MrPlkaR

Hội viên
  • Số nội dung

    53
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by MrPlkaR

  1. Vui lòng xóa hộ bài viết trên và cả bài này. Nhà cháu ko có ý làm người khác hiểu lầm sang vấn đề khác chỉ vì 1 suy nghĩ thể hiện ra ngoài của mình!
  2. Cộng sản hay không không quan trọng! Thiết nghĩ, quá khứ ta có gì ta muốn gì, hiện tại ta còn gì mất gì, tương lai ta thành gì được gì mới là chủ yếu. Ý muốn chung cả dân tộc đâu dễ ai cũng thực hiện được, thế mới cần cá nhân kiệt xuất! Nói thật đâm buồn, tại sao đảng viên giờ càng làm to càng thấy nhiều thứ giả dối, thối inh thế! ( nếu vi phạm các bác cứ xóa câu sau cùng)!
  3. Nhờ bác laido xem hộ cháu : sinh ngày DL 30-06-1980 giờ 3h30p chiều ( Thân)
  4. Cho đến cuối thế kỷ trước, để tìm hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xã hội học, chủ yếu của những học giả Pháp thời thuộc địa. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được trình bày như sau: 1-Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà. 2-Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc. 3-Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử. 4-Do người Hán lấn chiếm tiếp, người Việt đã từ nam sông Dương Tử tràn xuống Việt Nam, tiêu diệt và đồng hóa người bản địa lập nên nước Văn Lang.(1) Sơ đồ như trên trở thành quan điểm chính thức của các nhà sử học khu vực và cũng được ghi trong những cuốn sách sử của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới. Tuy nhiên, quan niệm trên vấp phải những thách thức to lớn khi người ta phát hiện rằng, nhiều di chỉ khảo cổ ở Đông Nam Á có tuổi sớm hơn vùng Tây Bắc Trung Hoa cùng những chứng cứ cho thấy, nền văn hóa Đông Nam Á phát triển sớm hơn vùng Hoa lục. Cho đến cuối thế kỷ XX, nhờ nhũng công trình của Bing Su và Y. Chu dùng công nghệ gene khảo sát sự đa dạng di truyền của người Hán(2), bức tranh tiền sử người Việt và Đông Á nói chung được vẽ lại. Đường nét chính của bức tranh như sau: 1-Người Homo Sapiens từ Trung Đông băng qua Ấn Độ và Pakistan rồi theo bờ biển phía nam châu Á tới miền Trung và Bắc Việt Nam khoảng 60-70.000 năm trước. 2-Dừng lại đây khoảng 10.000 năm, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết tạo thành những chủng Indonesien, Melanesien cùng những chủng lai giữa chúng đồng thời lan tỏa ra sống khắp lục địa Đông Nam Á. 3-Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á đi tới Úc; 40.000 năm trước đặt chân tới New Guinea. 4-Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á lên khai phá lục địa Trung Hoa và từ đây lên tới Siberia rồi vượt qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ. 5-Cũng từ Đông Nam Á, một nhóm Mongoloid sống biệt lập, đã độc hành lên phía Tây Bắc Trung Hoa, tạo nên chủng Mongoloid phương Bắc. 6-Tại Hòa Bình, người Đông Nam Á chế tác đồ đá và sáng tạo trung tâm nông nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới. 7-Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, người Hán vượt Hoàng Hà lấn chiếm đất của người Bách Việt. Do sự tiếp xúc giữa người Hán Mongoloid phương Bắc với người Bách Việt, một chủng mới xuất hiện: chủng Mongoloid phương Nam, thuộc nhóm loại hình Đông Nam Á. 8-Cũng thời gian trên, do thua trận, một nhóm người Việt từ châu thổ Hoàng Hà đi thuyền vượt biển trở lại Việt Nam, cùng với người Việt tại chỗ lập ra nhà nước Văn Lang. 9-Vào giữa thiên niên kỷ II TCN, do người Hán đánh đuổi gấp, một bộ phận lớn người Bách Việt chủng Mongoloid phương Nam từ phía nam sông Dương Tử trở lại lục địa cũng như hải đảo Đông Nam Á. Những người trở về mái nhà xưa này đã làm chuyển hóa đại bộ phận cư dân Đông Nam Á cổ sang loại hình Đông Nam Á hiện đại. Cũng thời gian này, người Bách Việt từ Hoa lục tràn ra ngoài biển, tới Nhật Bản và Triều Tiên làm biến đổi di truyền những người gốc Đông Nam Á tại đó thành người hiện nay. Với bức tranh được vẽ như trên, ta thấy tiền sử của người Việt đã diễn ra trái ngược với quan niệm từ trước. Không phải là người tiền sử Đông Nam Á từ Tây Bắc nước Tàu đi xuống mà ngược lại, chính người tiền sử đã từ Đông Nam Á, từ Việt Nam đi lên khai phá đất nước Trung Hoa. Hành trình cùa người Bách Việt Đông Nam Á gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên phương bắc còn giai đoạn sau từ Trung Hoa trở về. Khi phát hiện lịch trình trên của người Đông Nam Á tiền sử, khoa học có thể lý giải thỏa đáng những câu hỏi trước đây về nhân chủng cũng như lịch sử văn hóa vùng Đông Á. Vấn đề cần đặt ra ở đây là vì sao suốt thế kỷ XX khoa học đã lạc đường khi nghiên cứu tiền sử Đông Á? Có thể lý giải điều này như sau: Khiếp nhược trước một đất nước có số dân đông đúc cùng nền văn hóa lớn, các nhà khoa học phương Tây nhiễm quan niệm dĩ Hoa vi trung mặc nhiên coi Trung Quốc là trung tâm phát sinh của Đông Á. Từ mặc cảm định trước này, ngay từ năm 1904, E. Aymonier đưa ra thuyết người tiền sử thiên cư từ cao nguyên Tây Tạng xuống. Tiếp đó, các tác giả khác, khi giải mã những hiện vật khảo cổ và nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học cùng thư tịch cổ Trung Hoa… đều nương theo thuyết Hoa tâm. Tất cả những việc làm mang tính duy ý chí đó đã vẽ nên bức tranh sai lầm về tiền sử Á Đông. Từ những sai lầm của quá khứ, thiết tưởng việc nghiên cứu tiền sử Đông Á nói chung cũng như người Việt nói riêng hiện nay cần có một phương pháp luận mới. Theo thiển ý, những cơ sở của phương pháp luận đó là: 1-Lần theo hành trình của người tiền sử từ Đông Nam Á lan tỏa ra khắp Hoa lục sau đó một bộ phận lại trở về Đông Nam Á. Bằng công nghệ genes cùng những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học… xác định thời gian, không gian xuất hiện và chuyển dịch của người Việt trên đất Trung Hoa. 2-Giải mã lại những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, những tư liệu ngôn ngữ học, xã hội học đã phát hiện được theo hành trình của người Đông Nam Á. Từ đây xác định những dấu ấn văn hóa mà người Đông Nam Á để lại trên đất Trung Hoa. 3-Trước đây, do chưa xác định được thời gian cũng như con đường thiên di của người tiền sử Đông Nam Á, với người Việt, thư tịch cổ Trung Hoa là nguồn cứ liệu duy nhất để chúng ta nhìn vào tiền sử của mình. Nay ta biết rằng, do Khổng tử đã bỏ đi toàn bộ Tam Phần và một phần Ngũ Điển trong kinh Thư nên về thời gian, thư tịch Trung Hoa không thể đáp ứng thông tin trước thời Đường Ngu, tức khoảng trước 2600 năm TCN. Về không gian, lúc đó nước Trung Hoa còn nhỏ bé quanh lưu vực Hoàng Hà nên sự hiểu biết của sử gia Trung Hoa bị hạn chế. Sau này sử gia Trung Hoa, kể từ Tư Mã Thiên, phần nhiều mang con mắt đại Hán tộc nên viết không chính xác lịch sử những nước xung quanh được gọi là man, di… Vì vậy, trên thực tế, nguồn thư tịch Trung Hoa vừa khiếm khuyết vừa không đáng tin cậy, không thể là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta lấy làm căn cứ để viết lịch sử của mình. 4-Ngày nay, nhờ có người Việt “thiên di” tới nhiều nơi trên thế giới nên đã thu thập được khá nhiều tư liệu của các nước phương Tây viết về đất nước chúng ta. Một số trong đó đã được đưa lên mạng giúp cho chúng ta có cái nhìn về mình mới mẻ hơn và thoát được sự “cầm tù” của thư tịch Tàu. 5- Hai ngàn năm nay, do không hiểu nguồn gốc sinh học của mình và do mối quan hệ lịch sử đặc biệt với láng giềng phương bắc nên ông bà chúng ta coi Trung Quốc là nước đồng văn đồng chủng, còn các nước Đông Nam Á là di, rợ. Nhờ thành quả mới của khoa học di truyền, ta biết rằng, các dân tộc Đông Nam Á cùng cội nguồn với chúng ta. Điều này đưa tới phát hiện quan trọng: chính các sắc dân Đông Nam Á là người lưu giữ sâu đậm văn hóa cội nguồn của tổ tiên người Việt. Vì vậy, trong hành trình tìm lại văn hóa gốc của người Việt, việc nghiên cứu văn hóa các sắc dân Đông Nam Á có ý nghĩa rất lớn. Tìm hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ giai đoạn tiền sử của dân tộc là chuyện dài dài, là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ. Chúng tôi cho rằng, sau khi đã tìm được nguồn cội về mặt sinh học, công việc trung tâm lúc này là tìm lại cội nguồn văn hóa của người Việt. Áp dụng phương pháp luận trên, chúng ta sẽ tìm ra những dấu tích văn hóa mà tổ tiên ta đã để lại trên đất Trung Hoa, đặc biệt là hai trung tâm Thái Sơn và Lĩnh Nam từ hạt lúa, ngọn rau, rìu đá, rìu đồng đến tiếng nói, chữ viết, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch… Tìm lại văn hóa cội nguồn không chỉ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về tổ tiên, mà quan thiết hơn là học từ đó những điều khôn ngoan để phục hưng văn hóa Việt. Sài Gòn, ngày Trùng Cửu năm Ất Dậu 1. Kim Định. Việt lý tố nguyên. Lá Bối Sài Gòn 1970 2 J.Y. Chu: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 N. 95 tr. 11763-11768. Hà Văn Thùy Ngày đăng: 6/5/2009 3:27:16 PM; Nguồn: vietlyso.com
  5. Bác Thiên sứ ah, mong bác chú ý thêm vào phần cháu bôi đậm màu nâu nói về "văn hóa làng xã"! Đây là một nét văn hóa dung dị nhưng bao trùm rất nhiều ngành nghề có cả 2 mặt tốt xấu. Thế nhưng, cháu thấy các nhà nghiên cứu hiện nay đa số có cái tư tưởng là tìm tòi những cái gì TO TÁT hơn là những cái bình thường trong cuộc sống. Cháu có cảm nhận thấy văn hóa làng đang chứa đựng một cái gì đó rất kín đáo không muốn người ngoài sờ mó can tiệp thô bạo mà nó muốn tự nó vận động theo cuộc sống theo thời gian để tồn tại cho đời sau. Đơn cử cái nghề xây dựng của cháu, càng làm sâu vào nghề càng thấm thía nhiều thứ. Vài lời con trẻ có gì vụng ý mong bác bỏ quá!
