
hoangnt
Hội viên-
Số nội dung
1.909 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
6
Everything posted by hoangnt
-
THĂNG LONG HOÀI CỔ Tạo hóa gây chi cuộc hý trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh ấy người đây luống đoạn trường Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan
-
Có người cho rằng đàn ông thích uống rượu rắn vì nó có công dụng "tăng bản lĩnh đàn ông". Ngày xửa ngày xưa, rất xưa... Vào thời mà loài người chỉ có chàng A-đam và nàng E-va sống trên thiên đàng, khi đó cuộc sống của họ thật là vui vẻ. Chàng A-đam suốt này ca hát, rong ruổi theo hươu, theo nai, tìm kiếm những mảnh đất mới đầy hương đồng gió nội. Còn nàng E-va chỉ mải đuổi bướm, hái hoa và ca hát. Hai người chưa biết "ái tình" là gì nên chưa ai từng thốt lên "ái chà chà" khi trông thấy người kia.Rồi một hôm, xuất hiện con rắn hoa đến ở chung với hai người ngay trong "thiên vườn" như bao con vật khác. Nhưng rắn là loài tinh quái, nó biết A-đam và E-va có một bí mật mà chính hai người cũng không biết, và nó hiểu rằng họ sẽ không "trông thấy bí mật nếu không dùng "bửu bối". Vậy là nó xui hai người ăn trái cấm, trái mà ngày nay chúng ta gọi là quả táo. Và... Lúc đầu, A-đam lấy làm sung sướng và hạnh phúc lắm lắm. Chàng ca hát nhiều hơn, tập thể hình nhiều hơn và còn hái rất nhiều hoa tặng E-va nữa. Nhưng cũng từ đó, chàng A-đam mất hẳn tự do, đi phải thưa về phải báo, hễ uống chút rượu hay về nhà khuya là bị E-va cằn nhằn liền. Hoặc giả ăn xong mà chàng chưa kịp dọn, sẽ được nghe "lời không nhạc" ngay, đâu còn được... như ngày nào. Lúc đầu để nàng vui lòng nên A-đam chấp nhận tất cả, chịu cả sự quản lý về giờ giấc mà không phàn nàn gì. Rồi dần dần chàng thấy tù túng quá. A-đam đâm ra buồn bực, hay cáu gắt và... chống đối. cười suốt 24H Thế là các cuộc cãi vã diễn ra. Nhiều lần hai người lời qua tiếng lại ỏm củ tỏi, khiến "thiên vườn" náo động. Trời lấy làm bực, bèn đuổi cả hai người xuống trần gian. Trời cũng đuổi luôn con rắn (là nguyên nhân đầu tiên của sự ồn ào đó) xuống mặt đất. Cuộc sống trần gian của A- đam còn khốn khổ hơn trên thiên đàng. Vì ở đây có quá nhiều thứ để E-va đòi hỏi: siêu thị, phim ảnh, vàng bốn số 9, quần áo, xe máy, nhà cửa... Dĩ nhiên là A-đam lấy làm bực với E-va lắm, nhưng chàng còn bực với con rắn hơn. "Nếu nó không xui ta ăn táo thì đâu đến nỗi này!" - Chàng nghĩ. Việc đầu tiên là chàng đuổi con rắn ra khỏi nhà, bắt nó sống chui lủi bờ bụi cho hả giận. Buồn thay, cái sự hận của A-đam càng ngày càng tăng, chàng phải uống rượu cho vơi đi mà không được. Và vì uống rượu hoài nên A-đam phát hiện ra rằng nếu rượu được ngâm thêm cái gì đó thì uống vào sẽ "phê" hơn, chuyện này chắc chắn đàn ông ai cũng thích! Lúc đầu, chàng uống rượu ngâm cây cỏ (sau này con cháu gọi là rượu thuốc). Rồi chàng nảy ra ý tưởng ngâm con rắn vào rượu, uống rượu đó mới hả cơn hận thù. Thế là số phận con rắn đó được định đoạt trong hũ rượu. Cũng may mà nó đã kịp lấy vợ, sinh con duy trì nòi giống. Nhưng E-va vẫn còn đó với bao nỗi phiền toái cho A-đam. Hơn nữa, bà E-va còn dạy cho con cái, cháu gái cách ngự trị những chàng A-đam trẻ khác. Ngày nay, các đấng mày râu lớp A-đam hậu sinh vẫn uống rượu rắn dài dài cho hả cơn hận sầu là vì thế!
