-
Số nội dung
92 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by hoaithuong
-
Trăng ơi hỏi nhỏ mấy câu Cái người bên ấy còn chờ đợi trăng Người ấy có nhận ra rằng Bên đây cũng đợi..vẫn hằng ước mơ Khi nào vai tựa chung chờ Thoảng mùi hương tóc ngẫn ngờ đan tay Trăng ơi đừng khuyết chỉ đầy Để đây với đấy xum vầy bên nhau Nhè nhẹ sóng sánh ánh màu Vầng trăng rơi rụng bên cầu đợi ai... *HT giới thiệu
-
Trăng hôm nay vẫn là trăng tròn vạnh Bởi người buồn nên thấy khuyết trăng thôi Phần tối kia cũng in đãm mây trời Trăng e ấp hé nhìn người đơn lẻ Có biết chăng trên bầu trời quạnh quẽ? Dõi nhìn ai một bóng bước chơi vơi Trăng ở đây lạc lõng giữa mây trời Nào ai biết lòng trăng đầy trống vắng Người hiểu không mối tình trăng thầm lặng Mặc người đời chê trách quá thờ ơ Cứ mãi quay chẳng tới bến tới bờ Chỉ biết tỏ hình trăng tròn lại khuyết Ai có biết trăng nồng nàn tha thiết Khuyết hay tròn cũng vẫn mãi trăng thôi Vẫn ưu tư toả sáng giữa bầu trời Vẫn thấm thía mối tình dài năm tháng... *Manhtrangthu
-
Xin lỗi bạn vì không thể dời buổi offline vào buổi tối nhưng bạn mong muốn được.Nhưng mình hy vọng sẽ có 1 dịp offline khác và sẽ có bạn tham dự. Chào Bạn HT
-
Trăng vẫn còn đây vờn bóng mây Trăng soi mờ tỏ dáng mai gầy Trăng nghiêng nét ngọc bên hồn mộng: "Chạnh nhớ ai sao ... lệ ngấn đầy?"*ht
-
Hoaithuong đã tìm kiếm trong Tử vi đẩu số tân biên của Văn Đằng Thái Thứ Lang không có phần coi xoáy đầu xác định giờ sinh.Do vậy không thể trách Bunny của chúng ta được. Sau khi tìm kiếm HT biết được "Sách Tử Vi" của tác giả Trừ Mê Tín thì có phần coi xoáy đầu để xác định giờ sinh. (nguồn là của www.vietlyso.com) "Lá số Tử Vi được lập thành trên cơ sở ngày tháng năm và giờ sinh âm lịch. Nếu có ngày tháng năm và giờ dương lịch thì ta phải chuyển sang âm lịch trước rồi mới lập lá số. Để chuyển ngày tháng năm dương lịch sang âm lịch thì ta cần cuốn lịch để chuyển đổi. Để chuyển giờ sinh dương lịch sang giờ âm lịch thì ta căn cứ vào qui định sau: Giờ Tí: từ 11 PM đến trước 1 AM (bắt đầu từ 11 giờ đêm ngày hôm trước đến trước 1 giờ sáng hôm sau) Giờ Sửu: từ 1 AM đến trước 3 AM Giờ Dần: 3 AM đến trước 5 AM Giờ Mão: 5 AM đến trước 7 AM Giờ Thìn 7 AM đến trước 9 AM Giờ Tỵ: 9 AM đến trước 11 AM Giờ Ngọ: 11 AM đến trước 1 PM Giờ Mùi: 1 PM đến trước 3 PM Giờ Thân: 3 PM đến trước 5 PM Giờ Dậu: 5 PM đến trước 7 PM Giờ Tuất: 7 PM đến trước 9 PM Giờ Hợi: 9 PM đến trước 11 PM Như vậy mỗi giờ âm lịch có thời gian bằng hai giờ dương lịch và nếu sinh từ 11 giờ đêm trở đi thì ngày sinh coi như là sinh vào ngày hôm sau. Chú ý cần phải điều chỉnh lại giờ sinh cho chính xác trước khi chuyển đổi giờ vì giờ dương lịch của Việt Nam có thay đổi tăng lên so với thực tế : Từ 1/1/1943 đến 31/3/1945 thì giờ sinh cần giảm một giờ Từ 1/4/1945 đến 31/3/1947 thì giờ sinh cần giảm hai giờ Từ 1/4/1947 đến 30/6/1955 thì giờ sinh cần giảm một giờ Từ 1/1/1960 đến khoảng 1977 thì giờ sinh cần giảm một giờ (chỉ áp dụng cho miền Nam) Ước lượng giờ sinh căn cứ vào xoáy đầu : Xoáy đầu trông như trung tâm mà tóc từ đó mọc ra. Người bình thường có một xoáy đầu nhưng cũng có người có hai hay ba xoáy. Đường giữa đầu là đường chạy từ sống mũi tới chính giữa hai lông mày rồi chạy lên trên đầu. Nếu xoáy đầu nằm ngay đường giữa đầu thì sinh vào giờ Tí Ngọ Mão Dậu. Nếu xoáy đầu hơi lệch một chút so với đường giữa đầu thì sinh vào giờ Dần Thân Tỵ Hợi Nếu xoáy đầu nằm xa đường giữa đầu hoặc có nhiều hơn một xoáy đầu thì sinh vào giờ Thìn Tuất Sửu Mùi Một số người cho rằng: Xoáy lệch sang bên trái thì sinh giờ Tí Ngọ Mão Dậu Xoáy lệch sang bên phải thì sinh giờ Dần Thân Tỵ Hợi Hai xoáy thì sinh giờ Thìn Tuất Sửu Mùi
-
Đêm nay trăng rụng xuống cầu Có người lữ-khách từng sầu vì trăng Nhìn trên, nhìn dưới hai trăng Trăng nào trăng thật, mình hằng ước mơ Sông sâu nước chỉ lặng-lờ Trăng tan, trăng đọng, dật-dờ ánh trăng Bầu trời xanh thật là xanh Mảnh trăng vành-vạnh một vành tròn khuyên Nhìn trời, nhìn nước lung-linh Phải chăng một mảnh trăng tình ...chơi-vơi Trăng tròn đẹp lắm trăng ơi !!! Mong trăng đẹp mãi đừng vơi...hãy đầy ... @HT văn thơ dợ tệ,ngang như cua như ai đã nói...."Mí lị nói gần nói xa chẳng qua nói thật , xưa nay vẫn "Văn mình"...mờ, dù kẻ nào chê ngả chê nghiêng thì thơ (văn ) của mình vẫn là hay nhất."Nhưng tuổi trẻ tính tình nông cạn cảm thấy không xứng đáng Thôi thì không dám ở đây làm phiền nhã hứng của mọi người.HT xin cáo lão về hương vậy.
-
HT xin mạn phép trả lời anh Hkeikun. Xuân Hương hậu duệ lắc đầu không! Chỉ tại con nít tính hơi ngông Thôi thì xin lỗi Bác Lão Nông Bằng chén rượu nồng với bộ lồng.
