VULONG
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
511 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
26
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by VULONG
-
Ví dụ minh họa về khả năng tranh phá hợp của các địa chi. Sau đây là ví dụ trong chủ đề "Khả năng tranh phá hợp của các địa chi" tại mục "Tử Bình-Bát Tự" này. "Đây là ví dụ thứ 3 trong "Kỳ 4. Lấy lộc là tài" cuốn "Bát Tự Trân Bảo" của Đoàn Kiến Nghiệp được dịch bởi Phiêu Diêu trong mục Tử Bình bên trang web: "Huyền Không Lý Số". "Ví dụ. Khôn tạo Đinh Mùi - Kỷ Dậu - ngày Tân Sửu - Tân Mão Mệnh này rất nhiều người lấy tài làm dụng thần, mão mộc cực suy, không có nguyên thần sanh trợ, về lý không thể làm dụng thần. Lấy lộc làm dụng thần, tài sát là kỵ thần. Vận quý sửu, năm canh thìn, cùng với người khác hợp tác đầu tư sản xuất dụng cụ chữa bệnh, kiếm rất nhiều tiền. Sửu thổ sanh kim, thìn thổ sanh kim, canh kim cũng không phải là kỵ thần lắm, là hợp tác với nhiều người đa phần về tiền bạc mà thôi." Qua đoạn dịch này tôi không hiểu khi ông Đoàn Kiến Nghiệp đã "Lấy lộc làm dụng thần, tài sát là kỵ thân" thì dĩ nhiên ta phải hiểu Kiêu Ấn (Thổ) và Tỷ Kiếp (Kim) phải là hỷ dụng nhưng câu sau ông ta lại viết "canh kim cũng không phải là kỵ thần lắm" . Vậy thì ở đây phải hiểu như thế nào khi ông ta lấy Dậu (Kim) là Lộc làm dụng thần thì Canh không phải là Kim thuộc hành của dụng thần hay sao ? Sau đây tôi sẽ chứng minh điều ông ta luận "Sửu thổ sanh kim, Thìn thổ sanh kim" nên phát Tài xem có đúng hay không ? Sơ đồ minh họa "Vận quý sửu, năm canh thìn" như sau: Trong tứ trụ có bán hợp của Sửu trụ ngày với Dậu trụ tháng hóa Kim nhưng trụ ngày bị trụ năm thiên khắc địa xung nên Kim cục bị phá chỉ còn tổ hợp. Do vậy điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như trên. Năm Canh Thìn thuộc đại vận Quý Sửu, tiểu vận Giáp Tý và Ất Sửu. Ta xét tiểu vận Giáp Tý. 1 - Tứ trụ này có Thân quá vượng mà Kiêu Ấn lại nhiều nhưng không thể là cách Kim độc vượng bởi vì có Đinh trụ năm được lệnh là Quan Sát của Thân Kim, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Ất tàng trong Mão trụ giờ. 2 - Theo sơ đồ trên ta thấy lực hợp của Sửu đại vận với Tý tiểu vận là (3 (của Sửu đại vận tại Sửu đại vận) + 2.5,1 (2 lần tại Thìn lưu niên)).1/3 (lấy điểm trung bình).1/2 đv (vì Sửu phải hợp với Dậu trụ tháng) = 2,2 đv là nhỏ hơn lực hợp của Thìn thái tuế với Tý tiểu vận là 8 (của Thìn tại Thìn thái tuế).1/2 đv (vì Thìn cũng phải hợp với Dậu trụ tháng) = 4 đv. Ta xét tiếp lực hợp của Tý tiểu vận với Thìn lưu niên là (5,1 (của Tý tại Sửu đại vận) + 2.3 (2 lần tại Thìn thái tuế)).1/3 (lấy điểm trung bình).1/2 đv (vì Tý phải hợp với Sửu đại vận) = 1,85 đv là lớn hơn lực hợp của Dậu trụ tháng với Thìn thái tuế là (9 (của Dậu tại lệnh tháng) + 4,2 (tại Sửu đại vận) + 2.3 (2 lần tại Thìn thái tuế).1/4 (lấy điểm trung bình). 1/3 (vì Dậu hợp với 2 Sửu và Thìn thái tuế) đv = 1,6 đv. Xin sửa lại đoạn này như sau: Lực xung của Mùi trụ năm với Sửu đại vận là (6 (tại lệnh tháng) + 3 (tại Sửu đại vận) + 2.5,1 (tại lưu niên)).1/4 đv (tính điểm vượng trung bình).1/2 đv (vì Mùi phải hợp với Mão trụ giờ)= 2,4 đv là lớn hơn lực hợp của Dậu với Sửu đại vận. Lực xung của Mùi với Sửu trụ ngày bị giảm thêm 1/3 (vì cách 1 ngôi) và giảm 2/3 (vì Mùi phải sinh cho Dậu gần), vì vậy nó chỉ còn 2,4.2/3.1/3 đv = 0,53 đv là nhỏ hơn lực hợp của Dậu với Sửu trụ ngày. Lực xung của Mão trụ giờ với Dậu trụ tháng là (3,1 + 5,1 + 2.8).1/4 (điểm trung bình).1/2 (vì Mão hợp với Mùi trụ năm).1/3 (vì Mão phải khắc Sửu gần).2/3 (vì Mão xung Dậu cách 1 ngôi) đv = 0,67 đv là nhỏ hơn lực hợp của 2 Sửu với Dậu. Do vậy Thìn thái tuế hợp được với Tý tiểu vận hóa Thủy còn Dậu trụ tháng chỉ hợp được với Sửu trụ ngày không hóa được Kim vì trụ năm Đinh Mùi thiên khắc địa xung với trụ ngày Tân Sửu và đại vận Quý Sửu nhưng nó vẫn còn bán hợp (vì 2 Sửu trong 2 trụ của bán hợp bị thiên khắc địa xung giống nhau). Từ đây ta thấy chính Thủy cục này có tác dụng xì hợi Thân vượng để sinh cho Tài mộc, vì vậy mà người này đã phát tài (Kỷ trụ tháng mặc dù được lệnh nhưng suy nhược ở tuế vận nên lực khắc của nó với Quý đại vận và Thủy cục không mạnh (lực khắc này bị giảm 3/4), vì vậy Quý vẫn khắc được Đinh trụ tháng và cùng Thủy cục có thể sinh cho Tài mộc). Qua ví dụ này chứng tỏ ông Đoàn Kiến Nghiệp không hề biết đến cách tính các lực tranh phá hợp của các địa chi nên mới ngộ nhận lấy Lộc (Kim) làm dụng thần cho Tứ Trụ này mà Thân kim đã quá vượng còn thêm "Sửu thổ sinh Kim, Thìn thổ Sinh Kim", Kim cực vượng thì phát tài kiểu gì khi Tứ Trụ không phải cách Kim Độc Vượng?". Chú ý: Một chi khắc với một chi hay với nhiều chi thì các lực khắc này không bị giảm và chúng bằng nhau (trừ khi khắc chi cách ngôi hay phải sinh hay khắc với chi....như lý thuyết đã đề cập), còn một chi hợp với nhiều chi thì lực hợp của chi này với mỗi chi chỉ bằng phần thương của lực khắc của nó chia cho số chi mà nó phải hợp và riêng mỗi lực hợp này bị giảm thêm nếu .....(như lý thuyết đã đề cập).
-
Xin đính chính lại phần định nghĩa về ít, đủ và nhiều của Kiêu Ấn trong chương trình trung cấp ở đoạn sau: "4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14). (44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).) Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ Kiêu ấn nhiều chỉ khi: a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn. b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên. Câu b này xin sửa lại là : b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh. c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm. Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14). ((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.) Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ Kiêu ấn đủ chỉ khi : a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv. Câu a này xin sửa lại là: a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn đều thất lệnh. b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm. Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14). (46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát. 47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)" Định nghĩa về ít, đủ hay nhiều của Thực Thương hay các thần khác cũng tương tự. Thành thật xin lỗi mọi người.
-
Xin đính chính lại phần định nghĩa về ít, đủ và nhiều của Kiêu Ấn trong chương trình trung cấp ở đoạn sau: "4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14). (44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).) Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ Kiêu ấn nhiều chỉ khi: a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn. b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên. Câu b này xin sửa lại là : b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh. c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm. Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14). ((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.) Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ Kiêu ấn đủ chỉ khi : a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv. Câu a này xin sửa lại là: a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn đều thất lệnh. b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm. Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14). (46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát. 47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)" Định nghĩa về ít, đủ hay nhiều của Thực Thương hay các thần khác cũng tương tự. Thành thật xin lỗi mọi người.
