tieudao

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    15
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About tieudao

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Đọc các bài trên tiêudao em thấy cũng mỏi quá, sao mà nhiều cái cách tư duy cứng nhắc, hẹp hòi và nông cạn thế. Người Việt có tục đóng khố, đúng vậy. Ví như chuyện Chử Đồng tử có ghi 2 cha con chỉ có 1 cái khố. Nhưng như vậy không có nghĩa cả xã hội lúc đó chỉ đóng khố. Cũng như dân Khme có tục quấn xà rông, nhưng không có nghĩa vua cũng chỉ có mỗi cái xà rông. Nhưng là phong tục, thì vẫn phong tục, như quần áo Tây Nguyên truyền thống nay làm rất đẹp, đắt, nhưng không thể bỏ qua cái khố, vì đó là 1 dạng thức có tính dân tộc. Và nói chuyện đương đại như Arajp Xếut hiện đại rất giàu có, nhưng vua và các quan chức vẫn mặc quần áo kiểu Hồi giáo, không phải học thiếu tiền mua com lê cravat. Do vậy, cái khố không phải chỉ mang 1 nghĩa là lạc hậu, nghèo hèn. Ta thấy các quần áo dân tộc thiểu số nay làm khá công phu, dệt ra cũng tốn công, thêu rất mất thời gian, nhưng họ vẫn làm và làm đúng theo kiểu cách, hoa văn cổ truyền, vì 1 niềm tin vào truyền thóng tổ tiên, chứ không phải họ không làm khác được. Tiêudao nhớ các cụ có nói về bộ quốc phục trước đây, chính là bộ áo dài, khăn đóng, và bộ này có đặc điểm dễ nhớ là có 2 vạt dài trước sau, và tay áo bó sát chứ không rộng lùng thùng. Nếu soi kỹ, người trên trống đồng mặc là cái áo có 2 vạt dài trước sau, còn tay áo không thấy tả, nhưng khả năng là bó sát. Bởi vì nếu không nhầm thì cái khố chỉ có 1 vạt ở trước và nhỏ, ngắn thôi chứ đâu có tung bay ngạo nghễ như hình trên trống đống tả. Vậy thì có lẽ cần có sự tư duy hình tượng lại cái bộ trang phục trên trống đồng đã, trước khi cứ nói tràn là đóng khố, lạc hậu nghèo nàn. Đúng là trước đây nước ta nghèo nàn và lạc hậu thật, nhưng đó là v/đ kinh tế, còn về văn hóa, văn minh, thì khác hẳn, như tieudao từng nghĩ, người xưa đúc được trống đồng và có nghề làm gốm và trồng dâu nuôi tằm ...., không lý gì không biết dệt. Đến như các dân tộc miền núi cổ xưa còn tự dệt vải được, dù dệt rất thô sơ như lấy tay đưa thoi, thì vẫn là dệt. Huống chi, như hiện nay tính đúc 1 cái trống đông (ví dụ trống tặng đ/t Võ Nguyên Giáp...) chi phí hàng trăm triệu đ, thì người xưa đúc được cái trống phải là những nhà có tiền, có lực, không lý gì họ không mua nổi vài cái quần áo, hoặc họ không biết tạo ra cái trang phuc đẹp tương xứng. Nói về chuyện cổ, hẳn nhiều chuyện cổ tich và thơ ca có nhắc tới cái chăn sui, mọi người chắc còn nhớ. Và cái áo tơi, một loại trang phục cổ nữa. Nói thế để moị người thấy việc tận dụng môi trường chế tác ra vật dụng thì tổ tiên ta đã khéo như thế nào. Chăn sui, vì chưa có vật liệu khác, nhưng là cái chăn chứ không phải là miếng vỏ cây vứt đi. Vậy thì không lẽ người cổ chỉ cần ấm áp khi đi ngủ, còn ban ngày lạnh giá thì cứ cởi trần à, liệu đó là con người của nền văn hóa Đông Sơn, hay của nền văn hóa Trâu Quỳ (BV tâm thần ấy mà) ??????????? Tiếc thay, sao mà có những học vị cao quý thế để giành cho những tư duy kém cỏi thế, có thể cho là kém hơn cả những người thời Đông Sơn chăng...... Nhà em ít chữ, có gì mong các bác chỉ giáo.
