VULONG
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
511 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
26
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by VULONG
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm của Bài 4: 1 – Vì sao có sự khác nhau về giờ (60’) khi xác định lệnh tháng giữa lịch Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh với lịch Việt Nam theo giờ Hà Nội? Ðiều này tôi mới biết qua một nick ở trang web Lý Số VN thì phải, vì vậy tôi chưa có thời gian để kiểm tra chúng qua các ví dụ trong thực tế xem theo lịch nào thì đúng. Theo tôi về logic thì lệnh tháng cũng như thời điểm giao thừa phải là các điểm cố định trên quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời. Do vậy chúng phải trùng với tất cả các múi giờ khi qua các vị trí đó (xét hình chiếu của các múi giờ lên quỹ đạo của trái đất). Từ đây suy ra rằng giờ giao lệnh của các múi giờ phải giống nhau chứ không thể lệch nhau như vậy được (một điều dễ hiểu là chả nhẽ tết của Việt Nam theo giờ Hà Nội và tết của Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh cũng như của tất cả các nước trên thế giới cùng diễn ra tại một thời điểm hay sao?). 2 – Xác định Tứ Trụ theo giờ, ngày, tháng và năm sinh của một số người sau đây (xác định Tứ Trụ theo cả 2 loại lịch như đã nói ở trên): a - 26/3/1961 lúc 0,59’ a.m. Tứ trụ : Tân Sửu – Tân Mão – ngày Mậu Ngọ - Nhâm Tý (theo lịch TQ). ............Tân Sửu – Tân Mão – ngày Mậu Ngọ - Nhâm Tý (theo lịch VN). b – 3/13/1959 (tức 3/1/1960 dương lịch) lúc 1,01’ a.m. Tứ trụ : Kỷ Hợi – Ðinh Sửu – ngày Canh Dần - Ðinh Sửu (theo lịch TQ). ............Kỷ Hợi – Ðinh Sửu – ngày Canh Dần - Bính Tý (theo lịch VN). c – 5/3/1968 lúc 22,00’. Tứ trụ : Mậu Thân – Ất Mão – ngày Giáp Tuất - Ất Hợi (theo lịch TQ). ............Mậu Thân – Ất Mão – ngày Giáp Tuất - Ất Hợi (theo lịch VN). d – 7/7/2002 lúc 21,00’. Tứ trụ : Nhâm Ngọ - Ðinh Mùi - ngày Bính Tý - Kỷ Hợi (theo lịch TQ). ............Nhâm Ngọ - Ðinh Mùi - ngày Bính Tý - Mậu Tuất (theo lịch VN). e - 25/9/1990 lúc 12,59’ a.m. Tứ trụ : Canh Ngọ - Ất Dậu – ngày Quý Tị - Mậu Ngọ (theo lịch TQ). ............Canh Ngọ - Ất Dậu – ngày Quý Tị - Mậu Ngọ (theo lịch VN).
-
Xin đăng lại câu 3 và 4 ở trên lại cho rõ: 3 - Cách xác định Trụ ngày - Tức ngày sinh Trong một năm có các ngày 1/3, 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12 và ngày 24/2 của năm sau có các can chi giống nhau. Cho nên chúng ta thấy can chi của ngày 24/2 và ngày 1/3 trong cùng một năm dương lịch là khác nhau bởi vì thường chúng chỉ cách nhau 5 ngày, còn đối với năm nhuận chúng cách nhau 6 ngày (bởi vì tháng 2 có ngày 29). Dựa vào yếu tố này nếu biết trước can chi của 1 ngày bất kỳ của 1 năm thì qua bảng 60 năm Giáp Tý chúng ta có thể tính được can chi của ngày 1/3 của năm đó, sau đó chúng ta tính được can chi của ngày 24/2 cùng năm và nó chính là can chi của ngày 1/3 của năm trước liền với năm đó. Cứ như vậy ta có thể biết được can chi ngày 1/3 của tất cả các năm (chú ý tháng 2 của năm 1900 mặc dù là năm nhuận nhưng nó chỉ có 28 ngày). Ví dụ : Ngày 14/7/1968 theo lịch can chi có can chi là gì? Ngày 1/3 của năm 1968 tra theo bảng là ngày Canh Ngọ. Vậy ngày 29/6/1968 cũng là ngày Canh Ngọ (ta chọn nó bởi vì nó gần nhất với ngày cần phải tìm), từ ngày 29/6 đến 14/7 cách nhau đúng 15 ngày, vì vậy theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, ngày Canh Ngọ (29/6) sau 15 ngày sẽ đến ngày Ất Dậu (14/7) . Đến đây ta có trụ thứ ba, đó là trụ ngày . Bảng tra can chi của ngày 1/3 trong các năm từ 1889 đến năm 2008 Dấu * trong bảng là năm nhuận, tức tháng 2 của các năm đó có 29 ngày. 4 – Cách xác định Trụ giờ - Tức giờ sinh Theo lịch Can Chi này họ đã xác định giờ đầu tiên trong một ngày của lịch Can Chi luôn luôn là giờ Tý và các giờ sau tuân theo thứ tự như sau : Tức là cứ 120 phút (hai tiếng) tương ứng với một giờ của lịch can chi. Ví dụ : 23 giờ 18 phút ngày 16/5 thuộc về ngày nào của lịch can chi? Theo lịch can chi thì từ 23,00’ ngày 16/5 trở đi thuộc về ngày hôm sau, tức là phải thuộc ngày 17/5. Khi đã biết Địa chi của giờ rồi thì hàng Can của nó hoàn toàn phụ thuộc vào Can của trụ ngày như sau : Các ngày có can là Giáp và Kỷ có các giờ lần lượt là : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thì , ............. , Ất Hợi (các can tuân theo quy luật vòng tròn như đã nói ở trên) . Các can ngày là Ất và Canh có các giờ lần lượt: Bính Tý,.............., Đinh Hợi. Các................... Bính và Tân...........................: Mậu Tý,..............., Kỷ Hợi. Các ...................Đinh –Nhâm .........................: Canh Tý,.............., Tân Hợi. Các ...................Mậu – Quý ...........................: Nhâm Tý,............., Quý Hợi. Ví dụ : Các can của giờ Mão và Ngọ của ngày Đinh Dậu theo lịch can chi là gì ? Can của ngày Đinh theo như trên ta có các giờ lần lượt là : Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, ..... Vì vậy can của giờ Mão là Quý Mão và giờ Ngọ là Bính Ngọ. Đến đây ta có trụ thứ tư, đó là trụ giờ
-
Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ Chương 3 Đặc trưng của tứ trụ I - Tứ trụ Mỗi người khi sinh ra đều có 4 thông tin là năm, tháng, ngày và giờ sinh. 4 thông tin này khi chuyển sang lịch can chi được gọi là tứ trụ . Tứ trụ này quyết định vận mệnh của người đó . Lịch Can Chi không giống với dương lịch hay âm lịch mà chúng ta vẫn thường sử dụng, nên ở đây thống nhất mọi thông tin về lịch phải dùng dương lịch để tính toán cho tiện lợi và tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm trước đó. 1 – Cách xác định Trụ năm - Tức năm sinh Theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý thì năm nay 2008 là năm Mậu Tý, năm 2009 là năm Kỷ Sửu,........ . Các năm trước đây hay sau này cứ theo bảng này tra là ra hết. Nhưng năm của lịch Can Chi thường bắt đầu vào ngày 4/2 hoặc ngày 5/2 dương lịch, khác với dương lịch bắt đầu vào ngày 1/1, và càng khác so với Âm lịch tính năm mới theo lịch mặt Trăng. Muốn xác định chính xác năm mới hay các tháng theo lịch Can Chi bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng phía dưới. Bảng này xác định tháng, ngày, giờ và chính xác tới phút bắt đầu năm mới cũng như tháng mới (lệnh tháng) của lịch Can Chi từ năm 1898 đến năm 2018 (phần này được trích ra từ cuốn sách Lịch Vạn Niên) Bảng xác định lệnh tháng của lịch Can Chi . (Từ năm 1898 đến năm 2018 theo giờ Bắc Kinh) …………………………………………………… (Chú ý: Bảng xác định lệnh tháng này của Trung Quốc nên nó được tính theo giờ Bắc Kinh, còn “Ngày giờ Sóc (New Moons) và Tiết khí (Minor Solar Terms) từ 1000 đến 2999“ trên Google là của Việt Nam theo giờ Hà Nội nên giờ giao lệnh ít hơn của Trung Quốc 60’. Hiện giờ tôi chưa biết xác định lệnh tháng theo giờ Bắc Kinh hay Hà Nội là đúng. Phải chăng căn cứ theo múi giờ quốc tế thì cứ ít hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì lệnh tháng phải giảm đi từng ấy tiếng, cũng như cứ nhiều hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì phải cộng thêm từng ấy tiếng theo bảng xác định lệnh tháng ở trên ?) . Ví dụ : Ngày 4/2 /1968 theo lịch can chi thuộc năm nào? Nó vẫn thuộc năm Đinh Mùi (1967) nhưng tới 2,08’ (1,08’ theo giờ Hà Nội) ngày 05/2/1968 nó mới thuộc năm Mậu Thân (1968). Ví dụ : Lúc 7,59’ngày 04/2/1969 dương lịch thuộc năm nào của lịch can chi ?. Đã thuộc năm Kỷ Dậu (1969) ,còn trước 7,59’ vẫn thuộc năm Mậu Thân (1968) . Qua đây chúng ta thấy theo lịch Can Chi thì năm mới được tính chính xác tới phút khi trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời (không như chúng ta thường tính lúc 0,00’ của đêm giao thừa). Nghĩa là chúng ta đã có một trụ đầu tiên, đó là trụ năm (tức năm sinh). 2 – Cách xác định Trụ tháng - Tức tháng sinh (lệnh tháng) Theo lịch Can Chi thì tháng đầu tiên của một năm luôn luôn là tháng Dần sau đó là tháng Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tháng trong lịch can chi được xác định khác với dương lịch. Muốn xác định chính xác tháng sinh (lệnh tháng) theo lịch can chi bắt buộc bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng ở trên. Ví dụ : Ngày 07/10/1968 thuộc tháng nào của lịch can chi? Tra bảng ta thấy nó thuộc tháng Dậu, còn từ ngày 08/10/1968 nó mới sang tháng Tuất. Khi đã biết địa chi của một tháng thì cách xác định can của tháng đó hoàn toàn phụ thuộc vào can của năm đó như sau: Các năm có can là Giáp và Kỷ thì các tháng của năm đó lần lượt là : Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, ...... Đinh Hợi (tức là các can chi phải tuân theo đúng quy luật của vòng tròn đã nói ở trên). Các năm Ất và Canh các tháng là : Mậu Dần, Kỷ Mão, .........., Kỷ Hợi. Các năm Bính và Tân ------------- : Canh Dần,........................., Tân Hợi. Các năm Đinh và Nhâm ----------- : Nhâm Dần, ......................, Quý Hợi. Các năm Mậu và Quý ------------- : Giáp Dần, ........................, Ất Hợi. Bảng tra can tháng theo can năm Ví dụ : Can của tháng Thìn của năm 1968 là gì? Tra theo bảng xác định lệnh tháng thì năm 1968 là năm Mậu Thân, vì vậy nó thuộc năm tra theo các can Mậu và Quý. Các tháng của nó lần lượt là : Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, ........ Do vậy tháng Thìn là Bính Thìn. Đến đây ta có trụ thứ hai, đó là trụ tháng. 3 - Cách xác định Trụ ngày - Tức ngày sinh Trong một năm có các ngày 1/3, 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12 và ngày 24/2 của năm sau có các can chi giống nhau. Cho nên chúng ta thấy can chi của ngày 24/2 và ngày 1/3 trong cùng một năm dương lịch là khác nhau bởi vì thường chúng chỉ cách nhau 5 ngày, còn đối với năm nhuận chúng cách nhau 6 ngày (bởi vì tháng 2 có ngày 29). Dựa vào yếu tố này nếu biết trước can chi của 1 ngày bất kỳ của 1 năm thì qua bảng 60 năm Giáp Tý chúng ta có thể tính được can chi của ngày 1/3 của năm đó, sau đó chúng ta tính được can chi của ngày 24/2 cùng năm và nó chính là can chi của ngày 1/3 của năm trước liền với năm đó. Cứ như vậy ta có thể biết được can chi ngày 1/3 của tất cả các năm (chú ý tháng 2 của năm 1900 mặc dù là năm nhuận nhưng nó chỉ có 28 ngày). Ví dụ : Ngày 14/7/1968 theo lịch can chi có can chi là gì? Ngày 1/3 của năm 1968 tra theo bảng là ngày Canh Ngọ. Vậy ngày 29/6/1968 cũng là ngày Canh Ngọ (ta chọn nó bởi vì nó gần nhất với ngày cần phải tìm), từ ngày 29/6 đến 14/7 cách nhau đúng 15 ngày, vì vậy theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, ngày Canh Ngọ (29/6) sau 15 ngày sẽ đến ngày Ất Dậu (14/7) . Đến đây ta có trụ thứ ba, đó là trụ ngày . Bảng tra can chi của ngày 1/3 trong các năm từ 1889 đến năm 2008 1889 – Bính Tý.............1929 - Ất Tị................1969 - Ất Hợi 1890 – Tân Tị...............1930 – Canh Tuất........1970 – Canh Thìn 1891 – Bính Tuất..........1931 - Ất Mão................1971 - Ất Dậu 1892 – Nhâm Thìn *......1932 – Tân Dậu *.............1972 – Tân Mão * 1893 – Đinh Dậu............1933 – Bính Dần.........1973 – Bính Thân 1894 – Nhâm Dần.........1934 – Tân Mùi............1974 – Tân Sửu 1895 – Đinh Mùi...........1935 – Bính Tý...........1975 - Bính Ngọ 1896 – Quý Sửu *........1936 – Nhâm Ngọ *..........1976 – Nhâm Tý * 1897 - Mậu Ngọ............1937 – Đinh Hợi......1977 – Đinh Tị 1898 – Quý Hợi............1938 – Nhâm Thìn.....1978 – Nhâm Tuất 1899 – Mậu Thìn...........1939 – Đinh Dậu......1979 – Đinh Mão 1900 – Quý Dậu............1940 – Quý Mão *.......1980 – Quý Dậu * 1901 - Mậu Dần............1941 - Mậu Thân......1981 – Mậu Dần 1902 – Quý Mùi............1942 – Quý Sửu.......1982 – Quý Mùi 1903 - Mậu Tý.............1943 - Mậu Ngọ.......1983 - Mậu Tý 1904 – Giáp Ngọ *.........1944 – Giáp Tý *.....1984 – Giáp Ngọ * 1905 - Kỷ Hợi.............1945 - Kỷ Tị..............1985 - Kỷ Hợi 1906 – Giáp Thìn..........1946 – Giáp Tuất.....1986 – Giáp Thìn 1907 - Kỷ Dậu.............1947 - Kỷ Mão...........1987 - Kỷ Dậu 1908 - Ất Ngọ *...........1948 - Ất Dậu *.........1988 - Ất Mão * 1909 – Canh Thân..........1949 – Canh Dần......1989 – Canh Thân 1910 - Ất Sửu.............1950 - Ất Mùi...........1990 - Ất Sửu 1911 – Canh Ngọ...........1951 – Canh Tý..........1991 – Canh Ngọ 1912 – Bính Tý *..........1952 – Bính Ngọ *....1992 – Bính Tý * 1913 – Tân Tị................1953 – Tân Hợi.......1993 – Tân Tị 1914 – Bính Tuất..........1954 – Bính Thìn.....1994 – Bính Tuất 1915 – Tân Mão..............1955 – Tân Dậu.........1995 – Tân Mão 1916 – Đinh Dậu *.........1956 – Đinh Mão *....1996 – Đinh Dậu * 1917 – Nhâm Dần...........1957 – Nhâm Thân.....1997 – Nhâm Dần 1918 – Đinh Mùi...........1958 – Đinh Sửu......1998 – Đinh Mùi 1919 – Nhâm Tý............1959 – Nhâm Ngọ......1999 – Nhâm Tý 1920 - Mậu Ngọ *..........1960 - Mậu Tý *..........2000 - Mậu Ngọ * 1921 – Quý Hợi............1961 – Quý Tị.............2001 – Quý Hợi 1922 - Mậu Thìn...........1962 - Mậu Tuất.......2002 - Mậu Thìn 1923 – Quý Dậu..............1963 – Quý Mão..........2003 – Quý Dậu 1924 - Kỷ Mão *.............1964 – Kỷ Dậu *.......2..004 - Kỷ Mão * 1925 – Giáp Thân..........1965 - Giáp Dần.......2005 – Giáp Thân 1926 - Kỷ Sửu...............1966 - Kỷ Mùi...........2006 – Kỷ Sửu 1927 – Giáp Ngọ............1967 – Giáp Tý..........2007 – Giáp Ngọ 1928 – Canh Tý *............1968 – Canh Ngọ *.....2008 – Canh Tý * Dấu * trong bảng là năm nhuận, tức tháng 2 của các năm đó có 29 ngày. 4 – Cách xác định Trụ giờ - Tức giờ sinh Theo lịch Can Chi này họ đã xác định giờ đầu tiên trong một ngày của lịch Can Chi luôn luôn là giờ Tý và các giờ sau tuân theo thứ tự như sau : Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ Tý . Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ Ngọ: Từ 1 --------3 ------------ Sửu Từ 13 --------15 ---------- Mùi Từ 3 ---------5 ----------- Dần Từ 15 ------- 17 ---------- Thân Từ 5 ---------7 ----------- Mão Từ 17 --------19 -----------Dậu Từ 7 ---------9 ----------- Thìn Từ 19 --------21 -----------Tuất Từ 9 --------11 ----------- Tị Từ 21 --------23 ----------Hợi Tức là cứ 120 phút (hai tiếng) tương ứng với một giờ của lịch can chi. Ví dụ : 23 giờ 18 phút ngày 16/5 thuộc về ngày nào của lịch can chi? Theo lịch can chi thì từ 23,00’ ngày 16/5 trở đi thuộc về ngày hôm sau, tức là phải thuộc ngày 17/5. Khi đã biết Địa chi của giờ rồi thì hàng Can của nó hoàn toàn phụ thuộc vào Can của trụ ngày như sau : Các ngày có can là Giáp và Kỷ có các giờ lần lượt là : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thì , ............. , Ất Hợi (các can tuân theo quy luật vòng tròn như đã nói ở trên) . Các can ngày là Ất và Canh có các giờ lần lượt: Bính Tý,.............., Đinh Hợi. Các................... Bính và Tân............................. : Mậu Tý,..............., Kỷ Hợi. Các ...................Đinh –Nhâm ........................... : Canh Tý,.............., Tân Hợi. Các ...................Mậu – Quý ............................. : Nhâm Tý,............., Quý Hợi. Ví dụ : Các can của giờ Mão và Ngọ của ngày Đinh Dậu theo lịch can chi là gì ? Can của ngày Đinh theo như trên ta có các giờ lần lượt là : Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, ..... Vì vậy can của giờ Mão là Quý Mão và giờ Ngọ là Bính Ngọ. Đến đây ta có trụ thứ tư, đó là trụ giờ Chúng ta đã có đủ bốn trụ của một người. Ví dụ 1 : Một người sinh ngày 12/11/1965, lúc 8,00 am, có tứ trụ : Năm Ất Tị - tháng Đinh Hợi - ngày Canh Ngọ - giờ Canh Thìn. Ví dụ 2 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,07’ có tứ trụ: Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Hợi. Ví dụ 3 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,08’ có tứ trụ : Mậu Thân - Giáp Dần - ngày Ất Tị - Đinh Hợi. Qua ví dụ 2 và 3 chúng ta thấy hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ. Nếu theo cách xác định mặt trời ở đúng đỉnh đầu tại địa điểm nơi người đó được sinh là 12,00’ thì cách xác định giờ sinh ở bảng trên chỉ đúng với những người được sinh ở vị trí đúng giữa múi giờ đó, còn những người được sinh trong cùng một múi giờ mà ở càng xa điềm giữa của múi giờ đó về hai bên thì sai số về phút càng lớn (có thể từ -60’ tới +60’). Cho nên trong các trường hợp này tốt nhất là lấy cả hai tứ trụ để dự đoán. Đến khi trong thực tế xẩy ra các sự kiện phù hợp với tứ trụ nào thì tứ trụ đó mới được xem là chính xác cho người đó. Bảng tra can giờ theo can ngày Theo tôi chỉ khi nào con người xác định được trụ thứ 5, tức trụ phút này thì môn dự đoán theo Tứ Trụ mới thật sự là hoàn hảo. Bởi vì như chúng ta thấy bốn trụ không có tính đối xứng mà trụ ngày phải ở giữa và mỗi bên phải có hai trụ mới hợp lý. Hơn nữa chúng ta thấy cách xác định trụ tháng và trụ giờ giống nhau bởi đơn vị 12 (12 tháng, 12 giờ), còn cách xác định trụ năm và trụ ngày giống nhau bởi đơn vị 60 (tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý) thì không có lý do gì để không sử dụng trụ phút cũng được xác định theo đơn vị 60 (cứ hai phút bình thường được tính thành một phút theo lịch Can Chi và nó cũng tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý). Theo sự suy luận của tôi thì cách xác định phút nó cũng giống như cách xác định năm và ngày của lịch can chi, nhưng chúng ta không biết Họ đã dựa vào nền tảng nào để xác định chúng. Bởi vậy muốn xác định phút theo lịch can chi, chúng ta phải có một vài ví dụ của những cặp sinh đôi chỉ cách nhau vài phút. Dùng phương pháp suy luận ngược, chúng ta dựa vào những sự kiện lớn đã phát sinh ra của các cặp sinh đôi này như tai nạn, ốm đau, ... , nhất là cái chết của họ và nếu chúng ta sử dụng phương pháp tính điểm hạn này để tính các điểm hạn thì may ra có thể xác định được chính xác can chi của phút sinh của mỗi người này. Sau đó các phút khác sẽ được xác định theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, hoàn toàn tương tự như xác định năm và ngày. Các câu hỏi trọng tâm của Bài 4: 1 – Vì sao có sự khác nhau về giờ (60’) khi xác định lệnh tháng giữa lịch Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh với lịch Việt Nam theo giờ Hà Nội? 2 – Xác định Tứ Trụ theo giờ, ngày, tháng và năm sinh của một số người sau đây (xác định Tứ Trụ theo cả 2 loại lịch như đã nói ở trên): a - 26/3/1961 lúc 0,59’ a.m. b – 3/13/1959 (tức 3/1/1960 dương lịch) lúc 1,01’ a.m. c – 5/3/1968 lúc 22,00’. d – 7/7/2002 lúc 21,00’. e - 25/9/1990 lúc 12,59’ a.m.
-
Tại sao tôi phải chấp nhận như vậy ? Chỉ có những người thuộc "Hội Sài Ðồng Sổng VanQuyTang" bên trang web "Huyền Không Lý Số" khi "Sổng" ra khỏi trại mới chấp nhận như vậy hoặc những thằng "Dưới Trọc" trình độ không quá tiểu học mới chỉ biết được phép chia cho 60 mà đã tự cho mình là cao thủ "Tử Mù" lên mặt dậy người khác mà thôi. Tôi đã viết là : "... Nếu bạn làm được thì xin bạn thử chứng minh cho tôi và mọi người biết xem sao ? Hy vọng sớm được đọc bài chứng minh của bạn." Mà ông bạn đã viết "...vì tôi có thể phản bác với bằng chứng cơ!" thì ông bạn hãy chứng minh (phản bác) đi làm gì phải úp úp mở mở như vậy.
-
Trước đây tôi đã nghĩ : rất tiếc nhiều nhà lý học Ðông Phương vì không có đủ kiến thức về Vật Lý nói chung và Vật Lý thiên văn nói riêng nên khi nghiên cứu mệnh học đã không có được những nhận thức đúng hay giải thích đúng về các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. Nhưng bây giờ thì tôi mới ngớ người ra bởi vì có những người có bằng Tiến Sĩ về Vật Lý hẳn hoi cũng chả hơn gì. Qua đây tôi có thể đưa ra "Tuyệt Chiêu thứ 1001" như sau: Cách đây (tính từ năm...?) trở về trước đúng 10 155 928 năm; 7 hành tinh (Thất tinh) nằm trên một đường thẳng - "thất tinh hợp bích" - bởi người Trung Hoa.
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm Bài 3 : ( Ðây chỉ là điều giải thích qua trình độ hiểu biết về Vật Lý thiên văn của riêng tôi tại thời điểm này, có gì chưa đầy đủ xin mọi người đóng góp thêm). (Câu hỏi 2 và 3 của Bài 1). 2 – Theo bạn khái niện Lỗ đen và Lỗ trắng để giải thích sự tồn tại vĩnh hằng của Vũ Trụ có tính thuyết phục (hợp lý) hay không? 3 – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương có hợp lý không? Tạm thời chúng ta hãy suy nghĩ thật đơn giản là khi các ngôi sao như mặt trời của chúng ta đang không ngừng đốt cháy nhiên liệu của nó để tạo ra ánh sáng (là một dạng của năng lượng) thì dĩ nhiên đến một lúc nào đó số nhiên liệu dùng để cháy của nó rồi phải hết. Khi đó mặt trời hết cháy, hết chiếu sáng là một điều ai cũng có thể tin được. Vậy thì thử hỏi với thời gian là vô tận thì tại sao tới bây giờ vẫn còn ti tỷ ngôi sao (như mặt trời) vẫn còn cháy tỏa ánh sáng vào vũ trụ rộng mênh mông mà hàng đêm chúng ta vẫn nhìn thấy ? Ðể trả lời câu hỏi này thì dĩ nhiên chúng ta phải đặt vấn đề là nếu có một nơi phát ra năng lượng (như ánh sáng) thì phải có một nơi thu (hút) năng lượng lại (kể cả ánh sáng), để mà rồi lại tạo ra mặt trời mới hợp lý được chứ. Mà một vật thể thu (hút) được cả ánh sáng thì làm sao chúng ta có thể nhìn thấy được nó. Chính lý do này mà người ta không nhìn thấy nó nhưng người ta có thể xác định được nó là có thực và đang tồn tại trong vũ trụ thông qua lực hấp dẫn của nó qua các vật thể (trong đó có các ngôi sao) đang quay quanh nó theo các quỹ đạo khác nhau. Chính vì vậy mà người ta gọi vật thể này là Lỗ đen. Chúng ta suy luận tiếp, về logic thì không có vật thể nào có thể Hút được mọi vật mãi mãi, cũng như không thể có mặt trời nào cháy được mãi mãi. Do vậy để giải quyết điều này thì người ta phải đưa ra khái niện Lỗ trắng là một vật thể Phun ra vật chất và năng lượng. Dĩ nhiên là Lỗ đen và Lỗ trắng phải cùng là một vật thể chứ không thể là hai vật thể khác nhau được. Ðể giải thích vì sao Lỗ trắng lại xuất hiện thì chúng ta cứ nghĩ đơn giản là nó Hút (ăn) mãi rồi thì nó phải Bội Thực (tức quá lo) nên Phun ra để bảo toàn Mạng sống của nó nếu không thì Vỡ Bụng mà chết mất, có vậy thôi. Trong cái bụng Bội Thực của nó mọi thứ vật chất và năng lượng (như ánh sáng) hòa lần với nhau trở thành một nồi Súp chất lỏng, khi Phun ra dĩ nhiên sẽ có cả khối lượng (vật chất) và năng lượng. Một phần khối lượng (vật chất) đặc biệt có thể cháy đã tạo ra các ngôi sao. Hiện tại các nhà Vật Lý có đưa ra lý thuyết “Ðường hầm lượng tử“ gì đó, nói rằng vật chất bị Lỗ đen Hút sẽ chạy qua một đường hầm để tới đầu bên kia thì được Phun ra nhờ Lỗ trắng. Theo tôi điều này vô lý bởi vì nếu như vậy thì chúng ta sẽ nhìn thấy Lỗ trắng này luôn Phun ra vật chất từ một điểm cố định trong vũ trụ. Nếu đúng như vậy thì làm sao người ta giải thích được mọi vật thể trong vũ trụ hiện đang giãn nở ra theo hướng càng xa nhau hơn theo mọi hướng chứ không phải xuất phát từ một điểm nào đó trong vũ trụ mà chỉ bay theo một hướng. Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. Ảnh: Daily Mail. Mỗi vòng tròn đồng tâm trên bản đồ bức xạ nền vũ trụ (CMB) ở trên có thể hiểu là nó tương ứng với một lần Lỗ đen biến thành Lỗ trắng. 2 - Bạn có biết người Ðông Phương (các thầy thuốc Ðông y) đã dùng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành này vào chữa bệnh cho con người từ bao giờ ? Cổ nhất có bộ y thư “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn“ cách đây khoảng 3 đến 4 nghìn năm. “Định mệnh có thật hay không Phần 18 Thứ ba 20/05/2008 12:00:00 (GMT +7) Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương * Chú thích: Hoàng Đế-có niên đại ước tính hơn 3000 năm trước CN. “Trên thực tế, Hoàng Đế nội kinh trong lịch sư Trung Quốc đối với văn hoá Hán học có ảnh hưởng sâu sắc không thể mất đi, nó cấu thành một truyền thống văn hoá Trung Hoa. Nếu như truyền thống văn hoá thiếu khuyết phần này, chúng ta không thể tưởng tượng tình cảnh của nó vô lý đến mức nào. Thậm chí ở Trung Quốc cổ đại, người ta còn đem Hoàng Đế Nội Kinh với Đạo Đức kinh của Lão Tử, Nam Hoa kinh của Trang Tử, Chu Dịch ra so sánh với nhau, mọi người không chỉ xem nó là một cuốn sách ý học bình thường. Người xưa xem Hoàng Đế Nội Kinh là: “Thượng cùng ở Trời hạ cực ở Đất, xa xét vạn vật, gần nắm bản thân, biến đối khó lường”. cơ hồ như mọi việc trời đất không gì là không bao lấy”.(**) ** Chú thích: Trích dẫn trong “Hoàng Đế nội kinh và suy đoán vận khí”. Đàm Hiền Mậu biên soan. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1998 Trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” hoàn toàn sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành. Để chứng tỏ điều này, xin bạn đọc xem đoạn sau đây trong phần Lục Nguyên chính kỷ đại luận: “ Trước lập năm ấy, lấy tỏ khí ấy, số của vận hành của Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Là lạnh, nóng khô, ẩm gió, hoả đến ngự thì đạo trời có thể thấy, dân khí có thể điều, Âm dương co duỗi, gần mà không cảm, có thể đếm số ấy”. Bạn đọc có thể tìm thấy dấu ấn của Thuyết Âm dương Ngũ hành và phương pháp luận của nó trong khắp cuốn sách, tự thân nội dung của nó đã chứng tỏ thuyết Âm dương Ngũ hành đã được ứng dụng từ thời Hoàng Đế (khoảng 3.000 năm tr.C.N). Nhưng các nhà nghiên cứu hiện đại lại cho rằng: Cuốn Hoàng đế nội kinh tố vấn ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (?!). Đoạn sau đây được trích trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh và suy đoán vận khí” (sách đã dẫn). “Hoàng Đế nội kinh được viết thành sách vào khoảng thời kỳ Xuân thu Chiến Quốc, nên trong sách tư tưởng chỉ là chủ nghĩa duy vật cổ đại, xuất phát từ quan niệm chỉnh thể và tổng kết của người xưa qua kinh nghiệm phong phú đấu tranh với bệnh tật, xây dựng nền cơ sở lý luận của y học Trung Quốc”. Như vậy, qua các đoạn trích dẫn trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Nội dung của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” là sự ứng dụng của thuyết Âm dương và Ngũ hành đã có từ thời Hoàng Đế, tức là trước thời vua Đại Vũ phát hiện ra Lạc thư trên lưng rùa ghi dấu ấn của Ngũ hành hơn 1.000 năm. Các nhà nghiên cứu đã đặt thời điểm xuất hiện của cuốn sách này vào thời Xuân thu Chiến Quốc, tức là sau đó hơn 2000 năm so với thời điểm nội dung của nó (?). Và vấn đề cũng không dừng lại ở đây.“. 3 - Tại sao lại chỉ có 5 hành ? Bạn có thể Phát Minh ra hành thứ 6 được không (cùng với câu 3 của Bài 1) ? Tôi phải công nhận Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong cái Vũ Trụ này bởi vì tôi không thể tìm được hành thứ 6 và theo tôi Âm Dương - “Là cặp phạm trù đối lập“ - một khái niệm đặc trưng của vật chất, còn Ngũ Hành đại diện cho 5 dạng vật chất cấu tạo nên Vũ Trụ này.