-
Tay rượu tay thơ Lão đi ẩn Ẩn chốn non cao lánh bụi trần Ngất ngưỡng trên cao cùng chén rượu Bầu bạn gió mây quên cõi đời
-
Ghét Ông chẳng chịu dỗ Bà Để Bà hờn giận thâu đêm sang ngày Ghét Ông cứ giả vờ say Đủng đa đủng đỉnh chẳng hay Bà buồn Ghét Ông ghét cả cánh chuồn Vui thì dừng lại buồn thì bay đi.... @HT mạn phép gửi cho LÃo ông và Lão Bà.Chúc 2 người luôn vui ghé lại nơi nầy gửi mấy câu đêm khuya Lão ngủ nhớ đắp mền đừng để sương khuya làm Lão lạnh lở Lão cảm lạnh ,mắc công ho...
-
Lão già lọm khọm thế mà ngông Quắt quéo quơ tay cuỗm được hồng ! Thậm thụt hang sâu ăn ngấu nghiến Hả hê bụng dạ ngất hương nồng ... Khen ông tuổi hạc còn dai dẻo Bẻ quả ... trèo non ... chẳng nhọc hông ! Ngao ngát vườn hồng ong bướm lượn Phen này lắm kẻ khóc lưng tròng @ Hoaithuong mong các vị tiền bối bỏ qua nếu có chi mạo phạm!
-
Dựa trên các bạn đăng ký,mình có danh sách sau: Hoang Yen yendieu@gmail.com Trúc Hà kiss9999_2003@yahoo.com Huỳnh Phan Thiên Luân, hptluan@yahoo.com Thái Thị Ý Như, ttynnil@yahoo.com Le Van Chau chauvle@yahoo.com Hồ Xuân Trường truong_vhk@yahoo.com Trần Quang Huy KtsHuyTran@yahoo.com Nam khuyen2004@gmail.com Moi cac ban tiep tuc dang ky. Thoi gian: sang CN luc 9h ngay 29-3-2009 Dia diem: Cafe Mot thuo 209 Nam ky khoi nghia,F7,Q.3*Luu y Nếu ACE nào chưa rõ đường mà lười tra cứu thì cứ Down MAP mà anh ktshuytran gửi cho mình trên đây để đến đúng nơi , đúng thời gian nhé . Xin chan thanh cam on. TM. ACE o Tp.hcm HoaiThuong Các bạn đăng ký tham gia PM về cho hoaithuong Moi chi tiet, ACE lien he qua YM: kiss9999_2003@yahoo.com hoac phone [/img]
-
@Mời các bạn ở Tp.hcm đăng ký tham dự buổi offline dành cho TP.Hcm.Hiện nay mình đã có 4 bạn tham dự,các bạn ở TP.hcm đăng ký nhanh chóng để mình lên danh sách. Dựa trên các bạn đăng ký,mình có danh sách sau: Hoang Yen yendieu@gmail.com Trúc Hà kiss9999_2003@yahoo.com Huỳnh Phan Thiên Luân, hptluan@yahoo.com Thái Thị Ý Như, ttynnil@yahoo.com Thoi gian du kien: sang CN ngay 29-3-2009 Dia diem: TP.HCM(dia diem cu the se thong bao sau) De nghi cac ACE o Tp.hcm cho y kien phan hoi va dang ky tham gia (neu co dieu kien) de Yen va HT sap xep dia diem. Xin chan thanh cam on. TM. ACE o Tp.hcm HoaiThuong Các bạn đăng ký tham gia PM về cho hoaithuong Moi chi tiet, ACE lien he qua YM: kiss9999_2003@yahoo.com hoac phone
-
Chào Viethy, Viethy xem giúp Hoài thương với. HT sinh ngày 08-05-1987 Cám ơn Vietthy. HT
-
Tuy cháu không nằm trong 10 người mà bác Laido quy định nhưng cháu vẫn mong Bác xem giúp số đt cháu đang xài có hợp với cháu không ạ Nữ sinh ngày 08/05/1987(dương lịch) số đt:01269464243 Cám ơn Bác.
-
HT đã gửi mail đăng ký học.
-
Bác Thiên Sứ kính mến! Ba cháu làm bảo vệ cho 1 công ty nước ngoài,tiền lương nói chung là tạm đủ để lo cho chúng cháu ăn học.Nhưng khoảng 4 tháng nay do Cty làm ăn sa sút nên còn nợ lương của ba cháu mà cả Gđ cháu đều phụ thuộc vào tiền lương đó. Hiện giờ gia đình cháu gặp rất nhiều khó khăn.Mẹ cháu do suy nghĩ về nợ nần mà bệnh cao huyết áp và tim cứ tái phát,hiện nay còn khó thở. Cháu kính xin nhờ Bác dùng Lạc Việt Độn Toán xem cho cháu về tình hình công việc của ba cháu?Liệu Cty của ba cháu có trả lương còn nợ cho ba không?Gia đình cháu đang mong tin tài lộc liên quan đến ba cháu từ năm ngoái mà không biết nay năm có không nữa?Liệu bệnh của mẹ cháu có đỡ hơn không? Ba cháu sinh ngày 18-5-1955. Mẹ cháu sinh ngày 26-5-1955 Rất mong được sự quan tâm của Bác cùng các Anh Chị am hiểu LVDT. Cháu cảm ơn rất nhiều. Chúc Bác Thiên Sứ và anh chị nhiều sức khỏe
-
Cháu cám ơn Bác Thiên Sứ.Hy vọng 1 tuần nữa nhà cháu sẽ vui vẻ vì có tài lộc.
-
HoaiThuong cũng xin được ghi danh.Cám ơn BQT
-
Chú Phạm Cương vui lòng chỉ cho cháu cách thức đăng ký và học với.Cháu muốn đăng ký học khóa 3 nhưng cháu chưa có kiến thức cơ bản về phong thủy.Liệu cháu có học được không? Cháu cám ơn
-
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết nguyên đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân – hạ - thu - đông… Đó là những ngày khởi đầu một năm âm lịch mới mà mỗi năm cầm tinh một con vật trong 12 con giáp theo chu kỳ. Cũng như mọi ngày, nhưng ngày Tết đối với người Việt Nam rất linh thiêng, dù trải qua bao nhiêu giai đoạn khác nhau, ít nhiều phong tục Tết có thay đổi, từ vấn đề kiêng cữ, tập tục cho đến sinh hoạt, ăn uống, sắm Tết đều có những nét Việt rất riêng. Tết Việt Nam mang đậm nét tâm linh, đoàn tụ và gần gũi nên dù cho cuộc sống có thay đổi, phát triển đến mức độ như thế nào, Tết là dịp để mọi người Việt Nam dù ở bất cứ phương trời nào đều dành thời gian tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa bà con, xóm giềng… Ngày Tết của dân tộc Việt Nam có nhiều những “thuần phong” đáng được duy trì và phát triển như khai bút, khai danh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ… Tục tiễn Ông Táo về trời Ông Táo hay Thần Bếp là người mục kích việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm, ông Táo phải thu xếp về trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc hoàng. Ngày ông Táo về trời được coi như ngày đầu tiên của Tết nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo về trời, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi trang trọng để đón Tết. Bàn thờ tổ tiên Tết trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có nải chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hoặc hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung… Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Cách sắp xếp bàn thờ, cách định hướng hay việc quyết định thờ cái gì tất cả đều ở tâm hướng thiện. Người Việt Nam mong muốn hướng tới cuộc sống tốt lành, thịnh vượng và bày tỏ sự thành kính của người sống với người đã khuất. Đó là vẻ đẹp văn hoá thấm đẫm chất nhân văn của con người Việt Nam. Cành đào, cây mai Cùng với tranh dân gian, cây cảnh là yếu tố tinh thần cao quý và thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Cành đào và cây mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình Việt Nam. Ngoài cành đào, cây