VULONG

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    511
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    26

Everything posted by VULONG

  1. (tiếp bài trên) Tác giả Hoàng Ðại Lục đã viết: "Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế. Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất,...". Thân Mộc quá vượng nên đại vận Bính Thìn và Ðinh Tị là vận Thực Thương xì hơi Thân để tái sinh tài thì thường là vận phát tài nhưng tại sao người này không phát tài? Ðó chính là không chỉ có Mậu trụ năm bị Giáp ở trạng tháo Lâm quan khắc gần mà Tuất cũng bị Dần lệnh tháng khắc gần, còn Thổ cục (tức tài cục) bị Ất ở trạng thái Ðế vượng khắc trực tiếp. Do vậy tất cả tài trong Tứ Trụ đều bị khắc trực tiếp và gần nên Tài bị tổn thương, nó không có khả năng nhận được sự sinh từ Thực Thương nên người này không thể phát tài. Nếu Giáp trụ tháng và Bính trụ giờ đổi chỗ cho nhau thì Mậu trụ năm không những không bị khắc trực tiếp bởi Giáp vượng mà nó còn được Bính gần hóa Ất gần và Dần cùng trụ sinh cho, khi đó 2 vận này người này sẽ phát tài (tất nhiên là không thể đại phát tài được bởi vì trong Tứ Trụ vẫn còn 3 can chi Tỷ Kiếp nắm lệnh). (Chú ý : Vì tôi mới nghiên cứu về Tài Quan Ấn nên các bài luận về đề tài này chỉ để tham khảo).
  2. Bài viết để tham khảo Sau đây là ví dụ số 2 trong chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“ của toahuongquy trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org. “2 - Chúng ta lại xem mệnh người thứ hai, một nam mệnh là: Đại vận: ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ/ kỷ mùi Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế. Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên. Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền. Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận mậu ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ, có chữ ngọ, mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm.” Sau đây là bài luận của tôi: Qua ví dụ của tổng thống Ðức Horst Koehler tôi đã đưa ra giả thiết “Hóa cục có thể hóa (xì hơi) các can động để sinh cho các can khác” (tức là hóa cục có khả năng làm dụng thần thông quan cho các can) đã sai qua ví dụ này như sau: Sơ đồ mô tả Tứ Trụ và đại vận Mậu Ngọ tại năm Ất Hợi: Qua sơ đồ ta thấy Thân khá vượng mà kiêu ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là quan sát/ Tân tàng trong Tuất trụ năm. Năm Ất Hợi thuộc đại vận Mậu Ngọ, tiểu vận Quý Sửu và Giáp Dần có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa và ngũ hợp Dần tiểu vận với Hợi thái tuế hóa Mộc (ta xét tiểu vận Giáp Dần vì nó chiếm hầu hết năm Ất Hợi). Vì trong Tứ Trụ có Tuất và Dần hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Sau khi tính lại, Hỏa có 5,4đv được thêm 5,4đv của Dần trụ tháng và 1,44đv của Tuất trụ năm thành 12,24đv. Mộc có 24,4đv bị mất 5,4đv của Tuất trụ năm còn lại 19đv. Thổ có 9,16đv bị mất 1,44đv của Tuất trụ năm còn lại 7,72đv. Ta thấy Thân vẫn vượng nhưng Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên của năm Ất Hợi (hay của cả đại vận Mậu Ngọ) là Tài tinh Mậu ở trụ năm. Ta thấy : 1 - Giáp trụ tháng vượng ở lưu niên khắc (đoạt hay cướp Tài) Mậu đại vận và Mậu trụ năm. Giáp tiểu vận vượng ở tiểu vận khắc Mậu đại vận. 2 - Ất trụ ngày và Ất lưu niên chỉ vượng ở đại vận cùng khắc Mậu đại vận và Mậu trụ năm. Cho nên các Tỉ kiếp là Giáp và Ất đã cướp (tranh đoạt) hết Tài là Mậu ở trụ năm và Mậu ở đại vận nhưng vẫn còn Tài cục (Thổ cục) trong Tứ Trụ (vì chúng không khắc được) nên người này chỉ bị phá tài mà thôi. Nếu như theo giả thiết mà tôi mới đưa ra thì Hỏa cục sẽ phải hóa được các can Giáp và Ất để sinh cho Tài Mậu thì năm Ất Hợi vẫn phải là một năm phát tài nhưng thực tế lại ngược lại, đó là một năm phá tài nhưng không phải phá sản (vì còn Tài cục trong Tứ Trụ). Ðiều này đủ để kết luận các hóa cục không có khả năng làm dụng thần thông quan cho các can. Cho nên ở ví dụ của tổng thống Ðức, Mộc cục không có khả năng hóa Quý trụ năm để sinh cho Ðinh đại vận nên Quý vượng ở lưu niên đã khắc chết hẳn Ðinh đại vận (vì Quý không bị can nào khắc nó cả). Chắc vì vậy mà ông ta đành phải từ chức về hưu (?). Nhưng tại sao năm Giáp Tuất cũng có các can Giáp khắc Mậu Tài ở đại vận và Mậu trụ năm mà người này lại đại phát tài như vậy ? Ðó chính là vì năm Giáp Tuất chủ yếu thuộc tiểu vận Quý Sửu mà Quý lại hợp với Mậu đại vận hóa Hỏa thành công (vì có Ngọ đại vận hoặc lệnh tháng dẫn hóa) cũng như Giáp lưu niên nhược ở tuế vận nên khắc Mậu trụ năm bằng 0 (tức nó không khắc được Mậu mặc dù nó vẫn làm cho Mậu và Giáp trong Tứ Trụ ở trạng thái động). Do vậy Giáp trong Tứ Trụ mới khắc được Mậu ở trụ năm nhưng vì Giáp trụ tháng nhược ở tuế vận mà chỉ vượng tại lệnh tháng nên lực khắc của nó bị giảm đi ¾ (chú ý Mậu đại vận đã hóa Hỏa nên Giáp không thể khắc được nó. Dĩ nhiên là theo phương pháp của tôi, vì tôi theo cụ Thiệu mà thôi, còn các phương pháp khác thì họ cho rằng vẫn khắc được...). Ðiều này cho biết số tiền bị Tỉ Kiếp tranh đoạt vào năm Giáp Tuất là quá ít có thể bỏ qua được. Từ vận Tài (Mậu) đã chuyển thành vận Thực Thương sinh Tài (Mậu đã hóa Hỏa là Thực Thương) mà Tài trong Tứ Trụ thì quá nhiều (Mậu và Tài cục). Khi Tài Mậu động thì kho Tài là Thổ cục trong Tứ Trụ cũng động cho nên người này đã đại phát tài. Còn tác giả là Hoàng Ðại Lục đã giải thích sự phá tài này như thế nào ? Ông ta viết: “Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên.”. Ông ta cho rằng năm Ất Hợi có Ất là tỉ kiên “tranh tài” còn năm Giáp Tuất thì ông ta cho rằng Giáp là kiếp nhưng không “tranh tài“ mà là “huynh đệ mình trợ giúp“ trong khi Tứ Trụ có Thân khá vượng. Ðiều này chứng tỏ ông ta không nắm được khả năng tranh đoạt tài của các Tỉ Kiếp là phải dựa theo khả năng vượng suy của chúng ở tuế vận. Bởi vì làm gì có chuyện Thân đã khá vượng rồi mà còn cần đến Tỉ Kiếp trợ giúp (điều này chỉ có thể đúng khi Thân nhược hay Thân hơi vượng, tức gần như Thân trung bình).