-
Chào Logical 123'! " ...là chối bỏ một sự thật về các thời điểm mà Kinh Độ Mặt Trời xác định 24 tiết khí v.v... Ðiều này quá đúng rồi tại sao lại bảo tôi chối bỏ ? Ðiều mà tôi chối bỏ là cái con số 10 155 928 năm theo Tuvinut trong mục Thiên văn Lịch pháp bên lyso.vn đưa ra còn theo anh Vui Vui bên tuvilyso.net đưa ra là "Như phép Thái Ất thì tính năm giáp tý đầu tiên cách nay là 10 155 358 năm – đến năm 1 441 dương lịch". Hai con số này hay chục, trăm con số khác cũng chẳng có giá trị gì cả (bởi vì với trình độ cấp 2 bọn trẻ con nó cũng chia được cho 60) khi mà người đưa ra con số này mà không chứng minh được cách đây (từ năm ...) với trước đây từng ấy năm đó thì 7 hành tinh (Thất tinh) nằm trên một đường thẳng mà người Tầu gọi là thất tinh hợp bích. Nếu bạn làm được thì xin bạn thử chứng minh cho tôi và mọi người biết xem sao ? Hy vọng sớm được đọc bài chứng minh của bạn. Thân chào.
-
[quote name='Logical 123' Xin chào tất cả, Bác VuLong cho tôi hỏi, theo Tứ Trụ thì Trụ Tháng dựa trên Trụ Năm để tính tháng Dần và Trụ Giờ dựa trên Trụ Ngày để tính giờ Tí - như vậy, hiện tượng thất tinh hợp bích thì có Tứ Trụ đều là Giáp Tí cả - quả là khó tiêu hóa quá bác ạ!? Ðây là đoạn anh Vui Vui đưa ra thôi. Theo cách xác định Can tháng theo Can năm thì năm Giáp làm gì có tháng Giáp Tý cũng như làm gì có chuyện cứ 60 năm thì 7 hành tinh (tức Thất tinh) này thẳng hàng với nhau. Ðiều này chứng tỏ anh Vui Vui đã sai lầm trong suy luận. Thất tinh là Mặt trời (SUN) , Mặt Trăng (MOON) và các hành tinh Kim (VENUS) ,Mộc (JUPITER) ,Thủy (MECURY) ,Hỏa (MARS), Thổ (SATURN) mà để được gần như "thẳng hàng trong thái dương hệ" thì gần đây vào năm 2000 tháng 5 ngày 5 tây có đó: May 5th, 2000 có Tứ Trụ là: Canh Dần - Tân Tỵ - Quý Hợi - Giờ ... (Nhâm Tí - Quý Hợi) Như thế, ngày là Quý Hợi xê xích ngày Giáp Tí nhưng năm, tháng và giờ thì không thể nào cùng là Giáp Tí được cả. Đó cũng cho thấy, năm 2000 có phải là năm Canh Dần hay không nữa là thì những năm, tháng, ngày, giờ mà bác VuLong lập nên Tứ Trụ có chính xác không nhỉ? Hiện giờ hầu như tất cả các Tứ Trụ của con người được lập nên theo các quy tắc của môn Tử Bình truyền thống đều đúng (bởi vì qua thực tế thấy đa số các Tứ Trụ này phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó). Nhưng vì sao các Tứ trụ này chính xác (ví dụ năm nay tại sao là năm Tân Mão, hôm nay là ngày...) thì vẫn còn là một điều bí ẩn. Người Trung Quốc muốn chứng minh Bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý với thế giới là phát minh của họ. Cho nên họ mới "Tính" ra cách đây (năm ...) đúng 10 155 358 năm thì 7 hành tinh thẳng hàng.... và họ kết luận đó chính là năm Giáp Tý... Tôi đã chứnh minh (như đã viết) điều này là bịa đặt 100%. Ðến trình độ Vật Lý thiên văn hiện đại bây giờ còn bó tay nữa là người Trung Quốc cách đây trên dưới 1 nghìn năm (còn cách đây 3 đến 4 nghìn năm thì họ Thông Minh hơn chắc ?) bởi vì trong 10 triệu năm ai mà biết chính xác được có bao nhiêu sự tác động giữa các thiên thể trong hệ mặt trời với các thiên thể vãng lai từ vũ trụ lao vào hệ mặt trời của chúng ta. Những tác động này đã làm cho quỹ đạo cũng như số ngày trong một năm của trái đất chúng ta thay đổi. Cứ cho con số 10 155 358 năm này là do người ngoài hành tinh của chúng ta đưa ra thì tôi vẫn khẳng định là sai. Thực chất dựa vào nền tảng nào để Họ (người ngoài hành tinh của chúng ta) xác định năm Giáp Tý (hay như năm nay phải là Tân Mão) thì hiện nay chúng ta chưa thể trả lời được.
-
Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành Chương 2 Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành (Theo tôi trong toán học có các tiên đề thì Âm Dương Ngũ Hành chính là các tiên đề trong mệnh lý học Ðông Phương - xem phần II và III của Phụ Lục). Thiên Sứ đã viết trên trang web vietlyso.com: “ ...Chúng ta thấy trong nền văn minh Đông phương cổ đại đã tồn tại những lời tiên tri đầy huyền bí nói về số phận từng con người, của cả một thành phố, cả những quốc gia hay thậm chí của cả thế giới. Những phương pháp bói toán, tiên tri phổ biến của nền văn minh này hầu hết đều có phương pháp luận của nó. Thật kỳ lạ thay ! Có một hệ thống lý thuyết vũ trụ - nền tảng của những phương pháp luận cho những lời bói toán huyền bí ấy - lại không coi sự khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ ý thức của Đức Chúa Trời mà chính là thuyết Âm Dương Ngũ Hành...“. Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành mà phương pháp tính điểm hạn của cuốn sách này áp dụng sẽ cho mọi người biết Định Mệnh là có thật (tức con người hay vạn vật đều có Số Mệnh), nhưng Số Mệnh này không phải do Đức Chúa Trời quyết định mà là do Âm Dương Ngũ Hành quyết định. Chính vì vậy không có lý do gì mà con người lại không thể lấy chính âm dương ngũ hành để khống chế lại chúng để thay đổi định mệnh, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho con người (xem ví dụ 27 và 150). I - Học thuyết Âm Dương Khái niệm Âm và Dương như mọi người hiểu đơn giản là hai trạng thái luôn đối lập nhau như có bên phải thì phải có bên trái, tốt với xấu, trắng với đen, giống đực với giống cái, cứng với mềm... Họ đã xác định âm và dương cho các can và chi như sau: Các thiên can có dấu dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Các địa chi ............................Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Các thiên can có dấu âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Các địa chi .................... Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi. Còn hiểu theo sách mệnh học cổ truyền của Phương Đông thì sự hình thành, biến hóa và phát triển của vạn vật đều do sự vận động của hai khí Âm và Dương. Vì mặc dù Âm và Dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng chúng lại có sự thống nhất với nhau. Chính sự thống nhất này sau đó mới có thể có sự biến hóa để thành vạn vật. Như âm đến cùng cực thì sinh dương, dương đến cùng cực thì sinh âm.... (Ðể hiểu rõ hơn về Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành xin độc giả xem phần III của Phụ Lục – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương). Ví dụ : Trong thực tế có thể coi năng lượng và khối lượng là hai trạng thái âm và dương của vật chất (tương tự như nước dưới sự tác động của nhiệt độ nó ở 3 trạng thái là rắn, lỏng và hơi, trong đó trạng thái rắn và lỏng được xem là 1 trạng thái) mà ngày nay các nhà vật lý đã biến được khối lượng thành năng lượng và trong thời gian tới nhờ cỗ máy LHC ở Thụy Sĩ các nhà vật lý sẽ thành công trong việc biến năng lượng thành khối lượng theo đúng phương trình mà năng lượng và khối lượng chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein: E = mc² ( trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Chính có phương trình nổi tiếng này mà câu đầu tiên của Kinh Thánh “ Ban đầu Đức Chúa Trời đã (dùng sức mạnh vô biên của mình) dựng nên trời đất (vũ trụ trong đó có trái đất) “ (Sáng - thế Ký 1 : 1) đã đúng trên quan điểm khoa học. Vậy đã có cuốn sách nào cổ hơn cuốn Kinh Thánh nói đến sự hình thành vũ trụ và trái đất của chúng ta từ năng lượng như vậy. II - Học thuyết Ngũ Hành 1 – Ngũ hành Chúng ta thấy hầu như mọi hiện tượng đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta đều tuân theo một quy luật của vòng tròn khép kín. Ví dụ : Con người cũng như loài động vật cùng với loài thực vật tạo thành một quy trình khép kín như : Cây cung cấp ô xy, hoa quả rau xanh, củ, hạt …cho người và động vật , còn người và động vật cung cấp CO 2, phân…..cho loài thực vật. Ngay cả sự sống và cái chết của mọi sinh vật cũng tuân theo quy luật của vòng tròn khép kín này. Ví dụ : Con người được đầu thai sau đó được sinh ra lớn lên, trưởng thành, già rồi chết, sau đó xác chết bị phân hủy thành các thành phần của đất nuôi cho cây phát triển. Một phần thực vật này được con người ăn tạo thành các thai nhi và các thai nhi này lại phát triển .….. Để diễn tả các quy luật này cũng như mọi quy luật trong vũ trụ Họ đã đưa ra 5 hành, tức là 5 loại nguyên tố (vật chất) cơ bản đã cấu tạo nên mọi vật có trong trái đất và vũ trụ như sau : 1 - Kim đặc trưng cho kim loại. 2 - Thủy đặc trưng cho nước. 3 - Mộc đặc trưng cho loài thực vật. 4 - Hỏa đặc trưng cho lửa. 5 - Thổ đặc trưng cho đất . 2 – Tính chất tương sinh của ngũ hành a - Tính chất tương sinh . Theo sách cổ thì Kim sinh cho Thủy, Thủy sinh cho Mộc, Mộc sinh cho Hỏa, Hỏa sinh cho Thổ, Thổ sinh cho Kim rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim sinh cho Thủy,......... . Ở đây chỉ có Kim sinh Thủy là có vẻ vô lý (bởi vì chúng ta đang sống trong môi trường nhiệt độ thấp nên không thấy khi Kim ở nhiệt độ cao cũng sẽ chẩy thành nước - chất lỏng (một dạng của nước, phải thừa nhận)). Sơ đồ tương sinh của ngũ hành : b – Tính chất phản sinh : Như Kim sinh ra Thủy, nó nghĩa là Kim loại bị nung nóng sẽ chẩy thành nước, nhưng nước nhiều thì Kim không những không sinh được cho Thủy mà còn bị chìm xuống, vì vậy nó được gọi là phản sinh (phải thừa nhận). Thủy sinh Mộc, nó nghĩa là không có nước thực vật làm sao mà sống để lớn lên được, nhưng nước nhiều quá cây bị úng lụt mà chết cũng gọi là phản sinh. Mộc sinh Hỏa, nó nghĩa là gỗ làm cho lửa cháy to hơn, nhưng hỏa mạnh quá sẽ làm cho Mộc ra tro, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Hỏa sinh Thổ, nó nghĩa là Hỏa cháy thành tro tàn là Thổ đất, nhưng Thổ nhiều sẽ làm cho Hỏa tắt; vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Thổ sinh Kim, nó nghĩa là quặng trong đất khi bị nung sẽ chẩy ra kim loại, nhưng nếu có Kim quá nhiều thì Thổ bị đè ép không thể sinh cho Kim được, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh (phải thừa nhận). 3 – Tính chất tương khắc của ngũ hành a – Tính chất tương khắc : Như Kim khắc được Mộc, Mộc khắc được Thổ, Thổ khắc được Thủy, Thủy khắc được Hỏa, Hỏa khắc được Kim, rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim khắc Mộc,..... Sơ đồ tương khắc của ngũ hành Qua sơ đồ ta thấy tính chất tương khắc của ngũ hành là cách 1 ngôi so với tính chất tương sinh . b – Tính chất phản khắc : Như Kim khắc Mộc, kiếm, dao chặt đứt được cây, nếu kim loại mềm yếu mà cây cứng như Lim, Sến …thì dao, kiếm sẽ bị mẻ, gẫy tức là bị phản khắc. Mộc khắc Thổ (Thổ là đất), cây mọc lên tất đất sẽ bị bạc mầu, nhưng đất cứng quá cây không đâm được rễ xuống đất tất dễ chết cũng gọi là phản khắc. Thổ khắc Thủy, đất có thể đắp thành đê, đập để trặn được nước, nhưng nước nhiều quá đất sẽ bị trôi dạt (vỡ đê), tức là bị phản khắc. Thủy khắc Hỏa, nước có thể dập tắt được lửa, nhưng lửa quá mạnh mà nước thì ít tất sẽ bị bốc hơi, cũng là bị phản khắc. Hỏa khắc Kim, hỏa làm cho sắt nóng chẩy, nhưng sắt nhiều quá mà lửa nhỏ tất dễ bị tắt, cũng gọi là phản khắc. III - Đại diện của ngũ hành và can chi 1 – Ngũ hành đại diện cho các mùa a - Mộc đại diện cho mùa Xuân b - Hỏa đại diện cho mùa Hạ c – Kim đại diện cho mùa Thu d - Thủy đại diện cho mùa Đông 2 – Can chi đại diện cho các hành Giáp, Ât, Dần, Mão đại diện cho hành Mộc Bính, Đinh, Tị, Ngọ đại diện cho hành Hỏa Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đại diện cho hành Thổ Canh, Tân, Thân, Dậu đại diện cho hành Kim Nhâm, Quý, Hợi, Tý đại diện cho hành Thủy 3 – Can chi đại diện cho mầu sắc Giáp , Ât , Dần và Mão là Mộc đại diện cho mầu xanh. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho mầu đỏ. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho mầu vàng. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho mầu trắng. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho mầu đen 4 – Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người Giáp, Ât, Dần, Mão (Mộc) đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người là gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay ……. Bính, Đinh, Tị, Ngọ (Hỏa) đại diện cho các bộ phận tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt …… Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) đại diện cho dạ dầy, lá lách, ruột già, gan, bụng, ngực, tỳ vị, sườn …… Canh, Tân, Thân, Dậu (Kim) đại diện cho phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản ……... Nhâm, Quý, Hợi, Tý (Thủy) đại diện cho thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa, …….. 