-
Số nội dung
1.107 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phoenix
-
Người đã đi, còn xem hóa giải để làm gì??
-
Làm thầy thuốc hay thầy lý số thì đều không được sợ "bệnh" của bệnh nhân. Crescent cứ mạnh dạn đưa hình lên. Có đức, có tâm át được tai nghiệp ắt khỏi bệnh.
-
Nguồn: http://www.thethaovanhoa.vn Bài 1: Tháp Hùng Vương - có nên đặt ở đồi Mom Gà? (TT&VH) - Vừa qua, UBND tỉnh Phú Thọ đã phát động cuộc thi thiết kế tháp Hùng Vương (sẽ được đặt tại đồi Mom Gà cao 60m, cách Đền Hùng khoảng 3km) với đề bài đưa ra là chiều cao của tháp không quá 75m, kết cấu và vật liệu xây dựng phải bền vững, màu sắc phù hợp cảnh quan. Nhân dịp này, nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên (Phú Thọ) đã gửi tới TT&VH loạt bài viết góp ý cho việc bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng dưới góc nhìn khoa học. Ông nêu rõ: "Tôi xin đăng ký bản quyền các ý tưởng này, kính nhờ Báo TT&VH đưa ra trước công luận". Đồi Mom Gà- hơi xa so với Đền Hùng Tháp Vua Hùng xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn khi ông thăm Đền Hùng ngày 5/5/1977, rằng: “Để từ Đền Hùng nhìn ra cả nước, và cả nước nhìn về Đền Hùng”. Ấy là mong muốn dựng lá cờ dân tộc để quy tụ đồng bào. Theo quy hoạch mới nhất, ngọn tháp Vua Hùng sẽ đặt ở đồi Mom Gà xã Vân Phú hơi xa so với Đền Hùng. Nhân đây xin nói một chút về quan niệm “Khu di tích Đền Hùng”. Xưa kia quan niệm dân gian chỉ có quả núi Nghĩa Lĩnh với các đền đài lăng tẩm trên núi mới được gọi là Khu Đền Hùng, không ai dám động chạm đến. Ngoài ra tha hồ xây dựng nhà cửa, làm vườn, phát nương rẫy. Năm 1973 Uỷ ban hành chính tỉnh Vĩnh Phú giao cho Ty Văn hóa, và các ngành có liên quan lập quy hoạch bảo tồn tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Quy hoạch này có hai phần: Khu trung tâm bất khả xâm phạm gồm núi Nghĩa Lĩnh, núi Vặn, núi Trọc lớn, núi Trọc con, núi Nỏn, núi Yên Ngựa, đồi Cò Kè, đồi Cao Phầy, đồi Cao Lồ, đồi Phân Đăng, đồi Phân Đậu và đồi Công Quán diện tích bề mặt 12 quả đồi núi này ước 300 ha. Vành đai bảo vệ rộng khoảng 1200 ha bao gồm toàn xã Hy Cương, và một phần của các xã Phù Ninh, Tiên Kiên, Chu Hóa. Tổng cộng phạm vi quản lý của Đền Hùng là 1562 ha. Lấy ranh giới phía đông là đường quốc lộ II, phía tây là đường sắt, phía bắc là đoạn đường nhựa nối đường sắt ở ga Tiên Kiên tới đường số II ở ngã ba Phù Lỗ, phía nam là đoạn đường mòn từ dưới Ngã Ba Hàng sang đường sắt (bây giờ là đường nhựa số 32C). Từ đó xuất hiện quan niệm “Khu di tích Đền Hùng” là Khu bất khả xâm phạm gồm 12 quả đồi núi nói trên. Trong đó có núi Nghĩa Lĩnh, núi Vặn, núi Trọc lớn theo truyền thuyết là tam sơn cấm địa, và núi Nỏn là nơi xưa kia vào dịp hội chính người ta treo lá cờ Thần từ tháng giêng báo cho đồng bào xa gần biết. Còn các đồi núi khác là không gian bao bọc. Sách “Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng” do tôi (Vũ Kim Biên) xuất bản năm 1974 nội dung lịch sử chỉ đề cập đến Khu trung tâm bất khả xâm phạm với 12 quả đồi núi kể trên còn bên ngoài vẫn gọi là vành đai bảo vệ. Theo tôi, dù bây giờ người ta có mở rộng phạm vi quản lý đất đai công viên Đền Hùng đến đâu đi chăng nữa, thì quan niệm “Khu di tích Đền Hùng” cũng không nên vượt quá quan niệm năm 1973, vì như vậy cũng là rộng lắm rồi (300 ha). Nên đặt ở núi Trọc lớn Trước tiên cần xác định mục đích, tính chất, bản sắc văn hóa của tháp này, từ đó sẽ áp đặt địa điểm và quy mô xây dựng. - Về mục đích: Tháp Vua Hùng là ngọn cờ dân tộc quy tụ đồng bào, do nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựng lên tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; để “Từ Đền Hùng nhìn ra cả nước, và cả nước nhìn về Đền Hùng”. - Về tính chất: Tháp là công trình kiến trúc mỹ thuật tưởng niệm các Vua Hùng, không phải là công trình tín ngưỡng, càng không phải là công trình phục vụ kinh doanh thương mại. - Về bản sắc văn hóa: Tháp phải thể hiện đặc trưng văn hóa của thời đại Hùng Vương và truyền thống văn hóa Việt Nam. Tuyệt đối không lai tạp một chút nào văn hóa nước ngoài, kể cả vật liệu cũng không dùng hàng nhập ngoại. Trước đây chúng tôi đề xuất dùng núi Vặn xây tháp Vua Hùng, nhưng đã xây đền mẫu Âu Cơ rồi, nên bây giờ chúng tôi đề xuất dùng núi Trọc lớn. Núi Trọc lớn có độ cao kém núi Nghĩa Lĩnh và núi Vặn, nhưng vẫn cao hơn nhiều mọi đồi núi xung quanh khác. Ba ngọn núi này đều thuộc núi thiêng gọi là “tam sơn cấm địa”. Núi Trọc lớn có độ cao trên trăm mét giúp giảm đáng kể phần xây tháp. Nó lại có không gian rộng lớn, đứng ngoài đường quốc lộ II nhìn vào 3 quả núi Nghĩa Lĩnh – Trọc lớn – Vặn đứng thẳng hàng rất đẹp. Nhà nghiên cứu VŨ KIM BIÊN
-
Bài 4: Cần xây dựng công trình kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng tầm (TT&VH) - Sau khi đề xuất ý tưởng thiết kế tháp Hùng Vương, làm lại Hạt lúa thần, Cột đá thề..., nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên tiếp tục đề xuất ý tưởng cần xây dựng công trình kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tạo dựng vườn cây lưu niệm quốc gia xứng tầm tại Khu di tích Đền Hùng. Từ bức phù điêu kỷ niệm... Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và làm việc ở Đền Hùng ngày 18-19 tháng 9 năm 1954, đưa ra nhận định “Các Vua Hùng đã có công dựng nước” là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại. Thứ nhất, nó đã mở đường cho nhận thức về thời đại Hùng Vương, trong lúc tất cả mọi người Việt Nam còn mơ hồ giữa đám sương mù truyền thuyết rối ren. Thậm chí có nhà sử học còn cho rằng truyền thuyết Hùng Vương chỉ là chuyện trâu ma rắn thần. Bác Hồ tại Đền Hùng, năm 1954 Thứ hai, nó đóng đinh vào lịch sử lời lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam tôn vinh công lao của các Vua Hùng, ngay ngày đầu tiên nước Việt Nam giành được độc lập chủ quyền. Chính nó là một chiếc mốc son chói lọi cắm tiếp trên chặng đường hơn 3000 năm tồn tại của Đền Hùng. Đầu năm 2000 khi biết tin định làm bức phù điêu ở địa điểm hiện giờ (ngã tư - đền Giếng), chúng tôi đã can ngăn, và gợi ý một phương án khác toàn diện hơn, vừa xứng đáng với tầm vóc của sự kiện vừa phù hợp với qui hoạch khu di tích. Hơn nữa, chỉ làm một bức phù điêu như vậy thì hơi sơ sài chưa xứng tầm với ý nghĩa của sự kiện này. Ý tưởng về công trình kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tạo dựng vườn cây lưu niệm quốc gia. Trước tiên cần xác minh lại nơi Hồ Chủ tịch nói câu “Các Vua Hùng đã có công dựng nước...” ở Đền Hạ hay Đền Giếng (đều thuộc khu di tích Đền Hùng). Theo tài liệu thì trên đường từ Việt Bắc về thủ đô, Hồ Chủ tịch lưu lại ở Đền Hùng hai ngày 18 và 19/9/1954. Ngày 18 Bác cho gọi bộ đội tiếp quản thủ đô lên nói chuyện. Phóng viên báo Lập công của Đại đoàn Quân tiên phong (308) tường thuật như sau: “... Sau cuộc hành quân đầy phấn hứng từ Việt Bắc xuôi về tập kết ở vùng ngoại vi thủ đô Hà Nội, toàn Đại đoàn vừa tấp nập bắt tay vào công tác chuẩn bị tiếp quản, thì một số cán bộ từ đại đội trở lên được triệu tập đi họp gấp... Vừa xuống xe các cán bộ đã nhìn thấy đồng chí Đại đoàn trưởng tươi cười đứng đón và nhanh nhẹn dẫn anh em lên núi. Trèo được hơn trăm bậc gạch chữ chi, mọi người nhìn lên hành lang đền giữa, bỗng thoáng thấy một cụ già quắc thước đang vui vẻ vẫy gọi: “Các chú đến đấy à, nhanh lên chứ”. Bác, Bác, đúng là Bác rồi... Theo hiệu lệnh của Bác, mọi cán bộ đều nhất loạt ngồi cả xuống bậc thềm xúm quanh lấy Bác. Mở đầu câu chuyện, Bác chỉ tay lên Đền thân mật hỏi: “Các chú có biết đây là nơi nào không? Đây chính là đền thờ Vua Hùng, tổ tiên của chúng ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các Vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước. Trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh ông cha ta mới giữ được thủ đô...”. Rõ ràng câu nói đó ở cửa chùa Đền Hạ, mà nay có bảng ghi Bác ngồi chỗ cây thiên tuế. Còn bức ảnh chụp ở Đền Giếng có lẽ Bác dặn dò thêm cán bộ cao cấp vào ngày hôm sau. Bởi vì số cán bộ từ đại đội trở lên của đại đoàn 308 phải khoảng 200 người, mà ở sân Đền Giếng ảnh chụp chỉ khoảng năm chục người… Xác minh được địa điểm rồi thì ở đó sẽ đặt một tấm bia cắm mốc độ 2m2. Còn diễn tả sự kiện lịch sử này thì phải đưa lên đồi Phân Đăng. Quả đồi Phân Đăng nằm bên phải đường nhựa Ngã Ba Hàng vào, cách ngã 4 Đền Giếng vài trăm mét, hiện trồng vải đã có quả nhiều năm nay, nhưng giá trị kinh tế không đáng kể. Nên đẵn bỏ toàn bộ số cây vải đó đi đi để kiến thiết Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với thành lập vườn cây lưu niệm quốc gia. Trên đỉnh đồi Phân Đăng xây lầu bát giác lớn, bên trong đắp giả chỗ Bác ngồi, nếu là cửa chùa Đền Hạ thì đắp bậc lên chùa và cây thiên tuế. Tượng Hồ Chủ tịch đúc bằng đồng, còn tất cả bộ đội tạc bằng đá hoa cương. Trên nóc lầu treo bức hoành phi sơn son thiếp vàng dòng chữ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Toàn bộ quả đồi Phân Đăng, mở rộng thêm vào phía trong nữa để đạt tới diện tích 5 ha. Trong đó Lầu bát giác và vườn hoa cây cảnh chiếm 1700m2. Còn 48300 m2 chia làm 69 ô mỗi ô 700m2 để trồng cây lưu niệm như sau: 1 ô giành cho các vị lãnh đạo đất nước, 1 ô giành cho các cơ quan đoàn thể Trung ương, 63 ô giành cho 63 tỉnh thành trong cả nước, mỗi tỉnh thành một ô, đem đến trồng cây đặc sản của tỉnh mình. Còn 4 ô để lưu không. Ngăn cách giữa các ô chạy tường hoa. Như vậy sẽ tạo ra một Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng với tầm vóc sự kiện lịch sử, bao quanh là vườn cây lưu niệm quốc gia đầy hương sắc, hết sức giá trị và hấp dẫn. Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên (Hết)
-
[b]Bài 3: Cần khôi phục các di vật đã mất trên núi Nghĩa Lĩnh[/b] (TT&VH) - Cùng với việc đề xuất ý tưởng thiết kế tháp Hùng Vương, nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên còn đề nghị nên làm lại Hạt lúa thần, Cột đá thề, Phù điêu thể hiện cảnh bàn việc nước của Vua Hùng... Từ hàng ngàn năm trước… Cột miếu cổ (thường giới thiệu là Cột đá thề của Thục Phán) Trên núi Nghĩa Lĩnh hiện có Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Trung, Đền Hạ, chùa Thiên Quang thiền tự, gác chuông, các th p sư, Đền Giếng, và các công trình phụ khác. Đền Thượng nguyên thủy là miếu thờ Trời (Kính thiên lĩnh điện) và thần Núi, thần Lúa, do Vua Hùng thứ 6 lập ra cách nay hơn 3000 năm. Hẳn rằng thời đó tổ tiên ta kiến thiết bằng tre gỗ lá kết hợp với cột đẽo bằng đá. Chiếc cột đá đặt trên bệ ở trước Đền Thượng chếch về phía tây chính là cột miếu cổ của thời Hùng Vương, mà người ta thường giới thiệu là Cột đá thề của Thục Phán. Các kiến trúc nối tiếp dưới thời Bắc thuộc có lẽ cũng bằng tre gỗ lá nên không còn vết tích. Sau khi giành lại được độc lập, các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê xây dựng Đền Thượng bằng gạch ngói, và đặt chế độ miễn sưu thuế phu phen đi lính cho dân Hy Cương, để giao cho nhiệm vụ trông nom đền miếu, sửa chữa, cúng tế, gọi là dân Trưởng tạo lệ. Sang triều Nguyễn, đời vua Tự Đức, năm 1874 sai Tổng đốc tam tuyên (kiêm quản 3 tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Tuyên Quang) Nguyễn Bá Nghi xây dựng lại Đền Thượng, và định chế độ đối với dân Trưởng tạo lệ là: giao cho 25 mẫu ruộng cấy lấy hoa lợi đèn hương, và đến kỳ giỗ Tổ thì cấp thêm 100 đồng bạc trắng để sửa cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn) cho quan lại của tỉnh về tế ở Đền Thượng. Đền Thượng vừa trùng tu, còn giữ bức trấn phong của thời Nguyễn. - Lăng Vua Hùng: nguyên thủy là mộ Vua Hùng thứ 6. Thời nhà Lê vẫn giữ hình thức mộ đất, có mái lợp ngói tì lên 4 cột đá. Trong dịp vua Tự Đức cho làm lại Đền Thượng năm 1874 mới xây mộ gạch và xây lăng miếu trùm lên. Năm 1917 lăng được trùng tu và vừa qua lại trùng tu, mở rộng thêm sân lăng. - Đền Trung: nguyên xưa là quán nghỉ ngơi khi các Vua Hùng lên làm lễ ở Kính thiên lĩnh điện. Có lúc dùng họp bàn việc nước cơ mật với các L c hầu Lạc tướng. Sau khi thời đại Hùng Vương kết thúc quán được biến thành đền thờ Vua Hùng. Trải qua hàng nghìn năm các v t liệu tre gỗ lá nối tiếp nhau dựng lên và tiêu nát. Thời Đinh, Lê, Lý, Trần đưa kiến trúc gạch ngói lên, còn để lại phế tích. Đền hiện thấy làm thời Hậu Lê, cũng đã trải qua trùng tu phần mái lợp và cửa gỗ. - Đền Hạ: cũng như Đền Trung, là kiến trúc Hậu Lê còn lại, đã trải qua trùng tu phần mái và cửa gỗ. - Chùa Thiên Quang thiền tự là hậu thân của chùa Sơn Cảnh Vĩnh Long tự làm năm Đại Định thứ 5 (1145) đời vua Lý Anh tông. Chùa Thiên Quang do bà chúa Chè (Đặng Thị Huê) vợ chúa Trịnh Sâm (1767 – 1782) xây dựng để cầu phúc cho con là Trịnh Cán thường ốm đau luôn. Chùa vừa được trùng tu. - Gác chuông làm thời Lê cũng vừa được trùng tu. - Đền Giếng: nguyên xưa có giếng Ngọc của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa dùng rửa mặt chít khăn. Cuối thời Hậu Lê làm đền trùm lên giếng. Trong đợt nhà Nguyễn tổ chức đại trùng tu 6 năm liền (1917 – 1922) Đền được làm lại như hiện thấy và tạc tượng hai công chúa để thờ. Những hiện vật cần khôi phục Theo tôi tất cả các đ n chùa lăng tẩm kể từ nay trở đi cần giữ nguyên trạng. Vì nó thuộc các ki n trúc cổ vô cùng quý giá hiếm hoi. Nó là vật chứng cho lịch sử thờ tự và lịch sử kiến trúc trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh này. Nó là chiếc gạch nối giữa các ki n trúc Lý Trần về trước và các ki n trúc của thời đại chúng ta ngày nay. Sau này có bộ phận nào hư hỏng thì mới phải thay bộ phận đó theo phương pháp phục chế nguyên gốc. Sơ đồ khu di tích đền Hùng. Ảnh do tác giả cung cấp Riêng đối với các hi n vật lịch sử trên núi đã bị mất thì nhất thiết phải khôi phục lại. Đó là: 1) Cho làm hạt lúa Thần treo trên Đền Thượng. Chúng tôi đã có công trình nghiên cứu chứng minh rằng Vua Hùng thứ 2 (Lạc Long Quân) là thủy tổ của nghề trồng lúa nước theo phương pháp gieo mạ cấy lúa cách nay 4500 năm, dùng xứ Đồng Lú truyền dạy cho dân. Do hạt lúa là nguồn sống của dân ta nên các Vua Hùng đã thờ thần Lúa, về sau nhân dân tiếp tục thờ. Hạt thóc Thần đục bằng gỗ to như chiếc thuyền câu treo ở Đền Thượng, mới bị quân Pháp lấy mất năm 1949. Hiện vật này hết sức giá trị cần khôi phục lại. 2) Tại sân Đền Trung nên có một bức phù điêu bằng đá tả lại quang cảnh quán bàn việc nước của Vua Hùng với các L c hầu Lạc tướng. Nó vừa nhắc nhớ dấu vết lịch sử, vừa thêm phần hấp dẫn. 3) Tại Đền Hạ: nên tạc bức phù điêu bằng đá hình vuông mỗi bề 4 đến 5 mét, minh họa truyền thuyết Tiên Rồng sinh ra bọc trăm trứng, trăm con trai. Tất nhiên nó không phải là di vật đã mất như Hạt lúa thần, Cột đá thề và Quán bàn việc nước, nay tìm cách khôi phục lại; mà bức phù điêu này là một sáng tạo mới nhằm ghi nhớ truyền thuyết, làm tăng phần hấp dẫn khách tham quan 4) Tiến hành nghiên cứu vị trí đặt hai Cột đá thề của Thục Phán. Ngọc phả viết rằng “Lập lưỡng thạch trụ ư sơn trung” nghĩa là dựng hai cột đá ở giữa núi (chứ không phải đỉnh núi). Chiếc cột đá đặt trên bệ trước Đền Thượng là cột miếu chứ không phải cột đá thề. Khi xác định được vị trí rồi thì nên dựng lại hai cột đá thề đó để ghi nhớ sự tích, và tất nhiên sẽ thêm hấp dẫn. Ngoài ra, cần tăng cường kè đá chống sói lở ở phía Tây Đền Thượng. Năm 2000 tôi có đề nghị ông Nguyễn Hữu Điền, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho kè đá từ chân núi lên để bảo vệ Đền Thượng, vì đã xói lở vào đến sát nhà quan cư cách Đền chỉ 5 – 6 mét, và có biện pháp chống rửa trôi vì móng Đền Thượng đã hở ra 25 cm. Ông Điền lên thị sát và sau đó 1 tháng thì cho kè đá phía tây Đền và xếp đá phiến quanh Đền chống xói mòn. Tuy nhiên việc kè đá vẫn còn hạn chế, chưa tới mặt bằng. Theo tôi dù tốn kém đến đâu vẫn phải kè tiếp, không những lên tới mặt bằng nền nhà quan cư, mà còn mở rộng thêm hành lang từ đầu nhà quan cư đến đường bậc lên đền, để đồng bào đứng trong những ngày lễ hội. Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên
-
