-
Số nội dung
889 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Như Thông
-
Như Thông >>>> trang nam nhi :rolleyes: . Hic, em rất thích độn quẻ Lạc Việt . Nhưng tư chất có hạn, Hic. Đợi chú Thiên Sứ mở lớp rồi đăng ký theo học :lol:
-
Sắc tức thị không, không tức thị sắc :D Nguồn: thegioivohinh.com
-
Như Thông xin phép được bổ sung trả lời về vị trí của bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa: Theo thói quen , mọi người đều thờ Thần Tài, Thổ Địa ở vị trí ngay trung gian giữa vị trí nhà ra vào. Nhưng thật sự, phương vị tốt nhất để đặt bàn thờ 02 vị ngay chính tại phương Tây Nam. Như Thông
-
Chị Laviedt >>>> : Ví đây đổi phận làm trai được. Thì sự anh hùng há bấy nhiêu. Kính chúc chị Laviedt mạnh khoẻ, hạnh phúc :D Như Thông
-
Anh V_Star có thể tham khảo thêm trong box : Cổ Văn Hóa Sử >>> Tổ Tiên Hùng Quốc Vương. Chúc anh vui, khoẻ. Như Thông
-
Như Thông thân mến. Còn cái zdụ lấy 2622 năm chia cho 18 đời Hùng Vương nó như sau: 1) Họ lấy con số 2622 năm chia cho 18 ra gần 150 năm và la lối là "Mần răng mà có ai thọ nâu như thế. Vô lý! 18 ông vua chỉ khoảng tối đa trị vì vài trăm năm thôi!". Và thế là cội nguồn văn hiến Việt từ 2622 năm tụt xuống còn vài trăm năm. Cái vô lý của phương pháp toán học này là lấy một con số thật 2622 năm chia cho một con số ảo là 18 đời vua chưa được minh chứng là thật. Trong nguyên tắc toán học thì những đại lương phải đồng đẳng, không thể lấy số gà trừ đi số vịt được. 2) Có người vặn lại tôi - trêm một diễn đàn - rằng: Lấy gì minh chứng con số 2622 năm là con số thật? Tôi chán quá không buồn trả lời vì còn để thời gian chơi game xả cái "sì troét". Nhưng với Như Thông thân mến chăm chỉ thức khuya hại sức phẻ này thì tôi cũng sẵn sàng gõ trả lời Híc! Nếu con số 2622 năm không thật thì nó là ảo nốt. Như vậy lấy một con số ảo chia cho một con số ảo thì đúng wá rùi. Hợp phương pháp toán học cấp I. Nhưng khốn nạn. Tất nhiên con số 150 năm cũng là ảo nốt. Vậy thì con số ảo nốt này cũng sẽ không thể chứng minh cho tuổi sinh học trên thực tế của đời người. Kiểu gì thì cái "nập nuận" trên của những vị giáo sư khả kính kia cũng sai. Nhưng nó cứ trơ ra và cứ lẻo lẻo như thế thì Thiên Sứ cũng đành ngó mà bùn chứ làm sao bây giờ. Chỉ tội cho những học sinh phải học những điều vô lý đó cùng với những cái hợp lý khác. Bởi vậy, môn sử thành thói quen là cứ học thuộc lòng mà thôi. Thiên Sứ
-
He he he. Vậy đã có 22 người vào xem rồi nhé.
-
Thành tâm ắt có cao nhân chỉ bảo. Anh cố gắng vài hôm nữa xem sao. Chúc anh gặp nhiều may mắn :D
-
Ví đây đổi phận làm trai được. :D Thì sự anh hùng há bấy nhiêu. :D Kính chúc chị Laviedt mạnh khoẻ, hạnh phúc
-
Thời đại bây giờ, trên thị trường đã tích hợp những tính năng sản phẩm (2 trong 1, 3 trong 1, 4 trong 1...). Anh cún con cũng ứng dụng thử xem. Anh cún con mới có 2 trong 1 chứ nhiêu đâu :D . He he he. Vài dòng vui vẻ gởi đến anh. Chúc anh mạnh khoẻ, thành đạt
-
Nếu Như Thông đoán không lầm thì có phải là bác HoaCai01 phải không chú Thiên Sứ :D
-
Bài viết này nằm đâu đó trong trang web: hodovietnam.vn Nó nằm trong cả trăm bài. Như Thông đọc loét cả mắt :D . Cả mấy trăm bài viết , bài nào Như Thông thấy cũng thật là hay.Và họ khẳng định rằng : Tổ Tiên dòng Họ Đỗ đã xuất hiện từ 5.000 năm trước,gắn liền với Cụ Hy Thúc ( bố đẻ của vua Phục Hy) - Bà Nữ Hoàng Anh. Mộ 02 Cụ ở Thôn Thượng Lao , Xã Thượng Vực , huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây hiện nay. :D
-
Bài này tối qua Như Thông thấy trên mạng, sáng giờ kiếm không ra nữa. Không biết nó nằm trên trang web nào nữa. Hic
-
Kính chú Thiên Sứ !!! Tối nay, Như Thông hổng ngủ được lang thang trên net kiếm bài viết để diễn đàn sôi nổi hơn. HeHeHe. Siêng năng không chú. Phần Như Thông trình bày ở trên đó chỉ là tên Tổ Tiên của 18 triều đại Vua Hùng thôi chú. Chẳng hiểu sao, vẫn có người lại nghỉ 18 đời vua Hùng , mỗi vị sống đến 150 năm nhỉ :D . Rồi tranh cãi chuyện này. Cách đây ít hôm , Như Thông có đi qua Tháp Bà Thánh Mẫu Thiên Y, vẫn thấy băng rôn của Sở Văn Hóa Thông Tin ghi là : 18 đời Vua Hùng. Hic, buồn thay cho mấy ông ở sở Văn Hóa. Như Thông xin trình bày về 18 thời Vua Hùng như sau, có sai sót thì chú chỉ bảo Như Thông: Qua 18 triều đại Vua Hùng, kế tiếp theo đó tới hơn 100 vị con cháu dòng Hùng kế tiếp nhau, lấy danh xưng Lang Vương, hoặc Lang Quân sau tên chính : Lân Lang Vương, Xích Lang Quân.Chưa kể theo sách cũ có viết: Dưới thời cháu Triệu Đà , đã đem chôn 114 ấn tỷ truyền quốc của dòng Vua Hùng. Điều này, đủ chứng tỏ , Tổ Tiên chúng ta đã trải qua 114 đời kế tiếp nhau qua 18 triều đại lớn ( 2.622 năm) Hic, vậy mà cũng cãi nhau
-
:D .Chị em phụ nữ, nên và áp dụng món canh này nhé. Món canh bí truyền đấy. Hehehe Làm thế nào để chuyện chăn gối luôn được mới mẻ và đáp ứng được nhu cầu của đối tác... đó là những suy nghĩ của các cặp vợ chồng. Trong khi các bà vợ luôn muốn làm "mới" cho chồng bằng mọi thứ như tình cảm, cách chế biến món ăn... thì các ông chồng đôi khi lại thờ ơ và quên rằng người vợ cũng rất cần được quan tâm như thế. Chúng tôi xin mời các quý ông tham khảo cách làm món ăn dưới đây để giúp vợ "yêu" mình hơn. Canh lá sen nấu với thịt lợn: Lá sen (nên dùng lá bánh tẻ) 50g, thịt lợn nạc 100g, gia vị. Lá sen rửa sạch thái nhỏ, đun lấy nước. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái nhỏ cho vào nước lá sen thêm chút gia vị, đun chín. Ăn hằng ngày thay canh, mỗi ngày một lần và ăn trong vòng 15 ngày. - Lá sen: Vị ngọt chát, tính bình, tác dụng tiêu thử lợi thấp, thăng dương cầm máu. Có thể chữa thổ huyết, băng huyết, nhức đầu, đại tiện ra máu. - Thịt lợn nạc: Vị ngọt tính bình. Bổ âm nhuận phổi. Canh ý dĩ, hạt sen, thịt trai: Ý dĩ, hạt sen 40g, thịt trai 100g. Hạt sen bóc bỏ màng, tâm, ý dĩ cho vào rổ đãi như đãi gạo, thịt trai rửa sạch, thái nhỏ. Cho tất cả 3 thứ trên vào lượng nước vừa đủ đun nhỏ lửa, hầm chín nhừ, ăn liên tục trong vòng 5 ngày. - Trai vị ngọt đậm, tính hàn, có công băng bổ âm, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thịt trai khô là thức ăn, thuốc bổ thận từ xưa của y học phương đông. Trong thịt trai có nhiều kẽm (100g thịt trai có 70mg kẽm). Thịt trai có thể chữa băng huyết, mụn nhọt. - Hạt sen: Vị ngọt chát, tính bình. Trong hạt sen có chứa hàm lượng tinh bột và đường rất cao, ngoài ra còn có các chất béo, chất đạm, canxi... Hạt sen tác dụng bổ tâm, an thần, rong huyết, huyết trắng bệnh lý, chán ăn. - Ý dĩ: Vị ngọt bình, bổ phế, bổ gan, có tác dụng trị thấp, gân co rut, tiêu chảy, kiết lỵ...
