình là dũng sĩ, chói chang màu sắc lông mã mới trổ. Phải là những kẻ, ngày lại ngày, chẳng bao giờ biết chán, say sưa ngắm gà và ngắm người, bằng con mắt và bằng tấm lòng; chẳng hạn như những ai hay hát hay hò: Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu ... Gà Cao Lãnh đối với gái Tân Châu, lại còn tôn gà lên trước người đẹp! Từ trước tới nay, kẻ viết những hàng này vẫn đề quyết rằng đó là vì vần vì điệu nó quá bó buộc đó thôi. Xin các bà các cô cứ tin bằng lời, đừng có cắc cớ mà vặn hỏi hơn nữa. Hãy thương cho, đừng bắt những kẻ có máu me chọi gà phải rạch ròi phân minh bên gà, bên tình, bên nào mê hơn. Làm ra quyết liệt thì chẳng khác dồn hắn ta vào tình thế như hồi còn nhỏ chị đi chợ về, cho bánh mà lại vấn nạn: "Nào, nói cho chị nghe em yêu bánh hay yêu chị?" Xét để mà thương, cái máu me này đã có từ xưa, xưa lắm, có trời may ra mới biết nổi là nó đã lậm vào da, vào thịt, vào tâm hồn từ khi nào. Chỉ thấy rằng từ thời xa xăm, ngày Lang Cun Can chia đất cho con, ông bà ngoại đã căn dặn cháu: Tháng tư, người ta rủ nhau đi chọi gà, Cháu chớ đi chọi gà ... Và vào một thời điểm chính xác hơn, sử sách còn ghi việc thế kỷ thứ 13 Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn răn đe tướng sĩ khi năm mươi vạn quân Nguyên rầm rập đe doạ biên cương: Có kẻ lấy chọi gà làm vui, có kẻ lấy đánh bạc làm thú ... Lỡ ra quân Mông Thát đến thì cựa gà trống không thể đá thủng giáp giặc, thuật đánh bạc không thể làm mưu quân ... Bấm đất ngón tay, sơ sơ ít nhất cũng là đã bảy tám trăm năm rồi. Mà vị tiết chế thống lĩnh thiên hạ chư quân sư, cũng như bà ngoại trong sử thi, và còn bao nhà cầm quyền khác sau đó quá lo! Giặc đến, tướng sĩ máu mê chọi gà ấy đã xăm chữ "Sát Thát" trên mình, đánh tan những đạo quân hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Mê gà thì chẳng riêng ở đất Việt mà còn nhiều nơi khác. Trong một công trình nghiên cứu sâu sắc trò đá gà C. Geertz (2) có nhận định: Ai đã sống ở Bali trong một thời gian nào đó thì thấy rành rành là về tâm lý người đàn ông Bali đồng nhất hóa một cách sâu đậm bản thân họ với gà của họ. Mê, mê tít mê tơi, có lẽ người Nam Dương được tám lạng thì người Việt cũng phải nửa cân. Tuy nhiên trong quan hệ người dân Việt và gà chọi có điểm khác với sự kiện Geertz nhận xét nơi người Bali. Quả là chủ gà người Việt biết rõ chi ly về súc lực độ bền con gà của mình. Quả là biết tường tận tính tình nó ra sao: qua các đợt "sổ" nghĩa là bịt cựa cho đá tập đợt, đã cho nó chạm trán với các con gà khác chẳng có lối đá khác biệt nhau, để biết nó ứng phó với từng loại đối thủ, cao hơn thì thế nào, thấp hơn ra sao; khi gặp con gà chui đầu trốn dưới lườn, khi phải địch thủ chơi trên dằn cổ nó xuống, nó trả đòn có điểm nào kém, điểm nào hay. Chẳng những biết nó có đòn độc hay không, trổ đòn độc ra lúc nắm đầu hay nắm vai địch thủ, biết nó thuận cả bên trái lẫn bên phải hay chỉ thiện nghệ một bên. Còn tìm biết cho rõ những yếu kém của nó như cái đầu hơi khờ, như nước khuya đôi cánh hay xệ, vân vân và vân vân ... Biết chuẩn xác, chính vì đã không đồng hóa con gà với bản thân mình, vì biết nhìn gà với một khoảng cách. Vì lẽ, không hiểu gà cho thật khách quan thì có gà hay mà ôm đi đá cũng thường chỉ chuốc lấy cái thua. Tôi không bao giờ quên lần bác T., một người nổi tiếng giỏi đá gà, nghiêm khắc rỉ tai: "Bộ mày quên gà là anh hùng rồi sao!" khi thấy tôi mới phiến phiến xem qua chưa kịp cân nhắc lợi hại hơn thiệt đã a thần phù muốn làm sổ ghi tiền "độ" để cho con Ô Miến Điều của tôi "đụng" với con Ó