mai, người ta còn “chơi” thêm cây Quất đầy trái vàng mọng đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc. Cây quất còn gọi là cây Hạnh, cây Tắc. Dân Hà Nội khi chọn cây Quất chưng Tết còn phải chọn sao cho vừa có lá xanh, có nhành lộc non, vừa có hoa, vừa có trái - như thế mới quí. Lễ Trừ tịch (Lễ Giao thừa) Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ và khởi đầu của năm mới. Người dân Việt Nam theo cổ lệ làm lễ Trừ tịch với ý nghĩa đem bỏ hết những gì xấu xa trong năm cũ (còn gọi là lễ “khu trừ ma quỷ”) và đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ Trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn gọi là Lễ Giao thừa. Lễ Giao thừa được cúng ở ngoài trời. Các cụ ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, trong lúc bàn giao công việc vào lúc giao thừa quan quân sẽ không kịp ăn uống gì nên đặt đồ cúng lễ ngoài trời với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản năm cũ và đón người nhà trời xuống hạ giới cai quản năm mới. “Tống cựu nghênh tân” Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, trang trí bàn thờ. Con cháu trong nhà từ giờ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở kiêng không được cãi cọ, nghịch ngợm… anh chị, cha mẹ không quở mắng, tra phạt con em. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành nhất. Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi Ai ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà rủ nhau đi hái lộc ở đình, chùa. Gia chủ tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình muốn đến xông nhà. Sau giao thừa có tục mừng tuổi Tết. Ngày mồng Một con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cũng mừng tuổi con cháu và lì-xì phong bì đỏ. Sau đó đi chúc Tết họ hàng thân thích, bà con láng giềng. Mọi người chúc nhau bằng những lời chúc sức khoẻ, phát tài, phát lộc, hạnh phúc, thành công... Những người năm cũ gặp rủi ro thì chúc “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người”, trong hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kiêng cữ nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa. Ngày mồng Hai, mồng Ba, học trò hẹn nhau đi chúc tết vấn an thầy cô giáo; đi chúc tết và đi thăm bà con thân thuộc gần xa; đi chúc Tết cảm ơn những người ân nhân đã có sư giúp đỡ trong năm qua... Khai nghề Cũng như xa xưa, vào dịp đầu xuân là người có chức tước khai ấn; học trò, sĩ phu khai bút; nhà nông khai canh; người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Công, Nông, Thương của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hành thông, làm ăn suôn sẻ. Ngày nay, sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết nhưng bà con làm ăn buôn bán ai cũng chọn ngày “Mở hàng” để tiếp tục một năm mới cần cù, chịu thương, chịu khó như bản chất của người Việt Nam. (ST)
-
Ở Việt Nam, có lẽ không có nhiều nơi như Huế có được sự giàu có về biểu tượng văn hóa vùng đất. Riêng với Ngọ Môn, người xưa đã xem công trình này là một kiệt phẩm, xứng đáng để tham dự vào vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. Việc xây dựng Thường là khi xây dựng một căn nhà, cửa bao giờ cũng được làm sau cùng để người ta có dịp chỉnh trang, trau chuốt cho hợp ý nhất cái đóng - mở của nơi mà mình cư ngụ, gắn bó suốt cả cuộc đời, thậm chí là rất nhiều đời, nhiều thế hệ. Ngọ Môn cũng vậy, chiếc cửa này được xây dựng sau khi hoàng đế Minh Mạng hoàn chỉnh việc quy hoạch, sắp xếp lại toàn bộ Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, một công cuộc đã được thực hiện từ trước đó hơn chục năm. Việc xây dựng Ngọ Môn được khởi công vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), sau khi triệt hạ Nam Khuyết Đài và điện Càn Nguyên ở bên trên. Thự Thượng thư Bộ Binh Lê Văn Đức, vị đại thần sau này đã có công lao lớn trong việc tìm ra cuộc đất để xây dựng Hiếu lăng, được chỉ định làm người chỉ huy công trường. Một khối lượng khổng lồ gạch, đá, ngói, gỗ, vôi, mật và cả xà đồng, đinh sắt đã được huy động để xây dựng chiếc cửa lớn nhất của hoàng cung. Chất liệu xây dựng Ngọ Môn cũng được xếp vào hàng đặc biệt. Vữa xây được gia thêm rất nhiều mật so với bình thường. Triều đình còn cho chi cả dầu trẩu để làm keo dán ghép các lớp gạch đá bên ngoài để tăng độ bền vững và tính mỹ thuật của công trình. Riêng tại 3 chiếc cửa vòm cuốn chính giữa trổ xuyên qua nền đài, các xà đồng lớn đã được dùng để gia cường sức chịu lực, một việc chưa hề có tiền lệ trong xây dựng trước đó. Chính sự đầu tư lớn lao đó đã tạo nên một Ngọ Môn tuyệt vời, một chiếc cửa đẹp chưa từng có! Và điều đặc biệt là dù trải qua hơn 170 năm lịch sử với bao biến động thăng trầm của cố đô, Ngọ Môn vẫn tồn tại vững vàng, hiên ngang như thuở ban đầu nhờ sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của những thế hệ người Huế và cả bạn bè bốn phương. Cấu trúc Ngọ Môn Ngọ Môn là một chiếc cửa đặc biệt, bởi nó không đơn thuần là một chiếc cửa thành mà còn là một lễ đài quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Cấu trúc của Ngọ Môn, vì vậy cũng rất đặc biệt. Trên nền Nam Khuyết Đài xưa, triều Nguyễn đã cho xây dựng một chiếc cửa thành mới là Ngọ Môn với bình diện thoáng nhìn ngỡ như tương tự. Nhưng trên thực tế, cấu trúc của Ngọ Môn khác xa Nam Khuyết Đài! Hiện nay ba mặt Đông-Tây-Bắc của Hoàng thành Huế vẫn còn các khuyết đài. Đó là những cấu trúc được đặt lồi hẳn ra bên ngoài tường thành và không có cửa trổ xuyên qua. Có lẽ Nam Khuyết Đài cũng có bình diện tương tự các khuyết đài này nhưng lại có trổ 2 cửa ở hai bên, mang tên là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Ngọ Môn, trái lại, cấu trúc cũng được đặt lồi ra phía ngoài tường thành nhưng lại tạo nên một hình chữ U với phần bụng lõm đặt hướng ra phía ngoài. Cấu trúc này khiến nhiều người liên tưởng đó là một vòng tay rộng mở để đón khách muôn phương... Nhưng điểm khác nhau quan trọng nhất giữa Đoan Môn và Ngọ Môn là cấu tạo và ý nghĩa của hai công trình này. Theo quy chế thành trì Trung Hoa được quy định trong Khảo Công Ký, Đoan Môn với 2 lối đi trổ hai bên