-
Số nội dung
889 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Như Thông
-
Mấy cái vụ này, chị nhungdienhoa hãy cẩn thận. Có thể người ta sẽ không lừa đâu. Nhưng khi vào việc làm thì nào là công việc nhàm chán, rồi thay đổi xếp mới họ sẽ cho thôi việc....Mong chị hãy tìm hiểu kỹ, thận trọng. :lol:
-
Nếu Như Thông nhớ không nhầm thì Chú Thiên Sứ, chú khonglaai đã tiên đoán Nền Văn Hiến Lạc Việt (Kinh Dịch....) sẽ trở lại trong vòng khoảng 20 năm nữa . Lúc đấy chắc Rổbí chắc cũng khoảng > 4x. Vinh quang, tự hào sẽ chờ đón Rổbí đấy. Câu chúc Rổbí thành công trên con đường tìm về cội nguồn tổ tiên Lạc Việt :lol:
-
Vần đề gì vậy anh Rin86 :lol:
-
Vui một chút để giải tỏa street nghen ACE :lol: Nguồn: thegioivohinh.com
-
Giai Thoại Nhà Chú Hỏa 23/08/2007 Tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian tòa nhà vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoăc. Dù nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất rất nhiều điều bí ẩn , gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước. Đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, "tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam" (Vương Hồng sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều) Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở . Vua nhà đất "Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa" là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xựa Nếu chú Hỷ là ông "vua tàu bè" có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông "vua nhà đất" với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: "Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của công ty Hui Bon Hoa làm chủ. nhưng công ty này được tiếng là "rất biết điều" và không eo xách, làm khó người mướn phố". Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền...Trong số những công trình tiêu biểu vẫn còn được sử dụng cho đến ngày này có Bào tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khác sạn Palace - Long Hải...Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925. Mua ve chai nhặt được vàng Đó là giai thoại được kể nhiều nhất khi nói về chú Hỏa, trong đó có nhiều điểm trùng nhau, ví dụ sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai. Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. Rất nhiều người kể, trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, "chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra đó có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán". Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt. Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là ... đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là "trùm nhà đất", mà "kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất" - nhiều người bình luận. Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng. Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật... Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại. Dinh thự có 99 cửa Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có... ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc. Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề "Con ma nhà họ Hứa" (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi các ngôi sao màn bạc Việt Nam thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, bà Năm Sa Đéc... Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên trong nền điện ảnh Việt Nam, dù kỹ thuật "nhát ma" của ta lúc ấy được xếp vào hàng ... thô sơ. Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art décort, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh Toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa. Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ "H.B.H"- Hui Bon Hoa Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring...; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987 và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4000 m², đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Hic, sao không up hình lên được nhỉ Nguồn : http://www.vanhoaphuongdong.com/modules.ph...le&sid=2181
-
Như Thông có 01 thắc mắc thế này. Bánh chưng , bánh dầy thường dùng chung với lại củ kiệu. Mà sao ít nghe thấy nhắc đến củ kiệu vậy. :lol:
-
Hic, tiếc quá. Toàn Tiếng Anh :(
-
Hehehe. Nhờ đọc được mấy bài của anh Rin mà Như Thông sực nhớ chỉ còn 02 hôm nữa là đến thứ 06 ngày 13 rồi. :lol: . Mọi người hãy tranh thủ cầu nguyên đi nhá.
