VULONG
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
511 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
26
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by VULONG
-
-
Sau đây là sơ đồ diễn tả điểm hạn khắc chết cha của anh ta năm 2010 (Canh Dần) cùng với điểm hạn của anh ta cũng năm 2010. Rất may là dụng thần của Tứ Trụ này và Thiên Tài (sao cha) Kỷ tàng trong Ngọ trụ năm (sao cha) là một. Vì chi ở tuế và vận đều hóa Mộc và có tổ hợp của thiên can liên kết tuế vận với Tứ Trụ nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại và tính thêm điểm vượng của các can chi ở tuế vận. Thân trước và sau khi tính lại vẫn vượng chỉ có hành Thủy là kỵ vượng đã chuyển sang hành Mộc nhưng điểm hạn của ngũ hành bình thường và theo sao cha vẫn không thay đổi. Theo sơ đồ trên thì điểm hạn khắc cha là 6,5. Số điểm này không được giảm nên nó thừa sức làm cho cha của anh ta chết nếu vẫn sống cùng với anh ta (tức cha của anh ta không đi nơi khác càng xa anh ta càng tốt để sống). Các điểm hạn bị xóa trên sơ đồ là các điểm hạn thêm cho anh ta. Tổng điểm hạn là 9,67, số điểm này được giảm giữa 2 mức 1/2 và 7/12 bởi vì trong Tứ Trụ có 3 chi giống nhau hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 3 chi giống nhau này (nếu hóa cùng hành sẽ được giảm cao hơn). Còn Mậu trụ năm là sao vợ, vì vậy Mậu có -1 điểm hạn tại thái tuế nhưng có thêm 1 đh của nước biển trụ tháng khắc lửa đỉnh núi trụ ngày nên tổng điểm hạn là 5,5. Số điểm này cùng lắm là ly hôn. Chú ý : Khi một trong 3 tai họa này xẩy ra thì các tai họa kia sẽ không xẩy ra hoặc có xẩy ra thì rất nhẹ bởi vì trong 3 tai họa này có chung rất nhiều điểm hạn nên nếu nó đã gây ra cho tai họa này thì số điểm đó đã mất, vì vậy nó không thể gây ra cho tai họa khác. Thân chào.
-
Chào Anh2001! Có thể đây là trường hợp đầu tiên, vì các trường hợp tương tự khác đều có Ất tàng trong địa chi. Nay suy nghĩ lại thì thấy viết như vậy đã vô tình đồng nhất can lộ và can tàng giống nhau là sai. Bởi vì trong trường hợp này thì Mộc không thể lấy Ất làm dụng thần được (nếu hành Mộc là dụng thần) trong khi nếu Ất là can tàng thì vẫn có thể được lấy làm dụng thần bất kể nó là can tàng phụ hay chính (khi chi của nó tàng đã hóa cục có cùng hành hay không). Do vậy ở đây hành Mộc phải bỏ con số 3,1 đi thì mới chính xác. Thân chào.
-
Ở đây chỉ sai điểm vượng trong vùng tâm của hành Hỏa. Rất may là nó không ảnh hưởng gì tới xác địng dụng thần. Cám ơn Anh2001 đã chỉ ra được những sai sót của tôi. Thân chào.
-
Sau đây là chương trìng Tứ Trụ trung cấp TUẦN THỨ HAI Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược Bài 10 : Thân và vùng tâm Chương 9 : Thân và vùng tâm I – Thân và vùng tâm 1 - Thân Hành và vị trí của can ngày (Nhật Can) được gọi là Nhật Chủ hay Thân, nó đại diện cho người có tứ trụ này. Can ngày chỉ có 1 điểm vượng ở lệnh tháng của bảng sinh vượng tử tuyệt nhưng Nhật Chủ hay Thân lại có điểm vượng của hành của can ngày ở vùng tâm. 2 - Vùng tâm và vùng ngoài Sơ đồ 1 (chỉ để minh họa): Qua sơ đồ này ta thấy can ngày là Kỷ mang hành Thổ nên Nhật Chủ hay Thân của người có tứ trụ này là Thổ. Muốn xem Thân của tứ trụ này là vượng hay nhược (tức là ta phải xem hành Thổ của tứ trụ ở tại vị trí của can ngày là vượng hay nhược so với 4 hành còn lại là Kim, Thủy, Mộc và Hỏa) thì đầu tiên ta phải xem trong tứ trụ này có nhiều can chi mang hành Thổ và chúng có được lệnh hay không cũng như các can chi khác sinh hay khắc với can chi mang hành Thổ này là mạnh hay yếu.... . Sau đó ta phải xét xem độ vượng còn lại của các can chi Thổ này giúp đỡ Nhật Can được nhiều hay ít, dĩ nhiên sự giúp đỡ này phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can. Hoàn toàn tương tự khi ta xét độ vượng còn lại của các can chi của các hành khác tác động đến Nhật Can mạnh hay yếu cũng phụ thuộc vào khoảng cách của chúng với Nhật Can như vậy. Cuối cùng ta phải xác định được một vùng mà độ vượng còn lại của các can chi này tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách - vùng đó được gọi là Vùng Tâm. Trong vùng tâm ta chỉ việc cộng độ vượng của tất cả các can chi cùng hành với nhau, sau đó ta so sánh Thân (độ vượng của hành của Nhật Can) với các hành khác xem nó là mạnh hay yếu (lớn hơn hay nhỏ hơn). Do vậy nếu ta lấy Nhật Can Kỷ làm tâm điểm thì thấy gần nó nhất có can tháng, can giờ và chi ngày. Ta gọi vùng tâm là vùng hình học phẳng phía trong của chữ V chứa can tháng Canh, can ngày Kỷ, can giờ Đinh và chi ngày Sửu, còn can Nhâm trụ năm và các chi Thân, Tuất và Mão là ở ngoài chữ V (tức ở bên ngoài của vùng tâm). Qua đây chúng ta thấy các can tàng trong các chi của tứ trụ, mặc dù chúng có điểm vượng theo trạng thái của chúng tại lệnh tháng, nhưng các điểm vượng này không được tính trong vùng tâm (mặc dù các thần hay các hành mà các can tàng này đại diện vẫn có trong tứ trụ). 3 - Các quy ước trên sơ đồ : a – Tại các góc của các hình chữ nhật trên là vị trí của các can và chi trong tứ trụ. b - Các can chi trong chữ V được coi là ở trong vùng tâm còn các can chi ở ngoài chữ V được xem là ở vùng ngoài. c – Hai can chi được coi là gần với nhau khi chúng không phải đi qua một can chi nào cả. d – Hai can chi bị coi là cách một ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 1 can hay 1 chi. e – Hai can chi bị coi là cách 2 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 2 can chi. f – Hai can chi bị coi là cách 3 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 3 can chi. 4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ (Chú ý: Ở phần “Xác định Thân vượng hay nhược” này chỉ xét sự khắc của Ngũ Hành) a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác. b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác. c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác. d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác. e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác. 5 – Các can hay chi ở trong hay ngoài hợp của tứ trụ sinh hay khắc với nhau a – Nếu các can hay chi trong cùng tổ hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng có thể sinh hay khắc được với các can hay chi cùng trụ với chúng nếu các can hay các chi này không bị hợp (tức là nếu can và chi cùng trụ cùng bị hợp thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau). b - Nếu một tổ hợp không hóa cục thì các can hay chi trong cùng tổ hợp vẫn có khả năng khắc với nhau như bình thường. c – Các can hay chi không bị hợp có thể sinh hay khắc được với các can hay các chi cùng trụ với chúng trong tổ hợp. d - Nếu can hay chi trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục bị can hay chi cùng trụ không bị hợp khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp (nếu tổ hợp này không hóa cục). e - Nếu can hay chi ở ngoài tổ hợp bị can hay chi cùng trụ trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay các chi khác ngoài tổ hợp như bình thường. f – Nếu can hay chi trong cùng tổ hợp không hóa mà bị can hay chi trong cùng tổ hợp khắc gần thì nó không có khả năng nhận được sự sinh và không sinh hay khắc được với các can hay chi khác trong cùng tổ hợp hay cùng trụ. 6 – Can và chi cùng trụ sinh cho nhau Xem các giả thiết từ 81/ tới 85/ của chương 14. (81/39 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng kiêu ấn phải là chi của trụ tháng và nó phải ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng, nếu can và chi của trụ tháng không bị khắc gần hay chúng không cùng bị hợp thì can tháng có thể sinh cho chi tháng ít nhất 1/5 đv của nó. 82/45 – Nếu can và chi cùng trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh bị giảm ít nhất 1/10đv của nó chỉ khi nó là Thực Thương (và được lệnh?). 83/ - Can và chi cùng trụ không có khả năng sinh hay khắc với nhau nếu chúng cùng bị hợp. 84/ - Các can hay chi trong tổ hợp không hóa luôn luôn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp. 85/ – Nếu can và chi cùng trụ không cùng bị hợp và can hay chi này không bị khắc gần thì chúng có thể sinh cho nhau 1/3đv của chúng chỉ khi can (hay chi) chủ sinh có can (hay chi) bên cạnh cùng hành (bất kể can (hay chi) bên cạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục) và ½ đv nếu can (hay chi) bên cạnh mang hành sinh cho nó (bất kể can (hay chi) bên cạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục)). 7 - Sơ đồ : A - Sơ đồ 1 bên trên: a - Mão (mộc) ở trụ giờ bị can tháng Canh (kim) khắc cách 2 ngôi nên Mão bị giảm 1/10đv của nó nhưng nó có khả năng nhận được sự sinh hay sinh và khắc được với các can hay chi khác. b – Sửu (thổ) ở trụ ngày bị Mão ở trụ giờ khắc gần (vì Mão và Sửu không bị hợp), vì vậy Sửu bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác. c - Nếu can giờ là Mậu hay Kỷ thì nó bị Mão khắc trực tiếp (vì cùng trụ) nên Mậu hay Kỷ bị giảm ½ đv của nó (vì cùng trụ nên lực khắc là mạnh nhất) và Mậu hay Kỷ không có khả năng khắc các can hay chi khác. d - Tuất ở chi tháng và Kỷ ở can ngày bị Mão khắc cách 1 ngôi nên Tuất và Kỷ bị giảm 1/5 đv của chúng, nhưng Tuất và Kỷ vẫn có khả năng sinh hay khắc với can hay chi khác như bình thường. e - Nếu Tuất là chi ở trụ năm và Kỷ là can ở trụ tháng thì chúng bị Mão trụ giờ khắc cách 2 ngôi, vì vậy Tuất và Kỷ bị giảm 1/10 đv của nó, nhưng Tuất và Kỷ vẫn có khả năng sinh hay khắc với các can hay chi khác như bình thường. f - Nếu Kỷ là can ở trụ năm thì bị Mão trụ giờ khắc cách 3 ngôi nên Kỷ bị giảm 1/20 đv của nó và Kỷ vẫn có khả năng sinh và khắc với các can hay chi khác như bình thường. g - Thân trụ năm có Tuất bên cạnh sinh cho, vì vậy Thân sinh được ½ đv của nó cho Nhâm cùng trụ. h - Tuất trụ tháng có Sửu bên cạnh cùng hành, vì vậy Tuất sinh được 1/3 đv của nó cho Canh cùng tru. B - Sơ đồ 2 (chỉ để minh họa): a - Ất trụ giờ sinh cho Bính trụ ngày, vì vậy Bính trụ ngày sinh ½ đv của nó cho Ngọ cùng trụ đã hóa thành Thổ. b - Thân và Giáp trụ năm cùng bị hợp hay Thân trụ năm bị Ti trụ tháng khắc gần, vì vậy Thân không khắc được Giáp cùng trụ. c - Tị và Kỷ trụ tháng cùng bị hợp, vì vậy Tị không sinh được 1/3đv của nó cho Kỷ cùng trụ, mặc dù Tị có Ngọ cùng hành bên cạnh (mặc dù Ngọ đã hóa Thổ cục) hay Kỷ bị Giáp khắc gần, vì vậy nó không thể nhận được sự sinh của Tị cùng trụ. d - Nếu Giáp ở trong hợp bị Thân cùng trụ khắc trực tiếp (nếu Thân không bị hợp) thì nó vẫn khắc được Kỷ trong cùng tổ hợp với nó. e - Mùi (hoặc các chi khác đã hóa Thổ) trụ giờ bị khắc trực tiếp bởi Ất cùng trụ, vì vậy Mùi bị giảm ½ đv của nó. 8 - Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi Trên sơ đồ 1 có các mũi tên đi từ can năm, chi năm, chi tháng và chi giờ vào vùng tâm có các con số 2/5 và 1/2, chúng có nghĩa là điểm vượng còn lại của các can chi này (sau khi đã tính sự sinh hay khắc của chúng với các can chi khác trong tứ trụ) vào được vùng tâm phải bị giảm 2/5 đv hay ½ đv của chúng (các hệ số giảm này được xác định qua các ví dụ trong thực tế). 9 - Điểm vượng của bảng sinh vượng tử tuyệt Để dự đoán chính xác độ vượng hay suy của các trạng thái của can chi trong tứ trụ theo lệnh tháng, chúng ta không thể ước lượng chính xác độ vượng hay suy của chúng (may ra có một số người có khả năng này mà thôi). Bởi vì chính khó khăn này mà tôi đã tìm cách sử dụng các con số để đặc trưng cho độ vượng hay suy của các trạng thái trong bảng sinh vượng tử tuyệt. Vậy thì phải chọn các con số như thế nào để diễn tả được chính xác các trạng thái vượng suy của chúng ? Chúng ta thấy không gì đẹp bằng lấy số 10 đặc trưng cho trạng thái Đế vượng, số 9 cho trạng thái Lâm quan, số 8 cho Quan đới, số 7 cho Mộc dục, số 6 cho Trường sinh, số 5 cho Suy và Bệnh, số 3 cho Tử, Mộ và Tuyệt, số 4 cho Thai và Dưỡng. Các số đặc trưng cho các trạng thái từ trường sinh đến đế vượng là hợp lý nhưng các trạng thái gần nhau từ suy, bệnh đến thai, dưỡng có số điểm bằng nhau là chưa hợp lý. Các trạng thái có số điểm bằng nhau này cần phải được kiểm nghiệm qua các ví dụ trong thực tế để điều chỉnh chúng cho đến khi chúng chính xác. Vậy thì làm cách nào bây giờ ? Ví dụ nào là đáng tin cậy để có thể xác định được chúng ? Theo như tôi biết cụ Thiệu Vĩ Hoa là cháu nội đời thứ 29 (?) của cụ Thiệu Khang Tiết một nhà dịch học nổi tiếng của Trung Quốc và bây giờ cụ Thiệu Vĩ Hoa cũng đang là một nhà dịch học nổi tiếng. Vậy thì các ví dụ của cụ không đáng tin cậy sao? Để xác định một ví dụ có Thân vượng hay Thân nhược, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã không những chỉ dùng tài năng bẩm sinh của mình mà còn sử dụng kinh nghiệm của cả 29 đời mệnh học gia truyền của dòng họ cụ nữa. Cho nên tôi đã không ngần ngại lấy các ví dụ của cụ để xác định chính xác các con số đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt. Nhưng đáng tiếc rằng mặc dù cụ có diễn đạt các cách để xác định Thân vượng hay nhược trong các ví dụ của cụ, chúng ta cũng không có mấy ai nắm được nó vững vàng. Cánh để xác định của cụ chỉ là phán đoán các thông tin trong tứ trụ rồi theo kinh nghiệm để kết luận Thân vượng hay nhược, cho nên chúng ta khó mà có được khả năng như cụ. Do vậy ở đây tôi chỉ cần lấy các kết quả mà cụ đã kết luận Thân vượng hay nhược trong các ví dụ của cụ là quý báu nắm rồi (trong sách cụ có nói đến phương pháp xác định Thân vượng hay Thân nhược nhưng tôi thấy phương pháp đó không có nhiều giá trị áp dụng trong thực tế). 