chỉ là chiếc cửa dành cho Chư hầu, còn Ngọ Môn với 5 lối đi thực sự là chiếc cửa của bậc hoàng đế! Về mặt cấu trúc, có thể chia tổng thể kiến trúc Ngọ Môn làm 2 phần chính: phần nền đài với 5 chiếc cửa trổ xuyên qua và phần lầu Ngũ Phụng - một công trình đồ sộ được đặt ngay trên phần nền đài này. Phần nền đài Đây thực sự là một chiếc đài cao, xây vượt lên trên mặt nền chung khoảng hơn 5m. Bình diện đài có hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,96m và mỗi cánh dài 27,50m, diện tích tổng cộng mặt nền chừng 1.400m2. Vật liệu xây dựng đài chủ yếu là gạch vồ, đá thanh và vữa tam hợp cùng những thanh đồng thau dùng làm xà chịu lực ở trên 3 cửa giữa. Trổ xuyên qua thân đài là 5 chiếc cửa, trong đó có 3 cửa ở giữa đặt song song với nhau, là Ngọ Môn (chính giữa), Tả Giáp Môn (bên trái) và Hữu Giáp Môn (bên phải). Hai cửa bên được trổ xuyên qua lòng mỗi cánh chữ U nên cũng có hình gấp khúc tựa những đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, đoạn chính song song với 3 cửa ở giữa nhưng khi ra hết cánh chữ U thì bẻ thẳng góc vào phía trục chung của hoàng cung, toàn bộ chiều dài của đường hầm này khoảng 25m. Hai cửa bên này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn. Điểm đặc biệt của 2 chiếc cửa có lối đi hình chữ L này là mỗi cửa đều được bố trí thêm một cửa sổ hình tròn trang trí hình chữ thọ cách điệu trên bức tường ngoài thân đài. Mỗi cửa sổ này có đường kính 87cm, được đặt chéo một góc 300, tương ứng với đoạn bẻ vuông góc của lối đi, nhằm tăng cường thêm ánh sáng cho đường hầm. Phía trên của 5 lối đi này đều xây kiểu vòm cuốn, phần lớn ốp bằng đá thanh, riêng ở hai đầu ba lối đi giữa thì có những hệ thống xà đồng hình khối chữ nhật đặt ngang dọc, tiết diện xà, loại lớn khoảng 16cm x 13cm, loại nhỏ khoảng 13cm x 8,5cm; mỗi xà dài từ 2,3m đến 5,4m. Đây là hệ thống xà nhằm gia cường khả năng chịu lực của thân đài, bởi bên trên nó còn có cả hệ thống kiến trúc đồ sộ của lầu Ngũ Phụng. Cách bố trí hệ thống xà đồng này căn cứ vào vị trí chịu lực của thân đài, chủ yếu là các vị trí đặt hệ thống cột trụ ngoài của lầu Ngũ Phụng. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Phan Thuận An, cửa giữa có 24 thanh xà đồng, hai cửa bên mỗi cửa có 23 thanh, tổng cộng có 70 thanh. Bên ngoài các thanh xà đồng này có bọc một lớp đồng dát mỏng và được mài bóng qua thời gian. Phía trước cửa chính giữa, ở phía trên có một ô hộc hình chữ nhật, trong gắn hai chữ Hán lớn “Ngọ Môn”. Tương truyền các chữ này vốn được bọc vàng, nhưng nay chỉ thấy hai chữ bằng đồng. Về kích thước của các cửa của Ngọ Môn, sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (KĐ ĐNHĐSL) của Nội Các triều Nguyễn có ghi rõ: "Cửa xây bằng gạch đá, cửa giữa cao 1 trượng 3 thước 3 tấc, rộng 8 thước 2 tấc; 2 cửa Tả Hữu giáp môn đều cao 1 trượng 2 thước 4 tấc 5 phân, rộng 6 thước 3 tấc; 2 cửa Tả Hữu Dịch Môn đều cao 7 thước 6 tấc, rộng 6 thước 3 tấc; chiều cao tổng thể của cửa từ mặt nền lên là 1 trượng 4 thước 9 tấc". Hệ thống bậc cấp để từ mặt đất đi lên nền đài được bố trí ở hai bên thân đài và nằm hẳn về phía sau. Đây cũng là phần được bố trí lùi vào phía trong so với bức tường trước của Hoàng thành, phần này rộng 5,25m. Cách bố trí này thật khéo và hầu như không ảnh hưởng đến hình khối của thân đài. Mỗi hệ thống bậc cấp gồm 21 bậc, làm hoàn toàn bằng đá thanh, mỗi bậc cao 22cm. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (lan can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men màu. (Theo NetCoDo) Còn tiếp...
-
Ngọ Môn-Biểu tượng vĩnh hằng của Cố đô Huế (tt) Hệ thống lầu Ngũ Phụng Gọi là lầu Ngũ Phụng vì tòa nhà được ví như 5 con chim phụng hoàng đang đậu liền nhau. Tất nhiên đây chỉ là cách gọi hình tượng lấy từ điển tích xưa, còn trên thực tế lầu Ngũ Phụng là cả một tổ hợp kiến trúc gồm 9 chiếc lầu được ghép nối tiếp liền mạch với nhau. Ca dao của Huế có câu: "Ngọ Môn năm cửa chín lầu, Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng hai cửa quanh." Quả là đã mô tả thật chính xác và sinh động cấu trúc của lầu Ngũ Phụng. Chín ngôi lầu này đều gồm hai tầng, kiểu thức khá đồng nhất dù quy mô khác nhau. Xét về thực chất, Ngũ Phụng Lâu gồm 5 tòa lầu chính và 4 tòa lầu phụ, chia thành 3 dãy xếp thẳng góc với nhau trong đó dãy chính là phần giữa, tức nằm ngay đáy chữ U. Trong dãy chính giữa này, phần trung tâm là một tòa lầu kiểu 3 gian 2 chái có chiều cao vượt hẳn so với các ngôi lầu còn lại; nối qua hai bên là 2 dãy lầu phụ, thực chất là những đoạn hành lang được nâng cấp để tương xứng với ngôi lầu. Hai dãy hai bên cánh, mỗi dãy gồm 2 tòa lầu chính và 1 tòa lầu phụ, thực chất lầu phụ này cũng là những hành lang được nâng cấp. Toàn bộ 9 tòa lầu này được liên kết với nhau hết sức khéo léo từ hệ thống khung nhà đến mái lợp. Trong 9 tòa lầu này chỉ duy nhất có tòa lầu chính giữa lợp bằng ngói ống màu vàng - tức ngói hoàng lưu li, 8 tòa còn lại mái đều lợp ngói thanh lưu li màu xanh; vì vậy mà Ngọ Môn mới có “một lầu vàng 8 lầu xanh”. Lầu Ngũ Phụng được dựng trên một cái nền cao 1,14m xây ngay trên phần nền đài (vốn đã cao hơn 5m). Toàn bộ phần nền nhà này được xây bó vỉa rất chắc chắn bằng gạch vồ và đá thanh, mặt nền lát gạch hoa xi măng kiểu Pháp (vốn xưa lát gạch Bát Tràng tráng men). Bộ khung của lầu Ngũ Phụng gồm chẳn tròn 100 cây cột, đều làm bằng gỗ lim được sơn son thếp vàng, trong đó có 48 cây cột phía trong ăn xuyên qua cả hai tầng. Hệ thống cột và bộ khung gỗ đủ chắc chắn để đở toàn bộ 9 bộ mái khá lớn của ngôi lầu này và hầu như chưa từng bị gió bão xô ngã, kể cả cơn bảo năm Thìn (1904) làm gãy cả cầu Trường Tiền. Con số 100 cây cột cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Phan Thuận An cho rằng, đó là tổng của Hà Đồ và Lạc Thư trong Kinh Dịch, biểu hiện của sự hài hòa “âm dương nhất thể”; Liễu Thượng Văn thì kiến giải đó là biểu trưng của sức mạnh trăm họ (bách tính), biểu hiện của tư tưởng “dân vi bản” của các vua triều Nguyễn. Tầng lầu bên dưới của Ngũ Phụng Lâu phần lớn đều để trống, chỉ trừ tòa nhà chính giữa