-
Thứ năm, 10-06-2010 PHONG THỦY Chuyện thường ngày : - Hãy thiết kế cho tôi một ngôi nhà hài hòa phong thủy ! - Để chờ “thầy” xem xong rồi sẽ quyết định chỗ đặt bếp ! - Cuối năm nay phải cất nhà rồi, năm tới là kỵ, còn một tháng làm nhà ba tấm có kịp không? TPHCM với Kênh Nhiêu Lộc nhìn từ trên cao Qua điện thoại, e-mail hay gặp trực tiếp, mỗi ngày người thiết kế đều nhận rất nhiều những yêu cầu như thế, lúc giống mệnh lệnh, khi như van nài, mà tựu trung chỉ nhằm một mục đích: quyết tâm làm nhà theo những chỉ định về Phong Thủy! Nhưng nếu ngồi nói chuyện lâu hơn để hỏi phong thủy thực chất là thế nào , tại sao lại kiêng cữ chỗ này chỗ kia… thì các gia chủ vừa rất cương quyết ấy cũng phân vân chẳng kém. Thôi “thầy “ đã phán vậy rồi, anh ráng giúp tôi!!!. Gia chủ về rồi, còn lại người thiết kế với một đống “đơn thuốc” chi chít, từ Mệnh Trạch Bát Quái đến kích thước Lỗ Ban; bếp quay hướng này, giường nằm phía kia…“Cả đời chú chỉ có mỗi ngôi nhà này” - lời vị gia chủ tóc hoa râm cứ văng vẳng bên tai. Phương án thiết kế có chỉnh sửa được chăng? Tạm quên mình là kiến trúc sư, tự xem ta là gia chủ: “Có thờ có thiêng”, chuyện cất nhà là đại sự, không lẽ không kiêng cữ? Mà nhà tui tui ở chứ mấy anh vẽ xong có ở đâu!”. Một góc Văn Miếu Hà Nội Lại nghĩ về vấn đề phong thủy đã gặp từ thuở vô tình xem mấy cuốn Bát Trạch như đọc truyện, chẳng hiểu nhiều nhưng ngấm lúc nào không biết. Khi học trường kiến trúc, mới ngộ ra vì sao cha ông ta ngày xưa làm nhà dựng cửa hài hòa tự nhiên như hơi thở, đặt đâu trúng đó, phải chăng “hay không bằng hên”? Chắc là không rồi, vì khi đi vào kho tàng văn hóa dân gian, thấy rõ việc nhà cửa xưa nay luôn là chuyện rất thiết thân trọng đại, ai dám xem thường? Nhưng “lưu trữ thông tin” qua bao lần dâu bể đến đời con cháu thời @ hôm nay đã bị “tam sao thất bản” nhiều quá. Lên mạng gặp bao nhiêu website về phong thủy, muốn xem hướng nhà chỉ cần một cái click chuột; làm ăn trục trặc hay gia đạo bất yên là kêu do… phong thủy xấu. Nhưng ba chủ thể tạo dựng ngôi nhà (người thiết kế, người xây dựng và người sử dụng) vẫn loay hoay thắc mắc thực hư về một vấn đề xưa như… kiến trúc. Vâng, nhiều giải pháp phong thủy luôn song hành với giải pháp kiến trúc, hay có người còn đùa rằng: ông tổ phong thủy chắc là người làm kiến trúc, thấy thuyết phục gia chủ khó quá bèn dùng phong thủy để khẳng định các ý tưởng của mình! Thực ra trong kiến trúc dân gian, việc xây nhà dựng cửa chủ yếu nhờ dân nghề thổ mộc, gia chủ cũng cùng tham gia từ đầu tới cuối, kinh nghiệm phong thủy hình thành từ quá trình xây cất và sử dụng, rồi truyền khẩu như một dạng kinh nghiệm sống. Còn kiến trúc sư hôm nay với chức năng nhiệm vụ được quy định rõ ràng thì đối xử với phong thủy thế nào? Người gật đầu chiều chuộng, kẻ tự ái gạt phăng, nhưng nhà nhà mới xây vẫn có sự can thiệp của “thầy phong thủy”, vẫn phải đập chỗ này, sửa chỗ kia… và vẫn thiếu đối thoại giữa gia chủ với nhà chuyên môn về chuyện phong thủy. Chuyện hôm qua - hôm nay Mọi ngôi nhà đều không thể tách rời các điều kiện thiên nhiên và điều kiện giao tiếp xã hội. An cư mới lạc nghiệp - ai cũng mong muốn ngôi nhà cho mình và cả thế hệ sau ở phải thật an, tức là thích ứng tốt với các biến động ngoại cảnh, tạo nên một môi trường hòa hợp cao với các thành viên cư trú cụ thể, đảm bảo bình yên và phát triển (khái niệm nhà nở hậu nên hiểu cả theo nghĩa thời gian, tức là về sau luôn được phát triển vững bền). Quan niệm như vậy nên cung cách chọn đất cất nhà của cư dân Việt xưa đề cao tính linh hoạt và thái độ ứng xử mềm dẻo với môi trường xung quanh. Thay vì tìm cách trấn áp thiên nhiên, nếp nhà truyền thống luôn khai thác tốt lợi điểm và khắc phục các hạn chế của thiên nhiên với biện pháp đơn giản, chi phí tiết kiệm, khẳng định văn hóa ở đặc sắc và phong phú: nhà phải đón được gió lành và thông thoáng tự nhiên, che chắn mưa tạt nắng chói, tổ chức cây xanh và mặt nước, tạo vùng chuyển tiếp trong - ngoài... Những dữ liệu từ thiên nhiên đều giải quyết ngay từ khâu chọn hướng, chọn đất lúc ban đầu, sau đó mới đến bố cục không gian và kỹ thuật xây cất. Mặc dù phong thủy là một khoa học – nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với tổ chức không gian - môi trường sống, có lúc người ta đã nhầm lẫn và đánh đồng phong thủy với những yếu tố kỳ bí nhuốm màu mê tín dị đoan. Vì thế tiếp cận phong thủy còn phải luôn dựa trên quan điểm kế thừa và chỉnh lý, các luận đề trước đây và hiện nay về phong thủy hoàn toàn có thể soi rọi dưới ánh sáng khoa học và không ngừng kiểm nghiệm từ cơ bản đến chi tiết. “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”, chữ trạch trong Dương Trạch chính là sự tuyển chọn, tìm cái tốt nhất trong điều kiện có thể. Bài toán phong thủy trong bối cảnh hôm nay mang thêm nhiều phức tạp củasự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, đất đai khan hiếm và thiên nhiên biến động. Tìm kiếm cuộc đất – ngôi nhà tốt chính là lựa chọn và giải quyết các hạn chế để từ đó nâng cao chất lượng môi trường ở. Tích hợp kinh nghiệm truyền thống và khoa học hiện đại, môn phong thủy ngày nay đang hướng đến những lời giải phù hợp và linh hoạt hơn, bởi mô hình cư trú cũng đa dạng hơn (biệt thự, nhà phố, chung cư). Nhưng chặng đường tìm kiếm bản sắc Việt (ít ra là về mặt phong thủy) xem ra vẫn lắm gian nan. Bước vào căn hộ chung cư có khi gặp ngay nơi bếp núc, chỗ đặt bàn thờ thì tìm mãi chẳng thấy - chỉ hai chuyện tối kỵ đó thôi đủ khiến nhiều người hoài niệm nếp nhà cũ, từ chối lên ở chung cư. Các vấn đề về vật lý kiến trúc, cấu tạo và địa chất công trình cũng đều là phong thủy đó chứ, nhưng chẳng hiểu sao ngày càng bị lấn át bởi sự dễ dãi hưởng thụ các sản phẩm kỹ thuật tân kỳ, quên mất thân xác của mình vốn vẫn đang chịu sự kiểm soát của Bà Mẹ Thiên Nhiên vĩ đại và nghiêm khắc. Chuyện niềm tin - trách nhiệm Trái đất vẫn quay cho dù ta không cảm nhận được, hay chỉ cảm nhận gián tiếp qua ngày và đêm, mặt trời mọc và lặn… Cũng thế, khoa phong thủy – theo tôi, gọi đích danh là khoa học và nghệ thuật về tổ chức nơi cư trú – vẫn tồn tại song hành với những người làm nghề lẫn dân ngoại đạo. Nhiều người hay xem phong thủy là độc quyền của Trung Hoa, nhưng thực ra bản năng xếp đặt nơi cư trú đã cùng tiến hóa với loài người dưới nhiều tên gọi tại nhiều vùng văn hóa khác nhau. Khoan đề cập những phạm trù sâu rộng và liên ngành của quy trình chọn lựa địa điểm xây dựng, của ứng dụng triết lý âm dương - ngũ hành, của sắp xếp bài trí nội thất sao cho hài hoà tâm sinh lý người sử dụng… mà chỉ xét đơn thuần ở khía cạnh tâm lý con người thì phong thủy là điều mọi cư dân đất Việt khi tạo dựng chốn ăn ở luôn nghĩ đến trước tiên và ám ảnh lâu dài, bất kể trình độ nhận thức và các nhầm lẫn về tên gọi cũng như tính xác thực. “Có bệnh thì vái tứ phương”, mà không bệnh (hay chưa bệnh) thì cũng luôn muốn “phòng bênh hơn chữa bệnh”. Y học hiện đại đã chứng minh rồi: yếu tố tâm lý chiếm quá nửa trong điều trị. Vấn đề là giảm thiểu những mơ hồ và biết đặt niềm tin đúng chỗ. Đó là phần gia chủ. Còn ở phía đối diện, việc thêm một dữ liệu cho bài toán của người làm kiến trúc, thêm chút thử thách (đôi khi chỉ vài câu “tôi muốn…” rất cá nhân của gia chủ thôi) cũng như thêm sự thú vị và bài toán giải được càng có giá trị hơn. Vậy tại sao người làm kiến trúc lại phải “nói không” với phong thủy? Nếu anh có thể xử lý những vấn đề phong thủy một cách khoa học, chắc chắn anh sẽ tròn trách nhiệm hơn, chủ động và sáng tạo nhiều hơn. Mặt khác, phong thủy trong nhà ở mới chỉ loay hoay nhỏ hẹp quanh một đối tượng sử dụng cụ thể, một miếng đất riêng biệt nào đó. Còn việc chọn địa điểm xây dựng khu dân cư hay khu công nghiệp, đô thị hay cả một vùng cư trú (quy trình tầm long – điểm huyệt – lập hướng) mới là vấn đề rộng và phức tạp hơn nhiều. Thế mà “từ thuở mang gươm đi mở cõi”, cha ông ta đã có những cái nhìn phong thủy đầy tính chiến lược và sáng tạo, minh chứng rõ ràng từ Thăng Long - Hà Nội đến Huế, Sài Gòn – TP.HCM… đâu đâu cũng in dấu những xếp đặt đầy ý tứ và hài hòa, rất gần gũi với kiến thức về Địa lý (Geography) của khoa học phương Tây và Địa phong thủy của phương Đông (*). Chẳng lẽ thế hệ sau với nhiều thuận lợi và phương tiện hiện đại lại không thể kế thừa và phát triển tốt hơn? Như Lão Tử đã từng nói về việc vo đất làm bình để hữu dụng cái phần rỗng trong chiếc bình, ta thấy rằng kiến trúc làm nhà không chỉ tạo ra các bề mặt vật chất, mà để gửi gắm qua những Hình ấy một Thế cụ thể, cho môi trường, cho gia chủ và cho cả nghiệp sáng tạo của mình. Vẽ phần rỗng, phần không khí đó (**) để ai đến nhà cũng buột miệng: nhà có kiến trúc sư có khác, tự hào lắm chứ ! Và cũng nhiều trăn trở lắm trước thực trạng thiếu tiếng nói chung giữa gia chủ và người chuyên môn khi đụng chạm vấn đề phong thủy. Mặt khác, cũng đừng xem phong thủy như liều thuốc an thần, mà hãy tự tạo cho mình chỗ ngủ ấm êm, một thân thể thanh sạch, một đầu óc thảnh thơi để giấc ngủ an nhiên tìm đến nhẹ nhàng. Bài và ảnh : Hoài An ----------- * KTS Lý Thái Sơn – Lá thư Geo 01-05. ** KTS Nguyễn Văn Tất – Lời tựa tập sách Không Gian Kiến Trúc Thực Và Ảo – NXB Trẻ, 2003.
-
Chào Daretolead. Hoangnt vừa đọc qua thuyết tương đối công thức năng lượng tương đối: E=m.c2của Einstein và tạm hiểu và nhận thấy theo quan điểm cá nhân như sau: - m là khối lượng (đặc trưng cho các liên kết nội tại, ví dụ như liên kết phân tử...) là không thay đổi trong bất kỳ môi trường nào. Ví dụ H2 thì ở hành tinh nào cũng là chính nó ngoại trừ ngay lập tức bị các phản ứng hóa học. - C là vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không = 300.000km/s là hệ số tính toán trong công thức (hằng số). E sẽ không thay đổi ngay cả khi vận tốc ánh sáng thay đổi tăng hoặc giảm trong bất kỳ môi trường nào, vì vận tốc ánh sáng ta đang xem xét là độc lập của riêng đặc tính ánh sáng mà thôi. Ví dụ nếu ta đem bom nguyên tử ném lên bất kỳ hành tinh nào như sao hỏa chẳng hạn thì nó cũng sẽ tạo ra các kết quả tương tự nhưng dĩ nhiên sẽ tác động nhiều hay ít tùy điều kiện môi trường ấy. Lúc này ta có thể coi C là vận tốc chuẩn còn các vận tốc ở các môi trường khác sẽ được quy đổi tương đương. Vấn đề này cũng có vẻ giống như tình trạng lập luận về thời gian co giãn. Kết luận E bất biến. Thân mến.
