VULONG

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    511
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    26

Everything posted by VULONG

  1. Vậy thì tại sao Như Thông không làm như Đại Phúc đi mà lại đi phát biểu "Tiếu Lâm" như vậy. Còn sự hiểu quả thực là nó "không đơn giản", vì mỗi người hiểu mỗi cách, chính vì vậy mà trong dân gian có câu "Ếch ngồi đáy giếng" ấy mà. Cho nên khi viết bài tôi mới tạm thời phân ra 2 cách hiểu, một cách theo Đại Chúng còn cách kia là theo các Viện Sĩ là như vậy.
  2. Vậy thì chúc xuanhylac "kiên trì Thiền Định" để sớm "giải Thoát" khi đó hẵng vào đây cho mọi người biết nó không vô lý ở chỗ nào.
  3. Đấy cứ phải như Đại Phúc đi tìm hiểu như vậy mới hy vọng biết được cái "Tiếu Lâm" của nó như thế nào chứ. Hiện tại các nhà Vật Lý vẫn hầu như chưa biết gì đang diễn ra trong Lỗ Đen cả và dĩ nhiên sự suy luận của tôi cũng chỉ dừng lại ở cách hiểu Đại Chúng mà thôi chứ tôi chưa có cái đầu của các Viện Sĩ.
  4. Khi chưa hiểu biết gì về Lỗ Đen thì đừng có phát biểu về Lỗ Đen, tốt nhất là "Không biết thì cứ ngồi dựa cột mà nghe".
  5. Xuanhylac đã viết: Lý Học Lạc Việt định nghĩa rất rõ ràng khái niệm về Thái Cực như sau: "Thái Cực là khái niệm chỉ sự khởi nguyên của vũ trụ. Thái Cực có nghĩa là vượt quá mọi sự giới hạn. Thái Cực không Thời gian, không Không gian và không lượng số." Có nghĩa Lý Học Lạc Việt cho rằng Thái Cực là hư vô, tức là nó không hề có một dấu vết gì cả để cho người ta có thể biết nó đang tồn tại trong Vũ Trụ của chúng ta, vậy thì nó là quá vô lý. Nặng thà bắt trước những người theo Thiên Chúa Giáo là cứ có cái gì không hiểu đều gán cho Đức Chúa Trời tạo ra còn ra vẻ có lý hơn. Cháu nghĩ với định nghĩa này đã đủ để trả lời câu hỏi "Cái gì sinh ra Thái Cực?" của chú. Tuy nhiên nếu chú thấy định nghĩa này bất hợp lý và không phù hợp thì chú có thể đưa ra định nghĩa và khái niệm về Thái Cực của chú để tiếp tục bàn. Tôi đã nói từ trước rồi, theo tôi Thái Cực của Lý Học Đông Phương chính là BigBang (một khái niệm mà nhiều nhà Vật Lý trên thế giới gọi là thời điểm khởi nguyên của Vũ Trụ) chỉ là thời điểm mà Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng mà thôi. Hiểu một cách đơn giản là Vũ Trụ không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Lỗ Đen hút rồi lại phun cứ như vậy mãi mãi. Vũ Trụ tồn tại tới ngày nay theo tôi là như vậy. Liên quan đến câu hỏi và cứ cho rằng chú đã có định nghĩa về Thái Cực, cháu cũng muốn chú xác định rõ ý "trước" Thái Cực chính xác là trước bao nhiêu lâu? Một phần ngàn tỷ giây hay là hàng tỷ tỷ năm x "n" trước Thái Cực? Như trên tôi đã viết, còn nó xẩy ra trong bao lâu thì tôi chịu (có thể là tức thời), chỉ biết rằng khi Lỗ Đen hút vật chất đến mức độ tới hạn M nào đó thì nó sẽ phải trở thành Lỗ Trắng để phun ra để trở về trạng thái bình thường (Lỗ Đen) của nó. Bởi vì chả có vật nào cứ hút mãi mà cũng chả có vật nào phun mãi cả, nếu có thì chỉ có các cái đầu "Viện Sĩ" của cái "Học Viện..." thừa nhận mà thôi (hãy đọc các bài viết có tựa đề "Những điều cần biết về Vũ Trụ học" và "Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong Lý Học Đông Phương" của tôi trong chủ đề "Lớp Học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người" ở mục "Tử Bình - Bát Tự" của chính trang web này). Rất mong nhận được ý kiến của chú".
