Vân Khôi

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    20
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

3 Neutral

About Vân Khôi

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Điệu hồn trống trận Tây Sơn Tiếng trống vang trên đất Tây Sơn (Bình Định) hoàn toàn không hề giống tiếng trống của bất cứ nơi đâu trên đất nước, và cũng chẳng nơi đâu trên thế giới này có được tiếng trống như vậy... Nhạc võ Tây Sơn gắn với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Tương truyền loại nhạc này do ba anh em người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đặt ra cho quân khởi nghĩa luyện võ. Với một bộ trống 17 chiếc, người tập võ sẽ dùng hai tay để đánh 12 chiếc, còn lại 5 chiếc đánh bằng đầu, 2 gót chân và 2 khuỷu tay. Người tập võ đánh được 17 trống được xem là "võ thuật như thần". Sau khi ba Ngài mất, mỗi dịp tế lễ để tưởng niệm những vị anh hùng đã lãnh đạo quân sĩ quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, nhân dân ở quê các Ngài vẫn đánh trống võ. Nhạc võ Tây Sơn trở thành một loại nhạc lễ trong di sản nghệ thuật của người Việt Nam. Như tên gọi, nhạc võ Tây Sơn có hai phần: nhạc và võ. Phần nhạc được phối âm dựa trên tiết tấu chủ đạo của trống chiến trên nền âm cổ truyền (hò, xang, xế,...). Chia thành ba hồi: xuất quân, xung trận - công thành và ca khúc khải hoàn, hoàn toàn không có hồi lui quân hoặc thu quân như trống trận của các triều đại khác cũng như quân đội của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhiều du khách, kể cả các nhà nghiên cứu đều lấy làm thú vị khi phát hiện ra chi tiết này. Có lẽ do hễ đánh là thắng nên cứ sau mỗi lần công thành là hồi khải hoàn lại có dịp vang lên, về sau những hồi lui quân, thu quân không có dịp được sử dụng (?). Kể cũng không lấy gì làm lạ vì trong đời cầm quân của mình, vị hoàng đế có tên tuổi gắn liền với bài trống độc đáo này là Quang Trung chưa một lần thua trận, đội quân của ông cũng chưa một lần phải lùi bước trước kẻ thù nào. Tuy chỉ có 3 hồi, giản đơn là vậy nhưng nhạc võ Tây Sơn không hề lẫn trộn với bất cứ tiếng trống nào trên khắp năm châu, trống trận Tây Sơn là bản giao hưởng hùng tráng hừng hực hào khí Quang Trung và thấm đượm tinh thần thượng võ Tây Sơn. Khi tiếng trống cất lên, lập tức không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi. Nghe như rầm rập tiếng quân đi, voi thét; tiếng lướt gió, chạm nhau của binh khí; tiếng reo hò vang dội của ba quân. Và cả sự trầm lắng tưởng niệm vong hồn tử sĩ trước khi những thanh âm reo vui, rộn rã trong khúc khải hoàn ca chan hòa muôn phương. Thế trận thần tốc, táo bạo năm nào dường như đang hiện diện, rần rật chuyển lan trong từng mạch nhịp của người nghe. Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh, là lời động viên, cổ vũ ba quân mà còn là những đòn thế tâm công xoáy sâu, đánh thẳng vào tâm lý của quân thù, góp phần làm nên thắng lợi. Dàn nhạc võ Tây Sơn bao gồm: trống chiến, kèn xona (còn gọi là kèn bóp), chiêng, phèng la. Linh hồn của dàn chiến nhạc là 12 chiếc trống, tượng trưng cho thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão...), xếp thành ba bậc trên giá đỡ, ứng với triết lý tam tài (Thiên - Địa - Nhân). Phần võ, nét độc đáo tạo thành nhạc võ Tây Sơn, chính là những đòn thế võ thuật hàm chứa trong từng thủ pháp thể hiện nhạc trống. Một lão võ sư đất Bình Định cho biết: "Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh hành quân, là cách các tướng chuyển những mệnh lệnh chiến đấu điều binh khiển tướng. Nó hàm chứa nhiều đòn thế võ thuật siêu đẳng. Khi xưa, người đánh trống trận cũng phải tự chiến đấu để vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ tiếng trống, tín hiệu giữ nhịp trận đánh không bị ngắt quãng. Chính vì lẽ đó mà đôi dùi trống, động tác đánh trống, bộ pháp di chuyển cũng là một nghệ thuật tự vệ. Khi đánh trống trận, người đánh di chuyển hết sức linh hoạt, bất cứ bộ phận nào của thân thể cũng có thể sử dụng để đối địch. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy tính sát phạt của những đòn thế này không cao, nó mang tính răn đe nhiều hơn. Vả lại, người đánh trống cũng được người múa cờ (cũng hàm chứa nghệ thuật tự vệ) hỗ trợ". Cho đến nay để thể hiện trọn vẹn được điệu hồn trống trận Tây Sơn không hề giản đơn. Năm 2000, trong lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, người dân Thủ đô đã từng thấy, từng nghe âm vang trống trận Tây Sơn qua sự thể hiện của nữ nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận, cũng là người thể hiện thành công nhất nhạc võ Tây Sơn hiện nay. Tiếng trống của chị khi rền vang quyết liệt, cổ vũ ba quân xông lên, nhưng cũng có lúc khoan hòa, thúc giục, đủ sức lay chuyển ý chí chiến đấu của kẻ thù. "Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định đánh roi, đi quyền". Tiếp bước nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận là cô bé Cẩm Mai. Một cô gái có vóc