  6. Tái hiện cuộc sống người Việt cách đây 21.000 năm Một trong những di chỉ khảo cổ được giới khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm trong năm 2008 là việc phát hiện thêm nhiều dấu vết người tiền sử ở hang xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đây được coi là một trong những phát hiện quan trọng nhất về dấu vết người tiền sử tại Đông Nam Á, và trên thế giới. Đầu Xuân mới, phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Việt, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền sử Đông Nam Á về vấn đề phát huy giá trị và bảo tồn di tích hướng tới phục vụ du lịch. **Thưa ông, trước tiên ông có thể giới thiệu một số phát hiện quan trọng tại hang xóm Trại, tỉnh Hòa Bình? Tiến sỹ Nguyễn Việt: “Phải nói rằng ai đến hang này cũng phải thừa nhận đây là một địa điểm cư trú lý tưởng cho cư dân tiền sử. Nó không chỉ là một cái hang đẹp thuần túy, mà còn giống như một cái phòng rất rộng, bề ngang 9-10m, chiều dọc khoảng 15-20m. Thung lũng Mường Vang của người Mường ôm trọn lấy cái hang này. Chúng tôi đã sử dụng biện pháp nghiên cứu phân tích, tại sao người tiền sử ở đây, với việc sử dụng lý thuyết nghiên cứu của các nhà khoa học Anh. Tất cả cho thấy gần như nơi đây là lý tưởng cho các cư dân cư trú thời tiền sử. Ví dụ diện tích đồi đất là bao nhiêu để đủ cây có hạt, rừng cây có hạt nuôi dưỡng động vật ăn thịt ra làm sao. Từ lâu, bản thân tôi dùng từ “Thung lũng Vàng” để mô tả thung lũng này thời tiền sử. Vào thời kỳ này, chúng tôi thấy nhiều hang di cư, ví dụ như hang Con Mong, hang Đồng Cang… nhưng ở hang Xóm Trại, các trầm tích văn hóa, thức ăn người xưa người ta bỏ lại thì đủ cho chúng ta thấy rằng đây là một cái hang thời tiền sử. Ăn Ốc là nét văn hóa nổi tiếng của vùng Hòa Bình. Lấy hang Xóm Trại là một ví dụ, khi chúng ta quy ra một m3 tầng văn hóa thì được 44.000 con Ốc, dù Ốc có ở cả những hang khác như hang Thung Sơn, có khoảng 11.000 con, hang Con Mong (Thanh Hóa) nơi đang đề nghị UNESCO công nhận có 9.000 con. Trên thế giới cũng ít có hang nào số lượng công cụ nhiều như ở đây. Số hiện vật chúng tôi khai quật ở đây đã trên dưới 5.000 công cụ, riêng số hòn kê, hòn ngồi, hay thớt thì hiện nay lên tới hơn 500 viên rồi. Hang Xóm Trại xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình - nơi phát hiện dấu tích của người tiền sử cách đây 21.000 năm **Một trong những phát hiện quan trọng tại hang Xóm Trại là việc tìm ra một lối đi cổ. Phát hiện này có giá trị như thế nào đối với lịch sử, thưa ông? Tiến sỹ Nguyễn Việt: “Chúng ta biết rằng lối đi, lối mòn là do con người làm ra. Tôi nhớ câu của Lỗ Tấn “đời không có đường, nhưng con người đi mãi thì thành đường”. Việc tìm ra một con đường thời xưa là một “khoảng trống” trong khảo cổ học Việt Nam. Tôi dám nói như vậy, bởi cho đến hiện nay chúng ta mới chỉ xem hiện vật, tuổi thời nào, thời nào, chứ chúng ta ít để ý đến người ta làm như thế nào, có đường làng hay không? Đường ở trong hang Xóm Trại phải cách đây từ 21.000 đến 22.000 năm. Thế thì việc tìm được nó có ý nghĩa rất lớn đối với khảo cổ Đông Nam Á và trên thế giới, còn đối với Việt Nam thì rõ rồi, chúng ta chưa có con đường tiền sử nào cả. Đường trong hang có những hòn đá nhô lên, mòn vẹt đi, khác với đường đi của thú. Nó có cả những chỗ để tay, vịn tay của con người. Chúng tôi rất vui mừng và tự hào thông báo là chúng ta đã tìm được những con đường tiền sử rất sớm và niên đại đo bằng các bon phóng xạ là 21.000 - 22.000 năm. Chúng tôi cũng đã phát hiện một con đường đi vào hang ở phía Nam và xác định niên đại, nó cũng vào khoảng 8.000 - 9.000 nghìn năm. Tóm lại, chúng ta đã phát hiện được một lối đi rất cổ và cũng rất đẹp ở thời tiền sử của Việt Nam”. ** Với những phát hiện quan trọng như thế, công tác bảo tồn hướng tới phát triển du lịch được thực hiện như thế nào, thưa ông? Tiến sỹ Nguyễn Việt: “Chúng tôi đã thực hiện công tác khai quật hang Xóm Trại ngót 30 năm. Mỗi lần chúng tôi tiến hành khai quật, nó lại ngót đi một tý. Bà con thường sàng lấy đất, dù hiện vật còn nhưng mọi hiện vật không còn ổn định, trật tự nữa. Vì thế, tỉnh Hoà Bình đã nhờ chúng tôi làm dự án bảo quản, phục hồi và tôn tạo. Hang bảo quản tốt nhất chính là hang Xóm Trại. Chúng tôi đã được tỉnh Hoà Bình yêu cầu giữ lại một cái vách để dựng lại một cái bếp cho người dân hiểu. Đồng thời, dựng lại một cảnh sinh hoạt, một phụ nữ đang đập hạt dẻ, một đứa trẻ con gom hạt dẻ, một người đàn ông đang chồng lại các hòn đá… Chúng tôi đã sử dụng lại các loại keo trong đủ độ cứng để phủ lên bề mặt, giữ lại bề mặt, làm khuôn bằng cao su lỏng để đưa vào bảo tàng, giữ lại nguyên đường đi như thế. Chúng tôi nghĩ đây cũng là một phát tích tổ của cả một nhóm cư dân lớn, hy vọng chúng ta làm tốt công tác văn hoá, khảo cổ, thì sẽ thu hút được du lịch. **Xin cảm ơn ông. Tư liệu:Mới đây nhất, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện một viên đá có hình khắc tương tự như hai viên đá có hình khắc đã phát hiện năm 2004 với những hình khắc vạch tạo đồ án nhóm đường răng cưa và xương cá thể hiện bởi cư dân Hoà Bình ở hang Xóm Trại trong tầng văn hoá. Viên đá được khắc có chiều dài 9,7 cm, rộng 4,6 cm, dày 1,5cm. Hình khắc gồm các nhóm đường khắc vạch chéo ngắn 1-2cm chạy song song trên hai bên rìa. Việc tiếp tục phát hiện đá có hình khắc cùng loại khẳng định tính ổn định của nghệ thuật khắc vạch trên đá khoáng. Những phiến đá có hình khắc này có thể liên quan đến thói quen ăn đá khoáng (Geophagia) và một tín ngưỡng nguyên thuỷ nào đó. HĐiệp Ngày đăng: 9/2/2009 10:51:41 AM; Nguồn: vovnews.vn
  7. Khởi nguyên của dân tộc Việt Nam. Lời dịch giả: Ðây là bản dịch một chương trong "Ðông Nam Á nghiên cứu chuyên san" số III nhan đề: "Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam" của tác giả Lã Sĩ Bằng ở Ðại học Trung Văn Hương cảng. Với tinh thần tôn trọng sự thật của nhà văn hóa, nhất là ngành sử học, giáo sư Lã Sĩ Bằng trong tác phẩm nói trên tỏ ra rất trung thực, cởi mở và xây dựng. Riêng những nhận định về Việt Nam cho thấy có sự chính xác, khách quan của nhà học giả chân chính, cho nên chúng tôi dùng làm tài liệu nghiên cứu sự tương quan giữa văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Nay xin dịch nguyên văn một chương để độc giả thưởng thức và thẩm định sự cố gắng đáng mong đợi của "Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á" ở Hương cảng. (Nguyễn Ðăng Thục) Dân tộc Việt Nam nguyên thuộc về hệ thống dân tộc bản xứ Ðông Nam Trung quốc thời cổ. Từ thượng cổ cho đến thời Tần Hán giải đất hiện tại gọi là Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây cho đến Bắc Việt, Trung Việt đều là đất của người Việt ở cả. Cuối thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn xưng Bá ấy là thời kỳ thịnh vượng nhất của người Việt, theo nhà Hán học người Pháp tên là E. Chavannes khảo chứng thì lãnh vực nước Việt thời ấy, phía Bắc suốt cả miền Giang Tô đến tận phía Nam Sơn Đông. Năm 465 tr. CN, sau khi Câu Tiễn mất rồi người sau không thể thừa kế nghiệp bá ấy nữa, nước Việt bèn suy vong. Truyền lại sáu đời đến Vô Cương, nước Sở đem quân đánh nước Việt. Vô Cương bị giết, người Sở chiếm hết đất đai. Bấy giờ vào năm 333 tr. CN, Sử ký của Tư Mã Thiên quyển 41 mục "Việt vương Câu Tiễn thế gia" có nói: "Từ đấy người Việt tản mác, con cháu các họ tranh chấp, người làm vua, người làm chúa ở ven biển Giang Nam hàng phục vào nước Sở". Nhà Hán học người Pháp là L. Aurousseau căn cứ vào đoạn sử ấy mà suy luận ra cuộc di cư của người Việt như sau: "Căn cứ vào đoạn văn trên đây có thể thấy được việc di dân của người nước Việt xưa vào năm 333 tr. CN. Bắt đầu họ đi xuống phương Nam, tập đoàn chính rời khỏi bình nguyên phì nhiêu phía Bắc Ðại Dũ Lĩnh, phía Ðông vòng quanh các núi theo dọc bờ biển thiên di về phương Nam. Sử ký đã nói: "Con cháu các họ tranh lập hoặc làm vua, hoặc làm chúa", thì có thể thấy rằng họ lập lên một số nước nhỏ mà không có thể thống nhất, nhân thế mà Việt tộc tản cư mới sinh ra nhiều nước nhỏ mà phổ thông gọi là Bách Việt vào thế kỷ thứ 3 tr. CN. Tóm lại mà nói thì sau năm 333 tr. CN dân nước Việt đi xuống miền Nam lập thành một số quốc gia phong kiến, trong số ấy có bốn nước trọng yếu hơn cả là: 1) Nước Việt ở giải Ôn Châu tức Ðông Âu Việt, 2) Nước Việt ở giải Phúc Châu tức Mân Việt, 3) Nước Việt ở giải Quảng Châu tức Nam Việt, 4) Nước Việt ở giải Quảng Tây phía Nam cùng với Bắc Việt tức là Lạc Việt hay Tây Âu Hùng. Bốn nước ấy vào thời cuối nhà Chu nghĩa là cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ III tr. CN đã thành lập rồi vì sách Trang tử quyển 7 trong ấy có nói đến Nam Việt mà ở thời nhà Chu cũng có danh từ Lạc Việt". Ông L. Aurousseau nghiên cứu lần lượt bốn nước trọng yếu trong hàng Bách Việt rồi kết luận mà đoán định rằng nước Việt Nam ngày nay trực tiếp thuộc về di dân của nước Việt đã diệt vong vào năm 333 tr. CN, mà tổ tiên của họ tại 6 thế kỷ tr. CN đã dựng nước ở lưu vực sông Triết ngày nay trong tỉnh Triết Giang. Thuyết của L. Aurousseau phát biểu 40 năm trước đây, bấy giờ nhân vì Khảo cổ học, Ngữ học, Dân tộc học các phương diện chưa được ấn chứng cho nên trong giới học thuật không được tiếp nhận một cách phổ biến. Và ông L. Aurousseau khảo luận về khởi nguyên của dân tộc Việt Nam chuyên viết về hai chữ Âu và Việt mà Ðông Âu tức người Việt đất Ôn châu, Tây Âu tức người Việt đất Bắc Việt đều thuộc về chi phái Việt tộc gọi là Âu, thuyết ấy luận đoán có chỗ sai lầm. Xét chữ Âu thực trỏ vào dân bản xứ đảo Hải Nam, chữ Tây Âu trỏ vào người Việt ở phương Tây đất Âu tức Quảng Tây phía Nam và Bắc Việt, mà Ðông Âu trỏ vào người Việt ở phương Ðông đất Âu tức là một giải Ôn châu, mà thời kỳ thiên cư cũng không nên xác định sau năm 333 tr. CN. Tuy nhiên ngoài những khuyết điểm của ông Aurousseau suy đoán về nguồn gốc dân tộc Việt Nam do từ Bách Việt mà ra rất có giá trị. Cận đại các phương diện phát hiện và nghiên cứu về Khảo cổ học, Nhân loại học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học đủ để công nhận suy đoán của Aurousseau. Văn hóa Bắc Sơn thời