-
Số nội dung
889 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Như Thông
-
Chuẩn tắc tối cao của Địa Học. Bản Bí Chỉ này là chuẩn tắc tối cao của Địa Học, là tính hoa của Trăm Nghìn Năm… tôi do cơ duyên đọc được nội dung bí chỉ này, trải qua một số năm tâm huyết nghiền ngẫm kiểm nghiệm được ý nghĩa uẩn ảo của nó, nay giải thích ra truyền lại cho người đời, hy vọng người đời đọc được lưu truyền lại để không mất đi cái Đức của Đất. Án : Hiện nay Phong Thủy Chu Dịch đã có ít nhiều biến tướng, đặc biệt là giới Địa học thu nhận đồ đệ theo kiểu lớp nọ nối lớp kia, nên đã có ít nhiều xa mất cái gốc. Chỉ dạy cho học viên các kỹ thuật hành nghề mà không giáo dục về các chuẩn tắc cơ bản về Đạo Đức, có một số học viên đến chỗ đó xem loạn điểm loạn Huyệt Địa, thậm chí trực tiếp điểm huyệt đất ngay trên mạng Internet, đây là hành vi rất nguy hại, một mặt đã vô ý phá hoại hoàn cảnh sinh thái, một mặt lại làm cho mọi người quay trở lại với tư tưởng Phong Kiến, khiến cho con người ngày nay đua nhau chiếm đất để xây mộ lớn, như vậy trong vài năm tới thì đâu còn đất để mà dùng. Đất đai là gốc của lập Nước, vậy thì xà hội mai sau, quãng khoảng trăm nghìn năm sau, mọi người dựa vào đâu để mà sinh tồn, lấy gì để tiếp tục phát triển. Địa Lý Phong thủy vốn là việc tốt, song cần giữ gìn hoàn cảnh, bảo vệ đất đai nguồn nước, làm trong sạch khí, tiết kiệm đất dùng, tiếp tục phát triển đó chính là nguyên tắc để làm nền cho ứng dụng, song hành giữa nhu cầu và thời gian, việc Chôn Cất nên cải cách, hỏa táng cần giản dị, chỉ cần thấy nguyên thổ 1 thước để an. Trồng cây để có bóng mát, nhiều mà vô ích thì có hại. Chớ nên lập Bia Lớn, bê tông cốt thép với gạch cứng, ấy là tự mình đoạn Khí Mạch mà giam mình, nên thừa tiếp Khí tinh vi của trời đất tự nhiên.[/color] 1. Cầu Phúc Tạo Phúc Trước Lấy Thành Làm Đầu : Bất kể mời người xem Phong Thủy hay xem hộ Phong thủy cho người, cả hai đều tất lấy thành tâm thành ý làm đầu. Tâm mà không thuần tức Ý Niệm không thuần, như thế Khí sẽ không định, Khí đã không định tất không thể hợp nhất hai Khí Âm Dương, thế thì nói gì đến thu hoạch Phúc Đức. Còn như thành tâm thành ý mà không có được Phong Thủy cực tốt, thì cũng không đem đến Đại Hung, giả gặp hung họa cũng đã giảm lực. Phong Thủy tốt không ở Tâm tốt, Tâm tốt không khỏi cần tích Đức. 2. Phong Thủy Có Thể Trấn Không Thể Đào Lên, Oán Gia Nên Giải Không Nên Kết. Thạch cao điểm đậu hũ nhất vật giáng nhất vật, hại người tổn thương mình, người nguy đã diệt trước, tổn Chân Long Đại Địa tất nguy cho xã tắc….. Đó là nói không nên lợi dụng nguyên lý Phong Thủy để làm tổn hại tha nhân để mình kết oán tình với người, càng không nên vô cớ phá hoại Phong thủy của người khác làm tổn thương Địa Mạch. Giăc khoảng đất trời hưng suy có luật, người không thể vì cải biến mà phá hoại, nguy cấp cho người mà cũng họa hại đến thân mà diệt vong, chỉ có thể lấy cái chết của mình mà làm điều khắc nghiệt mới có thể hại người, cũng giống như mượn tay người này hại người kia, như nếu tổn hoại phải Chân Long Đại Địa (Các Khí Mạch Lớn) thì có thể tổn hại đến cả một quốc gia, có thể đưa đến những vấn đề nghiêm trọng hoặc tai biến lớn, như nếu là Can Long, Đại tôn Quý Long hoặc Sông Lớn bị phá hoại nghiêm trọng, tất phát sinh sự vận chuyển gãy đổ của Khí vận Thiên Địa, nhân tâm cũng vì thế mà thành ra khô khan cứng lạnh, xã hội trong khoảng 10 năm cũng bị hỗn loạn….. 3. Đất Tốt Cần Có Pháp Đối Dụng, Phát Phúc Cần Phải Xem Thời Vận. Âm Trạch, Dương Trạch không giống nhau, xí nghiệp hay các nhân có sự phân biệt, đất tốt cần phải phối hợp mệnh, lập hướng nên cần xem tháng năm. Xem được Đất tốt, Đất lớn không thể tự dùng cho mình, Chân Long Chính Huyệt không thể coi nhẹ thu lấy không thể lần phân chia loạn xạ. Đó là vì nói đến Đất Tốt khi thu dùng cần hội đủ Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa khi đó mới phát huy hết tác dụng, đất tốt không thể tùy tiện từ dùng, Chân Địa không thể coi thường lấy loạn, tức chỉ cần chia lấy đất bên cạnh Huyệt Địa cũng đã coi như phá hoại Địa Mạch, Chân Huyệt khi đó coi như bỏ phế, tai vạ do đó mà sinh, đồng thời coi như đã làm lộ Bí Mật Địa Lý cho người đời biết vậy ! 