  2. Thân gửi bạn nướcviệt Chẳng hay sức khoẻ bạn thế nào, nghe bạn nói thấy mọi sự rất ly kỳ, bí hiểm, như là ...kỳ môn Mình ít học về những môn có tính huyền bí này, có thể là ít cơ duyên hay do gì đó không biết. Nhưng thỉnh thoảng có dùng và thấy có những cái là lạ. Thí dụ có anh bạn vợ sắp đẻ, mình ngó tử vi có hồng loan ở tử tức bảo đẻ con gái, mà xinh đẹp, thế là đúng thế, vì cái hồi ấy ít có siêu âm đoán giới tính, nhưng nếu có thì cái vụ con gái cũng là đúng. Tuy thế, mình không hẳn tin các môn này, và cũng không chê các môn này. Chỉ có điều chân thực của các môn này ở đâu, còn sách thì tam sao thất bản, mỗi thày mỗi kiểu, và đa số là nguỵ thư, đọc nhiều có thể tầu hoả nhập ma, nếu không tìm được cái đúng của nó. Thí dụ các sách phong thuỷ nay mình đọc cảm giác có đến 90 % luyên thuyên, bịa đặt, may ra có 10 % trong đó có điều đúng. Như cổ thư có bài Địa lý diễn ca của cụ Tả Ao may ra thì có phần đúng nguyên bản, nhưng không biết đúng bao nhiêu câu. Các môn huyền học này, theo kinh nghiệm mình thì học được cũng khó chứ không phải cứ có sách là học được. Và học là 1 chuyện, còn hành là 1 chuyện, hành được như thày Thiệu Vĩ Hoa không phải có mấy người. Còn ở VN hiện nay cái đám láo nháo đọc kinh, niệm chú, khua hương lằng nhằng thì đầy rẫy, và mình cực ghét những kẻ đó, tuy không thể đứng ra mà mắng rằng : người có chân tu mới làm được, chứ các vị chỉ là đồ bịp bợm, làm làm được cái gì. Nói về độn, có lẽ coi nó gần các môn sử dụng các sao, can, chi, gần giống kiểu nghiên cứu của tử vi. Vì thế theo mình nó có những điều khá đúng, nhưng làm thế nào để hiểu và làm được nó không dễ. Độn không giống bốc dịch, dùng mấy đồng xu gieo quẻ và sau đó thế nào thì chắc bạn biết. Nhưng mình đã nói, đa số sách bây giờ là nguỵ thư, kể cả dịch của TQ, và người viết nhiều tác giả cũng ở dạng tầu hỏa nhập ma, nhắm mắt tán dương cái mình chẳng hiểu gì, hay là dựa theo cái số đông không hiểu để buôn thần bán thánh và để bán chữ. Và nhiều người học các nguỵ thư ấy lại ra oai truyền lại dăm cái cặn bã đó cho số tò mò khác. Bởi vậy, nói thẳng mình không tò mò cuốn sách bạn đang tả đâu. Xét theo huyền sử, Khổng Minh có kịp để lại sách nhưng là binh pháp. Đời Khổng Minh hành xử chủ yếu dựa khoa học kỹ thuật, ví dụ trận đồ bát quái, nỏ liên nỗ ... Đó là cái giỏi của ngài, chứ bói toán ... ngài ít dùng thì phải. Cũng như vậy, nước ta đánh thắng mấy đế quốc lớn đâu có dựa vào bói toán, đều phải khoa học kỹ thuật như súng DKZ, tên lửa, máy bay ... Vì vậy bảo sách đó của ngài KM thì mình khó tin, xin lỗi bạn vì nói thẳng. Cái gọi là siêu trí tuệ để có được ngoại cảm, tiên đoán ... nó hình thành do có thiên bẩm hay do đâu, nay chưa ai dám chắc. Còn qua sách vở thôi, chỉ thành 1 con mọt sách. Bạn có lòng tốt chia sẻ với mọi người, thì rất đáng quý, nhưng còn những điều này khác, thì cứ đơn giản đi. Nói thẳng như cụ Sư Thiến là tội vạ đâu tôi chịu, có nghĩa là có cái gì đâu, có tội thật thì ai dám chịu. CHúc bạn mạnh khoẻ và vui vẻ.
  3. KG bác Vt Quả thực trước đây em ít đọc sử, nay đọc những bài này thấy rất hay và làm nảy sinh nhiều thắc mắc. Trước đây em cũng có những thắc mắc. Nhưng em không nghĩ sẽ làm phiền bác nào, chẳng qua nêu lên, bác nào có đ/k thì trao đổi ý kiến, thế thôi. Em cũng không làm trong ngành sử, nói thế để các bác khỏi nghĩ có ai đó soi và phản biện. Em cũng biết sử chép có nhiều cách hiểu, tuỳ theo người viết và người đọc. Và trên đây các bài có nêu, thì cũng dùng các sử liệu với tính cách là những chứng tích để nghiên cứu, chứ không phải là những cái đã hoàn toàn đúng. Vậy nên cũng là những cái để em nghĩ và thắc mắc. Về chữ bộ lạc trong bài em viết, chẳng qua chưa thấy chữ nào hợp thì dùng tạm, một khái niệm có phần thiên kiến và áp đặt. Còn nói 65 thành trì, đó là em nhớ trong sử ghi thế. Thực ra nếu có 65 thành, thì cương vực ấy cũng rộng lắm, gần tương đương nước Việt cổ đại ấy chứ. Nhưng rõ ràng cái khái niệm 65 thành thì sử ta hiện đại có ghi, và rõ ràng hơn là ghi vậy tạo ra cái mâu thuẫn to mà không xử lý. Thôi các bác nghiên cứu đi, đừng bận rộn về mấy cai con con của em. Chúc các bác khoẻ nhiều