-
Bài 20 - Điểm hạn và khả năng của địa chi Y6 – Điểm hạn và khả năng của địa chi 92/ - Theo “Phương Pháp Tính Điểm Hạn” thì chi đại vận ở trạng thái động đầu tiên, vì vậy nó có thể tác động (như xung, khắc, hình, hại, hợp) với các chi khác đầu tiên, sau đó mới đến các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận, cuối cùng mới là Thái tuế (chi của lưu niên). Nếu các chi này tác động được với nhau thì khi đó các chi giống với chúng ở trong tứ trụ (không bị hợp) mới có khả năng như vậy (trừ chi tiểu vận). 1 - Điểm hạn của địa chi 92a/ - Các chi động trong tứ trụ hay giữa tứ trụ với tuế vận xung hay khắc với nhau gần cũng như chi của đại vận xung hay khắc với chi của lưu niên (thái tuế), mỗi lực có 0,3đh nếu chúng không là Thổ, và 0,15đh nếu chúng là thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Chi đại vận xung hay khắc với chi tiểu vận cũng như chi của tiểu vận xung hay khắc chi của lưu niên chỉ có 0,15đh nếu chúng không là Thổ và 0,07đh nếu chúng là Thổ. Các chi trong tứ trụ xung hay khắc nhau điểm hạn bị giảm ½ nếu chúng cách 1 ngôi và ¾ nếu chúng cách 2 ngôi. 92b/ – Riêng Thái tuế (chi của lưu niên) bị các chi khác (kể cả chi tiểu vận) khắc, mỗi lực có thêm 1đh, còn Thái tuế bị xung (kể cả các chi là Thổ) mỗi lực có thêm 0,5đh. 92c/ – Riêng lệnh tháng (chi của trụ tháng) bị các chi khác khắc gần có thêm 0,5đh, còn nó bị xung gần có thêm 0,25đh. (Chú ý : Các lực xung hay khắc gây ra các điểm hạn này không liên quan đến điểm vượng của chúng). 2 - Các lực xung, khắc hay hợp của các địa chi 93a/ - Ở đây, các chi không cần phải động và các lực này chỉ để xét khả năng tranh hay phá hợp của các địa chi. Các lực này hoàn toàn phụ thuộc vào độ vượng của chúng ở lưu niên (năm cần dự đoán). 93b/ - Các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận với các chi ở tuế vận cũng như chi đại vận với chi lưu niên (thái tuế), chúng đều được xem là gần nhau. 93c - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (khi tuế vận được xem như chưa xuất hiện) được xác định bởi chính điểm vượng của chúng tại lệnh tháng (chi của trụ tháng). 93d/ - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi tại một năm (lưu niên) bất kỳ được xác định bởi điểm vượng của chúng ở lưu niên đó như sau : Điểm vượng của các chi trong tứ trụ chính là điểm vượng trung bình của chúng tại lệnh tháng, đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên. Điểm vượng của chi tiểu vận và đại vận chính là điểm vượng trung bình của chúng tại chi đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên. Điểm vượng của chi lưu niên là điểm vượng của nó tại chi của lưu niên. (thái tuế) a - Lực hợp của các địa chi bị giảm 94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm : 94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần. 94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi. 94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi. b - Lực xung hay khắc của các địa chi 95/ Lực của 1 chi xung hay khắc với 1 hay nhiều chi và hợp với y chi bị giảm : 95a/19 - y/(y + 1).đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi gần. 95b/56 - y/(y + 1).đv và thêm 1/3.đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi cách 1 ngôi. 95c/89 - y/(y + 1).đv và thêm 1/2.đv ....................................với mỗi chi cách 2 ngôi. 3 - Các lực trên bị giảm thêm như sau : 96a/(30;70;79;89) - 2/3.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 1 hay 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi gần với nó (chỉ xét về ngũ hành) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả chi này bị hợp nhưng không hóa cục). (vd 68; 77). 96b/ - ½.đv nếu nó, hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi (chỉ xét...) cách 1 ngôi giữa chúng (kể cả chi này ...). 96c/ - 2/3. ½.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) cả chi gần và cách 1 ngôi (chỉ xét ...) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả các chi này ...). 4 - Khả năng phá hợp và các tính chất của địa chi 97/ Các quy ước : Một chi xung hay khắc với tam hợp hay tam hội có X chi, nghĩa là tổ hợp này có tổng cộng X chi, còn với lục hợp hay bán hợp có X chi thì có nghĩa là chỉ có nhiều nhất X-1 chi trong tổ hợp hợp với chi này. 98/7 - Nếu các địa chi xung nhau phá được hóa cục thì cũng phá được tổ hợp của nó (còn các TKĐX có thể phá được cả cục và hợp hoặc vẫn còn hợp). 99/77 - Nếu giữa tứ trụ, tiểu vận và tuế vận có 4 chi hợp với 1 chi không hóa thì mỗi chi có 0,4đh, riêng chi tiểu vận có 0,2đh chi thứ 5 trở đi mỗi chi được thêm.... đh ? 100/(19;22;61) - Tý, Ngọ, Mão và Dậu giữa tiểu vận và tuế vận xung với nhau chỉ phá được bán hợp, lục hợp hay tam hợp có 3 chi, trừ chi tiểu vận tử, mộ hay tuyệt ở tuế vận. 101/61 - Nếu Mão hay Dậu ở tiểu vận mà tử, mộ hay tuyệt ở tuế vận thì nó xung tuế vận phá được các bán hợp hay lục hợp chỉ khi có thêm TKĐX với trụ có chi đó. 102/64 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu xung gần với nhau luôn luôn phá được bán hợp hay lục hợp (trừ câu 101/61). 103/ - Dần, Thân, Tị và Hợi hay Thìn, Tuất, Sửu và Mùi xung với nhau phá được các bán hợp hay lục hợp chỉ khi lực xung của nó bằng hay lớn hơn lực hợp và khi chúng xung gần nhau có thể phá được tam hợp không hóa có 3 chi nếu lực xung của chúng bằng hay lớn hơn lực hợp của tam hợp đó. 104/20 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu trong tứ trụ xung gần với nhau phá được tam hợp trong tứ trụ hay tam hợp ngoài tứ trụ có 4 chi (bởi vì lực liên kết của tam hợp ngoài tứ trụ có 4 chi chỉ tương đương với tam hợp trong tứ trụ có 3 chi), còn nếu chúng xung với nhau giữa tứ trụ với tuế vận hay giữa lưu niên với đại vận thì chúng chỉ phá được tam hợp có 3 chi không hóa. 105/21 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu trong tứ trụ xung nhau gần chỉ phá được tam hội ngoài tứ trụ có 3 chi (bởi vì lực hợp của nó chỉ tương đương với lực hợp của tam hợp trong tứ trụ có 3 chi). 106/61 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu cách 1 hay 2 ngôi trong tứ trụ xung nhau không phá được tam hợp hay tam hội nhưng phá được bán hợp hay lục hợp khi lực xung của nó không nhỏ hơn lực hợp. Ví dụ minh họa : Ví dụ 67: Nam sinh ngày 29/2/1956 lúc 2,30’sáng. Anh ta bị cấp cứu vì bệnh gan vào mùa hè năm 2004. Mùa hè năm 2004, nó là năm Giáp Thân thuộc đại vận Ất Mùi và tiểu vận Mậu Dần. 1 - Tứ trụ này có Thân vượng mà kiêu ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh Tân tàng trong Sửu trụ giờ. Mộc là kỵ vượng. ................................................ Theo lý thuyết ta thấy 2 Dần trong Tứ Trụ và Dần Tiểu vận cùng xung thái tuế Thân, trong đó : Dần trụ ngày xung thái tuế Thân có 0,3đh và thêm 0,5đh (vì thái tuế bị xung) Dần tiểu vận xung từ trong tiểu vận ra ngoài là thái tuế nên có 0,3đh và thêm 0,5đv (chú ý: chi đại vận xung hay khắc chi tiểu vận chỉ có 0,13đh nếu chi không là Thổ, và 0,07đh nếu chi là Thổ). Dần trụ tháng xung thái tuế có 0,3 đh và thêm 0,5 đh, khi đó thái tuế khắc lại Dần lệnh tháng có 0,5đh. Có Dần trong Tứ Trụ xung thái tuế Thân nên nó mới có thể xung được Thân trụ năm, vì vậy Dần trụ ngày xung Thân trụ năm có 0,3.1/2đh = 0,15đh (vì cách 1 ngôi). Dần trụ tháng xung Thân trụ năm có 0,3đh, vì vậy Thân trụ năm khắc lại Dần lệnh tháng có 0,5đh. Canh trụ tháng hợp với Ất đại vận không hóa nên Canh thất lệnh và vượng ở lưu niên (Thân) có -1đh can động và khắc Ất đại vận có 1.1/2đh = 0,5đh (vì trái dấu). Ất đại vận có 0,5.1/2đh kỵ vượng = 0,25đh (đây là trường hợp đặc biệt, vì chỉ có can đại vận (Ất) thuộc hành kỵ vượng mà bị Can trong Tứ Trụ (Canh) hợp và khắc mới có điểm kỵ vượng còn Giáp lưu niên cũng thuộc hành kỵ vượng hợp và khắc Kỷ trong Tứ Trụ nhưng không có điểm kỵ vượng). Dần tiểu vận thuộc hành kỵ vượng nên xung thái tuế thành động mới có 0,5.1/2đh = 0,25đh kỵ vượng (vì nó là chi tiểu vận). Mùi đại vận xung Sửu trụ giờ có 0,15đh. Có 3 Dần xung thái tuế Thân nên có 2,5G (điểm giảm), nó tương đương với tổng điểm hạn được giảm ¼. 3 Dần (Mộc) xung khắc 2 Thân (Kim), vì vậy Kim và Mộc đều bị tổn thương. Mộc đại diện cho gan, và Mộc tử tuyệt vào mùa hè còn Kim thì vượng (tháng Ngọ và Mùi) nên vào mùa hè người này đã bị bệnh về gan. ......................... (Chú ý: Tất cả các chi trong Tứ Trụ không có khả năng hình, tự hình hay hại chi đại vận nhưng chi tiểu vận và thái tuế có thể hình, tự hình và hại chi đại vận. Còn khi chi đại vận bị hợp thì tất cả các chi đều có khả năng hợp, xung hay khắc chi đại vận với mục đích chỉ để tranh phá hợp nên các lực này không gây ra điểm hạn.)
