dichnhan07
Hội viên-
Số nội dung
125 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by dichnhan07
-
Bài thơ của tôi là giành cho người hỏi, thì người trong cuộc mới hiểu chứ, bạn đâu phải người hỏi mà hiểu được người hỏi muốn hỏi điều gì.
-
sao tôi lại là người làm ra Dịch được, kiểu hỏi như vầy là làm khó rồi, Dịch mà có liên quan tới ca dao hay tục ngữ thì tôi cũng có tứng được thấy nhưng chưa thấy dùng Dịch giải câu đố. Nếu đây là câu hỏi thật thì tự khắc sẽ có câu trả lời của người đặt ra đâu cần phải hỏi. (nhiều khi nói nhiều quá nên bị người khác ghét thì cũng là chuyện bình thường :) ).
-
Bước Chân đi mãi chân Mỏi Mệt Dừng Lại nơi đây gối muốn Ngồi Ngồi xem cảnh vật nay đã vắng Lòng cũng chán rồi Dừng lại Thôi
-
Sai thì cũng có nhiều kiểu, sai do người in lại, sai do vô ý đầu nghĩ tay viết khác, sai do cố tình sai, sai do người học chưa hiểu và sai do hiểu nhầm ý. Học thì cần khách quan nghe nhiều, đọc nhiều nhưng ko phải cái gì cũng nghe, thấy cái gì thì theo cái đấy. Bạn theo hướng nào thì tập trung vào hướng đó, vấn đề gì liên quan thì đọc mà ko liên quan thì thôi kẻo lầm lẫn cái này với cái khác rồi mất phương hướng thì dễ nản. Còn vấn đề này nữa ko biết bạn có tự vấn mình ko, đó là nếu dùng Dịch có thể trả lời hết được thì việc gì phải có các bộ môn khác. Thiệu Khang Tiết có ý kiến "Cái lý phải có trước rồi mới vạch được tượng". Đó là một điều quan trọng.
-
Nếu liên quan tới quẻ Dịch thì ít nhiều tôi có thể trả lời được chứ bạn hỏi thế là qua phong thủy rồi mà môn này nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng 1 người mà ảnh hưởng nhiều người, không chỉ ảnh hưởng 1 đời mà ảnh hưởng nhiều đời, nên tôi chưa quan tâm tới nhiều. Bạn có đề cập tới cái sai của tiền nhân, điều này tôi chưa Tận Mắt thấy nó sai nên tôi chưa dám bảo là sai hay đúng.
-
VIETHA có lòng học Dịch mà ko được đọc những dòng sau thì thật đáng tiếc: Căn cứ cái gần mà suy luận ra cái xa xôi, căn cứ việc nhỏ mà biết việc lớn. Người lão thành, trong lòng, lúc nào cũng bình dị; bàn bạc, thường nông gần, mà thiết thực. ĐẠO lý cũng không quá thế. Người thiếu niên, thì có hào khí, thích làm việc khó khăn, trông chỗ cao xa. Chưa được ích gì, mà đã thấy tổn hại, thì bấy giờ mới biết không kịp được kiến thức của lão thành.( Vân Đài Loại Ngữ -Lê Quý Đôn)
-
Mấy dòng sau đây để tặng VIETHA Đạo mà có thể giảng giải được thì không phải là cái đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được thì không phải là cái tên thường hằng. Không tên là khởi đầu của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên thường không để nhìn thấy cái có vi diệu trong cái không. Thường có để nhìn thấy cái không vi diệu trong cái có. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là huyền. (Cái) huyền ấy thâm sâu hơn cả những gì thâm sâu; chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu. Nhìn mà không thấy, gọi là Di (thuần tuý, tố phác). Nghe mà không thấy, gọi là Hi (âm thanh ít). Nắm mà không được, gọi là Vi (nhỏ bé). Ba điều ấy [ta chỉ có thể lấy tâm mà lĩnh hội chứ] không thể suy cứu đến cùng. Cho nên cả ba hợp lại làm Một (tức là Đạo). Trên nó không sáng. Dưới nó không mờ. Miên man dằng dặc mà không thể đặt tên. Rồi lại trở