VULONG
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
511 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
26
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by VULONG
-
Để tiện cho việc xác định dụng thần, nếu hành nào không có can chi trong Tứ Trụ ta đánh dấu # nhưng nếu nó có can tàng phụ thì ta phải lấy số điểm cao nhất của can tàng phụ thuộc hành này và ghi bên cạnh ký hiệu này. Ví dụ như của Minh Quân phải được biểu diễn như sau: 1...............0,5..............-1...........-0,5...........0,5 Mộc..........Hỏa............Thổ..........Kim..........Thủy 7,02...........3,7.............#4,1..........10............11 Hành Thổ không có can chi nào trong Tứ Trụ nên ta đánh dấu (ký hiệu) là # nhưng hành Thổ có can tàng phụ là Mậu trong Tị trụ ngày có 4,1đv nên ta phải ghi 4,1 bên cạnh dấu # là #4,1. Nhìn vào sơ đồ này ta thấy ngay Thủy là kỵ thần số 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn, nó chính là Mậu tàng trong Tị trụ ngày và hành Thổ (dụng thần) có -1đh. Sau đó dễ dàng thấy Mộc khắc Thổ (dụng thần) phải có 1đv, Hỏa và Thủy cũng là kỵ thần nhưng chỉ có 0,5đh còn Kim là hỷ thần có -0,5đh. Còn nếu hành Thổ không có cả can tàng phụ thì ta phải lấy đến dụng thần thứ 2 là Tỷ Kiếp, đó là Tân ở trụ giờ....Còn nếu Tỷ Kiếp cũng không có cả can chi và các can tàng phụ thì vì Thực Thương là kỵ thần số 1 nên ta phải lầy đến dụng thần thứ 3 là kỵ thần Tài tinh làm dụng thần (?). Thân chào.
-
Đại khái phải hiểu vì sao lại gọi là Thân nhược hay vượng, sau đó mới có khái niệm dụng thần là cái gì để mà phải chọn (hay xác định)... Minhbanking cứ từ từ đọc lại lý thuyết đi rồi sẽ hiểu. Thân chào.
-
Tôi đã toán học hóa các phần xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần rồi nên anhphongkiem cứ theo thế mà áp dụng không cần phải suy luận theo phương pháp cổ làm gì cho nó phức tạp. Đến các bậc đại sư về Tử Bình tới giờ vẫn phải kết luận là: "Loại phương pháp nhận định dụng thần cùng kỵ thần này thật sự là quá phức tạp, một chút quy tắc cũng không, tính sử dụng không mạnh, mười người mệnh sư hiện đại đưa một bát tự lấy dụng thần cùng kỵ thần, ít nhất sẽ có năm loại đáp án trở lên" - Hoàng Đại Lục - Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa. Ở đây đã có "Đầy đủ các Quy Tắc" rồi, Anhphongkiem chỉ cần theo các Quy Tắc đó để xác định được Thân vượng hay nhược là đã thành công 60%, còn về xác định dụng thần thì về cơ bản chỉ cần hiểu rõ Kiêu Ấn, Thực Thương... thế nào là không có, ít, đủ và nhiều cũng như hành nào là kỵ thần số 1 (hành có số điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất trong các hành là kỵ thần) là OK. Tất nhiên đối với các ví dụ thông thường thôi còn đối với các Tứ Trụ thuộc ngoại cách thì phải theo các quy tắc xác định khác (hiện giờ tôi vẫn đang nghiên cứu chúng). Anhphongkiem và mọi người cứ mạnh dạn xác định đi. Chỉ có như vậy thì tôi mới biết được những ưu khuyết điểm của cuốn sách để sửa lại cho đúng và rõ nghĩa. Thân chào.
-
Anhphongkiem tính đúng tất cả, khá lắm, nhưng tại sao không xác định tiếp dụng thần?
-
-
-
Minh Quân hãy xem bài giải ví dụ này của Anhphongkiem phía dưới. Anhphongkiem đã giải đúng tất cả. Thân chào.
-
-
Sai hết rồi. Minh Quân phải giải ra như trên thì tôi mới biết được các phép tính nào sai chứ. Thân chào.
-
Minh Quân đọc lại Cách hóa khí: "D - Cách hóa khí Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42). 1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi) a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can. b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này). c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?). d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa. e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?). Dụng thần là hành của hóa cục này. Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục." Tứ trụ này không thỏa mãn điều kiện d. Thân chào.
-
Không phải như vậy đâu. Ở đây tôi vẫn chọn Thực Thương là vì theo nền tảng lý thuyết mà tôi đã đưa ra (qua suy luận và các ví dụ trong thực tế). Đó là khi Thân vượng mà Kiêu Ấn đủ thì khả năng hóa Quan Sát của nó để sinh cho Thân (là xấu) chỉ bằng khả năng của Quan Sát khắc Thân (là tốt). Do vậy Quan Sát đã trở thành trung hòa không tốt mà cũng không xấu (nhàn Thần). Chính vì vậy mà dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương. Trước đây vì số quy tắc tính điểm hạn còn quá ít nên có thể lúc đó tôi lấy dụng thần là Thực Thương thấy không đúng mà phải lấy Quan Sát thì mới đúng thì phải. Nhưng nay xem lại thì thấy không có ví dụ nào đã sử dụng quy tắc này và tôi cũng không còn có ý nghĩ lấy Quan Sát như ví dụ này là đúng nữa. Sau này nếu gặp một ví dụ nào đó khi Kiêu Ấn đủ mà phải lấy Quan Sát làm dụng thần đầu tiên thì sẽ nghiên cứu lại sau. Thân chào.
