VULONG

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    511
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    26

Everything posted by VULONG

  1. Chủ đề này được lập ra để mọi người đưa ra các thắc mắc cũng như trao đổi với nhau về nội dung các bài giảng của khóa học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp. Tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc. Thân chào.
  2. Chả nhẽ tôi lại viết nguyên văn 3 câu của anh Thiên Sứ ở đây để cho ông biết thế nào là lễ độ (tất nhiên tôi phải thay từ "Con Bò" thành "con Lợn" mới đúng cho những người như ông và dĩ nhiên như vậy thì "Đao Đức" của tôi theo tiêu chuẩn của "Lý Học Lạc Việt" sẽ tăng lên một cấp) nhưng thôi bởi vì tôi và rất nhiều người đang chờ sư phụ của ông phản biện bài viết trên của tôi (cho dù chắc chắn nó có nhiều sai sót vì sau 6 tiếng ngồi viết liên tục chưa có thời gian để sửa lại).
  3. Vì sao tôi lại thay từ "con Bò" trong 3 câu của anh Thiên Sứ ở trên thành từ "con Lợn" là do câu chuyện ngụ ngôn sau: "Một phóng viên đến phỏng vấn một nhà Vật Lý Thiên Văn lỗi lạc. Phóng viên hỏi: Thưa ngài Vật Lý Thiên Văn kính mến ngài có thể cho chúng tôi biết vì sao ngài trở thành một nhà Thiên Văn lỗi lạc như vậy. Nhà Vật Lý Thiên Văn trả lời: Con Lợn nó chỉ biết chũi cái mõm của nó vào trong máng lợn (ý nhà Vật Lý Thiên Văn muốn nói là đối tượng mà con Lợn cần biết chỉ là trong máng lợn có thức ăn hay không mà thôi) để ăn còn tôi đôi khi ngửng mặt lên Trời cho nên tôi mới nghiên cứu các vì sao (ý nhà Vật Lý Thiên Văn muốn nói là chỉ có con người mới biết và nghiên cứu Mặt Trời, Trăng sao mà thôi). Cho nên anh Thiên Sứ nói 3 câu trên là hoàn toàn đúng nhưng nếu anh Thiên Sứ biết đến câu chuyện ngụ ngôn này như tôi thì tôi nghĩ rằng chắc chắn anh Thiên Sứ sẽ thay từ "con Bò" thành "con Lợn" giống tôi cho mà xem.
  4. Lỗ Đen với Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành Lỗ Đen mới được các nhà Vật Lý tìm ra vào thế kỷ 20 còn “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ ra đời trước khái niệm Lỗ Đen ít nhất từ 4 tới 5 nghìn năm. Mọi người đều biết ở cái thời kỳ đó con người của chúng ta còn đang “Ở Trần Đóng Khố“ (hiểu đơn giản nó thuộc “Thời Kỳ Đồ Đá“), vậy mà tại sao họ lại có thể phát minh ra “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ và bảng “Nạp Âm 60 năm Giáp Tý“ để dự đoán vận mệnh của con người mà chúng còn tồn tại tới ngày nay? Ngoài dự đoán vận mệnh của con người nó còn có thể giải thích được các hiện tượng xẩy ra trong thế giới tự nhiên của chúng ta như vì sao Mặt Trời và ti tỷ các ngôi sao vẫn còn rực cháy tỏa ánh sáng cho tới ngày nay khi mà thời gian là vô tận, tất nhiên chỉ có thể giải đáp được điều này khi con người tìm ra được Lỗ Đen. Phải chăng ở “Thời Kỳ Đồ Đá“ đó đã xuất hiện một nền văn minh hơn hẳn nền văn minh của chúng ta bây giờ nhưng đã bị hủy diệt vì một lý do nào đó ? Điều này quá là vô lý bởi vì chúng ta cứ thử tính xem với nền văn minh của chúng ta đã trải qua ít nhất 4 tới 5 nghìn năm mà đến nay vẫn còn không thể hiểu được họ đã dựa vào những nền tảng Khoa Học nào mà có thể phát minh ra “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ và “Bảng Nạp Âm 60 năm Giáp Tý“. Rõ ràng bề dầy lịch sử phát triển của họ phải kéo dài hơn chúng ta (ít nhất cũng trải dài từ 