VULONG
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
511 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
26
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by VULONG
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Để cho đơn giản lấy một câu trong sách cổ làm ví dụ mà hầu như ai ai nghiên cứu Tử Bình đều biết: "Kim Thần nhập Hỏa phú quý vang xa". Vậy thì thử hỏi bất kỳ ai trong Tứ Trụ có Kim Thần khi gặp Hỏa đều được "Phú quý vang xa" hay sao? Cho nên khi đọc sách cổ muốn hiểu được nó thực sự khách quan không phải là đơn giản. Muốn nghiên cứu Tử Bình điều đầu tiên tối quan trọng là người đọc phải có một thái độ, lập trường vững vàng, kiên định không dễ dàng thừa nhận những điều sách nói khi chưa hiểu rõ hay có các ví dụ thực tế để kiểm tra. Muốn kiểm tra những điều này hãy đọc các bài viết của tôi trên các trang web "Huyền Không Lý Số", "Lý Số Việt Nam", "Nhân Trắc Học" cũng như trên trang web này. Tóm lại người đọc không nên trở thành "Người Đẽo Cầy Giữa Đường" nhất là khi đọc các sách của Tầu bởi vì các cụ từ xưa tới nay đều nói "Thâm Nho Như Tầu" ấy mà. Thân chào.
-
-
Muốn hiểu phần này thì trước hết phải hiểu: 1 - Can Chi cùng trụ là thế nào? 2 - Can không ở trong tổ hợp và Can ở trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục có khác gì nhau? 3 - Tương tự Chi không ở trong tổ hợp và Chi ở trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục có khác gì nhau? 4 - Sinh và khắc ở phần này chỉ xét về sinh khắc của Ngũ Hành, vậy thì sinh khắc của Ngũ Hành là thế nào? 5 - Can Chi ở đây khắc trực tiếp hay khắc gần có gì khác nhau? Bạn không nên đọc sách quá nhanh, khi đọc cần phải đọc từ từ và suy nghĩ kỹ, hiểu rõ rồi mới nên đọc tiếp. Thân chào. (Tôi không có nhiều thời gian, vì vậy mong có bạn nào hiểu vui lòng giải thích giúp tôi. Xin cám ơn trước).
-
Tất cả các sách đều giống nhau, chả nhẽ sách của tôi lại viết nhầm từ Đinh thành Bính sao?
-
-
-
Tôi đang rất bận để giải quyết một vấn đề quan trọng cho bản thân nên có lẽ sau một vài năm nữa mới có thể trở lại nghiên cứu tiếp Tử Bình được. Trong lời nói đầu của cuốn sách "Giải Mã Tứ Trụ" tôi đã nói rõ rồi, cuốn sách này chỉ có mục đích dự đoán các tai họa và tìm cách giải cứu chúng còn các vấn đề khác chỉ nói sơ qua (mà thực chất là tôi chưa có thời gian nghiên cứu chúng). Vừa rồi tôi có ý định nghiên cứu tiếp để viết lại phần Ngoại Cách sau đó nghiên cứu về Tài Quan Ấn mà bạn hỏi nhưng nay tất cả ý định này phải dừng lại. Thân chào.
-
Trong chủ đề: "Có hay không Hạt Của Chúa" anh Thiên Sứ đã viết: Chào anh Thiên Sứ! Hiện giờ các nhà Vật Lý mới đang cố gắng tìm ra Hạt đầu tiên có tính chất như anh hiểu: "Hạt duy nhất tạo thành những cấu trúc vật chất đầu tiên có khối lượng". Nhưng anh phải hiểu rằng Hạt này phải là từ Năng lượng tạo ra chứ không phải là: "một trong số những hạt cần tìm để bổ khuyết cho danh sách những hạt có những tương tác khác nhau cấu tạo nên thế giới vật chất có khối lượng" như anh nói. Còn khi đã tìm ra Hạt đầu tiên rồi thì mới đến bước thứ 2 là chứng minh nó có phải là Hạt "duy nhất" như anh nói hay không. Bởi vì theo tôi hiểu người giầu không hẳn chỉ có nhiều Đôla mới gọi là giầu... Phải hiểu chính xác từ: "Hạt Của Chúa" mà các nhà Vật Lý gọi, nó có xuất sứ từ câu đầu tiên trong Kinh Thánh: "Đầu tiên Đức Chúa Trời đã (dùng sức mạnh vô biên của mình - tức Năng lượng - để) dựng nên Trời Đất (Vũ Trụ và Trái Đất của chúng ta - tức Vật chất) - câu 1-1 trong Sáng Thế Ký". Chính vì vậy tôi mới khẳng định: Theo "Học Thuyết Âm Dương" thừa sức khẳng định trong Vũ Trụ phải có sự chuyển đổi từ Năng lượng thành Khối lượng (Vật chất), tức phải có "Hạt Của Chúa". Thân chào.