tiền sử Việt Nam mà chủ nhân có bộ phận thuộc về chủng tộc Indonesia. Văn hóa Ðông Sơn về sau thuộc về Văn hóa Ðồng cổ (trống đồng) của Lạc Việt từng tiếp nhận ảnh hưởng bên ngoài phần chủ yếu tự Hoa Trung mà địa khu trung tâm của văn hóa Ðông Sơn lại lấy Bán đảo Nam Trung và Hoa Nam làm chủ yếu. Nói rõ hơn thì dân tộc Việt Nam thuộc về giống người tóc cứng da vàng miền Nam Mông Cổ, hình sọ và mũi về chỉ số cùng bề cao của thân thể thì đại khái giống với người dân Việt và Mân nước Tầu. Về ngôn ngữ thì dân tộc Việt Nam nói tiếng độc vận đơn âm, thanh điệu phức tạp của tiếng Việt Nam thuộc về Hán Thái ngữ. Ðến như đặc trưng văn hóa nguyên thủy của họ đều thuộc về phạm vi văn hóa cổ Ðông Nam Á. Giáo sư Lăng Thuần Thanh hơn 10 năm gần đây hết sức nghiên cứu so sánh dân tộc học của dân tộc Việt Nam do nhóm Bách Việt thời cổ Trung Quốc ra mà bản xứ Nam Dương (Indonesia) cũng cùng một nguồn gốc Bách Việt thời cổ Trung Quốc. Theo thuyết của Lăng Thuần Thanh thì khu vực địa lý phân phát nền văn hóa cổ xưa của Ðông Nam Á ấy không những chỉ bao quát bán đảo và Hải đảo Ðông Nam Á như bán đảo phía Nam Trung Hoa và Nam Dương quần đảo, mà về lục địa còn bao quát từ bán đảo đến phương Nam Trung Hoa ngược lên phía Bắc đến Trường Giang vượt xa tới sông Hoài, Tần Lĩnh phía Nam, chạy từ bờ biển phía Ðông, ngang qua miền Nam Trung Hoa sang phía Tây qua xứ Ðiền (Vân Nam), Miến Điện cho đến Assam ở Ấn Độ. Danh từ Trung Quốc trong cổ sử thường gọi là Bách Việt tức là hệ thống Tây Nam cũng gọi là Cức Liêu cùng với dân bản xứ Indonesia ở Nam Dương hiện tại là dân tộc cùng thuộc về một hệ thống văn hóa, đấy là dòng dõi thiên di về phương Nam về sau của Việt tộc. Trong Bách Việt, một chi nhánh Lạc Việt đi xuống phương Nam để trở nên một dân tộc trong nhóm Bách Việt còn bảo tồn được dân tộc tính chưa bị Hán tộc đồng hóa và dung hòa nhờ sự thuận lợi của tình thế địa lý cho nên đã có thể phản kháng quân Tầu khoảng 4 năm từ 221 đến 217 tr. CN. Từ Hán Vũ Đế diệt nhà Triệu (111 tr. CN) về sau Việt Nam tuy lệ thuộc vào Trung quốc hơn một ngàn năm thấm nhuần Hán hóa nhưng không bị Hán tộc đồng hóa và thu hút, kết cục vào thế kỷ thứ X Tây lịch đã thoát ly Trung quốc mà độc lập. Còn như người Việt Ðông Âu, Mân Việt, Nam Việt, các chi nhánh Việt tộc ấy từ thời Hán tới nay đã hướng vào trung tâm Hán tộc để bị đồng hóa đến dung hóa thành dân Trung quốc ngày nay ở các tỉnh Triết, Mân, Việt, Quế. Lã Sĩ Bằng (Nguyễn Ðăng Thục dịch) Mất nước nhưng không mất làng Hơn Nghìn Năm Thách Thức và Quật Khởi. Khi các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam vừa mới hình thành nhà nước thì ở phương bắc đế chế Tần (221-206 trước công nguyên) thành lập và bắt đầu bành trướng xuống phương nam. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã bền bỉ chiến đấu chống lại cuộc xâm lược đại quy mô của đé chế Tần, giữ yên bờ cõi. Chính trong cuộc kháng chiến này, người Lạc Việt và người Âu Việt đã thắt chặt quan hệ liên kết, và từ nước Văn Lang lập ra nước Âu Lạc. Người chỉ huy cuộc kháng chiến thắng lợi là Thục Phán trở thành vua nưóc Âu Lạc với danh hiệu An Dương Vương. Nhưng đến năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Đà - vua nước Nam Việt ở Nam Trung Quốc -thôn tính. Từ đó người Việt bị chìm đắm trong một thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm (179 trước công nguyên - 938). Các triều đại Trung Quốc từ Hán (206 trước công nguyên - 220) đến Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907) đã áp dụng nhiều thủ đoạn đàn áp nhằm dập tắt ngọn lửa đấu tranh của người Việt và thục hiện nhiều chính sách đồng hóa nhằm sáp nhập đất nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc. Năm 111 trước công nguyên, triều Hán thôn tính nước Champa, mở rộng đé chế vào đến nam Trung Bộ. Sau nhiều cuộc khởi nghĩa, người Chăm giành lại đất nước và thành lập nước Champa độc lập vào cuối thế kỷ thứ II. Cuộc đấu tranh của người Việt lâu dài và gian nan hơn nhiều. Mùa xuân năm 40, dưới sự lãnh đạo củ hai nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị, cuộc khởi nghĩa của người Việt thắng lợi. Chính quyền độc lập Trưng Vương ra đời, nhưng 2 năm sau, cuộc kháng chiến bị thất bại. Tiếp theo đó, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhưng hoặc bị đàn áp, hoặc giành lại được chính quyền một thời gian rồi bị thất bại. Đó là khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (767)... Khởi nghĩa Lý Bí cũng đã thắng lợi, lập ra nước Vạn Xuân độc lập, nhưng rồi cuối cùng bị thất bại (602). Vào thế kỷ thứ X, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa thành công, lập ra chính quyền tự chủ họ Khúc (905-930) rồi chuyển sang chính quyền tự chủ họ Dương (931-937) dẫn đến chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán. Đén đây thì sự nghiệp giải phóng đất nước mới giành được thắng lợi quyết định, chấm dứt hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc. Mất nước hơn nghìn năm mà không bị đồng hóa và cuối cùng tự đấu tranh giành lại chủ quyền, đó là trường hợp hiếm có trong lịch sử. Nguyên nhân giải thích thành công đó là, một mặt, trước Bắc thuộc, nước Văn Lang - Âu Lạc đã là một thực thể quốc gia đạt đến trình độ văn minh và cố kết cộng đồng bền chặt. Mặt khác, dưới nền thống trị nước ngoài, người Việt biết gìn giữ và phát huy vốn văn hóa cổ truyền đồng thời biết tiếp thụ và tiêu hóa những thành tựu văn hóa bên ngoài, kể cả của nước xâm lược, để tăng thêm tiềm lực của đất nước. Trong thời kỳ này, từ Trung Quốc, Nho Giáo, Đạo Giáo, chữ Hán, nghề làm giấy, một số kỹ thuật nông nghiệp... , và từ ấn Độ. phật giáo, kỹ thuật chế thủy tinh, hương liệu... đã truyền vào Việt Nam. Vào đầu công nguyên, Luy Lâu (Hà Bắc) trở thành một trung tâm Phật giáo do các sư tăng ấn Độ trực tiếp truyền bá bằng đường biển trước khi Phật giáo thịnh đạt ở Trung Quốc ảnh hưởng xuống phía nam. Trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, làng xã người Việt giữ một vai trò trọng yếu. Đó là thế giới riêng của người Việt với những quan hệ cộng đồng chặt, tính tự trị cao mà chính quyền đô hộ Trung Quốc không thể nào can thiệp và chi phối được. Trong làng xã, người Việt bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có gạn lọc những yếu tố văn hóa ngoại nhập phù hợp với cuộc sống của mình và liên kết lại trong cuộc đấu tranh giành lại đất nước. Có nhà sử học đã nhận xét rằng, trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam mất nước nhưng không mất làng, và chính các làng tự trị đó là những "pháo đài xanh" phát huy hiệu quả to lớn trong cuộc đấu tranh gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và giải phóng dân tộc. Chứng tích khảo cổ - Ngàn Năm Văn Hiến Các nhà khảo cổ học và nhân chứng học đã tìm thấy những dấu tích của con người trên lãnh thổ Việt Nam cách ngày nay hàng chục vạn năm. Trên sườn núi Đọ - Thanh Hóa (còn có các tranh luận về niên đại của di tích này) và tại các địa điểm Hang Gòn, Dầu Dây (Đồng Nai), đã phát hiện được những công cụ đá thô sơ của sơ kỳ thời đại đá cũ. Di cốt người vượn (archanthropus) cũng đã tìm thấy trong hang Thẩm Hai và Thẩm Khuyên (Lạng Sơn). Đó là những chiếc răng hóa thạch có những đặc điểm gần với răng người vượn Bắc Kinh (Sinanthropus pekinensis), nằm trong di cốt một quần động vật thời kỳ trung kỳ cách tân (Pléistocène) cách ngày nay khoảng 30 vạn nặm. Như vậy cách đây hàng chục vạn năm, đã có những bầy người vượn sinh sảng rải rác trên ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Tại hang Thẩm ồm (Nghệ An), tìm thấy răng hóa thạch của một loài người vượn sống cách ngày nay 14-25 vạn năm, đang trên quá trình tiến hóa từ người đứng thẳng (homo erectus) lên người hiện đại (homo sapiens). Tiếp theo đó, di cốt người hiện đại đã được phát hiện ở hang Hùm (Yên Bái) có niên đại 8-14 vạn năm, rồi ở Kéo Lèng (Lạng Sơn), Soi Nhụ (Quảng Ninh), Thung Lang (Ninh Bình). Những phát hiện trên cho thấy quá trình chuyển hóa từ người vượn thành người hiện đại diễn ra khá sớm trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là những trang mở đầu của lịch sử thời nguyên thủy Việt Nam. Từ văn hóa Sơn Vi phát triển lên văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn thuộc thời kỳ nguyên đá mới (protonéolithique) và sơ kỳ đá mới (néolithiqueférieur) tồn tại cách đây trên dưới 1 vạn năm. Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn phân bố trên địa bàn rộng của Đông Nam á gồm cả Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaisia, đông Sumatra, song cuội nguồn là Việt Nam. Cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn đã biết trồng trọt và Việt Nam cũng như Đông Nam á được coi là một trung tâm nông nghiệp vào loại sớm nhất của loài người bên cạnh trung tâm Trung Đông, Trung Mỹ, Pêru. Đó là bước mở đầu của "cuộc cách mạng đá mới" mà thành tựu chủ yếu là sự phát sinh nông nghiệp. Văn hóa Sơn Vi (Vĩnh Phú) thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 11-18 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lao Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng. Đến hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 4-5 nghìn năm, các di tích văn hóa tiền sử phân bố rộng khắp lãnh thổ Việt Nam trên các địa hình khác nhau, từ Bắc chí Nam, từ miền núi rừng cao nguyên phía tây đến châu thổ ven biển và hải đảo phía đông đó là văn hóa Hạ Long (Quảng Ninh), văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình), văn hóa Cầu Sắt (Đồng Nai)... và các di vật tìm thấyở hầu khắp mọi nơi. Đây cũng là thời kỳ biển lui và hình thành các đồng bằng châu thổ ven biển. Từ các miền gò đồi, miền chân núi, cư dân nguyên thủy tiến xuống chinh phục vùng châu thổ, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước. Trên cơ sở kinh tế trồng lúa nước kết hợp cới các loại cây trồng khác, kết hợp với các nghề thủ công, với hái lượm, săn bắn chăn nuôi, đấnh cá, cuộc sống của con người dần dần ổn định với những xóm làng nông nghiệp định cư dựa trên qua hệ thị tộc mẫu hệ. Đó là cuội nguồn xa xưa của nền văn minh Việt Nam cổ truyền.