Bài 2: Nên xây tháp Hùng Vương như thế nào? (TT&VH) - Nhân dịp cuộc thi thiết kế tháp Hùng Vương vừa được UBND tỉnh Phú Thọ phát động, nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên đã đưa ra một ý tưởng thiết kế giàu ý nghĩa: xây tháp 18 tầng, 2796 lớp gạch; bệ tháp hình bó lúa, đỉnh tháp hình trống đồng... Ông nêu rõ: "Tôi xin đăng ký bản quyền ý tưởng của mình kính nhờ báo TT&VH đưa ra trước công luận". Lăng trong di tích Đền Hùng. Ảnh do tác giả cung cấp 1. Thân tháp: Tính từ bệ, thân tháp sẽ có chiều cao 2796 lớp gạch ứng với 2796 năm tồn tại của thời đại Hùng Vương theo ngọc phả. (Sách Đại Việt sử ký Toàn thư viết, thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm, nhưng không nói rõ bao nhiêu đời, mỗi đời bao nhiêu năm. Bởi vậy cần căn cứ vào Ngọc phả). Mỗi tầng ứng với số năm làm vua của một đời (tất nhiên là theo ngọc phả, không phải thực, có thể coi đây là con số tâm linh). Ví dụ: Kinh Dương Vương làm vua 215 năm thì ứng với 215 lớp gạch, Lạc Long Quân làm vua 400 năm thì ứng với 400 lớp gạch...v...v..Tính từ dưới lên: Tầng 1 ứng với Kinh Dương Vương làm vua 215 năm, bằng 215 lớp gạch Tầng 2 ứng với Lạc Long Quân làm vua 400 năm, bằng 400 lớp gạch Tầng 3 ứng với Hùng Quốc Vương làm vua 221 năm, bằng 221 lớp gạch Tầng 4 ứng với Hùng Diệp Vương làm vua 300 năm, bằng 300 lớp gạch Tầng 5 ứng với Hùng Hy Vương làm vua 200 năm, bằng 200 lớp gạch Tầng 6 ứng với Hùng Huy Vương làm vua 87 năm, bằng 87 lớp gạch Tầng 7 ứng với Hùng Chiêu Vương làm vua 200 năm, bằng 200 lớp gạch Tầng 8 ứng với Hùng Vi Vương làm vua 100 năm, bằng 100 lớp gạch Tầng 9 ứng với Hùng Định Vương làm vua 80 năm, bằng 80 lớp gạch Tầng 10 ứng với Hùng Uy Vương làm vua 90 năm, bằng 90 lớp gạch Tầng 11 ứng với Hùng Chinh Vương làm vua 107 năm, bằng 107 lớp gạch Tầng 12 ứng với Hùng Vũ Vương làm vua 96 năm, bằng 96 lớp gạch Tầng 13 ứng với Hùng Việt Vương làm vua 105 năm, bằng 105 lớp gạch Tầng 14 ứng với Hùng Ánh Vương làm vua 99 năm, bằng 99 lớp gạch Tầng 15 ứng với Hùng Triều Vương làm vua 94 năm, bằng 94 lớp gạch Tầng 16 ứng với Hùng Tạo Vương làm vua 92 năm, bằng 92 lớp gạch Tầng 17 ứng với Hùng Nghị Vương làm vua 160 năm, bằng 160 lớp gạch Tầng 18 ứng với Hùng Duệ Vương làm vua 150 năm, bằng 150 lớp gạch Tổng quan thân tháp có chiều cao thể hiện 2796 lớp gạch màu đỏ tươi. Nếu tính mỗi lớp gạch là 0,5dm thì thân tháp cao 139,8m. Nếu muốn tháp thấp nữa thì dùng 2796 lớp gạch mỗi lớp dày 0,25 dm thì thân tháp sẽ có chiều cao 69,9m. Nếu lấy 139,8m thì chắc chắn nóc tháp sẽ cao hơn núi Nghĩa Lĩnh và núi Vặn, có tầm “Từ Đền Hùng nhìn ra cả nước, và cả nước nhìn về Đền Hùng”, vấn đề là khả năng xây dựng. Có thể đồng bào chỉ nhìn thấy 18 tầng được phân biệt bởi mái vẩy và chiều cao của mỗi tầng khác nhau lạ lùng rất bắt mắt, mà không nhìn rõ được mỗi tầng có bao nhiêu lớp gạch ứng với số năm làm vua của mỗi vị. Nhưng sẽ có bảng thuyết minh tháp, nói ý nghĩa của từng chi tiết, và được thể hiện trên mô hình mẫu tháp để đồng bào xem. Điều này sẽ đem lại ấn tượng trong lòng đồng bào về ngọn tháp kỷ niệm 18 đời Vua Hùng bằng ngôn ngữ kiến trúc. Thân tháp nên xây hình trụ vuông, mỗi cạnh đáy 10m tường dầy 40 – 50 cm. Chân tầng trên giật vào so với tầng dưới 10cm nghĩa là khối hộp trụ vuông trên nhỏ hơn khối hộp trụ vuông dưới mỗi cạnh 20cm. Như vậy đến tầng ngọn tháp mỗi cạnh còn 6,4m, đảm bảo sự bền vững. Tất cả 18 tầng đều đổ sàn và trổ cửa tò vò ra 4 mặt đông tây nam bắc. Tầng dưới lên tầng trên có bậc như nhà cao tầng vậy. Để phân biệt giữa các tầng là mái vẩy, nhìn từ xa trông rõ 18 tầng. Trang trí mỗi ô mặt tháp gắn một mảng phù điêu bằng đá ở điểm trung tâm, có tất cả 72 ô mặt tháp. Mẫu phù điêu dựa trên các hiện vật thời Hùng Vương như: các loại rìu đá, các loại rìu đồng, các loại vòng tay, các hình thuyền trên trống đồng, người hóa trang vẽ trên trống thạp đồng, các hoa văn gốm... Có thể cho phép du khách lên các tầng nhìn ra xung quanh ngắm cảnh bằng mắt thường hoặc ống nhòm qua 4 ô cửa tò vò có chấn song bảo hiểm. 2. Bệ tháp: Hình bó lúa tròn đường kính độ 20m cao độ 5m tọa lạc giữa đỉnh núi Trọc lớn. Cây lúa nước do Vua Hùng tìm ra phương pháp gieo cấy đưa lại nguồn lương thực dồi dào là nền tảng kinh tế thời Hùng Vương, tiền đề của văn minh Lạc Việt. Ngày nay cũng như mai sau cây lúa vẫn là cây lương thực trọng yếu của dân ta. Cho nên dùng hình tượng bó lúa làm bệ tháp là hợp lý, nó hết sức độc đáo, chưa từng có ở Ta, Tầu, Tây. Đứng trên bệ xung quanh thân tháp là 54 pho tượng của 54 sắc tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, xen kẽ 27 nam và 27 nữ nắm tay nhau. 3. Nóc tháp: Hình chiếc trống đồng Đông Sơn loại 1 đặt trên tầng thứ 18 chờm khỏi mép tháp dùng làm nóc. Trên mặt trống đặt con chim Lạc bằng đồng đứng, mỏ ngậm ngọn đèn đỏ phát sáng cả ngày lẫn đêm. Trống đồng loại 1 là đỉnh cao của văn minh Lạc Việt, con chim Lạc vẽ trên trống đồng là một đặc trưng văn hóa thời Hùng Vương. Vì vậy dùng hình tượng trống đồng và hình tượng chim Lạc làm nóc tháp là hợp lý. Cũng thuộc loại độc đáo chưa từng có. Nhà nghiên cứu VŨ KIM BIÊN
-
Kính chúc "đại sư phụ" THIÊN SỨ có những thế hệ học trò kế cận đủ TÀI - TÂM - ĐỨC, luôn học hỏi vì tâm huyết với nền lý học đông phương và luôn sẵn sàng đem tri thức phục vụ cho cộng đồng, nhân sinh tốt đẹp và nhân bản hơn.
-
Có lẽ tập trung vào một mục cho nó gọn chị tittynguyen ạ. Nơi chúc mừng THẦY THIÊN SỨ - 20/11
-
Rất muốn dự báo chính xác, nhưng khả năng có hạn TT - Chiều 18-11, ông Bùi Văn Đức - tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia (cơ quan quản lý Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư) - đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề trong một tháng rưỡi, trung tâm dự báo đã đưa ra năm bản tin dự báo chưa chính xác trong các trận mưa, bão. Ông Đức cho biết: - Tôi thừa nhận các lần dự báo sai vừa rồi làm người dân và các cấp lãnh đạo bức xúc. Bản thân chúng tôi cũng bức xúc vì không ai muốn đưa ra dự báo sai. “Dự báo sai, đau lắm” * Sau những lần đưa ra các dự báo sai gây nhiều thiệt hại nặng nề, ông muốn nói điều gì với người dân? - Tôi đánh giá đúng là trong một tháng rưỡi vừa rồi chất lượng dự báo phải nói có cái chưa được đảm bảo. Điều đó rất đáng tiếc. Bản thân chúng tôi thật sự thấy chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nói ra câu này đau lắm nhưng phải nói với nhân dân là chúng tôi đã làm hết khả năng, trách nhiệm của mình và rất chia sẻ với thiệt hại của bà con. Sắp tới chúng tôi sẽ tăng cường lực lượng cho công tác dự báo, đặc biệt là Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư. * Ông đánh giá thế nào về hậu quả của dự báo sai? - Dự báo sai làm mất công sức, nhân lực, vật lực phòng tránh. Ở Nhật Bản, dự báo sóng thần 100 lần có khi chỉ đúng một lần nhưng vẫn phải sơ tán theo quy trình, vì chỉ cần một lần có thật đã gây hậu quả lớn. Chúng tôi rất muốn dự báo chính xác nhưng khả năng dự báo có hạn. Hiện nay lũ quét, dông tố, lốc chưa dự báo được. Cái này chúng tôi đang “bó tay”. Bão thì dự báo tiến bộ hơn. Mưa định lượng gần như chưa dự báo được. Việc này không chỉ VN mà nhiều nước trên thế giới chưa làm được. Dự báo mưa ở từng vĩ độ có sự khác nhau. Ở vĩ độ càng cao dự báo càng dễ, các nước ở vĩ độ thấp như VN dự báo càng khó. Khả năng của mình kém nhiều nước lại ở vùng dự báo khó nên càng khó. Cho nên dự báo định tính có hoặc không có hoặc dự báo có mưa vừa, to, rất to có thể dự báo được, nhưng cụ thể dự báo 50 hay 100mm khả năng hiện nay chưa làm được vì cơ sở khoa học chưa có. Nhưng vẫn phải đưa ra dự báo để đề phòng, phục vụ công tác chỉ đạo. Về dự báo mưa, sắp tới phải thành lập một bộ phận chuyên trách để tích lũy kinh nghiệm phục vụ đầu tiên là cho dự báo thủy văn. Đây là bài toán chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và kêu gọi các nhà khoa học của nước ta tham gia nghiên cứu, vì dự báo mưa định lượng là dự báo khó khăn nhất hiện nay. Trên thế giới cũng chưa có cơ sở khoa học để dự báo định lượng về mưa. Vẫn không dự báo được nếu mưa như ở Hà Nội vừa qua * Những yếu tố dẫn đến dự báo sai là do những nguyên nhân nào, thưa ông? - Khoa học dự báo chung của cả thế giới về các yếu tố dẫn đến sự hình thành và diễn biến của cơn bão là cực kỳ dễ sai. Trong khi đó hệ thống quan trắc của chúng ta hiện nay chưa được đầy đủ. Các quy luật diễn biến vật lý cũng rất phức tạp, trong khi các mô hình kỹ thuật số dự báo hiện nay chưa tích hợp hết được các quy luật này. Nếu đưa được hết vào, chỉ cần một mô hình dự báo chứ không cần nhiều. Chúng tôi dùng nhiều mô hình nhưng mỗi hình có ưu nhược điểm khác nhau. Khi mô phỏng, nghiên cứu, hiệu chỉnh mô hình thử mô phỏng lại những trận bão, trận mưa đã xảy ra, chẳng có mô hình nào cho kết quả trùng khít với những gì đã diễn ra. Thông thường độ chính xác của một mô hình chỉ đảm bảo được 60%, mô hình nào chuẩn thì đến 65% là cùng. Còn lại 35-40% là khả năng sai. Giới hạn chính xác của các mô hình chỉ đến thế. Có khi dùng ba mô hình tham khảo được kết quả tốt nhưng dùng đến 10 mô hình có khi độ chính xác giảm sút vì trung bình hóa, không có trọng tâm, trọng điểm. * Trung tâm sẽ có những cải tiến nào để tránh sơ suất có thể xảy ra trong những lần dự báo tới? - Sau những lần này, từng cá nhân, từng bộ phận nhỏ sẽ phải rút kinh nghiệm và thậm chí cả Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư và trung tâm quốc gia cũng phải rút kinh nghiệm thông qua hội nghị dự báo sắp tới. Tôi khẳng định lần sau nếu có xảy ra những trận mưa như vừa qua ở Hà Nội, chắc chắn xác suất lớn là chúng tôi cũng không dự báo được. Tôi cũng bảo mọi người dù không dự báo được định lượng nhưng phải cảnh báo được sự nguy hiểm sắp đến để người dân phòng tránh. Trong khí tượng thủy văn cũng như trong bất cứ ngành khoa học nào, với mỗi trường hợp cực đoan như trận lụt ở Hà Nội vừa qua đều rút ra được bài học quý giá để mổ xẻ. TUẤN PHÙNG ghi Chưa thể tiếp nhận siêu máy tính Một vài năm gần đây, Chính phủ và Bộ Tài nguyên - môi trường đầu tư cho trung tâm rất nhiều, nhưng so với các nước cũng có sự khác nhau. Tôi vừa đi công tác ở Hàn Quốc về và nhận thấy các trạm quan trắc của họ là tự động, tự đo, tự truyền và mật độ dày hơn VN nhiều lần. Thiết bị của họ cũng tốt hơn rất nhiều, thông tin của họ cực kỳ hiện đại và nhanh chóng. Máy móc thiết bị để xử lý mình còn lâu mới so được, họ có cả một trung tâm tính toán gọi là super computer và con người của họ được đào tạo bài bản, lương rất cao. Hiện tại ở VN cơ bản các trạm quan trắc khí tượng thủy văn đều quan trắc bằng thiết bị truyền thống, rất ít tự động và truyền tin không phải là tự động. Nếu quan trắc và truyền tin tự động, ngay lập tức ở Hà Nội có thể biết thời tiết ở các khu vực như Vũng Tàu, Côn Đảo thế nào. Nhưng ngay tại đó chúng ta quan trắc mất 15 phút rồi biến số liệu thành điện báo ra Hà Nội cũng mất đến 5 phút. Thường là 30 phút sau quan trắc chúng tôi mới nhận được điện của các trạm này. Thứ hai, độ dày của mạng lưới quan trắc cũng không bằng. Về khí tượng, chúng ta có chỗ đến 100km mới có một trạm khí tượng, trạm quan trắc mưa thì không dưới 30km mỗi trạm, trạm đo mưa 5km/trạm. Ngay ở Hà Nội, tại Láng mưa rất to nhưng ở bờ hồ có thể không mưa. Muốn đo lượng mưa chính xác, độ dày của các trạm phải dày hơn. Việc truyền tin của mình hiện nay cũng có nhiều phương tiện nhưng nói chung là chậm so với họ rất nhiều. Về xử lý thông tin, hệ thống máy tính của mình so với trong nước là hiện đại, máy tính có thể tính được một lúc hàng vạn phép tính nhưng để giải quyết một bài toán dự báo thời tiết, máy tính đó chưa là cái gì hết. Nếu Nhà nước có trang bị cho chúng tôi máy tính super computer, chúng tôi lại chưa thể tiếp nhận được vì con người chưa đủ để khai thác. Thứ hai, hạ tầng hiện nay chưa tiếp nhận được. BÙI VĂN ĐỨC Nguồn:http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=288537&ChannelID=3
-
Chỉ là nhầm lẫn từ ngữ. Chú ý cho các lần sau là được rồi. Không có gì là "khoe chữ" cả. Nếu không thì "mít - xơ - tơ" cũng thành khoe chữ mất
-
Trích nguồn: Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6Đại học Đà Nẵng - 2008 299 SVTH: ĐỖ THỊ THỦY - ĐẶNG THỊ THU THẢO Lớp 04CNP03, Khoa Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ. GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN Khoa Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì nhu cầu giao lưu văn hóa cũng ngày càng phát triển. Các diễn đàn về văn hóa cấp độ khu vực và thế giới được tổ chức ngày càng nhiều vàquy mô. Trước xu hướng ấy, chúng em có ý tưởng nghiên cứu phân tích so sánh nguồn gốccủa những kiêng kỵ trong các ngày lễ của Việt Nam và Pháp. Hi vọng kết quả nghiên cứu nàycó thể mang đến cho mọi người những hiểu biết sâu sắc hơn về lễ tết cũng như những kiêngkỵ trong các ngày lễ đó. Summary Along with the current trend of globalization, demands for cultural exchanges are on anincrease. Cultural forums at region and international levels are increasing in number andscape. In that context, we have an idea to reseach and compare the origin of taboos inVietnamese and French festivals. We hope that the reseach will bring about a better insightinto these festivals’ taboos. 1. Mở đầu: Như một kết quả tất yếu của sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế-xã hội, những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc đang dần bị mai một.Tuy vậy, lễ Tết-được xem nhưmột phần văn hóa của dân tộc thì vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó từ xưa đến nay.Nhưng ngày nay rất ít người (đặc biệt là giới trẻ) hiểu rõ các tục lệ, kiêng kỵ trong những ngàylễ, tết của dân tộc.Là những sinh viên năm cuối khoa Pháp văn, đã được học và nghiên cứu văn hóa ViệtNam và văn hóa Pháp trong trường đại học, chúng em mong muốn tìm hiểu rõ hơn về nhữngphong tục, tập quán, những kiêng kỵ trong những ngày lễ, tết của Việt Nam cũng như trong các ngày lễ của Pháp, đặc biệt là những kiêng kỵ mà không nhiều người rõ về nguồn gốc.Chúng em cũng muốn tìm hiểu ảnh hưởng của những kiêng kỵ này trong đời sống hiện nay.Thực hiện đề tài này,chúng em hi vọng có thể giúp những người nước ngoài đang sinh sống và công tác tại Việt Nam có những hiểu biết sâu sắc hơn về tục lệ truyền thống của dân tộc trong dịp lễ tết. Đồng thời, kết quả báo cáo cũng sẽ giúp cho những người Việt Nam đang học tập,sinh sống tại Pháp hiểu hơn về những tục lệ,những kiêng kị trong các ngày lễ của nước bạn.Với mục đích đó,chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ phân tích so sánh nguyên nhân, nguồn gốc của những điều cấm kỵ trong các ngày lễ của Pháp và Việt Nam". 2. Nội dung: 2.1. Cơ sở lý thuyết:Trong phần này chúng em sẽ tìm các các định nghĩa thật thuyết phục giúp ích cho việcnghiên cứu . Bao gồm các :- Định nghĩa “kiêng kỵ”, “tết” và “kiêng kỵ trong các ngày lễ tết”.Ngoài ra chúng em sẽ giới thiệu sơ lược các ngày lễ. tết quan trọng của Việt Nam và Pháp. 2.2. Phương pháp tiến hành: Để đạt được kết quả như mong muốn, chúng em tiến hành các công việc sau: Tra cứu, tham khảo các tài liệu liên quan. Lựa chọn những kiêng kỵ chủ yếu trong các ngày lễ của Pháp và Việt Nam. Tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của những kiêng kỵ này. Phân tích và so sánh (sự giống và khác nhau giữa các kiêng kỵ của Pháp và Việt Nam, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống hiện đại ngày nay ). Rút ra nhận xét và kết luận. 3. Nội dung: 3.1. Tết của Việt Nam:Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, tết, trong đó những ngày lễ quan trọng gồm:- Tết Nguyên Đán (mùng một đến mùng ba tháng giêng âm lịch). - Quốc khánh (ngày 2 tháng 9). - Tết trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch).- Tết Trung Nguyên (ngày 15 tháng 7 âm lịch).- Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch)- …. 3.2. Những kiêng kỵ và nguồn gốc của chúng: 3.2.1. Tết Nguyên Đán: Đây là cái tết quan trọng và có ý nghĩa thiêng liêng nhất trong năm của người Việt Nam, vàcũng là cái tết có nhiều kiêng kỵ phức tạp nhất:- Kiêng không quét nhà, không hốt rác đổ đi trong ba ngày tết.- Kiêng không cho lửa, không vay mượn trong ba ngày tết.- Kiêng không làm đổ vỡ chén đĩa, đồ vật trong ba ngày tết.- Kiêng không cãi vã, không đánh lộn, không lớn tiếng trong ba ngày tết.- Kiêng không ăn một số loại thực phẩm trong dịp tết.- Kiêng kỵ trong việc xông đất (đây là kiêng kỵ quan trọng nhất và được duy trì nguyênvẹn nhất) 3.2.2. Tết Trung Nguyên (lễ Vu lan):Đây là tết dài nhất trong năm. Tuy ngày chính tết là ngày 15 nhưng những kiêng kỵ thì đãdược áp dụng từ đầu tháng bảy.- Kiêng không xây nhà, may quần áo, cưới hỏi… trong dịp này. 3.3. Lễ tết của Pháp: - Tết dương lịch (ngày 1 tháng 1). - Lễ Chandeleur (ngày 2 tháng 2). - Lễ phục sinh (chủ nhật và thứ hai của tháng 3 hoặc tháng 4) - Quốc tế lao động (ngày 1 tháng 5).- Kỉ niệm kết thúc chiến tranh 1918 (ngày 11 tháng 11), và 1945 (ngày 8 tháng 5).- Lễ Ascension ( tháng 5). - Lễ Pentecôte ( chủ nhật hoặc thứ hai của tháng 5 hoặc tháng 6). - Quốc khánh (ngày 14 tháng 7). - Lễ toussaint ( ngày 1 tháng 11). - Lễ Noel (ngày 25 tnág 12).3.4. Kiêng kỵ và nguồn gốc của chúng. 3.4.1. Tết dương lịch:- Trong mỗi gia đình người Pháp, trong năm mới không thể không có một vài cành tầm gửi để trong nhà.- Đêm giao thừa năm mới: có khá nhiều kiêng kỵ thú vị trong dịp này: + Phải làm vỡ li rượu sâm-panh vào đúng khoảnh khắc 12 giờ đêm giao thừa. + Phải mở cửa nhà mình trước 12 giờ đêm.+ Kiêng gặp người đầu tiên trong năm mới là phụ nữ. + Kiêng khóc trong ngày đầu năm. + Phải mặc quần áo mới trong ngày đầu năm.