-
Quả thực là tôi không thể ngờ được lại có quá nhiều các "Viện Sĩ" của cái Học Viện "Sài Đồng Sổng VanQuyTang" ở đây đến thế. Vì cho khách quan, tôi đã đưa câu mà Vo Truoc đã viết: "Chỉ có điều, họ bịa ra một cách "khoa học" mà thôi. Thế là trở thành Thiên tài và nhận giải Nobel!"" cho các em học sinh cấp 2 (lớp 5; 6 và 7 trước đây, còn bây giờ tương đương với các lớp cuối cấp Phổ Thông cơ sở thì phải) của tôi đọc và nhận xét xem sao. Đầu tiên tôi yêu cầu các em hiểu như thế nào về giải Noben, thì các em trả lời theo nhiều ý nhưng chung quy lại có chung một ý là: Giải Noben dành cho những ai có các công trình quan trọng nhất, giá trị nhất trong tất cả các công trình nghiên cứu khoa học đã đưa xã hội loài người tiến tới nền văn minh ngày nay. ...... Vậy mà Vo Truoc lại cho rằng "họ bịa ra" một cách "Khoa Học" để "trở thành Thiên tài" và "nhận giải Noben" . Điều này quá đủ các điều kiện Cần và Đủ để kết luận trình độ hiểu biết của Vo Truoc về giải Noben không bằng các em học sinh cấp 2 của tôi. Cho nên ông ta cho tôi là "chụp mũ" ông ta là phải thôi, vì ông ta có hiểu những cái mà ông ta viết ra đâu. Thấy thiên hạ nói giải Noben cũng nói giải Noben, thấy người ta nói Einstein, Lorent, Big Bang... cũng nói Einstein, Lorent, Big Bang... như ai, chứ thực chất có hiểu cái cóc khô gì đâu cơ chứ. Đành phải Bye....Bye... các "Viện Sĩ" của cái "Học Viên Sài Đồng Sổng VanQuyTang" (tức là tôi không trả lời những bài viết của những người mà tôi đã xác định là các "Viện Sĩ " của cái....).
-
Chủ đề này là của tôi, cho nên các câu hỏi của mọi người phải hỏi về những cái thuộc quan điểm hay ý tưởng của tôi chứ đừng có đưa ra các câu hỏi về những người khác. Cụ thể như tôi đã nói rõ quan điểm của tôi là BigBang chỉ là thời điểm khi mà Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng. Khi các nhà Vật Lý đi tìm hạt Higgs (tức "Hạt Của Chúa") thì một số người cho rằng không có, còn bây giờ người ta tìm được ra rồi thì lại nói rằng: "kết quả sẽ không phải có một loại Hạt Higgs". Đọc câu: "Tốc độ vũ trụ cấp I: 11.2 km/giây thì đến bao giờ đi tới tâm Ngân hà? với bán kính 10.000 nămkhoong có ánh sáng???. Chỉ dùng Lý học Đông phương thì sẽ tới ngay" , chúng ta thấy chỉ có các "Viện Sĩ" của cái Học Viện: "Sài Đồng Sổng VanQuyTang" mới có thể nghĩ ra và tin được mà thôi.