  3. Mymy1982 bên Nhân Trắc Học đã viết: "Các bạn mới học tứ trụ như mymy nên để ý đoạn này nhé, Thực Tài thấu lộ mà Sát đến thì có gọi là Thực chế Sát không? Đây chỉ là cơ bản mà thôi. Sang vận Đinh Mùi mệnh này rất kém thì rõ cả rồi, vận chuyển từ Tây (Kim) sang Nam (Hỏa) đi xuống trông thấy. Đinh hỏa Sát tinh đến, thân nhược không có chế nên kết quả có thể nhận thấy ngay ở đầu vận. Năm Kỷ Sửu, Ấn tinh hóa Sát, Sửu Mùi xung phá hỏa khí phùng hình thổ động, nhờ vậy mà được bình an. Đến năm Canh Dần thì kết quả đã thấy rõ..." Tôi đã trả lời: "Mymy luận theo đúng các sách hay về Tử Bình hiện nay như Trích Thiên Tủy, Tử Bình Chân Thuyên.... đó là xét dụng thần theo phương, tức lấy chi của đại vận làm trọng, điều này ngược với tôi (theo sách của cụ Thiệu) là phải lấy can đại vận làm trọng. Vậy thì cách nào đúng hơn hay cả 2 đều đúng (mỗi bên đúng 50%) ? Quả thực để trả lời câu hỏi này không đơn giản chút nào, tốt nhất là phải lấy các ví dụ trong thực tế để chứng minh mà thôi. Cái mà khúc mắc ở đây chính là khí của Thổ cục và khái niệm Thổ động do xung nhau của Sửu với Mùi và Thìn với Tuất chúng có thể chế ngự được các can hay hóa được các các can hay không ? Ðó là điều mà các sách mà tôi đã được đọc (vài đoạn của một vài cuốn mà mọi người dịch đã đăng) không thấy nói tới. Vì vậy tôi đành phải tự mình mầy mò vậy. Theo tôi (tới thời điểm này) thì Khí của hóa cục không khắc được các can nhưng các can có thể khắc được các hóa cục cũng như khí của hóa cục có thể hóa được các can (khi chúng động) nhưng sự động của Thổ do các chi xung nhau không có khả năng này. Nếu thừa nhận điều này thì Thổ cục (của Giáp với Kỷ) không có khả năng chế ngự Quý trụ năm, vì vậy Quý trụ năm vẫn chế ngự được Ðinh (Sát) đại vận. Ðinh bị Quý vượng ở lưu niên khắc chết hẳn, vì vậy mà Ðinh không khắc được Tân (tức Ðinh đã bị diệt - đã mất hẳn), thì Hỏa còn đâu cho Thổ cục hóa (xì hơi) để sinh cho Thân (Kim) nữa. Còn theo cách thứ 2 thì cho rằng vì đại vận đã đi vào phương nam là Hỏa (Mùi) nên Quý bị tử tuyệt ở đại vận Mùi nên không có khả năng chế ngự được Ðinh /Sát (mặc dù Quý vượng ở Sửu lưu niên) cũng như Thổ động và khí của Thổ cục đã hóa Ðinh để sinh cho Thân (Kim) nên Thân được bình an. Nếu luận theo cách thứ 2 này thì một điều tôi thấy không thể chấp nhận được là Quý vượng ở lưu niên mà không chế ngự được Ðinh đại vận hoặc Thổ động và Thổ cục có thể chế ngự được Quý nên Quý không chế ngự được Ðinh. Không biết có sách nào dạy như vậy không?"
  4. Bài 15 : Sự xấu, tốt của đại vận và lưu niên Chương 12 Cát hung của đại vận và lưu niên 1 – Cát hung của đại vận và lưu niên khi chưa tính đến các lực hình, xung, khắc, hại, hợp giữa các can chi với nhau a - Ðại vận hay lưu niên đẹp nhất là can của chúng giống với dụng thần chính, sau mới đến dụng thần phụ (vì khác dấu), cuối cùng mới đến các can có hành là các hỷ thần. Chi đại vận và chi lưu niên chỉ có tác dụng làm cho cho các đại vận hay lưu niên đó tốt thêm một chút nếu chúng mang hành của hỷ dụng thần hay giảm tốt một chút nếu chúng mang hành của kỵ thần. b - Các đại vận hay lưu niên có can mang hành của kỵ thần là xấu, trong đó can đại vận vượng mà khắc được dụng thần chính là hung vận, tức là vận xấu nhất. Các chi của chúng cũng chỉ có tác dụng làm thay đổi một phần sự tốt xấu của tuế vận. c - Can đại vận là hỷ dụng thần thì 10 năm đó thường là đẹp còn là kỵ thần thì 10 năm đó thường là xấu. Can lưu niên là hỷ dụng thần thì chỉ đẹp tại năm đó còn là kỵ thần thì cũng chỉ xấu tại năm đó. 2 – Cát hung của đại vận và lưu niên khi đã tính đến các lực hình, xung, khắc, hại, hợp giữa các can chi với nhau a - Khi can hay chi của lưu niên, đại vận hợp với các can chi khác hóa cục có hành là hỷ hay dụng thần là tốt còn hóa thành kỵ thần là xấu. b - Nếu các can của tuế vận bị hợp nhưng không hóa thì tuế vận này thường bị giảm tốt rất nhiều nếu chúng là hỷ dụng thần (nhất là chúng bị khắc) và giảm xấu nếu chúng là kỵ thần (nhất là chúng bị khắc), còn các chi của tuế vận hợp mà không hóa thì thường là tốt bởi vì nó thường giảm được nhiều các lực hình, xung, khắc và hại giữa các chi với nhau. c - Nói chung nếu các can chi, nạp âm trong tứ trụ và ở tuế vận, tiểu vận mà hình, xung, khắc, hại với nhau nhiều hay chúng hóa thành các cục là kỵ thần cũng như chúng hóa thành 2 hay nhiều hóa cục khắc nhau, thì năm đó bất kể đang là đại vận hay lưu niên là hỷ dụng thần cũng thường trở thành xấu, nặng có thể dẫn đến tử vong. (Nếu theo một số sách mệnh học cổ truyền thì trong 10 năm của đại vận, 70% xấu hay tốt của 5 năm đầu của đại vận chủ yếu do thiên can của đại vận đó quyết định, địa chi chỉ quyết định 30%, còn 70% xấu hay tốt của 5 năm sau chủ yếu do địa chi của đại vận đó quyết định, còn thiên can chỉ quyết định 30%.) Ví dụ minh họa sau đây (trích trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ“) có thể giải đáp được một phần thắc mắc cho