-
Số nội dung
889 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Everything posted by Như Thông
-
Tầu Trung Quốc lo ngại sát thủ tên lửa của Việt Nam (10:49 20/07/2012) Hải quân Trung Quốc hiện rất e ngại loại tên lửa "khắc tinh" đối với tầu khu trục mà không quân Việt Nam đang sở hữu, nỗi lo này càng nhân đôi khi loại tên lửa này được biên chế cho khá nhiều máy bay tiêm kích Việt Nam... Dựa trên nền tảng Kh-31P, Cục thiết kế Zvezda (Nga) tiếp tục phát triển và đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không đối hạm tầm ngắn Kh-31A. Tên lửa có thể phóng từ tiêm kích đa năng MiG-29 (biến thể mới), Su-30MK, Su-34, Su-35. Theo đó dòng Mig29, Su30 của Việt Nam cũng được trang bị loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn tốc độ cao này... Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy. Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km. Hình ảnh chi tiết thiết kế của tên lửa KH31A Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ. Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu. Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả. Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch. Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương. Cục thiết kế Zvezda đã phát triển thêm các biển thể mới của Kh-31A như: Kh-31AD (kích thước lớn hơn, lắp radar chủ động cải tiến ARGS-31E, tầm bắn tăng lên 100km); Kh-31AM (nâng cấp hệ thống điện tử để chống lại biện pháp đối phó của đối phương, cải tiến động cơ để tăng tầm bắn nhưng không tăng trọng lượng). Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa KH31A dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc. Mô phỏng hình ảnh mục tiêu của tên lửa KH31A bị tiêu diệt Tên lửa KH31A có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác. Chính điều này khiến cho Trung Quốc cảm thấy e ngại trước những thứ vũ khí quân đội Việt Nam đang sở hữu...
-
Biển Đông: Một kịch bản nguy hiểm nếu ngư dân TQ được trang bị vũ khí Xem tin gốc Báo Giáo dục Việt Nam - 4 giờ trước 745 lượt xem (GDVN) - “Chủ quyền quốc gia là tối thượng. Nếu chúng ta không phản ứng hoặc phản ứng không hợp lý thì Trung Quốc sẽ lấn tới" Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Ngày 18.7, tờ The Washington Times dẫn lời ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đề xuất trên Hoàn Cầu thời báo rằng: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá đến biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta cấp vũ khí cho họ thì Trung Quốc sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”. Ông này còn hiếu chiến đề xuất cả việc thiết lập chế độ huấn luyện định kỳ cho ngư dân Trung Quốc để “giải quyết các vấn đề về biển Đông”. Những đề xuất ngang ngược như trên xuất hiện giữa lúc nhiều tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám, ồ ạt tiến đến biển Đông để đánh bắt trái phép, càng làm phức tạp thêm tình hình khu vực. Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an về vấn đề này. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an Nói về việc 30 tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt cá tại quần đảo Trường Sa, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: “Theo Công ước Luật Biển năm 1982, các đảo (kể cả đảo chìm và đảo nổi) trong các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà chỉ có vùng lãnh hải 12 hải lý. Hiện tại, tôi chưa biết đích xác 30 tàu cá kia của Trung Quốc đang ở đâu tại quần đảo Trường Sa nhưng nếu các tàu này đi vào vùng lãnh hải của nước ta tại quần đảo Trường Sa thì tức là đã vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia. Khi đó sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà phản ứng. Sự việc 30 tàu cá của Trung Quốc ra quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá phải được thông báo cho toàn thể nhân dân được biết. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc nhưng người dân có quyền được biết thông tin về chủ quyền đất nước. Chủ quyền quốc gia là tối thượng. Nếu chúng ta không phản ứng hoặc phản ứng không hợp lý thì Trung Quốc sẽ lấn tới. Quy luật muôn đời về quan hệ Việt - Trung vẫn là như vậy”. Chiếc tàu tuần tra của lực lượng Cảnh vệ bờ biển Nga đã bắn chìm 1 tàu hàng Trung Quốc năm 2009 (ảnh tư liệu) Nhắc lại sự kiện Nga nổ súng khi tàu cá của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói: “Hiện nay quan hệ Nga – Trung cũng mật thiết lắm: Trên bạn bè, dưới đồng minh. Cho dù vậy thì quan hệ này cũng không cản trở việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Việc làm của Nga vừa qua là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, vị thế của Nga khác với vị thế của Việt Nam. Tùy mức độ, chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp như Nga nhưng tôi nghĩ, trong quan hệ với Trung Quốc, chúng ta có những cách khác cũng mang lại những hiệu quả lớn. Chúng ta có thể thực hiện một loạt các biện pháp mang tính ngoại giao. Ví dụ như chúng ta mời đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội lên để cảnh cáo. Ngoài ra, Việt Nam có thể gửi công hàm qua con đường ngoại giao, công bố cho thế giới biết. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thì lực lượng chức năng của chúng ta sẽ bắt những tàu cá vi phạm lãnh hải Việt Nam. Điều đó cho thấy chúng ta rất hữu hảo với láng giềng nhưng thể hiện sự nghiêm túc trong vấn đề này”. Trước ý kiến của ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đề xuất trên Hoàn Cầu thời báo rằng: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá đến biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta cấp vũ khí cho họ thì Trung Quốc sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”, ông Lê Văn Cương bày tỏ: “Nếu đó là một ý kiến đơn lẻ của một cá nhân thì là bình thường vì ở nước nào cũng có những con người thể hiện sự hiếu chiến. Nhưng chúng ta phải xem xét thật kỹ lưỡng xem đằng sau đó có là một ý tưởng của "giới diều hâu" Trung Quốc hay không? Tôi đặt nghi ngờ vấn đề này vì không phải mặc nhiên mà họ cho một người phát biểu như vậy nhằm truyền tải một thông tin mang đầy màu sắc của một bộ phận hiếu chiến ở Trung Quốc. TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta phản ứng thì Trung Quốc sẽ chối bay chối biến đi rằng họ không đứng đằng sau cũng như xúi bẩy một cá nhân nào đó làm như vậy. Nhưng tất cả “trò này” đều truyền tải một thông điệp rất rõ ràng. Ngay cả khi chúng ta thông qua Luật Biển ngày 21/6 vừa qua, các báo của Trung Quốc đều đồng loạt đăng thông tin vu cáo, bôi nhọ rằng Việt Nam muốn xâm chiếm “Biển Nam Sa của Trung Quốc”… Điều này thể hiện rõ, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho họ thực hiện như vậy. Ý kiến này chúng ta phải đặc biệt quan tâm. Nếu lời đề nghị trên trở thành hiện thực thì tôi nghĩ việc đối phó này chủ yếu với Việt Nam, Philippin và các nước ASEAN khác chứ không phải với một số nước có quyền lợi liên quan khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Khi đó một kịch bản có thể sẽ xảy ra: Việc tàu cá Trung Quốc sẽ bắn tàu cá Việt Nam rồi đổ lỗi cho tàu cá Việt Nam để lấy cớ gây hấn hoặc tệ hại hơn là xâm chiếm...". (Do sự kiện nóng liên quan đến đề xuất ngang ngược của người đứng đầu Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa, bài tiếp theo ghi lại ý kiến của Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman về động thái của Trung Quốc sẽ được đăng tải vào sáng mai. Trân trọng kính mời độc giả đón đọc).
