Như Thông

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    889
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Như Thông

  1. Baby có bốp đen ngay giữa đỉnh đầu thì thể hiện điều gì ạ. Xin các cao nhân giải đáp dùm. Xin chân thành cảm ơn.
  2. Một số trống đồng vào loại Héger I và II, có di chỉ cách đây từ 2200 - 2700 năm do nông dân ở Bình Ðịnh và ở đảo Sơn Rái (Kiên Giang) tình cờ đào được, cho ta thấy, văn minh Lạc Việt qua văn minh Ðông Sơn (Thanh Hóa) bao trùm cả miền Ðông Dương. Cổ thư và cổ sử Trung Hoa cũng như những khám phá của khảo cổ học đã cho ta được biết một cách rõ rệt, đồng bằng sông Cửu Long gần 2000 năm trước là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam với nền văn minh Óc Eo khá rực rỡ, mà nhà khảo cổ Pháp, học giả Louis Malleret đã dầy công khám phá được (xem: Louis Malleret, L’Archéologic du Delta du Mékong - Part I, L’Exploration archéologiques et les fouilles d’Oc.Eo.Paris: écode Francaise L’Extrême Orient - 1950). Miền Nam ngày nay từ khởi thủy hoang địa và từ đây xuất hiện vương quốc Phù Nam (xem: Lê Thương, Sử liệu Phù Nam - Sài Gòn 1974, tr.10). Về đất Hà Tiên, cực nam Phù Nam, Mạc Thiên Tính (con Mạc Cửu, Tổng trấn Hà Tiên) ghi lại rằng "Trấn Hà Tiên của nước Nam xưa là cõi xa. Từ khi cha tôi mở mang đến nay, đã được hơn 30 năm, dân cư mới được yên cư, tạm biết cấy trồng". Do từ khảo cổ học và những nghiên cứu về địa danh ở Hà Tiên cho thấy, Hà Tiên từ cổ thời đã là nơi người Việt cổ đặt chân tới. Mũi Nay ở Phú Yên (Varella) là biên cương của Việt Thường Thị Nhật Nam xưa thì ở Hà Tiên cũng có mũi Nai, hay mũi Nại. Mạc ThiênTích phiên âm thành Lộc trĩ sơn (Theo nhà địa chất Trần Kim Thạch, “Từ 6000 năm đến nay, biển rút ra khơi, phơi bầy trầm tích mặn... trên đó vật liệu của dòng sông và các dòng lũ hàng năm không ngớt bồi tụ... Hà Tiên có môi trường quần đảo đã nổi thành đất liền" - Trần Kim Thạch, "Tờ trình địa chất khoáng sản huyện Hà Tiên" (15-4-1984) trích dẫn bởi Trương Minh Ðạt, NCLS số 5 - 1993, tr.35). Hà Tiên vốn là Mang Khảm, Mạc Cửu đổi tên thành Phương Thành, sau khi thống thuộc nước Ðại Việt Ðàng Trong mới đổi tên thành Hà Tiên. Qua ngôn ngữ cổ, khảo cổ học đã đi đến kết luận khả tín: dân Việt từ thời viễn cổ hay ít nhất trong thời đại vương quốc Phù Nam đã có mặt ở miền cực nam Ðông Dương như Hà Tiên ngày nay. Hơn 1000 năm bị Hán đô hộ, hẳn nhiên là văn hóa Việt Nam trong đó có nghệ thuật, đã ảnh hưởng Tầu một cách rõ rệt, nhưng sau những khám phá, khai quật của khảo cổ học gần một thế kỷ qua, nhất là từ văn hóa văn minh Ðông Sơn, ta thấy rõ rệt là từ thời thượng cổ, Việt Nam và Trung Hoa đã là có hai sắc thái văn minh văn hóa khác biệt. Trái lại, Trung Hoa lại chịu ảnh hưởng văn minh Việt Thường Thị trước (qua việc sử gia Việt Thường cống vua Ðường Nghiêu rùa thần). Thời kỳ Ðông Sơn và trước nữa, văn minh Việt Nam qua nghệ thuật nằm trong bối cảnh Ðông Nam Á, tuy không cùng một chủng tộc nhưng Việt Nam và các dân tộc ở Ðông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân đều có chung một nguồn gốc văn minh. Nghệ thuật đúc đồng bằng khuôn đôi và qua các di chỉ đồ đồng Ðông Sơn thì nghệ thuật đồng thau ở Việt Nam và Ðông Nam Á đã xuất hiện trên 3000 năm trước Công nguyên. Nghĩa là trước cả Trung Hoa. Theo một tác giả Tây Phương có thể có trước cả người Cận Ðông (Ai Cập, Do Thái, Ba Tư...). Dựa vào khảo cổ khai quật được ở Việt Nam và nhiều nơi ở Ðông Nam Á, tác giả này cho rằng "đã đủ chứng minh tổ tiên những con người ở Ðông Nam Á đã biết trồng cây, mài đồ đá làm đồ dùng và làm đồ gốm trước cả người Trung Hoa, Ấn Ðộ và Cận Ðông" và rằng nền văn minh Hòa Bình (Việt Nam) qua khắp Ðông Nam Á lan đến Bắc Thái và Bắc Miến Ðiện, vượt lên tới Trung Hoa. (Wilhelm G.Solheim II, New Light on a forgetten past. National Geographic. No 3 - Vol.139 - March 1971). Các di tích khảo cổ và di tích về nền văn hóa Phùng Nguyên cách đây từ khoảng 3 đến 4000 năm đã cho ta thấy nếu so sánh với Trung Hoa và Ấn Ðộ cùng thời, kỹ thuật và nghệ thuật của Phùng Nguyên vượt hơn hẳn Trung Hoa và Ấn Ðộ. Năm 1959, di chỉ Phùng Nguyên ở bên sông Thao được phát hiện và khai quật. Càng ngày ta càng thấy rõ tầm quan trọng của nền văn hóa này trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc (xem: Hà Văn Tấn, ‘Văn hóa Phùng Nguyên, nhận thức mới và vấn đề." Khảo cổ Học số 1 - 1978, tr.5-6). Cuộc khai quật ở huyện Lâm