nhiều người là môn Tứ Trụ có giúp được gì cho chúng ta trong cuộc sống ? Ví dụ 140: Tổng thống Ðức Horst Koehler sinh ngày 22/2/1943 lúc 20,00’ (?) có Tứ Trụ: Tứ trụ này có Thân khá nhược mà Tài tinh là kỵ thần số 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tỷ kiếp/ Tân tàng trong Tuất ở trụ giờ. Các đại vận hỷ dụng thần của Tứ Trụ này là Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu và Mậu Thân (được xác định theo hàng can như trong lý thuyết tôi đã phân tính – 10 năm trong một đại vận chúng liên quan tới 10 thiên can), còn các đại vận kỵ thần là Quý Sửu, Nhâm Quý, Ðinh Mùi…trong chúng đại vận Ðinh Mùi thường là xấu nhất bởi vì nó khắc dụng thần chính là Tân của Tứ Trụ này nhưng ở đây không xấu bởi vì nó đã bị Quý trụ năm là Thực chế ngự. Vận Sát (Ðinh) có Thực thần (Quý) chế ngự thường là vận “Anh hùng áp đảo vạn người“. Trong Tứ Trụ có các thông tin đẹp như Mậu trụ giờ là Ấn vượng, nó đại diện cho con dấu tức là chức vụ và quyền lực của quan lại trong xã hội, nó cũng đại diện cho học vấn, nghề nghiệp, bằng cấp…; và “Thực Thương sinh Tài thì phú quý sẽ tự nhiên đến“, đó chính là Quý trụ năm là Thực vượng sinh Giáp ở trụ tháng là Tài cũng vượng. Mặc dù chúng là các thông tin rất đẹp nhưng làm thế nào để cho chúng có thể trở thành hiện thực ? Thân (Kim) nhược nó rất cần nhận được sự sinh của Ấn (Thổ), vì vậy người này nên làm các nghành nghề hay công việc liên quan tới Ấn, nó chính là làm công nhân viên chức nhà nước (tức làm công ăn lương). Bởi vì nếu dựa vào thông tin Thực Thương sinh Tài mà đi vào kinh doanh làm ăn cá thể (tức làm ông chủ) thì ở Tứ Trụ này, Thân khá nhược còn bị Thực Thương xì hơi để sinh cho Tài, vì vậy nó sẽ dẫn đến Thân càng nhược mà Tài càng vượng, Thân không thắng được tài thì vì tài mà gặp tai họa. Khi đó làm sao có “...phú quý tự nhiên đến“ được nữa mà là “...tai họa tự nhiên sẽ đến”. Không biết có ai cố vấn cho ông ta không mà các vận Tân Hợi tới Mậu Thân (từ tháng 2/1969 tới tháng 2/2009) ông ta đã làm công nhân viên chức của chính phủ đúng theo mệnh nên Thân vượng (đều là các vận là hỷ dụng và nghành nghề - công chức - bên ngoài bổ xung thêm) đã liên tiếp được thăng quan tiến chức ầm ầm cả trong nước Ðức và Europa, rồi cuối cùng được làm tổng thống nước Ðức. Rõ ràng ở đây “Phú quý tự nhiên đã tới“ với ông ta, dĩ nhiên Quý (chức vụ) nhiều hơn Phú (tiền, của cải) bởi vì Thân khá nhược nên vào các vận hỷ dụng cũng không thể phát Tài to được. Chúng ta thử xem vận Ðinh Mùi có phải là vận “Thực thần chế Sát anh hùng áp đảo vạn người“ hay không? Năm Kỷ sửu (2009) bắt đầu đại vận Ðinh Mùi là kỵ vận (nhưng nó không phải là hung vận - tức vận khắc dụng thần - vì có Quý trụ năm chế ngự) nhưng may mắn có Giáp trong Tứ Trụ hợp Kỷ đại vận hóa Thổ thành công mà Thổ là hỷ thần, thêm Quý trụ năm vượng ở lưu niên chế ngự được Ðinh đại vận. Do vậy năm Kỷ Sửu mặc dù có tam hình Sửu Mùi Tuất vẫn được xem là một năm đẹp (nhưng chưa thấy gì là áp đảo vạn người cả), Năm Canh Dần (2010) có Dần lưu niên hợp thêm với Hợi trong Tứ Trụ hóa Mộc. Vì vậy Mộc cục có thể xì hơi Quý (Thủy) để sinh cho Ðinh (Hỏa). Sát (Ðinh) không bị chế ngự lại được sinh càng vượng khắc Thân (Kim) là Canh và Tân. Thổ trong Tứ Trụ ở trạng thái tĩnh (Mậu, Mùi và Tuất) nên không có khả năng hóa Ðinh (Hỏa) để sinh cho Thân (Kim), vì vậy Thân (Kim) đã bị tổn thương. Thực tế ông ta đã bị chỉ trích quá nặng đành phải từ chức về hưu vào ngày 31/5/2010. Chúng ta thử xem nguyên nhân nào dẫn đến ông ta bị chỉ trích nặng nề như vậy? Nguyên nhân chính gây ra chính là Mộc cục mà Mộc trong Tứ Trụ này là Tài tức tiền hay gái. Dĩ nhiên gái thì không phải rồi nên chỉ còn nguyên nhân là tiền nhưng không thấy ôn ta dính dáng đến tiền long gì cả. Vậy thì nó là cái gì liên quan đến tiền ở đây ? Ðó chính là khi đến thăm Afghanistan ông ta đã phát biểu đại loại (không liên quan tới trách nhiệm của ông ta) là nước Ðức can thiệp vào Afhanistan là để tuyên truyền, quảng cáo...nhằm nâng cao uy tín của nước Ðức trên thị trường thế giới để duy trì và ký kết thêm được nhiều hợp đồng làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới.... Ðúng là sự chỉ trích ông ta có liên quan đến tiền (Tài - Mộc) thật.
  5. Bổ xung: Còn thiếu là lực hợp của Sửu trụ ngày với Dậu trụ tháng là 4,8đv lớn hơn lực xung của Mão trụ giờ (vì Mão xung cách ngôi nên phải tính bình thường như các chi khác) với Dậu trụ tháng chỉ có (3,1 + 5,1 + 2.8).1/4.1/3.2/3 đv = 1,34đv (nó phải khắc Sửu gần nên bị giảm thêm 2/3 và 1/3 vì khắc cách 1 ngôi). Xem lại bài viết đó thì thấy tôi đã sửa lại là Dậu trụ tháng không hợp được với Sửu đại vận rồi còn gì nữa.
  6. Chào anhphongkiem! Tất cả các phép tính và kết luận đều đúng (thiếu xác định dụng thần), anhphongkiem đã nắm được lý thuyết rồi đấy. "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" không có liên quan gì tới các thần sát (Không Vong,...). Thân chào.