-
Chào tất cả mọi người. Theo Hoangnt suy luận từ Thuyết Âm dương Ngũ Hành Lạc Việt thì không - thời gian không phải là 'vật chất' nên chúng không có thuộc tính do vậy bản chất là chúng cũng không thể co giãn hay cứng mềm chẳng hạn, mà chỉ do cảm nhận của chúng ta trên cơ sở chấp nhận các quy tắc thiết lập từ các thiết bị quan trắc nào đó nhằm xây dựng nên các hệ quy chiếu quy ước phục vụ công việc (thời gian , không gian, tính chất...). Mặt khác nếu mục tiêu của chúng ta là căn cứ vào thời gian trôi qua của ánh sáng (được xác định bằng đồng hồ đo) theo mô hình thí nghiệm truyền ánh sáng giữa các hệ quy chiếu thì vận tốc ánh sáng chỉ có thể thay đổi ở một môi trường đặc biệt nào đấy. Theo suy luận từ thuyết Âm dương Ngũ Hành Lạc Việt, Ánh sáng cũng là 'vật chất' dĩ nhiên nó cũng sẽ bị các tương tác tức là có thể sẽ bị làm thay đổi 'thuộc tính', như vậy vận tốc cũng có thể thay đổi được cứ không phải là hằng số. Hoangnt xin được trích ra một phần nội dung kết luận của Anh Lê Văn Cường đã viết chủ đề Sự 'cong' của vận tốc ánh sáng (xin phép Anh Lê Văn Cường): Trong không gian vũ trụ ở những nơi trường lực hấp dẫn “loãng” hay rất yếu có tồn tại loại “ánh sáng” có vận tốc cực lớn, lớn hơn vận tốc ánh sáng thông thường c=3.108 km/s trong hệ quy chiếu của chúng ta. Thậm chí những nơi không gian vũ trụ không có trường hấp dẫn, có thể “ánh sáng” di chuyển với vận tốc vô cùng lớn, gần như ngay tức khắc, gần như không có khoảng cách. Như vậy vận tốc ánh sáng có thể thay đổi cũng tương tự như vận tốc của các dạng vật chất khác khi di chuyển trong các môi trường khác nhau mà thôi và chúng đang được quan sát, đo đếm bằng đồng hồ chuẩn theo điều kiện của hệ quy chiếu gốc cố định là trái đất. Như vậy nếu người anh song sinh ở trên tàu vũ trụ, sau khi bay qua nhiều hành tinh khác nhau (kể cả khi dừng chân) sẽ trở về trái đất vẫn già tương đương với người em của mình (nếu điều kiện sống trên tàu tương tự trái đất). Hoangnt không hiểu vật lý nhiều nhưng nếu vận tốc ánh sáng thay đổi thì không biết công thức E=m.c2 có thay đổi không nhỉ. Thân mến.
-
Tôi cũng thống nhất ý kiến với bạn Tra Linh. Thông thường khái toán ban đầu của 1 dự án sẽ có sai số âm/ dưong 30%. Dĩ nhiên đến khi được xây dựng thì nó sẽ tăng lên nhiều vì thời gian kéo dài và nhiều nguyên nhân khác, tối thiểu tăng 20%. Hiện tại thực sự quốc lộ 1 chưa thông suốt hết cả, chỉ còn thiếu 1 cây cầu cuối cùng bắc qua Sông Hậu tại Thành phố Long Xuyên trên đường đi tới Rạch Giá - Hà Tiên. Hiện tại mọi người vẫn đi qua sông bằng phà. Tôi cũng từng chứng kiến khoảng 2 năm trước đây một cây cầu dài khoảng 70m trên quốc lộ 1 tại 1 tỉnh Miền Trung QN, bề mặt cầu nát bét, sắt lòi nham nhở mà không thấy ai sửa chữa trong vòng hơn 1 năm trời. Xe ô tô các loại và người đi xe máy qua lại vô cùng chật vật. Trong khi đó Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang chi khá nhiều vào hạ tầng cơ sở. Chúng ta chắc cũng từng chứng kiến hành ngày đoạn đường từ cầu Sài Gòn tới ngã tư Thủ đức kẹt xe liên miên. Phê lắm.
-
Hố tròn có thể là do chu vi mặt hố là nhỏ nhất và như vậy diện tích bề mặt thành hố cũng sẽ là nhỏ nhất, khi bị sụt do tải trọng bản thân thì lực cắt qua các loại vật liệu đất sẽ tạo ra hình dáng như vậy.