….3.4.2. Lễ Chandeleur: - Người ta kiêng cưới hỏi trong ngày lễ này. - Phải luôn chuẩn bị bánh Crêpes. Trong lễ Chandeleur, khi làm loại bánh này, người ta phải tuân thủ nghiêm ngặt về thành phần của bánh, không thể thiếu một trong ba thànhphần truyền thông là bột mì, sữa, trứng. Ngoài ra cũng có một số kiêng kỵ thú vị về bánh Crêpes : - Không cho hoặc xin bánh crêpes. - Chỉ làm bánh bằng bơ, và không dùng dầu. - Giữ chiếc bánh đầu tiên đến dịp lễ Chandeleur lần sau. 3.4.3. Lễ phục sinh - Trước lễ phục sinh sẽ có 40 ngày chay tịnh. - Mardi gras: đây là ngày mà mọi người sẽ sử dụng tất cả dầu mỡ, bơ, trứng còn lại trong nhà - Trong lễ phục sinh, người ta tặng nhau những quả trứng “phục sinh”. 3.4.4. Lễ toussaint (lễ các thánh): - Vào ngày này, người ta đi thăm mộ, và mang những bó cúc đặt lên mộ người đã khuất. Đây được xem là hoa của người chết, vì thế họ không tặng hoa này cho người sống. 4. So sánh: 4.1. Giống nhau và khác nhau giữa kiêng kỵ của Pháp và Việt Nam : 4.1.1. Giống nhau : Nhìn chung dù là người Pháp hay người Việt, thì những kiêng kỵ trong các ngày lễ tếtđều bắt nguồn từ niềm tin vào thần thánh, từ nhu cầu tìm chỗ dựa tâm linh của con người. Một yếu tố khác tác động đến sự trường tồn của những phong tục, những điều kiêng kỵ này,đó chính là lòng trắc ẩn, vị tha và tình cảm của con người. 4.1.2. Khác nhau :Tuy đều xuất phát từ thế giới tâm linh nhưng những kiêng kỵ của Việt Nam khác với những kiêng kỵ của Pháp do bởi sự khác nhau về hệ tư tưởng về nền văn hóa.Bên cạnh đó, sự khác nhau giữa quan niệm về cõi âm và dương, về hệ tư tưởng, về cácmối quan hệ hàng xóm láng giềng và xã hội, mối quan hệ giữa kiếp này và kiếp khác, giữangười sống và người chết cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt này. 4.2. Ảnh hưởng tới cuộc sống ngày nay: - Kiêng không quét nhà, không hốt rác đổ đi trong ba ngày tết.Trong ngày này kiêng quét rác, thì nhà cửa bừa bộn, lộn xộn. Ngày nay, vừa để đảm bảo nhàcửa sạch sẽ trong tết, vừa tôn trọng truyền thống của cha ông, mọi người thường quét rác vào góc nhà ( chú ý quét từ cửa quét vào), đổ rác vào thùng hoặc bao nilông, qua tết mới đem đổđi. - Kiêng không cho lửa, không vay mượn trong ba ngày tết.Kiêng kỵ này ít ảnh hưởng đến cuộc sống ngày nay. - Kiêng không làm đổ vỡ chén đĩa, đồ vật trong ba ngày tết.Mọi người cẩn thận hơn khi tham gia việc nội trợ hay thu dọn nhà cửa - Kiêng không cãi vã, không đánh lộn, không lớn tiếng trong ba ngày tết. Đây là một phong tục đẹp của dân tộc và cần được tôn trọng và duy trì. - Kiêng không ăn một số loại thực phẩm trong dịp tết. Đây là điều kiêng kỵ không thực tế, ảnh hưởng đến nhu cầu ẩm thực. - Kiêng kỵ trong việc xông đất (đây là kiêng kỵ quan trọng nhất và được duy trì nguyênvẹn nhất) Cẩn trọng trong việc xông nhà sẽ tránh những trường hợp bị động, nhưng đôi khi cũng gâykhông ít ảnh hưởng. Kiêng những người gặp chuyện không may ảnh hưởng nhiều đến tâm lýcủa họ, gây ra sự phân biệt đối xử. - Kiêng không xây nhà, may quần áo, cưới hỏi… trong dịp này.Khi mọi người kiêng không mua sắm, không xây nhà cửa, công trình… thì ảnh hưởng nhiềuđến nền kinh tế. Việc đốt quá nhiều vàng mã trong dịp này gây lãng phí lớn, và ảnh hưởngkhông nhỏ đến môi trường sống.Đây còn là dịp để nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, văn hóa tâm linh của người Việt. - Người ta kiêng cưới hỏi trong ngày lễ Chandeleur.Kiêng kỵ này cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó có thể xem làdịp để suy nghĩ chín chắn hơn về đám cưới, về cuộc sống hôn nhân sau này. 5. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nguồn gốc của những kiêng kỵ xuất phát từ đời sống tâmlinh của con người. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những kiêng kỵ của Việt Nam thì phức tạp và đôi khi ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống ngày nay . Các kiêng kỵ của Pháp đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần thiêng liêng. Ngoài ra, một số kiêng kỵ của Việt Nam còn đượcthay đổi chút ít cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ouvrages [1] La France de toujours, Nelly Mauchamps, CLE, 2004. 2] Les cultures vietnamiennes, Huu Ngoc, édition The Gioi, 1997. 2. Sites web [3] www.wikipédia.com.vn [4] www.google.com.vn [5] http://www.alianwebserver.com/societe/noel/traditions.htm [6] http://www.teteamodeler.com/culture/fetes/ind-paques.asp [7] http://www.google.com.vn/search?hl=fr&...France&meta [8] http://www.grandes-fetes.com/LesF%c3%aates...14/Default.aspx [9] http://moinesdiocesains-aix.cef.fr/fr-liturg-laudes.htm [10] http://fr.wikipedia.org/wiki/Antoine_Watteau [11] http://fr.wikipedia.org/wiki/Commedia_dell%27Arte [12] http://fr.wikipedia.org/wiki/St%C3%A9phane_Mallarm%C3%A9[13] http://images.google.com.vn/images?q=faber...es&ct=title [14] http://users.skynet.be/pierre.bachy/faberge.html
-
B. Nối mạng thông tin với tổ tiên, ông bà 1. Mục đích - Ứng dụng phương pháp cảm xạ vật lý sang cảm xạ phi vật lý để lập được hệ thống thông tin vô tuyến vũ trụ. - Nhận được thông tin của bà cô Tổ tứ đại và các vong linh trong dòng họ để giải quyết những vấn đề quan trọng của gia đình, của dòng họ. - Giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” , con cháu luôn phải biết ơn, nhớ tổ tiên, ông bà. Thấy người đã chết nhưng không chết; người chết và người còn sống đều có mối quan hệ với nhau mà lâu nay không được biết, không còn tư tưởng sợ chết. - Hướng dẫn mỗi gia đình đều biết quy trình nối mạng thông tin vũ trụ. Nhờ đó con cháu được Tổ tiên, ông bà giáo dục giúp đỡ nên tư tưởng, tình cảm, đạo đức có nhiều tiến bộ hơn trước. 2. Yêu cầu - Có tâm đức trong sáng, đoàn kết thương yêu mọi người, xóa bỏ vô minh tham sân si, luôn luôn làm điều thiện. - Tin tưởng kiên trì, quyết tâm tập rèn luyện để bắt nối được thông tin với tổ tiên ông bà, với bà cô Tổ tứ đại … - Gia đình nào cũng có Táo quân, Thổ công, thần Nam Tào và bà cô Tổ của dòng họ mình. Vì vậy khi ăn phải mời, khi đi phải thưa, khi về phải chào để luôn luôn được bà quan tâm giúp đỡ. C. Quy trình thao tác con lắc 1. Tập sử dụng con Lắc đạt mức độ chuyển động nhanh và chính xác: Để con Lắc trên lòng bàn tay, nói: “Cho con hình dạng sóng lòng bàn tay” (chuyển động ngay là đạt yêu cầu). Rồi lật qua lưng bàn tay. Nói “Cho biết hình dạng sóng lưng bàn tay” (chuyển động ngay sang dạng sóng khác là đạt yêu cầu). Khi nào đạt yêu cầu thể ứng dụng con Lắc trên bảng chữ cái A, B, C … 2. Để con Lắc trên bảng chữ cái A, B, C … Tư tưởng yên lặng vô thức: “Cho tôi gặp Táo quân của gia đình”. 1. Sau 1 -15 giây mà con Lắc không chuyển động thì tập luyện lại như điểm nói trên. 2. Nếu sau 4 – 5 giây, Lắc chuyển động tròn thì ta hỏi: Có phải Táo quân không? Nếu trả lời có thì ta hỏi tiếp … (Phải chuẩn bị nội dung nói chuyện với Táo quân. Đây là nội dung tôi đã nói chuyện với Táo quân, xin nêu ra để các bạn tham khảo). * Táo quân có thể cho tôi biết nhiệm vụ của Táo quân? * Chuyện cổ tích có kể Táo quân có 2 ông 1 bà, có đúng không? * Ngày 23 tháng Chạp Táo quân về trời, Táo quân có cần gì thì gia chủ sẽ giúp đỡ? - Nhà này có hài cốt, có ma quấy phá không? Nếu có thì ai có thể hóa giải được các con Ma này? Nhờ Táo quân mách bảo giúp. - Bố tôi là ông Lê Văn Đ … ốm, nằm bệnh viện X. Vậy triển vọng bệnh tình sẽ thế nào? Liệu ông có chết không? 3. Khi gặp bà cô Tổ tứ đại của dòng họ thì nên hỏi những điều chính, cần thiết như sau: * Dòng họ nhà mình ở cõi Âm có mấy bà cô Tổ tứ đại? * Họ tên các bà, chết lúc mấy tuổi, do bệnh gì, giỗ ngày bà là tháng nào? * Dòng họ mình ở cõi Âm hiện nay có bao nhiêu người? * Mỗi bà cô Tổ mặc quần áo khác nhau như thế nào? Nhiệm vụ của mỗi bà? * Từ ngày các bà cô Tổ mất đến đời con cháu hiện nay là cách bao nhiêu năm? * Các cụ và các bà cô Tổ xưa kia ở xã, huyện, tỉnh nào? * Về sau con cháu, các chi tộc đã di chuyển gia đình như thế nào? * Hệ thống mồ mả dòng họ nhà mình có điều gì sai sót không? Sau đó tùy mỗi gia đình có những vấn đề cụ thể khác nhau mà đặt câu hỏi để bà giải đáp. Qua nối mạng thông tin cho gần 100 gia đình, tôi thường biết các gia đình hay hỏi các vấn đề sau: - Ngày giờ sửa nhà, cất nhà. Đất xây nhà tốt hay xấu, có mồ mả? Ngày giờ đổ mái bằng. - Tìm mộ, bốc mộ, mộ liệt sĩ nằm đâu, hài cốt liệt sĩ bốc từ B, C, K … về địa phương, vậy linh hồn liệt sĩ ấy có về với gia đình, với tổ tiên ông bà không? (tôi biết đa số là linh hồn không về cùng hài cốt. Phải có người thầy có quyền năng tâm linh xin Thổ địa chuyển giao linh hồn cho Thổ địa ở quê hương thì mới trọn vẹn cả hài cốt và linh hồn). - Công tác, việc làm ăn, kinh doanh. Sự nghiệp hiện nay và tương lai. Con cháu đi học trong nước, nước ngoài như thế nào? - Chồng tương lai, vợ tương lai của con, cháu như thế nào? Gia đình con cháu mới xây dựng có sống hạnh phúc không? - Gia đình có thờ Phật, thờ Chúa. Vậy Phật, Chúa có về chứng? Hải Dương – 2007 Hết: Nguồn: nhatnam.com
-
6. Sự kiện: Cúng giỗ nên cúng chay hay cúng mặn? Lý giải: Người cõi vô hình, tổ tiên ông bà mình không ăn như người ở dương trần. Họ ở thể năng lượng nên không ăn. Có lúc họ cũng cần hưởng hương sắc của hoa, vị của quả trong thiên nhiên thì họ hưởng bằng cảm nhận rung động sống của sắc hương vị hoa quả đó. Thức ăn chay là thức ăn thanh nhẹ. Họ hòa nhập vào cơ thể con cháu khi ăn để họ hưởng sự rung động đó. Thức ăn mặn, cá, thịt có sự rung động nặng, thô, trước. Họ sợ và khó chịu sống rung động của thức ăn mặn. Không nên cúng mặn (kể cả cúng ông Táo). Người âm hưởng thức ăn khi họ hòa nhập vào con cháu và cảm thụ sống rung động của thức ăn, hoa quả đó. 7. Sự kiện: Bà cô Tổ tứ đại có thể giúp con cháu tìm mộ người nhà liệt sĩ ở chiến trường B-K-C…. không? Lý giải: Tôi đã giúp một số gia đình về việc này. Các bà cô Tổ đã giải quyết một số trường hợp như sau: - Nếu vong linh liệt sĩ đó đã về với gia đình, được bà cô Tổ quản lý thì không cần phải tìm hài cốt nữa, vì đi xa tốn kém. - Nếu vong linh chưa về với gia đình, với bà cô Tổ thì sẽ liên hệ với Thổ địa nơi liệt sĩ hi sinh đã được chôn cất. Biết rõ thôn, xã, huyện, tỉnh, vùng, địa danh liệt sĩ hy sinh có thể tìm dễ dàng. 8. Sự kiện: Hiện nay có nhiều mộ liệt sĩ vô danh ở các nghĩa trang, có thể tìm biết tên, quê quán, của mộ vô danh đó không? Lý giải: Đã có nhiều người có khả năng ngoại cảm để làm việc này, đó là trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người ở 46 Nguyễn Văn Ngọc, Hà Nội. Riêng cá nhân tôi cũng có thể giúp cơ quan, đoàn thể, gia đình tìm trả tên lại cho liệt sĩ ở các mộ vô danh. Cơ chế việc của tôi là: Mời Thổ địa ở nghĩa trang đó làm việc trước vài ba hôm. Thổ địa chuẩn bị kiểm tra sổ sách, đối chiếu phần mộ, đảm bảo chính xác. Hôm sau đúng ngày hẹn, tôi gặp Thổ địa hỏi là được biết tên ngay. 9. Sự kiện: Bà cô Tổ có thể giúp con cháu sinh con trai, con gái theo ý muốn. Vậy theo cơ chế nào ở cõi âm đã làm được như vậy? Lý giải: Tôi đã được bà Quan Âm Bồ Tát giải thích như sau: Khi người mẹ đang mang thai được 01 tháng, kể từ ngày tắt kinh thì thai nhi chưa phân rõ con trai hay gái. Từ ngày 35 đến ngày thứ 40 thai nhi bắt đầu chuyển hóa thành con trai hay con gái, tức là bắt đầu hình thành bộ phận sinh dục nam hay nữ. Đúng thời gian đó ta dùng một phương pháp đặc biệt để tăng tính dương nhiều hơn (năng lượng dương) thì sẽ thành con trai, còn tăng tính âm nhiều hơn thì sinh con gái. Ngày nay khoa học cũng đã áp dụng phương pháp sinh con trai theo ý muốn. Tôi đã được cấp trên dạy cho bí pháp tác động vào người mẹ vào thời điểm trên trong 8 – 9 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút thì sẽ sinh con trai hay con gái theo ý muốn. 10. Sự kiện: Tại sao người âm có thể biết việc quá khứ, hiện tại và tương lai của mình? (qua cuộc thực nghiệm khoa học về Cô Thanh Hải ở 93B Trung Kính, Trung Hòa, Hà Nội). Lý giải: Mỗi đời sống con người đã trải qua nhiều kiếp từ quá khứ xa xưa (tiền kiếp) đến hiện tại. Thiên nhiên (tôn giáo gọi là Cha trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Chúa …) đã khéo gắn vào đầu óc con người máy vi tính lượng tử huyền bí tinh vi. Các nhà Thông Thiên học gọi là hạt nguyên tử trường tồn. Nó hoạt động như một máy quay phim tự động. Nó ghi tất cả ý nghĩ người nói và hành động của mỗi con người từ kiếp này đến kiếp khác. Đồng thời nó cũng có bộ phận lập sẵn chương trình hành động của người đó từ khi sinh đến khi chết căn cứ theo nghiệp lực của họ từ trước. Bà cô Tổ tứ đại, Táo Quân và Thần Nam Tào có trách nhiệm quản lý nên có thể đọc biết được đời sống của con cháu mình và người âm trong dòng họ mình cũng biết được điều đó. Vì vậy ở Trung Kính qua cô Hải các vong trẻ của mỗi gia đình đều nói được các điều về quá khứ, hiện tại và tương lai. 11. Sự kiện: Bệnh “ma làm” có những biểu hiện gì? Tại sao? Ai có thể chữa được bệnh ma làm? Lý giải: Thông thường có 3 loại bệnh: do tâm lý, do tính khí gây ra, do tổn thương thực tế, bị đánh, té ngã; do môi trường khí hậu, thời tiết gây ra. Phải đến bệnh viện khám và điều trị. Ngoài ra còn bệnh mà nhân dân ta thường gọi là bệnh “ma làm”. Biểu hiện hiện nay đau đầu, đau lưng, đau khớp, sôi ruột, ỉa chảy, trẻ con hay khóc ban đêm, người già ngủ không yên hay mơ mộng. Con trai thấy ma gái đến ngủ ban đêm, con gái thấy ma con trai đến nô đùa quấy rối. Đến bệnh viện khám bệnh, bác sĩ bảo không có bệnh gì. Qua kinh nghiệm tôi chữa các bệnh đó thì thấy có mấy nguyên nhân. Do nhà đang ở có hài cốt nên bị ma quấy, hài cốt đó từ xa xưa, ba bốn trăm năm về trước. Mồ mả là nhà ở của ma. Ta cất nhà trên đó nó quấy phá là không thể tránh và đuổi nó đi được. Với những nhà đó tôi đã độ trì cho nó đi về cõi Phật theo nguyện vọng. Thế là nhà sạch bóng ma, không ốm đau lặt vặt nữa. 12. Sự kiện: Mỗi gia đình thường có 2 vị thần nào? Lý giải: Thông thường chỉ có 2 vị thần: Táo Quân và Nam Tào. Thần Táo Quân theo dõi mọi hoạt động của các thành viên gia đình. Ngày 23 tháng Chạp về Trời báo cáo và nhận kế hoạch chỉ thị phúc hay họa cho gia đình năm sau. Thần Nam Tào có trách nhiệm không cho ma vào quấy phá gia đình. Bảo vệ gia chủ khi ra đường không bị ma làm hại. Biết ai ốm đau, sống chết. Nhà có người chết, Nam Tào làm điếu văn đọc cho người trong dòng họ ở cõi âm về nghe. 13. Sự kiện: Thiên nhiên có quy luật: Hễ có bệnh gì thì đều có cây cỏ chữa. Vậy có thuốc chữa các bệnh nan y: ung thư, AIDS, ma túy, di chứng chất độc màu da cam chưa? Lý giải: Bệnh nan y là do con người tạo nghiệp xấu gây nên. Phải sám hối, tu tâm dưỡng tính, làm điều thiện để giải nghiệp. Đã có thuốc chữa. Người đó là ai? Thuốc ở đâu? Còn đang giữ bí mật. Ai có duyên mới gặp thầy, gặp thuốc. ********************** Hằng đêm, khi mọi người đã ngủ, ta cầu xin: “ Xin bà cô Tổ tứ đại tiếp năng lượng cho con cháu đang ngủ để hóa giải bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Nhận thong tin, bà sẽ về tiếp năng lượng cho cả gia đình. Cúng giỗ tổ tiên, ông bà bằng cơm chay. Không đốt vàng mã. Chỉ dâng tiền thật và khẩn: “Con xin dâng tiền cho bà cô Tổ chi tiêu ở cõi âm”; 10 – 15 phút sau cất tiền chi tiêu như thường lệ. Nhà nào thường xuyên thắp hương bàn thờ tổ tiên ông bà thì nên khấn: “Cầu xin tổ tiên ông bà, bà cô Tổ tứ đại độ trì cho con cháu … (ai? Điều gì đó nói rồi sau đó: “Con xin cầu nguyện cho bà cô Tổ tứ đại cùng dòng họ tu hành ở cõi Phật chóng đắc đạo về cõi niết bàn”. Nếu đã được tôi – Minh Chánh – độ cho cả dòng tộc ở cõi âm về tu nơi Tây Phương của Phật A Di Đà hoặc ở Nam Hảo của Phật Bà Quan Âm). Gia đình nào cũng có Táo Quân – Thổ công theo dõi việc làm của thành viên trong gia đình (thiện hay ác), sức khỏe, ốm đau, bệnh tật, nhà ở quang sạch hay có âm khí, hài cốt … Và thần Nam Tào lo việc sống – chết. 7 giờ sáng ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo Quân, Thổ Công về báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế (khoa học gọi là năng lượng trí tuệ vũ trụ) những hành động của thành viên trong gia đình rồi nhận chỉ thị thi hành họa hay phúc cho gia đình đó. Trước 7 giờ sáng nên cúng chay và dâng tiền mặt tiễn đưa Táo quân về trời, không đốt vàng mã, bia, mũ, áo cho 3 người như tục lệ mê tín dị đoan lâu nay. Tro, chân nhang và thứ gì ở bàn thờ, khi đốt, hóa xong nên cho vào túi ném xuống sông, biển, ao, hồ, không được ném vào thùng rác, nơi ô uế, làm sai sẽ bị phạt đau, nhức đầu, đau lưng, đau bụng, tức ngực, chóng mặt, hoa mắt. Nếu biết cầu khấn, sám hối, xin lỗi thì có thể giải đau. Người chết vẫn sống cạnh con cháu, vì vậy khi ăn phải mời. Ngồi yên lặng nói thầm: “Mời Táo quân, Thổ công, bà cô Tổ tứ đại, các cụ ông, cụ bà, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, chú bác cô gì, anh, em, con, cháu … về ăn cơm” sau thương nhớ đến người đã khuất.