dáng mảnh mai bé nhỏ mà lại có thể khiến dàn trống trận Tây Sơn kiêu hãnh ấy bật tung những thanh âm chuyển rung đất trời. Ngay trên nền nhà cổ xưa của ba anh em nhà Tây Sơn (nay là bảo tàng Quang Trung), dòng thác xoáy âm thanh từ đôi dùi trống của cô như gạch nối đưa chúng tôi thǎng hoa về quá khứ hào hùng, như tái hiện khí thế của ngày này 213 năm về trước, khi Quang Trung đại phá quân Thanh giữa Thăng Long thành. Tiếng trống ấy tuy còn non nớt nhưng như lời anh Nguyễn Xuân Hổ, đội trưởng đội nhạc võ bảo tàng Quang Trung, "trong mỗi tiết điệu đã thấm đượm được điệu hồn trống trận Tây Sơn". Để thể hiện thành công nhạc võ Tây Sơn không chỉ cần có sự am hiểu cả hai phần võ và nhạc cổ truyền, mà còn đòi hỏi tâm huyết và sự đồng điệu trong từng tiết điệu, hơn thế thăng hoa được sự giao hòa ấy qua mỗi tiết điệu thể hiện, những điều kiện không dễ tìm thấy trong lớp trẻ hiện nay. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thượng võ Tây Sơn, cô bé đã theo thầy luyện võ từ nhỏ. Hai huy chương vàng trong giải võ cổ truyền tỉnh Bình Định hai năm liên tiếp (2000 và 2001) đã chứng tỏ năng khiếu và bản lĩnh quyền võ của cô bé. Mẹ làm việc trong bảo tàng nên ngay từ nhỏ cô bé đã sớm được tiếp xúc với không gian thiêng. Những âm điệu hào hùng của dàn trống trận Tây Sơn chẳng biết từ khi nào đã trở thành sự đam mê của cô bé. Bởi vậy, tuy được chọn làm cộng tác viên biểu diễn võ cổ truyền nhưng cô bé lại hay lén các cô chú tìm đến với những tiết điệu cổ xưa ấy. Phát hiện cái "duyên nghiệp" của cô bé, ông Trần Đình Ký - giám đốc bảo tàng Quang Trung và anh Nguyễn Xuân Hổ đã truyền thụ những tinh hoa, dìu dắt cô bé vào nghề. Không phụ lòng tin, cô bé đã và đang ngày càng khẳng định những nét điệu tài hoa của mình. Về đất Tây Sơn, được nghe tiếng trống trận Tây Sơn, khách xa quê có cảm giác như trăm vạn hùng binh đang lớp lớp xông lên, nhưng trong tiếng trống vang rền đó lại ánh lên một triết lý thấm đẫm chất nhân văn của dân tộc: khoan hòa nhưng kiên quyết. (sưu tầm)
  2. Em đồng ý với bác Hà Mạnh Hùng rằng Đông Nam Á là cái nôi của lúa nước. Suy ra, Lạc Việt là dân tộc trồng lúa nước đầu tiên. Tuy nhiên, đôi khi ta có quan niệm gì đi nữa cũng cần phải xem xét lại xem cơ sở của nó. Cách đây không lâu em có đọc một bài về "Những quan niệm sai lầm của người Nhật". Đọc xong em cứ bò lê bò càng ra cười dân Nhật. http://www.jref.com/culture/misconceptions_prejudices.shtml Trong đó có đoạn em tạm dịch cho các bác xem: NGƯỜI NHẬT LÀ NÔNG DÂN, TRONG KHI NGƯỜI CHÂU ÂU, NGƯỜI TÀU LÀ THỢ SĂN: Đây là một niềm tin lố bịch về tính cách của người Nhật. Họ nhai đi nhai lại với tôi rằng Nhật là một dân tộc nông nghiệp trong khi người Châu âu là một dân tộc du mục. Họ cho rằng điều này có liên quan đến nhóm máu, hầu hết người Nhật tin rằng phần lớn người Nhật có nhóm máu A, trong khi người Châu Âu chủ yếu có nhóm máu O (điều này chỉ đúng một phần vì người Caucase - một dân tộc du mục có số lượng người theo nhóm máu A bằng số lượng người theo nhóm máu O), và do thói quen của tổ tiên của họ, luôn nói rằng người Nhật là nông dân còn nguời Âu là thợ săn. Nhiều người Nhật tự hỏi rằng tại sao họ rất có tinh thần tập thể (thừa hưởng tính cách của xã hội nông nghiệp), trong khi người châu Âu nặng về chủ nghĩa cá nhân. Nếu bạn định thảo luận về vấn đề này thi người Nhật, hãy hỏi họ rằng "khi nào" thì người Nhật trở thành nông dân và người Âu trở thành thợ săn. Vấn đề là họ không bao giờ nói thế, và họ chỉ đề cập đến thời cổ đại, hoặc nói chung chung rằng nông nghiệp đến Nhật Bản trước Châu Âu. Tôi đã hỏi họ vài lần và thường được trả lời "mukashi" (xưa lắm). Hãy thử hỏi xem. Nhiều người Nhật phớt lờ lịch sử thế giới (bao gồm cả lịch sử của họ), họ đã trả lời rằng người Viking là những thợ săn và họ có rìu!! Sự thật là, Nhật bản là một trong những dân tộc cuối cùng tại lục địa Á-Âu phát triển thành một xã hội trồng trọt. Theo Wikipedia, nông nghiệp được tìm thấy ở Hy Lạp và Trung Đông khoảng năm 7000 trước Công nguyên, và nó được tìm thấy ở Tây Bắc Âu trước 5000 năm trươc Công Nguyên. Người Jomon (Thằng văn) ở Nhật (tồn tại đến 300 năm trước Công nguyên) là những người thợ săn. Nông nghiệp đến Nhật Bản cùng với sự xâm lược của người Yayoi từ thế kỷ thư 3 trước Công Nguyên, nhưng không phổ biến rộng rãi khắp Nhật Bản (trừ Hokkaido) cho đến tận thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, tại thời điểm đỉnh cao lịch sử của đế quốc La Mã và vài thế kỷ sau thời kỳ vàng son của Hy Lạp cổ đại. Tôi tin chắc rằng người Nhật thích so sánh họ với "nông dân" cổ truyền hơn là "thợ săn" vì điều đó cảm thấy văn minh hơn, và họ thích diễn tả người Âu như những người dã man sống trong hang động và mặc da thú! Vâng, đúng thế, xã hội "săn bắt" là xã hội cuối cùng của người tiền sử, và nghề nông đã làm phát triển các nền văn minh cổ đại, những dân tộc nông nghiệp đã phát triển hệ thống chữ viết đầu tiên.