-
Những linh hồn ở K'nak và nhà ngoại cảm Bích Hằng Anh Mẫn (bên phải) và Bích Hằng tại nghĩa trang liệt sĩ K'Bang Trong trận đánh K'nak tại Tây Nguyên, 400 chiến sĩ Quân giải phóng cùng với hàng trăm du kích, dân công đã hy sinh. Sự thật bi tráng này sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn dưới dòng Đắk Lốp nếu không có hành trình tìm anh trai đầy nước mắt của anh Phạm Văn Mẫn. Trong kỳ trước của phóng sự, tôi có nhắc đến công lao của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng với việc dựng lại sự thật lịch sử của trận đánh K'Nak ở Tây Nguyên đầy bi tráng. Trong trận đánh này, 400 chiến sĩ Quân giải phóng cùng với hàng trăm du kích, dân công đã hy sinh dưới mưa bom bão đạn của địch. Sự thật bi tráng này sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn dưới dòng Đắk Lốp nếu như không có sự phát hiện của các nhà ngoại cảm và hành trình tìm anh trai đầy nước mắt của anh Phạm Văn Mẫn, Giám đốc Công ty S-fone. Sau khi bài báo phát hành, anh Mẫn và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gọi tôi đến để cung cấp thêm những sự thật lịch sử và câu chuyện hết sức kỳ lạ này. Tại ngôi nhà 34 Hòa Mã, Hà Nội, vào ngày 7/3/2007, trong khói hương nghi ngút, trầm mặc, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chắp tay trước bàn thờ, nói giọng nghèn nghẹn: "Kính mong anh Thành và vong linh các liệt sĩ phù hộ để các nhà ngoại cảm tìm được nốt những liệt sĩ còn nằm dưới dòng Đắk Lốp và trong rừng rậm K'Nak ở Tây Nguyên...". Anh Phạm Văn Mẫn cũng chắp tay, nói với giọng thành kính: "Dù tìm thấy anh rồi nhưng em sẽ vẫn tiếp tục đi tìm những liệt sĩ còn nằm lại ở K'Nak. Hàng năm, em vẫn thực hiện lời anh dặn là vào K'Bang trong những ngày lễ, ngày thương binh - liệt sĩ để thắp hương cho các liệt sĩ còn chưa tìm thấy hài cốt để các liệt sĩ đỡ cô quạnh. Cả nước sẽ chung tay đóng góp xây dựng đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ K'Bang để người đời sau không quên các anh, các bác, các chú đã phải đổ xương máu như thế nào để đất nước có được như ngày hôm nay...". Trở lại hành trình đi tìm mộ liệt sĩ đầy nước mắt của anh Phạm Văn Mẫn. Anh Mẫn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định. Năm 1964, khi Mẫn mới 10 tuổi, người anh Phạm Văn Thành lên đường nhập ngũ. Anh đi giữa lúc chiến trường vô cùng ác liệt. Gia đình chưa nhận được một lá thư, một dòng nhắn gửi thì đã nhận được giấy báo tử. Sét đánh ngang tai, người mẹ già im lặng, chiều chiều ra gốc đa đầu làng ngồi khóc, vái lạy về phương Nam. Cậu bé Mẫn thương anh mắt nhòe lệ. Cậu vẫn nhớ cái ngày anh Thành lên đường nhập ngũ. Lúc lên xe, anh đã dúi vào tay Mẫn nắm cơm, khẩu phần ăn mà đơn vị đã phát cho anh trước lúc lên đường. Ngay khi đất nước thống nhất, dù mới 21 tuổi, Mẫn vẫn quyết chí ngang dọc Nam - Bắc đi tìm anh, cho dù trên tay chỉ có vẻn vẹn một thông tin: "Hy sinh ở mặt trận phía Nam". Ngày đó, có một nhân chứng, hiện đã 80 tuổi nói mơ hồ rằng: "Có thể liệt sĩ Phạm Văn Thành đã được an táng vào nghĩa trang nào đó rồi". Lúc bắt xe khách, khi đi xe máy, lúc thì cuốc bộ dọc đường Trường Sơn, hễ gặp nghĩa trang nào là anh Mẫn cũng rẽ vào và lần từng ngôi mộ để tìm tên Phạm Văn Thành. Suốt bao nhiêu năm trời, cứ kiếm được đủ tiền tàu xe, anh lại lên đường. Nhiều khi cũng nản, nhưng mỗi lần về thăm quê, lại gặp người mẹ già ngồi ở gốc đa đầu làng, đón anh hỏi về thông tin phần mộ anh Thành, anh lại quyết tâm hơn. Những tháng năm vất vả tìm anh trai, thương mẹ già ngóng đợi khiến mái tóc anh Mẫn bạc sớm. Giờ đây, ở cái tuổi ngoài 50, những sợi tóc trắng đã trùm kín mái đầu. Bích Hằng đang tìm mộ liệt sĩ bên hồ Đắk Lốp Năm 1990, khi vào nghĩa trang Vĩnh Thạnh (Bình Định), anh thấy một ngôi mộ đề: Liệt sĩ Phạm Văn Thành, không quê quán, không ngày mất. Không hiểu vì sao, khi tìm thấy ngôi mộ này, lòng anh trào dâng xúc động và rất tin tưởng đây là người anh trai của mình. Tuy nhiên, khi trình bày nguyện vọng được đưa hài cốt "anh trai" về thì người quản trang từ chối kịch liệt, bởi anh không đưa ra được bằng chứng nào khẳng định đây là ngôi mộ của anh trai anh. Còn liệt sĩ có tên Phạm Văn Thành thì ở nước ta có đến cả trăm. Không có cách nào thuyết phục được người quản trang, anh Mẫn tiến hành... đào trộm. Đêm ấy, nai nịt gọn gàng, cuốc xẻng sắc lẹm, đợi khi người quản trang ngủ say, anh lẻn vào nghĩa trang. Khi vừa chuẩn bị đào mộ thì mây mù ùn ùn kéo đến che lấp ánh trăng, giông gió nổi lên, sấm chớp đùng đùng rồi mưa như trút nước khiến anh không thể tiến hành đào mộ. Đêm hôm sau, anh thuê thêm vài người nữa, cũng lẻn vào nghĩa trang lúc ban đêm để đào trộm. Đêm hôm đó giông gió cũng lại nổi lên, sấm chớp đùng đùng, một tia sét đánh thẳng xuống khu nghĩa trang khiến mọi người chạy tán loạn. Không nhụt chí, anh lại tiếp tục tiến hành đào trộm khi đã có sự chuẩn bị chu đáo. Lần này, dù trời có mưa cũng quyết chí phải bốc được hài cốt anh lên đưa về quê hương. Thế nhưng, đang đào dở thì bị người quản trang vác gậy đuổi. Ngẫm lại mọi sự kiện xảy ra, anh Mẫn nghĩ rằng: phải chăng người nằm dưới mộ không phải anh mình nên đã ngăn không cho mình mang về? Thất vọng với suy nghĩ ấy, vả lại người quản trang đã tỉnh táo hơn, nên không còn cách nào đào trộm được, anh đành phải ra Bắc. Một thời gian sau, lại có một nhân chứng khẳng định: Anh Thành phải được an táng ở Tây Nguyên chứ không phải ở Bình Định. Thế rồi, anh Mẫn lại tìm được ngôi mộ trong một nghĩa trang ở Tây Nguyên, ghi: Trần Văn Thành, quê miền Bắc, hy sinh năm 1965. Quê miền Bắc và năm hy sinh đã đúng, nhưng liệt sĩ này lại là họ Trần chứ không phải họ Phạm. Với suy nghĩ, giấy báo tử có khi còn nhầm tên họ, huống chi là tấm bia mộ, nhầm lẫn là chuyện thường, nên anh rất tin người nằm dưới nấm mồ này là anh trai mình. Cũng lại như lần trước, người quản trang nhất định không cho anh mang hài cốt về. Lúc này, anh đã có nhiều "kinh nghiệm" đào trộm mộ nên anh tin chắc sẽ thành công. Sau khi báo cáo với gia đình, chính quyền xã Xuân Trung về việc... tìm thấy mộ liệt sĩ Phạm Văn Thành, anh Mẫn tiếp tục lên đường vào Tây Nguyên. UBND xã đã chuẩn bị mọi thủ tục để tổ chức thật long trọng lễ đón hài cốt liệt sĩ trở về quê hương. Trong chuyến đi ấy, chiếc xe khách anh Mẫn ngồi không hiểu sao đang chạy tự dưng quay ngang ra giữa đường rồi chết máy. Mấy lần đào mộ cũng vậy, đều gặp mưa gió, sấm chớp khiến anh không thể đào được. Sau một lần bị người quản trang tóm được dọa báo với công an thì cũng hết hy vọng đào trộm luôn. Anh Mẫn nghĩ rằng, những lực cản vô hình đó đã nhắc nhở anh rằng đó không phải là ngôi mộ của anh trai mình. Đến năm 2000, sau khi việc tìm kiếm ở các nghĩa trang bế tắc, anh Mẫn quyết định đi tìm gặp toàn bộ nhân chứng ở Quân khu V, từng biết đến trận đánh ở K'Nak để nắm thông tin chính xác hơn. Anh đã gặp được rất nhiều người ở mọi miền Tổ quốc, trong đó, lưu tâm nhất là cựu chiến binh Nguyễn Trọng Ẩm, nguyên Tiểu đoàn phó, phụ trách hậu cứ. Ông Ẩm khẳng định chính tay ông đã đào hố an táng anh Thành cùng 7 liệt sĩ khác. Một vài nhân chứng nữa cũng khẳng định giống nhau là đã kéo được thi thể anh Thành và 7 liệt sĩ nữa ra khỏi trận đánh và chôn cách mép suối Đắk Lốp 25 m, gần trạm Trung phẫu. Thế là hành trình đào đất tìm mộ vô cùng gian khổ đã diễn ra. Cứ mỗi năm 5-6 lần, anh Mẫn lại "trốn" cơ quan vào biệt Tây Nguyên, lội bộ trong rừng mấy tiếng đồng hồ tìm đến dòng Đắk Lốp. Mỗi lần vào Tây Nguyên, anh lại tổ chức đón các cựu chiến binh cùng đi, những người từng tham gia trận đánh và biết về nơi chôn cất anh Thành. Các nhân chứng đều đã già yếu, trí nhớ giảm sút nên không nhớ chính xác địa điểm chôn vì sau 40 năm địa hình, địa vật đã thay đổi quá nhiều. Dòng Đắk Lốp khi xưa giờ đã bị chặn lại làm đập thủy điện và dự trữ nước. Thậm chí, cả trạm Trung phẫu giữa rừng khi xưa họ cũng không nhớ chính xác chỗ nào nữa. Tát biển mò kim, anh Mẫn cứ căng dây từ mép suối lên bìa rừng 25 m rồi đào sâu xuống lòng đất 2 m. Sau nhiều lần đào bới, một con hào có chỗ rộng đến gần 1 mét, dài hơn 500m hình thành bên dòng Đắk Lốp, anh Mẫn tốn kém không biết bao nhiêu công sức, tiền của, nhưng tuyệt nhiên không thấy bộ hài cốt nào. Cũng từ những năm tháng bỏ công sức đi tìm anh trai, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử mà anh Mẫn mới biết đến một trận đánh khốc liệt năm xưa. Và cũng chính từ cuộc đi tìm mộ đầy gian khổ của anh Mẫn mà bức màn bí mật về trận đánh khốc liệt ở K'Nak đã được vén lên. Cụm cứ điểm K'Nak nằm trên một mỏm núi, thuộc huyện K'Bang (Gia Lai), cách phía bắc thị trấn An Khê khoảng 25 km đường ôtô, 10 km đường rừng và vài giờ đi bộ. Mỏm núi này được bao bọc bởi các thung lũng, khe suối, sình lầy, có tác dụng cản đường tiến quân, tập kích của đối phương. Từ căn cứ này, qua đường không, địch có thể nhanh chóng kiểm soát các hướng di chuyển của ta từ Bắc vào Nam và từ miền Trung lên Tây Nguyên. Bằng đường bộ, địch có thể tập kích vào các hướng di chuyển của quân ta từ Bình Định lên Pleiku. Tại đây, quân địch đã xây dựng một cụm cứ điểm bao gồm đồn lũy, trận địa pháo và nhiều hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc để bảo vệ. Cách mỏm núi 2 km có mỏm núi cao hơn, được chúng san bằng làm bãi đáp máy bay trực thăng và một trận địa pháo binh chi viện