-
Ví dụ số 173 trong cuốn Trích Thiên Tủy: “173 - Quý hợi - ất mão - nhâm thân - ất tị Giáp dần/ quý sửu/ nhâm tý/ tân hợi/ canh tuất/ kỷ dậu/ mậu thân Trụ này thủy mộc thương quan, nhật chủ tọa trường sanh, chi năm hợi thủy lộc vượng, nhật chủ không nhược, đủ sức dụng tị hỏa chi tài. Hiềm trung vận kim thủy, nửa đời lục đục phong sương, sự nghiệp thất bại nhiều lần. Đến tuất vận, liền chế hợi thủy kiếp tài, tuất hợp mão mộc hóa hỏa tài cục, chợt phát tài mấy vạn; đến dậu vận xung phá thương quan, sanh trợ tỉ kiếp, không lộc”. Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm của Tứ Trụ trên: -0,5...............0,5................1..............-0,5.................-1 Hỏa..............Thổ.............Kim.............Thủy...............Mộc #4,8...............#7..............#4,1............14,58.............28,43 (Chú ý: Thủy được cộng thêm 1 đv vì Thân nhược mà Thủy có 4 can chi là Tỷ Kiếp – theo giả thiết mới được đưa ra: “a - Nếu Thân nhược mà trong Tứ Trụ có 4 can chi Tỷ Kiếp hay Kiêu Ấn thì điểm vượng trong vùng tâm của hành đó được thêm 1đv, và 2đv nếu nó có ít nhất từ 5 can chi trở lên. b - Nếu Thân vượng mà trong Tứ Trụ có 4 can chi là Thực Thương, Tài hay Quan Sát thì điểm vượng trong vùng tâm của hành đó được thêm 1đv, và 2đv nếu nó có ít nhất từ 5 can chi trở lên”.) Theo như bài luận này thì mặc dù Thân nhược nhưng nó chỉ nhược so với Thực Thương còn nó quá vượng so với Tài Quan. Do vậy tác giả đã chọn Tài là dụng thần (tức tác giả đã coi như Tứ Trụ này có Thân vượng để xác định hỷ kỵ của các hành). Vào đại vận Canh Tuất có Canh hợp với 2 Ất trong Tứ Trụ. Chắc vào năm tài Đinh Tị (?) Thiên khắc địa xung với trụ năm Quý Hợi phá tan bán hợp Mộc (cả cục và hợp). Do vậy Mão trụ tháng đã hợp với Tuất đại vận hóa Hỏa (Tài) nên mới có chuyện “chợt phát Tài mấy vạn”. Từ ví dụ này và kết hợp với tứ Trụ của Anh2001 cung cấp ở trên thì chúng ta có thể coi 2 trường hợp này vẫn thuộc cách Tòng nhi khi bỏ qua điều kiện “trong Tứ Trụ phải có Tài”. Để phù hợp với thực tế của 2 ví dụ này (và hàng chục ví trụ tương tự trong cuốn Trích Thiên Tủy) chúng ta phải bổ xung thêm cho cách Tòng nhi như sau: “Nếu một Tứ Trụ có Thân nhược mà nó có ít nhất 4 can chi Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) còn Thực Thương có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, khi trong Tứ Trụ không có can chi Tài, Quan Sát và không có quá 1 can hay 1 chi là Kiêu Ấn thì nó vẫn có thể thuộc cách Tòng nhi nếu điểm vượng trong vùng tâm của Thân không nhỏ hơn 50% điểm vượng của Thực Thương”.
-
Anh2001 đã viết: “Kính chào Thầy VuLong, Em có tứ trụ thực tế sau mong được thầy giảng giải: Nứ sinh 22h30’ ngày 20/1/Quý Dậu tức ngày 11/2/1993 Tháng 1 từ lập xuân đến hết vũ thuỷ, từ 3h43’ ngày 13/1 đến 21h53’ ngày 13/2. Sinh Ngày 20/1 thuộc tháng 1 năm Quý Dậu. Nữ sinh năm Âm, đại vận tính: từ ngày 22h30’ ngày 20/1 đến 21h53’ ngày 13/2 là 20 ngày 23 giờ 23’ = 6năm11tháng26ngày22giờ. đại vận bắt đầu từ 20h30’ ngày 8/2/2000. Ất9……..Bính8…….Đinh10….Mậu10…..Kỷ8…..Canh9…. Mão…….Thìn…….Tị…………..Ngọ……Mùi……Thân… 2/2000..2/2010…..2/2020…….2/2030….2/2040…2/2050… 7tuổi…..17…………27…………37……..47………57…….. Tứ trụ: Quý7…Giáp9…………quý7…….Quý7… Dậu4,1..Dần9………….Hợi7……Hợi7… ……….(Bính6, Mậu6)… Dần hợp Hợi hoá Mộc có Giáp dẫn thành hoá. 1.Quý trụ năm có 7đv, vào VT giảm 2/5đv còn: 7.3/5=4,2đv 2.Dậu trụ năm có 4,1đv vào VT giảm 1/2đv còn: 4,1.1/2=2,05đv 3.Dần trụ tháng có 9đv, vào VT giảm 2/5đv còn: 9.3/5=5,4đv 4.Hợi trụ giờ có 7đv, vào VT giảm 2/5đv còn: 7.3/5 = 4,2đv (Thiếu 4,3 điểm vượng đắc địa Kình Dương). 5.Giáp trụ tháng có 9đv, bị Dậu khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv còn: 9.4/5=7,2đv 6.Quý trụ giờ có 7đv 7.Quý trụ ngày có 7đv. 8.Hợi trụ ngày có 7đv (đã hoá Mộc), được Quý trụ ngày (Có quý trụ giờ hỗ trợ) sinh cho 1/3đv, còn: 7+7.1/3=9,33 đv (Thiếu 4,3 điểm vượng đắc địa Kình Dương). Thuỷ=4,2+4,2+7+7=22,4đv Mộc=7,2+5,4+9,33=21,93đv Kim=2,05đv Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm như sau: +1……..+0,5…….-1………….-0,5…….+0,5 Hoả….. Thổ…….Kim……….Thuỷ…….Mộc #6……..#6……..2,05………..22,4…….21,93 Thân Thuỷ không lớn hơn Thực Tài quan 1đv nên thân nhược, Kị 1 là Thực thương nên Dụng thần là Kiêu Ấn Kim, chính là Tân tàng trong Dậu trụ năm. Người này nếu lấy dụng thần là Kim như trên em thấy vô lý. Vì rằng từ năm 7 tuổi đến năm 17 tuổi hành vận Ất mão là Kị thần vượng, thì từ năm 7 tuổi đến năm 15 tuổi (từ lớp 1 đến lớp 9) học rất giỏi, năm nào cũng đạt giấy khen Học sinh giỏi Giải nhất cấp Huyện và cấp Tỉnh. Kính thầy sửa em chỗ sai và giúp em các thắc mắc nêu trên. ....................................... Đây là Tứ Trụ thuộc ngoại cách. Nó thuộc Cách Tòng Vượng (nó chính là Cách Thủy Độc Vượng nhưng có Thực Thương quá vượng, còn nếu Kiêu Ấn quá vượng thì nó được gọi là Cách Tòng Cường. Nó không phải là Cách Tòng Nhi vì trong Tứ Trụ không có can chi là Tài), vì vậy dụng thần là Mộc, hỷ thần là Tỷ Kiếp và Tài tinh nên các vận Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ đều là các vận đẹp. Nếu nói theo sách cổ thì người này chắc chắn Đăng Khoa Giáp Bảng được vua ban tặng..... trong các vận này. Còn vận Kỷ Mùi thì bình thường vì có Giáp hợp Kỷ hóa Thổ là kỵ thần. Sang vận Canh Thân và Tân Dậu thì quá xấu, vì nó khắc dụng thần Mộc (Mộc ở đây là Thực Thương tiết tú Thân nên tất cả vinh hoa phú quý đều từ nó mà ra, nhưng nếu biết trước thì sẽ tìm được cách giải cứu để tránh tai họa). ............... Trân trọng Kính mến thầy.“ Chào Anh2001! Sau khi xem lại các ví dụ về ngoại cách (trong cuốn Trích Thiên Tủy mà một người tốt bụng đã tặng tôi) thì Tứ Trụ ở trên tôi đã xác định nó thuộc cách Tòng Vượng là sai. Bởi vì điều kiện bắt buộc của cách Tòng Cường hay Tòng Vượng là Nhật can phải nắm lệnh mà Tứ Trụ này Nhật can Bính không nắm lệnh. Tứ Trụ này cũng không phải cách Tòng Nhi vì nó không có Tài mặc dù Thực Thương nắm lệnh. Tóm lại Tứ Trụ này vẫn thuộc cách bình thường và nó có Thân nhược mà Thực Thương nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn / Tân tàng trong Dậu trụ năm. Đây là một trường hợp đặc biệt vì mặc dù Thân nhược nhưng thế lực của Thân và Thược Thương quá mạnh so với Tài Quan. Chính vì lý do này mà vào vận Thực Thương vẫn được xem là tiết tú nên học giỏi nhưng không thể đạt tới đỉnh cao được (vì Thân nhược và có Kiêu Ấn khắc Thực Thương làm tổn thương tú khí). Vào vận Tài Hỏa (Bính Dần và Đinh Tị) vẫn đẹp và vẫn có thể phát tài như Thân vượng, vì nó quá cường vượng thừa sức thắng Tài Quan (tôi đã gặp một vài Tứ Trụ tương tự). 2 năm Canh Dần và Tân Mão xấu chỉ vì các hóa cục đã gây ra Đại Chiến. Tôi đang nghĩ cách đặt tên và xác định dụng thần lại cho loại cách cục này, chứ lấy Kiêu Ấn làm dụng thần thì thấy vô lý quá. Thân chào.