-
Hehehe, chắc nó là thằng vào diễn đàn này để xem dự đoán để cá độ đó anh ah. :lol: Mà cho Như Thông hỏi, anh đã cho đội bóng nào thế
-
Bạn ơi, chỉ là dự đoán, ứng dụng LVĐT trong bóng đá cho vui thôi. Bạn không cần dùng ngôn từ không mấy thiện cảm trong box này đâu. :lol:
-
Không biết tình hình của anh Trabi thế nào rồi nhỉ
-
Khi còn sống đã có không ít giai thoại ly kỳ về bản thân, về gia đình và về ngôi nhà rất đặc biệt của mình; khi mất, chú Hỏa lại gây tò mò bởi những bí ẩn tiếp nối về nơi mình được chôn cất. Vì sao? Những chiếc lá tìm về cội Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp trở về, mục đích thăm lại cảnh trí cũ, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, “Nơi ông cố của chúng tôi đã xây dựng từ thập niên 20 của thế kỷ trước, với sự giúp sức của một kiến trúc sư người Pháp và hoàn tất vào năm 1925. Hiện trang web của khách sạn, ở phần lịch sử cũng có ghi, tuy sai một chút ở tên ông tôi” - một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa - cho biết. Tháng 4-1975, Eddie theo gia đình sang Pháp khi còn trong bụng mẹ. Những thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa ghé thăm ngôi nhà lừng lẫy của dòng họ và tỏ ý hài lòng thấy nơi đây giờ trở thành một bảo tàng lớn của thành phố. “Có lẽ đây là thay đổi tốt nhất đối với ngôi nhà bởi chúng tôi luôn có thể vào tham quan và chí ít chúng tôi cũng có thể biết được tình trạng bảo quản nó” - Eddie chia sẻ. Có thể điều duy nhất khiến họ không hài lòng là nhìn thấy một sân chơi cầu lông thô sơ ngay giữa khoảng sân đẹp nhất của ngôi nhà, ít nhiều phá đi màu sắc và không gian tổng thể, đồng thời làm vơi đi vẻ cổ kính và mỹ quan của một bảo tàng. Bà Nguyễn Thị Đức, Giám đốc bảo tàng đã tiếp đón các thành viên gia đình Hui Bon Hoa một cách thân tình và cử người tháp tùng đoàn trong các chuyến tham quan. “Các thành viên đều thuộc đời cháu của chú Hỏa, họ lại sống ở nước ngoài khá lâu nên ký ức về gia đình trước đây không còn nhiều, dù chúng tôi có ý tìm hiểu” - bà Đức cho biết. Bí ẩn bao trùm Rất nhiều người cao tuổi vẫn còn nhớ, khi mất chú Hỏa đã được gia đình an táng ở khu vực gần núi Chiêu Thái (nay là núi Châu Thới). Họ nói chú Hỏa đã xem phong thủy rất kỹ mới chọn khu vực này, vì đó là nơi có long mạch hiếm thấy, thích hợp làm nơi an nghỉ, đồng thời con cháu nhiều đời sau nhờ đấy mà làm ăn thịnh vượng. Nơi đây có 2 ngọn núi thấp (Bửu Long và Long Ẩn), là nơi “rồng ngủ”. Nếu quan sát từ trên cao sẽ thấy ngôi Bửu Long cổ tự kết hợp cùng các gò đống lồi lõm uốn quanh, cấu thành hình một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang qua lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại, xã Tân Thành). Địa danh Bửu Long và Long Ẩn ra đời từ đây và cũng không phải ngẫu nhiên mà tên gọi các địa danh quanh đây đều có chữ “Long” như Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình… Theo đó, núi Long Ẩn là đầu rồng, chuỗi gò đống nối dài kể trên là mình rồng uốn khúc và núi Châu Thới phía Nam là đuôi rồng vểnh cao. Đầu rồng quay về hướng Bắc, ngậm “trái châu” là khu vực Bình Điện. Cũng theo những người cao tuổi, tâm nguyện của chú Hỏa là được quay đầu về phương Bắc cố quốc. Từ những thông tin rất sơ sài trên, chúng tôi đi tìm lại ngôi mộ của chú Hỏa. Từ chân lên đến