10 – Điểm vượng vùng tâm của các hành Khi các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt có điểm vượng thì chúng chính là điểm vượng của các can chi trong tứ trụ tại lệnh tháng. Khi đó chúng ta tính toán xem sau khi các can chi trong tứ trụ sinh và xung khắc nhau chúng còn lại bao nhiêu điểm vượng, khi chúng vào trong vùng tâm còn lại bao nhiêu điểm vượng, các điểm vượng này chính là các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đó. Ở vùng tâm này ta chỉ còn việc cộng tất cả các điểm vượng của các can chi cùng một hành với nhau, tổng số đó chính là điểm vượng trong vùng tâm của hành đó. 11 – Các trường hợp ngoại lệ Kiêu ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân trong các trường hợp sau: Xem các giả thiết từ 193/ tới 194/ của chương 14. (193/95 – Nếu Thân nhược nhưng can ngày được lệnh và điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Tài, Quan-Sát và Thực-Thương thì Kiêu-Ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân. 194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.). 12 – Thân vượng hay nhược a - Nếu điểm vượng vùng tâm của Thân lớn hơn điểm vượng vùng tâm của Thực Thương, Tài và Quan Sát ít nhất 1đv (điểm vượng) thì Thân của tứ trụ đó được gọi là Thân vượng còn ngược lại được gọi là Thân nhược (không có Thân trung bình?). b - Thân được gọi là hơi vượng khi Thân chỉ nhiều hơn hỷ dụng thần số 1 ( nghĩa là nó là 1 hành trong các hành là hỷ dụng thần có điểm vượng lớn nhất trong vùng tâm) từ 1đv tới 1,5đv. 13 - Các ký hiệu và quy ước a – Theo thứ tự, hành tài tinh được viết đầu tiên, sau đến quan sát, kiêu ấn, Thân (tức tỷ kiếp), cuối cùng mới là thực thương. Ví dụ : Nếu Thân là kim thì thứ tự các hành được diễn tả như sau : b – Nếu các can chi lộ trong tứ trụ có cùng hành thì chúng được gọi là can chi của hành đó. Ví dụ : Nếu Kiêu ấn thuộc hành mộc mà trong tứ trụ có 1 Giáp và 2 Mão thì chúng được gọi 3 can chi của kiêu ấn. Nếu chúng chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ thì chúng không được tính là can chi Kiêu Ấn nhưng Kiêu Ấn vẫn được xem là có trong tứ trụ. c - Dấu #, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó (kể cả can tàng phụ của hành đó). d - Dấu #4,2, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó nhưng nó có can tàng phụ của hành đó và điểm vượng cao nhất của các can tàng phụ này là 4,2. e - Số – 1, nó nghĩa là điểm hạn của hành làm dụng thần và nó được viết phía trên hành của nó, tương tự với các điểm hạn của các hành khác cũng viết phía trên hành của chúng như vậy. f – Điểm vượng vùng tâm của các hành được ghi phía dưới tên của các hành của chúng. l - Trong phần tính điểm vượng vùng tâm, các điểm vượng của các can chi khi vào tới vùng tâm trên các sơ đồ được khoanh tròn, nhưng từ tuần thứ 3 trở đi chỉ có các điểm hạn trên các sơ đồ mới được khoanh tròn. m – Tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm cũ theo lịch can chi. Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.
-
Chào Anh2001! Anh2001 đã tính đúng điểm vượng trong vùng tâm của Kim là 4,15. Tôi đã sai, chắc là do cẩu thả khi đọc 4,15 lại viết là 4,5. Còn điểm vượng trong vùng tâm của Thổ thì Anh2001 tính thiếu điểm Ðắc địa Kình Dương (Ðế vượng) của Mậu tại Ngọ là 4,3 (xem lại bảng điểm của các trạng thái sẽ thấy). Thân chào.
-
Ðáp án : Của các bài tập lấy trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” như sau: 1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2,00’am. Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006. 2 - Ví dụ 5 : Nam sinh ngày 23/4/1948 lúc 8,00’am. Năm 1989 anh ta bị tai nạn, đầu va vào cửa kính và chân bị gẫy lòi xương. 3 - Ví dụ 6 : Nam sinh ngày 25/9/1990 lúc 13,00’. Tháng 7/1991 bị mổ u não may thoát chết. 4 - Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’. Hình chụp với trung phong (Centre) Mike Fisher gần đây, khi còn sống 5 - Ví dụ 14 : Nữ sinh ngày 29/11/1955 lúc 5,01’am. Chết vì cảm lạnh vào tháng 4/2007. 6 - Ví dụ 151 : Michael Jackson was born 29/9/1958 lúc 12,00’ (?). Anh ta chết vì trụy tim ngày 25/6/2009 lúc 12,44’. 7 - Ví dụ 215: Nhà bác học thiên tài Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879 lúc 11,30’. Ông ta mất ngày 18/4/1955. Ðến đây là hết chương trình Tứ Trụ sơ cấp, chắc nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc rằng chưa thấy Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời (bốn mùa) Luận đâu cả. Vâng, đúng là như vậy và rồi bạn đọc sẽ thấy trong chương trình Tứ Trụ trung cấp hầu như vẫn chưa thấy cái “Mê Hồn Trận“ này xuất hiện (vì nó đã được toán học hóa), nhưng chúng ta vẫn dự đoán được các tai họa có thể xẩy ra và tìm cách để ngăn chặn chúng. Chỉ đến chương trình Tứ Trụ cao cấp, khi dự đoán về Tài Quan Ấn mới bắt đầu thực sự đụng chạm tới nó và chỉ khi đó bạn đọc mới không sợ lạc vào cái “Mê Hồn Trận” này.
-
Muốn biết nó có phải "Theo cách bị ép buộc" hay không thì thuynga6868 phải xem nó có thỏa mãn điều kiện của "Cách bị ép buộc " hay không chứ. Sau đây là định nghĩa của tôi về "Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan " như sau: "4 - Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát (xem ví dụ số 205). (Nếu Thân nhược mà Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt ở lệnh tháng còn bị khắc gần (bị can trụ tháng hay trụ giờ khắc) hay trực tiếp (cùng trụ) nhưng Nhật can, Can chủ khắc hay chi trụ ngày không ở trong tổ hợp cũng như Kiêu Ấn có nhiều nhất một can hay một chi có ít hơn 6 đv trong vùng tâm thì tứ trụ đó thuộc "Cách bị ép buộc", khi đó dụng thần là Tài hay Quan Sát (tức nó là cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát) nếu nó có điểm vượng lớn nhất của năm hành trong vùng tâm và số điểm này phải lớn hơn Kiêu Ấn và Thân ít nhất 5 điểm vượng nếu nó nắm lệnh, 10 điểm vượng nếu nó không nắm lệnh. Riêng nếu nó là cách bị ép buộc theo Quan Sát thì trong tứ trụ chỉ có thể có nhiều nhất một can hay một chi Thực Thương và nó phải ở tử, mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nếu Quan Sát không nắm lệnh thì nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.)" Thân chào.
-
Chào thuynga6868! Bán hợp Mùi trụ năm với Mão trụ tháng hóa Mộc thành công nhưng bị phá cả cục lẫn hợp bởi Dậu trụ ngày xung gần. Trong Tứ Trụ bất kể lục hợp hay bán hợp hóa cục hay không hóa cục đều bị phá tan nếu các chi xung nhau gần là Tý với Ngọ hoặc Dậu với Mão. Còn nếu Tý, Ngọ, Mão, Dậu xung cách ngôi hay các chi khác xung nhau gần (hoặc cách ngôi) thì phải tính lực xung phải nhỏ hơn lực hợp thì tổ hợp đó mới không bị phá (vào chương trình trung cấp sẽ học cách tính các lực này). Chú ý : Nếu chỉ xét thiên khắc địa xung thì 2 trụ bất kỳ trong Tứ Trụ thiên khắc địa xung với nhau luôn luôn phá được lục hợp hay bán hợp không hóa và chỉ phá được cục nhưng vẫn còn hợp (ở chi của nó) nếu nó hóa được cục (nghĩa là khác với xung của địa chi nếu nó phá được là phá cả cục và hợp còn thiên khắc địa xung thì muốn phá cả cục và tổ hợp thì phải cần tới ít nhất 2 thiên khắc địa xung vào hóa cục đó. Thân chào.
-
Bài 8 và 9 : Thần sát của tứ trụ và Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận Chương 7 Thần sát của tứ trụ Thực tế đã chứng minh có rất nhiều người thoát chết, hay thoát tai nạn một cách không thể hiểu được. Các trường hợp may mắn này lại hay gặp nhiều lần ở một người, trong khi đó nhiều người khác lại hầu như không gặp, thậm chí còn toàn gặp những điều rủi ro suốt cuộc đời. Tại sao lại như vậy? Điều này đã khẳng định rằng phải có một thế giới thần linh đang hiện hữu và tất nhiên phải có thần tốt (cát thần) và thần xấu (hung thần). Do vậy Họ đã xác định được các cát thần và hung thần này ở các can, chi trong tứ trụ của mỗi người. Nhưng theo phương pháp tính điểm hạn của tôi thì thần hộ mệnh vĩ đại nhất lại chính là tam hội trong tứ trụ (xem phần 2 của chương 16) . I – Cát thần Các quý nhân có khả năng giải hạn 1 – Thiên Ất quý nhân Cách tra là lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau : Thiên Ất quý nhân là thần tốt nhất trong mệnh chủ về thông minh, trí tuệ, là thần gặp hung hóa cát..... Nếu hợp hóa thành hỷ, dụng thần là rất tốt, rất kỵ gặp hình, xung, khắc, hại, đất không vong, tử, mộ hay tuyệt. 2 – Thiên Đức - Nguyệt Đức Cách tra Thiên Đức và Nguyệt Đức là lấy chi tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can hay địa chi trong tứ trụ như sau: Quý nhân Thiên Đức và Nguyệt Đức là cát tinh, tính tình nhân từ đôn hậu, cuộc đời phúc nhiều, ít gặp nguy hiểm, gặp hung hóa cát, hóa hiểm thành an.... như có thần linh hộ vệ. Nếu trong tứ trụ mà có cả Thiên, Nguyệt Đức thì người đó có năng lực gặp hung hóa cát rất mạnh, gặp phải hung thần cũng bớt xấu rất nhiều, nhưng gặp phải xung, khắc thì vô dụng. 3 - Đức, Tú quý nhân Cách tra Đức,Tú quý nhân lấy tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can trong tứ trụ như sau: a - Sinh các tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Bính, Đinh là Đức quý nhân còn thấy Mậu, Kỷ là Tú quý nhân. b - Sinh các tháng Thân, Tý hay Thìn mà thấy Nhâm, Quý, Mậu, Kỷ là Đức quý nhân còn thấy Bính, Tân, Giáp, Kỷ là Tú quý nhân. c - Sinh các tháng, Tị, Dậu hay Sửu mà thấy Canh và Tân là Đức, còn thấy Ất và Canh là Tú. d - Sinh các tháng Hợi, Mão hay Mùi mà thấy Giáp và Ất là Đức còn thấy Đinh và Nhâm là Tú. Đức, Tú quý nhân là cát thần, trong mệnh có nó là người thành thật, tinh thần sáng sủa, nghĩa hiệp thanh cao, tài hoa xuất chúng, nó có thể biến hung thành cát, nếu gặp thêm Học Đường quý nhân thì có tài và quan cao sang, nếu gặp xung khắc thì bị giảm yếu. Ví dụ: Người sinh tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Mậu hay Quý trong tứ trụ là có Tú quý nhân, có Bính hay Đinh là có thêm Đức quý nhân. Những cái khác cũng tra tương tự. 4 – Văn Xương quý nhân Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các địa chi trong tứ trụ như sau: Văn Xương quý nhân có thể biến hung thành cát, là người khí chất thanh cao, văn chương giỏi, chủ về thông minh hơn người, ham học, ham hiểu biết, muốn vươn lên, cuộc đời lợi về đườnh học hành thi cử, tiến chức, không giao thiệp với kẻ tầm thường, nam gặp được thì nội tâm phong phú, nữ gặp được thì đoan trang. Đến giờ tôi mới xác định được bốn quý nhân trên khi xuất hiện ở tuế vận và tiểu vận (nếu không bị hợp) là có thể giải được một phần hạn (vì nó có đìểm hạn âm), còn nếu chúng ở trong tứ trụ thì tôi vẫn chưa xác định được điểm hạn của chúng. B - Các quý nhân chỉ phù hộ về tài và quan 1 – Thái Cực quý nhân Cách tra lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau: Thái Cực quý nhân chủ về thông minh hiếu học, tính cách chính trực, nếu được sinh vượng (Thân vượng) thì ý chí hiên ngang, phúc thọ song toàn, nếu không phải quan cao trong triều thì cũng là người giầu sang giữa muôn dân. 2 - Lộc thiên can Lấy can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ nhhư sau: Thần Lộc vượng không gặp phải hình, xung, khắc, phá là chủ về công danh thuận lợi. Thân vượng mà Lộc nhiều thì nên bị khắc hoặc cho xì hơi (sinh cho can khác), còn thân nhược mà Lộc nhiều lại không bị khắc (tức Lộc phù trợ cho Thân nên Thân có thể từ nhược thành vượng) đều là quý mệnh. Lộc kỵ bị xung, khắc (như Giáp Lộc ở Dần gặp Thân là bị phá... ) hoặc gặp Không Vong. 3 - Tướng Tinh Lấy chi năm hoặc chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau: Tướng Tinh vừa chủ về võ vừa chủ về văn, có khả năng nắm quyền, được mọi người kính phục. Tướng Tinh đi với Mã Tinh, đi với Kình Dương là hỷ dụng thần, người như thế không phải là tướng soái cũng là cấp tương đương (lộc trọng quyền cao). 