-
Trước đây tôi chỉ có ý định giới thiệu một ít về "Phương Pháp Tính Điểm Hạn" trong chương trình Tứ Trụ trung cấp này nhưng nay tôi quyết định mở lớp Tứ Trụ cao cấp để giúp những ai yêu thích và muốn nghiên cứu môn Tử Bình này. Do vậy chương trình Tứ Trụ trung cấp đến đây là kết thúc xin mọi người quan tâm vào đọc tiếp chủ đề: "Lớp học Tứ Trụ cao cấp tự do cho tất cả mọi người" Thân chào.
-
Anh2001 lý luận rất sắc bén. Tôi đã phải kiểm tra lại tất cả 216 ví dụ mẫu trong sách thì không thấy ví dụ này. Điều này chứng tỏ trước đây khi nghiên cứu một ví dụ nào đó tôi đã thừa nhận và đưa vào đây nhưng bây giờ thi thấy nó vô lý nên phải sửa lại là : "dụng thần đầu tiên của ví dụ này phải là Thực Thương". Cám ơn Anh2001 đã chỉ ra sai lầm của ví dụ này. Thân chào.
-
Thường can nào dẫn hóa thì hóa cục đó thuộc về thần của can dẫn hóa đó nhưng nếu có cả 2 can khác nhau (ví dụ là Giáp và Ất) lộ dẫn hóa thì có thể coi hóa cục đó không thuộc hẳn về 1 thần nào cả nên Thất sát Giáp ở đây đã bị mất tác dụng (coi như bị hợp hóa mất). Nếu Ất lộ là Quan không bị hợp và chi Dần cũng không bị hợp thì Giáp là Sát tàng trong Dần là bản khí được xem là Quan sát hỗn tạp. Thân chào.
-
-
Chào Anh2001! "c - Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp.": "Tổ hợp" ở đây có thể hiểu là "Cách cục" của tứ trụ phải đẹp hay quý hiển, còn từ "Thiên khô" có thể hiểu như các từ "Bất cập", "Thái quá" ở đoạn trích sau. Cách cục của Tứ Trụ sẽ nói đến trong chương trình Tứ Trụ cao cấp. Anh2001 có thể tham khảo trước đoạn trích trong cuốn "Tôi tự học đoán mệnh" của Lâm Thế Đức như sau: CÁCH-CỤC THÀNH-BẠI - của Lâm Thế Ðức http://www.tuvilyso.com Page 27 of 90 "Mỗi Mệnh-Cục đều có CÁCH-CỤC, khi đã cố định rồi, nhưng phải xem trong số có chia ra thành-công hay có phá-hoại CÁCH-CỤC hay không như vầy, tìm DỤNG-THẦN cũng không phải dễ lắm. Nay chúng tôi có thể ghi rõ những Cục-Mệnh chỗ nào thànhcông và chỗ nào thất-bại, để quý-vị biết rõ phần nào. CÁCH-CỤC thành-công của các CÁCH. A. CHÁNH-QUAN-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN cường (SINH, VƯỢNG, QUAN-ĐỚI), có TÀI-TINH sinh QUAN-TINH. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu ((THAI, DƯỠNG, SUY), CHÁNH-QUAN cường mạnh có ẤN sinh NHẬT-NGUYÊN. 3. CHÁNH-QUAN không có THẤT-SÁT lẫn lộn. B. THIÊN, CHÍNH-TÀI-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH cũng cường lại gặp QUAN-TINH. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI-TINH cường, có ẤN và TỶ hộ NHẬT-NGUYÊN. 3. NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH yếu, có THỰC, THƯƠNG sinh TÀI. C. THIÊN. CHÍNH-ẤN-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN cường, ẤN yếu, có QUAN, SÁT mạnh. 2. NHẬT-NGUYÊN cường, ẤN cường, có THỰC, THƯƠNG xích-khí (chiết đi) của NHẬT-NGUYÊN. 3. NHẬT-NGUYÊN cường, nhiều ẤN-TINH, có TÀI-TINH lộ và mạnh. D. THỰC-THẦN CÁCH 1. NHẬT-NGUYÊN cường, THỰC-THẦN cũng cường, lại gặp phải TÀI-TINH. 2. NHẬT-NGUYÊN cường, SÁT quá mạnh, THỰC, THẦN chế-ngự THẤT-SÁT nhưng không nên có TÀI-TINH, nếu có phải yếu đuối thì không sao. 3. NHẬT-NGUYÊN yếu, THỰC-THẦN mạnh, có ẤN sinh NHẬT-NGUYÊN. E. THẤT-SÁT-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN rất mạnh (LỘC-VƯỢNG-TRƯỚNG-SINH). 2. NHẬT-NGUYÊN cường, SÁT càng cường hơn, có THỰC, THẦN chế ngự THẤT-SÁT. 3. NHẬT-NGUYÊN yếu, SÁT mạnh có ẤN-TINH sinh NHẬT-NGUYÊN. 4. NHẬT-NGUYÊN và THẤT-SÁT quân-bình, không có QUAN-TINH lẫn lộn. F. THƯƠNG-QUAN-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN cường. THƯƠNG-QUAN mạnh, có TÀI-TINH lộ. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu, THƯƠNG-QUAN mạnh, có TÀI-TINH lộ. 3. NHẬT-NGUYÊN yếu, THƯƠNG-QUAN mạnh, có ẤN-TINH sinh NHẬTNGUYÊN. 4. NHẬT-NGUYÊN cường, SÁT mạnh, có THƯƠNG-QUAN chế SÁT-TINH. CÁCH-CỤC BỊ PHÁ HOẠI A. CHÁNH-QUAN-CÁCH. 1. Có THƯƠNG-QUAN nhưng không có ẤN. 2. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI. 3. Có THẤT-SÁT lẫn lộn. B. THIẾN, CHÍNH-TÀI-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH yếu, có nhiều TỶ, KIẾP. 2. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI. 3. NHẬT-NGUYÊN yếu, THẤT-SÁT mạnh, TÀI cũng mạnh, sinh SÁT-TINH hại NHẬT-NGUYÊN. C. PHIẾN, CHÍNH-ẤN-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN YẾU, ẦN cũng yếu, TÀI-TINH mạnh phá ẤN. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu, SÁT quá mạnh, lại có QUAN lẫn lộn 3. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI. D. THỰC-THẦN CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN cường, THỰC-THẦN yếu, lại gặp THIÊN-ẤN. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu, có thực mạnh lại có TÀI-TINH tái lộ THẤT-SÁT. 3. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI. E. THẤT-SÁT CÁCH. 1. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu, không có ẤN. 3. TÀI-TINH mạch sinh SÁT, không có THỰC, THƯƠNG chế SÁT. F. THƯƠNG-QUAN CÁCH. 1. Gặp phải QUAN-TINH. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu, lại nhiều TÀI-TINH. 3. NHẬT-NGUYÊN cường, THƯƠNG-QUAN yếu, lại nhiều ẤN-TINH. 4. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI. CÁCH-CỤC có thành công có phá-cục, nhưng cũng nên bổ túc 2 điều nữa là 1. THÁI-QUÁ. 2. BẤT-CẬP - Làm sao là THÁI-QUÁ, ấy là quá nhiều. - Thế nào là BẤT-CẬP, ấy là thiếu thốn. CÁCH CỤC THÁI-QUÁ. A. CHÁNH-QUAN-CÁCH. 1. QUAN-TINH mạnh lại nhiều, NHẬT-NGUYÊN yếu đuối. 2. QUAN-TINH mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu, lại gặp phải nhiều TÀI-TINH. B. THIÊN-CHÍNH TÀI-CÁCH. 1. TÀI-TINH mạnh, lại nhiều, NHẬT-NGUYÊN quá yếu. 2. TÀI mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu, lại thêm nhiều THỰC, THƯƠNG. C. THIÊN, CHÍNH-ẤN-CÁCH. 1. ẤN-TINH mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI yếu. 2. ẤN mạnh, TỶ, KIẾP nhiều, THỰC yếu, THƯƠNG yếu, TÀI QUAN cũng yếu. D. THỰC, THƯƠNG CÁCH. 1. THỰC, THƯƠNG nhiều và mạnh, NHẬT yếu, không có ẤN lại có TÀI mạnh. 2. NHẬT cường, SÁT yếu, THỰC, THƯƠNG mạnh, chế SÁT thái quá lại không có TÀI-TINH. E. THẤT-SÁT CÁCH. 1. SÁT mạnh lắm, NHẬT-NGUYÊN yếu, không có THỰC, THƯƠNG. 2. TÀI mạnh và nhiều, NHẬT-NGUYÊN yều SÁT nhiều. CÁCH CỤC BẤT-CẬP A. CHÁNH-QUAN-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN mạnh, QUAN yếu, không có TÀI-TINH. 2. NHẬT-NGUYÊN mạnh, QUAN yếu, lại thêm nhiều ẤN-TINH, hoặc có THƯƠNG-QUAN khắc QUAN-TINH. B. THIÊN, CHÍNH-TÀI-CÁCH. 1. NHẬT-NGUYÊN mạnh, thêm nhiều TỶ, KIẾP, LỘC, NHẬN. 2. TÀI-TINH không gặp THỰC, THƯƠNG, lại có nhiều TỶ, KIẾP. C. THIÊN, CHÍNH-ẤN-CÁCH. 1. TÀI mạnh, không có QUAN-TINH. 2. Nhiều TỶ, KIẾP. D. THƯƠNG THỰC-CÁCH. 1. ẤN mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu. 2. NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI QUAN nhiều. E. THẤT-SÁT CÁCH. 1. THỰC mạnh, không có TÀI-TINH. 2. NHẬT-NGUYÊN mạnh, ẤN mạnh." Thân chào.
-
Ðúng là như vậy (tạm thời cho đến thời điểm này). Thân chào.
-
Ví dụ để tham khảo. Ví dụ 27 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"): Năm 2007 là năm Đinh Hợi thuộc đại vận Tân Mão, tiểu vận Đinh Dậu và Mậu Tuất. 1 - Mệnh này Thân nhược, quan sát Mộc là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên lấy kiêu ấn nhưng trong tứ trụ không có nên phải lấy dụng thần thứ 2 là tỷ kiếp Mậu ở trụ tháng. 2 – Trong tứ trụ có bán hợp của Dậu với Sửu không hóa nhưng nó bị phá tan bởi trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu. Vào đại vận Tân Mão và năm Đinh Hợi có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa. 3 - Trụ năm Ất Mão TKĐX với trụ ngày Kỷ Dậu có 0,38đh (vì Ất chỉ vượng ở đại vận). Nếu sử dụng giả thiết 160a/27 thì tiểu vận Đinh Dậu TKĐX với đại vận Tân Mão chỉ có 1đh (vì Đinh vượng ở tiểu vận và tiểu vận TKĐX với đại vận). Có 4 trụ TKĐX với nhau nên có thêm 0,3đh. 4 - Dụng thần Mậu tử tuyệt ở lưu niên có 1đh. 5 - Nhật can Kỷ nhược (thai) ở lưu niên có 0đh. 6 – Đinh tiểu vận vượng tại tiểu vận nên khắc Tân đại vận có 1đh. Tân đại vận vượng ở lưu niên có 0,5đh nhưng bị Đinh khắc mất hết. 2 Ất trong tứ trụ thất lệnh chỉ vượng ở đại vận, vì vậy mỗi Ất có 0,5đh can (Ất động vì nó bị Tân khắc). Mão đại vận khắc Dậu tiểu vận có 0,15đh và Dậu trụ ngày có 0,3đh. Mão trụ năm khắc Dậu trụ ngày có 0,15đh (vì cách 1 ngôi). Dậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 1 hung thần có 0,13đh. Mão đại vận có 1 Không Vong có 0,25đh. 7 – Sét trụ tháng có Mậu chỉ vượng ở đại vận nên khắc được Đất dịch chuyển trụ ngày và đất mái nhà lưu niên có 0,75đh. Tổng số là 6,28đh. Tam hội cục ngoài tứ trụ có ít nhất 2 chi của nó ở trong tứ trụ khác nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1đh còn 5,28. Số điểm này vẫn không thể chấp nhận được bởi vì không có tai họa nào trong tiểu vận Đinh Dậu, ngoại trừ vào tháng 2 năm 2007, chị ta phải mổ trĩ nhưng không phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Nếu sử dụng giả thiết 254/27 thì 0,25đh của Không Vong bị mất hết (can cùng trụ của Không Vong bị khắc 1đh), vì vậy tổng số của các điểm hạn còn 5,03đh. Số điểm này cũng không thể chấp nhận được. Tại sao lại như vậy ? Bởi vì người này đã may mắn sống ở phương nam (so với nơi sinh của cô ta – sinh Bắc nhưng sống ở Sài Gòn) là phương của Hỏa mạnh, bạn bè và bà mẹ tuổi Bính, Đinh (sinh các năm có can là Bính hay Đinh) và cách giải cứu mà cô ta tự nghĩ ra là đeo sợi dây truyền có hình mặt trời (hay con ngựa - Ngọ) rực lửa ở giữa ngực. Do vậy điểm hạn có thể từ 5,03 giảm xuống dưới 4,4đh nên cô ta không phải nằm lại bệnh viện để điều trị (?). Đây là người đầu tiên (trên trang web “tuvilyso.com”, vào khoảng cuối tháng 12/2006) đã hỏi tôi qua p.m về cách giải cứu hạn của cô ta năm 2007. Các nguyên nhân chính gây ra hạn này là bởi các điểm hạn của nạp âm, TKĐX, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc. Do vậy ta phải dùng Hỏa để giải cứu vì Hỏa có thể xì hơi Mộc để sinh cho Thân (Thổ) và chế ngự Kim. Thân nhược, quan sát là kỵ 1 mà dụng thần đầu tiên là kiêu ấn Hỏa không có trong tứ trụ để hóa Mộc sinh cho Thân (Thổ). Cho nên tai họa đã xẩy ra vào tháng Dần, đó là tháng và mùa mà Mộc vượng nhất, còn Kim ở tử tuyệt không có khả năng để chế ngự Mộc. Nếu như điểm hạn của các giả thiết được áp dụng ở đây là chính xác và các cách để giải cứu ở trên có thể làm giảm được ít nhất 0,6đh là đúng thì đây chính là một niềm hy vọng lớn cho chúng ta trong công cuộc ngăn chặn các tai họa đe dọa tới tính mạng của con người.
-
Phần lý thuyết về tranh phá hợp của các địa chi sẽ được trình bầy trong Bài 18 : Các ví dụ mẫu xây dựng lý thuyết. Thân chào.
-
Cái này thì tôi chỉ hiểu đại khái là Thủy thì lấy tên là Sông, Suối, Nước, Sương (mù), .... mạnh nhất chắc là Biển hay Ðại dương như Thái Bình Dương, Ðại Tây Dương... thì phải. Tốt nhất là hỏi các cụ Ðồ nho ấy. Thân chào.
-
Tôi thay nội dung Bài 17 thành Bài 16 và ngược lại. Bài 16 : Các cách giải cứu cơ bản Chương 18 Các cách giải cứu cơ bản I – Đặt tên (điều quan trọng nhất) Khi trẻ mới được sinh ra chúng ta phải xác định ngay tứ trụ của nó, sau đó xác định điểm vượng vùng tâm của các hành và dụng thần chính của tứ trụ. Qua sự mạnh hay yếu của các hành với dụng thần chúng ta sẽ biết được dụng thần có lực hay không có lực để đặt tên mang hành của dụng thần nhiều hay ít cho phù hợp. Ví dụ : Nếu dụng thần của tứ trụ là Thủy mà hành Hỏa hay Thổ quá vượng thì phải đặt tên có hành Thủy nhiều như Biển, Sông, Hồ, mưa,….. , còn nếu Thủy không quá yếu, Hỏa và Thổ không quá mạnh thì chỉ cần đặt tên có hành Thủy yếu như Hơi Nước, Sương Mù, …… . Nếu Thổ quá vượng mà Mộc là hỷ thần thì có thể đặt tên mang hành Mộc có lợi hơn tên mang hành Thủy cho dù dụng thần vẫn là Thủy, nhất là khi Thủy không quá nhược trong tứ trụ,…….Hoặc nếu Kim là hỷ thần thì cũng có thể đặt tên mang hành Kim, vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy. Dụng thần của các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy để đặt tên. II – Phương hướng cần sinh sống (quan trọng thứ 2) Sau cách đặt tên thì đến phương để sinh sống cũng rất quan trọng trong việc giải hạn, vì nếu dụng thần mang hành nào thì người này nên sống ở phương mang hành đó là tốt nhất. Theo môn Tứ Trụ thì phương ở đây được so với nơi người này được sinh ra (hiện giờ tôi vẫn chưa biết chính xác là phải cách vị trí được sinh ít nhất là 10km; 20km hay 30km). 1 - Thủy là dụng thần bị Thổ khắc Nếu Thủy là dụng thần thì người này nên sống về phương bắc so với nơi người này được sinh ra, vì phương bắc là phương của Thủy vượng nó sẽ hỗ trợ một phần Thủy cho dụng thần Thủy và làm Thổ bị suy yếu đi một phần. Tại một năm đã được dự đoán có hạn rắt nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thổ và Hỏa thì nó cần rất nhiều Thủy để giải cứu, người này ở phương bắc chưa đủ mà phải xuống sống ở dưới thuyền như dân chài lưới ở sông hay biển. Nếu như làm được một căn nhà bằng thủy tinh và nó được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra là lý tưởng nhất (?). Bởi vì thủy tinh mang hành Kim, nó có khả năng sinh cho dụng thần Thủy, nhưng điều quan trọng hơn là sống trong ngôi nhà thủy tinh, người đó luôn luôn nhìn thấy các phía đều là nước bao bọc, đó chính là con đường mà Thủy có thể vào được tứ trụ của người này