Như Thông

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    889
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Như Thông

  1. Thật ra, khách quan nhận xét thì rất vô cùng khó khăn cho các cụ nhà mình. Bên trong thì lạm phát, nợ nần, tham nhũng.... Bên ngoài thì Trung Quốc hăm he dùng vũ lực chiếm bờ cõi. Lực lượng quân đội thì không đủ sức đương đầu. Nga thì hết hiệp ước quân sự năm 2000, Mỹ thì chẳng biết ý đồ nó ra sao, còn các nước trong khu vực canh me chia phần bờ cõi. Mình vẫn tin trong thời bình thì các cụ chểnh mãng, hối lộ, phe cánh.....nhưng tình hình diễn ra trong lúc này thì các cụ vẫn đang ráo riết tìm kế sách đối phó, vừa không mất lòng thằng Trung Quốc, vừa có sự ủng hộ của cộng đồng quân sự quốc tế. HY VỌNG VẬY.
  2. he he. Mình cũng thấy giống bạn. Thiết kế xấu òm.
  3. HY VỌNG VIỆT NAM MÌNH ĐÃ CHUẨN BỊ ĐÚNG VÀ ĐỦ KHÍ TÀI, NHÂN SỰ ĐỂ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC. KIỂU NÀY CHẮC CHIẾN TRANH NỔ RA QUÁ.
  4. CỔ SỬ TRUNG HOA VÀ NHỮNG DẤU HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT. Sai lầm lớn nhất của các sử gia Hán tộc là kết cấu lịch sử dân tộc – quốc gia mình một cách máy móc thiếu biện chứng, bỏ quên yếu tố thời gian. Lãnh thổ Trung Hoa tới điểm “hạn” khoảng 1200 năm trước công nguyên, tức là mốc thời gian mà lãnh thổ không thể trương nở tự do được vì nó tiến đến một đường biên với các dân tộc, quốc gia khác, từ điểm này sự xê dịch biên giới luôn là kết quả của một cuộc chiến, với Trung Hoa từ mốc lịch sử này các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa Hán tộc và lân bang đều được ghi vào sách sử. Ta thử làm một con tính đơn giản, dân số Trung Hoa đời Tần khoảng 20 triệu người, 2000 năm sau là 1.200 triệu người tức tăng 60 lần, lấy tỉ lệ này ước tính dân số nhà Hạ, vương triều đầu tiên trong Tam Đại của Trung Hoa trước Tần 2.000 năm , thì dân số cao lắm cũng chỉ dưới 500.000 người; với số dân như vậy dàn trải trên diện tích gần bằng diện tích Trung Hoa ngày nay là điều không thể có ; Lý do rất đơn giản là điều kiện vật chất kỹ thuật không cho phép, với phương tiện lưu thông chính là đôi chân thì không thể có một nhà nước mà lãnh thổ rộng tới vài triệu ki-lô mét vuông bao gồm 9 châu: Duyện, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Lương, U như đã ấn định trên bản đồ Trung Hoa cổ; các sử gia Hán tộc đều thành thực tin rằng lãnh thổ Trung Hoa to lớn như thế vì cổ sử Trung Hoa từ thời vua Chuyên Húc (2513 –n 2345 trước CN), đời vua Nghiêu (2357 trước CN) thậm chí cả đến đời Thần Nông, một vì vua của truyền thuyết xa xôi lắm lãnh thổ Trung Hoa đã tiếp giáp với Giao Chỉ hay Giao Châu, cũng có sách chép là Nam Giao tức phần lớn lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Sử gia Hán tộc đã sai lầm khi tạo nên một lịch sử không có sự phát triển, quốc gia cũng chỉ là một cơ thể sống, có sinh ra, có lớn lên rồi tới điểm dừng hay hạn. Cũng như con người sinh ra chỉ khoảng 2 – 3 kg lớn lên tới độ 23 – 25 tuổi là điểm dừng thì nặng khoảng 50 – 60 kg, còn “Hán Quốc” mới khai sinh đã to bằng tuổi 20 – 25, đã có 9 châu mênh mông thiên địa …. đúng là thần nhân trong thần thoại…. Như vậy làm sao ta có thể lý giải một việc rất nhất quán trong cổ sử Trung Hoa. Liên tiếp từ thời Thần Nông tới Chuyên Húc và sau là vua Nghiêu …, kinh Thư, Thiên Nghiêu Điển viết: “vua Nghiêu mệnh hy thúc trạch Nam Giao…” Nam Giao, Giao Chỉ là một địa danh, một vùng đất đã có từ thời Thái cổ trong lịch sử Trung Hoa và liên tục cho đến đời Tống; vua Tống vẫn phong cho vua Đại Việt là: “Giao Chỉ Quận Vương” trước khi nâng cấp lên “An Nam Quốc Vương”, sự việc đó chỉ cách nay một ngàn năm và được ghi chép rõ ràng trong sách sử. Tìm lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa nhưng kỳ thú này dẫn dắt đến một sử thuyết, và khi sử thuyết này được minh chứng sẽ làm đảo lộn toàn bộ lịch sử Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á. Chính sử Trung Hoa đều cho rằng thủy tổ dân tộc mình là Bào Hy, Thần Nông. Thần Nông là kết cấu ngôn ngữ Việt, nếu theo Hán ngữ phải viết là Nông Thần; đây không phải là trường hợp duy nhất vì ta gặp nhiều trường hợp như thế trong Ngũ Kinh, như: Đế Ất, Hậu Tắc,… Hậu Nghệ, V.v… Vậy các vua này là vua Việt hay vua Hán ? Thêm vào đó các địa danh của Trung Hoa đầy dẫy từ ngữ Việt, như: Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, … Hán tự dùng ‘sơn hà’ là ‘núi’ và ‘sông’ để chỉ lãnh thổ quốc gia, như sông phương bắc, sông phương nam, núi phương tây, núi phương đông, … vậy theo Hán ngữ phải ghi là Bắc Hà, Nam Hà, Đông Sơn, Tây Sơn …, còn Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây là kết cấu theo Việt ngữ ? Xuất phát từ dịch học với 2 quẻ Đoài –hồ cấn – núi tượng trưng cho cái nền đất chở đỡ con người nền địa lý Trung hoa lấy sơn - hà , người Việt gọi là núi-sông để chỉ lãnh thổ quốc gia , hà là trục dọc bắc-nam nên có đất Hà bắc - Hà nam , sơn là trục ngang đông tây nên có đất Sơn đông -Sơn tây , cả Việt và Hoa đều nằm trong nền văn hóa dịch học nên đều có các tỉnh Hà bắc , Hà nam và Sơn tây ...theo ý nghĩa này , Ngặt một nỗi ...cấu trúc Hà bắc-sơn tây V.v..là cấu trúc tiếng Việt , người Tàu hiện có giải thích khác đi : Hà nam Hà bắc là 2 vùng ̣̣̣đất nằm ở bắc và nam Hoàng hà , Sơn đông Sơn tây là đất phía đông và tây của Hằng sơn như vậy ....đúng là cấu trúc Hán ngữ...., nhưng nếu đã đọc kinh thư và kinh thi ta sẽ thấy : đất phía bắc và nam Hoàng hà người Trung hoa sẽ gọi là Hoàng bắc và Hoàng nam chứ không dùng Hà bắc -Hà nam , gọi đích danh sông Hoàng để xác định vị trí chứ không dùng chữ ‘hà’ chung chung , tương tự ta có đất Hằng đông -Hằng tây chứ không có sơn đông -sơn tây , vì chỉ với chữ sơn không thì biết là sơn nào? Trung hoa có tới 5 ngọn núi thiêng còn núi không thiêng thì cả đống ...hỏi làm sao định vị ? tóm lại đây chỉ là lối giải thích chữa cháy cho 1 sự việc không hiểu nổi mà thôi . Chỉ với hình ảnh 2 tỉnh Hà và 2 tỉnh Sơn đan chéo nhau trong 1 hình vuông ta thấy ngay việc định danh các tỉnh trên là xuất phát từ nền tảng văn hóa chứ không phải là dựa vào địa hình . Lịch sử về văn minh Trung Hoa cũng có một số điểm mà ta không hiểu nổi. “Thời nhà Hạ (2200 trước CN) người dân đã biết ‘tát nước vào ruộng’…” rõ ràng câu này chỉ sự canh tác lúa nước; nước là điều kiện đầu tiên trong: “nước, phân, cần, giống” mà nền khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết từ xa xưa; nước quan trọng đến nỗi việc “dẫn thủy nhập điền” được coi như một thành tựu khoa học, phản ánh trình độ văn minh của một dân tộc. Sự việc này khó hiểu ở chỗ: lãnh thổ nhà Hạ ở vùng Hoàng Hà (theo chính sử Trung Hoa) đâu có trồng được lúa nước … cây được trồng chính ở miền Bắc Trung Hoa là kê và lúa mì. Các chứng cứ về khảo cổ học và các ngành khoa học khác như nông học, thổ nhưỡng đã xác định như vậy. Ngày nay qua các di chỉ trong lòng đất, ngành