dichnhan07

Hội viên
  • Số nội dung

    125
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by dichnhan07

  1. Tôi thừa hiểu ý bác Thiên Sứ muốn gì chứ, đành chờ vào thế hệ“hậu sinh khả uý” vậy.
  2. Giả sử Kinh Dịch là của dân ta thì sao các cụ đi trước nhàta không chứng minh, hay bác Thiên Sứ nghĩ rằng họ không biết gì. “Chấp gì những kẻ sinh sau Thánh nhân có mắt mù đâubao giờ” Nói rằng không cần thiết phải chứng minh, đơn giản là vì khôngbiết chứng minh, chẳng lẽ tôi chỉ mọi người chứng minh ra rồi chỉ để biết nguồngốc của Kinh Dịch thôi sao. Tôi nói thẳng thế này, ông nào làm ra Kinh Dịch thìtôi không biết, những biết chắc rằng Kinh Dịch là của dân Tàu. Đó là một gợi ýnhỏ dành cho những bộ óc có khả năng “phát sáng”. Việc dùng lý thuyết để chứngminh không phải sở trường của tôi mà nó cũng khá dài dòng, mà dùng thực tế thìmọi người sẽ cho rằng may mắn bói trúng được vài quẻ rồi huyênh hoang. Sau khichứng minh ra nguồn gốc của Dịch, cái bao la vạn tượng sẽ được mở ra, dùng thựcnghiệm để định ước trong quẻ cũng được nhưng không phải kiểu của khoa học, nênsẽ tiếp tục đi giải 384 hào để biết một cách chính xác vị trí của các Tượngtrong quẻ. Khi đó dùng vào Mai Hoa Dịch Số sẽ bỏ bớt được nhiều chướng ngại, dùngvào Bát Tự thì sẽ rõ mình nên hay không nên làm gì vào năm này, tháng này, ngàynày, giờ này. Ngoài ra còn hữu ích với các môn khác có liên quan tới Dịch. Theo Thông Thiên Học thì họ nói Dịch có nguồn gốc từ Vạn PhápKỳ Môn (ví như Vạn Pháp Quy Tông), ai cười ai tin thì tôi không biết nhưng khi đọcgiáo lý của họ thì thấy trùng hợp một cách bất ngờ. Tiếc là họ không nói gì vềngười tạo ra. Người dùng Dịch và không dùng Dịch khi nói về Dịch thì chắcmọi người cũng tự biết nên tin vào điều gì. “Ở nơi mà ngu dốt được coi là mẫu mực thì ở đó trí tuệ bịcoi là mất trí”. >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Thuỷ Lôi Truân- Hào 3: Quanh co, lợi về ở chính bền, lợi vềdựng tước hầu. Chưa thể đi ngay cho qua cảnh truân được, nên phải quanh co.Đương buổi đầu hồi truân, nếu không quanh co mà bội tiến lên, thì phạm vào nạn,cho nên phải ở một cách chính đính mà giữ cho bền chí. Kẻ xem như thế thì thợi về sự dựng lên để làm tước hầu. Biết tự xử một cách thấp kém, cho nên mới được lòng dân. Truyện rằng: Hồi ấy đặt định lệ chon các quan. Cho các quanthần đi sứ tạ ơn. Bấy giờ, hoàng hậu nhà Minh thấy sứ nước ta tới, sai quan thunhận hòm rương vào nội điện để tìm thấy hương lạ. Quách Hữu Nghiêm vốn có mua đượcmột chiếc ao long cổn là thứ hàng cấm giấu ở trong hòm, sợ người Minh bắt đượcsẽ bị quở trách, liền làm bảng văn răn bộ thuộc và thu lấy hương lạ dâng lên.Vua minh cho là người tài, cho dự yến ở trên điện và ban áo màu hồng thẫm. Bình luận: gặp thời truân mà Hưu Nghiêm có thể quanh co xoaychuyển như vậy quả là tài cao.