4. Đất Nhỏ Xem Phúc Đức, Đất Lớn Xem Cơ Duyên. Phúc bạc duyên mỏng không thể chiếm Đại Địa, thời vận chưa đến không thể cưỡng tạo cưỡng chiếm Địa Mạch. Đó là nói về xem đất cầu đất trước tiên cần xem xem tự thân mệnh cách có phúc phần và đức tháo hay không rồi quyết định, nghèo thì lấy Phú Cục, Nguy thì lấy Bình Cục, Phú thì cầu giữ gìn trường tồn cho con cháu; Quý thì cầu An Khang bảo bình ổn, Trí với Dũng thì thu lấy Quý Cục mà cứu đời, các sự thu ấy đều cần xem thời vận đến hay chưa. Hiện nay bởi vì xã hội là thông tin giao lưu phát triển, cầu lấy Phong Thủy cũng có sự biến đổi trở lên dễ dàng, có một số người đi xa trăm dặm thậm chí nghìn dặm để mà tìm Chân Long Bảo Địa, họ cũng cũng không tiếc bỏ số vàng lớn để mà sở hữu, trộm sao cho một vận trong Tam Nguyên có thể đại phát đặc biệt, đúng là lầm lớn. Bằng vào phân tích khảo chứng phàm là các Chân Long Đại Địa vận hành một vòng cần một vài trăm năm, thậm chí nghìn năm mới quay lại một vòng, có một số đất tốt của một số gia tộc ở đã vài trăm năm sau mới phát một lần, có cái 3, 5 trăm năm rồi chưa phát, như Thiều Sơn là đất Tổ của Mao Trạch Đông từ đời Minh Hồng Vũ đã đến đó cư trú, vài trăm năm sau chưa có hiển đạt, thậm chí 5 trăm năm sau mới xuất Vĩ Nhân một đời Mao Trạch Đông. Lại có một số Phong Thủy Bào Địa ở đó vài trăm năm không phát, đến khi chuyển đi đất khác thì đại phát cát tường, như đất Tổ của thủ tướng Lý Quang Diệu đó. Cũng có một số khác rất kỳ quái, cả dòng họ đến ở vài trăm năm không phát, mà có người vừa mới dọn đến thì đã sinh quý tử thậm chí qua đường tạm trú một thời gian đã phát phúc. Cho nên mới nói Đất Phú Quý cũng cần xem cơ duyên. Đặc biệt nói rõ hiện nay lưu hành Tam Nguyên Huyền Không Đại Nguyên Pháp dùng để đoán xem Tọa Hướng với nguyên vận có hay không phù hợp, lại đoán Long vận thế vận tất vạn vạn không thể, Chân Long hành vận không thể theo Tam Nguyên (Thiên vận), mà theo Can Long và Can Khôn Đại Quái, Tam Nguyên Cửu vận cũng là Thiên tinh Lưu Hành vận, đối ứng là Thiên Khí (Ngoại Khí), mà Càn khôn Đại Quái lại là Địa Long Hành Vận, đối ứng là Địa Khí (Nội Khí), chỉ có khi nọi Khí và Ngoại Khí đồng thời cùng đến giao hỗ cảm ứng tương sinh thì Chân Long mới có thể đại nhả Tinh Hoa, Tinh Hoa Quý Nhân ứng theo vận mà sinh. Đó là dó Tiên Hiền 10 đời Tổ Sư của bản môn tập hợp trí tuệ hàng trăm năm tổng kết kinh nghiệm mà có, tức cũng có rất nhiều các Phong thủy Đại Gia và Quốc Sư trong triều đã không hề được nhìn qua. Đến như Thiên vận Địa Vận khi nào cùng đến, Thiên Khí Địa Khí giao ở điểm nào (Phương vị), làm thế nào để tính toán thì đó là một bí mật, không có được Pháp đó thì không thể nào biết! Theo Tiên Sư nói Cổ Thánh Hiền cũng là xem tượng trời rồi đoán định, có thể thấy đó là Thiên Cơ Cấm Học không phải sức người có thể thấy được! Đất lớn bất kể là Quý Cục, Phú Cục hoặc Cục Hào Cường, đều không thể coi thường lấy dùng loạn, thuộc Sơn Xuyên Kỳ Trân thì triệu người mới có một mới dùng được, trong nghìn năm chỉ được vài chỗ, để được phú quý cũng còn rất nhiều hiểm hung, đùa bỡn không tốt cầu phúc tất thành họa, thực tế là được không đủ mất cho nên hầu như bất lợi cho người. Đến như đất lớn đại phú đại quý ở thế gian có rất ít, trong khoảng hơn trăm năm mới có thể thấy một lần Vận Địa Vận Thế với Nhân Đức hợp một, không thấy không cầu là tốt, bởi vì đa số các đất kiểu đó đều sinh ra các bậc danh thần, vũ tướng, đại nho Trị Quốc An Bang, anh hùng hào kiệt hoặc đều là vua một nước mới có thể dùng, chứ còn Phong Thủy Sư và các cá nhân chớ mơ tưởng. Vì sao như thế, có người cho rằng như thế là chỉ có ở xã hội Phong Kiến, kỳ thực không phải vậy, thí tưởng như chỉ có khi sau một thời gian quốc gia động loạn và xã hội phát sinh biến động lớn thì mới xuất hiện nhân tài kiệt xuất, họ là người sẽ nắm trong tay đại quyền quyết định sự hưng suy của quốc gia, sinh tử an nguy của nhân dân. Thế nên trong thiên hạ loại Địa Sư loạn dùng loạn tác có rất nhiều, họ có thể tác đọng đến một đất, làm một huyệt là Thiên Hạ Đại Loạn, hỏi rằng con cháu mai này phải làm sao !? Người xưa có cảnh cáo rằng : Âm Dương Bất Khán Chân Long Địa, Khăn Liễu Chân Địa Nhãn Tình Hạt !cổ nhân thực là đã cảnh cáo không nên đem sự an nguy của quốc gia, nhân dân cùng sự phúc đức trường tồn của con cháu mình ra làm trò đùa, từ xưa đã có vô số các ví dụ về vẫn đề này, phàm không tuân thủ tích đức thì tất sau này tuyệt hậu, nếu giữ gìn được thì có thể giữ gìn con chàu sau này bình an nhân đinh hưng vượng. Điều này thế nhân không thể không nhớ. Đến như nghìn năm một Thánh Hiền ( Văn Vương – Khổng Tử - Chu Tử), năm trăm năm một Minh Quân (Là Vua Khai Quốc Trị Loạn Hưng Thế, Công Nghiệp Truyền Nghìn Năm, Đức Lớn Ra Khắp Bốn Biển) tất là thừa người Thiên Vận Địa Vận Thế Vận ứng thời mà sinh, trời giáng tượng, đất ứng vận, người theo sáng sủa, chẳng phải do sức người mà có, không ngờ không nói, ngẫu nhiên gặp được dấu tượng cũng không được lan truyền, nếu không tất tai họa liên miên. Như