  7. Bài viết để tham khảo. Thêm một quy tắc mới về xác định điểm vượng trong vùng tâm Chủ đề “Một đánh giá về Thương Quan“ của Toahuongquy trong mục Tử Vi bên tuvilyso.org có đoạn viết: “ 6, Trùm Thượng Hải Chu Bác Tuyền mệnh: Mậu Tuất - Tân Dậu - ngày Mậu Tuất - Bính Thìn Bát tự trùm Thượng Hải Chu Bác Tuyền, nhân thìn tuất xung, bính hỏa vô căn, không thể cấu thành thương quan phối ấn, chỉ có thể cấu thành thương quan hỉ tỉ cách, tẩu giáp tý ất sửu vận mặc dù gặp quan sát, nhân có thương quan hồi khắc, khiến cho không thể khắc tỉ kiếp mà phá cách, nên mệnh chủ có thể trên Bến Thượng Hải long tranh hổ đấu, dương danh lập vạn, được xưng đại gia công thương nghiệp "Nửa Thượng Hải". Đến sau bính dần vận, ấn tinh đắc địa, nhân có tỉ kiếp hóa tiết mà không thể cấu thành thương quan phối ấn cách, cho nên sự nghiệp như mặt trời lặn phía trời tây, không còn chói lọi. Cuối cùng trở thành một người trú tại khu hộ ở lều, làm tạp vụ công - trường kỳ bị quần chúng giám sát.“. Ðoạn này tác giả luận về Tài Quan Ấn qua các cách cục về Thương Quan như: “thương quan phối ấn“, “thương quan hỉ tỉ cách“…. Nó thuộc trình độ cao cấp nên bài luận sau đây tôi chỉ dừng lại ở mức độ trung cấp là xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này thông qua các vận hạn đã biết của người này. Sơ đồ Tứ Trụ như sau: Qua sơ đồ trên ta thấy Thân Thổ có 11,1đv trong vùng tâm nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của Thực Thương có 12,06đv, vì vậy Tứ Trụ này có Thân nhược và dụng thần phải là Kiêu Ấn /Ðinh tàng trong Tuất trụ năm. Nếu Ðinh là dụng thần thì vào đại vận Ðinh Mão là vận dụng thần thì nó phải là đẹp nhất trong cuộc đời của người này nhưng thực tế lại ngược lại hoàn toàn, ông ta không còn một xu nào và phải đi ăn mày. Tại sao lại như vậy ? Ðiều này chứng tỏ Ðinh (Hỏa) không thể là dụng thần được mà phải là kỵ thần. Ðể phù hợp với thực tế của ví dụ này thì dĩ nhiên Muốn Hỏa là kỵ thần thì bắt buộc Tứ Trụ này phải có Thân vượng. Do vậy ta phải đưa ra quy tắc mới là: “Nếu Thân nhược mà trong Tứ Trụ có 4 can chi tỷ kiếp (kể cả can ngày) thì điểm vượng trong vùng tâm của Thân được tăng 1đv, và 2đv nếu nó có từ 5 can chi tỷ kiếp trở lên“. Nếu sử dụng quy tắc này thì Thân có thêm 2đv thành 11,1đv + 2đv = 13,1đv, vì vậy điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Thực Thương 1đv nên Thân đã trở thành vượng. Ðiều này có thể được giải thích như sau: Thường thì trên thế giới khi các nước nhỏ chiếm đa số trên 50% thì khi bị một hay vài nước lớn nào đó xâm chiếm, hay áp bức, đô hộ thì họ sẽ đoàn kết để chống trả lại. Do vậy mà họ có thêm sức mạnh hơn là từng nước đơn phương chống lại các nước đó (ví dụ như các nước ở Ðông nam Á hiện nay về vấn đề Biển Ðông chẳng hạn). Ta thử áp dụng quy tắc mới này để phân tích các vận trình đã qua của người này xem có phù hợp hay không ? Nếu Tứ Trụ này có Thân vượng thì vì Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/Quý tàng trong Thìn trụ giờ. Thực Thương (Kim) và Quan Sát (Mộc) là hỷ thần. Các vân Nhâm, Quý, Giáp và Ất đều là các vận hỷ dụng thần nên rất đẹp, vì vậy ông ta đã nổi tiếng và trở thành triệu phú. Vận Bính Dần là kỵ vận nhưng may là Bính chỉ hợp và khắc Tân trụ tháng, nó không có khả năng sinh cho Thân (vì bị hợp) mà chi là Dần (Mộc) là hỷ thần có khả năng chế ngự Tỷ Kiếp (Thổ) trùng phùng (nhiều) trong Tứ Trụ. Vì vậy mà vận này ông ta mới chỉ bị hao tài chưa đến mức phải đi ăn xin. Vận Ðinh Mão thiên khắc địa xung với trụ tháng Tân Dậu làm cho toàn bộ Kim (Thực Thương) trong Tứ Trụ bị thương tổn không thể hóa Thân vượng để sinh cho Tài (Thủy) được nữa. Mặt khác Ðinh còn có thể hóa Mão (Mộc) cùng trụ để sinh cho Thân. Thân vượng không bị xì hơi còn được sinh phù, dẫn đến Tỷ Kiếp nhiều trong Tứ Trụ đã tranh đoạt Tài với Thân. Do vậy mà ông ta đã mất hết tài sản và phải đi ăn mày trong vận này.
  8. Chào Anh2001! Cái này thì trong lý thuyết tôi đã nói chi tiết rồi mà. 1 - Tổ hợp của các can trong Tứ Trụ thì chỉ có lệnh tháng mới có thể dẫn hóa được nó. 2 - Tổ hợp của can đại vận thì chỉ có lệnh tháng và chi đại vận mới có thể dẫn hóa được nó. 3 - Tổ hợp của can lưu niên thì chỉ có lệnh tháng và chi lưu niên mới có thể dần hóa được nó nếu chi lưu niên ở trong trạng thái động (nó xung khắc hay hợp với chi trong Tứ Trụ, đại vận hay tiểu vận). 4 - Riêng tổ hợp của can tiểu vận thì chỉ có chi tiểu vận mới có thể dẫn hóa được cho nó nếu chi tiểu vận ở trong trạng thái động. Riêng với các tổ hợp của thiên can thì không có cái gì có thể phá được chúng (trừ 1 trường hợp sẽ nói sau). Các tổ hợp này có thể bị cản không hóa được cục trong một số trường hợp cho dù chúng có thần dẫn (như trường hợp tôi mới đưa ra trong "Bài viết chỉ để tham khảo" vừa rồi). Thân chào.
  9. Chào minhbanking! Vì kiêu ấn trong Tứ Trụ này là nhiều nên nó có khả năng hóa hết quan sát Kim để sinh cho Thân (Mộc), vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần. Di chuyển về phương nam là Hỏa cũng rất tốt bởi vì nó là hỷ thần. Thân chào.
  10. Xin đính chính câu "Chủ đề “Ðào hoa mạn đàm” của htruongdinh trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org" ở trên, xin sửa lại thành "Chủ đề “Ðào hoa mạn đàm” của toahuongquy trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org" Xin lỗi mọi người vì sự sai sót này.