  3. Nhìn mọi người bàn luận về chủ đề này thì cũng đủ biết chuẩnbị “lạc đường” rồi, cũng chẳng thể tìm được một tia sáng hy vọng nào cho maisau. Tôi cũng chẳng muốn mãi một mình đi một con đường nên sẽ chỉ cho các vị mộtlối, còn có dám đi hay không thì còn tuỳ ở mỗi người. Con đường này có tên là “Chứngminh Kinh Dịch là của người Trung Quốc”, phía cuối đường sẽ có chiếc chìa khoámở ra một phần nào những bí mật của Kinh Dịch, đại khái là liên quan tới chủ đề“bao la vạn tượng”. Dù nghiên cứu bất cứ lãnh vực gì của Kinh Dịch (Bát Tự, MaiHoa) thì cũng đều phải qua con đường này cả, không có ngoại lệ. Con đường này tôiqua rồi, tôi sẽ chờ mọi người ở con đường thứ 2. Mong rằng sẽ có cơ hội gặp 1ai đó. ……………………………………………………. Tặng mọi người một chút hy vọng: Bát Thuần Khôn-Hào 4: Thắt túi, không lỗi, không khen.-Cẩnthận thì không có gì hại. Kiến giải: “Thắt túi” ám chỉ tới việc che đậy, giấu kín. “khỗnglỗi” thì không có gì sai, hại, “không khen” vì không có gì nên làm, đáng làm. Hàonày dạy nên làm việc một cách kín đáo, không nên phô trương, tuy không quangminh chính đại nhưng lại được cái vô hại. Truyện rằng:” Mùa thu, tháng 7, ngày 27, vua chạy ra huyệnMinh Nghĩa ở Sơn Tây. Khi ấy, Mạc Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đềuhướng theo. Đăng Dung đem con gái nuôi vào hầu vua, tiếng là chầu hầu, thực ralà để dò xét, coi giữ. Lại cho con trưởng là Đăng Doanh làm Dục Mỹ hầu, trôngcoi điện Kim Quang. Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng giát vàng, đi thuỷ thì thuyềnrồng dây kéo, ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Lại giết bọn thị vệ Nguyễn Cấu,Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử. Vua mưu ngầm với bọn Phạm Hiến, Phạm Thứ, sai người đem mậtchiếu vào Tây Kinh bảo Trịnh Tuy nghênh viện. Vào canh hai đêm 27, bọn Hiến, Thứvào hầu yến, rồi đón vua ra ngoài, hoàng thái hậu và em vua là Xuân không đượcbiết. Vua ra đến xã Mộng Sơn, huyện Minh Nghĩa, Sơn Tây. Ngày hôm sau, ĐăngDung biết chuyện đem quân đi đón chặn những nơi quan yếu.” Bình Luận: Mạc Đăng Dung quá phô trương thanh thế, không kiêngnể bề trên nên đã bị Vua nghi ngờ. Còn Vua cùng các cận thần hành sự bí mật nênđã thoát được ra ngoài một cách an toàn.
  4. Tôi lẽ ra cũng không muốn nói về vấn đề này nhưngsợ rằng hậu học sau này “nghe mãi lại tin” những điều sai quấy thìGốc Dịch coi như tuyệt tích nên lại phải mở lời góp ý. Việc tạo raKinh Dịch là một cái sai không theo ý của Phục Hy, nhưng bù cho cáisai đó, tác giả còn ghi thêm Văn Ngôn để mong người sau đọc 1 hiểu 10,tiếc là hậu học dùng mắt chứ không dùng tâm để đọc. Những lời đócũng không mấy có tác dụng: “Cùng tiếng ứng nhau, cùng khí tìm nhau, nước nhảychỗ ướt, lửa tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấylên mà muôn vật cùng thấy”. (Văn Ngôn) Học Dịch của Phục Hy thì không thể nói rằng khi nghetiếng Việt lại bảo là tiếng Trung, thấy chữ của Nhật lại bảo chữHàn, ai làm được như vậy chăng?