  4. Em xin nói tiếp một chút về bài vừa viết Cũng xét trong cổ sử, khi An Dưong vương nối tiếp họ Hùng, thì lãnh thổ coi là gồm Văn Lang và Âu Việt, nên gọi là Âu Lạc. Thế nhưng Khi Triệu Đà đánh tới, thì gốc T/Đ ở Phiên Ngung đã coi là không thuộc lãnh thổ Âu Lạc. Vậy thì có phải lúc đó, nhà nước Văn Lang cổ đã gần như tan rã, không còn lãnh thổ cũ giáp tới Thục và hồ Động Đình nữa, mà chỉ còn ở miền Bắc bộ ta nay. Còn về v/đ liên minh, trong sử cổ, liên minh luôn hình thành và tan rã, ví như thời Chu, các nước chư hầu thường liên minh để chống đối nhau. Hay như sử ta thì cũng hay có liên minh như Việt Chiêm chống Nguyên ... Vì thế nói 2 bà Trưng thu phục 65 thành trong mấy tháng, thì rõ ràng là liên minh bộ lạc hưởng ứng 2 bà, chứ bản thân quân của 2 bà chỉ thuộc bộ Mê Linh và Chu Diên, sao có thể đánh nhanh vậy. Có lẽ có 2 luông tư tưởng lớn thời đó, là bắc thì hay cướp đoạt, do nạn sa mạc hóa và kinh tế lúc đó chưa tự cung cấp tốt được vì dựa săn bắn, chăn thả, còn nam thì tương đối hòa hoãn do đất tốt và nông nghiệp phát triển, đủ tự nuôi dân. Vậy nên bắc thì tư tưởng đế quốc và bắt các nơi cống nạp, còn nam thì hay cát cứ phân chia quyền hành. Tất nhiên, về sau kinh tế phát triển hơn thì các luồng tư tưởng ấy cũng đã khác đi nhiều và tốt đẹp lên. Kính các bác nhé
  5. Kg bác TS. Cám ơn bác không quản bận rộn mà giải thích, nhưng mà chỉ ngại ảnh hưởng công trình khoa học của bác thì em rất áy náy. Về việc liên minh, em không nói là liên minh ô hợp. Không phải là tranh luận chữ nghĩa, mà theo em hiểu, cùng là cổ đại, nhưng ví như liên minh các thành bang ở Hy Lạp cổ thì không hề ô hợp tý nào, mà nền văn minh đó cũng sáng chói, rực rỡ nữa là khác. Còn về quân nhà Hán, đội quân ấy vốn đã hình thành trong hệ thống tổ chức của các nhà nước phương bắc sau thời Tần thống nhất trung nguyên và xây dựng phong kiến tập quyền, nên nó có hình thức ấy thôi, vả lại quân Hán cũng là theo tư tưởng Đại Hán, lấy thịt đề người, nên để bình định phương nam xa xôi, nếu không đông quân thì tất bại vong. Do vậy nói Mã Viện cầm vài vạn quân thì còn là ít, vì dã sử thời chiến quốc các chư hầu đánh nhau dùng vài chục vạn quân là thường, còn Tần đánh phương Nam dùng 50 vạn quân mà còn bại và chủ tướng Đồ Thư cũng trận vong. Đến sau này Liễu Thăng cầm 15 vạn quân cũng bỏ xác ở Chi Lăng. Vậy nên việc huy động quân đông, có cả tổng tư lệnh thì theo em cũng chưa có gì ghê, chỉ tiếc 2 bà thiếu những yếu tố nào đó mà thất bại thôi. Kính bác
  6. Chào các bác Đọc qua các tài liệu trên quả thực em rất kính phục sự uyên bác của nhiều tài liệu và kiến giải. Nhưng bản thân em vẫn có những thắc mắc riêng, xin nêu ra để gọi là có dư luận. Trước hết về sử Việt và sử TQ có ghi về nguồn góc Kinh Dương vương, ghi rằng KDV do vua Đế Minh phong lập, điều này có vẻ vô lý và có tính chất thiên kiến bắc sử. Vì như sử chép nam và bắc bao nhiêu lần phân tranh, ví dụ đời Chu, Tấn và Sở tranh hùng liên miên, sau đến Tần đưa quân diệt Sở thống nhất Hoa hạ thì có chuyện Thục Phán chống Tần, giết chết cả chủ tướng Đồ Thư, đến Nguyên Mông đánh Kim và Tống bao nhiêu năm mới thắng ... Vậy nếu khẳng định có 1 quốc gia của tộc Việt ở phương nam, mà Tần Hán gọi là Nam Man, thì khó có chuyện thời Đế Minh đã có thể phong vương cho KInh Dương vương. Lúc đó có thể phương Bắc còn đang tranh giành đất đai và ngôi chủ ở Hoàng Hà, vậy nên sử TQ vẫn gọi nước Việt ở ngoài Ngũ lĩnh, coi như xa lắm rồi, mà có bác đã tìm ra Ngũ lĩnh mới là phía nam sông Dương tử, so hiện đại chưa có gì xa cách trung nguyên lắm. Đến như thời Hán, mà Khổng Minh chinh nam, nghe thấy có vẻ rất xa xôi vất vả, và vẫn còn gọi là nam Man, nghĩa là văn hóa và dân chúng khác biệt hẳn trung nguyên. Theo những phân tích này thì KDV không phải là dòng họ của Đế Minh, mà là người bản địa 100 % mới đúng. Điều nữa là sử ghi nước Văn Lang có địa giới giáp Động Đình, Tây Xuyên ..., nhưng khi ghi có 15 bộ thì các chú giải sau đó lại