về chỗ không có gì. Đó là trạng thái của cái không trạng thái. Hình tượng của cái không có vật chất. Nó tinh tế mơ hồ; [ta] đón trước thì không thấy đầu, [ta] theo sau thì không thấy đuôi. Đạo thì chân thực và đáng tin cậy. Nó vô vi (= chẳng cố ý làm gì) và vô hình. Người ta chỉ có thể lấy tâm truyền tâm chứ không thể dạy bằng lời (= chỉ có thể tâm truyền 心傳 chứ không thể khẩu thụ 口授). Người ta có thể đạt được Đạo chứ không tận mắt thấy được nó. Đạo là gốc (bản căn) của chính nó. Nó đã hiện hữu trước khi có trời đất. Nó đã tồn tại tự thuở xa xưa cho đến nay. Nó sinh ra quỷ, thần, thượng đế, trời, đất. Nó ở trên Thái Cực mà không cho là cao. Nó ở dưới Lục Cực mà không cho là sâu. Nó sinh trước trời đất mà không cho là lâu dài. Nó sinh trưởng trước thời thượng cổ mà không cho là già. (Trích “Tư Tưởng Đạo Gia”-Hoangthantai.com)
-
bác Trananhanhthu đã từng qua bao nhiêu diễn đàn rồi mà lại có phán đoán về bút tích của tôi "tài tình" thế nhi? Lẽ nào cách viết của tôi chỉ có thế thôi sao! Buồn thật!
-
Vinh hoa có số ở trời, Số ngươi sau cũng đổi dời mới nên. Mấy lời ta nói chớ quên, Đừng mong sau thác đặng lên Thiên đàng. 55.- Ông cha trước đã lầm đàng, Thời sau con cháu tính toan lẽ gì ? (Dương Từ Hà Mậu)
-
Bac Trannhanhthu này, nếu bác mở chủ đề này để nói về những điều mình biết, mình hiểu, mình đã thấy thì tôi xin trân trọng và bội phục còn như lập để muốn bàn luận, muốn tìm hiểu, muốn hiểu biết thì tôi chẳng còn gì để nói nữa.
-
bác trananhanhthu nói với tôi mà tôi không hồi đáp thì thật không phải. Đúng là Dịch của tôi đơn giản lắm, đơn giản đến mức khó tin, nên không nói vì biết là không tin. Dịch tôi theo là Đạo Càn Khôn, Đạo của Càn thì dễ hiểu, Đạo của Khôn thì giản dị, dễ hiểu thì nhiều người có thể biết, giản dị thì mọi người có thể dùng. Đó là ý chỉ của Phục Hy khi tác Dịch muốn dân chúng nắm được đón cát tránh hung, nó đơn giản chứ chẳng phức tạp như ngày nay hiểu. Tôi không thấy 2 Đạo đó, không thấy chúng từng ngày từng giờ thì chẳng dám bàn luận. Anh VoTruoc này, sách như vậy tôi chẳng thể đọc hết được nhưng quan điểm về đúng sai của tôi thế này, Sai thì sửa thành Đúng, Đúng thì phải dùng được ví như 1+5=4 rõ là sai vậy phải sửa, sửa thì nên Thay lại, Thay thì có nhiều cách để Thay nhưng Đúng thì không nhiều, Thay mà không Đúng, không biết Dùng, học Dịch ko dùng Dịch vậy phải Thật Đúng, Thật Biết chăng???
-
Tôi thấy anh Votruoc nghiên cứu về thuyết ADNH, tôi có một thắc mắc rất lớn là không hiểu anh muốn biết về cái gì hay anh đang tìm cái anh muốn biết mà bây giờ chưa định nghĩa được? Nói về những cái sai của sách xưa thì tôi thật vô duyên chưa được đọc điều đó, mà nếu được tôi cũng rất mong được biết. Tôi thấy anh Votruoc thich di theo thời đại mà dám nghiên cứu theo lối sách vở thì tôi phục thật sự. Tôi xem trên các kênh khoa học khi các nhà khoa học nghiên cứu thì họ tận tay tận mắt dù là đập phá bằng thuốc nổ. Quan điểm của tôi khi nghiên cứu là đọc những gì mình có rồi đi vào nơi tối nhất để tìm ánh sáng và trước tiên là đặt mục tiêu xem mình muốn tìm ánh sáng màu gì. Khi tôi đọc tên chủ đề tôi cứ nghĩ bàn về Đạo Càn Không nhưng tới đây thì biết là không phải nên nhường lại cho các bạn thảo luận tiếp.