  6. Quả thực là tôi rất bận cho nên tôi chưa thể nghiên cứu tiếp Tử Bình (có lẽ tới 1 vài năm) để viết lại phần Ngoại Cách và viết sâu hơn về phần phát Tài, phát Quan. Tôi đã tham gia vào chủ đề này của Thiên Đồng vì sao thì mọi người thừa biết. Ở đây tôi chỉ muốn nói thêm rằng đáng nhẽ Lý Học Lạc Việt phải có quyền tự hào rằng cách đây 5000 năm dân Việt đã khẳng định rằng: "Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận có "Hạt Của Chúa" mà ngày nay các nhà Vật Lý hàng đầu trên thế giới đang đi dần đến chứng minh sự tiên tri này của Lý Học Lạc Việt là đúng. Nhưng đáng tiếc rằng trong thực tế lại đang có sự ngược lại như vậy, vì sao?
  7. Chào tất cả mọi người. Tôi đã nhận lời mời làm giảng viên chính cho lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp bên trang web Nhân Trắc Học. Chương trình dậy theo đúng từng chương của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi. Có thể vì vậy mà nhiều người đã ghi danh tham gia học (gần 500) nhưng chỉ có 151 người được học. Ðây là một bất đồng của tôi với ban điều hành khi tôi muốn cho tất cả mọi người đã ghi danh đều được học. Ðó là lý do vì sao tôi mở chủ đề này. Nội dung dậy như sau: Nội dung khóa học sơ - trung cấp Sơ cấp : Bài 1 : Vận mệnh và dự đoán vận mệnh Bài 2 : Sáu mươi năm Giáp Tý Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ trụ Bài 6 : Thân và mười thần của Tứ trụ Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ Bài 8 : Thần sát của tứ trụ Bài 9 : Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận Trung cấp : Bài 10 : Thân và vùng tâm Bài 11 : Xác định điểm vượng của các trạng thái Bài 12 : Dụng thần của Tứ Trụ Bài 13 : Dụng thần của một số Tứ Trụ đặc biệt Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành Bài 15 : Sự xấu, tốt của đại vận và lưu niên Bài 16 : Cách tính điểm hạn cho từng năm Bài 17 : Các cách giải hạn cơ bản Bài 18 : Các ví dụ mẫu xây dựng lý thuyết Tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc của mọi người về nội dung giảng dậy cũng như mọi trao đổi, tranh luận của mọi người trong chủ đề "Giải đáp thắc mắc" trong mục Tử Bình Bát Tự (ở phía dưới, vì ở đó mọi người mới được viết bài). Thân chào.
  8. Anh Thiên Sứ đã viết: "...Còn câu hỏi của anh về "Hình có tán thành khí không" nó không thuộc phạm trù xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ và nhân danh nền văn hiến Việt. Câu trả lời của tôi trong lúc này là "chưa biết", đang nghiên cứu...". Nếu hiểu theo nghĩa đại chúng (phổ thông) thì Mặt Trời tỏa sáng có nghĩa là Vật Chất (hay cách gọi chính xác là Khối Lượng) đã biến thành Năng Lượng mà Khối Lượng người ta gọi là Hình (vì nó có kích thước mà mắt thường có thể nhìn thấy) còn Năng Lượng người ta có thể gọi là Khí (vì mắt thường không nhìn thấy). Chính vì thể Khí có mật độ của các Hạt xa nhau hơn là thể Hình, do vậy khi Hình chuyển thành Khí người ta thường gọi là Tán (vì mật độ các hạt từ đậm đặc chuyển sang loãng hơn), trường hợp ngược lại người ta gọi là Tụ. Nếu hiểu theo cách đại chúng này thì Lý Học Lạc Việt mới chỉ thừa nhận "Khí tụ thành Hình" mà ở đây Năng Lượng đóng vai trò là Khí còn Hình ở đây đóng vai trò là Khối Lượng. Vậy thì Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận Năng Lượng đã tụ thành Khối Lượng, tức Năng Lượng đã chuyển đổi thành Khối Lượng. Điều này chứng tỏ Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận có "Hạt Của Chúa". Còn vế thứ 2 là "Hình Tán thành Khí", tức Khối Lượng chuyển đổi thành Năng Lượng thì đến Bố Rừng trên núi cũng biết từ cái thời kỳ "Ở Trần Đóng Khố" rồi (khi con người biết sử dụng lửa). Xin nhắc lại là ở đây tôi chỉ giải thích theo cách hiểu đại chúng thôi còn hiểu theo cách của các Viện Sĩ như thế nào thì tôi xin chịu.