là có hệ thống cửa - kiểu “thượng kính hạ bản” ở mặt trước và che ván vách ở các mặt còn lại để bảo đảm cho sự kín đáo của nơi thiết ngự tọa mỗi khi vua ngồi dự lễ. Ở hai cánh hai bên, theo nguyên tắc truyền thống “tả chung, hữu cổ”, gian ở góc bên trái cánh chữ U đặt chuông, gian ở góc bên phải đặt trống. Chiếc trống hiện nay là chiếc trống đã được phục chế, còn chiếc chuông hiện còn vẫn là chiếc chuông nguyên thuỷ, cao gần 4 thước (1,8m), nặng 1.359 cân (815kg), do vua Minh Mạng sai đúc vào năm 1822. Trái lại ở tầng trên thì che chắn kín, mặt trước lầu giữa dựng cửa lá sách, chung quanh dựng ván, nhưng có trổ nhiều cửa sổ với kiểu dạng khá phong phú, như hình tròn, hình rẻ quạt, hình chiếc khánh... Chính hệ thống các cửa sổ này cùng với hệ thống lan can con tiện bằng gỗ ở tầng lầu trên và lan can bằng gạch hoa đúc rỗng ở nữ tường quanh nền đài làm cho tổng thể kiến trúc Ngọ Môn trở nên nhẹ nhàng, thanh tú. Hoạ sĩ Phạm Đăng Trí đã có một nhận xét thật tinh tế: "Các bao lơn và lan can bằng gỗ chạy vòng quanh lầu gợi ta nhớ đến một chuỗi hạt huyền, làm nổi bật lên các cánh cửa chạm trổ của tòa lầu chính giữa và các cửa sổ dạng mặt nguyệt, chiếc quạt, cái khánh... của mặt sau các tòa lầu ở hai bên... Các nhà kiến trúc xưa của chúng ta đã biết làm mất đi sự đơn điệu do tính đều đặn bằng những biến tấu kết hợp với các tỉ lệ phù hợp. Họ đã phân bố những không gian đóng (mái, tường, cửa), các không gian thưa (lan can) với các không gian trống (những dãy cột thoáng nhìn thấy được cả trời xanh). Mục đích của một sự phân bố như vậy, ngoài yếu tố thẩm mỹ, theo tôi còn nhằm để tạo cho Ngọ Môn mang dáng vẻ một con chim đang dang cánh nhưng lại đậu vững chắc trên một tảng đá vững chãi". Trên hệ thống mái của lầu Ngũ Phụng cũng được trang trí rất công phu và tinh tế. Ở bờ nóc và bờ quyết đều trang trí hình rồng, giao đắp bằng vôi vữa và sành sứ; cũng như ở mái điện Thái Hòa, có thể xem đây là giang sơn của các loài rồng (dù tên công trình là lầu Ngũ Phụng). Chính giữa bờ nóc tòa lầu giữa là bình hồng lô bằng pháp lam sắc vàng rực rỡ; dải bờ nóc ngay bên dưới được trang trí các ô thơ và các vật quý trong bát bửu, hoặc hoa lá biểu trưng tứ quý, tứ thời…theo kiểu “nhất thi nhất hoạ”. Ở các ô hộc khác thuộc bờ nóc, bờ quyết và các đầu hồi của mái lầu còn được trang trí nhiều hình ảnh rồng, giao, dơi ngậm kim tiền, hoa lá... càng làm cho phần mái công trình có vẻ nhẹ nhàng và duyên dáng. Nhìn chung, với cách cấu trúc và trang trí độc đáo, Ngọ Môn tuy là một công trình kiến trúc đồ sộ, có chiều cao đáng kể nhưng người xưa đã tạo cho nó một vẻ đẹp thanh nhã và duyên dáng rất đặc biệt. Điều đáng nói nhất là công trình này rất hoà hợp với cảnh quan xung quanh, với sông Hương, núi Ngự... Với giá trị ấy, có thể xếp Ngọ Môn vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung. Theo NetCoDo
-
Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ trong tâm thức người Việt Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng ông bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba Ngày này, cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gửi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Thông qua ngày giỗ Tổ, tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu". Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và có một đặc thù riêng là: phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cỗ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới". "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó, ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm” (Trích Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng - NXB Hội nhà văn). Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn", nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ VNDCCH lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền. Cụ còn trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ngày 19/9/1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975: sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về: "Nước mở Văn Lang xưa/ Dòng vua đầu viết sử/ Mười tám đời nối nhau/ Ba sông đẹp như vẽ/ Mộ cũ ở lưng đồi/ Đền thờ trên sườn núi/ Muôn dân đến phụng thờ/ Khói hương còn mãi mãi". Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm". Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Dải đất linh thiêng mang hồn sông núi Lễ hội ở đền Thượng Theo đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Trì, ngược quốc lộ số 2 khoảng 20 cây số, nhìn phía trước thấy một quần thể núi lô nhô có hình đàn voi chắn ngang tầm mắt. Xung quanh núi Nghĩa Lĩnh với gần một trăm ngọn núi hình con voi (dân ta vẫn gọi là núi Voi) thật hùng dũng, xếp sắp thật trật tự, đầu cùng quay về phía Đông Nam. Lạ thay, trong đàn voi ấy lại có chú quay đầu ngược lại! Theo truyền thuyết con voi này bị ghép vào tội “phản đàn”, “bất nghĩa”. Truyền thuyết về con voi bất nghĩa đã được khai thác trong tiến trình bảo vệ nước ta trước các thế lực ngoại xâm. Con voi bất nghĩa chính là kẻ phản bội, đã bị chém đầu. Dấu vết của sự trừng phạt ấy người đời bảo giờ vẫn còn đấy: những vết đất lở mầu tím như máu ở cổ con voi kèm theo dòng nước lờ lờ rỉ ra từ đấy Những người theo thuyết phong thủy xưa kia lại có những tư duy, tưởng tượng lạ kỳ. Họ cho rằng nùi Hùng (nơi có mộ Tổ Hùng Vương) là đầu một con rồng đang bay về phía Nam, mình rồng uốn thành một dãy các khúc uốn (con voi), trong đó có núi Vặn ở sát sau lưng, nơi hiện nay đang xây dựng đền thờ vọng Tổ mẫu Âu Cơ; phía bên phải (Hy Sơn - Tiên Kiên) với dải đồi thấp xòe ra như “con phượng cặp thư” và phía bên trái vùng đồi (Khang Phụ) y như một con hổ nằm (hổ phục); cạnh đó dãy đồi An Thái hiện ra một hình “võ sĩ bắn cung”. Tất cả những bức tranh ấy là kiệt tác kỳ thú của thiên nhiên trên một vùng đất đá cổ nhất nước ta, kiến tạo cách chúng ta gần 2 tỷ năm về trước. Kết quả nghiên cứu địa chất trong những năm gần đây cho thấy dải núi con Voi hình thành trên một cấu trúc gọi là “nêm kiến tạo”. Phần nổi của cái nêm này từ Việt Trì kéo dài về