-
Phần III Bắt đầu từ phần III: “Nói chuyện với người Âm”, những nội dung được đề cập đến được các bậc Đại giáo: Phật, Bồ Tát giải đáp, giảng dạy. Phương tiện để thu nhận thông tin thường nhờ nối mạng thông tin vũ trụ qua con lắc cảm xạ học hoặc Thần giao cách cảm, mở thiên nhĩ (giác quan thứ 6). Hoặc kết hợp đồng thời cả 2 phương tiện, phương pháp, để đảm bảo thông tin hoàn toàn chính xác. Những sự kiện nêu lên trong tài liệu này là do đa số quần chúng yêu cầu giải đáp và trong thực tế đã xảy ra trái với cuộc sống của Tổ tiên ông bà ở cõi bên kia, cần hướng dẫn sửa chữa nhanh để phù hợp với nguyện vọng của con cháu với những người đã khuất. Từ lâu nay có nhiều người nghĩ rằng chết là hết; thể xác biến thành cát bụi, còn linh hồn là ảo tưởng, huyễn hoặc, là quan niệm của các nhà duy tâm, tôn giáo. Việc thờ cúng Tổ tiên ông bà là việc làm tưởng niệm để nhớ công ơn người đã khuất, nhất là những dòng tộc đã có nhiều người, nhiều thế hệ có công lao to lướn trong xây dựng và bảo vệ làng xóm, đất nước. Họ không tin ngày thường và ngày cúng giỗ Tổ tiên ông bà, người khác đã khuất có thể linh ứng về với con cháu. Nhưng cũng có nhiều người khác lại cho rằng con người có 2 phần: phần thể xác và phần linh hồn, hay còn gọi là tâm thức, năng lượng sinh học. Mà đã là năng lượng hay cả phần vật chất (m) nữa thì nó không bao giờ mất đi mà chỉ chuyển trạng thái từ dạng này sang dạng khác theo định luật bảo toàn năng lượng, bảo toàn vật chất. Và điều này đã được A.Einstcin (1879 – 1955) nêu lên trong công thức tổng quát: E-m.c (E là năng lượng; m là khối lượng là vật chất, c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Vì vậy khi chết thể xác, vật chất hữu cơ; còn thể năng lượng, thể khí vẫn còn. Ngày nay trên thế giới với kỹ thuật điện tử, lượng tử, người ta đã sáng chế nhiều phương tiện kỹ thuật để nói chuyện với người âm. Người viết tài liệu này đã có công cụ đặc biệt đơn giản có thể nói chuyện với người âm. Ai cần học sẽ sẵn sàng hướng dẫn. Minh Chánh A. Sự kiện và lý giải của môn Thông Thiên Học 1. Sự kiện: Nói chung không cải được số! Hình như thiên nhiên đã cài sẵn phần mềm của một máy vi tính lượng tử trong óc người. Nó vận hành theo luật nhân quả của người đó. Người chết – ngày tận số, thì máy dừng lại. Nhưng cũng có người đột nhiên gặp trường hợp đã làm được một điều thiện như cứu người chết đuối, cứu sống bạn trong chiến đấu, đem tiền của bố thí người tàn tật nghèo đói … thì người đó được cải số, kéo dài tuổi thọ. Ngược lại kẻ nào làm điều ác, tham nhũng, hối lộ, cướp của giết người thì mạng sống sẽ thu ngắn lại, rút ngắn số đã định. 2. Sự kiện: Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày và 100 ngày. Lý giải: khi chết linh hồn đến cõi âm. Linh hồn ở đó 49 ngày không được đi đâu cả, để xem lại băng ghi hình toàn bộ cuộc đời của mình từ ý nghĩ, lời nói và hành động, thiện ác thế nào, bên nào nặng bên nào nhẹ. Trong Phật nói là thời gian: “Hối quang phản chiếu”. Sau đó linh hồn tự thấy mình sẽ về cõi nào trong các cõi sau đây: Địa ngục, Súc sinh, Nga quỳ, Atula; Cõi thiên. Sau 100 ngày được tự do đi lại thì các vong đó bị một lực hút vô hình đưa về cõi giới của họ. Đó là lực hút của vũ trụ, còn gọi là của Cha trời của Ngọc Hoàng Thượng Đế (theo tên gọi của tôn giáo). 3. Sự kiện: Chết hỏa táng, chết chôn chặt 1 lần và có thay áo (cải táng), nên chôn cách nào là hợp với phong tục Việt Nam? Lý giải: Tùy theo phong tục tập quán của mỗi nước, mỗi miền trong cùng 1 nước (Trung Quốc, Nam, Bắc). Nhưng phải chú ý các điều kiện có quan hệ đến cuộc sống của người âm, của tổ tiên ông bà con cháu không được làm sai sẽ có ảnh hưởng không tốt đến người còn sống; ngày giờ chôn, huyệt mộ phải là đất tổ trí hưởng tốt. Ngày thay áo cũng phải chọn ngày giờ đất tốt. Nếu hỏa táng thì lọ tro cũng chôn như khi cải táng hoặc để thờ ở âm thờ nho nhỏ trước sân quay mặt theo hướng cửa chính cửa nhà ở. Tuyệt đối không đưa lọ hài cốt lên chùa hoặc để trên bàn thờ trong nhà, sẽ gây nhiều rắc rối tai họa trong gia đình. Nên hỏi bà cô Tổ tứ đại nhà mình về vấn đề này. Cần học nối mạng thông tin với bà cô Tổ. Chưa học thì nhờ các nhà cảm xạ tâm linh, các nhà thông thiên học giúp đỡ. 4. Tại sao khi viếng mộ người nhà thì không được cúng hoa quả, vải, cầu khấn vái, đốt vàng mã? Lý giải: Đốt vàng mã là mê tín dị đoan. Người âm không dùng loại vàng mã đó. Chỉ có loại ma lang thang, không được bà cô Tổ quản lý, nó sống gần người Trần hoặc có hài cốt trong nhà đang ở thì nó mới cần vàng mã. Ta hay cúng các vong ngoài sân, đốt vàng mã cho nó là vô hình ta đã tạo cho nó quen đến nhà mình đòi ăn, quấy phá … Tổ tiên, ông bà, dòng họ nhà ta hầu hết đều ở cõi Thiên tu hành để đạt tiêu chuẩn tái sinh về lại cõi Trần. Năng lượng cấu trúc linh hồn họ là thanh khí, là năng lượng tinh, thanh, nhẹ. Khi ra mộ khấn vái, họ cảm nhận linh ứng và về với người cầu khấn. Năng lượng còn lại (lưu xa) của hài cốt đã tác động phần nào đến tâm thức tinh anh của họ. Họ bị nhiễm năng lượng thô nặng, trước khí, làm họ phải tốn thời gian tu luyện trở lại. Vì vậy tối kỵ khi ra mộ khấn vái gọi tên người chết. Mọi sự cầu khấn đều làm ở bàn thờ gia tiên ở nhà. 5. Sự kiện: Có nên tập trung mồ mả về một nơi để con cháu dễ tìm? Lý giải: Ý định của con cháu là hợp lý, tốt. Nhưng có khi không hợp với người đã chết, có ảnh hưởng xấu đến con cháu dòng họ. Vì sao? * Có trường hợp mộ kết có lợi cho con cháu. * Họ đang tu luyện để đạt tiêu chuẩn đi đầu thai. Nay cải táng, tập trung làm xáo động đến linh hồn là điều tối kỵ. Muốn làm việc này phải xin phép bà cô Tổ tứ đại của dòng họ. Ngoài hai điểm trên còn có trường hợp này tôi đã gặp, đã giúp gia đình thân chủ giải quyết, cần nói rõ để bà con chú ý: Có gia đình bốc hài cốt liệt sĩ ở nghĩa trang Lắc ở tỉnh Đắc Lắc mang về cải táng ở quê nhà nghĩa trang Vĩnh Phúc. Khi hỏi bà cô Tổ tứ đại của gia chủ thì bà cô Tổ cho biết hài cốt có đấy nhưng linh hồn của cháu còn ở nghĩa trang Lắc vì không có người có quyền năng xin Thổ địa cho chuyển vong linh liệt sĩ về quê quán. Tôi đã mời Thổ địa nghĩa trang Lắc (Đắc Lắc), Thổ địa nghĩa trang Vĩnh Tường và bà cô Tổ đến trao đổi, xin chuyển linh hồn liệt sĩ về quê hương. Công tác bàn giao này diễn ra rất nhanh và lý thú.
-
D. Về giải hạn, bói toán, bùa, quẻ Cơ thể cá nhân có phần năng lượng. Cuối năm học căng thẳng hao hụt năng lượng. Đầu năm giải hạn là cân đối lại năng lượng trong cơ thể. Mỗi cá nhân đều bị 3 phần năng lượng bên ngoài tác động theo kiểu tốt hoặc xấu. Đó là do trong nội bộ gia đình. - Mồ mả của dòng họ. - Do công đức của cá nhân. Nếu 3 phần đó tốt thì có sức khỏe, cân bằng được năng lượng trong cơ thể. Còn ngược lại thì đau ốm luôn. Ta tự giải hạn là cân đối năng lượng trong cơ thể mình. Còn nếu “Cô Thiên đình” là thu nạp thêm năng lượng cho cơ thể mình. Ở nhà thì xin bà cô Tổ tứ đại và các vong trẻ tiếp năng lượng tinh, dành cho mình. Nếu người tâm đức kém thì không thu năng lượng … thanh, không được hạn (hạn là bệnh tật, tai nạn rủi ro), vậy tâm đức cá nhân là cơ bản, là quan trọng. Đi cúng sao, giải hạn là mê muội, cuồng tín. Sao là năng lượng con người khi dao động mức sinh lý thì có thể gặp năng lượng bên ngoài làm dao động không tốt thì gọi là tuổi hạn, vận hạn. Quá trình biến đổi sinh lý theo thời gian có tính chu kỳ, nếu gặp sự cơ động của năng lượng ngoài vũ trụ không thích hợp thì bị nạn. Đến đây nghe Cô nói, cô giải hạn cho người khác đồng thời mình cũng được giải hạn vì cô truyền cho năng lượng tốt để cân bằng tầng năng lượng xấu của mình. Trong phòng này đều là năng lượng tinh …. của cô phát ra. Ngồi nghe cũng được năng lượng tinh. Từ năm 2000, bùa chú không còn tác dụng. Trước kia trình độ người Trần còn thấp, Trời cho thầy làm bùa chú để giúp đỡ người Trần chữa bệnh, cúng lễ, trừ tà ma, giải hạn … Ngày nay luật thiên đình cho phép người âm tứ đại về Trần giúp đỡ con cháu. Không cần đến thầy pháp, thầy bùa chú nữa. Cõi âm luôn thay đổi theo thời tiết, theo thời thế. Đến thế kỷ này, thế kỷ của khoa học kỹ thuật, người TRần tiến bộ văn minh, theo luật, người âm phải tiến bộ nhanh hơn, mạnh mẽ hơn mới giúp người Trần được. Các sao không có giá trị với đời thường của con người. Chiêm tinh, xem sao giải hạn không còn hiệu ứng nữa vì thời tiết thay đổi không chuẩn xác như xưa. Tính Tử Vi theo thời giờ, ngày, tháng, năm sinh, không chuẩn xác đâu. Nếu có 10 người sinh trùng nhau cùng 1 giờ, cùng 1 ngày, cùng 1 tháng, 1 năm thì không bao giờ chuẩn xác theo sao, theo Tử Vi. Vì 10 người con đó do 10 bố mẹ khác nhau sinh ra. Họ khác nhau về thể lực, về tâm đức, về đời sống, về môi trường sống …. Thì họ không hề giống nhau. Có hiện tượng truyền bá “Khổng Dịch Tinh Hoa”, khi ta khấn đưa quẻ dịch vào tay phát sóng chữa bệnh. Đó là “Trời cho”, giáng xuống để người TRần hiểu có người âm độ. Nhưng làm việc này chỉ chữa bệnh đơn thuần chứ chưa giáo dục cái tâm đức. Khi vẽ quẻ Dịch là với từ tâm, là có sự độ của người âm trong gia đình. Không có tâm đức không dùng Dịch quẻ được. Khi vẽ phải cầu người âm nhà mình độ. Thế kỷ này đòi hỏi mọi mặt phải cao, nhanh nhạy hơn mới đáp ứng yêu cầu của thời đại kỹ thuật. Thay cho quẻ Dịch, ta dùng năng lượng của người âm độ trì, xin Thổ công, Táo quân và các bà cô Tổ tứ đại cho hóa giải năng lượng của Tử Vi khi phát sóng, có thể thay cho quẻ Thiên Địa bi trong Cảm xạ học. Ngày nay, đám cưới nên chọn ngày Mùi, ngày Thìn là tốt. Chú rể đi đón dâu vào giờ Thìn – tức 7 giờ rưỡi đến 8 giờ. Từ 11 giờ trở về chiều không nên đón dâu vì buổi chiều năng lượng xấu, không hợp với sinh lý con người. E. Thế giới người âm, cõi vô hình Khi chết, hồn tách xác, sau đó bắt đầu dao động để thanh lọc cặn bã ô trược ở Trần, qua một thời gian dài mới thanh sạch, vượt Thiên để đi đầu thai. Linh hồn nào ở cõi Trần tội tham sân si, tà dâm, trộm cắp, giết người thì phải rèn luyện gian khổ, bị va đập bởi các khối năng lượng của mưa gió, sương tuyết ... để rũ sạch tội lỗi mới vượt Thiên. Khi sinh, hồn nhập từ đầu đến chân. Khi chết, hồn xuất từ chân lên đến đầu rồi ra ngoài. Ở cõi âm, các vong phải tự học 360 cấp. Cấp học đầu tiên được học về giải phẫu sinh lý người từ 1 đến 100 tuổi. Ở cõi Trần có môn học gì là phải học hết. Học xong 360 cấp và rèn luyện để vượt Thiên đi đầu thai. Học về sự biến hóa của các vong sau khi chết. Học nhiều lắm, mới giúp được người Trần. Người Trần làm giáo sư, dạy học, chết về cõi âm vượt Thiên nhanh như người chết trẻ. Người âm rất trọng công tác giáo dục. Không mang kiến thức ở cõi Trần về cõi âm được. Về cõi âm phải học lại nhiều lắm. Âm, Trần gần nhau, nhờ thông xác Trần mà không biết. Âm không phủ nhận công việc người Trần đang làm mà luôn tôn trọng và giúp đỡ nếu có tâm và cầu xin người âm nhà mình. Trong gia đình người nào có tâm sẽ được người âm báo mộng hoặc nhập hồn vào người trong gia đình để mách bảo. Phải có tâm mới cảm … được. Thế giới âm luôn thay đổi theo thời tiết, theo thời thế. Ở thế kỷ XXI này người âm học tập chuyển biến nhanh hơn để giúp đỡ người Trần theo luật trời ban định. Thế giới âm cũng như ở Trần, có các cấp từ phường xã đến trung ương. Người âm cũng có công việc phải làm như người Trần. Người âm là gái thì có trách nhiệm giúp con cháu ở cõi Trần theo cái Tâm. Con trai giúp công việc của Nhà nước, lo phần lãnh thổ quốc gia. Con trai được học, đào tạo làm: Thổ công, táo quân, làm lính, công an, y tế, giáo dục … Người âm rất chú trọng công tác giáo dục. Người âm học giỏi mới làm thầy. Không như ở Trần, có tiền đút lót là đõ làm Thầy. Tâm khong chính, không nghiêm, khi chết sẽ nặng tội. Người TRần có 2 phần: xác và linh hồn. Người âm chỉ có phần hồn thôi. Linh hồn cũng có phần thô và phần tinh. Phần thô là phần tồn tại với xác lâu năm ở Trần đầy tội lỗi; khi chết về cõi âm thì linh hồn giống như ở cõi Trần. Người chết trẻ thì linh hồn thanh sạch hơn vì ở cõi Trần ít, nên ít nhiễm cái xấu, cái thô. Linh hồn thanh nên nhanh chóng thu lại phần thanh, phần năng lượng tinh. Người Trần có Tâm thì có thể giao tiếp với người âm. Khi rèn luyện vượt Thiên thì bay cao, xa, nhìn rộng, thấy nhiều, học được nhiều vấn đề nên có thể giúp người Trần nhiều việc. Ai bị tai nạn giao thông chết, vong cũng đau đớn lắm. Về cõi âm các bác sĩ chữa. Bệnh viện cõi âm làm việc, chữa bệnh cho các vong bị bệnh ở cõi Trần mà chết. Khi ốm, xin người âm nhà mình, xin bà cô Tổ tứ đại cho người chữa. Nếu tin tưởng, thành tâm thì người âm nhà mình linh ứng về chữa giúp. Người âm nhập vào người nào thì do năng lượng của người đó hợp với tần số năng lượng của người âm. Nếu thích hợp ít, thì chỉ đạt 10% hoặc 20% thôi. Khu sinh thái Thái Nguyên trước hết phục vụ nhân dân Thái Nguyên bảo tồn cái đã có, khôi phục cái đã mất như văn hóa truyền thống các dân tộc … Tiến tới xây dựng khu du lịch, xây dựng trung tâm nghiên cứu y học cổ truyền, nghiên cứu văn hóa tâm linh. Phấn đấu 5 năm hoàn thành. __________________
-
B. Địa linh, nhà đất, mồ mả Sang thế kỷ XXI, làm nhà phải tính cả tuổi của bố mẹ. Con cháu cùng ở trong gia đình; không chỉ tính tuổi của bố. Cuộc sống thời đại văn minh khoa học kỹ thuật cao nên mọi tiêu chuẩn đều thay đổi. Đòi hỏi tâm đức phải cao hơn. Tâm là tâm thiện tâm lành, tốt với mọi người. Đức thể hiện ra hành động. Tâm đức là hành động việc thiện việc tốt lành từ trong gia đình ra ngoài xã hội và đến quốc gia. Đất, nhà ở, nhỡ xây không đúng hướng, không tốt thì phải lấy tâm đức bù lại. Làm điều tốt cho mọi người thì người âm trong dòng họ nhà mình độ trì hóa giải những cái xấu của nhà đất mình ở. Nhà ở có mộ, có hài cốt thì có thể phân thành 2 loại: một là vong hồn này đã siêu thoát, đầu thai rồi ở thì không sao cả. Hai là vong hồn này chưa siêu thoát, chưa đầu thai thì họ có quyền về trên mảnh đất, nhà mình đang ở. Sau 4 đời tu luyện đầy đủ, vượt Thiên thì họ đi đầu thai. Nếu người nhà mình biết thì làm lễ cầu nguyện cho họ thì họ sẽ được siêu thoát sớm. Người Trần hay nắn đường, lấp sông, làm không đúng. Để sông Tô Lịch ô uế, nắn đi, lấp lại, có chỗ khai ra – không có hình dáng như xưa. Xưa trên bến dưới thuyền, hai bên cây cối mát mẻ, chim muông đông đúc. Về địa linh thì Tô Lịch là mạch máu não, linh lắm, mà người trần không biết, tôn tạo như xưa. Đây là Trời cho, có giá trị quốc gia, là địa linh. Người Trần tham, cứ nắn sông, lấp sông. Người âm tiếc lắm. Tôn tạo làm tốt như xưa có giá trị du lịch. Sông Tô Lịch tạo môi trường khí tốt cho Hà Nội. Giải quyết sông Tô Lịch là giải quyết phần mệnh hệ quốc gia. Xưa có mạch nước trong làm sạch nước sông. Nay bị đào lấp nguồn nước nên không tẩy sạch sự ô uế của nước sông. Kẻ tà đạo bên ngoài đã yếm phá địa linh của con sông. Người có trách nhiệm quốc gia gặp cô Thiên Đình, cô sẽ hướng dẫn cách giải quyết. Nhưng cần có thời gian. Hoàn Kiếm là tìm lại cái gì đã mất và kiếm cái gì tốt cho đất nước. Việc rùa thần lấy lại gươm là chuyện người Trần đương thời đặt ra có tính huyền thoại chứ không có thật. C. Thờ cúng, đi lễ, cầu nguyện Thocoong, Táo quân là một. Táo quân, Thổ công quản lý nhà ở, bếp núc, Thổ địa quản lý tha ma, nơi người chết đường xá. Hà bá, Long vương, quản lý các vong chết sông. Thần linh là thần quản lý đất đai khu vực, như cơ quan Địa chính ở trên Trần. Hàng năm ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Thổ công táo quân lên Trời báo cáo tình hình gia đình đất đai, tiền của, họa phúc của gia đình rồi quay về. Ba ngày Tết, Thổ công Táo quân vẫn ở trong nhà mình. Thánh, Trần, Tiên, Phật, Mẫu là người được người Trần kính trọng, tôn vinh thờ cúng đặt tên. Nếu trước họ là người Trần như mọi người thì khi chết họ phải theo luật mà tu hành rèn luyện để vượt Thiên đầu thai. Khi chưa đi đầu thai thì họ về nhà họ mà độ trì cho con cháu; dòng họ nào lo cho dòng họ đó. Đó là luật của Thiên đình, chứ họ không ở chùa, miếu, phủ, để ai đến cầu xin gì cũng cho, như người Trần đã hiểu – không đúng! Nhà nào cũng có bà cô Tổ tứ đại lo cho con cháu ở cõi âm và cả cõi Trần. Bà cô Tổ mặc áo vàng hoặc áo xanh, mỗi mầu đều có 3 cấp cao thấp khác nhau. Trên áo có gắn 9 hạt kim cương. Muốn cầu nguyện, dâng lễ, thì khấn Táo quân thổ công nhà mình và bà cô Tổ nhà mình thì sẽ được bà cô Tổ phân công người độ trì. Ai có tâm linh, tâm tốt thì được linh ứng, có hiệu quả. Táo quân được cõi âm đào tạo công tác quản lý năng lượng (khí) đất đai, nhà ở trong mỗi gia đình. Còn các thần khác trong gia đình thì là vong người nhà mình phụ trách. Thổ công Táo quân có năng lượng đồng dạng với người Trần. Ngoài ra thần còn có quyền năng khác nữa. Họ che chắn cho gia đình mình không cho mà ngoài vào nhà và