  9. Anh Thiên Sứ đã viết: "...Còn câu hỏi của anh về "Hình có tán thành khí không" nó không thuộc phạm trù xác định một lý thuyết thống nhất vũ trụ và nhân danh nền văn hiến Việt. Câu trả lời của tôi trong lúc này là "chưa biết", đang nghiên cứu...". Nếu hiểu theo nghĩa đại chúng (phổ thông) thì Mặt Trời tỏa sáng có nghĩa là Vật Chất (hay cách gọi chính xác là Khối Lượng) đã biến thành Năng Lượng mà Khối Lượng người ta gọi là Hình (vì nó có kích thước mà mắt thường có thể nhìn thấy) còn Năng Lượng người ta có thể gọi là Khí (vì mắt thường không nhìn thấy). Chính vì thể Khí có mật độ của các Hạt xa nhau hơn là thể Hình, do vậy khi Hình chuyển thành Khí người ta thường gọi là Tán (vì mật độ các hạt từ đậm đặc chuyển sang loãng hơn), trường hợp ngược lại người ta gọi là Tụ. Nếu hiểu theo cách đại chúng này thì Lý Học Lạc Việt mới chỉ thừa nhận "Khí tụ thành Hình" mà ở đây Năng Lượng đóng vai trò là Khí còn Hình ở đây đóng vai trò là Khối Lượng. Vậy thì Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận Năng Lượng đã tụ thành Khối Lượng, tức Năng Lượng đã chuyển đổi thành Khối Lượng. Điều này chứng tỏ Lý Học Lạc Việt đã thừa nhận có "Hạt Của Chúa". Còn vế thứ 2 là "Hình Tán thành Khí", tức Khối Lượng chuyển đổi thành Năng Lượng thì đến Bố Rừng trên núi cũng biết từ cái thời kỳ "Ở Trần Đóng Khố" rồi. Xin nhắc lại là ở đây tôi chỉ giải thích theo cách hiểu đại chúng thôi còn hiểu theo cách của các Viện Sĩ như thế nào thì tôi xin chịu.
  10. Cám ơn anh Thiên Sứ đã nhắc. Khi tôi đọc lại thấy Hungnguyen có viết: ""Bác đọc ở đâu rằng "Thuyết Âm Dương Lạc Việt" không thừa nhận sự chuyển hóa âm dương?"". Nếu đúng như vậy thì biểu tượng "Âm Dương Lạc Việt" và biểu tượng "Âm Dương Truyền thống" có khác gì nhau cơ chứ. Vậy thì tại sao "Lý Học Lạc Việt" chỉ thừa nhận "Khí tụ thành Hình" mà không thừa nhận "Hình tụ hay tán thành Khí"? Hy vọng anh bớt chút thời gian giải đáp cho tôi. Thân chào.