-
Thế ra Dịch của bạn là vậy, chắc tôi vào nhầm chủ đề. Cáo lỗi!
-
Mọi người văn hay chữ tốt thường hay bắt đầu nghiên cứu lý luận từ những lý thuyết còn tôi thích đi từ thực tế hơn. Mỗi khi nói tới Mai Hoa Dịch Số thì ai biết về nó đều nghĩ tới việc dùng thể dụng ngũ hành sinh khắc để luận, nếu nay tôi bác bỏ thuyết đó dĩ nhiên sẽ không ít người khiển trách, cũng dễ hiểu vì cái thuyết đó ngấm lâu lắm rồi, vì trong sách nó dạy như thế, muốn luận thì phải dùng thể dụng sinh khắc. Nó quá rõ ràng, mà nghiên cứu khoa huyền bí lại có sự rõ ràng thì tôi sinh nghi ngờ. Thử nhớ lại coi người xưa đã dạy gì, âm âm dương dương trong âm có dương trong dương có âm, hư hư thực thực thật thật giả giả trong thật có giả trong giả có thật. Xét về những ví dụ trong MHDS, thử hỏi có bao nhiêu phần trăm là dùng ngũ hành sinh khắc để luận? Tôi trả lời theo quan điểm của tôi là chẳng có phần trăm nào. Tôi dùng thử thì cũng như kiểu luận của tác giả thôi, khi luận thì không dùng ngũ hành sinh khắc nhưng khi viết ra, đọc lên thì ai cũng thấy. Đó là dùng cũng như không dùng, như nói về một ngày Tý thì tự khắc có một Can ở trước vậy. Tôi nghĩ nghiên cứu cái khoa này thì nên dựa vào sách vở người xưa, rồi kiểm nghiệm thực tế, trong khi kiểm nghiệm thì kiểu gì chẳng lòi ra lý thuyết, cần chi phải xây lý thuyết trước rồi mới kiểm nghiệm, hoạ sau này thực tế trái với lý thuyết xây lên có phải sẽ đi vào ngõ cụt, sẽ mất hẳn niềm tin không. Nhưng cũng phải nói là thật khó để tìm được một đường đi đúng khi việc học được hay không, không phải muốn là được. Thần Minh muốn chỉ dạy Thì Tâm Linh sẽ tự ngộ Cố tìm ra manh mối Cánh cửa sẽ rõ ràng (thơ này trong Tham đồng khế-nhantu.net nhưng nguyên văn không phải như vậy, tôi được ý thì quên lời chắc các bề trên cũng không trách cứ)
-
Lịch nhà nước tôi đã kiểm chứng và thấy chuẩn nên mọi người có thể an tâm lập quẻ Mai Hoa.
-
Tôi thấy câu hỏi 1 của bạn có ý la lá như câu nói của Thiệu Ung:"Mười phân thành trăm, trăm phân thành ngàn, ngàn phân thành vạn...càng to thì càng nhỏ, càng nhỏ thì càng to, hợp thành một, triển khai ra thì thành vạn vật". Ý nó thế nào thì tùy quý vị. Xét về lịch tôi thấy ko quan trọng, thử thì biết thôi. Khi xem cho 2 người sinh đôi, mối người tự lấy 3 đồng gieo là có 2 quẻ khác nhau thôi. Vài lời góp ý chỉ mong Dịch Học phát triển.
-
Bắc Kinh mới thực đế kinh Giấu thân chửa dễ, giấu danh được nào. Trong sách Độn Thái Ất của cụ Nguyễn Phúc Ấm có kiến giải về Sấm Trạng, có thêm khá nhiều câu mới các bác muốn nghiên cứu thì thử tìm đọc.
-
Lời đầu tiên là xin chúc mọi người một năm mới bình yên, hạnh phúc. Lời sau có thể làm bạn dong quang thất vọng vì tôi không biết gì cả.
-
Hỏi lại cũng có nhiều kiểu như: Trong 1 h hỏi 1 câu nhưng hỏi nhiều lần TRong 1 h hỏi nhiều việc khác nhau 1 câu hỏi nhưng ngày nào cũng hỏi Tôi chỉ nêu rõ hơn để mọi người có câu trả lời cụ thể.