các tầng năng lượng không hợp khác vào nhà mình. Phải nhớ công ơn họ. Khi ăn thì mời. Khi cần họ giúp thì cầu xin sẽ được linh ứng vì đồng dạng năng lượng. Sau năm 2000, giờ, ngày, tháng, năm của lịch cũ không còn đúng nữa, không còn chính xác vì thời tiết hiện nay đã thay đổi. Hiện nay buổi sáng là thời gian có năng lượng tốt nhất. Lần đầu muốn thỉnh mời các người âm, bà cô Tổ nhà mình về thì phải khấn cầu Thổ công cho phép bà cô Tổ và dòng họ tứ đại nhập gia như người Trần làm giấy nhập hộ khẩu vậy. Sau này có vong lạ thì bị Thổ công đuổi ra. Người Trần đến nơi Cô làm việc nghe các vong trao đổi với gia đình họ mà học, để hiểu biết cõi âm, học rèn luyện tâm đức. Không theo đạo nào cả, không đi lễ bái ở đâu cả. Tất cả đều ở tâm thành, tâm đức của mình mà thôi. Sang thế kỷ XXI, các Đạo đã chuyển hóa, lai căng, không còn như thủa nguyên thủy, ban đầu. Nay cô Thiên đình dạy Tâm đức là con đường rèn tâm cơ bản nhất. Tu tâm thì ai cũng tu được, người lớn trẻ con, có vợ, có chồng, ăn mặc bình thường, rất tự nhiên, không chạy theo hình thức, không lệ thuộc một phương pháp nào cả; không kiêng cữ, không ăn chay như các sư. Ngày 23 tháng Chạp, người làm nghề chài lưới thờ Hà Bá, Long vương thường chọn cá chép to để cúng lễ. Khi giết cá phải cầu xin hóa kiếp cho cá, để phần tinh đưa Hà bá, Long vương lên Thiên đình báo cáo nguồn nước, phúc lộc của gia đình và xin độ cho họ có phúc lộc của gia đình và xin độ cho họ có phúc lộc, làm ăn khá. Cô hướng dẫn cúng 3 ngày Tết: Chêif 30 cúng cơm mời Táo quân thổ công, bà cô Tổ tứ đại và gia tiên về nhà ăn tết với con cháu. Không cúng lúc giao thừa. Người âm rất kiêng kỵ việc cúng ngoài sân. Ba ngày Tết cúng hoa quả bánh kẹo. Mua sẵn, chia ba phần cho ba ngày. Ngày mồng 1 Tết: cúng 7 giờ rưỡi (giờ Thìn), hoa tươi và ngũ quả gồm có 3 quả chuối hoặc lá chuối Tây (chuối móc) không dùng chuối tiêu (chuối xanh), đu đủ, cam, táo, lê, hoặc hồng xiêm, trứng gà (tức quả lekima) kiêng cúng quất, quýt, mít. Mỗi thứ 1 quả thôi, bánh trưng cúng phải bóc lá. Nếu cúng cơm thì cơm, thức ăn nhiều ít, tùy gia đình. Cúng xong ăn cơm, còn hoa quả để đến chiều lấy xuống con cháu ăn lấy lộc. Ngày mồng 2 và mồng 3 cúng như mồng 1. Hoa quả phải thay mới. Sáng mồng 1 Tết có tục xông nhà. Tốt nhất là lúc đón giao thừa, mỗi gia đình dâng hoa quả mới, thắp hương Táo quân, Thổ công, bà cô Tổ và các vong gia tiên về xông nhà cho gia đình, xin tiếp năng lượng tinh cho cả năm, xin ban phúc lộc … khi sang năm mới. Xin Táo quân quản lý đất đai chặt chẽ, không cho vong lạ, năng lượng xấu vào nhà… Ngày Tết cấm sát sinh. Nếu mua gà, vịt, thịt ở ngoài chợ thì cầu nguyện, hóa kiếp cho nó đi đầu thai kiếp khác. Kỵ nhất là cúng ngoài sân. Cúng ngoài sân là kêu gọi vong lạ đến nhà mình. Người Trần thường đi cúng lễ các ngày rằm ở đền chùa. Không có thánh thần ở đó nên không linh ứng được. Có tâm thành cầu nguyện cúng ở nhà mình là tốt nhất. Các vong thấp còn có nhu cầu ăn uống. Họ hưởng hương vị thức ăn khi cúng. Còn vong cao thì không cần hưởng thứ gì của người Trần. Chỉ cần cái tâm nghĩ đến họ, cầu nguyện thì họ độ trì cho. Không đốt vàng mã giả mà cúng tiền thật – mới may, mới mua. Sau 10 phút, cúng xong thì lấy dùng bình thường. Người âm sẽ dao động theo bóng tiền, quần áo, đồ vật đó mà độ trì cho người sử dụng được tốt lành. Tiền hàng mà là giả, xuống âm phải quy đổi hạ giá nhiều so với tiền thật đã mua. Khi cầu ai, với nội dung gì thì niệm trong tâm, không nói ra miệng. Nhớ bố mẹ, ông bà … thì tâm niệm trong lòng. Con cháu ở đâu, cúng đấy. Không phải tập trung 1 ngày giỗ ở từ đường như lâu nay người Trần đã nghĩ. Người âm đi rất nhanh, con cháu cúng, nghĩ đến ông bà bố mẹ thì lập tức đến ngay. Ai không nghĩ thì không đến. Người âm đi bình thường một phút ứng với cõi trần là 1750 km. Khi cầu xin người âm nhà mình cho năng lượng tinh thì những người chết trẻ sẽ cho năng lượng tinh cho cá nhân hay cho cả gia đình tùy sự cầu xin của gia đình, tùy sự cầu xin của người nhà. Nếu cầu xin Thổ công Táo quân cho năng lượng tinh thì họ sẽ xua năng lượng các vong lạ trong nhà, trong vườn ra ngoài. Không phải cúng lễ, trừ yểm bùa gì cả. Vong con cái chết trẻ thường ở lại chờ - độ cho bố mẹ. Khi nào bố mẹ chết mới đi đầu thai. Nếu anh chị em biết cầu xin thì các vong đó ở lại chờ - độ trì cho anh chị em rồi mới đi đầu thai. Khi ra ngoài, cầu người âm nhà mình độ trì cho mình đi an toàn hoặc làm việc được may mắn. Nếu cầu xong cảm thấy khó chịu, đau đầu thì không nên đi. Nếu thấy thoải mái vui vẻ thì đi thuận lợi. Năng lượng thông tin của người âm báo cho người Trần có nhiều dạng. Cần để tâm quan sát chú ý suy ngẫm, theo dõi thực tế, rút kinh nghiệm thì biết trước được nhiều việc. Cụ thể như sau: - Chó ngủ trên giường là có vận hạn. - Chó nhảy lên ghế uống nước, thè lưỡi thở - là sẽ bị lừa, mất tiền. - Rắn vào nhà, vào giường, chui vào màn thì cầu xin bà cô Tổ tứ đại, các cụ cho nó ra, rồi ta lấy cây gạt nó ra. Nếu nó không ra hoặc ra rồi lại chui vào là báo trước có tai nạn. - Bướm đen vào nhà báo trước có tai nạn. Còn bướm nâu, bướm hoa thì không có việc gì phải lo ngại. - Gà lăn quay trước chủ: báo cáo có vận hạn. Các con vật: chó, gà, rắn, bướm … là do người âm xua nó để báo tin. Ai có tâm biết và luôn nghĩ đến người âm như còn sống thì khi nào có vận hạn, tai nạn sẽ được nhận báo tin trước. Ai nhạy cảm và có kinh nghiệm thì đoán biết, đề phòng tai nạn. Hoặc xin bà cô Tổ tứ đại độ trì thì xua tan tai nạn, giải hạn cho mình thì khỏi. Khi đi đâu, làm gì, xin bà cô Tổ nhà mình độ trì thì sẽ phân công người âm trong dòng họ có tần số năng lượng thích hợp với mình đi theo giúp đỡ. Khi gặp tai nạn, năng lượng người âm dao động độ trì thì có thể thoát nạn, hoặc bị nhẹ. Có người tai nạn nhẹ mà chết vì không có người âm theo độ trì. Khi mua nhà, mua ô tô, xe máy, xe đạp hoặc đồ dùng mới, mang về nhà thì trước tiên khẩn dâng Táo quân, Thổ công, bà cô Tổ chứng giám, độ trì cho an toàn khi dùng. Có nhà mới, lúc dọn về ở, thì trước tiên là thiết lập bàn thờ, mời Táo quân Thổ công, bà cô Tổ, các bà cô ông cậu, gia tiên dòng họ về ở và độ trì cho gia đình yên ổn, an lành. Đặt bàn thờ theo hướng chính cửa nhà, theo cửa chính. Bếp thì lật hướng ngược lại, làm sao người đứng nấu ăn – mặt quay ra hướng cửa chính. Ví dụ mặt nhà quay hướng Nam, thì bếp quay hướng Bắc, người nấu ăn – mặt quay ra hướng Nam. Thế là hợp, đúng hướng. Bếp nên để tầng cao nhất, không để phía sau cùng. Người âm không chịu mùi hành tỏi, nên bếp để trên, không bị mùi hành tỏi hôi tanh tỏa ra
-
Phần II Phần này nhằm bổ sung những ý – nói rõ thêm những điều đã nói ở phần I và những vấn đề mới. Tôi vẫn tiếp tục ngồi nghe các vong của các gia đình về nói chuyện với con cháu mà ghi lại những điều mà tôi tâm đắc như sau: sự quan trọng về việc rèn luyện tâm đức của người trần thế trong thế kỷ XXI. Rèn từ khi còn là bào thai. Phương pháp hình thức giao tiếp giữa người âm với người trần. Người âm trong dòng họ giúp con cháu là cán bộ khoa học kỹ thuật hoàn thành các đề tài khoa học nhanh chóng có hiệu quả … Tài liệu này được chia thành những đề mục nhỏ nhằm giúp đọc giả tìm hiểu và nhanh chóng. A. Về sinh lão bệnh tử - luân hồi Nếu 2 vợ chồng có tâm muốn con trai hay con gái, ngoan, học giỏi … thì luôn luôn cầu nguyện trong tâm mình: “Xin Táo quân, Thổ công, xin bà Cô Tổ tứ đại cho con sinh một con trai (hoặc con gái) khỏe mạnh, thông minh lớn lên có tâm đức, học giỏi để làm việc có ích cho gia đình cho xã hội và cho Tổ quốc này”, thì sẽ được như ý muốn. Khi có mang, xác ở trong cơ thể mẹ, linh hồn sẽ đầu thai nằm bên ngoài. Linh hồn là dạng năng lượng tinh (E) nó tác động cho thai lớn mạnh. Nếu bố mẹ và người xung quanh được giáo dục, có ý thức thì phải biết giữ gìn lời ăn tiếng nói và hành động có đạo đức, có tính thiện để linh hồn và cái thai tiếp nhận cái thiện cái tốt. Ngược lại thì ngay từ bào thai nó đã nhiễm tính xấu. Vì vậy khi thai nhi ra đời, linh hồn nhập vào nó khóc oe oe là nó thấy cuộc đời nó phải trả nghiệp xấu của bố mẹ và người xung quanh đã gieo hạt xấu từ lúc còn là bào thai. “Khoa học nói là di truyền là sự tương tác trường năng lượng giữa con người với môi trường xung quanh là phù hợp với điểm của người âm đã phát biểu như trên (C.CH). Khi thai nhi lọt lòng mẹ mà không khác thì đó là điều đánh mừng vì chứng tỏ bố mẹ cháu và những người gần cháu trong 9 tháng mang thai đã không gieo hạt giống xấu nào. Nhưng hiện tượng này hiếm lắm! Linh hồn chờ đợi nhập vào thai nhi cũng có phần tốt và phần xấu của tiền kiếp. Vợ chồng là người tốt có tâm đức thì năng lượng của người mẹ dao động đồng dạng đồng tần số với phần tốt của linh hồn mà bồi bổ cho phần thô thai nhi chóng lớn khôn. Còn nếu xấu nhiều hơn tốt thì lại tiếp nhận phần năng lượng xấu của linh hồn nhiều hơn ngay từ bào thai thân xác cũng nhiễm năng lượng xấu nhiều hơn. Khi linh hồn đầu thai thì đó là linh hồn trong sáng vì nó đã qua quá trình tu luyện cõi âm, đã rửa sạch những thói hư tật xấu đã nhiễm ở cõi Trần. Nhưng trong quá trình chờ đợi 9 tháng và sau này sống ở cõi Trần nó lại nhiễm cái xấu. Khi chết lại phải tu luyện lại từ đầu rồi lại đi đầu thai. Cứ thế luân hồi, tái sinh mãi mãi không biết đến kiếp nào mới dứt. Bố mẹ nào biết xin Trời đất, bà cô Tổ tứ đại nhà mình xin linh hồn trai hay gái, linh hồn có trí tuệ có đạo đức đầu thai vào nhà mình thì sẽ được như ý. Không cầu nguyện, không có người âm độ trì cho thì nhiều linh hồn khác đầu thai muốn về cõi Trần thì nó gặp lúc sinh nở nó nhập vào ngay. Đây là hạt giống không chọn lọc thì họa phúc của gia đình vì đứa con không biết mà lường. Thai là phần thô. Linh hồn là phần tinh – nằm bên ngoài, nên nó dễ tiếp nhận cái tốt cái xấu của môi trường xung quanh. Linh hồn là năng lượng. Ý nghĩ, lời nói và hành động tốt xấu đều là biểu hiện dao động trường điện từ nó có tần số dao động. Theo quy luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà năng lượng xấu hợp với tần số năng lượng xấu, còn tốt thì hợp với cái tốt. Nếu có đứa con chết trẻ mà bố mẹ còn sống thì nó đầu thai trở lại vì không phải trải qua thời kỳ tua luyện để vượt Thiên nữa. Con người ai cũng có giác quan thứ 6. Đó là sự nhận biết trực giác, sự cảm nhận linh ứng. Nhưng bố mẹ nuôi con không biết điều này đã bắt ép con đi học theo ý mình, làm việc này việc nọ, xuất phát từ lòng ham muốn, từ động cơ cá nhân chủ nghĩa, mà không chú ý dạy nó lao động làm điều tâm đức, làm điều thiện. Khả năng của con người được Trời cho khi đi đầu thai nên phải tôn trọng sở thích, cá tính của trẻ. Và phải chú trọng dạy trẻ về tâm đức, làm việc thiện chứ không bắt trẻ làm theo sở thích của mình. Làm ngược lại là sai quy luật trời đất. Người âm quan niệm giàu nghèo như sau: 1.Người giàu có là 2 vợ chồng ăn ở hòa thuận, biết tôn trọng, nhường nhịn nhau, con cái ngoan ngoãn, êm ấm. Được mọi người quý mến. 2.Nhà nghèo là nhà có vợ chồng bất hòa, con cái không đoàn kết, bất hiếu, bà con không quý mến. Khi ta ngủ là trao đổi năng lượng, trước khi ngủ ta tâm niệm xin Thổ công, Táo quân nhà mình, xin bà cô Tổ và các vong, nhất là vong chết trẻ. Trao đổi năng lượng tinh cho cháu nhà mình, cho cá nhân mình, cho vợ, chồng con cháu trong nhà mình, hoặc xin giúp đỡ mọt việc gì đó sẽ được người âm độ trì cho. Trong cuộc sống, ta gặp những người khốn khổ là do nghiệp quả kiếp trước. Ta phải thương và giúp đỡ họ. Trong đời có người tài, có người kém, ngu đần là vì sao? Người Trần phân biệt tài giỏi, hèn kém, tốt xấu có khác với người âm. Người nào có khối năng lượng hợp với công việc thực tế, thực hành thì họ sẽ tiến bộ về công việc đó. Ai thiên về lý luận, thì phát triển về mặt đó. Người âm phân biệt xấu, tài giỏi, hèn kém là ở tâm đức ngay trong công việc người đó đang làm. Làm quan, làm cán bộ, người có nhiều tiền của, nhà cao cửa rộng mà tâm đức xấu thì khi chết sẽ bị va đập của các khối năng lượng vũ trụ như cây cối, đất đá, mưa gió, sấm chớp, băng giá, rét buốt … qua một thời gian dài mới rũ được năng lượng xấu xa đó. Thời gian bị va đập đó là một cực hình đối với linh hồn chứ không phải bị nhốt, đánh đập tù đày như ở cõi trần. Gọi là Địa ngục là chỉ cái khổ mà linh hồn phải trải qua mà thôi. Khi sống, là một con người tốt, con người hoàn thiện thì phải làm thế này: Khi có vợ chồng thì 2 người phải biết cầu xin vũ trụ, trời đất, táo quân, Thổ công, bà cô Tổ tứ đại và các vong chết trẻ của nhà mình truyền năng lượng tinh, thanh cho gia đình mình, xua tan năng lượng xấu, năng lượng tinh hồn ngoài – ra khỏi nhà. Khi có con thì xin linh hồn tốt đầu thai vào nhà mình. Khi có thai chú ý về ăn ở, nói hành động phải tốt, có tâm đức. Khi dạy con cháu và mọi người trong gia đình là phải rèn luyện tâm đức. Tâm là tâm thiện, tâm thương yêu mọi người. Đức là hành động thực tế chứ không phải là nói suông. Có tâm có đức mới có hạnh phúc. Tâm linh là hình bóng của thực tế. Tâm linh là năng lượng. Không có thực tế là không có tâm linh. Con người có phần thực là cái xác và phần ảo, phần mờ là tâm linh, là năng lượng, là linh hồn. Con người sống phải ăn. Ăn là thu năng lượng của vật thô, của cái hữu hình. Khi Tâm thiền định thì thu năng lượng tinh của vũ trụ. Thiền trong Tâm, tập đạt “ Tâm – Không”, vắng lặng không là Thiền, không phải ngồi xếp hoa sen, khổ luyện. “Tâm - Không” là không vướng bận việc TRần mà sinh buồn phiền, tham sân si, ái dục. Làm gì tốt lợi cho dân là luyện tâm đấy. Người Trần cứ đến cửa cô làm việc, tiếp cận các vong nhà mình, nghe các vong nhà mình và vong người nhà khác trao đổi mà học, mà rèn luyện cái Tâm. Ở đây, môi trường được thanh lọc, năng lượng khỏe mạnh và tẩy bớt năng lượng xấu trong người. Đạo Phật, đạo Thiên chúa đều dạy con người làm điều tốt nhưng họ tổ chức và phương pháp khác nhau nên tranh giành, đả kích nhau. Và vậy, chỉ có đạo Tâm đức là duy nhất, tự cá nhân rèn luyện. Khi sống là người xấu thì khi chết về cõi âm, linh hồn nặng trọc dao động chậm chạp bị các tầng năng lượng vũ trụ va đập. Phải trải qua thời gian dài mới rũ bỏ được cái nặng trọc, cái xấu để vượt Thiên rồi đi đầu thai kiếp khác, chứ không phải kẻ xấu, nhiều tội ác thì đi đầu thai thành súc vật: trâu, bò, ngựa dệ, chó, mèo. Ai nói thế là không đúng. Súc vật là súc vật. Người là người. Không đồng dạng về năng lượng thì không thể từ người mà biến thành súc vật được. Người chết trôi, bị tai nạn giao thông là tại số của họ chứ không phải là không may. Tuy xác được họ mang về nhà nhưng hồn còn ở đó vì Thổ địa ở đó quản lý. Nếu biết thì khẩn cầu: “Xin Thổ địa, Thần linh ở … (tên địa danh bị tai nạn) cho gia đình đưa xác là … (tên họ, tuổi, quê quán …) và linh hồn của xác cùng theo về. Rồi khấn cầu bà cô Tổ tứ đại nhà mình xin độ cho xác, hồn cùng về gia đình. Nếu không hồn vẫn luẩn quẩn ở đó. Đến Cô, muốn gặp vong nhà mình thì phải xin gặp bà cô Tổ tứ đại trước rồi mới gặp người còn trẻ, không làm ngược lại tôn ti trật tự. Cô đến đây chữa bệnh là để giúp người Trần rèn luyện cái Tâm. Có Tâm đức thì không bệnh. Bệnh nào bệnh viện trả mới chữa. Chữa phải có kết quả cụ thể, chính xác. Ở Hà Nội, chữa bệnh để nghiên cứu nên phải chọn bệnh nhân, còn về Thái Nguyên là vào cửa Cô thì Cô chữa mọi bệnh để cứu nhân dân. Bệnh không có nguyên nhân nào là do vi phạm phần âm, do mồ mả. Chữa là phải bốc năng lượng xấu đi, bốc về phía mặt trời, vất năng lượng xấu vào không trung, không vất xuống đất, người khác đi vướng phải mà sinh bệnh. Rồi thông tĩnh mạch nhỏ. Vì bệnh là bị tắc các vi mạch nhỏ, 36 siêu tĩnh mạch hợp thành 1 tĩnh mạch. Chữa cho trẻ nhỏ dễ hơn người già. Chữa trẻ 3 ngày, chữa người già phải 6 – 7 ngày. Chữa bệnh có 3 vấn đề: phải có tâm – có người âm giúp đỡ - chữa bằng năng lượng. Không hút thuốc, rượu, trà, bia, làm người âm không tiếp cận được, chữa khó lành. Người âm tu luyện thanh lọc trược trọc nên cấm tiếp xúc cõi Trần nặng trọc, ô uế, có mùi thuốc, rượu. Chữa bệnh ma túy, đầu tiên là phải rút khí độc của ma túy rồi sau đó mới nạp năng lượng tinh thanh vào. Nếu không rút khí độc của ma túy ra thì chữa xong, trở về nhà nó còn thích hút lại. Khi chữa bệnh người bị đau tay phải, thì mình chữa bằng năng lượng, dùng tay phải của mình tiếp năng lượng vào tay phải của người đó. Thu phát năng lượng để chữa bệnh là người có căn, có nhiệm vụ này. Không phải ai cũng đi học rồi chữa bệnh được đâu, sẽ chữa không có kết quả. Chữa bệnh là lập lại tần số năng lượng đồng dạng. Hợp tần số và đồng dạng năng lượng thì khỏi bệnh. Đến đây ngồi nghe và tiếp thu năng lượng thanh của cô phát trong phòng – khi ngồi chờ đợi thì cũng có kết quả nhất định.
