Chemwind

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    35
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

1 Neutral

About Chemwind

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Okay ! Nắm tay ông một cái. Cơn bão đực hung tợn này sẽ ngoáy một vòng tròn bằng vũ điệu " Cái chết của con Thiên Nga", rồi chuyển đổi giới tính thành con áp thấp mềm mảnh trước khi vào Quảng Đông. Chemwind LHP
  2. Rồng Nhà Lý – Rồng Đại Việt Ngô Bình Thiểm ( TC Tuyên giáo ) Nhà vua Lý Thái Tổ, bắt đầu sự nghiệp chói sáng của mình trong tiến trình lịch sử dân tộc bằng việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La và đặt tên Quốc đô là Thăng Long. Đồng nghĩa với việc lấy Rồng làm biểu tượng cho sức mạnh của vương triều và còn là sự thể hiện nội lực dồi dào, sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trên con đường xây dựng và giữ vững đất nước độc lập tự chủ hùng cường, bình đẳng với tất cả các quốc gia lân bang. Từ những ngôi chùa Tháp cổ kính trên đất Thăng Long – Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Ninh... đã đi qua ngàn năm đầy phong sương, giặc giã, những tưởng mọi giá trị của tổ tiên đã bị bào mòn theo năm tháng, vậy mà ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) vẫn còn đó bức trạm hình rồng trên đá hoa cương, rồng trên đá ở chùa Bà Tấm (Gia Lâm-Hà Nội) đều có niên đại 1057. Rồng ởÃ cánh cửa bằng gỗ của chùa Phổ Minh (Nam Định) cũng có niên đại cuối vương triều Lý. Hình rồng nhà Lý có ở trên các đồ gia dụng gốm sứ được chế tác hết sức tinh xảo, tiêu biểu là dòng gốm sứ hoa nâu, vừa phong phú về thể loại, kiểu dáng lại tuyệt đẹp trong cách thức thể hiện hoa lá, chim, phượng, rồng. Nay đến khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội mới được phát hiện là những giá trị vô cùng to lớn về tư liệu lịch sử mà các tầng văn hoá xuyên suốt ngàn năm hiển hiện rõ: Lý, Trần, Mạc, Lê, Nguyễn với hàng triệu di vật bằng gốm sứ, đá, ngói, tiền đồng, đồ dùng trang trí nội ngoại thất, đủ loại to nhỏ, những dấu tích cung điện ngang dọc đồ sộ. Thật khó mà bày tỏ hết cảm xúc, đây lại là nơi hội tụ các chính thể nhà nước Việt Nam từ 1010 đến ngày nay. Mỗi tầng văn hoá là một chứng tích được phản chiếu về diện mạo đời sống của ông cha ta qua các niên đại lịch sử, từ tổ chức bộ máy hành chính đến văn hoá, kinh tế, xã hội hết sức chặt chẽ đạt đến trình độ văn minh rất cao. Trong số hàng triệu di vật ở đây, di vật nhà Lý có tới hàng vạn cái, đóng một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ cho ta thấy sự vĩ đại của vương triều đã xây nên nền móng vững chắc cho tiến trình lịch sử dân tộc, mà còn thể hiện nội lực, quyết tâm to lớn của cả vương triều Lý đã rũ bỏ mọi sự ràng buộc còn lại của 1000 năm bị phương Bắc đô hộ. Chính vì lẽ đó, mỗi một di vật của vương triều nhà Lý đều toát lên sức sống mãnh liệt vừa mang tính truyền thống lại có sự kế thừa phát triển vượt bậc bằng nhận thức mới tiến bộ hơn, mang tính thời đại và nhất quán về tư tưởng chủ đạo mà Lý Thái Tổ đã chỉ ra trong Chiếu dời đô. Đất nước Đại Việt phải thịnh vượng là trên hết. Cho nên không lấy làm ngạc nhiên khi đại bộ phận các di vật thời Lý, Rồng được thể hiện làm biểu tượng của vương triều, cho dù dưới bất cứ hình thức nào, sử dụng vào mục đích gì. Biểu tượng Rồng hàm chứa tính tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc, mở ra phía trước tầm nhìn mênh mông, kỳ vĩ. Vì thế, khi đặt rồng Nhà Lý - Rồng Đại Việt trong mối tương quan với các rồng của nhiều quốc gia, thì rồng Việt là hiện tượng cực kỳ độc đáo từ hình thức đến nội dung thể hiện. Sự độc đáo này không phải bỗng đâu mang đến mà thuộc về mạch nguồn trong vắt đầy sức sống của dân tộc có nền văn hoá bản địa đã không ngừng được tiếp nhận, chắt lọc qua lớp lớp địa tầng của thời gian, không gian ngàn năm. Mạch nguồn ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn Việt phát triển phong phú hơn, trong sáng hơn, văn minh hơn, để ta có quyền được hãnh diện, tự hào mình vốn là con của rồng, cháu của tiên vô cùng cao quý. Câu chuyện nguồn cội của chúng ta hẳn mang đầy màu sắc huyền thoại còn cho biết những điều hết sức lý thú. Tổ tiên ta vốn thông minh ngay từ cái thời mới khai sơn lập địa đã biết dùng phép “tàng hình”, mỗi khi xuống nước để lặn ngụp săn bắt hải sản, là vẽ các hình hài kỳ lạ lên người để trị loài thuỷ quái hung dữ. Tuy chỉ là những đường nét đơn sơ, rối rít chưa được tổ chức xếp đặt chặt chẽ, nhưng qua đó đã gợi lên sự tư duy trừu tượng về một loài vật không biết thực hư thế nào. Đến lúc con người phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cao hơn thì gọi những hình hài vẽ trên người đó là rồng. Vẫn biết rằng, rồng chỉ là sản phẩm tư duy trí tuệ trừu tượng của con người, nhưng lại tuỳ thuộc vào quan điểm tư tưởng, ý thức hệ của các thế lực hay một chế độ mà người đại diện muốn thể hiện hiền hay dữ, yêu hay giận... Ở thời đại Nhà Lý, không ít các quốc gia vùng Á Đông cũng lấy rồng làm biểu tượng cho hoàng triều. Vậy là trong thế giới rồng đa dạng đó, Rồng Nhà Lý – Rồng Đại Việt xuất hiện bằng ngôn ngữ tạo hình không chỉ có một mà có mặt khắp nơi trên lãnh thổ. Rồng được đặt trên nóc đình, chùa, cung điện, gắn ở đầu hồi, nơi ngoại thất, trên cổng để tôn vinh như một cử chỉ, tình cảm cao quý nhất. Cho dù dưới bất kỳ hình thức thể hiện nào, rồng Nhà Lý – Rồng Đại Việt đều phô diễn thân hình khoẻ mạnh, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, khúc triết, vững vàng, hoành tráng, nội lực phi phàm như sóng xô bão cuốn mà tuyệt nhiên không cần phải giương oai, múa vuốt doạ nạt ai, rất thuần Việt. Nếu chỉ xét về giá trị thẩm mỹ thuần tuý thì Rồng Nhà Lý – Rồng Đại Việt đã là kiệt tác độc đáo nhất, xứng đáng là cây cao bóng cả cho cả nền mỹ thuật cổ trung đại của người Việt ta. Đặc trưng của rồng Nhà Lý Về phương diện bố cục và kỹ thuật chế tác, Rồng Nhà Lý với rất nhiều hình thức thể hiện, cung bậc ngắn dài, to nhỏ khác nhau, ý tứ cũng rất đa dạng, nhưng chưa thấy có sự đi chệnh hướng mà là sự phát triển có sự bổ sung các yếu tố để cho rồng càng ngày càng hoàn mỹ, bộc lộ sự tính toán rất mực thước. Từ độ dài của toàn thân rồng, đến sự phối hợp các chi tiết có sự phân phối toàn diện, chủ ý rõ ràng, đường nét uốn lượn lên xuống, thể tích toàn bộ rồng đều có sự tương xứng hoà hợp, kết hợp khéo léo giữa các hình thể chính với phụ như mây, hoa lá, chim thú rất nhịp nhàng chặt chẽ; tạo ra không gian trong tác phẩm tuy có nhiều chi tiết, hình khối phức tạp mà vẫn đạt đến độ hoành tráng, không bị lỏng lẻo hay hời hợt. Kỹ thuật chế tác, chất liệu chủ yếu là đục chạm trên đá cẩm thạch; làm bằng đất nung, gốm sứ. Các chất liệu này đều đòi hỏi người nghệ sĩ sáng tạo và nghệ nhân thể hiện phải có tay nghề làm chủ chất liệu, vì đá có độ cứng lại giòn dễ vơ.