5 tới 6 nghìn năm chẳng hạn). Vậy mà nếu nền văn minh của chúng ta bị hủy diệt thì sau 6 nghìn năm nữa một nền văn minh mới đang phát triển như của chúng ta ngày nay sẽ phải phát hiện được tàn tích của ti tỷ các thành phố đã từng tồn tại ở khắp mọi châu lục của chúng ta ngày nay. Trong khi mà chúng ta đã tìm được bao nhiêu Thành Phố và các tàn tích của nền văn minh từng tồn tại cách chúng ta 4 tới 5 nghìn năm trước? Tính cho đến giờ thì những cái mà chúng đã tìm thấy tàn tích của một nền văn minh mà chúng ta dự đoán đó chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này quá đủ để cho chúng ta khẳng định rằng những tàn tích để lại đó chỉ là các dấu ấn còn để lại trên hành tinh của chúng ta bởi một sự thăm viếng của những người thuộc một nền văn minh ngoài trái đất mà thôi (nó tương tự như chúng ta đi du lịch thường khắc hay để lại một dấu ấn gì đó tại nơi đó trước khi trở về hay đi tiếp tới các nơi khác). Từ đây chúng ta có thể hiểu rằng ngày 22/12/2012 là ngày kết thúc bộ lịch của người Maya chỉ là một dấu ấn của họ muốn báo cho chúng ta biết rằng cách đây mấy nghìn năm họ đã biết đúng ngày đó là ngày mà Trái Đất của chúng ta cùng Mặt Trời và tâm của Ngân Hà nằm trên một đường thẳng chứ không phải là ngày tận thế như nhiều người suy đoán (nếu nó là ngày tận thế thì chỉ có thể do con người của chúng ta gây ra mà thôi). Chúng ta biết Vật Chất bao gồm Năng Lượng và Khối Lượng (kể cả như tinh thần, ý thức, linh hồn… đều thuộc Năng Lượng ). Do vậy mọi Học Thuyết đã xuất hiện trên thế giới từ trước tới nay đều phải phục vụ 2 đối tượng này cho dù chúng được diễn đạt theo một cách khác như “Khí“ (tức Năng Lượng) và “Hình“ (tức Khối Lượng) chẳng hạn. Do vậy nếu không có Vật Chất thì Vũ Trụ của chúng ta sẽ trống rỗng, khi đó không có cái gì có thể xác định được Không Gian và Thời Gian đang tồn tại trong cái Vũ Trụ này cả. Vậy thì Lỗ đen là cái gì mà nó có thể giải thích được vì sao trên bầu trời của chúng ta ngày nay vẫn tồn tại hàng ti tỷ ngôi sao đang rực cháy (như Mặt Trời của chúng ta) khi mà thời gian là vô tận (rõ ràng chúng ta có thể xác định được khoảng bao lâu nữa Mặt Trời sẽ tắt khi hết nhiên liệu để duy trì sự cháy đó). Điều này rõ ràng là phải có ít nhất một nơi nào đó trong Vũ Trụ có khả năng sinh ra các ngôi sao (Mặt Trời) để bù vào sự thiếu hụt này (các ngôi sao đã tắt), vùng đó chính là vùng bên trong các Lỗ Đen đang tồn tại. Chúng ta thử tìm hiểu Lỗ Đen qua “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia“: “Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất“. Ở đây chúng ta (những người nghiên cứu “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“) chỉ cần quan tâm tới đoạn đầu: “Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó“. Lỗ Đen chính là một nơi mà “không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó“. Câu này có liên quan gì tới câu: “Dương đến cùng cực thì sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương“, nó là một trong các tính chất cơ bản của “Học Thuyết Âm Dương“ ? Rõ ràng ở đây có một sự liên quan không thể chối cãi được đó là “không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó“, tức là mọi dạng Vật Chất, kể cả ánh sáng (Năng Lượng) đều bị hút (tụ) vào tâm của Lỗ Đen. Mà bị Hút hay bị Tụ mãi vào tâm của Lỗ Đen thì trong Lý Học Đông Phương