-
G. Thông tin tâm linh cho người Trần Vong người con nói với mẹ: - Bướm bay vào nhà là con xua vào để mẹ vui, mẹ đỡ buồn mẹ có biết không? - Bướm đen, không có chấm trắng đen, bay vào nhà, bay trước mặt mình là báo trước tai nạn sẽ xảy ra, trước 1 ngày. Hôm sau không nên đi đâu cả. - Hễ bướm vào nhà là có vong về đấy. - Đang khỏe mạnh mà gà hoặc chim sa – lăn quay trước mặt là báo trước có tai nạn. - Chó leo lên ghế ngủ là điềm báo trước có người lừa nhà mình. - Xin độ cho làm việc gì thì tâm niệm khấn người âm nhà mình (bà cô Tổ, ông bà, con chết trẻ) độ giúp. Xin xong, thấy thoải mái thì làm; hễ đau đầu thì thôi. - Thế kỷ XXI là thế kỷ Tâm linh, tức là người Trần đã biết người âm 1 đời về với gia đình, là thời kỳ người Trần kết hợp với người âm làm nhiều việc – gọi là thần kỳ, như chữa AID … Việt Nam giác ngộ về tâm linh Việt Nam làm nhiều thần kỳ, thế giới nể phục. - Thế kỷ Tâm linh là thế kỷ chú trọng giáo dục cái tâm. Làm gì cũng phải có tâm đức là hàng đầu. Người Trần làm ăn gian dối, thất đức sẽ nhận hậu quả xấu. -Từ năm 2000 thầy pháp dùng bùa chú không còn có tác dụng nữa. Không đốt vàng mã, không làm hương hóa học, không thờ cúng rườm rà, linh đình. Không mời thầy đặt bát hương bàn thờ. Bàn thờ nên đặt theo hướng cửa chính của nhà ở, quay mặt ra cửa chính, đặt cao thấp là tự người nhà mình làm cho hợp với nhà (nhỏ, hẹp) và thuận tiện, đặt bàn thờ quá cao, ngã thì nguy lắm! Mọi việc đều do Tâm. Khi không có Tâm, khi đã không nghĩ đến người đã chết thì mọi hình thức cúng bái, mâm cỗ đều vô ích vì có ai chứng, ai độ cho đâu. Từ năm 2002, ai làm phúc nấy hưởng, ai gây ác thì nhận tai họa. Con cháu không phải trả nghiệp cho ông bà, bố mẹ như trước. Ở cõi thiên có nhiều máy phát tâm linh – có nhiều tần số khác nhau, người cõi Trần nhận kênh phát nào là tùy mức độ cái Tâm của người đó. Và người Trần thuộc 4 đời nhà mình cũng phát thông tin để độ cho con cháu. Các nhà cảm xạ học dùng con lắc làm việc nên nhớ điều này, người nhờ mình giúp việc gì, như tìm mộ, chữa bệnh … đều có người âm nhà họ đi theo, nếu phần âm phù trợ nhà cảm xạ học mà thấp hơn người kia thì họ gạt đi nên nói không đúng, con lắc chỉ, hoặc trả lời không chính xác. Người Trần quan hệ, nói chuyện, làm việc với nhau đều có liên quan đến phần âm hai bên. Người Trần dấu với nhau được, nhưng không dấu được người âm. Mới nghĩ trong tâm (não) thì người âm đã nhận biết rồi. Có người tò mò muốn đến đây hỏi thử, cô biết cô không nói đâu! Có người phát khí công để thử, chỉ hao khí và người âm theo người đó bị cô quở phạt. Người có Tâm linh, hiểu tâm linh là người giao tiếp với Tâm linh, chứ không phải đọc qua sách vở. Sách vở người Trần viết sai, không đúng về cõi giới Tâm linh. Mặt khác, qua nhiều thời gian ở cõi tâm linh cũng có những thay đổi như cõi Trần vậy. Nên ai đã nghe người âm nói trước đây thì bây giờ cũng khác rồi. Chồng hay vợ đã chết trước, vẫn độ cho người kia đi bước nữa, chứ không khắt khe như người trần đã nói. Không đúng đâu! Từ gia đình, cơ quan đến nhà nước nếu biết, cần đến người âm giúp chỉ dẫn trên mọi lĩnh vực thì sẽ có nhiều lợi ích. Khi “cô Thiên đình” và người âm làm việc ở đây, thì môi trường xung quanh là năng lượng thanh sạch. Người ngồi nghe, tiếp nhận năng lượng, sạch sẽ thanh tâm, khỏe mạnh. Cuộc đời người Trần nên phân chia 3 giai đoạn sau: 25 năm đầu là cho học hành, thu hoạch kiến thức, rèn luyện chuyên môn – 25 năm thứ hai, xây dựng gia đình, làm việc cho xã hội, đất nước – 25 năm thứ 3, chú ý đến cái Tâm, rèn tâm đức, làm điều thiện, hoạt động các công tác, tổ chức từ thiện, thì tâm được thanh thản, vui vẻ, khỏe mạnh. Từ 75 tuổi trở lên càng chú ý nhiều hơn việc làm từ thiện thì sẽ khỏe mạnh và chết an bình. Con cháu biết hỏi người âm nhà mình thì họ sẽ hướng dẫn, định hướng việc làm ăn, kinh tế khá hơn. Nhà nào làm động mồ mả, thì cô hướng dẫn làm lễ tạ mộ trong 4 – 5 phút là xong, là hóa giải được. Trong 1 ngày, mỗi người có 15 phút gọi là “hâm hâm”. Đó là lúc người âm nhập mà người Trần không biết. Có 2 lý do: một là độ, giúp một vấn đề gì đó. Hai là trừng phạt vì phạm âm hay phạm đạo đức. Xưa kia, tướng ra trận là chọn ngày để người âm nhập độ. Việt Nam hiện nay có nhiều lĩnh vực làm ăn ra tiền mà không biết đầu tư vào. Có người âm hướng dẫn thì làm ăn được. “Âm phù, dương trợ” thì nên mà. Người âm về nhà. Khi cả nhà đi ngủ, người âm, bay là là ở trên bố mẹ, con cháu; khi thời tiết xấu thì cản khí độc … mà người Trần không biết đấy thôi. Con cháu có chồng, theo gia đình bên chồng, phúc hay họa của nhà chồng, con dâu đều gánh chịu. Không nên đổ tội là do con dâu. Nếu sai, không đúng luật thiên đình. Đó là nói oan cho con dâu, sẽ bị tội khẩu nghiệp đấy. Trong cuộc sống, không được nói dối, nói điều xấu chưa có đủ, để đánh lừa người khác, như “tôi bị ốm, không đi họp” hoặc “xe tôi hỏng” nên đến trễ, thực tế không có như vậy. Hoặc bố mẹ mắng con: “Đồ ngu. Đồ điên. Đồ đần …” Người Trần tưởng đó là chuyện bình thường, nhưng đó là khẩu hiệu, sẽ có ngày, có lúc, diễn ra đúng điều mình vô tình đã nói. Người xưa đã dạy: “Đó là nói gở”. Vậy không được nói gở!. Khi chưa soi, tức là chưa mời hết người âm 4 đời nhà mình về, mà chỉ một mình con nói chuyện với gia đình, thì độ chính xác chỉ trong thời gian 10 ngày thôi. Sau cần, thì đến gặp, nói lại. Một vong con trai nói với bố: Khi bố làm hộ chiếu đi nước ngoài, con cũng đi theo làm “hộ chiếu” kiểu của người âm. Khi lên máy bay thì con đi nhanh hơn. Con đi bình thường 1 phút là 1752 km – chạy và bay thì càng nhanh hơn. Bố phải nói bà con mình làm ăn ở nước ngoài phải gửi tiền về nước, ủng hộ các quỹ từ thiện, như Cô nhi – viện, quỹ người khuyết tật, quỹ chống chất độc màu da cam … thì người âm mới độ cho làm ăn phát đạt lâu dài. Một vong nói với người anh: “Tại sao anh thích đi học thể dục thể thao, về môn thể hình? Người anh – lùn thấp thế kia, tập thể hình, eo ôi, buồn cười lắm (xung quanh cùng cười). Bây giờ anh nghe em – bố động viên anh đi bộ đội, nếu làm sĩ quan thì tốt, nếu không khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, em sẽ độ cho anh đi học nghề thích hợp, có tương lai. Rèn 2 -3 năm trong quân ngũ là tuyệt vời đấy, sẽ chững chạc, suy nghĩ tốt hơn là anh bây giờ. Đi bộ đội là đã được người âm dòng họ nhà mình chứng kiến anh có công đi bảo vệ Tổ quốc. Phần âm quan tâm vấn đề này lắm mà người TRần không hiểu, không biết đâu. Phải cho con cháu nhà mình vào bộ đội, sau đó mới học nghề làm ăn thì tốt hơn. Một vong là con, nói với bố mẹ: Tiền kiếp bố là bác sĩ. Hiện nay bố lại làm hành chính nghiệp vụ. Vì vậy bố phấn đấu mãi cũng không lên được. Bố đang phạm tội báo cáo láo. Chưa hoàn thành kế hoạch mà báo cáo đã hoàn thành và xin tiền thưởng. Còn mẹ làm bên giáo dục, mẹ nâng điểm cho đứa dốt được học. Ai cũng làm gian dối như thế làm sao đào tạo nhân tài cho đất nước …. Một vong khác là con nói với bố mẹ: Tại sao bố lấy sản phẩm làm ở nhà đem nhập vào sản phẩm của Xí nghiệp quốc phòng? Sản phẩm kém chất lượng làm mất uy tín của Xí nghiệp quốc phòng là bố có tội đấy. Bố có 4 tội, bố có biết không? Con kể bố nghe: một là uống rượu, hai là hút thuốc lá, ba là đi hát karaoke, bốn là lố bịch. Mẹ ốm nằm một mình ở nhà, bố không chăm sóc mẹ mà còn đi theo gái, hát karaoke … Bố nói “Bố nhận khuyết điểm, bố sẽ sửa chữa. Bố hỏi con tại sao mấy năm nay nhà mình làm ăn kém quá, con có thể giúp bố được không? Vong người con nói: Nhà mình có xương cốt người chết. Khi lấy đổ nền có lẫn xương cốt nên trong nhà có tà ma từ ngoài đưa vào. Khi dọn về ở, con đã báo tin: Bố làm rơi vỡ cốc nước, bố có nhớ không (Bố: có). Buổi chiều mẹ nấu cơm, tay gạt cái bát trên bếp, rơi mẻ 1 miếng, có đúng không? (Mẹ: đúng). Hôm sau, thanh giường bé để ở trên, lại để ở giữa, nên nằm bị sập, có đúng không? (bố mẹ: đúng). Con đã báo trước mà bố mẹ không biết. Một vong khác nói với bố mẹ: Cách đây 18 năm, 4 tháng, 12 ngày, người âm nhà mình nhập vào chị con, báo cho – nên đặt bàn thờ ông bà; bố mẹ không nghe, cho chị bị tâm thần, đưa đi bệnh viện Bạch Mai. Uống thuốc Tây nhiều quá chị bệnh tâm thần thật; đến nay gần 20 năm vẫn chưa khỏi … Bố mẹ hỏi: “Bây giờ chữa cho chị con bằng cách nào?”. Phải lên Thái Nguyên – như cô làm việc, thì có thể chữa được … Có người hỏi: Soi là làm như thế nào? Được hướng dẫn như sau: cả gia đình gồm bố mẹ và các con đến gặp Cô Thiên đình, xin gặp được người âm trong gia đình mình từ 4 đời. Có cho mời về để con cháu cả nhà gặp nhau. Rồi mời các cụ, ông bà về với gia đình. Bà Cô Tổ là người cao nhất trong dòng họ. Ta cầu xin gì, Bà sẽ cho người có khả năng công việc đó, độ trì cho con cháu. Không soi, chỉ gặp một hoặc hai, ba người thì việc giúp đỡ theo yêu cầu của con cháu có hạn chế. Về sự cố - ở 1 đoạn đào sông Tô Lịch: Ở đây bị ma ngoài yểm vào. Có người âm giữ, người Trần có cúng, tế lễ, làm theo sách hướng dẫn của người Trần, không đúng, không được đâu. Phải người âm cúng, người âm lôi vong giữ ở đó hỏi thì giải quyết được xong. Cô Thiên đình gọi Thổ công hỏi, rồi giải tà mới xong. Các cơ quan, Xí nghiệp, các nơi khác có phần âm giữ, nếu quấy phá cũng phải làm theo Cô Thiên đình hướng dẫn thì hóa giải được. Đâu cũng có Thổ công, Thần linh quản lý, phải hỏi họ mới biết. Sáng 23 tháng Chạp, Táo quân về Thiên đình báo cáo, đều đến gặp. Về cổ tư khắc trên bia đá ở Sapa: Giáo sư sử học Lê Trọng Khánh nghiên cứu chữ cổ trên bia đá ở Sapa đã 42 năm mà chưa đọc, chưa hiểu nghĩa các chữ cổ đó. Qua bà cô Tổ và vong người con trai của Giáo sư chết trẻ - đã giúp giáo sư đọc và hiểu nghĩa chữ cổ đó. Tôi chỉ ghi lại đoạn này để các nhà ngôn ngữ học tham khảo: Vong người con trai giáo sư Khánh nói: Bà cô Tổ bảo con nói với bố: “Hễ có sự sống là có ngôn ngữ, chữ viết. Không phải có từ thời Hùng Vương, mà có từ thời trước nữa. Xa lắm, lâu lắm. Lúc đó người âm hướng dẫn viết hoàn chỉnh. Trái đất bị tai họa đảo lộn, lộn đi, lộn lại nhiều lần. Tiếng Việt đã có nhiều dạng, không chỉ như thế này (chữ cổ Sâp). Mấy chục dân tộc có bấy nhiêu thứ tiếng và chữ viết. Qua biến cố, trái đất đảo lộn, chết hàng loạt, chỉ có một nhóm dân tộc ít người trên núi cao sống sót rồi tồn tại phát triển như ngày nay. Lúc người âm hướng dẫn người còn sống sót nghiên cứu tìm lại chữ viết. Như Ai Cập mất tiếng, mất chữ trong thời kỳ biến cố của trái đất. Sau 3000 năm mới được người âm dìu dắt tìm trở lại chữ viết. Người Trần nghiên cứu tìm thấy đến đâu thì chỉ nói ở mốc lịch sử lúc ấy thôi. Ví dụ có sự đảo lộn của trái đất người Việt Nam chết cả, chỉ còn một số ở núi cao. Hàng nghìn năm sau họ khai quật thấy có bia đá khắc chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ thì họ lại cho đó là chữ cổ của người Việt xa xưa khi dựng nước …. Muốn đọc chữ viết cổ phải nhờ người âm tìm người âm xưa kia đã sáng tạo hoặc giỏi về ngôn ngữ đó, để đọc và giải nghĩa thì mới chính xác. ******* Nhiều điều ghi chép trên là nội dung của các gia đình nói chuyện với người đã qua đời thuộc dòng họ 4 đời của nhà mình. Thời gian tôi dự nghe từ 12/10 đến 19/11/2002. Tôi ghi chép theo mục đích nghiên cứu riêng của tôi. Với các nhà nghiên cứu khác sẽ ghi chép nội dung khác hơn tôi. Vì vậy tôi mong có nhiều nhà nghiên cứu đến đây, theo dõi ghi chép để có thể giới thiệu với bạn đọc nhiều khía cạnh tìm hiểu khác nhau, phong phú hơn. Bà thầy Tâm linh của cô Thanh Hải có nói sẽ trao đổi với các nhà khoa học về thế giới tâm linh. Các nhà khoa học nêu câu hỏi, Bà sẽ trả lời và cùng nhau trao đổi nữa. Các nhà khoa học muốn tham dự buổi trao đổi đó phải làm 2 việc sau: 1.Phải dự nghe 3 buổi nói chuyện của các gia đình với người đã quá cố của gia đình họ. 2.Nếu từ 5 – 10 câu hỏi (nhiều hơn càng tốt) về thế giới tâm linh, về “Cõi giới vô hình”. Gửi về Văn phòng Liên hiệp Khoa học UIA, số 1 Đông Tác (chợ Kim Liên)./.