ä Để có tác phẩm hoàn thiện không bị sứt vỡ, làm lệch lạc đường nét, thì người thợ cần có tay nghề rất cao và họ đã làm được một điều thật sự kinh ngạc. Những tác phẩm rồng bằng đá ở chùa Bà Tấm (Hà Nội), chùa Phật tích (Bắc Ninh)... đã chứng minh điều đó. Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Rồng Nhà Lý được làm chủ yếu trên đất nung qua lửa, chất liệu tuy đơn giản nhưng đòi hỏi người nghệ sĩ sáng tạo phải nuôi dưỡng sức bền của cảm hứng suốt từ khi dựng hình trên đất đến làm khuôn, qua lửa mà để có kết quả như ý muốn thì đây thật sự là những bậc nghệ sĩ rất tài ba. Hình rồng được tạo hình từ đơn hình đến phối hợp đa hình thể và các chi tiết hết sức táo bạo. Mỗi một loại rồng phục vụ cho một công năng sử dụng, từ việc đặt trên nóc nhà, ngoài trời đến kỹ nghệ chế tác đồ gốm sứ... đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của trí tuệ mỗi người. Cứ nhìn hàng vạn những mẫu hình rồng ở đây, quả thật không thể tưởng tượng được người xưa lại tài năng kiệt xuất đến như vậy. Rồng Nhà Lý có yếu tố ngoại lai hay không? Cần đi tìm đến tận cùng của câu chuyện này. Đương nhiên, cây tre Việt cũng giống cây tre Trung Hoa. Hoa cúc Việt cũng giống hoa cúc Nhật, đều có lá và hoa, khác chăng là sắc màu đậm, nhạt mà thôi. Vì thế các quốc gia sống trên cùng một lục địa, tắm chung dòng chảy của nền văn minh của nhân loại, sự va đập tiếp nhận lẫn nhau ít hay nhiều cũng là lẽ đương nhiên, song cái cốt tử là thổi vào đó tâm hồn mang bản sắc nào mới làm nên tất cả. Cũng từ đây, suy rộng ra từ thời tối cổ, khi người Việt ta có nhà nước tên gọi là Văn Lang, là sự ám chỉ một dân tộc sống ở vùng có nhiều sông nước, phải vẽ hình, xăm trên mình để hoà hợp với môi trường sông nước. Phải chăng, từ đây mới có chuyện người Việt ta tự gọi mình là người Văn Lang, rồi thành nước Văn Lang. Lấy hình vẽ đó trên người chuyển hoá thành tục lệ trong múa hát, thờ cúng thần linh, tổ tiên, trang trí trên nhà cửa, vẽ nó trong các đồ dùng sinh hoạt của cộng đồng, gia đình, làng xóm. Rồng có mặt ở khắp nơi, vì thế mà người Việt chẳng giống ai làm nên nét văn hoá bản địa truyền thống; hình ảnh con rồng trong dân gian được truyền đời đời, kiếp kiếp những mong được thịnh vượng, sung sức cho người Việt để hun đúc tinh thần, ý chí, nghị lực vươn lên xây dựng cuộc sống. Ngay cả trong những đêm dài nô lệ bởi phong kiến phương Bắc, hình ảnh đó không bị phai mờ mà vẫn phát triển vô cùng bền bỉ, mãnh liệt. Chính vì lẽ đó để có được Rồng Nhà Lý – Rồng Đại Việt đạt đến chân, thiện, mỹ như ta đã thấy, với cây nào quả ấy còn gì phải luận giải, phân tâm nữa. Có chăng ở mỗi thời mỗi khác, khi tự mình phát triển lên tầm cao sung mãn hơn cả về thể chất và tinh thần. Điều đặc biệt, khi nghiên cứu, thấy Rồng Nhà Lý có tính phật, đó là điều kỳ diệu mà chưa hề thấy rồng của bất kỳ quốc gia lân bang nào thể hiện rồng như thế. Phật tịnh ở rồng là sự giao thoa nhuần nhuyễn như một cơ thể thống nhất rồng với trời đất, cỏ cây, hoa lá, muông thú, con người. Có cương, có nhu, giữa ảo và thật, có nước có lửa, âm dương ngũ hành, tương sinh tương đồng lung linh trong vũ trụ. Vấn đề còn lại, thiết nghĩ không thể bỏ qua, ấy là với mỗi người nghệ sĩ dân gian, họ đứng ở vị trí nào để làm nên những kiệt tác đó phản ánh đầy đủ tư tưởng lớn của bậc vĩ nhân. Mỗi câu chữ trong Chiếu dời đô của nhà vua đều toả sáng tầm nhìn của một minh quân khi lựa chọn địa thế đặt Quốc đô “... ở nơi trung tâm trời đất, rồng cuộn, hổ ngồi đã đúng ngôi Nam Bắc Tây Đông lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng phong phú tốt tươi. Xem ra khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa...”. Từ nội hàm của đoạn Chiếu dời đô trên cho thấy, vùng đất Đại La được chọn làm Quốc đô đã hội đủ các yếu tố cần thiết thiên thời, địa lợi, nhân hoà: có sức mạnh tiềm ẩn “Rồng cuộn, hổ ngồi” vững như bàn thạch sẽ là Quốc đô cường thịnh và phát triển mọi mặt làm trụ cột cho quốc gia Đại Việt trên con đường giữ vững nền độc lập tự chủ và xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Chắc chắn mà nói rằng, người nghệ sĩ dân gian khi đó đều đã thấm đậm tinh thần Chiếu dời đô của nhà vua mà thể hiện một cách tuyệt vời, sống động biểu tượng Rồng – hình ảnh của quốc gia Đại Việt luôn mạnh mẽ vươn lên xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Đó cũng chính là sự sáng tạo với tâm hồn thăng hoa bay bổng cùng với lòng tự hào dân tộc và niềm tin mãnh liệt. Họ đã đứng ở vị trí con dân Đại Việt, tâm hồn họ là một phần cơ thể của bản sắc dân tộc. Đó cũng là chân lý của mọi thời đại đối với nghệ sĩ. Tư tưởng và tinh thần của Rồng Nhà Lý - Rồng Đại Việt tiếp tục cùng toàn dân tộc làm cuộc hành trình vĩ đại vào tương lai đầy tươi sáng./. ====================
  3. Liệu chẳng chỉ có đơn giản như vậy, hay cái tên Thăng Long là một ẩn ý khác? =============== Rồng Thăng Long không chỉ là một truyền thuyết ( Bảo Phương - www.phapluattp.vn) Một trong những tâm điểm văn hóa của lịch sử ngàn năm Thăng Long-Hà Nội là hình tượng rồng. Nhận thức đầy đủ sự sâu xa của biểu tượng rồng, một di sản quý của tổ tiên gửi lại, giúp người đời sau chú trọng hơn khi sáng tác.Bên lề lễ hội Rồng ngày 3-10, Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn GS-TSKH Phan Đăng Nhật, Ủy viên BCH Hội Khoa học lịch sử Phóng viên: Thưa ông, sử sách có ghi lại như thế nào về việc hình thành tên gọi Thăng Long? + Đại Việt sử ký toàn thư có chép: “Vua từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên nơi thuyền ngự. Nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long”. Theo sử sách, đó là lần duy nhất dưới thời vua Lý Thái Tổ rồng hiện lên. Sau đó sử chép còn 14 lần rồng hiện dưới các triều vua Lý. Có rồng bay lên thật không? . Hiếm có biểu tượng nào xuất hiện nhiều lần trong sử sách như vậy, phải chăng biểu tượng rồng bắt nguồn từ một loài vật có thực? + Đây là một vấn đề còn nghi vấn. Một ngàn năm trước, trong môi trường tự nhiên và xã hội rất khác với hiện nay, ở một nước nhiều sông nước như nước ta rất có thể có một loài thủy tộc có khả năng bay lên. Một biểu tượng có thể có nguồn gốc từ thực tế, cũng có thể chỉ một phần từ thực tế. Tuy nhiên, có một điều có thể kết luận được khi nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong văn hóa Việt, đó là: Rồng Thăng Long có cội nguồn là con thuồng luồng (còn gọi là con giao long) - một loài sống dưới nước. . Rồng Thăng Long khác gì rồng các giai đoạn lịch sử sau? + Rồng Lý khác hẳn với rồng thời Lê, Nguyễn sau này. Rồng Thăng Long gần với hình rắn, mình tròn, không dữ tợn. Nó là con rồng của nền nông nghiệp lúa nước. Rất nhiều lần trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép rồng từ dưới nước bay lên. Thêm nữa, rồng bay lên là biểu tượng cho sự phát triển. Sau một ngàn năm nô lệ, đến thời Ngô Quyền (năm 938), nước ta mới giành độc lập và thời Lý chính là thời kỳ phục hưng đất nước, phục hưng văn hóa. Rồng hiện ở quán nước chè . Có một điểm rất lý thú trong nghiên cứu của ông về rồng thời Lý, xuất hiện ở Thăng Long đó là có một lần dưới thời vua Lý Nhân Tông, rồng hiện lên cả ở quán nước chè? + Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép năm 1119, rồng hiện lên ở hàng bán nước chè. Đây là điều rất lạ, rồng thường chỉ xuất hiện gần nơi vua ngự, có một lần dưới thời vua Lý Thái Tông, sử chép rồng xuất hiện ở mắc áo của đạo sĩ nhưng trước đó có ghi áo của đạo sĩ do vua ban tặng. Theo tôi, có thể lý giải điều này căn cứ vào thực tế lịch sử dưới thời vua Lý. Dưới thời Lý-Trần, chế độ phong kiến chưa khắc nghiệt lắm, tính dân chủ còn cao nên có thể hình ảnh rồng vẫn còn màu sắc dân dã. Từ thời Hậu Lê trở về sau, chế độ phong kiến tập quyền phát triển mạnh mẽ, người dân bị cấm mặc áo màu vàng, cấm sử dụng hình rồng trên các đồ dùng hằng ngày, cấm xây nhà cao… . Sau quá trình nghiên cứu về rồng Thăng Long, ông có khuyến cáo gì trong việc phục dựng biểu tượng rồng? + Rồng Thăng Long là một biểu tượng của đất nước Việt Nam thời phục hưng, một biểu tượng mang đậm bản sắc Việt. Biểu tượng đó tích tụ nhiều tư duy của tiền nhân, nhiều lời nhắn gửi về văn hóa dân tộc. Nó khác hẳn với biểu tượng con rồng phương Tây - nhiều móng vuốt và hung dữ. Rồng Thăng Long cũng khác với con rồng Trung Quốc. Rồng Trung Quốc là biểu tượng của đế vương, rồng của các triều đại Hán, rồng phương Bắc có sừng, có đuôi như một loài thú. Rồng Thăng Long là sự cụ thể hóa con rắn - giao long vốn có trong huyền thoại, từ các bờ sông, các làng quê Việt Nam. ========================== Thăng Long. - Về ý nghĩa tên gọi Thăng Long, chúng ta vẫn thường giải thích rằng: Thăng là bay lên, Thăng Long tức là rồng bay. Thực ra, ở trong Hán tự có nhiều cách viết và giải thích chữ “thăng”. Với cách viết thứ nhất, 升 : chữ “thăng” có nghĩa là “đi lên cao, tiến lên”, bên cạnh nghĩa đầu tiên của nó là cái thưng, một dụng cụ đo lường dung tích (từ văn học: “đẩu thăng: đấu thưng”). Cách viết thứ hai: có chữ Nhật (月) đặt lên trên chữ Thăng mang ý nghĩa là Mặt trời lên cao và cũng có nghĩa là “đi lên cao”, như chữ “Thăng” ở cách viết thứ nhất. Thăng Long, Kinh đô mới của Lý Công Uẩn được ghi trong Đại Việt sử ký, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, và do đó bao hàm hai nghĩa: “Rồng bay lên”, và “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đặt tên Thăng Long với cách viết như trên, vừa ghi lại sự kiện Vua Lý Thái Tổ thấy rồng xuất hiện trên đất được chọn làm Kinh đô mới, đồng thời có sức mạnh kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng, rất gần gũi với dân Việt, vẫn tự cho mình là “con Rồng cháu Tiên”. Có điều đáng chú ý là các từ điển thông dụng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải (Từ nguyên xuất bản 1947, Từ hải xuất bản 1967, chưa rõ những kỳ xuất bản sau có khác không), không thấy ghi từ Thăng Long ở cả 2 dạng viết chữ Thăng. Riêng Trung văn đại từ điển (tập 5, Đài Bắc 1967, trang 208), ở chữ “Thăng” là “Thưng” dạng viết thứ nhất nói trên, có từ kép “Thăng Long” nhưng là danh từ chung và được giảng là “rồng bay lên”. Như vậy, có thể thấy tên gọi Thăng Long với cách viết ghi trên sử cũ là một địa danh hoàn toàn do người Việt sáng tạo. Trích : Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long ( Hà Nội Mới )
  4. Theo truyền sử : Kinh đô mới của Đại Việt được đặt là Thăng Long, với xuất xứ là do nhà vua nhìn thấy rồng bay lên khi đi thuyền về tân đô . Liệu chẳng chỉ có đơn giản như vậy, hay cái tên Thăng Long là một ẩn ý khác? ======================== Bài tham khảo : Biểu tượng Rồng của linh thiêng nước Việt (Tuần Việt Nam - 17/05/2010) Với con người và văn hoá Việt Nam, từ xa xưa đến tận bây giờ và lâu dài nữa, hình tượng Rồng có vị trí thật đặc biệt khó có gì sánh nổi. Cũng từ xa xưa ấy và mãi về sau, dân Lạc Việt - Việt Nam ta trên mọi vùng đất nước hay sinh sống ở bốn phương trời, đều nhận mình là "con Rồng cháu Tiên", dù cách làm ăn, phong tục và tiếng nói các tộc người nhiều ít khác nhau. Hẳn là do lưu truyền đời này sang đời khác, huyền thoại về Thuỷ tổ bộ lạc Lạc Việt -Lạc Long Quân, nói với vợ là Âu Cơ vừa sinh hạ trăm con: Ta thuộc giống Rồng, nàng giống Tiên, như nước và lửa khó sống cùng nhau. Nên chi mỗi người dẫn một nửa đàn con, xuống đồng bằng và lên mạn ngược cùng mở mang bờ cõi... Và chắc chắn còn do ý niệm về sức mạnh thiêng liêng cùng khát vọng lớn lao, mà cả cộng đồng từ xa xưa đã gửi gắm vào "thần"Rồng hộ mệnh. Rồng Việt: Dòng thuỷ tộc của văn minh lúa nước Có lẽ chăng, Rồng là hoá thân của sức mạnh siêu nhiên, thiêng liêng, huyền bí, được tôn thờ với cả lòng biết ơn, cầu mong lẫn nỗi sợ hãi, trong tâm thức cư dân lúa nước Việt cổ, ngay từ khi vừa đốt rẫy làm nương trên các triền đồi trung du (sách cổ Trung Hoa thời Hậu Hán chép là "hoả canh"), lại vừa trồng lúa nước ở các thung lũng, lấy chân dẫm đất mà cấy lúa ("thuỷ nậu"), sau thì đúc lưỡi cầy đồng dùng trâu bò kéo. Khi các làng xã định cư đã tập hợp lại trong quốc gia Văn Lang, nhưng vẫn kinh hoàng trước loài "thuồng luồng" (sách phương Bắc viết là "giao long'') làm hại. Vua Hùng mới khuyên dân vẽ hình thuỷ quái lên người, thuồng luồng ngỡ là cùng nòi giống nên không ăn thịt nữa. Và thế là tư duy hình tượng của tổ tiên chúng ta vốn đã bay bổng phản chiếu ở biết bao hình vẽ sóng nước, cỏ cây, chim thú, đua thuyền, tấu nhạc, hát múa, cả hình "giao long" có thật là cặp đôi cá sấu giao hoan trên thạp đồng Đào Thịnh...còn hình dung, phác hoạ nên hình tượng Rồng riêng cho xứ sở. Một loài thiêng vốn vẫy vùng trong sông nước mà có quyền năng biến hoá giữa không trung làm ra sấm chớp mây mưa bão tố. Và một khi hình tượng Rồng của mây mưa, lúa nước xuất hiện, thì thế giới tâm linh, tinh thần và thẩm mỹ của dân Lạc Việt mở ra cả một vũ trụ mênh mông cho Rồng bay lượn cùng tư duy sáng tạo Lạc Việt, mang theo đến vô cùng khát vọng của con người về mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, dân cư sinh sôi đông đúc, sống bình an không tai ương bão lũ, thuỷ quái, tà ma... Chúng ta chưa tìm ra được bằng chứng vật thể nào để có thể hình dung vóc dáng, dung mạo Rồng mà cư dân các làng xã Lạc Việt vẫn truyền đời ấp ủ trong tâm thức. Nhưng có thể chắc chắn rằng trong những luỹ tre xanh của cư dân cần cù, nhẫn nại ấy, vẫn nói thứ tiếng ông cha, giữ tập tục xưa đóng khố cởi trần, xăm mình, vui hội làng bơi chải và đấu vật