Chemwind
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
35 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Chemwind
-
Rất ít người biết: Những quả dừa xiêm ngọt lịm đã bị tiêm thêm đường hoá học và vẻ trắng phau kia là nhờ dung dịch chuyên dùng để… tẩy vải. “Công nghệ” làm ngọt dừa Giống như nhiều người, điểm dừng quen thuộc của chị Nhung là một trong những quán giải khát tấp nập trên một con phố nọ. Khu vực này bán khá nhiều loại dừa Thái Lan đã bóc vỏ sẵn - một loại quả khá phổ biến trong vài năm trở lại đây. Theo chị Nhung, đây là cách giải khát rất an toàn bởi trong vô vàn thứ hoa quả đang bán trên thị trường, dừa thuộc dạng lành (không thuốc trừ sâu mà cũng chẳng chất bảo quản…). Quả thực, với giá thành không quá đắt (10 - 12 nghìn đồng/quả) các quán bán dừa xiêm này thu hút không ít người đến uống nước dừa tại chỗ hoặc mua đem về, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Với những quả dừa trắng phau, khách chỉ việc cắm ống hút vào lỗ mầm quả dừa là có thể thưởng thức nước dừa mát lạnh, ngọt lừ. Thế nhưng theo lời tiết lộ của anh Thanh, một đầu mối chuyên giao dừa cho nhiều quán giải khát: loại dừa xiêm mà các chủ quán vẫn gọi là dừa Thái Lan thực chất được trồng ở Bến Tre. Loại dừa này có vị ngọt và thơm ngon và được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do sức tiêu thụ trên thị trường khá lớn nên thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu. Không bỏ lỡ cơ hội, nhiều hàng giải khát đã mua loại dừa có chất lượng kém hơn hẳn với giá khá rẻ (1 - 3 nghìn đồng, tuỳ thời điểm) rồi “phù phép” biến chúng thành “dừa Thái” bán cho khách. Phương pháp thực hiện khá đơn giản, người bán hàng chỉ việc lóc vỏ quả dừa sao cho chỉ còn một lớp vỏ mỏng ngà rồi thêm đường hoá học bằng cách tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa. Vậy là loại nước dừa non có vị chua chua sẽ trở nên ngọt lừ và được bán với giá gấp 6 - 8 lần giá trị thực của nó. Để giữ cho vỏ dừa trắng phau cả ngày, không bị thâm đen do chảy nhựa, nhiều người bán hàng dùng phương pháp ngâm quả dừa trong nước phèn chua đặc. Nhưng cách này tỏ ra không mấy hiệu quả nên sau đó họ đã dùng một cách vừa nhanh vừa rẻ tiền là ngâm dừa bằng nước có pha thêm thuốc tẩy Javen - loại chuyên dùng tẩy trắng vải. Với một lượng nhỏ thuốc tẩy pha vào thùng nước, một lượng lớn quả dừa sẽ trắng phau suốt cả ngày. “Công nghệ” này còn được áp dụng để làm trắng măng. Đó cũng là lý do tại sao măng tre bán ở chợ hiện nay cứ trắng phau chứ không vàng vàng, thâm thâm như ngày xưa! Theo khảo sát, ở Hà Nội có một số khu vực tập trung đông các quán giải khát như phố Tây Sơn, Phan Đình Phùng, Hàng Hành, Kim Liên có loại dừa “Thái” này và được khá nhiều người ưa chuộng. Độc hại dừa tiêm đường hóa học Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt gấp 200 lần so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và tuyệt nhiên không hề có một giá trị dinh dưỡng nào khác và thường được chỉ định đối với người mắc bệnh tiểu đường. Rất nhiều nguy cơ ẩn chứa trong những quả dừa xiêm bị tiêm đường hóa học Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều những chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam. Nguyên do là loại đường hóa học này có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền... Hơn nữa các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate (chỉ cần 0,7% đã có tác dụng kích thích và gây ung thư cho chuột). Từ những nguy cơ gây bệnh khi sử dụng lâu dài, hiện nhiều nước trên thế giới (trong đó có VN) đã không cho phép sử dụng cyclamate làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, do đặc tính tạo ngọt cao, giá thành lại khá rẻ nên đường hoá học vẫn thường được bán ở tất cả các sạp hành khô trong chợ. Chỉ 1 viên đường hoá học (500 - 1.200đ) là đủ làm ngọt hàng chục quả dừa. Thuốc tẩy Javen được không ít hàng bán dừa dùng để tẩy dừa nếu dùng ở nồng độ cao khi vào đường tiêu hóa sẽ gây bỏng nặng, có