  3. Nếu câu hỏi này của bác mà em trả lời được thì coi như em sẽ đạt giải khoa học lịch sử quốc gia và được nhận huân chương rồi bác ạ. Trên thế giới này có lẽ lịch pháp thời cổ đại được ghi nhận lại chỉ có ở các nền văn hóa có văn tự được lưu truyền cho đến ngày nay. Trong các nền văn hóa đó, nền văn hóa của Tàu có ưu điểm nổi trội, nó là nền văn hóa DUY NHẤT có sự phát triển văn tự không gián đoạn. Nền văn hóa Đông Sơn thậm chí không còn lại dấu tích văn tự thì khó mà có thể phục hiện một cách thuyết phục được. Có một điểm mấu chốt ở đây là trước khi tiếp xúc với người Âu Lạc (đã được sử ghi lại), thì dân Hoa Hạ đã có một nền văn tự ổn định. Một đặc điểm của tất cả các nền văn minh trên thế giới là “hễ có văn tự tức là có lịch pháp” (còn chính xác tới đâu là việc khác). Ở đây em sẽ hỏi lại một câu y như ý bác hỏi “Nếu người Tàu học lịch từ người Việt” vậy trước đó lịch của họ là gì? Bác cũng như rất nhiều người, luôn gắn chữ “nông lịch” (âm lịch) với “nông nghiệp”. Nhưng thực sự có phải thế không lại là việc khác. Âm-dương lịch không phải là độc quyền của các dân tộc châu Á. Các nền văn minh cổ như Lưỡng Hà, Hy lạp, Do Thái, Ấn Độ đều có hệ thống Âm-dương lịch của riêng mình (Âm dương lịch với nghĩa là tháng là chu kỳ mặt trăng, mỗi năm có 12 hoặc 13 tháng). Trong các dân tộc trên, dân Do Thái là dân có nguồn gốc du mục. Còn lịch thuần Âm lại được sắc dân “du mục” nhất thế giới sử dụng (Dân Ả Rập). Còn nền văn hiến nông nghiệp cổ nhất thế giới lại là dân Ai Cập (đỉnh cao nhất của nó cách đây tận 6000 năm) lại là nơi phát sinh ra loại lịch Thuần Dương đầu tiên trên thế giới với chu kỳ sao Thiên Lang ứng với chu kỳ lũ của sông Nile. Vậy có lẽ cũng đủ kết luận “nông lịch” hay “âm lịch” cũng chỉ là “cái vỏ của ngôn từ”.
  4. Dịch võ đạo: Năm 1970, báo Võ Thuật tại Sài Gòn có đăng một bài giới thiệu môn võ mớI do VS Liên Văn Răng sáng lập: DỊCH VÕ ĐẠO. Từ năm 1971, môn võ này đổi tiên lại là Âm dương võ phái vì tên Dịch võ đạo trùng với tên môn võ của VS Hùng Long. Theo lời của Võ sư Liên Văn Răng, ông đã "hoát nhiên đại ngộ" nguyên lý phản ứng tự nhiên của con ngườI dựa trên nguyên tắc “tùy cơ ứng biến” chứ không dùng một đòn khắc chế. Cảm thông được nguyên lý trên, anh tiếp tục nghiện cứu mọI khái niệm cốt tủy của Kinh Dịch để : “… thấu hiểu nghĩa tinh vi, vào đến chỗ thần diệu mà sử dụng đến cùng…” như Hệ Từ Thượng nói. Và anh bắt đầu áp dụng Lý Dịch vào võ thuật, nói chung, vào động tác của cơ thể. Tất cả các đòn thế của Âm Dương võ phái, những bài thảo và những binh khí cổ điển đều tuân theo nguyên tắc căn bản: “Âm Dương, Cương Nhu, Thực Hư”. Tất cả các thức thế, từ thức căn bản đến chính thế, kỳ thế, biến thế, hộ thế đều được đặt cho danh từ kỹ thuật theo sự biến động của mọi sự mọi vật, các danh nhân lịch sử cùng những địa danh trong nước và danh từ Dịch Lý. Chẳng hạn, trong bài “Tứ Linh Quyền” có những thế được nghiên cứu trong Bát quái thuần càn như: Tiềm Long vật dụng, Hiển Long tại điền, Long dược tại uyên, Phi long tại thiên, Kháng Long hữu hốI, Quần Long vô thủ. Đặc biệt, bài "Hồng Bàng Việt pháp" (Việt: Búa) lấy từ những thế rút ra từ quẻ Tiệm như: Hồng tiệm vu can, Hồng tiệm vu bàn, Hồng tiệm vu lục, Hồng tiệm vu mộc, Hồng tiệm vu lăng, Hồng tiệm vu quì.