khảo cổ học đã xác định được nơi sinh tụ thời cổ xưa của Hán tộc là bờ sông Hoàng Hà. Hán tộc là tộc người xây dựng được nền văn minh rất sớm, họ đã bước vào thời gọi là văn hóa gốm đỏ cách đây khoảng 8.000 năm, địa bàn của họ dịch chuyển từ tây sang đông dọc theo sông Hoàng Hà với các nền văn hoá gốm đỏ, gốm đen, rồi gốm xám. Vùng đất từ Thiểm Tây tới Hà Nam ngày nay. Vào đời Thương lãnh thổ Trung Hoa là vùng đất nằm ở giữa 4 tỉnh: Hà Nam – Hà Bắc – Sơn Đông – Sơn Tây. Qua đời Chu thì chuyển về vùng Sơn Tây ngày nay, theo đó ta có thể xác định Hán Quốc cổ là quốc gia lục địa chưa tiến đến bờ biển; nhưng sử Trung Hoa lại ghi: “Từ đời Thương dân Trung Hoa đã biết dùng vỏ sò làm tiền để trao đổi hàng hóa…”, nên trong Hán tự đã cấu thành bộ ‘bối’ nghĩa là ‘vỏ sò’, ‘vỏ hến’ để tạo nên các từ liên quan đến việc giao thương, buôn bán … nhưng dân sinh sống sâu trong lục địa thì lấy vỏ hến, vỏ sò ở đâu ra? Sử Trung Hoa cũng ghi là vào đời Thương đã biết dùng voi trong chiến trận …, nhưng lãnh thổ nhà Thương ở vùng sông Hoàng Hà thì làm gì có voi, voi Á Châu chỉ sống ở miền xích đới và nhiệt đới, … không lẽ sử Trung Hoa sai lầm lớn đến thế?Hai loại “vật liệu” nền tảng của văn hóa Trung Hoa là mai rùa và tre đều không phải là sản vật tự nhiên của miền Bắc Hoàng Hà. Người ta đã đào được ở An Dương thuộc phần Bắc Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà Nam, hàng vạn mai rùa và xương thú có khắc “Hoa tự” cổ và coi đây là căn cứ để xác định trung tâm văn minh Trung Hoa … nhưng ở miền Bắc Hoàng Hà không hề có loại rùa lớn đó sinh sống, khoa học đã chỉ rõ như thế; loại rùa có mai lớn để khắc chữ chỉ sinh sống ở sông Dương Tử hay Trường Giang. Lại nữa, Dịch Lý vào đời nhà Thương được gọi là Qui Tàng Dịch là sách dịch được khắc trên mai rùa (qui = rùa; tàng = chứa). ta có thể giải thích hợp lý sự việc trên là nhà Thương trước khi chuyển về lưu vực Hoàng Hà đã có thời gian sinh tụ ở lưu vực Dương Tử hay Trường Giang và chính là ở đấy đã phát minh ra “kỹ thuật” khắc chữ trên mai rùa; sau này dù di chuyển đến địa điểm mới vẫn về chốn cũ đem mai rùa đi để sử dụng. Tương tự, tre có hàng trăm loại khác nhau; nhưng tre lớn, bản đủ rộng làm thành các thẻ để viết chữ và kết thành sách chỉ có ở vùng xích đạo và nhiệt đới, ngay cả ở Tứ Xuyên nằm trong vùng bình đới, cũng chỉ có loại tre lớn nhất gọi là tre đực hay tầm vông; thì nhà Chu ở Sơn Tây làm gì có tre lớn để làm sách, viết chữ? Đối chiếu sinh cảnh thực sự cộng thêm nghiên cứu qua ghi chép trong Kinh Thư, Kinh Thi, và Kinh Dịch ta thấy có nhiều điều không thể xảy ra được. Thí dụ: Đại Tượng Truyện của Quẻ Dự trong Kinh Dịch chép: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, Sùng Đức ân tiến chi Thượng Đế dĩ phối tổ khảo…” Quẻ Dự là Quẻ Chấn chồng trên Quẻ Khôn hay Địa; Chấn là sấm, sấm nổ trên đất đích thị chỉ quẻ Chấn chồng trên qủe Khôn, điều này giúp ta hình dung cảnh đánh trống đồng. Trống đồng còn gọi là trống sấm hay Lôi, khi đánh úp trên mặt đất là Địa, âm thanh trống đồng là nhạc tế lễ, ở đây nói rõ là tế Thượng đế và sùng kính tổ tiên . Một quẻ nữa là Quẻ Tiệm nói đến ‘vũ nghi”, một nghi thức mà người tham gia lễ hội hóa trang bằng lông chim, một cảnh được khắc hoạ rõ nét trên trống đồng. Dựa trên chính sử thì chắc chắn nhà Chu chưa hề biết đến trống đồng, vì trống đồng loai I Heger chỉ tìm thấy ở Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam – Quảng tây của Trung Hoa, nơi này cách Sơn Tây xa lắm. Hiện nay cách nhà nghiên cứu Trung Hoa đã phải công nhận trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hán, vậy tại sao hơn 2.000 năm Kinh Dịch đã biết về trống đồng, chỉ dẫn cho ta về mục đích sử dụng trống đồng (tế Thượng đế)? Cũng như đề cập đến tục hoá trang được khắc trên trống đồng?Dù vua Càn Long nhà Thanh đã tốn không biết bao nhiêu tiền để dụ giỗ thu mua sách vở và bản đồ trong dân chúng , sau đó mất thêm không biết bao nhiêu là công sức để cưỡng bức tịch thu cho hết rồi mướn hơn 300 quan “bác sĩ” cạo sửa suốt 10 năm trời, sửa không nổi thì đốt cho sạch tang tích, nhưng cuối cùng vẫn bị lọt sổ....:Sách Ngự phê Thông giám Tập Lãm và Thiếu vi Thông giám, quyển Chu Ngoại Kỷ có đoạn chép (Lê Văn Siêu dịch – Việt Nam Văn Minh Sử) như sau: “Cách 1.000 năm, đến năm Tân Mão là năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu, phía nam Giao Chỉ có người ‘Việt Thường’ sang Trung Hoa dâng bạch trĩ, qua 2, 3 lần thông ngôn nói rằng ‘đường xá xa xôi, non sông cách trở sợ rằng một lần thông sứ không hiểu tiếng nhau cho nên phải qua 3 lần thông ngôn để sang chầu’. Chu Công đáp lời: ‘Đức trạch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận lễ sơ kiến, chính lịch không tới khắp nơi, người quân tử không nhận người ấy xưng thần.’ , Người thông ngôn nói: ‘Tôi vâng mệnh những ông già (bô lão) nước tôi bảo: ‘Trời không gió dữ, mưa dầm, bể không sóng nổi đã 3 năm, hẳn là Trung Hoa có thánh nhân, sao không sang chầu.’ Chu Công đem đến cho vua Chu để dâng lên anh linh của tiên vương , khi sứ giả về quên mất đường, Chu Công tặng cho 5 cỗ biền xa, bốn mặt có diềm che và công cụ chỉ hướng NAM, sứ giả đi xe ấy từ đường bể (sau này) là nước Phù Nam ở cõi đất Cao Miên, thời xưa là Lâm Ấp, đầy năm trời mới về đến nước (Việt Thường)”.Sách Thiếu Vi Thống Giám, chú giải: “Việt Thường là ‘Nam phương quốc danh, tại Giao Chỉ nam’”, có thể dịch là “tên nước nam phương, (một nước) ở phiá nam Giao Chỉ” Trong đoạn trích dẫn trên có nhiều điều phải bàn như tên nước, phương hướng nhưng điểm chính yếu thứ nhất ta cần xem xét: nhà Chu ở đâu mà sứ lại xuống thuyền về nước ở biển (sau này là) Phù Nam, Cao Miên? Rõ ràng là nhà Chu không thể ở Sơn Tây cách xa biển Phù Nam ít nhất 3.000 km. Thứ hai ta xét: nước Việt Thường không thể ở gần Cao Miên mà ở rất xa vì đi thuyền một năm mới tới. (Sách sử hiện nay cho là miền Trung Việt Nam trước đây là Việt Thường). Tới đây ta lại phải thêm một câu hỏi: Việt Thường là nước nào và ở đâu?Thêm một vấn đề nữa:Sử Trung Hoa viết về nhà Tần như sau: Nhà Tần chọn cho mình đức Thủy là đức đã thắng đức Hoả màu đỏ của nhà Chu, và nhà Tần chọn cho mình màu đen, từ ngựa tới cờ quạt đều màu đen.- Số 6: cái gì cũng số 6, trục xe 6 tấc, xe vua do 6 ngựa kéo.Tháng chọn là tháng 10, bắt đầu mùa đông, ở đây rõ ràng sử gia Trung Hoa đã vận dụng Dịch Lý vào sử, ta hãy xem: Nếu nhà Tần chọn Hành Thủy, màu đen, số 6, mà ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên thì nhà Chu không thể ở nơi nào khác ngoài Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây (xin xem bản đồ) tức là ở phía nam Tứ Xuyên, Thiểm Tây vì sử ghi rõ nhà Chu: đức Hoả, màu đỏ (Thực ra thì nhà Chu không phải đức Hoả và màu đỏ; sử học Trung Hoa đã cố gán ép các nguyên lý của Dịch học vào lịch sử ; nhà Chu đích thực ở phương Tây nên thuộc hành Kim, màu trắng). Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc chắc chắn không phải do người Trung Hoa lập, lý do đơn giản trong bản đồ thời này ngoài: Vị Thủy, Hoài Thủy, Kỳ Thủy, V.v…(tức là Sông Vị, Sông Hoài, Sông Kỳ, V.v…) lại còn có cả: Hà Thủy và Giang Thủy … 2 con sông chính của Trung Hoa ; Hà và Giang nghĩa là gì Không lẽ người Trung Hoa không biết hay sao mà còn thêm chữ Thủy vào; chỉ có người không phải là người Trung Hoa khi lập bản đồ tưởng hà và giang là tên riêng nên mới làm như thế, hay do bởi không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên họ mới sơ xuất do quán tính và cẩu thả khi định danh nên mới có tên 2 con sông kỳ khôi là: “Sông …… Sông” (Giang = sông , Hà = sông , thủy =sông ). Còn một thực tế khó giải thích nữa: Sông Dương Tử hay Trường Giang được coi là mốc phân ranh Bắc – Nam của Trung Hoa, theo chính sử thì trước thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Hoa chưa biết đến miền Nam, khảo cổ học đã xác định dân miền Hoa Bắc thuộc về chủng Mongoloit, còn Hoa Nam thuộc ngành Mongoloit phương Nam, cứ theo lịch sử thì từ Bào Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Hạ Vũ, Thành Thang … tất cả là người Mongoloit cùng chủng với Mãn, Mông, Kim, Liêu V.v… Như thế sẽ có một hệ quả là: những người mang đặc điểm nhân chủng nam Mongoloit không phải là người Trung Hoa ? hay là họ bị diệt quốc và bị đồng hoá thành người Trung Hoa ? Điều này thật khó nói vì chính họ lại là dân “đa số” ở Trung Hoa hiện nay, và đối với những người Trung Hoa này huyết thống là điều cực kỳ quan trọng, không có chuyện họ gọi người khác giống là tổ tiên ; ở đây cũng không thể có sự lầm lẫn, sự thực này không thể lý giải cách nào khác hơn là lịch sử Trung Hoa hiện nay là sai. Đọc sử Trung Hoa ta thấy còn nhiều bất hợp lý: Sau khi thống nhất Trung Hoa và lên ngôi, Tần Thủy Hoàng phái đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân vượt Hoàng Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện; Hà Sáo là đất phía bắc Hoàng Hà, theo chính sử là đất của 2 nước Yên và Triệu, mà Yên và Triệu đã bị Tần diệt quốc có nghĩa là đất của Tần; thì Hung Nô đi lối nào mà vào tận Hà Nam ( giới sử học Trung quốc cho Hà sáo chỉ là vùng bắc Sơn tây như thế làm sao chứa nổi 44 huyện ? ) Thời Chiến Quốc không có một dòng sử nào nói đến việc có chiến tranh giữa Triệu và Yên hay Tần với Hung Nô, có một chi tiết nhỏ nữa trong sử ký của Tư Mã Thiên là tướng Mông Điềm sau khi chiếm được Hà Sáo đã cấm dân ở đấy thờ ….. (1 chữ đã bị xóa), dù chữ bị xóa là chữ “Phật” hay là gì đi nữa thì cũng nói đến một điều: dân ở Hà Sáo có tôn giáo khác với dân Trung Hoa nên Mông Điềm cấm; như thế họ không thể là dân nước Yên hay nước Triệu được, nói khác đi họ là ngoại nhân, hay là vùng bắc Hoàng Hà mà Tư Mã Thiên gọi là Hà Sáo đó không phải là đất của Yên, Triệu; suy rộng ra là trước thời Chiến Quốc, bắc Hoàng Hà không thuộc về Trung Hoa. Sử ký của Tư Mã Thiên còn ghi một việc nữa khiến người đọc không hiểu được:“Tần Thủy Hoàng sai làm một con đường từ ‘Cửu Nguyên’ chạy suốt đến ‘Vân Dương’ … sau đó sai đắp đá ở đất ‘Cử ’ thuộc Đông Hải làm cửa phía đông của Tần. Kinh đô của Tần ở tận Thiểm Tây bên bờ sông Vị gần với sa mạc tây bắc Trung Hoa, thì lấy biển ở đâu ra mà đắp đá làm cửa biển phía đông? Liên quan đến lãnh thổ Việt Nam sử ký cũng có một đoạn không thể hiểu nổ i: Lãnh thổ của Tần khi thống nhất Lục Quốc thì phía Nam đã đến miền “Bắc Hộ”… tức là miền nhà có cửa quay về hướng Bắc ý nói đã vượt qua xích đạo quá về phương Nam nên nhà mở cửa quay về hướng Bắc để đón ánh mặt trời. Giới nghiên cứu đồng nhận : miền “Bắc Hộ” là miền Trung Việt Nam ngày nay; như thế Việt Nam đã nằm trong lãnh thổ của Tần, vậy sao còn phái tới 50 vạn quân … đánh chiếm và lập thành 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận? Qua rất nhiều sự việc trên đã đến lúc ta mượn kết luận của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử và khảo cổ học Trung Hoa đưa ra một hướng nhìn mới rất táo bạo về đất nước và dân tộc Trung Hoa. Những hình khắc cảnh lễ hội, sinh hoạt trên trống đồng hoàn toàn đồng nhất với những gì mô tả trong Cửu Ca, có nghĩa là dân tộc có cảnh lễ hội được khắc trên trống đồng và được mô tả trong Cửu Ca là 1, nếu Cửu Ca, Sở Từ của dân “trống đồng” thì đương nhiên Kinh Thi và Ngũ Kinh cũng của dân “trống đồng”. Và cũng chính những nhà khoa học Trung Hoa này đã xác định: “Trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hoa (Hán) và là sản phẩm của những dân tộc ít người ở cực nam Trung Hoa”, đó là các dân tộc Tày, Thái, Liêu, hay Di Lão và vài dân khác .v.v . như vậy là đã thừa nhận chính những dân tộc ít người này mới là chủ nhân của Kinh Thi, mà đã là chủ nhân của Kinh Thi thì dĩ nhiên cũng là chủ nhân của Ngũ Kinh đồng nghĩa là chủ nhân của toàn bộ văn minh cổ của Trung Hoa. Chúng ta ai cũng biết Việt Nam là 1 trong 3 trung tâm của nền văn minh trống đồng, thậm chí có thể là trung tâm lớn nhất nữa. kết luận như vậy có quá vội vã không? Không đâu, cách đây vài chục năm học giả Henre Maspréso khi nghiên cứu về sinh hoạt lễ hội và phong tục tập quán của người Thái ở Việt Nam phải thốt lên: chắc chắn tổ tiên người Thái và người Trung Hoa cổ là một. Chỉ tiếc là nhận định của ông không được quan tâm và đào sâu thêm. Trước năm 1975, có một người dũng cảm lội ngược dòng đó là Linh mục Giáo sư Lương Kim Định, bằng kiến thức uyên bác và trực giác vô cùng bén nhạy ông đã dày công nghiên cứu và xuất bản cả một tủ sách về văn minh và nguồn gốc người Việt Nam… nhưng cũng chỉ là tiếng kêu trong hoang mạc… Thực may mắn trong 10 năm gần đây ngày càng nhiều người can đảm làm việc “đội đá vá trời” đó là Nguyễn Hồng Sinh với “Kinh Dịch Phục Hy huyền diệu và ứng nghiệm” xuất bản năm 2003, là Nguyễn Vũ Tuấn Anh với “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” xuất bản năm 2002, là Nguyễn Thiếu Dũng, là Trương Thái Du với hàng loạt bài viết ngắn …,ở ngoài nước cũng có nhiều nhà nghiên cứu đang chú ý tới vấn đề này Tất cả nhằm tìm ra nguồn gốc đích thực của người Việt Nam và văn minh Việt Nam, dù còn nhiều nhận định, kiến giải khác nhau, nhiều chứng lý chưa đủ trọng lượng, kết luận chưa hiển nhiên, chưa đủ sức thuyết phục, nhưng ít nhất công sức của các vị trên cũng đã có kết quả, tạo nên sự khởi động để nhiều người vào cuộc, số người tham gia việc “đội đá vá trời” ngày càng tăng, cứ như thế tăng lên mãi thì chắc chắn có ngày “vá được trời”. Hà Đồ, Lạc Thư là của dân tộc Việt rồi. Chú Thiên Sứ đi đúng đường rồi. Ước gì chú hãy còn 30, 40 tuổi chú nhỉ ?
  5. Dạ thưa chú, bài này của ông Hà Văn Thùy đó chú.
  6. Thật là ác nhân và máu lạnh. Bệnh viện bây giờ, vào mà không có tiền thì tụi nó mặt lạnh như đít bom. Kể cả những con điều dưỡng và những thằng bác sĩ. Khi xảy ra chuyện thì tụi nó họp bàn, bao che. Chuyện nghiêm trọng như vậy, trách sao mà bà con không vượt tuyến đổ ùn lên tuyến trên.