phía Tây Bắc chứa nhiều khoáng sản có giá trị; phần chìm của nêm kiến tạo nằm dưới đồng bằng Bắc bộ trở thành móng cho các tích tụ than, dầu khí với tiềm năng lớn. Cha ông ta ngay từ khi dựng nước (thời Vua Hùng) và các triều đại sau đó tiếp tục cải tạo, trùng tu, xây dựng mới khu mộ Tổ ở dải núi con Voi phải chăng muốn giữ mãi và muốn gửi một thông điệp cho các thế hệ tương lai về một vùng đất cổ giàu có, đầy tiềm năng khoáng sản của Tổ quốc. Sự trùng hợp giữa dải đá giàu khoáng sản và khu mộ Tổ dù chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cái ngẫu nhiên đó lại hợp với cái nhìn phong thủy của cha ông chúng ta hết đời này sang đời khác. Những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực địa chất học cho thấy phần dải đất con Voi, trên đó có mộ Tổ Hùng Vương còn là một trong những mảnh nền vỡ ra từ một siêu đại lục cổ (pangea), cùng với châu Phi, Ấn Độ... trôi về phía Bắc cho đến lúc va chạm với lục địa Âu Á tạo nên dãy núi Anpơ - Hymalaya vĩ đại mà phần kéo dài về phía đông của nó chính là dãy núi con Voi - “nêm kiến tạo sông Hồng”. Trên nền đất siêu cổ ấy, mộ Tổ Hùng Vương thật vững chãi, chí ít cũng hàng ngàn năm nay chưa xảy ra động đất ở khu vực này. Đặt mộ Tổ ở nơi bền vững như vậy thật là bất ngờ, vì những kiến thức hiện đại trong địa chất học về phá vỡ các siêu lục thành các mảng và sự va chạm giữa các mảng mới có từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là sự bất ngờ, ngẫu nhiên hay các cụ chúng ta ngày xưa đã có những phương pháp độc đáo nào để hiểu được những điều đó, để đưa mộ Tổ về mảnh đất bền vững nhất, về nơi mộ không thể “bị động”, điều mà cha ông ta rất kiêng kỵ. Các cụ ngày xưa, chẳng cứ từ thời Vua Hùng, mà cả các triều đại sau đó, liên tục bổ sung, xây dựng mới, làm cho khu mộ trở thành Khu di tích lịch sử có tầm quan trọng tâm linh bậc nhất ở nước ta. Phải chăng các cụ xa xưa cũng am hiểu về cấu trúc địa chất khu vực theo một phương pháp riêng nào đó mà chúng ta chưa biết tới. Mộ Tổ Hùng Vương đặt ở miền đất ổn định, bền vững trên một dải đất nổi cũng như chìm rất giàu khoáng sản, toàn những loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao. Nơi địa hình đã tạo ra một đàn voi bao quanh như bảo vệ vua Hùng hoặc ngôi mộ của Người, mãi mãi là dải đất thiêng yêu quí của cả dân tộc ta. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống ổn định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc. Tương truyền Vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô. Đền Hạ: Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII, được làm hai lớp theo kiểu chữ nhị. Tương truyền nơi đây, sau khi kết hôn Lạc Long Quân đã đưa Âu Cơ từ độc Lăng Xương (Thanh Thủy), về đến núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ ở lại sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ chia các con đi mở mang bờ cõi. 50 người con theo cha đi xuôi về phía biển, 49 người con theo mẹ lên ngược vùng núi, người con cả ở lại nối ngôi cha truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Cộng đồng người Việt hình thành, hai tiếng đồng bào (cùng bọc) vì thế mà có. Gác chuông và chùa Thiên Quang Thiền Tự (nơi có ánh sáng của mặt trời rọi xuống): Xây dựng vào thời kỳ nhà Lê (từ 1427-1573) kiến trúc chủ yếu là cột gỗ có đá kê và lợp ngói. Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu): Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng. Kiến trúc buổi đầu thời nhà trần (thế kỷ XIV). Vào thế kỷ XV (thời Lê) bị giặc phía bắc tàn phá. Dân sở tại sau chiến tranh đã xây dựng một ngôi đền khá lớn, có thớt đá kê cột gỗ, mái lợp ngói. Cách ngày nay khoảng 300 năm, Đền Trung được xây dựng lại kiểu chữ nhất, tồn tại đến bây giờ. Tương truyền nơi đây các vua Hùng thường họp bàn việc nước, hay nỗi khi đi săn qua khu vực này thường đốt lửa nướng thịt chia đều cho mọi người trong cuộc săn. Vào thời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân từ phía Bắc tràn xuống, Vua Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con kế vị, người đã cho gọi 18 người con về núi Nghĩa Lĩnh, mở cuộc thi làm cỗ, để tìm người con nào có lòng kính hiếu cha mẹ, yêu trọng non nước sẽ nhường ngôi cho. Lang Liêu là người con út, thương dân yêu lao động, hiếu thảo và sáng tạo làm hai thứ bánh tượng trưng cho trời và đất (đó là bánh dày và bánh trưng) dâng cha. Đền Thượng (Kính thiên Lĩnh Điện) Được xây vào thế kỷ XV. Trong dịp đại trùng tu từ năm 1914-1922, triều đình phong kiến Việt Nam xuất tiền và cử quan về giám sát việc xây dựng lại đền Thượng (năm Khải Định nhị niên - Tức Khải Định năm thứ 2). Người đời sau thường truyền lại rằng: Thời Hùng Vương, Vua Hùng cùng các quan tướng thường đến đỉnh cao Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi thức cầu cúng tế trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi để muôn dân ấm no hạnh phúc. Vì thế mà Đền Thượng bây giờ vẫn gọi là “Kính thiên Lĩnh Điện” (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Truyền thuyết còn kể lại rằng tại đỉnh cao này, Hùng Vương thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng có công đánh giặc Ân cứu nước đã lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi. Đền Giếng: Kiến trúc có vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm ba lớp nhà và hai nhà ở hai bên. Tương truyền khi đi theo cha đi kinh lý qua vùng này, hai nàng Tiên Dung - Ngọc Hoa con gái của Vua Hùng Vương thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thủy, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống. Đền Giếng được xây dựng vào thời gian nào không ai nhớ rõ. Xưa có thể là mộ đất có mái che, sau tới năm 1874 được xây dựng kiểu dáng như ngày nay. Đền Quốc Mẫu Âu Cơ (Ngôi đền thế kỷ) Đền Quốc Mẫu Âu Cơ Đền Âu Cơ nguyên thủy được xây dựng từ thời Hậu Lê tại xã Hiền Lương (Hạ Hòa, Phú Thọ), tuy không đồ sộ nhưng khá nổi tiếng. Giá trị lớn nhất là sự gắn kết với những truyền thuyết lịch sử của thời đầu dựng nước. Để qui tụ các giá trị văn hóa tinh thần thuộc thời đại Hùng Vương về hội tụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, từ giữa tháng 9/2001, công trình đền Quốc Mẫu Âu Cơ chính thức được khởi công xây dựng mới tại núi Vặn trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Đền Hùng (xã Hy Cương, Phù Ninh) và đến ngày 31/12/2004 đã hoàn thành cả nội và ngoại thất với tổng giá trị đầu tư 25 tỷ đồng. Trải qua một quá trình tìm hiểu nghiên cứu kỹ địa thế, cuối cùng Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng đã chọn đỉnh núi Vặn (có độ cao 147m so với mực nước biển, đứng thứ nhì trong quần thể núi Hùng) làm nơi an tự. Núi Vặn có phong cảnh sơn thủy hữu tình, có hồ Lạc Long Quân bao quanh ôm ấp. Đến thăm ngôi đền bạn có thể cảm nhận được sự vĩ đại và bề thế của công trình giữa cảnh núi non hùng vĩ, trùng điệp. Chỉ riêng phần đường bậc lên, xuống cũng đã khá kỳ công. Đường bậc được xây dựng trên một vách núi cao, dốc thẳng với trên 500 bậc đá làm bằng chất liệu đá Hải Lựu (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), đá Trị Quận (Phù Ninh). Tam quan xây cao 5,8m có 3 lối vào. Lối chính cao 2,2m, 2 lối phụ hai bên cao 1,2m. Khung cột, sườn mái làm bằng bê tông cốt thép. Mái cổng lợp dán ngói mũi hài. Các đao góc, các hoạ tiết chạm khắc trên đá và mái cổng Tam quan mô phỏng hình chim lạc. Qua cổng Tam Quan lên tới bậc đá thứ 500 bắt đầu bước vào cổng tứ trụ gồm hai trụ chính cao 6,5m, hai trụ phụ hai bên cao 5,2m. Cột trụ làm bằng bê tông cốt thép, xung quanh đắp gờ chỉ tạo hoa văn, đắp trát các con giống thời kỳ Hùng Vương. Bốn cột trụ vút thẳng trời cao biểu thị sự giao hoà giữa thiên nhiên và trời đất. Tiếp đến là hai trụ biểu cao 14 - 15m được ốp bằng đá phiến xanh từ vùng Thanh Hoá, Ninh Bình mang ra, dày 20 - 30cm được chạm khắc các hoạ tiết, con giống phổ thông theo hình chim Lạc - được coi là hai trụ biểu độc đáo nhất cả nước. Sau trụ biểu là hai nhà bia xây dựng trên diện tích 66m2. Kiến trúc mang tính chất đền chùa: mặt bằng hình vuông, mái chồng diêm, khung cột sườn mái làm bằng gỗ lim, nền lát gạch bát, xung quanh ốp đá xanh Thanh Hoá, đá Hải Lựu và bố trí các con lân con ly bằng đá. Bia và trụ bia làm bằng đá một mặt khắc chữ nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi lại thời kỳ xây dựng đền với sự đóng góp công đức của đồng bào cả nước. Qua nhà bia bước vào khu đền chính nằm trên diện tích gần 500 m2. Khu đền chính gồm đền thờ chính và 2 nhà tả vu, hữu vu nằm hai bên. Đền chính đặt theo hướng Tây Nam, kiến trúc xây dựng kiểu mái chồng diêm, mặt hình chữ Đinh, khung cột sườn mái vách đố lụa bao che làm bằng gỗ lim tuyển chọn từ vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh. Mái lợp ngói mũi hài âm dương, nền lát gạch bát, sân và lan can bao quanh ốp đá xanh Thanh Hoá. Riêng thành lan can được chạm khắc các hoạ tiết hình chim Lạc và các hoạt động văn hoá dân gian thời kỳ Đông Sơn. Nội thất trong đền gồm tượng Mẫu và hai tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng với khối lượng khoảng 2 tấn. Các nhang án, đại tự, câu đối, bệ đặt trống đồng, giá treo chuông, treo chiêng, cựa vọng, y môn... được sơn son thiếp vàng trên chất liệu gỗ quí. Hai bên tả vu là hai bức phù điêu khắc họa cảnh 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi bằng chất liệu gò đồng. Hai nhà tả vu, hữu vu đặt hai bên trái và phải đền chính cũng làm bằng chất liệu gỗ lim, lợp ngói mũi hài âm dương dùng làm nơi đặt đồ cúng lễ. Trong khu đền chính còn có hệ thống sân vườn tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp. Do nằm trên núi cao có độ chênh cốt lớn nên hệ thống sân vườn được xây dựng khá kỳ công. Xung quanh đền chính được xây kè bằng 3 lớp, lớp trong cùng là tường chắn bằng bê tông cốt thép, lớp giữa xây bằng đá hộc, lớp ngoài ốp bằng đá ong lấy từ vùng làng cổ Sơn Vi, Thanh Đình (Lâm Thao, Phú Thọ). Trong sân trồng các giống cây đặc trưng ở đình chùa mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam như cây đại cổ thụ, cây cau, cây si, ngọc lan... Từ trên đền chính trong những ngày nắng đẹp ta có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ khung cảnh Khu công nghiệp Bãi Bằng, supe, thành phố Việt Trì, xa xa là 3 dải sông Hồng, sông Lô, sông Đà uốn lượn như những con rồng nhỏ ôm ấp chân núi mẹ. Diện mạo một ngôi đền thế kỷ đang hiện rõ với một kiến trúc đẹp, một hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, một hệ thống chống sét tiên tiến nhất hiện nay với sự góp công, góp sức của những người thợ, những nghệ nhân tên tuổi. Đền Mẫu Âu Cơ đã đạt được ý nguyện quy tụ các giá trị văn hoá thời đại Hùng Vương bảo đảm phục vụ du khách trong nước và quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài về dự Giỗ Tổ Hùng Vương. (Theo VietNamNet)
-
Mùa Xuân nói chuyện Quan Họ20:44' 06/01/2008 (GMT+7) <SPAN class=indexstorytext id=lbBody1><SPAN class=indexstorytext id=lbBody3><SPAN class=indexstorytext id=lbBody4> <DIV class=documentDescription>Mùa xuân là mùa có nhiều hội hè đông vui nhất. Hát dân ca trong các ngày hội xuân là phong tục, tập quán của nhiều làng quê, nhiều dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. <SPAN style="FONT-SIZE: 10pt"> Hát là để thờ cúng thần, phật, tổ tiên. Hát cho vui ngày hội. Hát để giao duyên. Hát quan họ của vùng Kinh Bắc trong các ngày hội xuân cũng mang ý nghĩa ấy. <SPAN style="FONT-SIZE: 10pt"> Tiếng hát vùng quan họ ngày nay đã lan rộng trong cả nước và đến với bạn bè quốc tế. Một dòng dân ca vừa bình dân, vừa bác học, người tham gia chơi và hát quan họ già, trẻ, gái, trai, không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, đã nhập cuộc thì bình đẳng, ai tài giỏi được tập thể suy tôn. Tiền bạc không chen được vào lĩnh vực quan họ để phân chia hơn kém, đẳng cấp. Đến với hội quan họ người dân dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hân hoan, quần áo đẹp đẽ, lịch sự, nói những lời hay ý đẹp. Có mời bạn miếng trầu cũng phải trầu têm cánh phượng, quết chút vôi vừa nồng, vừa thắm. Miếng cau lòng trứng, miếng vỏ lạng sao cho mịn đường dao. Nên chăng kẻo luống công trình Không