thể làm loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong Về vấn đề một số người bán hàng vì muốn bán được nhiều hàng để tăng lợi nhuận mà dùng nước tẩy để làm trắng củ, quả, ông Nguyễn Xuân Lãng, trưởng phòng Phân tích và Kiểm tra môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho biết: Chất tẩy Javen vốn dĩ chỉ dùng trong công nghiệp, nếu dùng để tẩy thực phẩm sẽ gây clo hoá các chất hữu cơ, sinh độc và dần dần ảnh hưởng đến cơ thể người. Thậm chí, thuốc tẩy Javen nồng độ cao khi vào đường tiêu hóa sẽ gây bỏng nặng, có thể làm loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Theo kinh nghiệm của một người bán giải khát: để phát hiện quả dừa xiêm bị tiêm đường hoá học cần để ý đến phần cuống (mỏm) của quả dừa đó. Nếu phần mỏm này sùi bọt nước thì đích thị quả dừa đó bị “tiêm”. Tuy nhiên, những quả dừa đã tiêm đó đã được để vào trong tủ lạnh thì cũng đành “bó tay”, không phân biệt được. Chính vì vậy, cách tốt nhất để có được quả dừa an toàn, là người mua nên chọn loại quả dừa chưa bị bóc vỏ, còn nguyên ở chùm. Khi muốn uống nước dừa tại chỗ, hãy yêu cầu người phục vụ chặt tại chỗ, tuyệt đối không ngâm không rửa gì. Hãy bằng lòng với hình ảnh khi vạt vỏ ra xong, vỏ dừa sẽ thâm đen, đó chính nhựa do vỏ dừa tiết ra.Để tránh bị lừa khi mua dừa xiêm, hãy chọn mua ở các quầy hàng đảm bảo hoặc trong những siêu thị có uy tín chuyên cung cấp hoa quả tươi (dantri - evavn) Qúi quá
-
Chuyện các nhà ngoại cãm việt nam tìm mộ tài tình có mà kể cả mấy tháng không hết. Mổi liệt sĩ, mổi gia đình, mổi thầy lại có một tình tiết kỳ lạ khác nhau. TTNCCN ông Giác Hải mà tập hợp lợi in ấn đóng tập phát hành thì phãi mấy pho. Kễ ra bộ QP và TBXH nên bỏ kinh phí tài trợ dự án nầy, rồi đưa tài liệu vào bão tàng quân đội lưu truyền cho đời sau con cháu còn biết như thế là như thế. Chớ chúng nó mãi chơi gem-on-lai là quyên tịt hết lịch sử. + Cũng tình hình như vậy, bài phóng sự của thầy Thiên Sứ thật hấp rẩn, mong thầy hoàn tất bài sớm để mọi người thỏa chí tò mò. Nếu kết quã như thế , như thế thì đây cũng có thễ gọi là một ứng dụng hay kết hợp rất mới giư3a NNC và PT sư trong việc tìm mộ liệt sỉ, rất cần được lưu ý. Thầy nên ghi lại kinh nghiệm ứng dụng phong thũy, độn đoán vv..đã trãi qua những việc nầy đễ nghiên cứu, ứng dụng giúp đời. Còn thầy tuấn dương nói vậy phãi và cũng chưa phãi. Cái phãi của thầy là được quyền đặt théc méc. Cái chưa phải của thầy là cách nghi vấn rất hời hợt. - Tui nói thế nầy nha :Thầy bão mấy ông bà ngoại cảm quen biết với dân địa phương, sở địa chính - tưởng dễ thế sao, quen lắm được 1 vài nơi chớ sao quen cả các nơi được, thời gian nào mà giao dịch quan hệ để hỏi, mà muốn hỏi đâu phãi cư khơi khơi, anh em thì anh em chớ lâu lâu phải làm vài zve lai rai mới chỉ chớ. Tũi no còn phải làm ăn vợ con mà. Tưởng làm sở địa chính mà biết hết được đấtcả tỉnh sao . Cán bộ địa chính huyện xuống xã còn loạng quạng chớ còn tỉnh nữa biết thế nào. Hỏi chúng đâu qui hoạch dân cư, đường lộ ... thì chúng rành chớ hỏi mộ liệt sĩ thì đã chắc ??? - Còn vẽ bàn đồ mà không đến thế mới tài, mới ngoại cảm. Còn nguồn tin nọ kia có khi xóm láng còn còn lộn tên chủ đất thấy bà nội luôn, chớ ở đó mà chỉ. Thầy cư về nhà thấy dưới ruộng hay trên rẩy mà hỏi coi xem có phãi hông. Thế mới gọi là ngoại cảm : kỳ bí, tôn vinh, trân trọng, o bế , tranh thủ vv và vv.. Chớ cứ vật lý kiểu thầy thì ai cũng làm được và NNC là một bọn lừa, có ngày bị bẻ hết răng chớ tưởng được người ta kính nể như bi giờ. - Tại sao thầy biểu phải cúng chổ nầy chổ kia ? (Hỏi) Ờ đấy, tâm linh nó thế chớ. Đừng tưởng thầy ngoại cãm đều nhìn được mọi cái rõ như chiếu đèn. Kiếng hiển vi nhìn còn có lúc nhòa nữa là. Thầy nhìn khu vực và soi mộ thì nó mờ mớ như sương khói vậy ( nhìn qua đất mà) nên có lúc đục lúc trong, ngoại cảm thì vẩn là người chưa phải là thánh, nên phải có khoảng sai số. Chuyên tìm đến 3 hay 4 lần là thường. Bích Hằng tìm mộ ờ Kbang, chì vì gia