Thao, Vĩnh Phú năm 1961 đã đưa ra khỏi lòng đất một lưỡi rìu đá có hình dáng độc đáo. (xem hình - Hà Văn Tấn. "Ghi chú về một chiếc rìu đá ở Phùng Nguyên Vĩnh Phú." Khảo cổ Học số 1-1997, tr.25). Từ giai đoạn đồ đá qua giai đoạn Gò Mun trong quá trình phát triển văn hóa thời Hùng Vương, tổ tiên ta đã tiến qua những bước vượt bực, từ mũi tên đồng Phùng Nguyên đến mũi giáo đồng Ðồng Ðậu, mũi giáo đồng Gò Mun và Ðông Sơn cho đến bàn chải đồng Gò Mun ta có cơ sở để nghĩ rằng giai đoạn văn hóa Gò Mun là một bước chuẩn bị trực tiếp cho sự phát triển rất rực rỡ của Ðông Sơn (xem hình về giai đoạn Gò Mun, Khảo Cổ Học số 9 & 10 - 1971, tr.30-31). Di chỉ Gò Mun, Ðồng Ðậu khoảng 3000 trước Công Nguyên, đem so với sự hình thành và phát triển của văn minh Trung Hoa và Ấn Ðộ, Việt Nam và Ðông Nam Á tiến trước và tiến xa khá nhiều. Sự thực là văn minh Việt Nam - hay Lạc Việt trong dòng Bách Việt (Viêm Việt) phát triển trước văn minh Hoa Hán hay ít nhất cùng một thời. Từ cỗi nguồn, văn minh Lạc Việt - Bách Việt là văn minh bản địa, khác hẳn Tầu, sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường chép rằng, “năm 2361 trước Công nguyên, tức năm Mậu Thân thứ 5 đời Ðường Nghiêu Sứ thần Việt Thường Thị sang chầu dâng rùa thần". Theo Thống Chí của Trịnh Tiền đời Ðào Ðường, "rùa thần sống đến 2000 năm, trên lưng có ghi văn khoa đẩu, ghi việc từ khi trời đất mới mở mang về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là qui lịch". Ðế Nghiêu nhà Ðường sai Hy Thúc (trong Kinh Thư) giữ việc này suy trác khí hậu ở Nam Giao, điều hòa mọi việc thời tiết sớm muộn về mùa hè... Suy trác cẩn thận để tháng trong Hạ được đúng với thời tiết. Lại phải xem đến việc thay đổi của người và trời đất. (xem: Nguyễn Thường, “Lịch với lịch sử kinh tế chính trị và chiến tranh". Nghiên Cứu Lịch Sử số 3 (262) tháng 5 & 6-1992, tr.51-59). Theo Kim Lý Tường con rùa gọi là Thần Qui vì rùa to hơn 4 thước ta (khoảng 1m20), trên lưng có chữ nòng nọc sử Tầu gọi là khoa đẩu văn, ghi tổng quát lịch sử cấu tạo vũ trụ và nhân loại từ thuở ban đầu cho tới đời vua Ðường Nghiêu (xem: Cương Mục, bản dịch - Bộ VHGD - Sài Gòn 1965, tr.31). Vào thời Ðường Nghiêu, dân Hoa Hán vốn là dân du mục chủ về bạo lực, cang cường, từ phía Bắc Hoàng Hà đã tràn xuống phương Nam, tiêu diệt dân Miêu (Bách Việt) đã lan đến miền Sơn Tây (Trung Quốc) ngày nay. Ðời thái cổ, Trung Hoa dựng nước, khởi đầu là Tam Hoàng, gồm 3 vị vua là Toại Nhân, Phục Hy và Thần Nông. Kế đến là Ngũ Ðế, theo Sử Ký của Tư Mã Thiên gồm có Hoàng Ðế, Chuyên Húc, Ðế Cốc, Ðế Nghiêu và Ðế Thuấn. Tam Hoàng Ngũ Ðế theo Ðào Duy Anh đều là thần thoại (Trung Hoa Sử Cương, tr.XVIII). Ðời Nghiêu Thuấn, Hán Tộc đã chinh phục đến miền Hà Nam. Vào thời Bách Việt - Viêm Việt đã sớm văn minh trước cả thời Ðường Nghiêu. Ðịa bàn cư dân Bách Việt bao gồm Hoa Nam ngày nay (Quảng Ðông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam) kéo dài đến miền Bắc Việt Nam, qua đèo Hải Vân đi xuống phía Nam là xứ Việt Thường. Thời thượng cổ, sử Trung Hoa vốn đầy thần thoại và hoang đường cùng thời Văn Lang và triều đại Hùng Vương ở phương Nam, khởi phát từ văn minh lúa nước và khu vực nhân văn Ðông Nam Á, khác với văn minh du mục phương Bắc. Theo cách phân định thời kỳ lịch sử Trung Hoa của sử gia Tây Phương như René Grousset thì thời kỳ Thượng cổ Tam Hoàng Ngũ Ðế cùng một thời với lịch sử Chaldeé; Ðời Xuân Thu Chiến Quốc đi đôi với thời kỳ Hy Lạp - La Mã bên Tây Phương. Thời kỳ Tần Hán cùng thời với đế quốc La Mã (Grousset, Histoire de l’ Asie - L’ Trade et La Chine - Paris 1922). Ðời Hoàng Ðế, văn minh Trung Hoa đã khá, đã làm nhà, dùng xe cộ (hiên viên) và dệt cửi. (Theo sử ký Tư Mã Thiên thì Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng và Tần Hoàng tức Nhân Hoàng). Nghiêu Thuấn được coi là thời đại tốt đẹp nhất, thiên hạ thái bình thịnh trị, vua Nghiêu ở ngôi được 70 năm, vua Nghiêu truyền ngôi cho Tứ Nhạc, ông Nhạc từ chối. Nghiêu ra lệnh tìm người quí thích truyền ngôi. Vào thời này, phương Bắc vẫn còn theo mẫu hệ. Theo truyền thuyết thì vua Ðường Nghiêu (2356 - 2255 trước CN) gả 2 con gái cho vua Thuấn (2255 - 2204 trước CN) rồi truyền ngôi cho ông Thuấn. Theo sách Mạnh Tử Vạn Chương Thượng kể truyện em vua Thuấn là Tượng đã tính trước, sau khi giết anh thì hai vợ của anh tức là vua Thuấn, tức chị dâu Tượng sẽ về hầu ông ta (tức lấy làm vợ). Về chế độ mẫu hệ Việt Nam, học