cho K'Nak, cũng cách cứ điểm hơn 2 km. Tại cứ điểm K'Nak luôn có một tiểu đoàn, khoảng 450 đến 500 tên chiếm đóng, canh giữ nghiêm ngặt. Quân ta đã nhiều lần tấn công cụm cứ điểm này nhưng toàn bị địch đánh bật trở ra. Đầu năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu V và Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên quyết định tập trung lực lượng với quy mô lớn nhằm tấn công san phẳng cứ địa này. 15h ngày 7/3/1965, quân ta xuất phát từ căn cứ Kong Hà Nừng (Vĩnh Thạnh) tiến về địa điểm tập kết đông K'Nak. 18h, quân ta tiến đến sát suối Đắk Lốp và 19h thì tiếp cận mục tiêu. Tất cả các vị trí đều đã triển khai theo kế hoạch, chỉ còn chờ hiệu lệnh là tấn công, chiếm lĩnh các điểm trọng yếu rồi đánh xốc vào trung tâm căn cứ, khiến địch không kịp triển khai không lực. Tuy nhiên, vào lúc 23h30', bộ đội ta vấp phải mìn nổ, mìn sáng. Địch lập tức nhả đạn pháo trùm lên toàn bộ đội hình D904, E10. Tiến thoái lưỡng nan, các đơn vị của ta chấp nhận hy sinh, dốc toàn lực vượt qua bão đạn, tấn công vào các vị trí của địch. Sau nhiều giờ chiến đấu dũng cảm, quân ta đã đánh chiếm được điểm cao phía bắc và phía nam, nhưng hướng chủ yếu ở giữa chỉ chiếm được một nửa và đã bị quân địch nhả đạn như mưa rào từ các hầm cố thủ, khiến thương vong rất nặng. Tham mưu trưởng Lê Sơn Hổ cùng trợ lý tác chiến Bình lao lên tổ chức số cán bộ, chiến sĩ còn lại ở điểm cao phía bắc để đánh sang khu trung tâm, nơi có hệ thống hầm hào cố thủ. Tuy nhiên, mới bắt đầu tấn công, hai đồng chí Hổ và Bình đã bị trúng đạn. Sau đó các chiến sĩ quyết tử xông lên cũng đều ngã xuống bởi hỏa lực dữ dội của địch. Đến 0h30' ngày 8/3/1965, quân ta thương vong nhiều. Địch tổ chức lực lượng phản kích khiến lực lượng còn lại của ta tiếp tục hy sinh... Trước khi quân ta tổ chức tấn công, đồng chí Nguyễn Trọng Ẩm đã chỉ đạo đào sẵn 50 huyệt bên suối Đắk Lốp, cạnh trạm Trung phẫu, cách vị trí địch 8 km để mai táng liệt sĩ sau trận đánh. Chỉ có 8 thi thể liệt sĩ là được mai táng, trong đó có liệt sĩ Phạm Văn Thành và Tiểu đoàn trưởng Ngô Trọng Đãi. 8 đồng chí bị hy sinh ngay từ đầu trận đánh nên mới đưa ra được phía sau để chôn cất. Về sau, địch phản kích anh em hy sinh gần hết, lực lượng cứu thương cùng dân công hỏa tuyến cũng hy sinh nên không còn người cấp cứu và tải thương ra. Theo tổng kết từ các đề tài nghiên cứu khả năng tìm mộ thành công của các nhà ngoại cảm chỉ đạt 60%. Tuy nhiên, 40% còn lại không phải hoàn toàn do lỗi của các nhà ngoại cảm mà có nhiều nguyên nhân như: Địa điểm có hài cốt (nơi có nhiều loại sóng, tia đất làm nhiễu xạ thông tin thì khó tìm - PV); sự kiên nhẫn của người đi tìm (nếu người đi tìm mộ không kiên trì, thành tâm hướng đến người chết, tin tưởng vào nhà ngoại cảm thì nhà ngoại cảm rất khó thu nhận thông tin, hoặc thu nhận không chính xác); đặc biệt, những người hay nản chí, phát biểu thiếu xây dựng... không khác gì "khủng bố" (từ của Bích Hằng) các nhà ngoại cảm, khiến họ mất hết khả năng. Các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, các nhà ngoại cảm, thân nhân liệt sĩ trong trận đánh K'Nak và Chuyên đề ANTG kêu gọi bạn đọc cả nước chung tay đóng góp xây dựng đài tưởng niệm tại K'Nak và tân trang, mở rộng nghĩa trang liệt sĩ K'Bang. Hiện tại nghĩa trang liệt sĩ K'Bang quá nhỏ, trong khi đó, các nhà ngoại cảm vẫn đang tiếp tục tìm kiếm và sẽ còn tìm thấy hàng trăm liệt sĩ nữa trong rừng sâu K'Nak
-
:D Người phụ nữ có 17 linh hồn (Dân trí) - Câu chuyện có thật về một nữ bệnh nhân xấu số người Mỹ, sau hàng chục năm vật vã bởi những điều kỳ lạ của chính bản thân mới bàng hoàng nhận ra rằng: trú ngụ bên trong thân xác cô là 17 linh hồn, 17 nhân cách hoàn toàn khác biệt. Đó là hậu quả của việc cô bị chính cha đẻ và ông nội lạm dụng tình dục từ khi còn bé xíu. Karen Overhill đặt chân tới phòng khám của tiến sĩ tâm lý Richard Baer ở ngoại ô phía nam thành phố Chicago, Mỹ lần đầu tiên vào năm 1989. 29 tuổi, đã có 2 mặt con, bị chồng lừa dối, vừa trở về từ một vụ tự tử bất thành và đang trong trạng thái hoàn toàn suy sụp - đó là những gì Baer còn nhớ về nữ bệnh nhân sầu thảm nhất ngày hôm ấy. Từng là Giám đốc Viện điều trị tâm lý bang Illinois nhưng phải đến 4 năm sau, tức là vào năm 1993, tiến sĩ Baer mới nắm trong tay chứng cứ chắc chắn để khẳng định Karen mắc chứng rối loạn đa nhân cách - một mẩu giấy do chính tay cô viết vội với nội dung: "Tên tôi là Claire. Tôi 7 tuổi. Tôi sống trong linh hồn của Karen". Tất nhiên là thân chủ xấu số không hay biết gì về "linh hồn" này, dù thi thoảng cô vẫn nghe thấy những tiếng nói xa lạ phát ra từ bên trong. Dưới liệu pháp thôi miên bậc thầy của tiến sĩ Baer, lần lượt từng linh hồn đã chui ra khỏi những nơi ẩn nấp ngóc ngách trong tâm hồn nữ bệnh nhân. Một số là đàn ông, một số là đàn bà. Đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi tính cách. Mỗi người một dáng điệu, một giọng nói, một phong cách bộc lộ rất riêng. Cũng nhờ thế mà Baer dễ dàng phân biệt được từng linh hồn, ví dụ như bà mẹ Katherine thì ngồi thẳng lưng, giọng nghiêm nghị; Miles và Sidney hay nhấp nhổm cựa quậy - trẻ con mới lớn đứa nào chả thế còn cô gái Sandy thì có vẻ hơi mũm mĩm và ăn mặc lôi thôi. Tất cả, theo thống kê tỉ mẩn của Baer, có tất thảy 17 linh hồn. Tiến sĩ tâm lý Richard BaerKỳ lạ hơn cả, mỗi linh hồn đều thể hiện rõ rệt một trạng thái sức khỏe rất riêng: viêm phế quản, đái háo đường, ho, cảm cúm, cận thị, thuận tay trái... - phần lớn là những căn bệnh chưa bao giờ có tên trong sổ y bạ của Karen Overhill. Cũng theo lời kể của các linh hồn, những bí ẩn xung quanh cuộc đời tăm tối của người phụ nữ 29 tuổi mới dần được làm rõ. Ngay từ lúc còn bé xíu, Karen đã bị cha đánh đập dã man: quẳng vào tường, dùng băng dính bịt miệng, trói chân tay; trong khi đó ông nội thì liên mồm sỉ vả "Mày bị trừng phạt là ý muốn của Chúa", thi thoảng lại đánh đập và xâm hại thể xác cô một cách đầy thú tính. Cơn ác mộng ấy diễn ra trong nhiều năm. Mẹ Karen cũng bị biến thành nạn nhân và không bao giờ đủ sức bảo vệ con gái. Lần đầu tiên phân tách, thế giới nội tâm của Karen được chia thành 3 linh hồn riêng biệt: mẹ đỡ đầu Katherine, người cha trìu mến Holdon và em bé Karen Boo. Các linh hồn sau đó cứ lần lượt xuất hiện vào những thời điểm suy sụp nhất trong cuộc đời Karen. Ví dụ năm 11 tuổi, sợ hãi tột cùng khi bị cha đẻ ép buộc bán thân xác cho người đàn ông khác, nhân cách Julie đã trỗi dậy để thay cô hứng trọn đau đớn nhục hình. Mặc dù lời kể của các "linh hồn" không thể kiểm chứng nhưng thực tế cũng nói lên được đôi điều: cha của Karen đã bị bỏ tù vì tội lạm dụng tình dục cháu gái - tức là em họ của Karen. Giải pháp duy nhất có thể giúp người phụ nữ "có tâm hồn bị xé thành nhiều mảnh" là giúp cô "kết nối hoàn chỉnh lại các mảnh tâm hồn". Việc trả lại từng nhân cách cho tâm linh "thân chủ" quả thực rất khó khăn, vắt kiệt sức người bệnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Chính vì thế, quá trình này đã diễn ra trong suốt 17 năm - cho đến thời điểm hiện tại thì Karen đã khôi phục lại gần như toàn bộ sinh khí và cảm xúc. "Dù sao tâm hồn cô ấy vẫn còn rất mong manh dễ vỡ. Chúng tôi đang cố gắng thu xếp cho cô ấy một công việc ổn định, đồng thời làm thủ tục ly dị với người chồng hay đánh đập vợ dã man" - tiến sĩ Baer cho hay. Được sự đồng ý của Karen Overhill - cái tên này vốn không phải tên thật của nữ bệnh nhân đa nhân cách, Richard Baer đã viết lại toàn bộ cuộc đời kỳ lạ của cô trong cuốn sách "Người đàn bà có 17 linh hồn" - vừa ra mắt độc giả hồi cuối tháng 10 mới đây. 17 linh hồn của Karen Theo cuốn sách của tiến sĩ Baer, mỗi linh hồn của Karen sở hữu một kiểu nhân cách rất khác biệt, với những đặc trưng và trải nghiệm riêng rẽ không thể lẫn với ai. "Chân dung" 17 nhân cách. (Ảnh: Daily Mail). Karen Boo: một bé con bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ xíu Karen 1: cô bé gái 10 tuổi hay thẹn thùng, bắt đầu xuất hiện khi Karen bị cưỡng hiếpKaren 2: thiếu nữ 21 tuổi yêu đời, thường hẹn hò với các bạn trai - đó là hồi Karen học cấp 3 và cảm thấy hạnh phúc nhất.Karen 3: 30 tuổi, hứng chịu mọi lời sỉ nhục, lăng mạ của những kẻ đã lừa gạt mình để rồi dẫn đến tự tử.Juliann: một thiếu niên bị bệnh tâm thần, hết năm này qua năm khác chỉ viết về những chuyện bị lạm dụng, cưỡng hiếp.Sandy: cô gái 18 tuổi tự tử vì bệnh cuồng ănJulie 13 tuổi, không thể đi lại do hậu quả của việc bị cưỡng hiếpKatherine 34 tuổi, người thường xuyên chăm sóc, nấu nướng, giặt giũ cho những đứa con của Karen.Ann, cô gái nhân hậu hay lui tới nhà thờ Tin lành để giảng giải về tôn giáo cho 2 bé con nhà Karen.Elise 8 tuổi - giai đoạn chuyển đổi từ Karen bị lạm dụng tình dục cho đến cuộc sống vui vẻ ở trường.Karl, cậu nhóc 10 tuổi bị lạm dụng nặng nề nhất.Miles 8 tuổi, bị lạm dụng cả về thể xác và tình dục.Thea 6 tuổi, hấp thụ mọi nỗi đau đớn về thể xác trong 2 cuộc phẫu thuật hồi thơ bé của Karen.Claire, cô gái xinh đẹp xuất hiện khi Karen bị cưỡng ép tình dục vào ngày Lễ ban thánh thể.Sidney, nhóc con 5 tuổi láu lỉnh chuyên ăn cắp vặt, do cha của Karen ép nó phải làm như thế.Jensen, cậu bé da màu 11 tuổi có khả năng vẽ tranh phác họa những cảm xúc và trải nghiệm của Karen.Holdon, người cha đỡ đầu 34 tuổi chuyên chăm nom cho người khác, làm nghề lái xe.