đình ông gì làm phó giám đốc ở Việt-teo phát tâm là chỉ tìm mộ của người thân thôi mà không đếm xĩa gì đến các anh hùng khác nằm bên cạnh, các bác ấy lên che mắt lại - mù tịt - có mà....... nhìn..... không tin đến hỏi Bich Hằng xem phải không. Cái ngoại cảm nầy hàng chục năm nay nói lâu rồi, nhiều rồi khổ lắm nói mải rồi rõ ràng là kỳ bí rất phải nghiên cứu trân trọng. Tưởng có đề xuất gì hay lạ, nghi hoặc như thầy thì thường quá làm gián đoạn bài viết của thầy Sứ đi. Phải hông thầy Tuấn dương. Rút kinh nghiệm nha, không bít thì dựa cột Cháu Sin lỗi các bác các chú đã làm gián đoạn bài nầy
-
Các pác cho ý kiến về đề tài nầy. Liệu ở trong những căn hộ xây theo ý tưởng này phong thủy có bị ảnh hưởng gì không nhỉ ? Nhà xây trên mặt đường Nhà có thể đặt bất kỳ đâu trên tuyến đường thích hợp, diện tích đường sẽ chính là diện tích xây dựng nhà, khoảng không gian của nhà được đặt trên đường và phần lưu thông của đường nằm trong không gian nhà. Đây là ý tưởng đoạt giải cao nhất cuộc thi “Kiến trúc nhiệt đới với vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”, do ĐH Kiến trúc Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức. Minh họa cho dự án nhà nằm trên đường. Theo KTS Trần Đình Bá, tác giả của công trình, 100 năm trước đây, khi dân số thế giới chỉ 1,5 tỷ người, mô hình “nhà bên đường” còn phù hợp do nhà và đường vẫn ít so với diện tích phủ xanh toàn cầu. Nhưng hiện nay, khi dân số thế giới đã gấp gần 5 lần, trái đất đang đối mặt với tình trạng bê tông, đô thị hóa… các công trình kiến trúc và đường sá độc lập với nhau có thể gây tình trạng lấn chiếm đất đai, cây xanh… Hai mô hình phổ biến để cung cấp thêm chỗ ở là nhà cao tầng và dưới hầm cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Để tránh cho thành phố bị lún thêm dưới sức nặng của hàng nghìn cao ốc, chính quyền Thượng Hải (Trung Quốc) đã lên kế hoạch hạn chế việc xây mới nhà chọc trời. Với nhà dưới hầm, khó khăn nằm ở việc tạo nên hệ kết cấu để ổn định trước trọng lực của hầm, chống thấm, địa chấn, cấp thoát nước, thiếu ánh sáng và dưỡng khí… “Chính vì vậy, giải pháp nhà trên đường là thích hợp nhất để giải bài toán toàn cầu về việc khan hiếm đất xây dựng, tận dụng thuận lợi về không gian trên đường và tiết kiệm nhiều diện tích đất dành cho an ninh lương thực, giảm thiểu tác động gây hiệu ứng nhà kính”, KTS Bá cho biết. Phối cảnh một công trình khách sạn nằm trên đường. Những công trình nhà trên đường sẽ đều có 6 mặt tiếp xúc với không gian nhưng được xây trên hệ cột chống và móng cọc có độ cao thông thủy bằng cầu vượt nên không ảnh hưởng đến lưu thông xe cộ trên đường. Hệ cột chống sẽ nằm trên diện tích vỉa hè, giải phân cách nên không ảnh hưởng đến lưu thông và có vành đai bảo vệ an toàn. Các cột cách nhau để đảm bảo độ thông thoáng tự nhiên cho đường. Khoảng cách giữa các nhà trên một con đường tối thiểu bằng bề rộng đường để đảm bảo thông thoáng. Mô hình này có thể áp dụng cho cả trên các tuyến đường sắt. Lợi ích của những công trình trên đường này, theo KTS Bá, là khá rẻ vì không tốn tiền đất; che chở cho mặt đường trước tác động của thiên nhiên; không gian ở cao ráo, thoáng mát; tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và thông gió; an toàn, thân thiện với môi trường. Nhà trên đường khoảng 10-15 tầng nên an toàn trước các tác động bất lợi, dễ dàng thoát người khi có sự cố như hỏa hoạn. Các tòa nhà có thể xây trên đường là chung cư, bệnh viện, siêu thị, khách sạn, công sở, trường học, công xưởng, nhà máy công nghiệp nhẹ… Thậm chí, mô hình còn có thể áp dụng với dự án thành phố hai bên sông Hồng. KTS Trần Đình Bá khẳng định, với những lợi thế trên, đây sẽ là giải pháp “toàn cầu” trong tương lai, chứ không chỉ cho Việt Nam. Hiện tác giả đã đã đăng ký bản quyền ý tưởng và đang cộng tác với các chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu sâu thêm. vietnamnet.vn
-