-
Vật chất tối, bí ẩn của vũ trụ sắp có lời giải Lần đầu tiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sợi vật chất tối kế nối hai cụm thiên hà. Vật chất tối là một loại vật chất tương tác rất yếu với ánh sáng và cả bản thân nó. Nó tự nhiên và bí ẩn. Lập bản đồ trọng lực của sợi vật chất tối sẽ là chìa khóa mở ra những đột phá trong nghiên cứu vũ trụ. Kết quả quan sát này được xem là một bước đầu thành công của các nhà khoa học. Nó cung cấp các bằng chứng trực tiếp đầu tiên về việc vũ trụ được tạo nên bởi một mạng lưới vật chất tối. Theo ông Joerg Dietrichs thuộc bộ phận vật lý của Đại học Michigan cùng các đồng nghiệp đã xác định được sợi vật chất này kết nối hai thiên hà Albell 222 và Albell 223 cách trái đất khoảng 2,7 tỉ năm ánh sáng. Trước đó nhóm nghiên cứu của Dietrichs đã sử dụng kính viễn vọng Subaru trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii và kính không gian XMM -Newton phát hiện ra rằng hai cụm này được kết nối bằng một khối khí nóng như hình dưới đây. Họ cho rằng các khí nóng có thể được tập trung dọc theo một sợi vật chất tối. Dietrich và nhóm của mình đã quyết định kiểm tra cẩn thận các khu vực đó, kiểm tra mật độ khối lượng của khu vực và khẳng định giả thuyết. Dietrichs tuyên bố : “Chúng tôi đã tìm thấy nó, nó trông giống như một cây cầu, khối lượng của chúng nằm ngoài các cụm thiên hà. Ít nhất 90% khối lượng dây tóc kết nối này là vật chất tối. Tuy đây mới chỉ là bước đầu trong việc chứng mình rằng vật chất tối xuất hiện giữa các cụm thiên hà lân cận nhưng phát hiện này vẫn sẽ là một bước tiến lớn trong vũ trụ” Ít ai biết rằng cho dù đến tận hiện tại mới có phát hiện chính xác nhưng nghiên cứu về vật chất tối đã nhẹn nhóm cách đây khoảng 80 năm. Những năm 1930, vật chất tối đã được xác định là có tồn tại nhưng người ta lại không thể phát hiện ra chúng vì tính chất dường như không phát ra hay hấp thu ánh sáng. Jan Oort và Frit Zwitky đã nhận thấy rằng các ngôi sao quay quanh thiên hà của ta so với các cụm thiên hà khác nhanh hơn vận tốc thoát của chúng. Kết luận chung của họ là chắc chắc phải có một loại vật chất ẩn nào đó tác động lên, và đó là vật chất tối Trong khoảng thời gian 40 năm tiếp theo không có thêm bằng chứng nào được bổ sung về vật chất tối. Tuy nhiên theo thời gian, việc quan sát dần được cải tiến lên nhiều. Các nhà thiên văn học tin rằng 73% vũ trụ là từ năng lượng tối, 23% vật chất tối và chỉ có 4% vật chất bình thường và năng lượng. Vật chất tối tương tác cực yếu với vật chất và ánh sáng bình thường cũng như bản thân chúng. Chúng có trường hấp dẫn, trọng lực uốn cong các tia sáng, hoạt động như một thấu kính hấp dẫn. Các thiên hà xa sẽ xuất hiện như là một vòng ánh sáng bị bóp méo xung quanh đối tượng - được gọi là vòng Einstein. Kích thước vòng này phụ thuộc vào độ xa và độ lớn của đối tượng. Những hình ảnh trên Hubble cho thấy một ví dụ nổi bật về thấu kính hấp dẫn. Vòng cung ánh sáng 90 độ của ánh sáng và một số các hình ảnh méo mó của một thiên hà cách chúng ta 10 tỷ năm ánh sáng. Một thấu kính hấp dẫn tạ thành một cụm thiên hà tập trung nhiều ánh sáng. Bằng cách đảo ngược các biến dạng, các nhà thiên văn học đã tái dựng lại hình ảnh thiên hà xa xôi này. Vật chất tối chỉ hiển thị thông qua lực hấp dẫn của nó, do đó chúng ta sẽ quan sát được hiệu ứng thấu kính của nó. Trong thực tế, các nhà thiên văn học biết cách quan sát sự phân bó các khối gây ra hiệu ứng thấu kính. Điều này có thể dễ dàng thực hiện khi quan sát hiệu ứng thấu kính yếu : một sự biến dạng nhỏ của đối tượng xa. Nếu ở nơi có vài ngôi sao và thiên hà nhiều khối lượng dư được tìm thấy thì giả thuyết hợp lý là khối lượng này chủ yếu toàn những vật chất tối. Chúng ta có thể suy ra vật chất tối bằng cách đo độ cong hấp dẫn gần đối tượng tập trung. Bản đồ trên cho thấy vũ trụ được biết đến trong vòng 1 gly (tỷ năm ánh sáng) của thiên hà chúng ta. Hầu hết các thiên hà được tổ chức thành cụm nhưng một số nằm dọc theo sợi kết nối các cụm. Cấu trúc của các sợi vật chất tối là tàn dư của những thăng giáng lượng tử. Những sợi này rất lớn, chúng chung cấp một con đường năng lượng cho các thiên hà để tham gia vào cụm thiên hà và xuất hiện ở các đỉnh của mạng lưới các sợi.
-
HE HE. MÌNH ĐỌC TRÊN MẠNG THẤY CÓ THÔNG TIN THUỐC ĐIỆN TỬ. KHÔNG BIẾT CÓ HẠI GÌ KHÔNG NHỈ ?
-
Hội nghị đầu tiên về hạt Higgs ở châu Á Xem tin gốc Tuổi Trẻ - 6 giờ trước 17 lượt xem TT - Ngày 16-7, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Hội Gặp gỡ VN (Rencontres du Viet Nam) đã tổ chức hai hội nghị vật lý quốc tế với chủ đề “Hạt cơ bản sau mô hình chuẩn” và “Va chạm ion nặng trong kỷ nguyên LHC” với sự tham gia của 120 giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học chuyên ngành vật lý hạt và vật lý thiên văn ở 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hai hội nghị này nằm trong chuỗi cuộc gặp gỡ quốc tế trong khuôn khổ “Gặp gỡ VN” do giáo sư Trần Thanh Vân hợp tác với giáo sư Nguyễn Văn Hiệu sáng lập từ năm 1993. Giáo sư Trần Thanh Vân - chủ tịch Hội Gặp gỡ VN, chủ trì hội nghị - đặc biệt nhấn mạnh: Đây là hội nghị đầu tiên ở châu Á và là hội nghị thứ hai trên toàn cầu được lãnh đạo Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu ở Geneva (Thụy Sĩ) trình bày chi tiết những khám phá mới nhất đã và đang làm rung chuyển thế giới khoa học xung quanh việc phát hiện hạt Higgs. Hội nghị lần này kéo dài đến ngày 21-7-2012.