thuở trước, hình tượng Rồng vẫn hiển hiện và sống động trong văn hoá phi vật thể. Chẳng hạn như trò chơi thuộc loại cổ sơ của trẻ em và có sức sống lâu bền cùng với thời gian: Đó là Rồng rắn lên mây, cực kỳ trẻ con khoái hoạt mà nhắc nhớ một niềm thiêng xứ sở. Trò đơn sơ mà lạ mà hay, đã hiện hình tươi rói cả trên tranh Hàng Trống. Rồng bay- gợi tâm thế dân tộc Nhưng chúng ta cũng có cơ may được chuyển giao và còn giữ được phần lớn cả một kho tàng nghệ thuật tạo hình Đại Việt khổng lồ mà ở đó, hình tượng Rồng là chủ đạo, tuôn chảy và bay bổng với cơ man tác phẩm tượng tròn, phù điêu, chạm nổi (chạm lộng), khắc chìm, vẽ mực, vẽ men...trên đủ mọi chất liệu giấy, tre nứa, gỗ, đá, đồng, đắp vữa, gốm, sứ, thuỷ tinh, khảm xà cừ, ghép mảnh sứ Giang Tây... suốt nhiều thế kỷ. Rồng quần tụ dầy đặc trong tạo hình và trang trí gắn liền với kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo- tín ngưỡng (những đình, đền, miếu, điện, phủ ,quán...), cũng như trên gốm, sứ tiến cúng cho vua chúa hoặc bán làm đồ thờ cúng. Sự thể bắt đầu khi trong tâm tưởng nhà Thiền học, nhà chính trị mở đầu triều Lý: Thái tổ Lý Công Uẩn, bay lên bóng Rồng Lạc Việt khi mũi thuyền dời đô của Người chạm đất Đại La, vào ngày thu tròn nghìn năm trước, và thế là kinh đô mang tên mới Thăng Long. Thăng Long- tiếng Việt thuần gọi "Rồng Bay", hơn mọi lời hiệu triệu chính trị, bởi đã chạm tới tâm linh và khí phách Đại Việt, gợi nên hào khí và khơi nguồn cho năng lực sáng tạo tiềm ẩn toàn dân, gợi cả tâm thế hào sảng và bay lên của dân tộc. Rồng thời Lý thật sự là tuyệt mỹ về tạo hình và nhân văn thuần khiết do phản chiếu chân thực hình bóng Rồng dân dã vừa thiêng vừa gần gũi thuần phác, trong tâm linh dòng giống Lạc Hồng, toàn dân Đại Việt, chưa bị vương quyền biến cải hay bóp méo khi độc chiếm nhằm thiêng hoá quyền uy và trang trí cho đẳng cấp xa hoa quyền quí. Rồng Lý tích hợp nhiều đặc sắc riêng có của Đại Việt, những đặc sắc ấy trở thành qui cách cơ bản để tạo hình Rồng trong các thế kỷ Lý-đầu Trần. Rồng Lý thân tròn dài mềm mại, uốn hình sin 12 khúc tượng trưng 12 tháng trong năm, tạo dáng uyển chuyển, biến hoá. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch, đều đặn. Đầu có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, lượn sóng đều đặn chứ không giống mũi thú như rồng nơi khác. Lưỡi mảnh rất dài. Miệng luôn ngậm viên châu (chứ không cầm ngọc bằng chân trước như rồng xứ bắc). Rồng cũng thăng trầm bởi thế sự Nhưng từ nửa sau thời Trần, nhất là ở thời Lê, khi vua chúa thâu tóm quyền năng tối thượng trên cả thần linh, vua có quyền ban mỹ tự và tước vị cho cả thành hoàng...thì hình Rồng ngày càng xa tâm thức dân gian, bị tước đoạt để làm biểu tượng của quyền uy. Rồng nửa cuối thời Trần thân đậm đạp, trông bệ vệ, không còn mềm mại lượn bay; mào lửa ngắn lại, mọc thêm cặp sừng và đôi tay...Rồng thời Lê đầu to, bờm lớn ngược ra sau, chiếc mũi to thay thế mào lửa. Thân trông nặng nề bởi chỉ còn lượn hai khúc lớn. Chân mọc năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Thế kỷ 18 của bão táp phong trào dân chủ nông dân, dân gian có vẻ như đoạt lại được con Rồng thân thuộc, thổi thêm vào nhân tính, để đem về đình, chùa, miếu, quán các làng quê. Nên mới có những phù điêu hiếm quí tạc cảnh đôi rồng tình tự, cảnh rồng mẹ vui vầy che chở bầy rồng con quấn quýt. Nhưng rồi triều Nguyễn áp đặt nền chuyên chế hà khắc, nên Rồng thời Nguyễn đại thể hao hao Rồng thời Lê, nhấn nhá thêm để phô phang hết mức quyền uy. Đầu to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Râu uốn sóng từ dưới mắt vểnh ra hai bên. Rồng thường bốn móng, nhưng dùng cho vua thì phải năm móng... Có vẻ quyền uy, nhưng thứ được che giấu bên trong, thì Nguyễn Ái Quốc đã hóm hỉnh chỉ ra trong vở kịch tiếng Pháp công diễn vào 18/6/1922 nhân vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa Macxây (Marseille): "Con rồng tre"! Rồng là biểu tượng của khí cốt linh thiêng nước Việt? Như thế đủ thấy hình tượng Rồng trong di sản vật thể nước ta quả là giầu có, lắm vẻ, nhưng dẫu sao vẫn là hữu hạn. Không thể đo đếm được và dài lâu, bền bỉ hơn là hình tượng Rồng được nhân dân nuôi dưỡng trong tâm thức, trong văn hoá phi vật thể, được nhân dân đặt cả khát vọng giàu mạnh và hùng cường, vừa bất khuất vừa kiêu hãnh, vừa đẹp vừa hào hoa. Này là truyền thuyết Rồng giáng hạ biển biếc với cả rừng đảo đá mỹ lệ vùng đông bắc, mà nên tên gọi kỳ quan- di sản thế giới: Vịnh Hạ Long. Chín cửa sông phương nam tuôn chảy ra biển cả, được mường tượng mà thành tên gọi: Cửu Long ... Này là ca dao, ngạn ngữ: "Trứng rồng lại nở ra rồng...". " Một đêm tựa mạn thuyền rồng...". "Rồng vàng tắm nước ao tù...". Bên cạnh trò chơi "Rồng rắn lên mây", thì phổ biến nhất, hào hứng nhất từ xưa đến bây giờ, vẫn là rước Rồng, múa Rồng. Làng làng vui lễ hội, mà cứ có lễ hội thì có đám rước Rồng hay những cuộc múa Rồng. Và những năm tháng giông bão chiến tranh cứu nước, thì "rồng lửa" sắt thép đỏ rực bầu trời Thủ đô Hà Nội, thiêu rụi B52 Mỹ... Nay, thời hiện đại của văn minh công nghiệp, giữa muôn vàn cơ hội và thách thức, càng cay đắng và bi thương, Rồng càng trở thành biểu tượng để tâm thức mọi con dân nước Việt hướng đến. Không chỉ là niềm tin tâm linh nguyên thuỷ của cư dân văn minh lúa nước thuở xa xưa, mà nước Việt hoá Rồng chính là khát vọng mãnh liệt hơn lúc nào hết của cả dân tộc thời hội nhập. Phải chăng, nên chọn Rồng là biểu tượng mạnh mẽ, hào hoa và tuyệt vời nhất của khí cốt linh thiêng nước Việt? (Tuần Việt Nam )
  5. RỒNG THĂNG LONG Chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội, Công ty mỹ nghệ Đông Sơn đã thực hiện đúc 1000 rồng. Tất cả đều được đúc bằng đồng nguyên chất, hai mắt gắn đá rubi đỏ. Mỗi sản phẩm nặng 3-3,5 kg, được gắn số từ 1 đến 1.000 biểu trưng cho 1000 năm Thăng Long và có một giấy chứng nhận xuất xứ riêng nhằm khẳng định yếu tố quý giá, đặc biệt duy nhất. Số rồng này sẽ làm làm quà lưu niệm đặc biệt, góp phần quảng bá thủ đô 1000 năm văn hiến đồng thời cũng giới thiệu tinh hòa làng nghề truyền thống của Hà Nội Phát biểu tại buổi lễ “Sái tịnh, khai quang” 1.000 kỷ vật Rồng Thăng Long tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội,ngày 29/8/2010, bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đánh giá "Rồng Thăng Long" là sản phẩm giàu tính văn hoá, mang yếu tố lịch sử sâu sắc. Điều này đã khẳng định được tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân và những người thợ trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Đươc biết rồng số 100, đã được bí thư thành ủy HN Phạm Quang Nghị và lãnh đạo Hà Nội tặng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp tới thăm, chúc thọ Đại tướng nhân dịp ông tròn 100 tuổi. Còn cặp rồng mang số hiệu 0001 và 1000, đã được tặng cho Quỹ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và đã được bán đấu giá thành công với số tiền 1,2tỉ. Rồng Lý thân tròn dài mềm mại, uốn hình sin 12 khúc (*) tượng trưng 12 tháng trong năm, tạo dáng uyển chuyển, biến hoá. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch, đều đặn. Đầu có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, lượn sóng đều đặn chứ không giống mũi thú như rồng nơi khác. Lưỡi mảnh rất dài. Miệng luôn ngậm viên châu (chứ không cầm ngọc bằng chân trước như rồng xứ bắc). ================ (*) Rồng Thăng Long : được thiết kế hình tượng dựa trên sự đóng góp của các nhà sử học, mỹ thuật , văn hóa và điệu khắc. Nhưng chỉ có chín khúc ? ( Biên tập từ nhiều nguồn ) Lý hóa Phong