Mã Lại từ Cần Thơ lên. Và tôi chợt hiểu tấm lòng những kẻ gánh trách nhiệm "cáp độ", trân trọng gà như tráng sĩ, đến trường đấu chỉ có một sống một chết. Tính mạng và danh giá hoàn toàn giao phó vào tay người. Chủ giỏi thì sở trường tài nghệ được thi thố, phần thắng nghiêng về mình, chủ kém nhè chỗ yếu của mình lại đưa cho đối thủ cứ đó mà ghè thì chỉ biết lấy cái chết đền bù cho cái khờ cái dại của chủ. Nghệ thuật "cáp độ" là đó. Gà mình hay đòn đá hầu, cắn vào họng mà đá, đòn đánh dập khí quản cho đối thủ nghẹt thở, cựa đâm thủng hầu, thủng họng, cựa lọt vào "hang cua" tên gọi chỗ trũng bên vai - cắt đứt động mạch dưới đòn ở ngay nơi đó, địch thủ chết không kịp ngáp; đã biết vậy thì phải "cáp" với con gà cao hơn cái đầu, gà mình đưa mỏ là chụp dính hầu dính cổ, tha hồ thi thố đòn độc. Lại kì kèo bên địch chấp thuận gà mình nặng cân hơn, viện cớ mình đã phải chịu ẹp để gà họ cao vượt cả cái đầu. Được thuận đòn lại hơn cân hơn sức, chưa vào sới là đã thủ phần lợi thế. Trái lại, sức mình bền đó, đòn mình mạnh đó, rủi mắc phải tật cái đầu chạy hơi khờ, chủ đã chẳng biết tìm cho địch thủ chỉ biết nắm vai đá, lại nhè bắt đấu với con gà đá sỏ thiện nghệ thì có khác chi đưa đầu mình cho nó khẽ, láng cháng không khỏi bị một cựa ngay "ông địa" - nơi đỉnh đầu sát sau mồng - hay ngay mang tai. Khi ấy cho là có mạnh mấy đi nữa cũng chỉ còn nước lăn đùng ra thua trận. Có quan niệm gà là anh hùng mới có giai thoại sau đây. Ông Đỗ Văn Y - về sau làm An Hà ấn quán ở Cần Thơ - hoạt động phong trào Duy Tân, bị Pháp bắt. Ông ở lại Pháp học ít năm. Khi về nước, đồng chí cũ bày tiệc khoản đãi. Muốn dọ lòng ông, tiệc vui, ra đầu đề Gà trống hạn vận mò, o, ô, cô, phụ. Ông Y làm bài thơ rằng: Đêm khuya thức dậy tối đen mò Cất tiếng kêu người gáy ó o Rơi máu trường nhung lòng chẳng gớm Xàu mình chiến hậu tiếng không ô Dòng nòi quyết giữ thân tròn vẹn Cựa sắc nào nài phận quả cô Một độ ăn thua trời đất biết Ân đền nghĩa trả cái công phu Tiệc tan, có người mật báo với Pháp ông Y về nước hội họp đồng chí mưu tính đại sự, có mấy câu thơ làm bằng ... Chuyện xưa đã lui vào dĩ vãng chẳng mấy ai còn nhớ. Đầu năm Quý Dậu xin nhắc lại mua vui, thành tâm cầu chúc người Việt đối đãi với nhau được như người thời trước đối với con gà, để cho ai ai cũng có điều kiện đem tài mình ra đá đáp với thách thức của thời đại; dân Việt không bị biến thành ra đàn gà công nghiệp chỉ để thịt, để đẻ ra đôla. Nguyên Thắng (1) Những trích dẫn về huyền thoại Mường đều lấy từ Hoàng Anh Nhân, Tuyển tập truyện thơ Mường (Thanh Hoá) Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1986 và Trương Sĩ Hùng, Sử thi thần thoại Mường, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, Hà Nội 1992. (2) Clifford Geertz, Deep play : Notes on the Balinese cockfight, (canh bạc lớn: ghi chép về đá gà ở Bali), Daedalus, Vol 101, no 1, 1972. Nguồn: www.diendan.org
-
Tết Trung Thu của người Việt hay Trung Hoa? Rất mong được mở mang thêm từ các ACE trên diễn đàn. Dưới đây là vài quan điểm: Tết Trung Thu: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa :::Khải Chính Phạm Kim Thư ::: I.Tết Trung Thu Theo phong tuc người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ." II. Nguồn Gốc Tết Trung Thu Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu. Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt. Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu. III. Ý Nghĩa Tết Trung Thu Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trumg Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Sau này, điệu hát trống quân đã được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc đại phá quân nhà Thanh vào năm 1788. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà, ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi người ta đánh trống theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu hát trống quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không có phong tục này. Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.” Trong dịp Tết Trung Thu, các em ở những lớp Việt Ngữ có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “ Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.” Bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” còn hai đoạn nữa, nhưng chúng tôi không nhớ hết để chép vào đây. Lời và nhạc thật là vui tươi, dễ hiểu, và dễ hát. Đa số các em nhi đồng đều thuộc bài này để hát vào dịp Tết Trung Thu. Người Trung Hoa không có sinh hoạt này. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này. Ngoài ra, các thi nhân cũng nhờ có trăng thu mà đã sáng tác bao bài thơ về trăng thu và mùa thu, kể sao cho xiết! Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Chúng ta cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này. Chúng tôi xin chân thành tuyên dương các hội đoàn người Việt ở hải ngoại đã và đang tích cực tổ chức Tết Trung Thu hàng năm cho trẻ em có dịp vui chơi để phát triển cả về thể chất, trí tuệ, và tình cảm của con người Việt. Vai trò của phụ huynh rất là quan trọng trong việc khuyến khích các em tham gia ngày Tết Trung Thu do các hội đoàn tổ chức, và nhất là sự đóng góp tài chánh của quí phụ huynh vào việc tổ chức Tết Trung Thu cho các em lại càng thiết thực hơn. Trong năm Quý Mùi, 2003, ngày Tết Trung Thu là ngày 11 tháng 9 năm 2003, tức ngày 15 tháng tám năm Quý Mùi. (Từ Đặc Trưng) Nguồn:http://tvvn.org/f21/ta-t-trung-thu-ngua-n-ga-c-va-nghae-7441/ (Còn tiếp)
-
Mời các bạn tham gia giải một bài toán dân gian: Hai người đi buôn bán trâu Muốn đổi được lợn phải qua khâu đổi gà Cả hai bàn tính gần xa Trâu ông bằng số trâu ta. Nhập bầy '' Một trâu đổi được bầy gà Gà bầy bằng số đâu trâu này'',là buông ! Được gà rồi đi kiếm chuồng ''Mỗi lợn phải tình đổi luôn mười gà Đổi xong dư số gà ra Đổi thêm chú lợn mén để mà dễ cưa đô.'' Câu hỏi: Người nhận lợn choai phải được bù mấy con gà mới công bằng? B) B) :P :P :lol:
-
Tục ra gà - Một nét văn hóa ở Chu Hóa, Phú Thọ Ở xã Chu Hóa (Lâm Thao), tục ra gà cho các bé trai sinh trong năm có từ thời phong kiến cách đây hàng trăm năm. Đến khi hòa bình lập lại, đình làng trở thành nhà kho HTX nông nghiệp, tục ra gà tạm thời bị quên lãng. Song 10 năm trở lại đây, đình làng được khôi phục, theo đó tục ra gà được coi trọng và trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Tục ra gà được 2 làng: Làng Thượng và làng Hạ duy trì và bảo tồn. Thời phong kiến, tục ra gà vào ngày mùng 5 tết được tổ chức rất công phu: gia dình nào sinh được con trai (gọi là Đinh), Sẽ chọn một con gà trống từ 3-4kg (không chọn gà thiến), trước Tết 4-5 tháng nhốt gà vào lồng, hàng ngày bón cho gà ăn 3 lần/ngày bằng cơm nóng trộn cám gạo loại 1. Đến ngày 5 tết, gia chủ mổ gà, thổi xôi làm lễ gánh ra đình làng. Lễ cúng bắt đầu từ 1 giờ sáng, lần lượt từng gia đình nhờ các cụ già thông thao cúng lễ sau khi cúng xong trời vừa sáng, tổ chức thi xem con gà nhà ai to đẹp nhất. Mọi người tin rằng gà càng to, đẹp thì đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Sáng ra, dân làng đến xem rất đông và cùng nhau hưởng lộc ngay tại đình. Ngày nay, các gia