  8. Các MOAI này di chuyển như thế nào? Có 1 truyền thuyết nói, chúng tự di chuyển!!!! Các nhà khoa học đã thí nghiệm chứng minh như sau : http://www.tegakinet.jp/moai.htm http-~~-//www.youtube.com/watch?v=YcXt7KYJoCk&feature=player_embedded
  9. Moai Moai là những bức tượng được tạc từ tro núi lửa cô đặc tại Rapa Nui, Đảo Phục sinh, Chile. Tất cả các bức tượng đều được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất. Moai lớn nhất từng được dựng lên là "Paro", cao tới 10 mét (33 feet) và nặng 75 tấn[1]. Một bức tượng được tìm thấy ở tình trạng chưa hoàn thành cao tới 21 mét (69 ft) và nặng 270 tấn. Hiện tại những bức tượng này đang được đề cử vào danh sách Bảy kỳ quan mới của Thế giới. Lịch sử và miêu tả Chưa tới một phần năm những bức tượng được chuyển tới các địa điểm nghi lễ và dựng lên khi đã được đội một cái mũ hình trụ (pukau) bằng đá đỏ. Những chiếc "mũ" đó, như chúng thường được gọi, được chế tạo từ đá ở một mỏ duy nhất là Puna Pau. Khoảng 95% trong số 887 moai ta biết hiện nay được tạc từ tro núi lửa tại Rano Raraku, 394 moai hiện vẫn nhận thấy được. Việc vẽ bản đồ bằng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) gần đây cho thấy tại khu vực phía trong có thể có một số moai khác tồn tại. Các mỏ đá tại Rano Raraku dường như đã bất thần bị bỏ hoang, với nhiều bức tượng vẫn ở nguyên vị. Tuy nhiên, các công đoạn chế tạo khác phức tạp và hiện vẫn đang được nghiên cứu. Hầu như tất cả các moai đã được hoàn thành và chuyển từ Rano Raraku tới dựng thẳng tại các địa điểm nghi lễ và lại bị lật đổ đều do người bản địa tiến hành ở giai đoạn ngay sau khi công việc được hoàn tất. Bản đồ Đảo Phục sinh với các địa điểm Moai Hình chụp gần moai tại Ahu Tahai, được nhà khảo cổ học Hoa Kỳ William Mulloy phục chế với cặp mắt bằng san hô Moai từ Ahu Ko Te Riku tại Hanga Roa, với chiếc tàu huấn luyện của Hải quân Chile Buque Escuela Esmeralda chạy ngang phía sau. Moai này hiện là bức tượng duy nhất được phục chế đôi mắt. Ahu Tongariki, phục hồi thập niên 1990 Ahu Akivi, moai duy nhất quay mặt ra biển Dù thường các bức tượng chỉ có phần "đầu", trên thực tế moai có đầu và thêm phần thân mình đã được rút gọn. Những năm gần đây, nhiều bức tượng moai đã được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn, dù đã bị lật đổ, mặt úp xuống đất. Nhờ vậy mọi người đã khám phá rằng các hốc mắt sâu nổi tiếng của moai từng chứa đựng những đôi mắt san hô. Những đôi mắt mô phỏng đã được chế tạo và đặt vào vị trí phục vụ cho việc chụp ảnh. Các bức tượng được những người khai hoang Polynesia tại hòn đảo này chế tạo bắt đầu từ khoảng năm 1000–1100 sau Công Nguyên. Ngoài việc thể hiện những vị tổ tiên đã mất, moai, cũng từng được dựng tại những địa điểm nghi lễ, cũng có thể từng được coi là hiện thân của các vị thủ lĩnh nhiều quyền lực đang sống. Chúng cũng là những bức tượng biểu hiện dòng giống quan trọng. Moai được điêu khắc bởi một nhóm những người điêu khắc chuyên nghiệp và là một tầng lớp riêng biệt, những người thuộc một tầng lớp cao hơn so với những thợ điêu khắc Polynesia bình thường khác. Các bức tượng đòi hỏi chi phí chế tạo rất lớn; không chỉ bởi việc khắc mỗi bức tượng đều đòi hỏi chi phí nhân công và nguyên liệu, mà còn cho việc di chuyển và dựng đứng nó lên ở vị trí chọn lựa. Hiện ta vẫn chưa biết rõ moai được di chuyển bằng cách nào nhưng quá trình này chắc chắn đòi hỏi nhiều nhân công, dây kéo, búa và/hay con lăn. Một giả thuyết khác cho rằng moai có thể đã được di chuyển bằng cách đẩy đi. (Pavel Pavel và cuộc thực nghiệm thành công của ông[2] chứng minh rằng chỉ cần 17 người với những sợi dây có thể di chuyển với tốc độ khá nhanh những bức tượng ở mức trung bình và cho rằng kỹ thuật này có thể được mô phỏng ở mức độ lớn hơn cho các bức tượng lớn khác). Tới giữa những năm 1800, tất cả moai bên ngoài Rano Raraku và nhiều bức tượng ở trong mỏ đá đã bị lật đổ. Ngày nay khoảng 50 moai đã được dựng lại ở vị trí cũ của chúng. Những truyền thuyết của người dân trên đảo nói về một vị tộc trưởng tên là Hotu Matu'a, người từng rời quê hương để tìm một quê hương mới. Nơi ông lựa chọn hiện chúng ta gọi là Đảo Phục sinh. Khi ông qua đời, hòn đảo được sáu người con trai của ông phân chia và sau đó lại bị những người cháu chắt chia nhỏ tiếp. Những người dân trên đảo có thể từng tin rằng những bức tượng của họ có thể hấp thu "mana" (những năng lực siêu nhiên) của vị thủ lĩnh. Họ có thể tin rằng bằng cách tập trung mana trên đảo những điềm lành sẽ tới, ví dụ, mưa sẽ rơi và những mùa vụ sẽ bội thu. Truyền thuyết của người định cư chắc chắn là một phần của một thần thoại khác, phức tạp hơn và phản ánh nhiều khía cạnh hơn, và nó đã thay đổi theo thời gian. Ghi chú 1 New Scientist, 29 July, 2006, pp. 30-34 2 Thor Heyerdahl, Arne Skjølsvold, and Pavel Pavel The "Walking" Moai of Easter Island
  10. Đôi nét thêm về vị trí địa lí đảo Phục Sinh : Đảo Phục Sinh được đặt ở trung tâm qua phép chiếu trực giao Đảo Phục Sinh, theo tiếng bản địa là Rapa Nui ("Đại Rapa") hoặc Isla de Pascua trong tiếng Tây Ban Nha, là một hòn đảo ở phía Nam Thái Bình Dương thuộc Chile. Tọa lạc cách Chile lục địa khoảng 3600 km về phía Tây và 2075 km Đông của đảo Pitcairn, nó là một trong những hòn đảo cô lập nhất thế giới. Nó được gọi là đảo "Phục Sinh" vì đã được những người Hà Lan phát hiện ra trong ngày Chủ Nhật Phục Sinh năm 1722. Tọa độ 27°09′B, 109°27′T, với vĩ độ gần với vĩ độ của thành phố Caldera của Chile, phía Bắc của Santiago. Hòn đảo gần như hình tam giác với diện tích 163,6 km² và dân số 3791 người (theo điều tra dân số năm 2002), 3304 trong số đó sống ở thủ phủ Hanga Roa. Đảo này được tạo thành từ 3 núi lửa: Poike, Rano Kau và Terevaka. Đảo này nổi tiếng với các moai, các tượng người bằng đá đứng dọc theo bờ biển. Về mặt hành chính, đây là một tỉnh của Vùng Valparaíso. Có 2 loại thực vật ông Thor dùng để làm thuyền vượt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là cây sậy và cây gỗ ban-xa. Cây sậy ông tết lại thành thuyền của ngừoi AI-Cập cổ, cây ban-xa làm mảng vựot Thái Bình Dương theo gió mậu dịch. Cây này có lẽ ít người biết, xin giới thiệu : Cây Balsa sống ở đâu? Cây balsa sống tự nhiên trong rừng rậm nhiệt đới ở trung và nam Mỹ. Nhưng phần lớn gỗ balsa cho máy bay mô hình thường được cung cấp từ Ecuador ở bờ biển phía tây của Nam Mỹ. Balsa sống ở điều kiện ấm áp, nhiều mưa và khô ráo (không động nước). Chính vì lý do này và gỗ balsa tốt nhất thược mọc ở đất cao dọc theo dòng sông vùng nhiệt đới. Tên khoa học của balsa là Ochroma Lagopus. Chữ balsa là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bè gỗ, nó nổi dể dàng trên mặt nước. Ở Ecuador, nó được gọi tên là Boya có nghĩa là phao. Cây Balsa mọc như thế nào? Không có chuyện một rừng balsa, cây balsa mọc riêng lẻ hoặc từng khu vực nhỏ rải rác trong rừng. Trước đây người ta thường gọi cây balsa là cây dại. Cây balsa tái sinh bằng hạt của nó, gió thổ hạt của nó và phân bố rời rạc trong rừng. Hạt balsa rơi xuống đất đến khi có ánh sáng mặt trời thì nó bắt đầu phát triển thành cây, khi phát triển thì các cây nhỏ yếu sẻ chết chỉ còn những cây mạnh thì sống. Chính vì vậy mà theo số liệu trung bình thì 0.4 hecta rừng bạn có thể chỉ tìm thấy 1 hay 2 cây. Cây balsa trưởng thành trong bao lâu? Cây balsa mọc rất nhanh, sáu tháng sau khi nẩy mầm thì thân nó được 3.5 cm cao khoảng 3 đến 4 m. Trong vòng 6 đến 10 năm thì nó cao khỏang 20 đến 30 m và đường kính là 0.3 đến 1.3 m, lúc này ngừơi ta sẻ cắt nó. Nếu không cắt mà để cho nó tiếp tục mọc thì vỏ của cây sẽ trở nên cứng và ruột bị mục nát. Lá cây balsa giống như lá cây nho nhưng to hơn nhiều, khi còn trẻ thì lá cây balsa có thể dài đến cả mét, cây càng già thì lá càng nhỏ lại. Tại sao gỗ balsa nhẹ? Để biết được tại sao gỗ balsa nhẹ, bạn cần phải xem nó với kính hiển vi. Tế bào của nó rất to nhưng thành thì mỏng. Đa số các cây khác thì nó nặng do chất nhựa kết dính gọi là lignin dùng để kết hợp các tế bào lại với nhau. Với cây balsa thì lignin rất ít. Cây balsa chỉ có khỏang 40% là chất rắn, để có được sức mạnh đứng thẳng thì cây balsa chứa nước trong tế bào của nó làm cho nó trở nên cứng - giống như bạn bơm hơi cho bánh xe vậy. Với cây balsa còn xanh, so sánh về trọng lượng thì lượng nước trong cây balsa nặng gấp 5 lần phần gỗ của chính nó. Còn các cây gỗ cứng khác thì tỉ lệ nước trong gỗ ít hơn nhiều (so với chính bản thân cây gỗ đó). Chính vì vậy trước khi đem bán, gỗ balsa phải được nung trong lò trong 2 tuần để tách nước ra khỏi tế bào gỗ, cho đến khi lượng hơi ẩm chỉ còn 6%. Nung trong lò cũng để diệt côn trùng, vi khuẩn, nấm trong cây khi còn xanh.