  6. Truyền hình Đại lễ 1000 năm Thăng long
  7. Tướng Giáp từng đề nghị lấy tên Thăng Long cho Hà Nội Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, VietNamNet đăng lại lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi năm 2008, đề nghị lấy lại tên Thăng Long cho Hà Nội. Thời gian qua, trong dư luận, có một số gợi ý, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nên trả lại tên Thăng Long cho Hà Nội.\ Lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Trong lá thư gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự của Hội cho rằng, "đây là một vấn đề lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần nghiên cứu, tổ chức một cuộc hội thảo để chính thức có ý kiến đề nghị với Đảng, Nhà nước, với TP.Hà Nội". "Thời gian lấy lại tên Thăng Long vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới là thời điểm hợp lý nhất, đúng lúc nhất, thời điểm nghìn năm có một". Theo sử gia Dương Trung Quốc, đây là thời điểm thích hợp để đưa vấn đề này ra lấy ý kiến rộng rãi, tìm giải pháp có sự đồng thuận cao. Ông bộc bạch: "Cái tên Thăng Long rất đẹp, vừa có bề dày lịch sử nghìn năm vừa là biểu tượng đầy sức sống, thể hiện ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam. Về cảm xúc tôi rất ủng hộ việc đổi tên, nhưng về lý trí thì tôi chưa thật tự tin để đưa ra chính kiến về vấn đề này, và rất mong được dư luận chia sẻ ". Lan Phương http://vietnamnet.vn/chinhtri/201010/Tuong-Giap-tung-de-nghi-lay-ten-Thang-Long-cho-Ha-Noi-939941/ ======== Như vậy cái tên Thăng Long đẹp hơn cái tên Hà Nội ? Theo truyền sử : Kinh đô mới của Đại Việt được đặt là Thăng Long, với xuất xứ là do nhà vua nhìn thấy rồng bay lên khi đi thuyền về tân đô . Liệu chẳng chỉ có đơn giản như vậy, hay cái tên Thăng Long là một ẩn ý khác? Lý Hoá Phong
  8. Thank You Very Much. Vậy là bài tui gởi sớm nay trong tiểu mục nầy đã được delete. Cám ơn ông bà quản lý đã quan tâm. Trung ngôn nghịch nhĩ .Vậy quẻ của tui ứng. Quân tử nhất ngôn, như đã viết : ( 2- còn tiếp) Tui sẽ tiếp tục. Đến giờ phút nầy, chỉ còn 24 giờ nữa sẽ là một kết thúc hoàn hảo Đại lễ ngàn năm Thăng long thành công tốt đẹp, trong đó không thể không nói đến yếu tố thời tiết : Trời quang mây tạnh. Hôm nay (9/10), hình như tiết trời hà nội hơi nắng nóng. Nhưng ngày mai chính lễ, thời tiết sẽ rất đẹp, âm âm của tiết thu mát mẻ, nhưng không uu ámám. Mây bay gió thổi, hanh hanh heo heo chứ không dầm dề ướt át ( mưa) trên toàn khu vực hà nội cũ. Cổ nhân có câu : Trời đại hạn nên nghĩ sắm thuyền, trời nồng nực liệu chừng sắm áo bông. Nhưng ngày mốt trở đi thì liệu chừng. Xin gởi một lời hơi trước thời điểm KHÔG THỂ CHỐI BỎ . VẬY LÀ ÔNG ĐÃ THÀNH CÔNG. XIN CHÚC MỪNG ÔNG VỚI NHỮNG LÝ DO CHÍNH ĐÁNG . CHÚC MỪNG SỰ THÀNH CÔNG CỦA ĐẠI LỄ NGÀN NĂM THĂNG LONG Theo tui thời điểm thành công của ông là buổi sáng ngày 1 và khi cơn áp thấp gần bờ ngày 5 và 6 tháng 10 trở quay ra biển… Nhưng như vậy là tốt là quý rồi. Bài trước nữa dẫn tin Hải Nam TQ mưa suốt 6,7 ngày, vậy nếu không phải Hải Nam mà là Hà nội như vậy ? Ông Thiên Sứ sẽ bị dập vùi . Khối kẻ cười khoái trá, nhưng sẽ là cứ 1 kẻ cười sẽ chà trên 1000 nỗi lòng của người khác. Qua nay nghe nói Hà nội đông người lắm phải không? Nô nức tấp nập, háo hức hào hứng từ mọi miền đổ về thủ đô để tham gia, thưởng lãm lễ hội. Ngày 10/10 có nhiều cái lớn, cái to diễn ra mừng đại lễ. Chỉ cần 1 cơn mưa 30 phút đồng hồ sẽ làm giảm giá trị đáng kể. Vậy ông TS muốn mưa ngăn dịp này, liệu lỡ lòng nói không chính đáng được chăng ? Có người cắc cớ hỏi rằng :Vậy là bác TS “ đuổi” mưa vào miền trung gây thiên tai ? hay đại ý là như vậy Thật là ác khầu. Ngoài sự gắn ghép khiên cưỡng vì lý do cá nhân. Thì mặc nhiên với câu hỏi như nêu trên hay câu trách cứ cho là : ông TS đuổi mưa từ HN vào miền trung gây ngập úng, thế là đã ông nhận khả năng “ đuổi mưa “ của ông TS rồi . ( cái này báo chí không đăng vì quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp – ở bài bị delete rồi ) Phải thấy vấn đề thế này 1- Kịch bản một : Giả tỉ một trận mưa lớn sẽ vào HN những ngày này như ở đảo Hải Nam –TQ. Có nhiều người xua nhưng ko được. Nhưng ông TS xua được, hậu quả như báo đưa ra nhưng so với kết quả như sau thì sao ? Theo TTV. Trận mưa lớn kèm lũ ập vào HHNN những ngày qua đã làm thịệt hại nghiêm trọng cho thành phố này, hàng trăm công trình bị sạt đổ gần ngàn người chết, thiêt hại lên đến hàng tỉ tỉ tỉ đồng. Do thành phố đang tổ chức một lễ hội …. Nhiều công trình phục vụ lễ được đầu tư nhiều tiền đã bị phá hại, số lượng người chết tăng cao là do người dân các tỉnh thành lân cận đổ về và số đông bị động rước điều kiện thời tiết bất thường. 1- Kịch bản hai : ( Còn nữa)
  9. 11. Tất cả khổ đau đều do sự ước muốn hạnh phúc cho bản thân, trong khi chư Phật toàn giác xuất phát từ tâm vị tha. Bởi vậy hãy đánh đổi hạnh phúc của ta lấy sự khổ đau của chúng sanh - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. ...... 14. Mặc dù có kẻ tuyên cáo cho cả ngàn thế giới những chuyện xấu xa về ta, hãy lấy tâm từ bi hoàn trả lại bằng cách tuyên dương những đức tính của họ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 15. Mặc dù có kẻ phỉ báng chế nhạo ta giữa công cộng trước đám đông, hãy cúi lạy và tôn kính họ, xem họ như một vị đạo sư - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 16. Mặc dù kẻ mà ta chăm sóc thương yêu như con xem ta như kẻ thù, hãy đối xử với họ như một bà mẹ hiền yêu thương đứa con bệnh hoạn - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 17. Nếu có kẻ ngang hàng hoặc thấp kém hơn ta, chỉ vì kiêu mạn, lại đi gièm pha ta, hãy đặt họ lên đỉnh đầu với sự tôn kính như ta làm đối với vị bổn sư - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. ( Trích 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo ) http://tinhdo.net/cacbaivietlienquan/308-37phaphanhbotatdao.htm Hề! Nếu có trái ý nhờ các zvị xóa giùm.