5 - Can chi và ngũ hành đại diện cho các phương. Sơ đồ của các can, chi và ngũ hành đại diện cho các phương như sau: Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho phương Đông. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho phương Nam. Mậu và Kỷ không ở phương nào cả mà đại diện cho trung tâm. Thìn đại diện cho phương Đông Nam. Tuất đại diện cho phương Tây Bắc. Sửu đại diện cho phương Đông Bắc. Mùi đại diện cho phương Tây Nam. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho phương Tây. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho phương Bắc. 6 – Can chi đại diện cho nghề nghiệp Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, làm vườn, trồng cây cảnh, phục trang, dệt, đóng thuyền …… Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho các nghề thuốc súng, nhiệt năng, quang học, đèn chiếu sáng, xăng dầu, cao su (xăm lốp ,dây đai ,nhựa cây), các sản phẩm đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường ….. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho các nghề chăn nuôi , nông nghệp, khai khẩn đồi núi, giao dịch về đất đai, buôn bán địa ốc, phân bón, thức ăn gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng, ….. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho các nghề vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông …… . Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho các nghề nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa phẩm mỹ dụng, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán ,…. Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng lịch Can Chi để xác định các mốc thời gian trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tại thời điểm của mỗi người khi sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó. Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không điều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch, tất dễ đổ nhà - cuộc đời dễ gặp tai họa. Cách đây ba bốn nghìn năm con người đã biết sử dụng lý thuyết này để phòng và chữa bệnh. Ví dụ những ai trong mệnh (tứ trụ) mà ngũ hành thiếu Mộc mà lại cần Mộc, thì đầu tiên cần đặt tên mang hành Mộc và nên sống ở về phía Đông so với nơi mình được sinh ra, vì đó là phương Mộc rất vượng (tức là Mộc nhiều). Sau khi trưởng thành cũng nên làm những nghề liên quan đến hành Mộc, thêm nữa nên mặc quần áo mang hành Mộc (xanh). Nếu làm như vậy thì sẽ có một phần Mộc được bổ xung cho tứ trụ. Còn khi bị bệnh do hành Mộc thiếu thì thầy thuốc sẽ căn cứ vào sự thiếu nhiều Mộc hay ít để bốc thuốc mang hành Mộc cho phù hợp với sự thiếu Mộc đó. Được như vậy cuộc đời người đó thường gặp thuận lợi rất nhiều hay dễ khỏi bệnh. Các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy. IV - Lệnh tháng và các trạng thái A - Lệnh tháng Một điều tối quan trọng trong môn Tứ Trụ là chi của tháng sinh được gọi là lệnh tháng, vì nó quyết định sự vượng suy của mọi can và chi trong tứ trụ, cũng như độ mạnh yếu giữa 5 hành với nhau. Tại sao lệnh tháng lại quan trọng đến như vậy? Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ trong tứ trụ có liên quan với tháng sinh như thế nào? Theo môn Tứ Trụ thì vào các tháng mùa hè hành Hỏa là mạnh nhất (hay vượng nhất) so với các hành khác, vì vậy ai được sinh ra vào mùa hè mà trong tứ trụ lại có nhiều can và chi là Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thì dĩ nhiên hành Hỏa quá vượng còn các hành khác thì lại quá yếu. Những người như vậy thường nhẹ thì ốm đau bệnh tật liên miên, nặng thì đoản thọ ......Các mùa khác cũng tương tự như vậy. Như mùa đông giá lạnh thì hành Thủy là vượng nhất, mùa xuân thì hành Mộc là vượng nhất, mùa thu thì hành Kim là vượng nhất. Nhưng giả sử sinh vào mùa hè, hỏa là vượng nhất nhưng tứ trụ lại ít can chi hành hỏa hoặc có can chi hành Thủy như Nhâm, Quý, Tý, Hợi thì không xấu. Nghĩa là căn cứ theo lệnh tháng để biết độ vượng suy của các can chi trong tứ trụ, sau đó tổng hợp xem độ lớn giữa các hành chênh lệch nhau như thế nào, từ đây mới có thể dự đoán được vận mệnh của con người. B - Các trạng thái Để giải quyết vấn đề này người ta đã xác định trạng thái vượng suy của các can chi theo các tháng trong một năm theo bảng sinh vượng tử tuyệt cũng như ý nghĩa của các trạng thái đó như sau: 1 - Trường sinh có nghĩa là vật hay con người mới sinh ra từ 0 đến 5 tuổi. 2 - Mộc dục chỉ vật hay con người đã bắt đầu phát triển xong vẫn còn yếu đuối, như trẻ em mới đi học tiểu học và trung học từ 5 đến 16 tuổi . 3 – Quan đới chỉ vật hay con người đã trưởng thành , như trẻ em đang ở tuổi thanh niên đang học đại học hay nghiên cứu sinh từ 16 đến 30 tuổi . 4 - Lâm quan chỉ vật hay sự nghiệp và sức khỏe của con người đã đạt tới sự hoàn thiện, vững chắc, như con người đang ở tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi. Ngoài ra lâm quan còn là trạng thái Lộc của Nhật Chủ (nó nghĩa là đó là nơi quy tụ bổng lộc hay sự may mắn do vua, cấp trên... hay do ông trời, các thần linh, tổ tiên.... phù hộ, giúp đỡ cho). 5 – Đế vượng chỉ vật hay con người đã đạt tới giai đoạn cực thịnh như công đã thành danh đã toại, như con người ở lứa tuổi 45 đến 60. Ngoài ra đế vượng còn là trạng thái Kình Dương của Nhật Chủ (nó nghĩa là khi con người đã đạt tởi đỉnh cao của quyền lực, hay danh vọng thì dễ kiêu căng, hống hách, lạm dụng quyền lực...vì vậy người đó dễ bị tai họa như tù tội, phá sản, bại quan, bệnh tật, tai nạn, chết ...). 6 – Suy chỉ vật hay con người đã qua thời kỳ cực thịnh thì tất phải đến thời kỳ suy yếu đi, như con người ở lứa tuổi 60 đến 70. 7 - Bệnh chỉ vật hay con người đã đến thời kỳ hỏng hóc hay bệnh tật, như con người ở lứa tuổi 70 trở ra. 8 - Tử chỉ vật hay người bị hỏng hay chết. 9 - Mộ chỉ vật hay người mang vất đi hay chôn xuống đất đắp đất nên thành cái mộ (chỉ còn lại linh hồn) . 10 - Tuyệt chỉ vật hay người bị phân hủy thành đất . 11 – Thai chỉ vật hay con người đang được hình thành từ một số yếu tố vật chất nào đó, như linh hồn đã thụ khí thành thai nhi trong bụng mẹ . 12 - Dưỡng là chỉ vật hay người đang trong thời gian chế tạo, nắp ráp để đến khi nào hoàn thiện thì mới xuất xưởng được, như thai nhi phải đủ 9 tháng 10 ngày mới ra đời thành con người. Bảng sinh vượng tử tuyệt Qua bảng này ta thấy 5 can và 6 chi dương cũng như 5 can và 6 chi âm có cùng hành nhưng độ vượng suy của chúng theo các tháng trong một năm là khác nhau. Như Giáp và Dần là Mộc, chúng ở trạng thái trường sinh trong tháng Hợi, trạng thái Mộc dục trong tháng Tý, ....... trạng thái Mộ trong tháng Mùi, ......... . Nhưng Ất và Mão cũng là Mộc nhưng chúng ở trạng thái tử trong tháng Hợi, trạng thái Bệnh trong tháng Tý,....... trạng thái Đế vượng trong tháng Dần,...... . Từ bảng sinh vượng tử tuyệt này người ta đã gọi các trạng thái theo tháng sinh (thường được gọi là theo lệnh tháng) từ Trường sinh tới Đế vượng là vượng (thường được gọi là được lệnh), còn các trạng thái từ Suy đến Dưỡng là suy nhược, hưu tù... (thường được gọi là thất lệnh). Ví dụ: Giáp hay Dần trong tứ trụ mà sinh vào các tháng từ Hợi tới Mão là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Thìn đến Tuất là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Ví dụ: Ất hay Mão trong tứ trụ sinh vào các tháng từ Dần đến Ngọ là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Mùi đến Sửu là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Các can chi khác cũng xác định tương tự như vậy. Các câu hỏi trọng tâm : 1 – Câu hỏi 2 và 3 của Bài 2. 2 - Bạn có biết người Ðông Phương (các thầy thuốc Ðông y) đã dùng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành này vào chữa bệnh cho con người từ bao giờ ? 3 - Tại sao lại chỉ có 5 hành ? Bạn có thể Phát Minh ra hành thứ 6 được không ?
- 52 trả lời
-
11
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm bài 2: 1 – Theo bạn, cách đây 3 đến 4 nghìn năm con người của chúng ta đã biết đến hệ mặt trời có 9 hành tinh hay chưa? Nếu không kể đến các nền văn hóa văn minh đã bị mất tích thì chỉ còn lại các nền văn minh ở trình độ “Ở Trần Ðóng Khố“ thì làm sao biết được đủ 10 vật thể lớn này.(Mặt trời, mặt Trăng và 8 hành tinh). 2 – Cách giải thích vì sao có 10 thiên Can và 12 địa Chi này liệu có thỏa mãn tính tò mò của bạn không? Cách giải thích này đã có tính chất khoa học (duy vật) hay nó vẫn còn mang nặng tính chất huyền bí (duy tâm) ? Bạn có cách nào giải thích khác không? Ở đây tôi chỉ nghĩ đơn giản là các cụ “Ở Trần Ðóng Khố“ của Ðất Việt chúng ta đây 3 đến 4 nghìn năm đã tiếp nhận được những tri thức của những người thuộc một nền văn minh khác (mà tôi dự đoán là của một nền văn minh ngoài hành tinh của chúng ta) tặng chúng ta. Chính vì trình độ hiểu biết về Vật Lý thiên văn học quá thấp nên các cổ nhân của chúng ta chỉ có thể hiểu và diễn đạt như các từ Thiên Can và Ðịa Chi theo nghĩa đen của nó mà thôi. Ở đây tôi đã giải thích nghĩa đen của các từ này sang nghĩa bóng (chứ không hề tuyên truyền Kinh Kót như một vài người nói). Các sách cổ của Tầu đã giải thích 10 Thiên Can và 12 Ðịa Chi này hoàn toàn khác, các bạn có thể xem trong các sách Tử Bình của họ. 3 - Có một cao thủ về dịch lý bên Lý Học Ðông Phương cho rằng có 4 mùa trên trái đất là do quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời theo hình elip. Theo bạn điều này có đúng hay sai, vì sao? Cách giải thích đơn giản hơn là: Nếu 4 mùa trên trái đất do quỹ đạo của Trái đất quay quanh mặt trời theo hình elip tạo ra thì mùa của Bắc bán cầu và Nam bán cầu phải luôn luôn giống nhau, nhưng thực tế thì chúng lại luôn luôn ngược nhau. Do vậy lý thuyết này không đúng đối với Trái đất của chúng ta (nó chỉ đúng ở các hành tinh khác khi mặt phẳng Hoàng Ðạo và Xích Ðạo của hành tinh đó trùng nhau). 4 - Bạn thử kể ra các lực tương tác mà bạn biết của 10 vật thể được đưa ra ở trên lên con người nói riêng và các vật thể khác trên mặt đất nói chung là gì? Như lực hấp dẫn, lực điện từ trường (như của Mặt Trời)…. 5 - Giả sử có 2 người cùng sinh ra tại một thời điểm của thời gian (cứ giả sử thời điểm họ sinh ra được tính chính xác tới 1/tỷ giây hay cứ cho là tuyệt đối - tức không có sự sai lệch về thời gian) thì họ có cùng sinh ra tại 1 vị trí trong không gian của vũ trụ hay không ? 2 người sinh ra thời gian có thể trùng nhau nhưng vị trí không thể trùng nhau được (khác nhau ít nhất về vị trí là 2 bà mẹ nằm trên 1 giường để đẻ). Hy vọng mọi người đóng góp ý kiến để các câu trả lời này được chính xác và đầy đủ hơn.
- 52 trả lời
-
10
-
Rất tiếc phải nói với bạn rằng tôi chẳng theo và tôn thờ một đạo nào cả, kể cả đạo phật. Tôi đã nói ngay ở cuối bài 2 là: "Sau đây xin mời các học viên cùng tôi khám phá các bí ẩn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý qua con mắt của các nhà Vật Lý học xem chúng thuộc lĩnh vực Duy Vật hay Duy Tâm". Ở đây tôi cố gắng giải thích theo khả năng của mình về mọi khái niệm của môn Tử Bình theo quan điểm khoa học, có vậy thôi. Giả thiết về ngững người ngoài hành tinh đã viếng thăm trái đất chúng ta của tôi có khác gì người ta đang nói tới những nền văn minh lớn trên thế giới đã mất tích như nền văn hóa Maya, Ai Cập, ... hay "Nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử" mà anh Thiên Sứ đang chứng minh? Ở đây chẳng có giảng đạo nào cả mà tôi tự suy luận theo nghĩa đen của từ Thiên Can và Ðịa Chi mà các cổ nhân thuộc "Nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử" đã ghi lại thôi, còn nghĩa của từ Thiên Can và Ðịa Chi này theo chữ của người Trung Hoa là gì thì tôi không biết. Mong rằng ai biết tiếng Tầu phân tích 2 từ này cho tôi và mọi người biết thì xin cám ơn vô cùng.