tận đỉnh núi Châu Thới có một số ngôi mộ cổ, đơn sơ lẫn hoành tráng nhưng được biết trong đó không có mộ của chú Hỏa. “Ngược trở lại khoảng 1 cây số về hướng Bình Dương, nơi có một con dốc mang tên chú Hỏa, quẹo tay phải, vào chừng vài trăm mét, tiếp tục hỏi thăm những người dân nơi đó là ra” - một người chạy xe ôm cho biết. Dốc chú Hỏa thuộc quốc lộ 1K (đường Kha Vạn Cân cũ), xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô là một nghĩa trang cũ của người Hoa với bạt ngàn mồ mả rất đặc trưng. Mộ chú Hỏa không nằm trong khu vực ấy. Một nhân viên khu lò thiêu chỉ dẫn: “Vào nhà dân mà hỏi, vì hình như người ta đã… xây nhà lên mộ của ông ta” (!). Hỏi thăm vài người dân quanh đấy, lạ sao ai cũng cho biết “mộ chú Hỏa nằm đâu đó trong khu vực dân cư này” - họ nói - nhưng hầu như chẳng ai biết nơi chính xác. Tại khu nhà khá lụp xụp, có vẻ như là khu dân cư mới với nhiều ngôi nhà vừa cất mới toanh, đường đất, rào thưa trồng râm bụt, một người đàn ông trung niên hỏi lại chúng tôi: “Lăng và mộ chú Hỏa nhiều lắm, bốn năm cái, muốn tìm cái nào?” (?!). Những người khác góp chuyện: “Không hiểu sao nhiều người đi tìm mộ chú Hỏa thế nhưng hình như chưa ai biết đích xác nó ở đâu”. Một người khác chỉ “Ở đây”; người khác nữa nói “Ở kia”; thêm vài người chêm vào: “Đó chỉ là mộ giả, mộ rỗng thôi. Mộ thật không ai biết hết”. Hài cốt chú Hỏa vẫn còn tại VN? Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra ngôi nhà của một người cháu chú Hỏa, tên Lương, đang ngụ tại chính khu vực này, ở phía tận cùng của một con hẻm nhỏ, vắng. Ngôi nhà trệt to, gần như to nhất xóm và đẹp, xung quanh có vườn rộng trồng nhiều cây trái và nuôi nhiều chó dữ. “Ông Lương không có nhà” - vợ và con ông nói với qua cổng rào. Bà còn cho biết ông Lương lãng tai, rất khó tính và không thích tiếp khách, do trước đây có nhiều người nhận là con cháu xa, lân la hỏi thăm mộ chú Hỏa. Thế nhưng khi ông Lương truy nguồn gốc, lai lịch thì họ đều ấm ớ. Bà cho biết mộ chú Hỏa đang ở tận bên… Tàu. Chúng tôi hỏi, vậy con cháu chú Hỏa vừa từ Pháp về thăm mộ ai? Bà Lương lại nói họ đã bốc hài cốt chú Hỏa và mang theo về Pháp rồi (!). Và bà nói những cái mộ nằm lẫn trong nhà dân là mộ của các chú Mười Một, Mười Hai… (con thứ 11, 12 của chú Hỏa - PV). Chú Hỏa và gia đình ông cố tình tạo nhiều ngôi mộ giả nhằm đánh lạc hướng dư luận? Thực chất có thể chú Hỏa vẫn nằm lại Việt Nam, đầu hướng về cố quốc, như tâm nguyện trước lúc vĩnh viễn ra đi, mang theo mình những bí ẩn và huyền thoại chưa bao giờ ngớt xôn xao. Một nhà nghiên cứu lịch sử thành phố cho biết, sở dĩ cho đến nay hầu như không ai biết thực chất chú Hỏa hiện đang “nằm” ở đâu, rất có thể bởi 2 lý do sau: 1. Do phong tục, người Hoa thường táng theo người chết nhiều đồ quý giá. Người lừng lẫy như chú Hỏa không thể không chôn theo nhiều báu vật. Nếu suy luận này đúng sẽ không ít kẻ chực chờ để đào trộm mồ mả chú, mong vớ bở. 2. Nơi chôn cất chú Hỏa nếu được xem như “long mạch” theo địa lý, phong thủy thì con cháu rất sợ để người ngoài biết, long mạch bị chạm sẽ gây bất ổn cho gia đạo. Nguồn: http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/5/102380/ Chị Wil thêm khảo trong web này. có chụp hình 03 ngôi mộ của Chú Hỏa nhưng vẫn chưa xác định chính xác là ngôi mộ nào.
