Thiên Bồng

Hội viên
  • Số nội dung

    779
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    5

Everything posted by Thiên Bồng

  1. HIỆU CHỈNH TÊN HÀNH TRONG LẠC THƯ HOA GIÁP (Bài viết đã xin ý kiến thầy Thiên Sứ) Như ta biết, với nguyên lý căn đế Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt, thầy Thiên Sứ chứng minh Nạp âm Ngũ hành Lục Thập Hoa Giáp trong cổ thư chữ Hán đã sai hai hành Thủy, Hỏa (xem thêm "Thời Hùng Vương và Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp" tác giả Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh). Tuy vậy, khi hoán chuyển hai hành Thủy Hỏa để lập Lạc Thư Hoa Giáp, khó khăn phát sinh là phải Nạp âm hành Thủy Hỏa vừa thuận theo Quy tắc Cách Bát Sinh Tử vừa phải thứ tự Sinh - Vượng - Mộ (định lượng của mỗi hành). Thiên Bồng xin hiến cách hoán chuyển hai hành Thủy Hỏa như sau: Bước 1: Từ Bảng Nạp âm Lục Thập Hoa Giáp Ta thấy trong mỗi vận 6 năm các tên hành đều đặt theo thứ tự Sinh (2 năm đầu), Vượng (2 năm giữa), Mộ (2 năm cuối). Và trong mỗi hành đều sắp xếp theo quy tắc Cách Bát Sinh Tử theo thứ tự Sinh Vượng Mộ. Cụ thể:: Bước 2: Lúc này ta sẽ áp dụng hoán chuyển Thủy – Hỏa theo thứ tự Sinh – Vượng – Mộ: Thủy sinh đổi chỗ Hỏa sinh, Thủy vượng hoán chuyển Hỏa vượng, Thủy mộ thay cho Hỏa mộ: Bước 3: Sau đó ta an lại những hành này vào Lục thập Hoa Giáp để thành Lạc Thư Hoa Giáp (hiệu chỉnh) Bước 4: Ta kiểm tra lại theo Cách Bát Sinh Tử và Sinh - Vượng - Mộ Ta thấy Chu kỳ Cách Bát Sinh Tử và Sinh Vượng Mộ trong Lạc Thư Hoa Giáp rất hợp lý. Trên đây là cách chuyển đổi của Thiên Bồng, có thể còn nhiều bất cập, rất mong góp ý của Quý vị quan tâm. Thiên Bồng.
  2. XÁC ĐỊNH NẠP ÂM CHO CÁC HÀNH TRONG LẠC THƯ HOA GIÁP Sau khi xác định thân mạng của các năm theo cách trên, để ý ta thấy, các hành Sinh Vượng Mộ đều theo vòng Tam Hạp, khởi từ Tý sẽ là Tý Thân Thìn, khởi từ Ngọ sẽ là Ngọ Dần Tuất (Ví dụ với hành Kim hình bên dưới). Từ đó ta có cách an như sau: Một số Vi dụ (lấy từ bài trên) và nên học thuộc lòng nạp âm. Cám ơn Quý vị quan tâm, rất mong phản hồi từ Quý vị. Thiên Bồng (sưu tầm và hiệu chỉnh)
  3. CÁCH NHẨM MẠNG LẠC THƯ HOA GIÁP TRÊN BÀN TAY Trên trang chủ của Diễn Đàn đã có cách tính nhẩm Nạp âm Lạc Thư Hoa Giáp bang công thức (Nguồn: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/am-lich/chi-tiet/cong-thuc-tinh-nhanh-bang-lac-thu-hoa-giap-1706/ ), tuy đơn giản nhưng hơi khó nhớ, nay Thiên Bồng sưu tầm và hiệu chỉnh cách tính nhẩm bang cách bấm đốt ngón tay như sau: Bước 1: An Thiên Can Bước 2: An Địa Chi Vì khởi đầu Lạc Thư Hoa Giáp là Giáp Tý, Ất Sửu (Ngũ vận kỳ I) và Giáp Ngọ, Ất Mùi (Ngũ vận kỳ II) thuộc Kim (Sinh), Hành Kim (Vượng) tiếp theo sẽ là Nhâm Thân, Quý Dậu (Ngũ vận kỳ I), Nhâm Dần, Quý Mẹo (Ngũ vận kỳ II) Hành Kim (Mộ) cuối cùng sẽ là Canh Thìn, Tân Tỵ (Ngũ vận kỳ I), Canh Tuất, Tân Hợi (Ngũ vận kỳ II) Nên ta An Địa Chi như sau: Bước 3: Nhớ Câu Thần Chú KIM (1) - HỎA (2) - THỦY (3) - THỔ (4) - MỘC (5) là chiều tương khắc nếu đị từ phải sang trái Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Kim lại khắc Mộc. Dễ nhớ hơn là "Kêu Học Thì Than Mệt". Sau khi An địa chi, ta đếm từ Địa Chi "theo chiều kim đồng hồ" đến Thiên Can. Dừng ở số nào chính là Nạp âm của năm đó. Một số ví dụ: Rất cám ơn sự quan tâm của Quý vị. Thiên Bồng.
  4. Xin lỗi SP... con xin lần này nữa thôi... sau thì im ạ...!
  5. Dear Mr. Hoàng Định, Ta chấp nhận tiên đề: Thái cực là khởi nguyên của vũ trụ và là bản thể của vũ trụ. Nếu chấp nhận như thế thì chẳng có cái gọi là "vô cực" đứng trước "thái cực" nữa. Chính vì thêm hai cái chấm (được gọi là "thiếu dương", "thiếu âm") vào đò hình Âm Dương, nên phải cho là "Thái cực" là "động" và là "dương" (Dương động, âm tịnh theo cổ thư chữ Hán). Vậy nó được gọi là "động" là so với "cái gì" mà cái đó phải "tịnh". Do không giải quyết được mây thuẫn này, nên "Tống nho" (Chu Liêm Khê gì gì đó thì phải) đã thêm cái gọi là "vô cực" để trước "thái cực" và cho nó "tịnh" (để phân biệt với "động") nhưng phải "chưa phân biệt" được "âm dương" (nếu nó mà phân biệt được thì phải rặn ra cái "hư vô cực"... đặt trước "vô cmn cực" nữa) và phán như đúng rồi "Vô cực nhi Thái cực". Nếu luận như anh: "Vô cực" +/- "manh nha" = "Thái cực". Vậy thái cực là cái có sau "vô cực" và nó "động" nên nó "âm"...? Vậy "vô cực" có trước nó, thì "tịnh" hay "động", "âm" hay "dương"...? Cái này do anh vẫn chấp "Thái cực" là "động" cộng với lý học Việt "Dương tịnh âm động", "Thái cực động"... nên Thái cực là âm...? và do Thái cực là khởi nguyên vũ trụ nên "Âm" có trước. Quá hay cho đội quay tay ! (TDTT) Đã từng nghe câu "xe nam chỉ bắc" chưa...? Muốn đi về Phương Nam mà cứ hướng về Phương Bắc mà tiến, thì càng đi càng xa thôi. Thân.
  6. Dear Mr. Hoàng Định, Nói chung là, về dịch lý Thiên Bồng không rành, nhưng cái chính theo sư phụ 6 năm nay chỉ vì một lẽ. Đó là học được "Chánh tư duy". Trích dẫn trên của anh có vài vấn đề TB muốn hỏi.. "Khi không có gì hết, không lý trí, không định nghĩa, không không khôn....có 1 sự động, theo các nhà khoa học cho là vụ nổ Bigbang ----> Sanh ra Thái Cực ( Âm & Dương ). Xét tiếng nổ ( Big Bang ) theo nguyên lý Dương Tịnh - Âm Động thì Tiếng nổ là Âm tức Âm có trước & Dương có Sau. Nếu lý luận ngược lại Dương có trước & Âm có sau thì sai nguyên lý Thứ 6. Dương Tịnh - âm Động" Thiên Bồng hỏi: a. Cái gì sinh ra cái "động" đó vậy...? Tiếng "nổ" có trước, là tự nhiên nó "nổ" sao? nếu không có cái "không nổ" thì làm gì có cái gọi là "nổ" để "phân biệt" với "không nổ"...? b. Thái cực (Âm & Dương) nghĩa là sao...? Thái cực sinh lưỡng nghi, thái cực bao hàm âm dương nhưng thái cực không đồng nhất với âm dương. Ví như cha mẹ sinh ra ta, trong ta có cha mẹ, nhưng không thể nói cha mẹ là ta...!? Vài dòng chia sẽ. Thân.