  11. Sau đây tôi xin trích dẫn bài viết vừa rồi của tôi bên chủ đề "Lý Thuyết Về Mọi Thứ, Một Lý Thuyết Khó Đạt Được" của Thiên Đồng bên mục "Lý Học Đông Phương": HungNguyen đã viết: "Thấy bác Vulong bức xúc quá ( chủ yếu do từ " con bò " ...he..he...mà ra ) mà lại bức xúc không đúng nên có vài nhời. Bác đọc ở đâu rằng "Thuyết Âm Dương Lạc Việt" không thừa nhận sự chuyển hóa âm dương ? Nhận định này sai nhé. Đồ hình thái cực mà bác gọi là truyền thống đó nó do Chu Đôn Dy thời Hán gần đây thôi vẽ ra, theo Lạc Việt nó không diễn tả chính xác hoàn toàn lý luận có từ trước đó mấy ngàn năm " Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa ra vạn vật "...nên dựa vào 1 số yếu tố có từ ngàn xưa Lạc Việt phục hồi lại đồ hình như thế, Lạc Việt không chế tác ra mới mà chỉ chỉnh lý. Căn cứ vào đâu thì bác phải tìm hiểu. Vd ở đây http://diendan.lyhoc...-viet-o-hoi-an/ và ở đây http://diendan.lyhoc...-am-duong-viet/ Còn không có hạt của Chúa vì nếu duy nhất 1 hạt, từ đó sinh ra tất cả các hạt còn lại là trái với lý thuyết âm dương ngũ hành là tận cùng của vật chất là "thái cực" chứ không phải 1 hạt- hạt của Chúa. Như vậy bác VULONG chưa thử tìm hiểu xem Lạc Việt thế nào mà đã mạnh miệng bức xúc không đúng như vậy là không nên. Hơn nữa bác chưa xem căn cứ hệ nạp âm của Lạc Thư Hoa Giáp mà đã mạnh dạn tuyên bố chưa thấy lý thuyết nào lý giải khả dĩ hợp lý ( chưa xem sao kết luận rồi ) hơn Lục Thập Hoa Giáp." Nếu đúng là "...tận cùng của vật chất là "thái cực" chứ không phải 1 hạt- hạt của Chúa" thì cái gì sinh ra "thái cực", chả nhẽ khi đó "thái cực" này không phải chính là "Hạt của Chúa" mà các nhà Vật Lý đang tìm hay sao? Hay chả nhẽ "thái cực" gồm nhiều "Hạt hay Trường" gì đó khác nhau? Khí và Thái Cực có gì khác nhau theo Lý Học Lạc Việt? "Hình tụ thành Khí" là tôi nói theo Lục Thập Hoa Giáp, nó có nghĩa là Âm và Dương có thể chuyển hóa cho nhau. Đây chính là 1 trong những tính chất cơ bản của Âm Dương.
  12. Nếu đúng là "...tận cùng của vật chất là "thái cực" chứ không phải 1 hạt- hạt của Chúa" thì cái gì sinh ra "thái cực", chả nhẽ khi đó "thái cực" này không phải chính là "Hạt của Chúa" mà các nhà Vật Lý đang tìm hay sao? Hay chả nhẽ "thái cực" gồm nhiều "Hạt hay Trường" gì đó khác nhau? Khí và Thái Cực có gì khác nhau theo Lý Học Lạc Việt? "Hình tụ thành Khí" là tôi nói theo Lục Thập Hoa Giáp, nó có nghĩa là Âm và Dương có thể chuyển hóa cho nhau.
  13. Anh Thiên Sứ đã viết: "...Tác giả bài này - hai ông Stephen Hawking và Leonard Mlodinow - đã đưa ra một thực tế nhận thức được của vật lý lượng tử. Đó là: các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng. Thực tại này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử (Trong bài này gọi tắt là Lý học Việt), đã nhận thức được từ lâu rồi và còn hơn thế nữa. Họ đã tổng kết trong một khái niệm về tính "vô thường" của vạn vật. Trong đó vật lý lượng tử chỉ là quán xét những thực tại vật chất nhỏ nhất mà nền tảng tri thức khoa học hiện đại nhận thức được trong giới hạn mà ngành vật lý quen gọi là "hạt cơ bản", kể cả hy vọng lớn hơn là "Hạt của Chúa" vốn chưa thành công trên thực tế. Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã giải thích một thực tại làm nên tất cả các dạng tồn tại cơ bản mà vật lý hiện đại đang tìm kiếm trong một khái niệm cô đọng nhất: "Khí tụ thành hình". Khái niệm "hình" trong "Khí tụ thành hình" của Lý học Việt còn là tiền đề của các hạt có khối lượng và khái niệm "các hạt có khối lượng" cũng chỉ là một minh họa cho khái niệm "hình" của Lý học Việt, chứ chưa phải là "hình". So sánh với nhận thức của hai tác giả bài viết này vốn chỉ giới hạn ở các hạt cơ bản - thì khái niệm hình mang một hàm nghĩa bao trùm hơn nhiều:..." Nếu "...Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã giải thích một thực tại làm nên tất cả các dạng tồn tại cơ bản mà vật lý hiện đại đang tìm kiếm trong một khái niệm cô đọng nhất: "Khí tụ thành hình"" là đúng thì tôi chỉ cần đưa ra 1 câu hỏi: Nếu Lý Học Lạc Việt chỉ thừa nhận "Khí tụ thành hình" mà không thừa nhận "Hình tụ thành Khí" hay đại loại cái gì đó sinh ra Khí thì Khí có còn tồn tại tới ngày nay hay không khi mà thời gian là vô tận?