chua toàn địa danh VN, không thấy bộ nào có địa danh TQ. Điều này quả thực mâu thuẫn. Đúng như sử TQ ghi về địa giới Giao châu đô hộ phủ hay An Nam ĐHP, thì có ghi gồm cả Nam Hải, Tượng Quận. Điều này em nghĩ có thể có sự hiểu khác nhau, ví dụ ta hiểu rằng những vùng NH, TQ cũng là của ta, nhưng có thể TQ ghi thế theo sự phân chia địa giới cai trị lúc đó, tức là chức quan coi vùng NH, TQ thì quản luôn các quận dưới là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Cũng nói tiếp chuyện thánh Gióng, khi so sử TQ có sự kiện quân nhà Thương Ân đánh xuống vùng Kinh Sở, ứng thời kỳ Hùng vương trị nước nên có Thánh Gióng phù trợ. Tuy thế sự tích thánh Gióng lại nói ở vùng Phù Đổng, quá xa cuộc chiến với quân nhà Thương Ân. Khoảng cách này ngày xưa là quá lớn, vậy nếu vua Hùng lúc đó trị sở tại Văn Lang bên kia TQ (hiên đại), thì có thể xuống tận đồng bằng sông Hồng tim ra thánh Gióng không. Về thời đại vua Hùng, như các số liệu trên đây các bác tạm xác định, thì kéo dài hơn 2000 năm. Như sử TQ ghi thì nhà Chu kéo dài 800 năm, nhà Tây Hán kéo dài 400 năm ... Nhà Chu trong quá trình tồn tại, thì cũng có giai đoạn phân liệt Tây Chu, Đồng Chu, và có 1 khoảng thời gian dài chỉ là tồn tại về danh, như giai đoạn Đồn Chu liệt quốc. Nhà Hán cũng tồn tại những giai đoạn vô thực dạng Đông Hán, Tây Hán ... Đó là nói về những nhà nước quân chủ phong kiến sau này, đã có sự tổ chức chặt chẽ, và có sự văn minh nhất định. Còn nếu nói về Văn Lang, thì ra đời sớm hơn cả Tần, Hán, thậm chí ngang thời Hạ, Thương, thế thì 2000 năm khó có thể tồn tại ở dạng quốc gia có tổ chức như mô tả trong sử, có thể chỉ tồn tại dạng các bộ lạc liên minh nhau, và hình thành dạng các tiểu quốc, có người đứng đầu như đại tù trưởng (lạc tướng, lạc hầu), và hình thành quốc gia có dạng liên bang, và người đứng đầu liên tục thay đổi do việc tiềm lực của bộ nào mạnh hơn thì giành quyền chính, do vậy ghi theo 1 cách khác thì sử gọi là 18 đời. Có thể hiểu 18 đời này như là 18 triều đại khác nhau đứng đầu vùng đất này, chứ chưa chắc đã là 18 triều đại cùng 1 huyết thống họ Hùng (hay gọi khác là họ Hồng Bàng). Noi về kỹ thuật đúc đồng, có thê thấy thời đại Hùng vương, tương đương nhà Thương, thì kỹ thuật dúc đồng đã có ở bắc và nam, nhưng 2 trường phái khác nhau. Điển hình như bắc là truyền thuyết 9 đỉnh của nhà Chu, còn nam là trống đồng. Có lẽ bắc thiên về đại khí như đỉnh, vạc, chuông, nam thiên về kỹ xảo như trống, khánh, lệnh, chiêng ... Các sự kiện này như nói rằng các nền văn minh đều có sự tự phát triển, tuy rằng có sự lan truyền lãn nhau, nhưng đều có đặc trưng. Như bắc thì chỉ trống da, nam lại làm trống đồng, hay biến thể như cồng, chiêng ... ngay cả hoa văn cũng khác giữa bắc và nam. Theo các tư liệu ở trên, thì vùng nam TQ có nhiều tộc người Việt, như Mân Việt, Âu Việt, Lạc Việt ... Tù đó suy thì Việt có vẻ là tên của lãnh thổ hơn, và tộc người ở đồng bằng Bắc bộ lúc đó có thể là Lạc Việt. Suy tiếp thì nền văn minh Việt lúc đó có thể lan truyền rộng trong các tộc người của vùng lãnh thổ Việt nói chung, chứ không phải tộc người Việt ở Bắc bộ là chủ thể chính của nền văn minh có ở nam TQ. Nói về sự kiện Hai bà Trưng, sử ghi trong mấy tháng 2 bà thu phục 65 thành trì, lên ngôi vương ở Mê Linh. Sự kiện này bắc sử đã ghi khá rõ, nhưng theo em lúc đó Bắc bộ và nước ta lúc đó chỉ chia ra có 15 bộ, vậy lấy đâu ra lắm thành trì thế. Phải chăng là lúc đó chính quyền đô hộ bị đổ, nên các thành khác ở phía nam TQ nhân dịp mà hưởng ứng theo, và vì 2 bà đánh đổ được quan đứng đầu, nên các thành khác suy tôn 2 bà, và tự nhận là tướng của 2 bà. Chứ thực ra với đ/k kinh té nghèo nàn của dân ta lúc đó, mà huy động hàng vạn quân, đi xa hàng ngàn km để đánh nhau với quân Hán thì chắc là không thể. Vậy nên có thể suy ra nước Việt thời cổ đại có thể là 1 dạng liên minh các thành bang, hay gọi khác là liên minh các bộ lạc lớn ở phía nam sông Dương Tử, trong đó vùng bắc bộ ta cũng đã tồn tại như 1 tiểu bang trong liên minh đó. Mấy lời cạn nghĩ, có gì mong các bác chỉ giáo thêm.