có người hỏi, đã có sự cấm kỵ thế thì làm sao để dùng Phong Thủy, kỳ thực là cổ nhân đã cho chúng ta về phương pháp giải quyết, từ đời Thanh đến nay có lưu hành Tam Nguyên Huyền Không Đại Vận Pháp cũng có thể lấy vận dụng( Phương pháp tại hướng chọn lựa ngày giờ của Tam Hợp Phái cũng có thể vận dụng), chỉ cần hợp vận hợp thủy Cục Hình Cục lại được năm tốt, ngày tốt tức tính là đại cát, không cần phải tìm tòi Long Huyệt, tức không cần hợp thủy cục không cần chọn lựa đại vận, chỉ cần chọn lựa giữa Trạch Vận với vận trình Mệnh Chủ tương sinh tương hợp cùng năm tốt ngày tốt xây dựng hoặc vào ở cũng có thể thu được đại lợi. Vì sao lại thế, cần biết rằng hiện nay xã hội vận động biến đổi rất nhanh, tuy nhiên Thiên Vận (Tam Nguyên Đại Vận cùng Lưu Niên) không đổi, nên tủy xem hoàn cảnh mà cải biến, sông lớn, đường đi, cầu cống, hầm ngầm đều được con người tạo ra rất nhanh, quy luật vận hành của Địa Vận Địa Khí cũng theo đó mà cải biến, không chỉ nên chấp vào cổ pháp, nếu không ứng dụng sẽ không chuẩn xác sẽ phát snh hung họa ! Ở đây tôi đã đưa toàn bộ các kiến thức tổng hợp bí truyền của các bậc Tiên Hiền Thánh Sư không lưu dấu điều gì, kết hợp với thực tế xã hội ngày nay làm sự tổng kết cho hậu thế, hy vọng có thể đối với người đời có sự giúp đỡ và chỉ rõ. 5. Đất Đại Quý Không Quá Hai Triều, Đất Đại Phú Không Quá Ba Đời. Lại nói về các quan chức lớn nắm đại quyền thế cũng không thể vượt qua 2 triều đại khác nhau, đấy là cảnh báo người đời khi đắc quyền nên chú ý giữ gìn tự mình xem xét không nên dựa vào quyền lực mà lừa dối thế nhân. Ba đời có thể hình dung quãng trăm năm, ở đây nói rõ giàu nghèo cũng không quá trăm năm không biến đổi, cảnh báo chúng ta chớ vì giàu có mà bất nhân, cần lúc ở yên nhớ khi nguy cấp. 6. Phong Thủy Sư Chỉ Nên Làm Công Thần Chớ Nên Làm Tội Nhân. Thuật Phong Thủy vốn là vũ khí để điều tiết sự sai lạc của tự nhiên, quân bình sự giàu nghèo trong xã hội, cũng lại là lợi khí làm cho tăng tốc phát triển của xã hội. Phong Thủy một mặt là vì đại chúng xã hội tạo phúc, mặt khác cũng lại là tăng thêm sự tranh đấu phân hóa giàu nghèo trong xã hội, cho nên đất tốt cần thận trong mà điểm, nếu để rơi vào tay kẻ gian tà là tạo tội vậy. Thận Trọng. 7. “Một Người Ngồi Kiệu Mấy Người Khiêng, Một Nhà Phú Quý Nghìn Nhà Nghèo, Một Tướng Nên Công Vạn Xương Phơi !” Nguyên lý chọn phúc của Phong Thủy giống như nguồn nước hoặc sức học giống như cách làm cho cán cân giữ được thăng bằng, là đem lực lượng vật chất giàu có phân chia làm cho chuyển dịch tụ tập mà thành kết quả có được sự cân bằng tương đối, đối với một số người giàu có cần khiến họ bỏ ra một phần làm việc thiện để duy trì, cho nên mới nói Đại Phong Thủy mà không có Đại Phúc Đức thì không thể hưởng dụng, nếu có ngẫu nhiên cưỡng làm hoặc có được thì phúc cũng chẳng lâu dài, đó là nguyên lý chuyển hóa năng lượng của Phong Thủy (Tạm gọi là Quy Luật Phong Thủy Lực Học) nó cũng giống như nguyên lý Tàng Phong Tụ Khí của Phong Thủy Học. Chẳng qua toàn bộ mà nói Thuật Phong Thủy tức là ở trong vô hình thúc đẩy xã hội phát triển, cân bằng điều chỉnh chuyển hóa sự giàu nghèo trong xã hội, ở vào một cấp độ cao nó có lợi cho sự bảo hộ hoàn cảnh nói chung. 8. Trồng Cây Được Mát, Khơi Nước Mở Nguồn, Mời Người Xem Đất Nên Có Hậu Tạ. Phàm việc gì cũng có sự tác dụng của Nhân Quả, chọn lựa một chỗ Phong Thủy tốt đương nhiên cần có sự bắt đầu tốt thì mới thu hoạch, các Thầy Phong Thủy Chân Chính thay người làm Phúc (Phong Thủy Bậc Cao) tức là đã tự mình làm tiêu giảm Phúc Đức của mình (Âm Đức), bởi vì khi tạo phúc cho một người thì đồng thời trong vô hình huyền minh cũng làm tổn hại lợi ích một số người, tiết lộ Thiên Cơ Địa Lý phản bội lại quy luật sự vận chuyển trong tự nhiên, đầu tiên đã làm tổn hại Phúc Lực của bản thân và hậu thế, (Có một số kẻ tục nhân không hiểu biết về Phong Thủy đi lừa đảo người trong thiên hạ là đã tự chôn mất Đạo Đức Thiên Lương vậy thì tất ngày tuyệt diệt không xa) cho nên nói đối với Phong Thủy Sư cần có sự hồi báo tương ứng nhất định. Hậu tạ ít nhiều là ở nơi mỗi người, nếu không tất cả hai bên cùng bất lợi, sự ứng nghiệm không xa gì. Thế nhưng người thường không hiểu lại hay cho rằng ấy là lừa đảo lấy tiền bạc. 10. Phong Thủy Chuyển Luân Lưu, Phú Quý Đều Có Thời. Đạt được Phong Thủy tốt rất cần không “Đắc ý vong hình” là làm không kịp, Khí Vận có số định, vinh khổ cũng có thời; không vì có được sự trợ giúp của Phong thủy đến khi sa vào cảnh khốn cùng lại oán thán, chỉ cần nỗ lự sẽ đến hồi thông thoáng, thời đến vận chuyển, Phong Thủy sẽ giúp rập cho ta. Phayant.