  10. Hà Nội hủy bắn pháo hoa, kêu gọi hỗ trợ miền Trung 29 điểm dự kiến bắn pháo hoa trên địa bàn Hà Nội tối 10/10 nhân dịp 1000 năm vừa được hủy bỏ theo quyết định của Thành uỷ Hà Nội sáng nay. Riêng điểm bắn pháo hoa nghệ thuật tại sân vận động Mỹ Đình vẫn thực hiện. Những ngày qua tình hình mưa lũ ở miền Trung diễn biến phức tạp, gây tổn thất lớn. 52 người thiệt mạng, thiệt hại vật chất lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trước tình hình này, Hà Nội đã quyết định hủy kế hoạch bắn pháo hoa tại 29 điểm trên địa bàn thành phố trong dịp 1000 năm như kế hoạch. Toàn bộ kinh phí này được dành gửi tặng các tỉnh miền Trung gặp thiên tai. Ảnh: Hoàng Hà. Đồng thời, Hà Nội phát động quyên góp, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục ủng hộ nhằm giúp các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra. Thủ đô đã ủng hộ mỗi tỉnh miền Trung bị mưa lũ 1 tỷ đồng. Trao đổi với VnExpress.net, Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cho biết, kế hoạch bắn pháo hoa nghệ thuật tại sân vận động Mỹ Đình tối 10/10 nằm trong kịch bản chương trình Văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm. Để tránh xáo trộn chương trình, thành phố giữ lại điểm bắn này. Đây cũng là điểm bắn pháo hoa dùng kinh phí xã hội hóa do Công ty Interserco phối hợp thực hiện. Trước đó, Hà Nội đã có kế hoạch bắn 29 điểm bắn pháo hoa tại các quận, huyện, thị xã và một điểm bắn pháo hoa nghệ thuật tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (xã hội hóa) với thời lượng là 15 phút. Đây là kế hoạch bắn pháo hoa lớn nhất từ trước đến nay. Đoàn Loan - Tiến Dũng http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21593/
  11. Hà Nội trời đẹp trong ngày đại lễ 10/10 Thời tiết Hà Nội từ hôm nay đến hết ngày 10/10 đều có nắng đẹp, nhiệt độ dao động trong khoảng 25-33 độ. > Tổng duyệt diễu binh tại quảng trường Ba Đình Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ hôm nay đến hết 10/10, Hà Nội trời nắng. Nhiệt độ ban ngày khá cao, khoảng 32-33 độ, ban đêm và sáng trời mát, nền nhiệt giảm còn 25 độ. Riêng ngày 10/10, mưa rào nhẹ nếu có chỉ xuất hiện vào ban đêm. Hà Nội tiếp tục đón nhận những ngày thời tiết đẹp trong những ngày cuối của dịp kỷ niệm đại lễ nghìn năm. Ảnh: Hoàng Hà. Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông sau khi luẩn quẩn 2 ngày trong vịnh Bắc Bộ đã đi ngược trở ra. Sáng nay, tâm áp thấp nằm trên khu vực phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Trị khoảng 310 km. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới hầu suy yếu dần thành một vùng áp thấp song vẫn còn gây gió giật cấp 6-7 ở vịnh Bắc Bộ. Khả năng áp thấp gây mưa to cho khu vực Bắc Trung Bộ, nơi vừa oằn mình chống lũ, đã không còn. Nguyễn Hưng http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA2157E/
  12. như một lời đề nghị Lịch sử của phong thủy Trung Hoa, thường dẫn nhiều danh sư lỗi lạc như Quách Phác, Dương Quân Tùng, Lưu Bá Ôn, Tưởng Đại Hồng,Cao Biền, Triệu Cửu Phong …do cái tài của họ và do đã để lại nhiều trước tác kinh điển về Phong thủy cho hậu thế. Nước Việt ta xưa nay, danh sư cổ về lý học, địa lý chỉ xoay quanh mấy cụ như trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Qúi Đôn; Tả Ao – Nguyễn Văn Huyên. Cận đại có một số danh sư nhưng chưa phải thuộc dạng “kinh điển” Có phải nước Việt thiếu vắng nhân tài không ? Thật ra là không phải. Chính sử ghi rằng, trong các thời kỳ người phương bắc đô hộ nước ta, ngoài các sản vật qúi hiếm bắt cống nạp, họ còn bắt triều cống các thầy thuốc, thầy y bốc giỏi sang phục vụ, điển hình là Thần y Nguyễn Bá Tĩnh - Sư Tuệ Tĩnh (TK14) và Nguyễn An ( người được vinh danh là “kiến trúc sư” xây dựng Tử Cấm Thành) Tử Cấm Thành – Hoàng cung của triều đại họ, ở một nước có truyền thống về phong thủy như vậy, nhiều tác gia như vậy, chả nhẽ không có lấy một ai đứng ra là công trình sư cho một công trình quan trọng. Lý do gì ? Liêu có phải Nguyễn An giỏi hơn tất cả lúc bấy giờ ? Câu trả lời : Tất nhiên không phải không có lý. Theo Wikipedia : “ Hiện nay ( thời bây giờ) có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phong thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trường phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đường biên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) người Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ... Nhưng cho đến nay thì chính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ vẫn cho là của người Hán.” Gần đây có nhiều nhà nghiên cứ cho rằng được du nhập từ thời Cao Biền sang Giao Châu (Việt Nam) làm tiết độ sứ từ năm 866 đến năm 875. Điều này thật thiếu sót. ========== Sử cũ ghi lại Miền Siêu Loại, Cổ Pháp xưa là các hương Thổ Lỗi, Diên Uẩn ở hai bờ sông Đuống, có trung tâm Phật Giáo Luy Lâu (Từ thế kỷ thứ 2 sau CN, Phật giáo đã được truyền từ Ấn Độ vào nước ta tại khu vực Luy Lâu ( Siêu Loại) nay là vùng Thiên Đức, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh.), trung tâm đào tạo tăng tài Tiêu Sơn, đã phát triển hằng trăm năm với nhiều ngôi chùa cổ, với các vị sư tầm cỡ như Định Không, Thông Thiện, Đinh La Quí An, Thiền Ông, Vạn Hạnh... Theo THIỀN UYỂN TẬP ANH Khắc in năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) - Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích Thiền Sư Định Không (730 - 808)-(Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi) Chùa Thiện Chúng, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Thiền sư người hương Cổ Pháp, họ Nguyễn, thuộc dòng vọng tộc. Ông là người am hiểu sâu sắc vận số thế cuộc, khi xảy ra việc gì người trong hương thường suy tôn phục tùng, ai nấy đều tôn gọi ông là Trưởng lão. Khi đã nhiều tuổi, nhân đi dự hội ở chùa Long Tuyền, nghe thiền sư Nam Dương giảng kinh, ông lĩnh ngộ tôn chỉ, từ đó quy tâm theo đạo Thích. Khoảng niên hiệu Đường Trinh Nguyên (785-805) sư dựng chùa Quỳnh Lâm ở bản hương. Khi xây chùa, thợ làm móng được một bình hương và mười chiếc khánh đồng. Sư sai người đem ra sông rửa sạch, một chiếc rơi xuống sông trôi liệng mãi đến khi chạm đất (thổ) mới nằm im. Sư giải rằng: - “Thập khẩu” là chữ Cổ; “Thủy khứ” (xuống sông) là chữ Pháp. Còn “thổ” (đất) là chỉ vào hương ta. Nhân đó đổi tên là hương Cổ Pháp (trước tên là hương Diên Uốn). Sư có làm bài Tụng như sau: Địa trình pháp khí Nhất phẩm trinh đồng Tri Phật pháp chi long hưng Lập hương danh chi Cổ Pháp. Dịch: Đất dâng pháp khí