  7. Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông? T.T | 18/09/2016 07:22 46 Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông? Theo một nhà phân tích, Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016. RFI tóm lược bài phân tích "Bắc Kinh có lẽ đang chờ thời điểm lý tưởng để tấn công ở Biển Đông" của chuyên gia Harry Kazzianis, tân giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ thuộc Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington (Nixon Center cũ) Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu địa chính trị ở châu Á và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông cho rằng mọi phân tích thời sự đều suy đoán Trung Quốc sẽ công khai chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough trong những tuần lễ sau cùng trước bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11. Ván bài lật ngửa của Tập Cận Bình Trung Quốc của Tập Cận Bình đang đi vào một quỹ đạo khó khăn. Vì những yếu tố lịch sử phức tạp, sau một thế kỷ biến động do bàn tay của phương Tây và Nhật Bản, cộng với tinh thần chủ nghĩa dân tộc đại Hán, Trung Quốc không còn bằng lòng với danh hiệu cường quốc kinh tế, quân sự thứ hai trên thế giới. Trung Quốc cũng không thỏa mãn với chiến lược "một vành đai, một con đường", với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á... Các báo cáo gần đây đều cùng chung một kết luận: Trung Quốc muốn nhiều hơn thế nữa và sẵn sàng gây hấn ở Biển Đông để tạo thế thượng phong. Cơ hội bằng vàng để ra tay là lúc Hoa Kỳ bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống. Các nhà phân tích châu Á tin rằng Trung Quốc sẽ hành động liều lĩnh sau khi đuối lý ở Toà Trọng Tài quốc tế về Biển Đông PCA. Thời báo Hoàn Cầu, trong một số tháng 7, gọi Úc là "mèo giấy" và đe dọa "sẽ đánh phủ đầu" nếu hải quân Úc tiến vào Biển Đông. Tuy nhiên, ngoài một vài tuyên bố bất cẩn, vài bài báo khiêu khích, Bắc Kinh biết ẩn nhẫn chờ qua Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, đầu tháng 9. Ban lãnh đạo Trung Quốc biết rõ leo thang không đúng lúc là một sai lầm chiến lược. Thời cơ đã đến: Giai đoạn thích hợp nhất là từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, Hoa Kỳ bị "việt vị" ở Biển Đông vì cuộc bầu cử tổng thống. Vào thời điểm này, công luận Mỹ tập trung vào cuộc bầu cử được xem là sôi động chưa từng thấy. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phân tích: "Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng ở giữa cuộc bầu cử tổng thống, không một nhật báo Mỹ nào đưa thời sự Trung Quốc lên trang nhất trừ phi có súng nổ đạn bay. Và họ không ngu dại đâu. Cơ hội tốt đã đến". Tham nhưng không ngu Giới ngoại giao Đông Nam Á cũng cùng nhận định: "Trung Quốc sẵn sàng chơi ván bài lật ngửa. Họ không cần vỏ bọc 'trỗi dậy hoà bình'. Họ không cần che giấu tham vọng nữa, lòng tham thống trị Biển Đông". Cho dù tổng thống Mỹ đã cảnh cáo, nhưng Trung Quốc đâu có sợ mang tai tiếng "đe dọa hoà bình, ảnh hưởng đến quan hệ song phương hay không" khi chiếm lấy Scarborough. Một nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN xin giấu tên giải thích bằng câu hỏi: Tại sao Trung Quốc không lợi dụng thời cơ củng cố thế mạnh tại Biển Đông? Mỹ thì lo bầu cử. Tổng thống Obama không phản ứng khi Bachar al Assad dùng bom hóa học, vi phạm "lằn ranh đỏ" ở Syria. Các quốc gia ASEAN biết rõ ông Obama sẽ không cứu chúng tôi vì một bãi đá ở Biển Đông, nhất là nhiệm kỳ đã hết. Sáng ngày 03/09, truyền thông quốc tế đã dẫn lại thông tin của New York Times, theo đó Bắc Kinh đã bố trí nhiều tàu quanh bãi cạn Scarborough mà Philippines, Đài Loan và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Sự kiện này chỉ là một bước mới trong tiến trình xâm lấn của Trung Quốc từ nhiều thập niên qua. Thông tin của New York Times cho biết Trung Quốc huy động tàu công binh để nạo cát, giai đoạn đầu để xây đảo nhân tạo trái phép và lập căn cứ quân sự như đã tiến hành tại nhiều nơi khác ở Biển Đông. Cùng lúc đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang được tăng cường một cách nhanh chóng trong những năm tháng tới đây qua các tiền đồn mới trên các đảo nhân tạo phi pháp. Scarborough chỉ cách đảo Luzon, nơi Hoa Kỳ có căn cứ không quân và hải quân có 200 km. Điều tệ hại, là chính vào thời điểm này, quan hệ giữa Mỹ và Philippines rơi vào cảnh "cơm không lành canh không ngọt" vì tổng thống Duterte có những lời tuyên bố xúc phạm tổng thống Obama, tạo cơ hội tốt cho Bắc Kinh lấn tới. Mỹ nên làm gì? Theo chuyên gia Harry Kazzianis, để tránh chuyện đã rồi, trước hết, tổng thống Obama phải dứt khoát cảnh cáo Trung Quốc bằng những biện pháp trừng phạt cụ thể như là xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh, không cho Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) hay đình chỉ đàm phán những thỏa thuận đầu tư. Manila, cho dù có bất đồng với Washington về nhân quyền, cũng phải hợp tác chặt chẽ với Mỹ, không cho Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ ở Scarborough. Mỹ phải xây dựng một chiến lược dài hạn không để Trung Quốc triển khai lực lượng. Cụ thể là hải quân Mỹ phải năng động hơn, tuần tra thường trực tại Biển Đông, huy động hạm đội với tàu sân bay trấn giữ cảng Subic Bay, Philippines ở phía đông Scarborough. Tin tặc tiết lộ: Hóa ra ở Mỹ, quan chức cũng có thể "mua", mà giá không hề đắt theo Thế giới trẻ Nguồn: http://soha.vn/thang-11-thoi-diem-dinh-menh-cua-bien-dong-20160917140827707.htm ================= Lỗi không là của ai... Lỗi do... Định mệnh...!?
  8. Mỹ đang rút khỏi Trung Đông? Điều ngạc nhiên là khi Nga đang đưa máy bay, tên lửa đến Trung Đông thì Mỹ đang khẩn trương chuyển số VKHN rời khỏi. Có vẻ như Trung Đông không còn mối quan tâm của Mỹ. Mỹ đã xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương để tránh một nơi đang hỗn loạn không thể điều khiển được hay đang tháo chạy tránh xa vũng lầy? Người Nga đang đến! Khi Mỹ-phương Tây đang nâng ly mừng chiến thắng trong vụ Ukraine chưa kịp ngửa cổ cho dòng rượu thơm ngon hảo hạng chảy vào thì người Nga đã đến từ lúc nào, lấy mất cái thứ họ cần nhất, chủ yếu nhất, của “vụ làm ăn” là Crimea. Mỹ-PT mất Crimea, nghĩa là Crimea đã thuộc về Nga, Biển Đen thuộc về Nga và chưa dừng ở đó, vùng Donbass phía Đông Ukraine giáp Nga đã xuất hiện 2 nước Cộng hòa tự xưng thân Nga ra đời có đầy đủ sức mạnh để chia Ukraine theo ý muốn khi cần. Vội vàng dùng Minsk-1, rồi Minsk-2 để kéo Nga dừng lại gấp và tiếp theo, dùng ngay “đòn dưới thắt lưng” là cấm vận, trừng phạt kinh tế để buộc Nga trả lại Crimea, nhưng chẳng làm gì được Nga. Bất kỳ một người dân Nga bình thường nào cũng trả lời “Không!” huống chi là Putin “Đại đế”. Té ra, tại Ukraine, Mỹ-PT làm việc không công cho Nga, nói cách khác là “Cốc mò, Cò xơi”. Tại Syria. Từ năm 2011, câu khẩu hiệu “Assad must go!” đã chói tai người Nga nhưng Nga đang tìm cách để “đóng băng” được cuộc khủng hoảng Ukraine và chờ cơ hội. Và, khi cái thời điểm “Assad must go” được đếm ngược, Mỹ-PT chuẩn bị nâng ly thì người Nga lại đến… Cách người Nga đến, cách người Nga thể hiện tại chiến trường Syria đã làm Mỹ-PT bàng hoàng, Trung Đông rúng động. “Chỉ với một lực lượng tối thiểu, Nga đã đạt được mục tiêu tối đa” là sự công nhận của chính giới tinh hoa Mỹ-PT. Bàn cờ Trung Đông thay đổi nhanh chóng có lợi cho Nga, Mỹ-PT buộc phải chấp nhận “cho phép Putin chiến thắng tại Syria” (BloobergView 4/8/2016). Người Nga lần đầu tiên đã đưa máy bay, tên lửa S-400, S-300 đến Iran và với Iran, đây cũng là lần đầu tiên cho Nga sử dụng căn cứ quân sự là sân bay Nojei thuộc thị trấn Hamedan-Iran để tấn công trực tiếp quân IS và lực lượng khủng bố quốc tế khác. Theo đó: 1, Không quân Nga tự do bay trong khu vực không phân Iran; 2, UAV hoạt động tầm xa của Nga được phép hoạt động tại căn cứ không quân Nojei; 3, Tên lửa hành trình của Nga được phép bay qua không phận Iran. Ngoài ra tên lửa hành trình Nga cũng dược phép bay qua Iraq và có tin đồn là Thổ Nhĩ Kỳ cũng chấp nhạn cho Nga sử dụng căn cứ Incirlik nếu cần… Rõ ràng, một tam giác chiến lược mới hình thành trên cơ sở một hiệp ước quân sự Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran sẽ giải quyết sự hỗn loạn tại Syria do Mỹ-PT để lại. Mỹ đang rời khỏi…? Có thể nói, tình hình Trung Đông đang vô cùng phức tạp. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn lợi ích các quốc gia…khiến Trung Đông như một bãi lầy mà không một quốc gia bên ngoài nào, hùng mạnh như Mỹ, cũng không dám đi sâu. Iraq, Lybia và giờ tới Syria khiến giới tinh hoa chính trị thực dụng Mỹ đắn đo lựa chọn. Mỹ-PT chỉ tham gia qua tay người khác, nhưng khi con bài Thổ Nhĩ Kỳ, con bài quan trọng có tính quyết định nhất, bị vô hiệu hóa, khi Thổ Nhĩ Kỳ “không coi Mỹ-PT là bạn” thì Mỹ không có một cơ sở nào để bám víu tại Trung Đông. Chiến lược Trung Đông của Mỹ phải thay đổi. Mỹ đã từng rút khỏi Việt Nam để tránh sa lầy thì người Mỹ để lại “nhà nước IS” và đám khủng bố quốc tế cho Nga giải quyết mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ, để rời đi chẳng có gì là to tát, ghê gớm. Đó là chiến lược khôn ngoan đầy thực dụng của Mỹ. Liệu Nga có tận diệt được IS và LIH hay không hay là theo vết xe đổ của Mỹ đã từng? Nên nhớ ngòi nổ rất nguy hiểm là các lực lượng người Kurd mà Mỹ đã hậu thuẫn, nuôi dưỡng để chấp nhận phải trả giá với Thổ Nhĩ Kỳ, không phải chuyện đùa của hậu chiến. Về nguồn góc sức mạnh, lý tưởng, dân tộc, người Kurd mạnh hơn hàng trăm lần IS. Sự rời khỏi đầu tiên là rút toàn bộ VKHN tại căn cứ quan trong nhất là Incirlik-Thổ Nhĩ Kỳ đến căn cứ khác của Mỹ ở Rumania. Mỹ không thể để VKHN ở đó khi đã từng bị hơn 7000 cảnh sát phong tỏa không phận, điện nước, vì Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ đó là trung tâm chỉ huy cuộc đảo chính quân sự vừa qua. Phải chăng, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt một chân ra ngoài NATO? Người Nga cứ tự nhiên tại Trung Đông và tại Ukraine miễn sao đừng để bị sa lầy, đừng để bị chảy máu. Hãy cẩn thận nhé Nga! Mỹ đang quay sang Châu Á-Thái Bình Dương là nơi quyết định tương lai của Thế giới. ngocthong19.5@gmail.com Nguồn: https://ngocthongqb.blogspot.com/ ====================== Ai đó sẽ sa lầy... Ai đó cố gắng rút khỏi vũng lầy... Cái chính là do lòng tự tôn... Lúc trước thì đối đầu... Nay dù dưới cơ cũng không muốn ngồi "song xa"...!?
  9. Có một kịch bản hư cấu hơn cả... hư cấu... Kiểu như tích Quan Công... "ôn tửu trảm Hoa Hùng"... Xong trận rồi... vẫn còn ấm chén rượu trên tay...!?
  10. Nghe đồn cái gọi là Sâm... xuất phát từ Phương Đông...! Từ cao cấp như... nhân sâm... hải sâm... sâm nhung... Đến bình dân như... sâm cúc... sâm dây... sâm bổ lượng... Gọi là sâm... nếu không là thuốc bổ thì cũng là nước mát... Tuy nhiên có một loại mà đem nấu sâm... thì khó mà đoán cái giá của nó... Đó là... hoa lài... Gọi nôm na là... "sâm lài"... Chính danh nó là "Sai lầm"... Hơ hơ...
  11. Phó chủ tịch Quân ủy TQ ra lệnh "sẵn sàng chiến đấu" ở biển Đông Thủy Thu | 22/07/2016 07:07 Phó chủ tịch Quân ủy TQ ra lệnh "sẵn sàng chiến đấu" ở biển Đông "Chiến thần" H-K6 của quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Huanqiu) Bất chấp kết quả phán quyết PCA và thái độ từ xã hội quốc tế, Trung Quốc mới đây đã cử 3 tướng lĩnh cấp cao xuống phía Nam để trực tiếp chỉ thị về vấn đề biển Đông. Ngày 17/7, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Phạm Trường Long bắt đầu chuyến đi thị sát Chiến khu phía Nam. Đặc biệt, cùng tham gia chuyến thị sát này còn có Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Không quân, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên và Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Pháo binh,Thượng tướng Ngụy Phụng Hòa. Theo Tân Hoa Xã ngày 21/7, tướng Phạm ra lệnh chiến khu phía Nam "đẩy mạnh công tác chuẩn bị đấu tranh quân sự, tập trung tăng cường huấn luyện quân sự thực chiến hóa", nhằm "phát huy sức mạnh tinh nhuệ để phục vụ trong thời khắc quan trọng". Chuyên gia quân sự Trung Quốc Dương Hy Vũ trả lời phỏng vấn đài CCTV của nước này chỉ ra, đây là lần đầu tiên kể từ khi "nước Trung Quốc mới" thành lập (1949), các lãnh đạo cấp cao quân đội mới ra chỉ thị "sẵn sàng chiến đấu" ở mức độ cụ thể như vậy đối với hướng biển Đông. Ông Dương lý giải, động thái này đến giờ mới xuất hiện bởi từ trước đến nay ở biển Đông, Trung Quốc "chưa từng phải đối mặt với cục diện như hiện tại". Tên lửa Dongfeng-16 được Trung Quốc cho là có khả năng đánh bại hệ thống phòng không Patriot của Mỹ - Nhật. (Ảnh: Sina) Bên cạnh đó, Phạm Trường Long nhắc nhở quân đội tuân theo sự chỉ huy của đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương và Chủ tịch Tập Cận Bình để bảo vệ cái mà Bắc Kinh tuyên bố là "chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia". Trong quá trình thị sát, nhân vật số 2 của quân đội Trung Quốc (PLA) cũng nhấn mạnh yêu cầu chiến lược "có thể đánh trận, đánh trận tất thắng" mà ông Tập nêu ra hồi tháng 2. Theo giới phân tích, chiến khu phía Nam có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ "quyền và lợi ích của Trung Quốc ở biển Đông", cho nên có tới 5 thượng tướng của PLA đã được bổ nhiệm công tác tại đây. Ngoài ra, báo chí Trung Quốc tiết lộ, một số khí tài quân sự hiện đại như máy bay ném bom H-K6, máy bay vận tải Y-8, tên lửa Dongfeng-16, tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 hay tiêm kích ném bom JH-7 cũng xuất hiện tại khu vực này. Do đó có thể nói, sau thời điểm công bố phán quyết về vụ kiện biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA) mà Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận thì việc 3 tướng cao cấp trong quân đội nước này cùng dàn vũ khí tối tân đổ bộ đến Chiến khu phía Nam là động thái hết sức đáng chú ý. Mỹ-EU bắt tay nhau tuyên bố "đánh" Trung Quốc tại WTO theo Thế giới trẻ ================================= Trung Quốc... cũng đã "lên nòng"... "1. Kỳ thượng phạt mưu: - Kỳ thứ phạt giao - PCA là giọt nước cuối cùng... dù trước đó Sư Phụ đã nói quá lâu... mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng cmnr... - Kỳ thứ phạt binh - Chú Sam điều 2 cụm tàu sân bay - Anh Khựa "sẵn sàng chiến đấu"... phải không phải... chơi tới cmnl... 2. Kỳ hạ công thành: Sư phụ đảm bảo... hết tháng 9 Việt lịch...!" Sầu đong... càng lắc càng đầy... Ba thu dọn lại... một ngày... dài ghê...
  12. Cái Tết hỏa kê này... ăn ra răng...!? Lo quá... hết lo bò bị "cắt lưỡi"... nay lại lo "bò trắng răng"...!
  13. Cả tuần lễ nay, ngoại bị bệnh, giao lại đứa út cho vợ chồng Thiên Bồng chăm sóc... Thiên Bồng không dám khoe chớ so với thiên hạ cũng xứng... người cha của năm về khoản phụ vợ chăm con...! Pha sữa, cho ăn, thay tã ư... chuyện nhỏ...! Nhưng vẫn bị vợ cằn nhằn cái vụ... nấu nước tắm cho con... Vẫn biết bắc ấm nước lên chừng 15p là sôi... 10p vào canh một lần... 12p vào lần nữa... thấy lăn tăn... Vừa đi khỏi nghĩ chắc vài ba phút nữa ok thì có tiếng "léo nhéo" liền... "Anh làm gì... mà để nước sôi tràn ra bếp hết vậy... nhờ chút xíu cũng không xong..." Lần sau rút kinh nghiệm... khoảng 12-13p là vặn nhỏ lửa... Kết quả là... nước sôi hồi nào cũng không biết luôn... Lần thứ ba... vào đứng canh luôn...(chờ đợi nước sôi đúng là khoảng thời gian dài đăng đẳng...)... Nước gần sôi thì vợ lại nhờ... "anh vào xả nước trước để nước sôi pha tắm cho con"... Vừa quay lưng đi... chưa kịp mở vòi... thì nước đã sôi trào... Bởi vậy... ta có thể dự trù khoảng thời gian... không lường được thời điểm... Nó xảy ra thì... chớp cmn nhoáng... trở tay không kịp...!