  11. Đây là một bộ sách cực kì hay viết về những cuộc khám phá các vùng đất châu Mỹ, châu đại dương, mô tả chân thực thế giới sinh vật biển. Hồi bé, cháu được đọc bộ sách này tiếng Việt do bố mua cho, ấn tượng nhớ mãi đến giờ. Bây giờ muốn tìm lại, chắc cũng phải mất chút thời gian. Đảo Phục Sinh chỉ là một mắt xích trong chuỗi hành trình chứng minh về nhân chủng học của tác giả. Xin giới thiệu tóm tắt như sau :(trích từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Thor_Heyerdahl ) Thor Heyerdahl Sinh 6 tháng 10 năm 1914 Larvik, Na Uy Mất 10 tháng 4 năm 2002 (87 tuổi) Colla Micheri, Ý Quốc tịch Na Uy Ngành Nhân chủng học Thám hiểm Học trường Đại học Oslo Ngay từ khi còn trẻ Thor Heyerdahl đã bộc lộ niềm yêu thích các cuộc thám hiểm để kiểm chứng các giả thiết về nhân chủng học. Năm 1936 ông thực hiện chuyến du hành đầu tiên tới Quần đảo Marquise, những ghi chép của ông về chuyến đi này được tập hợp trong tác phẩm Paa Jakt efter Paradiset (Cuộc săn tìm Thiên đường, 1938). Sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Thor Heyerdahl tạm ngừng công việc nghiên cứu để tham gia các chiến dịch phá hoại hậu cần Đức Quốc xã. Năm 1947, Thor Heyerdahl thực hiện chuyến du hành nổi tiếng nhất của mình trên chiếc bè Kon-Tiki. Với mục đích chứng minh mối liên hệ giữa thổ dân Polynésie với người da đỏ Nam Mỹ, Thor Heyerdahl cùng một số người bạn đã sử dụng một chiếc bè được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên để vượt Thái Bình Dương mà không nhờ tới sự trợ giúp của bất cứ phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nào. Sau 101 ngày lênh đênh trên biển xuất phát từ Nam Mỹ, nhóm du hành của Heyerdahl đã tới đích ở Quần đảo Tuamotu ngày 7 tháng 8 năm 1947. Tổng cộng chiếc bè đã vượt qua quãng đường hơn 8.000 km và chứng tỏ rằng người da đỏ Nam Mỹ hoàn toàn có khả năng thực hiện những chuyến đi tương tự trong quá khứ. Cuốn sách ghi chép về chuyến đi có tên Hành trình Kon-Tiki của Heyerdahl sau này đã được dịch ra trên 50 thứ tiếng khác nhau, bộ phim tài liệu làm về chuyến đi cũng đã giành Giải Oscar cho phim tài liệu xuất sắc nhất vào năm 1951. Mặc dù chuyến du hành Kon-Tiki gây tiếng vang rất lớn nhưng giả thuyết của Heyerdahl về nguồn gốc thổ dân Polynésie không được giới nhân loại học đồng tình,[1] nhiều bằng chứng về sinh lý, văn hóa và di truyền cho thấy thổ dân ở đây có nguồn gốc từ lục địa châu Á chứ không phải Nam Mỹ,[2] còn thổ dân trên Đảo Phục Sinh thực tế lại có nguồn gốc chính từ quần đảo Polynésie.[3][4] Trong hai năm 1955-1956, Thor Heyerdahl dẫn đầu một đoàn nghiên cứu Na Uy tới khảo sát các di chỉ khảo cổ trên Đảo Phục Sinh.[5] Các ghi chép của Heyerdahl về cuộc nghiên cứu này được tập trung trong tác phẩm Aku-Aku, đây tiếp tục là một đầu sách ăn khách và được những độc giả yêu thích khám phá tìm đọc. Trong hai năm 1969 và 1970, Thor Heyerdahl thử nghiệm việc dùng thuyền làm bằng papyrus để vượt Đại Tây Dương từ Maroc thuộc Châu Phi. Dựa theo những thiết kế của người Ai Cập cổ đại, Heyerdahl đặt tên cho con thuyền đầu tiên là Ra tuy nhiên nó đã bị hỏng sau vài tuần trên biển. Không dừng lại, Heyerdahl tiép tục cho làm Ra II, lần này con thuyền đã đưa đoàn thám hiểm tới Barbados và chứng minh rằng người ta có thể vượt Đại Tây Dương bằng cách nương theo hải lưu Canary.[6] Năm 1978 Thor Heyerdahl thực hiện chuyến du hành trên biển bằng một con thuyền sậy có tên Tigris nhằm chứng minh cho mối liên hệ giữa vùng Lưỡng Hà và Nền văn minh Thung lũng Indus, nay là Pakistan. Ngày 3 tháng 4 năm 1978, sau năm tháng lênh đênh trên biển, chiếc Tigris đã bị đốt ở Djibouti dù còn đang ở tình trạng hoạt động tốt, đây là hành động của Heyerdahl nhằm phản đối chiến tranh leo thang ở Biển Đỏ và Vùng sừng châu Phi.[7] Về cuối đời, Thor Heyerdahl tiếp tục hoạt động tích cực trong nghiên cứu khoa học và đấu tranh bảo vệ môi trường. Ông qua đời năm 2002 ở tuổi 87 vì u não. Chính phủ Na Uy đã quyết định tổ chức quốc tang cho nhà thám hiểm tại Nhà thờ lớn Oslo vào ngày 26 tháng 4 năm 2002, tro hỏa táng của ông được đặt trong khu vườn của gia đình tại Colla Micheri.[8] Tham khảo Robert C. Suggs The Island Civilizations of Polynesia, New York: New American Library, p.212-224. Friedlaender, J.S. et al. (2008). "The Genetic Structure of Pacific Islanders". PLoS Genetics, 4(1):173-190. Kirch, P. (2000). On the Roads to the Wind: An archaeological history of the Pacific Islands before European contact. Berkeley: University of California Press, 2000. Barnes, S.S. et al. "Ancient DNA of the Pacific rat (Rattus exulans) from Rapa Nui (Easter Island)". Journal of Archaeological Science, 33:1536-1540. Gonzalo Figueroa Ryne, Linn. Voyages into History at Norway. Retrieved 2008-01-13. "Thor Heyerdahl's Final Projects". Azerbaijan International, 10:2. Heyerdahl, Thor. Aku-Aku: The Secret of Easter Island. Rand McNally. 1958. Heyerdahl, Thor. Kon-Tiki, 1950 Rand McNally & Company. Heyerdahl, Thor. Fatu Hiva. Penguin. 1976. Heyerdahl, Thor. Early Man and the Ocean: A Search for the Beginnings of Navigation and Seaborne Civilizations, February 1979. Bí Ẩn Đảo Phục Sinh Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật. Nơi đây luôn được coi là một trong những địa điểm bí ẩn nhất hành tinh. Nằm ở vùng Nam Thái Bình Dương, cách Chile và Tahiti khoảng 2.000 dặm, hòn đảo này không phải là nơi dễ tiếp cận. Được phát hiện vào ngày lễ Phục sinh năm 1722, đảo đã mang luôn tên đó cho tới ngày nay. Các nhà khảo cổ học đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy những người Đa đảo đã phát hiện ra hòn đảo này từ khoảng năm 400 sau Công nguyên. Và trong khi hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý với quan niệm này thì một số người lại nói, thực tế những người từ vùng Nam Mỹ đã đến cư trú trên đảo trước tiên. Nhà thám hiểm Thor Heyerdahl, tác giả cuốn Kon Tiki, lại cho rằng những cư dân đầu tiên đến từ Peru. Lý do họ đưa ra là vì có những điểm tương đồng giữa các bức tượng trên đảo, gọi là moai, với các công trình bằng đá của người Peru. Những bức tượng moai trên đảo Phục Sinh. Kích cỡ các moai trên đảo thay đổi từ vài tấn và cao từ chưa đầy 1,2 m tới 21,6 m và nặng xấp xỉ 150-165 tấn. Đến nay, các nhà khoa học đã đếm được 887 bức tượng như thế này trên đảo, với chiều cao trung bình 3,9 m và nặng trung bình 13 tấn. Chỉ có 288 trong số 887 tượng được đặt đúng vị trí, số còn lại vẫn nằm ở bãi khai thác hoặc rải rác trên đảo trong tư thế đang vận chuyển. Hiện nay, vùng đất, con người và ngôn ngữ trên đảo Phục Sinh đều được cư dân của nó gọi là Rapa Nui. Những cư dân vùng đảo có một thứ ngôn ngữ viết gọi là Rongorongo mà thậm chí đến nay người ta vẫn không sao giải mã được toàn bộ. Chỉ còn lại 26 tấm thẻ gỗ có thứ ngôn ngữ này, và ý nghĩa của chúng vẫn chưa được xác định. Thêm vào đó, đảo còn có nhiều tác phẩm đá khắc mô tả hình ảnh chim chóc và cuộc sống thường ngày của những cư dân xa xưa. Đây giống như cuốn nhật ký, được làm ra để thể hiện xem các thế hệ nối tiếp nhau đã sống thế nào và làm những gì trong cuộc sống thường ngày của họ. Bộ phim Rapa Nui của đạo diễn Kevin Reynols dựa trên một số tác phẩm đá khắc này. Một trong những bí ẩn lớn của đảo Phục Sinh là tại sao người ta lại ngừng xây dựng moai một cách rất đột ngột. Các nhà khoa học cho rằng, cư dân của đảo đông đúc nên phá vỡ hệ sinh thái đến không thể nuôi nổi toàn bộ dân cư được nữa. Một số tự biện rằng những khu rừng trên đảo bị đốn sạch đến mức tuyệt chủng, vì gỗ được dùng để di chuyển các moai khổng lồ, và đất thì được dùng cho nông nghiệp. Họ còn quả quyết thêm rằng vì hết gỗ nên những cư dân trên đảo không còn chuyên chở nổi những tảng đá khổng lồ, do đó buộc phải đột ngột chấm dứt công việc xây dựng các bức tượng. Theo bằng chứng, cư dân đảo Phục Sinh sau đó bước vào thời kỳ suy thoái do cuộc nội chiến đẫm máu mà một số người tin rằng chấm dứt bằng hiện tượng ăn thịt đồng loại. Suốt thời kỳ này, tất cả các bức tượng bị cư dân trên đảo kéo đổ, chỉ mãi gần đây các nhà khảo cổ học mới cố gắng dựng lại các moai vào đúng vị trí của chúng. Chế độ nô lệ và bệnh tật do những người châu Âu đem tới đảo, như bệnh đầu mùa, giang mai đã làm giảm dân số bản xứ xuống còn 11 người vào năm 1877. Tuy nhiên sau khi Chile sáp nhập đảo vào năm 1888, dân số tăng lên xấp xỉ 3.800 người như ngày nay. Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật.