-
Lang thang trên mạng, tìm được bài viết này. Phục Hy , Thần Nông , Đế Nghiêu có nguồn gốc từ Tổ Tiên Người Việt Cổ :D . Mong các bác tham khảo: 1). Đế Hoà,, tức Hoà Hy hay còn gọi là Hy Thúc, Hy Hoà, Hy Hoà là bố đẻ của Phục Hy. Cụ Hy Thúc là nhà thiên văn thuyết âm dương, làm ra lịch âm Việt Nam(2). Vợ của Hoà Hy là Nữ Hoàng Anh, hiệu Diệu Quang Minh. Mộ hai cụ ở thôn Thượng Lao, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây hiện nay. 2). Phục Hy (vua cả), đạo hiệu là Hư Không Giáo Chủ Đế Thiên Phục Hy định đô ở vùng thuộc Hà Tây hiện nay, nơi có bốn mùa hoa trái xanh tươi, là một trong những nơi phát tích sinh tụ, định đô của người Việt cổ. Cùng với bố là Đế Hoà, Cụ đã lập ra Kinh dịch đầu tiên. (Kinh dịch Phục Hy, NXB Khoa học Xã hội, 1997). Cụ mất Mồng 4 tháng Tư nhưng thường giỗ lệ vào mồng Một tháng Tư ở miếu Hy Sơn (đồi chùa Tây Phương). Vợ Phục Hy là cụ Trinh Nương, hiệu Diệu Thái tử. Hai Cụ sinh ra vua Thần Nông. Mộ hai Cụ ở khu mộ cổ, bên cạnh miếu xóm Đồng, xã Tiên Phương. Chương Mỹ, Hà Tây. Tục truyền đây cũng là nơi mộ Phục Hy và 14 người giúp việc (phù tá) bị Hiên Viên giết. 3). Vua Thần Nông , là con Phục Hy, bị đuổi về chợ Rồng Đất, Chương Mỹ, sau khi Hiên Viên làm phản, đi cùng với cụ Hoà Hy (ông nội). Sau nhờ các sơn quân đánh đuổi Hiên Viên, Thần Nông lên trị vì. Mộ ở phía tây đình Sở Khê, miếu thờ ở Tiên Sơn (Tiên Lữ, làng Sở). Vợ cả của vua Thần Nông có miếu thờ ở làng Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Ngày giỗ 29 tháng Chín. Hai Cụ sinh ra Tiên Đế-Đế Tiết Vương. 4). Tiên Đế - Đế Tiết Vương và vợ là Nữ Hoàng Vân, hiệu Diệu Lan, mộ và miếu thờ ở Gò Sở, Quang Lãm, Thanh Oai. Cụ sinh ra đời thứ 5 là Sở Minh công. 5). Đế Quý Công hay là Đế Thừa Sở Minh công là cháu của vua Thần Nông. Cụ đứng đầu 9 bộ lạc (gọi là Cửu Long hay Cửu Chân Chính. Toà tượng Cửu Long ở chùa Việt Nam là biểu tượng 9 ông tổ của dòng người Việt. Mộ cụ ở Gò Ruối, Quang Lãm. Cùng với Bà cả là Đại Nương, hiệu Diệu Diên, sinh ra Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân và Nguyễn Long Cảnh. Bà Hai, tên là Mỹ Lăng, hiệu Diệu Lan. Ở Gò Ruối, Quang Lãm, Thanh Oai, Hà Tây có miếu thờ và các mộ: Đế Quý công - Đế Thừa Sở Minh Công; Đế Thủ; Đế Trạch và cụ bà Đại Nương. (Trong phả cũ có chỗ ghi rất gọn một câu và thường không thấy nói đến trong các tài liệu khác, một vị là Đệ tam thúc phụ Nguyễn Nỏ, quan Thái sư.? (Đây chính là con thứ 3, con út của Sở Minh công. (Đ.T) tức Lý Long Cảnh hay ông Ba Đại vương). Cụ Sở Minh Công cùng ba con và em thu phục 72 bộ lạc, lập nước Xích Quỷ. Sau khi dẹp loạn thu phục 72 bộ lạc, các động chủ, sơn quân tôn vinh Cụ là Chủ trưởng. 6). a. Nguyễn Minh Khiết, hiệu Thái Khương Công hay Khương Thái Công, tức là Đế Minh (cháu 4 đời của Thần Nông). Sau khi nối tiếp cha làm chủ 72 bộ lạc, Cụ giao quyền cho con trưởng (Kinh Dương Vương), về nơi Phục Hy ở quê cũ (vùng làng Sở), sau Cụ về ở với bà Hai ở Khương Thượng và mất ở đấy. Mộ Cụ ở làng Đình Công (có chỗ nói là Khương Thượng), gần Đền thờ. Giỗ Cụ ngày 2 tháng Hai âm lịch tại Khương Thượng (nay thuộc Hà Nội). Miếu thờ cụ Đỗ Quí Thị Gò Thiềm thừ Bia con cóc Cụ Bà, Đỗ (Quý thị), húy là Ngoan, còn gọi là Công chúa Đoan Trang. Tục truyền Cụ là con gái cụ Long Đỗ Hải Vương trấn trị ở cửa sông Tô Lịch(3) vùng Nghi Tàm (cụ Long Đỗ về sau còn được gọi là Thần Bạch Mã, một trong tứ trấn Thăng Long thành, thờ ở đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội). Cụ Bà họ Đỗ tu theo đạo Sa Bà, đạo của Đế Thiên Phục Hy Hư Không giáo chủ cách đây khoảng 5.000 năm. Cụ sinh mồng 8 tháng Tư âm lịch, hoá ngày 15 tháng Bảy âm lịch ở Nội Tích, Đại Lôi (Ba La). Mộ táng ở Ba Lôi trong chùa Bồ tát Đa tát, Ba La. Dân thờ cụ ở chùa Đại Bi. Tên hiệu của Cụ là Tín Thiền Sư, Hương Vân Cái bồ tát. Hai Cụ sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương, còn gọi là Vua cha Ngọc hoàng Thượng đế). Miếu thờ Cụ ở làng La Cả, La Khê (gần Ba La). Cụ Đỗ Quý thị có 8 người em trai là Bát Bộ Kim Cương(4). Mộ 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (nghĩa là gò Con Cóc) vùng Ba La. Trước kia còn miếu thờ tám vị trên ở gò Thiềm Thừ (Con Cóc) vùng Ba La và có hai bia đá hình trụ (cao trên 1 mét, trụ 4 mặt, mỗi bề rộng 40cm, đỉnh trụ có một con cóc ôm quả cầu). Bốn mặt bia trụ có bài minh gồm 4 câu chữ Hán, đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp dịch năm 1789 (theo ý): - Phương phần bảo vật - Vạn cổ nghiễm nhiên - Chi hạng lưu hương - Thiên thu trường tại Dịch: Lối cũ dấu thơm Nghìn xưa vẫn đó Cây to báu vật Muôn thuở còn đây. Hai bia này hiện còn ở làng Cự Khê, Cự Đà, Thanh Oai, Hà Tây, sát bờ sông Nhuệ. Tám vị Bát Bộ Kim Cương (cũng được tôn vinh thêm hai chữ Bồ Tát)(5) - Đỗ Xương, hiệu là Thanh Trừ Tai Kim Cương - Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thần Kim Cương - Đỗ Kỹ, hiệu là Hoàng Tùy Cầu Kim Cương - Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thủy Kim Cương - Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương - Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương - Đỗ Bích, hiệu là Từ Hiền Thần Kim Cương - Đỗ Trọng, hiệu là Đại Lực Thần Kim Cương b. Cụ Nguyễn Nghi Nhân tức Đế Nghi (em sinh đôi với cụ Nguyễn Minh Khiết, tức Đế Minh) được giao cai quản đất Ô Châu, lấy tên quê làng Sở đặt tên cho đất này là đất Sở (hay là nước Sở), sau thuộc Trung Quốc. Cụ mất ở nước Sở (Sở Hùng Thông), gần hồ Động Đình. Thi hài Cụ được đưa về quê cùng với một số các con cụ, trong đó có Đế Lai. Mộ để ở Khương Thượng. Cụ, anh và em Cụ hiện có tượng ban thờ ở chùa Sùng Nghiêm (Vân Nội). Đế Lai sinh ra Âu Cơ (vợ Lạc Long Quân). Một số con cháu Đế Nghi còn ở nước Sở là: Đế Ai, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí.... Thiên Cổ miếu ( Miếu Hy Sơn) ở đồi Chùa Tây Phương. Theo truyền lại, đây là nơi thờ Phục Hy Đình thờ Lý Lang Công Mộ Kinh Dương Vương Đình thờ Lạc Long Quân c. Cụ Nguyễn Long Cảnh (em cụ Đế Nghi) còn gọi là Lý Nỏ Ba Công, Lý Lang Công, Ba Công đại vương, được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm, mà chỉ giúp Đế Minh, đánh giặc ở Tử Di Sơn, đánh giặc Hồ Tôn. Cụ có công lớn giúp cháu (Kinh Dương Vương). Sau khi đánh Ma Mạc, Cụ định cư ở Châu Đức (sau này là Đám Nguyệt, Thanh Trì). Đền thờ Cụ ở La Cả do vua Lý Nhân Tông lập. 7). Húy là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, (con trai của Đế Minh và Đỗ Quý Thị), tự là Phúc Lộc, được cha (Đế Minh) giao làm chủ nước Xích Quỷ(6), sau được tôn xưng là vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cụ sinh ngày 15 tháng Tám và mất ngày 25 tháng Chạp âm lịch. Mộ táng tại đình Phượng Hoàng, Hoa Cái Sơn (nay là thôn Vân Nội). Vợ Kinh Dương Vương tên tự là Thanh Minh, Động Đình Tiên Nữ, tên húy là Đăng Ngàn, hiệu Thượng Ngàn, con Động Đình quân (chủ Động Đình) đất Sở, có công dạy dân nuôi tằm dệt lụa. Mộ ở Văn La thôn, còn gọi là khu Xích Hậu, giỗ mồng 3 tháng Ba (gọi là Hội Mẹ hay gọi là giỗ Bà Tổ Chân Tĩnh Bồ Tát). Kinh Dương Vương có 5 con trai, một chết trẻ, bốn con trai còn chia làm bốn chi: 1. Hùng Nghiêm, tự Phúc Nghiêm, hiệu Pháp Phong (có chỗ gọi là Pháp Vân), mộ tại Hoa Cái Sơn (địa điểm của Cung điện cũ Phong Châu). Là Tổ chi một. Giỗ ngày 28 tháng Hai. Vợ Cụ, hiệu là Diệu Đức, mộ tại thôn Văn La, Tiên La. 2. Hùng Quyền, tự Phúc Quyền, hiệu Pháp Vân (có chỗ gọi là Pháp Vũ), mộ táng tại khu Chùa Hai, cánh đồng Thượng Khánh cùng ấp. Cụ là Tổ chi hai. Vợ Cụ là Từ Nhân, an táng tại cửa nhà thờ Thành Tiên Sơn. 3. Hùng Hiền, húy là Sùng Lãm (có chỗ gọi là Hùng Lâm), sau gọi là Lạc Long Quân. Tổ chi Ba. Mộ an táng tại ba gò đất trên đồng Bảo Cựu, sau đổi Bảo Hoa. Chi ba được thừa kế làm trưởng thay cha, lập nước Văn Lang. Cũng từ đây phân ra 100 họ, lấy Nguyễn làm Trưởng tộc Việt. Thực ra 100 họ (Bách tính) là biểu tượng số rất nhiều dòng họ, không phải nghĩa đen chỉ là 100 họ. Vợ Cụ, hiệu Từ Quý, an táng ở Tiên La, Động Hiền. Dân làm giỗ ngày 6 tháng Ba âm lịch. 4. Hùng Quyên, tự Phúc Quang, hiệu Pháp Điện, an táng tại Hy Sơn giếng, Liên Quyết, ấp Thủy Tiên, khu Vân Nội. Hùng Quyên là Tổ chi bốn. Vợ, hiệu Từ Thọ, an táng tại Cửa Sơn Trạch, ấp Thủy Tiên. Còn một con là Hùng Tiến, tự Pháp Vũ, hiệu Vũ Thiên, bị chết trẻ (mãnh tổ). (Đời sau tôn thụy 5 ông là Ngũ vị Tôn ông và 4 bà là Tứ vị chầu Bà) Kể từ đây Lạc Long Quân lấy họ Hùng và 18 triều đại về sau đều tôn xưng là Hùng. Và cũng từ đây, kế tiếp con cháu các đời của 18 triều Hùng, đều xưng là Lang Vương, Lang Quân (7). Người đầu tiên, tên húy là Lâm (Lâm Lang Vương), tự là Phúc Tâm, mất ngày 28 tháng Năm.
-
Hic, bài viết của anh không có được 1 chữ Hoa :D . Đọc loét cả mắt. Chúc anh tìm và học tập những điều bổ ích tại diễn đàn.