  7. Chữ Việt là chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa Hà Văn Thùy Những năm qua, trong hành trình tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, chúng ta đã biết đồ gốm Lapita từ vùng biển đảo Quảng Ninh lan truyền đến các hải đảo Nam Thái Bình Dương. Dụng cụ đá mới, cây kê, cây lúa nước, đồ đồng Phùng Nguyên, Đông Sơn cũng từ Hòa Bình lan tỏa khắp Á Đông. Từ khảo cứu của mình, từ năm 2006, chúng tôi khẳng định rằng, tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa(1). Tuy nhiên có một điều khiến chúng tôi băn khoăn là chưa tìm được chữ Việt cổ. Khoa học thừa nhận, chữ viết là biểu hiện cao nhất của sự phát triển văn hóa. Vì vậy, việc chưa tìm được chữ viết của tổ tiên là khiếm khuyết lớn, dẫn tới mối hoài nghi những thành quả khác của văn hóa Việt. Từ cổ thư Trung Hoa và truyền thuyết, chúng ta nghe nói tới chữ thắt nút, chữ khoa đẩu, chữ hỏa tự của người xưa. Nhưng ngay cả những công trình đi sâu nghiên cứu về chúng cũng chỉ đưa ra những ý tưởng mờ nhạt. Mấy năm trước, khảo cứu của nhà giáo Nguyễn Văn Xuyền mở ra le lói chút hy vọng. Nhưng ý tưởng cho rằng chữ Việt cổ gần với chữ của tộc Thái chưa tỏ ra thuyết phục. Công trình tâm huyết một đời của giáo sư Lê Trọng Khánh(2) là một tổng kết những nghiên cứu về chữ Việt cổ, cố gắng giải mã những ký tự trên rìu đồng, những ký hiệu trên bãi đá Sapa nhưng cũng chưa đưa ra kết luận thỏa đáng. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm, chúng tôi gặp tản mát những tài liệu khảo cổ học phát hiện chữ cổ trên đất Trung Quốc: văn bản trên bình gốm 12000 năm tuổi ở di chỉ Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây; những ký tự khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam 9000 năm tuổi(3). Một số chữ cổ phát hiện rải rác ở vùng Sơn Đông. Chữ Thủy của bộ lạc Thủy, di duệ của tộc Việt với 250000 người hiện đang sống tại Quý Châu(4). Và đặc biệt là sưu tập Giáp cốt và Kim văn phát hiện ở kinh đô cũ của nhà Thương tại phía nam tỉnh Hà Nam, Trung Quốc… Những chữ cổ trên có những đặc điểm sau: 1. Ký tự ở Bán Pha và Giả Hồ đều có niên đại trước cuộc xâm lăng của Hiên Viên (2600 năm TCN) tức là trước khi người Hoa Hạ ra đời. Điều này chứng tỏ đó là sản phẩm của người Việt cổ, tộc người đã sống trên Hoa Lục từ 40000 năm trước. 2. Cả ký tự Bán Pha 2, ký tự Giả Hồ và chữ của bộ lạc Thủy đều có sự gần gũi với Giáp cốt và Kim văn. Dựa trên quy luật đọc chữ Giáp cốt, các nhà chuyên môn người Mỹ(3) đã đọc được bản văn trên bình cổ Bán Pha 2. Những đặc điểm trên cho thấy: Chữ xưa nhất và đơn giản nhất cũng gần gũi hay “gợi nhớ” tới chữ muộn hơn, có tự dạng phức tạp hơn là Giáp cốt văn. Điều này cho thấy, chữ tượng hình trên đất Trung Hoa có sự phát triển liên tục, từ ít nhất 10000 năm tới 1500 năm TCN. Từ những chứng cứ trên, chúng tôi đưa ra giả định là chữ trên giáp cốt và đồ đồng nhà Thương cũng do người Việt sáng tạo. Cũng lúc này, chúng tôi phát hiện, nhà Thương, triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là người Việt, dựa trên chứng cứ sau: a) Thành Thang, ông vua sáng lập nhà Thương có “nước da đen bóng”(5). Đó là nước da của chủng Lạc Việt Indonesian, hậu duệ của đại chủng Australoid di cư từ châu Phi tới Việt Nam 70000 năm trước. B) Trên chiếc đỉnh của nhà Thương khắc những vật biểu của phương Nam: cá sấu, chim, hoẵng. c) Ông vua cuối cùng của nhà Thương có tên theo phát âm Hán Việt là Trụ nhưng theo âm Việt cổ là Đụ. Đó là tên mà người Việt đặt cho một kẻ hoang dâm, tàn ngược. Từ phát hiện như vậy về nhà Thương giúp chúng tôi vững tin hơn rằng Giáp cốt và Kim văn là sản phẩm của tộc Việt. Tuy nhiên, chứng cứ đó chưa đủ để bác bỏ niềm tin vững chắc của giới khoa học cho rằng đó là chữ của người Trung Hoa. Nhưng ngay trước thềm năm 2012, tại Quảng Tây Trung Quốc đã phát hiện được chữ của người Lạc Việt. Theo tin của Lý Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012(6): “Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu thập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại Đồ Đá Mới, hình thành vào thời kỳ đỉnh cao của "văn hóa xẻng đá lớn" (4000 - 6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ Giáp cốt cổ cùng "chữ Thủy" của dân tộc Thủy. Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù. Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc. Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại Đồ Đá Mới. Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông - thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu”. (hết trích) Trước hết xin được nói lại: thuật ngữ văn hóa xẻng đá lớn có lẽ được dùng không chính xác. Thực ra đó là loại rìu có vai thuộc văn hóa Hòa Bình. Việc xuất hiện số lượng lớn loại rìu này chứng tỏ đây là khu vực nông nghiệp lúa nước rất phát triển. Phân tích tự dạng trên rìu Cảm Tang, ta thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ Bán Pha 2 và Giả Hồ nhưng lại đơn giản hơn Giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả định, hệ thống chữ Lạc Việt có thể từ tự dạng Bán Pha 2 và Giả Hồ tiến tới Cảm Tang. Một câu hỏi được đặt ra: từ đâu dẫn tới ký tự Bán Pha 2? Cần nhiều hơn phát hiện khảo cổ học để thấy tiến trình của chữ Việt cổ. Nhưng dựa vào những dữ liệu hiện có, ta có thể đoán rằng, chữ Việt cổ được bắt đầu bằng những ký tự hiếm hoi trên bãi đá Sapa. Có thể là, từ Sapa, một nhóm Việt đi theo hướng tây bắc mang chữ lên vùng Sơn Tây, Thiểm Tây và lưu lại chữ viết trên bình gốm Bán Pha 2. Những nhóm Việt khác mang ký tự Sapa lên Quảng Tây, Quảng Đông rồi vượt Dương Tử lên vùng Sơn Đông, thành lập trung tâm lớn của người Việt. Do ở giai đoạn sớm nên chữ ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Ở thời kỳ muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Từ đó, chúng tôi cho rằng, chữ trên giáp cốt và đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ tượng hình Lạc Việt. Từ thời nhà Chu, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa, viết trên lụa và thẻ tre. Có thể giải thích việc Giáp cốt và Kim văn tập trung nhiều ở Ân Khư như sau: Nhà Thương là một dòng Việt sống ở Nam Hoàng Hà nên cũng sở hữu chữ viết tượng hình này. Khi xâm lăng đất của người Lạc Việt ở vùng Sơn Đông ngày nay, đã cướp những Giáp cốt văn và Kim văn của người Việt ở đây mang về kinh đô của mình, làm phong phú sưu tập chữ Lạc Việt. Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất kết nối với những phát hiện chữ cổ đã có, cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết tượng hình từ Sapa tới Ân Khư. Từ đây, chúng tôi đưa ra suy đoán rằng: cho tới những thế kỷ cuối cùng trước Thiên chúa, tầng lớp ưu tú người Việt ở Đông Á, từ châu thổ Hoàng Hà tới sông Hồng đã sử dụng chữ vuông tượng hình, với mức độ hoàn chỉnh khác nhau. Vua quan và tầng lớp ưu tú ở Việt Nam đã dùng chữ tượng hình trong cúng tế, bói toán và thảo ra Luật của nước Việt. Chữ tượng hình chỉ có số rất ít người làm quan và quý tộc được học. Xuống phương Nam, Triệu Đà nói tiếng Việt và viết chữ Việt. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã gặp ở đây Luật Việt viết bằng chữ vuông tượng hình. Bằng việc bắt hơn 300 gia đình quý tộc người Việt an trí ở Nam Dương Tử, y đã triệt hạ tầng lớp tinh hoa, xóa bỏ chữ viết của người Việt, thực hiện cuộc hủy diệt văn hóa. Những thế hệ người Việt sau đó phải học chữ vuông lại từ đầu. Và chữ vuông lúc này được gọi là chữ Hán. Như vậy là, sau khi chứng minh “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa” nay đã có đủ chứng cứ xác nhận “Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa.” ----------------- 1. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008 trang 57. 2. Lê Trọng Khánh. Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình Khoa đẩu (NXB Từ điển bách khoa, 2010) 3. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008 trang 92. Đọc ở đây: http://www. vanchuongviet.org/index.php?comp= tacpham& action=detail&id=5023 4. : http://www.huaxia.co...w/mjfs/1773034. html 5. Los Angeles Times, September. 29. 1998: “Thành Thang, ông vua đầu tiên của Trung Quốc được ghi nhận có nước da đen bóng. Lão tử triết gia nổi tiếng của Trung Quốc cũng có da đen.” (The Shang, for example, China’s first dynasts are described as having “black and oily skin”. The famous Chinese sage Lao-Tze was “black in complexim”. 6. Bản tin được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa tại: (http://diendan.lyhoc...o-nam-duong-tu/) :
  8. Ông dienbatn còn thể hiện khả năng nói chuyện với thánh thần, lập ra giáo phái Liên Hoa Vô Vi, tầm ma, tróc quỷ.... . Tôi tiên tri rằng, trong vòng 1,2 năm nữa sẽ xảy ra hiện tượng với ông dienbatn như sau: - Một là: trở thành Liên Hoa Tổ Sư - Hai là: nhà ngoại cảm Dienbatn. Em xin hết.