-
Bài 19 - Điểm hạn và khả năng của thiên can Y4 – Điểm hạn và khả năng của thiên can A - Điểm hạn của thiên can 65a/ - Các can khắc được các can khi hành của chúng khắc được nhau. 65b/ - Can trong tứ trụ không khắc được can ở tiểu vận và ngược lại. 65c/ - Can trong hợp không khắc được các can ngoài hợp và ngược lại. 66/1 - Một can vượng ở lưu niên (thái tuế) (lấy chi của lưu niên để xác định trạng thái vượng hay suy của nó) hay can tiểu vận vượng ở tiểu vận (lấy chi của tiểu vận để xác định trạng thái vượng hay suy của nó), nếu nó chỉ khắc một can có cùng dấu (tức là cùng dấu âm hay cùng dấu dương với nó) hay khác dấu thì lực khắc mà nó được sử dụng chỉ max là 1đk (chú ý các lực khắc của các can không bị giảm khi chúng khắc thêm các hóa cục), còn nếu nó khắc từ 2 can trở lên có cùng dấu hay khác dấu thì nó chỉ được sử dụng max là 1,5đk, nhưng nó chỉ có thể gây ra các điểm hạn như sau : Nếu nó khắc 1 can cùng dấu thì nó chỉ gây ra max là 1đh. Nếu………....2 ………………………………........….....1,4 đh. Nếu …… …..3 ……………………………....………......1,3 đh Nếu .............4 .......................................................1,2 đh. Nếu .............5 .......................................................1,1 đh. Nếu .............6 .......................................................1,0 đh. Nếu nó khắc các can khác dấu thì điểm hạn mà nó gây ra tương tự như các trường hợp ở trên nhưng chỉ bằng ½ . 67/16 - Nếu một can chỉ vượng ở đại vận (lấy chi của đại vận để xác định trạng thái vượng hay suy của nó) thì nó chỉ có max 0,5đk để khắc 1 can và nó chỉ có thể gây ra max 0,5đh, cũng như nó chỉ có max 0,75đk để khắc từ 2 can trở lên và nó chỉ có thể gây ra max 0,75đh. 68/1 - Nếu các can ở tuế vận mà nhược ở tuế vận (tức nhược cả ở đại vận và lưu niên) thì chúng không có khả năng khắc các can khác. 69/2 - Nếu các can ở trong tứ trụ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận thì chúng chỉ có 0,25đk để khắc 1 hay nhiều can khác và chúng chỉ gây ra được max 0,25đh, còn nếu chúng thất lệnh và nhược ở tuế vận thì chúng không khắc được các can khác. 70/12 – Can đại vận hay can lưu niên khắc can tiểu vận thì điểm khắc của nó vẫn tính như bình thường nhưng điểm hạn mà nó gây ra bị giảm ½ . 71/1 – Can tiểu vận thì lấy chính chi tiểu vận để xác định trạng thái vượng hay suy của nó và điểm hạn mà nó khắc can đại vận và can lưu niên được tính như bình thường. 73/78 - Nếu có từ 4 can trở lên hợp với 1 can có ít nhất 0,5đh, còn từ can thứ 5 trở đi mỗi can được thêm …?đh. 74/8 – Lực khắc của các can bị khắc với các can khác giảm tỷ lệ thuận theo lực khắc chúng. Ví dụ : Bính trong tứ trụ mà vượng ở lưu niên, nếu nó khắc được 1 Canh ở tuế vận thì khi đó Bính mới khắc được các Canh trong tứ trụ, vì vậy các lực khắc này gây ra các điểm hạn như sau : a - Nếu nó khắc 2 Canh (một Canh ở tuế vận và một Canh ở trong tứ trụ) thì mỗi lực khắc gây ra 1,4.1/2.đh = 0,7đh với các Canh ở gần ; 0,7.1/2đh = 0,35đh với Canh cách 1 ngôi và 0,7.1/4đh = 0,18đh với Canh cách 2 ngôi. b - Nếu Bính bị Nhâm hay Quý khắc có tổng cộng có 0,5đh thì mỗi lực của Bính khắc Canh sẽ bị giảm 50%đh. c - Nếu Bính bị Nhâm hay Quý khắc tổng cộng có từ 1đh trở lên thì Bính không có khả năng khắc các can khác (tức là 1 Can bị khắc tổng cộng có xđh thì lực khắc của Can này với các Can khác bị giảm x%đh). B – Khả năng và tính chất của thiên can 75/ - Các hóa cục chỉ có các chi trong tứ trụ không được tính trong các trường hợp đưới đây (bởi vì chúng không có khả năng tác động lên trên và các can cũng không có khả năng khắc được chúng) và ta quy ước các can chủ khắc nói dưới đây là vượng ở lưu niên nếu không nói nó nhược hay vượng. 75a/ - Nếu các can trong tứ trụ thất lệnh và nhược ở tuế vận thì chúng không có khả năng khắc các hóa cục. Nếu các can trong tứ trụ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận thì chúng chỉ có thể khắc mất ¼ điểm hạn của hóa cục. Nếu các can chỉ vượng ở đại vận thì chúng chỉ có thể khắc mất ½ điểm vượng của các hóa cục và nếu các can vượng ở lưu niên thì chúng có thể khắc hết điểm hạn của các hóa cục. 75b/1 - Các can có khả năng dẫn hóa cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục, trừ can tiểu vận chỉ dẫn hóa cho tổ hợp của chi tiểu vận hóa cục (xem câu 9 của phần III trong chương 6). 76/83 – Hành đầu tiên của các can hay các chi và hành mới của chúng sau khi chúng hóa cục vẫn có khả năng dẫn hóa cho 2 hành này. 77/29 - Các can trong tứ trụ không có khả năng khắc được các hóa cục của các can ở tuế vận với tiểu vận hay của tuế vận với nhau (bởi vì các hóa cục này ở quá cao) nhưng chúng khắc được các hóa cục này nếu có thêm hóa cục có cùng hành ở dưới (trừ các hóa cục có cùng hành của các chi trong tứ trụ) bởi vì các hóa cục này có khả năng liên kết với nhau và khi đó chúng được xem như một hóa cục. 77a/ - Các can trong tứ trụ có thể khắc hết điểm hạn của một hóa cục chỉ có 2 hoặc 3 can chi và khi đó chúng còn khắc được các can có cùng hành với hóa cục này. 78/30 - Các can trong tứ trụ không thể khắc được các hóa cục (kể cả hóa cục của các can ở tuế vận và tiểu vận bởi vì chúng có thể liên kết với nhau) có cùng hành có tổng số ít nhất 5 can chi nhưng các can có cùng hành với các hóa cục này không bị các can khác khắc chỉ khi các hóa cục này có ít nhất 5 can chi có điểm hạn. 79/31 – Các can trong tứ trụ không khắc được 2 hóa cục có cùng hành có ít nhất 4 can chi và các can cùng hành với các hóa cục này nếu hành của các hóa cục này là kỵ vượng. 80/(32;36;55) – Các can trong tứ trụ không khắc được một hóa cục có 4 hay 5 chi nhưng các can cùng hành với hóa cục này vẫn bị khắc như bình thường nếu hóa cục này không có ít nhất 2 chi có điểm hạn và điểm hạn này phải được gấp đôi. ........................... 