Hạng nhất đồng ròng Gặp thời Phật pháp thịnh hưng. Đặt tên làng Cổ Pháp. Lại có một bài thơ khác: Pháp lại xuất hiện Thập khẩu đồng chung Lý thị hưng vương Tam phẩm thành công. Dịch: Pháp khí hiện ra Khánh đồng mười tấm Họ Lý làm vua Công đầu Tam phẩm Lại một bài khác: Thập khẩu thủy thổ khứ Cổ Pháp danh hương hiệu Kê cư loan nguyệt hậu Chính thị hưng tam bảo. Dịch: Mười cái xuống nước đất Cổ Pháp tên làng ta Gà ngồi lưng loan phượng Tam bảo đến lúc hưng. Trước khi quy tịch, sư nói với đệ tử Thông Thiện: - Ta muốn mở mang hương ấp, nhưng sợ ngày sau gặp nạn, tất có dị nhân đến phá hoại mạch đất của hương ta. Sau khi ta qua đời, ngươi khéo giữ đạo pháp của ta để sau gặp người họ Đinh thì truyền lại. Thế là ý nguyện của ta được toại thành. Nói xong, Sư cáo biệt mà tịch, thọ 79 tuổi, nhằm đời Đường niên hiệu Nguyên Hòa thứ ba (808) năm Bính Tý. Thông Thiện dựng tháp ở chùa Lục Tổ và ghi nhớ lời di chúc của sư lúc lâm chung. Trưởng Lão LA QUÍ ( ĐINH LA QÚI AN) (852 - 936)-(Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi) Chùa Long Lâm, hương Phù Ninh, phủ Thiên Đức. Chân nhân họ Đinh, từ nhỏ đã nhiều năm đi khắp nơi tham thiền học đạo nhưng pháp duyên chưa gặp nên sắp thoái chí. Sau nghe một lời thuyết pháp của thiền sư Thông Thiện ở chùa Thiện Chúng mà mở tâm lĩnh ngộ. Từ đó sư thờ Thông Thiện làm thầy. Trước khi viên tịch, Thông Thiện bảo sư: - Trước đây thầy ta là Định Không dặn ta giữ gìn đạo pháp của thầy, khi gặp người họ Đinh thì truyền lại. Ngươi hãy nhận lấy sự uỷ thác ấy. Nay đã đến lúc ta phải ra đi rồi. Sư đắc pháp, bèn đi diễn hóa các nơi, chọn đất dựng chùa. Những lời sư nói ra phần nhiều đều hợp với lời sấm ngữ. Sư từng đúc tượng Lục Tổ Huệ Năng bằng vàng đặt ở chùa Lục Tổ. Sau vì sợ cướp, sư đem chôn tượng ở chùa, dặn đệ tử: - Gặp minh chúa đào lên, gặp hôn quân thì cất giấu. Trước khi thị tịch, sư gọi đệ tử là Thiền Ông đến bảo rằng: - Trước đây Cao Biền đắp thành ở sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng vương giả bèn đào sông Điềm Giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch, tất cả mười chín nơi. Ta đã khuyên Khúc Lãm đắp lại như cũ. Ta lại trồng một cây gạo ở chùa Minh Châu để trấn chỗ đất bị cắt long mạch, đời sau tất có bậc đế vương xuất hiện để vun trồng chính pháp của ta. Sau khi ta mất, ngươi nên cho đắp đất, dựng nhiều bảo tháp, dùng pháp thuật mà yểm tàng, không để cho người ngoài biết. Nói xong sư qua đời, thọ 85 tuổi. nhằm niên hiệu Thanh Thái thứ ba nhà Hậu Đường (936). Tương truyền lúc sinh thời Sư tùy phương diễn hóa, biết phong thủy, giỏi Thái ất., *** Nếu so sánh tuổi tác với Thiền Sư Định Không (730 – 808 ) thì Cao Biền (821–887) thuộc hàng cháu chắt. Trước vài chục năm Cao Biền sinh ra, sư Định Không đã tiên đoán được việc Cao Biền trấm yểm long mạch, nên đã có lời nhắn cho đệ tử truyền pháp cho trưởng lão họ Đinh để hóa giải phép của Biền. Vậy có phải thuật Địa Lý ở nước ta do Cao Biền truyền qua không ? Tất nhiên là không thể như vậy. Phàm ở đời việc gì cũng vậy, phá thì dễ mà làm lại như cũ mới khó. Vì vậy việc Cao Biền phá long, trấn trấn huyệt thì đơn giản và dưới cơ việc các thiền sư hoàn long, bồi huyệt có lẽ rất nhiều. Như vậy có thể nói : các bậc tổ Thiền nước ta rất cao thủ về địa lý âm dương trạch. Ngài Định Không thâm hiểu về thế số, như vậy thì thầy lý học của ngài là ai và ai trước đó nữa? . Câu trả lời có thể từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa và thời kỳ trước trước nữa. Phải chăng thuật địa lý đã có và rất phát triển ở nước ta.? Cũng có thể do tư tưởng nhà Phật là buông xả các ràng buộc, tìm đến sự giải thoát thanh cao nên các vị tổ không chấp bút, để lưu truyền cho hậu thế các trước tác về địa lý. Hoặc do nhiều năm bị phương bắc đô hộ, họ đã cướp phá , hủy hoại tác phẩm của các ngài, nên ngày nay hậu thế chúng ta không có những cuốn sách cụ thể như : “ Thái Ất Thần kinh “ của Trạng Trình hay “Địa lý Tả Ao bí truyền” của Nguyễn Văn Huyên… để mà con cháu vinh danh các tiền bối. Vậy nên chăng hậu thế đời sau, khi dẫn đến các bậc tiền nhân tinh thông lý số, địa lý trong lịch sử nước nhà hãy nhớ đến Thiền Sư Định Không, Trưởng Lão Đinh La Qúi An; Thiền Ông ; Thiền Sư Vạn Hạnh và vua Lý Thái Tổ. So với các phong thủy gia Trung Hoa, số đông chỉ làm “thầy” có vài vị ra làm quan, làm quan lớn nhất có lẽ là Lưu Bá Ôn thời nhà Minh (Chu Nguyên Chương) lên tới chức thừa tướng. Trong khi, Lý Thái Tổ là một vị vua, trí tuệ anh minh, văn võ toàn tài, am tường địa lý thì chỉ cần với Thiên Đô Chiếu một trước tác ngoài giá trị về mặt văn chương, chính trị, kinh tế, lịch sử mà thực tế còn là một bản hùng ca của địa lý Địa lý Đại Việt. Há thường hậu thế chẳng vinh danh ? Lý Hóa Phong
  13. Cám ơn ông đã có lời ngỏ. Cũng ko dám có chi để là trao đổi học thuật, nhưng tui vẫn đang viết đây. Nghĩa cũng chạnh lòng, trong những ngày hội kỷ niệm, tưởng nhớ công đức người xưa, từ các báo cho đến các trang web, diễn đàng sinh hoạt nghiên cứu trao đỗi học thuật cổ trên anh- tờ -nét , chẳng thấy đâu đó có đề tài gì nhắc nhở hay ca ngợi, tán thán tổ tiên. mà toàn thấy tranh cãi sôi động với nhau chuyện ông ( TSứ ) là dị nhân … này kia kia nọ. Thôi ông ạ, nghĩ ra cũng không ngoài cái lý Ở đời chẳng có ai là giỏi nhất và cái sự Hảo tử quần ganh.!? Rồi thì mượn câu rất Nho và rất Thích: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” mà an ủi. Sự việc hiễn nhiên, có gì động chạm, nói ông miễn chấp. Loạt các bài viết và sưu tầm nầy, trước là góp một nét họa cùng đồng bào ta tưởng nhớ đến hào khí thiêng liêng của tổ tiên nước Đại Việt thời nhà Lý nói riêng và Việt tộc nói chung. Sau cũng xin mạo phép gọi là quà tặng cho diễn đàng nầy, nhân dịp kỷ niệm Hà Nội 1000 năm từ khi Thăng Long định đô, xây dựng và phát triển. Tiết cuối thu năm Canh Dần Trọng đề. Lý Hóa Phong