  11. Bài viết này chỉ để tham khảo Chủ đề “Ðào hoa mạn đàm” của htruongdinh trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org (và chủ đề “Ðào Hoa - Hồng diễm” của Kimcuong bên Huyền Không Lý Số), htruongdinh có đưa ra một ví dụ nữ giới có Tứ Trụ như sau: Vì lúc này chưa học tới chương trình cao cấp (luận đoán về Tài Quan Ấn) nên ở đây tôi chỉ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần. Qua tính toán chúng ta thấy với số điểm vượng trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương đủ, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Ất tàng trong Thìn trụ tháng. Do vậy 2 vận đầu tiên là Ất Mão và Giáp Dần là vận dụng thần phải rất thuận lợi cho người này. Nhưng qua các thông tin mà htruongdinh đã cho biết như sau: “...1 - Suốt trong Sát vận 4-14 tuổi, sức khỏe rất yếu, đương số bị hen suyển nặng. Năm Nhâm Tý (1972), bị sưng phổi và hen suyển nặng. 2 - Sang Quan vận (Giáp Dần) là vận thuận lợi cho học hành, công việc và lấy chồng. Nhờ có Ấn lộ trên trụ nên đương số học hành khá thông minh nhưng kết quả học luôn ở thứ hạng trung bình, công việc cũng trung bình. Trong 5 năm đầu Quan vận, đương số không quen với ai, trong 5 năm cuối Quan vận thì lấy chồng. Nhưng cuộc hôn nhân cực kỳ khó khăn và trở ngại, chung sống được ít ngày thì lại phải xa cách, phải sang Tài vận thì cuộc hôn nhân mới chính thức được công nhận”. Và htruongdinh đã kết luận: “Như vậy, có thể thấy đương số rất vất vả vượt qua hai vận Mộc. Nếu Mộc là dụng thần thì không đến nổi như vậy...”. Kết luận của htruongdinh là cực kỳ chính xác. Bởi vì ở đại vận Ất Mão có can Ất là Mộc còn thêm chi Mão hợp với Mùi trụ ngày hóa Mộc thành công thì nó phải là một đại vận huy hoàng nhất của cuộc đời nếu Mộc là dụng thần, nhưng ở đây nó lại hoàn toàn ngược lại. Tại sao lại như vậy ? Ðể phù hợp với thực tế của ví dụ này thì Mộc phải là kỵ thần, có nghĩa là Tứ Trụ này phải là cách Thổ độc vượng. Nhưng theo sách của cụ Thiệu thì nó không thỏa mãn điều kiện số 3 mà cụ viết “3 – Có đầy đủ bốn kho của các địa chi Thìn Tuất Sửu Mùi (3 chi cũng được)”. Tứ Trụ này chỉ có 2 kho là Thìn và Mùi nên nó không thể là cách Thổ độc vượng được, nhưng tại sao cụ Thiệu lại viết thêm “3 chi cũng được” ? Ðiều này chắc chắn có ẩn ý và theo tôi qua ví dụ này thì cái ẩn ý này chẳng có gì là khó đoán cả. Ðó là vì cách Thổ độc vượng có lệnh tháng là Thổ nên trạng thái của các can chi của nó chỉ tới Quan Ðới là cao nhất (nếu chi tháng là Thìn hay Mùi), còn nếu chi tháng là Tuất hay Sửu thì chả có can chi Thổ nào được lệnh cả. Chính vì lý do này nên không chỉ cụ Thiệu mà các sách khác cũng đưa ra điều kiện phải có ít nhất 3 chi Thổ trong Tứ Trụ để cho điểm vượng (tức sức mạnh, thế lực) của Thổ phải đủ cao để có thể thống trị được các hành khác trong Tứ Trụ mà thôi. Theo phương pháp của tôi thì điểm vượng (tức các trạng thái) của can hay chi là như nhau, vì vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này tôi phải sửa lại câu 3 về cách Thổ độc vượng thành : “3 – Trong Tứ Trụ phải có ít nhất 4 can chi là Thổ nếu lệnh tháng là Thìn hay Mùi và 5 can chi nếu lệnh tháng là Tuất hay Sửu”. Nếu sử dụng điều sửa đổi này thì rõ ràng Tứ Trụ trên thuộc cách Thổ độc vượng vì mặc dù trong Tứ Trụ này có 1 can Nhâm là Tài nhưng nó ở trạng thái tử tuyệt và bị khắc gần bởi Kỷ trụ ngày cũng như 7 can chi còn lại đều là kiêu ấn và tỷ kiếp. Nhưng nếu Thổ là dụng thần thì tại sao vận Giáp Dần có Giáp hợp với Kỷ trụ ngày hóa Thổ thành công mà thực tế lại không thuận lợi ? Xét cẩn thận ta thấy mặc dù Dần là kỵ thần nhưng nó chỉ xung 2 Thân trong Tứ Trụ nên nó không thể xấu như nó hợp hóa Mộc được, trong khi Giáp hợp hóa Thổ là dụng thần, vì vậy nếu tổng hợp lại thì đại vận này vẫn phải có nhiều thuận lợi thì mới đúng chứ không thể gặp nhiều bất lợi như htruongding đã cho biết được. Ðiều này chứng tỏ Giáp hợp Kỷ không thể hóa Thổ được. Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra giả thiết: Nếu can và chi của 1 trụ cùng hành (nếu chi này đã hóa cục thì phải lấy hành của hóa cục này) thì tổ hợp của can này không thể hóa cục được nếu hành của can chi này là quan sát của hóa cục này chỉ khi can này là chủ hợp (tức nó mang hành khắc can trong cùng tổ hợp). Nếu sử dụng giả thiết này thì Giáp hợp với Kỷ không thể hóa Thổ được vì mặc dù Giáp là can chủ hợp (nó mang hành Mộc khắc Kỷ mang hành Thổ) nhưng Giáp và Dần mang hành Mộc là quan sát của Thổ cục này. Nhưng Giáp chỉ có thể hợp và khắc Kỷ là dụng thần trong Tứ Trụ (nó không khắc được Mậu trụ năm...), vì vậy nó là vận xấu nhưng không quá xấu như vận Ất Mão. Vận Quý Sửu. Ta thấy Quý là kỵ thần nhưng bị Mậu trong Tứ Trụ hợp và khắc nên đã hóa giải, dĩ nhiên Thổ trong Tứ Trụ cũng bị tổn thương một ít. Bù vào sự tổn thương này là chi Sửu đại vận là Thổ xung Mùi trụ ngày nên dụng Thổ càng vượng, vì vậy vận này có nhiều thuận lợi đúng như htruongdinh đã viết “Phải sang vận Quý Sửu năm Ất Hợi mới làm đám cưới được...”