86/76 – Hành của Thân là kỵ vượng mà trong tứ trụ có từ 5 can chi tỷ kiếp trở lên (kể cả can trụ ngày), nếu các can tỷ kiếp ở trong tứ trụ chỉ bị can của tuế vận khắc thì các lực khắc này không có điểm hạn nhưng các điểm hạn khác của các can này vẫn có và chúng vẫn bị giảm như bình thường (vd 76), nhưng nếu các can tỷ kiếp ở trong tứ trụ bị 1 can trong tứ trụ khắc thì tất cả các lực khắc sẽ có điểm hạn như bình thường (vd 36). 87/95 - Can đại vận khắc được dụng thần tàng trong chi trong tứ trụ chỉ khi nó cùng dấu với dụng thần và trong tứ trụ phải xuất hiện can giống với nó và can này không bị hợp, khi đó các can giống với nó ở các vị trí khác mới có thể khắc được dụng thần. 88/130 - Tại năm sinh, dụng thần tàng trong chi của Tứ Trụ bị khắc bởi can đại vận (cùng dấu) tại các tháng của lưu niên nếu can của tháng đó giống với dụng thần. 89/131 - Tại năm sinh nếu một can khắc can trụ năm và lưu niên thì điểm hạn của mỗi lực này bị giảm 50%. Ví dụ minh họa : Ví dụ 12 : Nam sinh ngày 21/5/1949 lúc 22,00’. Ônh ta bị phá sản vào năm 1989. (Đây là ví dụ số 7 trang 539 trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa). Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn và bài giải của tôi : Năm 1989 là năm Kỷ Tị thuộc đại vận Ất Sửu, tiểu vận Kỷ Mùi và Mậu Ngọ. 1 – Nếu sử dụng giả thiết 27/12 (190/12) thì mệnh này Thân nhược mà kiêu ấn có 20đv nhiều hơn Thân, vì vậy kiêu ấn đã trở thành kỵ thần và nó là kỵ vượng bởi vì nó có 10đv nhiều hơn kỵ thần 1 là Hỏa (đây là trường hợp đặc biệt, vì Thân nhược thì Kiêu Ấn thường là hỷ thần nên điểm kỵ vượng của nó trong trường hợp này không được gấp đôi). Cho nên dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp là Canh tàng trong Tị trụ tháng. Ta nhận thấy Tài tinh Mộc ít và quan sát cũng ít, do vậy Mộc có tác dụng chế ngự kiêu ấn Thổ có lợi hơn là làm hao Thân, vì vậy Mộc là hỷ thần có -0,5đh, Hỏa có 1đh (vì nó sinh cho kỵ thần Thổ và khắc dụng thần Kim là xấu nhất) còn Thổ có 0,5đh và Thủy có 0,5đh. .................................................... Ta thấy: a - Ất đại vận vượng ở lưu niên Tị, vì vậy nó có max 1,5đk (điểm khắc) để khắc các can khác. Nhưng ở đây nó khắc 5 can nên chỉ có thể gây ra max là 1,1đh. Do vậy mỗi lực khắc chỉ có thể gây ra 1.1: 5 đh = 0,22 đh , riêng điểm hạn của lực khắc Kỷ tiểu vận bị giảm ½ còn 0,11 đh. 3 Kỷ trong Tứ Trụ thuộc hành Thổ là hành kỵ vượng bị can đại vận khắc nên có điểm kỵ vượng, vì vậy mỗi can này có 0,5 đh kỵ vượng, khi đó Kỷ lưu niên và Kỷ tiểu vận cũng bị khắc mới có điểm kỵ vượng. Kỷ lưu niên có 0,5đh còn Kỷ tiểu vận chỉ có 0,5.1/2 = 0,25 đh kỵ vượng. Mỗi điểm kỵ vượng này bị khắc 0,22 đh nên chỉ còn 0,5.0,78 = 0,39 đh (chú ý Kỷ lưu niên có thêm 0,5 đh can động, nó cũng bị giảm như điểm kỵ vượng), riêng điểm hạn của Kỷ tiểu vận còn 0,25.0,89 = 0,22 đh. Ất đại vận vượng ở lưu niên có -0,5đh. Các Kỷ trong Tứ Trụ được lệnh và vượng ở lưu niên nên không có điểm vượng của can động. .................... Có 2 Hợi trong Tứ Trụ khắc Tị thái tuế nên tổng điểm hạn được giảm 50% (tức chúng có khả năng giải cứu). Điều này hầu như các cao thủ Tử Bình từ Cổ tới Kim không hề biết (?), nếu có biết chắc chỉ có “Manh phái” của người mù biết mà thôi (?).
-
Theo trường phái của cụ Thiệu thì tuế vận đều lấy can làm trọng. Các ví dụ trong thực tế mà tôi nghiên cứu đã chứng minh điều này. Thân chào.
-
Anh2001 đã động chạm tới tới Tử Bình cao cấp rồi đấy. Ở đây tôi không có thời gian để xem xét từng ý phân tích này đúng hay sai. Điều mà tôi muốn biết là đại vận Đinh Mùi của người này quả đúng là thất bại nhiều hơn thành công là đủ để yên tâm về dụng thần đã xác định đúng. Về năm Nhâm Thìn có: 1 - Nhâm hợp với Đinh trụ năm không hóa. 2 - Bính đại vận vượng ở lưu niên khắc dụng thần Canh ở trụ giờ. 3 - Ngọ đại vận tự hình Ngọ trụ giờ. Mão trụ năm hại Thìn thái tuế. Thìn tiểu vận tự hình Thìn thái tuế. 4 - Đất dịnh chuyển trụ tháng và Đất ven đường trụ giờ khắc nước mưa đại vận và nước sông lưu niên. 5 - Ngọ đại vận có 1 hung thần. 6 - Một vài điểm vượng can động (như của Bính đại vận, Canh trụ giờ...). ................ Nói chung nếu chỉ xét các thông tin này thì năm Nhâm Thìn là một năm cực xấu (có thể của đi thay người). Nhưng trong thực tế (như cụ Thiệu) trước khi kết luận thường tham khảo các môn đoán mệnh khắc, nhất là môn xem tướng mặt. Nếu một đại sư xem tướng mặt mà cũng kết luận như vậy thì điều xấu này mới có thể xẩy ra. Thân chào.
-
-
-
-
Vì bài trên bị trục trặc về kỹ thuật nên xin đăng lại.
-
Tứ Trụ: Quý (10).................Quý (10).............Mậu (3,1).............Nhâm(9) Hợi(10)................Hợi (10)..............Thân(4,8)..........Tuất(3,1) Điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm: Tài..........Quan sát.........Kiêu ấn........NC........Thực thương Thủy.......Mộc..................Hỏa............Thổ..........Kim 26.17......#6..................#4.1..........6.2 (4,96)........4.8......... Muốn biết Tứ Trụ này có phải là cách Tòng Tài hay không thì phải đối chiếu nó với lý thuyết xem có thỏa mãn mọi điều kiện mà lý thuyết đó đã đưa ra hay không thì mới biết được (mặc dù lý thuyết này sau này có thể phải sửa đổi). Theo lý thuyết về Tòng Tài như sau: "B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo) Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc. 1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài) Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a – Thân nhược, mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân. b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài. Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, kỵ thần là kiêu ấn và tỷ kiếp, còn quan sát là bình thường". Đầu tiên nhìn vào điểm vượng trong vùng tâm ta thấy Tứ Trụ này đã có tiêu chuẩn đầu tiên là Thân nhược (trong câu a tôi đã tô đập) nhưng Nhật can của Tứ Trụ này là Mậu (can của trụ ngày), do vậy Thân của Tứ Trụ này là Thổ, mà Tuất ở trụ giờ cũng mang hành Thổ nên nó thuộc can chi Thổ tức nó là Tỷ Kiếp của Tứ Trụ này. Chính vì vậy mà nó không thỏa mãn điều kiện tiếp theo của câu a là “mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân“. Từ đây có thể kết luận Tứ Trụ này không phải là cách Tòng Tài vì nó không có đủ các điều kiện mà cách Tòng Tài này đòi hỏi. Thân chào.