  14. NS Trọng Đài - Tổng ĐD đêm bế mạc Đại lễ: Lo nhất là trời mưa (TT&VH) - Gần 8.000 nghệ sĩ, diễn viên sẽ xuất hiện trên một sân khấu mang hình tượng trống đồng để kể câu chuyện lịch sử 1.000 năm của đất nước, của Thăng Long - Hà Nội bằng lối kể vừa ước lệ, vừa hiện thực trong chương trình nghệ thuật: “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay” dài khoảng 80 phút (sẽ diễn ra tối 10/10 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình). Trước khi chính thức được TP Hà Nội quyết định giao nhiệm vụ tổng đạo diễn, nhạc sĩ Trọng Đài đã tiếp cận với kịch bản “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay” của nhà văn Nguyễn Khắc Phục. Ê - kíp thực hiện chương trình cùng với nhạc sĩ Trọng Đài có 4 phó tổng đạo diễn: NSND Ứng Duy Thịnh, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, nhà báo Lại Văn Sâm, nghệ sĩ Kim Xuân và 3 đạo diễn các chương: Văn Quang, Văn Hải và Hồng Phong. Nhạc sĩ Trọng Đài Hơn 3 tháng qua, gần 8.000 nghệ sĩ, diễn viên (trong đó có gần 1.000 nghệ sĩ chuyên nghiệp) đã tập luyện tại cơ sở. Từ tối 25/9, chương trình hợp luyện chính thức được thực hiện tại SVĐ Mỹ Đình. Nhà văn Nguyễn Khắc Phục từng chia sẻ, kịch bản của ông sẽ là những nét phác thảo, còn hồn cốt sẽ chỉ được thổi vào khi chương trình đã thành hình hài trên sân khấu. Thế nên, sự thay đổi từ kịch bản văn học đến kịch bản phân cảnh là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Theo kịch bản của nhà văn Nguyễn Khắc Phục, chương trình sẽ gồm 5 chương, nhưng đã rút lại còn 3 chương. Chương 1: Quyết định trọng đại, từ sơ khai tới lúc Lý Thái Tổ ra quyết định dời đô. Chương 2: Thủ đô ngàn năm văn hiến từ thời Trần tới trước ngày thành lập Đảng. Chương 3: Thời đại Hồ Chí Minh - Thành phố Vì hòa bình. Câu chuyện lịch sử vừa ước lệ vừa hiện thực Nhạc sĩ Trọng Đài cho biết, hai chương đầu của chương trình mang tính chất lịch sử, sẽ chỉ kể câu chuyện lịch sử bằng phong cách huyền thoại. “Cách ăn mặc, “hiện thực hóa” hình tượng nhân vật, ai đóng ai, đã xứng đáng chưa... luôn gây ra những tranh cãi không có hồi kết. Vì thế, chúng tôi không lụt vào tiến trình lịch sử, để kể câu chuyện như sách sử mà khái quát cả giai đoạn của tiền nhân qua phong cách huyền thoại. Giải quyết bằng hình ảnh và sắc màu. Thời Lê như chúng ta biết trên bình gốm họa tiết đặc trưng nghiêng về màu ghi, đời Trần gắn với Thiền tông mà dùng trí liên tưởng thì đó là màu vàng... Thử tưởng tượng, khi bài Bạch Đằng giang phú cất lên sân khấu chuyển sang màu vàng... Đời hậu Lê, chúng tôi lại lấy sắc xanh hồ Gươm, gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm... Sân khấu sẽ là không gian ước lệ, làm cho người xem có sự chú ý. Gần đây, tôi thấy một số chương trình diễn xướng xuất hiện cả những cảnh tái hiện truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ với 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển, xuất hiện cả vua hùng râu tóc bạc phơ... Chúng tôi sẽ không kể chuyện như vậy. Không một nhân vật lịch sử nào xuất hiện trên sân khấu” - Tổng đạo diễn nhấn mạnh. Gần 8.000 diễn viên tham gia trình diễn. Ảnh mang tính chất minh họa Tính ước lệ trong câu chuyện lịch sử ngàn năm của dân tộc sẽ được “hiện thực hóa” bởi những áng “thiên cổ hùng văn”: Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu... Bạch Đằng giang phú đã thuyết phục được ê - kíp thực hiện bởi sự bay bổng, bi tráng của tác phẩm. Thời hiện đại có duy nhất Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch. Lời những tác phẩm này được thể hiện qua giọng đọc của NSƯT Phan Muôn. Chương trình cũng không có MC dẫn dắt như các chương trình nghệ thuật thông thường. Khác hẳn tính ước lệ của hai chương đầu, ở chương 3, tính hiện thực ngồn ngộn. Theo nhạc sĩ Trọng Đài, đó là một giải pháp xứng đáng với thời kỳ lịch sử này của dân tộc. Chương 3 sẽ tái hiện các sự kiện lớn: Tuyên ngôn độc lập, Hà Nội kháng chiến, Giải phóng thủ đô, năm 1975 thống nhất đất nước, Hà Nội hiện đại - thân thiện - hòa bình... Màn kết là bản hợp xướng “Bài ca tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội” của nhạc sĩ Trọng Đài, phần soạn lời do nhà văn Nguyễn Khắc Phục đảm nhận với phần trình diễn của các ca sĩ: Mai Hoa, Vành Khuyên.... Trong màn hợp xướng mạnh mẽ, bay bổng này có đoạn ca từ: Âm vang nhịp trống rung/Thăng Long - Hà Nội - Việt Nam/ Khát vọng lớn lao.../Thăng Long Rồng bay hào hoa rạng rỡ... Để thực hiện được những chủ đề này, hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng công nghệ cao và những kỹ xảo đặc biệt sẽ được sử dụng. Được biết, sân khấu lớn sẽ mang hình tượng trống đồng, toàn bộ khán đài B sẽ được bao trùm bởi một màn hình lớn chiếu những clip phụ trợ cho các màn diễn. Sẽ diễn bình thường nếu trời mưa nhỏ Tối 4/10 vừa qua, buổi hợp luyện cuối cùng trước đêm tổng duyệt, cơn mưa rào trước khi Hà Nội bất ngờ trở gió mùa khiến BTC chương trình... thót tim. Theo như chia sẻ của nhạc sĩ Trọng Đài, không lo sao được khi mỗi buổi tập tiêu tốn... hàng tỉ đồng. Trời mưa không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ tập luyện mà có khi còn làm hỏng máy móc, phương tiện kỹ thuật âm thanh, ánh sáng. Tổng đạo diễn cho biết, hiện tại, BTC chưa tính tới phương án bão lớn. Nếu trời mưa không đáng kể, chương trình vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, tối qua (5/10), tin Áp thấp nhiệt đới gần bờ với vùng ảnh hưởng là cả dải Bắc Trung Bộ khiến không ít người lo lắng... 4 tháng kể từ khi TP Hà Nội có quyết định giao cho nhạc sĩ Trọng Đài làm tổng đạo diễn chương trình cũng có nghĩa là nhạc sĩ và ê - kíp có 4 tháng để chính thức bắt tay thực hiện “tác phẩm” có thể nói là lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử nghệ thuật trình diễn VN. “Khi có quyết định chính thức về ê - kíp dàn dựng, tôi đã nói với các cộng sự, hãy làm hết sức mình bằng lòng tự trọng dân tộc. Đại ngôn một chút là nhìn ra thế giới để biết Nam Phi, rồi Trung Quốc... làm thế nào để tìm ra chìa khóa phù hợp với chúng ta? Thế mạnh trong nghệ thuật trình diễn của một số nước Bắc Á là tinh thần tập thể, đồng đều đến mức không còn gì để bình luận. Với chúng ta, không đi theo con đường đó được bởi người VN đôn hậu, nhiều ngẫu hứng. Trên cá tính dân tộc phải khai thác đồng diễn thế nào để ra đúng chất Việt nhất...” - nhạc sĩ Trọng Đài cho biết. Những khó khăn về nhân lực, vật lực có thể khắc phục được, song lo nhất vẫn là vấn đề thời tiết... Thu Hằng (TT&VH) Lễ hội thì hàng mấy trăm. Riêng buổi lễ này thiết nghĩ it nhất thì nội 8000 diễn viên cùng các bộ phận hậu cần, kỹ thuật, ban tổ chức ... cho là 10.000 người có liên qua trực tiếp, còn nhiều thì sẽ là cả vài trăm ngàn, có khi hàng triệu người Việt khác ở tại Hà Nội, cùng cả nước quan tâm đến buổi công diễn này sao cho thành công tốt đẹp. Tất cả đã chu đáo và sẵn sàng. Chỉ còn : Cầu Trời đừng mưa. Rất cộng động, rất tập thể, rất chính đáng. Vậy chuyện xin trời đừng mưa của ông Thiên Sứ sao lại không chính đáng? Chỉ do cách nói và cách viết mà thôi!!! (Từ từ sẽ bàn tiếp) Lý Hóa Phong