  14. Quả đúng là "Sau 1000 năm Thăng Long..." nhà đạo diễn Lưu Quang Vũ đã phải nói trong vở kịch "Ông không phải bố tôi": "Thời nay không phải là Thời Kỳ Đồ Đá mà nó là Thời Kỳ Đồ Đểu". Chính vì cái "Thời Kỳ Đồ Đểu" này cho nên mới "lại xuất hiện một thứ bệnh" đó chính là xuất hiện một loại người có ý tưởng bắt Lợn và Bò giao phối với nhau để sinh sản hòng... kiếm lời và coi những người "Tu Luyện" là những người coi đồng loại là súc vật.... Thật đáng thương thay cho "cái giới này".
  15. Nếu quả thực Thuyết Âm Dương Lạc Việt không thừa nhận tính chất cơ bản của Thuyết Âm Dương truyền thống là "Dương đến cùng cực thì sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương" thì tôi chỉ cần dùng 1 câu hỏi sau để phản biện điều này: Trong thực tế người ta đã dùng lý thuyết và thực nghiệm để chứng minh rằng "Khối Lượng có khả năng chuyển đổi thành Năng Lượng", ví dụ như phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.... và dĩ nhiên các nhà khoa học cũng đã xác định được trong bao lâu nữa Mặt Trời của chúng ta sẽ hết nhiên liệu để duy trì sự cháy. Vậy thì nếu như không có "Hạt của Chúa", tức là không có một môi trường hay một loại vật chất nào đó tái tạo ra Mặt Trời thì tất cả các phản ứng cháy trong vũ trụ sẽ hết nhiên liệu và tắt. Đến khi đó chúng ta sẽ thấy bầu trời tối om vì trên bầu trời không còn một điểm sáng (ngôi sao) nào nữa nếu thừa nhận (hoặc vì) thời gian là vô tận. Vậy thì những người không phải con Bò (tức những người tin theo thuyết Âm Dương Lạc Việt) đã dám khẳng định "Không có hạt của Chúa" sẽ giải thích như thế nào về bầu trời vẫn đang tồn tại ti tỷ ngôi sao (như Mặt Trời của chúng ta)? Hy vọng nhận được sự chỉ giáo của mọi người.