  5. Bạn thử vào trang thegioivohinh xem, hồi trước tôi có thấy ởbên đó đăng lên. Sách bàn về cách dung thần chú, phép thuật, bùa chú, binh trậnđủ loại, lại còn cả chỉ dạy thuật Tam Yếu, Thập Ứng….
  6. Thái Ất Cầu Tài Thuật Trong bài sẽ có nhiều lý thuyết mới về lục hào được khám phá (chú ý: đây là quẻ Thái Ất chứ ko phải quẻ lục hào). Kỷ mão-mậu thìn Đỉnh-Cổ Thê tài dậu kim-Quan quỷ dậu kim-Thanh Long phát động Thân-Dậu tuần không Quẻ vô tài, thế mới thấy sức mạnh của Tuần Không lớn thế nào! Canh thìn-mậu thìn Ký tế-truân Huynh đệ hợi thủy-quan quỷ thìn thổ-Thanh Long phát động Quẻ có tài là vì quan quỷ hồi đầu khắc huynh đệ, thanh long động, đặc biệt là có Thê tài ngọ hỏa phục ở hào động, đây là do tôi di chuyển hào Tài ở quẻ Chủ Cung tới quẻ này( có phải là di sao hoán số hay ko thì người đọc phải tự hiểu ). Mậu thân-đinh mão Gia nhân-bí Tử tôn tị hỏa-thê tài tí thủy-thanh long phát động Quẻ có tài vì ngoài những gì thấy ở trên còn có thê tài tí thủy được dời từ Chủ cung tới quẻ này phục ở hào động. Mậu thân-đinh mão Giải-dự Thê tài thìn thổ-tử tôn tị hỏa Quẻ có tài vì thê tài phát động, mọi người cũng thấy đấy, tài không vượng mà cũng chẳng tướng. Canh tuất-đinh mão Tụng-vị tế Thê tài thân kim-tử tôn mùi thổ Quẻ có tài vì lý do giống như quẻ trước. Nhâm tý-đinh mão Hằng-giải Quan quỷ dậu kim-huynh đệ mão mộc Quẻ có tài mặc dù tài không động là do thê tài thìn thổ được điều từ Chủ cung tới phục dưới hào động. Tân tị-mậu thìn Chấn-dự Phụ mẫu tí thủy-thê tài mùi thổ Quẻ có tài vì tài được Chủ cung hóa, lại được thêm vượng tướng. Nhâm ngọ-mậu thìn Vô vọng-phệ hạp Quan quỷ thân kim-thê tài mùi thổ Thân dậu tuần không, quan quỷ vô khí, tử tôn tị hỏa được đưa từ Chủ Cung tới thế chỗ, và thế là QUẺ CÓ TÀI vì Chủ cung động sinh tài như quẻ trước. Giáp thân-mậu thìn di-bác phụ mẫu tí thủy-phụ mẫu mùi thổ-thanh long phát động quẻ có tài vì thê tài sửu thổ được dời từ Chủ Cung tới, vậy là trở thành thê tài phát động. Giáp thân-mậu thìn Ly-bí Thê tài dậu kim-huynh đệ tuất thổ Quẻ vô tài vì huynh đệ hồi đầu khắc, lý này rất rõ ràng. Mà nếu có tài thì rồi sau đó cũng mất hết, nên tóm lại trong giờ đó vẫn không có tài. Giáp thân-mậu thìn Phong-chấn Huynh đệ hợi thủy-thê tài thìn thổ Quẻ vô tài vì huynh đệ phát động, dù có đưa thê tài ngọ hỏa từ Chủ Cung tới thì cũng chẳng thể khắc chế được. ất dậu-mậu thìn giải-dự (giống một quẻ phía trên) Thê tài thìn thổ-tử tôn tị hỏa Quẻ Vô Tài, vì thìn hợp với dậu, hợp giống như bị keo gắn chặt. ất dậu-mậu thìn quải-đại quá thê tài tí thủy-thê tài sửu thổ quẻ vô tài vẫn là do tí sửu hợp nhau mà không về được với mình. Bính tuất-tiệm cấn Phụ mẫu tị hỏa-thê tài tí thủy Quẻ có tài vì thê tài tí thủy chính là tài của Chủ Cung. Nên hiểu là tài này được dời từ Chủ Cung tới chứ ko phải do phụ mẫu hóa ra.