. Vận Nhâm Tý. Ta thấy có 3 chi (2 Thân và Thìn) trong Tứ Trụ hợp với Tý đại vận hóa Thủy thành công đã thay đổi hành của chúng, vì vậy điểm vượng trong vùng tâm phải được tính lại. Thủy có 1,3đv được thêm 3,28đv của Thân trụ năm, 4,8đv của Thìn trụ tháng và 2,27đv của Thân trụ giờ thành 11,65đv. Kim có 5,55đv bị mất hết. Thổ có 19,8đv bị mất 4,8đv của Thìn còn 15đv. Ta thấy vào đại vận này, Tứ Trụ không còn là cách Thổ độc vượng được nữa bởi vì Tài có tới 4 can chi, hơn nữa lệnh tháng không phải Thổ. Do vậy ta phải xác định dụng thần theo cách thông thường. Tứ Trụ lúc này có Thân vượng mà kiêu ấn ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là quan sát Ất tàng trong Thìn trụ tháng (chứ không thể là cách Tòng Tài như htruongding đã viết - chả nhẽ htruongding không nhìn thấy một đống can chi Thổ là quan sát của Thủy hay sao?). Vào các năm Tý ở các đại vận thường có tai họa bởi vì các năm đó đều phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm nên dụng thần đều là Ất và hỷ thần là Thủy. Nhưng tại sao các năm đó hay có tai họa ? Bởi vì mặc dù Thủy là hỷ thần nhưng thế lực của Thủy và Thổ đều khá mạnh mà không có Kim làm dụng thần thông quan hóa giải sự tương tranh này nên Thủy và Thổ đều bị tổn thương. Muốn biết sự tổn thương (tức nặng nhẹ của tai họa các năm đó) thì phải tính điểm hạn của các năm đó xem cao hay thấp thì mới có thể biết được (đừng nghĩ rằng vào các vận hỷ dụng thần mà không có tai họa). Chúng ta thử xem một vài cao thủ được nhiều người tôn lên thành Ðại cao thủ Tử Bình luận mệnh này ra sao? Cao thủ PhieuDieu đã luận như sau: “Chào htd Muốn xem lá số này phải nhớ câu: "thổ kim thương quan sợ kiến quan, hỷ phùng ấn". Bát tự bính hỏa ấn nhược vô lực là xấu rồi, mừng có nhật chi tàng ấn, nhưng lực không đủ. Hiển nhiên vận gặp quan, sát phải khổ rồi. Đến sửu vận mộ khố của thương quan là đáng mừng, nhưng ngặt nỗi sửu quá mạnh xung mùi, gốc của ấn bị phá thì hỏi làm sao trọn vẹn được. Tý vận, tý hợp thìn thân thành thủy cục giải tỏa 1 phần cái xấu nhưng tý múi tương hại, cái gốc ấn cũng bị phá, hợi vận cũng vậy do hợi nhập mộ thìn nên chẳng có gì tốt. Dụng thủy tài hóa thương quan là hạ cách, không thể nào bằng được dụng hỏa ấn chế thương quan vậy. Các đại vận trải qua không gặp vận ấn vượng, đến cuối đời mới thấy thì thật đáng tiếc lắm thay. PhieuDieu“. Không cần biết ông PhieuDieu đã luận theo trường phái Tử Bình nào thì câu đầu tiên: “Bát tự bính hỏa ấn nhược vô lực là xấu rồi, mừng có nhật chi tàng ấn, nhưng lực không đủ.“ là hoàn toàn vô lý. Bởi vì Bính lộ ở trụ tháng là chính Ấn được lệnh (nó ở trạng thái Quan Ðới), vì vậy nó là tự vượng nên không cần Ðinh tàng trong Mùi trụ ngày là gốc của nó trợ giúp, cho nên Mùi có bị xung hay không cũng chả ảnh hưởng gì tới nó. Hơn nữa một đống can chi là Thổ không bảo vệ được Bính (Ấn) này sao? Chưa cần nói tới Thủy trong Tứ Trụ chỉ có duy nhất là Nhâm trụ giờ, can tàng là tạp khí không được tính ở đây, mà cứ cho được tính đi thì Nhâm ở tử tuyệt tại lệnh tháng còn bị khắc gần bởi Kỷ trụ ngày thì Nhâm có thể nhận được sự trợ giúp của 3 can tàng Thủy chỉ là tạp khí trong 2 Thân và Thìn hay không? Dĩ nhiên một thằng đang hấp hối còn bị một lũ đầu trâu mặt ngựa nhảy vào đấm đá thì nó có được ngậm sâm hay uống nhung lúc đó cũng vô ích mà thôi. Vậy thì Nhâm có thể làm xước nổi móng chân hay móng tay của Bính hay không? Một điều cơ bản về mệnh lý học còn chưa nắm được thì các điều luận sau sao có thể đúng được.
  12. Vì có sự cố nên phải xóa và đăng lại M- (4/6, 4/7, 5/3 và 5/5) M-4/6 : Nữ sinh ngày 30/11/1983 lúc 2,00’. Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, Hợi trụ tháng bị khắc gần và Nhâm bị khắc trực tiếp. 1 - Tân có 7đv được Sửu sinh cho 1/3đv của nó thành 8,37đv (vì nó có Tuất gần cùng hành). 2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 191/34 (Tân ở đây là kiêu ấn được lệnh, gần Nhật can và được Sửu (Thổ) cùng trụ sinh cho vì vậy kiêu ấn được xem là đủ) thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ năm. Mộc là dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thủy có 0,5đh. Thổ và Hỏa có -0,5đh. M-4/7 : Nữ sinh ngày 8/11/1958 lúc 19,10’. Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý và Giáp với Kỷ đều không hóa, Hợi bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thổ) lớn hơn Kim, Thủy và Mộc trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân khá vượng và tài tinh là hỷ thần 1 mà quan sát, kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 50/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân tàng trong Tuất trụ năm. Kim làm dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần đều có -0,5đh. ........................ M-5/3 : Nam sinh ngày 20/9/1978 lúc 9,30’ . Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có bán hợp của Tị với Dậu hóa Kim (vì có Tân dẫn hóa), Dậu của trụ tháng và Ất bị khắc gần. Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã được mô tả trên sơ đồ . Thân (Mộc) nhỏ hơn quan sát (Kim), vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Thủy). Nhưng trong tứ trụ không có kiêu ấn nên dụng thần thứ hai phải là tỷ kiếp. Nhưng trong tứ trụ cũng không có tỷ kiếp, vì vậy dụng thần thứ 3 phải là kỵ thần thực thương (Hỏa) (bởi vì trong thực tế người ta vẫn có thể lấy độc để trị độc) và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong Ngọ trụ năm (vì Quan sát khắc (hay nó bị kiêu ấn xì hơi để sinh cho Thân) Thân nên là xấu nhất, tài tinh làm hao Thân và sinh cho kỵ thần quan sát cũng là rất xấu, chỉ còn thực thương mặc dù xì hơi Thân là xấu nhưng nó khắc kỵ thần quan sát là có lợi một ít cho Thân). Hỏa là dụng thần có -1đh. Thổ có 1đh (vì nó xì hơi dụng thần Hỏa để sinh cho kỵ thần Kim là xấu nhất). Kim có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần nên đều có -0,5đh. M-5/5 : Nam sinh ngày 8/7/1968 lúc 20,00’. Từ 4/2/2008 đến 8/7/2008 người này không có hạn. 1 - Nếu Mão trụ ngày ở trong hợp khắc được Kỷ cùng trụ cũng ở trong hợp thì điểm hạn và điểm vượng g vùng tâm của các hành như sau: Thân (Thổ) có 1đv nhiều hơn thực thương, tài tinh và quan sát, vì vậy Nhật Chủ vượng. Nếu Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 57/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Thân của trụ năm. Nếu như vậy thì điểm hạn của 6 tháng đầu năm 2008 là thấp mới có thể chấp nhận được. Từ ví dụ này chúng ta đã tìm ra quy tắc : Nếu can và chi trong cùng trụ đều bị hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau.