  5. Đúng là có nhầm lẫn thật. Đó là do ở chỗ có chỗ bản lịch của GS Hồ Ngọc Đức thực chất vẫn là lịch theo Adam Schall, kể cả thời gian trước khi có Adam Schall. Những sai lệch trên là sai lệch do chuyển đổi ngày từ hai hệ Dương lịch khác nhau. Mặc dù ông ghi chú ra rằng Để tính âm lịch cho các năm từ 1975 về trước, chương trình âm lịch này đã phục chế âm lịch Việt Nam cho các thế kỷ trước dựa trên kết quả các công trình nghiên cứu của GS. Hoàng Xuân Hãn. Như vậy thì ông GS Hồ Ngọc Đức và GS Hoàng Xuân Hãn có đưa bản lịch này để tham khảo trong quá trình lập lịch này không? Tuy nhiên, tôi có tham khảo một bản lịch cổ tình cờ nhặt được thì tiết khí trong lịch của Hồ Ngọc Đức có sai lệch. Theo tác giả của blog thì đây là lịch Khâm Thụ của năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) thời Nhà Lê. Trong đó có ghi các ngày Tiết-khí của năm. Tôi rỗi hơi ngồi đối chiếu với bản lịch của GS Hồ Ngọc Đức tải xuống tại đây. http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/ Kết quả là có những sai lệch sau. Ngày 13 tháng giêng (ngày Canh Tý) là trung khí Vũ Thuỷ. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 11 tháng Giêng, muộn 2 ngày Ngày 28 tháng giêng (Ngày Ất Mão) là tiết Kinh Trập. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 26 tháng Giêng, muộn 2 ngày Ngày 15 tháng hai (ngày Tân Mùi) là trung khí Xuân Phân. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 12 tháng hai, muộn 3 ngày Ngày 30 tháng hai (ngày Bính ) là tiết Thanh Minh. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 28 tháng hai, muộn 2 ngày Ngày 15 tháng ba (ngày Giáp Ngọ) là trung khí Cốc Vũ. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 13 tháng ba, muộn 2 ngày Ngày 1 tháng tư (ngày Bính Thìn) là tiết Lập Hạ. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 28 tháng ba, muộn 2 ngày Ngày 16 tháng tư (ngày Tân Mùi) là trung khí Tiểu Mãn. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 15 tháng tư, muộn 1 ngày Ngày 2 tháng năm (ngày Đinh Hợi) là tiết Mang Chủng. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 1 tháng năm, muộn 1 ngày Ngày 17 tháng năm (ngày Nhâm Dần) là trung khí Hạ Chí. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 16 tháng năm, muộn 1 ngày Ngày 3 tháng sáu (Ngày Đinh Tỵ) là tiết Tiểu Thử. Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc đức Ngày 18 tháng sáu (Ngày Nhâm Thân) là trung khí Đại Thử. theo lịch Hồ Ngọc Đức là 19 tháng sáu, sớm một ngày Ngày 4 tháng bảy (Ngày Mậu Tý) là tiết Lập Thu. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 5 tháng bảy, sớm một ngày Ngày 19 tháng bảy (Ngày Quý Mão) là trung khí Xử Thử. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 20 tháng bảy, sớm 1 ngày Ngày 5 tháng tám (Ngày Đinh Hợi) là tiết Bạch Lộ. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng 8, sớm 2 ngày Ngày 20 tháng tám (Ngày Quý Dậu) là trung khí Thu Phân. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng 8, sớm 2 ngày Ngày 5 tháng chín (Ngày Mậu Ngọ)là tiết Hàn Lộ. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng chín, sớm 2 ngày Ngày 21 tháng chín (Ngày Giáp Thìn) là trung khí Sương Giáng. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng chín, sớm 1 ngày Ngày 6 tháng mười (Ngày Kỷ Mùi) là tiết Lập Đông. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng 10, sớm 1 ngày Ngày 21 tháng mười là trung khí Tiểu Tuyết. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng 10, sớm 1 ngày Ngày 6 tháng mmột (ngày Kỷ Sửu) là tiết Đại Tuyết. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 7 tháng mmột, sớm 1 ngày Ngày 21 tháng mmột (Ngày Giáp Tuất) là trung khí Đông Chí. Theo lịch Hồ Ngọc Đức là 22 tháng mmột, sớm 1 ngày Ngày 7 tháng chạp (Ngày xxx Thân) là tiết Tiểu Hàn. Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc Đức Ngày 22 tháng chạp (Ngày Ất Hợi) là trung khí Đại Hàn. Không chênh lệch với lịch Hồ Ngọc Đức Can-chi của ngày trong lịch trên hoàn toàn trùng khớp với lịch của GS Hồ Ngọc Đức. Hay là tác giả của blog trên (ông Đoan Hùng) nguỵ tạo bản lịch cổ? Chắc ông Hùng này rỗi hơi như tôi? Đối chiếu tiết-khí của bản lịch Hồ Ngọc Đức với lịch hiện đại thấy hoàn toàn trùng khớp. Theo lịch sử thì thời Lê, nước ta chưa áp dụng cách tính tiết-khí mới theo Adam Schall. Vậy chỗ này có vấn đề gì? Bác nào rành thì xem xét thử. Nhưng mà nói chung là sai lệch về tiết khí giữa lịch hiện đại và lịch cổ là có và nó không lớn như bài trước em nói. Em không sửa được bài đó nữa.
  6. 2. Ngũ hành: Đây chính là 5 thế tay (thủ pháp căn bản) Xả (Thuỷ), Đâm (Kim), Lòn (Thổ), Kiền (Mộc), Bứt (Hoả). Nếu các môn võ Trung Quốc nổi tiếng với các môn nội công thì đây chính là môn luyện gân truyền thống của võ thuật Việt Nam. Có thơ rằng: Ngũ hành, phải tập cho ròng Ngọn kim, hỏa nằm lòng mới thôi. hay là Ngũ hành luyện tập ngày ngày Đem vào thảo bộ mới hay diệu kì ... 3. Bát Quái: Đây là 8 thế tấn (luyện chân) căn bản của Võ ta. Bao gồm Long tấn, Xà tấn, Kim kê tấn, Hồi phụng tấn, Hồng Hổ tấn, Bạch Hạc tấn, Hắc Hầu tấn, Lạc Nhạn tấn và Trung bình tấn ứng với 8 phương vị Bát Quái. Ngoài ra còn có 8 bài quyền để luyện tấn bao gồm: Hồng Hổ quyền, Hắc hầu Quyền, Phụng Hoàng Quyền... Khi phát triển vào phía Nam, 8 bài quyền trên chỉ còn giản lược lại một bài quyền duy nhất là "Bát Quái Chân Quyền" (tác giả là cố võ sư Trương Thanh Đăng). Điểm đặc biệt của bài quyền này khác với các bài quyền khác của võ thuật truyền thống là chiếm rất ít diện tích nên rất phù hợp cho luyện tập trong điều kiện chật hẹp. Và võ sinh phải tập cả năm ròng trước khi chuyển sang các phần khác. Cũng tên Bát Quái có bài "Bát Quái Siêu". Như bài Âm Dương Quyền, Đây cũng là một bài bản bắt buộc cho thi cử nhân võ ngày xưa. Siêu là một loại binh khí giống như Đại Đao của Tàu nhưng có một số điểm khác biệt. Ngày nay, bài này đã được liên đoàn võ cổ truyền đưa vào nội dung bắt buộc trong thi đấu với tên là "Siêu Xung Thiên". http://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_xung_thi%C3%AAn
  7. Nhắc đến Âm Dương thì nhắc đến lưỡng nghi. Trong làng võ Việt Nam, có một môn phái hiện đại tên Vovinam có bài bản tên là "Lưỡng nghi kiếm pháp". Không rõ bài kiếm này có nguồn gốc từ đâu, nhưng các võ sinh lâu năm của Vovinam đều cho rằng thời Sáng Tổ Nguyễn Lộc, chưa có dạy bài kiếm này. Cũng môn Vovinam, có một bài tên là "Tứ tượng côn". Các môn sinh lâu năm cũng cho rằng trước đây môn này chưa có bài này. Còn các võ sư võ cổ truyền cho rằng đây chính là bài "Roi Lâm" trong võ thuật truyền thống. Vốn là một bài võ trận dùng để khắc chế lăn khiên (đằng bài). Cả lăn khiên và roi đều là hai binh khí đơn giản nhưng rất đặc dị của võ thuật truyền thống Việt Nam. Dân Huế ngày xưa nổi tiếng vể roi (Roi Kinh quyền Bình Định), sau này ở Bình định có cụ Hồ Ngạnh rất nổi tiếng về đường roi "chấm sa mỡ".
  8. Nhắc đến các môn nghệ thuật truyền thống, có lẽ không môn nào không liên quan đến lý học. Võ thuật cũng không ngoài quy luật đó.Tôi xin trình bày những hiểu biết sơ lược của tôi về mảng này. Hiện nay, những môn gọi là võ cổ truyền tại Việt Nam, có rất nhiều môn nguồn gốc từ Trung Quốc. Để nhận diện ra được bài bản nào là võ Việt đối với một số người là tương đối khó khăn. Theo nhận định cá nhân của tôi, các môn võ cổ truyền ở miền Bắc đa số có nguồn gốc xuất xứ từ Tàu ngoại trừ môn võ Hét (Nhất Nam) ở vùng Thanh Nghệ. Còn ở phía Nam, có nhiều thầy võ tuy khoác lên mình chiếc áo “Thiếu Lâm” nhưng thực sự lại là võ cổ truyền Việt Nam. Bởi vì có những dấu ấn của võ Việt không lẫn vào đâu được. Tôi muốn trình bày vài nét sơ bộ về mảng võ thuật của Đàng trong. Khi nhắc đến võ thuật truyền thống, thông thường người ta nghĩ ngay đến võ Bình Định và cho rằng các bài bản được lưu truyền ở đây là của triều Tây Sơn. Tuy nhiên, đây là một ngộ nhận rất lớn. Theo nhận định của một số bạn bè có hiểu biết của tôi, đa số các bài bản võ đang lưu truyền tại Bình Định là các bài bản của triều đình nhà Nguyến. Thời nhà Nguyễn, dân Bình định vốn giỏi võ nên họ luôn có xu hướng lập công danh theo đường võ nghệ. Mà muốn thi thì phải học các bài bản của triều đình. Những bài bản này gọi là “Võ Kinh” hay “Võ Quan” để đối lập với “Võ Lâm” là võ của giới giang hồ. Tuy nhiên, không phải là võ của Tây Sơn đã thất truyền ở Bình định, nhưng nó được truyền rất hạn chế. Đặc điểm của các bài bản võ Tây Sơn dễ nhận ra là các tên thế võ trong bài (gọi là “thiệu”) là những vần thơ Nôm rất dễ hiểu (khác với thơ võ của nhà Nguyễn là thơ Chữ Hán) như những bài Yến Phi Quyền. Đặc biệu bài Song Tô có lời thiệu là thơ Nôm thất ngôn, mang âm hưởng của lòng yêu nước nồng nàn “Quyết tâm giữ vững cõi bờ giang sơn”. Xin lỗi tôi đã đi quá xa. Xin phép trở lại với phần lý học. Những bài “Võ Quan” của triều Nguyễn luôn mang trong nó những tên gọi mang ý nghĩa của lý học, chẳng hạn như: 1. Âm Dương Quyền: Tên của bài này còn gọi là “Ngọc Trản”, đây là bài quyền bắt buộc phải học trong các môn thi cử nhân võ. Tên “Ngọc Trản” có người cho rằng là tên của cái giếng ngọc nơi Trọng Thuỷ (trong truyền thuyết An Dương Vương) tự tử. Trong dân gian, vốn lưu truyền nhiều phiên bản khác nhau của bài quyền này. Ngày nay, một trong những phiên bản đó đã được Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam đưa vào nội dung bắt buộc trong thi đấu. Để biết thêm chi tiết về bài quyền này. Các bạn có thể xem các links sau: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc_tr%E1%BA%A3n_ng%C3%A2n_%C4%91%C3%A0i http://www.vothuat.net.vn/Web/?jumpto=article&articleid=1238 http://www.phucat.net/portal/index.php?option=com_content&task=view&id=50&Itemid=106
  9. Mấy bài viết trên của em có thể có vài chỗ nhầm lẫn. Em sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại. Mong các bác thông cảm.