  7. Đạo được lập ra là để Trời tính người chứ người không tính được Trời (Hoàng Đế Âm Phù Kinh). Rất cảm ơn bạn đã góp ý!
  8. Đầu tiên mong các bạn đừng đặt hư danh cho người khác. Có tiếng cũng tương đương với mang tiếng. Về phần tính danh học, trong sách Đàm Thiên-Thuyết Địa-Luận Nhân có trình bày về biết tên họ, luận giải chi tiết cụ thể, phần này khá dài khoảng 75 trang. Sách mờ không thể chụp ảnh được, ai có nhiều thời gian thì chép lại chứ tôi không đủ kiên nhẫn để chép lại từng chữ như vậy được. Sau đây là tên các mục chính trong phần tính danh học: Phương thuật đặt tên người. A.Điều kiện và ý chính B.Phân tích nét chữ cùng Số, Lý của họ tên C. Vài điểm cần lưu ý D.Ý nghĩa cốt yếu trong việc chọn lựa thể hình chỡ E.Vài điểm cần lưu ý về âm vận Các vấn đề liên quan tới cách chọn tên A.Phân loại năm cách B.Phân loại năm cách C.Các vận mà số lý biểu thị Tổng hợp phán đoán 4 đại vận A.Sự ảnh hưởng của chủ vận (nhân cách) B.Sự ảnh hưởng của phó vận (ngoại cách) C.Sự ảnh hưởng của tiền vận (địa cách) D.Sự ảnh hưởng của hậu vận (tổng cách) E.Phương pháp phân tích 5 cách và phán đoán Ngũ hành F.Vì sao nên chọn tên họ? Tính Danh Học sợ đoán 1.Dự đoán tính cách theo họ tên 2.Dự đoán sức khoẻ theo họ tên 3.Dự đoán quan hệ xã hội theo họ tên 4.Sự ảnh hưởng đến vận thế của số lý 5.Sự phối hợp cát hung của Tam tài Đặc điểm của người có số lý, ngũ hành, tam tài đồng nhất Đúng sai thế nào tôi chưa thử nên không nhận định được.
  9. Về cách giải quẻ Mai Hoa thì tôi thấy có khá nhiều phong cách giải như giải theo Việt Dịch Chính Tông của VNDL hội, giải theo lục thân, giải theo sinh khắc...còn tôi là giải theo tam yếu, thập ứng, phản đối. Mỗi phong cách có cái hay riêng nhưng khó hoà hợp lại vì thông tin cơ sở của các trường phái là khác nhau. Người học trường phái này mà đọc ví dụ ̉hay kiến thức của trường phái khác thì thường khó hiểu. Có thể tôi và bạn cũng rơi vào hoàn cảnh này nhưng dù sao cũng cám ơn góp ý trân thành của bạn.
  10. Về quẻ lục hào trong tháng nhuận thì tôi cũng đã kiểm chứng được là chính xác thông qua trận mưa hôm trước, nhưng còn quẻ Mai Hoa thì có vẻ như thông tin bị nhiễu loạn. Về thông tin thì vẫn chính xác 100% nhưng còn về sự sắp xếp thông tin thì bị đảo ngược so với những gì trước kia tôi thấy.