4 - Trạch Mã Lấy chi năm hay chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau: Trạch Mã có hung có cát. Trạch Mã là hỷ dụng thần, nhiều nhất là có tin mừng thăng quan, tiến chức, ít thì cũng được lợi trong sự hoạt động. Mã là kỵ thần, nhiều nhất là buôn ba lao khổ, ít thì vất vả bận rộn. Mã gặp xung (như Mã là Dần mà gặp Thân) như bị quất roi thì thường phải đi lại nhiều như làm trong các ngành giao thông, bưu điện, .... Mã bị hợp như là bị trói (tức khó mà đi đâu được). Mã Tinh là Thực, Thương gặp vận tài phát nhanh như mãnh hổ (điều này chỉ đúng khi Thân vượng hoặc vào vận Thân vượng). 5 – Kim Dư Cách tra lấy can ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau: Kim là kim loại quý như vàng bạc, Dư là xe, vì vậy nó nghĩa là xe trở vàng, hay trở vua, quan đi lại. Người gặp nó thì có phúc đặc biệt, chủ về thông minh, phú quý, tính cách uyển chuyển ôn hòa, dáng người thanh thản. Ngày sinh, giờ sinh gặp được là rất đẹp. Cho nên phàm là người có phúc, nam gặp thì nhiều thê thiếp, anh em hòa thuận, con cháu đông đúc. Nữ gặp thì nhiều phú quý. Nếu còn gặp Mã thì không những lên xuống xe ngựa mà còn có nhiều người hầu hạ ra vào tấp lập, uy phong lừng lẫy. 6 – Kim Thần Kim Thần chỉ có ba nhóm Can Chi là Ất Sửu, Kỷ Tị và Quý Dậu (có sách cho rằng Kim thần chỉ có khi Nhật can là Canh hay Tân, sinh vào các tháng Canh Thân hoặc Tân Dậu và phải có tam hợp Tị Dậu Sửu hay tam hội Thân Dậu Tuất trong tứ trụ, nếu các tổ hợp này hóa được Kim cục thì cực tốt). Nếu trụ ngày hay trụ giờ là một trong 3 tổ hợp của can chi trên là có Kim Thần. Kim không có hỏa không thể thành vũ khí, Kim Thần cần phải có hỏa để luyện, vì vậy Kim gặp hỏa thì sẽ phát. Hỏa có trong tứ trụ không đủ khả năng để phát mạnh mà phải gặp đại vận là hỏa thì mới phát mạnh, vì vậy mới có câu “Kim Thần gặp hỏa, uy trấn biên cương” hay “Kim Thần nhập hỏa, phú quý vanh xa”, nhất là hỏa lại là hỷ, dụng thần. Kim Thần gặp Thủy (nhất là vào đại vận Thủy) thì tai họa đến ngay, đi lên phương Bắc là xấu, có thể gặp tai nạn rất nặng (theo tôi đều này chỉ đúng khi Thủy là kỵ thần). 7 – Khôi Canh quý nhân Thần Khôi Canh chỉ có bốn tổ hợp can chi : Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất và Mậu Tuất. Khôi Canh chỉ có ở trụ ngày (có thể các trụ khác vẫn được xem là có Khôi Canh nhưng tác dụng của chúng yếu hơn). Người gặp Khôi Canh nếu suy (Thân nhược hay ở kỵ vận) thì nghèo đói rách nát, nếu vượng (Thân vượng hay ở vận hỷ dụng thần) thì giầu sang tuyệt trần. Khôi Canh hội tụ thì phát phúc phi thường, tính cách thông tuệ, văn chương nổi tiếng, nắm quyền thì thích sát phạt. Nhưng gặp Tài, Quan thì tai họa ập đến ngay, nếu tứ trụ có hình, sát thì còn nặng hơn. Người gặp Khôi Canh tuy có tài lãnh đạo, tiếng vang sức mạnh, thích quyền bính, hiếu thắng, nhưng hôn nhân thường không thuận, ngoài ra nếu không tôn trọng pháp luật thì khó tránh khỏi tù đầy. 8 – Tam Kỳ quý nhân Trong tứ trụ nó phải có đủ ba Can : Giáp, Mậu, Canh hay Ất, Bính, Đinh hoặc Nhâm, Quý, Tân. Phàm mệnh gặp Tam Kỳ, tinh thần người đó khác thường, hoài bão to lớn, biết rộng, nhiều tài năng. Người có thêm Thiên Ất quý nhân thì công danh siêu quần. Nếu có thêm Thiên Đức, Nguyệt Đức thì không bao giờ gặp tai họa. Nếu có thêm tam hợp hay tam hội nhập cục (hóa cục) thì đó là đại thần trong triều đình... Nhưng Tam Kỳ phải hội đủ 3 yếu tố sau: a - Ðắc thời, đắc địa (tức được lệnh tháng, kỵ nhất là không được tử, mộ, tuyệt tại chi mà nó đóng và gặp không vong). b - Có nhiều Quý thần giúp đỡ. c - Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp. Còn nếu không đủ 3 yếu tố này thì chỉ là người bình thường, nếu ai còn gặp thêm không vong thì không cô độc cũng là kẻ vô gia cư lang bạt bốn phương. 9 - Từ Quán và Học Đường a - Học Đường (thường chủ về người có trình độ học vấn cao như đại học, tiến sĩ...). Mệnh (tức nạp âm của trụ năm) Mệnh Kim thấy Tị, Tân Tị là chính ngôi. Mệnh Mộc thấy Hợi, Kỷ Hợi là chính ngôi. Mệnh Thủy thấy Thân, Giáp Thân là chính ngôi. Mệnh Thổ thấy Thân, Mậu Thân là chính ngôi. Mệnh Hỏa thấy Dần, Bình Dần là chính ngôi. b - Từ Quán (thường chủ về người làm trong nghành giáo dục như giáo sư, viện sĩ...). Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các tổ hợp Can Chi trong tứ trụ như sau: Từ Quán và Học Đường, chủ về tú khí phát sinh, thông minh khéo léo, văn chương nổi tiếng, cuộc đời giầu sang. Nên được sinh vượng, không nên bị khắc, hại, xung. Nếu có thêm Thiên Ất quý nhân hoặc các cát tinh phù hộ thì tốt, nếu không thì tài năng khó thi thố, ý chí bị bó buộc. II – Hung thần A - Các hung thần có thể gây ra điểm hạn 1 – Kình Dương Cách tra Kình Dương lấy Nhật can làm chủ xem Chi nào trong tứ trụ mà Nhật can ở trạng thái đế vượng thì Chi đó chính là Kình Dương (như Nhật can là Tân thì chi Thân nếu có trong tứ trụ thì nó là Kình Dương bởi vì Tân ở trạng thái đế vượng tại Thân). Kình Dương có cát có hung nhưng phần nhiều chủ về hung. Trong đại vận người ta sợ nhất là gặp Kình Dương, nó chủ về sự trì trệ, tai họa, thương tật, của cải hao tán, .... và cũng chủ về những tội phạm pháp. Kình Dương kiêm ác sát thì tai họa vô cùng. Kình Dương không những sợ gặp Tuế quân mà còn sợ xung Tuế quân (thái tuế hay chi của lưu niên), cho nên nói “ Kình Dương xung Tuế quân là tai họa cực xấu “. Kình Dương tuy là sự cứng rắn nhưng nếu thân nhược gặp phải nó thì không thể cho là xấu, vì Kình Dương có công năng bảo vệ thân (tức là vì Chi cùng hành với Thân nên giúp cho thân bớt nhược). Phàm người có Lộc, cần phải có Kình Dương để bảo vệ, gặp Quan hay Sát và Ấn phải có Kình Dương mới tốt. Như thế gọi là “Quan Ấn tương trợ, nhờ có Kình Dương mới đem Lộc về“. Trong mệnh gặp Kình, Sát kiêm vượng thì càng thông đạt đến Ấn thụ (tức chức trọng và quyền cao), tức nhờ Kình Dương trợ uy mà đạt được. Cho nên có câu “gặp Sát mà không có Kình Dương thì không thành đạt, có Kình mà không có Sát thì không có uy, có cả Sát cả Kình thì lập công kiến hiệp, có thể thành tướng, soái“. Hay câu “Sát Ấn tương sinh còn có Kình Dương trợ giúp thì không gì là không quý hiển“. Nói chung người gặp Kình Dương nên làm việc thiện, kiềm chế mình, tôn trọng pháp luật .....thì tránh được điều xấu, giữ được an thân, nếu không thì suốt đời trắc trở. 2 - Kiếp Sát Cách tra lấy chi năm hay chi ngày là chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Kiếp Sát chủ về hung, về các tai họa bệnh tật, bị thương, hình pháp, trong tứ trụ không gặp là tốt nhất. Nếu nó là kỵ thần thì tính tình cường bạo, gian hoạt sảo trá, thường chuốc lấy tai họa. Nếu là hỷ, dụng thần thì là người hiếu học, cầu tiến bộ, ham lập nghiệp, công việc chuyên cần, quả đoán trong công việc, dễ thành công. 3 – Tai Sát Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Tai Sát sợ khắc, nếu gặp sinh lại tốt (?). Trong tứ trụ nếu gặp Tai Sát thì phúc ít họa nhiều. Sát chủ về máu me, chết chóc. Nếu Sát thuộc hành Thủy hay Hỏa phải đề phòng bỏng, cháy; thuộc Kim hay Mộc đề phòng bị đánh; thuộc Thổ phải đề phòng ôn dịch (dịch bệnh) hay đổ sập của các vật (như tường, nhà,...). Tai Sát khắc thân là xấu, nếu có thần phúc cứu trợ, phần nhiều có quyền lực, cũnh như Kiếp Sát gặp Quan tinh, Ấn thụ là tốt. 4 – Vong Thần Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Vong Thần cát (tức tốt) thì sắc sảo uy lực, mưu lược, tính toán liệu việc như thần, binh cơ ứng biến, cuối cùng rồi sẽ thắng, nói năng hùng biện, tuổi trẻ tiến nhanh. Nói là tốt tức là chỉ khi Thân vượng, Vong Thần là hỷ, dụng thần (tức hành của nó là hỷ hay dụng thần). Nói là xấu tức Thân nhược, Vong thần là kỵ thần, là người ngông cuồng đảo điên, trắng đen thị phi lẫn lộn, lòng dạ hẹp hòi, đam mê tửu sắc, việc quan kiện tụng, phạm quân pháp. Mệnh (tứ trụ) đã có tuần Không Vong còn gặp Vong Thần thì họa không nhẹ, nghèo đói suốt đời (?). Với phương pháp của tôi Vong Thần luôn luôn có điểm hạn dương (xấu). 5 – Nguyên Thần Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm (dấu của can của năm sinh - tức trụ năm) là năm: Với nam sinh các năm âm và nữ sinh các năm dương: Mệnh gặp Nguyên thần thường tướng mạo xấu, thô cứng, giọng khàn đục, tính cách cũng vậy. Tuế Vận (lưu niên và đại vận) gặp Nguyên thần như cây gặp gió, bị xô lắc đảo điên, không được bình yên, không có bệnh trong thì gặp nạn ngoài, tuy có phú quý cao sang nhưng không thịnh. Đại vận gặp Nguyên thần thì cả 10 năm đáng sợ, không yên ổn, cửa nhà lận đận, nếu có cát thần phù hộ thì mới đỡ phần nào . Nguyên Thần tuy xấu, lưu niên đại vận gặp là không tốt, nhưng biết được điều xấu, tránh xa phương của Nguyên Thần (phương mang hành của Nguyên thần) thì có thể vô hại. 6 - Cấu và Giảo Cách tra lấy chi năm làm chủ. Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm thì xem trong tứ trụ có ngôi thứ ba sau mệnh (chi của trụ năm - năm sinh và tính theo theo bảng 60 năm Giáp Tý) là Cấu ngôi thứ ba trước mệnh là Giảo. Với nam sinh các năm âm, nữ sinh các năm dương thì ngôi thứ ba sau mệnh là Giảo, ngôi thứ ba trước mệnh là Cấu. Ví dụ: Nếu nam sinh năm Canh Ngọ (nó là năm dương bởi vì can năm của nó là Canh là can dương) thì ngôi thứ ba sau năm Ngọ (mệnh) là Dậu tức là Cấu, ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Giảo. Nữ sinh năm dương là Canh Ngọ (1990) thì ngôi thứ ba sau Ngọ là Dậu tức là Giảo còn ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Cấu. Những cái khác tính tương tự. Mệnh gặp hai sát đó thân thường bị sát khắc, nhưng có nhiều cơ mưu, chủ về nắm các việc hình phạt hay sát phạt hoặc là tướng soái. Năm hành đến đó thường gặp chuyện cãi cọ, hình phạt. Cả hai cùng gặp càng nặng, đi với sát càng nặng. Trụ ngày và tuế vận nhất là thái tuế cùng gặp Cấu hay Giảo là chủ về tai nạn nát thân. 7 – Không Vong Nếu trụ ngày trong tứ trụ là Giáp Tý thì nó được gọi là Tuần Giáp Tý, nó có nghĩa là ở đây mỗi Tuần chỉ có 10 ngày tính từ trụ ngày Giáp Tý theo chiều thuận của bảng nạp âm là Giáp Tý (1), Ất Sửu (2), Bính Dần (3), Đinh Mão (4), Mậu Thìn (5), Kỷ Tị (6), Canh Ngọ (7), Tân Mùi (8), Nhâm Thân (9) và Quý Dậu (10), nó không có ngày Giáp Tuất (11) và Ất Hợi (12), cho nên các chi Tuất và Hợi được gọi là Không Vong của trụ ngày Giáp Tý bởi vì trong Tuần Giáp Tý không có các chi là Tuất và Hợi. Cách tra Không Vong là lấy trụ ngày trong tứ trụ làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Sát của tuần Không Vong có cát có hung. Nếu tứ trụ có hung tinh, ác sát thì đó là đất tụ hội của tai họa, đều cần có Không Vong giải cứu. Nếu là đất Lộc, Mã, Tài, Quan thì đó là nơi phúc tụ, không nên gặp Không Vong vì sẽ bị nó làm cho tiêu tan. 8 – Thiên la và địa võng Thìn của trụ năm hay trụ ngày gặp Tị hay Tị của trụ năm hay trụ ngày gặp Thìn trong tứ trụ là Thiên La. Tuất của trụ năm hay trụ ngày gặp Hợi hay Hợi của trụ năm hay trụ ngày gặp Tuất trong tứ trụ là Địa Võng. Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau: Thiên la và địa võng là hung thần ác sát, là một trong những tiêu chí lao tù. Nếu trong tứ trụ có Thiên la hay Địa võng còn thêm tam hình thì khi gặp tuế vận khó tránh khỏi tù đầy. Nếu trong tứ trụ có thiên la hay địa võng thì nó chỉ có thể gây ra điểm hạn khi nó gặp lưu niên. 9 - Tứ phế Qua đây ta thấy trụ ngày mà can và chi của nó có hành giống nhau (trừ hành Thổ) và sinh vào các tháng thuộc mùa có hành xung khắc với nó thì nó là Tứ Phế. Tứ Phế chủ về thân yếu (?), nhiều bệnh, không có năng lực (?) nếu không gặp sinh, phù trợ mà còn bị khắc, hại, hung sát áp chế thì chủ về thương tật tàn phế, kiện tụng cửa quan, thậm chí bị giam, hoặc là người theo tăng đạo. Cho nên trong tứ trụ, cho dù là năm tháng ngày giờ gặp phải đều không tốt, nhất là trụ ngày. A - Các hung thần chưa xác định được điểm hạn 1 - Thập ác-đại bại Cách tra nếu ngày sinh là một trong các các tổ hợp can chi sau đây là có Thập ác đại bại Giáp Thìn, Ất Tỵ, Nhâm Thân, Bính Thân, Đinh Hợi, Canh Thìn, Mậu Tuất, Quý Hợi, Tân Tị, Kỷ Sửu. Thập ác như là người phạm mười trọng tội trong luật pháp, không được ân xá hay giảm. Đại bại là như trong luật nhà binh giao tranh thất bại, chết không sót một ai, nghĩa là rất nặng nề. Ngày Thập ác đại bại là ngày hung, cổ xưa giao chiến rất kiêng kỵ. Ngay nay nó thường được dùng để kiêng kỵ khi xuất hành, khởi sự công việc hay hỷ sự. Ngày Thập ác đại bại là “Kho vàng bạc hóa thành cát bụi“, nếu gặp cát thần phù trợ, quý khí trợ giúp thì còn tốt, nếu gặp Thiên đức, Nguyệt đức thì không còn là điều kiêng kỵ nữa, nếu gặp sao Tài sao Quan ngược lại là phúc. Năm can chi và ngày can chi xung khắc nhau lại là gặp cát thần quý nhân giúp đỡ. 2 – Âm Dương sai lệch Cách tra lấy trụ ngày làm chủ tìm các tổ hợp can chi trong tứ trụ như sau: Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi . Âm Dương sai lệch là thông tin về hôn nhân không thuận dễ dẫn đến vợ chồng bất hòa, ly hôn, nặng thì người phối hôn dễ bị bệnh tật. Bất kể là nam hay nữ, tháng, ngày, giờ mà có hai cái hay ba cái trùng nhau là rất nặng. (Riêng hung thần này chỉ gây ra điểm hạn cho người phối hôn.) 3 – Hàm Trì (hay Đào Hoa) Hàm Trì chủ về sự đòi hỏi sinh lý khá cao nhưng phàm người có Hàm Trì thì thường khéo tay, phong lưu, đẹp, tính nóng nhưng giỏi nhiều nghề, phần nhiều là nghệ nhân. Sự hiểu biết, linh lợi, thông minh,... chính là nguồn tiến bộ của văn hóa, nghệ thuật.... Có rất nhiều bậc quan quý cao sang, thương gia giầu có, nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học, danh nhân tướng soái đều có Hàm Trì. Nhưng khi tổ hợp trong tứ trụ không tốt là chủ về sự phong lưu trăng gió, quan hệ mờ ám giữa nam nữ. Với nữ, nếu trong tứ trụ không có Quan hay Sát, nhất là Quan hoặc có cả Quan và Sát mà : a - Có cả sao Hàm Trì và Hồng Diễm. b - Sao Hàm Trì hợp với cung phối hôn (chi trụ ngày) hóa cục có hành sinh cho Nhật Can. c - Sao Hàm Trì và Hồng diễm cùng trụ. d - Sao Hàm Trì ở trụ giờ. Thì những người này phần nhiều làm nghề mãi dâm (nếu trong tứ trụ có 2 hay 3 trong 4 thông tin này). 4 - Hồng Diễm Cách tra sao Hồng Diễm là lấy can ngày hay can năm làm chủ tìm trong tứ trụ gặp những chi sau là có Hồng Diễm: Sao Hồng Diễm đại diện cho người có khả năng hấp dẫn, lôi cuốn những người khác giới tính bởi tính tình cởi mở hay có thân thể quyến rũ....của họ. Nếu nữ mệnh gặp phải Hồng Diễm mà nó không bị xung hay hợp thì rất xấu (?), nhất là có thêm sao Hàm Tri (Đào Hoa). Bảng tra thần sát theo địa chi Bảng tra thần sát theo thiên can Chỉ có các cát thần và hung thần có trong 2 bảng trên khi xuất hiện trên tuế vận và tiểu vận mới có khả năng gây ra hạn hoặc giải được hạn (trừ âm dương sai lệch). Vì mục đích của cuốn sách này là phương pháp tìm các điểm hạn nên ở đây chỉ lập các bảng tra các thần sát có khả năng gây ra điểm hạn, còn các thần sát khác bạn đọc tự lập lấy bảng để tra. Chương 8 Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận I - Quy ước biểu diễn Tứ trụ, tuế vận và tiểu vận Ví dụ : Nam sinh ngày 11/10/1987 lúc 16,00’. 1 - Xác định tứ trụ, các đại vận và thời gian của chúng 2 - Xác định lưu niên và tiểu vận của tứ trụ này vào ngày 10 tháng 6 năm 2006. 3 - Xác định tất cả các cát thần và hung thần của tứ trụ này . Điều bắt buộc của tuần thứ nhất là bạn đọc phải trả lời đúng 3 câu hỏi này. Đáp án : 1 – Nam mệnh có tứ trụ : Đinh Mão – Canh Tuất – ngày Quý Tị - Canh Thân Các đại vận và thời gian của chúng : Đại vận đầu tiên của người này là Kỷ Dậu, nó bắt đầu vào tháng 6/1988 (khi người này 1 tuổi) tới 6/1998 bởi vì mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm. Vì vậy đại vận thứ 2 là Mậu Thân từ 6/1998 tới 6/2008, tiếp Đinh Mùi từ 6/2008 tới 6/2018, Bính Ngọ từ 6/2018 tới 6/2028,...... 2 - Ngày 10/6/2006, đó là năm (lưu niên) Bính Tuất thuộc đại vận Mậu Thân và tiểu vận Tân Sửu (bởi vì lưu niên Bính Tuất có 2 tiểu vận là Tân Sửu và Canh Tý, nhưng ngày 10 tháng 6 chưa qua ngày sinh nhật 11 thánmg 10 nên nó vẫn còn ở tiểu vận Tân Sửu). 3 - Sơ đồ biểu diễn: a - Hình chữ nhật phía trên : Giữa can chi cùng 1 trụ ghi nạp âm của trụ đó. Trụ Mậu Thân là đại vận: Trụ Bính Tuất là lưu niên (năm) 2006. Năm 2006 người này 19 tuổi (2006 – 1987 = 19), số 19 viết phía dưới can của lưu niên, còn năm 2006 viết phía trên thái tuế (chi của lưu niên). Con số 10/6 là ngày 10 tháng 6 năm 2006, đó là ngày và tháng của lưu niên (năm) 2006 là ngày Canh Ngọ và tháng Giáp Ngọ. Trước ngày sinh nhật (11/10) người này ở tiểu vận Tân Sửu, sau ngày sinh nhật (11/10) mới sang tiểu vận Canh Tý được viết trong 2 hình tứ giác phía trong hình chữ nhật (ý muốn nói tiểu vận chỉ có tác động được tới đại vận và lưu niên). b - Hình chữ nhật phía dưới : Giữa can chi của cùng 1 trụ ghi nạp âm của trụ đó. Trụ đầu tiên là trụ của năm sinh là Đinh Mão. Trụ thứ hai là trụ của tháng sinh là Canh Tuất. Trụ thứ ba là trụ của ngày sinh là Quý Tị. Trụ thứ tư là trụ của giờ sinh là Canh Thân. 11/10 lúc 16,00’ là ngày, tháng và giờ sinh của người này được viết dưới nạp âm của trụ ngày. 9/10 lúc 4,00’ là giờ, ngày và tháng thay đổi lệnh tháng - giao lệnh (tức là mốc thời gian thay đổi từ tháng này sang tháng tiếp sau) từ tháng 9 tới tháng 10 là tháng sinh của anh ta (mục đích để xác định thời gian bắt đầu đại vận đầu tiên), chúng cũng được viết dưới nạp âm của trụ ngày (ở bên trái 11/10 và 16,00’ với nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương còn ở bên phải với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm). 1987 là năm sinh của anh ta được viết phía trên chi của trụ năm c - Cách để xác định trạng thái của các can chi : Bước đầu tiên : Các trạng thái (hay điểm vượng) của các can hay các chi trong tứ trụ được xác định theo lệnh tháng (tức là chi của trụ của tháng sinh), còn can đại vận được xác định theo chi đại vận, can lưu niên được xác định theo chi của lưu niên và can tiểu vận được xác định theo chi tiểu vận, tất cả các trạng thái (điểm vượng) của các can chi này được ghi bên phải ngay cạnh chúng. Bước thứ hai : Nếu các can đều nhược ở tuế vận thì viết là 0/0 (riêng can lưu niên thì viết số 0), còn nếu các can chỉ vượng ở đại vận (ta giả sử là Mộc Dục) nhưng nhược ở lưu niên thì viết là Mộc Dục/2, còn nếu vượng ở lưu niên thì viết chính trạng thái đó, tất cả các trạng thái này được viết phía trên các can của chúng 4 - Các cát thần và hung thần của tứ trụ . Các cát thần của tứ trụ này có thể giải được hạn là : Sinh tháng Tuất có Bính là Nguyệt đức, Bính và Đinh là Đức quý nhân, Quý và Mậu là Tú quý nhân và Bính là Thiên đức quý nhân. Can của trụ năm là Đinh và can của trụ ngày là Quý có Hợi, Dậu, Mão và Tị là Thiên ất quý nhân cũng như Dậu và Mão là Văn xương quý nhân. Các cát thần này được viết tắt là: Bính,bính,đinh,quý,mậu,bính,hợi,dậu,mão,tị,dậu,mão. Có tất cả 12 cát thần trong tứ trụ này. Các hung thần của tứ trụ này có thể gây ra điểm hạn là : Mão trụ năm có Thân là Kiếp sát và Dậu là tai sát và Dần là Vong thần. Chi Tị trụ ngày có Dần là Kiếp sát và Thân là Vong thần. Nam sinh năm âm (Đinh) Nguyên thần của chi Mão trụ năm là Thân và Cấu giảo là Tý và Ngọ. Trụ ngày là Quý Tị, vì vậy Không Vong là Ngọ và Mùi. Các hung thần này được viết tắt là : Thân,dậu,dân,dần,thân,thân,tý,ngọ,ngọ,mùi. Có tất cả 10 hung thần của tứ trụ này. Tất cả các cát thần và hung thần này khi xuất hiện ở tuế vận hay ở tiểu vận mới có khả năng gây ra điểm hạn, riêng tứ phế chỉ có điểm hạn khi nó ở trụ ngày. II - Bài tập 1 - Can và chi có ý nghĩa như thế nào trong hệ mặt trời của chúng ta ? 2 - Vì sao họ (người ngoài hành tinh của chúng ta) dự đoán được vận mệnh của trái đất ? Họ đã dựa vào lý thuyết nào ? 3 - Bạn có thể tìm thấy hành thứ 6 được không ? Nếu có thì hành đó là gì ? Và nó có những tính chất gì ? 4 - Ngũ hành và các can chi được phân bố theo các phương nào? 5 - Can và chi đại diện cho các bộ phận nào trong cơ thể ? Bạn có tin người ta đã sử dụng điều này để chữa bệnh cho con người không ? 6 - Bạn lấy một vài ví dụ bất kỳ trong sách này để trả lời 3 câu hỏi ở phần đầu của chương 8. Một vài ý kiến Bạn đọc tạm thời thừa nhận tất cả các khái niệm cơ bản của môn Tứ Trụ này, nhất là ý nghĩa của các nạp âm cũng như các tính chất tương sinh và tương khắc của ngũ hành (ví dụ nếu ta chỉ hiểu đất là đất, kim là kim thì làm sao đất có thể luyện để sinh được ra kim mà thực tế chỉ có quặng mới có thể luyện để sinh ra kim bởi vì trong quặng mới chứa kim loại....). Tôi hy vọng qua cuốn sách này bạn đọc chỉ cần mất khoảng 7 tuần tới 7 tháng là có khả năng hiểu được các phần cở bản của cuốn sách này mà tôi đã phải tự nghiên cứu không có thầy từ khi tôi biết môn này cho tới khi tôi viết xong cuốn sách này trong khoảng 5 năm. Các câu hỏi trọng tâm cho Bài 8 và 9. Các câu hỏi trong phần “II - Bài tập” ở trên tôi đã đưa ra ở các bài trước nên ở đây tôi chỉ đưa thêm một số bài tập dưới dạng câu 6 ở trên: Xác định: a - Tứ trụ. b - Các hung/cát thần của tứ trụ. c - Các đại vận và thời gian của chúng. d - Lưu niên và 2 tiểu vận của lưu niên đó. e - Các nạp âm của các trụ. f - Trạng thái của các Can-Chi trong tứ trụ, tuế vận và tiểu vận tại lệnh tháng, đại vận, tiểu vận và lưu niên (để đơn giản bạn đọc lấy số điểm tương ứng với từng trạng thái mà tôi đã ghi cùng hàng trong bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt thay cho ghi trạng thái của chúng). Của các bài tập lấy trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” như sau: 1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2,00’am. Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006. 2 - Ví dụ 5 : Nam sinh ngày 23/4/1948 lúc 8,00’am. Năm 1989 anh ta bị tai nạn, đầu va vào cửa kính và chân bị gẫy lòi xương. 3 - Ví dụ 6 : Nam sinh ngày 25/9/1990 lúc 13,00’. Tháng 7/1991 bị mổ u não may thoát chết. 4 - Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’. Hình chụp với trung phong (Centre) Mike Fisher gần đây, khi còn sống 5 - Ví dụ 14 : Nữ sinh ngày 29/11/1955 lúc 5,01’am. Chết vì cảm lạnh vào tháng 4/2007. 6 - Ví dụ 151 : Michael Jackson was born 29/9/1958 lúc 12,00’ (?). Anh ta chết vì trụy tim ngày 25/6/2009 lúc 12,44’. 7 - Ví dụ 215: Nhà bác học thiên tài Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879 lúc 11,30’. Ông ta mất ngày 18/4/1955. .................................................................................... Ðáp án : Lấy ví dụ sát thủ Cho Seung Hui đã trình bầy ở trên làm mẫu như sau (bỏ phần “Ðiểm hạn và điểm vượng vùng tâm): Ví dụ 124 : Sát thủ Cho Seung Hui (sinh ngày 18/13/1983 - tức ngày 18/1/1984 -, chết ngày 16/4/2007) đã tự sát sau khi giết 32 sinh viên tại học viện Virginia Tech USA . 1 - Qua sơ đồ trên ta thấy Quý ở trụ năm có 8 điểm vượng ở lệnh tháng (Sửu), nó đại diện cho trạng thái Quan Ðới và 10 điểm ở ngay phía trên, nó đại diện cho trạng thái Ðế Vượng tại lưu niên Hợi (thái tuế). 2 - Ất trụ tháng có 5,1 điểm vượng tại lệnh tháng, nó đại diện cho trạng thái Suy và ký hiệu 0/0 ở ngay phía trên, có nghĩa Ất đều suy nhược (hay hưu tù) ở đại vận và lưu niên (nếu giả sử nó suy nhược tại lưu niên nhưng có 9 điểm vượng tại đại vận thì ta phải ghi là 9/2). .......................... 3 – Thân trụ giờ có 4,2 điểm vượng ở lệnh tháng, nó đại diện cho trạng thái Dưỡng (chú ý các Chi không ghi các điểm vượng của chúng ở đại vận hay lưu niên ở phía trên chúng). ........................ 4 – Quý đại vận có 10 điểm vượng tại đại vận Hợi và 10 điểm vượng tại lưu niên được ghi ngay phía trên. 5 – Ðinh lưu niên có 4,1 điểm vượng tại lưu niên và 0đv được ghi ngay trên nó vì Ðinh suy nhược tại đại vận Hợi (nếu giả sử Ðinh có 8 đv tại đại vận thì ta phải ghi là 8/2) 6 – Nhâm tiểu vận có 6 đv đại diện cho trạng thái Trường Sinh của nó tại tiểu vận là chi Thân. 7 - Nạp âm của trụ năm Quý Hợi là Nước biển, nó được ghi tắt là Biển. ............................ 8 - Nạp âm Lửa dưới núi của trụ giờ Bính Thân được ghi tắt là l/d/núi. .............................