  14. Theo Thiên Bồng là cái này cũng có liên quan... Nhưng... xui cho "ai đó"... lại ngay ngày "ba cô"...! http://soha.vn/big-story/dao-chinh-quan-su-tai-tho-nhi-ky-20160716061915777.htm
  15. Vỗ ngực tự xưng là cái nôi Văn Minh Phương Đông, một bụng sách tàu sao không biết cái gọi là "Vây Ngụy cứu Triệu" ta...? Cái "lỗ mũi" Biển Đông sao so được cái "mạn sườn" Hoa Đông...? Ku Cao bồi Viễn Tây cũng "tào lao" thiệt... nhảy vô la làng "tự do hàng hải, không đứng về bên nào"... nhưng lại "âm thầm" dựng "lá chắn" ở Hàn, cho Nhật "giải thích lại" Hiến Pháp để tái vũ trang...!? Nhớ lại năm 91 của thế kỷ trước... Tàu bè Mỹ và đồng mình tụm năm tụm bảy ở Vịnh Ba Tư... ra vẻ định "ốp" Irak bằng đường biển... làm cho Ngài Sadam kéo hết 70% quân về miền biển... Giờ cuối bất ngờ... "Bão táp sa mạc" nổi lên... nhanh như từng gọi là nhanh... Tình hình bây giờ... hơi hao hao...! Cái "nồi" gì thế...?
  16. Hình như là... có "lực cản" nào đó đang kìm hãm không cho đưa ra phán quyết sớm...! Chỉ nhá ngày "vu vơ"... bởi lẽ Biển Đông bắt đầu sôi nhưng chưa "sùng sục"... Cần khoảng thời gian... để "dàn trận" xong đã... Lúc này... "phán quyết" đưa ra phải là giọt nước cuối cùng "tràn ly"... Nó giống như "hiệu lệnh"... khi đã sẵn sàng... Chứ "phán" bây giờ... chưa "quyết" được gì... mà "để lâu nó nguội"... Rõ ràng... "Nghề chơi cũng lắm công phu... Làng chơi ta phải biết cho đủ điều..." Cho nên... "Ở trong còn lắm điều hay... Nỗi đêm khép mở... nỗi ngày riêng chung..."
  17. Phó tổng thống Mỹ xác nhận Nhật có thể chế vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm" Thiên Hà | 27/06/2016 08:33 Phó tổng thống Mỹ xác nhận Nhật có thể chế vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm" Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nhật Bản có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân "chỉ trong một đêm". Ông Biden đã tiết lộ thông tin trên với Public Broadcasting Service (Dịch vụ truyền thông công cộng) trong một bài phát biểu sẽ được phát sóng vào ngày mai 27.6. Ông Biden nói rằng ông đã thúc giục Chủ tịch Tập dùng ảnh hưởng của mình để Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của họ. Nhắc đến việc Triều Tiên gần đây đã thường xuyên thử nghiệm tên lửa đạn đạo và thử hạt nhân vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Biden đã nói với Chủ tịch Tập rằng nếu Mỹ và Trung Quốc không đưa ra chính sách hiệu quả để giải quyết tình hình Triều Tiên thì có thể sẽ kích động Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản có thể có vũ khí hạt nhân vào ngày mai? Họ có khả năng làm điều đó hầu như chỉ trong một đêm", ông Biden nói. Phó tổng thống Mỹ không nói rõ thời điểm ông trao đổi vấn đề trên với Chủ tịch Tập Cận Bình là khi nào. Ông Biden khẳng định Trung Quốc là nước có khả năng gây ảnh hưởng nhất đối với Triều Tiên và nói thêm là Bình Nhưỡng đang có kế hoạch chế tạo vũ khí có thể tấn công đến nước Mỹ. "Và tôi nói, vì vậy chúng tôi sẽ gia tăng hệ thống phòng thủ của chúng tôi", ông Biden nói thêm, đề cập đến kế hoạch triển khai hệ thống phòng không hiện đại THAAD (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - Terminal High Altitude Area Defense) tại Hàn Quốc. Ông Biden còn trích dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình đáp lại câu nói về việc đưa hệ thống THAAD tới Hàn Quốc "chờ một chút, quân đội của chúng tôi cho rằng các ông (chính phủ Mỹ) đang cố gắng khép chặt vòng vây chúng tôi". Hồi đầu tháng 6, Trung Quốc đã lên tiếng lo ngại việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc là "xâm phạm lợi ích chiến lược" của Trung Quốc. Về lý thuyết, việc Nhật Bản có thể nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân là điều bình thường do khả năng khoa học công nghệ cao tại nước này. Chưa hết, Nhật cũng sở hữu hàng tấn plutonium làm giàu ở mức độ cao, đủ để chế tạo nhiều bom hạt nhân trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, do Hiến pháp hòa bình, sự không đồng thuận của dân chúng và Mỹ không cho phép nên Nhật Bản chưa thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Trung Quốc gần như là đồng minh chính trị duy nhất của Bình Nhưỡng hiện nay, kinh tế của Triều Tiên lại đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc do các lệnh cấm vận đến từ Liên Hợp Quốc. Mỹ cũng đã nhiều lần đánh tiếng kêu gọi chính phủ Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để ép Bình Nhưỡng dừng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. ========================= Sư phụ đã cảnh báo từ 2011... híc...!
  18. Chuyên gia TQ: Chiến hạm tập trận ở biển Đông để trấn áp các nước Hải Võ | 10/05/2016 20:42 Từ 4/5 vừa qua, các tàu chiến hiện đại thuộc Hạm đội Nam hải của Hải quân Trung Quốc đã tới biển Đông để tiến hành tập trận.Quân đội Trung Quốc (PLA) tuyên bố đây là mở màn chương trình huấn luyện đối kháng thường niên nhằm "thường thái hóa" hoạt động tuần tra viễn hải của nước này. Hình ảnh cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở biển Đông hôm 5/5. (Ảnh: Chinanews) Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Đại tá Đỗ Văn Long, nhấn mạnh 3 đặc điểm của nhóm tàu chiến tham gia cuộc tập trận lần này là: Quy mô tầm trung, đầy đủ các nhân tố, trang bị đẳng cấp cao. Theo Thời báo Hoàn Cầu, các tàu tham gia tập trận đều là những mẫu chiếm hạm mới nhất của Hạm đội Nam Hải như tàu khu trục Hợp Phì, Lan Châu, Quảng Châu; tàu hộ vệ tên lửa Tam Á, Ngọc Lâm; tàu tiếp tế tổng hợp Hồng Hồ... Lực lượng của Hạm đội này chia làm 3 nhóm tập trận tại biển Đông, Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Theo ông Đỗ, sự lựa chọn về địa điểm tiến hành tập trận của PLA xuất phát từ mục tiêu nâng cao khả năng thực chiến đối với lực lượng hải quân Trung Quốc. Vương Hiểu Bằng, chuyên gia về biên giới biển thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc lớn tiếng cho rằng "các quốc gia trong khu vực như Philippines" đã đẩy mạnh đầu tư về quân sự, "làm phức tạp tình hình biển Đông". Ông Vương chỉ trích việc Mỹ cùng đồng minh Nhật Bản, Australia tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biển Đông là động thái đe dọa Trung Quốc và đe dọa "tự do, an ninh hàng hải thực sự" trong khu vực. "Chúng ta tiến hành tập trận ở biển Đông, không chỉ nhằm nâng cao năng lực chiến đấu ở vùng biển khu vực, mà còn có hiệu quả trấn áp các quốc gia liên quan muốn mượn vấn đề biển Đông để thực hiện mục đích riêng," ông này tuyên bố. Trong diễn biến mới nhất, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Mỹ hôm nay (10/5) đã tiến hành tuần tra khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây được cho là động thái "dằn mặt" những hành động và tuyên bố khiêu khích của Bắc Kinh về vấn đề biển Đông thời gian qua. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban nói: "Những tuyên bố chủ quyền tham lam (của Trung Quốc-PV) không phù hợp với luật pháp quốc tế trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, bởi nó tìm cách hạn chế quyền tự do hàng hải của Mỹ và các quốc gia khác." Theo ông Urban, Mỹ không thông báo trước với bên nào về cuộc tuần tra trên. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phản ứng bằng chỉ trích Mỹ đe dọa "lợi ích an ninh và chủ quyền của Trung Quốc", làm tổn hại hòa bình và ổn định khu vực. Ông Lục cho biết phía Trung Quốc đã theo dõi và cảnh báo chiếc USS William P. Lawrence. theo Thế giới trẻ Nguồn: http://soha.vn/chuyen-gia-tq-chien-ham-tap-tran-o-bien-dong-de-tran-ap-cac-nuoc-2016050818231329.htm