  13. III – Thân nhược và ví dụ minh họa Mẫu 5 cho Thân nhược M-5/1 : Nữ sinh ngày 13/6/1961 lúc 20,16’ . Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có: Canh và Giáp bị khắc gần, Tân được Sửu cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, Sửu trụ ngày được Đinh cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, nhưng không có các tổ hợp. Thân (Hỏa) nhỏ hơn thực thương Thổ, vì vậy Nhật Chủ nhược. Thân nhược mà Thổ là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn là (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp ở trụ tháng. Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên có 1đh. Hỏa là hỷ thần có -0,5đh. Thủy và Thổ là kỵ thần đều có 0,5đh. M-5/2 : Nam sinh ngày 7/4/1971 lúc 12,50’ Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Ngọ trụ giờ không hợp được với Tuất trụ ngày (vì lực hợp của Ngọ với Tuất là 8đv không lớn hơn lực xung của Thìn với Tuất là 8đv), Hợi bị khắc gần và 2 Nhâm bị khắc trực tiếp . Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có điểm vượng vùng tâm nhỏ hơn quan sát và tài tinh, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát và tài tinh đều có điểm vượng trong vùng tâm bằng nhau. Chúng ta nhận thấy quan sát khắc Thân xấu hơn so với tài tinh chỉ là làm hao Thân, vì vậy quan sát (Thổ) phải là kỵ 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân ở trụ năm. Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc Kim nên nó có 1đh. Thủy có -05đh. Thổ và Mộc là kỵ thần nên có 0,5đh. M-5/4 : Nam sinh ngày 21/5/1949 lúc 22,00’ . Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Hợi trụ giờ bị khắc trực tiếp, Tị bị khắc gần, không các tổ hợp. Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Kim) nhỏ hơn Hỏa, vì vậy Nhật Chủ nhược (vì nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn không sinh được ½ đv của nó cho Thân). Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là kiêu ấn (Thổ), nhưng ở đây kiêu ấn lớn hơn Thân trên 20đv, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 27/12 thì kiêu ấn trở thành kỵ thần có 0,5đh. Cho nên dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Tị trụ tháng. Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim nên nó có 1đh. Thủy là kỵ thần có 0,5đh. Mộc khắc Thổ là kiêu ấn quá vượng làm lợi cho Thân nhiều hơn là làm hao tổn Thân, vì vậy nó được xem là hỷ thần có -0,5đh. M-5/6 (xem ví dụ 45): Nam sinh ngày 5/9/1977 lúc 3,00’ am . Tháng 3/1978 bị đi kiết rất nặng. Từ ví dụ này chúng ta đã đưa ra giả thiết 82/45 : Nếu can hay chi trong cùng trụ trong Tứ Trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh sẽ bị giảm ít nhất 1/10 đv của nó chỉ khi nó là thực thương. Bảng lấy dụng thần khi Thân nhược (Chú ý : “Kiêu ấn quá nhiều* ”, nó có nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn nhiều hơn của Thân ít nhấi 20đv). Bảng lấy dụng thần khi Thân vượng Chú thích : “Tỷ/kiếp – Quan/s >5đv”*, nó nghĩa là điểm vựợng trong vùng tâm của tỷ kiếp (Thân) nhiều hơn của quan sát ít nhất 5đv. “Tỷ/kiếp - Hỷ/dụng 1 < 1,5đv”*, nó nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của Tỷ kiếp (Thân) không lớn hơn 1,5đv so với điểm vượng trong vùng tâm của hành là hỷ dụng thần số 1 Qua đây chúng ta thấy xác định dụng thần khi Thân vượng mà kiêu ấn ít là phức tạp nhất. Do vậy tôi hy vọng bạn đọc cùng tôi kiểm tra các quy tắc đã đưa ra ở đây và tìm thêm các quy tắc mới. Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời
  14. Bài 14 (tiếp) : 4 - Kiêu ấn ít M-4/1 : Nam sinh ngày 20/13/1939 lúc 22,13’ Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh không hóa. Kỷ bị khắc trực tiếp, Sửu và Hợi bị khắc gần. 1 - Mặc dù Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Tuất nhưng nó nó vẫn khắc được Đinh (vì chúng ở cùng trong tổ hợp). 2 - Nhật Chủ (Nhâm) ở trạng thái Lộc tại Hợi trụ giờ có 4,05đv 3 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành : Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 55/43 thì dụng thần đầu tiên phải là thưc thương (Mộc) (bởi vì quan sát (Thổ) có tới 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân (Thủy) chỉ có 2 can chi và đắc địa Lộc, Thân chỉ hơi vượng, vì vậy nếu có thêm quan sát thì Thân dễ thành nhược). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ giờ. Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đh. Hỏa và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh. M-4/2 : Nam sinh ngày 3/13/1969 lúc 1,20’ : Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, nhưng có 2 Quý bị khắc trực tiếp và Tý bị khắc gần. 1 - Dậu có 6đv được thêm 50% đv của Kỷ cùng trụ sinh cho, vì vậy nó có (6 + 3,1.1/2) đv = 7,55đv, nhưng nó bị giảm 1/5 đv bởi Bính khắc cách 1 ngôi và ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7,55.4/5.1/2đv = 3,02đv. 2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 53/ thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Kỷ ở trụ năm (vì Thân có 3 can chi và nắm lệnh còn quan sát chỉ có 3 can chi). Thổ là dụng thần có -1đh. Kim (kiêu ấn) có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đv. Mộc và Hỏa là hỷ thần có -0,5đh. M-4/3 : Nam sinh ngày 11/11/1958 lúc 8,00’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý là không hóa, Thìn ở trụ giờ và Nhâm bị khắc trực tiếp, Quý và Hợi bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv lớn hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 52/17 thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Mậu trụ năm (quan sát chỉ có 4 can chi còn Thân mặc dù chỉ có 3 can chi nhưng nắm lệnh và điểm vượng trong vùng tâm của Thân lớn hơn của quan sát 5đv, vì vậy Thân được xem như có 5 can chi tỷ kiếp). Thổ là dụng thần có -1đh, Kim có 1đh, Thủy có 0,5đh, Mộc và Hỏa có -0,5đh M-4/4 : Nữ sinh ngày 29/9/1962 lúc 19,35’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa, Nhâm và Canh bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Kim) không lớn hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ nhược. Nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân (vì Nhật can được lệnh và kiêu ấn lớn hơn thực thương và tài tinh). Thân có (8,19 + 6.1/2)đv = 11,19đv nhiều hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ đã trở thành vượng. Nếu sử dụng giả thiết 54/48 thì Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít (vì Tuất đã hóa Hỏa chỉ còn Kỷ), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Dần của trụ năm (Hỏa quá mạnh vì nó có tới 4 can nên không cần thêm còn thực thương thì trở thành vô dụng). Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Hỏa có -0,5đh. M-4/5 : Nam sinh ngày 13/7/1982 lúc 10,12’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh và bán hợp của Tị với Dậu không hóa. Nhâm và Dậu bị khắc trực tiếp (nhưng Nhâm ở trong hợp nên nó vẫn khắc được Đinh cùng trong tổ hợp). Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ Thân (Hỏa) có trên 10đv nhiều hơn Thổ, Kim và Thủy, vì vậy Nhật Chủ là khá vượng. Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương đủ (vì nó có 2 chi là Tuất và Mùi đều nhược ở vùng tâm) thì thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Nhâm ở trụ năm. Thủy là dụng thần có -1đh. Mộc có 1đh. Hỏa có 0,5đ . Thổ và Kim có -0,5đh. M-4/8 : Nam sinh ngày 2/2/1966 lúc 6,00’ am Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Bính với Tân không hóa, Đinh và Mão đều bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã mô tả trên sơ đồ. Thân (Hỏa) lớn hơn Thổ, Kim và Thủy trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Quý ở trụ giờ (vì mặc dù điểm vượng của Thân chỉ lớn hơn quan sát có 1,37đv nhưng thế lực của Thân quá mạnh, nó có tới 3 can chi và đắc địa Lộc tại Ngọ trụ năm, còn quan sát chỉ có Quý ở trụ giờ). Thổ làm dụng thần có -1đh. Mộc khắc dụng thần Thổ có 1đh. Hỏa có 0,5đh. Kim và Thủy là hỷ thần có -0,5đh. III – Thân nhược và ví dụ minh họa
  15. Tất cả đều đúng, Anh2001 giỏi lắm. Tạm thời chúng ta cứ thừa nhận như vậy, sau này có trục trặc gì sẽ sửa, hiệu chỉnh tiếp cho phù hợp với các ví dụ trong thực tế, nhất là về ngoại cách, vì tôi có quá ít ví dụ về nó để nghiên cứu. Thân chào.