-
Hay thật. Trong Luận Ty Bà Sa, Ngài Long Thọ Bồ Tát có lời xưng tán Phật A Di Dà đại lược như sau: Nếu ai tâm nguyện lmà Phật Tâm niệm A Di Đà Phật liền hiện thân đến Cho nên tôi quy mạng Do bổn nguyện của Phật Nên thạp phương Bồ tát Đến cúng dường nghe pháp Vì thế tôi cúi đầu Bồ Tát ở Cực Lạc Thân xinh đẹp trang nghiêm Đủ cả các tướng hảo Nay tôi quy mạng lễ Bồ Tát ở Cực Lạc Ngày ngày trong ba thời Cúng dường thập phương Phật Nên tôi cúi đầu lạy Nếu người trồng căn lành Nghi thời hoa không nỡ Người tín tâm thanh tịnh Thời hoa nở thấy Phật Hiện tại thập phương Phật Vì muốn độ chúng sanh Mà ca tụng Di Đà Nên tôi quy mạng lễ Cõi đó rất trang nghiêm Thanh tịnh hơn thiên cung Công đức rất sâu đầy Nên tôi lạy chơn Phật. Đức Văn Thù Bồ Tát cũng dạy : " Các môn tu hành, không môn nào qua Pháp môn Niệm Phật cả. Niệm Phật là Vua trong các pháp môn".
-
Đơn giản thôi, đầu năm 2008, Như Thông tôi, đi xem bói thầy bà. Lật lật mấy trang sách tàu cũ, phán rằng: Mạng " Thiên thượng hỏa". năm nay làm ăn phát tài, tiền vô như nuớc.Bố khỉ cái thằng thầy bà theo sách tàu gần sắp rách , vớ vẫn, nó lũm tui hêt 300 ngàn đồng. Phát đâu chẳng thấy, mém tý nữa là phá sản công ty. Cũng trong năm 2008,Tôi đấu thầu một dự án về thiết bị, phải nói là số 1 của tỉnh nhà, khó khăn vô cùng để thăng thầu. Tôi vẫn còn nhớ mãi, tôi có hỏi chú Thiên Sứ, tôi có trúng thầu hay không ?. Chú toán quẻ Lạc Việt , được quẻ " Đỗ Tiểu Cát" ( tôi không nhớ rõ, mà hình như tôi có hỏi Thiên Đồng nữa, nó nằm đâu trong diễn đàn này thì phải") . Hic,Chú bảo: " sẽ trúng thầu nhưng cực kỳ gian khổ, và nên bảo vệ bản thân mình" .Ngày 02/01/2009, tôi ký hợp đồng. Cuối cùng hợp đồng vẫn ký. Nhưng kết quả " LỖ". Đến bây giờ tôi vẫn sạch gạch. Hố hố hố. Tin hay không là quyền các bác. Vậy nên, tôi là trường hợp điễn hình Tốn Khôn. p/s: Bố nào không tin, cứ liên hệ tôi, tôi phành ra cái hợp đồng tôi đã ký cho mà xem.
-
Mệt rõ với cái thằng Ngũ hãnh 86, muốn nói xấu, hay ko đồng ý thì nói mẹ nó ra cho rồi. Ví von với ví veo. Y như mấy cái mụ đàn bà đanh đá, chanh chua. Khỗ nỗi, qua tuvilyso bị các thành viên bên đấy nó chữi một trận ra hồn. " Không biết, không nghe, không thấy". Thế mới đáng xấu hổ cơ chứ. Méc với mót. Hố hố hố. Đố nó dám bén mảng vào đây. p/s: Như Thông tôi đơn giản, ghét nhất mấy cái thể loại như thế này.
-
Thiệt là khổ. Ông TVLS, Melyso (chắc là một) bị thành viên dinhvantan bên tuvilyso chửi cho một trận rồi. Chơi mà méc. Hố hố hố. :lol:
-
:lol:
-
Anh Linh Trang chứ đâu phải chị. Hi hi.
-
Thật vậy, tập luyện sức khỏe thì thiếu gì phương pháp. Mơ mơ, ảo ảo, khùng có ngày.
-
Thật là công đức vô lượng. :lol:
-
Hic, tôi cũng vậy. Bây giờ đã có triệu chứng đau lưng. Mình đã già quá rồi chăng ? :) . Hu hu.
-
Ngoài công việc khoa học, tán gái... anh có bán cá ở chợ trời ko ? :)
-
He he he. Ai có nốt rùi tương ứng thì lên tiếng cái nào. Hố hố hố.