-
Mình hay hút thuốc white house, không biết có chất phóng xạ không trời. nếu có thì bye bye liền. hic hic.
-
Chú Thiên Sứ phát biểu bài hay quá.
-
Mình thường thấy khi ngủ mơ hoặc thấy ma đuổi..... thì y như rằng lúc bật mình tỉnh dậy thì có hiện tượng ngộp thở hoặc nằm phía bên trái ( tim) mà thôi. . Cả nhà mình có ai gặp ma bao giờ chưa nhỉ.
-
Nếu sự thật là tìm ra "Hạt của chúa" thì không biết nó ứng dụng như thế nào trong cuộc sống nhỉ ? Nó xuất hiện thoáng chút rồi biến mất.
-
Lào trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á Ngày 11/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm chớp nhoáng 4 giờ tới Lào. Đây là chuyến thăm Lào đầu tiên trong 57 năm qua của một vị ngoại trưởng Mỹ. Tại đây, bà Hillary Clinton đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong và hội đàm với người đồng cấp Lào Thongloun Sisoulith. Tuyên bố chung sau cuộc gặp cho biết hai bên tập trung bàn về mở rộng hợp tác song phương, về mục tiêu Lào gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), về hậu quả của chất độc da cam/điôxin, việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích và dự án xây đập gây tranh cãi trên sông Mê Công. Nhật báo Phố Wall cho rằng Lào có thể đóng một vai trò trong chiến lược trong chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ ở châu Á và khu vực Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Lào Thongloun Sisoulith, Viêng Chăn 11/7 Lào xét về kinh tế là một quốc gia có tiềm năng về khoáng sản và là một thị trường đang phát triển đủ để thu hút sự chú ý của các công ty Mỹ và Trung Quốc. Về mặt chính trị, trong khuôn khổ ASEAN, Lào lại có quyền đưa ra một tiếng nói khác trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đang ngày càng căng thẳng và các vấn đề khác ở khu vực có dính líu tới Trung Quốc. Trong tiến trình xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - yếu tố được trông đợi như một giải pháp để kiểm soát căng thẳng và giải quyết tranh chấp giữa các nước liên quan, Lào dĩ nhiên có thể đóng một vai trò chiến lược. Cụ thể là khi Việt Nam, Philippines muốn ASEAN cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, thì các quốc gia đứng ngoài cuộc tranh chấp như Thái Lan và Campuchia lại không muốn làm phật lòng những nhà lãnh đạo Trung Quốc. Giữa sự thiếu đồng thuận ấy, Myanmar và Lào có thể làm nghiêng cán cân cuộc chơi này thông qua quyết định của mình. Cả Lào và Myanmar đều có đường biên giới với Trung Quốc, đã hưởng lợi từ những khoản đầu tư của quốc gia láng giềng khổng lồ này. Nhưng trong cách đánh giá mới của Washington, cả hai quốc gia đều có tiềm năng để trở thành đối tác với Mỹ nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhật báo Phố Wall dẫn lời nhà phân tích Christopher Bruton đến từ Công ty Dataconsult Ltd. có trụ sở ở Thái Lan nói rằng "Mỹ quan ngại tầm ảnh hưởng của họ trong các nước ASEAN và Đông Á là chưa đủ mạnh trong khi Trung Quốc đã giữ một vai trò quan trọng ở đó. Và tình thế này có thể đưa Washington tới quan điểm rằng dù Lào chỉ là một nước nhỏ trong khu vực, nhưng lá phiếu của quốc gia này trong ASEAN cũng có giá trị như lá phiếu của Indonesia một khi tổ chức này cần biểu quyết". Một trong những chương trình có thể làm tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Lào và khu vực là Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công do chính bà Clinton đưa ra từ năm 2009. Những lĩnh vực hợp tác nằm trong khuôn khổ chương trình này như giáo dục, hạ tầng cơ sở và môi trường có thể đưa Mỹ gắn kết chặt chẽ hơn. Điểm mấu chốt của chương trình giờ đây là tìm ra giải pháp cuối cùng cho kế hoạch xây đập Xayaburi trị giá 3,5 tỷ USD của Lào có vốn đầu tư từ Trung Quốc. Mỹ và nhiều nước đang kêu gọi phải xem xét lại và ngừng kế hoạch vì vấn đề an sinh của các nước hạ lưu, nhưng Lào vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Và dù vậy, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào vẫn cứ lớn mạnh, vượt qua cả đầu tư của Việt Nam trên nhiều phương diện và lĩnh vực. Bằng chứng là Trung Quốc sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc xuyên Lào có trị giá tới 7 tỷ USD dù cho trình độ phát triển ở Lào vẫn còn ở mức thấp. Còn Mỹ và Lào, quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ đạt 71 triệu USD trong năm 2010. Chuyến thăm lịch sử của bà Clinton lần này, cùng với hàng loạt chuyến đi của các tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ tới Lào kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ từ năm 2004, hy vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực. Riêng trong năm 2012, Chính phủ Mỹ viện trợ cho Lào gần 30 triệu USD, trong đó 9 triệu USD để rà phá bom mìn ở Lào. Trong tương lai có thể Mỹ sẽ chi thêm tiền cho công tác này. Vị Ngoại trưởng Mỹ trước kia thăm Lào là ông John Foster Dulles, vào năm 1955. Tại thời điểm đó, Lào nằm vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại Mỹ. Thời chiến tranh, không quân Mỹ đã ném bom dữ dội lãnh thổ Lào để ngăn chặn tuyến tiếp tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bốn thập kỷ sau, bom đạn Mỹ vẫn tiếp tục gây thương vong cho người dân Lào. Vào thời điểm chiến tranh kết thúc, có khoảng 1/3 trong số 270 triệu quả bom chùm ném xuống Lào còn chưa nổ. Đến nay, hơn 20.000 người đã chết vì bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Bom mìn sót lại sau chiến tranh cũng là trở ngại chính đối với phát triển nông nghiệp của nước này. Phát biểu sau khi tới thăm một trung tâm chỉnh hình và lắp ghép chân tay giả do Mỹ tài trợ, bà Clinton cho biết Mỹ mong muốn mở rộng và tăng cường hơn nữa quan hệ với Lào. Giới phân tích nhận định đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của chính quyền Obama trong việc định hướng lại chính sách ngoại giao và thương mại, khi châu Á trở thành trung tâm kinh tế toàn cầu trong thế kỷ tới. Đây cũng là đối sách của Mỹ trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc./.