-
E. Giáo dục tâm đức việc học hành của con cháu Con cháu học chỉ mới lý thuyết thôi. Quan trọng là hành, là lao động. Bố mẹ không rèn lao động từ việc nhỏ trong gia đình như lau nhà, quét nhà, nấu cơm, rửa bát là không tốt, là tai họa đó. Một vong nói với bố là người khai thác đá quý như sau: “Bố lợi dụng sơ hở của Nhà nước để khai thác, làm lợi cho cá nhân mình. Đó là tham nhũng. Làm như thế người âm nhà mình không độ cho bố đâu, làm ác không có kết quả. Chống tham nhũng là phải chống từ mỗi gia đình ngay từ lúc bé. Ông bà, cha mẹ phải có tâm đức. Ngay từ bào thai, nó đã tiếp nhận các hành động và các suy nghĩ, tư tưởng tốt xấu của bố mẹ, ông bà, những người thân trong gia đình. Tham nhũng có nguồn gốc sâu xa từ gia đình, từ lúc còn là bào thai. Hiện nay có nhiều gia đình lo việc cho con ăn học, đi học nước ngoài, tốn mấy cũng lo. Cha mẹ lo mọi việc trong gia đình, còn con thì không làm gì cả. Của ngon vật lạ cũng giành tất cả cho con. Vô tình tạo cho nó thói ăn tham từ bé, nó chẳng biết mời, biết nhường cho ông bà, bố mẹ. Lớn lên ra xã hội nó vẫn quen thói ăn tham, thói ỷ lại vào người khác. Tham nhũng bắt nguồn từ đó.”. Gieo quả nào ăn quả đó. Bố mẹ làm thế nào con sẽ trả quả đó. Kiếp trước tốt, nay được hưởng. Nay làm điều xấu, kiếp sau sẽ khốn nạn. Nhìn cách sống thiện hay ác hôm nay sẽ đoán biết kiếp sau khốn nạn hay hạnh phúc. Vậy trước mắt, dù thế nào, đau khổ hay hạnh phúc cũng phải lo rèn cái tâm đức, lo làm điều thiện, thương người, giúp đỡ những người khó khăn, nhờ vả đến mình. Vong người con nói với bố: “Bố phá rừng khai thác đá quý mà bố ăn tất nên phải nạn. Tiền lãi bố phải chia ba phần: 1 phần cúng tổ tiên, ông bà, 1 phần cúng chúa Thượng ngàn, cúng đền chùa để tạ ơn thì mới tồn tại và phát triển. Hoặc như khi Nhà nước trồng cây gây rừng nơi đã bị phá hủy thì bố phải ủng hộ tiền cho việc trồng đó. Nên nhớ “một lộc Thánh bằng một gánh lộc Trần”. Ai làm ăn kinh tế phải chú ý chia lãi 3 phần như trên. Rốt cuộc là 3 phần tiền đó cũng là của mình tiêu dùng cả. Nhưng đó là biểu hiện cái Tâm nhớ ơn Thần linh, Tổ tiên ông bà đã độ cho mình. Đó là người Trần kết hợp với phần âm. Thực tế là như vậy. Không hiểu, con cháu không khá lên được. Không nên mắng trẻ con hay nghịch. Con trai, con gái nghịch là tốt. Nghịch để phát triển sức khỏe và tư duy. Nhưng phải giáo dục, hướng nó biết lao động những việc nhỏ trong gia đình. Bố mẹ không bao biện, nuông chiều con, làm thay mọi thứ cho con. Con trai, con gái bắt đầu yêu, mẹ phải sâu sát con gái, bố sâu sát con trai, tâm tình như bạn, không nên ngăn chặn. Yêu là học, học mà yêu. Hướng dẫn con cái biết yêu, có lý tưởng. Nếu ngăn cấm, nó sẽ yêu trộm, nói dối bố mẹ, rồi vụng trộm, làm việc xấu. Phải tạo cho chúng nó gặp nhau, trao đổi tâm tình công khai, chính đáng. Tại cha mẹ không biết cách giáo dục mà làm cho con hư! Hằng ngày có quà bánh, món ăn ngon, nên dạy con: Phần này cho ông bà, phần này của bố mẹ, phần này của con. Phải giáo dục cụ thể như vậy mà rèn cái tâm, cái đức cho con cái. Phải hiểu từ con cái: Con là đứa ngoan. Cái là đứa bất hiếu, ngỗ nghịch. Trong con có cái, trong cái có con. Con vừa có cái hư cái xấu, vừa có nhiều cái ngoan. Cha mẹ phải biết rõ mà giáo dục con. (Nhân người âm giải thích từ con cái, tôi xin nói bổ sung về từ Con người. Con là thú vật, do bản năng sinh tồn mà ăn thịt lẫn nhau; tham ăn; ăn thịt nhau là bản năng thú vật. Người là động vật, đã tiến hóa, đi 2 chân, có 2 tay, lao động, có bộ óc phát triển mà con vật không có, có ngôn ngữ, biết dùng lửa … Người là có trí tuệ, là tinh thần tập thể, biết yêu thương, có tâm thiện “nhân chi sơ, tánh bản thiện”. Trong ta, vừa có cái con, vừa có cái là người. Ai biết tu tâm thì bản chất người mạnh hơn, nhiều hơn. Ai không chịu tu tâm thì bản năng thú vật ngự trị trong anh ta nhiều hơn. M.Chánh). Phải dạy con cái khi ăn nhớ mời cả người chết người sống. Người chết 4 đời, - nhất là người chết trẻ, đều về với gia đình. Ai nhớ đến họ, nhắc đến họ, cầu nguyện họ, thì họ độ cho. Người Trần dạy: “Uống nước nhớ nguồn” là phải làm từ việc nhỏ hàng ngày trong bữa ăn như thế đấy. Một vong là con anh Bá, nhắc chị dâu có mặt ở đó như sau: “Con dâu không được đem chuyện nhà chồng ra bàn tán, mách phía nhà mẹ đẻ mình, nhất là chuyện ấy không đúng sự thật. Thế là phạm Luật ở âm nhà chồng mình. Chị phạm khuyết điểm đó nên em phạt, nên chị đau bụng mãi mà không khỏi, có đúng không?”. Người chị dâu nói: “Đúng.” Bây giờ chị biết khuyết điểm thì sẽ khỏi. Chị xem đã khỏi chưa? Người chị dâu sờ bụng, nắn bụng một lúc rồi vui vẻ nói: Khỏi rồi! Vong người em trai nói tiếp: “Chị còn le te mách lẻo nữa thì sẽ đau bụng trở lại đấy”. * Trước đây có luật ông bà, cha mẹ làm ác, khi còn sống, trả không hết nghiệp thì con cháu phải gánh chịu. Từ nay – bắt đầu từ 2002, ai làm ác nấy chịu, con cháu không phải trả nghiệp quả nữa. Thời thế cõi âm thay đổi. Ai làm nấy chịu!. * Một vong chết trẻ nói với bố: “Bố than phiền con trai đi học nước ngoài mà không có đủ tiền cho con … Bố đang làm Công ty đá quý … Người con nói: “Con sẽ độ cho bố 10 ngày nữa sẽ có 2 người lạ mang đá quý đến, hàng thật chứ không phải rởm đâu. Bố bán có tiền lo cho anh con đi học nước ngoài. Từ nay đến Tết bố cần xin bao nhiêu triệu?” Bố xin có độ 50 – 70 triệu. Con độ cho bố có lãi 80 triệu. Được chưa? Nếu không đúng như vậy, sau Tết, Bố không cần gặp con nữa. Người Trần thường đi bà Chúa Kho, đi đền mẫu cầu xin đủ thứ. Hiểu sai rồi! Các vị Thánh cũng có nghĩa vụ với gia đình họ theo luật cõi âm. Không ai chứng cho mình và giúp cho mình đâu. Phúc lộc tại tâm. Phúc lộc tại gia. Không đi cầu xin bà Chúa Kho nào cả. Không xin cành vàng lá ngọc nào cả. Chỉ có người âm trong gia đình mình, dòng họ mình mới độ cho gia đình mình thôi. Luật Thiên đình đấy! Tâm của mình đối với tổ tiên ông bà dòng họ nhà mình mà không có, không tưởng nghĩ đến, nhất là vong chết trẻ, thì đi tìm ở đâu mà linh ứng được? Mỗi gia đình đều có bà Cô tổ tứ đại. Vì chết trẻ, được tu luyện lâu nên nhiều quyền năng, thiêng lắm, nên tìm gặp Bà. F. Bệnh tật, chữa bệnh bằng nhân điện, cảm xạ học Đau ốm, bệnh tật có 2 nguyên nhân sâu xa: một là do cơ thể suy yếu, môi trường xấu, thời tiết bất thường mà vi khuẩn, vi trùng làm điều ác, trộm cắp, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm luật âm trong gia đình mà không biết, đã bị người âm phạt, cảnh cáo. Phải chịu cầu khấn người âm tha thứ cho thì mới khỏi, như trường hợp cô dâu nhà anh Bá nói trên. Còn bệnh do vi trùng thì phải đi bệnh viện, phải có bác sĩ khám điều trị. Chữa bệnh phải chuẩn đoán đúng nơi có bệnh. Nơi đó các tế bào bị hao hụt năng lượng; độc tố, tà khí ở đó mạnh, dương khí suy. Vậy trước hết phải rút tà khí ra sau đó mới tiếp năng lượng. Chữa bằng thuốc hay năng lượng cũng phải đúng quy tắc đó. Chữa bệnh theo y học năng lượng rất tố (người âm trả lời câu hỏi của Giáo sư Lê Trọng Khánh). Làm sao để phát triển y học năng lượng? Năng lượng là vô hình. Năng lượng là linh hồn là Tâm linh. Y học năng lượng có người âm hướng dẫn thì mới tốt. Cơ thể ví như xơ mướp, năng lượng có thể thâm nhập, xuyên qua. Thâm nhập đều khắp thì khỏe mạnh và tồn tại. Trong khi chữa bệnh bằng y học năng lượng, phải biết kết hợp các nhà ngoại cảm với nhau để hiểu nhà cửa, đất đai, mồ mả của bệnh nhân. Vì nguyên nhân hậu quả là do vi trùng hoặc vi phạm phần âm. Hiểu rõ nguyên nhân rồi thì cần phải biết bệnh ở chỗ nào, cơ quan, tạng phủ nào, mức độ thì mới chữa tốt. Không phát khí, truyền khí lung tung. Đầu tiên là rút khí độc ở tế bào, cơ quan bị bệnh. Rút khí phải làm chính xác, nhanh, người khác dẫm phải là mắc bệnh. Người ta thường nói: “Trời sinh, đất dưỡng”. Trời sinh bệnh thì trả lại bệnh cho không trung; tan hòa theo không khí. Sau đó mới tiếp năng lượng vào ổ bệnh. Có một số nhà ngoại cảm, chữa bệnh bằng năng lượng mà không hiểu rõ nguyên tắc này, đã làm không đúng, nên bệnh tạm thời khỏi, rồi đau trở lại, vì chưa trục hết tà khí ra. Trong chữa bệnh y học năng lượng có 2 loại nhà ngoại cảm: I. Những người khổ luyện thành tài: Là người Trần tự học, tự tu luyện kiên trì, gian khổ thành tài. Loại này khi đạt kết quả thì thường xuất hiện cái Tôi, nảy sinh lòng ham muốn danh lợi … Vì vậy, tâm họ không kiên định, một thời gian thì khả năng suy kém hoặc vì thời gian tuổi tác. II. Loại ngoại cảm Tâm linh: thì không có cái tôi, họ không học hành, không khổ luyện mà Trời cho cái thần nhãn, có nhĩ thông. Khi làm việc họ thư giãn, vô thức thì người âm giáng độ, giảng dạy, chữa bệnh … Cấp nào có cho Thầy cấp đó, cao thấp khác nhau, như thầy dạy cấp I, cấp II, cấp III vậy. Các phương pháp dưỡng sinh ở Trần chỉ thích ứng một thời gian. Cái chính là rèn luyện cái tâm sáng, mới cân bằng trạng thái, mới khỏe mạnh. Năng lượng là phần tối, phần sáng, có phần thô, có phần tinh, có phần thiện và phần ác. Phần xác vật chất thu nhận năng lượng bên ngoài vào. Còn linh hồn thì lọc cặn bã của năng lượng. Khi Tâm ác, tâm bất chính, tâm suy thì linh hồn không lọc cặn bã của năng lượng bên ngoài vào cơ thể nên phát sinh bệnh về thần kinh, Stress bệnh thuộc về Tâm linh. Tâm không trong sáng thì linh hồn không thanh lọc trược khí, tà khí được. Cách chữa bệnh Tâm linh: Trước hết là rèn cái Tâm, cái Đức (từ trong gia đình ra ngoài xã hội) để linh hồn lọc được các tà khí, đọc khí trong năng lượng bên ngoài lọt vào cơ thể. Sau đó cầu người âm nhà mình giúp tác động năng lượng vào chỗ đau thì khỏi. Mỗi gia đình có 4 đời người âm theo dõi giúp đỡ trên các mặt kể cả chữa bệnh, mà ta không biết. Người Trần kết hợp với người âm thì làm gì cũng tốt, cũng thuận lợi. Luật cõi Trời là khi người âm giúp người Trần thì phải tôn trọng pháp luật người Trần. Còn khi người Trần nhờ người âm thì phải làm đúng luật cõi âm. Đi tìm mộ bằng cảm xạ học, bằng trứng đũa … thì phải khấn người âm nhà có mọ làm đúng luật cõi âm. Đứng trước mộ hỏi: - Vong ở đây phải tên là …. Tôi giúp gia đình ông (bà) đây. Xin độ cho con lắc … (hoặc cho trứng đũa trả lời: phải, không, đúng, sai …). Cách chữa viêm phế quản, hen suyễn (người nhà bác Hà), người âm trong gia đình hướng dẫn như sau: “Hai lá bỏng. Sau đứng mặt quay hướng Đông, chiều đứng quay mặt hướng Tây mà hái. Khi hái khẩn người âm độ trì xin chữa hen, ho, viêm phế quản … cho người bệnh là … Hít hơi dài, nín hơi, hái lá (nam 7 lá, nữ 9 lá). Rửa sạch, nhai nuốt. Nhai liền mấy hôm thì khỏi. Lâu, mau, tùy bệnh mới hay mãn tính. Chữa đau dạ dày (người nhà anh Bá). Hái một nắm lá chè xanh sạch (không phun thuốc hóa học) đặt vào đĩa để lên bàn thờ. Khấn xin người âm nhà mình độ để chữa bệnh dạ dày. Sau đó đem chè đun nước đủ 1 cốc, uống buổi sáng, uống nóng. Sau 10 – 15 phút mới ăn sáng. Uống liền 1 tháng, 2 tháng thì khỏi.
-
C. Bàn thờ, thờ cúng, đi lễ. Bàn thờ để quay mặt ra hướng cửa chính. Cao thấp, to, bé, tùy nhà. Để bát hương sát bàn thờ, 1 bát hương, 1 lọ hoa, thế thôi. Không nên mời Thầy đặt bát hương, bàn thờ. Tự mình làm lấy. Dùng hương thường, không dùng hương tẩm hóa chất, nguy hiểm lắm! Nhất là trẻ con hít phải. Mời thầy – họ yểm vào bát hương, nguy hiểm! Tổ tiên, ông bà yêu cầu con cháu có cái tâm. Tâm đây là tin vào tâm linh. Tâm linh là tâm trong sáng, tâm có đức tin, có tổ tiên ông bà. Con người có phần xác và phần hồn – là linh hồn, có linh hồn là tâm linh. Tổ tiên tồn tại 4 đời. Ở bên cạnh con cháu mà không biết đấy thôi! Lúc ăn thì mời như khi còn sống, đó là có cái tâm nhớ tổ tiên, ông bà. Không phải đến ngày giỗ tổ mới về. Khi cúng phải khấn xin Thổ công nhà mình cho vong linh người chủ nhà mình về thì mới được vào nhà. -Người chết già - ở cõi Trần, chưa được tu luyện lâu, sự rung động năng lượng linh hồn còn gần cõi TRần, nên họ còn hưởng mùi hương của hoa quả, thức ăn khi con cháu cúng giỗ. -Còn người chết trẻ, chưa có tội lỗi ở cõi Trần (sảy thai 1,2 tháng; chết trẻ khi còn bú …) thì thời gian siêu thoát để “vượt Thiên” rất ngắn, nên các vong chết trẻ rất thiêng, không cần cúng lễ, hương hoa làm gì cả vì các linh hồn này không có nhu cầu hưởng thụ. Họ chỉ cần cái Tâm, luôn nghĩ đến họ là họ có mặt độ trì cho người thân trong gia đình. -6 giờ rưỡi sáng 23 tháng Chạp hàng năm, cúng tiễn đưa Táo quân về Trời. Không nên đốt vàng mã: áo quần giấy, cá chép sống. Táo quân không dùng những thứ đó. Cúng bằng tiền thật, Táo quân chứng cho cái Tâm của người cúng rồi báo cáo lại với Thiên đình cái Tâm thành đó. Ý nghĩa là vậy. Còn đổi tiền thật, lấy tiền giả, áo quần mũ giả, rồi đốt đi, thì Táo quân đâu có dùng, và cũng không có hình bóng để báo cáo. -Tiền thật, áo quần thật, cúng xong thì ta dùng, tiêu, mặc áo quần đó. Người Trần của dòng họ mình, nương theo bóng đồng tiền, áo quần đó mà độ cho con cháu làm ăn nhiều tiền, mặc áo đó sẽ được khỏe mạnh, bình an. Sau đó đốt chân hương, lau dọn sạch sẽ. Chân hương đốt, gói tro ném xuống ao hồ. Bát hương, bàn thờ, thay mới, thì cái cũ cũng vứt xuống ao hồ. Cấm vứt vào sọt rác. Làm sai sẽ bị đau, nhức đầu. -Người âm chỉ cần cái Tâm của con cháu. Không cần có bàn thờ hay không. Cầu khấn ngay cả ở bàn uống nước, nơi làm việc, khi nằm, khi đi ngoài đường, khi ra khỏi nhà. Cầu khấn ai, xin gì, người đó sẽ độ trì cho mình. -Khi cúng phải có 6 bát, 6 đôi đũa: 2 bát cho các cụ tứ đại, 2 bát cho bố mẹ (nếu đã qua đời), 2 bát cho họ hàng. Người già hưởng mùi hương, điều khiển, mùi hương thức ăn vào bát. Người chết trẻ không cần. Cúng khấn 5 -10 phút thôi, không để lâu. Cúng xong là lộc nhà mình, con cháu hưởng, không mang cho người khác. Phải cúng tiền thật, chia làm 3 phần: một phần cho người được cúng, một phần cho Thổ địa, Thần linh và Táo quân (đủ 3 vị) và một phần cho các cụ tứ đại, ông bà. Cúng xong dùng tiền bình thường. Tiền dùng vào việc có ích thì được người âm độ. Nếu dùng vào việc phi nghĩa như buôn lậu, đánh bạc, rượu chè be bét … thì người âm không chứng, họ khó chịu, bực mình và còn bị quở phạt nữa. -Bán vong cho Chùa hoặc bố mẹ chết đưa lên chùa để “ăn mày cửa Phật” là hiểu sai lầm. Chùa để người Trần tu hành, không thu nạp hồn người chết. Sau khi chết một thời gian, họ về với gia đình, sum họp với con cháu như khi còn sống, người Trần không biết mà thôi. Họ giúp đỡ con cháu để tu sửa cái Tâm, làm ăn lương thiện. Ai biết thì “âm phù dương trợ” con cháu sống làm ăn khá lên. Đi đền, chùa, cũng phải đúng quy tắc người âm: trước khi đi, trình tiền đi lễ lên bàn thờ nhà mình, xin tổ tiên ông bà chứng cho lòng thành của con cháu lên chùa (đền, mẫu) lễ Phật, Thánh, Mẫu. Khi đến chùa, đền phải đi ngay vào bàn thờ chính, đặt tiền khấn: tên con … lòng thành xin công đức nhà chùa (thánh, mẫu) số tiền là … xin Thánh, Thần, Phật, Mẫu chứng giám; người Trần có gì sai trái xin … tha thứ. Sau đó cầm tiền bỏ vào hòm xông đức thì người âm mới chứng cho. Tức là người âm nhà mình gặp, nói với người âm quản lý cái chùa đó (tức Thổ công) chứ không phải Phật, Thánh, Mẫu luôn có mặt ở đó để minh chứng. Lâu nay người Trần hiểu sai làm sai. Đi cúng lễ cũng vô ích, có ai chứng cho đâu? -Các anh em ruột là con trai, ai soi trước, mời các cụ tứ đại về thì các vong về nhà người đó trước. Không phải cứ là con trai trưởng thờ cúng thì các cụ về đâu. -Người âm trong dòng họ, trọng người con trai đứng đầu dòng họ. Không phải là con trai trưởng mà là người con trai nào có tâm đức, thành tâm tưởng nhớ ông bà, cầu khấn thì họ về. Khi về thì các vong ngự (đứng) trên hoa tươi đang nở. Vậy dòng họ phải chọn người có tâm đức chứ không nhất thiết là con trai trưởng. Nhà không có con trai (chết cả) thì chọn con dâu, cũng chọn có tâm đức. Để lo việc thờ cúng tổ tiên, ông bà (đây là sự hướng dẫn của người âm cho các gia đình hỏi vấn đề này, khác với tục lệ lâu nay). -Bàn thờ đang đặt ở tầng 3, định đưa xuống tầng 1 là không được. Khi cúng đặt ở bàn riêng tầng 1 rồi khấn cầu thì được. Nếu chuyển ở nhà mới thì có thể xin đặt ở tầng 1. Một vong nói với bố chuẩn bị khi bà nội mất: “Bố nên làm thế này, đặt tiền thật lên bàn thờ, khấn bà cô Tổ 4 đời nhà mình, xin gửi số tiền để bà cô Tổ lo phần âm cho bà nội khi chết. Rồi khấn: Trước nay bà nội có gì sai trái xin bà cô Tổ và dòng họ xóa bỏ cho. -Xin cho linh hồn ra khỏi xác. Sau đó 3 – 5 phút, cất tiền, rồi báo họ hàng biết có tang và tìm lễ tang”. -Khi hồn thoát khỏi xác thì khiên áo quan thấy nhẹ. Khi hồn chưa ra khỏi xác thì khiên áo quan thấy nặng. Hồn đã thoát xác có hỏa táng cũng không cảm ứng nóng. Ngược lại, khi hồn chưa thoát xác mà đưa đi hỏa táng thì linh hồn bị đốt nóng. Vì vật tất cả gia đình phải cầu khấn như trên để linh hồn được độ ra khỏi xác. -Không đặt bàn thờ Thổ địa, Thần tài dưới đất. Sai lầm! Đặt cúng bàn thờ tổ tiên. Chỉ 1 bát hương thôi. Cúng ai khấn người đó, có tâm thành thì được linh ứng, chứng giám _____ D. Cái chết, chết già, chết trẻ Khi mang thai dưới 100 ngày thì chỉ còn non yếu. Linh hồn đầu thai ở bên ngoài tác động vào cái thai bên trong như những đợt sóng năng lượng. Thai còn yếu nên dễ sảy thai. Từ trên 100 ngày, linh hồn tác động với cường độ ngày càng mạnh hơn nên thai nhi ít bị sảy. Nếu người mẹ bị ngã thì không có cảm giác đau vì linh hồn nâng đỡ. Linh hồn chờ sẵn bên ngoài nên thường bị nhiễm tật xấu, lời nói, hành động xấu của bố mẹ và người trong gia đình. Khi đứa bé thoát khỏi bụng mẹ, linh hồn đầu thai liền nhập vào xác và đứa bé liền cất tiếng khóc. Vì bắt đầu từ đây, xác này phải trả hậu quả xấu của bố mẹ và người xung quanh đã tiêm nhiễm cho nó. Và cũng từ đây linh hồn đi đầu thai không còn nhớ tiền kiếp của mình nữa. Chết là rời bỏ các xác vật chất để sống ở cõi phi vật chất, nên nó nhẹ nhàng, thanh sạch hơn. Vì vậy ai chết trẻ, chết sớm thì đâu có chuyện gì là vô phúc? Chết trẻ là chết lúc hình hài được 1 tháng trở lên. Nó đã có duyên nợ với gia đình nên về với gia đình. Nhưng bố mẹ không biết, không tư tưởng nghĩ đến con, coi như không có con, không đặt tên, không tưởng nhớ ngày cúng bái. Vì vậy các vong trẻ mới kiện lên thiên đình. Nay Thiên Đình mở cửa cho các vong trẻ về với gia đình. Chết càng trẻ thì càng không có sai lầm ở cõi Trần, nên thời gian ở cõi âm tu luyện rất ngắn, là “vượt Thiên” đi đầu thai. Có vong xin ở lại để hướng dẫn ông bà, bố mẹ chết sau – tu luyện. Phải qua 4 kiếp sau, vong trẻ mới đi đầu thai. Cho nên chỉ gọi hồn 4 kiếp không gọi kiếp trước nữa vì theo quy luật họ đi đầu thai cả rồi. Ở cõi Trần ai đẻ trước là anh là chị. Khi về cõi âm thì cũng thế. Ai về trước là anh là chị. Ông bà, bố mẹ chết sau con cháu, khi về cõi âm, con cháu trở thành người huấn luyện để mau chóng “vượt Thiên” thì lại gọi con cháu là anh là đại ca (xung quanh cười). Người chết già, sống cõi Trần bao nhiêu năm thì về cõi âm phải tu luyện bấy nhiêu năm để rửa hết tội lỗi, tật xấu, mới thanh thoát “vượt Thiên” đi đầu thai kiếp khác. Những vong chết trẻ, siêu thoát sớm, được học nhiều, hiểu biết rộng có thể giúp gia đình cõi Trần nhiều việc, nhiều mặt. Còn người già, còn phải lo tu luyện, chỉ biết những việc trong gia đình, nhỏ hẹp thôi. Vì vậy xin gặp người chết trẻ thì được hướng dẫn cho nhiều điều. Mỗi gia đình khi về cõi âm đều có bà cô Tổ của dòng họ mình. Xưa kia bà cô Tổ 4 đời đó chết trẻ. Bà cô Tổ sẽ độ trì cho con cháu trong dòng họ tu luyện ở cõi âm. Ở cõi Trần ai biết, đến đay xin gặp bà cô Tổ dòng họ mình, đều gặp được. Bà sẽ độ trì cho gia đình dòng họ trong cuộc sống hiện tại. Người âm trong mỗi gia đình đều có người biết đủ các ngành nghề như cõi Trần. Con cháu cần giúp việc gì thì người âm có ngành nghề chuyên môn đó sẽ bày vẽ cách làm ăn. Không phải chỉ có một người âm phán bảo, hướng dẫn, mà nhiều người có khả năng nào thì sẽ giúp con cháu về khả năng đó. Cách giúp của người âm cụ thể như sau: một vong nói với bố: Ví dụ ngày mai bố đi nằm viện. Bố cầu xin con hoặc mẹ theo giúp để bác sĩ chữa chóng khỏi và phục vụ tận tình. Con sẽ đến gặp người âm là người nhà đi theo bác sĩ, yêu cầu giúp đỡ. Người âm đó tác động vô hình để bác sĩ đó tận tình giúp đỡ. Đó là cách làm việc, quan hệ của người âm với nhau để giúp đỡ người Trần khi họ yêu cầu. Chỉ có một bà cô Tổ tứ đại, còn 3 đời về sau gọi Ông cậu, Bà cô (chết trẻ). Đất có Thổ công, sông có Hà bá. Thổ công quản lý, linh hồn chết ở hầm hố, trấn đất. Hà bá quản lý vong chết ở sông nước. Chết tai nạn giao thông là khổ lắm. Chết ở đâu, Thổ địa nhận xác ở đó. Sau 100 ngày linh hồn về với gia đình. Đến ở đâu, để tìm người âm nhà mình, thì phải khẩn cầu Thổ địa, Thần linh ở đó để giúp đỡ, cho gặp. Tại sao có nhà trùng tang? Vì mời thầy cúng, thầy pháp đến yểm bùa chú, cúng trừ tà ma. Thầy thấy mệnh người chết lớn hơn Thầy, nên Thầy yểm, ảnh hưởng con cháu, chết trùng tang! Trẻ chết non nhiều, không phải là vô phúc đâu, vì “chết trẻ, khỏe ma”. Những vong trẻ tu luyện hoàn thiện, chưa muốn đi đầu thai mà muốn về với gia đình thì phải làm phép về gia đình như đăng ký hộ khẩu ở cõi Trần vậy.