nên luống những công mình công tôi. Mây mưa liếng đổ đá vàng Thương ai nên mệt nhớ ai nên sầu. Nhện vàng mắc bối tơ rồi Mang đi mà sánh với đời cho xong. Người còn lúng túng trong phòng Chăn loan đệm quế dốc lòng chờ ai. Ngày xuân tháng hãy còn dài Nguyệt hoa để đó trúc mai vội gì. Chơi xuân kẻo nữa qua thì Xuân qua ngoảnh lại còn gì là xuân. (Bài Chơi xuân) Đời thường có trăm vẻ khác nhau, nhưng đã đi chơi xuân thì người quan họ biết xếp lại những gì thuộc về cá nhân. Con nhện vàng kia dù đã mắc phải bối tơ thì cũng cố gỡ ra đi chơi xuân để sánh với đời. Đôi tình duyên nọ, dù đang trong tuần trăng mật cũng đừng lúng túng trong cái phòng nhỏ hẹp của mình mà bỏ ngày xuân rộng dài của cộng đồng đang náo nức. Người quan họ mách bảo rằng: Cái ngày xuân của bạn hãy còn dài lắm, dù nguyệt hoa, hoa nguyệt có trùng phùng đến mấy thì cũng hãy để đó. Trúc mai có dập dìu bao nhiêu thì bạn cũng đã vội gì mà không dám để ra một bên đi chơi hội, vì mỗi bước đi của bạn trong ngày xuân quan họ đều vương vấn những tình cảm cao đẹp, thưởng thức văn chương tuyệt diệu, những giọng ca, vang, rền, ấm áp mượt mà... Xuân của trời bất tận, nhưng xuân của người chỉ có thì. Cái "thì" ấy phải sao cho có ích với xuân, với đời, không nên để qua đi vô ích. Cuộc sống nhiều gian truân, nhưng những bài hát quan họ luôn ca ngợi cuộc sống. Chơi cho bể hẹp bằng ao Cho trăm trái núi lọt vào trôn kim Chơi cho bong bóng phải chìm Đá xanh phải nổi gỗ lim bập bềnh Hay là: Chơi cho sấm động mưa rơi Chơi cho hòn đá nứt đôi lại liền Chơi hội xuân quan họ không chỉ có hát giao duyên là đủ. Nó cao làm say đắm lòng người, chính là vì mọi người đều nhập cuộc để "chơi quan họ" "thắng thua", "cay cú" là ở lối chơi. Nếu đến hội chỉ có nghe hát thôi, thì vùng quan họ mấy ai không biết hát, cho nên việc gì phải đến hội để mà nghe hát. Nếu tách hát ra khỏi lối chơi để biểu diễn, nghĩa là biến ngày hội quan họ của toàn dân thành cuộc biểu diễn ca hát bình thường thì người hát có hay đến mấy, hát xong diễn viên vào, khán giả về. Làm như vậy, đối với người mê "chơi quan họ" cảm thấy ngày hội quan họ nhạt như "nước ốc ao bèo". Trong quan họ có nhiều mảng hợp thành "lĩnh vực". Chơi quan họ trong phạm vi rộng theo phong tục, tập quán của từng làng. Chơi quan họ trong phạm vi hẹp (hát vặt). Văn thơ quan họ, một kho tàng văn học thật là phong phú do mọi tầng lớp nhân dân từ thế hệ này qua thế hệ khác sáng tạo ra. Mỗi loại dân ca đều có đặc thù của từng vùng, từng loại. Cách xướng họa văn thơ song song với việc chơi và hát quan họ. Cách tổ chức chơi và hát quan họ trong các ngày hội lớn, nhỏ. Những lĩnh vực này là những đốt xương sống của quan họ. Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, quan họ vẫn giữ được bản sắc của nó. Không bị lai tạp, không bị đồng hóa chính là do những quy định luật lệ khắt khe trong quan họ mà chỉ có vùng quan họ mới có.
-
Hoàng Dung, ảnh Trần Việt Đức Trong Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, nhà bếp được hiểu với những ý nghĩa: “tượng trưng cho sự sống chung, cho mái nhà, cho sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà, cho tình yêu, cho tập hợp và sự giữ gìn lửa. Như là mặt trời, bếp làm cho mọi người gần nhau bởi sức nóng và ánh sáng của nó – đó cũng là nơi đun nấu thức ăn – vì vậy bếp là trung tâm của cuộc sống, cuộc sống được ban cho, duy trì và sinh sôi. Bởi vậy bếp được tôn kính trong tất cả các xã hội, nó trở thành một điện thờ… ” (*)Nồi ấm cách đây vài chục năm Bếp của người Nam Bộ thường đặt ở vị trí trong góc nhà. Trải qua thời gian, bếp được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của con người. Bếp bằng đất ra đời thay thế cho việc dùng ba cục gạch. Dần dần bếp lò là cái bàn bằng gỗ vừa tầm đứng hoặc được làm bằng xi măng trên đổ lớp đất nén chặt và đặt trên đó vài cái lò đất chụm bằng lá dừa, củi, than, trấu… Cuộc triển lãm chuyên đề Gian bếp người Việt vùng Nam Bộ vừa tổ chức Nhà bảo tàng phụ nữ Nam Bộ đã mang lại một không gian hoài niệm về Bếp lửa hồng với khói lam lan toả Mâm cơmBảo tàng đã trưng bày nhiều kiểu bếp, loại hình và sự tiện dụng cùng cách bài trí bếp trong gia đình người Việt. Những kiểu bếp thông dụng như bếp mạt cưa, bếp trấu hai đầu, bếp cà ràng hay bếp miệng ếch được giữ lại nguyên vẹn theo nguyên mẫu ngày xưa. Đi với bếp là các vật dụng đi kèm được trưng bày một cách đầy đủ và phong phú. Từ những chiếc thố Trung Quốc có từ thế kỷ thứ 18 đến những chiếc thố làm bằng gốm Lái Thiêu thế kỷ 20 của Việt Nam đều mang những nét riêng về kiểu dáng đến kích cỡ. Đôi đũa bằng tre, hay những chiếc muỗng, vá có từ thế kỷ thứ 10 mang lại một cảm giác quen thuộc bên mâm cơm của người Việt. Ngoài những hiện vật được trưng bày, không gian trưng bày còn tái hiện mô hình một căn bếp Nam bộ mang đậm chất truyền thống. Căn bếp làm bằng những vật dụng nhẹ với mái tranh vách nứa, cột kèo là thân cây cau... Cách bài trí trong gian bếp cũng rất đơn giản, những cái lu nước mưa, bó củi khô chất đầy dưới hốc bếp. Những chiếc rổ bằng tre, những chiếc nồi có lọ nghẹ bị ám khói treo trên vách một cách ngăn nắp. Điểm nhấn của gian bếp vùng Nam bộ là chùm hành, tỏi ớt treo lủng lẳng phía trên, một điểm khác biệt mà không có gian bếp nào của các nước có thể có. Và một vật dụng không thể thiếu đó là chiếc gạt-măng-rê (tủ đựng thức ăn) làm nên đặc trưng của gian bếp người Nam bộ. Ông táo đáTheo bà Hồ Việt Đoàn, giám đốc bảo tàng Phụ nữ Nam bộ để có được một bộ sưu tập về bếp núc của vùng Nam bộ phải mất hơn 10 năm mới có thể thu thập được đầy đủ các hiện vật. Bảo tàng đã phối hợp với các địa phương tìm kiếm các hiện vật trên khắp các vùng quê của Nam bộ từ tỉnh Quảng Trị trở vào Nam. “Những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con, đảm đang trong gia đình cũng được biểu hiện ngay trên gian bếp. Nhịp sống đô thị hiện nay khiến nhiều người không có thời gian gắn bó với gian bếp của gia đình. Việc trưng bày cũng nhằm nhắc nhở cho thế hệ sau biết gìn giữ nét đẹp gian bếp của dân tộc ta” bà Đoàn nói thêm. (theo SGTT)