-
Bản thông điệp 12.000 năm của tổ tiên người Việt Hà văn Thùy Ảnh: Giáp cốt văn - chữ viết trên mai rùa (Hongkong University) Thứ năm 11, Tháng Giêng 2007 BTV: dt Mức độ viếng thăm : 6% Nhà nghiên cứu Trương Thái Du có bài: “Những con chữ khởi thuỷ và một áng văn rất sớm của loài người” trên mạng vannghesongcuulong.org ngày 3.5.06. Đọc bài điểm báo và đi sâu vào nguồn tư liệu do ông giới thiệu, chúng tôi nhận ra đây là vấn đề rất lớn, cần được tìm hiểu thấu đáo. 1/ Tóm lược tài liệu Nhờ tác giả bài báo, chúng tôi tìm được những tài liệu sau: 1.a ‘Chữ viết cổ nhất’ tìm thấy ở Trung Quốc (BBC) (1) Trong 24 ngôi mộ được khai quật tại làng Giả Hồ, di chỉ có tuổi 6600 đến 6200 năm TCN thuộc tỉnh Hà Nam, tiến sĩ Garman Harbottle thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven, New York, Hoa Kỳ cùng nhóm khảo cổ Trường Đại học Khoa học và công nghệ tỉnh An Huy Trung Quốc xác định được 11 ký hiệu đặc biệt được khắc trên mai rùa. Harbottle cho biết: Điều rất có ý nghĩa là những ký hiệu trên có sự gần gũi với chữ Trung Quốc cổ. Trong những ký hiệu đó có cả biểu tượng về “mắt’ và “cửa sổ”, số Tám và 20, tương đồng với những ký tự được sử dụng hàng nghìn năm sau vào thời nhà Thương (1700 đến 1100 TCN). Chúng sớm hơn những ký tự được phát hiện tại Mesopotamia hơn 2000 năm. Trong một vài vỏ rùa người ta cũng tìm thấy những hòn sỏi nhỏ. Nhóm nghiên cứu Giả Hồ cho rằng những vỏ rùa chứa đá cuội được dùng làm nhạc cụ phát tiếng kêu lách cách trong nghi lễ Shaman. Trong một ngôi mộ có 8 vỏ rùa cùng bộ xương của người đàn ông bị mất đầu. Những vỏ rùa được phát hiện vào năm 1999, khi nhóm nghiên cứu khai quật những ngôi mộ trong đó có những ống sáo cổ làm bằng xương. Đó là những nhạc cụ sớm nhất được biết tới. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Antiquity. 1.b ’Ống sáo’ cổ (BBC) (2) Tiến sĩ Garman Harbottle thuộc Phòng thí nghiêm Quốc gia Brookhaven New York cùng đồng nghiệp Trung Quốc phát hiện những ống sáo làm bằng xương chim hạc tại di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Những ống sáo 9000 tuổi làm bằng xương chim được khoét từ 5 đến 8 lỗ, chiếc dài nhất đo được 24 cm. Đáng chú ý là một trong những ống sáo đó vẫn còn thổi được. Giả Hồ là di chỉ lớn, có tới 300 ngôi mộ được phát hiện, trong đó có nhiều đồ tuỳ táng. Sưu tập sáo Giả Hồ là những ống sáo sớm nhất của người hiện đại được phát hiện, tuy người ta đã biết đến những ống sáo 45.000 tuổi của người Neanderthal tại Slovenia năm 1995. 1.c ’Khảo cổ chữ viết’ (3) Chúng ta biết nhiều về làng Bán Pha tỉnh Sơn Tây Trung Quốc nơi phát hiện mộ Tần Thuỷ hoàng với hàng nghìn tượng lính đất nung cùng nhiều hiện vật bằng đồng. Ngay dưới làng Bán Pha 3,5 m là di chỉ khảo cổ khác, được gọi là Bán Pha 2, niên đại 12.000 năm. Tại đây người ta tìm được một bình gốm dính ở đáy một chất giống như cặn chè. Đặc biệt là bề mặt bình có một văn bản khắc chữ tượng hình giống chữ Trung Hoa cổ, mang tính biểu tượng cao nhưng không giống với tự dạng chữ Hán hiện đại. Nhóm của tiến sĩ Jeff Schonberg Đại học Angelo bang Texas Hoa Kỳ cố gắng tìm mối liên hệ với tiếng Trung Quốc để giải mã câu chuyện. Một câu chuyện đạo đức như là nghi lễ chữa bệnh. Để hiểu hiệu lực của câu chuyện cần tìm hiểu cảnh quan tinh thần vùng Tây An. Miền quê này có nhiều gò đất thiêng mang tinh thần bái vật giáo, được coi như những ông thày dạy cách canh tác cũng như phép ứng xử… Câu chuyện trên cái bình liên quan đến “hành vi xấu” mà ngôn ngữ ngày nay gọi là “sự kiêu ngạo”. Sự kiêu ngạo này không phải do con người đối xử với nhau mà với thần linh, thể hiện ở chỗ phớt lờ hay không tôn trọng sự khôn ngoan của các vị thần. Câu chuyện trên cho thấy: hành vi xấu làm sa đoạ tinh thần cùng sự cứu rỗi. Có một thời đen tối Thế giới bị đảo lộn. Thời kỳ ảm đạm xảy ra do con người ứng xử tồi tàn và xúc phạm Thuỷ thần. Do vậy con người bị bệnh tật. Quan hệ giữa người và người trở nên rối loạn. Phương thức cứu chữa: Con người đến thưa với Sơn thần. Sơn thần biết lý do khiến Thuỷ thần giận dữ. Thần khuyên con người phải làm cuộc hành hương cứu rỗi. Trên dải núi xa sẽ thấy một loại cây, hãy mang về chế thành chè uống. Sự tha thứ xảy ra, bệnh sẽ khỏi và bóng tối biến thành ánh sáng. Dân địa phương cho biết: câu truyện trên vẫn được truyền miệng trong vùng Tây An. Tiến triển lịch sử cùa Trung Quốc hầu như thúc ép con người hiện nay sống với tâm trạng giận dữ. Có nhiều nguyên nhân nhưng lý do thuyết phục nhất là trẻ con ở đây thường được đưa tới trường rất sớm. Nhà trường giáo dục một lề thói chống lại truyền thống gia đình. Hầu như những đứa trẻ này không trở về làng nữa. 2.a Ý kiến các nhà khoa học Mỹ Phát hiện trên mai rùa đã gây tranh luận mà người cầm đầu cuộc khai quật cho là “một dị thường”. Tiến sĩ Harbottle nói với BBC News: “Nếu bạn nhặt lên một cái chai có hình đầu lâu xương chéo, bạn sẽ biết ngay đó là chất độc, dù không có bất cứ lời giải thích nào. Chúng ta dùng ký hiệu để chuyển tải những khái niệm và tôi không ngạc nhiên về những gì chúng ta thấy nơi đây.” Tuy nhiên, giáo sư David Keightley của Đại học California, Berkeley Hoa kỳ nhấn mạnh đến mối liên hệ của chúng với những nguyên bản đời Thương. Ông nói: “Một khoảng cách 5000 năm mà giữa chúng vẫn có sự liên hệ, thật là điều đáng ngạc nhiên.” “Tuy vậy mối liên hệ cần được chứng minh kỹ lưỡng hơn.” Nhưng Gs Harbottle nhấn mạnh đến sự liên tục của những ký hiệu xuất hiện tại những vị trí khác nhau dọc theo sông Hoàng Hà suốt từ thời kỳ Đồ đá mới đến đời Thương, khi một hệ thống chữ viết phức tạp được phát hiện. Ông không cho là những ký hiệu thời Đá mới có cùng ý nghĩa với những ký hiệu giống với nó ở đời Thương. G.s Keightley nói thêm: “Điều này thật khó hiểu và không bình thường; nó có sớm đến mức kinh ngạc. Chúng ta không thể coi đó là chữ viết khi chưa có bằng chứng thuyết phục hơn.” Ông nhấn mạnh, những chỉ dấu của văn hoá Đá mới Giả Hồ có thể không đủ phức tạp để cần đến hệ thống chữ viết. Nhưng ông cho rằng những ký hiệu đó mang tính biểu tượng hoặc được cách điệu hoá cao. Nó là một dạng đặc biệt của chữ viết Trung Quốc. Chữ “mục” là mắt tương tự với những chữ khắc mới tìm thấy gần đây. W. Boltz, giáo sư tiếng Hoa cổ Đại học Washington, Seattle: “Cách quãng hơn 5000 năm… Sao quá trình phát triển chữ viết của Trung Quốc diễn ra lâu thế? Suy diễn dựa trên tương quan hình thể đơn độc, dọc khoảng thời gian dài như vậy, gần như vô nghĩa. Bằng cách nào người ta biết rằng hình nọ trong thực tế là hình con mắt?” Theo ông, nó có thể giống ‘con mắt’ với ngưới này, mà cũng có thể là cái khác với người kia. “Không có một văn cảnh, bao gồm cà sự am hiểu về ngôn ngữ liên quan, không thể nói những dấu hiệu này là chữ viết.” 2.b Ý kiến các học giả Trung Quốc Tác giả Trương Thái Du cho biết: “Khi tôi liên lạc trực tiếp với giáo sư Trương Cư Trung - người đứng đầu nhóm nghiên cứu- để hỏi về sự chính xác của thông tin mà tiến sĩ Jeff Schonberg đề cập trong một hội thảo tại Mỹ, ông Trương khẳng định: cách nay 12000 năm Trung Quốc chưa thể có chữ viết. Chỉ chắc chắn rằng chiếc bình trà nọ có niên đại từ 5000 năm trở lên.”(bđd) 3.a Về ý kiến các nhà khoa học Mỹ Đối với sự thận trọng của các học giả Mỹ, tác giả Trương Thái Du đã trả lời khá thoả đáng: “Một người Trung Hoa bình thường nhất cũng có thể giải thích để Keightley hết ngạc nhiên: hơn 3000 năm từ Thương – Ân, tiếng Hoa hiện đại vẫn còn rất nhiều từ không hề thay đổi, chữ “mộc” và chữ “khẩu” là thí dụ rõ nhất. Trong ý nghĩa nào đó của sự tương đối, 5000 năm từ thời Đá mới đến đời Thương chưa chắc đã dài bằng 3000 năm tiếp theo.” (bài đã dẫn) Nhưng sự thận trọng thái quá ở đây lại mang yếu tố mâu thuẫn và nguỵ biện. Nói rằng “những chỉ dấu của văn hoá Đá mới Giả Hồ có thể không đủ phức tạp để cần đến hệ thống chữ viết.” là không có cơ sở. Một di chỉ lớn, có tới 300 ngôi mộ, tại đó phát hiện nhiều ống sáo bằng xương chim, có những vỏ rùa khắc chữ. Vỏ rùa không chỉ khắc chữ mà còn là dụng cụ bói toán. Những hòn sỏi trong đó có khả năng là những vật dùng trong bói dịch… Chứng tỏ một xã hội phát triển cao, chữ viết là nhu cầu tất yếu. Chúng tôi không hiểu vì sao, khi phân tích những mai rùa Giả Hồ, nhóm nghiên cứu không hề liên hệ tới văn bản trên bình Bán Pha 2. Văn bản Bán Pha 2 sẽ soi sáng rất nhiều cho việc giải mã những ký hiệu trên mai rùa Giả Hồ. Không những chỉ sớm hơn 3000 năm, văn bản Bán Pha 2 là tập hợp những ký tự được tổ chức theo quy luật nhất định khiến người ta đọc được. So với văn bản Bán Pha 2, những gì trên mai rùa Giả Hồ không còn ‘quá sớm’ Không hiểu vì sao các tác giả không cho biết chủ nhân của những vỏ rùa hay bình cổ? Khi xác dịnh họ là ai, thì việc giải mã những đồ tuỳ táng sẽ có cơ sở hơn. Chúng tôi nghi rằng đó là những người Indonesien, Melanesien từ Đông Nam Á đi lên. Nếu đúng vậy thì việc phát hiện ra ống sáo và chữ viết không đáng ngạc nhiên. 