(em cũng chưa hiểu gương lồi này là gương như nào ) ??? Cái này phải đọc lại sách vật lý phổ thông phần Quang học nhé. Mãi chơi quên hết lời cô dặn dò rùi. Hé he. Còn đây là hình của kiếng ...... Gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và có lớp bạc hướng về mặt lồi. Gương cầu lồi cho ta ảnh ảo và nhỏ hơn vật. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Gương cầu lồi có thể biến một chùm tia sáng song song thành chùm tia phản xạ phân kì, từ chùm tia hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì hay song song. Người ta dùng cái tô đỏ trên để vào phong thũy thui. Dể ợt ****/ Có vài cách trấn kiểu sát nầy, đặt ông Quan Công trấn sát cũng được nhưng chứng tõ thầy nầy chưa cao tay ấn, cũng phãi thôi vì là cô Phùng dùng phong thũy theo tràng phái (giáo viên sư phạm)....... Cô lại sử dụng tinh thần dân tộc lên cao, đúng là tàu thâm thiệt. Tàu họ dụng tượng Quan Công trấn sát cầu phúc lợi, có ly do nhất định của nó như họ cho rằng ông QC là thần linh nhà trời, dựa vào uy dũng công đức khi còn tại thế của ông ấy để trấn tromg phong thũy ...vv. Nhưng dù sao đó là thần nhân dân tộc cũa họ. Nên họ thờ Quan Công thì ta củng nên tôn trọng, ko pĩ báng vì đó là một người có Đức Dũng. Nhưng luôn nhớ đây vẩn là người Tàu. Trong khi nước Việt ta có một anh hùng dân tộc rất nổi tiếng được thế giới ghi nhận. Ngài công đức vô lượng, pháp thuật cao cường sát qũy trừ tà, uy linh hiển hách, đời đời thờ phụng .... đó là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc; Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà” Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". ( nếu so sánh công lao thành tựu ra thì ông Quan Công còn thua xa Ngài - Người Hoa vùng Nam TQ xưa kia họ còn dụng mượn danh Ngài để dạy và nuôi dưỡng đứa trẻ nhỏ ) . Tho61ng kê mà đầy đũ ra thì cả nước hiện nay phải có đến gần 1 ngàn nơi có thiết lập bàn thờ Ngài. Hàng năm những dịp lễ hội, quan dân nô nức dâng hương tưởng nhớ và cầu khẫn. Thế mà người ta không phụng sự Ngài ngay tại gia, mà nương nhờ công đức của Ngài cầu phúc tránh họa. Người Việt mừoi muơi lại cứ rước ông Quan Công bên tàu về thờ.Thật là thiếu sót và thiếu hiểu hiểu biết nghiêm trọng. Phải nói là người Tàu từ bấy lâu họ xấu với mình trong cái chuyện thôn tính đất đai, cai trị nhân lực.... Nhưng phải thừ nhận họ có nhiều cái giõi hơn mình. Ghét hay không thích là về quan điễm sống này nọ, còn giõi thì phải học thôi. Nội cái Nho - Y _ Lý _ Số họ cũng đầy người có tên tuỗi bấy lâu. Không vì lịch sử ngườn gốc nọ kia mà ta đang đưa nó về đúng sự thật của vấn đề mà rồi giũ bỏ tất cả, đó là cực đoan. Còn nữa là trong Y _ Lý _ Số, các nhà Y Lý 1chân chính phải là người có đức độ, thương người, ko hám dnh lợi. Còn không trời ko dung đất ko tha, ai đi vào cái món này cả Việt Tàu Cao Ly Nhự bổn .... mà chẵng biết. Nên cũng ko nói tất cả đêu xấu được. Vậy họ có cái hay thì mình học, nhưng học thì học áp dụng phải có định hướng, quan điểm và tư tưởng Việt. ( Phải xây dựng phát triển đất nước bằng nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN và tư tưởng HCM ) chớ ! Nếu cậu có tâm, nên di thĩnh tượng Ngài Hưng Đạo Đại Vương về thờ để trấn sát trừ tai. Nói trộm zía chứ đại diện các cơ quan công quyền thứ bậc lớn đùng còn lạy Ngài như tế sao khi có việc này kia. Huống chi cái đồn CA phương nhỏ tí đó. Năm xưa tôi có đọc được bài : Linh thiêng đức thánh Trần trên trang web nào đó, rất giá trị cậu tìm đọc cho rõ, không bảo là tôi ba xạo.
-
Bài tập khí công tăng cường sinh lực cảm khí trong Feng shui. Sống thường thường ăn , ngủ học tập zà chiến đấu ...zz... cũng mưu cầu sinh lực : khỏe mạnh, hoạt bát ít tật bệnh. Làm việc cần sinh lực rồi dào để minh mẫn sáng suốt. Huống chi nhà Feng shủi lại rất chi là cần khả năng cảm ứng linh hoạt, nhạy cảm trước môi trường để cộng thêm năng lực phán đoán và sử lý tìn huống. Các bài tập sau đây của đại sư TAO sẽ bổ trợ cho người theo nghề Feng shủi là như vậy vậy. Lọ mọ siêu tìm và hân hạnh giới thiệu. FS Đại sư Tao.