-
(Hoangnt xin điều chỉnh lại chi tiết hơn) Hoangnt xin đính kèm một phần nội dung mô phỏng thí nghiệm từ trang đầu của chủ đề về việc tính toán chênh lệch thời gian trôi giữa hai hệ quy chiếu tĩnh và động, trong đó toàn bộ nội dung được trích nguyên văn (chữ đen) ngoại trừ các câu từ được tô màu đỏ là của Hoangnt tự bổ sung thêm cho dễ đọc và hình dung: ------------------------------------ Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi. Lê Văn Cường Cuong_le_van@yahoo.com Theo thông tin tại các tạp chí Khoa học quốc tế, vừa qua ( tháng 10/2007) các nhà khoa học Canada công bố đã chứng minh bằng thực nghiệm: thời gian trôi tại hệ chuyển động nhanh đã dãn ra đúng như Thuyết tương đối hẹp của Einstein công bố vào năm 1905.Như vậy là bài toán chứng minh thời gian dãn ra trong sách giáo khoa về vật lý: Physics & principles (1) là đúng. Chúng ta có thể xem bài chứng minh: sử dụng thiết bị thực nghiệm đo thời gian thông qua sự truyền của ánh sáng tại trang 551 và 552 như sau: “Phụ lục A: 4/ Ý nghĩa của thời gian Einstein đã lưu ý rằng định đề về thời gian được xem như một nghịch lý. Cùng là sự trôi của thời gian, nhưng ở những vị trí hoàn cảnh khác nhau thời gian trôi sẽ khác nhau. Thời gian, Einstein nói, là một cái gì đó được đo bằng đồng hồ. Chúng ta hãy xem xét một chiếc đồng hồ đặc biệt được đặt trên con tầu vệ tinh. Từ sàn đến trần của vệ tinh có chiều cao là Ls .Tại sàn vệ tinh ta đặt một chiếc đèn có thể bật tắt những tia sáng và có một người kiểm tra giám sát tại đó. Trên trần vệ tinh có gắn một chiếc gương. Ánh sáng khi ta bật đèn sẽ di chuyển tới gương rồi phản xạ lại chỗ người kiển tra giám sát. Người giám sát phát khởi bật đèn sản sinh ra nhưng tia sáng. Mỗi một tia sáng chớp sáng giống một tíc tắc của đông hồ. Đây không phải là đồng hồ để giải trí mà là đồng hồ minh họa một nguyên lý căn bản. Các nhà du hành ngồi trên con tầu vệ tinh khi chưa chuyển động để ý tới đồng hồ sẽ thấy rằng thời gian giữa những tíc tắc là ts , sẽ bằng với khoảng cách di chuyển của ánh sáng từ đèn trên sàn tàu vũ trụ chiếu tới gương trên trần tàu vũ trụ và phản xạ lại người kiểm tra giám sát trên tàu là 2Ls , được chia với tốc độ ánh sáng là c , nên ts=2Ls/c hoặc cts=2Ls . Nếu vệ tinh chuyển động với vận tốc v theo phương vuông góc với phương từ sàn tới trần của vệ tinh, thì những người quan sát đứng trên trái đất cũng sẽ trông thấy toàn bộ các thiết bị thực nghiệm trên vệ tinh. Khi đèn tại vị trí người quan sát trên trái đất được bật, ánh sáng sẽ xuất phát và di chuyển tới gương trên trần tàu vũ trụ, thời gian trôi là tm , đồng thời gương cũng di chuyển với khoảng cách là vtm. Như xem trong hình A-2 , một phần của ánh sáng sẽ di chuyển trên cạnh huyền của tam giác có chiều cao là Ls hoặc cts/2 và cạnh đáy là vtm. Vì ánh sáng di chuyển với cùng một vận tốc c đối với mọi người quan sát, nên khoảng cách di chuyển sẽ là ctm . Theo định lý Pitago ta thấy: Thời gian ánh sáng từ gương di chuyển trở lại người quan sát trên trái đất bằng với thời gian ánh sáng từ đèn trên trái đất chiếu tới gương. Đặt te là thời gian giữa những “tíc tắc” được đo từ người quan sát trên trái đất. Khi đó te=2tm Vận tốc v luôn nhỏ hơn c nên mẫu số luôn nhỏ hơn, do đó te luôn lớn hơn ts Người quan sát đứng trên trái đất đo thời gian trôi thấy đồng hồ đặt trên vệ tinh khi nó chuyển động chạy chậm. Điều này gọi là thời gian dãn ra” . Hình A-2 Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng. Chú ý: Chúng ta nhận thấy ts là thời gian trôi tại hệ đứng yên (Clock at rest) và te là thời gian trôi tại hệ chuyển động (Moving clock). nên te = ts.γ (γ gọi là hệ số dãn ) -------------------------------PHÂN TÍCH CỦA HOANGNT: Chúng ta chú ý tới lý luận thời gian trôi là tm: Mô phỏng thí nghiệm khẳng định thời gian trôi là tm là khoảng thời gian ánh sáng đi từ trái đất tới gương gắn trên trần tàu vũ trụ như là không phù hợp bởi vì: Tm chỉ là thời gian mà con tàu vũ trụ di chuyển vận tốc V tới vị trí đang quán xét là VTm, mặt khác ta cũng đã biết vận tốc ánh sáng là hằng số C, cho nên thời gian trôi của ánh sáng từ trái đất tới gương gắn trên trần tàu vũ trụ là thời gian mà tia sáng đầu tiên đi từ đèn bay chạm tới gương có nghĩa nó phải là một giá trị Tx nào đó cần phải xác định chứ không là Tm. Giá trị Tx này sẽ được tính toán dễ dàng từ công thức Pitago như hình vẽ A-2 trên tức là lấy chiều dài cạnh huyền của tam giác vuông chia cho vận tốc ánh sáng C (tam giác vuông này có chiều dài 1 cạnh góc vuông là Ls và chiều dài góc vuông cạnh còn lại là VTm). Dĩ nhiên kết quả là Tx < Tm bởi vì V <= C. Kết quả giá trị Tx này sẽ có ý nghĩa sau: 1. Cạnh huyền tam giác vuông không phải CTm theo các nhà khoa học mà là Ctx, điều này chỉ ra phương pháp tính theo mô hình trên là sai. 2. Từ kết quả 1. ta thấy ánh sáng sẽ tới gương từ rất sớm vì C quá lớn, nó có ý nghĩa là thời gian đo được trên trái đất bằng đồng hồ đo sẽ phải dược bấm DỪNG sớm hơn tức là phải trừ đi bớt một lượng thời gian (Tm-Tx). Điều này có nghĩa kết quả đo của các đồng hồ sẽ là bằng nhau giữa trái đất và tàu vũ trụ (thời gian trên trái đất sẽ ngắn bớt đi so với tính toán của các nhà khoa học). 3. Như vậy mô hình tính trên sai và không thấy ý nghĩa về sự co giãn thời gian vì lý do chính là tự bản thân nó luôn luôn đúng vì ta đã biết tất cả các thông số C, V, Tm, Ts, Ls. 4. Từ nhận định 3. ta sẽ phải có hệ quả là: Thí nghiệm thực tế thực ra chỉ là xem xét các sai số giữa các đồng hồ có độ chính xác cao khi làm việc trong môi trường di chuyển vận tốc lớn cùng với các tương tác khác nhau xung quanh nó như nhiệt độ, áp suất, từ trường mà thôi. 5. Ta cũng phải xem xét lại lý luận mô hình thí nghiệm về không gian co giãn, kích thước co giãn... 6. Theo Hoangnt suy luận từ Thuyết Âm dương Ngũ Hành Lạc Việt thì không - thời gian không phải là 'vật chất' nên chúng không có thuộc tính do vậy bản chất là chúng cũng không thể co giãn hay cứng mềm chẳng hạn, mà chỉ do cảm nhận của chúng ta trên cơ sở chấp nhận các quy tắc thiết lập từ các thiết bị quan trắc được so sánh tới bất kỳ một hoặc nhiều hệ quy chiếu nào đó mà thôi, ví dụ thang đo độ cứng vật liệu chẳng hạn.
