Như Thông

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    889
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Như Thông

  1. Đại tướng Nga khẳng định thúc đẩy hợp tác với VN Ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu Hội đồng An ninh Liên bang Nga sang thăm và làm việc tại Nha Trang (Khánh Hòa). >> Thư ký Ủy ban An ninh Liên bang Nga thăm Việt Nam Đại tướng Nicolai Platonovich Patrushev khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai nước. Tại buổi đón tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Liên bang Nga là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Việt Nam đặc biệt coi trọng và thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với Liên bang Nga trên các lĩnh vực, đồng thời mong muốn và nỗ lực làm hết sức mình để cùng với Chính phủ Liên bang Nga thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định sự ủng hộ các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên và đề nghị Liên bang Nga hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ, khoa học kỹ thuật, cung cấp thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực an ninh… Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đề nghị hai bên phối hợp tốt để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Liên bang Nga V. Putin sang thăm Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị chu đáo một số văn kiện quan trọng hợp tác giữa hai nước được ký kết trong chuyến thăm. Đại tướng N.P. Patrushev bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đồng thời khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai nước Liên bang Nga và Việt Nam. Đại tướng N.P. Patrushev cho rằng, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo hai nước thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các quan hệ của hai nước là đối tác chiến lược của nhau, mong muốn tiếp tục phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giữa hai nước. PHILIPPIN CÓ MỸ, VIỆT NAM CÓ NGA. CÁC CỤ NHÀ TA THỜI BÌNH THÌ CỨ PHÈ PHÈ. NHƯNG THỜI CHIẾN THÌ CÁC CỤ KHÉO LẮM ĐẤY NHÁ. CHẮC CŨNG CHẲNG CẦN LÊN QUẺ LÊN QIẾC GÌ ĐÂU. THẾ CUỘC NÀY CHẮC KHÔNG XẨY RA CHIẾN TRANH.
  2. Ngày xưa khác, thời thế bây giờ khác anh à. Hiện tại, Việt Nam thì bên trong lạm phát , tham nhũng, thâm hụt ngân sách... tăng cao. Bên ngoài thì cướp biển lăm le. Trang bị vũ khí Hải Quân thì vài năm nữa mới có một chút thực lực đầy đủ. Tôi cho rằng, quyết sách của Đảng và Nhà nước theo đường lối hiện nay là đúng đắn. Dù rằng, đọc mấy bài trên mạng tôi cũng điên tiết lên. Đẩy lòng dân đến mức căm phẩn kẻ thù, yêu nước tột độ thì sợ gì mà không chiến thắng cái đám cướp biển.
  3. TRUNG QUỐC LẠI CẮT CÁP TÀU VIỆT NAM Tàu Viking 02 đã phát pháo hiệu cảnh cáo song các tàu này vẫn lao vào, thiết bị cắt cáp chuyên dụng của tàu cá 6226 mắc vào cáp của Viking 02 khiến tàu thăm dò của Việt Nam không thể hoạt động bình thường. Hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng một số tàu cá khác sau đó đã tiến vào để giải cứu tàu 6226. Cho biết khu vực xảy ra sự việc (lô 136/03 nằm ở 6o47,5 Bắc, 109o17,5 Đông) nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, bà Nga nhận định hành động này của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là có chủ ý, có tính toán và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam. "Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhận định các sự việc trên cho thấy rõ ý đồ của Trung Quốc muốn biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, hiện thực hóa chính sách đường 9 đoạn – đường lưỡi bò. Bà Nga nhấn mạnh những điều này “đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được”. Người phát ngôn Việt Nam cũng cho biết ngay chiều 9/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc để bày tỏ thái độ và làm rõ lập trường của phía Việt Nam về sự việc trên. Đáng nói là sự việc diễn sau chỉ một thời gian ngắn sau vụ việc các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 cũng của PetroVietnam sáng 26/5. Khi bình luận về việc cắt cáp tàu Bình Minh 02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nói đó là việc làm "bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc". Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới". Trong khi đó, chưa đầy 4 tháng qua, Philippines đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines. Website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị tấn công Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cũng xác nhận việc website của một số cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao bị hacker tấn công. Website của Trung tâm biên phiên dịch đã bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này rất khó truy cập. NHÌN SẮC DIỆN BÀ NGA BUỒN NGỦ THẤY CHÁN QUÁ. KHÔNG SẮC LẼM NHƯ CON MẸ NGOẠI GIAO KHU DƯƠNG ( KHƯƠNG DU).