3.b Về phát biểu của giáo sư Trương Cư Trung Chúng tôi nhận thấy câu trả lời của giáo sư Trương không thuyết phục. Một bình gốm tìm thấy trong di chỉ 12.000 tuổi mà ông lại bảo là có niên đại “từ 5000 năm trở lên” thì tính trung thực khoa học phải hiểu thế nào đây? Tuổi của đồ gốm phụ thuộc tuổi di chỉ kháo cổ. Trong trường hợp bình gốm này, nếu trung thực khoa học thì phải nói: “có tuổi từ 12.000 năm trở lên.” Bởi lẽ ai biết bình được làm từ bao giờ, nó theo con người bao lâu? Chỉ vì được chôn xuống cùng con người nên bị định theo tuổi con người ? Chúng tôi biết, việc hạ thấp tuổi bình Bán Pha 2 và phủ định chữ viết 12000 năm không đáng ngạc nhiên. Tại sao giáo sư Trương lại đưa ra con số 5000 năm mà không phải con số khác? Phải chăng cần bỏ đi 7000 năm để cho chiếc bình nằm trong phạm vi văn minh Trung Hoa? Phải chăng đó là tiếp nối truyền thống của những Sanxingdui?(4) 3.c Tìm về sự thật lịch sử Giáo sư Trương nói: “cách nay 12.000 năm Trung Quốc chưa thể có chữ viết.” Điều này hoàn toàn đúng bởi lúc đó ngay cả Trung Quốc cũng chưa có! Nhưng ít nhất từ 30.000 năm trước vùng này là giang sơn Bách Việt. Tháng 9 năm 1998 B. Su, Y. Chu, J. Ly những tác giả người Hoa của Dự án Đa dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project) được thực hiện bằng tiền của Quỹ phát triển khoa học tự nhiên Trung Quốc đã công bố tư liệu: 70.000 năm trước, người hiện đại Homo Sapiens đã từ Trung Đông tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid và Austrloid hoà huyết và sinh sôi nhanh. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á - mà sau này sách sử Trung Hoa gọi là Bách Việt - đi lên mở mang miền đất ngày nay có tên là Trung Quốc(5). Trong khoảng 40.000 năm sinh sống từ sông Hoàng Hà tới sông Dương Tử, người Bách Việt trong đó tộc Lạc Việt là chủ thể đã triển khai Văn hoá Hoà Bình, tạo dựng xã hội nông nghiệp lúa nước phát triển nhất thế giới. Trong thời gian dằng dặc ấy, người Bách Việt đã sáng tạo rìu đá cũ, những công cụ đá cuội mài, ra kinh Thi, kinh Dịch, đồ đồng… đã biết kết thừng, biết quan sát vết chân chim làm ra chữ viết! Vì vậy từ lâu nhiều người dự đoán, việc tìm ra chữ viết trên mai rùa hay đồ gốm là tất yếu. Việc phát hiện ra chữ trên mai rùa 9.000 năm ở Giả Hồ, bản văn trên bình gốm 12.000 năm ở Bán Pha là điều không thể khác. Từ bản văn Bán Pha, ta có thể tin là chữ viết có từ trước nữa! Lịch sử cứ trôi đi như thế cho đến năm 2600 TCN, Hiên Viên Hoàng đế từ thảo nguyên Thiểm Tây, Cam Túc đưa quân tràn xuống chiếm đất của Viêm Việt (Bách Việt), mở ra cuộc hoà huyết và hoà nhập văn hoá vĩ đại giữa chủng Mongoloid phương Bắc và Bách Việt để tạo ra chủng mới là Mongoloid phương Nam, tổ tiên trực tiếp của người Hán và người Việt hôm nay. Những chữ viết trên mai rùa, trên bình gốm rõ ràng do người Bách Việt sáng tạo. Nhưng quyền kế thừa không chỉ thuộc người Việt Nam mà cũng thuộc về người Trung Quốc và các dân tộc Đông Á bởi chúng ta ngày nay, như trong cuốn sách cổ Trung Hoa nói rất đúng, đều là Viêm Hoàng tử tôn. Do biến cải của lịch sử, người Trung Hoa sống trên đất cũ nhưng những báu vật của tổ tiên Bách Việt xưa đều là tài sản là niềm tự hào chung của các dân tộc Á Đông. Mọi sự kỳ thị vừa không phù hợp với tinh thần khoa học vừa có tội với vong linh tiên tổ Viêm Hoàng. Trở lại Truyện cổ Bán Pha Đây là thông điệp xưa nhất mà tổ tiên gửi tới con cháu lời cảnh báo về mối hiểm nguy do thái độ kiêu ngạo trong ứng xử với thiên nhiên. Bằng lương tri của mình, chúng ta cần có hành động cứu rỗi để hoá giải tai ương. Chắc chắn đấy là con đường trở về với truyền thống nhân bản của người Việt. Viết đến đây tôi nhớ tới lời nhà văn Nga V. Rasputin: “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi,” trong bài báo cùng tên đăng trên báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam số ra ngày 1.7.2006. Thiết nghĩ không phải ngẫu nhiên mà vào năm tháng này chúng ta nhận được từ tổ tiên một thông điệp giầu ý nghĩa như vậy. Hà Văn Thùy - Sài Gòn 7.2006 Tài liệu tham khảo 1. BBC: ’Earliest writing’ found in China 2. BBC: The bone age ’flute’ 3. Archaeology of Writing 4. Năm 1986 người ta tìm được ở Sanxingdui tỉnh Tứ Xuyên hơn 800 hiện vật trong đó có nhiều đầu người và mặt nạ tuyệt xảo bằng đồng, nổi bật là bức tượng đồng to bằng người thật, cao 1,72 m. Tượng có mắt to và xếch, mũi lớn, lông mày rậm, miệng thật rộng, không thuộc chân dung điển hình của người Hán. Giới khảo cổ Trung Quốc gọi là cổ vật thuộc nhóm dân Ba Thục và xếp chúng vào thời kỳ cuối đời Thương. Tuy nhiên người ta biết rằng nước Thục có từ khoảng 4700 năm trước, sớm hơn nhà Thương 1000 năm, chỉ bị nhà Tần diệt vào thế kỷ III TCN. Đấy chính là sản phẩm của Bách Việt. 5. J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 n. 95 tr. 11763-11768. nguồn : dongtac.net
-
Nguồn: www.anviettoancau.net MÃ SỐ DNA CỦA TỔ HÙNG VƯƠNG Nguyễn Xuân Quang Gói bánh giỗ Tổ Để hiểu rõ truyền thuyết, huyền sử và cổ sử Việt ta hãy thử đi tìm mã số DNA hay mã số di truyền học (genetic code) của Hùng Vương. Muốn thế trước hết ta phải đi tìm bản thể của Hùng Vương dựa trên DNA. Vậy bản thể dựa vào “tế bào gốc” của các Tổ Hùng là gì ? Ta phải dựa vào tế bào cuống nhau, bọc con của Hùng Vương. Truyền thuyết kể rằng Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trứng chim nở ra trăm Lang Hùng. Tại sao Mẹ Tổ Âu Cơ lại sinh ra một bọc trứng chim? Theo truyền thuyết Mường bà Ngu Cơ (Âu Cơ) là con Nai sao. Nhìn vào hàng trên Gà, Bầu, Cọc (Hươu) của bàn Bầu Cua Cá Cọc tức ngành dương, ngành Lửa, ta thấy con Nai thuộc dòng con hươu Cọc (Hươu Nọc, Hươu Đực, Hươu Mặt Trời, Lộc Tục) Kì Dương Vương. Kì Dương Vương là con của Bầu Đỏ Đế Minh (Bầu là bầu trời, Đỏ là lửa, lửa bầu trời là ánh sáng tức Minh), thuộc ngành Lửa thế gian con Gà. Gà là hình bóng thế gian của thần Mặt Trời Viêm Đế . Như thế Mẹ tổ Âu Cơ có dòng máu bầu nên đẻ ra một bầu, một bọc trứng và có dòng máu Gà là một loài chim nên bọc trứng là bọc trứng chim (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Bọc trứng này mang hình bóng của Trứng Vũ Trụ (Cosmic Egg), Bọc Trứng Tạo Hóa, Sinh Tạo. Các vua Hùng thế gian (đây có thể là Hùng Vương của lịch sử) vì thế có một khuôn mặt vũ trụ, tạo sinh, tạo hóa. Nói một cách khác các vua Hùng thế gian đội lốt các vua Hùng Tạo Hóa, vũ trụ. Các vua Hùng lịch sử đội lốt các vua Hùng truyền thuyết. Các Lang Hùng Vương sinh ra từ bọc Trứng Vũ Trụ hiển nhiên có bản thể là Bầu (bọc, nang), bầu Tạo Hóa, bầu vũ trụ, bầu trời, Trứng Vũ Trụ. Mẹ Tổ Âu Cơ thuộc dòng lửa, chim (chim có một khuôn mặt là dương, đực) nên boc trứng chim này mang dương tính trội (dominant) vì thế mới sinh ra toàn là con trai Lang. Bọc vũ trụ dương tức Khôn dương (IO) nên là bọc Khí, bầu Gió dương, tức Đoài vũ trụ. Theo Dịch Đoài tầng vũ trụ ứng với số 3 và Đoài tầng thế gian ứng với con số 11 (Dịch có 64 quẻ chia ra làm 8 chu kỳ tuần tự, ta suy ra các quẻ trừ đi 8 hay cộng thêm 8 cho ra các số khác cũng vẫn là một quẻ cùng tên chỉ khác là ở các tầng khác nhau). Vậy mã số di truyền thứ nhất của Hùng Vương mang khuôn mặt vũ trụ là con số 3 và khuôn mặt thế gian là số 11. Mẹ Tổ Âu Cơ có dòng máu Tốn gió âm từ phía bên ngoại Khảm Thần Long (Rồng Nước) và Khôn Vụ Tiên (chim Le Le). Di thể (gene). Tốn gió âm này của mẹ Âu Cơ truyền xuống Hùng Vương ở ngành dương, lửa trở thành di thể Đoài vũ trụ khí gió dương (Tốn OII là khuôn mặt âm của Đoài IIO). Theo Dịch Tốn vũ trụ ứng với số 6 và Tốn thế gian là 14. Vậy mã số di truyền thứ nhì của Hùng Vương mang dòng máu mẹ vũ trụ là con số 6 và mẹ thế gian là con số 14. Như thế Hùng Vương ngành Lửa dòng mẹ là Đoài/Tốn (3/6 hay 11/14). Vì có mạng gió Đoài vũ trụ, dòng máu gió âm Tốn của mẹ nên Hùng Vương dòng lửa mới đóng đô ở Phong châu tức châu Gió và có chim biểu là con Cò Gió, Cò Lả, Cò Lang tức Cò Trắng (Lang có một nghĩa là trắng như chứng bị lang da, da hóa trắng, chứng vitiligo) có mẹ là U Cò, Cò Gió “Cái cò lặn lội bờ ao, phất phơ hai dải yếm đào gió bay” và có cha là Cò Nước, Cò Nác, Cò Lạc. Cũng vì vậy nên mới có địa danh Bạch Hạc (Cò Trắng) bên bờ sông Thao (Lô), kinh đô cũ Phong châu của nước Văn Lang: Hùng Vương đô ở Phong châu, Ấy nơi Bạch Hạc, hợp dòng Thao Giang. Đặt tên là nước Văn Lang. Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liền... (Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca). Khuôn mặt gió dông Đoài vũ trụ này đi với truyền thuyết Phù Đổng thiên vương. Đây là vị thần hay vị anh hùng văn hóa có cốt là sấm dông tố, có mạng Đoài vũ trụ (vì thế mới giúp Hùng Vương thứ 6 có mạng Đoài/Tốn đánh giặc Ân) (xem bài viết về Phù Đổng Thiên Vương). Mặt khác, Bầu thế gian là bầu, bọc nước ấm tức ao đầm, ruộng nước (bầu có một nghĩa là ao như bầu sen = ao sen). Hùng vương thế gian có một khuôn mặt là ao đầm nên mới có thủ đô lấy tên là Việt Trì (Ao Việt) ở đất Phong châu, có địa danh là Hạc Trì (Ao Cò). Ở cõi Tạo Hóa, Sinh Tạo, đi đôi với khuôn mặt gió âm Tốn, Lạc Long Quân có khuôn mặt sinh Tạo cõi trời là Nước-Lửa cõi trời là Mây-Chớp tức sấm mưa Chấn. Chấn vũ trụ là số 1. Ở cõi thế gian, đi đôi với khuôn mặt thế gian Non (Núi âm) của Âu Cơ (Mẹ Tổ Âu Cơ có dòng máu Nai ngành Lửa, Núi dương Kì Dương Vương Hươu Cọc tức Cấn Non nên bà đem 50 con lên núi về quê nội), Lạc Long Quân thế gian có một khuôn mặt là Chấn thế gian tức Biển. Theo Dịch số 9 là số 9 Chấn thế gian tầng 2 (1 + 8 = 9). Vậy mã số di truyền theo dòng máu cha của Hùng Vương vũ trụ là con số 1 và Hùng Vương thế gian là con số 9. Hùng Vương thế gian theo dòng cha có mã số di truyền là số 9. Ngoài ra qua hình ảnh hai con số 6 và 9, ta cũng thấy rất rõ Âu Cơ Tốn 6 và Lạc Long Quân Chấn 9 ngược nhau như hai con số 6 và 9. Số 6 và số 9 kết hợp chồng lên nhau thành hình số 8. Trong toán học số 8 để nằm ngang có một khuôn mặt vô cực, dùng làm ký hiệu vô cực. Điều này cũng xác nhận thêm một lần nữa là Trăm Lang Hùng có một khuôn mặt Hư Vô, Vô Cực, Vũ Trụ. Hai số 6 (Âu Cơ) và 9 (Lạc Long Quân) hôn phối với nhau dưới dạng chuyển động, sinh tạo sinh ra hình nang Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ (ở dạng âm dòng Lạc Long Quân) tức đẻ ra bầu, bọc Trứng Vũ Trụ Trăm Lang Hùng. 6 9 Nang Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ (dạng âm) = bọc trứng Trăm Lang Hùng. Bọc Trứng Hùng Vương Vũ Trụ (hay nang hay đĩa Thái Cực) cho thấy rõ như ban ngày là Hùng Lang chia ra làm hai ngành âm dương, nước lửa. Năm mươi Lang Hùng theo mẹ lên núi và 50 người còn lại theo cha xuống biển. Năm mươi người theo mẹ lên núi ứng ngành lửa (phụ nữ Việt, con cháu Âu Cơ mang dòng máu dương nữ) với phần dương, lửa mầu trắng có hình số 6 (số 6 là số chẵn số âm, số mẹ) thuộc dòng Lửa, Núi Dương Kì Dương Vương là các vua Mặt Trời Nọc Lửa hừng rạng thuộc hệ Nọc, Lửa (Viêm Đế, Đế Minh, Kì Dương Vương). Các vua Hùng Vương thế gian ngành này là Hùng Li hay Hùng Kì hay Hùng Âu thuộc hệ phái Kì Dương Vương. Năm mươi Lang theo cha xuống biển ứng với phần âm, nước, mầu đen có hình số 9 (số 9 là số lẻ, số dương, số cha) thuộc dòng Nòng, Nước dương, (Thần Nông, Lạc Long Quân, Hùng Vương ngành âm) thuộc hệ phái An Dương Vương (phái nam Việt Nam, con cháu Lạc Long mang dòng máu âm nam, nên các ông phải biết thân biết phận với các bà dương nữ!). Các vua Hùng thế gian này là Hùng Lạc hay Hùng An. Vì thế về sau mới có dạng kết hợp giữa Hùng Âu và Hùng Lạc tạo ra nước Âu Lạc. Đọc truyền thuyết và cổ sử Việt, ta cũng thấy các vị Hùng Vương thường gắn bó chặt chẽ với con số 18. Ví dụ như các vua Hùng trị vì 18 đời kéo dài suốt khoảng thời gian 2622 năm, trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỵ nương Ngoc Hoa đời Hùng Vương thứ 18 lấy Sơn Tinh, Lang Liêu vị công tử thứ 18 làm ra bánh chưng, công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử lúc 18 tuổi, vân vân. . . Tại sao Hùng Vương lại gắn bó mật thiết với con số 18 ? Dĩ nhiên con số này phải liên hệ ruột thịt với bản thể Hùng Vương nghĩa là liên hệ với các mã số di truyền vừa mới nói ở trên. Vậy ta cần phải tìm ý nghĩa con số 18 này trong Dịch lý dựa vào các mã số di truyền 3, 6, 9. Trước hết, như đã biết 100 Lang Hùng đẻ ra từ bọc Trứng Vũ Trụ nên có mạng Đoài vũ trụ. Số 3 là số Đoài vũ trụ. Vậy ta hãy nghiên cứu ma phương có số trục là số 3: Ma phương 3/18 (lưu ý trong ma phương này số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11). Xin nhắc qua một chút về ma phương. Ma phương (magic square) là gì? Nói nôm na giản dị là hình vuông thần kì có 9 ô, trong mỗi ô có một con số. Đọc theo tất cả các chiều, 3 con số cộng lại đều bằng nhau. Ma phương 3/18 có con số 3 là con số trục nằm ở ô giữa hình vuông và cộng các con số theo các chiều lại bằng 18. Như thế trăm Lang Hùng có mạng Đoài vũ trụ ứng với ma phương 3/18. Năm mươi Lang theo mẹ có dòng máu Tốn thuộc ngành lửa Càn Li. Số 6 là số Tốn. Như thế 50 Lang theo mẹ lên núi ứng với ma phương có số trục là số 6 tức ma phương 6/18. Ma phương 6/18 có con số 6 là con số trục nằm ở ô giữa hình vuông và tổng cộng các con số đọc theo các chiều lại bằng 18. Ma phương 6/18 (lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11). Năm mươi Lang theo cha Lạc Long Quân xuống biển, nước dương, Chấn. Số 9 là số Chấn thế gian. Như thế 50 Lang theo cha xuống biển ứng với ma phương có số trục là số 9 tức ma phương 9/18. (lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, 6/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11). Tóm lại trăm Lang Hùng Đoài vũ trụ có ma phương 3/18. Năm mươi lang Hùng Đoài/Tốn (6) ngành mẹ, Lửa, Đế Minh-Kì Dương Vương có ma phương 6/18 và năm mươi lang Hùng Đoài/Cấn-Chấn (9) ngành cha, Nước, Lạc Long Quân-An Dương Vương có ma phương 9/18. Cả ba khuôn mặt Hùng Vương đều có con số 18. Mặt khác ba ma phương 18 có ba số trục là 3 (Đoài Hùng Vương vũ trụ) 6 (Tốn, dòng máu mẹ Âu-Cơ) và 9 (Chấn, dòng máu cha Lạc Long Quân) cộng lại là 3 + 6 + 9 = 18. Như thế rõ như ban ngày con số 18 là một mã số di truyền học của Hùng Vương. Điều này giải thích tại sao trong truyền thuyết và cổ sử Việt, ta thấy con số 18 gắn bó với Hùng Vương. Cũng cần nói thêm một điều lý thú nữa là ta có con rùa nước ngọt, rùa ao đầm Đoài thế gian (bản thể của Hùng Vương thế gian) có tên là con ba ba (ta có món ăn nấu giả ba ba vì kiêng ăn thịt vật tổ). Ta biết con rùa có mai hình vòm vũ trụ, bầu trời nên là biểu tượng cho hư vô, vũ trụ ruột thịt với Dịch như ta thấy bên cạnh Phục Hy thường có con rùa và con rùa có mai “ba thước vuông” của Việt Thường trên có khắc chữ nòng nọc ghi lại vũ trụ tạo sinh từ thuở mở ra trời đất... (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Rùa ba ba là rùa nước ngọt ao đầm Đoài thế gian nên được đặt tên theo Dịch Hùng Vương. Ba ba có các nghĩa như sau: ba (3) ứng với ma phương 3/18, là khuôn mặt Hùng Vương vũ trụ , ba cộng ba là 6 ứng với Tốn 6, với ma phương 6/18 là khuôn mặt Hùng Vương dòng lửa, dòng mẹ và ba nhân ba là 9. Số 9 là số Chấn, ứng với ma phương 9/18, là khuôn mặt Hùng Vương dòng nước, dòng cha. Rùa ba ba là rùa Hùng Vương. Trên Bàn Bầu Cua Cá Cọc, con Cua tương đương với con rùa ba ba vì cua và rùa đều có mai hình vòm biểu tượng cho vòm vũ trụ, vòm trời, bọc khí gió. Con Cua là biểu tượng mang tính dân gian, bình dân của Hùng Vương trong khi rùa mang tính biểu tượng bác học của Hùng Vương (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Như thế, hiển nhiên con số 18 là mã số di truyền học của Hùng Vương. Hiểu như thế rồi ta hãy thử phân tích vài con số 18 liên hệ với Hùng Vương trong truyền thuyết và cổ sử Việt. Trước hết là Hùng Vương làm vua được 18 đời. Con số này thật ra thay đổi. Trong số các ngọc phả Hùng Vương hiện còn giữ lại ở Vĩnh Phú nơi có đền Hùng, có quyển ghi là 17 đời, có quyển ghi 18 đời và nếu tính cả Kì Dương Vương và Lạc Long Quân, có quyển ghi đến 29 đời. . . Nhưng phần lớn các nhà văn hóa Việt Nam chọn con số 18. Vấn đề Hùng Vương làm vua được 18 đời này đã được các nhà nghiên cứu cổ sử Việt tranh cãi rất nhiều. Đa số đồng thuận cho rằng đây là 18 dòng vua, 18 triều đại, trong mỗi triều đại có nhiều vị vua, không phải chỉ là 18 vị vua Hùng mà thôi (vì nếu lấy khoảng thời gian 2622 năm chia cho 18 ông vua thì mỗi vị cai trị trên một trăm năm). Trần Huy Bá nghiên cứu các ngọc phả Hùng Vương đếm được đến 43 vị vua Hùng Vương. Có người cho rằng con số 18 này lấy từ 18 vị vua Hùng của nước Sở (Nguyễn Phương). Riêng tôi, tôi nghĩ là con số 18 này dù là truyền thuyết hay dù là lịch sử đều có nguồn gốc từ Dịch lý, từ mã số di truyền của Hùng Vương. Thật vậy những con số 17, 29 đời ghi trong các ngọc phả Hùng Vương khác nhau đều có thể giải thích bằng Dịch. Nếu trong ngọc phả viết 17 đời thì con số 17 là con số Chấn tầng 3 (số 1 là Chấn tầng 1, số 9 là Chấn tầng 2 và 17 là Chấn tầng 3, tầng nước thế gian). Ngọc phả này tính theo Hùng Vương thuộc dòng An Dương Vương, Lạc Long Quân thế gian có bản thể Chấn nước. Ngọc phả ghi 29 đời thì số 29 là số Li tầng 4 (số 5 là Li tầng 1, 13 là Li tầng 2, 21 là Li tầng 3 và 29 là Li tầng 4). Ngọc phả này tính theo dòng Kì Dương Vương (vì thế mới ghi là gồm cả Kì Dương Vương là vậy) thuộc dòng mẹ Âu Cơ. Còn con số 18 đời hiển nhiên bao gồm cả hai ngành của Hùng Vương như đã thấy qua các ma phương ở trên. Còn khoảng thời gian trị vì của họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống thường cho là dài 2622 năm (Đại Việt sử ký toàn thư), con số này cũng đã gây ra nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu truyền thuyết và cổ sử Việt từ trước tới nay. Kết quả cũng không đi tới đâu. Tôi lại dựa vào Dịch lý. Phân tích số 2622 có hai số đầu 26 là số Khảm tầng 4. Khảm hôn phối với Li ứng với Kì Dương Vương. Hai số cuối 22 là số Tốn tầng 3. Tốn là bản thể của Âu-Cơ thuộc dòng lửa Càn Li, nếu nhìn theo diện thế gian là dòng Kì Dương Vương. Vậy con số 2622 năm trị vì của họ Hồng Bàng thế gian này tính từ Kì Dương Vương đến Hùng Vương, tính theo dòng lửa đất thế gian Kì Dương Vương, tính theo Hùng Kì, Hùng Âu. Giản dị chỉ là thế. Lưu ý con số 2622 là số chẵn, số âm vì tính theo dòng mẹ. Trong một ngọc phả Hùng Vương viết thời gian này dài 2535 năm (Trần Huy Bá). Phân tích ta thấy số 25 là số Chấn tầng 4 ứng với Lạc Long Quân và 35 là số Đoài