để phù trợ cho dụng thần Thủy mạnh hơn cũng như nó có thể ngăn cản được phần lớn các tác dụng xấu từ bên ngoài của các hành Hỏa và Thổ tới dụng thần Thủy trong tứ trụ của người này (?). Ví dụ : Giả sử qua tứ trụ của một người, chúng ta xác định được người này sẽ có hạn nặng vào năm X. Tai họa này sẽ được gây ra bởi các tác động xấu từ vũ trụ tới tứ trụ của người này tại năm đó. Các tác động xấu này bắt buộc phải xuyên qua lớp nước dầy này mới đến được tứ trụ của người này, cho dù chúng đi từ trong lòng của trái đất lên. Cho nên lớp nước dầy này có thể sẽ ngăn cản được phần lớn các tác động xấu này, vì vậy tai họa tại năm đó có thể sẽ không còn nặng như vậy. Ngoài ra có thể dùng Mộc (nếu Mộc là hỷ thần và dụng thần Thủy không quá nhược) để giải cứu (như câu 4), hoặc dùng Kim (nếu Kim là hỷ thần) vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy (như câu 5). 2 - Thổ là dụng thần bị Mộc khắc Nếu dụng thần Thổ không quá nhược mà Kim là hỷ thần, thì người này nên sống ở phương Tây so với nơi sinh, vì phương Tây là phương của Kim vượng nó sẽ làm cho Mộc bị suy yếu đi một phần. Giả sử tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Mộc khắc dụng thần Thổ thì tốt nhất người này nên đi về phương tây và sống trong lòng một mỏ sắt, bởi vì dụng thần Thổ được lòng đất mẹ che trở và khí Kim hộ vệ (vì là mỏ sắt). Nếu cẩn thận thì từ cửa hang vào bên trong treo vài trăm thanh gươm hay kiếm của các võ sĩ Tầu hay Nhật (nhớ phải vứt bỏ bao) thì bố khí Mộc dám bén mảng tới. Tất nhiên về logic là như vậy nhưng nó có giải cứu được hay không thì chúng ta phải có các thực nghiệm mới có thể biết được. Nếu Dụng thần Thổ quá yếu mà Hỏa là hỷ thần thì đầu tiên phải lấy Hỏa để giải cứu, vì Hỏa có khả năng hóa Mộc để sinh cho dụng thần Thổ, vì vậy người này nên sống ở phương nam là phương của Hỏa vượng (như câu 3). 3 – Hỏa là dụng thần bị Thủy khắc Nếu Hỏa là dụng thần mà bị Thủy khắc thì người này nên sống ở phương nam vì phương nam là phương của Hỏa vượng sẽ bổ xung một phần Hỏa cho dụng thần và làm Thủy suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thủy khắc Hỏa thì tốt nhất người này đi về phương nam và sống trong rừng già (vì nó có Mộc nhiều) và ở phía nam của một ngọn núi lửa đang hoạt động. Khí Thủy từ phương bắc xuống phải qua ngọn núi lửa mới đến được người này thì tất nhiên nó phải bị suy yếu đi rất nhiều. Gần ngọn núi lửa cũng như ở gần bếp lò rèn Hỏa nhiều sẽ hỗ trợ được phần nào cho dụng thần Hỏa và nếu người này còn sống trong rừng già thì càng tốt vì có thêm Mộc của rừng già sẽ hóa một phần nào Thủy để sinh cho dụng thần Hỏa. Nếu Thổ là hỷ thần và dụng thần Hỏa không quá nhược thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 2), hoặc nếu Mộc là hỷ thần thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 4). 4 – Mộc là dụng thần bị Kim khắc Người này nên sống ở phương đông, vì phương đông là phương Mộc vượng sẽ hỗ trợ một phần Mộc cho dụng thần Mộc và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Kim khắc Mộc thì tốt nhất người này chui vào một gốc cây cổ thụ trong rừng già ở phía đông để sống hoặc sống trong một ngôi nhà bằng gỗ được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra. Bởi vì ở giữa lòng hồ Thủy quá vượng, nó sẽ hóa được phần lớn khí Kim từ vũ trụ đến để sinh cho dụng thần Mộc. Nếu Hỏa là hỷ thần và dụng thần Mộc không quá nhược thì ta có thể dùng Hỏa để giải cứu (như câu 3), hoặc nếu Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1). 5 – Kim là dụng thần bị Hỏa khắc Người này nên sống ở phương tây bởi vì phương tây là phương Kim vượng sẽ hỗ trợ một phần Kim cho dụng thần Kim và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Hỏa khắc Kim thì phải dùng Kim để giải cứu (như câu 2) . Nếu dụng thần Kim không quá nhược mà Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1). III - Lấy chồng hay lấy vợ (điều quan trọng thứ 3) Lấy chồng hay lấy vợ cũng là một cách giải hạn khá quan trọng. Nếu trụ năm của người chồng và người vợ của anh ta là thiên hợp địa hợp với nhau thì nó thường là tốt và nó là tốt nhất khi chúng hóa thành hỷ dụng thần của cả hai người, nhưng nếu chúng hóa thành kỵ thần khắc dụng thần của một trong hai người hoặc cả hai người thì nó có thể là xấu nhất. Cái cần tránh nhất là trụ năm của hai người không được TKĐK với nhau, vì nếu như vậy thì lúc nào hai người cũng đã có một