  10. Tiết Đông chí theo Âm-dương lịch hiện đại được Adam Schall lấy theo ngày bắt đầu của cung Ma Yết (22/12) theo hệ tropical. Còn nếu theo hệ sidereal thì cung Ma Yết ở tháng 1 Dương lịch (ứng với chòm sao Ma Yết).Em không rõ rằng những gì thầy nói có đúng như trong Tam Quốc không và truyện Tam Quốc có thể hiện đúng lịch sử hay không. Nhưng rõ ràng nếu Tào Tháo phát biểu như thế thì ông ta rõ ràng quá ấu trĩ. Thời tiết do 2 yếu tố THIÊN và ĐỊA tạo nên. Yếu tố THIÊN do vị trí mặt trời mặt trăng và sao gây ra thì yếu tố ĐỊA sẽ là tác nhân làm chậm yếu tố đó lại. Gió Đông Nam bắt đầu thổi ở vị trí A vào ngày A, thì đến vị trí B ngày B. Không thể có một công thức chung cho tất cả các địa phương như Tào Tháo nói được. Nếu lời của Tào Tháo nói mà đúng thì một cơn bảo sẽ xảy ra ở Philipines và Việt Nam đồng thời. Ngay trong đi biển cũng vậy. Thủy triểu chịu ảnh hưởng của vị trí mặt trăng rất nhiều nhưng bao giờ cũng chậm vài giờ. Mùa vụ hàng năm cũng vậy, tiết Hạ Chí là mặt trời ở chí tuyến Bắc, Thu phân đúng là vị trí mặt trời ở xích đạo. Theo lẽ đó thì Hạ Chí là giữa mùa hạ, Thu Phân là giữa mùa thu. Điểm giao mùa theo mặt trời là tiết Lập thu là trung điểm biếu kiến mặt trời của hai điểm trên. Nhưng mùa vụ có nhất thiết theo vậy không lại là chuyện khác. Thông thường mùa thu lại đến muộn hơn. Nếu nói mùa thu là mùa mát mẻ và Lập Thu (Đầu tháng 8 Dương lịch) là điểm bắt đầu mùa thu thì còn gì là sự thực nữa. Ngày xưa, khi Tản Đà làm bài thơ Cảm thu, tiễn thu trong đó có những chữ: gió thu hiu hắt, sương thu lạnh, lá thu rơi rụng đầu ghềnh, cỏ vàng cây đỏ..., Tú Mỡ có bài thơ chế nhạo quan điểm về mùa màng theo vị trí mặt trời bất chấp sự thực như sau: "Cây tươi tốt, lá còn xanh ngắt, Bói đâu ra lác đác ngô vàng. Trên đường đi nóng dẫy như rang, Cảnh tuyết phủ mơ màng thêm quái lạ!" Cũng vì yếu tố ĐỊA làm chậm đi chu trình khí hậu cho nên tiết Lập Xuân bao giờ cũng còn lạnh. Nếu nói Xuân là ấm áp, Thu là mát mẻ. Vậy Tiết Lập Xuân là ấm áp, tiết Lập thu là mát mẻ thì chả khác gì chế nhạo ông Trời. Không phải vô cớ mà ở Phương Tây người ta chia mùa Đông là từ tiết Đông Chí sang Xuân Phân, mùa Xuân là mùa từ tiết Xuân Phân sang tiết Hạ Chí, mùa thu là mùa từ tiết Hạ Chí sang tiết Thu Phân và mùa Thu từ tiết Thu Phân sang tiết Đông Chí.