-
Đọc chỉ thấy toàn là lý thuyết và lý thuyết, không hề có một chút thực nghiệm nào để chứng minh các ý của lý thuyết đó là đúng cả. Cho dù từ trước tới nay trí tưởng tượng của con người luôn luôn đi trước thực nghệm nhưng một điều không thể chối cãi rằng không phải tất cả các ý tưởng của con người đều trở thành hiện thực khách quan của thế giới tự nhiên. Mọi lý thuyết mà con người nghĩ ra đều có người tin không nhiều thì ít. Sự tin này người ta thường gọi là "Đức Tin" và "Đức Tin" này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người cũng như uy tín của người đưa ra lý thuyết đó. Tưởng rằng một sự kiện mà Galileo bị đưa lên ngọn lửa của giàn thiêu là quá đủ rồi nhưng thực tế lại không phải như vậy mà hiện nay vẫn còn ti tỷ người không tin vào thực nghiệm, họ vẫn tin dựa vào chính cái "Đức Tin" cuồng nhiệt của họ. Như Vo Truoc không tin vào thực nghiệm của các nhà Khoa Học nên cho rằng: "Để thoát khỏi những mâu tuẫn đó, họ sáng tạo ra đủ thứ như vật chất tối, hạt của chúa, .... y như ngày xưa người ta sáng tạo ra thần Dớt, Chúa Trời, ... vậy. Chỉ có điều, họ bịa ra một cách "khoa học" mà thôi. Thế là trở thành Thiên tài và nhận giải Noben!" . Vo Truoc là một bằng chứng đại diện cho những người sống trong nền văn minh của khoa học kỹ thuật ngày nay lại không tin vào khoa học kỹ thuật có thể đưa cuộc sống của con người càng ngày càng tốt đẹp hơn như có điện, ô tô, máy bay, các dây truyền sản xuất hiện đại... . Với những người như Vo Truoc thì bất kỳ một bằng chứng khoa học nào được tìm ra thì đều không tin và câu cửa miệng của họ là: "họ bịa (nghĩa là KHÔNG CÓ... , BỊP BỢM...) ra một cách "khoa học" mà thôi". Theo những người như Vo Truoc thì nền văn minh ngày nay có được là do những cái đầu "Viện Sĩ" của họ làm lên chắc?
-
Trước khi nhận xét trình độ của người viết bài trên xin mọi người đọc bài phản biện của tôi trong chủ đề: "Hành lang cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành - Vô Trước" của anh Thiên Sứ trong diễn đàn này như sau: ""Trong chủ đề “Cơ sở học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH" - Những nghiên cứu của Vô Trước về cơ sở học thuyết, phần VI./ CẤU TRÚC ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CỦA KHÔNG GIAN - Vo Truoc đã viết: "2. Ứng dụng cáu trúc Ngũ hành, Bát quái của không gian a. Nạp Ngũ hành cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Ta biết rằng 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay chuển quanh năm là do trái đất quay quanh Mặt trời không phải theo một vòng tròn tuyệt đối mà theo một hình elip nhận Mặt trời là một tiêu điểm. Reduced: 88% of original size [ 794 x 623 ] - Click to view full image (Hình vẽ của Vo Truoc) Mùa Đông tương ứng khi trái đật ở xa mặt trời, mùa Hạ tương ứng với vị trí trái đất ở gần mặt trời hơn cả. Sở dĩ trái đất quay quanh mặt trời do cấu trúc Ngũ hành của không gian quanh mặt trời qui định. Áp dụng cấu trúc Ngũ hành của không gian Đã phân tích ở trên cho hệ quay của trái đất quanh mặt trời ta thấy“". Và đây là cách giải thích trong cuốn “giải Mã Tứ Trụ“ của tôi: "Nhưng tại sao lại có đến 12 con vật, là 10 có phải là đẹp hơn không ? Chắc là lúc đó họ (những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất của chúng ta) đã biết rất rõ trái đất ở trong hệ mặt trời của chúng ta có mặt phẳng xích đạo nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo cho nên sẽ phải xẩy ra bốn mùa trên trái đất mà chúng ta quen gọi là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa này Họ lại chia nhỏ ra làm ba phần để xác định đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa, vì vậy phải có 12 địa chi là vậy. 12 địa chi này xác định các vị trí mà trái đất đã quay được một vòng xung quanh mặt trời, chúng ta gọi chúng là 12 tháng của một năm. Hình 3 : (Tôi không biết cách chèn hình vẽ của tôi vào đây, xin mọi nguười thông cảm) Chúng ta biết mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng xích đạo lệch nhau 23,5 độ, đó chính là nguyên nhân tạo ra 4 mùa trên trái đất.” Chắc là các bạn đọc đã tốt nghiệp phổ thông trung học với bằng tốt nghiệp cỡ “Hàn Lâm” mới có thể xác định được bản chất bốn mùa trên trái đất do yếu tố nào quyết định". Nói một cách đơn giản nếu Vo Truoc cho rằng: "Ta biết rằng 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay chuển quanh năm là do trái đất quay quanh Mặt trời không phải theo một vòng tròn tuyệt đối mà theo một hình elip nhận Mặt trời là một tiêu điểm" thì bất kỳ một học sinh phổ thông trung học nào cũng có thể đưa ra một câu hỏi để bác bỏ kết luận này như sau: Vậy thì tại sao mùa của Bắc bán cầu và Nam bán cầu luôn luôn trái ngược nhau? Đến đây thì mọi người đủ kết luận là Vo Truoc chưa tốt nghiệp phổ thông trung học nên mới có trình độ "Viện Sĩ" của cái Học Viện: "Sài Đồng Sổng VanQuyTang". Cho nên không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đọc bài viết trên của Vo Truoc.