-
CHÚ HOẢ: ĐÒN GÁNH TRE CHÍN DẠN HAI VAI Thanh Thảo (Toquoc)- Chú Hoả là người Tàu, người Tiều, điều ấy đã rõ. “Đòn gánh tre chín dạn hai vai” là câu thơ Nguyễn Du, một thi hào Việt Nam, điều ấy càng rõ hơn. Nhưng lần đầu tiên khi mới về Sài Gòn, đầu tháng 5/75, lần đầu tiên được tới thăm và…ăn nhậu tại Dinh Chú Hoả( hình như gần chợ Cũ, tôi vốn không thuộc đường Sài Gòn lắm), tự nhiên tôi bật nhớ câu thơ Nguyễn Du. Trong “thập loại chúng sinh” thì Chú Hoả bước vào con đường kinh doanh từ một chiếc…đòn gánh, và đôi bồ đựng…đồng nát. Ảnh minh hoạ Đích thực, bây giờ người ta gọi Chú Hoả là người khởi nghiệp từ nghề…ve chai, chà đồ nhôm nhưng không “chôm đồ nhựa”. Ông là người làm ăn đàng hoàng, dù gánh đôi bồ mua hàng đồng nát thì đôi bồ ấy vẫn…sạch, vì Chú Hoả không…chôm. Người buôn bán biết giữ chữ trung chữ tín chữ nghĩa chữ tình như thế mới giàu lên được từ chiếc đòn gánh. Trong dinh thự Chú Hoả, người đã từng (tôi cũng nghe đồn thôi, chưa có số liệu cụ thể) sở hữu 20% bất động sản Sài Gòn, ở vị trí trang trọng nhất của tầng nhà “bảo tàng”, đặt trân trọng trong tủ pha lê một…chiếc đòn gánh cũ. Những người từ bậc thang chót trong xã hội, từ nghèo hèn giàu lên như Chú Hoả, không nhiều người muốn nhắc nhớ lại quá khứ hàn vi của mình. Lắm người còn tự tạo ra một lý lịch “hoành tráng”, là hậu duệ của dòng họ lớn này, là cháu ba đời của vĩ nhân nọ, tất cả chỉ cốt “giải quyết khâu oai”.Chú Hoả không làm thế. Ông cho thờ cái đòn gánh thuở hàn vi là để nhắc cháu con đừng quên quá khứ của gia đình, rằng gia đình này đã thoát nghèo bằng cách gì, đã giàu lên nhờ cái gì. Chiếc đòn gánh tượng trưng cho sự tảo tần, cho lao động nhọc nhằn và mải miết, cho những tháng năm gồng mình gánh chịu biết bao gánh nặng mưu sinh, và cũng tượng trưng cho một quyết tâm đổi đời, một nội lực dữ dội bên dưới đôi vai. Cái ngày tháng 5/1975 ấy, khi lần đầu tiên được nhìn tận mắt chiếc đòn gánh trở thành “vật thiêng” trong nhà Chú Hoả- một dinh thự lộng lẫy-tôi đã ngạc nhiên vô cùng. Với tôi, chiếc đòn gánh ấy không hề xa lạ.Tôi cũng là người đã tập quen gánh gồng từ nhỏ, dù chưa phải đi lượm ve chai hay buôn đồng nát ngày nào. “Hoá ra, người giàu như Chú Hoả cũng xuất thân từ người lao động.” Tôi tự nhủ, vì trước đó, do được học tập nhiều nên tôi cứ nghĩ người giàu có là người bóc lột, là người “sinh ra đã giàu”, họ thuộc về một giai cấp khác với chúng tôi-những người lao động và không “bóc lột”. Nếu Chú Hoả nhờ một loại thần dược nào đó mà sống tới bây giờ, sau nhiều đợt “cải tạo tư sản công thương nghiệp”, sau nhiều lần tính ra đi định cư ở nước ngoài hay “qui cố hương”( Chú Hoả là người Tàu) mà không đi, tôi chắc Chú Hoả sẽ rất vui khi được người bây giờ tôn vinh là “doanh nhân thành đạt”, là “tấm gương khởi nghiệp” là “ tỉ phú từ hai bàn tay trắng”, là…Có thể Chú Hoả sẽ không đòi lại được dinh thự của mình(đã sung công từ sau giải phóng), nhưng tôi nghĩ ông không mấy quan tâm đến chuyện viết và đưa đơn kiện. Dù cái hầm rượu “vĩ đại” dưới tầng hầm nhà ông không còn lấy một chai rượu nhỏ, ông cũng chẳng lấy thế làm phiền. Ông sẽ ngồi đâu đó quán