-
TRỜI ƠI, BỆNH GÌ MÀ NHÌN KHIẾP QUÁ ĐI.
-
Hình ảnh về Sedna hành tinh thứ 10 trong Hệ Mặt Trời Sedna là hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời đã được phát hiện cuối năm 2003. Đường kính khoảng 1700km . Cách mặt trời khoảng 5.9 tỷ km với khoảng cách này nó phải mất 10500 mới hoàn thành hết 1 vòng quanh mặt trời Vì quỷ đạo của nó là một hình elip cực kỳ dẹt nên khi cách xa mặt trời nhất thì klhoang cách từ nó đến "cục lửa hồng hào" là 130 tỷ km Trong những năm gần đây, các công trình thiên văn học đã liên tục công bố về một số vật thể lớn ngoài rìa Thái dương hệ. Chẳng hạn, năm 2002 tìm ra Quaoar với đường kính 1.200 km; năm 2001 tìm ra Ixion với đường kính 1.065 km; còn năm 2000 tìm ra Varuna với đường kính xấp xỉ 900 km. Năm 2004 giới thiên văn học đã phát hiện ra vật thể 2004 DW, với đường kính ước tính khoảng 1.800 km. Phát hiện về Sedna mới đây đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi nhằm tìm ra định nghĩa xác đáng về một hành tinh thực sự, hay nói cách khác là cái gì tạo nên một hành tinh. Đây là một vài hình ảnh về sadna:
-
Phát hiện mặt trăng thứ 5 của sao Diêm Vương Kính thiên văn không gian Hubble vừa phát hiện mặt trăng thứ 5 quay quanh hành tinh lùn Diêm Vương. Sau khi phân tích dữ liệu từ nhiều hình ảnh do kính thiên văn không gian Hubble của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được, tiến sĩ Mark Showalter và cộng sự thuộc Viện nghiên cứu Seti (Mỹ) phát hiện mặt trăng thứ 5 của hành tinh lùn Diêm Vương và đặt tên là P5. Mặt trăng mới được phát hiện P5 là mặt trăng nhỏ nhất trong số các mặt trăng của sao Diêm Vương Mặt trăng P5 là mặt trăng nhỏ nhất của sao Diêm Vương được phát hiện cho tới nay. Khác với các mặt trăng được phát triển trước đó, P5 có dạng hình ê líp với chiều dài khoảng 25km và chiều rộng khoảng 10km. Việc phát hiện mặt trăng thứ 5 của sao Diêm Vương sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn quá trình hình thành của hành tinh này. Một số nhà thiên văn học trước đó cho rằng tất cả các mặt trăng của sao Diêm Vương đều là tàn tích của một vụ va chạm giữa hành tinh này và một vật thể băng cách đây hàng tỷ năm. “Các mặt trăng của sao Diêm Dương có kích thước từ nhỏ tới to rất đều nhau, tương tự như cách sắp xếp của búp bê Nga”, tiến sĩ Mark Showalter, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên BBC. Mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương là Charon được phát hiện vào năm 1978. Sau đó, kính thiên văn không gian Hubble phát hiện thêm 2 mặt trăng nhỏ hơn là Nix và Hydra. Mặt trăng thứ 4 có tên là P4 được kính thiên văn Hubble phát hiện vào năm 2011. Năm 2006, NASA đã phóng tàu thăm dò không người lái New Horizons và dự kiến nó sẽ bay vào quỹ đạo của hành tinh Diêm Vương vào năm 2015. New Horizons có sứ mệnh thăm dò và ghi lại những hình ảnh về bề mặt của sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó. Sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930 bởi nhà khoa học người Mỹ Clyde Tombaugh. Nó được coi là hành tinh thứ 9 của Hệ mặt trời cho tới khi bị “giáng cấp” xuống thành hành tinh lùn vào năm 2006.
-
Kinh hãi thịt bò được ướp bằng... nước tẩy bồn cầu Trong vai một đầu bếp học việc, PV đã mục sở thị hậu trường nhà bếp của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội và một quán nhậu bình dân (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội). Xem bài khác trên Vef.vn Hiểm họa “chết người” từ món ăn bình dân Theo một đầu bếp tên T., dầu điều khi được chế biến, lọc cẩn thận thì không gây hại. Tuy nhiên, các quán ăn thường dùng hạt điều nguyên chất. Loại hạt điều này có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Ăn quá nhiều chất này có thể gây chết người. Theo tìm hiểu được biết, 1 kg hạt điều màu giá 25.000 đồng thì có thể dùng cho khoảng 100 suất cơm rang. Theo một đầu bếp T. cũng tiết lộ cách chế biến dầu điều như sau: Cho dầu lên bếp đun sôi, sau đó thả hạt điều màu vào hòa tan. Mỗi một suất cơm chỉ cần cho 1 thìa cà phê hạt điều màu là vô cùng bắt mắt. Hạt điều màu thông thường có mùi hắc nhưng khi tan trong dầu ăn thì bay mùi. Đối với không ít người tiêu dùng, các loại thịt xông khói có trong danh mục các món khoái khẩu. Tuy nhiên, đối với những loại thịt không có nguồn gốc xuất xứ đang bán nhan nhản trên thị trường đánh lừa người tiêu dùng bằng các tên nhái thương hiệu nổi tiếng: Đức Việt, IKA…, màu sắc bao giờ cũng đỏ au, bắt mắt hơn hẳn những loại “chính thống”. Tìm hiểu cơ sở sản xuất loại thịt này nằm sâu trong ngõ 172, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được biết, cơ sở này dùng loại hóa chất B6, B9 để tiêm vào thịt nhằm giữ màu và tạo mùi. Một hộp chất tạo màu cực độc hàng Trung Quốc đội mác Thái Lan mà bà P. quảng cáo Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chất nitrite và nitrate có thể kết hợp với axít amin của thịt để tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có nguy cơ gây ung thư. Nước tẩy bồn cầu làm mềm thịt bò Một tiết lộ kinh hoàng của các đầu bếp gạo cội thì việc sử dụng soda lại theo nguyên tắc làm mềm thịt bằng cách phá hủy, phân hủy các tế bào thịt. Sức công phá của loại bột này khủng