đình không tổ chức bón gà được mà chọn con gà trống to cỡ 3,5-4,5kg, cúng xong mang về nhà mời anh em nội tộc đến ăn mừng cho dòng họ có thêm 1 cháu trai khỏe mạnh. Không chỉ các cháu sinh ra ở 2 làng trên được làm lễ ra gà mà cả các cháu sống với bố mẹ ở mọi miền của Tổ quốc thì ông bà, họ hàng ở quê vẫn tiến hành làm lễ ra gà khi có thành viên mới chào đời. Tục ra gà ở 2 làng Thượng và làng Hạ ở Chu Hóa mang đậm tính chất tín ngưỡng về phong tục thờ cúng phật ở đình làng của người Việt cổ. Thông qua hình thức này, ngay từ khi sinh ra, con người đã gắn chặn với tổ tiên, cộng đồng. Đây là nét đẹp truyền thống văn hóa của một làng quê cần được bảo tồn để thế hệ con cháu luôn luôn nhớ về cội nguồn, quê hương. Cùng với tục ra gà, ở Chu Hóa còn nhiều lễ hội như: Hát đúm, chọi trâu... vẫn chưa được khôi phục. Rất mong sự quan tâm của ngành văn hóa, các cấp, các ngành để Chu Hóa trở thành điểm dừng chân hất dẫn trong hành trì du lịch về cội nguồn. Nguồn: bentinhyeu.info
-
GÀ CÚNG GIAO THỪA Theo quan niệm của người Việt Nam chúng ta con gà là loại tam sinh nó đại diện cho trời, đất, nước vì: Đầu giống rồng, mình giống công, đuôi giống tôm. Không những thế gà theo chữ Hán còn gọi là kê mà kê nghĩa là vàng. Thích vì lẽ đó nhà ai Tết đến mâm cỗ cúng giao thừa cũng chuẩn bị con gà để cúng. Nhà tôi cũng vậy! Tuy bây giờ mẹ tôi đã ngoài 80 tuổi nhưng mẹ tôi bao giờ tối 30 tết tuy không trực tiếp thịt được gà để cúng giao thừa nhưng mẹ luôn nhắc con dâu thịt gà cho cẩn thận để làm lễ cúng giao thừa. Để có được con gà cúng giao thừa cho vừa ý, cho đẹp việc đầu tiên phải chọn gà rất kỹ. Con gà trống mào phải đỏ tươi (chưa đạp mái người ta vẫn gọi là gà trống cưỡng) gà mào tươi rồi song phải nhú cao đều nhau, lông mượt nhanh nhẹn, da căng vàng, ức đầy, chân nhỏ (tức là loại gà ri thịt mới thơm) gà nặng từ 1,2 kg đến 1,4 kg là vừa, gà to quá bầy không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Ngày trước mẹ tôi còn khỏe, bao giờ mẹ tôi cũng nuôi lấy mươi con gà trống cùng lứa, đến tết mẹ chọn những con gà như thế để cúng giao thừa, bây giờ các con đi công tác cả nên việc chăn gà không được như xưa. Mẹ tôi dặn con dâu đi chợ mua gà về cởi trói chân gà ra nhốt vào chuồng lấy nửa ngày rồi hãy thịt, mẹ tôi giảng giải rằng: Nếu không thả gà cho nó đi lại thì máu nó làm sao lưu thông được, nếu thịt gà ngay máu tụ ở giữa các khuỷu chân gà thì cho nhà năm nay có động mồ mả, nếu đọng máu nhiều ở xung quanh cẳng gà thì cho rằng chú bác, anh em năm nay bất hoà, đấy là chưa kể máu đọng ở các kẽ chân gà thì cho rằng năm nay nhà ta khuynh gia bại sản. Tuy rằng những điều này không phải là linh nghiệm nhưng mẹ tôi cứ cẩn thận dặn như vậy. Tôi thì nghĩ rằng dù sao đi chăng nữa chân gà mà đen thì con gà cúng cũng không đẹp lắm. Làm gà cũng phải công phu hơn gà làm các món ăn khác vì đây là gà cúng. Trước tiên vặt lông ở dưới tai gà, dùng dao sắc cắt một nhát không quá sâu cho tiết ra hồng rồi hứng vào bát, trong bát cho một chút nước để tiết gà xốp, mịn. Khi cắt tiết không cầm đầu gà chặt quá dễ bị tụ máu, đầu gà dễ bị đen, điều này mẹ tôi nhắc nhiều lần tuy rằng mẹ biết chúng tôi đã thuộc. Khi cắt tiết gà phải để cho chảy hết máu, nếu để gà đập cánh trong chậu nước đun sôi thì dễ gãy cánh, không tạo được con gà đẹp. Cắt tiết gà xong, nhúng gà vào nước nóng khoảng 70oC (pha 4 phần nước sôi, một phần nước lạnh) nếu nước ở 100oC gà non dễ bị rách ra. Nhổ sạch lông bóc màng chân, bóc vỏ sừng, sát muối toàn thân để tẩy hết mùi của lông, rửa gà nhiều lần cho