-
Bùn quá xá luôn! Các anh hai bắc cầy gọi là Buồn như chấu cắn!!! Mới đầu mộc thì đã hỏa thiêu thiên môn, bắc phương thủy đã xuống sức bởi tiết xuân lại hỏa đốt bốc khói. Nam phương thủy sát xâm nhập từng khắc, khiến vữa lúa miền tây đang bay hoay. và rồi còn ... Thiên tai hay thậm tai.
-
Zdà thưa Cụ. Một luồng gió (khí) mới từ phương Bắc. Thường hay gọi là gió Đông Bắc. Quá đã khi nhiệt độ trái đất đang nóng lên từng ngày. Để xem gió máy thế nào,phải biết đầu và cuối của mạch chuyển. Thế băng sơn, vượt thủy. Ngày khởi động khai sanh... mọi việc trông mong nơi cụ. Kính.
-
Cái bài nầy thì cũ rồi. Nhưng thấy hay xin giới thiệu.Hi vọng có đạo hữu cùng trên điễn đàng nầy, hiện ở hải ngoại có duyên sở hữu được cuốn sách nầy, đăng trích nội dung cho mọi người tham khảo thì quá quý. Trân trọng. Tác giả Du Miên ra mắt sách "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" Khoảng 200 quan khách có mặt trong buổi ra mắt tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa tại Học Khu East Side hôm thứ Bảy 08/11/2008. Người tham dự được nghe phát biểu của những diễn giả như nhà báo, nhà bình luận thời cuộc Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, nhà báo, nhà văn, cựu chủ tịch làng báo Sài Gòn Thanh Thương Hoàng và Giáo Sư Trần Lam Giang. Tác giả Du Miên phát biểu. Tường Linh/Việt Tribune Theo GS Trần Lam Giang, tác phẩm có 4 phần để lần lượt chứng minh nền văn minh của Việt Tộc là nguồn gốc của các nền văn minh Đông Phương. Qua các tác phẩm cổ như Thượng Thư (Kinh Thư) của KhổngTử ghi đất Việt là Minh Đô – Minh Đô là nơi có nền văn minh (Minh nghĩa là sáng) – Trung Dung, chương Tử Lộ Vấn Cường (Tử Lộ hỏi về sức mạnh ) đức Khổng Tử đã trả lời “Đem lòng rộng rãi, hiền hòa dạy người, dẫu kẻ vô đạo cũng không báo thù, đó là sức mạnh của người phương Nam”. Phương Nam được đề cập là vùng đất của những chi tộc người Việt, ở đó theo GS Giang – trích dẫn sử ký của Tư Mã Thiên – là vùng đất vua Kinh Dương Vương khởi nghiệp, so sánh với sách Thượng Thư là Châu Kinh, Châu Dương. Theo sách Thượng Thư chương Vũ Cống (Phép cống nạp do vua Vũ đạt ra) Vua Vũ được vua Thuấn truyền ngôi trong khi đi trị thủy ở phương Nam có đặt ra lệ cống nạp cho chư hầu trong đó Châu Kinh, Châu Dương gồm vùng đất sông Hoài, sông Giang, sông Hán là vùng đất quanh sông Dương Tử.GS Trần Lam Giang cũng đã dẫn chứng những sách cổ, tầm chương và trích cú dẫn giải những chương sách của Thượng Thư, Sử Ký Tư Mãn Thiên, Trung Dung…minh chứng rằng tổ của người Việt đã có nền văn minh rất sớm, đã định canh định cư và tổ chức xã hội trong khi đó những bộ lạc Phương Bắc còn du canh du cư. Đặc biệt vua nhà Chu đã cho 2 hoàng tử đến phương Nam “cắt tóc ngắn, xâm mình” theo phong tục của người Việt, sau này được ghi trong Chu Nam và Chiêu Nam, Kinh Thi. Thi sĩ Hà Thượng Nhân, trái và Du Miên trong buổi ra mắt sách tại San Jose. Tường Linh/Việt Tribune Vẫn theo GS Trần Lam Giang thì nhiều người Việt có những suy nghĩ rằng dân tộc Việt có gần 5 ngàn năm Văn Hiến nhưng có thấy gì để lại cho hậu thế, không có những di tích đền đài hùng vĩ, những “kỳ quan”. GS Trần Lam Giang cũng đã chứng minh người Việt có khả năng xây dựng những công trình to lớn…Sở dĩ người Việt không để lại những công trình đồ sộ to lớn vì không muốn làm khổ đồng bào…v.v. Điển hình là thành Bắc Kinh, cung cấm của các đời vua nhà Thanh do người Việt tên Nguyễn An thiết kế và xây dựng. Qua lời trình bày khúc chiết, rõ ràng, rành mạch từng chương trong sách, GS Trần Lam Giang cho thấy tất cả những tài liệu từ nhiều nguốn khác nhau của Tàu, Tây, Hoa Kỳ đều đưa đến một kết luận vững chãi rằng Việt tộc chính là nơi phát xuất nền văn minh của phương Đông. Để kết luận, GS Trần Lam Giang cho rằng tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông là tác phẩm có giá trị, đã tổng hợp tài liệu và chứng cớ qua các di