khiếp đến mức có người còn dùng để tẩy rửa bồn vệ sinh. Soda dùng làm mềm thịt bò do PV mua Anh Cao Đức (bếp trưởng bếp Âu, khách sạn Sofitel, đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội) bật mí: “Những người đầu bếp không có kinh nghiệm hoặc vì lợi nhuận kinh doanh coi việc dùng các chất phụ gia làm từ hóa học để ướp thịt bò là một biện pháp vừa nhanh, gọn mà hiệu quả tức thì. Gọi là màu thực phẩm cho yên tâm, chứ thực ra là hóa chất ko có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình là soda, một loại hóa chất có sức công phá cực mạnh dùng để tẩy bồn cầu”. Anh Đức cho biết: “Đối với các đầu bếp chuyên nghiệp, việc tẩm ướp làm mềm thịt bằng bí quyết tự nhiên là tạo men bằng trứng và bột năng. Để thực hiện quy trình này, họ sẽ ngâm thịt bò vào nước khoảng 15 phút cho các thớ thịt nở hết ra. Sau đó, trứng và bột năng đánh đều tạo thành lớp men và củng cố thêm một lớp bên ngoài để đảm bảo gia vị không bị trôi. Công đoạn cuối cùng là dùng lửa to một cách “bất ngờ” để làm chín thịt bò giúp cho miếng thịt bên ngoài thì khô, nhưng bên trong vẫn mềm và thơm ngọt”. Anh Đức gọi vui đây là phương pháp “làm chín một cách đột xuất tạo hiệu quả cao”, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ độ “tinh” để pha trộn định mức loại men tự nhiên này một cách hiệu quả. Những đầu bếp trẻ, thiếu kinh nghiệm sẵn sàng dùng các loại soda ướp bò để tạo hiệu quả tức thì. Soda ướp bò phổ biến trên thị trường có 2 loại: Bicarbonate of soda và baking soda. Trong đó, baking soda là loại phụ gia có chất xúc tác cực mạnh nên nhiều nhà hàng vì không có kinh nghiệm tẩm ướp hoặc muốn đơn giản hóa quy trình sẵn sàng sử dụng loại hóa chất độc hại này. Giá một hộp baking soda khá bèo, chỉ khoảng từ 10.000 - 12.000 đồng nhưng có thể dùng để ướp cả trăm kg thịt. “Người nào tinh ý sẽ phát hiện ra vì nếu được tẩm ướp bằng chất hóa học, miếng thịt sẽ bị nhão bởi các thớ thịt đã bị giãn trong quá trình ngâm tẩm chứ không có độ dẻo như thịt được nấu thông thường” - anh Đức nói. Theo chân một đầu bếp tên V. xâm nhập vào thị trường “đen” bán các loại hóa chất độc hại, PV Người đưa tin đã mua một hộp nhựa màu trắng, nhãn xanh, 100gam với tên gọi “bicarbonate of soda” giá 25.000 đồng. Bên trong là bột mịn màu trắng đã vón cục. Tại sạp hàng bán đồ khô kiốt 510 (Trung tâm thương mại chợ Hàng Da, Hà Nội), bà P., chủ sạp hàng vừa thấy đầu bếp V. đến đã mời chào vô số những loại phụ gia mới nhập số lượng lớn như baking soda, thuốc B9, hóa chất Rhodamine B, các loại phẩm tạo màu của Trung Quốc. Thậm chí, bà P. còn vào kho hàng lấy ra một hộp tạo màu của Thái Lan có tên gọi “orange red NS5 colour” để quảng cáo đã cháy hàng vì công dụng tuyệt hảo. Đầu bếp V. tiết lộ, loại phẩm màu mà chủ sạp hàng nói sản xuất từ Thái Lan chính là hàng Trung Quốc, dùng tạo màu cho tất cả các món ăn cần màu. “Phù phép” lợn sề thành thịt bò Để phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò thì phẩm màu hoa hiên được coi là “bảo bối”. Đây là một loại màu hóa học, một phụ gia không thể thiếu để cải thiện màu sắc của loại thịt giả bò. Chỉ cần 1 thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước để ngâm thịt bò thì chỉ trong vòng nửa ngày thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi, không khác nhau là mấy. Nguy hiểm hơn nữa, thịt lợn chết đã bị ôi thiu vẫn có thể đánh lừa người tiêu dùng bằng loại phẩm màu này. Thịt lợn sề nuôi nhiều năm, không sinh sản nữa sẽ được bán lại với giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với thịt lợn thường. Thịt lợn sề có đặc trưng là miếng thăn lợn to, thớ thịt dày, không có mùi hôi. Các công đoạn phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò cũng cần đến “bảo bối” là chất phụ gia có tên gọi maltol. Chỉ cần 0.05% - 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò thì sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm. Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn... Người tiêu dùng nên sử dụng màu tự nhiên hoặc chỉ chọn những thực phẩm có nguồn gốc, thực phẩm nhuộm màu phải có địa chỉ và đăng ký chất lượng với cơ quan y tế. Trao đổi với PV, các đầu bếp đều cho rằng, dù biết các hóa chất, phụ gia, phẩm màu là độc hại và nằm trong danh mục cấm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên phải dùng. Khách hàng ăn xong, khen ngon là cánh đầu bếp hoàn thành nhiệm vụ chứ chẳng ai còn quan tâm tới hậu quả về sau. Các thử nghiệm của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và Anh đã chứng minh một số phẩm màu tổng hợp là chất gây ung thư và đột biến gen, ảnh hưởng hệ thần kinh. Không chỉ thế, phẩm màu tổng hợp còn bị cấm sử dụng ở nhiều nước như allura red (đỏ), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng cam), tartazine (vàng chanh)... thường có độ bền màu cao nhưng có thể gây ngộ độc nếu dùng loại không nguyên chất, không được phép dùng trong thực phẩm.
-
Anh Ruby, Như Thông có nghe nói thi đeo đá quý cần phải kích hoạt năng lượng của chúng nữa hả ? Đúng không anh.
-
NHỮNG ĐỒ HÌNH NHƯ VẬY. MÌNH THẤY RẤT NHIỀU TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA PHÚC KIẾN, TIỀU CHÂU... VÀ TRONG ĐỀN THIÊN HẬU NƯƠNG NƯƠNG.