-
Hơn 50 năm dạy học, từng có nhiều ý kiến tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà, GS - TS Nguyễn Lân Dũng dành cho TT&VH Cuối tuần cuộc trò chuyện cởi mở tại nhà riêng dù ông đang trong thời gian tham dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII. * Thưa Giáo sư, tại kỳ họp này, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục tiếp tục bàn về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. Từng nhiều lần thuyết phục Quốc hội về việc phải có nhiều bộ sách giáo khoa và phải đổi mới cấp bách chương trình giáo dục, lần này, Giáo sư có ý kiến gì? - Tôi và không ít đại biểu Quốc hội đề nghị chưa thông qua Dự thảo nói trên trong kỳ họp này. Không phải mỗi lần chúng ta dễ dàng thông qua rồi lại sửa đi sửa lại. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì phải đến năm 2015 chúng ta mới sửa chương trình, thí điểm chương trình, rút kinh nghiệm, sau đó soạn sách giáo khoa, đợi thí điểm sách giáo khoa rồi mới triển khai… Thế có nghĩa là sẽ phải mất hàng chục năm nữa. Tôi không thể hiểu tại sao lại phải chờ đợi lâu đến như thế. Trong khi đó, mấu chốt của sự bức xúc trong giáo dục hiện nay là chương trình, cũng chưa phải là sách giáo khoa. Ở hầu hết các nước, sách giáo khoa là việc của các nhóm tác giả và các nhà xuất bản. Họ phải viết theo đúng chương trình được Nhà nước xác định. Nhà trường dạy và thi theo chương trình, chứ không phải theo sách giáo khoa. Tôi đã sưu tập khoảng 70 cuốn sách giáo khoa Sinh học của các nước trên thế giới, dù rất đắt, chỉ để chứng minh rằng riêng về Sinh học, chương trình của ta không giống bất kỳ nước nào… Văn học, Lịch sử, Địa lý… mỗi nước có thể khác hẳn nhau, nhưng chương trình Toán, Lý, Hóa, Sinh… thì can cớ gì mà phải khác nhau quá nhiều. Ở Pháp, chương trình Sinh học cấp II rất nhẹ. Họ gọi là môn “Khoa học về Sự sống và về Trái đất” có nghĩa là chỉ học các nguyên lý chung cho mọi sinh vật mà thôi. Không cần học kỹ về cấu tạo chi tiết của từng nhóm sinh vật riêng biệt. Bậc học này ở ta, người ta bắt học sinh học đủ mọi thứ, từ các thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, động vật có xương sống, vi sinh vật, cơ thể và sinh lý người... Không hiểu sao lại có thể đặt ra một chương trình không giống với nước nào như vậy! Hãy tưởng tượng một cháu 12 tuổi ở nước ta mà phải nhớ Sơ đồ cắt ngang của một thân cây trưởng thành với các thuật ngữ khó hiểu như vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ… (!). Một cháu 13 tuổi phải nhớ các bộ phận thùy khứu giác, thùy thị giác, não trước, tiểu não , hành tủy, tủy sống của con…thằn lằn (!). Cháu bé 14 tuổi phải nhớ các cung phản xạ với các bộ phận rễ sau, rễ trước, sừng bên, sừng trước, sừng sau, hạch giao cảm, hạch đối giao cảm, lỗ tủy, sợi cảm giác, sợi trước hạch, sợi sau hạch, dây phế vị, thụ quan áp lực… (!). Đố có cháu nào học xong vài năm mà còn nhớ nổi. Bố mẹ các cháu cũng chả hiểu gì, mà cũng chả cần nhớ làm gì các thứ này! Thật khó lòng có thể thông cảm được là với bộ chương trình và bộ sách giáo khoa như hiện nay mà Bộ GD&ĐT dự định tiếp tục sử dụng ổn định trong 15 năm tới (!) Theo tôi với các môn khoa học tự nhiên, thế giới học thế nào thì ta học tương tự như thế, chỉ thay đổi chút ít cho phù hợp với điều kiện nước ta và trình độ tiếp thu của học sinh, đừng làm quá khác một cách khó thuyết phục, nhất là trong lúc muốn hội nhập thế giới. Riêng về sách giáo khoa, có lẽ không có nước nào lại dành độc quyền cho một nhóm tác giả, một nhà xuất bản. Nhiều bộ sách thì mới phát huy được hết năng lực của các thầy giáo lâu năm, các nhà khoa học chuyên sâu. Trở lại với Dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung Luật Giáo dục, tôi nghĩ là việc thông qua Dự thảo này nên chậm lại. Trước đây, cách gọi: cấp I, cấp II, cấp III là quá hay sao phải đổi thành THCS, THPT… Sao “phổ thông” lại cao hơn “cơ sở”? Hay cái tên gọi Bộ GD&ĐT, tôi đố tìm thấy nước nào có cái tên kỳ lạ thế? Giáo dục và đào tạo phải gắn liền với nhau chứ! Chỉ có Bộ Giáo dục thôi, hoặc có thêm Bộ Đại học nữa. * Không chỉ ở Việt Nam, hiện nay, đổi mới giáo dục phù hợp với sự phát triển của thế kỷ 21 đang là vấn đề cấp bách với cả các nước như: Mỹ, Hàn Quốc… Từng đi công tác ở nhiều nước, theo ông, Việt Nam nên học hỏi gì từ những bài học đổi mới trên thế giới? - Tôi khâm phục hệ thống giáo dục của Nepal, dù mọi người vẫn xem đây là một nước rất nghèo. Tôi mua thử hai cuốn sách Sinh học lớp 11 và 12 của họ. Không thể tưởng tượng, mỗi cuốn dày đến khoảng 700 trang. Nhìn vào hai quyển Sinh học lớp 11 và 12 ở ta thấy mỏng dính với số giờ dạy ở cấp III quá ít. Có lần được giao ra đề thi sinh học với điều kiện không được trùng với câu hỏi đã ra trước, tôi chịu không biết ra cái gì nữa! Chương trình phân ban thì quá vớ vẩn, chỉ được chênh nhau 10%. Khi phải cắt bớt chương trình, chả biết phải cắt cái gì, liền cắt béng phần thực hành cho gọn. Mà sinh học thì thực hành là quan trọng nhất. Nếu tôi nói về văn học, có thể những người thuộc lĩnh vực này sẽ khó chịu. Nhưng thực tình, tôi phải chịu đựng hậu quả của việc dạy văn trong nhà trường. Tôi chịu trách nhiệm mục Hỏi gì đáp nấy của báo Nông nghiệp Việt Nam. Hàng ngày, tôi nhận được rất nhiều thư của các em học sinh phổ thông. Nhưng các em viết sai chính tả đến không thể tưởng tượng được, bệnh “ngoài da” viết là “ngoài ra”, câu không có chấm, phẩy, sai hết ngữ pháp cơ bản. Thế thì học văn để làm gì. Học văn ở phổ thông theo tôi nên nhằm giúp để các em viết cho đúng, viết cho hay và biết hưởng thụ, yêu thích văn học. Tôi xin phép nói rằng, tôi cảm thấy học sinh đang học văn học sử với các trích đoạn rời rạc. Sang Mỹ, tôi gặp một học sinh lớp 10 đang đọc cuốn Chiến tranh và Hòa bình dày cộp (xin nói thêm, đó là sách mượn của Thư viện chứ không phải mua). Tôi hỏi tại sao, nó trả lời rằng thầy giáo bảo phải đọc hết mới trả lời được các câu hỏi. Trong khi ở mình thì thấy một tí Lão Hạc, một tí Mùa Lạc,một tí Chí Phèo… Tôi không hiểu học như thế để làm gì? Có những tác phẩm trúc trắc, khó nhớ như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, hay thơ của Á nam Trần Tuấn Khải… Tôi không hề coi thường những trước tác ấy, nhưng đấy là những tác phẩm dành cho người nghiên cứu, hoặc sinh viên chuyên khoa chứ đâu cần cho học sinh (!). Chương trình ngữ pháp phổ thông thì vô cùng rắc rối. Nói thật, cụ Nguyễn Tuân có sống lại cũng không trả lời được câu hỏi: “Ngừng nghỉ tiếng chim kêu - Câu này là câu gì?”