  16. "Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò" điều này quá là đúng bởi vì chúng ta cứ thử phân tích biểu tượng Âm Dương theo Lạc Việt và biểu tượng Âm Dương theo truyền thống thì sẽ biết ngay. Sau đây là biểu tượng Âm Dương theo truyền thống: Qua biểu tượng này thì chúng ta dễ dàng nhận thấy 2 vòng tròn nhỏ khác mầu hiện nên ở đúng vị trí giữa vùng mầu rộng nhất khác với nó. Điều này chứng tỏ biểu tượng Âm Dương truyền thống này muốn thể hiện thực tại là "Dương đến cùng cực sẽ sinh Âm còn Âm đến cùng cực sẽ sinh Dương". Còn đây là biểu tượng Âm Dương theo Lạc Việt: Qua biểu tượng này thì chúng ta càng dễ dàng nhận thấy nó chỉ phản ánh một thực tại khách quan là Âm và Dương cùng tồn tại và phát triển chứ không thể chuyển hóa cho nhau. Từ đây có thể hiểu điều mà anh Thiên Sứ nói "Tuy nhiên tôi hoàn toàn bất lực trước một con bò", những con Bò này chắc là những người tin theo biểu tượng Âm Dương truyền thống, tức là những người tin rằng Năng Lượng và Khối Lượng có thể chuyển hóa cho nhau theo đúng biểu tượng của nó nhắn nhủ là "Dương đến cùng cực sẽ sinh Âm còn Âm đến cùng cực sẽ sinh Dương", nghĩa là phải có "Hạt của Chúa" Còn dĩ nhiên những người không phải con Bò thì tin theo biểu tượng Âm Dương Lạc Việt, tức là họ cho rằng theo biểu tượng Âm Dương Lạc Việt thì không có chuyện Âm Dương có thể chuyển hóa cho nhau và dĩ nhiên không thể có Năng Lượng và Khối Lượng có thể chuyển hóa cho nhau. Điều này chứng tỏ thuyết Âm Dương Lạc Việt đã chứng tỏ "Không có Hạt của Chúa". Không biết tôi hiểu như vậy có đúng hay không xin mọi người chỉ giáo. Chân thành xin cám ơn trước.
  17. Chào anh Thiên Sứ! Có thể tôi chưa phải là "...các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới..." nên chưa có đủ trình độ để có thể hiểu được những điều mà anh giảng giải để đúng như điều anh khẳng định là "Tôi sẽ thuyết phục được họ". Do vậy tôi cũng không dám để nghị anh giảng giải cho tôi hiểu biết về thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà có thể chứng minh được là "Không có Hạt của Chúa". Theo tôi có thể "...các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới..." không hiểu "Hạt của Chúa" mà họ nói là cái gì nên mới cố công đi tìm như vậy. Tôi hy vọng rằng họ (các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới) sau khi được anh giảng giải rồi sẽ biết và hiểu về Thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Đông Phương. Đến khi đó thì chắc họ sẽ hiểu rằng Thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã chứng minh từ mấy nghìn năm này rằng Năng Lượng và Khối Lượng không thể chuyển hóa cho nhau. Bởi vì theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì làm gì có chuyện "Âm đến cùng cực thì sinh Dương còn Dương đến cùng cực thì sinh Âm". Thân chào.
  18. Tôi cố gắng tóm tắt ý chính của bài báo "CÂU CHUYỆN ‘HẠT CỦA CHÚA’ ĐÃ KẾT THÚC ?" mà Thiên Đồng đã trích dẫn ở trên "...Nhưng để cảm nhận được tầm mức sâu sắc của câu hỏi lớn nói trên, không thể không nhắc lại rằng trước sự kiện khám phá ra hạt Higgs, khoa học đã biết 4 lực cơ bản: hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu, hạt nhân mạnh. Lý thuyết thống nhất vật lý hiện đại, dưới tên gọi “TOE – Theory of Everything” (Lý thuyết về mọi thứ) hoặc “The Final Theory” (Lý thuyết cuối cùng) trong hàng thập kỷ qua đã và đang dồn mọi nỗ lực vào việc thống nhất 4 lực cơ bản. Năm 1969, ba