  4. THÊM MẤY CÁI RIA RIA PHÍA TRƯỚC THÌ BẢO TÀNG NÀY NHÌN GIỐNG CÁI VƯƠNG NIỆM CỦA BẠO CHÚA TẦN THỦY HOÀNG .
  5. (Dân trí) - Mới đi vào hoạt động (tháng 10/2010) nhưng Bảo tàng Hà Nội đã có những dấu hiệu xuống cấp như thấm nước, hiện vật trưng bày hư hỏng, “ế” khách… Bảo tàng sẽ được đầu tư thêm 760 tỷ đồng để hoàn thiện, nâng tổng mức đầu tư lên 2.800 tỷ đồng. >> Khánh thành Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam Chiều ngày 7/6, Sở Xây dựng và Văn hóa Hà Nội cho biết phản ánh của dự luận về những sự xuống cấp hiện vật và hiện tượng thấm nước ở Bảo tàng Hà Nội là có thật song đã những khắc phục kịp thời. Do bảo tàng còn thời gian bảo hành (24 tháng) nên một số hạng mục Tổng thầu Vinaconex phải chịu trách nhiệm. Được đánh giá cao về chất lượng nhưng vẫn tràn nước, bong rộp… Trưởng Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội Đồng Huyền Ngọc cho biết, công trình Bảo tàng Hà Nội đã được hoàn thành theo đúng tiến độ yêu cầu và được đánh giá cao không chỉ về mặt kỹ thuật - mỹ thuật mà cả về chất lượng, hiện đang trong giai đoạn bảo trì, bảo hành và khai thác sử dụng Theo ông Huyền Ngọc, hiện tượng tràn, đọng nước, bong rộp ở bảo tàng liên quan đến bảo hành, bảo trì. “Thời gian vận hành, tại một khu vệ sinh ở tầng 2, có một van nước bị rò rỉ dẫn đến việc có nước thấm xuống sàn phòng kỹ thuật tại tầng hầm 2 và làm hộp kỹ thuật bị ẩm”, ông Ngọc nói. Cũng thời gian trên đã phát hiện sự cố tràn nước ở hố thang máy công trình. Ngoài ra, tại vị trí lối lên của cầu thang lõi tròn tầng 1 có một khoảng tròn tại sàn epoxy bị bong rộp, đường kính khoảng 20cm (tổng diện tích lát nền khoảng hơn 40.000m2 và gần 600m2 sàn epoxy). “Chúng tôi đã phối hợp với Vinaconex tìm nguyên nhân và đã khắc phục xong hiện tượng nước tràn, bong rộp ở bảo tàng”, ông Ngọc nói thêm. Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội - cho hay việc mẫu vật chim xả đầu đen đang trưng bày bị xuống cấp nghiêm trọng là có thật. “Nguyên nhân là do thời tiết có độ ẩm cao, tạo nấm mốc gây hư hại hiện vật”, ông Hùng phân tích. Theo ông Hùng việc này đã được xử lý kịp thời ngay vào tháng 3/2011. Bảo tàng đã phối hợp với Viện bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa để kiểm tra bảo quản thường xuyên đối với toàn bộ hiện vật thuộc chủ đề thiên nhiên đang lưu giữ trưng bày tại bảo tàng. Về việc bảo tàng vắng khách, đóng cửa sớm, ông Hùng cho hay do phần trưng bày của bảo tàng chưa hoàn thành nên không hấp dẫn người tham quan. Tuy nhiên, tính từ ngày khánh thành đến nay, bảo tàng cũng đã đón hơn 600 ngàn lượt khách. Năm 2014, bảo tàng sẽ đủ hiện vật trưng bày Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, đến nay mức đầu tư vào công trình Bảo tàng Hà Nội là 2.003 tỷ đồng. “Để hoàn tất việc trưng bày, bảo tàng cần thêm khoảng 760 tỷ đồng”, ông Dục nói. Như vậy tổng mức đầu tư cho công trình này lên đến gần 2.800 tỷ đồng. Giám đốc bảo tàng Nguyễn Văn Hùng cho biết thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật theo yêu cầu của đề cương kịch bản, thiết kế trưng bày; hoàn thành hai chuyên đề: “Hà Nội thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20” và “Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” vào dịp Quốc khánh 2/9/2011. Việc thực