ít về điểm hạn khắc nhau. Ngoài ra 2 người nên chọn sao cho các hành nào đó của người này nhiều có thể bù trừ cho sự thiếu hụt của người kia. Có như vậy thì cuộc sống của hai người sẽ thuận lợi hơn nhiều. Ví dụ : Nếu dụng thần của người này là Mộc mà hành Mộc của người kia lại nhiều là rất tốt, nhất là Mộc lại là tài tinh chẳng hạn thì tiền tài dễ kiếm.... IV – Ngăn chặn về hình, tự hình và hại Chúng ta đã biết hình và hại do các địa chi gây ra mà các địa chi là đất, nó nghĩa là đất nước mà con người đang sống ở trong đó. Đó chính là xã hội của con người, nó vô cùng phức tạp, ở trong đó phát sinh ra mọi thứ tệ nạn xã hội từ tốt đến xấu. Một trong các tệ nạn xấu của xã hội đó chính là con người làm hại lẫn nhau, chúng được gọi là hình và hại, còn nếu do chính các thói xấu của mình mà làm hại chính mìmh được gọi là tự hình. Do vậy nếu một ai muốn giải cứu các tai họa được gây ra bởi các điểm hạn chính của hình, tự hình hay hại thì tất nhiên người này phải rời xa những người đó, xã hội đó, với mọi tham vọng hay tuyệt vọng của chính mình. Một trong các cách giải cứu này là bãi quan, từ chức rút về ở ẩn trong rừng hay trên núi cao hoặc trong các chùa, nhà thờ,…… nghĩa là sống cách ly với xã hội và con người. Đối với trẻ em còn bé nhỏ thì các bậc cha mẹ, anh chị em, người lớn …. phải hết sức chú ý và chăm sóc tốt cho em bé đó. Bởi vì hình và hại có thể do người lớn gây ra hoặc do chính em bé đó đùa nghịch mà gây lên. V - Nghề nghiệp và mầu sắc Mầu sắc của quần áo mặc hay các thứ trong nhà (cây cảnh, bàn, ghế, giường, tủ....) cũng như khi trưởng thành nên làm những nghành, nghề theo đúng hành của dụng thần thì cuộc sống chắc chắn sẽ thuận lợi hơn nhiều (vì chúng cũng có một phần nào bổ xung thêm cho hành làm dụng thần). VI - Các hạn chưa có cách nào để ngăn chặn Các hạn được gây ra bởi các điểm hạn của thiên khắc đia xung, nạp âm, các hợp cục gây ra đại chiến, đại chiến 1 hay đại chiến 2,…….. thì đến giờ tôi vẫn chưa có một ý tưởng nào để ngăn chặn chúng. Các cách ngăn chặn (giải cứu) cơ bản ở trên tôi cũng chỉ từ các suy luận có lý mà đưa ra, còn chúng có giá trị hay không thì tôi chưa biết. Bởi vì năm 2004 tôi mới được biết đến môn này qua cuốn Dự Đoán Theo Tứ Trụ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa. Sau đó tôi tự nghiên cứu không có thầy và bạn, vì vậy tôi chưa có thời gian và điều kiện để thử nghiệm chúng trong cuộc sống.
-
Bài viết để tham khảo Cách cục và dụng thần là hai hay một ? Theo như Hoàng Ðại Lục tác giả cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Giảng Nghĩa“ đã viết: “Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“. (Trích từ chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“, bài dịch của toahuongquy bên tuvilyso.org). Có nghĩa là nếu Nhật can là Ðinh mà sinh tháng Hợi thì vì Hợi mang hành Thủy khắc Nhật can Ðinh mang hành hỏa nên cách cục đầu tiên của Tứ Trụ này được gọi là Cách Chính Quan nhưng nếu trong Tứ Trụ có Mão và Mùi thì Hợi hợp với Mão và Mùi hóa Mộc mà Mộc (Ấn) là hành sinh cho Thân Hỏa nên cách cục của Tứ Trụ từ Cách Chính Quan đã trở thành Cách Chính Ấn. Một điều mới lạ là ông ta cho rằng Cách cục là gì thì dụng thần chính là hành của Cách cục đó. Cho nên với Cách cục là Chính quan thì ông ta cho rằng dụng thần là Chính quan còn Cách cục đã thay đổi từ Chính Quan thành Chính Ấn thì dụng thần của Cách Chính Ấn phải là Chính Ấn. Sự thay đổi này Hoàng Ðại Lục cho rằng dụng thần đã thay đổi (hay dụng thần đã biến hóa). Thêm một điều mới lạ nữa là khi đã xác định được Tứ Trụ là Cách cục gì tức dụng thần là gì rồi thì ông ta khẳng định nó sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của người có Tứ Trụ đó. Bằng chứng là ông ta đã viết tiếp: “Đến đây, cái gì là dụng thần, cái gì là dụng thần biến hóa, ở trong bản nghĩa Tử Bình Chân Thuyên đã thể hiện không sót rồi. Chúng ta có thể xác nhận: thuyết dụng thần trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, chính là cái mà nguyệt lệnh có thể dụng và chữ định cách. Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại. Trong thư tịch mệnh lý hiện đại, cũng có luận về dụng thần biến hóa, nhưng cùng thuyết Trầm thị không dính dáng nhau. Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa, mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“. Ðoạn này ông ta muốn nói đại ý là chỉ có các : “…sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng.“, còn các sách : “Trong mệnh học kinh điển như Tử Bình Chân Thuyên, Thần Phong Thông Khảo, Uyên Hải Tử Bình cùng với Tam Mệnh Thông Hội, căn bản là không tồn tại cái gọi là dụng thần thăng bằng, phù ức, thông quan, điều hậu như thuyết về các loại này trong mệnh thư hiện đại.“. Có nghĩa là ông ta cho rằng theo các sách “mệng học kinh điển " tuế vận không can dự vào Tứ Trụ để làm dụng thần thay đổi" như các sách “mệnh lý hiện đại“ (ví dụ như phương pháp của tôi). Từ đây cho thấy cái mấu chốt, cái mới lạ là ông ta cho rằng khi đã xác định được Cách cục tức Dụng thần của Tứ Trụ rồi thì nó sẽ không bao giờ thay đổi bởi tuế vận nữa. Nếu vậy thì theo tôi cái định nghĩa “Dụng thần biến hóa“ tức “Dụng thần biến đổi“ của ông ta thực chất chỉ là khâu xác định dụng thần chính trong Tứ Trụ mà thôi bởi vì nó có thời gian can dự vào đâu mà cho là biến hóa. Nếu như các phương pháp của các sách mệnh lý hiện đại mà theo cách định nghĩa của ông ta thì ví dụ : Nếu một Tứ Trụ có Nhật can thất lệnh chẳng hạn thì đầu tiên phải cho là Thân nhược nên dụng thần phải là Kiêu Ấn để sinh Thân hoặc Tỷ Kiếp để trợ Thân nhưng nếu trong Tứ Trụ có quá nhiều Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp nên Thân quá vượng thì dụng thần phải là Tài , Quan Sát hay Thực Thương chẳng hạn thì cho rằng dụng thần đã thay đổi tức “Biến Hóa“ từ Kiêu Ấn… sang Tài Quan…hay sao ? Thật là một cái định nghĩa không lấy gì là chính xác cả. Sau đây tôi lấy ví dụ số 1 của ông ta trong chủ đề “Luận dụng thần thành bại ứng cứu“, được dịch bởi toahuongquy bên tuvilyso.org để chứng minh xem Cách cục và Dụng thần là 2 hay 1 như sau: Hoàng Ðại Lục đã viết: “1 - Như mệnh Lưu Trừng Như: Quan….. thực….. nhận…...tấn Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp Tuất………dậu…….Sửu…….thìn Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“. Sau đây là bài luận của tôi: Sơ đồ xác định các điểm vượng trong vùng tâm: Theo phương pháp của tôi, chưa cần biết Cách cục của Tứ Trụ này là gì nhưng có thể xác định chính xác dụng thần của Tứ Trụ này là Mộc, do vậy đến tuổi trung niên vào các vận Giáp Dần và Ất Mão là các vận dụng thần, chúng là 2 đại vận huy hoàng nhất cuộc đời của người này. Do vậy người này đã đại phát tài. Còn theo phương pháp của Hoàng Ðại Lục thì cho rằng dụng thần của Tứ Trụ này là Tài (Kim) vì Tứ Trụ này có Cách Chính Tài. Vậy thì tại sao người này không phát tài ở vận Tài là Canh Tuất và Tân Hợi đi mà tới vận kỵ thần là Giáp Dần, Ất Mão mới phát ? Qua đây thì rõ ràng Kim không mang tính chất là dụng thần, vì vậy tôi có thể khẳng định mặc dù Tứ Trụ này có Cách Chính Tài nhưng dụng thần phải là Mộc chứ không phải là Kim. Cho nên Cách cục và dụng thần hoàn toàn không có gì liên quan tới nhau (tức là 2 chứ không phải là 1). Cách cục chỉ nói lên sự tốt hay xấu (tức quý hay tiện) của Tứ Trụ nhiều hay ít, còn các điều quý hay tiện này phát được hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào vận theo dụng thần được xác định theo Thân vượng hay nhược chứ không phải được xác định dựa theo Cách cục. Nói đơn giản (hay nói một cách thô thiển) là Cách cục chỉ là tên gọi của Tứ Trụ theo một quy tắc nào đó mà thôi. Tiếp theo chúng ta thử hỏi, theo phương pháp của ông ta thì khi đã xác định được Cách cục của Tứ Trụ rồi thì Cách cục này có bị thay đổi bởi tuế vận hay không ? Ta lấy ngay đoạn mà ông ta đã viết được trích ở trên: “Giải đọc: nếu như đinh hỏa nhật nguyên sinh ở hợi nguyệt, nhâm thủy trong hợi chính là chính quan của nhật nguyên, lấy dụng phải lấy chính quan cách. Nhưng nếu như trong bát tự có hai chữ mão mùi (chỉ một chữ mão cũng có thể), thì hợi mão mùi tam hợp thành mộc, đem hợi thủy chính quan ban đầu trở thành mão mộc ấn tinh, dụng thần cũng theo đó trở thành ấn cách.“. Nếu trong Tứ Trụ không có Mão và Mùi thì rõ ràng Tứ Trụ này vẫn là Cách Chính Quan nhưng đến tuế vận có Mão và Mùi thì dĩ nhiên tam hợp Hợi Mão Mùi đã hóa Mộc. Vậy thì Cách Chính Quan còn hay không khi Hợi đã biến thành Mộc (Ấn) ? Rõ ràng ông ta đã khẳng định ở trên là Hợi (Quan) đã biến thành Mộc (Ấn) nên thành Cách Chính Ấn rồi còn gì nữa. Từ đây tôi có thể kết luận điều mà ông ta khẳng định là dụng thần chính là hành của Cách cục của Tứ Trụ và Cách cục tức dụng thần không bị tuế vận làm cho thay đổi như các sách mệnh lý học hiện đại nói tới là hoàn toàn sai lầm.