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm bài 1: 1 - Bạn hãy thử chứng minh học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cùng với bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý (hoàn toàn theo nhận thức đã có của bạn không dựa theo nội dung bài viết trên) là do người Trung Quốc nói riêng hay của người trên trái đất chúng ta nói chung phát minh ra chứ không phải do những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất tặng. Nếu muốn chứng minh được Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Trung Quốc phát minh ra thì phải trả lời được ít nhất các câu hỏi sau: a - Dựa trên nền tảng nào người Trung Quốc đã nạp âm cho các tổ hợp của bảng 60 năm Giáp Tý ? b - Dựa trên nền tảng nào người Trung Quốc xác định bắt đầu khởi của năm Giáp Tý và ngày Giáp Tý ? Trang 272, cuốn Dự Ðoán Theo Tứ Trụ - in năm 2002, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã viết: “Trong bảng sáu mươi năm Giáp Tý, căn cứ theo nguyên tắc gì để nạp âm ngũ hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 năm Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới học thuật của Trung Quốc đó vẫn còn là một bí ẩn”. Ðây chính là một trong các bằng chứng để chứng minh rằng bảng nạp âm sáu mươi năm Giáp Tý không phải do người Trung Quốc phát minh ra. Mọi người rõ ràng biết tác giả của cuốn sách này còn sống và bản dịch tiếng Việt này đã được dịch từ nguyên bản tiếng Tầu của cụ Thiệu (trên mạng tiếng Tầu cũng có) vây mà nick oaihuong trong chủ đề: “Giải đáp các thắc mắc về nội dung khóa học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp“ đã viết: “… nhưng mà em nói bác nghe, coi chừng sách in năm 2002 là sách giả đó bác, dạo sau này nhiều người viết vô sách của Thiệu VH, rồi cho là của Thiệu VHoa để bán, vì ông TVH nổi tiếng quá, người ta ăn ké.... em thì em nửa tin nửa ngờ ghê lắm...“. Thật tình không hiểu nổi oaihuong là người như thế nào nữa. Chả nhẽ coi cô ta như được sinh ra và sống trong Rừng Già ở châu Phi vừa mới về Việt Nam chăng ? Mọi người đều biết rằng người Tầu có một lòng tự hào dân tộc rất cao. Một trong các cái tự hào nhất của họ là Kinh Dịch, Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý…. Chính vì vậy trong lịch sử mấy nghìn năm qua họ đã dùng mọi cách có thể được, kể cả các cách đê hèn nhất để chứng minh cho thế giới thế giới biết rằng các tinh hoa này là của chính họ phát minh ra. Vậy mà oaihuong viết tiếp: “….còn cụ Thiệu đó không phải là người duy nhất để mà mình phải tin là ông ta nói cái gì cũng đúng, nên ông ta thắc mắc em cũng thấy là ... xạo.“. Ðến đây thì mọi người đã thừa hiểu mục đích mà oaihuong muốn viết là cố tình nói xằng, nói bậy, nói lấy được, nói không có một chút suy nghĩ gì cả. Ðiều này càng khẳng định ý của tôi đưa ra ở trên là đúng. Nhưng không nhẽ người ta chỉ đưa cô ta từ Rừng Già châu Phi về Việt Nam để nhằm mục đích này hay sao ? Chắc còn nhiều mục đích khác nữa. Chúng ta chờ đợi chút nữa rồi sẽ biết.. Chủ đề ĐÃ QUA BAO NHIÊU NGÀY ??? của Tuvinut trong mục Thiên văn Lịch pháp bên lyso.vn. “Thời điểm Mở Lịch là thời điểm thất tinh thẳng hàng trong thái dương hệ . Thất tinh là Mặt trời ,trái đất ,và các hành tinh Kim ,Mộc ,Thủy ,Hỏa,Thổ . Từ năm đầu tiên Giáp Tý ấy ,đến nay 2011 tân mão là năm thứ 10 155 928 năm. Tức từ đó đến nay ,Trái đất đang quay quanh Mặt trời vòng thứ 10 155 928 . Nếu coi ngày Giáp Tý ,ngày đông chí là ngày Mở Lịch của Năm Giáp Tý đầu tiên ấy, thì tính đến nay ,đến ngày 22-12-2010,ngày ất hợi ,là bao nhiêu Ngày ???. Tức trái đất đã tự quay quanh mình bao nhiêu vòng ??? Xin dành câu hỏi này cho Nhà Lịch PĐ và các quý vị . Tvn tính nhưng bị lệch khoảng hai chục ngày“. Vuivui đã viết (chủ đề: “Câu hỏi về âm dương ngũ hành“ của buiram trong mục Tử Vi bên tuvilyso.net): “Không có gì là khó khăn cả. Cũng chẳng phải lý luận sâu xa. Thiên can và địa chi là thước đo thời gian, khi phối can với chi lập thành lục thập hoa giáp, theo lẽ, phải lấy giáp tý khời đầu của bằng này. Vấn đề là dựa vào đâu mà người ta định năm giáp tý. Bởi vì vòng thời gian cứ 60 năm lại quay lại từ đầu. Phân biệt âm dương mỗi năm, nếu cứ bình thường thì chẳng ai để ý, năm nào cũng nhưu năm nào. Âm dương không phân biệt. Nhưng vào lý học đông phương, theo lịch pháp cũng như bói toán thì rất quan trọng. Phân biệt can chi là phân biệt âm dương, phân biệt (giáp – ất) cũng là phân biệt âm dương, do đó mà định ra phép tắc. Người xưa hiểu rõ điều này, nên lấy thiên văn làm gốc, nền tảng của sự phân chia. Chứ không hàm hồ, tùy tiện mà phân biệt. Bởi vậy, cách duy nhất, cũng là thường lý, lại khoa học nhất – mặc dù thời ấy, chẳng ai biết khoa học là cái quái gì cả – là dựa vào quan sát thiên văn, lấy những thể hiện đặc biệt của thiên văn, lại có tính chu kỳ, với bội số vừa đúng bằng 60 năm. Vì thế, theo quan sát thiên văn của người xưa, cùng với tính toán chu kỳ lặp lại của dấu hiệu thiên văn đúng bằng n – số nguyên lần – lần 60 – lục thập hoa giáp – mà thấy rằng có một thời điểm, quan sát được 5 hành tinh thủy, hỏa, thổ, kim, mộc nằm cùng trên một đường thẳng với mặt trời và mặt trăng. Người ta gọi thời điểm này là thời điểm "thất tinh hợp bích". Lấy đó làm gốc "tọa độ" thời gian của hệ lục thập hoa giáp, nên gọi năm đó là năm giáp tý, tháng có hiện tượng thất tinh hợp bích là tháng giáp tý, ngày giáp tý và giờ giáp tý. Việc xác định Năm đầu tiên của hệ lịch này tùy theo mục tiêu của lịch pháp, của mỗi môn học mà người ta dùng các phép tính toán khác nhau. Như phép Thái Ất thì tính năm giáp tý đầu tiên cách nay là 10 155 358 năm – đến năm 1 441 dương lịch. Theo phép nguyên vận hội thế thì cỡ một vạn 8 trăm năm, như họ Thiệu cho rằng: Trời mở ra ở hội tý (10 800 năm đầu tiên) Đất thành ở hội sửu (10 800 năm tiếp theo), Người được sinh ra ở hội dần – nên mới nói Dần là nơi vạn vật sinh ra, do âm dương giao hóa mà thành (10 800 năm thứ ba), ... mà chúng ta hiện nay đang ở hội ngọ ! Đơn giản chỉ có vậy. Nhưng cho thấy, âm dương phân biệt là quan trọng ! Người học lý học hay tử vi, bói toán, cần nắm được lý này và phải ngộ được âm dương là phân biệt thì mới có thể tu tập được. Thân ái.“ Nếu chứng minh thì mất nhiều thì giờ, cho nên ở đây tôi chỉ nói vắt tắt. Theo một sách nào đó của người Tầu thì thời điểm Mở Lịch là thời điểm mà 7 hành tinh trong hệ mặt trời là: Mặt trời ,trái đất ,và các hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nằm thẳng hàng trong thái dương hệ. Người ta gọi thời điểm này là thời điểm "thất tinh hợp bích". Chính tại thời điểm đó người ta đã xác định đó là năm Giáp Tý, rồi tháng Giáp Tý, ngày Giáp Tý và giờ Giáp Tý. Họ còn tính chính xác năm đó cách ngày nay (từ năm… ?) là 10 155 358 năm, thế mới Khủng chứ. Nếu cứ cho số liệu này là của người ngoài hành tinh cho chúng ta biết cách đây 3 đến 4 nghìn năm thì chúng ta vẫn chả thể tin được nữa là người Tầu mới cách đây 1000 năm mà tính được. Thử hỏi với trình độ khoa thiên văn học hiện đại ngày nay có tính ngược lại được tại năm đó 7 hành tinh này đã nằm thẳng hàng trong hệ mặt trời được hay không ? Một điều đơn giản mà ai cũng biết qua bao triệu năm với sự tác động của các vật thể trong hệ mặt trời và các vật thể trong vũ trụ xâm nhập vào hệ mặt trời của chúng ta chả nhẽ không làm cho một năm của trái đất của chúng ta xê dịch đi chút nào mà luôn luôn chính xác là 365,2425... ngày hay sao ? “….dựa vào quan sát thiên văn, lấy những thể hiện đặc biệt của thiên văn, lại có tính chu kỳ, với bội số vừa đúng bằng 60 năm. Vì thế, theo quan sát thiên văn của người xưa, cùng với tính toán chu kỳ lặp lại của dấu hiệu thiên văn đúng bằng n – số nguyên lần – lần 60 – lục thập hoa giáp – mà thấy rằng có một thời điểm, quan sát được 5 hành tinh thủy, hỏa, thổ, kim, mộc nằm cùng trên một đường thẳng với mặt trời và mặt trăng…..“ mà anh Vuivui đưa ra thì càng vô lý. Qua Wikinews tiếng Việt: Quỹ đạo của Sao Kim, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn – độ lệch tâm của quỹ đạo này gần như 0. Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất. Quỹ đạo của Sao Thủy là một hình elip rất hẹp, bán kính của trục chính là 70 triệu km trong khi bán kính của trục phụ chỉ có 46 triệu km. Vận tốc quỹ đạo của Sao Thủy rất cao vì ảnh hưởng trọng lực của Mặt Trời. Sao Thủy quay một vòng chung quanh Mặt Trời vào khoảng 88 ngày – một năm Sao Thủy, do đó, dài bằng 88 ngày của Trái Đất. Khoảng cách trung bình của Sao Hỏa từ Mặt trời là khoảng 230.000.000 km (1.5 AU) và chu kỳ quỹ đạo của nó là 687 (Earth) ngày. Ngày năng lượng mặt trời (hoặc sol ) trên sao Hỏa chỉ hơi dài hơn một ngày Trái đất: 24 giờ, 39 phút, và 35,244 giây. Một năm sao Hỏa bằng 1,8809 Earth năm, hoặc 1 năm, 320 ngày, và 18,2 giờ. Chúng ta có thể làm một vài phép tính đơn giản như sau: Theo đơn vị ngày của trái đất thì 60 năm trái đất có 365,2425.60 = 21 914,55 ngày. Số ngày này tương đương với sao Kim quay được 21 914,55 : 225 = 97,398 vòng quanh mặt trời (tức năm của sao Kim). Rõ ràng kết thúc năm thứ 60 của trái đất thì sao Kim mới quay được 0,398 vòng của nó, nghĩa là nó chưa trở về vị trí thẳng hàng với 7 hành tinh lúc đầu. Các hành tinh khác cũng tính hoàn toàn tương tự như vậy. ::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: 2 – Theo bạn khái niện Lỗ đen và Lỗ trắng để giải thích sự tồn tại vĩnh hằng của Vũ Trụ có tính thuyết phục (hợp lý) hay không? 3 – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương có hợp lý không? 2 câu hỏi này sẽ trả lời trong Bài 3.
-
Chào thanhtamVT! Không cần đâu, nếu mọi người có gì không hiểu thì cứ hỏi ở đây, tôi sẽ cố gắng giải đáp hết khả năng của mình. Trước các Bài giảng mới tôi sẽ trả lời các câu hỏi trọng tâm này để mọi người kiểm tra và bổ sung nếu tôi trả lời chưa đúng hay chưa đủ.... Thân chào.
-
-
-
-
Bài để tham khảo Sau đây là một bằng chứng để chứng minh ý tưởng các Lỗ Trắng và Lỗ Đen M cùng với quy luật tuần hoàn của chúng mà tôi đưa ra ở trên đang tồn tại trong vũ trụ bao la: Vietnam.net đưa tin: "Vũ trụ ra đời trước vụ nổ Big Bang? Cập nhật lúc 01/12/2010 08:00:00 AM (GMT+7) Hai nhà khoa học uy tín trên thế giới cho biết, họ vừa phát hiện bằng chứng cho thấy vũ trụ đã tồn tại trước vụ nổ Big Bang. Tuyên bố này đang gây chấn động giới khoa học toàn thế giới. Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. Ảnh: Daily Mail. Tờ Daily Mail đưa tin, khám phá gây tranh cãi về sự ra đời của vũ trụ được Roger Penrose - nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Các ngôi sao và thiên hà bắt đầu hình thành khoảng 300 triệu năm sau đó. Mặt Trời của chúng ta được sinh ra khoảng 5 tỉ năm trước, trong khi sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất cách đây gần 3,7 tỉ năm. Bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) cũng được đông đảo giới chuyên môn nhận định ra đời 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và hiện đã bị làm lạnh tới khoảng -270 độ C. Tuy nhiên, hai giáo sư Penrose và Gurzadyan chỉ ra rằng, bằng chứng mà Chương trình Thăm dò vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được trong CMB lại cho thấy: các dấu vết trong nền bức xạ có tuổi đời cao hơn vụ nổ Big Bang. Họ nói đã khám phá được 12 ví dụ về các vòng tròn đồng tâm như trên trong CMB. Một vài trong số đó có năm vòng, đồng nghĩa với việc đối tượng đã trải qua năm sự kiện vô cùng lớn trong lịch sử của nó. Các vòng tròn xuất hiện quanh những cụm thiên hà có biến thể trong bức xạ nền thấp một cách kỳ lạ. Nghiên cứu dường như đã loại bỏ giả thuyết "lạm phát" được đông đảo chấp nhận về nguồn gốc của vũ trụ, rằng nó bắt đầu được hình thành nhờ vụ nổ Big Bang và sẽ tiếp tục mở rộng tới một thời điểm trong tương lai khi quá trình đó chấm dứt. Penrose và Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn. Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về "vũ trụ tuần hoàn bảo giác" có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới. Giáo sư Penrose phát biểu với hãng thông tấn BBC: "Trong giả thuyết mà tôi đưa ra, chúng ta có một sự mở rộng theo cấp số nhân nhưng không thuộc aeon của chúng ta - Tôi sử dụng thuật ngữ để mô tả [giai đoạn] từ vụ nổ Big Bang của chúng ta cho đến tương lai xa. Tôi cho rằng, aeon này là một trong hàng loạt sự việc, nơi tương lai xa của các aeon trước bằng cách nào đó trở thành vụ nổ Big Bang của aeon chúng ta". * Thanh Bình" .
-
Mới đọc thì đúng là hoa mắt lên là phải. Tôi giải thích qua là : 1 - Mục đích tôi muốn chứng minh là nội dung cuốn Kinh Thánh chính là bản dự đoán vận mệnh của trái đất (như được sinh ra như thế nào, phát triển ra sao rồi vì sao chết. Mọi cái tôi đã giải thích, trong đó trận chiến ha ma ghê đôn là nói đến cái chết của trái đất). Và tôi đã đi đến kết luận chỉ có những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất mới có thể dự đoán vận mệnh của trái đất chính xác đến như vậy. Bởi vì cách đây 3 đến 4 nghìn năm nền văn minh của chúng ta đang là một xã hội của những người "Ở Trần Ðóng Khố" thì biết gì về các thời kỳ kiến tạo địa chất của trái đất cơ chứ. 2 - 10 Can và 12 Chi và Bảng Nạp Âm 60 năm Giáp Tý cũng vậy. Ðọc đoạn sau sẽ rõ: Trang 272, cuốn Dự Ðoán Theo Tứ Trụ - in năm 2002, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã viết: “Trong bảng sáu mươi năm Giáp Tý, căn cứ theo nguyên tắc gì để nạp âm ngũ hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 năm Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới học thuật của Trung Quốc đó vẫn còn là một bí ẩn”. Ðây chính là một trong các bằng chứng để chứng minh rằng bảng nạp âm sáu mươi năm Giáp Tý không phải do người Trung Quốc phát minh ra. Hai bài học đầu tiên này tôi muốn chứng minh rằng vận mệnh của Trái Ðất mà người ta (những người ngoài hành tinh của chúng ta) còn dự đoán được thì lẽ gì họ không dự đoán được vận mệnh của con người. Họ không cho chúng ta biết bằng cách nào mà họ đự đoán được vận mệnh của trái đất nhưng dự đoán vận mệnh của con người thì họ đã cho chúng ta biết qua Bảng nạp âm 60 năm giáp tý và học thuyết âm dương ngũ hành. Cuốn sách "Giải Mã Tứ Trụ" đúng như nghĩa của nó là phải sử dụng học thuyết âm dương ngũ hành và Bảng nạp âm 60 năm giáp tý để Giải Mã các Tứ Trụ của con người, xem có đúng là chúng có thể dự đoán được vận mệnh của con người hay không ?