-
khổ quá, thật là chữ in trong sách mà lần chẳng ra. Nếu khó vậy tôi đâu có nhờ bác. Cái này trong sách có ghi rõ nếu bác chưa biết thì cho tôi mail rồi tôi chuyển sang cho.
-
nếu bác có thể cho thêm phần tính quẻ cho từng ngày từng giờ mỗi người vào thì hay quá, cái này tính rắc rối mỗi lần tính lại tra thì lâu quá. Tôi chỉ hy vọng dc vào mỗi phần này thôi chứ cách an sao của bác và tôi khác nhau quá nên tôi ko dùng được.
-
tôi cũng có sưu tầm được một đoạn ko biết thực hư ra sao PHẦN THỨ NHẤT Dục thức thánh nhân xứ Đa xuất ứng Bảo giang Dục thức thánh nhân hương Thủy lam bảo trung tàng Dục thức thánh nhân tính Mộc hạ liên đinh khẩu Dục thức thánh nhân diện Tu tẩm trương cú kiến Giang nam nhị thủy huyện Tại sơn vô hổ lang Thất thập nhị hiền tướng Phụ tá thánh quân vương Phá điền thiên tử xuất Bất chiến tự nhiên thành. Tư tâm dục thức thánh nhân diện Lưởng biên bàn ngạt tùy nhất khối Thủ túc chánh vương tam lương tự. PHẦN THỨ HAI Cuộc đời ai dễ biết đâu Yêu tinh gian trá bóp hầu thần tiên Quan làng ỷ thế ỷ quyền Dân khôn giả dại mới yên phận mình Mặc ai chia rẽ thị khinh Việc làng việc nước làm thinh chớ bàn Ta tin ta mới đặng an Luận bàn bè bạn chỉ đàng cho nhau Việc người thì mặc người âu Nghiêng tai giả điếc lắc đầu làm ngơ Muốn yên mồn lặng như tờ Luận bàn việc nước thì khô xác hình Bởi đời quốc thể bù nhìn Quan làng tàn bạo sanh linh tơi bời Lương dân than khổ đòi nơi Quốc hồn mờ ám hởi ôi thế quyền Nước nhà nghiêng ngửa ngửa nghiêng Tham quan hại nước lợi riêng cho mình Biết chi là ám với minh Sớm ưa trưa ghét dân tình đời ni Kim tiền quyền thế tương tri Không quyền không thế người khi ngu đần Chớ hà hiếp nhớ siêng cần Đến nơi Tiên Phật Thánh Thần mới an Nghèo nàn bổng chốc giàu sang Đứa ngu đội bạc ra đường dại khôn Bởi đời toàn lũ vô hồn Khinh khi nhân nghĩa trọng tôn bạc tiền Dốt ngu đội lốt Thánh Hiền Mở miệng thì rặc đồ điên một dòng Chừng nào cây sắt trổ bông Đường đen như mực Lạc Hồng tai phi Trung thần ái quốc dễ khi Phản thần mãi quốc nên ghi để đời Thức thời quốc sử bỏ rơi Ngay không nhầm lúc dĩ hơi hại mình Vô quân vô tướng vô binh Trung không cùng chúa cúng kinh ích gì Chừng nào lú mọc trên chì Voi đi trên giấy đến kỳ Đông Chu Trí thời giả điếc giả ngu Khôn thời giả dại mà tu lấy mình Cầm quyền toàn lủ yêu tinh Quan nhiều Mảng Tháo cùng sinh hại đời Mua quan bán tước lấy lời Hại dân hại nước coi trời như không Bì trung cốt nịnh rặc ròng Kết phe kết đảng giết giòng phải nguy Nồi da xáo thịt ngộ thay Miễn mình béo bở mặc ai ốm gầy Cáo kia mượn thế hại cầy Mẹ cha ưa nịnh ghét bầy con ngu Động tâm Thượng Đế dạy ru Xuống nhiều tai họa xuân thu sửa lần Gió sầu mưa thảm cõi trần Thiên luân địa chấn quân thần nó xem Canh tân sực nức mùi hèm Mhâm quý bằng lặng ngoại binh đem vào Giáp thời thấy rõ binh