-
-
Minh Quân hãy xem lại lý thuyết về cách Tòng theo Tài thì sẽ biết ngay thôi. "B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo) Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc. 1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài) Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a – Thân nhược, mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu, Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân. b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài. Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, kỵ thần là kiêu ấn và tỷ kiếp, còn quan sát là bình thường". Ta thấy ở ví dụ trên có Tuất ở trụ giờ là Tỷ Kiếp của Tứ Trụ nên Tứ Trụ này không thuộc cách Tòng Tài. Thân chào.
-
Ở đây Anh2001 viết : "...em hỏi mẹ cháu.." còn bài trên lại viết : "...Em xin đưa thêm thông tin để thầy xét lại giúp: 1.Cháu nó từ 7-15 tuổi năm nào cũng đạt giải nhất huyện tỉnh (từ lớp 1-9)...". Chắc là 2 mẹ con cùng viết chung một nick ? Vừa rồi có một người tốt bụng bên trang web "Lý Số Việt Nam" đã gửi tặng tôi một số ví dụ về ngoại cách trong cuốn "Trích Thiên Tủy" nên tôi đang nghiên cứu chúng. Còn năm Nhâm Thìn thì có Nhâm và 3 Quý trong Tứ Trụ khắc Bính để bảo vệ và sinh Mộc (tú khí). Thìn đại vận và Thìn thái tuế hợp với Dậu trụ năm không hóa nên kỵ thần Kim trong Tứ Trụ bị hợp chặt không thể khắc Mộc. Do vậy năm Nhâm Thìn sẽ có nhiều thuận lợi, chỉ cần sự phấn đấu của bản thân tốt là mọi cái sẽ như ý. Thân chào.
-
Nếu xét chi tiết từng năm thì mới biết được năm đó tốt hay xấu, còn ở trên tôi chỉ dự đoán tổng quát các vận xấu hay tốt. 1 - Như năm Canh Dần (2010), nó thuộc đại vận Bính Thìn (từ tháng 6/2010 chứ không phải từ tháng 2/2010), tiểu vận Canh Thìn và Tân Tị. Ta chỉ cần xét tiểu vận Tân Tị vì nó chiếm gần hết năm Bính Dần (từ ngày sinh nhật 11/2). Ta thấy Bính đại vận là hỷ thần nhưng bị hợp với Tân tiểu vận không hóa, vì vậy Bính coi như vô dụng (nếu nó hợp với Tân trong Tứ Trụ thì mới tốt cho Thân). Thìn đại vận hợp với Dậu trụ năm hóa Kim và Dần lưu niên hợp được với Hợi trụ tháng và Hợi trụ giờ hóa Mộc. Hai hóa cục này xuất hiện cùng một lúc (do chúng tham hợp quên xung) đã gây ra Đại Chiến (tức 2 hóa cục khắc nhau). Canh lưu niên nhược ở tuế vận có thể không khắc được Giáp trụ tháng vượng ở lưu niên mặc dù có Kim cục phù trợ (nếu Anh2001 cho tôi biết thông tin tốt xấu của cháu trong năm 2010 thì tôi mới xác định được sự khắc này có mạnh hay không). Nói chung Kim cục và Mộc cục khắc nhau thì 2 hành này đều bị tổn thương, mà Mộc là tú khí của Tứ Trụ này nên tú khí đã bị tổn thương. 2 – Còn năm Tân Mão có Bính đại vận hợp Tân lưu niên không hóa, vì vậy Bính chỉ có ích lợi là vô hiệu hóa Tân lưu niên mà thôi. Tương tự như năm Canh Dần, Thìn đại vận hợp với Dậu trụ năm hóa Kim, còn Mão lưu niên hợp được với Hợi trụ tháng và Hơi trụ giờ hóa Mộc: Hai hóa cục này cùng xuất hiện gây ra Đại Chiến (vì lực hợp của Mão thái tuế với 2 Hợi mạnh hơn lực hợp của Dần với 2 Hợi). Do vậy năm Tân Mão cũng như năm Canh Dần đều xấu (vì Mộc là tú khí đều bị tổn thương). Đại khái phải phân tính chi tiết như vậy thì mới có thể biết được chính xác sự tốt hay xấu của một năm. Nếu như đại vận Bính Dần và Đinh Tị được thay bằng đại vận Giáp Dần và Ất Mão cũng như trong Tứ Trụ không có Dậu (tức trong Tứ Trụ không có can chi Kiêu Ấn) thì chắc mới đúng như điều tôi đã dự đoán ở trên (?). Thân chào.
-
-
Bài sửa của Anh2001: "Kính chào thầy Vulong, em xin phép thầy sửa bài cho MinhQuân, có gì sai thầy sửa tiếp nhé. Kính mến thầy. Xem bài viếtMinh Quân, on 14 Tháng tám 2011 - 11:17 AM, said: Ví dụ 3: làm lại.... Bính (7).................Tân (3,1)..................Ất (9)......................Mậu (7) Thìn (7)................Mão (9)...................Dậu (3,1)..............Dần (10) +4,3 + Có Bính trụ năm hợp với Tân trụ tháng hợp mà không hóa + Có Thìn - Mão - Dần tam hội. hóa Mộc thành công). + Có Ất can ngày hóa Kình Dương tại Dần ===> Dần trụ giờ tăng thêm điểm vượng 4,30 đv (Không nói như vậy mà phải nói là Nhật can Ất có điểm đắc địa Kình dương tại Dần ở trụ giờ). + có Ất ngày bị khắc trưc tiếp bởi Dậu. (1) Bính năm 7đv. (Bính trong tổ hợp Bính - Tân, nên các can chi ngoài tổ hợp không có khắc-Chú ý, nếu chi là Tý không bị hợp thì tý vẫn khắc Bính vì Bính bị hợp, còn Tý không bị hợp, Bính Tý lại cùng trụ), vào tt giảm 2/5. Hỏa = 7 x 3/5 = 4.2 đv. OK (2) Thìn hóa Mộc có 7 đv. vào tt giảm 1/2. Mộc = 7 x 1/2 = 3.5 đv. OK (3) Mão có 9 đv. vào tt giảm 2/5 . Mộc = 9 x 3/5 = 5.4 đv. OK (chú ý: nếu Tân không ở trong tổ hợp với Bính, thì Tân vẫn khắc Mão do chúng cùng trụ) (Phải nói thêm là nếu Tân không bị khắc gần). (4) Dậu có 3.1 đv. Kim = 3.1 đv.OK (5) Dần có 10 đv + 4,3 đv (Kình Dương) vào tt giảm 2/5. Mộc = 14.3 x 3/5 = 8.58 đv. OK (6) Mậu có 7 đv. Thổ = 7 đv. Sai -Bị dần khắc trực tiếp giảm 1/2đv, còn: 7.1/2=3,5đv. (7) Ất có 9 đv, bị Dậu khắc tt giảm 1/2 . Mộc = 9 x 1/2 = 4.5 đv. OK (8) Tân có 3,1 , có Bính Hỏa khắc gần giảm 1/3. Kim = 3.1 x 2/3 = 2.07 đv. OK Tổng hơp; .....Tài.........Quan sát..........Kiêu Ấn........Nhật chủ..........Thực thương ....Thổ.........Kim..................Thủy..............Mộc...................Hỏa........... ....7 đv........5.17..................#4.1..............21.98..................4.2............ ...3,5đv.......5,17..................#6.............21,98...................4,2........ Quý thủy tàng trong Thìn, Quý trừơng sinh tại mão, có 6đv. =====> Nhật chủ Mộc có 21.98 đv => Nhật chủ vượng. Kiêu ấn ít, Thực thương ít. không biết áp dụng giả thiết (50/ - Nếu Thân vượng là kỵ thần 1 có ít nhất 3 can chi còn tài tinh là hỷ thần số 1 thì khi kiêu ấn, quan sát và thực thương ít, dụng thần đầu tiên phải là thực thương, bởì vì thực thương có thể xì hơi Thân để sinh cho tài tinh, mục đích để tránh sự thương tổn do hai hành này xung khắc nhau (nó thường được gọi là dụng thần hòa giải hay thông quan), trừ khi Thân vượng và tài tinh tương đương với nhau thì không thể lấy thực thương làm dụng thần bởi vì khi đó tài tinh sẽ vượng hơn còn Thân sẽ trở thành nhược.) này được không thầy ơi. ==> Dụng thần là thực thương Hỏa. Hỷ thần là Thổ. Kỵ thần là Mộc. Ở đây đúng là Thân vượng (có ít nhất 3 can chi tỷ kiếp Mộc), Kiêu ấn, Thực thương ít (có 1 can hoặc chi hoặc tạp khí). chỉ có Quan sát đủ (có 2 can chi Kim, nhược trong vùng tâm) chứ không ít. Xét kỹ ta vẫn dùng giả thiết 50/. Dụng thần là Thực thương như Minh Quân là OK.. Em kính chào thầy?". Ở đây Quan Sát là hỷ dụng (có 5,17đv trong vùng tâm) nên nó mới là hỷ thần số 1 chứ không phải Tài tinh (chỉ có 3,5đv), vì vậy không thể áp dụng giả thiết 50/ này được. Còn lại tất cả đều đúng, Anh2001 giỏi lắm. Thân chào.