giả Pháp Louis Finot khảo cứu rất tường tận (xem Louis Finot, Lesgrandes époques de l’Indochine - những thời kỳ trị của Ðông Dương). B.S.E.M.T (Bulletin de la Sociéte d’Enseignement Mutuel du Tonkin). T.XV, II , 87-287), cho thấy thời viễn cổ dân Việt theo mẫu hệ nhưng mẫu hệ Việt Nam khác với mẫu hệ thời Ðường Nghiêu, đã sớm chấm dứt từ triều đại Hùng Vương. (xem: Nguyễn Khắc Ngữ, "Mẫu hệ Việt Nam". Văn Hóa tập san, T.X1, Q.9 - 1962, tr 913-1084). Nghiên cứu tài liệu khảo cổ học, từ Tây Phương và Việt Nam, với tấm bản đồ phân bố các di chỉ, ta thấy rằng, tổ tiên ta đã mất khoảng 10,000 năm để biến từ văn minh Phùng Nguyên qua Ðông Sơn. Ðó là cái mầm tinh túy Việt, không hề ảnh hưởng ngoại nhập từ Bắc phương, và cái mầm ấy nẩy nở trong bối cảnh nhân văn địa lý Ðông Nam Á, cái gốc kỳ diệu của văn minh Việt Nam. Cái gốc ấy qua văn hóa Phùng Nguyên đã phát triển liên tục vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tức cách đây khoảng từ 3 đến 4000 năm. Những kết quả phân tích bon (carbon, phóng xạ đồng vị C14) đã xác định là những tinh hoa Việt trên 4000 xưa là chính xác (xem: Khảo Cổ Học số 7 & 8 - tháng 12-1970 về văn hóa Hùng Vương và thời đại Hùng Vương tr. 33-44) Thời đại Hùng Vương là thời đại có thực trong lịch sử - không phải là huyền thoại - truyền kỳ. Thời đại này bao gồm từ văn hóa Phùng Nguyên, có thể trước nữa cho đến nền văn hóa rực rỡ Ðông Sơn. Theo sử gia Nguyễn Phương thì từ thời viễn cổ, từ khi hình thành dân tộc Việt Nam, "Các trẻ già chính thống đều cho rằng dân Việt Nam không giống dân Trung Quốc. Tư tưởng này biểu lộ rõ rệt ở vấn đề quốc thống họ đã nêu lên. Họ nghĩ rằng, nước Việt Nam đã là một nước ngay từ đầu, từ thời gian trước khi chung đụng với người Tầu, nghĩa là từ buổi xa xưa khi vừa mới có dân tộc Việt Nam" (xem: Nguyễn Phương, "Tiến trình hình thành của dân tộc Việt Nam. Tạp chí Ðại Học Huế, số 32 - tháng 4-1983, tr.153-219). Bước tiến của con người từ khi có con người trên hành tinh này, ta gọi là tiến trình của văn minh văn hóa là những bước tiến kỳ diệu, rất lâu, cả vạn năm... Các sử gia Trung Hoa tự gắn cho dân tộc Hán là tiền tiến "trung tâm của vũ trụ". Các học giả trên thế giới trước đây cũng ngộ nhận cho rằng chỉ có một nơi trên thế giới con người bung ra, thắp sáng ánh sáng văn minh, đó là vùng Tây Á, mà điểm chính là vùng đồi gò trung du bao bọc Lưỡng Hà để từ đó tỏa ra bốn phương. Nay thì với cái công trình khai quật của khảo cổ học đã cho ta thấy không phải như thế. Khoảng một vạn năm trước văn minh của loài người chớm nở, Ðông Nam Á trong đó có Việt Nam lại là một trong mấy điểm chính là nơi con người vươn lên với ánh sáng văn minh mà văn minh Phùng Nguyên, trước nữa là Hòa Bình là những đốm lửa đầu tiên. Nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam nẩy mầm từ thửơ xa xôi mịt mờ đó. Từ bản chất nền văn hóa ấy đã rất dân tộc (Lạc Việt) trong bối cảnh và phong cách Ðông Nam Á, chứ không phải đã ảnh hưởng Trung Hoa vì Trung Hoa phát triển muộn hơn. Cũng nhờ vậy, sau này "Mặc dầu có sự vay mượn ít nhiều của Tầu, Chiêm Thành và Tây Phương, luôn luôn biết dung hóa các mỹ thuật nói trên để tạo thành một nền mỹ thuật có bản sắc dân tộc" (Nền mỹ thuật Việt Nam, ltđd. Ðại học số 30, tháng 5-1958, tr.320). Khảo cổ học đang có những công trình vượt mức đào xâu nền văn hóa của tổ tiên ta vào thời Hùng Vương và sau đó ta vẫn không thấy có yếu tố Trung Hoa nào trong nền văn hóa tiều tiến của nhân loại mà văn minh Lạc Việt - Bách Việt mới là tiều tiến. Khảo cổ gia lỗi lạc của Tây Phương Olov R.T Janse lại nêu một dấu hỏi về ảnh hưởng của Hy Lạp và Rôma (cổ) ở Việt Nam (xem bản dịch Việt ngữ, Olov R.T. Jane. Ảnh hưởng Hy Lạp và Rôma ở Việt Nam, Việt Nam cũng có bình Asko’s, tiếng Hy Lạp là cái bầu bằng da). Theo Jane, trong khi khai quật ở nghĩa trang Bình Sơn - Thanh Hóa thuộc Trung Việt "Chúng tôi đã tìm thấy một cái bình bằng đất nung nằm trong một ngôi mộ bằng gạch xây vòm lên. Chiếc bình đó không phải kiểu Tầu nhưng có kiểu đặc biệt làm cho ta liên tưởng đến những bình thường thấy trong những xứ chịu ảnh hưởng Hy lạp và Rôma, gọi là Asko’s hay guittus" (Bản Anh ngữ, Olvov R.T.Janse. Archaeological research in Indo-china. T.I & II - Harvard Univ. Press.1947-1952). Ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn minh là hiện tượng phổ biến có thể qua ngả Ðông Nam Á, người thời Ðông Sơn, Văn Lang đã tiếp nhận được cái sản phẩm nghệ thuật từ phương Tây nhưng cho đến nay, tuyệt đối chưa thấy ảnh hưởng từ Trung Hoa trong nền văn hóa Văn Lang từ Ðông Sơn trở lên Phùng Nguyên và Hòa Bình. Nền văn hóa ấy có thể nói là vĩ đại vào thời bấy giờ của nhân loại . Nói như thế mà không sợ ngoa ngôn hay đại ngôn. Bởi đó chỉ là sự thực. Nền văn hóa Văn Lang là do từ bản địa và rất sáng tạo. Những hình khắc chạm trên tháp Ðào Thịnh có di chỉ cách đây khoảng 2500 - 3000 năm cho thấy nghệ nhân vào thời bấy giờ đã có quan niệm về nhân tinh và luyến ái khá rõ rệt. Dịch và là Chu Dịch đã là nguồn khởi tác và chi phối toàn diện văn minh văn hóa Trung Hoa (giới trẻ hải ngoại có thể tìm đọc và khảo cứu Dịch qua Anh ngữ với tác phẩm rất hiện đại và khá đầy đủ qua bộ Chu Dịch - I Ching - The Classic Chinese Oracles of Change - trans by Rudolf Ritsema & Stephen Karcher - N.Y: Barnes & Noble books, 1995, pp.816). Dịch lý Trung Hoa mà người Tầu vô cùng hãnh diện lại phát xuất từ Việt Thường Thị - Lạc Việt Văn Lang. Nhờ sứ giả Việt Thường cống rùa thần, nhà Chu Trung Hoa mới có qui lịch. Thần qui - Long mã là biểu trưng của Dịch Lý Trung Hoa. Thần qui từ phương Nam đem qua, Ðường Nghiêu căn cứ vào hình tượng khoa văn trên mu rùa mà làm thành Lịch và lịch đã chi phối toàn bộ sinh hoạt văn hóa, xã hội mà kể cả quân sự của Trung Hoa từ thời bấy giờ. Xem như vậy thì rõ rệt văn minh Lạc Việt qua sứ Việt Thường đã du nhập vào Trung Hoa trước khi Trung Hoa tràn qua phương Nam (Theo giáo sĩ L.Wiegex, một nhà thông thái dòng Tên "người Tầu đã dựa vào cống phẩm rùa thần mà làm ra Qui Lịch - L.Wieger, Hisfoire des croyances religieuses et des opinions philosophiques en Chine, depnis l’ origine jusqu à nos jonrs. "Lịch sử Tín ngưỡng và quan điểm triết học ở Trung Hoa, từ khởi thủy cho đến thời đại chúng ta”, dẫn bởi tiến sĩ Thái Văn Kiểm). Theo cổ sử Trung Hoa năm Tân Mão 1100 trước CN, đời vua Thành Vương nhà Chu, nước Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ lại sai sứ đem chim Trĩ sang cống Thành Vương ở Hạo Phủ (Thiển Tây). Ðại Nam Quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái (sông Nhị Hà - 1949 - bản dịch của Hoàng Xuân Hãn), chép về nhà Hồng Bàng và sứ Việt Thường qua thăm nhà Chu Trung Hoa: Vừa đời ngang với Chu Thành Bốn phương biển lặng trời xanh một mầu thăm Trung Quốc thế nào? đem Bạch Trĩ dâng vào Chu Vương... Theo Hoàng Việt - Giáp Tý Niên biểu ghi Tân Mão là năm 1110 trước CN. Thư sử ký Tư Mã Thiên, sứ Việt Thường cống Chu Vương 3 con chim trĩ, đây là loại chim Phượng Hoàng ở dọc dẫy Trường Sơn - Trung Bộ Việt Nam, một con đực, 2 con cái, 1 con là Bạch trĩ, một con là Hoàng trĩ, một con Thanh trĩ. Trước đó, Trung Hoa không có loài chim trĩ này. Nhờ có 3 chim trĩ Việt Thường sinh sôi nẩy nở, Tầu mới có trĩ "sào nam", chim gốc từ phương Nam nên khi đậu trên cành, đầu nghoảnh về phương Nam do đó có câu “Chim Bắc đậu cành Nam". Về sứ Việt Thường Cống Chu Thành Vương chim trĩ, Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chú như sau: "Sứ ta xưng là Việt Thường Thị. Thành Vương là vua thứ tư nhà Chu sau Thái Vương, Văn Vương, Vũ Vương. Truyền thuyết nói Việt Thường Thị ở phương nam hiến chim trĩ trắng được thấy đầu tiên ở sách Thượng Thư đại truyện của Phúc Thắng và truyện Trúc Thư Kỷ niên. Truyện nầy được chép lại ở sách Hậu Hán Thư, Q.116 (Toàn Thư, T.I, tr.62). Về truyện Bạch trĩ, Lĩnh Nam Chính Quái chép như sau: "Về đời Chu Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề đôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim bạch trĩ sang hiến cống. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai sứ dịch qua nhiều lần mới hiểu nổi nhau. Chu Công hỏi: “Người Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần nhuộm răng đen là cớ làm sao?" Ðáp: "Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng rú. Xâm mình để giống hình Long quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Ðể đầu trần để tránh lửa bụi. Ăn trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen vậy.” (xem :Vũ Quỳnh - Kiều Phú. Lĩnh Nam Chính Quái, ltđd, tr.48) Nhiều bộ cổ thư Trung Hoa chép về việc sử Việt Thường đến Trung Hoa cống chim trĩ sách Thượng Thư Ðại Truyện. Sách "Kim Bản Kim Chú" chép rằng "Sứ Việt Thường tới cống hiến bạch trĩ một con, hắc trĩ hai con, ngà voi một chiếc. Sứ giả quên mất đường về, Chu Công bèn ban cho bông hoa tấm, biểu xa 5 cỗ điểu chữ bằng tư