đao Ất niên chiến họa xâm vào tràn lan Thiên tai chiến sự đa đoan Quốc gia nghiêng ngửa tham quan hại đời Phản thần bán nước khi trời Gọi rằng trung trực hởi ôi thế quyền * * * Nhứt hữu liên sơn nhứt hữu bình Tam giang khí địa nhụ giang kinh Tu châu tai lạc thế châu khổ Ngu lại hườn chung khổ hại mình *** Xác dân xung tận cung đình Thiên oai chấn nổ luật hình ban ra Mười phần mất bảy còn ba Mất hai còn một mới ra thái bình Trục kia chọi với đồng minh Hai sông khô cạn nhựt tinh tỏ ngời Ra oai đánh dẹp mọi nơi Năm châu bốn bể thây phơi chập chùng Mùa xuân gió bấc lạnh lùng Cua kình trở gọng về cùng lũ dê Cuộc đời như thể trò hề Nực cười lũ chó còn mê lợi quyền Sình ương khó nướng xào chiên Quốc gia nghiêng ngửa đảo điên bốn bề Ra đi thì khó nỗi về Xe kia hết bánh thả rề sông trôi Chừng nào Chợ Lớn hết vôi Bề Đông cá đặt cuộc đời lao đao Lò rèn thiếu thép rèn dao Hết đồng đúc đỉnh hết thau bán nồi Chợ đen vốn một lời mười Gạo châu củi quế lời người than van Vải bô giá sánh bằng vàng Kẻ đói người rách lan tràn chợ quê ... Tiết trời đánh đổ bông huê Nhân dân phải chịu thảm thê họa sầu Theo Âu nên phải lo âu Mấy ai hiểu nghĩa Bá Di-Thúc Tề Khỉ đàn vừa gặp lũ dê Bắc trung phải chịu thảm thê họa đầu Đại bàng xung phá đài lầu Ngạc ngư phóng toát thuyền cầu tan hoang Rồi Nam cũng chịu lầm than Phương đông ba tỉnh phải mang họa sầu Trớ trêu cảnh sắp nhiệm mầu Phồn hoa đô hội thảm sầu đớn đau Cuộc đời gẫm thiệt cơ cầu Trung thua quyền nịnh tiên hầu quỉ ma Khỉ đàn gặp cặp mảng xà Trăng tròn thiếu một thì ta xuống hầm Yêu đương cũng phải lạc lầm Sáu nơi khói lữa sấm gầm Sài môn Nghèo nàn không có quách chôn Gian tham quyền thế biết khôn lánh rồi Nhưng mà họa có đâu thôi Bồng con bế cái nổi trôi đầy đàng Đến hồi quốc vận lâm nàn Chi tiêu ăn mặc cường quan độc quyền Càng ngày càng đảo càng điên Dân ta như thể đàn chiên đánh vồn Ô hô giống khéo giống khôn Vay thời phải trả xác hồn lìa xa Thịt rơi xương nát máu sa Thầy tăng chẳng chịu ở nhà phù tang Sưu cao thuế nặng ta mang Đàng xa mới biết xa đàng nặng cân Thân dậu lánh việc nương thân Miên thành Sài trấn đến gần bỏ thây Khỉ bầy bị một gà khi Cuộc đời như vậy tham chi mà bòn Gà mừng gặp lúa túc con Miễn con no dạ mất còn kể chi Cái năm chiến họa loạn ly Mưa to gió họa hại gì tham quan Nhơn dân khốn khổ đa đoan Mọi điều khốn khổ lại càng bằng hai Tu hành hiền hậu chết hoài Sai ngoa gian trá sống dai chật đàng Cơ trời định vậy chớ than Tương vong yêu nghiệt hành tàng đấy ư ! Đầu xuân gà gáy hăm tư Thầy tăng đến hạn họa trư tuyệt kỳ Thiên cơ máy tạo huyền vi Tuần hườn máy tạo ai thì có hay Nực cười cho lủ vô tài Tôi tôi chúa chúa hôm mai Sở Tần Xuân phân cho đến thu phân Quốc gia điên đảo thần dân rối nuồi Buồn buồn tủi tủi vui vui Tiếng thì để tiếng muốn lui lắm lần Rồi đây bày tỏ trung cang Trời cho Tiên Phật xuống trần trị yêu Văn minh cơ khí đủ điều Cọp đồng gấu sắt phi phiêu thủy hành Phong luân họa giáng lôi oanh Kết phe lập đảng tranh giành thế ni Năm châu nổi sóng một khi Chuồn bay khói tỏa tử thi như bèo Mưa dầu nắng lửa sấm reo Hai loài xâu xé họa gieo dân lành Đảng dân đại bại tan tành Cầu cùng đảng Cộng ra tranh chiến cùng Tu binh mãi mã chiêu hùng Núp lưng đảng cộng trung hưng nước nhà Rồi sau sanh sự bất hòa Lại cùng đảng cộng can qua chiến trường Non cao bể cả đôi đường Phân ranh biên giới tỏ tường mới an .... LỜI NÓI ĐẦU -- -- -- ---- Vì sao có quyển sấm nầy ra đời ? - Không dám vọng ngữ , quyển sấm nầy cần phải ra đời vì nó quý báu bằng tất cả kho tàng của một nước Đại Việt và hơn nữa, đã đến giai đoạn cần thiết của thời cuộc hiện tại mà lời sấm đã ghi đúng đắn từng li từng tí mỗi một cuộc biến cố xảy ra trong nước. Bắt đầu từ Cổ Am bị tàn phá cho đến ngày lịch sử cách mạng tháng 8, kế đến giai đoạn Hoàng Đế Bảo Đại về nước, mỗi mỗi đều nhốt tất cả trong 487 câu thơ mà Đức Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một bầu tâm sự đầy nhiệt huyết nhả ngọc phun châu cho vạn cổ anh hùng suy nghiệm. Hởi các chí sĩ anh hùng trong thiên hạ ! Chớ nên quá ư căn cứ vào khoa học mà chê những truyện sấm giảng là hoang đường, vì có những sấm giảng và sấm giảng.Hoang đường là lời nói vu vơ, ảo mộng không biết bao giờ xuất hiện như lời đã nói. Còn quyển sấm nầy viết từ 400 năm nay mà mỗi mỗi đều ứng nghiệm ngoài đời thực tế cho đến những cái tên riêng của những người chủ trương trong mấy phong trào quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều ứng nghiệm ghi rõ . Nó là môn khoa học huyền bí vì Trạng chuyên môn lý số nhờ ở bộ " Thái Ất Thần Kinh " mà ghi chép ra chứ nó đâu phải ngất ngưởng như bóng với đồng. Nếu không phải khoa học, sao cụ lại được tặng câu " Annam lý học hữu học Trình truyền " của Tàu là một nước bao giờ cũng tự hào rằng mình cao hơn hết về khoa lý số. TỰU TRUNG : Cũng vì lòng từ bi, bác ái mà đức Trạng có quyển sấm nầy ra cốt để cho các vị trượng phu anh hùng xem lấy mà tránh cái nạn cốt nhục tương tàn. Cũng vì lòng yêu nước thiết tha mà Đức Trạng có quyển sấm nầy ra là cốt để cho trong tôn giáo, ngoài xã hội xem lấy biết nẻo tôn phò " lòng trung nghì ai nhớ cho tinh " và cũng vì lòng hiếu kỳ mà soạn giả khởi đọc quyển sấm nầy hồi 1930 sau cuộc biến động Cổ Am do Quốc Học Tùng San xuất bản. Soạn giả cũng không nệ hà tài hèn hiến cho bạn đọc những đoạn dịch chánh bản và phụ trương mong rằng thích đúng trong muôn một. Viết ở Sài-Thành mùa đông năm Mậu Tí 1948. Cư Sĩ MINH ĐIỀN Vầng hồng rọi khắp bốn phang Tây phang cuốn gió tìm đàng đào vong Bập bồng Tần quốc bập bồng Là nơi chiến địa huyết hồng tràn lan Hải hồ rửa máu nghỉ an Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định thu Thân gà dạ khỉ đấy chừ Thì là ngọn lửa mới thu dịu lần Kỳ phang thay đổi cuộc trần Chó kia gặp chủ nó cần sủa tru Quân minh dân sự ôn nhu Heo kia thong thả ngao du đầy đàng Chuột mừng gặp cảnh bình an Trâu kia thong thà nghêng ngang đồn điền Cọp rày làm chúa lâm điền CHÓ kia GẶP CHỦ nó cần sủa tru QUÂN MINH dân sự ôn nhu HEO kia THONG THẢ ngao du đầy đàng CHUỘT mừng gặp cảnh BÌNH AN TRÂU kia THONG THẢ nghênh ngang đồn điền CỌP rày LÀM CHÚA lâm điền QUÂN THẦN CỘNG LẠC MIÊN MIÊN CỬU TRƯỜNG. * &n bsp; * * TRẦN CÔNG nãi thị phúc tâm GIANG HỒ SỬ SĨ đào tiềm XUẤT DU Tướng thần hệ xuất Y CHU Thứ ky PHỤC KIẾN ĐƯỜNG NGU thi thành Hiệu xưng THIÊN HẠ THÁI BÌNH ĐÔNG TÂY VÔ SỰ NAM THÀNH QUỐC GIA. * ; * * Phần Sấm Ký Bạch Vân Thi Tập và các phụ trương của Cư Sĩ Minh Điền xuất bản cách nay gần 60 năm, may man xin ghi lại đoạn kết nhân những ngày cuối cùng của năm 2006. Nếu hữu duyên , khoảng Nửa Năm Tiên Giới sắp tới, Chư Huynh Đệ Tỷ muội cùng chiêm nghiệm một kiệt tác khác : KIM CỔ KỲ QUAN để liễu ngộ thế nào là : NƯỚC NAM NHƯ THỂ CÁI BẦU NGÀY SAU CÁC NƯỚC ĐÂU ĐÂU CŨNG TÙNG.
-
Bát tự hà lạc rất tiếc là tôi có ít tài liệu nên chưa có thời gian nghiên cứu, môn tôi nói tới là môn khác. Chỉ gần giống thôi.
-
Vậy không biết trong quẻ ông già từ phương Tốn và thanh niên từ phương Ly tới Thiệu Tử đã lấy quẻ ra sao nhỉ? Hỏi vui vậy thôi chứ mỗi người một ý không thể ép được. Nhân tiện có chủ đề này tôi xin mạo muội đóng góp một chút cho vui. TRONG ÂM CÓ DƯƠNG, TRONG DƯƠNG CÓ ÂM. TRONG CÁI BẤT DỊCH CÓ CÁI BIẾN DỊCH, TRONG CÁI BIẾN DỊCH CÓ CÁI BẤT DỊCH, ĐÓ LÀ CÁI ĐẠO CỦA DỊCH. Số Ứng Nghiệm Của Mai Hoa Dịch ____KIỀN Mùa thu, giao thời giữa tháng chín và tháng 10, năm tháng ngày giờ Tuất Hợi, năm tháng ngày giờ ngũ kim. Số 1-4-9. ___ĐOÀI Mùa thu tháng 8, ngày giờ tháng năm Kim, ngày giờ tháng năm 2-4-9. ___LY Cuối tháng 5, năm tháng ngày giờ Ngọ hoả, năm tháng ngày giờ 3-2-7. ___CHẤN Mùa Xuân tháng ba, năm tháng ngày giờ Mão, số 4-3-8. ___TỐN Giao thời giữa mùa Xuân Hạ, năm tháng ngày giờ 5-3-8. ___KHẢM Mùa Đông tháng 11, ngày giờ tháng năm Tý, số 1-6. ___CẤN Tháng Đông Xuân, tháng 12, năm tháng ngày giờ Sửu Dần, số 7-5-10. ___KHÔN Năm tháng ngày giờ Tuất Sửu Thìn Mùi, số 8-5-10
-
Nói về thứ tự hình thành tôi không dám bàn tới nhưng cái thứ tự này dùng làm gì thì tôi có biết. 64 quẻ hậu thiên chỉ sự lưu thông vận khí chịu ảnh hưởng chi phối của bảng lục thập hoa giáp. Vì vậy có thể lấy quẻ cho từng người cụ thể từng năm-tháng-ngày-giờ. Dĩ nhiên ắt hẳn sẽ có nhiều người trùng quẻ nhau nhưng vấn đề này lại ít nhiều đụng tới thập ứng nên tôi không bàn tới. Cách luận của phương pháp này tôi thấy tương tự như Mai Hoa Dịch Số nhưng cách lập quẻ thì lại rất phức tạp gần giống như quẻ Hà Lạc. Vài lời đóng góp.