-
Ở đoạn này cũng vậy, tác giả và Nhâm Thiết Tiều cũng chỉ hiểu nông cạn theo nghĩa đen về các trạng thái của “Bảng sinh vượng tử tuyệt“ mà thôi. Các khái niệm Âm Dương và các trạng thái của “Bảng sinh vượng tử tuyệt“ có thể mô tả được hầu như toàn bộ các quy luật đang diễn ra trong tự nhiên của chúng ta, kể cả trong Vũ Trụ. Bởi vì Âm Dương là 2 trạng thái đối lập nhau (hiểu theo nghĩa đơn giản nhất), cho nên Giáp là can Dương ở trạng thái Sinh (tức Trường sinh) ở Hợi thì Ất (cùng hành Mộc) mang dấu (can) Âm phải ở trạng thái đối lập của Sinh tức là nó phải ở trạng thái Tử tại Hợi thì mới đúng theo định nghĩa (học thuyết) về Âm Dương (các can khác cũng suy luận tương tự như vậy). Ví dụ 1 : Một người đang sống trong thế giới của chúng ta được xem là thế giới Dương và nặng + 60 kg chẳng hạn, còn một người Âm (tức ma… hay thần thánh gì đó) trong thế giới Âm thì phải có khối lượng Âm, giả sử nặng là -60 kg. Do vậy không thể theo như Nhâm Thiết Tiều cho rằng người Âm này cũng phải nặng +60 kg. Và nếu người Dương ở trạng thái Tử (chết) thì dĩ nhiên người Âm phải ở trạng thái Sinh mới là hợp lý, có logic...(vì một người chết đi thì "con ma" của chính người đó mới bắt đầu xuất hiện được chứ). Ví dụ 2 : Một Lỗ Ðen với lực hấp dẫn khủng khiếp đã hút mọi vật chất khi chúng không may đi qua “Chân Trời Sự Kiện“ của nó, khi tới một mức độ cùng cực thì ắt nó (Lỗ Ðen) phải trở thành Lỗ Trắng để đẩy (Phun) một phần vật chất “Dư Thừa“ ra khỏi bụng của nó, sau đó nó lại trở về trạng thái Lỗ Ðen bình thường như trước. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với học thuyết Âm Dương : “Dương đến cùng cực thì sinh Âm; Âm đến cùng cực thì sinh Dương“. Ðại loại là như vậy. Hy vọng mọi người cung cấp thêm các ví dụ hiểu theo Nghĩa Bóng về các khái niệm này.
-
Tôi có thể khẳng định rằng cách đây 3 đến 4 nghìn năm những người trong nền văn minh “Ở Trần Ðóng Khố“ đã hiểu các khái niệm Hình, Tự Hình và Hại theo nghĩa bóng như tôi đã trình bầy. Bởi vì nếu họ hiểu các khái niệm này theo nghĩa đen mà Nhâm Thiết Tiều đã trình bầy như đoạn tôi trích trên thì họ đã “vứt bỏ “ hay “tước bỏ“ chúng từ lúc đó rồi chứ làm gì mà họ ngu đến mức phải tốn công, tốn giấy mực để viết lại những điều mà các vị khách thuộc nền văn minh ngoài trái đất của chúng ta mách bảo để cho các khái niệm này còn tồn tại tới ngày nay. Bây giờ tôi không dùng đến các từ Ngụy tạo hay Tuyệt Chiêu nữa bởi vì có nhiều người hình như không hài lòng với các từ này thì phải. Do vậy ở đây tôi phải nói rằng Trình Ðộ của Nhâm Thiết Tiều mặc dù là người được “Mặc Áo, Mặc Quần“ sinh ra và lớn lên trong nền văn minh gần đây nhưng lại không bằng những người “Ở Trần Ðóng Khố“ sống cách đây vài nghìn năm. Sau đây là một vài ví dụ trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ“ : Ví dụ 40 : Nữ sinh ngày 6/6/1961 lúc 7,01’. Năm 1963 bị liệt hai chân vì sốt cao. (Ðây là ví dụ số 1 trang 572 trong cuốn “Dự Ðoán theo Tứ Trụ“ của thầy trò cụ Thiệu Vĩ Hoa.) Qua sơ đồ mô tả hạn năm 1963 ở trên, rõ ràng chúng ta thấy nếu theo suy luận của Nhâm Thiết Tiều thì sẽ không có Ngọ đại vận, trụ tháng và trụ ngày cùng hại Sửu trụ năm vì là tương sinh; Ngọ đại vận không thể tự hình Ngọ trụ tháng và Ngọ trụ ngày…. vì cùng hành và Thìn trụ giờ không thể hại được Mão thái tuế vì Mão (Mộc) đã khắc Thìn (Thổ). Vậy thì giữa Tứ Trụ với tuế vận ở trên còn có thông tin nào để có thể gây ra được tai họa này ? Cho nên nếu như môn Tử Bình chưa có khái niệm Hình, Tự Hình và Hại thì từ ví dụ này chúng ta cũng phải đưa ra các khái niệm này. Ví dụ 124 : Sát thủ Cho Seung Hui đã tự sát sau khi giết 32 sinh viên tại học viện Virginia Tech USA . Qua sơ đồ mô tả tai họa về cái chết năm 2007 của người này, chúng ta nhận thấy trong Tứ Trụ có 2 Hợi và tai họa lại xẩy ra vào đại vận Hợi và năm (lưu niên) Hợi (2007). Tất cả có tới 4 Hợi thì 4 Hợi này chúng có liên hệ gì tới cái chết do tự người này gây lên cho chính mình và các người khác. Một điều dễ dàng cho chúng ta nhận thấy là Hợi với Hợi phải có mối liên quan tới sự tự mình làm hại mình. Do vậy người ta đã gọi Hợi gặp Hợi là Tự Hình và qua các ví dụ trong thực tế người ta thấy chỉ có 4 chi liên quan tới Tự Hình là Thìn, Ngọ, Dậu và Hợi, đúng như lý thuyết của Tử Bình đã đề cập tới. Vậy mà Nhâm Thiết Tiều đã phủ nhận các khái niệm cơ bản xây dựng lên môn Tứ Trụ này. Tại sao ông ta lại làm như vậy và mục đích ông ta làm như vậy để làm gì ? Chả nhẽ ông ta đang bác bỏ dần lý thuyết môn Tứ Trụ ra khỏi nền văn minh Ðông Phương chăng ?
-
(Bổ xung) Ở đây tôi đã áp dụng lý thuyết Nhật can hợp hóa của cao thủ Tử Bình Oak-HN, còn trong sách của cụ Thiệu không nói đến "Không có Quan Sát của hành hóa cục đó". Nhưng nếu chỉ theo sách của cụ Thiệu thì ví dụ này không thỏa điều kiện câu 2 của cụ Thiệu là : " 2 - Trong mệnh cục ngũ hành vừa ngũ hợp thành, tạo nên chuyển cục vượng". Rõ ràng ở ví dụ này Hỏa đã quá vượng rồi (vì nó đã có 4 can chi Hỏa rồi) không cần Mậu Hợp Quý hóa Hỏa thì Hỏa mới "chuyển cục vượng" được. ThanhtamVT hãy vào trang đầu tiên (trang số 8) của mục Tử Bình (Trao đổi kinh nghiệm) bên trang web tuvilyso.net (vào đọc trong diễn đàn cũ). Ở đó có rất nhiều bài viết bổ ích của các cao thủ Tử Bình, nhất là của cao thủ Oak-HN.
-
Chào thanhtamVT! ThanhtamVT không nhìn thấy Nhâm trụ tháng là Quan Sát (Thủy) của Hỏa cục hay sao mà còn cho Mậu hợp Quý hóa được Hỏa (nếu không có Nhâm thì Quý là can tàng tạp khí trong Sửu trụ ngày cũng là hành Quan Sát của Hỏa nên Mậu hợp Quý cũng có thể không hóa được Hỏa) ? Hãy đọc kỹ lý thuyết về Nhật can hợp hóa xong mới áp dụng vào thực tế. Thân chào.
-
Sơ đồ mô tả một số các quy tắc hợp hóa của Can Chi: 1 - Theo quy ước của sơ đồ trên thì tiểu vận Ất Dậu và Bính Tuất hoàn toàn nằm trong hình chữ nhật của đại vận Canh Tý và lưu niên Kỷ Hợi, nó có nghĩa là Can, Chi và nạp âm của các tiểu vận chỉ có thể tác động được với Can, Chi và nạp âm của đại vận và lưu niên mà thôi, chúng không có khả năng tác động tới Can, Chi và nạp âm của Tứ Trụ và ngược lại (tức Can, Chi và nạp âm trong Tứ Trụ chỉ có tác động được với nhau và với Can, Chi và nạp âm của tuế vận chứ không tác động được với Can, Chi và nạp âm của tiểu vận). 2 – Ngũ hợp của Nhâm trụ năm với Ðinh trụ tháng không thể hóa Mộc được vì lệnh tháng không phải là thần dẫn (còn theo sách của cụ Thiệu thì hóa Mộc được vì có Dần trụ năm dẫn hóa). 3 – Ngũ hợp của Canh đại vận với Ất tiểu vận không thể hóa Kim được bởi vì Dậu tiểu vận không ở trong trạng thái động để trở thành thần dẫn (Dậu được xem là động chỉ khi nó bị Mão đại vận hay lưu niên xung hoặc nó phải hợp với chi của đại vận hay lưu niên. Chi lưu niên được xem là động tương tự như vậy), 4 – 2 Thìn trong Tứ Trụ hợp với Tý đại vận là tranh hợp thật (vì 2 Thìn là chi chủ khắc cùng ở trong Tứ Trụ còn Tý là chi bị khắc ở đại vận) nên tổ hợp này không thể hóa Thủy được, mặc dù có Nhâm trụ năm là thần dẫn. 5 – Ngũ hợp của Giáp trụ ngày với Kỷ lưu niên hóa Thổ (vì có lệnh tháng Mùi là Thổ dẫn hóa) và lục hợp của Dần trụ năm với Hợi thái tuế hóa Mộc (vì có Giáp trụ ngày là thần dẫn mặc dù nó đã hóa Thổ). 2 hóa cục này cùng xuất hiện một lúc đã tạo ra Ðại Chiến (nếu giả sử Hợi ở đại vận thì Mộc cục xuất hiện trước nên Thổ cục không thể được tạo thành vì bị Mộc cục xuất hiện trước ngăn cản). Tất cả các quy tắc này đều được đúc rút ra từ các ví dụ trong thực tế. Có gì còn không hiểu về “các quy tắc hóa hợp“, xin mọi người cứ đưa ra các ví dụ tương tự như trên để tôi giải đáp.
-
Anhphongkiem không hiểu chỗ nào (về hợp hóa) thì phải lấy ví dụ cụ thể ra để hỏi cho từng thắc mắc của bạn, chứ lý thuyết tôi đã viết hết sức ngắn gọn và dễ hiểu nhất rồi, chắc không còn ngắn và đơn giản hơn nữa đâu. Tôi không có thời gian để mỗi một ý phải lấy một ví dụ ra làm mẫu đâu. Còn các câu hỏi mà tôi đã đánh dấu thì tự bạn phải động não thôi, vì đây là đoạn tôi trích trong sách Trích Thiên Tủy chứ không phải rôi viết ra. Bạn cứ coi như là bạn đang đọc Trích Thiên Tủy để so sánh với lý thuyết của tôi (theo trường phái cụ Thiệu) xem lý thuyết nào có logic, hợp lý hơn. Thân chào.