sạch. Sau khi làm lông, rửa gà sạch đến khâu mổ gà được coi là khâu rất quan trọng. Gà mổ moi chứ không được mổ phanh. Muốn mổ gà moi được đẹp khâu đầu tiên là cắt đứt đoạn da ở diều, lôi diều và cuống họng ra, cắt ngang bụng dưới cách hậu môn 2-3cm (vết cắt dài khoảng 4 cm) lấy nội tạng da, khoét hậu môn để lòng rồi khỏi thân gà. Sau đó làm lòng sạch để ráo nước. Dùng lạt buộc cổ giữa hai cánh gà định hình như con gà sống cổ vươn cao, hai cánh xoè như hai cánh tiên, đôi chân cài vào trong bụng cho gọn. Luộc gà phải chọn nồi sâu lòng, cho nước vào nồi ước lượng đủ ngập gà (chú ý nước luộc gà phải ở 50oC mới cho gà vào vì làm như vậy gà ít tiết nước gà ra, giữ được độ ngọt cho gà). Cho muối, gừng, hành đập nát vào nồi để gà có mùi thơm lâu. "Lưu ý gà phải xấp khi chín mới đẹp. Khi đun sôi rồi thì hạ nhiệt đun nước sôi lăn tăn" nếu đun lửa to gà dễ bị nứt da. Rồi cho tiết vào luộc, khi gà nổi lên, nước có nhiều váng béo, dùng tăm xiên thử vào đùi gà, thấy nước tiết ra không đỏ là gà đã chín vớt ra nhúng gà vào nước sôi để nguội, rửa sạch da gà, để ráo nước. Xoa một chút mỡ gà tạo cho da gà vàng, béo mọng để lâu da không bị nhăn nheo. Đặt gà lên đĩa to, tháo dây bầy ngay ngắn, mỏ cài bông hoa hồng đỏ rực (tiết, lòng bầy dưới bụng gà) bầy thêm một đĩa muối tiêu, chanh, ớt thái mỏng và một ít lá chanh thái chỉ cho thêm phần hấp dẫn. Làm được con gà như ý cả gia đình rất vui, yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. Lê Văn Cơ http://www.vhttdlvinhphuc.vn
-
Con gà trong văn hóa Việt Con gà xuất hiện sớm nhất trong văn học dân gian ở đồ sính lễ của Sơn Tinh đi hỏi Mỵ Nương công chúa. Mà đó là giống gà đặc biệt trong bộ ba giống thú lạ gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Gà là loại gia cầm quen thuộc trong cuộc sống con người, vừa để ăn vừa để chơi. Chơi thì có giống công, trĩ, gà lôi, gà chọi. Con công, được ví như hoa hậu của các loài chim, thật ra là một giống gà có bộ cánh sặc sỡ. Nuôi chim công, chim trĩ ngày xưa chỉ các tầng lớp quý tộc mới có. Còn để làm thức ăn có đủ các giống gà ngon thịt, nhiều trứng như gà ri, gà rừng. Một số tên địa danh đã gắn với tên gà thành đặc sản như gà Hồ, gà Đông Cảo... Trong thơ của bà Huyện Thanh Quan có câu "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc, thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Cái gia gia ở đây chính là chim gia gia hay còn gọi là gà gô, một loại gà rừng thường gáy dồn vào sáng sớm hoặc chiều hôm. Thú chơi gà chọi là một trò vui dân gian đã có từ lâu. Có những khi thú chơi này đã khiến nhiều người quên lãng việc chính sự. Trong bài Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn có câu "cựa gà trống không đâm thủng áo giáp giặc" để nhắc nhở tướng sĩ nhà Trần đừng có vui thú chơi bời mà quên rèn việc quân, bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng của quân Nguyên. Trong tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con gà biểu tượng cho sự no ấm, đầy đủ. Tranh gà treo ngày Tết là phong tục đẹp, đã đi vào những câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Hoàng Cầm: Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Từ thuở ấu thơ, đã nghe trong tiếng ru của mẹ có hình ảnh con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi. Lớn lên một chút, được bài học về ứng xử trong cộng đồng khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Hình ảnh con gà thật là quen thuộc trong cuộc sống chúng ta. Người lớn vẫn nói với con trẻ hóc xương gà, sa cành khế để nhắc nhở cẩn thận khi ăn và khi