  12. Bác Thiên Sứ đọc cuốn Nguồn gốc người Vạn đảo chưa? Quyển này có nhiều tập (3 thì phải) của cái ông vượt biển bằng mảng chứng minh người thượng cổ có thể đi vòng quanh khắp thế giới. Chi tiết về đảo Phục Sinh cũng như các dân tộc di cư được phân tích rất chi tiết.
  13. Lời cáo chung cho thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt. Có thể, khi phát biểu giả thuyết của mình, L. Aurousseau là một trí tuệ mẫn tiệp của thời đại ông. Thuyết của ông được ủng hộ bằng cuộc di cư của số đông người từ Nam Trung Hoa tới Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Chính vì thế ông chiếm được lòng tin của nhiều học giả người Việt thông thuộc cổ thư Trung Hoa. Tag:Trí tuệ, nguồn gốc, Chiến Quốc, tổ tiên I/ Thuyết “Sở-Việt” của nguồn gốc dân tộc Việt và những đệ tử Năm 1904, trong cuốn Le Cambodge xuất bản tại Paris, học giả người Pháp E. Aymonier đề xuất giả thuyết: “Tổ tiên những người ngôn ngữ Mon-khmer bắt nguồn từ những sườn núi phía nam Tây Tạng rồi di chuyển về phương nam theo hai hướng, hướng tây nam sinh ra người Munda ở Ấn Độ, hướng đông nam sinh ra các tộc Mon-khmer ở Đông Dương.” (1) Từ thuyết này, vào đầu những năm 20 thế kỷ trước, L. Aurousseau khai thác thư tịch Trung Hoa, cho rằng: “Người Việt Nam trước ở Trung Hoa rồi mới di cư qua miền Bắc Việt Nam. Nước Sở thuộc giòng Bách Việt, lãnh thổ bao gồm 2 tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay, xuất hiện trước thế kỷ thứ XI trước CN. Ðến thế kỷ thứ IX trước CN, một ngành nước Sở di cư về phía Nam, dọc theo sông Dương Tử, định cư ở Chiết giang, thành lập nước Việt (Việt Vương Câu Tiễn) vào thế kỷ thứ VI trước CN. Năm 333 trước CN, nước Sở đánh bại nước Việt, người Việt chạy về phương Nam theo bốn nhóm: Nhóm Ðông Âu hay là Việt Ðông ở miền Ôn Châu (Chiết Giang). Mân Việt ở Phúc Kiến. Nam Việt ở Quảng Ðông, Quảng Tây. Lạc Việt ở phía Nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam. Các nhóm kể trên bị Hán hóa, chỉ còn lại nhóm Lạc Việt là tồn tại…” “Những chúa dẫn các dân Việt di cư xuống miền Nam Quảng Tây và đến tận Bắc kỳ ngày nay về thế kỷ thứ IV và thứ III trước Gia tô là cùng một dòng họ với các vua Việt đến định cư ở Ôn Châu, Phúc Châu và Quảng Ðông vậy.” ”Vậy thời ta có đủ chứng cớ mà nói quyết rằng người An Nam ngày nay là dòng dõi trực tiếp của người nước Việt bị diệt năm 333, và tiên tổ ngàn xưa, về thế kỷ thứ VI trước Gia tô, đã ở miền tỉnh Triết Giang nước Tàu ngày nay, vào khoảng lưu vực con sông cùng tên ấy”(2). Trong hoàn cảnh thông tin về văn minh Đông Á còn hạn chế lúc đó, một số trí thức nước ta như Phạm Quỳnh đã chớp lấy “phát kiến tân tiến” trên rồi truyền bá trong cộng đồng. Từ đó, thuyết của Aurousseau được coi như tài liệu chính thống về cội nguồn dân tộc Việt. Không chỉ dừng lại ở thế kỷ đã qua, tư tưởng của ông còn được một số tác giả mang sang thế kỷ XXI. Giáo sư Cao Thế Dung trong bài “Tên nước Việt” được lưu hành trên nhiều website tiếng Việt, nhắc lại ý tưởng của L. Aurousseau với ý tán thành, đồng thời cũng góp phần hiện đại hóa thuyết này bằng cách bổ sung vào đó những tri thức mới của di truyền học hiện đại từ công trình của Y. Chu, Jin Li… Nguyên Nguyên với loạt bốn bài “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương”, là học trò trung thành của của L. Aurousseau. Tác giả đào xới cổ thư Tàu và áp dụng kỹ thuật điện tử 'fast forward' (quay băng video nhanh) để rút ngắn thời đại Hùng Vương đi 2500 năm cho vừa với giả thuyết người thầy Tây của mình. Người trẻ nhất trong trường phái là Trương Thái Du với các bài viết trên mạng và in thành sách ở Nhà xuất bản Lao Động - 2007: “Tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” và “Nói thêm về Đàn Nam Giao” (vannghesongcuulong.org 19.12.06), trong đó đưa ra những bằng cứ từ cổ thư Trung Hoa để minh chứng cho truyết “Sở - Việt” Nót một cách công bằng, người viết cũng chịu ảnh hường của Aurousseau. Có một thời, đó là cách giải thích khả dĩ nhất về gốc gác người Việt. Nhưng rồi, cùng với sự trưởng thành của trí tuệ, với những phát hiện khảo cổ học mới và nhất là từ khi có thông tin từ công trình của nhóm Y. Chu về con đường phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, niềm tin của chúng tôi thay đổi. Từ những bằng chứng khảo cổ học, nhân chủng học vững chắc hiện có, chúng ta có đủ cơ sở để viết lời cáo chung cho thuyết Aurousseau. II/ Sự cáo chung của thuyết Aurousseau Thuyết “Sở-Việt” được đưa ra sau khi khảo cổ học phát hiện di chỉ Ngưỡng Thiều mà lúc đó cho là khởi nguyên của văn minh Hán truyền xuống Long Sơn và vùng Đông Nam. Nhưng đầu thập niên 30, Hội nghị Quốc tế về tiền sử Viễn Đông đã thống nhất cho rằng: “Cả Long Sơn, cả Ngưỡng Thiều đều từ văn hóa Hòa Bình sớm đưa lên.” Tại sao khi khảo cổ học phát hiện dòng chuyển dịch văn hóa ngược với quan niệm cũ thì niềm tin vào thuyết Aurousseau vẫn không thay đổi? Đó là do trong lịch sử có những cuộc di dân về Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Lịch sử người Việt có hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên khai phá đất Trung Hoa và giai đoạn sau từ Trung Hoa về xây dựng Việt Nam. Giai đoạn đầu quá xa xôi, không được ghi chép trong thư tịch Trung Hoa nên đến cuối thế kỷ trước, nhân loại chưa biết tới. Do chỉ biết giai đoạn sau nhưng lại ngộ nhận đấy là toàn bộ lịch sử Việt Nam nên Aurousseau cùng học trò của ông đã sai lầm. Cho tới cuối thế kỷ trước, thuyết “Sở-Việt” vấp phải những mâu thuẫn sau: 1/ Mâu thuẫn thứ nhất: hoàn toàn phủ định truyền thuyết Hùng Vương dựng nước. Giả thuyết Aurousseau là sự phủ định lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt. Kết quả là lịch sử của chúng ta chỉ còn lại một nửa thời gian. Về mặt tâm linh, đó là đòn chí mạng đánh vào lương tri người Việt. Chưa biết đúng hay sai, giả thuyết như vậy là rất khó chấp nhận. Một lý thuyết đưa ra mà trái ngược tới mức phủ định truyền thuyết gốc của dân tộc là điều phải hết sức đắn đo, thận trọng. Vì vậy, không lấy làm lạ là, dù không ít học giả quảng bá cho thuyết này thì nó cũng không được đại đa số người Việt chấp nhận. Hầu như mọi người đều hướng về lịch sử 4000 năm với Phục Hy, Thần Nông, rồi Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. 2/Mâu thuẫn thứ hai: Trái ngược với bằng chứng khảo cổ học: Từ thập niên 70 thế kỷ trước, do việc phát hiện thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam, thế giới đã công nhận Việt Nam là trung tâm văn hóa đồng thau xuất hiện sớm và phát triển nhất khu vực, bắt đầu từ 1850 năm đến thế kỷ II TCN, mà rực rỡ nhất là văn hóa Đông Sơn kéo dài khoảng 800 năm TCN. Thời kỳ này tương đương với sự xuất hiện cùa nước Sở, mà ta biết, hiện vật đồng thau nước Sở vừa muộn hơn, lại ít hơn và nhất là không tinh xảo bằng của Việt Nam. Đấy là bằng chứng cho thấy, Việt Nam là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển sớm và mạnh hơn nước Sở. Đạt được trình độ phát triển như vậy chứng tỏ rằng trên địa bàn Việt Nam lúc đó có một nhà nước mạnh. Điều này cho thấy không thể có chuyện ngược đời là người Sở-Việt di cư xuống lập nước Văn Lang và thành tổ tiên của người Việt. Do không hóa giải được hai mâu thuẫn trên nên số ủng hộ viên của thuyết Aurousseau giảm đi. Tuy vậy, chứng lý bác bỏ thuyết Aurosseau chưa đủ mạnh vì còn thiếu bằng chứng quan trọng nhất là nhân chủng học. Sang thế kỷ XXI, với việc phát hiện con đường thiên di phương nam của người tiền sử tới Việt Nam, khoa học có đủ bằng chứng để bác bỏ thuyết Aurousseau. 3/Mâu thuẫn thứ ba: trái với chứng cứ nhân chủng học. Điều khá khôi hài là, trong khi khẳng định người Sở - Việt là tổ tiên của người Việt Nam thì những người theo thuyết Aurousseau chẳng hề biết người Sở - Việt là ai, người Văn Lang là ai, người Việt Nam hiện đại là ai?! Ở đây không có chỗ cho những tên gọi nôm na như “tộc Tâu Âu”, “tộc Việt cổ”, “tộc Thái cổ” mà phải là những tên Latinh trong bảng phân loại nhân chủng. Khi chưa minh định được điều đó thì việc cho rằng người này là tổ tiên của người kia chỉ là chuyện ăn ốc nói mò! Có định luật như sau: Nếu trong quá khứ dân cư vùng A thiên di làm nên tổ tiên của dân cư vùng B tất sẽ để lại những vết tích trong bộ gene (genome) của dân cư vùng B. Như vậy, nếu vào thế kỷ IV TCN, người Sở-Việt di cư xuống tạo thành tổ tiên người Việt Nam hiện đại thì phải có bằng chứng về sự chuyển hóa di truyền của cư dân Việt Nam ở thời điểm trên. Không hề có bằng chứng như vậy. Xin đọc: “Thời đại Đá Mới, dân cư trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. Sang thời đại Đồng - Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hoá.”(3) Đấy là kết luận của nhà nhân chủng học hàng đầu Việt Nam Nguyễn Đình Khoa, được trình bày trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á, xuất bản năm 1983 ở Hà Nội. Đầu năm 2005, khi phân tích 30 di cốt ở khu mộ cổ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, tiến sĩ M. Oxenham của Đại học Quốc gia Úc một lần nữa xác nhận: “Người Việt từ trước thời đá mới đã có biểu hiện của giống người Úc châu [Nam đảo] hay Đa đảo Melanesian, nhưng người Việt từ đầu thời Đồng thau đã có biểu hiện đặc trưng của giống người Ðông Nam Á. Sự hiện diện của cả hai nhóm sắc tộc này sát cánh nhau trong khu mộ táng cho thấy đã có sự hỗn hoà giữa hai chủng ở mức độ đáng kể, có thể là đánh dấu những nguồn gốc sớm nhất về dân cư Việt hiện thời, vốn đã tương đối ổn định khoảng năm 2000 TCN.”