  19. Ngư dân - lực lượng "hải quân bí mật" của Trung QuốcThứ Hai, ngày 09/05/2016 11:41 AM (GMT+7) Sự kiện: Tin tức Biển Đông Theo ABC News, Trung Quốc đang sử dụng và huấn luyện ngư dân như một lực lượng bí mật, đi xâm chiếm và xây dựng đảo trái phép, âm mưu tạo “tam giác sắt” trên Biển Đông. Trung Quốc khánh thành hải đăng trái phép ở Biển Đông Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 943 ra Biển Đông Trung Quốc "lộ rõ ý đồ bá chủ sông Mekong" Trung Quốc cử "ngư dân" đi xâm chiếm và xây đảo trái phép ở Biển Đông (Ảnh: The Strait Times) Trung Quốc đang củng cố các khu vực đang kiểm soát phi pháp ở Biển Đông bằng cách xây thêm đảo trái phép. Để làm được việc này, họ sử dụng lực lượng "dân quân hàng hải", một lực lượng được tài trợ đầy đủ, đến từ những đội tàu đánh cá lớn của Trung Quốc. Các ngư dân của đảo Hải Nam, Trung Quốc chính là chiến sĩ tuyến đầu trong trong thế trận chiếm đoạt Biển Đông của Trung Quốc. Hoạt động như một lực lượng du kích với danh tính thường dân, các ngư dân chiếm giữ và giúp xây dựng đảo trên vùng biển tranh chấp. Hầu hết ngư dân Trung Quốc đều từ chối trả lời phỏng vấn tờ ABC News của Úc, nhưng một thuyền trưởng đã đồng ý với điều kiện ẩn danh. Ông này vừa trở về sau hai tháng hoạt động trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hoạt động trái phép của Trung Quốc trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam "Chúng tôi sẽ không đến đó nếu chính phủ không trả cho chúng tôi trợ cấp khoảng 20.000 USD (444 triệu đồng) mỗi lần, và chúng tôi chỉ nhận được số tiền này nếu chúng tôi cam kết đến đây 4 lần/năm. Chúng tôi không kiếm tiền từ việc đánh bắt cá". Thuyền trưởng cũng cho biết đây là một cách kiếm tiền nguy hiểm. "Năm 1998 tại bãi cạn Scarborough (gần đảo Luzon của Philippines), tôi cùng với 60 người từ 4 thuyền đã bị Philippines bắt giữ", ông nói. "Chúng tôi đã bị giam 6 tháng cho đến khi đại sứ quán Trung Quốc trả tiền để chúng tôi được thả." Trung Quốc trả cho ngư dân hơn 400 triệu mỗi lần "ra khơi" (Ảnh: The Strait Times) Theo tờ ABC News, chính phủ Trung Quốc cung cấp và huấn luyện ngư dân của khoảng 100 tàu cá. Để đi xa hơn và ở lại lâu hơn, mới đây họ đã hiện đại hóa đội quân với 27 tàu cá bọc thép lớn được trang bị thiết bị định vị vệ tinh. Họ đang chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng nhất: chiếm và xây dựng đảo ở bãi ngầm Scarborough, cách Philippines 200 km. Khi hoàn thành, những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông sẽ tạo ra một “tam giác sắt” và giúp Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông. “Tam giác sắt” là khu vực được nối từ 3 điểm, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi ngầm Scarborough gần Philippines. Hoạt động của Trung Quốc tại đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Philippines sẽ cố gắng ngăn chặn Trung Quốc trong phiên tòa quốc tế sắp tới ở The Hague, Hà Lan. Bà Yan Yan, phó giám đốc Viện quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc nói rằng Trung Quốc sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào và sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào phiên tòa quốc tế. Trong khi đó, Huang Xin Biao, một ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt 50 năm nói rằng Trung Quốc cũng sẽ không từ bỏ, rằng "tổ tiên chúng tôi đã đánh bắt ở đây từ nhiều thế thế hệ". Vụ kiện của Philippines với Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc không nên và không thể phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế tới đây. Ngọn hải đăng xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: people.cn) Theo Trà My - ABC News (Dân Việt) Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/ngu-dan-luc-luong-hai-quan-bi-mat-cua-trung-quoc-c415a789092.html
  20. Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn Nga chìa tay giúp?Thứ Bảy, ngày 07/05/2016 03:00 AM (GMT+7) Sự kiện: Tin tức Biển Đông Trước thềm buổi điều trần ở tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc, nhiều báo quốc tế đưa tin Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga. Phóng viên BBC mạo hiểm đến gần đảo nhân tạo ở Biển Đông Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông đối đầu TQ Mỹ tìm cách đối phó tàu phi quân sự TQ trên Biển Đông Phiên tòa quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc sẽ diễn ra trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới Trung Quốc đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga, chống lại Phillippines trong phiên tòa quốc tế sắp tới của Liên Hợp Quốc ở The Hague, Hà Lan về tranh chấp Biển Đông, báo Spunik của Nga đưa tin. Gần ba năm trước, Philippines, được Mỹ hậu thuẫn, đã đệ đơn kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế The Hague. Tháng 10 năm 2015, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague khẳng định họ sẽ tổ chức một buổi điều trần về vấn đề này. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6.2016. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bộ trưởng Ngoại giao Nga và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt tay trong cuộc họp ngoại giao 3 nước (RIC) "Trung Quốc đang vận động Nga hỗ trợ để phản đối thủ tục tố tụng tòa án quốc tế của Philippines về tranh chấp Biển Đông", tờ South China Morning Post của Trung Quốc đưa tin ngày 20.4. Tháng 2.2016, Philippines tuyên bố không tranh cãi với Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông, thay vào đó, họ sẽ chờ phán quyết từ PCA. Về phía Trung Quốc, nước này không chấp nhận hoặc tham gia vụ kiện của Philippines, giữ quan điểm tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các nước có liên quan. Tàu chiến của Mỹ trong lần tập trận chung với Philippines trên Biển Đông tháng 4.2016 Trung Quốc có những lý do để tin rằng Nga sẽ hỗ trợ Trung Quốc phản đối vụ kiện quốc tế này. Trước đó, Nga lên tiếng phản đối việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng nhiều lần tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bởi các bên liên quan trực tiếp, các cường quốc bên ngoài nên tránh can thiệp. "Trung Quốc và Nga đã nhất trí phải hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương. Mới đây, trong cuộc hội đàm song phương tại Bắc Kinh, bộ trưởng ngoại giao Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đều cho rằng những nước không trực tiếp liên quan thì không được chọn phe phái trong tranh chấp Biển Đông ", nhà phân tích địa chính trị người Mỹ Tim Daiss viết trên tạp chí Forbes. Tuy nhiên, ông khẳng định thêm: một ngày nào đó, Nga sẽ hối tiếc vì đẩy Mỹ khỏi vấn đề Biển Đông. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ bị Nga và Trung Quốc lên án Ngoài ra, tờ ABC News của Mỹ hôm nay trích lời ông Yu Maochun, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Học viện Hải quân Mỹ: “Sự ủng hộ của Nga đặc biệt quan trọng với Trung Quốc và tác động đến thế giới nói chung. Vì các nước phản đối Mỹ và phản đối phương Tây đang ngày càng xuất hiện nhiều.” Yu nói. "Sự phối hợp này là một mối nguy hiểm tiềm tàng với toàn thế giới khi chúng ta đang muốn ngăn chặn việc hình thành những liên minh quyền lực đối lập, trong đó Trung Quốc và Nga cùng nhau hành động chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu", Yu nói. Truy tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Miền Trung - Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin tức thế giới hôm nay. Tin tức 24h trong ngày Nóng Nhất cập nhật liên tục . Theo Trà My - Tổng hợp (Dân Việt) Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/tranh-chap-bien-dong-trung-quoc-muon-nga-chia-tay-giup-c415a788623.html ========================== Nga: cười có vẻ gượng, chắc "gia đình" đang ngặt, thiếu tiền chạy gạo nên mắt nhìn "xa xăm" quá...! tq: Đắm đuối, có tình ý gì với cô gái Ấn Độ chăng...? Ấn Độ: Chuẩn xã giao, hình như đã "vớ" được mối lớn hơn rồi, đíu quan tâm ánh mắt tq. Cười có vẻ mãn nguyện...!?