người ta thay từ này bằng từ “đến cùng cực“ và dĩ nhiên là “Khí (Năng Lượng) tụ (đến cùng cực sẽ) thành Hình (Khối Lượng)“. Điều này chứng tỏ vùng bên trong Lỗ Đen thì Năng Lượng tụ thành Khối Lượng, tức Năng Lượng chuyển đổi thành Khối Lượng. Điều này chứng tỏ chỉ có vùng này mới có thể tao ra được “Hạt của Chúa“ mà thôi, còn vùng mà các nhà Vật Lý đang tạo ra trong máy gia tốc hạt lớn LHC nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ chỉ có thể tạo ra vùng mà “Hình tán thành Khí“ như các phản ứng cháy trên Mặt Trời chứ làm sao có thể tạo ra độ Tụ đến cùng cực của Năng Lượng để có thể sinh ra Khối Lượng được. Ở đây xuất hiện một nghịch lý là trong Lỗ Đen, cứ cho là “Khí“ (Năng Lượng) đã tụ hết thành “Hình“ (Khối Lượng) nhưng “Hình“ (Khối Lượng) lúc này cũng tụ đến cùng cực cơ mà, vậy thì “Hình“ sẽ lại sinh ra “Khí“ hay sao? Điều này là không thể chấp nhận được, vì vậy ở đây ta chỉ có thể chấp nhận được là “Khí“ đã tụ đến cùng cực để thành “Hình“ còn “Hình“ không thể tụ đến cùng cực được nên nó không thể sinh ra “Khí“. Nhưng theo “Học Thuyết Âm Dương“ thì “Dương đến cùng cực sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương“, vậy thì từ “cùng cực“ ở đây có thể phải hiểu rộng hơn theo nghĩa bóng chứ không thể hiểu chỉ theo nghĩa đen như chúng ta thường vẫn nghĩ trước đây. Từ “cùng cực“ bây giờ có nghĩa là khi rơi vào trạng thái “cùng cực“ nào đó thì Âm và Dương có thể chuyển hóa cho nhau. Như trên thì “Khí“ đã bị rơi vào vùng “cùng cực“ là sức hút cực mạnh của Lỗ Đen đã biến Năng Lượng “Khí“ thành Khối Lượng “Hình“. Tương tự “Hình“ (Khối lượng) đã rơi vào vùng “cùng cực“ có nhiệt độ cực cao như phản ứng Nhiệt Hạch trên Mặt Trời nên Mặt Trời đã biến Khối Lượng “Hình“ thành Năng Lượng “Khí“. Nhưng ngay từ thời kỳ “Ở Trần Đóng Khố“ người ta đã biết rằng khi đốt củi để sưởi ấm hay nấu chín thức ăn người ta đã biết rằng rõ ràng là củi tức là Hình khi cháy đã tỏa ra Khí (đó là ánh sáng và hơi nóng). Vậy thì trong một môi trường có nhiệt độ nhỏ hơn nhiều với Mặt Trời mà “Hình“ (tức củi) cũng đã rơi vào vùng “cùng cực“ để thành “Khí“ (ánh sáng và hơi nóng). Từ đây chúng ta hiểu thêm là vùng “cùng cực“ đối với “Hình“ (Vật Chất) khác nhau sẽ khác nhau. Còn với các loại “Khí" (Năng Lượng) khác nhau thì vùng “cùng cực“ của chúng có khác nhau không thì tôi chưa biết. Chính nhờ có “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ mà chúng ta có thể dự đoán rằng Năng Lượng đã chuyển đổi thành Khối Lượng trong Lỗ Đen và không như nhiều nhà Vật Lý trên thế giới tin rằng mọi thông tin khi rơi vào trong Lỗ Đen hay các thông tin mới xuất hiện trong Lỗ Đen sẽ bị mất, tức họ cho rằng các thông tin này không thể biết được vì chúng bị hút mãi vào tâm Lỗ Đen đến một điểm mà họ gọi là điểm Kỳ Dị (tức chúng không thể quay lại được Vũ Trụ của chúng ta). Đặc điểm của điểm Kỳ Dị này họ cho rằng tại nơi đó Không Gian sẽ biến thành Thời Gian còn Thời Gian sẽ biến thành Không Gian…. (quả thực đọc mà thấy nhức hết cả đầu). Nếu như các nhà Vật Lý này biết đến “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ thì họ chắc sẽ không có những ý tưởng “Khủng“ đến như vậy. Nhưng tại sao “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ có thể cho chúng ta biết được những cái gì đang diễn ra trong Lỗ Đen. Đó chính là trong