chỉ, tài liệu cổ có giá trị và đáng tin cậy. Cuối cùng là lời cảm ơn của tác giả Du Miên. Ông nói “Sự hình thành của tác phẩm là một việc làm nhỏ để trả lời cho các lớp đàn em (Du Miên là một huynh trưởng Hướng Đạo) là một tài liệu đóng góp vào việc nghiên cứu nguồn gốc Việt. Cũng nên ghi nhận rằng, buổi sinh hoạt văn hóa tuần nầy mang nặng tính cách nghiên cứu, học giả, hàn lâm, là sách của những nhà nghiên cứu đọc….Tác phẩm được Du Miên dành rất nhiều thì giờ và công sức để đọc, tìm tòi, trao đổi với nhiều học giả để có 300 trang sách quý gửi đến cộng đồng dân Việt trong sinh hoạt tuần qua. Tuy nhiên, không phải hơn 200 nguời hiện diện đều đồng ý với sự trình bày của tác phẩm. Có người cho rằng tác phẩm chỉ nhằm làm thỏa mãn tinh thần dân tộc, để cao dân tộc tính…v.v. Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông theo nhiều người tham dự là một tác phẩm giá trị, là tiếng chiêng gióng lên trong hàng chục tiếng chiêng gõ lên từ trước đến nay qua các tác phẩm đi tìm nguồn văn minh của dân Việt…từ các nhà dân tộc học, các nhà nghiên cứu, các vị giáo sư…như GS Nhượng Tống, GS Linh mục Kim Định, GS Trần Lam Giang…và bây giờ là nhà báo Du Miên Lê Thanh Hoa. Theo
-
Công thức của HẠNH PHÚC trong năm mới 1.Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán...rồi để cho ráo nước . 2.Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần. 3.Trộn đều với : - Một chút tin yêu - Một chút kiên nhẫn - Một chút can đảm - Một chút cố gắng - Một chút hy vọng - Một chút trung thành 4.Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước 5.Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch "Những điều tâm niệm của mình". 6.Vớt ra, xây nhỏ, đổ tất cả vào "Nồi yêu thương" và nấu với lửa "Vui mừng". 7.Đem ra ăn với "Nụ cười" trong chén "Bao dung" và sẽ có MỘT NĂM MỚI ÐẦY YÊU THƯƠNG VÀ HẠNH PHÚC !!!” st. Ngon hết xẩy
-
Biểu tượng sáng ngời của nền văn minh dân tộc Thứ tư, 20/01/2010 09:30 (CATP) Sau ngày giải phóng, tôi về phụ trách Trưởng ban Văn nghệ cho tờ nhật báo Giải phóng - tiền thân của tuần báo Đại đoàn kết - trong thời gian ngắn, có một sự kiện mà mấy thập niên trôi qua vẫn còn lưu mãi dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn tôi. Bấy giờ, Nhà nước vừa cho phát hành tem thư in hình Bác Hồ và ở tòa soạn tôi nhận được nhiều thư của nông dân miền Tây gởi về phản đối. Nội dung các thư gồm hai ý chính: Bác Hồ đã chịu mọi sự khổ nhọc, hy sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc này, chẳng lẽ nay đã hòa bình, độc lập còn bắt Bác phải làm việc đưa thư cho người thiên hạ. Và trong số người thiên hạ viết thư để gởi cho nhau vẫn có những hạng độc ác, bất lương, không lẽ để Bác đưa thư cho lũ người ấy. Tôi đã báo cáo với Tổng biên tập, rồi gởi tất cả thư ấy về Trung ương.Không ai có thể phê phán tác giả các lá thư trên là những con người ngây thơ, ít học, vì không phân biệt được Bác ngoài đời với hình ảnh Bác trên tem, bởi từ những dòng chữ còn yếu ớt trên những trang thư ngắn gọn nổi rõ lòng thành của niềm kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ. Có lẽ không vị lãnh tụ nào trên thế giới được sự yêu thương, ngưỡng mộ sâu rộng như thế trong lòng dân tộc. Sách, báo và gần đây nhất là những tổng kết các đợt học tập, noi gương đạo đức Bác Hồ cho biết thêm nhiều câu chuyện cảm động về Bác, và những câu chuyện như thế còn được nối tiếp dài ngày như một suối nguồn bất tận. Không vị lãnh tụ nào trên thế giới có được cuộc đời từng trải như Người, cuộc đời của một thanh niên tìm đường cứu nước, trải qua bốn bể năm châu, tự làm tự học một cách gian nan để tạo cho mình một vốn kiến thức và một bản lĩnh đã đưa đất nước thoát vòng nô lệ gần một trăm năm, và đất nước nghèo nàn ấy, với 90% dân số bị thất học đã đánh bại hai kẻ thù sừng sỏ nhất trên thế giới. Và thế giới - trong đó có cả những kẻ vốn là thù địch với dân