nam. Khiến sứ giả cỡi xe đi về phương nam. Nối theo miền biển Phù Nam Lâm Ấp đúng một năm mới tới nước đó, sai quan Ðại Phu đưa về. Lại cỡi xe tư nam đi ngược lại hướng do xe chỉ, đầy một năm tới nước Chu. Trục xe và đầu trục xe điều chế bằng sắt, khi về tới nước Chu, sắt đều mòn cả." theo Kim Bản Cổ kim chú - trích dẫn bởi học giả Nguyễn Khắc Kham, "Ðời nhà Chu đã có xe chỉ nam chưa?" Văn Hóa Tập San T.X II, 1963-4, tr.501-511. Ðiều này không thể đúng vì vào thời đó chưa có đường xá cho xe đi, từ Thiểm Tây đến Việt Thường. Vả lại, theo Gs Nguyễn Khắc Kham, qua bài khảo cứu súc tích công phu kể trên thì "theo như suy cứu ở sử sách Tầu, thời đời Chu Tùy đã có danh từ chỉ nam xa nhưng mãi tới đời Ðông Hán sau này mới có xe chỉ nam." Cổ thư Tầu thường hay phóng đại cũng là cách tự tôn vinh "Thiên quốc - Thiên tử" - cái rốn của vũ trụ. Sứ Việt thường chắc lúc về bằng đường biển. Theo cổ thư và khảo cổ, cách đây hơn 3000 năm, người Việt đã đóng được thuyền vượt biển. Dân Việt Thường khởi hành từ đâu? Từ các cửa biển phía trên hay dưới đèo Hải Vân? Tuy còn là một nghi sử nhưng rõ rệt, Việt Thường Thị ở phía Nam vào thời nhà Chu đã đóng được thuyền vượt biển - chắc chắn phải là thuyền lớn và phải nắm được thuật hải hành và thiên văn. Thuyền khắc chạm trên trống đồng Ðông Sơn (loại Hegger I, cổ nhất có di chỉ cách đây khoảng 2500 - 2700 năm) là loại thuyền lớn. Thân trống đồng Ngọc Lũ - Ðông Sơn khắc chạm hình thuyền. Thuyền dài, 2 đầu cong. Ðầu mũi thuyền trang điểm phức tạp, nhìn chung giống như đầu chim. Ðàng lái trang điểm như đuôi chim. Trên thuyền gần lái có một cái sàn. Sàn nhìn thấy 2 cột cao (trống Ngọc Lũ). Sàn làm bằng một lớp dầy ngoài bờ trang trí bằng vòng tròn có chấm và có tiếp tuyến chèo. Dưới sàn người đặt một chiếc trống và một cái bình. Trên sàn có một chiến sĩ cầm cung quay mặt về phía lái. ở trống Hoàng Hạ, người cầm cung còn để sẵn một mũi tên to trên cung, lưng đeo một chiếc thuẫn ... Cột trụ (thuyền) gồm 2 cọc lớn cao ngang ngực, trên đó có một vật hình lục lăng, vẽ vòng tròn khép kín. Trên vật lục lăng có 2 cái lông lớn và một cái cần chỏng lên trời, cần này đầu mút lại, hình tròn có chấm với một tua lông ... (xem: Nguyễn Phương, "Tiền Sử và Lịch Sử Lạc Việt. "Tạp Chí" Ðại Học (Huế), số 38.) Sử Việt Thường dâng tặng cống phẩm chim trĩ, Viên Thành Vương cho đem dâng Chu Công (tức Chu Công Ðán, anh vua, là bậc tiên Thánh của Nho giáo). Chu Công lúc đầu không nhận, và nói: "Ðức trạch không thấm tới thì người quân tử không hưởng những của đem dâng. Cho nên chính luật không thi hành tới thì người quân tử không bắt người đó làm bầy tôi.". (Theo Thượng Thư Ðại Truyện, trích dẫn bởi Nguyễn Khắc Kham, tlđd. Văn Hóa số T.XII, Q.4 - tháng 4-1963, tr.507). Ðức trạch và chính lệnh có nghĩa là văn minh văn hóa và học thuật Trung Quốc. Như thế cũng có nghĩa rõ ràng rằng, Việt Thường chưa hề chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa. Sứ Việt Thường đến triều cống là cho theo lời sứ: "Tôi vâng mệnh ông già ở nước tôi, đã từ lâu rồi thấy trời không có gió dữ mưa dầm. Có lẽ là Trung Quốc có Thánh nhân chăng? Có thời sao không vào ngay mà triều kiến?" Ðiều này cũng chứng tỏ rằng, người Việt Thường đời bấy giờ đã biết xem thiên văn, hiểu lịch số và mệnh trời, đoán phương Bắc có “thánh nhân”. Gần 1000 năm sau, theo cổ sử Trung Hoa, Việt Thường Thị mới trở thành Tượng Quận và Nhật Nam vào đời Tần Thủy Hoàng và Hán Cao Tổ (Lưu Bang). Thời gian Tần - Hán thống thuộc Việt Thường không dài lắm. Thời Tần không đáng kể, ngoại trừ triều đại nhà Triệu nước Nam Việt. Quân của Tần Thủy Hoàng xâm lăng Bách Việt đã bị chận đứng ở cõi Lĩnh Nam cho đến khi Triệu Ðà lập ra nước Nam Việt (năm 207 trước CN) thôn tính cả cõi Âu lạc bấy giờ Việt Thường mới thuộc vương quyền của nhà Triệu sau khi nhà Thục nước Âu Lạc (257 - 207 trước CN) mất ngôi, Âu Lạc bị sát nhập vào Nam Việt. Việt Thường trở thành quận Nhật Nam của nhà Ðông Hán sau khi Hán Vũ Ðế sai Lộ Bác Ðức đem quân đánh chiếm nước ta, diệt Nam Việt năm Canh ngọ (111 trước CN). Nhà Hán cũng chỉ cai trị được Nhật Nam không quá 180 năm thì dân Lâm Ấp nổi lên giành quyền tự chủ. Những địa danh Nhật Nam - Lâm Ấp trong cổ sử và cổ thư chính là lãnh thổ Việt Thường Thị, tức Thuận Hóa sau này hay Bình Trị Thiên ngày nay kéo dài đến quá đèo Hải Vân. Sử gia Quốc sử quán triều Nguyễn đày một miền tự hào khi viết về tỉnh Quảng Nam ghi