thực tế chúng ta chỉ biết có một dạng của Vật Chất là Khối Lượng biến đổi thành Năng Lượng (như phản ứng Nhiệt Hạch (cháy) trên Mặt Trời hay các loại nhiên liệu trên Trái Đất cháy chẳng hạn) chứ chưa bao giờ chúng ta biết đến Năng Lượng có thể biến thành Khối Lượng cả. Vậy thì phản ứng cháy trên Mặt Trời cũng như trên các vì sao rồi sẽ tắt (khi nhiên liệu cung cấp cho phản ứng cháy hết). Vậy mà đến bây giờ trên bầu trời của chúng ta vẫn đang còn tồn tại ti tỷ các ngôi sao đang cháy khi mà thời gian là vô tận. Điều này chứng tỏ trong Vũ Trụ phải có những nơi có thể sinh ra được các vì sao mới thì mới hợp lý. Rõ ràng phản ứng cháy là phản ứng mà “Khối Lượng“ (Hình) biến thành “Năng Lượng“ (Khí) thì dĩ nhiên phải có chiều ngược lại theo đúng “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ là “Năng Lượng“ (Khí) cũng phải biến thành “Khối Lượng“ (Hình), vì Âm Dương có thể chuyển hóa cho nhau. Đó chính là các vùng trong Lỗ Đen mà chúng ta đã chứng minh ở trên. Chúng ta thấy về logic thì chả có một vật nào như Lỗ Đen cứ hút mọi dạng Vật Chất (Năng Lượng và Khối Lượng) mãi mãi cả, nó hút mãi rồi tới lúc Bội Thực (tới hạn) thì nó phải phun ra để trở lại trạng thái Lỗ Đen bình thường của nó. Những cái mà Lỗ Đen phun ra đó chính là thông tin trong Lỗ Đen mà chúng ta có thể biết được. Một trong các thông tin đó chính là một số Vật Chất khi phun ra có khả năng tụ lại để sinh ra các ngôi sao mới mà ngày nay người ta đã phát hiện ra rất nhiều nơi trong Vũ Trụ đang Đẻ ra các ngôi sao (Mặt Trời). Đó chính là lý do để giải thích vì sao trong Vũ Trụ của chúng ta ngày nay còn tồn tại hàng ti tỷ ngôi sao như vậy. Vậy thì Vũ Trụ của chúng ta là vĩnh hằng tức nó không có điểm bắt đầu và kết thúc như nhiều người vẫn nghĩ (các nhà Vật Lý thì cho rằng BigBang còn các nhà Mệnh Lý Học Đông Phương thì cho rằng là Thái Cực là khởi nguyên của Vũ Trụ). Thái Cực hay BigBang theo tôi nó chỉ có thể là thời điểm mà Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng. Điều này có thể giải thích là bởi vì trình độ hiểu biết về Vũ Trụ thiên văn… của những người “Ở Trần Đóng Khố“ cách đây trên dưới 4 nghìn năm là rất thấp nên khi sao chép lại những tri thức của những vị khách từ một nền văn minh bên ngoài Trái Đất truyền cho chỉ có thể hiểu được theo nghĩa đen của nó mà thôi. Câu nói chính xác của bà Vanga là: “Một lý thuyết uyên thâm cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại“ chứ không phải nó là “Một lý thuyết thống nhất Vũ Trụ“ như một số người Ngộ nhận. Cho nên nếu có một lý thuyết như vậy xuất hiện bây giờ thì nó cũng chỉ giải quyết được những kiến thức đã có của con người lúc này thôi còn sau đó khi Khoa Học phát triển hơn nữa thì cái lý thuyết thống nhất đó rồi sẽ lạc hậu và người ta lại phải bắt tay vào để đi tìm một lý thuyết khác có thể giải quyết được tất cả các tri thức đã biết của con người tại thời điểm đó. Ví dụ như đến bao giờ thì người ta có thể biết hết được bên trong Lỗ Đen sẽ xuất hiện những lực nào ngoài 4 lực mà chúng ta đã biết chẳng hạn…
  5. Xin lỗi đi, vì đây là diễn đàn trao đổi học thuật cho tất cả mọi người nên mọi câu được phát ngôn ở đây là phải để cho mọi người hiểu theo nghĩa Đại Chúng chứ không thể chi phát ngôn cho một nhóm người. Bằng chứng là nội quy kết nạp các Hội Viên không có điều khoản này.