  9. Chẳng biết ông sao tôi thì khác. Tôi chả tin cái ông dienbatn. Bùa với ngãi giúp kinh doanh tốt, rỡm. Tôi quăng thùng rác mấy cái thứ tạp nham đó rồi. . Phong thủy là bộ môn khoa học, quả báo gì ông ?
  10. Giá xăng lên 23.800 đồng Cục trưởng Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết từ 20h ngày 20/4, giá xăng tăng 900 đồng một lít. Các mặt hàng dầu khác cũng tăng 400-600 đồng một lít. > Người Hà Nội xếp hàng dài chờ mua xăng > 4 doanh nghiệp xăng dầu xin tăng giá Trao đổi với VnExpress.net chiều 20/4, Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, giá bán lẻ xăng dầu tăng kể từ 20h tối nay. Cụ thể, giá bán xăng A92 tăng 900 đồng lên 23.800 đồng một lít, dầu diesel tăng 500 đồng, dầu hỏa và dầu mazút tăng lần lượt 600 và 400 đồng một lít. 20h tối nay, giá xăng lên 23.800 đồng một lít. Ảnh: Hoàng Hà Đây là lần tăng giá xăng thứ hai kể từ đầu năm và phá kỷ lục vừa lập hồi tháng trước. Hôm 7/3, giá xăng A92 tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng một lít. Bảng so sánh giá bán lẻ xăng dầu (Áp dụng từ 20h ngày 20/4) hàng Giá bán cũ (đồng) Giá bán mới (đồng) Mức tăng (đồng) Xăng A92 22.900 23.800 900 Dầu diesel 21.400 21.900 500 Dầu hỏa 20.800 21.400 600 Dầu mazut 18.800 19.200 400Năm ngoái, thị trường xăng dầu trong nước trải qua hai lần tăng giá vào tháng 2 và 3, trước khi giảm nhẹ 500 đồng vào tháng 4. Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giao tương lai vừa trải qua một tuần giảm giá, hiện đứng ở 102,93 USD trong phiên giao dịch điện tử tại New York. Dầu Brent giao tháng 6 hiện đứng ở 118,59 USD một thùng tại London. Mức giá này thấp hơn nhiều so với tháng trước khi căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây leo thang. Hôm 24/2, thị trường nhiên liệu đạt đỉnh với dầu thô đứng ở 109,77 USD, dầu Brent 128 USD một thùng, cao hơn 7% so với hiện nay.
  11. Phát minh lớn: Tìm thấy loại hạt huyền thoại Sau hàng thập kỷ tìm kiếm, cuối cùng các nhà vật lý cũng tin rằng họ đã tạo ra thành công hạt Majorana fermion huyền thoại. Các hạt Majorana fermion được tiên đoán từ năm 1937 nhưng chưa từng được bắt gặp trong thực tế. Nếu được chứng thực, đây sẽ là lần đầu tiên mà một hiện tượng vật lý được dự đoán từ năm 1937 bởi nhà lý thuyết người Ý Ettore Majorana xuất hiện trong thực tế. Các fermion Majorana là những hạt giống electron có phản hạt riêng của chúng. Chúng không phải là fermion cũng chẳng phải boson, và thay vào đó chúng tuân theo thống kê phi Abel. Các trạng thái lượng tử của những hạt như vậy được trông đợi là có trở kháng cao đối với các nhiễu loạn do môi trường gây ra, khiến chúng là những ứng cử viên lí tưởng cho các máy tính lượng tử. Trong một bài báo đăng tải trên Tạp chí Science mới đây, nhà vật lý Vincent Mourikand Leo P.Kouwenhoven cho biết nhóm của ông đã khiến cho hạt Majorana fermion phải lộ diện bằng cách đưa một bảng mạch nhỏ vào từ trường nam châm. Tuy vậy, theo giới chuyên môn, mặc dù các bằng chứng có được khá vững chắc nhưng vẫn cần thêm nhiều thí nghiệm tương tự trong thời gian tới để xác nhận phát hiện này. Loại hạt đặc biệt Các hạt cơ bản luôn tồn tại dưới hai dạng: fermion và boson. Fermion là những hạt như electron, lepton và quark. Fermion cấu thành nên vật chất và tuân theo Nguyên lý loại trừ Pauli về việc hai hạt không thể có cùng trạng thái lượng tử tại cùng một thời điểm. Trong khi đó, Boson là những hạt như Photon, Boson W, Boson Z, Gluon... Các hạt fermion đều có phản hạt, tức những hạt có cùng khối lượng nhưng trái dấu điện cực với chúng. Một electron có điện cực âm trong khi phản hạt của nó là positron mang điện cực dương. Khi electron tiếp xúc với phản hạt của mình (trong trường hợp này là positron) thì hai hạt sẽ thủ tiêu lẫn nhau và biến thành các photon năng lượng. Thế nhưng khác với tất cả các hạt fermion khác, Majorana lại hoạt động giống y như phản hạt của chính nó. Chỉ có điều, các hạt Majorana sẽ vẫn triệt tiêu nhau khi tiếp xúc với phản hạt. Nếu như phát hiện của Kouwenhoven được ghi nhận, Majorana sẽ mang đến cho con người một ứng dụng trong thực tế, đó là cách thức lưu trữ thông tin đơn giản và hiệu quả hơn trong điện toán lượng tử. Trọng Cầm
  12. Các nhà khoa học chứng minh sự tồn tại của hố đen tại trung tâm ngân hà Mặc dù đã có những giả thiết khá chắc chắn vể một hố đen khổng lồ tồn tại ở trung tâm thiên hà của chúng ta nhưng các nhà khoa học chưa đủ khả năng để quan sát hiện khu vực này - điều cần thiết để giải quyết xung đột lớn giữa lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử. Tại trung tâm của dải Ngân hà , các nhà thiên văn học tìm thấy một số điều kì lạ. Ví dụ khoảng một chục ngôi sao dường như đang quay quanh đối tượng vô hình nào đó. Các ngôi sao đã được thiết lập để quay quanh một quỹ đạo dài 16 năm xung quanh vật thể vô hình nào đó với tốc độ khó tưởng tượng-khoảng 3.000 dặm (5.000 km)/s. Theo so sánh, mặt trời di chuyển trong không gian tương đối khoảng137 dặm (220 km)/s, chậm hơn rất nhiều so với những ngôi sao kia. Căn cứ vào các quy luật chuyển động, quỹ đạo của những ngôi sao này được tạo ra bởi lực hấp dẫn của đối tượng lớn giữa trung tâm của thiên hà. Tuy nhiên, kính viễn vọng không quan sát được gì cả. "Điều thực sự quan trọng là tất cả các quỹ đạo đều có một tiêu điểm chung " - nhà vật lý, thiên văn học Mark Reidof thuộc Trung tâm Harvard-Smithsonian cho biết trong cuộc họp vừa kết thúc đầu tháng 4 của Hội Vật lý Mỹ. “Có 1 điểm trên bầu trời , và có không có gì bạn có thể nhìn thấy trên hình ảnh tại vị trí này". Thêm vào đó, tất cả những điều này xảy ra trong một phạm vi bằng 100 lần khoảng cách giữa giữa trái đất và mặt trời – khoảng cách này là rất nhỏ trong tổng thể một thiên hà. Tuy nhiên đã có một làn sóng vô tuyến rất mờ nhạt đến từ một vật thể bí ẩn trong khu vực này, các nhà khoa học gọi đó là Sagittarius A. So sánh cách nó ngược lại chuyển động của mặt trời xung quanh thiên hà, các nhà nghiên cứu đã có thể để xác định rằng đối tượng này được hầu như không di chuyển hoặc di chuyển ít hơn 1 km ( 0,62 dặm )/s, chậm hơn nhiều so với tốc độc trái đất xoay xung quanh mặt trời. Nếu Sagittarius A là đối tượng có khối lượng trung bình, nó có khả năng sẽ được kéo bởi lực hấp dẫn từ các đối tượng khác gần đó và tốc độ quay sẽ thay đổi. Reid phát biểu về chuyển động chậm này như sau: "Cách duy nhất mà điều này có thể xảy ra là nếu Sagittarius A được gắn với một thiên thể vô cùng lớn. Khi bạn thực hiện việc phân tích, bạn sẽ thấy vật thể này ít nhất có khối lượng bằng 4 triệu lần mặt trời”. Giới hạn mật độ của một lỗ đen Các nhà thiên văn học không có đủ thông số để đoán định được độ lớn của Sagittarius A, nhưng chắc chắn rằng bán kính của nó không lớn hơn hai phần mười khoảng cách giữa Trái đất và mặt trời . Điều đó có nghĩa là ở trung tâm của dải thiên hà, một cái gì đó bằng khoảng 4 triệu lần khối lượng mặt trời đang vô hình trong quỹ đạo gần bằng quỹ đạo bên trong của sao Thủy, và nó tạo ra ít ánh sáng hơn bất kỳ của các ngôi sao nào quay xung quanh nó. Ngay lúc này, tỷ trọng của đối tượng vào khoảng một phần tám trong giới hạn lý thuyết về lỗ đen. Vì vậy, dù các nhà khoa học không khẳng định được nhưng đây có khả năng lớn là một hố đen. "Mặc dù có những cách giải thích khác nhưng sẽ thực sự tuyệt vời nếu thứ đó còn hơn cả một hố đen lớn" Reid nói. Một cách giải thích kỳ lạ khác là có tồn tại một quả bóng cấu tạo từ các hạt fermion nặng . Nhưng quả bóng như vậy không có tỷ trọng cần thiết để giải thích tất cả rất cả các bằng chứng kì lạ kể trên. Tăng cường quan sát Để có thể giải quyết bí ẩn này, các nhà thiên văn học luôn muốn có những hình ảnh rõ ràng hơn của trung tâm thiên hà. Nhưng khu vực này rất khó để thấy vì khoảng cách xa với trái đất cũng như có quá nhiều bụi thiên thạch. Các nhà thiên văn học gần đây đã bắt đầu một dự án được gọi là Kính viễn vọng Event Horizon. Thiết bị này sẽ tích hợp đài quan sát vô tuyến điện trên thế giới, biến chúng thành một luồng giao thoa khổng lồ có khả năng đo rất chính xác. Cuối cùng sẽ có được hình ảnh sắc nét đủ để định dạng Sagittarius A. Cho đến nay, kính viễn vọng Event Horizon đã sử dụng tại ba đài quan sát, tại Hawaii, California và Arizona . Các nhà thiên văn học hy vọng sẽ có được thêm nhiều địa điểm nữa. "EHT không phải là một giấc mơ nó sẽ không chỉ nằm trên bản vẽ " Avery Broderickof thuộc đại học Canada Waterloo, Viện Vật lý lý thuyết Perimeter cho rằng "Nó sẽ làm việc hiệu quả". Kiểm tra thuyết tương đối rộng Lỗ đen thuộc về hai lý thuyết thành công nhất của vật lý: một mô tả vũ trụ và những thứ rất lớn, một mô tả những thứ rất nhỏ. Lý thuyết của Einstein có nhiều ứng dụng quan trọng trong thiên văn vật lý. Nó chỉ ra trực tiếp sự tồn tại của lỗ đen – những vùng của không thời gian trong đó không gian và thời gian bị bóp méo đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được – một trạng thái cuối cùng của các ngôi sao khối lượng lớn. Cho đến nay, cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng là không tương thích. Khi được kết hợp để mô tả các lỗ đen, các phương trình đã bị phá vỡ và cho rằng tỉ trọng của một lỗ đen là vô hạn. Mặc dù kính thiên văn Event Horizon mới chỉ có thể đưa ra dữ liệu sơ bộ, những Broderick và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng chúng để kiểm tra những dự đoán không gian - thời gian của thuyết tương đối rộng. Broderick nói "Về nguyên tắc nhờ vào những dữ liệu này chúng tôi sẽ có thể phân biệt độ lệch từ thuyết tương đối rộng. Thuyết tương đối có thể đúng lúc này, nhưng trong tương lai có thể là không”.