rằng: "Quảng Nam xưa nguyên là đất Việt Thường Thị, đời Tần (246 - 207 trước CN) thuộc về Tượng Quận, đời Hán (206 - 202 trước CN và 1-219 sau CN) thuộc về quận Nhật Nam sau bị Lâm Ấp chiếm cứ." (xem: Ðại Nam Nhất Thống Chí, Q.5 - Tổng tài biên soạn Cao Xuân Dục cùng với Lưu Ðức Xưng - Trần Xán - bộ QGGD, SàiGòn xb - 194, tr.5). Lãnh thổ Việt Thường Thị mà miền Viễn Cương kéo dài đến Ninh Thuận - Bình Thuận ngày nay. Ðại Nam Nhất Thống Chí chép như sau: "Ðất đây nguyên xưa là nước Nhật Nam ở kiếu ngoại ngoài biên, sau là đất Chiêm Thành. Vua Thánh Tôn nhà Lê (1460 - 1497) bình định Chiêm Thành rồi trao cho họ coi giữ khu đất biên giới phía Nam để nạp cống hiến." (xem: ÐNNTC, Q. 12, tỉnh Bình Thuận (phụ: đạo Ninh Thuận - Bộ VHGDXB 1965, tr.7). Ðời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) ta mở nước đến sông Phan Lang (Phan Rang). Ðời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), ta lấy nốt phần đất còn lại của Chiêm Thành ở phía tây, năm 1692, đặt làm trấn Thuận Thành. Năm 1697 mở phủ Bình Thuận, chia đất Chiêm phía tây Phan Rang lập 2 huyện An Phước và Hòa Ða. Nói cho chính danh từ vua Lê Thánh Tôn rồi các chúa Nguyễn chinh phục Chiêm Thành chỉ là lấy lại đất cũ Việt Thường Thị nơi nền văn minh bản địa Lạc Việt - Bách Việt đã sớm phát triển trước cả văn minh Hoa Hán. Ðó là cỗi nguồn của đất nước và văn minh Việt Nam. Giáo sư Cao Thế Dung
  3. Sách Vạn Pháp Quy Tông của Ngô Kỳ Sơn, anh hungisu có 01 cuốn đấy. Hi
  4. Uả, sao không thấy anh nuocvietmenyeu đăng tiếp nhỉ.
  5. Ngay cổng chính ra vào, có một tổ ong, xin hỏi đó là điềm gì ạ.
  6. Tái khởi động máy gia tốc hạt nhân lớn nhất thế giới TTO - Cuối tuần qua, Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) tuyên bố tái khởi động máy gia tốc hạt nhân lớn nhất thế giới (LHC) đặt tại vùng biên giới Pháp - Thụy Sĩ vào tháng 11 năm nay với công suất 3,5 nghìn tỉ electron volts, đáp ứng nguyện vọng của giới khoa học mong muốn đẩy mạnh thí nghiệm khám phá các bí mật vũ trụ. >> Sắp có lỗ đen nuốt chửng Trái đất? >> Không thể có lỗ đen nguy hiểm do con người tạo ra >> Chuẩn bị săn "hạt cơ bản của Chúa" >> Bắt đầu đi tìm “hạt của Chúa” >> Nóng bỏng cuộc đua tìm “hạt cơ bản của Chúa” Tuy nhiên, người phát ngôn của CERN James Gillies cho biết cỗ máy sẽ lại ngừng hoạt động vào năm sau để sửa chữa. Sau đó máy gia tốc LHC sẽ có thể vận hành với công suất mạnh nhất là 7 nghìn tỉ electron volt, mạnh gấp bảy lần cỗ máy mạnh nhất hiện giờ là máy Tevatron đặt tại Chicago CERN đã tu bổ máy gia tốc hạt này kể từ vụ hư hại hồi năm ngoái do trục trặc tại ổ nối điện giữa các đoạn siêu cáp dẫn của máy dẫn đến hệ thống làm lạnh ngưng hoạt động. Sự cố này đã tiêu tốn hết 37 triệu USD từ ngân quỹ của 20 nước thành viên CERN. 53 khối nam châm điện đồ sộ đã được lau chùi và sửa chữa sau sự cố. Phần cặn bồ hóng đã được rửa sạch khỏi các đường ống để mọi thứ sạch như mới. Đồng thời hàng tấn dung dịch helium siêu lạnh được đổ vào hệ thống để tạo ra một môi trường khí lạnh giúp các nam châm trong vòng tròn LHC đạt đến độ siêu dẫn. Từ trường của các nam châm này sẽ tạo ra một chân không để hai chùm hạt proton lưu thông ngược chiều nhau trong máy gia tốc va chạm với tốc độ ánh sáng để có thể tái tạo ở quy mô nhỏ ''vụ nổ lớn'' (Big Bang). Ngay sau khi máy LHC được kiểm tra vào mùa đông này, các nhà khoa học sẽ có thể tiếp tục những thí nghiệm khác nhằm thu thập dữ liệu từ sự va chạm của proton và các ion trong máy gia tốc. Họ hi vọng năng lượng mạnh hơn sẽ giúp khám phá thêm những phần chưa được nhận biết, ví dụ như hạt Higgs, hay còn gọi là "hạt của Chúa", được cho là hạt tạo ra khối lượng cho những hạt cơ bản như proton, neutron. Người phát ngôn Gillies nói các chuyên gia của CERN đã khảo sát từng chi tiết trong 1.600 nam châm siêu từ tính và 10.000 mối nối điện tử, cũng như lớp đồng đỏ bảo vệ của các nam châm, phòng trường hợp các ống nam châm bị nguy hại khi hệ thống làm lạnh trục trặc tương tự như năm ngoái. Hiện trên thế giới vẫn còn nhiều lo ngại rằng các vụ nổ từ sự va chạm của chùm proton thực hiện bên trong cỗ máy dài 27 km này có thể tạo ra những hố đen nhỏ có khả năng hấp thụ tất cả vật chất xung quanh chúng dẫn đến ngày tận thế. Các chuyên gia của CERN đã phủ nhận điều này và khẳng định tính an toàn của dự án sắp tới, vì theo nhà bác học Stephen Hawking thì lỗ đen mini sẽ bốc hơi chỉ trong vài phần triệu giây.