nhà khoa học là Steven Weinberg, Sheldon Glashow và Abdus Salam chia nhau Giải Nobel vì đã chứng minh được bản chất thống nhất của lực điện từ với lực hạt nhân yếu. Thành công vang dội đó làm cháy bùng lên niềm hy vọng rằng rốt cuộc rồi vật lý sẽ chứng minh được bản chất thống nhất của 4 lực – “tất cả là một, một là tất cả”. Đó chính là lý do ra đời tên gọi “Lý thuyết về mọi thứ”, hoặc “Lý thuyết cuối cùng”, mà về mặt triết học, có thể thấy ngay rằng những tên gọi này không ổn. Cả trực giác lẫn logic đều cho thấy không thể có một túi khôn nào cho phép giải thích mọi thứ, không thể có một câu trả lời nào là cuối cùng mà không cần giải thích thêm. …… Giờ phút này, có lẽ Nash đang là một trong những người phấn khởi nhất với việc khám phá ra hạt Higgs. Nhưng nếu bà được đọc bài báo của GS Phạm Xuân Yêm, “Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ?”, hẳn là bà sẽ phải bình tâm suy nghĩ lại: Nếu quả thật tồn tại một loại lực mới, lực thứ năm, thì mục tiêu “biết được ý Chúa” vẫn còn xa vời lắm. ….. Nhưng thay vì hạt Higgs làm cho chúng ta tiến gần hơn tới chỗ “biết được ý Chúa”, những người sâu sắc lại sớm nhận thấy rằng mục tiêu ấy vẫn còn quá xa: hoá ra tự nhiên không chỉ có 4 lực như đã biết, mà có những 5! ……. GS Yêm viết: “Nó[9] mở đầu một chương mới trong vật lý vì đây là lần đầu tiên con người khám phá ra một lực mới lạ, lực mang khối lượng cho vật chất, coi như lực cơ bản thứ năm của Tự nhiên, bên cạnh bốn lực cơ bản quen thuộc…”[10]. Với sự hiện diện của hạt Higgs, bài toán thống nhất 4 lực vừa loé lên niềm hy vọng sẽ có cơ may nắm lấy “Chiếc Chén Thánh”[11] (The Holy Grail) của vật lý. Nhưng “Chiếc Chén Thánh” ấy lập tức lại bị đẩy ra xa bởi nó đòi hỏi phải hợp nhất 5 lực! …….. Vì thế, tuy Stephen Hawking bị mất 100 USD vì đã thua khi đánh cược với Gordon Kane tại Đại học Michigan rằng sẽ không thể tìm thấy hạt Higgs, nhưng ông sẽ càng có nhiều lý do hơn để củng cố quan điểm cho rằng không thể có một Lý thuyết về mọi thứ, như ông đã trình bầy trong bài báo “The Elusive Theory of Everything”[12] trên Scientific American ngày 27.09.2010. ….. Về mặt triết học nhận thức, đặc biệt là nhận thức tự nhiên, việc khám phá ra hạt Higgs là một cuộc cách mạng trong nhận thức đối với khái niệm khối lượng. Hoá ra Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton có nguồn gốc xa xôi là hạt Higgs. Hoá ra Lý thuyết hấp dẫn của Einstein, tức Thuyết tương đối Tổng quát, cũng bị chi phối bởi hạt Higgs. Chỉ chừng ấy thôi có lẽ cũng đã quá đủ để hình dung được tầm vóc ảnh hưởng vô cùng sâu rộng của hạt Higgs đối với tương lai của vật lý, mà hiện nay ít ai có thể lường trước hết được. ……. Ai cũng biết, nền văn minh Tây phương vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Thiên Chúa giáo, trong đó Chúa đóng vai trò sáng tạo ra cái ban đầu, quyết định những giá trị cốt lõi của cuộc sống, đồng thời tạo nên nền tảng của mọi cấu trúc trong vũ trụ. Nếu vậy thì Higgs boson chính là “Hạt của Chúa”, tên gọi ấy hoàn toàn phù hợp với những gì khoa học nghĩ về hạt Higgs. Nó là cái khởi đầu của vũ trụ, vì theo Peter Higgs, lúc đầu các hạt không có khối lượng, nhưng do tương tác với trường Higgs mà nhận được khối lượng. Nó cũng là trung tâm của vật lý hiện đại, đóng vai trò quyết định đối với sự hiểu biết cuối cùng, bởi vì trước ngày 04.07.2012, Mô hình Chuẩn có 17 hạt, trong đó 16 hạt đã được thực nghiệm