  11. Đúng là vô duyên thật, hôm nay mới vào đây xem các bài của bạn. Muốn biết chính xác một điều gì đó cần phải "thông" cả "lý" lẫn "số". Điều này tôi mới "ngộ" ra không lâu. Hiện tại đang có kế hoạch soạn riêng một bộ sách về "lý". Hy vọng mọi mục tiêu đều là có thật. Về hai quẻ trên, nó tuy chưa giúp được cho tôi về phần nghiệm lý nhưng lại khiến tôi nhớ lại một thuật số mà tôi tự chế để xem việc xảy ra gần nhất nhưng lâu nay không dùng tới. Lần này nhớ lại quả thật công phu có tăng lên. Dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều. Tôi đọc trong sách có câu này không biết có ích gì với trường hợp của bạn không: "Lợi dùng ngọc khuê".
  12. Đúng là được mở rộng tầm mắt!
  13. Vô Vọng-Phệ Hạp (tháng canh ngọ năm kỷ sửu) Hào 5: Cái tật không càn, đừng thuốc, có mừng. Quẻ khuyên có bệnh chớ dùng thuốc, nếu dùng có khi còn mang tật. Tôi thấy anh VanTrungHac có khả năng giải "ép số" rất tốt nên nhờ anh giải giúp quẻ này, cứ luận sao cho nó ra bệnh nhiệt miệng là được.
  14. Quẻ này chắc là quẻ MAi Hoa. Còn việc tránh hay tìm thì tuỳ ở từng người chứ chẳng phải ở quẻ.
  15. Quẻ của Liêm Trinh rất ứng nghiệm. Hiện tại tôi đang cần rất nhiều quẻ như vậy,hàng ngày vẫn phải căng mắt ra để tìm. Nếu được thì hy vọng thỉnh thoảng Liêm Trinh lại làm một quẻ giống như trên thì hay quá.
  16. Tôi chỉ nghe Thượng-Trung-Hạ chứ chưa bao giờ nghe Tiên-Trung-Hạ, sinh thời nay quả là được mở rộng tầm mắt. Trong đoạn trên nói việc chứng minh nguồn gốc Kinh Dịch mãi hai ngàn năm mà chưa ai tìm được, tôi thấy điều này thật khó hiểu. Nói chính xác hơn là có người biết mà không nói. http://www.dcvonline.net/php/modules.php?n...nt&sid=1424 (Thuyết thống nhất vĩ đại) Bài viết có ý, mời mọi người tham khảo.
  17. Về thiếu xót trong MHDS, điều đó ko quan trọng bằng :thứ nhất là nội dung ý nghĩa của quẻ Dịch, thứ hai là thuật toán để giải. Nắm được 2 vấn đề này thì thiếu xót đã được giải quyết.
  18. Theo tôi hiểu thì anh VinhL muốn hỏi dùng được bao nhiêu quẻ để dự đoán, vấn đề này tôi cũng có lần nghĩ tới nhưng chưa từng lập tất cả các quẻ ra để kiểm chứng, riêng theo kinh nghiệm cá nhân thì tôi vẫn dùng tất cả 64 quẻ để đoán, còn với người khác ra sao tôi ko biết.
  19. Đặt ra Thể Dụng là để nói tới mối quan hệ giữa hai cá thể tác dụng tới nhau, khi bạn ngồi chuột chạy tới, nó chưa tác dụng tới bạn, khi này chưa có phân biệt gì, con chuột cũng chỉ như những thứ khác xung quanh. Khi bạn đuổi nó, vậy là bắt đầu có tác dụng tới nó, bạn động trước vậy bạn là dụng, nó vào thế bị động nên nó làm thể. Điều này còn có thể làm sáng tỏ một số vấn đề khác như 2 đối thủ cạnh tranh, cả hai cùng lấy được một quẻ, vậy ai là thể ai là dụng.