-
Kính chào Thầy Thiên Sứ. Hoangnt xin đính kèm mô phỏng thí nghiệm từ trang đầu của chủ đề và xin ghi chú một ít từ để có thể dễ hiểu thí nghiệm hơn (tô màu đỏ) ,màu xanh chỉ ra vị trí chưa hợp lý của lý luận: Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi. Lê Văn Cường Cuong_le_van@yahoo.com Theo thông tin tại các tạp chí Khoa học quốc tế, vừa qua ( tháng 10/2007) các nhà khoa học Canada công bố đã chứng minh bằng thực nghiệm: thời gian trôi tại hệ chuyển động nhanh đã dãn ra đúng như Thuyết tương đối hẹp của Einstein công bố vào năm 1905.Như vậy là bài toán chứng minh thời gian dãn ra trong sách giáo khoa về vật lý: Physics & principles (1) là đúng. Chúng ta có thể xem bài chứng minh: sử dụng thiết bị thực nghiệm đo thời gian thông qua sự truyền của ánh sáng tại trang 551 và 552 như sau: “Phụ lục A: 4/ Ý nghĩa của thời gian Einstein đã lưu ý rằng định đề về thời gian được xem như một nghịch lý. Cùng là sự trôi của thời gian, nhưng ở những vị trí hoàn cảnh khác nhau thời gian trôi sẽ khác nhau. Thời gian, Einstein nói, là một cái gì đó được đo bằng đồng hồ. Chúng ta hãy xem xét một chiếc đồng hồ đặc biệt được đặt trên con tầu vệ tinh. Từ sàn đến trần của vệ tinh có chiều cao là Ls .Tại sàn vệ tinh ta đặt một chiếc đèn có thể bật tắt những tia sáng và có một người kiểm tra giám sát tại đó. Trên trần vệ tinh có gắn một chiếc gương. Ánh sáng khi ta bật đèn sẽ di chuyển tới gương rồi phản xạ lại chỗ người kiển tra giám sát. Người giám sát phát khởi bật đèn sản sinh ra nhưng tia sáng. Mỗi một tia sáng chớp sáng giống một tíc tắc của đông hồ. Đây không phải là đồng hồ để giải trí mà là đồng hồ minh họa một nguyên lý căn bản. Các nhà du hành ngồi trên con tầu vệ tinh khi chưa chuyển động để ý tới đồng hồ sẽ thấy rằng thời gian giữa những tíc tắc là ts , sẽ bằng với khoảng cách di chuyển của ánh sáng từ đèn trên sàn tàu vũ trụ chiếu tới gương trên trần tàu vũ trụ và phản xạ lại người kiểm tra giám sát trên tàu là 2Ls , được chia với tốc độ ánh sáng là c , nên ts=2Ls/c hoặc cts=2Ls . Nếu vệ tinh chuyển động với vận tốc v theo phương vuông góc với phương từ sàn tới trần của vệ tinh, thì những người quan sát đứng trên trái đất cũng sẽ trông thấy toàn bộ các thiết bị thực nghiệm trên vệ tinh. Khi đèn tại vị trí người quan sát trên trái đất được bật, ánh sáng sẽ xuất phát và di chuyển tới gương trên trần tàu vũ trụ, thời gian trôi là tm , đồng thời gương cũng di chuyển với khoảng cách là vtm. Như xem trong hình A-2 , một phần của ánh sáng sẽ di chuyển trên cạnh huyền của tam giác có chiều cao là Ls hoặc cts/2 và cạnh đáy là vtm. Vì ánh sáng di chuyển với cùng một vận tốc c đối với mọi người quan sát, nên khoảng cách di chuyển sẽ là ctm . Theo định lý Pitago ta thấy: Thời gian ánh sáng từ gương di chuyển trở lại người quan sát trên trái đất bằng với thời gian ánh sáng từ đèn trên trái đất chiếu tới gương. Đặt te là thời gian giữa những “tíc tắc” được đo từ người quan sát trên trái đất. Khi đó te=2tm Vận tốc v luôn nhỏ hơn c nên mẫu số luôn nhỏ hơn, do đó te luôn lớn hơn ts Người quan sát đứng trên trái đất đo thời gian trôi thấy đồng hồ đặt trên vệ tinh khi nó chuyển động chạy chậm. Điều này gọi là thời gian dãn ra” .Hình A-2 Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng. Chú ý: Chúng ta nhận thấy ts là thời gian trôi tại hệ đứng yên (Clock at rest) và te là thời gian trôi tại hệ chuyển động (Moving clock). nên te = ts.γ (γ gọi là hệ số dãn ) PHÂN TÍCH: Chúng ta chú ý lý luận thời gian trôi là tm ở nội dung trình bày mô phỏng thí nghiệm:mô phỏng khẳng định thời gian trôi là tm như trên là không phù hợp bởi vì Tm chỉ là thời gian tàu vũ trụ di chuyển tới vị trí quán xét VTm, mặt khác ta biết vận tốc ánh sáng là hằng số C, cho nên thời gian trôi tức phải là thời gian mà tia sáng đầu tiên đi từ đèn bay chạm tới gương có nghĩa nó phải là một giá trị Tx nào đó. Tx này sẽ được tính toán dễ dàng từ công thức Pitago nói trên tức là lấy chiều dài cạnh huyền chia cho C (chiều dài 1 cạnh vuông là Ls và chiều dài cạnh còn lại là VTm). Kết quả là Tx < Tm. Kết quả này sẽ có ý nghĩa sau: 1. Cạnh huyền tam giác không phải CTm mà là Ctx, điều này chỉ ra phương pháp tính mô hình là sai. 2. Từ kết quả 1. ta thấy thời gian đo được trên trái đất sẽ phải trừ đi bớt một lượng (Tm-Tx) tức là kết quả đo sẽ là bằng nhau giữa trái đất và tàu vũ trụ (thời gian trên trái đất sẽ ngắn bớt đi so với tính toán của các nhà khoa học). 3. Mô hình sai thì thí nghiệm thực tế sẽ phản ánh kết quả sai.