-
Thú thực là tôi không theo hay nghiên cứu bất kỳ một tôn giáo nào cả (kể cả đạo phật) mà theo thói quen từ trước đến nay của tôi là im nặng không có ý kiến gì với các bài viết thuộc loại này. Nhưng nay thì cái thói quen này với tôi không còn tác dụng nữa nên cũng như một số người khác, tôi đưa ra các câu hỏi với bài viết trên của hoangnt như sau: 1 - Làm gì có hạt nhỏ nhất mà Phật giáo nói tới, nếu có thì bằng chứng thực nghiệm đâu, đã tìm ra lúc nào, vào thời điểm nào và ở đâu cũng như những ai đã tìm ra nó? 2 - Nó là hạt nhỏ nhất thì nó nặng bao nhiêu và các nhà sư làm cách nào mà nhìn thấy nó mà dám khẳng định nó vô sắc? 3 - Vũ Trụ có khởi nguyên thì trước lúc khởi nguyên đó là những cái gì và chúng tồn tại ở đâu? 4 - Các nhà sư làm cách nào biết được cái hạt nhỏ nhất vô sắc này tương tác với các hạt khác? Ngày nay lý thuyết thì rất nhiều, ai ai cũng có thể Bịa ra một hay nhiều lý thuyết nhưng mọi lý thuyết muốn được mọi người công nhận hay không thì nó phải được thực nghiệm kiểm tra đúng như lý thuyết đó đã đề cập... còn nếu không thì lý thuyết đó không có giá trị.
-
Trong giáo trình hóa học phổ thông mà tôi học trước đây người ta kết luận Nguyên Tử là phần tử nhỏ nhất không thể chia cắt được. Khi đó tôi có thắc mắc thì cô giáo có giải thích rằng: "Đừng có hiểu theo nghĩa đen mà phải hiểu theo nghĩa bóng của nó, nghĩa là tại thời điểm đó người ta mới tìm ra Nguyên Tử là hạt nhỏ nhất mà thôi". Cho nên vừa rồi các nhà Vật Lý tuyên bố đã tìm ra một hạt cơ bản mới (có tính chất tương tự như hạt Higgs) là một trong các Hạt nhỏ nhất của Vật Chất thì cũng đừng nghĩ rằng nó là Hạt nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên mà cũng chỉ nên hiểu rằng nó chỉ là một trong những Hạt nhỏ nhất mà con người đã phát hiện tại thời điểm này mà thôi. Với tôi không có khái niệm khởi nguyên của vũ trụ mà vũ trụ không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. BigBang chỉ là thời điểm khi Lỗ Đen đang thống trị vũ trụ của chúng ta chuyển thành Lỗ Trắng (chứ không phải Lỗ Đen phải hút hết tần tật mọi thứ trong vũ trụ của chúng ta rồi mới chuyển thành Lỗ Trắng (BigBang)).
-
Chào anh Thiên Sứ! Anh đã viết: "Và rằng Hạt của Chúa là có thật theo cách hiểu của anh". Điều này chứng tỏ anh đã khẳng định không có "Hạt Của Chúa" theo cách hiểu của tôi nghĩa là: Trong Vũ Trụ không có một loại Hạt nào đóng vai trò có thể chuyển đổi Năng lượng thành Khối lượng được. Thế là quá đủ rồi, xin cám ơn anh.
-
Ánh sáng có cả tính chất Sóng và Hạt vậy mà nó làm gì có khối lượng.