tầng 5. Con số trong ngọc phải này tính theo Lạc Long Quân dòng An Dương Vương tức Hùng An hay Hùng Lạc. Ta cũng thấy con số 2535 là số lẻ, số dương vì tính theo dòng cha. Kế đến, trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, nàng my nương Ngọc Hoa con vị Hùng Vương thứ 18 lấy Sơn Tinh. Sơn Tinh là Thần Núi Tản Viên như thế con số 18 này dựa vào ma phương dòng lửa núi dương Kì Dương Vương tức dòng mẹ Âu-Cơ ứng với ma phương 6/18. Đây là lý do Hùng Vương dòng núi Li mới gả con cho Sơn Tinh, Thần Núi Dương có mạng Li cùng một dòng nọc, lửa và cũng giải thích tại sao Sơn Tinh giúp Hùng Vương thứ 18, đời cuối cùng, đánh lại An Dương Vương dòng nước Thủy Tinh. Mặt khác tên Ngọc Hoa có nghĩa là “Đá Quí Đẹp”. Đá tương đồng bản thể với núi dương, núi đá Sơn Tinh. Ngọc là một thứ đá quí cùng dòng tộc với núi đá. Trong truyện Bánh Chưng, vào đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu vị công tử thứ 18 làm ra bánh chưng. Hùng Vương thứ 6 mang dòng máu Tốn số 6 của Âu Cơ thuộc ngành Lửa, Hùng Kì, Hùng Âu. Lang Liêu là công tử thứ 18 ứng với ma phương dòng ngoại 6/18. Dưới diện hình thể, bánh chưng làm theo hình vuông đất âm ruộng đồng (mặt vuông chữ điền). Trong chữ Nòng Nọc, hình vuông là dạng dương hóa, dạng thái dương cửa nòng vòng tròn O. Hình vuông là O thái dương, O Lửa, U Thái dương tức Âu Cơ Thái dương Thần Nữ của chúng ta (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Ta cũng thấy rõ O Lửa (II) là OII (Tốn), là Âu Cơ có khuôn mặt Tốn số 6. Về hình học, hình vuông có bốn cạnh do bốn nọc ghép lại nên có nghĩa là bốn. Theo biến âm v=b, vuông = buông = bốn. Hán ngữ tứ (bốn) có khung hình vuông. Theo Dịch, số 4 là số Cấn, đất âm (non, đồng ruộng). Như trên đã biết Cấn là dòng máu núi non về phía nội lửa Kì Dương Vương của Âu Cơ. Ta cũng thấy theo duy âm, bánh chưng ruột thịt với U, Âu-Cơ qua hình ảnh chiếc bánh chưng gói theo hình cái vú gọi là bánh ú của Miền Trung. Với v câm, vú = ú, u (vú là chỗ phồng u lên, ú lên ở ngực phái nữ). Vú, u cũng có nghĩa là mẹ. Ta cũng biết bánh chưng đi đôi với bánh dầy. Nếu bánh chưng là biểu tượng của Âu-Cơ thì lúc này bánh dầy là biểu tượng của Lạc Long Quân. Tại sao gọi là bánh dầy? Theo biến âm d=t (dựa = tựa), dầy = tầy = thầy. Bánh dầy là bánh Thầy Lạc Long Quân trong khi bánh chưng là bánh U, bánh Ú Âu-Cơ. Bánh dầy hình tròn thường mầu trắng biểu tượng cho bầu trời, bầu vũ trụ tròn, cho mặt trời nòng âm biểu tượng của Lạc Long Quân đi với bánh chưng vuông ruộng đồng đất âm Âu-Cơ. Nhiều nơi ở miền Bắc còn làm bánh dầy nhuộm mầu hồng tím biểu tượng cho mặt trời lặn Lạc Long Quân. Công chúa Tiên Dung con vua Hùng vương thứ 3 lấy Chử Đồng Tử lúc 18 tuổi. Hùng vương thứ 3 có mạng Đoài vũ trụ ứng với ma phương 3/18. Vì thế mà Tiên Dung đến tuổi 18 gặp và lấy Chử Đồng Tử. Công chúa Tiên Dung có Dung là Dong (bao dung = bao dong) có nghĩa là bao, bọc (lá dong dùng bọc, gói bánh chưng) có dòng máu gió âm Tốn (6). Hiển nhiên Chử Đồng Tử, Cậu Bé Ven Sông thuộc dòng nước Chấn (9), Hùng Lạc, Hùng An (An Dương Vương). Bất chấp sự chống đối của vua cha Tiên Dung vẫn lấy Chử Đồng Tử vì duyên tiền định đã khiến hai người gặp nhau trong lúc trần truồng. Cái duyên tiền định này chính là cái lẽ trời, cái lý hòa hợp âm dương của trời đất, vũ trụ, càn khôn. Tiên Dung 6 hôn phối với Chử Đồng Tử 9 là hình bóng của Âu Cơ 6 hôn phối với Chấn 9 tạo thành Trứng Vũ Trụ, Nang Thái Cực mang hình ảnh bọc Trứng Hùng Vương như đã thấy qua hình ở trên. Tiên Dung và Chử Đồng Tử là một thứ âm dương, càn khôn hòa hợp tạo thành Nhất Thể. Tiên Dung mạng khí gió vòm vũ trụ, vòm trời có vật biểu là cái nón lá hình vòm và Chử Đồng Tử có Chử là bờ nước, Chử biến âm với cừ là cái cọc cắm ở bờ nước nên có vật biểu là cây gậy tre tròn. Do đó Tiên Dung và Chử Đồng Tử mới được một tu sĩ trao cho một cây gậy tre và một chiếc nón lá và bảo “linh thiêng ở những vật này đây”. Tới một đêm kia, khi bị quân của vua cha vây hãm, hai người lấy cái nón âm để lên cây gậy dương để xem linh ứng ra sao. Âm dương giao hòa. Dông tố nổi lên, hai người vụt bỗng hay lên trời (về với Đoài vũ trụ). Vùng đất ở đó sụt xuống thành một cái đầm gọi là Chằm Nhất Dạ (Đầm Một Đêm). Ao đầm là Đoài thế gian. Điểm này ăn khớp hoàn toàn với bản thể bầu, bọc, Trứng Vũ Trụ, Sinh Tạo của hai người kết hợp lại thành nhất thể. Ở cõi trên là Bọc khí gió Đoài vũ trụ và ở cõi thế gian là bọc, bầu nuớc âm ao đầm. Trước khi chấm dứt cũng xin nói tới một con số mà các nhà văn hóa Việt Nam đã tốn rất nhiều giấy mực là con số 15 trong câu sử ghi rằng nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ. Theo tôi, dù là truyền thuyết hay lịch sử thì con số 15 này cũng ứng với ma phương 5/15. Con số 5 là con số nằm giữa chín con số từ 1 đến 9 nên ma phương 5/15 là ma phương trục của chín ma phương ứng với 9 con số. Ma phương 5/15 là ma phương trục của vũ trụ, của Tam Thế ứng với Lạc Thư. Vì thế ma phương này được nghe nói tới nhiều nhất. Số 5 cũng là số Li có một khuôn mặt biểu tượng cho Núi Trụ Thế Gian, Núi Vũ Trụ, Cõi Giữa Thế Gian, Trục Thế Giới ứng với Li Kì Dương Vương. Vì thế 15 bộ của nước Văn Lang tính theo họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống thì 15 bộ này là “chính quyền trung ương”, “cái trục quyền hành” cai quản tất cả các đại tộc, bộ tộc của liên bang Văn Lang, của họ Hồng Bàng thế gian. Kết Luận Hiển nhiên, rõ như “Con cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua” là những con số 3 (11), 6 (14), 9 (17), 18... là mã số di truyền học chính yếu của Hùng Vương. Như thế mỗi khi gặp những con số này (cũng như những con số liên hệ âm dương của chúng) trong truyền thuyết và cổ sử Việt, ta cần phải tìm ý nghĩa của mỗi con số theo mã số di truyền học hay DNA của Hùng Vương. Nới rộng ra, như đã viết nhiều lần và trong tác phẩm Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, tất cả các con số, những ngày tháng vía, giỗ, kỵ, kỉ niệm trong văn hóa Việt Nam đều phải hiểu theo nghĩa của Dịch lý. Một lần nữa, muốn hiểu thông suốt văn hóa Việt, ta phải dựa vào Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo, vào Dịch để tìm hiểu. Không nhìn dưới lăng kính Dịch học thì không bao giờ hiểu thấu triệt được văn hóa Việt. Để chấm dứt cũng xin bật mí là trống đồng Ngọc Lũ I là trống Hùng Vương hay trống Văn Lang hay trống Hồng Bàng của lịch sử. Trống Ngọc Lũ I có vành chính yếu là vành số 10 có 18 con cò bay và 18 con chim nước đứng. Như đã thấy ở trên, con số 18 là mã số di truyền của Hùng Vương, là con số căn cước của Hùng Vương. Mười tám con cò bay là 18 con cò gió Đoài/Tốn, 18 cò Lang, cò Trắng hay bạch hạc (ứng vối thủ đô tên là Bạch Hạc) hay cò Lả (ứng với điệu hát Cò Lả của con dân Hùng Vương dòng gió Đoài/Tốn) ứng với ngành Hùng Vương dòng lửa, dòng mẹ Tốn. Còn 18 chim nước đứng ứng với ngành Hùng Vương Đoài/Cấn-Chấn dòng nước, dòng cha Chấn. Ta cũng thấy vành số 10 với số 10 nằm ngay bên trái của số 11, Đoài thế gian, như thế rõ như ban ngày vành số 10 có một khuôn mặt âm của Đoài 11 thế gian. Nói một cách khác vành số 10 là vành liên hệ ruột thịt với Đoài thế gian, vành liên hệ với Hùng Vương thế gian. 18 con cò bay và 18 con chim nước đứng ở vành số 10 mang một khuôn mặt Đoài thế gian ao đầm tức Hùng Vương thế gian. Các nhà văn hóa Việt Nam hiện nay gọi 18 con cò trên trống đồng Ngọc Lũ I là cò Lạc hay chim Lạc là sai. Đây là 18 con cò Lang, cò Gió Hùng Vương mầu trắng, có bờm gió: Con cò trắng toát như bông, Gió bay lất phất chòm lông trên đầu. (ca dao). Ngoài ra trống Ngọc Lũ I là trống Đoài/Tốn thế gian có mặt trời có 14 nọc tia sáng (xem Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). ------------------------------ Tài Liệu Tham Khảo. _ Nguyễn Xuân Quang -Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999). -Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002). -Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004). -Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (đang in). -Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc. .Lê Ngô Các, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca. .Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái (NXB Văn Hóa, 1960). .Nguyễn Phương, Lịch Sử Lạc Việt, Đại Học, số 30, 1962.
-
Chú Thiên Sứ phản công lại hàng loạt bài kìa chị Wil :D . He he he
-
He he . Chuyện hay vậy chị Wil :D . Chít chú Thiên Sứ rồi
-
Đến tháng 8 này, Đảng Dân Chủ mà đại diện là các siêu đại biểu sẽ bầu ra chính thức ai sẽ là người tranh cử Tổng Thống với Đảng Cộng Hòa . Tình hình hiện tại cả 2 ứng cử viên không ai nhường ai, và đến tháng 8 cũng không thể nào giành đủ số phiếu theo quy định của Đảng Dân Chủ để ra tranh cử Tổng Thống. Hic, 1 người phụ nữ , 1 người da đen nắm quyền Tổng Thống . E , rằng khó xảy ra.
-
Anh Lạc Tướng mở chủ đề này thích hợp quá. 3,4 hôm nay trong lòng của Như Thông như có điều gì bất an lắm ( bồn chồn, lo lắng). Như Thông cũng làm kinh doanh thiết bị máy văn phòng, dự án..... . Anh chị độn dùm Như Thông 1 quẻ với. Cám ơn Anh Chị . Kính.