cóc vỉa hè chợ Cũ, ngay cạnh nhà mình, “lỳ một lam” Gò Đen nóng sốt, đưa cay vài nhát ổi , đôi miếng xoài xanh. Và nếu lúc đó kẻ hậu duệ tội lỗi này xuất hiện( tội gì tôi sẽ thưa sau), tôi quyết xin mời ông vài chai bia lùn “ mà ai cũng phải ngước nhìn”, cái giống bia nảy nòi từ một hãng bia Con Cọp Con Rồng gì đó mà thuở mới lập nghiệp ông đã biết nhưng ít dám xài vì sợ…tốn tiền. Và nhân lúc ông vui chuyện nhờ hơi men, tôi sẽ xin thưa thật với ông, là “cái đêm hôm ấy đêm gì” tôi tới thăm nhà ông tháng 5/1975 ấy, mấy anh em chúng tôi sau khi ngắm nghía chiếc đòn gánh của ông, đã lao ngay xuống hầm rượu nhà ông và khuân lên đủ thứ rượu Tây Tàu Nga Mỹ…Không dám ngồi lên các xa-lông bóng loáng nơi phòng khách, chúng tôi đã rủ nhau, theo đúng cách người lao động nghèo, ngồi ngay bậc cầu thang cẩm thạch( cũng bóng lộn) ở nhà ông để…nhậu. Vịt quay nổi tiếng mua từ chợ Cũ bên cạnh nhà, xoài cốc ổi cũng từ quanh quanh đó, rượu xịn thì nhà ông vô thiên lủng, chúng tôi đã uống từ 6 giờ chiều tới 12 giờ đêm và…say khướt. Ấy, tội lỗi chúng tôi chỉ có vậy. Tất cả những món đồ cổ nghe nói là vô giá của nhà ông bày rất đẹp trong các tủ kính quanh phòng khách, quanh “chiếc đòn gánh vĩ đại”, chúng tôi tịnh không động tới. Chúng tôi đã tới nhà Chú Hoả tay không, và ra đi tay không, đúng như cách chủ nhân của nó đã đến với cuộc đời này. Nhưng tới bây giờ, thỉnh thoảng, hương vị những chai rượu quí nhà Chú Hoả như còn phảng phất đâu đó trong tôi. Cùng với chiếc đòn gánh. Và hình bóng một doanh nhân cặm cụi làm ăn, giàu lên từ chiếc đòn gánh và đôi bồ đựng đồ…đồng nát. Nguồn : www.toquoc.gov.vn
-
Mai Hoa Dịch Số vs Lạc Việt Độn Toán. Thú vị nhỉ. ACE cùng bình luận nào :lol:
-
Kết quả trận đầu tiên: CHSéc thắng Thụy Sỹ 1-0.
-
Đôi kỳ hưu bạch ngọc anh hungisu thỉnh từ TQ về khoảng nhiêu tiền vậy . Héhéhé. Nghe nói phải thỉnh từ <tài môn> bên tận TQ mới linh nghiệm hả anh.
-
Bài viết này hay quá đi àh :D . Mọi người ghé xem nhé : ĐÔI ĐŨA VÀ MÂM CƠM Thời nay dân Âu Mỹ đi ăn nhà hàng Á Đông đã bắt đầu dùng đũa càng ngày càng nhiều. Người Việt Nam đều dùng đũa trong mỗi bữa ăn nhưng có mấy người hiểu đưọc ý nghĩa của đôi đũa và mâm cơm? Không biết dân Việt dùng đũa từ bao giờ nhưng qua đôi đũa và mâm cơm chắc chắn tổ tiên chúng ta đã gửi gắm một triết lý sống cho con cháu nhớ đến đạo nhà. A. Đôi đũa tượng trưng cho đạo vợ chồng Có 5 điểm cần tìm hiểu: 1. Hai chiếc đũa ngang bằng. Hai chiếc đũa có thể so lệch chút đỉnh nhưng nếu một chiếc quá dài với chiếc quá ngắn thì làm sao gắp được thức ăn hay và được cơm. Vợ chồng cũng thế, muốn ăn đời ở kiếp và có hạnh phúc tối đa, phải tương xứng nghĩa là ngang bằng về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần nhất là thời nay giữa hai người nếu có sự cách biệt quá xa thì trong nhà không thể yên ấm. Hãy tưởng tượng một cặp mà vợ quá cao chồng quá thấp hay chồng lịch sự cao sang gặp người vợ ăn nói cộc cằn thô lỗ thì sẽ xẩy ra chuyện gì? 2. Hai chiếc đũa phải thẳng. Không thể một chiếc thẳng một chiếc cong hay hai chiếc cùng cong thì làm sao gắp được đồ ăn. Vợ chồng cũng vậy, ra ngoài xã hội có thể quay quắt đảo điên nhưng ở trong nhà sống với nhau phải tuyệt đối thật thà ngay thẳng. 