  13. 4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu Theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), tính đến chiều 18/4, đã có 4 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối xăng dầu gửi phương án tăng giá đến Bộ Tài chính. Cụ thể, bốn doanh nghiệp gồm Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV OIL), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Petro), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương Mại Dầu khí Đồng Tháp. Trong đó, riêng Petrolimex là đơn vị có thị phần bán lẻ xăng dầu lớn nhất nước (chiếm khoảng 55% thị phần). Đại diện một trong bốn doanh nghiệp đầu mối này cho biết nguyên nhân xin tăng giá xăng dầu là do giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ nên doanh nghiệp đang bị lỗ. Doanh nghiệp này cũng cho biết trong văn bản gửi cho Bộ Tài chính, doanh nghiệp này không đề ra một mức giá tăng cụ thể nào mà chỉ đề nghị Bộ xem xét. Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý gía thì giá xăng dầu thành phẩm bình quân trong 30 ngày qua vẫn ở mức cao khoảng 134 USD/ thùng. Hiện tại mức thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu đang ở mức 0%. Do vậy để đảm bảo hài hóa lợi ích quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang xem xét tính toán./. Thùy Dương Vietnam . CHUẨN BỊ KHỐN KHỔ THÊM NỮA RÙI.
  14. Đụng độ Biển Đông: TQ-Philippines không ai nhường ai Hai nước lại tiếp tục có những tranh cãi ngoại giao mới sau khi Manila từ chối yêu cầu của Trung Quốc về việc rút tàu Philippine có 9 nhà khảo cổ người Pháp đang trục vớt một con tàu đắm gần bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông. Philippines muốn TQ ra tòa quốc tế chấm dứt tranh cãi Tổng thống Philippines: Không gây chiến với TQ ở Biển Đông TQ lại gây bế tắc với Philippines ở Biển Đông Mỹ-Philippines tập trận giữa căng thẳng Biển Đông "Tàu và máy bay Trung Quốc phải ngừng việc quấy nhiễu để thuỷ thủ đoàn trên tàu MV Saranggani có thể hoàn thành công việc", chính phủ Philippines cho biết. "Bất kỳ hành động nào của tàu hoặc máy bay Trung Quốc chống lại tàu Philippines sẽ bị Philippines coi là vi phạm luật pháp nước này cũng như luật pháp quốc tế". Trước đó, các quan chức Philippines đã phàn nàn về việc hai tàu và một máy bay Trung Quốc quấy nhiễu tàu MV Saranggani vào hôm thứ bảy. Đáp trả lại, chính phủ Trung Quốc cho rằng: "Theo các công ước quốc tế liên quan và luật pháp Trung Quốc, sẽ là trái phép để tiến hành hoạt động trục vớt mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc (ở gần bãi đá ngầm Scarborough, cách tây Vịnh Subic 240km). Chúng tôi thúc giục tàu khảo cổ Philippines rời khu vực lập tức. Các hoạt động của phía Philippines làm gia tăng lo ngại của Trung Quốc về tình hình khu vực". Cả hai nước đều tin rằng, việc rút lui các tàu của họ ở vùng tranh chấp có thể khôi phục lại hoà bình, nhưng tới nay, chưa ai có động thái trước. Thay vào đó, Manila có ý định yêu cầu Trung Quốc nhất trí đem chuyện tranh chấp ở bãi đá ngầm không có người ở ra một tòa án quốc tế khi hai bên tiếp tục “lời qua tiếng lại”. "Khi theo đuổi một giải pháp hòa bình cho vấn đề bãi đá ngầm Scarborough, chúng tôi hoàn toàn có ý định khiêm nhường là mời bạn bè Trung Quốc cùng với chúng tôi ra Tòa án Quốc tế về Luật biển”, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định. "Mục đích sẽ là để xác định một cách chắc chắn rằng, chúng tôi có chủ quyền với vùng nước quanh bãi đá ngầm Scarborough, nơi các tàu Trung Quốc gần đây đã tham gia và các hoạt động bất hợp pháp trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”. Trung Quốc và Philippines đã nhất trí giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, nhưng cả hai bên đều khẳng định chủ quyền với bãi đá ngầm Scarborough làm cho cuộc bế tắc kéo sang tuần thứ hai. Hai tàu hải giám Trung Quốc đã đối đầu với một tàu phòng vệ bờ biển Philippines ở khu vực này kể từ tuần trước. Trước lời kêu gọi ra toà án luật biển của Ngoại trưởng Philippines, đại sứ quán Trung Quốc đã phớt lờ đề xuất và yêu cầu Manila rút các tàu của họ khỏi bãi đá ngầm để "khôi phục hoà bình và ổn định ở đó". Một số cuộc hội đàm hai bên đã không thành công trong việc chấm dứt đụng độ ở Scarborough. Vụ việc bắt đầu từ 10/4 khi hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc. Philippines cáo buộc các ngư dân đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Bãi đá ngầm Scarborough hình móng ngựa là một trong số hàng trăm hòn đảo, bãi đá ngầm tranh chấp ở Biển Đông - vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này thậm chí với cả những khu vực ngay cạnh bờ biển của các nước khác, mặc dù Philippines và những nước khác cũng khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Đông. Liên quan tới tranh chấp Biển Đông, trao đổi với báo chí sau cuộc đối thoại Mỹ - Ấn lần thứ năm về khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell nói: "Chúng tôi cố gắng không tham gia vào vấn đề tương tác song phương và tranh chấp, nhưng thay vào đó, cần có một chính sách nguyên tắc dựa trên đối thoại và thảo luận”. Ông nhấn mạnh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra “tiêu chí rất rõ ràng về cách chúng tôi nhìn nhận vấn đề được giải quyết thế nào, đó là tuân thủ luật biển”. Thái An (theo wsj, gulfnews) THẰNG PHI NÓ KÝ HIỆP ƯỚC QUÂN SỰ VỚI MỸ. CHẲNG NGÁN THẰNG TÀU.