-
Phần I A. Về đất cát – nhà ở Đất cát của ai, ở đâu kể cả cơ quan, xí nghiệp đều có người âm quản lý. Không hỏi phần âm, phạm sai lầm khó gỡ. Hỏi phần âm là hỏi những người trong gia đình mình đã chết. Họ liên hệ với phần âm người chết từ 4 đời (tứ đại) đều được về với gia đình, ai về nhà nấy. Con cháu có tâm – luôn luôn tưởng nhớ tổ tiên ông bà, cầu xin thì được các cụ tứ đại, ông bà về độ trì cho. Ai không nghĩ đến thì ông bà không về, họ có công việc ở phần âm. Ai thích học nghề thanh sạch được lên cõi cao là cõi Thiên, trong thời gian 4 đời sau thì đi đầu thai trở lại cõi Trần. Việc đất đai, nhà ở của chủ gia đình nào thì thuộc Thổ công nhà ấy quản lý. Nếu phạm phần âm như có mồ mả, đất của miếu mạo, đền chùa chì phải nhờ phần âm của gia đình liên hệ hỏi Thổ công mới biết rõ nguyên nhân và cách hóa giải. Khoa học như cảm xạ học, bói toán, thầy pháp, thầy cúng không giải quyết được. Vì chuyện người âm thì chỉ có người âm hiểu luật cõi âm mới giải quyết đúng. Người Trần giải quyết theo sách vở của người Trần đều sai lầm, không đúng luật ở cõi âm. Luật của cõi âm cũng theo thời gian có thay đổi, giống như cõi Trần, theo như cũ cũng là không đúng. Khi người chủ gia đình chết thì Thổ công cũng thay đổi. Thổ công mới – thay thế, điều đó có quan hệ đến số mệnh, đến tâm đức của người chủ gia đình. Lâu nay người Trần hiểu Thổ công là quản lý đất đai tài sản khu vực đó một cách vĩnh viễn là không đúng. Thổ công khác Thần linh. Thần linh như công an khu vực của người Trần vậy. Xây dựng nhà, mua đất đai phải chọn ngày giờ, xây dựng đúng hướng, cửa chính quan trọng lắm đấy, phải đúng kích thước. Phải hỏi người âm nhà mình hướng dẫn cho, dùng thước Lỗ Ban không chính xác đâu. Tuyệt đối không nhờ người khác động thổ. Mượn họ thì họ là người chủ, tức người âm nhà họ làm chủ, mình và người âm nhà mình lại là người ở nhờ. Xảy ra trường hợp mượn người động thổ thì người âm dòng họ bực tức lắm mà con cháu ở cõi Trần không biết. Vì người âm nhà người đó đến tranh giành quyền nhà ở. Đất, nhà ở có âm tà vì có hài cốt ở dưới, hoặc khi đổ đất làm nền tuy không có xương cốt nhưng là đất có phần máu thịt tan rữa thì phần âm vẫn nhập vào quấy phá. Đất, nhà ở mà động là do nhiễm mấy điều sau đây: +Có xương cốt mồ mả, thịt máu của người âm. +Mồ mả của dòng họ đào bới có sai phạm. +Đất ở (cơ quan) là nền đất chùa, miếu mạo. +Tâm đức của người nhà mình có sai phạm với người phần âm. +Tâm đức của ông cha sai trái, nay con cháu gánh chịu. Làm nhà không nệ Kim – Lâu, năm Kim Lâu vẫn có ngày trực, tháng tốt, giờ tốt. Hỏi người âm nhà mình, sẽ chỉ ngày giờ tốt mà xây nhà. Tuyệt đối không mời thầy pháp, thầy cúng yểm bùa chú ở nhà mình. Có gia đình mời thầy trừ ma, yểm bùa chú. Sau đó bị tai họa ngay. Một cong là con – nói với mẹ: “Mẹ mời thầy về yểm 4 hướng nhà mà con vẫn về được đấy. Ma là các vong người trong gia đình 4 đời của nhà mình chứ không phải ma – là người khác, mà vào được đâu. Theo luật cõi âm phải có Thổ công quản lý, không ma nào được ra vào nhà người khác cả”. Đất nhà ở của 3 gia đình: Hưng Yên (10 người bệnh kinh giật) Thái Bình (6 người chết trong thời gian ngắn), Quảng Trạch, Quảng Bình (có 6 người điên) là bị phạm âm, đất đền chùa và ông cụ của họ xưa kia là tên đao phủ độc ác, con cháu phải trả nghiệp quả. Họ đến trực tiếp gặp “Cô Thiên Đình” sẽ được cô giúp cách hóa giải. Nhà đất nào cũng có ma ở quấy phá thì nhà ngoại cảm, thầy bùa, cảm xạ học không giải quyết được. Ở cõi âm cũng có từ Xã đến Trung ương. Phải có người âm có quyền chức cao mới gọi Thổ công và người âm ở đó hỏi nguyên nhân và có cách giải quyết đúng thì mới hóa giải được. Nếu nhà nào bị bùa yểm thì có gọi người âm nhà bị yểm hỏi và giải quyết là xong ngay. Làm nhà có 3 lần rất quan trọng: một là động thổ, hai là đổ mái, 3 là ngày dọn về nhà ở. Nhà hoàn hảo, loại một là: con cái hòa thuận – làm ăn đúng hướng, đúng khả năng và phát triển – không ai tranh giành kiện cáo (trong nhà và người ngoài) – Nội bộ đoàn kết. Ngược lại là nhà có vấn đề. Một vong là con nói với bố: “Cơ quan bố làm trên đất, xưa kia là đình cổ, là miếu, lại còn đập phá miếu làm nhà máy. Nên xảy ra tai nạn lao động. Muốn giải hạn, Giám đốc nhà máy phải xin gặp “Cô Thiên Đình” giải hạn thì mới yên ổn. Một vong khác nói với mẹ về việc ông bác là anh mẹ và mẹ là con ruột, hai anh em tranh giành nhau về nhà đất. Vong người con nói: “Bác tranh chấp với mẹ. Mẹ cứ giao nhà cho bác. Người Trần không tranh chấp được đâu. Con sẽ độ cho mẹ mua một nhà nhỏ khác mà ở. Con vẫn ở lại nhà cũ. Người âm với người âm sẽ giải quyết Gia đình bác về ở, không ở được đâu. Bác tâm không tốt, xấu bụng, phạm âm. Hễ ngủ thì con dựng giuuwongf lên, đó là việc ma làm mà. Bác sợ, không ở được, sẽ trả lại cho mẹ thôi”. Đất nào cũng có người âm cả. Chỉ có là nó đã vượt Thiên đi đầu thai hay chưa mà thôi. Phải hỏi người âm nhà mình mới biết. Nhà mình mà cho thuê, cho người ta ở nhờ là phải chọn ngày. Nếu trúng ngày người thuê ở nhờ mà mệnh lớn, lấn át mình thì hậu quả rắc rối, gay go lắm! Nhà ở tất thì người âm trong gia đình cũng thích ở. Nếu bổ bán đi thì khác nào đuổi người âm nhà mình đi chỗ khác: “Ấm tổ mới đẻ trứng, đẻ con”. Nếu bổ bán nhà hiện đang ở thì anh con đang học nước ngoài không thành tài mà còn hư hỏng và bố làm ăn sẽ gặp lụi bại đấy! …. *************************** “Cô Thiên Đình” là thể ánh sáng, không phải là đàn ông đàn bà, gọi và xưng cô là để hợp với tâm lý người cõi Trần (lời cô giải thích). B. Về mồ mả Mồ mả trong 4 đời phải chôn kín cố định. Chọn đất, hướng, nguyệt xây gạch, đặt áo quan rồi cất kín. Sau đó không xây, không ốp gì cả. Nếu xây, bới, động mộ sẽ gây tai họa đấy, vì làm xáo trộn vong linh người âm đang yên tĩnh tu luyện ở cõi âm để mau chóng vượt Thiên đi đầu thai kiếp khác. Đến thăm mộ chỉ khấn xin phép Thổ địa, Thần linh. Không thắp hương ở mộ, không khấn gọi tên người chết ở tại mộ. Việc ấy chỉ làm tại nhà mình trước khi đi thăm mộ. Nếu ra mộ khóc lóc, gọi họ, thì hồn họ ở cõi cao, đi xuống, nhập lại hài cốt thì tốc độ rung động của năng lượng linh hồn sẽ chậm chạp, nặng nề, phí công tu luyện những thời gian qua. Họ phải tu luyện lại. Nguy hiểm lắm! Mặt khác, như vậy là làm xáo trộn quy luật cõi âm nên có liên quan tác động đến cõi Trần. Có gia đình không biết – cất mộ xong, thì con cháu gia đình đau ốm, gặp tai nạn … Chọn ngày, địa điểm, chôn chặt một lần là bảo đảm. Nếu chính quyền bắt dời mộ thì phải chấp hành theo pháp luật. Nhưng phải biết cách làm như sau: Khấn: 1. Khấn Thổ địa, Thần linh khu vực có mộ sắp di dời. 2. Bà cô Tổ dòng họ nhà mình cho dời mộ của … (tên họ). 3. Và chôn cất nơi nào (địa điểm). 4. Nếu có gì con cháu không biết xin bỏ qua, tha thứ. 5. Còn sai phạm điều gì về phần âm thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm. Đến nơi mới cũng làm đủ thủ tục như khi chôn cất người chết. Không nên mua đất làm mộ giả trước. Làm xong thì con cháu có người chết. Nơi đào huyệt có Thổ địa, Thần linh, Con cháu, người nhà đi đào huyệt phải khấn như sau: Con tên là … ở … xin Thổ địa, Thần linh quản lý đất ở đây cho phép con gửi xác mẹ (ông, bà) tên là … ở nơi đây. Khi nhập áo quan cũng nhắc lại. Và nói thêm: Nếu người Trần trong gia đình có gì sai xót, xin Thổ địa, Thần linh, Thần hoàng ở đây tha thứ, bỏ qua cho. Một vong nói với mẹ: “Các bác quy tập mộ ông bà là động đấy, làm xáo trộn mồ mả là mang họa. Mẹ đứng ngoài, không góp tiền tham gia quy tập thì mẹ không liên đới mang họa. Tốt nhất là mẹ nên khuyên các bác không nên quy tập mộ các cụ nữa”. Người âm tồn tại 4 đời tu luyện rồi mới “vượt Thiên” đi đầu thai. -Mồ mả, bia, phải dùng tiếng Việt, không dùng chữ Hán, chữ Nôm. -Tối kị là yểm bùa trong quan tài. -Mất mộ là mất phần xác không ảnh hưởng đến linh hồn, không cần tìm mộ. Không nên quy tập mộ về một chỗ. Ai có tâm nhớ ông bà, tổ tiên thì thờ trong Tâm. Vong người con nói với bố: “Nhà mình đón thày sửa mộ. Thầy yểm đầu chó, vì mệnh thầy nhỏ hơn người âm nhà mình. Sau 3 tháng anh con chết. Đúng không? (Ông bố gật đầu , đúng). Gia đình mình xảy ra tai nạn; vợ xa chồng, con xa bố mẹ, có người thay đổi công tác đi nơi xa. Phải nghiêm cấm việc động mộ. Mời thầy đi coi bốc mộ nguy hiểm lắm!”. Đào mộ, dời xương cốt đi; nhưng còn máu, da thịt ở đó. Người âm không đồng ý. Nên làm khó khăn cho con cháu. Đó làm phạm quy luật âm. Cảm xạ học tìm mộ là không không phải là phúc đâu. Là phạm âm đấy. Phần linh hồn thoát ra về với con cháu rồi. Ai không biết mời họ về thì họ ở cõi âm, tu luyện, học tập. Trẻ thì ở Cô – nhi – viện. Từ khi bố dùng cảm xạ học, con lắc, trứng đũa tìm mộ người khác thì buôn bán làm ăn lung tung, vắng khách đi, có đúng không (ông bố: (Đúng). Cách đây 5 năm, nhà mình dời mộ ông, nhưng nhầm mộ người khác, vì trẻ con đã nghịch dời bia trên mộ sang mộ khác. Vậy là ma nhà người khác vào nhà mình đấy, gây trong nhà lạc đàn, nhiều khó khăn. Mặt khác, khi cúng, nó hưởng, người âm nhà mình không về. Nó hưởng xong, nó về nhà có độ cho con cháu nhà nó. Có láo không chứ?! (xung quanh nghe cười). Tại người Trần hay đào mồ mả, mà bốc nhầm là tai hại lắm. (còn tiếp)
-
Chú Thiên Sứ: Obama đắc cử!!!!
-
Nó đang và sẽ được tôn vinh chú Thiên Sứ ạ. Tất cả những ai lạm dụng nó để tư lợi hay tự tôn cho riêng mình sẽ nợ chú một sự trân trọng, nợ dân tộc Việt một sự hàm ơn kính cẩn.
-
Lời Lão Nông thật hay và chí tình
-
Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA08282/ [b]Dự báo thời tiết không chính xác[/b] Hôm nay ngày 7/11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương dự báo Hà Nội có gió mùa đông bắc, mưa vừa đến mưa to, làm cho nhân dân Hà Nội được một phen lo lắng vì ký ức của trận lụt chưa phai mờ. Thế mà cho đến lúc này trời vẫn đang trong xanh, gió nhè nhẹ thổi, tịnh không thấy bóng dáng một hạt mưa nào. (Phi Trong Hop) Dự báo thời tiết là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt với Việt Nam ta, thời tiết vốn phức tạp và nguy hiểm. Trận lũ lụt vừa qua với các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội là một ví dụ bao nhiêu nhà đã bị ngập, bao nhiêu người dân vẫn đang phải sống ở những ốc đảo, tài sản bị hỏng hóc... Công tác dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cần phải được xem xét lại. Trung tâm đã không phải là một nguồn thông tin quan trọng để người dân tham khảo nữa. Trung tâm đã không đóng một vai trò nào trong công tác dự báo chính xác diễn biến thời tiết, giúp nhân dân chủ động đối phó. Hôm nay, ngày 7/11, Trung tâm dự báo là Hà Nội có gió mùa đông bắc, mưa vừa đến mưa to, làm cho nhân dân Hà Nội được một phen lo lắng vì ký ức của trận lụt vừa qua chưa phai mờ trong tâm trí họ. Thế mà cho đến lúc này trời vẫn đang trong xanh, gió nhè nhẹ thổi, tịnh không thấy bóng dáng một hạt mưa nào. Chỉ khổ thân cho các bà, các mẹ, các chị, trong đó có vợ tôi tất tả đi mua sắm thức ăn phòng trừ hôm nay mưa to, gió giật. Trong bản dự báo thời tiết của Trung tâm thường nói vùng Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to... Dự báo như thế này thì quá đúng, nơi nào cũng có thể có mưa vừa, mưa to và mưa rất to, không biết đằng nào mà lần. Kiểu như ông thầy bói, bói cho cô gái như sau "Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày 30 Tết thịt treo trong nhà. Số cô có mẹ có cha. Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông"... Vậy xin Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương nâng cao tinh thần trách nhiệm, dự báo chính xác hơn. Nếu làm được thì bảo là làm được, không thì bảo là không, chứ đừng dự báo chung chung như vậy nữa.