  7. Hết hè , chuẩn bị mùa mưa bảo thì có, chứ làm gì hết mùa mưa bão bác. :P
  8. Muốn nhanh thì dễ lắm, chẳng có gì phải khó khăn cả. Bạn cho địa chỉ, đem cái máy scan lại, up lên diễn đàn. Nhanh gọn, không mất lời hứa với ông nội của bạn nữa.
  9. Bạn vào nguồn trang web này mà download về : http://www.tuviglobal.com/sach_demo/trich_..._vu_cam_thu.pdf
  10. HÌNH ẢNH CÁC NGƯỜI ĐẸP. MỜI ACE CHIÊM NGƯỠNG Việt Nam Ấn Độ. Australia. Ba Lan. Brazil. Colombia. Ecuador. Guam. Hàn Quốc. Israel. Mỹ. Nhật Bản. Singapore. Tanzania. Thái Lan. hụy Điển.
  11. Bài viết trên anh Lê Bá Trung có viết nguồn rõ ràng mà. Chắc do bạn đọc không kỹ.
  12. Bạn bè khuyên đi thi Hoa hậu, ắt là có tiềm năng. Gởi hình ảnh qua mail, mình giúp và tư vấn cho. Hehe :D
  13. Đọc những bài viết của bạn Shadow, tôi nghĩ rằng bạn chắc còn nhỏ tuổi thì phải. Viết văn thì lủng ca, lủng củng, đọc chẳng hiểu cái quái gì hết. Yêu cầu Admin di chuyển ngay các bài viết đấy. Làm hỏng cả box Lời tiên tri 2009.
  14. Công chức Trung Quốc phải học 100 câu tiếng Việt Một thành phố ở phía tây nam Trung Quốc vừa ấn định cho các công chức một nhiệm vụ khó khăn, học 5 ngoại ngữ để tăng cường quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á. Qiu He - Bí thư đảng uỷ thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam - giáp biên giới với Lào, Myanmar và Việt Nam đã thông báo đòi hỏi khó khăn trên. "Tất cả những công chức dưới 50 tuổi ở Côn Minh nên thạo 300 câu tiếng Anh, 100 câu tiếng Việt, 100 câu tiếng Myanmar, 100 câu tiếng Lào và 100 câu tiếng Thái trước cuối năm 2010", Tân Hoa xã trích lời ông Qiu He nói. Quan chức trên cho biết, việc cải thiện trình độ ngôn ngữ của công chức sẽ giúp tăng cường quan hệ thương mại của tỉnh Vân Nam với các nước láng giềng theo thoả thuận tự do thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN. Tân Hoa xã cho hay, một số người đã tỏ ý hoài nghi về mục tiêu đầy tham vọng của ông Qiu nhưng những người khác thì ủng hộ hoàn toàn. Bất chấp những quan điểm nghi ngờ, ông Qiu nói rằng khả năng ngôn ngữ sẽ là yếu tố cần thiết để đánh giá công việc hàng năm của các công chức trong năm nay. "Đảng uỷ sẽ phái nhân viên đi kiểm tra tiến triển học tập của các viên chức trước ngày Quốc khánh 1/10". Một số công chức đã tỏ ra lo lắng về yêu cầu mới này. "Việc học sẽ tốn nhiều thời gian của chúng tôi, khi mà chúng tôi đã bị kiệt sức với cả núi công việc", một vài viên chức nhà nước từ chối nêu tên cho biết. Tuy nhiên, ông Zhang Wei, hiện làm tại một công ty truyền thông cho biết, "Không ít công chức có những công việc ổn định và mức lương thỏa mãn. Nhưng, sẽ tốt hơn cho họ nếu học thay vì tốn thời gian vào ăn nhậu. Chương trình ngoại ngữ có thể tạo sức ép với họ". Chính ông Qiu He cũng đã học tiếng Lào, tiếng Việt, tiếng Myanmar. * Hoài Linh (Theo CRI, Xinhua, AFP)
  15. Tối qua (3/8), một bênh nhân nữ bị cúm H1N1 đã tử vong vì suy hô hấp nặng, dù được điều trị theo đúng phác đồ, Sở y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết. Hiện ngành y tế đang điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong là do H1N1 hay do bệnh khác kèm theo. Ông Trương Tấn Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, bệnh nhân 28 tuổi, trú tại phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngày 30/7, chị nhập Viện Quân y 87 (Nha Trang) với các biểu hiện cảm cúm. Đến ngày 31/7, Viện Pasteur Nha Trang kết luận bệnh nhân dương tính với virus cúm H1N1 và được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng thuốc. Ngày 1/8, Viện Quân y 87 báo lên Sở y tế để hội chẩn điều trị vì bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp nhẹ, thở oxy. Bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Viện đến sáng 3/8 thì chuyển biến xấu. Viện đã mời khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh xuống hội chẩn và sau đó chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng không kịp. 12 giờ tối cùng ngày bệnh nhân tử vong. Ông Minh cũng cho biết: "Vì đây là ca đầu tiên bị cúm H1N1 ở nước ta tử vong, nên Bộ Y tế yêu cầu chúng tôi phải xem xét thận cẩn thận, xem bệnh nhân tử vong vì H1N1 hay là do bệnh khác. Chiều nay, Sở sẽ cử một đoàn xuống làm việc với 2 bệnh viện điều trị bệnh nhân, xem xét lại hồ sơ bệnh án, quá trình điều trị". Sáng 4/8, ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục quản lý và Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được thông tin này. Hiện một đoàn cán bộ của Cục đã lên đường tới Khánh Hoà để xác minh. Ông Kính cho biết: Chưa thể khẳng định bệnh nhân tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Đoàn cán bộ của Cục sẽ lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, xem bệnh nhân có nhiễm cúm A/H1N1 thực sự hay không. Ngoài ra cũng xét nghiệm thêm để xác định bệnh nhân này có nhiễm thêm các loại virus khác như cúm H5N1 nữa hay không. Cậu con trai của bệnh nhân trên cũng đã được xác định dương tính với H1N1 và đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. yahoo.com