  15. Vào năm 1959, Llhan Durupinar, lúc ấy đang là đại úy Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã khám phá ra một hình thù bất thường trong khi đang kiểm tra các bức ảnh chụp từ trên không. Vật thể này lớn hơn một sân bóng đá, nổi bật lên khỏi địa hình đồi núi mấp mô ở độ cao gần 2.000m thuộc dãy núi Ararat, gần biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ. Tọa độ con tàu: 39 26’ 26.09″ Bắc, 44 14’ 04.29″ Đông Con tàu nằm giữa một dòng bùn cổ (Ảnh chụp năm 1959) Đây là một khu vực xa xôi hẻo lánh, chỉ có dân cư của một số ngôi làng nhỏ sinh sống tại đây. Trước đó, chưa hề có báo cáo nào về vật thể kỳ lạ này. Vì vậy, đại úy Llhan Durupinar đã chuyển âm bản của bức hình cho chuyên gia chụp ảnh trên không là tiến sỹ Brandenburger, thuộc Trường đại học bang Ohio nước Mỹ. Sau khi nghiên cứu bức ảnh chụp của đại úy Llhan Durupinar, Brandenburger kết luận: “Tôi chắc chắn, rằng vật thể này là một con tàu. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, tôi chưa từng trông thấy vật thể nào như cái này…” Vào năm 1960, bức ảnh phía trên đã được xuất bản trong tạp chí LIFE trong bài viết tựa đề “Có phải tàu Noah?“ Cũng trong năm đó, một nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đi theo đại úy Llhan Durupinar đến địa điểm trong tấm hình. Họ trông đợi sẽ tìm được những cổ vật hay cái gì đó mà có thể chứng minh vật thể lạ kia đúng thật là một con tàu. Sau hơn một ngày đào bới trong khu vực mà không tìm được, họ tuyên bố rằng vật thể lạ có vẻ chỉ là một kiến tạo tự nhiên. Câu chuyện nhanh chóng chìm vào quên lãng. Vào năm 1977, Ron Wyatt tới viếng thăm địa điểm này. Được chính quyền địa phương cho phép, Ron và những người khác đã nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này trong nhiều năm. Họ sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, tiến hành thăm dò cẩn thận, thực hiện các phân tích hóa học, vv… Những kết quả thu được hoàn toàn xứng đáng với tâm sức mà họ đã bỏ ra. Những khám phá của họ đã làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Vật thể lạ quả thực là một con tàu cực kỳ cổ xưa. Đó là một con tàu rất lớn, thuộc “thời tiền sử”, tại sườn núi ở độ cao 2.000m trên mực nước biển,… và không chỉ có thế. Bằng chứng trực quan Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu là kiểm tra vật thể và đo các kích thước của nó. Vật thể trông giống phần thân của một con tàu lớn. Một đầu nhọn là mũi tàu, đầu kia bo lại – đuôi tàu. Khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m (chính xác 300 cubit Ai Cập). Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có bốn (4) thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, đã được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A). Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy dáng cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khác, phần lớn vẫn chôn vùi trong đất, nhưng kiểm tra kỹ đều có thể thấy được. Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu. Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao cuộc khảo sát năm 1960 đã không có kết quả bởi vì, tại những chỗ mà họ tìm kiếm, gỗ đều đã hóa thạch và xói mòn từ rất lâu trước đó. Dấu vết những thanh sườn gỗ hóa thạch bên mạn tàu NGỒI POST NGUYÊN BÀI NÃY GIỜ, AI NGỜ DUNG LƯỢNG KHÔNG CHO PHÉP. CHIỀU POST NỐT ĐOẠN CÒN LẠI NGHEN BÀ CON. PHẦN SAU HẤP DẪN HƠN.
  16. ÚI CHÀI. TƯỞNG TIN HOT CHỨ. VẬY XÓA DÙM BÀI NÀY CHÚT ĐI THIÊN LUÂN ƠI.
  17. Khà khà, vậy thì mình dùng cái loại này thôi. Đợt này, phải tút lại cho phong độ. . Thank bác nhiều nhé.
  18. Khà khà, tháng sau em quất mấy hộp uống cho khỏe người. Bác sĩ Ba có thuốc nào uống đẹp da, tăng cường đẹp trai lên không các anh chị.
  19. Thằng Nga thì chả ngán Trung Quốc. Đợt này nó chả buông như thằng BP của Anh đâu. Lợi nhuận 49-50 kia mà.
  20. . Có ít nhất 20.000 đàn ông ở Anh từng mang thai, nếu các số liệu của Cơ quan y tế quốc gia nước này (NSH) là đáng tin cậy - con số khiến nhiều chuyên gia y tế giật mình. > 'Người đàn ông mang bầu' muốn triệt sản/ Người đàn ông thứ 2 trên thế giới có thai Nhìn thoáng qua, NSH dường như đang đứng trước một điều kỳ diệu của y học hiện đại. Theo các số liệu trên toàn quốc được cơ quan này tập hợp, gần 20.000 bệnh nhân nam ở Anh đã cần đến dịch vụ đỡ đẻ từ năm 2009 đến 2010. Đáng báo động là cùng thời gian đó, 17.000 nam giới đã có yêu cầu về dịch vụ sản khoa - một thuật ngữ chuyên dùng cho các phụ nữ mang thai và con của họ, trong khi hơn 8.000 người khác đã đến gặp bác sĩ phụ sản. Tuy nhiên, theo straightstatistics, những số liệu ấn tượng trên không phải là kết quả của một vụ scandal oestrogen bị hòa lẫn vào nước sinh hoạt, mà là do một loạt sai sót trong dữ liệu đầu vào. Nhóm nghiên cứu từ Đại học hoàng gia London đã xem xét lại toàn bộ dữ liệu trên HESonline - nơi nắm giữ các số liệu quốc gia của Cơ quan sức khỏe Anh. Họ phát hiện thấy sai sót đầy rẫy do việc nhập vào các mã y tế vô nghĩa. Vì thế, chỉ một dấu gõ trên bàn phím có thể làm thay đổi dữ liệu của một bệnh nhân đến khám chuyên khoa mắt thành đến khám sản khoa. Điều này giải thích vì sao thống kê của Cơ quan sức khỏe Anh cũng tiết lộ có hơn 3.000 trẻ và thiếu niên lại cần đến các dịch vụ lão khoa, trong khi 1.600 người trưởng thành trên 30 tuổi lại đến gặp bác sĩ nhi. Ngoài ra, 20.000 người trưởng thành khác được ghi nhận là đã điều trị nhi khoa ngoại trú. Viết tên tờ British Medical Journal mới đây, các tác giả nghiên cứu đùa rằng dữ liệu trên cho thấy "đã có vài tiến bộ thú vị trong các dịch vụ y tế", tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng các sai sót này sẽ gây ra những lo ngại về chăm sóc y tế nghiêm trọng, và cần có cuộc kiểm tra lại tổng thể. KHÔNG BIẾT TIN THẬT HAY TIN BỊA VẬY NHỈ. THẾ ĐÀN ÔNG SINH CON SINH TỰ NHIÊN THÌ THEO ĐƯỜNG NÀO.
  21. Các nhà khoa học đang phát triển một loại vaccine có thể “huấn luyện” chính cơ thể bệnh nhân săn tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Theo Telegraph, liệu pháp này có thể điều trị hiệu quả tới 90% các ca bệnh ung thư và mang tính “toàn cầu” rất cao. Chỉ một mũi tiêm sẽ cho phép hệ miễn dịch của người bệnh chiến đấu chống lại các bệnh ung thư phổ biến như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả sơ bộ từ những thử nghiệm đầu tiên cho thấy, đúng là hàng rào miễn dịch trong cơ thể người đã được vaccine này kích hoạt và làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, cũng như độ nghiêm trọng của bệnh. Hãng dược Vaxil Biotheraputics và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tel Aviv hy vọng sẽ có thể tiến hành thử nghiệm trên diện rộng trong thời gian tới để chứng minh loại vaccine này có hiệu quả trên hàng loạt dạng ung thư khác nhau. Họ cũng tin rằng, loại vaccine “chiến binh” này có thể chống lại các khối u nhỏ nếu được phát hiện đủ sớm, hoặc ngăn chặn bệnh tái phát, lan rộng ở những bệnh nhân đã từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trên thực tế, tế bào ung thư thường dễ dàng xâm nhập hệ miễn dịch của người bệnh bởi cơ thể không ghi nhận chúng là một mối đe dọa. Hệ miễn dịch chỉ thường tấn công các tế bào “ngoại xâm” như vi khuẩn, trong khi khối u lại phát triển từ chính tế bào của người bệnh. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một phân tử có tên MUC1, thường xuất hiện với tỷ lệ cao trên bề mặt các tế bào ung thư. Họ tin rằng vai trò của MUC1 là giúp cho các khối u lớn lên. Tế bào khỏe cũng có chứa MUC1 nhưng với tỷ lệ rất thấp. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng MUC1 có thể giúp cho hệ miễn dịch phát hiện ra các khối u. “ImMucin tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh và rõ ràng ở tất cả các bệnh nhân chỉ sau 2-4 mũi tiêm. Liều tối đa của thuốc là 12 mũi”, Vaxil Biotheraputics cho biết. Trọng Cầm XIN LỖI BÀ CON, DO SƠ SUẤT NÊN ĐỂ NHẦM TRONG BOX NÀY. ĐÁNG NHẼ PHẢI NẰM Ở TRONG BOX Y HỌC- SỨC KHỎE THÌ ĐÚNG HƠN.
  22. Vâng, cảm ơn thông tin chia sẽ của Tiểu Phương nhiều nhé.
  23. Theo mình thì có như thế nào đi chăng nữa mà thằng ngân hàng nó không cho đáo hạn thì kiểu gì cũng tèo hết. Còn cặp sư tử đá hay tì hưu đặt ngay cổng vào thì mình cũng đã chứng kiến có 2 đơn vị đi toong luôn. Một là nhà hàng Đông Hải ở đường 23/10. Một cái là khách sạn Duyên Hải ở đường Trần Phú cũng thay đổi 2,3 đời chủ, khách sạn vắng teo.