. Phân tích cú pháp là việc của các nhà ngôn ngữ, của các sinh viên ngữ văn chứ… Những môn học có nhiều số liệu cần học thì đâu còn hợp so với thời đại ngày nay. Giờ đây, người ta chỉ cần học kiến thức cơ bản, số liệu không cần nhớ. Chỉ một cú click chuột vào mạng là biết ngay. Các cụ thường nói: Nên đào tạo những bộ óc chứ không nên đào tạo những tủ sách. * Là một người rất thẳng thắn góp ý cho ngành giáo dục cả trên công luận cũng như khi tham gia cơ quan lập pháp. Nhưng có lần ông phát biểu với báo chí rằng, ông đã thất bại nhiều hơn… - Khi tôi phát biểu, họ cũng nể tôi nhưng rất ít được chấp nhận. Một vài người còn phản ứng gay gắt trên cả báo chí. Tôi nói rất chân thành và thực tế. Tôi đã dạy học hơn 50 năm, tôi đã học qua bốn trường sư phạm, không có lý gì tôi không thiết tha muốn góp phần xây dựng ngành giáo dục. Tôi chả phản ứng lại với ai. Trong cuộc sống tôi thường chỉ phê bình những ai tôi yêu quý mà thôi. Tôi nói điều tôi tâm huyết nhưng người ta không nghe thì đành chịu thôi. Sách giáo khoa Vi sinh vật học mà tôi chủ biên dùng chung cho nhiều trường Đại học đã được tái bản tới 9-10 lần, tôi muốn sửa lại về cơ bản, vì lạc hậu quá rồi, nhưng nhà xuất bản chỉ cho sửa chút ít thôi. Thế là tôi đành phải tự làm cách khác. Tôi mời hầu hết các nhà khoa học giỏi về lĩnh vực này cả trong Nam ngoài Bắc tham gia. Tôi thu nhận kiến thức chuyên sâu của các nhà khoa học này nhưng phải viết lại để thống nhất ngôn từ và khuôn khổ của cuốn sách khoảng 2.000 trang này. Tôi đưa NXB Khoa học - Kỹ thuật. Họ ngại lắm vì sợ sinh viên chỉ mua vài cuốn rồi đi sao chụp cho rẻ hơn. Tôi tìm gặp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Rất may, Bộ trưởng nói đây là công trình khoa học công phu, dùng cho sinh viên nhiều trường cho nên và Bộ sẽ đầu tư kinh phí để cho NXB Khoa học và Công nghệ in… Tôi hy vọng một ngày gần đây cuốn sách này sẽ được đưa vào sử dụng ở các trường đại học… * Được biết, ở Phần Lan người ta luôn kêu gọi tinh thần “tôn sự trọng đạo”, ở Hàn Quốc, giáo viên được trả lương rất cao… Còn ở Việt Nam ta, theo Giáo sư, vai trò của người thầy hiện nay như thế nào? - Tôi vừa đọc hồi ký của nhà văn Ma Văn Kháng. Theo anh ấy, học sinh không phải là trung tâm như người ta vẫn nói, thầy giáo mới là nhân tố quyết định. Hiểu học sinh là trung tâm phải hiểu theo nghĩa tất cả vì học sinh thân yêu… Vừa rồi, tôi có báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là một trường đại học tư thục mời tới vài chục GS, PGS để họ làm thủ tục đăng ký thành lập trường nhưng khi khai giảng họ không mời ai cả, thậm chí lấy cả giáo viên cấp III về dạy. Bộ trưởng nói với tôi rằng sẽ cho người kiểm tra ngay. Nhưng thực sự, nếu có kiểm tra thì cũng làm sao kiểm tra hết được. Theo tôi, học sinh muốn học đại học là đáng quý. Nhưng nếu không dạy được cái gì có ích thì ta dạy ngoại ngữ cho các em còn hơn. Giờ là thời đại internet, những bằng phát minh hết hạn được công bố trên mạng. Có thể trở thành doanh nghiệp, nhà sản xuất nếu biết ngoại ngữ để sử dụng kho kiến thức đó. Thầy giỏi cái gì thì hãy dạy trò cái đó, chứ thầy không làm được thì đừng dạy học sinh làm gì, vì họ ra trường sẽ rất khó xin được việc làm. Thế hệ chúng tôi được học các thầy giỏi, ngay từ cấp II như các thầy Hoàng Tụy, Hoàng Như Mai, Lê Bá Thảo, Trần Văn Khang, Trần Văn Giáp… Các thầy dạy cho chúng tôi những kiến thức cơ bản mà đến giờ tôi vẫn nhớ. Các thầy thổi vào tâm hồn chúng tôi lòng yêu khoa học… Lên đại học cũng vậy, chúng tôi cũng được học những thầy giỏi. Khóa chúng tôi tốt nghiệp năm 1956, ở ngành nào cũng có rất nhiều người sau này trở thành những cán bộ đầu ngành. Chúng tôi chỉ được học có hai năm rưỡi. Tại sao chúng tôi có thể trưởng thành được? Vì các thầy là tấm gương sáng cho tinh thần tự học, nếp sống gương mẫu và thái độ tận tụy vì học sinh. * Đã ngoài 70 tuổi, cùng lúc đảm nhận nhiều công việc: Đại biểu Quốc hội liên tiếp ba khóa X, XI, XII, Ủy viên UB TWMTTQVN, Chuyên viên cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học…, trông Giáo sư vẫn còn rất trẻ và khỏe! - Cô nhầm hoàn toàn. Cách đây một tháng, tôi phải cấp cứu vì nhồi máu cơ tim, chỉ chậm 10 phút thì tôi đã… chết rồi. Tôi rất chủ quan, không khám bệnh bao giờ. Đó là điều xấu, không có gì hay! Hôm đó, vừa ở Đắc Lắc ra, sáng hôm sau, tôi lại lên truyền hình, về đến nhà thì thấy mệt quá… Tôi vào viện, các bác sĩ nói, chỉ chậm 10 phút là không cứu được. Ra viện, tôi lại dự họp Quốc hội ngay. Việc rèn luyện sức khỏe, bố tôi (GS – NGND Nguyễn Lân, 1906 – 2003, - PV) mới là tấm gương. Chuyện cụ thọ hơn 100 tuổi đáng ra là bình thường nếu cụ không bị ung thư. Hằng ngày, cụ tập thể dục xong, tắm nước lạnh ngay và... đi ngoài đều đặn tới hai lần mỗi ngày. * GS Nguyễn Lân Dũng gần gũi với nông dân thì ai cũng biết. Có một giai thoại kể rằng, tại Quốc hội, ông đã lần đầu tiên nói câu: “Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Thực hư chuyện này thế nào, thưa ông? - Tôi nói lại câu của dân gian đấy, chứ làm sao nghĩ ra được. Nhiều câu dân gian nói hay lắm, tôi thường ghi nhớ, chẳng hạn như: “Chống tham nhũng không thể như quét cầu thang từ dưới lên…”. Gần dân gian, nghe được người ta nói nhiều câu chí lý lắm. * Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện! nguồn: thể thao & văn hóa.