  6. Trời đất ơi có người lại cho rằng "e rằng lại bị mời ra khỏi diễn đàn thì uổng phí 1 người nghiên cứu lý học". "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương" là cái gì mà quan trọng như vậy? Ngoài diễn đàn này thì không còn diễn đàn nào nữa hay sao? Mà thực chất 4 nghìn năm trước không có cái diễn đàn (trên mạng) nào cả thì người ta không thể nghiên cứu để phát triển học thuật chắc. Quả thực là tôi không thể hiểu được những bài viết của những fan "Hâm Mộ" hay của những người thuộc "Lý Học Lạc Việt" này.
  7. Nếu vậy thì tôi sẽ nói cả 3 câu của anh Thiên Sứ ở trên tại đây chỉ có điều thay từ "con Bò" thành "con Lợn" để có được "Đạo Đức" ấy mà.
  8. Chả nhẽ tôi sẽ có "Đạo đức" theo quan điểm của "Lý Học Lạc Việt" là phải nói ở đây những câu giống như anh Thiên Sứ đã nói như sau phải không? 1 - “Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò” anh Thiên Sứ đã viết tại chủ đề này. 2 – “Nhưng tôi cũng phải thành thật thú nhận sự bất lực của mình là không thể thuyết phục được những con bò“ anh Thiên sứ đã viết trong chủ đề “ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN Thầy Bói Xem Voi” của Thiên Đồng trong mục “Lý Học Đông Phương“. 3 - “Tôi thời gian đâu để "bảo vệ chân lý" với đám ve chai lông vịt ấy?“ anh Thiên Sứ đã viết (để ám chỉ tới các nick là Hà Hùng Anh và Khiết Long) ở chủ đề: "Những Thắc Mắc Liên Quan Tới Luận Điểm Của Thầy Thiên Sứ" ở mục "Mạn Đàm". Nếu đúng như vậy thì tôi sẽ đổi từ "con Bò" ở các câu trên thành "con Lợn" thì có lẽ chính xác hơn thì phải?
  9. Anh không thấy ở trên tôi đã trích dẫn toàn bài viết của anh và đã tô đậm những dòng mà tôi muốn phê phán hay sao? Tốt nhất anh nên nhận là đang "Ba Say Chưa Chai" đi cho tiến bộ.
  10. Sau đây là bài mới viết của tôi đã đăng trên các trang web "Huyền Không Lý Số", "Lý Số Việt Nam" và "Nhân Trắc Học" ở mục "Tử Bình" (Tứ Trụ) hay "Học Thuật tổng quát" với chủ đề "Lỗ Đen với Học Thuyết Âm Dương". "Anh Thiên Sứ (trong chủ đề "Lý Thuyết Về Mọi Thứ, Một Lý Thuyết Khó Đạt Được" của Thiên Đồng, trong mục "Lý Học Đông Phương" bên "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương") đã viết: "Tôi phục hồi lại nick của anh Vulong. Vì tôi không coi anh Vulong là người cố tình chống đối có chủ ý những quan điểm của chúng tôi. Mà chỉ do phương pháp và cách hiểu của anh khác chúng tôi và thể hiện không đúng chỗ, nền gây phiền phức. Cá nhân tôi và có lẽ tất cả mọi người không có ác cảm gì với anh Vulong cả. Bởi vậy, nếu anh quay lại với chúng tôi, anh có thể mở hẳn một topic hoặc một mục riêng - nếu anh yêu cầu - để thể hiện nhận thức của mình. Trong đó anh có quyền chỉ ra cái sai của Lý học Việt trên mọi lĩnh vực. nhưng phải có luận cứ và phản biện nghiêm túc. Những đối tượng thuộc lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi, anh có quyền vạch ra cái sai trong những kết luận của chúng tôi, nhưng anh ko thể đưa ra một đối tượng khác buộc chúng tôi phải đưa luận điểm và nếu chúng tôi không giải thích thì coi như chúng tôi sai được - khi vấn đề anh đặt ra chưa phải đối tượng nghiên cứu của chúng tôi lúc này. Chúng tôi chưa bao giờ đưa ra khái niệm "Khí" và yêu cầu các nhà khoa học phải chứng minh, nếu không thì tri thức khoa học sụp đổ cả. Nhân đây tôi cũng nói rộng ra để làm sáng tỏ hơn vấn đề rằng: Chúng tôi đang tìm hiểu, khám phá và chứng minh để phục hồi một lý thuyết đã tồn tại trong một nền văn minh cổ xưa của nhân loại - nhân danh nền văn hiến Việt và nhân danh khoa học. Chứ không phải chúng tôi phát minh ra một học thuyết dựa trên nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật đang có của nền văn minh hiện đại. Do đó phương pháp của chúng tôi chỉ có thể là so sánh học thuyết này với những tiêu chí khoa học và chỉ ra sự phù hợp của nó với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết.....khoa học được coi là đúng. Trong tiêu chí khoa học không đặt vấn đề buộc chúng tôi phải xác định bằng phương tiện kỹ thuật để định lượng sự ảnh hưởng của hiện tượng với thực tại liên quan đến nó. Tiêu chí khoa học cũng không buộc chúng tôi phải giải thích tất cả mọi lĩnh vực không phải đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Mặc dù về lý thuyết thì một lý thuyết thống nhất - mà chúng tôi đã xác định là thuyết Âm Dương Ngũ hành - phải giải thích tất cả mọi hiện tượng từng hiện hữu trong lịch sử hình thành vũ trụ, trong đó có lỗ đen (*). Nhưng đó là những vấn đề được đặt ra để tiếp tục khám phá chứ không phải là một hiện tượng phản biện. Bởi vậy, anh Vulong và quí vị cũng như anh chị em hội viên có thể chia sẻ với chúng tôi những điều trên. ====================== * Trên thực tế - không rõ ở diễn đàn này hay ở những diễn đàn khác mà tôi đã tham gia, tôi đã có ý kiến về lỗ đen. Khi ông SW Hawking cho rằng: "Lỗ đen hoàn toàn đen". Tôi đã cho rằng "Lỗ đen không hoàn toàn đen" nhân danh Lý học Việt. Bởi vì, nếu lỗ đen hoàn toàn đen thì mọi thông tin sẽ không thể tồn tại và sẽ không thể có khả năng tiên tri. Khả năng tiên tri trên khắp mọi lĩnh vực của Lý học Việt, cho thấy lỗ đen không hoàn toàn đen. Sau này ông Hawking cũng thừa nhận điều này và cũng xác định lỗ đen không hoàn toàn đen từ một nhận thức khác". Ở trên anh Thiên Sứ đã viết: "Chúng tôi chưa bao giờ đưa ra khái niệm "Khí" và yêu cầu các nhà khoa học phải chứng minh". Điều này rõ ràng là anh Thiên Sứ đã thừa nhận "Lý Học Lạc Việt" mà anh ta Sáng Tạo (hay lập) ra đang nghiên cứu về "Khí", vậy mà ở trên tôi đã hỏi: "1 - Khái niệm Khí mà anh dùng trong "Lý Học Lạc Việt" (cái lý thuyết mà anh đã sáng tạo ra) không đại diện cho Năng Lượng thì nó đại diện cho những cái gì?" thì anh Thiên Sứ trả lời: "Tiêu chí khoa học cũng không buộc chúng tôi phải giải thích tất cả mọi lĩnh vực không phải đối tượng nghiên cứu của chúng tôi". Điều này rõ ràng anh Thiên Sứ muốn nói "Khí" ..." không phải đối tượng nghiên cứu của chúng tôi", cho nên anh ta đã không trả lời vào câu hỏi trên của tôi, tại sao lại có chuyện như vậy? Chả nhẽ anh Thiên Sứ là một người "Ba Say Chưa Chai" hay sao?" Tất nhiên sau 12 giờ nữa tôi vẫn trả lời các câu hỏi của tôi cho dù chúng chỉ liên quan tới Năng Lượng và Khối Lượng những cái mà "Không Phải Là Đối Tượng Nghiên Cứu" của "Lý Học Lạc Việt".