hiện thiết kế chi tiết nội dung trưng bày của bảo tàng đã trình lãnh đạo thành phố. Đại diện Sở Xây dựng cho biết ở trong nước chưa có đơn vị đủ năng lực làm trưng bày hiện vật trong bảo tàng nên công việc này sẽ thuê người nước ngoài. Theo ông Dục, phải đến năm 2014 mới lấp đầy được các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Do vậy, từ nay tới lúc hoàn thành, việc trưng bày chỉ mang tính tạm thời. BỐ NÀO BÂY GIỜ LÊN THÔNG TIN TOÀN LÀ THIẾU NGÀN TỶ, CHỤC NGÀN TỶ. HÈN GÌ ĐẾN BÂY GIỜ DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH LÀ PHẢI. MÀ CÁI THẰNG NÀO LẬP DỰ TOÁN NGU NHU BÒ THẾ.
  6. Trình độ IT của bọn Tàu thuộc hàng khủng. Bọn nó đã từng mò tới trang của Bộ Quốc Phòng, CIA. Thời gian vừa qua chỉ là IT cắc ké của tụi nó thôi. Vậy mà cũng hơn 200 trang web VN ra đi. ((. Còn tụi hàng khủng nó chưa ra tay đâu.Thích câu nói của Hacker Việt Nam: “Ai có súng dùng súng…ai có gươm dùng gươm…tôi không có những thứ đó, chỉ biết dùng bàn phím tấn công”.
  7. Bài giới thiệu bản thân rất hoành tráng và lịch sự. Chúc anh Quốc Huy sinh hoạt trên diễn đàn vui vẻ và bổ ích.
  8. 70 nghìn tỷ đồng chứ không phải 70 tỷ đâu nhá.
  9. Chị Will nói đúng, câu chuyện trên có thể tính hiệu quả phong thủy chổ nào đâu.
  10. Lúc trước đọc những thông tin trên mạng, có những suy nghỉ sai về Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Thời gian gần đây, những phát biểu khôn khéo, mạnh mẽ của ông thì lại thấy Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đúng là con nhà danh tướng. Mong là ông luôn giữ bản chất của vị tướng lĩnh chứ đừng như mấy ông khác, nói một đường làm một nẻo.
  11. Chưa chắc như chú nói đâu. Hacker Việt Nam đang đấu nhau với Hacker Trung Quốc. Hai bên hack nhau tùm lum. Vậy đề nghị BQT cần có biện pháp đề phòng sân nhà cẩn trọng hơn. Kính báo.
  12. "Tôi khẳng định: Hồ Gươm có nhiều "con" rùa nhưng "cụ" rùa thì có từ 2 đến 6" - ông Tuấn Anh khẳng định. TIN BÀI KHÁC Dũng "khùng" về lại ghế nóng thay Trần Tiến Dân run rẩy kể chuyện 'ác thú' tấn công Jennifer Phạm xuất hiện cùng "người mới"? Rợn người thực phẩm đầy giòi bọ chờ lên mâm Lại tung clip nữ sinh đánh bạn trong lớp Trong quá trình lai dẫn rùa hồ Gươm vào bể thông minh dưới chân Tháp rùa, đoàn lai dẫn đã phát hiện thêm một số cá thể rùa mới, có kích thước và hình dáng khá gần với rùa hồ Gươm đang được chữa trị. Một số cho rằng những cá thể rùa đó là hậu duệ của "cụ". Một số lại cho rằng, những cá thể rùa đó có thể được ai đó thả vào nhưng vì ít khi nổi trên mặt nước nên không ai biết. Trước những luồng ý kiến trái chiều này, "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh có những ý kiến riêng. Là người theo dõi khá sát quá trình dẫn dắt rùa vào bệnh viện dã chiến để chữa bệnh, ông có nhận xét gì về việc lai dẫn rùa vào tháp một cách thành công ngoài dự tính vừa qua? - Theo quan điểm của cá nhân tôi thì rùa hồ Gươm đã là biểu tượng văn hóa sống của Hà Nội và của cả dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, không thể để một biểu tượng văn hóa sống mình mẩy lở loét và ở trong môi trường ô nhiễm, bẩn thỉu được. Rùa phải khỏe mạnh, sống khoáng đạt với tự nhiên trong môi trường sạch sẽ với vẻ đẹp tự nhiên của nó. Do đó, việc bắt rùa lên cho vào bể này bể nọ, đó chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi không đặt nặng vấn đề lai dẫn như thế nào, cứu chữa ra sao. Mục đích cuối cùng vẫn là làm sao duy trì sự sống cho rùa lâu dài. Về cá thể rùa mới phát hiện trong lần lai dẫn vừa rồi. Ông có ý kiến gì ? - Tôi khẳng định: Hồ Gươm có nhiều "con" rùa nhưng "cụ" rùa thì có từ 2 đến 6. Còn trong số các cá thể rùa này, chúng có cùng loài với nhau hay không, tôi không dám khẳng định. Nói như thế có nghĩa là ông tán thành ý kiến của GS Hà Đình Đức rằng trong hồ Gươm chỉ có một cá thể rùa mai mềm duy nhất? - Tôi không đồng ý cũng không phản đối. Tôi chỉ nói rằng ở đó có hai cá thể rùa lớn. Nhiều hơn thì khoảng sáu. Nhưng tôi không khẳng định chúng cùng loài hay khác loài, chuyện đó hãy để các nhà chuyên môn xác định và lên tiếng. Nhưng sau khi tìm thấy cá thể rùa có nhiều đặc điểm giống với rùa Hồ Gươm, nhiều người đã cho rằng những cá thể mới này chính là hậu duệ của "cụ". Theo ông, điều này có xác xuất bao nhiêu phần trăm? - Đến bây giờ ông Hà Đình Đức vẫn xác định là chỉ có một cá thể rùa Hồ Gươm duy nhất. Nếu nói như trên thì có nghĩa là ông Đức đã nói sai. Với tôi thì ai đúng, ai sai không quan trọng. Tôi không phủ nhận chuyện có thể rùa Hồ Gươm phối giống với một loại rùa nào đó để tạo ra các thế hệ hậu duệ sau này, nhưng bây giờ chúng ta mới phát hiện ra. Còn về xác xuất của việc những cụ rùa mới phát hiện ra có thể là hậu duệ của cụ rùa Hồ Gươm đang được chữa trị thì xác xuất không cao, chỉ 10% thôi. Cho nên có thể ý kiến của ông Hà Đình Đức có thể đúng, chưa hẳn đã sai đâu. GS Hà Đình Đức từng cho rằng, cụ rùa Hồ Gươm có thể được thả vào Hồ Gươm từ thời Lê Lợi. Là nhà nghiên cứu về lý học phương Đông - gắn liền với lịch sử, ông suy nghĩ gì về ý kiến này? - Chúng ta nên đi sâu vào câu chuyện một chút! Truyền thuyết xưa kể lại rằng: khi vua Lê Lợi dong thuyền đến hồ Gươm thì có một rùa vàng lớn nổi lên, tôi không nói là thần Kim Quy. Vậy thì nội cụm từ "rùa vàng lớn" cũng đã cho ta thấy một tín hiệu về thời gian, ít nhất là cá thể rùa này cũng đã sống ở đây vài trăm năm rồi. Không thể là một con rùa con mới thả mà lại ngậm thanh gươm từ tay vua được. Vì gươm thì rất nặng và một con rùa con không thể ngậm nổi. Vậy, nếu lời của ông Hà Đình Đức là đúng thì trước đó người ta phải rước cụ từ đâu thả vào đấy và tuổi đời của cụ rùa lớn lúc đó cũng phải vài trăm năm. Tính đến nay nữa thì nữa cũng phải hơn 800 tuổi rồi. Trong khi đó, hồi còn nhỏ tôi đã nhìn thấy trong lòng Hồ Gươm có tới 3 - 4 cá thể rùa lớn. Theo Việt sử thì từ ngày xưa, hơn 2.000 năm trước Công nguyên, người Việt cổ đã dùng một mai rùa lớn để khắc chữ Khoa Đẩu. Có nghĩa, từ ngàn xưa rùa đã là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt. Cho đến bây giờ hình ảnh con rùa vẫn rất gắn bó với đời sống người dân Việt như hình ảnh con rùa đội hạc trong đình, rùa đội bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám... Do đó, nếu rùa là một linh vật được thả trong hồ là chuyện đương nhiên của ông cha ta xưa. Ngay trong nhà ở, vì lý do phong thủy, người cũng có thể thả rùa. Do vậy, khả năng người xưa thả rùa vào Hồ Gươm để cầu mong một điều gì đó là có thể xảy ra, nhất là những loài rùa quý hiếm mang tính biểu tượng văn hóa. (Theo Giadinh.net)