-
Phát hiện loại 'quỷ vũ trụ' mới Các nhà thiên văn quốc tế phát hiện một loại hố đen - thứ nuốt chửng các vật thể trong vũ trụ như loài quỷ đói - có kích cỡ trung bình đang trú ngụ ở trung tâm của các chòm sao. > Lần đầu tiên ghi hình hố đen > Hố đen xé tan xác ngôi sao Hố đen cỡ vừa (được khoanh tròn trong ảnh) nằm trong các chòm sao. Ảnh: National Geographic. National Geographic đưa tin một số nhà thiên văn quốc tế dùng hai kính thiên văn không gian Chandra (có khả năng thu nhận tia X) và SWIFT (có khả năng thu nhận tia gamma) của Mỹ để theo dõi một vật thể cực sáng cách trái đất gần 300 triệu năm ánh sáng mà họ vô tình phát hiện vào năm 2009. Họ gọi vật thể này là HLX-1. Nhóm nghiên cứu nhận thấy HLX-1 phóng ra vô số chùm tia X và bức xạ radio mạnh. “Kết quả quan sát của chúng tôi trong năm 2009 và 2010 cho thấy HLX-1 gây nên những tác động giống hố đen cỡ nhỏ, song có kích cỡ lớn hơn. Nó là một đại diện của những hố đen cỡ vừa”, Natalie Webb, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Bức xạ vũ trụ tại Pháp và là trưởng nhóm nghiên cứu HLX-1, cho biết. Vùng trong không gian có trường hấp dẫn mạnh đến nỗi mọi dạng vật chất, kể cả ánh sáng, không thể thoát ra khỏi mặt biên của nó được gọi là hố đen. Với khối lượng gấp từ hàng triệu tới hàng tỷ lần mặt trời, những hố đen siêu lớn ẩn nấp ở trung tâm của các thiên hà như những con mãnh thú và nuốt chửng những thiên thể tới quá gần chúng. Vì thế nhiều người ví hố đen như những con quỷ đói hung dữ và phàm ăn. Trong nhiều thập kỷ qua giới khoa học tin rằng hố đen có hai loại: khổng lồ và nhỏ. Những hố đen nhỏ có khối lượng gấp vài lần mặt trời, còn các hố đen khổng lồ đủ lớn và mạnh để “nuốt” toàn bộ Thái Dương Hệ. Những hố đen siêu lớn nằm ở trung tâm của phần lớn thiên hà, bao gồm cả dải Ngân Hà. Chúng xé toạc và nuốt chửng các ngôi sao. Hố đen cỡ vừa có khối lượng ở khoảng giữa hai loại trên, nghĩa là chúng có khối lượng gấp tối thiểu 90.000 mặt trời. Webb cho rằng, rất có thể những hố đen cỡ vừa trú ngụ ở trung tâm của những chòm sao lớn, nơi hàng trăm nghìn ngôi sao di chuyển sát nhau bởi tác động của lực hấp dẫn. Ngoài ra, có thể chúng là tàn dư của vũ trụ từ thuở sơ khai. “Trong giai đoạn bình minh của vũ trụ, có lẽ những ngôi sao siêu lớn có khối lượng tương đương vài chục nghìn lần mặt trời của chúng ta. Tuy lớn song những ngôi sao ấy có vòng đời rất ngắn. Sau khi chết chúng biến thành hố đen cỡ vừa”, Webb giải thích. Sự tồn tại của hố đen cỡ trung bình có thể giúp giới khoa học giải thích quá trình hình thành của hố đen siêu lớn. Chẳng hạn, Webb nghi ngờ hố đen siêu lớn được tạo nên từ hố đen cỡ vừa. Khi một hố đen trung bình “nuốt” một lượng vật chất có khối lượng tương đương ít nhất một triệu lần mặt trời, nó sẽ biến thành hố đen siêu lớn. “Hoặc cũng có thể một số hố đen trung bình sáp nhập vào nhau từ hàng tỷ năm trước để tạo thành hố đen siêu lớn mà chúng ta thấy ngày nay”, Webb nói. Minh Long
-
10 điều chưa biết về "hạt của Chúa" 04/07/2012 09:10:26 - Tài liệu của Higgs về "hạt của Chúa" từng bị từ chối, "hạt của Chúa" bị gọi đùa là "hạt chết tiệt" … 1. Tài liệu nổi tiếng của Peter Higgs về "hạt của Chúa" từng bị từ chối Song tình huống này lại là trong cái rủi có cái may, bởi nó đã giúp Higgs bổ sung thêm vào một đoạn giới thiệu về hạt của Chúa (hạt Higgs). Năm 1964, nhà vật lý Peter Higss đã viết 2 tài liệu, mỗi tài liệu dài 2 trang, về thứ mà ngày nay được gọi là trường Higgs. Chuyên san Physics Letters đã công nhận tài liệu đầu tiên và gửi trả lại bản thứ 2 cùng gợi ý rằng Higgs nên bổ sung thêm một phần giải thích những tác động về mặt vật lí trong thuyết của ông. Higgs đã thêm vào tài liệu một đoạn dự đoán rằng sự kích thích của trường này, giống như sóng trong đại dương, sẽ tạo ra một hạt mới. Sau đó, ông nộp bản đã sửa tới chuyên san Physical Review Letters và nó đã được đăng. Nhà vật lí Peter Higgs bên chiếc máy dò CMS được sử dụng để phát hiện hạt của Chúa tại Phòng thí nghiệm vật lí nguyên tử châu Âu CERN (Thụy Sĩ). 2. Bộ trưởng Khoa học Anh từng tổ chức cuộc thi quốc gia tìm lời giải thích xuất sắc nhất cho giả thuyết của Higgs Theo mô hình của Higgs, các hạt cơ bản có khối lượng nhờ tương tác với một trường vô hình, có mặt khắp nơi. Càng tương tác nhiều với trường Higgs, hạt mới này lại càng có khối lượng lớn. Các nhà khoa học đã gặp khó khăn trong việc giải thích về trường Higgs tới mức, năm 1993, Bộ trưởng Khoa học Anh William Waldegrave đã đưa ra thử thách cho họ rằng hãy gửi cho ông những bản mô tả dài 1 trang xuất sắc nhất. Ông Waldegrave đã trao rượu sâm panh cho những người thắng cuộc, bao gồm nhà vật lí học David Miller. Ông Miller đã so sánh trường Higgs với một nhóm người thuộc một đảng phái chính trị dàn đều khắp một căn phòng. Một người vô danh bất kỳ có thể di chuyển qua đám đông mà không gặp cản trở. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh thời đó, bà Margaret Thatcher, thì sẽ thu hút được nhiều sự chú ý: họ sẽ cụm lại xung quanh bà, làm bà bị chậm lại và khiến bà có “khối lượng” nếu nói một cách ẩn dụ. <br style="font-weight: bold;"> 3. Cơ chế Higgs chỉ giải thích được một phần nhỏ về khối lượng trong vũ trụ <br style="font-style: italic;"> Hầu hết các bài báo khoa học nổi tiếng đều khiến độc giả tin rằng mô hình Higgs mang lại khối lượng của tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Tuy nhiên, trường Higgs chỉ mang lại khối lượng cho những hạt cơ bản như electron hay hạt quark (hạt vi lượng). Hầu hết vũ trụ mà ta có thể quan sát được đều được cấu tạo từ các hạt tổng hợp như proton hay nơ-tron - những hạt này chứa hạt vi lượng. Cũng giống như một ổ bánh mì nho khô thì sẽ nặng hơn tổng khối lượng các hạt nho khô của nó, hạt proton và nơ-tron cũng nặng hơn hạt vi lượng bên trong chúng. Khối lượng của chúng chủ yếu tới từ lực hạt nhân mạnh có khả năng giữ những hạt vi lượng ở gần nhau. <br style="font-weight: bold;"> 4. Higgs không phải là nhà vật lí duy nhất đóng góp ý tưởng về cách các hạt có khối lượng Ít nhất một tá các nhà lý luận đã đóng một vai trò nào đó trong việc phát triển khung lý thuyết dẫn tới sự phát hiện ra hạt Higgs. Năm 2010, Hiệp hội Vật lý Mỹ đã trao giải J.J. Sakurai Prize cho 6 nhà vật lý, những người đã từng công bố tài liệu của họ về vấn đề này năm 1964. Một số nhà lí luận khác cũng đã nảy ra các ý tưởng tương tự, và những công bố trước của họ cũng giúp mở đường cho việc tìm ra loại hạt này. Điều này đã gây khó khăn cho Hội đồng trao giải Nobel của Thụy Điển khi mà giải thưởng Nobel vật lí hàng năm chỉ có thể được được trao cho tối đa 3 nhà khoa học còn sống. Hình ảnh mô phỏng sự va chạm giữa 2 hạt phô-ton trong máy dò CMS. 5. Từ boson bắt nguồn từ tên nhà toán học, nhà vật lý học người Ấn Độ Satyendra Nath Bose Có 2 loại hạt: hạt boson và hạt fermion. Hạt Higgs được xếp vào nhóm các hạt boson. Nhóm hạt này được đặt theo tên một nhà vật lí học người Ấn Độ Satyendra Nath Bose nổi tiếng bởi sự hợp tác với Albert Einstein những năm 1920. Một trong những kết quả mà cặp đôi này đạt được là thống kê Bose – Einstein, một cách thức được dùng để miêu tả hoạt động của một lớp các hạt mang tên Bose. Hai hạt boson với thuộc tính giống hệt nhau có thể ở cùng một vị trí trong cùng một thời điểm, nhưng hai hạt fermion thì không. Điều đó giải thích tại sao các hạt proton thuộc nhóm hạt boson có thể di chuyển cùng nhau trong các chùm tia laser tập trung, còn các hạt electron thuộc nhóm hạt fermion phải ở cách xa nhau. Cũng vì thế mà electron phải tồn tại ở các quỹ đạo riêng biệt trong các nguyên tử. Bose không bao giờ nhận được bằng Tiến sĩ, cũng không được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của mình, trong khi đó, ủy ban trao giải Nobel lại công nhận những nhà khoa học khác với nghiên cứu có liên quan tới các khái niệm mà ông này phát triển. 6. Cái tên "hạt của Chúa" bắt nguồn từ chủ nhân giải Nobel Nhà vật lí học Leon Lederman đã vô tình đặt tên cho boson Higgs (hạt Higgs) giống như tên cuốn sách của ông: "hạt của Chúa" (God). Lederman đã nói đùa rằng thực ra ông muốn gọi hạt Higgs là "hạt chết tiệt" (goddamn) bởi quá khó khăn để tìm ra nó. Cái tên đặc biệt này đã thu hút sự chú ý của dư luận. Cuốn sách "Hạt của Chúa" với ảnh bìa là tác giả Leon Lederman 7. Mô hình chuẩn có thể vẫn dở dang dù tìm ra hạt Higgs Hạt Higgs là loại hạt cuối cùng chưa được phát hiện theo như Mô hình chuẩn, thuyết mô tả các thành phần nhỏ nhất của vật chất và cách mà chúng tương tác với nhau. Kết quả thực nghiệm đã xác nhận một vài dự đoán của mô hình. Tuy nhiên, tìm ra hạt Higgs không có nghĩa là bí ẩn về vật lí hạt có thể khép lại. Mô hình chuẩn lí giải về các lực cơ bản như lực điện từ, lực hạt nhân (còn gọi là tương tác mạnh) nhưng lại không thể đưa ra lời giải thích về trọng lực. Có thể chúng ta chỉ trải nghiệm một phần của trọng lực bởi có khả năng nó còn gây ra tác động theo nhiều chiều khác một cách bí ẩn. 8. Nếu hạt Higgs tồn tại, có thể nó có "chị em" Nhiều nhà lí luận cố gắng giải thích về các hạt đã biết và khối lượng của nó mà không có hạt Higgs nhưng chưa ai đưa ra được một mô hình thành công. Trên thực tế, theo lý thuyết siêu đối xứng, có ít nhất 5 loại hạt Higgs. Phỏng đoán này có chính xác không còn phụ thuộc vào các thí nghiệm của CERN với máy gia tốc hạt lớn (LHC) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab, Mỹ) với máy gia tốc Tevatron. Quá trình thực nghiệm đã hoàn tất nhưng dữ liệu vẫn đang được phân tích để khám phá xem hạt Higgs liệu có tồn tại và nếu đúng như vậy, đó có phải là loại hạt chúng ta vẫn mong đợi? 9. Các nhà khoa học có thể đã "thoáng thấy" hạt Higgs hơn 1 thập kỉ trước Vào năm 2000, một điều kì thú đã xảy ra khi máy gia tốc hạt Electron–Positron lớn (LEP) chuẩn bị ngừng hoạt động sau 11 năm vận hành thành công. Các thí nghiệm của LEP bắt đầu cho thấy dấu hiệu của một thứ gì đó giống như hạt Higgs với khối lượng khoảng 115 GeV/c2 (bằng khối lượng của nguyên tử iot). Các nhà khoa học đã thuyết phục lãnh đạo của CERN để cho LEP hoạt động thêm 6 tuần nữa. Trong khoảng thời gian đó, nhiều sự kiện liên quan tới hạt Higgs đã xảy ra làm họ tiếp tục xin gia hạn thời gian vận hành LEP nhưng cuối cùng bộ máy này vẫn bị dỡ bỏ và được thay thế bằng LHC. Kết quả mới nhất của LHC (công bố vào tháng 12/2011) xác định rằng hạt Higgs nếu tồn tại sẽ có khối lượng từ 115-130 GeV/c2. Máy gia tốc hạt Electron–Positron lớn (LEP) của CERN. 10. Tìm ra loại hạt mới chỉ là màn mở đầu Một thứ gì đó giống với hạt Higgs không có nghĩa nó chính là hạt Higgs. Thuyết Mô hình chuẩn đã mô tả khá cặn kẽ cách thức tương tác giữa hạt Higgs với các loại hạt khác. Các nhà vật lí sẽ phải nghiên cứu hàng loạt đặc tính của loại hạt mới cũng như thử nghiệm các tương tác trước khi xác định liệu hạt này có phải là hạt Higgs được mô tả trong Mô hình chuẩn của vật lí hạt không. Nếu đây lại là một loại hạt hoàn toàn mới, các nhà khoa học sẽ lại có nhiều bí ẩn cần khám phá. <br style="font-weight: bold;"> Lê My - Phương Thanh (theo Cosmomagazine)
-
Đá Thạch Anh tự nhiên 100% dùng để làm nhẫn, dây chuyền thì cũng rẻ mà. Còn nếu muốn đảm bảo hơn nữa thì mua những viên có chứng nhận giám định, tổ chức chuyên ngành thì an tâm hơn. Bây giờ lại nghe nói có thêm cái dịch vụ kích hoạt năng lượng đá để hòa hợp gì đó với năng lượng cơ thể. Chả biết trúng trật đường nào.