-
Hồ Sơ các “Tuyệt Chiêu Nổi Tiếng Trong Tử Bình" 1 - Các trạng thái của 5 Can âm được xác định giống như 5 Can dương và Can Chi trong cùng trụ không thể sinh được cho nhau - Của bố con nhà họ Nhâm Thị. 2 - Không có khái niệm "Dụng thần thay đổi" - Của Đoàn Viết Hoạt. 3 - Tất cả các giờ sinh trên thế giới phải đổi sang giờ Bắc Kinh thì mới đúng - Của Thiệu Vĩ Hoa. 4 - Địa chi có thể dẫn hóa cho tổ hợp của các địa chi hóa cục - Của Giang*Hai*Thien (tuyệt chiêu này chắc chắn cụ Thiệu Khang Tiết và cháu nội đời thứ 20, 30 gì đấy là cụ Thiệu Vĩ Hoa không hề biết). 5 - Cách hóa Thổ dụng thần phải là Mộc hay Thủy - Của Phiêu Diêu. 6 - Các can chi trong tổ hợp hóa hay không hóa vẫn khắc được các can hay chi ngoài tổ hợp và ngược lại - của ông Quang Liên cư sĩ. 8 - Chi đại vận không bị hợp vẫn bị các chi trong Tứ Trụ xung hay khắc - của ông Quang Liên cư sĩ. 9 - Thân nhược phải lấy Thực Thương làm Thọ Tinh thì người đó mới sống Thọ được – Của Phiêu Diêu." Để cho tình hình thời sự nóng hổi tôi sẽ trình bầy Tuyệt Chiêu thứ 9 đầu tiên sau đó tới Thuyệt Chiêu thứ 8; 7; ....; 1. VULONG đã viết ở chủ đề "Cách gì đây" trong mục Tử Bình bên tuvilyso.net: “Thôi thì đành phải giải thích cho những người mới Nhập Môn hiểu nếu không thì họ lại như tôi mất 2 năm tôn thờ Tuyệt Chiêu "Mọi giờ sinh trên thế giới phải đổi về giờ Bắc Kinh thì mới đúng" của cụ Thiệu Vĩ Hoa mất (không dám giải thích cho những người đã có thâm niên 5 hay 7 năm trở lên ngâm cứu Tử Bình). 1 - Phiêu Diêu đã định nghĩa về Thọ Tinh như sau: “Muốn xem sanh tử số mệnh trước tiên phải xem thọ tinh của bát tự là thập thần nào? Bát tự này dậu là thọ tinh. Kỵ thần của thọ tinh bát tự này là mộc hỏa. Đến dần vận thì dậu lâm tuyệt địa nên rất nguy tánh mạng.“ Điều này chứng tỏ Thọ Tinh mà Phiêu Diêu định nghĩa là cái đại diện cho Thọ hay Yểu của người có Tứ Trụ. 2 - Phiêu Diêu đã xác định Thọ Tinh trong Tứ Trụ như sau: “Tui cũng giải thích rõ là thọ tinh không hẳn là dụng thần. Có khi dụng thần là thọ tinh; cũng có khi dụng thần khác thọ tinh. Thọ tinh không liên quan gì đến vượng suy của nhật can. Theo cách xem của tui thì cách xác định thọ tinh khác cách định dụng thần.“ Theo định nghĩa và cách để xác định Thọ Tinh của Phiêu Diêu thì Thọ Tinh có thể là bất kỳ thần nào trong Tứ Trụ và “Thọ tinh không liên quan gì đến vượng suy của nhật can.“ hay "dụng thần“, có nghĩa là Thọ Tinh không liên quan gì tới Thân vượng hay nhược của Tứ Trụ đó.““ Khi đã biết rõ Thọ Tinh mà PhieuDieu định nghĩa và cách để xác định như vậy thì chúng ta bắt đầu theo dõi tình tiết qua các bài viết ở chủ đề "Cách nào đây" trong mục Tử Bình bên tuvilyso.net như sau: VULONG đã viết: “"PChi đọc lại đoạn này xem Phieu Dieu đã nói cái gì và tôi đã nói cái gì? PhieuDieu đã viết: @tpt Bạn hỏi thì tui cũng góp chút ý kiến. Càn tạo: Bính Dần Canh Tý Kỷ Dậu Ất Sửu Đại vận: Tân Sửu/ Nhâm Dần/ Quý Mão Muốn xem sanh tử số mệnh trước tiên phải xem thọ tinh của bát tự là thập thần nào? Bát tự này dậu là thọ tinh. Kỵ thần của thọ tinh bát tự này là mộc hỏa. Đến dần vận thì dậu lâm tuyệt địa nên rất nguy tánh mạng. Xét lưu niên thì năm ất dậu, tuy thọ tinh lâm tuyệt địa rất sợ được sanh cũng là 1 ứng ký mất mạng, nhưng trên can ất hư thấu bị canh hợp chế nên cũng không đến nỗi. Đến năm bính tuất thì bính vượng thấu trực tiếp khắc canh + địa chi tuất hại dậu, tương hại giống như 1 loại cừu hận rất khó giải tỏa. Can chi thọ tinh đều bị khắc chết nên xác suất mất mạng càng lớn (tôi nói xác suất vì còn do nghiệp lực, âm đức của mỗi người tác động hóa giải). Tui cũng giải thích rõ là thọ tinh không hẳn là dụng thần. Có khi dụng thần là thọ tinh; cũng có khi dụng thần khác thọ tinh. Thọ tinh không liên quan gì đến vượng suy của nhật can. Theo cách xem của tui thì cách xác định thọ tinh khác cách định dụng thần. PhieuDieu" Không cần biết cách xem của ông bạn ra làm sao, tôi chỉ cần biết là Tứ Trụ này Trẻ Con cũng biết là Thân khá nhược mà Thực Thương khá mạnh (vì Sửu trụ giờ hợp với Dậu trụ ngày hóa Kim nên Sửu Thổ bị mất, còn Nhật can Kỷ tử tuyệt ở lệnh tháng). Vậy mà ông bạn lấy Dậu Kim làm Thọ tinh để cho người này được sống thọ. Thân Nhược mà Thực Thương (Kim cục) mạnh xì hơi Thân mà ông dám bảo người này sống thọ. Ông Chôm được từ sách nào vậy hay ông tự phát minh ra điều này? Sau 3 hôm nữa mà ông không trả lời tôi sẽ đưa thêm Tuyệt Chiêu thứ 10 vào danh sách của tôi là : "Thân nhược phải lấy Thực Thương làm thọ tinh để xì hơi Thân có như vậy thì người này mới sống thọ - Của Phieu Dieu." " VULONG đã viết: “Thật may mắn là Tứ Trụ này Thân khá nhược vì Thực Thương mà Thực Thương khá vượng, mà rõ ràng Dậu là Thực Thương, ai dám chối cãi điều này (ngoài lũ Vịt Bầu). Còn tôi dùng từ "Phải" ở đây để nhấn mạnh đến cái vô lý, ngớ ngẩn, đi ngược lại với nền tảng xây dựng lên môn Tử Bình cho mọi người phải chú ý. Từ một ví dụ này và dựa theo Định Nghĩa Thọ Tinh của Phiêu Diêu thì cũng có thể nói thêm là Thân Vượng "Phải" lấy Kiêu Ấn hay Tỷ Kiếp làm Thọ Tinh để sinh phù cho Thân thì người đó mới sống Thọ thì có gì là sai. Còn nếu nói Thân vượng phải lấy Thực Thương, Tài hay Quan Sát làm Thọ Tinh hay Thân nhược phải lấy Kiêu Ấn hay Tỷ kiếp làm Thọ Tinh thì làm sao nó có thể trở thành Tuyệt Chiêu được cơ chứ." Một đệ tử của PhieuDieu là PChi đã phản pháo là: "Các bác đọc kỹ lại bài viết của anh PhieuDieu xem có câu chữ nào nói thọ tinh nhất định phải là thực thương không? Bó tay với các bác!" Ở đây vì Dậu là Thược Thương nên tôi nói là Thực Thương còn ông bạn PChi muốn nói chính xác hơn là "Nếu Dậu là Quan Sát hay Tài Tinh thì Thọ Tinh sẽ là Quan Sát hay Tài Tinh". Điều này quá đúng theo Thuyết Thọ Tinh của PhieuDieu rồi còn nghi ngờ gì nữa nên tôi mới sửa lại Tuyệt Chiêu này thành: "9 - Thân nhược phải lấy Thực Thương, Tài hay Quan Sát làm Thọ Tinh cũng như Thân Vượng phải lấy Kiêu Ấn hay Tỷ Kiếp làm Thọ Tinh thì người đó mới sống Thọ được - Của PhieuDieu ". Những ai có thể chứng minh được Thuyết Thọ Tinh của PhieuDieu đúng cũng như sự phản biện của tôi là sai hay không chính xác thì xin mời. Sau 3 ngày nữa tôi mới trình bầy tới Tuyệt Chiêu thứ 8 nếu như Tuyệt Chiêu này đã đi đến kết thúc.
-
Ðể tiện cho việc học và nghiên cứu của mọi người, tôi đăng các bài viết mang tính chất tham khảo vào đây. Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và ngày tận thế (các đoạn trích trong cuốn “Hãy chú ý đến Lời Tiên Tri của Ða-Ni-Ên!” của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội NW). Theo Kinh Thánh thì lịch sử loài người bị hủy diệt sau khi xuất hiện đủ 7 cường quốc. 7 cường quốc này ngày nay người ta đã xác định (?) như sau: “1 – Ê-díp-tô (thủ phủ chính là vùng Ägypt bây giờ) bắt đầu từ ? 2 – A-si-ri (…vùng Syri bây giờ) bắt đầu từ ? 3 – Ba-by-lôn (….vùng Irak bây giờ) bắt đầu từ 607 trước công nguyên (TCN) 4 – Mê-đi Phe-rơ-sơ (…vùng Iran bây giờ) bắt đầu từ 539 TCN 5 – Hy Lạp bắt đầu từ 331 TCN 6 - La-Mã (….vùng Itali bây giờ) bắt đầu từ 30 TCN 7 - Anh-Mỹ bắt đầu từ 1763 sau công nguyên”. Nếu như các câu giải mã trên là đúng thì ngày nay chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối cùng của cuốn Kinh Thánh. Ngày tận thế của thế giới được mô tả trong cuốn Kinh Thánh qua bức tượng trong giấc chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-sa (thuộc cường quốc Ba-by-ôn mặc dù ông ta không nhớ lại được giấc mơ đó) được nhà tiên tri Đa-ni-ên giải nghĩa cho chính ông vua đó như sau: “Hỡi vua, vua nhìn xem này có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường, nó đứng trước mặt vua và hình dạng dữ tợn. Đầu pho tượng bằng vàng ròng, ngực và cách tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng, ống chân bằng sắt và bàn chân thì một phần bằng sắt còn một phần bằng đất sét. Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải tay đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, vàng đều cùng nhau tan nát cả, trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió lùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó, nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất“: - Đa-ni-ên 2:31-35. Và Đê-ni-ên đã giải thích…..Tóm tắt thì ngày nay chúng ta hiểu như sau: Cái đầu bằng vàng đại diện cho cường quốc của ông vua này (thuộc cường quốc Ba-by-lôn). Phần bạc đại diện cho cường quốc Mê-đi Phe-rơ-sơ. Phần đồng cho cường quốc Hy Lạp. Phần sắt cho cường quốc La Mã và phần sắt lẫn đất sét cho cường quốc Anh Mỹ. Đa-ni-ên giải thích tiếp cho vua Nê-bu-cát-nết-sa: “Còn như vua đã thấy bàn chân và ngón chân nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy là một nước sẽ phải phân chia, nhưng trong nước đó có sức mạnh của sắt, theo như vua thấy sắt lộn với đất sét. Những ngón chân nửa sắt nửa đất sét , nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn. Vua đã thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng lộn với nhau bởi giống loài người, song không dính liền nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét“. – Đa-ni-ên 2:41-43. Điều này cho chúng ta thấy vào thời kỳ cuối cùng này thế giới bị phân chia ra thành các nước có các thể chế chính trị khác nhau và luôn luôn muốn thôn tính nhau….. như ngày nay. Còn hòn đá đập vào chân bức tượng làm cho bức tượng vỡ tan tành thì theo tôi hiểu đơn giản là đó là sự va chạm giữa thiên thạch với trái đất dẫn đến ngày tận thế của thế giới mà Kinh Thánh gọi là trận chiến Ha-ma-ghê-đôn của Đức chúa trời để lập lên một thiên đường trên trái đất chỉ cho những người tôn thờ chúa. Vậy thì khi nào trận chiến này sẽ xẩy ra. Trong các trang của Kinh Thánh còn lại mà các sự kiện chưa thấy xuất hiện trên thế giới có câu đáng chú ý là: ““Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối, người sẽ giận lắm mà đi đến để tàn phá và hủy diệt nhiều người. Người sẽ đặt các trại của cung mình ở khoảng giữa biển cùng núi vinh hiển và thánh. Song người sẽ đến sự cuối cùng mình, và chẳng có ai đến giúp đỡ người cả”. – Đa-ni-ên 11:44,45.” (Nói chung giải mã các câu trong Kinh Thánh cũng như các câu trong sấm Trạng Trình là giống nhau đều tùy theo ý của người giải, chỉ có khác là các bản Kinh Thánh gốc cách đây trên 2000 năm đã được tìm thấy gần đây khi so với các bản ngày nay thì các ý chính hầu như không thay đổi còn sấm Trạng Trình của ta thì chưa tìm được bản gốc hoặc gần gốc và dĩ nhiên người ta sẽ đặt ra câu hỏi nếu không có Mô Li Phê bản gốc đi để nhằm ý đồ gì đó thì cần gì phải cất dấu các bản gốc kỹ đến như vậy). “Vào thời Đa-ni-ên thì “biển“ là Địa Trung Hải và “núi“ thánh là Si-ôn từng là nơi có đền thờ của Đức Chúa Trời (thuộc đất Israel bây giờ). Còn “Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối…“ là những tin tức gì và “người“ ở đây là ai?” Các câu có liên quan: ”Đức Chúa Trời nói với Sa-tan “Ta sẽ…đặt những móc trong hàm ngươi, khiến ngươi ra“ và “Ta sẽ …khiến ngươi đến từ phía cực bắc, và đem ngươi lên trên các núi của Y-sơ-ra-ên“. – Ê-xê-chi-ên 38:4;39:2.” Ở đây tôi chỉ mang máng hình dung ra các sự kiện chính có thể xẩy ra như sau: Càng ngày Nga và Trung Quốc sẽ quan tâm hơn nữa tới Iran (bởi vì họ thấy TT. Obama quá hiền mà), bằng cách bán cho Iran nhiều hệ thống tên lửa hịên đại để Iran “phòng thủ“ trước sự đe dọa của Mỹ và phương tây. Trong khi Iran tuyên bố không chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng lại tuyên bố “xóa sổ Israel trên bản đồ thế giới“ mà rõ ràng Iran biết Israel đã có vũ khí hạt nhân từ lâu rồi. Chiến tranh giữa Israel và Iral sẽ xẩy ra và dĩ nhiên Mỹ sẽ nhảy vào giúp Israel, sự hủy diệt ở Iral là có thể và khi đó Putin sẽ bị móc sắt lôi ra từ phía cực bắc và Trung Quốc từ phương Đông quyết định cứu Iral (đã có ý đồ tuyên chiến với Mỹ từ lâu rồi). Thế là đại chiến 3 nổ ra đã hủy diệt loài người. Dĩ nhiên ở dưới nghĩa địa thì mới có Thiên Đường của Đức Chúa Trời cho những ai tôn thờ chúa và địa ngục cho những người còn lại. Vì vậy nguyên nhân tận thế của thế giới có thể không phải do sự va chạm của thiên thạch với trái đất mà là vũ khí hạt nhân. Tôi phải nói các điều này ra chỉ hy vọng Thiên Cơ đã bị lộ thì hiện tượng sẽ không xẩy ra như vậy nữa (nếu nó đúng là Thiên Cơ) bởi vì con người khi đã biết trước nó thì họ sẽ biết phải làm gì có lợi cho chính bản thân họ, nếu không chả nhẽ họ toàn là những người đánh bom “liều chết“ như các chiến binh của Bin-Laden hay sao? Hy vọng có ai dịch giúp bài viết này ra tiếng Anh để gửi tới tất cả các trang web trên thế giới, nếu không e rằng sẽ quá muộn. Các bài sau trích trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ", phần Phụ Lục. II - Những điều cần biết về Vũ Trụ A - Lỗ đen, lỗ trắng và sự hình thành của chúng 1 - Các phân tích định lượng dẫn đến việc tiên đoán một ngôi sao (như mặt trời) có khối lượng ít nhất gấp ba lần (?) khối lượng Mặt Trời của chúng ta, tại thời điểm cuối cùng trong quá trình tiến hóa (tức khi mặt trời không còn khả năng cháy) thì hầu như chắc chắn nó sẽ co lại tới một kích thước tới hạn cần thiết để xảy ra suy sập hấp dẫn, và một lỗ đen được tạo thành. 