  16. Maithon đã viết trong chủ đề “Chú thích Kim Thần” trong mục Tử Bình trang 2/8 bên trang web tuvilyso.net (Vào đọc bài trong diễn đàn cũ): "....Cách Kim Thần thật sự cần đến 3 điều kiện: giờ Kim Thần + ngày sinh tương hợp + mùa sinh tương hợp, mới thành Kim Thần Cách. Rất hiếm gặp, nên tốt nhất là ta nên bỏ Kim Thần cách nếu không nắm rõ các yếu tố của nó, vì cũng ít gặp lắm. Chân Kim Thần Cách có cách lấy Dụng Thần riêng biệt, biến hóa theo mùa sinh. Nếu đúng cách Kim Thần, thật sự phát như mãnh hổ. Kinh nghiệm đã gặp duy nhất 1 trường hợp, vào hỏa vận trong 3 năm lên 3 chức, hiện đang có thế có thần trong giới kinh doanh ở VN nên không đưa trụ lên được..." Còn một số cách định nghĩa khác về Kim Thần Cách nhưng tôi chưa tìm lại được. Nói chung khi trong Tứ Trụ có Kim Thần thì người ta thường lấy Hỏa làm dụng thần để dự đoán về Quan vận, còn dự đoán về tai họa thì vẫn lấy dụng thần như bình thường. Thân chào.
  17. Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành Chương 11 Xác định điểm hạn của ngũ hành I - Điểm hạn của ngũ hành 1 – Khái niệm về điểm hạn của ngũ hành Ta đã biết hành nào trong năm hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ có lợi nhất cho hành của Thân được gọi là hành của dụng thần, còn những hành khác cũng có lợi cho Thân được gọi là các hành hỷ thần và dĩ nhiên sẽ có các hành không có lợi cho Thân được gọi là các hành kỵ thần. Tương tự như xác định điểm vượng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt để diễn tả mức độ mạnh hay yếu của các can chi theo lệnh tháng thì ở đây qua các ví dụ trong thực tế tôi cũng đã xác định được điểm hạn cho các hành để diễn tả khả năng tốt hay xấu của các hành với Thân. Tôi quy ước điểm hạn của các hành xấu là kỵ thần không lợi cho Thân mang dấu dương (+), còn các hành tốt là hỷ thần và dụng thần có lợi cho Thân thì mang dấu âm (-). 2 - Điểm hạn của ngũ hành a – Hành làm dụng thần có -1đh (điểm hạn). b – Hành khắc dụng thần có 1đh (trừ trường hợp quan sát là dụng thần thì kiêu ấn có 1đh hay Thân nhược mà thực thương làm dụng thần thì tài tinh có 1đh). c – Các hành khác là hỷ thần có -0,5đh. d – Các hành không khắc dụng thần là kỵ thần có 0,5đh. Nếu Thân nhược thì các hành kiêu ấn và tỷ kiếp mang dấu âm còn các hành thực thương, tài tinh và quan sát mang dấu dương. Nếu Thân vượng, kiêu ấn không nhiều thì hành Thân và kiêu ấn mang dấu dương còn hành thực thương, tài và quan sát mang dấu âm. 3 - Các trường hợp ngoại lệ a – Nếu Thân nhược nhưng kiêu ấn có ít nhất 20đv nhiều hơn Thân thì kiêu ấn mang dấu dương. b – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì quan sát mang dấu dương. c – Thân nhược mà trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp, nếu phải lấy kỵ thần thực thương làm dụng thần thì thực thương mang dấu âm. d - Nếu Thân nhược mà điểm vượng (trong vùng tâm) của Thân không có quá 1 đv ít hơn so với quan sát là kỵ thần số 1 và thế lực của Thân không yếu hơn thế lực của quan sát, tức số can chi mang hành của Thân không ít hơn số can chi mang hành của quan sát (trong đó mỗi điểm Lộc, Kình dương hay nắm lệnh của mỗi hành này cũng như hành nào lớn hơn hành kia ít nhất 5 đv trong vùng tâm thì hành đó coi như được thêm 1 can hay 1 chi) cũng như điểm vượng của kiêu ấn không nhỏ hơn điểm vượng của quan sát thì điểm hạn của thực thương có thể mang dấu âm. II – Thân vượng và các ví dụ minh họa 1 - Kiêu ấn không có trong tứ trụ M-1/1 : Nam sinh ngày 24/5/1936 lúc 9,46’ có tứ trụ :
  18. Anh2001 đã giải thích cho anhphongkiem rất chính xác rồi đấy, sau đây tôi trình bầy các bước phải thực hiện như sau. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi Tứ Trụ trên được mô tả trong sơ đồ sau: Bước 1 ta phải xác định trong Tứ Trụ có các tổ hợp hay không cũng như xác định chúng có hóa được hay không? Ta thấy ở hàng can có Bính trụ ngày hợp với Tân trụ giờ nhưng không hóa Thủy được (chú ý Bính trụ năm không thể hợp được với Tân trụ giờ vì cách ngôi). Ở hàng chi ta thấy có tam hội Dần Mão Thìn cũng không hóa được. Bước 2 ta phải xem các tổ hợp này có bị phá không ? Ta thấy tam hội không có chi nào xung phá (chỉ có Tý Ngọ và Mão Dậu gần nhau trong Tứ Trụ mới có thể phá được tam hội). Ngũ hợp của các thiên can thì không có chuyện bị xung mà phá được cả (trừ trường hợp đặc biệt sẽ nói sau). Bước 3 ta phải khoanh tất cả các can hay chi bị khắc gần hay trực tiếp. Ở đây ta thấy Bính trụ năm bị khắc gần bởi Quý trụ tháng và Tị trụ tháng bị khắc trực tiếp bởi Quý cùng trụ. Do vậy ta phải khoanh tròn Bính và Tị để biết chúng không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác. Còn Thìn trụ ngày bị khắc gần bởi Mão trụ giờ thì ở trong hợp đã được khoanh rồi không cần khoanh vòng thứ 2 nữa. Bước 4 ta phải xác định xem Nhật can Bính có điểm vượng Lộc hay Kình dương ở các chi nào trong Tứ Trụ hay không ? Ta thấy ở đây Nhật can Bính chỉ ở trạng thái Lộc ở Tị trụ tháng nhưng điểm này chính là điểm vượng của Nhật can rồi nên không được tính thêm lần thứ 2 tại Tị nữa. Bước 5 ta bắt đầu tính điểm vượng của các can chi sau khi sinh khắc với nhau và vào đến vùng tâm chúng còn lại là bao nhiêu? Bước 6 ta phải cộng tất cả các điểm vượng của từng hành trong vùng tâm lại với nhau. Ðó chính là điểm vượng của các hành trong vùng tâm (như đã trình bầy ở trên). Bước 7 ta phải căn cứ vào số điểm này để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này. Anhphongkiem thử tính xem kết quả có đúng theo như tôi đã tính không? Giả dụ như theo sơ đồ trên thì ngũ hợp của Bính trụ ngày với Tân là không hóa nên Tân bị khắc gần bởi Bính trụ ngày. Tam hội Dần Mão Thìn cũng không hóa nên Thìn trụ ngày bị khắc gần bởi Mão trụ giờ và bị khắc cách 1 ngôi bởi Dần trụ năm.... (câu b ) Thân chào.