3. Vợ chồng như đũa có đôi. Ăn cơm với một chiếc đũa thật là khó khăn. Đũa có đôi nhắc ta ý nghĩa vợ chồng tương trợ thuận hòa. Ngày xưa, vợ lo việc nhà thì chồng lo việc xã hội; ngày nay , vợ nấu ăn thì chồng rửa chén, tuy hai mà một trên thuận dưới hòa. 4. Đôi đũa cùng một chất liệu. Điều này khuyên vợ chồng nên cùng chung văn hóa. Á nặng tình, Âu Mỹ nặng lý nên Âu Á khó hòa hợp ví như chiếc đũa ngà đặt bên chiếc đũa tre thấy thật không tương đồng. Làm sao có hạnh phúc nếu hai vợ chồng người phật giáo người công giáo suốt ngày bênh vực đạo mình là chính thống hay người sống đa cảm ưa tình nghĩa với người mở miệng là tính toán đến lợi và danh. 5. Đôi đũa đa dụng. Chỉ một đôi đũa mà thay cho cả ba thứ dao, nĩa và muỗng; biết lúc nào gắp thức ăn thay nĩa, lúc nào và hột cơm thay muỗng, lúc nào xắt miếng thịt thay dao. Người Việt được tiếng là thông minh tháo vát phải chăng nhờ dùng đũa hàng ngày? B. Mâm cơm chỉ đạo nhà. Trong bữa ăn, ông bà cha mẹ con cái ngồi quanh mâm cơm hình tròn, trên đặt các món ăn giữa là chén nước mắm. Thức ăn chính ngoài cơm thường là một tô canh, một đĩa rau luộc và một món mặn; sang hơn thì thêm một vài món chiên sào. Xới cơm từ nồi dùng đũa cả để ăn bằng đũa con. Trước khi ăn, người dưới phải mời cơm người trên và chờ khi người trên ăn rồi mình mới ăn. Các điều trên cho ta những ý nghĩa sau đây: 1. Đoàn kết, tròn đầy, mặn mà. Quây quần quanh mâm cơm là đùm bọc trên dưới một lòng vì đoàn kết là sống chia rẽ là chết. Mâm tròn là sống tròn đầy tình nghĩa. Nước mắm đã mặn lại còn thêm một món mặn là ăn ở cốt yếu phải mặn mà, anh em như thể tay chân, chị ngã em nâng. 2. Riêng chung, lễ giáo, kỷ cương. Món ăn là của chung cả nhà mà cũng là của riêng từng người, tuy riêng chung lẫn lộn nhưng còn lễ giáo vì "ăn trông nồi ngồi trông hướng", con cháu có muốn ăn cũng ngó cha ông ăn trước rồi mình mới ăn còn cha ông thường chỉ gắp lấy lệ rồi nhường món ngon cho con cháu. Trên biết nhường và hy sinh, dưới biết nhịn và lễ độ. Mâm tròn còn tượng trưng tinh thần bình đẳng vì mỗi vị trí trên vòng tròn đều ngang nhau, không có chỗ trên chỗ dưới chỗ trước chỗ sau. Tuy nhiên, có bình đẳng nhưng vẫn lớp lang như đũa cả đũa con và nơi ngồi đầu nồi là chỗ người mẹ với tính cách phục vụ lo cơm nước cho chồng con nhưng cũng nói lên vai trò của người cầm cương nẩy mực trong gia đình. Ở nhà, cha là chính nhưng chỉ có danh chứ thực quyền là nơi mẹ vì bà là nội tướng và "lệnh ông không bằng cồng bà". 3. Sống khỏe sống vui. Trong thời văn minh vật chất hiện đại, con người ăn uống quá nhiều chất bổ dưỡng lại vận động quá ít nên sinh lắm bệnh tật. Nhiều người phải nhịn ăn hoặc kiêng cữ đủ thứ để "xuống ký". Khoa dinh dưỡng khuyên ta ăn nhiều rau trái cây và rất ít thịt để giữ gìn sức khỏe. Bữa ăn Việt Nam với cơm là chính cộng nhiều rau ít thịt đúng là thích hợp với phương pháp "ăn để sống khỏe sống vui". C. Kết luận. Gia đình là căn bản của xã hội. Ngay trong bữa ăn hàng ngày tổ tiên chúng ta đã truyền cho con cháu một