2 - Lỗ đen là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó (Chân Trời Sự Kiện, tức ranh giới mà mọi vật, kể cả ánh sáng không thể thắng được lực hấp dẫn của Lỗ Đen để có thể quay trở lại vũ trụ). 3 - Các lỗ đen siêu lớn có thể có khối lượng gấp hàng triệu, hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Chúng có thể được hình thành khi có một số lớn các ngôi sao bị nén chặt trong một vùng không gian tương đối nhỏ, hoặc khi có một số lượng lớn các ngôi sao rơi vào một lỗ đen ban đầu, hoặc khi có sự hợp nhất của các lỗ đen nhỏ hơn. 4 – Cũng giống như những Lỗ Đen chỉ được hình thành từ những Mặt Trời chết (chúng không còn cháy) có khối lượng đủ lớn thì một Lỗ Trắng (phun ra vật chất) cũng chỉ được tạo ra khi một Lỗ Đen lớn tới mức độ M. Lỗ Đen có khả năng lớn tới mức M được gọi là Lỗ Đen M (có thể nó phải hút nhiều hơn số lượng các Lỗ Đen đang khống chế khoảng 170 tỷ Thiên Hà mà hiện nay chúng ta đã phát hiện trong Vũ Trụ). B - Hệ mặt trời, thiên hà và siêu thiên hà 1 - Một hệ mặt trời thường chỉ có một mặt trời và các vệ tinh bay xung quanh nó theo các quỹ đạo khác nhau (như hệ mặt trời của chúng ta có 8 hành tinh). 2 – Các mặt trời (tức hệ mặt trời) trong vũ trụ thường quần tụ gần nhau tạo thành từng đám được gọi là các thiên hà (như hệ mặt trời của chúng ta nằm trong thiên hà Miky Way - còn gọi là Ngân Hà - có khoảng 300 tỷ mặi trời). 3 - Các kính thiên văn hiện đại ngày nay đã cung cấp bằng chứng cho thấy có khoảng một trăm bảy mươi tỷ thiên hà trong vũ trụ. Trong đó các thiên hà cũng quần tụ gần nhau tạo thành những đám có số lượng khác nhau (khoảng vài chục hay vài trăm và thậm trí tới vài nghìn) và người ta đã gọi chúng là các siêu thiên hà. 4 - Tại tâm của mỗi thiên hà hay mỗi siêu thiên hà có một lỗ đen siêu lớn, cùng với thời gian nó dần tiêu diệt (hút) các mặt trời và các thiên hà vệ tinh xung quanh bằng lực thủy triều (?) và cướp lấy khối lượng của chúng. III - Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?) A – Các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?) Mệnh học Đông Phương cũng tương tự như trong toán học nó phải được xây dựng trên một số tiên đề. Do vậy qua lăng kính Vật Lý, tôi thừa nhận Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề xuất phát từ 2 khái niệm cơ bản trong Vật Lý Học hiện đại là Lỗ Đen và Lỗ Trắng như sau: Trong vật lý thiên văn, một Lỗ Trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược lại với nó là một Lỗ Đen vốn hút mọi vật chất kể cả ánh sáng. Tôi xin trình bầy từng bước quan điểm này như sau: 1 – Qua định luật vạn vật hấp dẫn cổ điển của Newton mà loài người đã biết đến sự tồn tại của hệ mặt trời bởi sự tương tác hấp dẫn của mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta không thể tách rời nhau qua vài tỷ năm. 2 – Các mặt trời ở gần nhau đã tạo thành Thiên Hà (hay Ngân Hà khoảng 300 tỷ mặt trời). Vậy thì chắc chắn phải có một lực hấp dẫn nào đó đã giữ chúng tồn tại gần với nhau qua bao tỷ năm như vậy, nếu không thì chúng đã trôi nổi trong vũ trụ giống như nếu không có lực hấp dẫn giữa mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta thì hệ mặt trời của chúng ta đã không thể tồn tại tới ngày nay. Qua sự giúp đỡ của các kính thiên văn hiện đại người ta dự đoán có vật thể bí ẩn đã hấp dẫn giữ các mặt trời lại để tạo thành Thiên Hà và vật thể bí ẩn này người ta gọi là Lỗ Đen. Từ đây chúng ta có thể suy ra trong mỗi trung tâm của mỗi Thiên Hà phải có một Lỗ Đen là một điều hợp lý. 3 – Giống như các Thiên Hà, tâm của mỗi siêu Thiên Hà cũng phải tồn tại một Lỗ Đen rất lớn để giữ các Thiên Hà không bị tản mát trong vũ trụ bao la. Vậy thì các Lỗ Đen chỉ có một nhiệm vụ hút mọi vật, kể cả ánh sáng khi chúng không may đi qua “Chân Trời Sự Kiện“. Nếu chỉ có các Lỗ Đen thì vũ trụ ngày nay chắc rằng chỉ còn là một mầu đen bởi vì tất cả mọi vật đều bị Lỗ Đen nuốt hết nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận. Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta bắt buộc phải đưa ra khái niệm về Lỗ Trắng. Mặc dù người ta không thể nhìn thấy các Lỗ Đen mà chỉ dự đoán được sự tồn tại chúng qua lực tương tác của chúng với các vật xung quanh còn các Lỗ trắng thì người ta có thể nhìn thấy được chúng nhưng tại sao người ta lại chưa phát hiện được chúng trong vũ trụ? Vậy thì Lỗ Đen và Lỗ Trắng là hai vật thể khác nhau hay không? Theo tôi chúng chỉ là một bởi vì chả có vật nào như Lỗ Đen cứ hút mãi và cũng chả có vật nào như Lỗ Trắng cứ phun mãi. Điều này có thể giải thích là khi một Lỗ Đen hút mãi tới một mức độ nào đó thì nó sẽ tới một giá trị tới hạn M và khi đó nó phải phun ra để trở về trạng thái (Lỗ Đen) bình thường của nó (các Lỗ Đen này được gọi là Lỗ Đen M). Các vật bị nó phun ra không thể bay theo chiều đó vào vũ trụ mãi được mà chúng chỉ bay tới một giới hạn nào đó thì chúng phải dừng lại bởi lực hấp dẫn của các Lỗ Đen M đã khống chế chúng (ngày nay người ta nhận thấy vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh chứng tỏ tàn dư của Lỗ Trắng chưa kết thúc). Lỗ Trắng và Lỗ Đen M của nó cũng như các vật thể bị Lỗ Đen M này khống chế đã tạo thành một Vũ Trụ Nhỏ (bởi vì ai mà biết được trong Vũ Trụ có bao nhiêu Lỗ Đen M?) tồn tại với thời gian vô tận. Từ mô hình Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi đã suy luận rằng Thái Cực chỉ là một khái niệm để mô tả tại thời điểm khi mà Lỗ Đen M bắt đầu trở thành Lỗ Trắng. Còn Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương của cái Vũ Trụ Nhỏ này, trong đó Âm và Dương là nói đến cặp phạm trù đối lập, theo cách hiểu đơn giản nhất. B – Tiên đề Âm Dương Người ta có thể ứng dụng các tiên đề Âm và Dương để giải thích các khái niệm cơ bản trong cái Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi tạm thời phân chúng thành 3 dạng : Đơn tính, lưỡng tính và vô tính. 1 - Đơn tính (có nghĩa là chỉ cần một trong 2 phạm trù đối lập của Âm và Dương có thể sinh sản được). Đây chính là các trường hợp mà Âm và Dương đại diện cho các cặp phạm trù đối lập có thể chuyển hóa cho nhau mà trong thực tế người ta đã biến khối lượng thành năng lượng (bom nguyên tử) và năng lượng biến thành khối lượng theo đúng phương trình năng lượng và khối lượng có thể chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein: E = mc² ( trong đó E là năng lượng , m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Nếu ta quy ước gọi khối lượng (m) mang phạm trù Dương thì năng lượng (E) sẽ mang phạm trù Âm Hiện giờ qua cỗ máy Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) các nhà Vật Lý đang đi tìm “Hạt của Chúa” (tức một dạng “hạt” cụ thể mà các nhà Vật Lý gọi là hạt Higgs) đã đóng vai trò trong việc chuyển năng lượng thành khối lượng. Ngay cả khái niệm bên phải và bên trái cũng có thể xếp vào loại này bởi vì nếu một người khi đi mãi về phía tay phải thì sau khi đi vòng quanh quanh trái đất, người đó dĩ nhiên sẽ tới bên trái của đối tượng làm mốc xuất phát lúc trước. Tương tự như bên trên và bên dưới cũng có tính chất này nếu chúng ta thừa nhận mọi điểm trên mặt đất đều có một trục từ trường ảo như trục từ trường bắc nam của trái đất. Nếu như vậy thì bất kỳ vật nào đi lên phía trên mãi mãi rồi sẽ phải trở về mặt đất ở một điểm bên đối diện của trái đất và rồi nó nó đi theo trục của trái đất tại điểm đó sẽ đến bên dưới của đối tượng làm mốc mà từ đó nó đã bắt đầu đi lên phía trên. Lỗ Đen và Lỗ Trắng cũng là một cặp phạm trù đối lập của Âm và Dương. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau, đó chính là cuộc đời của các Vũ Trụ Nhỏ đang tồn tại mà ngày nay chúng ta vẫn đang nhìn thấy bằng mắt thường. 2 – Lưỡng tính (có nghĩa là phải có sự kết hợp cả hai phạm trù đối lập của Âm và Dương mới sinh sản được). Đây chính là các trường hợp Âm và Dương được áp dụng cho các cặp phạm trù đối lập không thể chuyển hóa được cho nhau mà chúng muốn tồn tại và phát triển phải có sự tác động của cả hai phạm trù đối lập này. Một trong các ví dụ hiển nhiên là con người hay động vật. Âm và Dương ở đây được đại diện cho giống đực và giống cái. Chính có sự tác động giữa hai đối tượng này mà con người và động vật mới có thể tồn tại tới ngày nay. Âm và Dương còn có thể đại diện cho cả động vật và thực vật bởi vì phải có sự tác động của cả 2 đối tượng này thì chúng mới có thể cùng tồn tại và phát triển tới ngày nay (xem giải thích ở dưới). 3 - Vô tính (có nghĩa đây là các dạng phạm trù đối lập của Âm và Dương không có khả năng sinh sản) : Đây là các trường hợp mà Âm và Dương không thể chuyển hóa và tác động được với nhau. Một trong các ví dụ này là các khái niệm như đen và trắng; tốt và xấu; …… C – Tiên đề Ngũ Hành Ngũ hành là Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ và Kim. Chúng có các tính chất tương sinh như Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và rồi Thủy lại sinh cho Mộc… .Và tính chất tương khắc như Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy và rồi Thủy lại khắc Hỏa….. Người ta đã ứng dụng các tiên đề này để mô tả gần như mọi quy luật phát triển của thế giới tự nhiên đều tuân theo quy luật của một vòng tròn khép kín. 1 - Các ví dụ về quy luật của vòng tròn khép kín : a - Chu kỳ Sinh Thành Lão Tử của con người và động thực vật (chúng đều được sinh ra, trưởng thành, suy yếu, chết rồi lại được đầu thai để sinh ra…). b - Chu kỳ của động vật và thực vật (động vật ăn rau, hoa quả, thu O2 và thải ra phân, khí CO2 , còn thực vật thì ngược lại. Rõ ràng chúng đã tạo ra quy luật của một vòng tròn khép kín). c – Chu kỳ của nước biển nóng do mặt trời chiếu đã bốc hơi lên cao, được gió thổi vào đất liền, khi tới độ cao đủ lạnh, hơi nước ngưng tụ thành nước rơi xuống chẩy thành các dòng sông ra biển và rồi chúng lại bốc hơi…..
- 52 trả lời
-
10
-
Xóa vì bấm 2 lần
-
Tôi thấy vô cùng vui khi các bạn tham gia học và tìm hiểu môn Tứ Trụ này. Mặc dù nội dung dậy sẽ không khác nhau nhưng cách tiếp cận với môn Tử Bình của tôi không giống với cách tiếp cận (dậy) của các sách của các cổ nhân để lại. Phương châm của tôi là phải tìm được cách nhanh nhất và đơn giản nhất để dự đoán được các tai họa và tìm cách giải cứu các tai họa đó. Ðể thực hiện được mục đích quá khó khăn này thì không còn cách nào khác là phải toán học hóa nó như các định luật Vật Lý chẳng hạn. Nếu cứ theo cách trình bầy (dậy) của các cổ nhân thì các bạn cũng thừa biết nhiều cao thủ Tử Bình đã nghiên cứu có thâm niên tới 3 đến 4 chục năm mà xác định Thân vương hay nhược còn sai bét nhè thì còn nói gì đến dự đoán đúng được nữa. Tôi đồng ý theo ý kiến của đa số các bạn là mỗi tuần một bài (nếu gặp bài ngắn và dễ thì có thể chỉ cần 3 đến 4 ngày). Tôi hy vọng chỉ sau 4 tháng học các bạn sẽ có được trình độ trung cấp, sau đó các bạn sẽ cùng tôi học và nghiên cứu Tử Bình ở trình độ cao cấp. Ở trình độ cao cấp (dự đoán về Tài Quan Ấn) thì hiện nay tôi gặp khó khăn là không có bản dịch toàn bộ tiếng Việt 2 cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" và "Trích Thiên Tủy" (theo tôi chỉ cần 2 cuốn này là đủ). Bởi vì muốn nhanh và không mất thì giờ vô ích thì phải "Ðứng trên vai những người khổng lồ" mới có chút hy vọng thành công được. Hiện tại tôi chỉ biết một vài thông tin về mệnh quý hiển mà trần Viên (học trò của cụ Thiệu) đã tổng kết trong sách "Dự Ðoán Theo Tứ Trụ" mà thôi. Còn 2 cuốn này nghe nhiều người nói các cách cục quý hiển đã được trình bầy chi tiết thì phải. Do vậy nếu bạn nào có bản dịch 2 cuốn này đưa lên đây cho mọi người cùng nghiên cứu thì xin cám ơn vô cùng. (Những ai không đăng ký được nick ở đây thì xin mời sang chủ đề "Giải đáp các thắc mắc" trong mục "Trao đổi về Tứ Trụ" bên trang web Lý Số Việt Nam để đăng ký nick. Ở đó tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn như ở đây). Thân chào.