  16. Hàng trăm người vô tổ chức xông xáo, chen lấn xô đẩy, cướp lộc trên bàn thờ, tràn cả vào các chỗ ngồi của chư Tôn đức và quan khách. Phật tử nắm chặt tay nhau kết nối thành dây để bảo vệ cho Hòa thượng Pháp chủ cùng chư Tôn đức giáo phẩm tìm đường thoát hiểm. Chùa Bái Đính mới có diện tích rộng 700 ha, gồm các hạng mục: tam quan nội, tháp chuông, điện Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa Pháp Chủ, điện Tam Thế, hành lang La Hán, giếng ngọc. Đến giai đoạn 2, khu chùa Bái Đính sẽ mở rộng hết diện tích 700 ha, thêm các công trình: tháp Bồ Đề 9 tầng, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, khu nhà tăng thiền viện, khu nhà khách, khu bảo tàng Phật giáo Việt Nam, v.v. Chùa Bái Đính được báo giới biết đến với những kỷ lục được xác lập bởi trung tâm kỷ lục Việt Nam: * Khu chùa có diện tích rộng nhất Việt Nam: 107ha. Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ có diện tích lên tới 1.000 m2. * Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Tổ Như Lai nặng 100 tấn. Ba pho Tam Thế mỗi pho nặng 50 tấn. * Hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á: 36 và 27 tấn. * Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá cao khoảng 2m. * Kỷ lục về số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam với 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ. * Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam. Bước vào khu điện thờ Tam Thế và điện thờ Pháp chủ, diện tích hai ngôi điện này lên đến trên 1.000m2, ta như đi vào cung điện của vua chúa. Buổi lễ có sự tham gia của Hòa thượng Pháp chủ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN, cùng đông đảo chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN, BTS THPG TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Tới tham dự có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các vị đại diện Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban ngành trung ương, các cấp chính quyền địa phương. ễ hô thần nhập tượng đã để lại nỗi kinh hoàng nhất trong đời tôi, từ trước đến nay chưa từng thấy bao giờ... Sau nghi lễ tụng kinh, HT Thích Thanh Tứ nói ý nghĩa an vị tượng. Lúc đó các ngọn đèn vụt tắt để chư Tôn đức làm lễ khai quang theo nghi lễ, nhưng buổi lễ đã không diễn ra đúng chương trình. Tự nhiên, tôi thấy quanh tôi như một trận động đất, hàng trăm người vô tổ chức xông xáo chen lấn xô đẩy cướp lộc trên bàn thờ, tràn cả vào chỗ ngồi của chư Tôn đức và quan khách. Phật tử nắm chặt tay nhau kết nối thành dây bảo vệ cho Hòa thượng Pháp chủ cùng chư Tôn đức giáo phẩm tìm đường thoát hiểm. Đưa được chư Tôn đức giáo phẩm ra phía ngoài, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Theo những người dân sống chung quanh khu vực này cho biết, đây là lần đầu tiên thấy một trận “bão tố” thế này, họ chỉ là những người không có trách nhiệm mà còn phải sợ hãi đến như vậy thì chắc chắn những người làm công tác bảo vệ các vị nguyên thủ quốc gia hú vía đến độ nào. (Tổng hợp các nguồn internet)
  17. Sao kỳ vậy nhỉ ? Nguồn tin này cũng được đăng trên vietnamnet.vn, không lẽ nhà báo bịa chuyện quá sức à. p/s: Hì , anh Liêm Trinh ơi, em còn nhỏ tuổi lắm, anh đề tít ngay cái dòng Kính bạn, em thấy to quá. Hic
  18. Hi hi, thì từ nhỏ đã nghe ba mẹ nói rồi mà: người răng thưa hay có tật nổ banh nhà lầu và nói láo :P
  19. 2 lông mày mọc chạm vào nhau, anh em trong gia đình thường hay bất hòa, xung khắc và yểu mệnh
  20. Hình trên hình như là mít tố nữ, ngon, dẻo, ngọt nữa. Thèm quá. Hi
  21. 02 năm trôi qua rồi, kể từ ngày gặp chú Thiên Sứ, vẫn phong cách như vậy, áo sơ minh trắng, tay cầm điếu thuốc. Hà hà.
  22. Người răng thưa thì có tật hay nói láo
  23. Mấy bố đó chỉ vẽ ra cho lắm chuyện để ăn phần trăm chứ lạ gì đâu. 10% trước VAT. Hehe.
  24. Teen là như Châu Bá Thông ( lão ngoan đồng) trong anh hùng xạ điêu đấy chú ạ.
  25. Uả, chú viết rồi hả chị. Hic :P