-
Ngồi bên cây đàn bầu tự chế, chậm rãi tấu lên khúc nhạc Về quê da diết, ông nói đời mình “rứa mà vẫn còn may hơn nhiều gia đình khác”. Thằng Định con ông, dù chỉ cao 1,12 m, nặng chưa đầy 40kg, chân tay khuềnh khoàng, ốm đau suốt nhưng vẫn học tốt. Tự hào lắm chứ khi Định hiện đang là SV năm thứ nhất Học viện Y- Dược học cổ truyền Việt Nam. Trách sao trời chẳng ở yên Năm nay 55 tuổi, ông Ngô Văn Bằng (Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã hơn 20 năm lăn lộn trong ngành Giao thông. Những năm tháng chiến đấu ở chiến trường C, nước bạn Lào, tham gia mở đường ở Phông-Sa-Lì, Xiêng-Khoảng, Sầm Nưa đã lấy đi tuổi trẻ và sức khỏe của chàng trai xứ Thanh. Năm 1978, khi đi học tại trường Trung cấp đường sắt Vĩnh Phú, trong một lần ốm sốt liệt giường, ông được các bác sĩ cho biết sức khỏe của ông chỉ ở loại 4 (yếu). Sau nhiều thăng trầm cuộc đời, năm1989 ông về làm thuyền trưởng kiêm Bí thư chi bộ vận tải, Cty Vật tư Nga Sơn, Thanh Hóa. Được hơn một năm thì vợ ông, bà Nguyễn Thị Hải sinh cậu con trai thứ hai - Ngô Văn Định. Niềm vui chẳng được tày gang thì nỗi buồn đã ập tới. Chân tay cậu con trai thứ hai của ông cứ co lại chứ không thẳng như mọi đứa trẻ khác. Đã thế lại khuyềnh khoàng, ngắn cũn. Cái đầu thì lại quá to. Thương con, trách sao “trời sao chẳng ở yên”, bà Hải cứ khóc nấc lên ai oán. Sức khỏe bà cứ thế yếu đi trông thấy. Cái tổ ấm bé nhỏ ấy chỉ còn biết trông chờ vào ông. Một thời gian sau, ông xin nghỉ hưu, nhận 890.000đ lương để có thời gian chăm sóc vợ con. Ôm con vào lòng Ngồi trên chiếc giường ọp ẹp trong căn phòng trọ gần 12m2 ẩm thấp, ông Bằng buồn bã: “Con mình như vậy, mình chẳng đổ lỗi cho ai cả. Mình chỉ nghĩ làm sao để nuôi con khôn lớn, yêu thương nó để cho cháu khỏi tủi thân thôi”. Khi Định lên 4 tuổi, đầu to, chân tay không cử động, cứ nằm yên một chỗ, khiến lòng ông như lửa đốt. Đưa con đi khắp nơi hỏi han, ông chỉ nhận được những cái lắc đầu chia sẻ. Niềm vui như vỡ òa khi Định bước sang tuổi thứ 5. Em đã có thể đứng dậy, tập dần những bước đi đầu tiên. Run rẩy và chậm chạp. Ông nhìn con bước đi mà ứa nước mắt: “Cả chân tay của cháu đều bên thấp bên cao, bên ngắn bên dài. Bước đi tập tễnh, yếu ớt lắm”. Định đòi bố cho em đi học. “Chỉ có con đường nắm bắt tri thức thì mới có thể thay đổi được số phận, làm cho xã hội tốt đẹp lên thôi” – Định nói như một triết gia. Và thế là, ngày ngày người cha ấy dù nắng hay mưa cứ đều đặn cõng cậu con trai nhỏ tới trường. Thương cha mẹ vất vả nuôi mình khôn lớn, Định lại càng chăm chỉ học hành. Trong 12 năm học, em đều đạt danh hiệu học sinh khá giỏi. “Định nó thích các môn tự nhiên mà cũng học giỏi văn lắm. Mấy năm học cấp 2, cháu đều được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng của trường để đi thi huyện. Có điều Định nhỏ quá, lại viết chậm nên thầy cô nhiều khi “ngại” nên động viên cháu dành cho bạn khác" - ông Bằng kể. Kể về những tháng ngày đồng hành với con, ông Bằng bảo kỷ niệm thì nhiều lắm: nào là chuyện bạn bè thấy Định như thế thì trêu trọc, thầy cô cũng có người không cảm thông, đối xử phân biệt... “Nhưng đáng nhớ nhất là đợt vừa rồi tôi đưa cháu đi thi” – Ông Bằng nhớ lại: “Định nó có cái tật là rất dễ ốm nếu thời tiết thay đổi. Biết thời tiết miền Bắc, nhất là Hà Nội hay thay đổi, tôi phải đưa cháu ra đây trước cả chục ngày để làm quen. Vậy và vẫn không tránh được. Đợt 1 thi ĐH Nông nghiệp và đợt 2 thi vào Học viện Y-Dược học cổ truyền, cháu đều bị ốm, sốt nặng lắm. Tôi phải lấy màn cuốn vào người cháu rồi cõng đi thi. Nhiều người nhìn thương, bảo lên xe họ đèo giúp nữa. Nhưng mình sợ cháu người nhỏ, tay ngắn mà đầu to, ngồi dễ ngã nên đành thôi". Lại nữa, vào phòng thi bàn thi vừa cao, vừa xa ghế ngồi nên Định phải đứng làm bài. Ông Bằng kể thêm: “Định nó có cái khổ là đêm nằm phải có bố. Tối cháu ngủ hay bị hoảng hốt, giật