  13. Truyền tải câu thần chú này. Công đức và phước báu chị Wild được hưởng không phải nhỏ. Xin chúc mừng chị Wild.
  14. Thế giới dạo này nói phét và nói láo nhiều quá.
  15. Mất số chắc mất vợ luôn quá.
  16. Từ từ chút a Cóc. Để các bác xem lại sách vở chút.
  17. Tại Mỹ, giáo trình mà cựu sinh viên chuyên Toán Tổng hợp Nguyễn Thế Trung quyết định “nhập khẩu” chỉ có 100-200 sinh viên được học mỗi năm, 16 người thi chỉ 1 người được chọn học, mức học phí thuộc hàng “khủng” là 36.000 USD/năm. Nguyễn Thế Trung Mua một giáo trình với giá “triệu đô” Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ DTT vừa bước qua tuổi 30, nhưng đã quản lý một công ty với 200 nhân viên, với các chi nhánh và liên doanh toàn cầu tại Mỹ, Singapore và Đan Mạch. Từng rất thành công trong “kinh doanh các giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin”, đoạt hai giải Sao Khuê về xuất khẩu phần mềm năm 2007, song thương vụ “đình đám” nhất của anh lại là dám nhập khẩu giáo trình “triệu đô” của Đại học Carnegie Mellon - Đại học về công nghệ thông tin hàng đầu tại Mỹ. Đây là bộ giáo trình về kỹ nghệ phần mềm được thiết kế dựa trên thực tiễn kinh doanh của các công ty toàn cầu như HP, Google, Microsoft, Boeing... Tại Mỹ, giáo trình này chỉ có 100-200 sinh viên được học mỗi năm, 16 người thi chỉ 1 người được chọn học, mức học phí thuộc hàng “khủng” là 36.000 USD/năm. Giá của giáo trình lên tới 8 con số, tính theo đôla Mỹ. Và mặc dù, nhờ có sự hỗ trợ của hãng Boeing, thông qua liên hiệp SEG Vietnam, DTT đã mua được giáo trình này với mức giá “hữu nghị” hơn, song nó cũng là một khoản đầu tư tiền triệu. Ít người biết được, để có tiền nhập giáo trình đúng thời hạn, Trung đã phải làm nhiều cách, trong đó, có cả việc thế chấp tài sản gia đình. Nguyễn Thế Trung vốn là dân chuyên Toán Tổng hợp Hà Nội, từng giành giải nhì Toán quốc tế năm 1995, tại Canada. Năm 1996, anh sang Úc học công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ Sydney, theo học bổng toàn phần của Chính phủ Úc. Tại đây, năm thứ 4, mặc dù chưa tốt nghiệp, Trung đã làm giám đốc kinh doanh cho một công ty của Úc với mức lương 70.000 đôla Úc/năm, quản lý nhiều nhân viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... Chấp nhận mạo hiểm cho… điều muốn thấy Chấp nhận mạo hiểm, Trung bảo, vì anh muốn thấy các bạn sinh viên có đam mê có được cơ hội học với giáo trình tốt nhất, để khi ra trường các bạn có thể làm việc ở bất kỳ đâu trên Trái đất này, góp phần tạo ra một nguồn nhân lực phần mềm chất lượng cao cho Việt Nam. Thời điểm đó, kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, hoạt động đầu tư, nói chung, không được ủng hộ của các ngân hàng. Các doanh nghiệp phải tự “bơi”. “Nhưng tôi quyết không bỏ lỡ, dù biết đầu tư sẽ có thể rủi ro. Bởi vì tôi muốn chúng ta sẽ thành công cả trong “kinh doanh tri thức” - Trung nói. Ý tưởng như một cái cây Sẵn sàng “đặt cược” để mang “cái mới” về Việt Nam, nhưng Trung quan niệm, ý tưởng như một cái cây, phải nảy mầm từ mảnh