-
Từ mô hình ‘thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng’ ở trên ta thấy cần phải xem xét lại sự hợp lý của ý nghĩa của mô hình thí nghiệm nhằm đảm bảo công thức tính từ mô hình và kết quả thí nghiệm thực tế là chuẩn xác theo yêu cầu ban đầu: Tóm tắt lại bước thí nghiệm chính như sau: Khi tàu vũ trụ rời khỏi trái đất với vận tốc V và sau một khoảng thời gian bay là Tm thì con tàu đã cách trái đất một khoảng cách là VTm. Tại thời điểm này ánh sáng sẽ phát ra từ nguồn đặt tại sàn tàu vũ trụ chiếu vào gương đặt tại trần tàu vũ trụ và phản xạ về trái đất, ngay tại lúc này trạm quan sát từ trái đất thấy được ánh sáng phát từ gương trên trần tàu vũ trụ. Từ nhận định trên công thức Pitago đã được thành lập với quan niệm là ánh sáng tới trái đất theo đường chéo hình chữ nhật với khoảng cách là CTm. 1. Xem xét vai trò của tấm gương phản chiếu gắn trên trần tàu vũ trụ Nó có vai trò phản xạ ánh sáng về trái đất để trạm quan sát nhận biết thời điểm ánh sáng tới trái đất để xác định thời gian ngừng đồng hồ đo thời gian trôi. Ta giả sử rằng đèn chiếu từ sàn tàu vũ trụ đủ ánh sáng để trạm quan sát từ trái đất nhận thấy được do vậy không cần dùng gương phải chiếu, vậy tại thời điểm này ánh sáng sẽ đi được khoảng cách là CTx và đường đi sẽ trùng với cạnh hình vuông. Rõ ràng ta không thể thiết lập tam giác đều tính theo Pitago như các nhà khoan học. Ta thấy theo phương pháp thí nghiệm này thì khoảng cách ánh sáng đi được là CTx, cũng từ nhận định trên thấy CTx= VTm. Theo các nhà khoa học thì Tx=Tm à CTm=VTm là bất hợp lý, suy ra chiều dài ánh sáng tới trạm không phải là CTm là đúng và điều này chứng tỏ ánh sáng sẽ phải tới trạm quan sát từ sớm trước. 2. Nhận định mô hình thí nghiệm với tấm gương phản chiếu gắn trên trần tàu vũ trụ Giả sử ta chấp thuận sử dụng mô hình thí nghiệm với tấm gương phản chiếu gắn trên trần tàu vũ trụ thì ánh sáng sẽ được nhận thấy từ trạm quan sát theo phương cạnh huyền tam giác vuông. Lúc này ánh sáng sẽ đi được một khoảng cách là CTx chứ không phải là CTm bởi vì C >= V nên Tx<=Tm có nghĩa là tia sáng đầu tiên tới trạm quan sát từ sớm. Điều này chứng tỏ công thức tính toán nêu trên theo tam giác vuông Pitago của các nhà khoa học thật ra là lầm lẫn vì ta có thể tính được CTx dễ dàng từ số liệu chiều cao trần Ls (km) và khoảng cách VTm (km). Độ chênh thời gian (Tx-Tm) chính là khoảng thời gian mà các nhà khoan học cho là ‘ thời gian co giãn giữa hai hệ quy chiếu’. Dĩ nhiên kết quả thời gian đo giữa hai hệ là bằng nhau. Từ đấy chỉ ra bắt buộc thí nghiệm thực tế phải luôn có 2 chiếc đồng hồ đo thời gian siêu chính xác (ví dụ độ chính xác 1/1000.000.000 giây) đặt tại hai vị trí, một trên tàu vũ trụ và một tại trạm quan sát thì sẽ xác định ngay không có bất kỳ độ chênh lệch thời gian nào cả. 3. Sử dụng 2 chiếc đồng hồ đo thời gian siêu chính xác trong thí nghiệm thực tế Trong một thí nghiệm gần đây nhất có sử dựng hai chiếc đồng hồ siêu chính xác, chiếc đồng hồ đặt trên máy bay siêu âm Concorde rõ ràng đã chạy chậm hơn so với chiếc đặt trong phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy thời gian hoàn toàn có thể co giãn. Việc nghiên cứu về những bộ máy thời gian trên lý thuyết vẫn được tiến hành với những tiến triển. Nhà bác học Kip Thorne tại Viện công nghệ Cahfornia đã đề xuất việc sử dụng các lỗ đen vũ trụ. Theo như Emstein mô tả, những lỗ đen chính là những đường hầm đưa ta vào khoảng không - thời gian. Một lỗ đen nằm giữa hai điểm có thể kết nối giữa ngày hôm nay với ngày hôm qua hay sớm hơn nữa. Từ thí nghiệm trên máy bay concorde chỉ ra thời gian hoàn toàn có thể co giãn. Vấn đề này có đúng không?. Ta thấy các đồng hồ nói trên là các thiết bị điện tử? (vật chất) rõ ràng sẽ chịu các tương tác bên ngoài khác nhau khi một đặt trên máy bay, một còn lại đặt tại phòng thí nghiệm (trạm đo quan sát). Ví dụ ảnh hưởng từ trường trái đất, các ảnh hưởng bởi máy bay như rung lắc, áp suất trong máy bay… điều này lại khẳng định là kết quả cũng không chuẩn. Kết luận: Mô hình thí nghiệm có nhầm lẫn từ lý luận chọn lựa tính toán ban đầu (quan trọng nhất) cùng với phương pháp thí nghiệm thực tế cũng có thể chưa xác định đúng toàn bộ các tương tác xung quanh đồng hồ đo. Như vậy kết quả tính ra độ chênh lệnh thời gian theo mô hình thí nghiệm nhầm lẫn của các nhà khoan học là sai lầm hoàn toàn.