mình. Tôi cứ phải ôm cháu vào lòng vỗ về. Rồi tắm cũng thế, cháu nó sợ nước. Để cháu tự tắm là y như rằng hôm sau ốm sốt. Nhà lúc nào cũng phải có tủ thuốc chống nôn, chống sốt, thuốc an thần cho cháu”. Cái tin cậu học trò tí hon đỗ cả ĐH Nông nghiệp Hà Nội và Học viện Y-Dược học cổ truyền VN về với làng quê nhỏ bé Vĩnh Thành trong niềm ngỡ ngàng của không ít người. Tuy nhiên, khi quyết định theo học ở Học viện Y-Dược học cổ truyền, Định mới biết ngành điều dưỡng không phù hợp với thân hình của mình. Vì thế, Định xin chuyển xuống khoa Y sĩ, y-dược học cổ truyền, hệ trung cấp của trường. Định vẫn thường tranh thủ ra ngoài các tiệm thuốc Tây ở gần trường xin bao bì các loại thuốc thông dụng, để tìm hiểu công thức và tác dụng của từng loại. Tất cả đều được em ghi chép lại một cách tỉ mỉ. Cũng từ ngày đưa Định ra Hà Nội học, ông Bằng được nhà trường bố trí cho công việc làm vệ sinh trong trường: sáng từ 3 giờ đến 7 giờ, tối từ 6 giờ đến 9 giờ, mỗi tháng được 1,3 triệu. Trước đây, hai bố con được vợ chồng thầy Lê Đình Yên, giáo viên trong trường cho ở miễn phí tại căn phòng nhỏ vốn cho thuê của gia đình phía sau trường. Nay, nhà cô bán cho người khác. Vì vậy, mỗi tháng bố con Định mất hơn 500.000đ tiền điện nước, thuê phòng. Anh trai của Định là Ngô Văn Bình, sinh năm 1986 may mắn hơn người em vì thể trạng hoàn toàn bình thường. Thương em tật nguyền lại chịu khó học tập, Bình quyết định thôi học ở ĐH Bách Khoa Hà Nội để làm nghề sửa chữa ô tô, cùng bố mẹ lo cho em ăn học. “Muốn tằn tiện ăn uống một chút nhưng Định ốm quá phải có chế độ riêng. Mà chú tính, ăn uống sinh hoạt ở đất Thủ đô đắt đỏ, chút đồng lương của mình sao đủ nuôi Định”. Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán, nước mắt ông cứ lăn dài. Ông Bằng không ngăn nổi quyết định của người con cả: “Hắn nói để bao giờ lo cho thằng Định học xong, con học tiếp cũng chưa muộn mà”. Ra Hà Nội hơn năm rồi mà ông không dám cho con đi đâu xa, cũng chẳng dám cho ai đèo Định đi đâu. “Đường xá, đi lại ở đây vừa chật vừa đông. Cháu nó chân tay ngắn quá, đi nhanh mà gặp ổ gà là dễ ngã lắm. Sắp tới Định đi thực tập xa, mình cũng đang phải tìm cách đưa cháu đi rồi bố trí công việc cho hợp lý nữa”. “Thôi, để cái buồn nó đấy. Mình gẩy bài Em là hoa Pơ-lăng cho bạn nghe nhé!”. Tiếng đàn bầu réo rắt trong đêm, ở cái xóm nhỏ ấy nghe sao buồn thế! Văn Chung ,Nguồn; vietnamnet.vn
-
Pháp Luân Công đơn thuần chỉ là môn khí công, tập luyện, nâng cao sức khỏe. Chẳng có liên quan gì đến Phật Giáo cả. Hơi đâu mà nghe ba láp , ba xàm của ông Lý Hồng Chí.
-
Up bài này lên, không khéo bị chìm xuồng ^!^.
-
Lông thì chỗ nào chẳng có. Lo làm gì cho mệt. He he he.
-
Cứ thấy các cháu bé, các cụ già không may là thấy đau lòng quá đi mất. Cầu xin phật trời gia hộ cháu bé tai qua nạn khỏi.
-
Vâng cám ơn anh Thienphu11. :)
-
Chài. :) . Chắc có lẽ Rin ko ở Việt Nam thì phải.
-
Anh ui, thế thì rút chân nhang cho thế nào thì đúng cách. Khổ cái, NT ở Miền Trung, kiếm đâu ra loại nhang như Miền Bắc. Hic . Nhang Miền bắc thường thì tên gì vậy anh Thienphu11. ^!^
-
Cóa nghe nói, khai mở luân xa 6,7 thì rất dễ bị ma đạo xâm nhập. Các bác nên chú ý. :)
-
Dạ, vì là thành viên diễn đàn nên cũng có ý thức , trách nhiệm với nơi mình giao lưu, sinh hoạt bác ạ ^!^. Dạ, khi NThông khốn khó, Chú Thiên Sứ chẳng ngại đường sa, cố sức giúp NThông ^!^. Có ân thì báo đáp thôi bác VULONG ạ. Âu cũng là cái duyên. Ai nói bác là thằng điên, đồng bóng thì bác cứ phang nó ạ ^!^. Qủa thật, bác VULONG rất sâu sắc, giỏi về Tử bình. Bác có thời gian, xem giùm Tử bình giúp NT với ạ ^!^.
-
Khi nào tận thế hẵn hay ạ bác VULONG. Bây giờ thì lo kiếm cơm,, manh áo, chẳng buồn để ý đến chuyện tận thế. ^!^
-
Khổ thân các bác, thiếu gì diễn đàn tranh luận đa đảng, đa tình. Diễn đàn lý học này cấm chính trị thì các bác lại cứ phang vào^^.