tộc này - cũng phải thừa nhận Người là anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới. Trong cuộc chiến đấu kéo dài ba thập niên ấy, chúng ta được sự hỗ trợ tận tình của một số nước anh em cùng chung lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cả loài người tiến bộ, song điều chính yếu vẫn là nội lực dân tộc và sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản và Hồ Chủ tịch. Chiến thắng rất vẻ vang ấy chứng minh rất rõ là Bác đã thấy được điều mà các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước Người dầu có gan dạ phi thường vẫn không thấy được, là kẻ thù của dân tộc chúng ta có một hệ thống quốc tế của chủ nghĩa đế quốc, và sự đối đầu muốn đạt thắng lợi phải cần đến sự hỗ trợ của một thế giới cùng chung lý tưởng, và đó là điều Người tìm thấy được trên đường bôn ba vạn dặm của mình. Qua sự ngắn gọn của một bài báo và sự hiểu biết hạn hẹp của một người viết, không sao có thể nói hết về những giá trị cao đẹp ở trong trí tuệ, nhân cách của Hồ Chủ tịch, bởi Người vừa là một nhà chính trị lỗi lạc có được khả năng tiên tri - nhờ sự hiểu biết sâu rộng và óc phán đoán khoa học - còn là một văn nghệ sĩ đa năng, được nhiều danh nhân trong giới sáng tạo ở trên thế giới thừa nhận. Điều chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này là chính cuộc đời của Hồ Chủ tịch từ lâu đã giúp chúng ta giải đáp được câu hỏi lớn từng làm trăn trở nhiều tầng lớp người qua nhiều thế hệ. Đó là từ lâu chúng ta được nghe, được biết qua những sách báo là người Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến, có nền văn minh riêng biệt. Song tất cả điều ấy vẫn còn là chuyện mơ hồ. Có người bảo Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là thủy tổ dân tộc Việt, có người lại nói thủy tổ là vua Phục Hy và Thần Nông. Theo Trần Trọng Kim, trong quyển Việt Nam sử lược thì Phục Hy và Thần Nông là người Trung Quốc, nhưng theo Giáo sư Bùi Văn Nguyên trong quyển Việt Nam và cội nguồn trăm họ thì Phục Hy sinh cách đây 7.000 năm là ông tổ dân tộc Việt, sinh sống trên núi Ba Vì, sau dời xuống đất Thanh Oai (thuộc tỉnh Hà Tây) xây dựng nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt. Sau tác phẩm của Giáo sư Bùi Văn Nguyên - do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành vào năm 2001 - còn nhiều sách khác của nhiều tác giả, với những trình bày khác hẳn, về tiên tổ, về cội nguồn nhưng các chứng luận vẫn không thấy rõ cơ sở khoa học. Trước đây, vào năm 1968, từ những ý kiến khác nhau rộ lên nguồn gốc ngoại lai của dân tộc Việt - theo các sử gia thực dân thì Việt Nam có cội nguồn từ phương bắc Trung Quốc, theo tác giả Bình Nguyên Lộc thì nguồn gốc Việt Nam từ Mã Lai - thủ tướng Phạm Văn Đồng đã triệu tập một số nhà khoa học để làm rõ vấn đề này. Kết luận cho thấy chúng ta không có nguồn gốc ngoại lai mà có nguồn gốc từ người Việt cổ, nhưng còn nhiều điều chưa thể nhất trí vì các điều kiện hạn chế trong một hoàn cảnh đất nước còn gặp quá nhiều khó khăn của thời chống Mỹ(* ). Gần đây nhất, vào năm 2007 và 2008, hai quyển sách về Tìm lại cội nguồn dân tộc của ông Hà Văn Thùy, do nhà xuất bản Văn học ấn hành đã cho chúng ta những sự kiện khác với những chứng cứ có cơ sở khoa học hơn. Những năm gần đây nhờ tiếp thu thành quả của việc phát triển sơ đồ Gen người, một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa, là Lý Chấn Huỳnh, qua công trình nghiên cứu đưa ra kết luận rằng khoảng 200 ngàn năm trước, giống người Homo Sapiens đã từ châu Phi đi tới Trung Đông, và từ đó một nhóm đi qua Pakistan, Ấn Độ rồi men theo bờ biển miền Nam Á đến Đông Nam Á khoảng 60 đến 70 ngàn năm trước. Họ ở lại đây khoảng 10 ngàn năm rồi một bộ phận đi lên phía bắc, tới Trung Hoa. Từ đây, một bộ phận lên cao nữa tới Siberia, băng qua eo biển Bering tới Alaska vào châu Mỹ, thành người châu Mỹ ngày nay. Trong nhóm người - như trên