-
Câu hỏi bổ xung: “Chương 9: can chi tổng luận Âm dương thuận nghịch chi thuyết, “lạc thư” lưu hành chi dụng, kỳ lý tín hữu chi dã, kỳ pháp bất khả chấp nhất. Nguyên chú: Âm dương sinh tử, dương thuận âm nghịch, lý ấy phát xuất từ “lạc thư”. Ngũ hành lưu hành trong trời đất lấy đó mà làm dụng, tất nhiên cái lý ấy có thể tin được, còn như giáp mộc tử ở chi ngọ, ngọ hỏa tiết khí giáp mộc, lý lẻ tất nhiên là như thế, (7 -) nhưng ất mộc tử ở chi hợi, hợi tàng nhâm thủy sinh ất mộc tức con được mẹ sinh, hà cớ vì sao lại tử? Thế cho nên đại phàm luận đoán tứ trụ trước tiên phải nên am tường cái can chi khinh trọng, cái sinh ta và cái ta sinh ra sao, lý lẻ âm dương tiêu tức như thế nào sau đó mới có thể dự đoán họa phúc cát hung vận số. Bằng như cứ chấp nê vào cái thuyết sinh tử bại tuyệt, tất suy đoán sai lầm lớn vậy. Nhâm thị viết: Cái thuyết âm dương thuận nghịch, lý phát xuất từ “lạc thư”, hai cái khí này lưu hành trong trời đất làm dụng, chẳng qua dương khí tính hay tụ, nên lấy tiến làm thối, âm khí tính hay tán, nên lấy thối làm tiến. …………………………….. Như ngũ hành can dương sinh ra ở nơi sinh phương, thịnh ở bản phương, suy ở tiết phương, tuyệt nơi khắc phương, lý ấy tất nhiên là như vậy; còn ngũ hành can âm sinh ra ở tiết phương, tử ở sinh phương, lý ấy thật trái với tự nhiên vậy. Lại còn nói là “Đất tý ngọ cung không thể sinh kim sinh mộc; Đất hợi dần không thể diệt hỏa diệt mộc”. Cổ nhân thủ cách, đinh gặp dậu lấy tài luận, ất gặp ngọ, kỷ gặp dậu, thìn gặp tý, quý gặp mão lấy thực thần tiết khí luận, toàn không lấy trường sinh luận. Ất gặp hợi, quý gặp thân lấy ấn luận, không nên luận tử. Lại như kỷ gặp dần tàng can bính hỏa, tân gặp tỵ tàng can mậu thổ, cũng đồng ấn luận, không nên luận tử. ( 8-) Từ đó cho thấy, âm dương đồng sinh đồng tử là điều dể hiểu, bằng như cố chấp âm dương thuận nghịch, dương sinh âm tử, âm sinh dương tử lấy đó mà luận mệnh, rất có thể sai lầm lớn vậy. Cho nên, “chương Tri Mệnh” có nói “thuận nghịch chi cơ tu lý hội” là như vậy đó.“. Qua đoạn này tác giả (hình như là Từ Lạc Ngô) và người bình chú là Nhâm Thiết Tiều (tức Nhâm Thị) đã khẳng định Ất không thể ở trạng thái Tử trong bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt được mà nó phải Ðồng Sinh Ðồng Tử với can Dương là Giáp, tức Ất cũng phải ở trạng thái Trường sinh như Giáp. Vậy thì theo bạn nội dung các câu 7 và 8 có đúng hay sai ? Vì sao ?
-
Chào nvhuypvc! Nvhuypvc thử tìm lại xem cụ Thiệu nói đến 30 km đó ở đoạn nào và ở cuốn in năm nào đi, vì nếu theo cuốn in năm 2002 thì tôi không thấy thông tin này, còn các lần in sau cụ có bổ xung không thì tôi không biết. Thân chào.
-
Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ Chương 6 Thiên địa nhân của tứ trụ I – Thiên địa nhân Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất. Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người. Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên. Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên. Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu. II – Thiên nguyên Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý. 1 – Ngũ hợp của thiên can Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục. Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận. 2 – Tính chất của ngũ hợp Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính. Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa. Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự. Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn. Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình. 5 tổ hợp này được gọi là ngũ hợp. 3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ. Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim. Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy. Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc. Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa. Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân. 4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa. a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục. b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học). Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can. 5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận a – Ngũ hợp chỉ có 2 can 1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này). 2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác). 3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác). 4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác. 5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn. b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật. 1 - Tranh hợp thật của thiên can chỉ xẩy ra khi có 2 can giống nhau có hành là chủ khắc ở tuế vận hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong tứ trụ hoặc hợp với can tiểu vận và các can giống với can tiểu vận ở trong Tứ Trụ. 2 - 2 can là chủ khắc giống nhau ở trong tứ trụ hợp với 1 can của tuế vận hay 2 can của tuế vận nếu chúng giống nhau. Giải thích về tranh hợp thật của thiên can giống như tranh hợp thật của địa chi (xem phía dưới). Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau). III - Địa nguyên Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân. Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)). Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148). 1 - Lục hợp của địa chi Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục. Ngọ...........Mùi..................Thổ cục. Dần...........Hợi..................Mộc cục. Mão...........Tuất.................Hỏa cục. Thìn..........Dậu..................Kim cục. Tị............Thân.................Thủy cục. Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ. 2 – Tam hợp của địa chi Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục. Hợi..Mão Mùi ..........................................Mộc cục. Dần..Ngọ Tuất..........................................Hỏa cục. Tị..Dậu Sửu............................................Kim cục. Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị.... 3 - Các bán hợp của địa chi Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục. Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục. Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục. Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục. Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị. Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục). 4 – Tam hội của địa chi Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục. Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục. Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục. Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục. Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo. Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ). 5 - Lục xung của địa chi Tý....với..Ngọ...là tương xung Mão........Dậu................ Dần........Thân............... Tị...........Hợi................ Thìn.......Tuất............... Sửu.........Mùi................ Trong đó: Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa. Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc. Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc. Trong đó: Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi. 6 – Tương hại của địa chi a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý b - Sửu...............Ngọ........................Sửu.........Ngọ, .Ngọ.........Sửu c - Dần.................Tị...........................Dần...........Tị,.....Tị..........Dần d - Mão................Thìn.......................Mão.........Thìn, Thìn........Mão e - Thân...............Hợi........................Thân........Hợi,..Hợi.........Thân f - Dậu.................Tuất.......................Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp : Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ). Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ)..... Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần. 7 – Tương hình của địa chi Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến. Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến. Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên . Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau. 8 - Tự hình của địa chi Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “. 9 - Tứ hình của địa chi Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả. 10 - Tứ trự hình của địa chi Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi. (Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.) 11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh. a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn. Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận). Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn). b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá). c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục. 12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn. b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận. c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ. f – Địa chi tranh hợp thật : 1 - Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giống nhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa được cục. 2 – Nếu chi đại vận và thái tuế giống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay với nhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chi trong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên nó cũng không thể hóa được cục. Giải thích : Nếu trong tứ trụ có 2 Thìn hợp với Tý ở đại vận hay thái tuế thì 2 Thìn là Thổ khắc được Tý là Thủy nên 2 Thìn mang hành chủ khắc, còn chi Tý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Tý trong tứ trụ hợp với Thìn ở đại vận hay Thìn thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông. Vì sao 2 chi chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia hòng tạo ra được sản phẩm (hóa cục). 3 - Nếu 4 chi hợp với 1 chi, trong đó chỉ có 2 chi giống nhau ở trong tứ trụ hợp với chi ở đại vận hay thái tuế là tranh hợp thật thì tổ hợp của 5 chi này không hóa cục được (?) (ví dụ 155). 4 - Nếu có từ 3 chi giống nhau trở lên (trừ câu 2) là chủ khắc hợp với 1 hay nhiều chi giống nhau thì không phải là tranh hợp thật nên vẫn có thể hóa cục (?) (xem ví dụ 165). Giải thích : Bởi vì khi 2 thằng đàn ông đánh nhau thì thằng thứ 3 được tự do có thể “hợp” với cô gái đó..., vì vậy cả 3 thằng này đều có cơ hội để “hợp” được với cô gái đó tạo ra… (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?) 13 - Thiên Khắc Địa Xung A - Thiên khắc địa xung Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX): 1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ. 2 – TKĐX có chi là Thổ. 3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau. TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung. B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc 1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như : Giáp....khắc...Mậu..............Ất......khắc....Kỷ Bính...............Canh.............Đinh............Tân Mậu................Nhâm.............Kỷ..............Quý Canh ..............Giáp.............Tân..............Ất Nhâm...............Bính.............Quý.............Đinh. 2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như: Tý.....khắc....Ngọ Dậu..............Mão Hợi...............Tị Thân..............Dần Thìn..............Tý 3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như : Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung.....Tuất Mão...............Dậu...............Tuất.............Thìn Tị...................Hợi...............Sửu..............Mùi Dần...............Thân..............Mùi..............Sửu Tý...................Thìn. Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều. Ví dụ : 1 - Trụ Giáp Tý TKĐK với trụ Mậu Ngọ bởi vì trụ Giáp Tý có Giáp khắc Mậu và Tý khắc Ngọ. 2 - Trụ Giáp Ngọ TKĐX với trụ Mậu Tý bởi vì trụ Giáp Ngọ chỉ có Giáp khắc Mậu còn Ngọ chỉ xung Tý. 3 - Trụ Giáp Thìn TKĐX với Mậu Tuất bởi vì trụ Giáp Thìn chỉ có Giáp khắc Mậu còn Thìn chỉ xung Tuất. 14 – Thời gian của các trụ trong tứ trụ mang vận hạn Trụ năm mang vận hạn từ khi mới sinh đến tròn 15 tuổi. Trụ tháng mang vận hạn từ 15 tuổi đến tròn 30 tuổi. Trụ ngày mang vận hạn từ 30 tuổi đến tròn 45 tuổi. Trụ giờ mang vận hạn từ 45 tuổi tới tròn 65 tuổi. Từ 65 tuổi trở đi trụ năm mang vận hạn (hay là ở cả 4 trụ ?). Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì điểm hạn của tất cả các lực xung hay khắc vào trụ này đều phải tăng gấp đôi, trừ can chủ khắc của nó ở lưu niên nhược ở tuế vận. Xem các giả thiết từ số 166/ tới 168/ ở chương 14. IV - Nhân nguyên Địa chi tàng chứa từ 1 đến 3 can, các can tàng này được gọi là Nhân nguyên (các nguyên nhân của người). Các can tàng này chính là 10 thần, là các thần nắm sự việc,.... chúng đại diện cho các yếu tố chủ quan của người có tứ trụ. Do vậy chúng ta rất khó dự đoán được các yếu tố này khi nào sẽ phát sinh và biểu hiện ra bên ngoài. Thiên can đã lộ ra trong tứ trụ (can năm, can tháng và can giờ) cũng có các đặc tính như vậy nhưng vì nó đã lộ ra ngoài nên dễ nhận biết được để dự đoán. 1 – Các can tàng trong địa chi Quý....................tàng trong Tý...........Kỷ, Tân và Quý.....tàng trong Sửu Giáp, Bính và Mậu ..............Dần..........Ất....................................Mão Mậu, Quý và Ất..................Thìn.........Bính, Canh và Mậu................Tị Đinh và Kỷ.........................Ngọ..........Kỷ, Ất và Đinh.....................Mùi Canh, Nhâm và Mậu...........Thân.........Tân...................................Dậu Mậu, Đinh và Tân................Tuất.........Nhâm và Giáp........................Hợi Chú ý : Can tàng có cùng hành với hành của địa chi mà nó tàng được gọi là can tàng bản khí hay chính khí (bởi vì nó có lực mạnh hơn các lực của các can tàng khác trong địa chi đó) còn các can tàng khác trong địa chi này (nếu có) được gọi là can tàng phụ. Ví dụ 1 : Tị tàng chứa các can Bính, Mậu và Canh trong đó Bính là can tàng mang bản khí hay khí chính (tức là hành Hỏa là hành chính của Tị), vì vậy Bính có lực mạnh hơn lực của Mậu và Canh chỉ mang hành là tạp khí hay khí phụ là Thổ và Kim. Mậu và Canh được gọi là can tàng phụ. Ví dụ 2 : Dậu chỉ có chứa 1 can tàng Tân là bản khí, không có tạp khí. Các câu hỏi trọng tâm của Bài 7: Cuốn Trích Thiên Tủy được dịch bởi vnn1269 có đoạn như sau : (Các bạn có thể đọc toàn bộ 9 chương đầu của cuốn Trích Thiên Tủy trong mục Trao đổi về Tứ Trụ bên trang web Lý Số Việt Nam.) “Chương 8 : Địa Chi ................................................ Chi thần chích dĩ xung vi trọng, hình dữ xuyên hề động bất động Nguyên chú: Xung tức tương khắc, cùng tứ khố huynh đệ gặp xung, do đó mà động; đến như tương hình tương hại, là do có tương sinh tương hợp mà tồn tại, vì vậy mà nói xung động và xung bất động có cái lý lẽ khác nhau. Nhâm thị viết : ……………………….. Cái nghĩa của việc tương hình thật không lấy chi làm nhất định, như : (1 -) hợi hình hợi, thìn hình thìn, dậu hình dậu, ngọ hình ngọ, gọi là tự hình, vốn là địa chi gặp địa chi, cùng đồng khí cớ sao lại tương hình? (2 -) Tý hình mão mão hình tý, vốn là tương sinh, dần thân tương hình tất gặp xung sao còn lại đi tương hình? (3 -) Tuất hình mùi, mùi hình sửu đều ngũ hành thuộc thổ khí thì không thể nào tương hình được. (4 - )Dần hình tỵ cũng là tương sinh, dần thân tương hình, tất gặp xung hà tất lại còn tương hình hay sao? (5 -) Lại còn nói tý mão nhất hình, dần tỵ thân nhị hình, sửu tuất mùi tam hình, gọi là tam hình, lại còn có tự hình, đều là ngụy luận hẵng nên vứt bỏ. (6 -) Xuyên tức là hại, lục hại là do lục hợp mà có, tức xung thần hợp với ta, gọi là lục hại, như tý hợp sửu mà gặp mùi xung, sửu hợp tý mà gặp ngọ xung. Cho nên nói tý mùi tương hại, chẳng không tương khắc, sửu ngọ dần hợi tương hại, đều là tương sinh, cớ sao lại tương hại? vả lại tương hình, tương hại vốn đã không lấy chi đủ làm bằng chứng, thật lầm lỗi lớn, đến như tương phá cũng như thế cả, không tương hại tức tương hình, lỗi lầm do không thuộc ở kinh, nên tước bỏ vậy“. Theo bạn thì cách lý luận của cao thủ Tử Bình Nhâm Thị qua 6 câu tôi đã đánh dấu ở trên có đúng hay không ? Vì sao ?