-
SỐ NÀY THEO ĐƯỜNG QUAN CHỨC HAY KINH DOANH ĐỀU TRỞ THÀNH ÔNG TRÙM CẢ. NHƯNG THEO ĐƯỜNG QUAN CHỨC ĐẢM BẢO THĂNG TIẾN NHANH CỰC KỲ. NỊNH BỢ VÃI HỒN.
-
Bạn chắc là con hay cháu gì của sếp trực tiếp quản lý trung tâm lý học đông phương này quá ta ?
-
Ông hoàng vật lý mất tiền vì 'hạt của Chúa' Giáo sư Stephen Hawking hôm qua tiết lộ việc các nhà vật lý tìm ra hạt có đặc điểm giống hạt của Chúa khiến ông mất 100 USD trong một vụ cá cược. > Hawking từng là học sinh lười > Công bố hạt có đặc điểm giống "hạt của Chúa" Stephen Hawking không nghĩ rằng các nhà vật lý sẽ tìm ra "hạt của Chúa". Ảnh: aktuality.sk. Trong buổi trả lời phỏng vấn của BBC hôm 4/7, giáo sư Hawking nói rằng phát hiện ra hạt mới có đặc điểm giống hạt Higgs là một thành tựu quan trọng và Peter Higgs, người đã đề xướng giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước, xứng đáng nhận giải Nobel. “Điều đáng tiếc là những đột phá vĩ đại trong vật lý thường tới từ những kết quả thử nghiệm mà chúng ta không mong đợi. Vì lý do đó mà tôi đã cá cược 100 USD với giáo sư vật lý Gordon Kane của Đại học Michigan rằng con người sẽ không bao giờ tìm thấy hạt Higgs. Có vẻ như tôi vừa mất 100 USD”, Hawking kể. Sau quá trình săn lùng hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", trong gần 5 thập kỷ, hôm qua các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo họ tìm thấy một loại hạt hạ nguyên tử mới có những đặc tính giống hạt Higgs. Bằng chứng về hạt Higgs lộ diện sau khi họ thực hiện tới 500 nghìn tỷ vụ va chạm giữa các luồng hạt cơ bản trong máy gia tốc hạt lớn (LHC) của CERN. Hawking nói rằng phát hiện về hạt mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. “Nếu quá trình phân rã và các phản ứng khác của loại hạt này diễn ra theo đúng giả thuyết về hạt Higgs, nó sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy đối với Mô hình chuẩn của vật lý hạt – giả thuyết mà con người sử dụng để giải thích mọi thí nghiệm vật lý”, vị giáo sư giải thích. Song hai nhóm săn lùng hạt Higgs của CERN và Fermilab tỏ ra cực kỳ thận trọng với phát hiện của họ. Thái độ thận trọng thể hiện ở việc họ không sử dụng từ “phát hiện” khi công bố bằng chứng về sự tồn tại của hạt mới. Họ chỉ nói phát hiện đó đang đưa họ tới gần hạt Higgs hơn bao giờ hết. “Tôi nghĩ mọi nhà vật lý không tham gia vào quá trình săn lùng hạt Higgs sẽ nói bằng chứng về hạt giống như một phát hiện. Chúng tôi đã tìm ra một thứ có đặc điểm giống hạt Higgs”, John Ellis, giáo sư vật lý người Anh làm việc cho CERN từ thập niên 70, phát biểu. Stephen Hawking được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Nhà vật lý 70 tuổi từng giữ vị trí giáo sư toán Lucasian tại Đại học Cambridge, Anh - chức danh mà Newton từng đảm nhiệm, trước khi nghỉ hưu năm ngoái. Minh Long
-
Chữ viết đẹp quá.
-
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh? Tại sao nước nóng đóng băng nhanh lơn nước lạnh? Đây là câu hỏi hóc búa đã làm đau đầu các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. Để khuyến khích mọi người tìm câu trả lời cho bí ẩn trên, Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã quyết định treo thưởng 1.000 bảng cho cá nhân hay tổ chức nào đưa ra giải thích thuyết phục. Mọi người có thể gửi câu trả lời đến ngày 30/7 tới. Bí ẩn hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh vẫn chưa có lời giải Ông Brian Emsley, giám đốc truyền thông của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh, cho biết trên Daily Mail: “Người giành giải thưởng 1.000 bảng cần giải thích một cách thuyết phục cho hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh và có thể đưa ra một số ý tưởng sáng tạo.” Hiện tượng nước nóng đóng băng hơn nước lạnh được gọi là ‘hiệu ứng Mpemba’, đặt theo tên học sinh cấp 3 Erasto Mpemba người Tanzania, sau khi học sinh này đưa câu hỏi cho các giáo sư tới thăm trường của cậu vào năm 1968. Mpemba, đã nghiên cứu hiện tượng kỳ quái này suốt 5 năm, trước khi đưa câu hỏi cho giáo sư Denis Osborne thuộc trường đại học Dar es Salaam (Tanzania): “Nếu ông đưa hai cốc nước bằng nhau, một cốc có nhiệt độ 35 độ C và một cốc có nhiệt độ 100 độ C, vào tủ lạnh, cốc nước 100 độ C sẽ đóng băng trước. Tại sao?” Giáo sư Denis Osborne đã không trả lời được câu hỏi hóc búa của cậu học sinh cấp 3. Một năm sau đó, ông đã tiến hành một nghiên cứu về hiện tượng này và gọi nó là ‘Hiệu ứng Mpemba’. Sau đó, rất nhiều giả thuyết dựa trên các hiệu ứng vật lý như bay hơi, đối lưu và làm chậm đông đã được các nhà khoa học đưa ra để giải thích ‘Hiệu ứng Mpemba’, nhưng không giả thuyết nào thuyết phục được đa số giới khoa học. Hà Hương BÀ CON THAM GIA CHO VUI NÀO. 1.000 BẢNG LUÔN ĐÓ.
-
This Losar or Tibetan New Year falls on February 22 in the Water-Dragon Year. We wish you all Tashee Deleg. It means we wish you a bright (ta) life; a positive life filled with goodness (shee); a peaceful and a healthy (de) life; and, in short, a great (leg) life. http-~~-//www.youtube.com/watch?v=KUsUn6TsLrY&feature=player_embedded#! MỌI NGƯỜI NẾU VÌ CÔNG VIỆC, KHÔNG CÓ THỜI GIAN. CHỈ DÀNH VÀI PHÚT NGHE THẦN CHÚ THÌ VÔ CÙNG LỢI LẠC. CHÚC MỌI NGƯỜI HOAN HỶ.