  11. Chủ đề này là của Thiên Đồng và tôi đã nói rằng Lỗ Đen không những có thể trả lời được yêu cầu của chủ đề này đưa ra là "Trả lời cho Lý Thuyết Về Mọi Thứ, Một Lý Thuyết Khó Đạt Được" mà nó còn trả lời được các câu hỏi khác như: 1 - Có "Hạt của Chúa" hay không? 2 - Thực chất Thái cực là cái gì? Cho nên anh đừng dùng quyền lực không đúng chỗ ở đây. Tôi sẽ chứng minh những điều tôi nói ở trên trong vòng 24 giờ nữa, vì tôi muốn biết ai có thể trả lời được những câu gợi ý của tôi ở các bài trên. Anh đã viết: "Tôi đã cho rằng "Lỗ đen không hoàn toàn đen" nhân danh Lý học Việt. Bởi vì, nếu lỗ đen hoàn toàn đen thì mọi thông tin sẽ không thể tồn tại và sẽ không thể có khả năng tiên tri. Khả năng tiên tri trên khắp mọi lĩnh vực của Lý học Việt, cho thấy lỗ đen không hoàn toàn đen". Điều này hoàn toàn đúng nhưng anh có thể cho biết "mọi thông tin" đang tồn tại trong Lỗ Đen là cái gì để có thể đưa đến "khả năng tiên tri" theo anh nói (bởi vì tôi hy vọng anh nói được những điều này trước khi tôi nói - sau 24 giờ nữa).
  12. Tôi đã gợi ý đến mức nói thẳng ra là "Lỗ Đen có mối liên quan gì với Lý Học Đông Phương nói chung hay Lý Học Lạc Việt nói riêng hay không?". Vậy mà mọi người vẫn không hiểu gì cả, đến cả anh Thiên Sứ cũng chỉ có thể trả lời: "* Trên thực tế - không rõ ở diễn đàn này hay ở những diễn đàn khác mà tôi đã tham gia, tôi đã có ý kiến về lỗ đen. Khi ông SW Hawking cho rằng: "Lỗ đen hoàn toàn đen". Tôi đã cho rằng "Lỗ đen không hoàn toàn đen" nhân danh Lý học Việt. Bởi vì, nếu lỗ đen hoàn toàn đen thì mọi thông tin sẽ không thể tồn tại và sẽ không thể có khả năng tiên tri. Khả năng tiên tri trên khắp mọi lĩnh vực của Lý học Việt, cho thấy lỗ đen không hoàn toàn đen. Sau này ông Hawking cũng thừa nhận điều này và cũng xác định lỗ đen không hoàn toàn đen từ một nhận thức khác". Tôi xin gợi ý tiếp: Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận "Khí tụ thành Hình", vậy thì trong thế giới tự nhiên của chúng ta người ta đã tìm ra được một nơi nào đó mà "Khí tụ thành Hình" hay chưa?
  13. Đây là diễn đàn trao đổi học thuật cho nên nếu có dòng nào là "khiêu khích" thì ban điều hành diễn đàn đã cảnh cáo, xóa bài hay khóa nick rồi không cần đến những câu phát biểu ngớ ngẩn như vậy đâu.
  14. Ấy đừng có phát biểu như vậy, chỉ có chờ câu trả lời này thôi mọi người sẽ biết "Tổ con Chuồn Chuồn" ở đâu ngay thôi (tức sẽ biết Thái Cực thực chất là cái gì cũng như có "Lý thuyết về mọi thứ" mà chủ đề này đề cập đến hay không?) chứ nó chả có gì là Rối cả. Mọi người hãy kiên nhẫn chờ đợi vì anh Thiên Sứ chỉ nói là Bận (không có thời gian) chứ có nói là không trả lời đâu cơ chứ.
  15. Thật là đáng tiếc. Vậy thì có ai trong "TTNC LHDP" cũng đồng quan điểm với anh Thiên Sứ trả lời giúp anh Thiên Sứ không nhỉ?
  16. Không những chỉ riêng tôi mà chắc rằng còn có rất nhiều người như tôi đang mong chờ từng phút, từng giây anh Thiên Sứ sẽ giải đáp thắc mắc ở trên của tôi.
  17. Nếu vậy thì quá may cho tôi rồi bởi vì tôi đang muốn biết một người nào đó trong "TTNC LHDP" thừa nhận Lỗ Đen đang tồn tại trong thế giới tự nhiên của chúng ta để hy vọng người đó sẽ giải thích xem Lỗ Đen có mối liên quan gì với Lý Học Đông Phương nói chung hay Lý Học Lạc Việt nói riêng hay không? Hy vọng anh giúp tôi giải đáp thắc mắc này. Xin cám ơn anh trước.