  21. TQ đưa tàu chiến sức chở một tiểu đoàn tới Trường SaThứ Tư, ngày 04/05/2016 14:31 PM (GMT+7) Sự kiện: Tin tức Biển Đông Với lý do chở nghệ sĩ đến cổ vũ binh lính và công nhân, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa trái phép một tàu hải quân đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 943 ra Biển Đông Trung Quốc khánh thành hải đăng trái phép ở Biển Đông Trung Quốc đắp đất nổi trái phép nối 2 đảo ở Hoàng Sa Tàu hải quân Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Trường Sa, Việt Nam Hôm nay, ngày 4.5, quân đội Trung Quốc thông báo tàu hải quân Côn Lôn Sơn, con tàu thuộc loại tấn công đổ bộ, đã cập bến đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Đây là một hành động chứng tỏ Trung Quốc đang tiếp tục bành trướng và xâm lấn ở Biển Đông. Theo thông báo báo chí của Trung Quốc, mục đích của chuyến tàu là để chở 50 nghệ sĩ đến quần đảo cổ vũ binh lính và công nhân trên đảo nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Lao Động. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng chuyến ghé thăm có những lý do khác. Con tàu Trung Quốc chở các nghệ sĩ là tàu Ngọc Châu Type 071. Tàu Type 071 có khả năng chở một tiểu đoàn, gồm 500-800 hải quân và 15-20 xe bọc thép lội nước. Năm 2011, Christian Bedford, tác giả cuốn sách “Sức mạnh hải quân của Trung Quốc trong thế kỉ 21”, nói rằng tàu Type 071 sẽ là công cụ đắc lực của Bắc Kinh trong những hành động (phi pháp) ở các đảo trên Biển Đông trong tương lai. Chuyến thăm này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc không cho phép tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ vào Hồng Kông. Tháng trước, tàu sân bay USS John C. Stennis đã chở Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trên một chuyến thăm Biển Đông. Tàu Tonenerre của Hải quân Pháp cập cảng quốc tế Cam Ranh ngày 3.5 (Ảnh: NLĐ) Trùng hợp là tàu của lực lượng Hải quân Pháp Tonnerre cũng vừa cập cảng quốc tế Cam Ranh, Việt Nam ngày 3.5. Con tàu nặng 21.500 tấn này là một trong những còn tàu lớn nhất của Hải quân Pháp. Nó có thể chở 16 máy bay trực thăng tấn công cùng với nhiều phương tiện tấn công đường thủy khác. Theo Trà My - The Wild East (Dân Việt) Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/tq-dua-tau-chien-suc-cho-mot-tieu-doan-toi-truong-sa-c415a788001.html
  22. Nga nói thẳng quan hệ với Trung Quốc sau vụ Biển Đông (Quan hệ quốc tế) - "Chính sách của chúng ta phải là chính sách không thân Trung Quốc và cũng không thân Việt Nam, mà là thân Nga". Vì Biển Đông, TQ tăng cường vận động hành lang ở Nga Trung Quốc chống tàu ngầm không người lái Mỹ trên Biển Đông Thời gian gần đây báo chí Nga nói nhiều về quan hệ Nga- Trung Quốc (TQ). Từ chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Nga V.Putin, ý định chuyển các xí nghiệp, nhà máy thuộc 12 ngành công nghiệp TQ sang vùng Viễn Đông Nga đến “mong muốn” của Trung Quốc trao đổi công nghệ điện tử để đối lấy công nghệ chế tạo động cơ tên lửa của Nga và v.v . Còn mối quan tâm của chúng ta (Người Việt) – đó là phát biểu gần đây nhất của X.Lavrov (Bộ trưởng ngoại giao Nga) về Biển Đông – những bạn đọc quan tâm chắc đã biết, nếu chưa, xin xem phần sau của bài này. Nhằm cung cấp thêm một cách nhìn, xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo “Lenta.ru” ngày 20/4/2016 về quan hệ Nga – Trung của một học giả Nga. Xin bạn đọc quan tâm đến cách đặt câu hỏi của phóng viên “Lenta.ru” và nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của ông này. Và đây là nguyên văn bài trên báo “Lenta.ru”: Tập Cận Bình và Vladimir Putin .Ảnh : RIA Novosti / Reuters Lời dẫn của “Lenta.ru”: Sau khi đã hủy hoại mối quan hệ với Phương Tây, Nga tuyên bố bắt đầu chuyển hướng sang phía Đông. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng tiến trình đó đang chững lại, còn Trung Quốc - quốc gia được chúng ta (Nga) coi là cứu cánh của nền kinh tế Nga đã không xứng đáng với những kỳ vọng trước đó. Để làm rõ có phải như vậy không và nói chung là mối quan hệ giữa Matxcova và Bắc Kinh đã phát triển như thế nào, “Lenta.ru” đã trao đổi với Vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế Trường kinh tế cao cấp, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á và Tổ chức hợp tác Thượng Hải thuộc Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova ( MGIMO) Aleksandr Lukin. Lenta.ru: - Hai năm trước giọng điệu của các tuyên bố (của Nga) là: từ bây giờ chúng ta (Nga) sẽ cùng người TQ cho bọn Phương Tây kiêu ngạo kia biết cái gì là cái gì. Hiện nay lại có phát biểu kiểu khác: đại loại, không đạt được một kết quả gì cả, Trung Quốc không ủng hộ chúng ta. Theo ông thì chính sách “hướng Đông”đã thảm bại hay đang thành công? A. Lukin: - Cần phải làm rõ thêm một số chi tiết. Thứ nhất, căn cứ vào đâu mà chúng ta nói là “chuyển hướng Đông” mới bắt đầu từ hai năm trước? Sự chuyển hướng này đã được bắt đầu ít nhất từ Piot Đại đế (cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII –ND). Dưới thời Stalypin (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX- ND) tiến trình này cũng được thực hiện. Liên Xô cũng đã có những bước đi theo hướng này – khi L. Breznhev cầm quyền, các viện nghiên cứu khoa học được yêu cầu tập trung sự chú ý vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Thứ hai, tại sao cứ nói đến Trung Quốc thì lại gọi đó là "chuyển sang hướng Đông"? Trung Quốc nằm ở phía Nam nước Nga, và đối với một số khu vực của Nga thì Trung Quốc còn nằm ở phía Tây. Cách diễn đạt “chuyển sang Hướng Đông”- đấy là hệ quả lối tư duy hướng Tây của chúng ta. Lenta.ru: - Thôi được rồi, ông đã làm rõ các chi tiết. Nhưng chúng ta hãy quay trở lại bản chất của vấn đề. Chúng ta đã gây hiềm khích với Châu Âu và Mỹ. Còn với Trung Quốc thì có xích lại gần nhau hơn được không? Ví dụ, mùa xuân năm 2014 đã có một hợp đồng giữa GAZPROM (Nga) với CNPC (Tập đoàn dầu khi quốc gia) TQ được ký kết. Đã ký một số thỏa thuận quan trọng cung cấp vũ khí (cho TQ). Còn gì nữa không? A.Lukin: - Bạn nói về kinh tế. Kinh tế, tất nhiên, là quan trọng, nhưng nội dung chủ yếu của sự xích lại gần nhau Nga-Trung không phải là kinh tế, mà là chính trị - thậm chí là địa- chính trị. Matxcova và Bắc Kinh có những quan điểm tương đồng liên quan đến trật tự thế giới phải như thế nào? Nga và Trung Quốc hướng tới một thế giới đa cực, chống độc quyền của một trung tâm sức mạnh, ủng hộ duy trì luật pháp quốc tế được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ủng hộ vai trò hàng đầu của Liên Hợp Quốc. Đối với các vấn đề khu vực và xung đột khu vực, quan điểm của Nga và Trung Quốc cũng trùng nhau. Còn về kinh tế, thì kinh tế đi sau chính trị. Và tương đối thành công. Bạn vừa liệt kê các hợp đồng riêng rẽ. Điều đó là quan trọng, nhưng chỉ là các chi tiết. Từ năm 2010 – tức là rất lâu trước khi mối quan hệ giữa chúng ta (Nga) với Phương Tây xấu đi – Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại chủ yếu của Nga, vượt Đức và các nước Châu Âu khác. Lenta.ru: - Nhưng trong thời gian gần đây, kim ngạch trao đổi hàng hóa Nga- Trung sụt giảm. Chúng ta đã từng tuyên bố là đến năm 2015 kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ đô la, còn đến năm 2020 – 200 tỷ đô la. Tuy nhiên, con số trên trong năm 2015 ít hơn 70 tỷ đô la, giảm so với năm trước (2014) tới 20 tỷ đô la. A. Lukin:- Thế thì sao? Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại chủ yếu của chúng ta. Còn kim ngạch thương mại giảm không chỉ với mình Trung Quốc – mà với tất cả các nước khác. Điều đó liên quan đến sự sụt giảm giá dầu và v.v . Và, nhân đây xin nói là kim ngạch thương mại toàn cầu giảm, tại Liên minh Châu Âu, kim ngạch thương mại cũng giảm. Nói tổng thể, kim ngạch thương mại của chúng ta với Trung Quốc giảm, khi trong nước (Nga) xuất hiện những vấn đề kinh tế gì đấy – ví dụ, như trong năm 1998, trao đổi hàng hóa song phương giảm tới 30%. Nhưng khi tình hình tốt lên, kim ngạch thương mại lại tăng. Lenta.ru: - Chứ cho là như vậy đi, và kinh tế không phải là quan trọng nhất. Nhưng trong lĩnh vực chính trị thì trong hai năm trở lại đây đã có cái gì cụ thể được thực hiện để có thể coi đó là một chỉ số cho thấy sự xích lại gần nhau không? A. Lukin:- Trong lĩnh vực chính trị thì nói chung (quan hệ giữa –ND) chúng ta đã kịch trần. Tiếp theo chỉ có thể phát triển theo chiều sâu. Chúng ta (Nga–Trung. ND) đã thiết lập cơ chế đối tác chiến lược mà duy nhất chỉ giữa Nga và Trung Quốc có – cả hai nước không có cơ chế tương tự với các nước khác. Hàng năm diễn ra các cuộc gặp của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ. Có hai ủy ban liên chính phủ thường trực – Ủy ban về hợp tác kinh tế và Ủy ban về hợp tác xã hội- nhân văn. Các bộ ngành hai bên thường xuyên tiến hành các buổi tham vấn lẫn nhau. Đã thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa các thành phố, khu vực, các xí nghiệp hai nước. Có nghĩa là khó có thể bổ sung thêm một cái gì nữa. Không những thế, tất cả (cơ chế này) được thiết lập trước khi quan hệ Nga- Phương Tây xấu đi. Tập Cận Bình đến Vladivostok . Ảnh : Xinhua / Zumapress / Globallookpress.com Quay trở lại lĩnh vực kinh tế. Cuối năm ngoái hai bên đã ký một số hợp đồng đầu tư lớn. Và điều đặc biệt quan trọng là Trung Quốc đầu tư vào khu vực dầu khí Nga. Trước khi Nga- Phương Tây xung đột, các công ty Trung Quốc không được phép tiếp cận lĩnh vực này. Ví dụ, trong năm 2002, khi bán “Slavnheft”, CNPC của Trung Quốc không được tham gia đấu thầu. Tất nhiên, những chỉ thị phải làm như vậy không được công bố công khai, nhưng bao giờ cũng tìm ra cái cớ gì đó để chỉ các công ty Phương Tây mới có thể mua được các xí nghiệp dầu khí của chúng ta (Nga), còn các công ty Trung Quốc thì không. Và được giải thích là vì lý do an ninh chiến lược. Hiện nay tất cả đã thay đổi, chúng ta chờ đợi và hoan nghênh các nhà đầu tư Trung Quốc. Dĩ nhiên, quả thực là cũng có quan điểm là các cuộc đàm phán (giữa Nga và Trung Quốc) đã được tiến hành từ rất lâu và kết quả các cuộc đàm phán đó (Trung Quốc đầu tư vào khu vực dầu khí –ND) tuyệt đối không liên quan gì đến tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa Nga và Phương Tây. Cũng có thể như thế, nhưng nếu vậy thì đó là một sự trùng hợp lạ lùng. Tôi cho rằng, trong thời gian gần đây, vị thế của những người đồng ý cho phép người Trung Quốc tiếp cận lĩnh vực dầu khí Nga đã được củng cố. Chúng ta cũng có thể thấy tình hình tương tự trong buôn bán vũ khí. Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua S-400. Cũng đã ký hợp đồng mua Su-35. Đấy là trong bối cảnh cách đây không lâu còn nhiều người cho rằng không nên bán cho Trung Quốc những loại vũ khí mới nhất của chúng ta. Nói cách khác, sau khi mối quan hệ Nga- Phương Tây xấu đi thì trong quan hệ Matxcova – Bắc Kinh tuy chưa bắt đầu một giai đoạn mới nào đó về nguyên tắc, nhưng đã có một số xung lực để phát triển. Lenta.ru:- Gần một năm trước đây – tháng 5/2015 – đã có tuyên bố về việc bắt đầu kết nối Liên minh kinh tế Á- Âu với Vành đai kinh tế con đường tơ lụa của Trung Quốc. Trong thời gian qua đã làm được những gì trong hướng này? A.Lukin:- Các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã ký một tuyên bố trong đó đưa ra ý tưởng cơ bản của sự kết nối đó. Theo tôi hiểu, vấn đề là ở chỗ 2 dự án cần phải được thực hiện nhưng không gây tổn thất cho nhau mà cần phải tạo được hiệu ứng tổng hợp. Nhưng Liên minh kinh tế Á - Âu có 5 quốc gia. Và Nga cần phải thuyết phục các thành viên còn lại của Liên minh là điều đó (kết nối hai dự án –ND) cũng có lợi cho họ. Đối tác của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán phải là Ủy ban kinh tế Á- Âu, chứ không phải là một quốc gia riêng rẽ nào đó. Hiện nay Ủy ban này đang chuẩn bị những kiến nghị cụ thể với phía Trung Quốc về các công trình, tuyến kết nối, các tuyến đường. Lenta.ru: - Liệu có thể thuyết phục được các đối tác trong Liên minh kinh tế Á- Âu là sự kết nối như vậy cũng cần cho họ không? Ai cũng biết là tại một số nước, ví dụ như Kazakhstan, tâm lý chống Trung Quốc, bài Trung Quốc rất mạnh. A.Lukin: - Tâm lý bài Trung cũng có tại Nga, mặc dù trong thời gian gần đây có trở nên ít hơn so với những năm 1990. Nhưng tại Kazakhstan và đặc biệt là Kirgistan, tâm lý bài Trung đặc biệt phổ biến. Những nước không lớn (nhỏ) e ngại rằng, nếu mở cửa thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, thì nền kinh tế của họ sẽ bị hủy diệt. Còn một định kiến rất phổ biến nữa là chỉ cần buông lỏng kiểm soát thì dòng người di cư Trung Quốc sẽ tràn ngập đất nước họ. Quả thực, các số liệu thống kê đã bác bỏ điều này. Nhưng đó là những gì liên quan đến xã hội, còn chính phủ các nước thành viên Liên minh kinh tế Á- Âu ủng hộ ý tưởng kết nối. Lenta.ru: - Quan hệ Nga và Phương Tây xấu đi nghiêm trọng sau khi Crimea sát nhập vào Nga. Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với các bước đi chính trị đối ngoại kiên quyết của Matxcova – sát nhập Crimea hay chiến dịch tại Syria? A. Lukin: - Những vấn đề này cần phải được tách riêng ra. Bắc Kinh chưa bao giờ ủng hộ việc thay đổi đường biên giới của các nước khác. Đấy là một lập trường nguyên tắc. Chính vì vậy mà trên các diễn đàn hoặc tuyên bố công khai thì Trung Quốc công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ucraine. Tuy nhiên, trong các bài báo, cả trong các tuyên bố chính thức thì cùng với công thức trên (công nhận toàn vẹn lãnh thổ Ucraine –ND) còn đi kèm một thông điệp như thế này – “chúng tôi hiểu hành động của Nga tại hướng Ucraine là vì xung đột là do Mỹ gây ra”. Có nghĩa là lập trường nước đôi – Bắc Kinh không ủng hộ Nga những cũng không lên án Nga. Còn về Syria, thì trong trường hợp này Trung Quốc hoàn toàn đứng về phía Nga và ủng hộ, ít nhất thì cũng trên lời nói, chính quyền Damascuss. Không những thế, dư luận xã hội Trung Quốc rất quan tâm đến chủ đề này. Và nếu như bạn nói chuyện với người Trung Quốc, thì bạn sẽ hiểu là họ rất tôn trọng sức mạnh của vũ khí Nga. Họ thích thú vì không chỉ mình người Mỹ mới có thể tiến hành các chiến dịch quân sự lớn. Lenta.ru: - Một khi đã có cảnh điền viên (êm đềm) như vậy ở cấp độ chính trị (trong mối quan hệ Nga- Trung –ND) và người Trung Quốc tôn trọng sức mạnh quân sự của chúng ta, có thể, Matxcova và Bắc Kinh nên thành lập một liên minh quân sự- chính trị chăng? A.Lukin: - Cách đây không lâu Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề quốc tế Quốc hội Trung Quốc Fu In (trước đó là Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc) đã cho đăng trên tờ “Foreign Affairs” một bài báo nói rất đúng về quan hệ Nga- Trung. Tiêu đề bài báo như sau – : “mối quan hệ gần gũi, nhưng không phải là liên minh”. Cụm từ trên – đấy là cách diễn đạt chính xác lập trường của cả Matxcova lẫn Bắc Kinh. Tại sao chúng ta không cần liên minh? Trong lịch sử chúng ta đã từng có các liên minh và tất cả đều kết thúc một cách tồi tệ. Liên minh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ký năm 1950, về mặt danh nghĩa vẫn có hiệu lực ngay cả khi tại biên giới Xô- Trung đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu. Một liên minh như vậy là không cần thiết bởi vì nó mâu thuẫn với tư tưởng Trung Hoa là xây dựng một trung tâm sức mạnh và gây ảnh hưởng trong nền chính trị thế giới riêng cho mình, và cũng mâu thuẫn với các kế hoạch của Nga thiết lập một trung tâm tương tự vậy. Nhưng nếu như, các đối tác như hiện nay chúng ta hay gọi (tức Mỹ và các nước Phương Tây-ND ) - thực sự tiến hành những hoạt động thù địch (nguyên văn) chống Trung Quốc thì các cuộc bàn tán về khả năng thành lập một liên minh sẽ trở nên năng động hơn. Hiện nay ở tâm trạng trên có thể gặp ở cả giới quân nhân (Trung Quốc). Những quân nhân tại ngũ, dĩ nhiên là không nói ra những điều như vậy, nhưng những người đã nghi hưu có thể cho phép mình phát biểu quan điểm theo hướng đó. Tập trận chung Mỹ - Philippinesh : Erik de Castro / Reuters Lenta.ru: - Nếu Mỹ thực sự tăng cường hành động ở Biển Đông, hỗ trợ các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thì liệu có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc không? A.Lukin:- Khó có thể xảy ra xung đột lớn. Bởi vì khác với nước Nga, Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây nhờ có cải cách và tăng trưởng kinh tế nên đã có một vị thế trong nền chính trị và kinh tế thế giới đủ mạnh để những quốc gia gây sự với Trung Quốc phải trả giá tương đối đắt. Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau: Trung Quốc cần công nghệ Mỹ, nhưng cũng trong khi đó Trung Quốc giữ phần lớn dự trữ ngoại tệ ở thị trường chứng khoán Mỹ, và nếu xảy ra chuyện gì, có thể sử dụng nó để gây sức ép đối với Washington. Đấy là những đối tác thương mại lớn nhất. Mỹ - nhà đầu tư chủ yếu tại Trung Quốc. Cũng có thể, tất nhiên, phá vỡ tất cả các quan hệ trên vì một mục tiêu chính trị nào đó. Ví dụ như trước Chiến tranh thế giới thứ hai Đức và Anh là các đối tác thương mại lớn nhất, nhưng khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã nhổ toẹt vào tất cả các thứ đó. Chính vì vậy mà về mặt lý thuyết thì xung đột và cắt đứt tất cả các quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là có thể xảy ra, nhưng trên thực tế xác xuất như vậy rất thấp. Khác với các vụ việc cục bộ nào đó. Ví dụ, người Mỹ với lý do bảo vệ tự do hàng hải có thể đưa tàu quân sự đến những khu vực lãnh thổ mà Trung Quốc coi là của mình. Có ai đó không giữ được bình tĩnh, và xung đột bắt đầu. Khả năng đó là có thể. Những sẽ không biến thành một cuộc chiến tranh thực sự. Lenta.ru: - Bộ trưởng ngoại giao ta (X.Lavrov) cách đây không lâu có nói: “Về những gì liên quan đến tình hình Biển Đông, thì chúng tôi xuất phát từ những điểm sau đây. Tất cả các quốc gia liên quan đến các tranh chấp cần phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chính trị ngoại giao mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được". Những câu nói trên có thể được hiểu là “chúng tôi ủng hộ cái tốt, chống lại cái xấu” (ý muốn nói là như thế thì ai chả nói được –ND). Đấy có phải là một lập trường đúng đắn hay không, nếu như tính rằng Trung Quốc – đối tác chiến lược của chúng ta, nhưng Việt Nam cũng là đối tác chiến lược của chúng ta? A. Lukin: - Những câu nói của Lavrov cho thấy chúng ta đang giữ một quan điểm rất đúng đắn. Nga tuyệt đối không nên can dự vào xung đột ở Biển Đông, không có cái đó (can dự vào xung đột –ND ) thì chúng ta cũng đã có quá nhiều việc phải làm rồi. Chúng ta tuyệt đối không nên đứng về phía ai trong cuộc tranh chấp này. Và thực sự là chúng ta mong muốn tình hình tại đó được giải quyết hoàn toàn bằng các biện pháp hòa bình. Chúng ta muốn hòa bình, bởi vì trong trường hợp xảy ra xung đột chúng ta buộc phải chọn một bên nào đó. Và như kinh nghiệm tại Nagornyi Karabakh cách đây không lâu cho thấy, những nỗ lực giữ trung lập của Nga buộc Nga phải trả giá là tất cả đều không hài lòng với Nga. Lenta. Ru: - Thì chính tôi đang nói về điều đó đây: xung đột có thể xảy ra ngoài ý chí của chúng ta và ngược lại với mong muốn của chúng ta. Thế thì lúc đó nước Nga cần phải làm gì, đứng về phía ai? A.Lukin : - Chúng ta cần phải giữ lập trường trung lập. Nước Nga không nên lựa chọn ai trong số các đối tác. Chúng ta có mối quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng chúng ta không thành lập liên minh với Trung Quốc chính là vì không muốn rơi vào tình thế khi buộc phải lựa chọn một trong những đối tác gần gũi của chúng ta. Việt Nam quan trọng đối với chúng ta, Philippin cũng thế. Tại sao chúng ta lại gây mâu thuẫn với họ (hai nước trên )? Chính sách của chúng ta phải là chính sách không thân Trung Quốc và cũng không thân Việt Nam, mà là thân Nga. Trung Quốc đã từng tuyên bố, các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết không có sự tham gia của các quốc gia bên ngoài, và như thế, theo quan điểm của Bắc Kinh, Nga không nên can thiệp vào những gì đang xảy ra ở đó (Biển Đông). Một lần nữa xin lưu ý: đấy là quan điểm cá nhân của học giả A.Lukin. Nguồn: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-noi-thang-quan-he-voi-trung-quoc-sau-vu-bien-dong-3306393/ ===================================== Vẫn biết như ri... “Mối quan hệ gần gũi, nhưng không phải là liên minh”. Cụm từ trên – đấy là cách diễn đạt chính xác lập trường của cả Matxcova lẫn Bắc Kinh. Tại sao chúng ta không cần liên minh? Trong lịch sử chúng ta đã từng có các liên minh và tất cả đều kết thúc một cách tồi tệ. Liên minh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ký năm 1950, về mặt danh nghĩa vẫn có hiệu lực ngay cả khi tại biên giới Xô- Trung đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu." Nhưng lại ảo tưởng như ri... "Nhưng nếu như, các đối tác như hiện nay chúng ta hay gọi (tức Mỹ và các nước Phương Tây-ND ) - thực sự tiến hành những hoạt động thù địch (nguyên văn) chống Trung Quốc thì các cuộc bàn tán về khả năng thành lập một liên minh sẽ trở nên năng động hơn. Hiện nay ở tâm trạng trên có thể gặp ở cả giới quân nhân (Trung Quốc). Những quân nhân tại ngũ, dĩ nhiên là không nói ra những điều như vậy, nhưng những người đã nghi hưu có thể cho phép mình phát biểu quan điểm theo hướng đó." Vì suy nghĩ như ri... "Khó có thể xảy ra xung đột lớn. Bởi vì khác với nước Nga, Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây nhờ có cải cách và tăng trưởng kinh tế nên đã có một vị thế trong nền chính trị và kinh tế thế giới đủ mạnh để những quốc gia gây sự với Trung Quốc phải trả giá tương đối đắt. Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau: Trung Quốc cần công nghệ Mỹ, nhưng cũng trong khi đó Trung Quốc giữ phần lớn dự trữ ngoại tệ ở thị trường chứng khoán Mỹ, và nếu xảy ra chuyện gì, có thể sử dụng nó để gây sức ép đối với Washington. Đấy là những đối tác thương mại lớn nhất. Mỹ - nhà đầu tư chủ yếu tại Trung Quốc. Chính vì vậy mà về mặt lý thuyết thì xung đột và cắt đứt tất cả các quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là có thể xảy ra, nhưng trên thực tế xác xuất như vậy rất thấp. Khác với các vụ việc cục bộ nào đó. Ví dụ, người Mỹ với lý do bảo vệ tự do hàng hải có thể đưa tàu quân sự đến những khu vực lãnh thổ mà Trung Quốc coi là của mình. Có ai đó không giữ được bình tĩnh, và xung đột bắt đầu. Khả năng đó là có thể. Những sẽ không biến thành một cuộc chiến tranh thực sự." Dù biết lịch sử đã trả lời như ri... "Cũng có thể, tất nhiên, phá vỡ tất cả các quan hệ trên vì một mục tiêu chính trị nào đó. Ví dụ như trước Chiến tranh thế giới thứ hai Đức và Anh là các đối tác thương mại lớn nhất, nhưng khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã nhổ toẹt vào tất cả các thứ đó." Xin hỏi... ngố Nga... anh đang mơ cái gì...?
  23. Chắc Ấn Độ muốn mượn căn cứ ở Florida của Mỹ để nắn gân Mexico... đảm bảo vệ "tự do hàng hải"...
  24. Tks... Quang Trung từng truyền hịch: “Đánh cho để dài tóc - Đánh cho để đen răng. - Đánh cho nó chích luân bất phản - Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn - Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
  25. Bác Gu-gồ trả lời về năm 1956: http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/487/ArticleId/4029/PreTabId/464/Default.aspx Nội dung sự kiện: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch, bút danh C.B., đăng báo Nhân dân, số 724. Đây là bài viết về phong trào chống hạn, bổ sung cho bài Phương Tây rét lạnh lạ thường, đăng báo Nhân dân, ngày 21-2-1956. Người viết: "Hạn hán cũng là một thứ giặc, chúng ta không nên chủ quan coi thường hạn hán". Sau khi phê bình một số cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn chưa thật sự quan tâm đến công tác chống hạn, chưa có kế hoạch thiết thực cho công tác này, Người nêu gương phong trào chống hạn ở ba tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông (Trung Quốc) và khuyên chúng ta nên học tập, thi đua.