-
Sau khi quan sát Hình A-2 về thí nghiệm đo thời gian trôi thông qua truyền ánh sáng, Thành viên Hoangnt xin mạn phép có một ý kiến như sau: Hình A-2 Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng. Khi thiết lập công thức tính toán theo định lý Pitago, chúng ta đã bị ảo giác hình học đánh lừa tại vị trí chiều dài cạnh huyền L = CTm. Nguyên nhân chính là do ánh sáng truyền quá nhanh dẫn đến chúng ta cảm giác khi tàu vũ trụ bay được một khoảng cách VTm thì gương trên tàu vũ trụ cũng ngay lập tức nhận được ánh sáng từ trái đất tức ánh sáng di chuyển được một khoảng cách VTm. Bản chất đúng là ánh sáng đi được một khoảng cách VTm NHƯNG CHƯA CHẮC ĐÃ TỚI HAY VƯỢT QUÁ GƯƠNG TRÊN TÀU HAY CHƯA? Để kiểm tra thực tế ta lấy ví dụ Ts = 2s; V = 3000km/s; Tm = 1s như vậy: - Tàu vũ trụ chạy được: VTm = 3000x1=3000km. - Ánh sáng đi tới gương đặt trên trái đất là: Cts/2 = Cx2/2 = 300.000km. - Ánh sáng chiếu từ trái đất tới tàu vũ trụ đi được một khoảng chiều dài thực là: CTm=300.000km. Trong khi đó tính chiều dài cạnh huyền Pitago theo mô phỏng hình vẽ, ta sẽ có chiều dài ánh sáng đi được là > 300.000km/s. HOÀN TOÀN MÂU THUẪN GIỮA CÁC KẾT QUẢ. ĐÂY CHÍNH LÀ SAI LẦM TRONG TÍNH TOÁN CHÊNH LỆCH THỜI GIAN, NHỜ MỌI NGƯỜI XEM XÉT. Để dễ hiểu hơn ta lấy ví dụ sau: Tàu vũ trụ sau khi bay được một khoảng cách VTm và tăng tốc đến gần C (khoảng 200,000km/s) thì rõ ràng là Ánh sáng từ trái đất cần phải đi một khoảng thời gian nữa mới chạm gương, lúc này đồng hồ đo mới được dừng đo. Còn nếu tàu vũ trụ bay với vận tốc C thì ánh sáng không bao giờ tới được gương cho nên chúng ta hoàn toàn không thể xác định lúc dừng đồng hồ đo thời gian được. Ví dụ này cũng giống như một người đi xe đạp đã đi được một đoạn đường trong khi đó người đi xe máy mới bắt đầu đuổi theo, người đi xe máy sẽ đuổi kịp chỉ khi người đi xe đạp đi được một khoảng đường tiếp theo nào đó nữa. Điều này chứng tỏ thí nghiệm nêu trên là chưa chuẩn xác, nếu thiết bị đại diện tàu vũ trụ di chuyển với tốc độ chậm trong thí nghiệm thì ta chỉ cần điều chỉnh vị trí gương về phía trước một khoảng cách tương ứng độ chênh thời gian x vận tốc ánh sáng ĐẢM BẢO CHẮC CHẮN THỜI GIAN LÀ NHƯ NHAU. Kết quả thí nghiệm của các nhà bác học là ở dạng biểu kiến.
-
Kính chào tất cả mọi người. Sau khi quan sát Hình A-2 về thí nghiệm đo thời gian trôi thông qua truyền ánh sáng, Thành viên Hoangnt xin mạn phép có một ý kiến như sau: Hình A-2 Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng. Khi thiết lập công thức tính toán theo định lý Pitago, chúng ta đã bị ảo giác hình học đánh lừa tại vị trí chiều dài cạnh huyền L = CTm. Nguyên nhân chính là do ánh sáng truyền quá nhanh dẫn đến chúng ta cảm giác khi tàu vũ trụ bay được một khoảng cách VTm thì gương trên tàu vũ trụ cũng ngay lập tức nhận được ánh sáng từ trái đất tức ánh sáng di chuyển được một khoảng cách VTm. Bản chất đúng là ánh sáng đi được một khoảng cách VTm NHƯNG CHƯA CHẮC ĐÃ TỚI HAY VƯỢT QUÁ GƯƠNG TRÊN TÀU HAY CHƯA? Để kiểm tra thực tế ta lấy ví dụ Ts = 2s; V = 3000km/s; Tm = 1s như vậy: - Tàu vũ trụ chạy được: VTm = 3000x1=3000km. - Ánh sáng đi tới gương đặt trên trái đất là: Cts/2 = Cx2/2 = 300.000km. - Ánh sáng chiếu từ trái đất tới tàu vũ trụ đi được một khoảng chiều dài thực là: CTm=300.000km. Trong khi đó tính chiều dài cạnh huyền Pitago theo mô phỏng hình vẽ, ta sẽ có chiều dài ánh sáng đi được là > 300.000km/s. HOÀN TOÀN MÂU THUẪN GIỮA CÁC KẾT QUẢ. ĐÂY CHÍNH LÀ SAI LẦM TRONG TÍNH TOÁN CHÊNH LỆCH THỜI GIAN, NHỜ MỌI NGƯỜI XEM XÉT.
-
Xin chia buồn với gia đình chị Wild.
-
Kinh gửi Quý Trung tâm LHDP! Cho Tôi đăng ký 1 suất trong lớp học Phong thủy cơ bản. Họ và Tên: NTHoang Địa chỉ email: truonghai1112@yahoo.com; ngtanhoangksxd@yahoo.com Điện thoại nhà: 0837313321 Điện thoại di động: 0947888899; Xin chân thành cảm ơn.