  7. Chào bác tp Bác quá lời chăng, ở đây em không nghĩ có điều gọi là chen ngang thì phải. Em chỉ hơi tò mò, mỗi nơi nghiêng ngó tý thôi, chứ đâu có hàm cấp gì. Các bác có gì chỉ giáo xin cứ tự nhiên.
  8. Kg bác ts Theo em có lẽ bác phải đối thoại với nhiều luồng ỹ kiến ngược nên cứ đa nghi thế thôi, chứ em không hề có ý gì để bác băn khoăn, mà trái lại mong mỏi bác có thêm những cái thuyết phuc mạnh mẽ, như thế bác đỡ công biện luận với người nào cố ý bẻ ngược các kiến giải hợp lý. Chỉ tiếc thay có nhiều cái chưa tìm ra nên khó khăn vẫn là khó khăn. Nếu như khảo cổ Ai cập mở được các kim tự tháp, và rành rành văn tự cổ cùng các chứng tích văn hoá phong phú, đã làm cả thế giới hiện đại công nhận vô đ/kiện, thì khảo cổ VN chưa có được điều như vậy để chứng minh thời đại Hùng vương có chữ, nhưng về hội hoạ, công nghệ đồng và kỹ thuật nông nghiệp thì không còn ai dám bác bỏ. Tuy nhiên về ngôn ngữ học, như em đã nêu, tộc người Việt cổ và tộc người Kinh ở VN hiện nay rõ ràng có sự khác biệt, không giống như tộc người Thái tuy có mặt ở TQ, VN và TL ... nhưng vẫn chung nguồn gốc ngôn ngữ, và vẫn hiểu tiếng nhau. Hay 1 ví dụ khác, có 22 quốc gia dùng tiếng Arap, và đều hiểu tiếng nhau, tuy thực tế vẫn tồn tại cái gọi là thổ ngữ từng vùng, chứng tỏ đế quốc Arap có thực trong lịch sử. Vậy nên, nếu nói là quốc gia Việt cổ, hay Văn Lang, hay Giao Chỉ, dường như vẫn có cái hơi khác với lãnh thổ của tộc người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ, và nó có quan hệ, nhưng không hẳn là đồng nhất.Em chỉ dám nghĩ vậy, có gì mong các bác chỉ giáo.
  9. Thưa các bác Theo em thấy, chứng cứ quan trọng nhất hiện nay là trống đồng, vì nó là chứng nhân lịch sử đúng hơn mọi thứ sử sách và nghiên cứu nào sau này. Chỉ có điều giải mã nó khá khó khăn. Chỉ biết hiện nay trống đồng thuộc 1 tộc người phổ biến ở Nam Trung Quốc và đất VN nay, đều chung 1 đặc điểm là người đi thuyền, có săn bắn, thờ chim và đội mũ lông chim, và có sử dụng chữ cùng các thứ có dạng văn bản. Và có tin nói tìm được trống đồng ở Nhật, và vùng Nam Á nữa, nói lên việc giao lưu và có thể cả di cư của tộc người này. Nhưng chưa giải mã được họ có chữ không, và chữ đó có liên quan đến ngôn ngữ của dân tộc Kinh VN hiện nay không ? Liên quan đó thể hiẹn dạng nào, dạng dân Kinh sáng tạo ra hay vay mượn để làm văn tự như chữ nôm ... Vì nói người Việt thì sử học đã công nhận có tộc người Việt ở vùng Nam Trung Quốc tổ chức thành hình thái nhà nước rồi, nhưng tộc người đó nay là tộc nào và có phải chính là tộc người Kinh ở VN hiện nay không thì chắc chưa khẳng định được. Mong các bác có thêm tư liệu và kiến giải cho mọi người cùng hiểu thêm
  10. Chào các bác Em xin viết thêm mấy lời Giả thuyét em nêu có điều chưa được thỏa đáng nên cứ nghĩ mãi. Bởi thực tế nếu dân Việt ta có gốc từ phía bắc, thì sao ngôn ngữ và chữ viết hiện nay lại khác biệt hoàn toàn. Vậy nên tạm suy thế này. Khi một số người Việt từ phía bắc đến vùng mới, thì ở quê cũ biến động chính trị lớn, do đó họ mất dần liên hệ. Còn ở vùng đất mới có một tộc người bản địa phát triển mạnh, chính là tộc người Kinh. Và tộc người này đã đồng hóa số người tộc Việt từ phía bắc đến, kết quả hình thành 1 khối mạnh về chính trị và kinh tế trở nên cộng đồng chính của vùng đất nước Việt ta nay. Vì sao suy diễn vậy ? Vì nếu là người Thái thì cơ bản tiếng và chữ vẫn na ná nhau, vẫn hiểu nhau dù Thái ở Trung Quốc vởi ở Thái Lan. Còn như dân Việt gốc người Kinh thì có lẽ không còn thấy cộng đồng nào cổ ở Trung Quốc, trừ những nhóm Việt kiều sau này. Nhưng vì sao vẫn gọi danh xưng là Việt, có lẽ do lý do lịch sử là cộng đồng nào thống trị sẽ làm các cộng đồng khác biến đổi theo, ví như hiện nay một số chữ cổ của người Thái ở VN đang mất, vì ít người dùng, thay vào đó họ dùng chữ quốc ngữ. Vì việc đồng hóa này, nên kết quả về kỹ thuật (nhứ đúc luyện đồng ...), văn hóa *trống đồng, y phục ...) và một số v/đ khác thì dân Việt cổ ta có phần giống dân Việt cổ phía bắc, nhưng tiếng nói thì khác hẳn. Tuy vậy, chữ viết thì chưa rõ thế nào ? Vì theo em hiểu, đã đúc được đồ đồng tinh xảo thế, không lẽ không có chữ viết ? nhưng chữ có hình dạng gì, phải chăng dạng hình vẽ giống người, chim cò ..., tương tự 1 loại chữ cổ của Ai Cập cổ đại cũng có hình người, chim, cò ... Nói chung thiếu nhiều cứ liệu nên khó khẳng định được điều mình nêu, vậy em kính mong các bác có lời phê để thêm điều minh định.
  11. Chào các bác Độc những bài trên, tự nhiên em thấy nảy ra nhiều ý nghĩ khác. Tổng hợp lại có thể là nhiều ngạc nhiên. Theo tư liệu dẫn ở các bài khác trong mục này, rằng tổ của nước ta là tích Kinh Dương vương, đẻ ra Lạc long quân, và tổ mẫu Âu Cơ con gái Động Định quân, và Kinh châu và Dương châu là các địa danh Trung Quốc, thuộc bản dồ nước Sở thời Xuân thu chiến quốc. Nếu đọc lại sách Đông chu liệt quốc thì các vua Sở thời đó cũng mang họ Hùng (ví dụ Hùng Phụ Cơ ...). Vậy có thể suy luận các dân thuộc tộc người có danh xưng là Việt thực tế tồn tại từ thời Ân Thương, theo tích Việt Thường thị vào cống chim trĩ cho nhà Chu, và tồn tại ở vùng đất phía nam này. Cũng theo cổ sử cả ta và Hán thì lãnh thổ nước ta, hay nói khác là do 1 chức quan cai quản vùng được giao này, gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Tượng Quận, trong đó Tượng Quận nay là vùng đất thuộc Trung Quốc chứ không còn ở bản đồ nước ta. Vậy thì có thể hiểu khác đi, rằng dân tộc mang tên Việt là 1 tộc người phổ biến ở vùng nam Trung Quốc, và một nhánh đã phát triển xuống vùng đồng bằng sông Hồng, có lẽ đó là nguồn gốc sự tích 50 người con theo cha xuống biển. Lại thêm 1 sự huyền bí, là sao dân ta có 1 tên dân tộc là Kinh. Đã là tên Việt, lại có tên Kinh, vậy nguồn gốc chữ Kinh từ đâu ra. Thêm 1 bằng chứng là trống đồng không chỉ có ở nước ta, mà nay được phát hiện có từ nhiều vùng đất, cả nam Trung Quốc cũng được coi là nhiều chỗ phát tich trống đồng, và nền tảng kỹ nghệ cùng hình khắc là giống nhau, đến như giống cả hình người đội mũ lông chim, đi thuyền... Đây rõ ràng nói về sự có mặt của dân tộc tên Việt đã hiện diện rất rộng rãi ở nhiều vùng đất. Tuy nhiên cũng cần phân biệt việc hiện diện và việc hình thành 1 quốc gia là khác nhau cơ bản. Nhưng cũng từ đó có thể suy luận thêm, phải chăng những người tộc Việt đầu tiên đi khai phá đồng bằng sông Hồng có thể xuất phát từ vùng Kinh châu, nên mới ghi thêm vào tâm thức chữ Kinh (khái niệm quê quán .... ???). Ngoài ra, cần phân biệt rõ dân chính của Trung Quốc là tộc Hán, tộc này hoàn toàn khác với tộc Việt. và tộc Hán cũng cổ đại, tộc Việt cũng cổ đại. Nhưng có lẽ do sự bành trướng liên tục của tộc Hán, nên tộc Việt bị o ép, co hẹp và lùi mãi xuống phía nam. Vậy nên truyền thuyết thánh Gióng đánh giặc Ân, theo sử liệu cổ của Hán, thì là giai đoạn quân nhà Thương Ân đánh xuống vùng Kinh châu. Vậy có thể lúc đó đất của các vua Hùng đang còn bao gồm cả vùng Kinh châu, chứ không phải chỉ có phần thuộc Việt Nam bây giờ. Và nếu nói lăng vua Hùng ở đền Hùng hiện nay là của đời thứ 18, thì có thể là các đời trước không hẳn chỉ có lãnh thổ như đời 18 có, nên lăng không đặt ở Phong Châu. Và cũng từ giả thuyết các vua Sở có họ Hùng, thì giả thuyết họ Hùng là 1 họ lớn, sự