chơi. Thịt gà thì ngon thật nhưng xương gà rất giòn và nhọn sắc, ăn vội mà hóc thì khó gỡ, cũng như trèo khế xảy tay mà ngã thì khốn. Tuy vậy cũng đừng quen thói gà què ăn quẩn cối xay chỉ khôn vặt ở nhà mà quên mất lẽ đời, con gà tức nhau tiếng gáy, đầu gà còn hơn má lợn, trong đời cũng phải có sự ganh đua, có sự thay đổi tư duy để vươn lên hoàn thiện cuộc sống. Mọi sự đơn điệu dễ trở nên nhàm chán. Phong tục bói chân gà không biết có tự bao giờ, chỉ biết rằng giống gà có khả năng đặc biệt là xương bị gãy tự hồi phục lại được. Chó liền da, gà liền xương mà lại. Ngày Tết vào nhà ai nghe các cụ giảng giải về thuật xem bói chân gà để đoán biết việc của năm mới cũng là một nét tâm linh đáng suy nghĩ. Người xưa đã nói về trách nhiệm và hậu quả của một việc làm có ảnh hưởng đến các việc khác bằng một câu rất ngắn gọn: bút sa gà chết. Nếu bất cứ một vị công bộc nào của dân cũng nhớ đến câu này mỗi khi đặt bút ký một quyết định nào đó thì sẽ bớt đi những chuyện không hay. Xuân năm ngoái, chưa bao giờ người ta lại nhắc đến giống gà nhiều như thế bởi vì đại dịch cúm gia cầm đe dọa sức khỏe con người trên toàn thế giới mà gà là loại gia cầm được con người nuôi phổ biến nhất. Trong gia đình của nhiều người Việt, chưa bao giờ lại có tình trạng mâm cơm cúng gia tiên vắng bóng chú gà sống thiến vì loại virus H5NI nào đó. Rất may là chúng ta cũng đã từng bước phong tỏa được sự lây lan của loại bệnh đáng sợ này. Dù sao thì con người cũng không thể loại bỏ được giống gà ra khỏi đời sống của mình. Cũng như hình ảnh con gà đã đi vào lời ăn tiếng nói của dân ta như một sự tất yếu khách quan. Mà quả nhiên là vậy, tiếng gà gáy sáng quen thuộc biết bao với mỗi làng quê bình dị. Một nước giàu mạnh như nước Pháp hẳn cũng có lý do để chọn con gà làm biểu tượng cho xứ sở Gaulois. Hãy xem chú gà trống đang đứng trên đống rơm cất tiếng gáy mà xem. Hùng dũng và hãnh diện biết bao, ò ó o... trời đã sáng rồi. (TGPN) ST.
-
Bài trắc nghiệm dưới đây chắc sẽ làm các bạn thích thú hơn nhiều so với món "Bói chân gà". Chân gà là một trong những món khoái khẩu của dân nhậu cũng như dân không nhậu. Chân gà có nhiều loại và nhiều cách làm nhưng chủ yếu là luộc và nướng. Ăn chân gà là cả một nghệ thuật nếu có thời gian nghiên cứu và phát triển lý luận có thể nâng lên thành Chân Gà Đạo, bởi ăn chân gà không chỉ đơn thuần là nhai và nuốt. Không phải vô lý mà chân gà còn đựơc dùng làm công cụ cho việc xem bói, trong chân gà ẩn chứa nhiều bí ẩn nên việc ăn chân gà như thế nào xét về khía cạnh khoa học cũng nói lên tính cách của bạn, cũng như những gì đã, đang và sẽ xảy ra với bạn. Sau một quá trình ăn chân gà, theo dõi, để ý nghiên cứu và nhặt nhạnh lung tung có thể khái quát về việc ăn chân gà như sau : 1. Bạn thích ăn chân gà to - Bạn là người dễ dãi, tính tình thẳng thắn, bộc trực. Sống hướng ngoại, có lòng nhiệt tình và vị tha. Tuy nhiên bạn rất dễ nóng tính, bảo thủ. Bạn yêu say đắm và nồng nàn nhưng cũng nhanh chán. Bạn thích hợp cho những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, ngẫu hứng nhiều hơn là sự tỷ mẩn và tính toán. 2. Bạn thích ăn chân gà nhỏ - Bạn là người có tính cẩn thận, ngăn nắp. Cũng giống như chất lượng của món chân gà nhỏ này, bạn là người có thể đứng một mình. Điều cuối cùng, bạn là một người rất chăm chỉ, kiên định, hơi hướng nội và muốn mọi việc tuân theo các lề lối từ trước. Cũng giống như chiếc chân gà nhỏ nhắn bạn không cần phải tỏ ra sang trọng hay bảnh bao. Mọi người yêu quí bạn chính vì sự chắc chắn, giản dị và tính kỷ luật của