(4) Hai đoạn dẫn trên cho thấy: chỉ có việc chuyển hóa cùa dân cư Việt Nam từ loại hình Australoid sang Mongoloid, hoàn tất vào khoảng 2000 năm TCN. Không có biến đổi di truyền nào cùa dân cư Việt ở thời điểm thế kỷ IV TCN. Như vậy là, người Việt hiện đại ra đời từ hơn 2000 năm trước khi người Sở - Việt di cư xuống. Cố nhiên, người Sở - Việt không thể là tổ tiên của những người được sinh ra trước họ. Điều này chứng tỏ rằng, khi di cư xuống Việt Nam, người Sở - Việt có cùng bộ gene di truyền với người bản địa. Bằng chứng nhân chủng học là chiếc đinh cuối cùng đóng xuống quan tài thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt Nam. III/ Giả thuyết: “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang” Dựa trên những phát kiến khoa học mới, nhất là công trình của tập thể nhà di truyền Trung Quốc và Mỹ cộng tác trong Dự án Đa dạng di truyền người Trung Hoa (Chinese Human Genome Diversity Project), chúng tôi xin đưa ra giả thuyết “Người Lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà trở về dựng nước Văn lang” như sau: Khoảng 40.000 năm trước, người Việt từ Đông Nam Á đi lên khai phá đất Trung Hoa. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV CTN, họ đã làm chủ vùng đất mênh mông từ Đông Nam Á tới phía nam sông Hoàng Hà, có nhân số khoảng 2/3 nhân loại và phát triển nền nông nghiệp tiên tiến. Cũng khoảng thời gian này, một số nhóm người Mongoloid từ Đông Nam Á đi lên, định cư ở phía tây bắc Trung Hoa và chuyển dần từ săn bắt hái lượm sang du mục, là tổ tiên của chủng Mongoloid phương Bắc. Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III TCN, người du mục xâm phạm lãnh thổ của người Việt, cướp của, hãm hiếp, bắt người làm nô lệ, mức độ ngày một tăng. Do vậy đã xuất hiện liên minh các bộ lạc Bách Việt phía bắc sông Dương Tử do Đế Lai chỉ huy với các bộ lạc phía nam Dương Tử do Lạc Long Quân lãnh đạo chống lại quân xâm lăng. Khoảng năm 2600 TCN, người Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu mở chiến dịch lớn tổng tấn công ở Trác Lộc. Liên quân Việt thua trận, Đế Lai hy sinh. Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt lên thuyền theo dòng Hoàng Hà ra biển xuống phía nam, đổ bộ vào vùng Nghệ Tĩnh. (5) Trong đoàn thuyền nhân trở về Việt Nam, có một số người lai Mông Cổ được sinh ra từ những cuộc xâm lấn trước đó và cả những phụ nữ bị quân Mông Cổ hãm hiếp mang thai. Khi trở về, họ sinh những con lai thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Do sự chiếm đóng mở rộng, cuộc di tản khỏi lưu vực Hoàng Hà còn tiếp tục và bổ sung thêm người Mongoloid phương Nam cho dân cư Việt Nam. Những người mang gene Mongoloid phương Nam này lai với người bản địa thuộc loại hình Australoid, làm chuyển hóa dân cư Việt Nam sang loại hình Đông Nam Á, là tổ tiên của người Việt Nam ngày nay. Đoàn thuyền nhân từ Hoàng Hà trở về, do cùng chủng tộc, ngôn ngữ và được dắt dẫn bởi Lạc Long Quân, vua của nước Xich Quỷ nên dễ dàng hòa nhập với dân bản địa. Người mới về, do hoạt động trên vùng đất rộng, phải thường xuyên đối mặt với kẻ xâm lấn phương Bắc nên biết cách tổ chức nhà nước và kỹ thuật quân sự, vì vậy được cộng đồng bản địa tôn lảm vua. Nhờ ưu thế lai của chủng Mongoloid phương Nam, nhờ được tổ chức thành nhà nước, người Văn Lang trở nên hùng mạnh, sáng tạo văn hóa đồng thau, đặc biệt là chế tác trống đồng. Tuy thời gian này người Việt có kỹ nghệ hàng hải cao và làm chủ biển Đông nhưng di tản bằng thuyền không thể đưa ồ ạt nhiều người nên số người mang gene Mongoloid phương Nam có mặt lúc đầu ở Văn Lang không nhiều. Vì vậy quá trình chuyển hóa dân cư Việt khá chậm chạp, phải trong thời gian hơn nửa thiên niên kỷ, cho tới 2000 năm TCN mới ổn định. Giải thích và chứng minh Giả thuyết do chúng tôi đề xuất có những ưu điểm sau: a/ Phù hợp với truyền thuyết Hùng Vương dựng nước: thời gian dựng nước Văn Lang khoảng 2600 năm TCN, Lạc Long Quân theo Hoàng Hà ra biển Đông, xuôi về Nam. Đồng thời cũng phù hợp với Ngọc phả đền Hùng là có “đoàn người đổ bộ vào Nghệ Tĩnh” b/ Việc không tìm được sọ Mongoloid thuần chủng ở Việt Nam chứng tỏ là vào thời kỳ này không có người Mongoloid thuần chủng trên đất Việt Nam. Như vậy chỉ còn khả năng duy nhất là có người Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà – nơi đầu tiên xuất hiện người Mogoloid phương Nam - di cư bằng thuyền tới Việt Nam và làm biến đổi gene của dân cư Việt. Giả thuyết của chúng tôi giải thích thỏa đáng điều này: cách nhau vạn dặm núi rừng và một biển người Bách Việt dòng Australoid, khoảng 2600 năm TCN, bên sông Hoàng và bên sông Hồng, chủng người Mongoloid phương Nam gần như đồng thời xuất hiện. Nguyên nhân tại đâu? Chỉ có khả năng duy nhất là những người lai Mông Cổ trong đoàn thuyền nhân từ sông Hoàng Hà đi về Việt Nam. c/ Giả thuyết của chúng tôi cho phép chứng minh ngược lại thuyết của Aurousseau. Có thể có khả năng sau: Lạc Long Quân làm vua nước Xích Quỷ từ phía Nam Dương Tử tới tận miền Trung Việt Nam. “Nước” ở đây là một liên minh bộ lạc lỏng lẻo do tộc Lạc Việt (Indonesien) có số dân đông và nói ngôn ngữ Mon-khmer đứng đầu. Khi lên thuyền chạy theo Hoàng Hà ra biển, Lạc Long Quân vì lý do nào đó, không trở về đô của mình ở Ngũ Lĩnh mà dông thuyền xuống tới vùng Nghệ Tĩnh rồi đi lên lập đô mới ở Bạch Hạc, từ đây dựng nước Văn Lang. Như vậy, có thể hiểu đây là một lần dời đô và đổi quốc hiệu: đô mới là Bạch Hạc còn quốc hiệu là Văn Lang thay cho Xích Quỷ. Cùng một thời kỳ lịch sử, cương vực Văn Lang trùng khớp với địa bàn nước Xích Quỷ ủng hộ cho giả thuyết này. Từ xa xưa vẫn có dòng người từ Việt Nam đi lên phương bắc. Tới thời điểm này trong dòng di dân có thêm những người lai. Người lai đã truyền bá gene Mogoloid phương Nam ra khắp nước Văn Lang rộng lớn, làm chuyển hóa di truyền của người Việt ở phía nam Dương Tử. Đến khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân số Văn Lang đã được Mogoloid hóa. Các nước Sở, Ngô, Việt… là những mảnh vỡ của nước Xích Quỷ - Văn Lang nên dân cư đều thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Việc người nước Việt của Câu Tiễn trở về Việt Nam vào năm 333 TCN là lá rụng về cội, cháu con trở lại đất xưa của tổ tiên. IV/ Kết luận Có thể, khi phát biểu giả thuyết của mình, L. Aurousseau là một trí tuệ mẫn tiệp của thời đại ông. Thuyết của ông được ủng hộ bằng cuộc di cư của số đông người từ Nam Trung Hoa tới Việt Nam vào thời Chiến Quốc. Chính vì thế ông chiếm được lòng tin của nhiều học giả người Việt thông thuộc cổ thư Trung Hoa. Tuy nhiên thực tế lịch sử cho thấy, đấy là lầm lẫn lớn. Từ những bằng chứng khảo cổ và nhất là di truyền học, khoa học hiện đại chứng minh được rằng, người tiền sử xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam rồi đi lên mở mang đất nước Trung Hoa. Sau đó, do người Mông Cổ xâm lấn, đã trở về lại Việt Nam cùng các quốc gia Đông Nam Á khác. Khảo cổ và di truyền học cũng xác nhận, vào thời điểm 2000 năm TCN, chủng Mongoloid phương Nam là chủ thể dân cư Việt Nam và là tổ tiên của người Việt hiện đại. Những bằng chứng vững chắc trên đã bác bỏ thuyết Aurousseau. Một câu hỏi tất phải nảy sinh: vì sao, trước sự thực khoa học như vậy mà vẫn còn người tin theo thuyết “Sở-Việt”? Có thể, đó là hậu quả của thói ù lỳ trí thức nơi những người chỉ duy nhất tin vào những gì quen thuộc, do kiến văn hạn hẹp nên không còn lựa chọn nào khác. Đấy còn là sự thất bại về phương pháp luận của những người leo cây tìm cá. Các tác giả này tận tín vào sách của thày Tàu mà không biết tới nghịch lý: người Trung Hoa hiện nay cũng chẳng biết tổ tiên gốc gác của họ là ai trong khi lại ảo tưởng rằng cổ thư Tàu là nguồn duy nhất chỉ dạy mình biết gốc gác tổ tiên người Việt! Phải chăng đó cũng là vấn nạn của dân tộc Việt?! Phật Đản 2007 Tài liệu tham khảo 1. E.Aymonier. Le Combodge. Paris.Tom 3. Dẫn theo Nhân chủng học Đông Nam Á. 2. Léonard Aurousseau, "Khảo về cỗi rễ dân An Nam". Bản dịch của Hồng Nhân Phạm Quỳnh. Nam Phong tạp chí số 84, tháng 6-1924, tr.480. Dẫn theo Cao Thế Dung. Tên nước Việt. 3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB Đại học và THCH. HN,1983 4. Lê Anh Vũ- Tin BBC hay tin Oxenham-talawas 3.3.05 5. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguốn tổ tiên, cội nguồn văn hóa. Hà Văn Thùy "Đây là một góc nhìn về lịch sử nguồn gốc giống nòi cháu đưa lên để mạn đàm chứ không có ý đồ gì khác ạh! :( "MrPlkaR Ngày đăng: 6/5/2009 3:33:40 PM; Nguồn: vannghesongcuulong.org
  14. Cửa vào p.khách nhiều quá. Ko hiểu lí do đặt cái cửa đi ngay dưới cầu thang làm gì, cái WC tầng 1 đưa xừ nó vào dưới thang đi, kết hợp chỗ đó luôn làm để xe và kho, như thế p.khách sẽ rộng thoáng hơn. Cái cầu thang chiều đi, bố trí như hiện tại ngược ngược bác ah! Tương tự thế, p.thờ tầng 2 cũng nhiều cửa đi quá, ban công đua ra nhiều ko rõ làm gì, cái này nó liên quan mặt đứng nhà, kết cấu làm kém nó nứt xừ sàn gây thấm. Cảm tưởng nhà này thợ vườn thiết kế quá non tay nghề! Nhà cháu chỉ dám nhận xét có thế :P!!