  11. Em đâu có nhận định việc so sánh đó là đúng hay sai. Em chỉ muốn hỏi thầy Thiên Sứ xem có đúng là thầy so sánh thế không thôi. Sai thì không dám nói. Nhưng rõ ràng là có sự khác biệt rất lớn. Bác xem đây là bảng so sánh tiết khí của thời cổ và Âm-dương lịch hiện đại đây nhé. Bác để ý có thể thấy 12 trung khí trong Âm-dương lịch hiện đại là 12 ngày đầu của cung hoàng đạo Phương Tây. Những tiết khí nói trên nói chung là sẽ có thể khác khoảng 1 ngày. Bác có thể tải về bản tổng hợp Âm lịch từ thời cổ đến nay để kiểm tra. http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/ Bác có thể xem link này của em để nắm được cách tính lịch (nếu bác chưa biết). http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/...46/trang-5.ttvn Bây giờ em ví dụ một tuần trăng có ngày sóc rơi vào giữa tiết khí cổ và tiết khí “hiện đại” cho bác xem nhé. Em lấy tuần trăng từ 17/3-16/4 năm 2007. - Theo lịch pháp cổ, nó chứa trung khí CỐC VŨ (10/4). Có nghĩa nó phải là tháng 3 (tháng Thìn). - Theo lịch pháp hiện đại, nó chưa trung khí XUÂN PHÂN (21/3). Có nghĩa nó phải là tháng 2 (tháng Mão). Ở bảng trên em đã tính ra xác suất số lượng sai biệt nếu tính theo hai lịch pháp khác nhau này là 29%. Có nghĩa là 1 năm có khoảng 3-4 tháng có sự sai lệch với lịch cổ. Em nhận xét về việc sai khác này giữa hai loại lịch có ảnh hưởng đến một số ngành sau: 1. Tử vi: Khoan hãy nói đến những việc khác vì có sự khác biệt giữa các phái, việc an cung Mệnh ảnh hưởng quá rõ ràng. Cung Mệnh được an bằng Địa Chi của tháng sinh và giờ sinh (Chỗ này phải nói thêm rằng em hiểu rõ Ý NGHĨA THIÊN VĂN của việc an cung Mệnh. Nhưng bác không chấp nhận sự liên quan giữa các chòm sao với Can-Chi thì em không tranh luận về việc này. Em chỉ nhận xét sự khác biệt nếu áp dụng hai loại lịch khác nhau). Có nghĩa là 12 lá số bốc ra thì có 3-4 lá cung Mệnh sẽ an khác. Điều này có nghĩa là trong 12 sản phẩm xuất ra thì có 3-4 sản phẩm chất lượng tốt hoặc kém tuỳ thuộc vào nhà cung cấp nguyên liệu (lịch). Các sản phẩm còn lại, chất lượng còn tuỳ thuộc vào người sản xuất (độ chính xác khi lấy lá số, kinh nghiệm luận giải…) 2. Tính ngày tốt xấu: Cũng tương tự như trên, các ngày Trực tinh: Kiến, trừ,… sẽ có khoảng 30% sai lệch. Mà “nhà cung cấp” không phải lúc nào cũng ủng hộ những việc xem ngày giờ, tử vi… Chẳng hạn như trường hợp giáo sư Nguyễn Xiển. Vì vậy em mới hỏi rằng ông Adam Schall có thiện chí với các môn lý học không.
  12. Về mặt phát triển, có thực tế rằng xảy ra như vậy không?Như em đã phân tích trong bài tổng hợp về lịch pháp trong link dưới này, Âm dương lịch ngày nay càng ngày càng đi xa ý nghĩa thiên văn để thỏa mãn nhu cầu về khí hậu (chu kỳ mặt trời). http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/...46/trang-5.ttvn Vì một hệ thống lịch không thể thỏa mãn cả hai hệ đó được. Người Châu Âu cũng phải sử dụng hai hệ thống riêng. Hệ thống tropical cho sinh hoạt cộng đồng và hệ thống sidereal cho thiên văn. Trên thế giới hiện nay, chỉ có riêng cung hoàng đạo của Ấn Độ là còn nguyên gốc từ thiên văn từ cổ như hệ sidereal. Còn các cung Hoàng Đạo của Châu Âu cũng có số phận y như lịch pháp Đông Á (phải hi sinh giá trị thiên văn để phục vụ cái chu kỳ mặt trời). Và cả hệ thống chiêm tinh tử vi phải sử dụng ngay chính lịch công cộng cho công việc chiêm tinh của mình. Trong link của em có đầy đủ sử liệu ghi nhận, em nghĩ rằng bác không cho rằng đó "chỉ mang tính hình thức".
  13. Cụ thể nó là cái gì ạ? Ý của bác là cái - Chu trình đó gắn với Lý học? - Hoặc gắn với Lịch pháp thời Hoàng đế? - Hoặc cả hai? - Nó được ghi lại như thế nào? Vậy thì khoan hẵn nói đến lý học. Ý của bác Lịch pháp là của Trung Quốc hay Việt Nam? Như vậy có nghĩa là những nhà lý học (bao gồm cả những nhà phong thuỷ, bói, xem tướng…) đang gìn giữ để tổng hợp lại những di sản của một nền văn minh cổ nào đó? Vậy thực sự với những nước chậm tiến như Việt Nam, việc đó có quan trọng không? Nếu như vậy thì hẳn là người Nhật Bản có tội với tổ tiên rồi. Hoặc giả là tổ tiên của người Nhật không cao quý bằng tổ tiên Việt Nam? (Cái này em hỏi thực quan điểm của bác trước sự kiện, không có ý móc mé gì cả nhé). Chỗ này em hiểu bác có ý nói Búi tóc là sản phẩm của phương Bắc, Âm-dương lịch là sản phẩm của Việt Nam. Em cũng nghe về vấn đề này nhiều và cũng có quan điểm của bản thân. Tuy nhiên em chưa hiểu lập luận của bác theo đường hướng nào. Vì vậy, bác có thể vui lòng cho em xin một link bài viết nào về vấn đề này mà bác cảm thấy hài lòng nhất và gần với ý của bác nhất. Chúc bác vui!