-
Quả thực là tôi thấy cụ Thiệu nói như vậy thì viết lại như vậy chứ thực tình thì cũng đang phân vân như bạn cả thôi. Theo tôi nghĩ về tâm lý con người thì cứ ở về phía Ðông cách chỗ mình được sinh ra khoảng 10 km trở lên là yên tâm lắm rồi, nhất là chỗ ở đó lại thuộc phía Ðông của thị trấn hay thành phố thì chắc là mỹ mãn. Thân chào.
-
Info Tin 180 : Khoa học – vũ trụ Phát hiện thiên thể trôi tự do không theo quỹ đạo ( 8:00 PM | 21/05/2011 ) Các nhà khoa học Nhật Bản vừa quan sát được một thiên thể trôi nổi tự do không theo quỹ đạo. Thiên thể này có kích thước bằng 10 lần Sao Mộc, và không có mối quan hệ với bất kỳ thiên hà nào. ảnh minh họa Thiên thể này thông thường tồn tại trong dải ngân hà giống như các hằng tinh khác. Các nhà khoa học đã phát hiện thiên thể này thông qua việc so sánh các số liệu liên quan thu được từ việc quan sát thấu kính ở vùng lõi của dải ngân hà. Thông qua phân tích, các nhà khoa học kết luận, đa phần các thiên thể đều không có sao mẹ. Phó giáo sư Takahiro Sum, thuộc Đại học Osaka, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Sự tồn tại của thiên thể trôi nổi tự do không theo quỹ đạo đã được đề cập trong lý luận về sự cấu thành của các hành tinh. Tuy nhiên, việc các thiên thể này tồn tại phổ biến là điều gây bất ngờ cho mọi người". (theo xaluan) Vậy thì thử hỏi, với trình độ Vật lý thiên văn hiện đại ngày nay liệu có thể chứng minh được trong suốt 10 triệu năm vừa qua không hề có một thiên thể nào tương tự như vậy lao vào hệ mặt trời của chúng ta để có thể làm cho ít nhất một quỹ đạo của 1 thiên thể trong 7 thiên thể này thay đổi hay sao (chưa nói đến trường hợp thiên thể này lao thẳng vào một trong các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta). Người Trung Quốc cách đây 1000 năm trước cái thời Thuyết Nhật Tâm ra đời (Mặt trời là trung tâm của vũ trụ) của Copernicus và Galilei, họ đã dùng Thuyết Ðịa Tâm (Trái Ðất là trung tâm của vũ trụ) để chứng minh được điều này chăng ? Nếu không thì làm sao mà ngày nay có cả đến trình độ Tiến Sĩ về Vật Lý của Việt Nam đã đồng ỳ như vậy?
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm của bài 5 : Mục đích của 3 câu hỏi này nói chung chỉ muốn nói lên một điều là Tứ Trụ đã mã hóa mọi bí mật của con người và các mối quan hệ qua lại giữa con người với con người trong cái xã hội mà họ đang sống. Tứ Trụ và các khái niệm về nó thực chất không có gì là huyền bí cả khi mà con người ngày càng tìm thêm được những đặc trưng của nó đại diện cho những lĩnh vực mới của con người. Những điều đến nay còn cho là huyền bí bởi vì chúng ta chưa thể hiểu được những điều đó đã được xây dựng trên nền tảng nào hoặc nó đã đại diện cho những lĩnh vực nào của con người trong cuộc sống. Trải qua mấy nghìn năm con người đã không ngừng nghiên cứu để khám phá (Giải Mã) Tứ Trụ, mục đích giúp đỡ con người có thể biết trước được tương lai của mình để tìm cách sống và làm việc sao cho có lợi nhất. Những kiến thức mà tiền nhân đã tìm ra là vô cùng quý báu đối với chúng ta nhưng đáng tiếc rằng một số người có tính xấu, họ đã lợi dụng vào uy tín của mình để ngụy tạo nhiều tri thức mà các tiền nhân đã để lại, kể cả các tri thức được coi là các quy tắc nền tảng để xây dựng lên môn Tử Bình - Tứ Trụ (như các Ngụy Tạo của các cao thủ Tử Bình mà tôi đã gọi chúng là "Các Tuyệt Chiêu Nổi Tiếng trong Tử Bình"). Cho nên khi học hay nghiên cứu Tứ Trụ chúng ta không nên quá quan trọng coi những khái niệm về Tứ Trụ như những điều huyền bí mà hãy coi chúng chỉ là những khái niệm cụ thể đại diện cho các mặt của con người với cuộc sống của họ trong xã hội mà thôi, đồng thời luôn luôn cảnh giác với những phát ngôn của một số người có uy tín mà thấy không hợp lý, thiếu logic... nhất là nó lại đi ngược với nền tảng xây dựng nên môn Tử Bình - Tứ Trụ. Và tất nhiên hiện nay còn rất nhiều những điều “Huyền Bí“, chúng đang cần sự khám phá (Giải Mã) của các bạn.
-
Chương 5 Thân và mười thần của tứ trụ I – Nhật Can và Thân Trong mỗi tứ trụ, can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là ngôi nhà của người có tứ trụ đó). Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) của người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là thân thể của người có tứ trụ đó). Qua đó chúng ta có thể so sánh hành của Thân với 4 hành còn lại (sau khi đã xét khả năng tác động giữa các can chi trong tứ trụ với nhau) để xem hành của Thân là mạnh hay yếu (thường được gọi là Thân vượng hay nhược). Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người. II - Mười thần của tứ trụ 1 - Mười thần Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi, cho nên quan hệ của nó với các hành khác như sau : a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2). b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) . c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi. d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8). e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10). Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ. Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có : Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn. Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu. Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần. Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan, Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát. Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài, Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài. Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ, Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp. Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy. 2 – Tương sinh của 10 thần Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau: Qua sơ đồ ta thấy sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành. 3 – Tương khắc của 10 thần Mười thần là tài, quan, ấn, thực, thương….. của các can lộ hay tàng trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào. Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy. Nếu Tân (hay Canh) là Nhật Can thì ta có sơ đồ tương khắc của 10 thần của nó như sau : Qua sơ đồ trên ta nhận thấy sự tương khắc của mười thần hoàn toàn tương tự như sự tương khắc của ngũ hành (tương khắc cách 1 ngôi). Khi xét các thần trong tứ trụ và giữa tứ trụ với tuế vận ta phải căn cứ vào sự vượng suy của các thần (tức hành của nó), nếu thần nào quá vượng thì cần được xì hơi là tốt (tức là nó cần được sinh cho các thần khác), còn ngược lại nếu sinh hay giúp đỡ thêm cho nó thì dễ có tai họa. Tương tự nếu thần nào quá yếu thì nó cần được sinh hay được phù trợ cho vượng lên và dĩ nhiên nó rất sợ bị khắc. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết thần đó là mạnh hay yếu? Muốn biết, chúng ta phải dựa vào bảng sinh vượng tử tuyệt để xem nó có vượng hay nhược ở tuế vận, cũng như xem nó có xuất hiện nhiều hay ít ở trong tứ trụ và ở tuế vận (bởi vì nếu thần đó là nhược nhưng có nhiều thì nó cũng có thể trở thành mạnh). 4 - Tính chất của mười thần . Mười thần trong tứ trụ đại diện cho công năng, chức vụ, quyền lực, tình cảm, tính cách, nghề nghiệp,…..như sau : 1 - Chính quan là cái khắc tôi, đại diện cho quan chức tốt, chính trực trong chính quyền điều hành xã hội, mà con người phải tuân theo pháp luật nhà nước, nói chung chính quan được coi là cát thần, nhất là khi Thân vượng. Công năng của chính quan trong mệnh là bảo vệ tài, áp chế Thân, khống chế tỷ và kiếp. Thân vượng tài nhược thì nên có chính quan để bảo vệ tài. Thân vượng mà ấn nhược thì chính quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. Thân vượng kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế kiếp. Trong mệnh chính quan đại diện cho chức vụ, học vị, thi cử, bầu cử, danh dự, …. . Với nam Chính quan còn đại diện cho tình cảm với con gái. Vì nam lấy tài làm vợ, tài sinh quan và sát là con, nên nam lấy quan làm con gái, sát làm con trai (vì âm, dương khác với nhật can là con gái, giống là con trai). Tâm tính của chính quan : chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có đầu có đuôi. Nhưng dễ bảo thủ cứng nhắc, thậm chí là người không kiên nghị. 2 - Thất sát (thiên quan) là cái khắc tôi, nó thường đại diện cho quan lại xấu trong chính quyền. Trong mệnh thất sát chuyên tấn công lại Thân, cho nên Thân dễ bị tổn thương, khi đó cần có thực thương tới để khắc chế thất sát thì lại trở thành tốt (nghĩa là bắt quan xấu phải phục vụ cho mình “thất sát hóa thành quyền bính“). Nói chung khi Thân nhược thất sát được coi là hung thần. Công năng của thất sát làm tổn hao tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế tỷ kiếp. Trong mệnh thất sát đại diện cho chức vụ về quân cảnh, hoặc nghề tư pháp, thi cử, bầu cử … Với nam thất sát còn đại diện cho tình cảm với con trai. Tâm tính của thất sát, hào hiệp, năng động, uy nghiêm, nhanh nhẹn ... .Nhưng dễ bị kích động, thậm chí dễ trở thành người ngang ngược, trụy lạc … 3 – Chính ấn là cái sinh ra tôi, khi Thân nhược thường được coi là cát thần, ấn có nghĩa là con dấu, đại diện cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ …. Chính ấn là sao thuộc về học thuật và còn đại diện cho tình cảm của mẹ đẻ. Công năng của chính ấn, sinh Thân, xì hơi quan sát, chống lại thực thương. Tâm tính của chính ấn, thông minh, nhân từ, không tham danh lợi, chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ.... 4 – Thiên ấn (Kiêu)là cái sinh phù tôi, đại diện cho quyền uy trong nghề nghiệp như nghệ thuật, nghệ sĩ, y học, luật sư, tôn giáo, kỹ thuật, nghề tự do, những thành tích trong dịch vụ.... Nó còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ. Công năng của thiên ấn sinh Thân, xì hơi quan sát để sinh cho Thân, chống lại thực thương . Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn khi đó chỉ có thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người mà tứ trụ có Thân vượng, còn có kiêu, tài và quan tất là người phú quý. Mệnh có thiên ấn lại còn gặp quan sát hỗn tạp (có cả chính quan và thiên quan, không tính Quan và Sát là tạp khí ) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần. Tâm tính của thiên ấn, tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhậy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh... 5 – Ngang vai là ngang tôi (là can có cùng cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là tỷ. Đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha ,… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em. Công năng của ngang vai có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có ngang vai nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của. Tâm tính của ngang vai, chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng ngang vai được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân). 6 - Kiếp tài cũng là ngang tôi (là can cùng hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang.... Thân vượng mà có nhiều kiếp cũng giống như ngang vai ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em.... Công năng của kiếp cũng giống như của ngang vai. Tâm tính của kiếp tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh.... 7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái. Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần. Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?). 8 – Thương quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can). Đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không chúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai. Công năng của thương quan làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm thương tổn quan. Sợ nhất là “thương quan gặp quan là họa trăm đường ập đến“. Nói chung thương quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược. Tâm tính thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ.... Người thương quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa. Nhưng thương quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là thương quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến. 9 – Chính tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam). Công năng là sinh quan và sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần làm hại chính ấn. Nói chung chính tài được coi là cát thần. Tâm tính cần cù, tiết kịêm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng.... Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả chính quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành. Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái. Tài có kho (ví dụ : nếu ất là tài thì kho là dần và mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn). Thân vượng có chính tài còn gặp thực thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính tài và kiếp tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất. 10 – Thiên tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ. Công năng của thiên tài: sinh quan sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần, làm hại chính ấn. Nói chung thiên tài được coi là cát thần. Tâm tính của thiên tài, khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhậy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm.... Thiên tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên tài thấu can thì kỵ nhất gặp tỷ và kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam). Can chi đều có thiên tài là người xa quê lập nghiệp trở lên giầu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển (?). Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu. Thiên tài lâm mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm (?). Các câu hỏi trọng tâm của bài 5 : 1 - Thường thì trong cuộc sống hàng ngày ai ai cũng phải có nhà để sống, vậy thì người ta đã tìm thấy cái gì trong mỗi Tứ Trụ của con người đại diện cho cuộc sống thực tế của người có Tứ Trụ đó ? 2 - Tại sao lại có khái niệm 10 thần, chúng có liên quan gì tới tính chất sinh khắc của ngũ hành hay không ? 3 - 10 thần cũng như ngũ hành đại diện cho những cái gì trong cuộc sống thường ngày của chúng ta ?