nghiệp đạt đến đỉnh cao quyền lực trong những giai đoạn lịch sử, do dó việc chia đất cho con cháu, tiến hành chinh phục thêm lãnh thổ và phát triển lãnh thổ, quyền lực là chuyện đương nhiên. Và họ Hùng là 1 tộc họ thuộc dân tộc Việt bản địa, chứ không phảt thuộc dân tộc Hán. Bởi vậy, giữa tộc Hán, và tộc Việt có mối tranh chấp lịch sử đời đời, từ chuyện lãnh thổ của tộc Việt cứ bị chiếm lấn, dân Việt cứ bị dồn ép khỏi vùng đất của họ, tức vùng nam Trung Quốc, và như là 1 lý do giải thích các cuộc xâm chiếm của phong kiến phương bắc nhằm vào nước ta thời cổ đại. Xin nhắc lại là thời cổ đại, và các cuộc xâm chiếm đó ngoài lý do kinh tế, như cướp đất, tài nguyên, còn có lý do chiến tranh sắc tộc, chuyện phổ biến trong các biến động lịch sử cổ. Còn hiện đại, mọi chuyện đã khác nhiều và tốt đẹp hơn. Em chỉ xin lạm bàn chút, các bác có rộng lòng xin phê cho mấy câu.
  12. chào các bác em thấy có bác hơi nóng tính chút, mạn phép mời bác xơi chén nước. còn chuyện trên mạng có đùa chút, thì coi như xả tress mà. về việc cởi trần đóng khố, có lẽ khônng cần tranh luận, vì truyện Chử Đồng Tử có ghi là 2 bố con có mỗi cái khố. Theo như em hiểu, với nền s/x ngày xưa yếu kém và bị thiên tai vài năm, thì người dân bị cùng cực là đúng, chưa kể còn lao dịch, thuế ... thì ví như vừa rồi bão ở miền trung còn trôi làng, vùi nhà, hay như miền núi hiện nay các bác xem báo có thấy cảnh trẻ con trần truồng không có quần áo nữa chứ. Thực là đáng buồn mà nói : không phải người ta thời Hùng vương không biết làm ra quần áo, mà có thể còn nghèo quá để có thể có đủ quần áo, thời ấy thì chắc không có mua bán và hàng hoá rồi. Ngay hiện nay, em thấy nhiều vùng dân tộc ít người vẫn dựa vào tự dệt ra vải, chứ không có gì để trao đổi với nơi khác lấy tiền mua quần áo. Nhưng mà quan trọng gì, vì thời Hùng vương đã đúc được trống đồng cơ mà, vậy thì làm ra bộ quần áo khó gì. Có tài liệu khảo cố cho biết tìm thấy di chỉ kim,dọi xe chỉ thời đó. các bác vui vẻ tiếp nhé
  13. Cám ơn bác đã chỉ giáo. Viết tiếp chủ đề như hôm qua, xin trao đổi với các bsc thêm chút. Trong v/đ tên, có những cái quan trọng ma cũng không quan trọng. Quan trọng vì tên người, gồm cả họ, là mã hiệu của 1 nguồn gien, người ta phải truy tầm đến họ vì các v/đ như thừa kế, hôn nhân (tránh đồng chủng 4 đời) ... còn tên nước liên quan quyền lợi chính trị, văn hóa, kinh tế .... Nhưng không quan trọng là ở chỗ nó có tính mã hiệu, chứ không nặng về tính văn chương. Ví dụ có những họ như Đái, Cầm, Đèo, Ông ... ở VN, chẳng lẽ người đời cứ phải bàn luận về chữ của các họ ấy mãi. Còn quốc hiệu, chữ Việt đã xuất hiệu nhiều trong sử nước ta. Không biết thời bà Trưng lấy quốc hiệu gì, nhưng sau thời Lý Bôn lại quốc hiệu Vạn Xuân, thời Đinh là Đại Cồ Việt, thời Nguyễn có lúc gọi là Đại Nam, còn lúc 1945 nước ta chọn là Việt Nam. Vậy không lẽ nhiều người không thấy khía cạnh hay và chưa hay của chữ Việt, nhưng đơn giản là chữ này ăn sâu vào tâm trí dân ta và có lịch sử trong bang giao thế giới rồi. Nó còn lại 1 ý nghĩa chính là tên của các dân tộc tồn tại ở vùng đất này hàng ngàn năm rồi. Nhưng thực ra nó như 1 từ gốc Hán, chứ không phải 1 từ thuần túy của ngôn ngữ ta, ví dụ từ lênh đênh, lạch bạch, bốc vác ... Xét quốc hiệu các nước khác, như Trung quốc, thì quốc hiệu thay đổi rất nhiều, xưa thì Đại Đường, Đại Nguyên, nay là Trung Hoa ... Hay như Mỹ, tên đúng là Hợp chủng quốc Bắc Mỹ, có nhiều ví dụ để thấy cách đặt quốc hiệu khác nhau, nhưng thường có gắn với 1 địa danh lịch sử. Và địa danh ấy không mấy khi nặng về tinh ngữ nghĩa. Mấy lời thêm thắt, các bác chiếu cố cho.