  15. Nói thêm chút chút về độ mạnh của động đất : trên 7 độ richte đã gọi là động đất mạnh rồi ah; còn trên 8 độ richte thì gọi là HỦY DIỆT vì ko có công trình nào trụ vững, địa chất thay đổi, phải vẽ lại bản đồ do sự thay đổi bề mặt đại hình sông ngòi.Cầu mong không có vụ động đất nào mạnh trên 8 độ richte xảy ra trong tương lai trên Thế giới chúng ta!!!
  16. Hix, bác Thiên Sứ viết hay cơ mà dụng chiêu câu giờ ghê quá, thật là....Bà bán cá chửi "A..a..a"... mà bác í kéo đến 3 bài rồi. Bác ời, tiếp đi, tò mò quá! :)
  17. Bác Thiên Sứ văn phong ngày "teen" hơn, phong cách kím hịp ngày cang hay làm nhà cháu tò mò muốn đọc tiếp quá. Nhanh nhớ bác ới ời ơi!!! ;)
  18. Cám ơn anh, bàn ra bàn vào chẳng qua để chiêm nghiệm xem bản thân lí giải và người khác lí giải nó khác nhau như thế nào thôi. Nhà em chưa cần dùng đến các môn cao siêu để xứ lí cuộc sống bản thân nên cứ nôm na nó vậy, mong anh ko chê văn em dùng nó đẳng cấp thấp. Lạc quan, phóng khoáng có khi em còn hơn bác đấy! Nhà em dân xây dựng mà! Không rõ bác làm nghề gì, chứ cái cực của nghề tụi em nó hơn kha khá nghề khác đấy, tiếp xúc cũng đủ loại to đùng đến bé tí với bao hỉ nộ ái ố! Em vẫn yêu nghề, yêu đời mới sống đến giờ mà ko phải hổ thẹn với bản thân, gặp ai cũng đủ tự tin mà ngang hàng trao đổi. Em trao đổi những tâm tư trên này coi như tâm sự, hay hay dở các bác lượng thứ! ^____^
  19. Tôi làm tư vấn xây dựng, ngồi thiết kế kết cấu nhà cửa thôi. Cơ sở tâm linh chắc là cái ta nhận biết đúng sai trong cuộc sống và ta tuân thủ nó trong hành động đúng ko bác?
  20. Có vẻ bác hơi cực đoan trong cách suy nghĩ, xin lỗi bỏ quá vì nói thế! Tôi lại khác, tôi tính ít nói nhưng không vì thế mà kín tiếng. Với người xung quanh, tôi tìm cách cảm nhận họ về sự việc mà mình dự tính bàn luận. Theo cảm nhận đó, tôi nói ra suy nghĩ của mình và chờ đợi phản ứng của người nghe để quyết định việc tiếp theo nói tiếp hay ko, nói theo chiều hướng nào hay thôi ko nói nữa hoặc chuyển sang chủ đề khác.Đúng là nhiều lúc, cuộc đời không kiểm soát nổi. Theo tôi, lí do là từ mục đích ban đầu. Làm việc gì, thông thường ta hay nhìn đích trước, sau đó tìm đường mình đi, cố gắng lo xa các rủi ro xảy ra trên đường và cách chấp nhận nó như thế nào. Thành hay bại có lẽ ko kiểm soát là chỗ đó, nhưng như thế tâm mình cũng nhẹ phần nào, chúng ta lạc quan "thua keo này bày keo khác"!!! Bác thấy sao?
  21. Bác ơi, cháu cố hiểu mấy khái niệm của bác theo các từ "chuyên ngành", hiểu nôm của cháu có thể coi như của bác nói trên, nói như bác làm rối rắm vấn đề quá. Nếu bác theo đường tu hành hay gì đó, có lẽ bác nên học thêm cách làm người hiểu mình theo cách của người. Nói rõ hơn, cũng như người thầy đi dạy, cách hiểu của thầy với 1 bài toán rất bao hàm tổng quát với các lí thuyết cao siêu, nhưng cách dạy trò ko thể làm theo cách thầy hiểu được.Giờ cháu thỉnh ý kiến bác cái này, mình sống tốt làm việc tốt nhưng những người mình làm việc, quan hệ ko nghĩ như mình ( ko phải là người ta có ý đồ xấu gì đâu nhé). Một cá nhân hành xử như vậy hậu quả sẽ ra sao, nhiều cá nhân có cách hành xử như vậy hậu quả sẽ ra sao? Làm thế nào để bảo vệ mình mà vẫn thay đổi được người ta?
  22. Đứa trẻ mới ra đời là việc vui vẻ. Sao tự dưng các bác bảo phải làm này làm nọ do thấy nó có căn hay có cái gì đó? Theo tôi, dạy dỗ đến khi trưởng thành là trách nhiệm bậc làm cha mẹ. Con đường đi là do bản thân quyết định, đừng ép, ép dễ méo! Hướng dẫn, uốn nắn cho đúng đạo làm người khác hoàn toàn với việc ép làm này làm nọ, tôi gọi đó là thiếu tôn trọng nhau !
  23. Bác chủ topic đồng cảm với tôi ở một khía cạnh nào đó. Cái cần là hành động cụ thể, nói lí mãi cũng nhàm! Chúng ta hiểu lẽ đúng sai, chúng ta tự tìm ra con đường đi, tìm ra lý tưởng cuộc sống. Đây là giai đoạn "lí"- kiểu như ngồi trong nhà "ngâm kíu". Bây giờ, sang giai đoạn 2, chúng ta "hành"- hành động, ra khỏi cái nhà kia hòa mình vào cuộc sống thực tế đang ầm ầm quay cuồng. Thực tế bây giờ, gặp xấu cản trở nhiều hơn gặp tốt. Nói thật, làm được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu thì tôi giàu to từ lâu rồi, tha hồ mà thực hiện hoài bão, lí tưởng,..."có thực mới vực được đạo". Ko đổ lỗi lí do mấy việc kia vì sao bất công như thế vì những lí do mập mờ được- căn bản việc đó khó có sức thuyết phục với đại đa số. Tôi tư duy rằng sống phải hiểu việc, cái gì ta "thuyết" được thì cố, ko được thì tránh,...nhưng ko phạm vào mấy tôn chỉ ở gd "lí" là được. Có cái câu " đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", đời thường bây giờ sao nhiều sự phải như thế thế. Mong nhiều bác có kinh nghiệm sống chia sẻ hơn. Nói thực, bây giờ muốn sống đẹp lắm nhưng cuộc đời toàn ép mình đi ngược!!!
  24. Mạo muội hỏi, thực tế, bạn làm như thế nào ?
  25. Cháu hiểu nôm thôi, ý tứ cháu muốn diễn đạt nó là như này : sống phải biết thế nào là tốt đẹp và tìm cho mình lý tưởng sống, thế mới lạc quan, có cái cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nhưng lý tưởng đó nó bị tác động bởi môi trường, khi tìm người cùng tâm sự thấy khó khăn thì lạc quan cũng suy giảm ( nhưng ko phải vì thế mà buông xuôi). Ai vẫn an vui khi xung quanh toàn bậu sậu sặc mùi thì quả thực khó hiểu ( hay là dùng câu cửa miệng giả mù giả điếc...), vậy, tìm cách giải quyết vấn đề này như nào? Quả thực, bậc hậu sinh như cháu thấy rối trí!!! Hay bỏ lên núi xa lánh cuộc đời?? Hay đi làm cái gì đó hòng thay đổi 1 chút gì đó ???....Hix, nói nữa chắc mọi người bảo hâm mất!^__^Còn vụ chim mua thả của bác Thiên Sứ, ý kiến cá nhân của cháu là cháu chưa được như bác, từ tâm xuất thành hành động, thật sự mà nói, tuổi trẻ quả có nhiều lỗi lầm như thế, thờ ơ, vô tình,...Thôi thì bác bỏ quá cho cái tội nông nổi ai cũng 1 thời :lol: Nói thế này mong bác ko giận, bằng tuổi cháu chắc chả ai mua chim thả cả mà toàn lo chuyện "vĩ mô cơm áo gạo tiền" :lol: Còn ý bác nào nói trên, chắc là nói đại ý có làm việc thiện thì làm đến nơi đến chốn có kết quả cụ thể cho người nào đó chứ ko trách gì việc bác Thiên Sứ "nghĩ cạn" cả. Thế có đúng ko ah?!