-
Bài 18 - Các yếu tố cơ bản và các giả thiết của chúng (Ở đây tôi sắp xếp lại thứ tự một số mục cho dễ hiểu) Tuần Thứ Ba Chương 14 Các yếu tố cơ bản và các giả thiết của chúng I - Các yếu tố cơ bản gây ra điểm hạn Thực chất của “Phương pháp tính điểm hạn” là từ các ví dụ cụ thể trong thực tế, chúng ta phải tìm ra các thông tin (giả thiết) có thể gây ra tai họa, sau đó chúng ta phải tự xác định điểm tai họa cho các thông tin này và điều chỉnh các điểm tai họa này cho phù hợp với càng nhiều ví dụ càng tốt. Để tìm các điểm hạn thì chúng ta phải bắt đầu từ các yếu tố chính gây ra hạn đã được cổ nhân truyền lại tới bây giờ chủ yếu qua các định luật : Hình (1), xung (2), khắc (3), hại (4), hợp (5) ...ngoài ra tôi đã tìm ra một số các yếu tố mới như : Điểm hạn của can, điểm kỵ vượng .... Qua các ví dụ trong thực tế tôi đã xác định được các yếu tố chính này gây ra các điểm hạn (đh) như: +1đh ; +0,75đh, +0,5đh ; +0,25đh ; +0,13đh ; 0đh hay +0,3đh ; +0,15đh …cho các yếu tố xấu có thể gây ra tai họa và -1đh, -0,75đh, -0,5đh ; -0,25đh ; -0,13đh và 0đh cho các yếu tố tốt có thể ngăn chặn tai họa. Theo cách nhìn của các nhà Vật Lý thì các điểm hạn này không tuân theo cơ học cổ điển (các điểm hạn tăng có tính liên tục) mà tuân theo cơ học lượng tử (các điểm hạn tăng theo các bước nhẩy cố định). Do vậy chúng ta liên tưởng tới sự tương tác của ngũ hành là ở dạng khí trong thế giới vi mô (các hạt cơ bản vô cùng nhỏ). Các yếu tố cơ bản này được viết tắt là cácY và các giả thiết của chúng chưa được xem là các quy tắc chính thức bởi vì hầu như đa số các giả thiết này tôi chưa có thêm các ví dụ để kiểm tra chúng có chính xác hay không. II - Ứng dụng điểm hạn của ngũ hành Y2 – Điểm hạn của dụng thần Can làm dụng thần chính được gọi tắt là dụng thần. 31/20 - Nếu dụng thần ở tử, mộ hay tuyệt (các trạng thái ở tử, mộ hay tuyệt) tại lệnh tháng (chi của trụ tháng) có 0,5đh. 32/1 - Dụng thần ở tử, mộ hay tuyệt tại chi của lưu niên có 1đh. 33/5 - Dụng thần nhược (các trạng thái suy, bệnh, thai và dưỡng) tại lưu niên có 0đh. 34/2 - Dụng thần nhập mộ tại chi của đại vận có 1đh (bất kể Thân vượng hay nhược) : 35/126 - Tại năm sinh dụng thần có thêm điểm hạn ở tháng (chi của tháng đó) cần tính các điểm hạn (như tính ở lưu niên). 36/ (88/130) - Tại năm sinh, dụng thần tàng trong chi của Tứ Trụ bị khắc bởi can đại vận (cùng dấu) tại các tháng của lưu niên nếu can của tháng đó giống với dụng thần. 36a/28 - Vị trí của dụng thần chính trong tứ trụ (xem câu 2 phần I trong chương 10). 37/133 - Tại năm sinh, nếu Thân (Hỏa) vượng mà trong tứ trụ có 4 can là Hỏa, lệnh tháng là Tị hay Ngọ, kiêu ấn ít còn Thổ và Thủy quá yếu thì tại năm sinh dụng thần Thủy tàng chi bị khắc bởi các can Hỏa có cùng dấu ở trong tứ trụ hay ở tuế vận có max 1đh chỉ khi ở tuế vận hay ở các tháng của năm sinh xuất hiện can Hỏa có cùng dấu với dụng thần chính (?). 38/(1;25) - Dụng thần là can lộ hay tàng trong địa chi của tứ trụ, nếu can hay chi này hợp với tuế vận thì dụng thần được xem như vô dụng nên có 1đh, trừ trường hợp can hay chi mà dụng thần tàng hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của dụng thần (ví dụ 1). Nếu chi chứa dụng thần không hóa cục từ khi sinh mà nó không hợp với tuế vận hóa cục thì dụng thần có 1đh chỉ khi hành của dụng thần không giống hành của hóa cục này (ví dụ 25). 39/56- Nếu chi tàng chứa Dụng thần trong Tứ Trụ hợp với chi ở tuế vận có cùng hành với hành của dụng thần thì Dụng thần có thể không có 1đh khi tổ hợp này chỉ là lục hợp hay bán hợp không hóa (?). 40/15 - Can tàng chính tàng trong chi của tứ trụ vẫn có thể là dụng thần chính khi chi này hóa cục không cùng hành từ khi mới sinh. 41/127 - Nếu dụng thần chính tàng trong chi của tứ trụ ở trạng thái Lộc hay Kình Dương tại lệnh tháng mà bị tuế vận hợp thì dụng thần tàng ở trong các chi khác của tứ trụ có thể thay thế để làm dụng thần chính cho dù nó chỉ là can tàng phụ hay chúng chỉ ở trạng thái Lộc. Y3 - Điểm hạn của Nhật can 61/6 - Nhật can nhập mộ đại vận chỉ khi Thân nhược mới có 1đh. 62/1 - Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lưu niên có 1đh. 63/2 - Nhật can nhược (các trạng thái suy, bệnh, thai và dưỡng) ở lưu niên có 0đh. 64/126 - Tại năm sinh Nhật can còn có thêm điểm hạn tại tháng cần tính điểm hạn (như tính ở lưu niên). 64a/ - Nếu nhật Can hợp với can tháng hay can giờ hóa thành hành khác với hành của Nhật Can (Cách hóa khí) thì hành của Nhật Can đã chuyển thành hành hóa khí, vì vậy lúc này Nhật can đã trở thành can giống can tàng trong lệnh tháng dẫn hóa cho hóa cục này. 64b/ - Nếu Nhật Can hợp với tuế vận hóa thành hành khác với hành của Nhật Can thì ta vẫn lấy dấu và hành của Nhật Can cũ để tính điểm hạn của nó ở tuế vận (nghĩa là hành của Thân không thay đổi). Y5 – Can động và điểm hạn của can động 90 – Can động 90a - Can động, nó có nghĩa là can đó phải khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) các can khác (xem phần lý thuyết về TKĐX) hay nó khắc các hóa cục. Các can động có điểm hạn riêng của chúng và điểm hạn này chỉ có ở các can lộ khi chúng ở trong trạng thái động, gọi tắt là điểm hạn của can. Nếu các can ở trong cùng tổ hợp không hóa khắc nhau thì chỉ có các can này là động (bởi vì chúng không có liên quan gì tới các can giống với chúng ở bên ngoài tổ hợp này). 90b/ - Tất cả các can ở trong hóa cục không có điểm hạn này. 90c/ - Can tiểu vận không có điểm hạn này. Ví dụ : Bính đại vận hợp với Tân trụ năm không hóa thì Bính và Tân là động (vì Bính khắc Tân), nhưng Bính ở trụ ngày (hay trụ giờ) là tĩnh vì nó không hợp được với Tân trụ năm, nhưng Bính trụ ngày là động nếu khắc được các can khác như Canh ở lưu niên hay nếu nó bị khắc bởi Nhâm hay Quý ở lưu niên cũng như nếu nó khắc được Kim cục. 90d/ - Nếu các can ở tuế vận khắc với nhau hay chúng khắc các can trong tứ trụ thì các can giống với các can này ở trong tứ trụ là động nếu chúng khắc được nhau. 91 – Điểm hạn của các can động (điểm hạn Can) 91a/8 – Với các can ở trong tứ trụ thất lệnh và các can ở tuế vận : Nếu chúng vượng ở lưu niên thì chúng có điểm hạn đúng bằng điểm hạn của hành của chúng. Nếu chúng chỉ vượng ở đại vận thì chúng có điểm hạn chỉ bằng ½ điểm hạn của hành của chúng. Nếu chúng không vượng cả ở đại vận và lưu niên thì chúng có 0đh. Các điểm hạn này giảm tỉ lệ thuận theo các lực khắc tới các can của chúng. 