  18. Anh Thiên Sứ đã viết: "Căn cứ vào đâu để anh VuLong cho rằng: "...những người nghiên cứu Lý Học Lạc Việt đến giờ vẫn không thừa nhận Lỗ Đen đang tồn tại trong thế giới tự nhiên này"". Tôi đã căn cứ vào câu mà Thiên An đã viết: "Bác hãy chứng mình Lỗ đen là 1 thực tại, và thực tại đó là gì ? sau đó mọi người dùng lý học không giải thích được thực tại này thì Bác mới nên lớn tiếng!". Điều này đã đủ trả lời câu hỏi của anh chưa? Còn tất nhiên tôi biết "Đất có Thổ Công, Sông có Hà Bá" cho nên tôi mới cố gắng viết bài với tinh thần Dân Chủ về trao đổi học thuật như vậy. Thôi thì tôi xin dừng không viết tiếp ở chủ đề này nữa (như tôi đã "Vái" ở bài trên) bởi vì Thái An đã viết: "Bác hãy chứng mình Lỗ đen là 1 thực tại". Chính vì câu này mà tôi dám kết luận Thái An (có đại diện cho trang web này không thì tôi không biết) đã khẳng định Lỗ Đen không tồn tại trong thế giới tự nhiên của chúng ta.
  19. Vậy thì những người nghiên cứu Lý Học Lạc Việt đến giờ vẫn không thừa nhận Lỗ Đen đang tồn tại trong thế giới tự nhiên này sao? Nếu không thừa nhận thì những điều diễn tả trong đoạn trích của Đại Phúc trong "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" là bịa đặt hay sao? Nếu đúng như vậy thì tôi xin vái các ngài Viện Sĩ ở đây thôi.
  20. Ở đây tôi đang tranh luận thật sự nghiêm túc vì học thuật, cho nên mọi câu hỏi của tôi đưa ra ở đây đều có chủ ý cả. 1 - Cái mà tôi muốn biết đầu tiên là những người nghiên cứu Lý Học ở đây hiểu biết như thế nào về Lỗ Đen (chỉ cần như Đại Phúc đọc trong "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong vật lý thiên văn" là đủ biết Lỗ Đen như thế nào). 2 - Cái thứ 2 mà tôi muốn biết là những người nghiên cứu Lý Học ở đây giải thích như thế nào về Lỗ Đen qua Lăng Kính của Lý Học Đông Phương nói chung hay Lý Học Lạc Việt nói riêng. Qua 2 câu hỏi này sẽ biết ngay Thái Cực là cái gì và cũng để biết một số người tự vỗ ngực cho rằng Lý Học Lạc Việt giải thích được mọi hiện tượng trong thế giới tự nhiên là đúng hay chỉ là Bốc Phét mà thôi
  21. Tôi đã viết: "Hiện tại các nhà Vật Lý vẫn hầu như chưa biết gì đang diễn ra trong Lỗ Đen" chứ không phải là các nhà Vật Lý chưa biết gì về Lỗ Đen, nếu có chắc chỉ có những người "Ở trần Đóng Khố" trong thế kỷ 21 mới "Không biết gì về Lỗ Đen".
  22. Vậy thì những người nghiên cứu Lý Học Đông Phương nói chung và Lý Học Lạc Việt nói riêng giải thích như thế nào về Lỗ Đen.
  23. Ở đây không phải là tìm sách vở nào (Lý Học Đông Phương) nói tới nó (Lỗ Đen) cả mà ta phải sử dụng lý thuyết đó xem nó đúng hay sai khi áp dụng vào thực tế. Bởi vì mọi lý thuyết muốn tồn tại được thì nó phải phản ánh đúng với thực tế khách quan của thế giới tự nhiên.
  24. Thì tôi đã phải gợi ý ở trên rồi còn gì nữa, chả nhẽ không ai có thể trả lời được hay sao (gợi ý tiếp, Lỗ Đen có liên quan gì tới các khái niệm của Lý Học Đông Phương?)
  25. Điều này tôi xin nhường cho những người chỉ hiểu "Khí tụ thành Hình" mà lại không thể hiểu "Hình tán thành Khí" nói trước đi (theo quan điểm Lý Học Đông Phương hay Lý Học Lạc Việt, tôi chỉ có thể gợi ý đến như vậy là cùng). Còn cứ đọc rồi hiểu theo ý chủ quan của mình mà trở thành giáo sư thì dân gian có câu "Ếch ngồi đáy giếng" để làm gì?