xác nhận, chỉ còn một hạt duy nhất chưa tìm thấy, đó là Higgs boson. Có nghĩa là nếu tìm thấy hạt Higgs thì Mô hình Chuẩn sẽ trở nên hoàn hảo, khoa học đã khám phá ra bản chất tận cùng của vật chất, và giấc mơ “biết được ý Chúa” của Einstein có cơ may trở thành hiện thực. Nhưng…. Câu hỏi lớn nêu lên trong bài báo của GS Phạm Xuân Yêm đặt chúng ta vào một tình thế trung dung, không thái quá: trong khi vui mừng vì một thắng lợi vĩ đại của khoa học vừa đạt được, chúng ta biết rằng không có lý do để lạc quan tếu – để nói rằng chúng ta đã đạt được những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất. Cấu trúc vật chất có nhiều tầng. Tầng vĩ mô, tầng phân tử, tầng nguyên tử, tầng hạ nguyên tử. Đối với hiểu biết hiện nay, tầng hạ nguyên tử được coi là tầng sâu nhất, nhỏ nhất. Đó là lý do để nhiều nhà vật lý nghĩ rằng nếu tìm thấy hạt Higgs thì coi như chúng ta đã đạt được những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất, bởi khi đó tất cả 17 hạt cơ bản đều được thực nghiệm khám phá hết, không còn gì thiếu sót, như GS Yêm đã nói. Tuy nhiên, GS Yêm không nói đó là những hiểu biết cuối cùng của cấu trúc vật chất. Ông vẫn hướng chúng ta tới những phát triển xa hơn: “Điều này khẳng định hơn bao giờ hết sự vững chắc của Mô Hình Chuẩn, một lý thuyết nền tảng, một hệ hình mà từ đây mọi phát triển sau này đều phải dựa vào để phát triển xa hơn nữa”, GS Yêm viết. …….. Nhưng bất chấp những câu hỏi triết học, con người có xu hướng đi tìm nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Không phải những người ít học mắc lỗi đó. Nhiều bộ não vĩ đại nhất cũng mắc sai lầm này. Điển hình là David Hilbert, nhà toán học lỗi lạc của thế kỷ 20, phạm sai lầm lớn khi mơ tưởng sẽ khám phá ra một hệ thống toán học cuối cùng – một hệ logic tuyệt đối phi mâu thuẫn được xây dựng trên một hệ tiên đề độc lập, đầy đủ, phi mâu thuẫn. Nhưng Kurt Godel đã chỉ ra rằng không tồn tại một hệ logic hình thức nào là đầy đủ – mọi hệ logic đều bất toàn. Vật lý tuy không phải là một hệ logic hình thức, nhưng ngôn ngữ diễn đạt nó là toán học và ngôn ngữ thông thường. Cả hai thứ ngôn ngữ này đều bất toàn, vậy làm sao có thể có một hệ thống vật lý tuyệt đối hoàn hảo để coi là cuối cùng? Mô hình Chuẩn hôm nay được coi là đầy đủ, nhưng có thể nó sẽ không còn đầy đủ nữa nếu một ngày nào đó khoa học xác nhận sự tồn tại của loại lực thứ năm mới lạ mà GS Yêm đã chất vấn. …….. Nếu Bản đồ gene người quan trọng đối với sinh học, di truyền học và y học như thế nào thì có lẽ Mô hình Chuẩn của vật lý cũng quan trọng đối với vật lý như thế ấy. Khó có thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Nhưng có lẽ không ai dám nói việc khám phá ra Bản đồ gene người có nghĩa là đã đạt tới hiểu biết cuối cùng về cơ chế di truyền ở con người!..." Đến giờ thi chắc rằng nhiều người đồng ý với nhận định rằng sẽ không tồn tại cái “Lý thuyết về mọi thứ” hay “Lý thuyết cuối cùng” hoặc "Lý Thuyêt Thống Nhất" gì gì đó mà mọi người đang bàn cãi.....
  19. Nội dung bài viết của Minh Long được phamhung trích dẫn ra đây thật sự là khách quan cho tất cả những ai chỉ cần có chút ít hiểu biết về khoa học tự nhiên nói chung và Vật Lý nói riêng (còn như trình độ của các nhà khoa học hay hội đồng Nobel thì khỏi phải nói). Bởi vì họ là những người không dễ gì trở thành "Những người đẽo cầy giữa đường" đang nhan nhản xuất hiện trên các trang web "Lá Cải".