bạn. Trong một môi trường thân quen và thoải mái, mọi người đều sẽ quí mến, ấp áp, nhạy cảm và vững chắc 3. Bạn thích ăn chân gà luộc - Bạn là người vui tính và cởi mở. Mặc dù đôi lúc bạn cũng nổi cáu, nhưng bạn dễ dàng vượt qua những lúc khó khăn và vui tươi trở lại. Tính cách thân thiện của bạn là một điểm tốt trong con mắt người khác giới, nhưng nó có thể làm cho bạn đời của bạn cảm thấy bất an. Sự thiếu tình cảm của bạn có thể là một bất lợi, nhưng sự hoà đồng của bạn làm bạn trở nên được mến mộ. Bạn cùng giới thường thấy bạn khó hiểu bởi suy nghĩ vô tư của bạn. Nhưng đó lại là điểm hấp dẫn những người khác giới có cùng tính cách với bạn. 4. Bạn thích ăn chân gà nướng - Giống như chân gà nướng được bao phủ bởi nhiều loại gia vị khác nhau, bạn luôn trầm tĩnh và tạo được những bất ngờ. Bạn là tuýp người hướng dẫn những hoạt động xã hội và thích được chăm sóc người khác. Tuy nhiên, bạn cần phải tách khỏi những việc đó để có thể nghỉ ngơi, thư giãn. Tóm lại bạn là một người yêu sự vui vẻ nhưng không sợ thử thách, thích được hoạt động và thích sống ngoài trời. Sự pha trộn không quá rắc rối của bạn khiến bạn trở nên thú vị nhưng vẫn giữ được vẻ trầm tĩnh. Sự nhiệt tình và bản tính ưa hòa đồng của bạn sưởi ấm những người quanh bạn và làm mọi dịp trở nên vui vẻ. 5. Bạn ăn chân gà từ khuỷu ăn xuống - Cá tính của bạn là sự kết hợp sự dịu dàng, phiêu lưu, chăm chỉ và hòa đồng. và thường đem lại cho những người xung quanh một cảm giác thú vị. Bạn là một người không quá nghiêm túc, yêu thích sự vui nhộn. Bạn là một người rất linh hoạt với những nhu cầu của người khác. Sự cân bằng giữa sự mạnh mẽ và tính vui nhộn giúp bạn trở nên có trách nhiệm nhưng dám chấp nhận thử thách. Một khía cạnh được thể hiện rất rõ ở bạn là thích tìm kiếm cảm giác hồi hộp và rất năng động. Người khác có thể phải đào sâu hơn mới có thể nhận ra nội tâm phong phú và sâu sắc của bạn. 6. Bạn ăn chân gà từ ngón ăn lên - Kiểu ăn này thể hiện rõ nhất tính cách của bạn. Lịch lãm và đầy tính trí tuệ, cách ăn này thường ở những người rất nghiêm túc và trưởng thành. Chỉ có những nhà lãnh đạo và những cá nhân thực sự thành đạt mới thể hiện rõ ý nghĩa quan trọng của Chân gà đạo. Bạn có thể phù hợp với khá nhiều hoàn cảnh. Mặc dù bạn có thể là VIP nhưng vẫn rất hoà đồng và dân dã. Bạn không sinh ra dành cho những điều tầm phào hay những việc làm vô nghĩa. Bạn thích sự thành đạt và luôn hướng tới các mục tiêu. Bạn có tham vọng nhưng cũng khá thoải mái. Bạn rất tự tin và táo bạo. Không ai có thể chơi xấu với bạn. Có trách nhiệm, hơi kín đáo, luôn bình thản và trầm tĩnh là những nét tính cách đặc trưng của bạn. Đầy sáng tạo và luôn tích cực, mọi người yêu quí những người như bạn bởi sự tự tin luôn toát ra từ bạn. 7. Bạn tiện tay thế nào thì ăn từ phía đó - Bạn còn rất trẻ con và ngộ nghĩnh đúng không? Đôi khi bạn hay hờn dỗi, nhõng nhẽo một chút với những người lớn hơn, nhưng bạn vẫn rất dễ thương và được mọi người yêu mến. Điểm yếu của bạn là quá nhí nhảnh, đến nỗi có khi sẽ bị cách ly trong những việc đại sự của người lớn, tệ hơn nữa là ý kiến của bạn dễ bị bác bỏ chỉ vì bạn quá trẻ con. Nhưng đừng lo, bạn chỉ cần nghiêm túc hơn một chút thôi. 8. Bạn ăn chân gà từ giữa ăn ra - Bạn thích sự nhẹ nhàng, thoải mái. Sự cân bằng giữa lý trí và tình cảm tạo nên con người bạn. Tương tự như vậy, bạn cũng cần sự cân bằng để trở nên hoàn thiện, thời gian để bộc lộ bản thân và thời gian để giao tiếp với những người khác. Có thể nói không có gì có thể làm bạn quá bối rối. Nếu mất bình tĩnh, bạn