- 52 trả lời
-
10
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm và bài tập của Bài 5: 1 - Vì sao người ta phải đưa ra khái niệm Ðại Vận và xác định nó kéo dài đúng 10 năm cũng như khái niệm Tiểu Vận và xác định nó chỉ kéo dài đúng 1 năm ? Theo tôi thì Tiểu vận mới chính là tuổi thật của người có Tứ Trụ đó, còn lưu niên mới đúng là tuổi giả (tức một năm bất kỳ cần dự đoán), vì thường có mấy người nào sinh đúng vào ngày giao lệnh của tháng Dần (khoảng mùng 4 hay 5 tháng 2 dương lịch). Do vậy muốn dự đoán vận mệnh của con người thì thông tin Tiểu vận, tức tuổi thật này bắt buộc phải có là hợp lý. Như vậy thì tại mỗi năm (lưu niên) thường xuất hiện 2 Tiểu vận. Tiểu vận đầu tính từ giao lệnh của tháng Dần tới ngày sinh nhật của người đó. Tiểu vận thứ 2 bắt đầu từ ngày sinh nhật cho đến hết năm, tức tới giao lệnh của tháng Dần của năm sau. Giả sử muốn xác định 2 Tiểu vận tại năm 1995 của một người sinh năm 1963 ta lần lượt các bước: 1 - Ðầu tiên ta lấy 1995 trừ đi 1963 còn 32. Ðây chính là tuổi tính theo dương lịch của người này vào năm 1995. 2 – Giả sử can chi của trụ giờ của người này là Bính Tý chẳng hạn thì: a - Nếu tính theo chiều thuận của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm) thì Tiểu vận đầu tiên ngay sau Bính Tý là Ðinh Sửu. Ðinh Sửu được gọi là Tiểu vận 1, còn tiểu vận thứ 2 là Mậu Dần... cứ tính tiếp như vậy tới tiểu vận thứ 32 là Mậu Thân. Tiểu vận Mậu Thân chính là tiểu vận thứ nhất được tính từ ngày giao lệnh của tháng Dần năm 1995 tới ngày sinh nhật của người này ở năm 1995. Tiểu vận thứ hai là Kỷ Dậu (bắt đầu từ ngày sinh nhật tới ngày giao lệnh của tháng Dần năm sau). Ðây chính là 2 Tiểu vận của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này. b - Nếu tính theo chiều nghịch của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm Âm và nữ sinh năm Dương) thì ngay trước Bính Tý là Ất Hợi. Tiểu vận Ất Hợi được gọi là Tiểu vận 1, tiểu vận 2 là Giáp Tuất,... tiểu vận thứ 32 là Giáp Thìn và Tiểu vận thứ 33 là Quý Mão. Do vậy Tiểu vận Giáp Thìn là Tiểu vận đầu còn Tiểu vận Quý Mão là Tiểu vận thứ hai của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này. Theo tôi đại vận kéo dài đúng 10 năm có thể vì có 10 Thiên can nên mỗi đại vận phải xuất hiện đủ 10 can này tức mỗi can đại diện cho 1 năm của đại vận. Ðiều này đúng như theo phương pháp của cụ Thiệu là lấy can đại vận làm trọng chứ không theo các sách Tử Bình của các cổ nhân khác lấy chi làm trọng. Còn vì sao đại vận không bắt đầu từ khi mới sinh như Tiểu vận thì xin nhờ mọi người trả lời giúp tôi. 2 – Xác định các đại vận và thời gian của chúng qua các ví dụ sau: a – Nam sinh ngày 7/8/1963 lúc 2,00’ a.m. Tứ Trụ : Quý Mão - Kỷ Mùi – ngày Nhâm Ngọ - Tân Sửu Các đại vận và thời gian của chúng: Mậu Ngọ... Ðinh Tị...Bính Thìn.. Ất Mão...Giáp Dần..Quý Sửu...Nhâm Tý .....10...........20...........30............40............50............60..............0 1/8/1973......8/83.......8/93..........8/03.........8/13.........8/23...........8/33 b – Nữ sinh ngày 21/6/1960 lúc 20,59’. Tứ trụ : Canh Tý – Nhâm Ngọ- ngày Canh Thìn – Bính Tuất Các đại vận và thời gian của chúng: Tân Tị......Canh Thìn....Kỷ Mão...Mậu Dần... Ðinh Sửu...Bính Tý.. ...Ất Hợi ....5..............15.............25.............35..............45............55.............65 1/10/1965....10/75........10/85.......12/95..........12/05........12/15........12/25 c – Nam sinh ngày 14/13/1956 (tức 14/1/1957 dương lịch) lúc 17,00’. Tứ trụ : Bính Thân – Tân Sửu – ngày Bính Tuất – Ðinh Dậu Các đại vận và thời gian của chúng: Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn... Ất Tị...Bính Ngọ...Ðinh Mùi...Mậu Thân .......7...............17.............27...........37.........47.............57............67 8/12/1963......12/73........12/83........12/93....12/03.........12/13.......12/23 d - Nữ sinh ngày 17/5/1986 lúc 7,00’a.m. Tứ trụ : Bính Dần – Quý Tị - ngày Tân Dậu – Nhâm Thìn Các đại vận và thời gian của chúng: Nhâm Thìn...Tân Mão..Canh Dần...Kỷ Mùi...Mậu Tý... Ðinh Hợi...Bính Tuất ........4.............14............24...........34...........44............54............64 ..1/2/1990.......2/00.........2/10.........2/20........2/30.......2/40...........2/50 e - Nữ sinh ngày 30/10/1991 lúc 12,58’a.m. Tứ trụ : Tân Mùi - Mậu Tuất – ngày Quý Dậu - Mậu Ngọ Các đại vận và thời gian của chúng: Kỷ Hợi.......Canh Tý...Tân Sửu...Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn....Ất Tị .....3...............13...........23.............33..............43..............53...........63 28/9/1994......9/04........9/14.........9/24.............9/34...........9/44.........9/54
- 52 trả lời
-
10
-
Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ Chương 4 Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ Chỉ dựa vào Tứ Trụ liệu đã đủ để dự đoán vận mệnh của con người hay không? Hoàn toàn chưa đủ, muốn dự đoán có độ chính xác cao, người ta cần phải biết đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ đó. Vậy thì đại vận và tiểu vận là gì ? Và cách xác định chúng như thế nào? I – Cách xác định đại vận 1 - Đại vận Từ xa xưa cho tới ngày nay, mỗi người đều cảm thấy rằng cuộc đời thường không thuận buồm xuôi gió, mà có những khoảng thời gian tốt, xấu, may và rủi khác nhau. Người thì sự may mắn dồn dập đến từ khi vẫn còn trẻ, có người thì ở tuổi trung niên, lại có người chỉ đến khi đã về già, sự sui sẻo cũng vậy, ở mỗi người mỗi khác. Từ thực tế khách quan này mà người ta đã tìm ra cách xác định các khoảng thời gian may rủi khác nhau đó cho các Tứ Trụ là 10 năm và chúng được gọi là các đại vận. Cách xác định các đại vận hoàn toàn phụ thuộc vào tháng sinh của người đó như sau : a – Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm Người mà can năm sinh của người đó là dương đối với nam như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và can năm sinh của người đó là âm đối với nữ như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì được tính theo chiều thuận của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay sau lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, tiếp theo là đại vận thứ 2,... Ví dụ : Nam sinh vào năm Mậu Tý tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Mậu tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính theo chiều thuận theo bảng nạp âm là Kỷ Mùi, đại vận sau là Canh Thân, Tân Dậu,... Ví dụ : Nữ sinh vào các năm Quý Sửu tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên cũng tính theo chiều thuận như ví dụ trên là Kỷ Mùi, đại vận thứ hai là Canh Thân, Tân Dậu,... b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương Người mà can năm sinh là âm đối với nam như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và người mà can năm sinh là dương đối với nữ như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì phải tính ngược lại đối với bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, sau là đại vận thứ hai,... Ví dụ : Nam sinh vào năm Quý Dậu tháng Mậu Ngọ, vì can năm của người này là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên phải tính ngược theo bảng nạp âm ngay trước lệnh tháng là Đinh Tị, đại vận thứ hai là Bính Thìn, Ất Mão ,.... Ví dụ : Nữ sinh vào năm Mậu Thân, tháng Mậu Ngọ vì can năm là Canh tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính ngược với bảng nạp âm là Đinh Tỵ, sau là Bính Thìn, Ất Mão,.... II - Thời gian bắt đầu đại vận 1 - Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm Vậy thì khi nào các đại vận sẽ bắt đầu ? Phải chăng tất cả mọi người là như nhau? Hoàn toàn không phải như vậy, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ngày sinh của người đó so với ngày giao lệnh (tức là ngày thay đổi từ tháng này sang tháng khác của lịch Can Chi) của tháng trước hoặc tháng sau so với tháng sinh của người đó (lệnh ở đây nghĩa là chi của 1 tháng mang hành gì thì hành đó sẽ nắm lệnh trong tháng đó). Đối với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm, ta tính theo chiều thuận của bảng nạp âm từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng sau (theo lịch Can Chi) xem được bao nhiêu ngày, và bao nhiêu giờ. Sau đó cứ 3 ngày quy đổi là 1 năm, thừa 1 ngày được tính thêm là 4 tháng, thừa 2 ngày được tính thêm là 8 tháng, cứ thừa 1 tiếng được tính thêm là 5 ngày còn cứ thiếu 1 tiếng thì phải trừ đi 5 ngày. Cộng tất cả lại sẽ được bao nhiêu năm, tháng, ngày thì đó chính là sau khi sinh được từng đó thời gian sẽ bước vào đại vận đầu tiên. Ví dụ : Nam sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’ có tứ trụ: Bính Thìn - Canh Dần - ngày Giáp Ngọ - Bính Dần Ta thấy đây là nam sinh năm dương nên tính theo chiều thuận từ ngày sinh 12/2 lúc 3,01´ a.m. đến giao lệnh của tháng sau là ngày 5/3 lúc 18,48´ (tính tròn là 19,00’), thì được 22 ngày (vì đây là năm nhuận nên tháng 2 có 29 ngày ) và thêm 16 tiếng. 22 ngày quy đổi được 7 năm 4 tháng (vì thừa 1 ngày đổi thành 4 tháng), còn 16 tiếng quy đổi thành 2 tháng và 20 ngày (16.5 ngày = 80 ngày). Tổng cộng được tất cả là 7 năm 6 tháng và 20 ngày. Tức là sau khi sinh ra được 7 năm 6 tháng và 20 ngày thì người này bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên. Chính xác ngày 2/9 năm1983 người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão (từ 2/9/1983 đến 2/9/1993). Từ ngày 2/9 năm 1993 bắt đầu đại vận thứ 2 là Nhâm Thìn (2/9/93 đến 2/9/03). Các đại vận sau tính tương tự theo đúng chiều thuận của bảng nạp âm. Mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm. Có thể biểu diễn các đại vận và thời gian của chúng như sau : Năm 1983 bắt đầu đại vận trừ đi năm sinh là năm 1976 được 7 năm, tức là khi 7 tuổi người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão và được tính chính xác đến tháng 9 của năm 1983 . Nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy. 2 - Nữ sinh năm dương và nam sinh năm âm Đối với nữ sinh vào năm dương và nam sinh vào năm âm thì chúng ta tính theo chiều nghịch từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng trước liền với tháng sinh xem được bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ và cũng quy đổi như trên ta sẽ biết được khi nào bắt đầu đại vận đầu tiên. Ví dụ : Nữ sinh ngày 12/3/1952 lúc 22,00’ có tứ trụ: Nhâm Thìn - Quý Mão - ngày Đinh Tị - Tân Hợi Vì là nữ sinh vào năm có can là Nhâm tức can dương nên ta phải tính từ ngày sinh ngược lại tới ngày giao lệnh của tháng trước (tức là tính theo chiều ngược). Cụ thể ta tính từ ngày sinh 12/3 lúc 22,00´ đến đến ngày giao lệnh của tháng trước là ngày 5/3 lúc 23,00´ ta được 7 ngày quy đổi được 2 năm 4 tháng và từ 22,00’ đến 23,00’ là thiếu 1 tiếng tức phải trừ đi 5 ngày (Chú ý: Nếu giờ giao lệnh là 21.00' thì ta phải cộng thêm 5 ngày). Ta quy đổi được 2 năm 3 tháng và 25 ngày. Vậy thì người này ngày 7 tháng 7 năm 1954 bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên là Nhâm Dần và các đại vận sau tính theo chiều ngược của bảng nạp âm như sau : Đối với nam sinh năm Âm cũng tính theo chiều ngược như vậy. II – Cách xác định Tiểu Vận 1 – Tiểu vận Tiểu vận hoàn toàn phụ thuộc vào trụ giờ và thời gian của nó chỉ kéo dài đúng 1 năm (có thể gọi đây là tuổi ảo). a – Nam sinh năm dương và nứ sinh năm âm Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm thì tính thuận theo bảng nạp âm bắt đầu can chi ngay sau trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, tiếp là tiểu vận thứ hai.... Tiểu vận khác với đại vận là thời gian chỉ kéo dài 1 năm. Thời gian của tiểu vận đầu tiên bắt đầu tính ngay từ ngày và giờ sinh tại năm sinh của người đó cho đến đúng ngày và giờ đó của năm sau, sau đó mới sang tiểu vận thứ hai,... Ví dụ là nam như trên sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’am là năm Bính Thìn (1976), giờ sinh là Bính Dần (3,01’am) vì sinh năm dương nên tiểu vận đầu tiên tính theo chiều thuận của bảng nạp âm. Tức là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’a.m. ngày 12/2/1977 là tiểu vận đầu tiên Đinh Mão, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến ngày 12/2/1978 là tiểu vận thứ hai Mậu Thìn.... Nếu là nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy. b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương thì tính theo chiều ngược của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước can chi của trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, sau là tiểu vận thứ hai,..... Ví dụ trên nếu là nữ thì phải tính tiểu vận ngược với bảng nạp âm. Cụ thể là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’am ngày 12/2/1977 người nữ này có tiểu vận đầu tiên là Ất Sửu, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến 12/2/1978 là tiểu vận Giáp Tý, cứ thế tính các tiểu vận tiếp theo theo chiều ngược của bảng nạp âm. Nếu là nam mà sinh vào năm âm cũng tính theo chiều ngược như vậy. 2 – Tính chất của tiểu vận Can, chi và nạp âm của tiểu vận chỉ có khả năng hình, xung, khắc, hại, hợp đối với can, chi và nạp âm của đại vận và lưu niên nhưng chúng không có khả năng tác động đến các can, chi và nạp âm trong tứ trụ và ngược lại. Các câu hỏi trọng tâm và bài tập của Bài 5: (Chú ý: Tất cả các Tứ Trụ được xác định trong cuốn sách hay trong chương trình của lớp học này đều được xác định theo Lịch Vạn Niên của Trung Quốc tức giao lệnh lấy theo giờ Bắc Kinh). 1 - Vì sao người ta phải đưa ra khái niệm Ðại Vận và xác định nó kéo dài đúng 10 năm cũng như khái niệm Tiểu Vận và xác định nó chỉ kéo dài đúng 1 năm ? 2 – Xác định các đại vận và thời gian của chúng qua các ví dụ sau: a – Nam sinh ngày 7/8/1963 lúc 2,00’ a.m. b – Nữ sinh ngày 21/6/1960 lúc 20,59’. c – Nam sinh ngày 14/13/1956 (tức 14/1/1957 dương lịch) lúc 17,00’. d - Nữ sinh ngày 17/5/1986 lúc 7,00’a.m. e - Nữ sinh ngày 30/10/1991 lúc 12,58’a.m.