  20. Đặt ra Thể Dụng là để nói tới mối quan hệ giữa hai cá thể tác dụng tới nhau, khi bạn ngồi chuột chạy tới, nó chưa tác dụng tới bạn, khi này chưa có phân biệt gì, con chuột cũng chỉ như những thứ khác xung quanh. Khi bạn đuổi nó, vậy là bắt đầu có tác dụng tới nó, bạn động trước vậy bạn là dụng, nó vào thế bị động nên nó làm thể. Điều này còn có thể làm sáng tỏ một số vấn đề khác như 2 đối thủ cạnh tranh, cả hai cùng lấy được một quẻ, vậy ai là thể ai là dụng.
  21. Mai Hoa Dịch Số ngoài công dụng dự trắc cát hung còn có tác dụng giống như một phương pháp thuyết minh cho sự biến động. Ngày nhàn rỗi, mỗi giờ lấy một quẻ ra xem rồi quan sát mọi sự việc xảy ra, thấy không có gì không hợp, không việc gì không có lý, mọi điều có thể sáng tỏ dù là cái động nhỏ nhất. Bĩ-Tụy Quẻ này Chuột làm thể mà Người làm dụng.
  22. Bàn về Mai Hoa Dịch Số, trong lòng có thắc mắc nghi vấn điều gì đó đã có thể coi là Tâm động, giả sử có người cho rằng Tâm mình vẫn chưa thật động, chẳng lẽ lại phải đi cầu cho Tâm động thật mạnh hay sao?. Lập quẻ xong, nếu chỉ căn cứ vào quẻ đó thì e rằng phiến diện chủ quan nên cần thêm các phương pháp hỗ trợ đảm bảo, đó là Tam Yếu và Thập Ứng. Mai Hoa Dịch Số chỉ nói tới các sự việc bất thường, xem việc gần mà biết việc xa. Luận sự việc không nhiều được như lục hào hay các môn khác nhưng để trắc nghiệm một điều nghi vấn thì rất tiện lợi. Nói không luận được nhiều đó là nói về phương pháp lấy quẻ chủ động chứ không phải theo như các quẻ ví dụ trong sách Mai Hoa Dịch Số, phương pháp khác nhau do lý dùng khác nhau, điều này cần phải phân biệt rõ.
  23. Mỗi phần mềm máy tính thì đều có các dữ liệu, các thuật toán để tính toán. Việc giải đoán cũng chẳng ngoài lẽ đó. Cũng chỉ ở 2 chữ Lý-Số (có lý trước rồi mới vạch được quẻ). Như vậy mới là hiểu điều thánh nhân chỉ dạy, làm Dịch để dự đoán cát hung chứ ko đoán chuyện tương lai.(Nói vậy thì thật khó nhưng chẳng thể nói rõ hơn, rồi sẽ có kẻ ko hiểu biết lại trách tôi).
  24. 3 dòng đầu cho thấy suy nghĩ rối loạn.Với dòng tiếp theo tôi lại phải chép lại từ sách theo trí nhớ(ko chắc đúng nguyên văn): Cả đời nói ra mà cũng coi như không nói gì cả Cả đời ko nói mà cũng như ko có gì ko nói. Với dòng tiếp theo của Phong, Phong có bao giờ tự hỏi vì sao tôi lại chép như vậy và nhớ được những điều đó ko? Với dòng cuối cùng, ai thấy tôi từng hỏi hay muốn hỏi về lý số thì cứ chép lại hộ tôi những câu hỏi đó. Lý luận thế này thì “Lòng cũng chán rồi Dừng lại Thôi”!
  25. Bên ngoài thơn thớt nói cười Bên trong nham hiểm giết người không dao. (nhớ ko nhầm thì chính xác là như vậy) Phong bảo là ko hiểu được, dĩ nhiên là vậy rồi chứ làm sao mà hiểu được, còn vì sao lại ko hiểu được thì tôi đơn giản vd thế này. Tôi đưa cho một người chiếc điện thoại Cảm Ứng, loại gì thì chỉ 2 người biết, nhưng có những kẻ khác muốn biết trong chiếc Đt đó có chứa hình thức nội dung gì. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu những kẻ đó có biết được ko? Đơn giản vậy thôi.