đạo sống tròn đầy lễ nghĩa, tôn ti trật tự và kỷ cương trên dưới khác với lối sống Âu Mỹ, ăn có phần riêng mà ở cũng phòng riêng, bàn ăn hình chữ nhật hay vuông có ghế chính ghế phụ, nghe cũng hợp lý vì đề cao giá trị con người nhưng tiếc rằng vuông mà thiếu tròn nên con người vị kỷ, thích "cá nhân chủ nghĩa" luôn tính toán hơn thiệt đưa xã hội đến cảnh tranh đua giành giật, nói là tự do dân chủ nhưng thực chất chỉ là "xã hội Người giết hại Người" mà thôi. Con người là linh vật biết suy tư và có tiến hóa. Không lẽ ta lại trở về đời sống thú vật? Muốn xứng đáng là Người, hãy khởi đầu từ đạo vợ chồng qua " Đôi Đũa" và sống trong "công thể" gia đình qua "mâm cơm". Đây là đạo nhà lý tưởng giúp con người sống "tròn" trong xã hội "vuông". Sống vuông tròn mới là sống, phải không bạn? Được vậy, ta vui sướng, vợ con ta sung sướng, gia đình ta thêm hạnh phúc. Bạn ơi, xin hỏi còn ước mong gì hơn trên cõi đời đầy tao loạn này nữa? Đôi đũa - Nét văn hóa Việt Tre xanh, xanh tự bao giờ... Cây tre từ xưa đến nay vốn đã rất thân thuộc với những người dân vùng quê Việt. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia khi con người còn sống chung với loài quỷ, một ngày kia bọn quỷ cướp hết đất đai của con người và đuổi con người đi nơi khác. Nhưng con người biết đi đâu, làm gì để kiếm ăn khi tất cả đất đai đã thuộc về tay lũ quỷ? Có lẽ cũng chính vì cây tre quá thân quen với con người Việt trong cuộc sống hàng ngày nên lúc đó con người đã xin lũ quỷ cho trồng một cây tre, bóng tre tỏa đến đâu thì con người sẽ sinh sống trong tầm bóng đó. Lũ quỷ đã không biết được đặc tính của tre là sinh sôi thành từng bụi to, thân cây nọ mọc san sát vào thân cây kia, một cây tre có thể sinh ra hàng chục cây măng con rồi từ đó chúng lại phát triển thành những cây tre to lớn nên chúng đã đồng ý ngay. Chẳng lâu sau cây tre đó mọc thành búi tre rậm rạp, bóng tre tỏa rộng khắp nơi. con người sinh sống trong bóng tre đó ngày càng nhiều, nhiều đến mức đánh tan cả lũ quỷ, khiến chúng phải bỏ chạy, cho đến giờ vẫn chưa ai biết là chúng chạy trốn ở đâu. Ca dao có một câu: "Đời cha cho chí đời con/ Muốn vót cho tròn thì hãy đẽo vuông". Đó là nói về cách vót đũa, đôi đũa trong mỗi nhà đều có. Tuy có những nhà dùng đũa ngọc, đũa kim giao, đũa mun... nhưng thông dụng nhất vẫn là đũa tre, cây tre được chặt thành từng ống, trẻ thành từng que vuông và rồi đến công đoạn ngồi vót tỉ mỉ để cho nó thành chiếc đũa ta dùng hàng ngày. Cũng vì đũa được làm bằng tre, lại dễ vót nên ta thường thấy có nhiều đôi đũa, chỉ của một nhà, thường đã dài ngắn khác nhau, chưa kể đến một thôn, một xã. Việc đầu tiên khi mọi người ngồi vào mâm là so đũa sao cho hai chiếc bằng nhau từng đôi một và chia cho từng người. Không ai bằng lòng khi cầm đôi đũa ăn cơm mà lại cái ngắn cái dài, cái cao cái thấp, cái to cái nhỏ. Đôi đũa phải cân đối hài hòa. Vì thế mới có câu: "Vợ chồng như đũa có đôi". Qua đôi đũa trong bữa ăn ta cũng có thể nhận thấy ngay những kẻ thô tục, phàm phu bằng câu : "Gắp thức ăn mời khách mà không giở đầu đũa", bởi người Việt Nam tế nhị nên luôn ý thức rằng giở đầu