  24. Kinh tế 24h PetroVietnam: Lên chương trình khắc phục sai phạm (VEF.VN) - Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2012, Chủ tịch PVN Phùng Đình Thực đã bày tỏ bức xúc và lo lắng khi liên tiếp các thông tin từ kết quả Thanh tra của tập đoàn này chưa đầy đủ khiến uy tín và thương hiệu của PetroVietnam bị ảnh hưởng. Mấy ngày qua, từ những thông tin mà chúng ta thấy trên báo chí, trên mạng, đặc biệt trên các blog chúng tôi thấy rằng uy tín của PVN xuống đến mức thấp nhất và rất xấu, vấn đề đã dẫn đến trong dư luận xã hội hiểu không đúng thực chất về PVN. Đặc biệt từ những thông tin đó, trên blog có những bình luận không hay và rất xấu đối với PVN và coi PVN như một Vinashin thứ hai... Chúng tôi cảm thấy rất buồn về những việc như vậy. Rồi đây ai, các tập đoàn kinh tế nào tiếp tục hợp tác với PVN và tập đoàn nào sẽ cùng hợp tác với PVN tại nước ngoài nữa... Như thế có lợi gì khi hiểu không đúng, không chính xác về PVN. Liên quan đến việc xử lý các sai phạm mà kết luận thanh tra Chính phủ nếu, ông Thực cho biết, ngày 20/3, Thủ tướng đã có kết luận về kết quả thanh tra Chính phủ. Sau khi kết luận thanh tra được ban hành, PVN đã họp và các biện pháp để để xử lý các vấn đề cần khắc phục. PVN đã có một chương trình để khắc phục các điểm Thanh tra Chính phủ đề nghị. Và đến nay, cơ bản đã xử lý các vấn đề mà thanh tra kiến nghị. Trước đó, sau khi Thanh tra Chinh phủ công bố hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí, PetroVietnam đã có văn bản giải trình thêm về các vấn đề liên quan đến số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng. Trước hàng loạt sai phạm, Tập đoàn Dầu khí đã có văn bản báo cáo khắc phục. Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí (Liên doanh Rusvietpetro; Liên doanh Rusvietpetro và PVEP), PetroVietnam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này. Kinh tế 24h PetroVietnam: Lên chương trình khắc phục sai phạm Tác giả: PV Bài đã được xuất bản.: 6 giờ trước Recomend +0 Red In Email Thảo luận TIN LIÊN QUAN Petro Vietnam chi hàng loạt khoản tiền trái luật Petro VN nợ ngân sách 185 tỉ đồng TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm) Triệu hồi hơn 1.700 xe BMW 5 Series tại VN PetroVietNam: Nhiều lý do cho những sai phạm ngàn tỷ Những vùng đất đang được rao bán 'giá hời' Công ty đầu tiên TG giá trị 1.000 tỷ USD (VEF.VN) - Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2012, Chủ tịch PVN Phùng Đình Thực đã bày tỏ bức xúc và lo lắng khi liên tiếp các thông tin từ kết quả Thanh tra của tập đoàn này chưa đầy đủ khiến uy tín và thương hiệu của PetroVietnam bị ảnh hưởng. Mấy ngày qua, từ những thông tin mà chúng ta thấy trên báo chí, trên mạng, đặc biệt trên các blog chúng tôi thấy rằng uy tín của PVN xuống đến mức thấp nhất và rất xấu, vấn đề đã dẫn đến trong dư luận xã hội hiểu không đúng thực chất về PVN. Đặc biệt từ những thông tin đó, trên blog có những bình luận không hay và rất xấu đối với PVN và coi PVN như một Vinashin thứ hai... Chúng tôi cảm thấy rất buồn về những việc như vậy. Rồi đây ai, các tập đoàn kinh tế nào tiếp tục hợp tác với PVN và tập đoàn nào sẽ cùng hợp tác với PVN tại nước ngoài nữa... Như thế có lợi gì khi hiểu không đúng, không chính xác về PVN. Liên quan đến việc xử lý các sai phạm mà kết luận thanh tra Chính phủ nếu, ông Thực cho biết, ngày 20/3, Thủ tướng đã có kết luận về kết quả thanh tra Chính phủ. Sau khi kết luận thanh tra được ban hành, PVN đã họp và các biện pháp để để xử lý các vấn đề cần khắc phục. PVN đã có một chương trình để khắc phục các điểm Thanh tra Chính phủ đề nghị. Và đến nay, cơ bản đã xử lý các vấn đề mà thanh tra kiến nghị. Trước đó, sau khi Thanh tra Chinh phủ công bố hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí, PetroVietnam đã có văn bản giải trình thêm về các vấn đề liên quan đến số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng. Trước hàng loạt sai phạm, Tập đoàn Dầu khí đã có văn bản báo cáo khắc phục. Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí (Liên doanh Rusvietpetro; Liên doanh Rusvietpetro và PVEP), PetroVietnam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này. Theo đó, PVN kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dùng lãi dầu khí cho góp vốn điều lệ, cấp vốn cho Rusvietpetro, PVEP để triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. "Đến nay PVN vẫn chưa nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng. Tập đoàn đang làm việc với Văn phòng Chính phủ tiếp tục dự thảo văn bản trình Thủ tướng", nguồn tin từ PetroVietnam cho biết. Ngoài ra, PVN còn bị kết luận đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả với một loạt lĩnh vực không có lãi hoặc lãi ít. Tính tới tháng 12/2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài công ty mẹ là hơn 114.000 tỷ đồng. Việc đầu tư ngoài ngành chưa hiệu quả khi các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận 2,82% trên vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2008-2010, tập đoàn đã đầu tư vào 805 công ty cấp 3 và có 130 công ty (với số vốn 4.740 tỷ đồng) không có lãi. Trước kết luận này của thanh tra, PVN khẳng định đang tích cực triển khai việc tái cấu trúc theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công Thương. Trong quản lý đầu tư xây dựng, PVN đã chỉ định thầu sai quy định 2 gói thầu trị giá 32,67 tỷ đồng. Các công ty thành viên cũng chỉ định 4 gói thầu sai với 743 tỷ đồng, 110 triệu USD và 600.000 euro. PVN giải thích, các gói thầu chỉ định đòi hỏi chuyên môn sâu, trong khi thời điểm đó, đơn vị thành viên PVN chưa thể thực hiện được. Thủ tướng trước đó cũng có công văn đồng ý để Hội đồng quản trị Tập đoàn chủ động xem xét, quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và không bắt buộc phải giao cho các đơn vị thành viên thuộc PVN. PetroVietnam khẳng định, việc chỉ định thầu đều do yêu cầu cấp bách về tiến độ dự án và các nhà thầu đều có năng lực, kinh nghiệm. Các gói thầu này đến nay đã hoàn thành và đều tiết giảm được chi phí so với dự toán được phê duyệt hàng triệu USD. Tuy nhiên, PVN đã có chỉ thị yêu cầu các đơn vị thành viên chấm dứt việc chỉ định thầu không thuộc đối tượng được phép theo quy định, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu thầu. Thanh tra kết luận, PVN đã tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang trên 622 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng là sai quy định. Tập đoàn Dầu khí giải thích, dự kiến ký biên bản thỏa thuận với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình về việc hoàn trả tạm ứng trong quý I/2012. Số tiền PVN ứng trước cho tỉnh Sóc Trăng sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất của dự án Long Phú. PVN đang làm việc với tỉnh Hậu Giang để hoàn tất công tác đền bù giải phóng mặt bằng và quyết toán cho dự án sông Hậu 1. Hết năm 2010, PVN đã cổ phần hóa được 17 công ty, tổng số tiền thu được trên 23.800 tỷ đồng nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chưa nộp tiền về tập đoàn. PVN cho biết, tính đến cuối 2011, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) đã hoàn thành việc nộp số tiền 1.903 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt nộp chậm) về tập đoàn. Tổng công ty cổ phần Máy và Phụ tùng, công ty Hóa dầu Dầu khí cũng đã nộp lần lượt 83,7 tỷ đồng và 5 tỷ đồng. Trước yêu kiểm điểm các trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam khẳng định, Ban thanh tra tập đoàn đang nghiên cứu các nội dung tồn tại nhằm xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý. Trước đó, trong quá trình thanh tra tại Petro Vietnam, cơ quan thanh tra đã tập trung vào các nội dung chính là việc quản lý vốn và tài sản, đầu tư dự án, mua sắm tài sản, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Kết quả thanh tra cho thấy, việc Petro Vietnam sử dụng 15.601,100 tỷ đồng thuộc khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng với quy định của Chính phủ về việc quản lý tài chính công ty mẹ - Petro Vietnam. Cùng với đó, việc đầu tư tài chính tại các công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác cũng như một số ngành như tài chính, bảo hiểm, bất động sản... của Petro Vietnam có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành nghề chính như khai thác, thăm dò dầu khí hoặc công ty con 100% vốn nhà nước. Đáng chú ý, Petro Vietnam đã thực hiện việc ứng vốn xây dựng các công trình ngoài hàng rào nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và một số công trình tại các địa phương khác nhau theo chỉ đạo của Chính phủ với số tiền hơn 1.647 tỷ đồng đã kéo dài trong nhiều năm nhưng đến nay các đơn vị được ứng vốn đều không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Petro Vietnam cũng tự ý dùng hơn 413 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển để xây dựng một số công trình đường sá, trường học... vốn không thuộc danh mục các dự án dầu khí, sai với quy định của Chính phủ. Petro Vietnam cũng tự ý ứng vốn cho một số địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sóc Trăng, Hậu Giang với giá trị trên 622 tỷ đồng để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi chưa có chỉ đạo của Thủ tướng.