- 289 trả lời
-
10
-
Bài 2 có một vài sai sót, nay xin đăng lại. Thành thật xin lỗi mọi người.
- 52 trả lời
-
10
-
Sao lại phải ghi danh? Tôi đã đưa Bài 1 và Bàì 2 lên đây rồi còn gì nữa, có gì không hiểu (thắc mắc) thì cứ hỏi tại chủ đề này, có vậy thôi. Tôi định mỗi tuần đưa lên đây một bài, không biết thời gian như vậy có hợp lý không ? Hy vọng mọi người sẽ cho biết ý kiến. Thân chào.
-
Bài 2 : Sáu Mươi Năm Giáp Tý Tuần thứ nhất Chương 1 Bảng Nạp Âm 60 năm Giáp Tý Ta thấy có 60 tổ hợp của hai chữ. Các chữ đầu của các tổ hợp này được gọi là các Thiên Can, còn các chữ sau được gọi là các Địa Chi. Các tổ hợp 2 chữ này đã được tìm thấy từ thế kỷ 16 trước công nguyên ở Trung Quốc. Các Thiên Can này đã được dùng làm các đế hiệu của vua nhà Thương như Thành Thương có tên là Thiên Ất, con trai của ngài gọi là Đại Đinh, Trung Bính, Trung Nhâm, cháu có tên là Đại Giáp,...... 1 – Thiên Can Nhìn vào bảng này ta thấy ngay 10 từ đầu của các tổ hợp là, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý được lặp đi lặp lại theo một thứ tự nhất định. 10 từ này được gọi là 10 thiên can, gọi tắt là 10 can. Thiên ở đây có nghĩa là trời, còn Can ở đây có thể hiểu là cánh. Do vậy ta có thể hiểu đây là 10 thiên thần có cách sống ở trên trời (tức 10 can này là ở trên trời). Vậy thì 10 thiên thần này có liên quan gì với 9 hành tinh và mặt trời ở trong hệ mặt trời mà chúng ta đã biết ? Phải chăng Họ (ý nói những người thuộc nền văn minh ngoài hành tinh của chúnh ta) đã lấy chính 10 thiên thần này để ứng với 10 vật thể chính trong hệ mặt trời của chúng ta ? Sơ đồ vị trí, kích thước và thứ tự các quỹ đạo của 9 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta : Theo như sự suy luận của tôi nếu như tính đến sự tác động của các vật thể lớn trong hệ mặt trời của chúng ta tới con người thì không thể không tính đến mặt trăng. Bởi vì mặt trăng có đường kính 3476 km lại ở rất gần chúng ta (chỉ cách chúng ta 0,38 triệu km), còn hành tinh Pluto đường kính chỉ có 3100 km ở vị trí xa lắc xa lơ tận vòng ngoài cùng của hệ mặt trời, cách chúng ta và cũng có thể coi xa hơn mặt trăng 5.796 triệu km. Do vậy sự tác động vào con người của mặt trăng chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần của hành tinh Pluto và dĩ nhiên để chọn vật thể thứ 10 trong hệ mặt trời có tác động mạnh nhất đến con người thì phải chọn mặt trăng mà bỏ hành tinh Pluto. 2 - Địa Chi Tương tự ta cũng thấy 12 chữ sau của các tổ hợp là : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi cũng được lặp đi lặp lại theo một thứ tự nhất định. Mười hai từ này được gọi là 12 địa chi, gọi tắt là 12 chi. Địa có nghĩa là đất, nghĩa là ở trên mặt đất hoặc ở dưới mặt đất, còn Chi có nghĩa là chân, ý nói tới các loài vật có chân. Do vậy ta hiểu đây là 12 con vật đang sống trên trái đất đó là: Nhưng tại sao lại có đến 12 con vật là 10 có phải là đẹp hơn không? Chắc là lúc đó Họ đã biết rất rõ trái đất ở trong hệ mặt trời của chúng ta có mặt phẳng xích đạo nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo cho nên sẽ phải xẩy ra bốn mùa trên trái đất mà chúng ta quen gọi là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa này Họ lại chia nhỏ ra làm ba phần để xác định đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa, vì vậy phải có 12 địa chi là vậy. 12 địa chi này xác định các vị trí mà trái đất đã quay được một vòng xung quanh mặt trời, chúng ta gọi chúng là 12 tháng của một năm. Chúng ta biết mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng xích đạo lệch nhau 23,5 độ, đó chính là nguyên nhân tạo ra 4 mùa trên trái đất. Sau 60 năm tổ hợp can chi lại quay trở lại tổ hợp ban đầu là Giáp Tý, cho nên mới có tên gọi là 60 năm Giáp Tý. II - Bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý Nghĩa của các tổ hợp can chi trên được người Trung Quốc gọi là nạp âm. Cho đến nay ngay cả các nhà mệnh học nổi tiếng Trung Quốc cũng không hiểu được dựa trên nền tảng nào mà những người ngoài hành tinh của chúng ta đã nạp âm cho các tổ hợp can chi này. Rất nhiều người đã cố công giải thích, nhưng đến nay vẫn chưa có ai đưa ra được lời giải thích có tính thuyết phục cả. Do vậy trong thời gian này chúng ta tạm thời thừa nhận và sử dụng chúng vào trong các ví dụ thực tế để xem xét khả năng đúng hay sai của chúng. (Trang 272, cuốn Dự Ðoán Theo Tứ Trụ - in năm 2002, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã viết: “Trong bảng sáu mươi năm Giáp Tý, căn cứ theo nguyên tắc gì để nạp âm ngũ hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 năm Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới học thuật của Trung Quốc đó vẫn còn là một bí ẩn”. Ðây chính là một trong các bằng chứng để chứng minh rằng bảng nạp âm sáu mươi năm Giáp Tý không phải do người Trung Quốc phát minh ra.). Tóm tắt các ý chính của các nạp âm tác động với nhau gây lên tốt và xấu (Qua một số sách mà các cổ nhân để lại) 1 – Giáp Tý, Ất Sửu – Kim đáy biển : ? 2 – Bính Dần, Đinh Mão - Lửa trong lò : ? 3 - Mậu Thìn, Kỷ Tị - Gỗ rừng xanh : ? 4 – Canh Ngọ, Tân Mùi - Đất ven đường : Gặp gỗ rừng là mệnh quý. Gặp Kim là mệnh phú quý. 5 – Nhâm Thân, Quý Dậu – Kim lưỡi kiếm : Chỉ sợ lửa trong lò và lửa sấm sét 6 – Giáp Tuất, Ất Hợi - Lửa đỉnh núi : Là mệnh quý hiển nếu có thêm Mộc và Hỏa. Sợ Thủy nhất là gặp nước biển tương khắc thì hung thần tới nơi. 7 – Bính Tý, Đinh Sửu - Nước khe núi : Gặp Kim rất tốt, nhất là kim trong cát và kim lưỡi kiếm. Mệnh gặp nước suối cực quý. Sợ Thổ và Hỏa. 8 - Mậu Dần, Kỷ Mão - Đất trên tường : Gặp Thủy và Thổ là quý hiển trừ nước biển và lửa sấm sét. 9 – Canh Thìn, Tân Tị - Kim giá đèn : Thích Hỏa nhất là Ất Tị, thích Thủy nhất là Ất Dậu, Quý Tị, đó là các mệnh quý. Sợ Mộc khắc trừ khi gặp Hỏa yếu (chắc là lửa của ngọn đèn). 10 – Nhâm Ngọ, Quý Mùi - Gỗ liễu : Nó , thích Thủy và gặp đất mái nhà là tốt trừ nước biển. Nó gặp gỗ lựu cực xấu và gặp Hỏa dễ chết yểu. 11 – Giáp Thân, Ất Dậu - Nước ngầm : Gặp Kim trong cát hay Kim trang sức rất tốt, gặp Thủy và Mộc cũng tốt. Nếu trụ năm giờ đều có Thủy và tháng ngày đều có Mộc là mệnh cực quý. 12 – Bính Tuất, Đinh Hợi - Đất mái nhà : Cần có Mộc làm khung và Kim trang hoàng cực quý, Kim quý nhất là nhũ kim và kim lưỡi kiếm. Sợ gặp Hỏa trừ lửa mặt trời lại là mệnh phú quý. 13 - Mậu Tý, Kỷ Sửu - Lửa sấm sét : Gặp Thổ, Thủy hay Mộc có thể tốt hoặc không có hại. 14 – Canh Dần, Tân Mão - Gỗ tùng : Sợ lửa lò, nước biển. Gặp Kim đại quý .Trụ tháng ngày và giờ đều có Nhâm, Quý, Hợi và Tý là mệnh cực quý. 15 – Nhâm Thìn, Quý Tị - Nước sông : Gặp Kim là tốt gặp Thủy là xấu (dễ vỡ đê). Gặp đất mái nhà hay đất trên tường khó tránh khỏi tai họa cần có Kim để giải cứu. Gặp lửa đèn, lửa trên núi cực quý ngoài ra đều xấu. 16 – Giáp Ngọ, Ất Mùi – Kim trong cát : Nó là mệnh thiếu niên phú quý nếu gặp lửa trên núi, lửa dưới núi hay lửa đèn (để luyện nó thành vật dụng) nhưng nó cần gặp Mộc (để kiềm chế nếu Kim quá vượng) và Thủy như nước khe núi, nước suối và nước mưa (để khống chế Hỏa nếu Hỏa vượng). Nó sợ nước sông, nước biển, đất ven đường, đất dịch chuyển và cát trong đất (bởi vì nó dễ bị vùi chôn). 17 – Bính Thân, Đinh Dậu - Lửa dưới núi : Gặp Thổ và Mộc rất tốt, không thích lửa mặt trời, lửa sấm sét và lửa đèn. 18 - Mậu Tuất, Kỷ Hợi - Gỗ đồng bằng : Sợ nhất gặp kim lưỡi kiếm, thích Thủy, Thổ và Mộc. Sinh mùa Đông trong mệnh lại gặp Dần và Mão là mệnh quý. 19 – Canh Tý , Tân Sửu - Đất trên tường : Có Mộc là mệnh quý, gặp Thủy cũng quý trừ nước biển. Kim chỉ thích nhũ kim. Sợ Hỏa sẽ cháy nhà (vì tường này là tường của nhà được làm bằng rơm với đất bùn). 20 – Nhâm Dần, Quý Mão – Nhũ kim : Gặp đất trên thành, đất trên tường mới tốt như gặp Mậu Dần, riêng Quý Mão gặp Kỷ Mão đều là mệnh quý hiển. 21 – Giáp Thìn, Ất Tị - Lửa đèn : Nó là mệnh rất quý nếu nó gặp Mộc và Thủy như nước ngầm, nước khe núi và nước sông (dầu để thắp đèn) hay Kim lưỡi kiếm. Nó sợ gặp lửa mặt trời (đèn là vô dụng), lửa sấm sét (làm tắt đèn) và đất trừ đất mái nhà. 22 – Bính Ngọ, Đinh Mùi - Nước mưa : Sợ đất trên tường, đất mái nhà, đất trên thành, đất ven đường và đất dịch chuyển. 23 - Mậu Thân, Kỷ Dậu - Đất dịch chuyển : Nó thích nước tĩnh như nước ngầm, nước mưa và nước sông. Nó sợ nước biển, lửa trên núi và lửa dưới núi, gặp lửa sấm sét phải dùng Thủy để hóa giải lại là mệnh quý. 24 – Canh Tuất, Tân Hợi – Kim trang sức : Nó sợ gặp Hỏa, gặp Thủy cũng quý trừ nước biển, nó thích cát trong đất. 25 – Nhâm Tý, Quý Sửu - Gỗ dâu : Gặp cát trong đất, đất ven đường, đất dịch chuyển, nước ngầm, nước khe núi, nước sông đều tốt. Gặp gỗ tùng, gỗ liễu, gỗ rừng xanh đều quý. Sợ gỗ đồng bằng và gỗ lựu. 26 – Giáp Dần, Ất Mão - Nước suối : Gặp Kim rất tốt. Sợ gặp Thổ và Mộc trừ gỗ cây dâu là mệnh cực quý. 27 – Bính Thìn, Đinh Tị - Cát trong đất : Gặp Kim và Thủy là quý cũng như lửa mặt trời, gỗ dâu, liễu, ngoài ra các loại Mộc, Hỏa khác đều không tốt. 28 - Mậu Ngọ, Kỷ Mùi - Lửa mặt trời : Thích gặp Thủy, Mộc và Kim. Chỉ thích lửa đèn còn các loại lửa khác đều tương khắc. Thích gặp Thổ có thêm Kim và Mộc là mệnh quý. Lửa mặt trời đơn độc với Thủy là xấu. 29 – Canh Thân, Tân Dậu - Gỗ lựu : Gặp Thổ, Thủy, Mộc, Kim có thể thành tốt trừ nước biển sẽ bần cùng bệnh tật. Lửa mặt trời và lửa sấm sét có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Sinh tháng, năm, ngày hoặc giờ có Hỏa hoặc gặp gỗ liễu là mệnh quý. 30 – Nhâm Tuất, Quý Hợi - Nước biển : Gặp các loại nước cực tốt, nhất là Nhâm Thìn cực phú quý. Thích lửa mặt trời, kim đáy biển, gỗ dâu, gỗ liễu, đất dịch chuyển, đất trên tường, đất ven đường ngoài ra đều xấu nhất là lửa sấm sét. Các câu hỏi trọng tâm : 1 – Theo bạn, cách đây 3 đến 4 nghìn năm con người của chúng ta đã biết đến hệ mặt trời có 9 hành tinh hay chưa? 2 – Cách giải thích vì sao có 10 can và 12 chi liệu có thỏa mãn tính tò mò của bạn không? Cách giải thích này đã có tính chất khoa học (duy vật) hay nó vẫn còn mang nặng tính chất huyền bí (duy tâm) ? Bạn có cách nào giải thích khác không? 3 - Có một cao thủ về dịch lý bên Lý Học Ðông Phương cho rằng có 4 mùa trên trái đất là do quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời theo hình elip. Theo bạn điều này có đúng hay sai, vì sao? 4 - Bạn thử kể ra các lực tương tác mà bạn biết của 10 vật thể được đưa ra ở trên lên con người nói riêng và các vật thể khác trên mặt đất nói chung là gì? 5 - Giả sử có 2 người cùng sinh ra tại một thời điểm của thời gian (cứ giả sử thời điểm họ sinh ra được tính chính xác tới 1/tỷ giây hay cứ cho là tuyệt đối - tức không có sự sai lệch về thời gian) thì họ có cùng sinh ra tại 1 vị trí trong không gian của vũ trụ hay không ?
- 52 trả lời
-
14