-
Chào Tham! Anh2001 đã tính điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm rất chính xác. Qua đó ta thấy Tứ Trụ có Thân quá vượng còn có Kiêu Ấn quá nhiều sinh cho, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh /Bính tàng trong Tị trụ ngày. Ðáng tiếc Bính tử tuyệt nên khả năng của dụng thần quá yếu mà Tị lại hóa Thủy nên coi như vô dụng (chú ý : Mặc dù Tị đã hóa Thủy nhưng Bính là can tàng bản khí của Tị vẫn không mất). Các vận Canh Thân và Kỷ Mùi đều là kỵ vận nên thường là không thuận lợi, xấu nhiều tốt ít. Vận Mậu Ngọ có Mậu hợp với Quý trụ ngày hóa Hỏa thành công (Chú ý : Nhật can được xem là một can bình thường khi nó hợp với tuế vận hóa cục) mà chi là Ngọ không bị hình xung khắc hại thì đáng ra nó phải là đại vận huy hoàng nhất của cuộc đời nhưng đáng tiếc là Ất Mộc tàng trong Thìn trụ năm ở trạng thái tử tuyệt nên nó không có khả năng làm dụng thần thông quan cho sự tương xung của 2 hành Thủy và Hỏa. Chính điều này có thể đã làm cho Hỏa và Thủy (nhất là Hỏa) bị thương tổn nên Tham đã gặp nhiều điều không thuận lợi như vậy. Nếu đúng như vậy thì phải dùng nhiều Mộc trong môi trường sống để giải cứu, như ở về hướng Ðông, nhất là trong rừng hay nơi có nhiều cây to, hoặc trong phòng ở có nhiều cây cảnh có nhiều lá (chú ý là cẩn thận ở trong phòng ngủ phải thoáng vì ban đêm cây không nhả ô xy như ban ngày đâu mà nó cũng hô hấp như con người nên dễ bị thiếu ô xy khi ngủ là nguy hiểm đấy). Vận Ðinh Tị cũng là vận dụng thần nhưng Ðinh bị Quý chế ngự nên giảm tốt, còn chi là Tị lại hợp với Thân hóa Thủy nên trở thành kỵ thần. Nói chung vận này tốt ít và cũng cần Mộc như vận Mậu Ngọ. Vận Bính Thìn cũng là vận dụng thần. Bính vượng hợp với Tân trong Tứ Trụ nên nó bị giảm tốt một chút nhưng nó khắc Tân là kỵ thần nên vẫn còn tốt nhiều hơn xấu, nhưng đáng tiếc là chi Thìn hợp với Dậu trụ tháng hóa Kim là kỵ thần nên sự tốt đã bị giảm còn bị giảm thêm một chút nữa. Vận Ất Mão và Giáp Dần có Mộc rất nhiều là hỷ thần nhưng đáng tiếc Hỏa không có nên bị Canh Tân trong Tứ Trụ vượng khắc hoặc hóa Kim (ẤT với Canh). Vì vậy ở 2 vận này lại cần đến Hỏa rất nhiều để khống chế Kim, như phải sống ở phương nam.... (Sắp tới sẽ đến bài "Các cách giải cứu cơ bản" sẽ biết). Nói chung đây là một Tứ Trụ không được đẹp nên cần phải được bổ cứu bằng ngũ hành bên ngoài Tứ Trụ, tức trong môi trường sống của người đó. Thân chào.
-
Chào học hỏi! Các can được xem là động như sau: 1 - Các can nằm trong các tổ hợp (hóa hay không hóa) giữa Tứ Trụ với tuế vận hay giữa đại vận, lưu niên, tiểu vận với nhau (chú ý: các can giống với các can trong tổ hợp mà ở bên ngoài tổ hợp này không được xem là động cũng như tổ hợp chỉ có các can trong Tứ Trụ thì các can này cũng không được xem là động). 2 - Các can giữa Tứ Trụ và tuế vận khắc nhau, khi đó các can trong Tứ Trụ giống các can này mới khắc được nhau cũng được xem là động (kể cả khi chúng khắc cách ngôi). 3 - Các can giữa đại vận, lưu niên, tiểu vận khắc nhau. Ví dụ: Ta thấy Bính đại vận hợp với Tân trong Tứ Trụ nên Bính đại vận và Tân là động nhưng Bính trụ giờ không ở trong tổ hợp nên vẫn là tĩnh. Kỷ lưu niên khắc Quý trong Tứ Trụ nên 2 can này là động, khi đó Kỷ trong Tứ Trụ mới động nên mới khắc được Quý. Giả sử Quý được thay bằng Ất thì Ất khắc được Kỷ lưu niên thì khi đó nó mới khắc được Kỷ trong Tứ Trụ, vì vậy 3 can này được xem là động. Ðiều này chỉ đúng theo lý thuyết của tôi (theo trường phái của cụ Thiệu) là các can trong tổ hợp không có khả năng khắc các can ở ngoài tổ hợp và ngược lại. Thân chào.
-
Chào Anh2001! Tứ trụ: Mâu 3.......Tân 9.......Quý 4,8.........Canh 10 Thìn 3........Dậu 9........Tị 6.............Thân 10 Ðầu tiên ta xét lực hợp của Thìn với Dậu và Tị với Dậu xem thằng nào mạnh hơn. Lực hợp của Thìn với Dậu là 3đv (chú ý ở đây phải lấy chính điểm vượng của nó tại lệnh tháng, không được lấy điểm vượng của nó trong vùng tâm), còn lực hợp của Tị với Dậu là 6.1/2 đv = 3đv (vì Tị phải hợp với Thân). Ta thấy 2 lực này bằng nhau nhưng vì lực hợp của bán hợp bao giờ cũng mạnh hơn lực hợp của lục hợp khi lực hợp của chúng bằng nhau (theo quy tắc ưu tiên) nên ở đây Tị với Dậu là bán hợp sẽ thắng lực hợp của Thìn với Dậu. Ta xét tiếp lực hợp của Dậu với Tị có 9.1/2 đv = 4,5đv (vì Dậu phải hợp với Thìn), còn lực hợp của Thân với Tị là 10đv (không bị giảm vì nó không hợp với chi nào cả), vì vậy Thân đã hợp được với Tị hóa Thủy. Tị bị Thân "ôm chặt" không thể "xí xớn" với Dậu được nữa ("thực tế" thì có thể không hẳn như vậy), do vậy Thìn lúc này mới có thể hợp được với Dậu để hóa Kim. Thân chào.