đã nói - đến Đông Nam Á có bộ phận tới miền Trung và Bắc Việt Nam làm thành tộc người Việt. Nhờ những điều kiện thuận lợi, người Việt có sự phát triển vượt bậc, chỉ 30 ngàn năm trước Công nguyên đã làm được nền Văn hóa Sơn Vi ở giai đoạn sơ kỳ đồ đá mới, và từ 16 ngàn đến 7 ngàn năm trước Công nguyên làm nên Văn hóa Hòa Bình ở thời đại đồ đá giữa, rồi tiếp đó là Văn hóa Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Văn hóa Đông Sơn huy hoàng. Văn hóa Hòa Bình của người Việt được khoa học khảo cổ thế giới xác nhận là trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá cổ nhất thế giới. Hội nghị khảo cổ học quốc tế về tiền sử Viễn Đông cũng khẳng định rằng “Văn hóa Hòa Bình là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Những kết luận rằng “Đông Nam Á, mà chủ đạo là Việt Nam, đã có nền văn hóa tiền sử rất sớm, tiên tiến và nhanh chóng, sáng tạo và sống động chưa từng thấy nơi nào trên thế giới” được sự thừa nhận của nhiều nhà khoa học Ấn Độ, Hoa Kỳ... Tóm lại, theo hành trình Gen và khảo cổ học, chúng ta đã tìm ra con đường thiên di của tổ tiên là ít nhất 6 ngàn năm trước Công nguyên, người Việt từ Sơn Vi, Hòa Bình cùng một số sắc dân Đông Nam Á khác đã lên sống khắp lục địa Trung Hoa và tạo thành cư dân Trung Quốc cho đến hôm nay. Những phát hiện mới mẻ này đã phản bác các tư liệu cũ cho rằng nguồn gốc phát tích người Việt lên tận lưu vực Hoàng Hà và rút thời gian lịch sử người Việt từ 50 ngàn đến 70 ngàn năm còn lại 5, 6 ngàn năm. Trước bao nhiêu phát hiện ấy, chúng ta vẫn phải đợi chờ để có một sự xác minh thực sự kiên định về cội nguồn. Rồi đây Đảng và Nhà nước sẽ phải thực hiện một việc không nhỏ và rất cần thiết cho những thế hệ kế tiếp là thành lập nhóm văn hóa có trình độ cao, để làm sạch lại lịch sử cũng như văn hóa dân tộc, bởi lẽ qua bao thăng trầm, qua bao xâm lược, qua những xáo trộn xã hội và những ô nhiễm nhiều loại, lịch sử và cả văn hóa chúng ta đã gặp không ít tráo trở và bị không ít xuyên tạc. Tuy nhiên điều mà chúng ta có thể tin tưởng là dân tộc Việt vốn có một nền văn minh thực sự riêng biệt, rất là lâu đời, nhưng do chúng ta luôn bị chiến tranh tàn phá nên nhiều mặt trong cuộc sống đã tàn lụi, tiêu vong. Gần đây, báo chí đăng tin một người dân Anh có lẽ đã nghiên cứu nhiều lịch sử Việt Nam trước khi du lịch đến đất nước này đã bắt tay một sinh viên ở Hà Nội với câu: “Xin chào công dân của một đất nước đã hai ngàn năm chinh chiến”. Và không có gì tệ hại hơn nạn chiến tranh, bởi ngoài công việc đốt sạch, giết sạch, chúng còn cướp sạch không chỉ những món giá trị vật chất mà còn chiếm hữu bao nhiêu giá trị tinh thần từ những công trình văn hóa. Nhưng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta hẳn có được lời giải đáp thuyết phục về nền văn minh dân tộc. Bởi lẽ hoa thơm trái ngọt phải được hình thành từ một lớp đất phì nhiêu, con người vĩ đại là Hồ Chí Minh với một nhân cách toàn vẹn, trí lực sung mãn và một nếp sống giản dị luôn hướng về một lý tưởng cao đẹp, con người ấy dầu phải sống tiếp cận, chan hòa với bao nhiêu nền văn hóa gọi là phát triển trên thế giới này vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của đất nước mình, thế thì Người được phát tích từ cội nguồn nào, nếu không phải là một sự chắt lọc, kết tinh từ những giá trị cao quí, độc đáo của nền văn minh dân tộc đã bị lịch sử vùi dập, nhưng không thể làm tiêu vong. Học tập theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là kế thừa đầy sức sáng tạo về những giá trị cao đẹp của Người, vì Người vốn là minh chứng vừa là biểu tượng sáng ngời của nền văn minh dân tộc. ------------------- (*) Đâu là cội nguồn thật sự của dân tộc Việt? (Ngọc Vinh - Kiến thức ngày nay). VŨ HẠNH - CATP số Tết Kính thưa qui vị. Như bài viết nầy đã dẫn, thì người Việt ta có gốc từ châu Phi ? Ko biết có quan hệ bà con chi với người Haiti ko hè!?