  14. chào các bác tiền bối. tiểu đệ tài sơ, học cạn không dám bàn về chữ nghĩa. chỉ có chút ý nhỏ thế này nước ta xưa với hán vốn khác về tiếng và chữ nghĩa. vậy nên vì cai trị ta nên hán phải ghi chép, và phiên âm tiếng ta ra tiếng hán để ghi những cái liên quan. bởi thế chữ việt có thể nguyên sơ là chữ khác, nhưng phiên ra âm hán thành việt. tên cổ của ta nói chung có nhiều cái khó áp nghĩa, chứ chưa nói đên giải nghĩa. ví dụ đương đại vẫn có những tên thuần ta như làng nành, làng lủ , kẻ sặt... ai mà đi áp nghĩa cho những tên đó, chỉ biết đó là tên của 1 vùng đất. vậy thì cái cách chiết tự chữ việt như nói trên (là chó chạy, hay vượt quá ...) có 2 điều, 1 là có kẻ dụng ý phỉ báng, 2 là có người vì tự hào dân tộc nên lấy thiên kiến để lý giải. còn tư liệu chính xác nguyên thuỷ thì cũng không có. bản thân chữ việt thường thị cũng đã qua tài liệu hán văn, có thể mất đi âm nguyên thuỷ rồi. theo 1 nghĩa khác, hán gọi các dân khác là man, di, địch, khương ... nhưng hàm ý chỉ chung dân các vùng đó, chứ không chỉ rõ dân tộc nào tên gì như ta hiện nay gọi dao, la hủ, mường ... vậy thì chữ việt và mở rộng là bách việt ý nói các dân tộc vùng đất gọi là việt, một cái tên thuần như ngô, tề, sở. vậy tên vẫn chỉ là tên mà thôi. còn nếu có khinh bỉ, phỉ báng thì hán không cần ẩn giấu mà viết thành văn luôn, vì lúc đó hán lớn mạnh và cai trị việt cơ mà. vài điều góp thêm, có gì chưa đúng mong các bác chỉ giáo
  15. chào các bác tiền bối em mới biết nhà mình, có nhiều điều hay quá, xin mạn phép tham dự. về chủ đề trên, em nhờ là báo chí tq có giới thiệu, lâu rồi, có người đã tìm ra một số cách ứng dụng thiên văn cổ vào dự đoán thời tiết và viết thành sách. sự kiện này cách nay không lâu lắm, khoảng vài năm. chắc các bác có thông tin ấy cả. còn theo 1 tài liệu nghiên cứu mới đây về bão, có đưa ra 1 kết luận là bão có liên quan hoạt động của tâm trái đất. em không nhớ nguyên văn, chỉ nhớ ý tứ và xin kể lại sơ lược (trí nhớ giờ kém quá), răng trong lòng trái đất đang có những hoạt động, như các lò phản ứng nhiệt hạch. đó là nguyên nhân gây các hoạt động bề mặt như trôi dạt lục địa, tạo sơn, rạn nứt đất, động đất, và bão cũng nằm trong số hoạt động mặt trái đất. có 1 chi tiết là các dòng hải lưu nóng lạnh cũng là thể hiện tác động của hoạt động tronng lòng trái đất. và hải lưu nóng lạnh cũng là 1 nguyên nhân gây bão. ví dụ, hải lưu nóng chạy ven biển nhật bản xuống phía nam, và vùng philipin như là 1 cái nôi sinh bão. tạm hiểu hải lưu nóng sinh ra dòng nhiệt nóng chạy trong khí quyển, tương tác với luồng khí lạnh đại lục tạo nên các vùng xoáy, thêm một sôs tác nhân nữa sẽ hình thành xoáy mạnh và bão. sâu sắc hơn thì chắc có tài liiệu khấc nói, nhưng từ đây cũng có thể có một số nhận thức mới. đó là các hiện tượng thiên nhiên có những nguyên nhân thực tế, chứ không thể là nguyên nhân hư ảo nào do con người tưởng tượng, ví dụ chúa sinh ra bão, hoặc thần tiên, hay ngũ hành nào đó sinh ra bão. các bác vuivẻ tiếp nhé