  14. Điều này nói chung là em đồng ý với bác. Không những quy đổi hồn nhiên mà có một số ngày có thể xác định được chính xác ngày tháng trong Dương lịch, chẳng hạn như ngày mất các vị danh nhân, các ngày kỷ niệm như các cuộc khởi nghĩa, chiến thắng quân xâm lược. Điều này, với trình độ tin học hiện đại ta có thể làm được chính xác hơn thời Minh Trị. Nhưng có một điểm em không đồng ý với bác khi bác cho rằng “tách ra khỏi quy luật”. Cái mà ta gọi là Dương lịch (đúng ra là Công lịch) không chỉ là chu kỳ ngày và mặt trời. Việc có đưa vào phần chu kỳ mặt trăng hay không là tuỳ thuộc vào ý muốn của người làm lịch. Cũng như trong Âm lịch của ta, người ta có thể đưa Can Chi ngày, trực, nguyệt kỵ, tam nương vào hay không là tuỳ chọn của người làm lịch. Nếu trí nhớ bác tốt thì hẳn bác sẽ nhớ ở thập niên 80, phần Âm lịch của Việt Nam không có Can-Chi của ngày tháng. Như em đã giới thiệu ở đoạn trước, lịch ở Phương Tây cũng có người đưa chu trình mặt trăng vào. http://www.timeanddate.com/calendar/index....8&country=1 http://www.lechatgourmet.com/calendar/ Riêng đối với Thiên Chúa giáo, chu trình mặt trăng là một yếu tố để tính ngày Phục Sinh. Nếu từ bỏ cái nhìn về Dương lịch như là một loại lịch của Phương Tây (vì thực sự ta đang dùng nó hằng ngày) thì cho một Đại lễ của tôn giáo lớn của Phương Đông do Unesco tổ chứ, ngày Tam hạp Vesak là một ngày được tổ chức theo Công lịch (ngày full moon của tháng 5). Điều này đã xóa bỏ khác biệt giữa các hệ lịch Trung Quốc, Ấn độ, Đông Nam Á, Tây Tạng và Nhật Bản để thành một ngày lễ quốc tế. Nếu không, ngày lễ này sẽ không thể nào trở thành một ngày lễ chung được. Em quan tâm nhiều đến văn hóa Nhật Bản, nhưng không chuyên một môn nào cả nên không dám bàn nhiều. Nhìn chung, ảnh hưởng của “Âm dương ngũ hành” trong phần văn hóa truyền thống của người Nhật Bản từ thời cận đại đến nay khá mờ nhạt. Nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của Nhật Bản Fukuzawa nói trong “Thoát Á Luận” của mình rằng: “Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành.” Có nghĩa là đối với Fukuzawa, nền học thuật Nhật Bản đương thời không còn ảnh hưởng của Âm dương Ngũ hành. Và đối với ông, Âm dương ngũ hành là mê tín. Có lẽ ông muốn đề cập đến đạo Âm Dương (Onyou - một môn xem phương hướng và ngày tháng dựa trên Ngũ hành) và Túc Diệu (Sukuyou - một môn xem tử vi và ngày tháng dựa trên kinh Túc Diệu của Ấn Độ) là hai môn lý học vốn phổ biến ở Nhật Bản thời Trung cổ. Nhưng dù vậy, Fukuzawa trong một số tài liệu khác thừa nhận sự ảnh hưởng rất lớn của văn hoá Trung Quốc đến văn hóa Nhật Bản và coi tính bắt chước và học tập là cá tính nổi trội nhất của người Nhật. Quan sát các môn văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của Nhật Bản (gọi là “Đạo”) trong thời hiện đại, em không thấy có ảnh hưởng của Âm Dương Ngũ hành. Dù thế, dấu ấn Á Đông lại rất rõ. Hầu như người Nhật không quan tâm đến những bước trung gian “lý luận” xem cái nào sinh cái nào khắc, trong âm có dương… họ chỉ nhắm đến mục đích cuối cùng bằng trực giác của mình… Nhưng… như một số nhà phong thuỷ nhận xét “Hầu như không có một vườn Zen nào là xấu về mặt phong thuỷ cả”. Triết lý sáng tạo này đã được một số nhà học thuật chuyên ngành của Nhật Bản phát biểu như sau “SỰ VẮNG MẶT của yếu tố truyền thống trong sản phẩm cũng quan trọng như sự tham gia của nó trong quá trình hình thành sản phẩm đó” (Kenzo Tange). Phải chăng đây chính là quan niệm về Dương/Âm (tham dự / rút lui) của người Nhật? Cái này cần phải nghiên cứu thêm. Ấy! Em lại lan man về mấy cái “đạo” rồi. Để trở về với lý học. Nếu quan niệm lý học là các môn mang tính “huyền bí” thì quả là người Nhật… mê tín số một thế giới (quả là phụ lòng Fukuzawa). Các môn tử vi, xem bói… cũng rất phát triển. Trong lịch của họ cũng có đầy những lịch chú ghi ngày tốt xấu, giờ Hoàng đạo... Nhưng… nó chỉ ghi trên Dương lịch. Có lẽ vì “khách hàng” chỉ quan tâm đến ngày tốt-xấu, phù hợp với công việc họ không chứ không cần biết “Mộc sinh Hoả”. Cái đó thầy biết là đủ rồi.
  15. 1. Em cho rằng bác đã biết điều này. Đó chính là chính sách đồng hóa của Chu Đệ - Minh Thành Tổ. 2. Bác cho em hỏi. Bác đã tham gia chủ đề này, có nghĩa là bác quan tâm đến vấn đề. Vậy ngoài vấn đề bác đã hỏi em (một phần nhỏ của lập luận), bác có ý kiến gì về phần còn lại? 3. Một câu hỏi nữa. Em thấy tên trang web là "nghiên cứu". Dĩ nhiên là mỗi nghiên cứu đều có phản biện. Em không rõ rằng việc em nêu ý kiến như đã nêu có xâm phạm gì đến công tác nghiên cứu của các bác và của diễn đàn không ạ? Em hỏi vì thực sự những cuộc tranh luận như thế này thực sự là có lợi cho em. Em đã học tập rất nhiều. Em không muốn vì lợi ích của bản thân mình mà làm ảnh hưởng đến người khác. Nếu quả là em làm phiền thì xin phép cho em rút lui.