đũa gắp cho khách là thể hiện sự tôn trọng, lịch sự. Còn cứ để đầu đũa đang ăn mà gắp cho khách, nhất là những người kỹ tính, họ sẽ cho đó là thô tục. Trước kia, mỗi khi nhà có việc lớn phải làm cỗ như đám cưới, đám giỗ... họ thường phải mua tre về ngâm để vót đũa, tre ngâm xuống ao thì đũa sẽ để được lâu mà không bị mọt, vót xong họ thường để lên gác bếp cho hết mùi của tre ngâm, lâu ngày rồi mới mang xuống dùng. Mỗi nhà thường dự trữ vài chục đôi để dùng khi có việc. Giờ đây, chúng ta đã có các loại đũa tre, đũa gỗ sản xuất bằng máy công nghiệp, vừa tiện, vừa bằng nhau chằn chặn. Kể cả loại đũa dùng một lần ở các quán ăn. Loại đũa công nghiệp này cũng không hay bị cong, bị vênh như câu tục ngữ xưa: "Vợ dại không hại bằng đũa vênh". Tuy làm ra đôi đũa đơn giản nhưng "chăm sóc" nó không đơn giản chút nào, hàng ngày cùng với chiếc mâm luôn sáng bóng, chồng bát khô ráo, thì đôi đũa cũng phải được rửa sạch sẽ, phơi khô ráo rồi mới cất vào chạn bát. Thời gian gần đây, hàng quà phát triển mạnh, hàng cơm bụi cũng nhiều để phục vụ cho nhu cầu ăn sáng, ăn trưa, ăn tối của người dân. Kể ra cũng tiện, nhưng trong cái tiện ấy vẫn sợ nhất là đôi đũa, những khi đông khách chủ hàng phải làm vội, có khi chỉ kịp nhúng đôi đũa vào qua chậu nước rửa bát với chút bọt xà phòng nổi trên mặt, rồi ngoắng ngoắng mấy cái là bỏ ngay vào ống đũa. Nó vẫn còn ướt ướt, nhờn nhờn của mỡ, cầm đã ghê tay, không biết còn bao nhiêu vi khuẩn ở đó nữa được con người đưa trực tiếp qua đường miệng. Bữa cơm có thể là thời gian xum vầy cho cả nhà, nếu mọi người để ý trong mỗi cuộc đoàn viên ấy đều có sự góp mặt của đôi đũa. Nhìn một người cầm đũa có thể đoán ngay ra người đó được sinh trưởng trong một gia đình như thế nào. Với người dân Việt chúng ta, đôi đũa đã trở thành quen thuộc từ khi biết ăn cơm, cho đến khi ra đi, nằm nghỉ trong quan tài vẫn có đôi đũa vót bông với bát cơm; quả trứng tiễn biệt.
-
Đôi kỳ hưu của anh có thêm đôi cánh, thì chắc nó có tác dụng để thăng quan tiến chức đúng không nhỉ.
-
Hehehe !!! Ở Nha Trang, ngay tại đường Trần Phú ( con đường uốn theo biển đẹp nhất TP Nha Trang) , khách sạn nào cũng thấy rất là đông khách. Nhưng có 01 khách sạn, về diện tích, khuôn viên, cơ sở... thì cũng rất là hoành tráng nhưng lại ế khách cực kỳ. Khi đi ngang qua thì sẽ thấy 01 cặp sư tử đá ( cũng khá to) ngay tại của chính khách sạn , mặt thẳng về hướng đông.
-
Xin cho hỏi, anh Ruby có phải là nguyênle bên diễn đàn vietlyso không vậy.
-
Nếu đúng như anh Đào Hoa đoán Rubi mới 20 tuổi, mà đã có 01 kiến thức khá thâm sâu về ngũ hành, thì thật lòng Như Thông vạn phần ngưỡng mộ Rubi :lol: .
-
Chính xác nó vẫn còn bị lỗi <back> như chị thanhtrang góp ý đấy anh BabyWolf. Khi ta kick < back> thì nó không tự trở về lại diễn đàn chính. Không riêng gì mục "Thông báo khai trương " đâu anh. Anh xemlại nghen
-
Hi !!! Cám ơn chú Thiên Sứ. Nhìn nghiêng cái hình con cóc , không thấy chòm sao Thất tinh đâu hết.
-
Không được đặt cóc ngay cửa chính ah. Không biết người viết có nhầm lẫn gì không nữa đây. hic
-
Minh sư xuất cao đồ. :rolleyes: . Chúc mừng anh Phạm Cương.