thường hay buồn rầu và cần thời gian để tự suy ngẫm. Bạn không thích những gì quá mạnh mẽ hay quyết liệt. Mặc dù dịu dàng nhưng bạn không quá ngọt ngào. Bạn khá bí hiểm vì khó ai có thể đoán trước được những điều bạn sẽ làm. Chính bạn cũng không thể hiểu tại sao mình có thể lúc thì dịu dàng, lúc lại nhẹ nhàng hoặc sâu sắc hay nghiêm túc. Những người thuộc nhóm này thường rất phức tạp, nhưng tự tin và rất sâu sắc. 9. Bạn ăn chân gà lần lượt từ ngón cái đến ngón út - Bạn thích chăm sóc người khác và đó là lý do bạn trở thành một người anh/chị lớn trong con mắt người khác. Mọi người thấy thoải mái và thú vị khi nói chuyện với bạn, điều đó giúp bạn giành được niềm tin ở họ. Điều này cũng gây ấn tượng tốt lên phe khác giới, những người đa cảm và trẻ tuổi hơn bạn. 10. Bạn ăn chân gà lần lượt từ ngón út đến ngón cái - Bạn là kiểu em út điển hình trong mắt người khác giới. Bạn phụ thuộc và ít có chính kiến. Trong số các loại người, bạn là người của gia đình nhất. Bạn có một thôi thúc mãnh liệt được chiếm lĩnh bạn đời. Bạn cũng tận dụng mọi cơ hội để thu hút sự chú ý của người khác. Ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra ở người khác giới là cái nhìn và tâm hồn đồng cảm. Điều đó cũng là lý do khiến người khác luôn sẵn lòng che chở và bảo vệ bạn. Bạn nên mặc những quần áo gọn gàng và sạch sẽ để được hâm mộ hơn nữa. 11. Bạn ăn chân gà từ ngón giữa ăn ra - Trong số các kiểu, bạn là người sở hữu vẻ đẹp quyến rũ nhất. Vẻ ***y của bạn thu hút sự chú ý của người khác và làm bạn trở nên nổi tiếng, tuy vậy hầu hết chỉ biết tới vẻ đẹp bên ngoài của bạn. Bạn không nên tin quá vào những lời lẽ ngọt ngào của người khác. Bạn nên thể hiện tài năng và trí thông minh của mình để người khác có ấn tượng về bạn không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà cả khả năng bên trong. 12. Bạn ăn chân gà không để ý ngón nào - Mặc dù có thể bạn ăn nhanh hay chậm nhưng việc này cho biết có đôi khi bạn khá trưởng thành và trầm tĩnh, nhưng về cơ bản, bạn luôn muốn thêm vào cuộc sống sự thú vị và tính ngẫu hứng. Giống như làm bất kỳ việc gì đó, bạn làm cuộc sống của những người xung quanh trở nên sôi động, dễ dàng trò chuyện với người khác và luôn nhìn vào mặt tốt đẹp của mọi vấn đề. Bạn luôn bận rộn với các hoạt động và với mọi người xung quanh. Bạn không phải là một người sợ hãi trước các thách thức và những hoạt động mới. Bạn là tuýp người ưa cạnh tranh, thích bảo vệ chính kiến của mình và không bao giờ nhường nhịn ai. Bạn rất nổi bật và mọi người có thể nhận ra bạn từ rất xa. 13. Bạn ăn nhanh và gặm không kỹ - Ưa ồn ào và luôn nồng nhiệt. Thích phiêu lưu, bạn luôn tràn ngập sức sống và năng lượng. Tốc độ ăn của bạn tượng trưng cho nguồn năng lượng bất tận của bạn. Cho dù là đi du lịch hay học tập, bạn luôn thích xáo trộn mọi việc lên một chút và cảm thấy buồn chán nếu mọi việc diễn ra quá chậm chạp.Bạn có rất nhiều mặt cá tính với rất nhiều sở thích khác nhau. Mọi người bị bao vây bởi sự hăng hái của bạn và họ luôn mong chờ bạn sẽ làm họ ngạc nhiên với những kế hoạch "kinh dị" của bạn. Có một điều chắc chắn, sẽ không bao giờ có điều gì gọi là buồn chán xung quanh một người như bạn. 14. Bạn ăn chậm và kỹ càng từng đốt - Bạn có vẻ già dặn và sành sỏi. Mặc dù không ngang ngược cho lắm, nhưng trông bạn lúc nào cũng có vẻ rất lãng tử, lành lạnh hoặc bất cần đời. Bạn là mẫu người dễ nghe tâm sự chứ ít tâm sự với bất kỳ ai. Ai cũng có thể tựa vào vai bạn, chia sẻ vui buồn cùng bạn. Mọi người sẽ vui lắm khi có một người bạn như bạn đấy. (ST)