91b/2 - Với các can ở trong tứ trụ được lệnh : Nếu chúng vượng ở lưu niên thì chúng không có điểm hạn. Nếu chúng chỉ vượng ở đại vận thì chúng có điểm hạn chỉ bằng ½ đh của hành của chúng nhưng phải đổi dấu. Nếu chúng nhược ở tuế vận thì chúng có điểm hạn đúng bằng điểm hạn của hành của chúng nhưng phải đổi dấu. Các điểm hạn này không bị giảm khi các can của chúng bị khắc (phải thừa nhận). 91c/126 – Các trạng thái của các can tại năm sinh phải được xác định tại chi của tháng cần tính điểm hạn của năm đó. (Trong Y7) - Điểm hạn của hóa cục 113/1- Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với ½ số điểm hạn của hành của hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành). (Trong Y1) - Điểm hạn kỵ vượng 14/6 - Nếu một hành là kỵ 1 có điểm vượng trong vùng tâm (hay sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm hoặc sau khi tính thêm điểm vượng của tuế vận) lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv (sai số có thể từ -0,05đv tới +0,05đv) trở lên thì hành đó được gọi là hành kỵ vượng và nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv đến 19,99đv thì mỗi can hay chi (trừ các chi trong tứ trụ) của hành kỵ vượng có thể có điểm (hạn) kỵ vượng bằng đúng điểm hạn của hành của nó (chú ý điểm kỵ vượng của can hay chi tiểu vận chỉ bằng ½ ), còn nếu nó lớn hơn từ 20đv trở lên thì mỗi can chi của nó có thể có điểm kỵ vượng gấp 2 lần số điểm hạn của hành của nó, trừ các giả thiết 14a/135; 22/17; 23/8; 24/11...). Ví dụ minh họa : Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’. Hình chụp với trung phong (Centre) Mike Fisher gần đây, khi còn sống Ngày 19/5/2007 là năm Đinh Hợi thuộc đại vận (tức tiểu vận) Giáp Tuất (vì đã qua ngày sinh là 10/4). Mà mệnh này đến tháng 8/2012 mới bước vào đại vận đầu tiên là Kỷ Tị, vì vậy phải lấy tiểu vận để thay thế đại vận . 1 – Mệnh này Thân quá vượng mà kiêu ấn Hỏa ít (vì Ngọ hóa Thổ nhưng vẫn còn Đinh là tạp khí tàng trong Mùi không bị hóa Thổ) và thực thương đủ, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là quan sát Ất tàng trong Thìn trụ tháng. Thổ là kỵ vượng. .................................................................. Qua sơ đồ trên ta thấy: a - Ất tàng trong Thìn trụ tháng là dụng thần nhập Mộ ở đại vận Tuất nên có 1đh (được ghi bên trái của Tuất đại vận, còn bên phải để ghi cho Nhật can) và Tử (hay Mộ hoặc Tuyệt) ở lưu niên Hợi có 1đh (được ghi bên trái của lưu niên Hợi).. b - Nhật can Kỷ nhược ở lưu niên Hợi có 0đh (nếu nó vượng có -1đh còn Tử, Mộ hay Tuyệt có 1đh) (được ghi bên phải của lưu niên Hợi). c - Lục hợp của Giáp đại vận với Kỷ trụ ngày hóa Thổ thành công có 0,5đh (vì tổ hợp này có 2 can mà điểm hạn của hành Thổ là 0,5 nên Thổ cục có 2.0,5.1/2đh = 0,5đh nhưng số điểm này bị Giáp trụ năm khắc mất hết bởi vì Giáp vượng ở lưu niên Hợi. d - Kỵ thần Thổ có 30,28đv lớn hơn hỷ thần Kim 10đh nên Thổ là hành kỵ vượng và có điểm kỵ vượng. Do vậy mỗi can Giáp và Kỷ trong Thổ cục có 0,5đh kỵ vượng (điểm này không bị giảm khi điểm hạn của Thổ cục bị khắc). Tuất đại vận xung Thìn trụ tháng nên Tuất là động cũng có 0,5 đh kỵ vượng. Nếu Thổ có 30,4đv trong vùng tâm tức nó lớn hơn Kim 20đv thì các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi. e - Đinh lưu niên khắc Canh trụ giờ, vì vậy 2 can này được xem là động. mặc dù lực khắc này có 0đh vì Đinh nhược cả ở đại vận và lưu niên và dĩ nhiên Đinh không có điểm can vượng (nếu nó vượng ở lưu niên Hợi sẽ có 1đh đúng bằng điểm hạn của hành của nó, còn nếu nó chỉ vượng ở đại vận thì có 0,5đh). Canh trụ giờ mặc dù động nhưng nó thất lệnh và nhược cả ở đại vận và lưu niên nên không có điểm hạn can. Giáp khắc Thổ cục nên Giáp thành động có -1đh, vì nó thất lệnh và vượng ở lưu niên Hợi. f - Hợi thái tuế (chi của lưu niên) có 2 hung thần có 2.0,25đh (tất cả các hung thần đều có 0,25đh, còn cát thần đều có -0,25đh (nhưng nếu nó ở can chi tiểu vận thì điểm hạn của nó chỉ bằng 1/2). g - Canh trụ giờ là Thương quan mặc dù gặp Quan là Giáp ở trụ năm nhưng nó không có điểm hạn vì Canh thất lệnh và nhược ở tuế vận. h - Thân trụ năm hại Hợi thái tuế có 1đh (các điểm hạn về khắc, hình, tự hình hay hại của 1 can hay 1 chi với 1 can hay 1 chi khác đều có điểm lớn nhất là bằng 1đh, nạp âm khắc nạp âm cũng vậy). k - Lửa đỉnh núi của đại vận có can của nó là Giáp vượng ở lưu niên nên khắc Đất mái nhà của lưu niên có 1đh.
-
Lý thuyết đã nói rõ : Can chi trong tổ hợp hóa hay không hóa không có khả năng khắc các can chi ngoài tổ hợp và ngược lại, trừ các can chi cùng trụ nếu chúng không bị hợp - chỉ xét về khắc ngũ hành. Thân chào.
-
-
Làm gì mà "loạn xà ngầu"? Cụ thể chỉ có mấy dạng cơ bản như Thân vượng mà: 1 - Kiêu Ấn không có. 2 - Kiêu ấn ít. 3 - Kiêu Ấn đủ 4 - Kiêu Ấn nhiều. 5 - Quan Sát quá mạnh. 6 - Thực Thương nhiều. Khi đi sâu vào từng dạng thì mới có thêm một số quy tắC để xác định chính xác dụng thần cho từng trường hợp trong dạng đó mà thôi. Còn nếu xác định dụng thần theo phương pháp truyền thống thì cả đời người nghiên cứu cũng chả đâu vào đâu như Đại Cao thủ Tử Bình Hoàng Đại Lục đã khẳng định.
-
Trong lý thuết tôi đã nói dụng thần sinh phù áp chế là quan trọng nhất sau mới đến dụng thần thông quan và cuối cùng mới đến dụng thần điều hậu (điều hòa). Ở ví dụ này muốn hay không muốn thì dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn. Còn sinh tháng Tý hàn lạnh thì đã có Bính và Tị trong Tứ Trụ đủ sưởi ấm cho Tứ Trụ rồi. Nếu không có Bính và Tị thì ta chỉ có thể lấy dụng thần điều hậu là khuyên người này nên sống ở phương nam so với nơi sinh mà thôi. Thân chào.