đất hiện thực. Không thể lấy cây của người khác đã lớn, rồi đem về trồng trên mảnh đất của mình. “Tôi thường bắt đầu suy nghĩ và nghiên cứu thông tin, trải qua quá trình “công phá não”, kỹ nghệ hóa tri thức thành một chiến lược, chứ không phải hình thành ý tưởng theo kiểu bất chợt”. Triết lý của Nguyễn Thế Trung khá đơn giản: "Luôn mở rộng đường chân trời, cộng tác toàn cầu, làm việc hết sức mình và chỉ làm những việc mà tôi cho là đúng...". Theo Sinh Viên Việt Nam. Như Thông thật là ngưỡng mộ anh Nguyễn Thế Trung,một mẫu người dám nghĩ dám làm.
  18. Dạo này xuất hiện các vị Thánh tiên tri nhiều quá. Từ Thánh Tây cho đến Thánh Việt Nam.. Nhật Bản bị thiên tai, chết luôn cả mấy chục ngàn người, có thấy vị Thánh nào báo trước 1 ngày cũng đỡ. Bốc phét vừa thôi.
  19. Tin này từ năm 2009 rồi. Hồi sáng NT lên coi mấy cái dự án phần mềm, nên vô tình biết. Anh Thế Trung giỏi quá.
  20. Chỉ nghe ông VTK là Tiến sĩ nhưng chẳng biết là Tiến sĩ chuyên ngành gì. Hổng lẽ tiến sĩ tâm linh.
  21. Thánh nhân nhất thiết phải nằm trong Bộ chính trị. Còn không thì chỉ là Thành nhân thôi. Khỏi đón chi mệt.
  22. Tui cũng nghi ngờ đến cái bằng Tiến sĩ của ông này.
  23. Đọc cái bài này đi các bác. Cứ tự sướng VN là trùm thế giới. Tìm 20 DN Việt Nam không mua nổi cái ốc vít Ôi, đã 20 năm rồi mà vẫn chưa sản xuất ra nổi cái đinh vít đáp ứng đúng tiêu chuẩn quốc tế. Phải chăng chúng ta đang có tinh thần "tự sướng - AQ" cao nhất thế giới. Trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài. Việt Nam có 18 ngành hàng xuất khẩu tỷ đô, trong đó dệt may, da giày, điện tử được coi là thành công nhất. Song theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sự thành công này dường như rất mong manh khi năng lực cạnh tranh đang ở mức rất thấp. Năng lực cạnh tranh "hạng bét" dù nhất xuất khẩu Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu 3 ngành dệt may, thủy sản và điện tử do CIEM công bố hôm 19/4 đã cho thấy, phía sau ánh hào quang rực rỡ của thành tích đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, 3 nhóm ngành chủ lực này đang đối mặt với một thực tế trần trụi là năng lực cạnh tranh kém. Hầu hết, các ngành "thắng" được trên thị trường quốc tế những năm qua là dựa trên một bệ đỡ các ưu đãi của Nhà nước, lợi thế truyền thống nhân công rẻ và khai thác tài nguyên. Đến nay, trong WTO, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ là nguồn dinh dưỡng có hạn và các điều kiện "giá rẻ" và "có sẵn" kia đã mất dần ưu thế. Trong khi bản thân các doanh nghiệp vẫn dậm chân làm gia công, lắp ráp và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD nhưng thực chất, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp nên hiệu quả kinh doanh chung 3 ngành này là thấp. Hàng điện tử VN chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc (ảnh Phạm Huyền) Điển hình nhất cho mô hình gia công từng thịnh vượng ở 10-20 năm trước là phải nói tới dệt may và điện tử. Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM, có đến 70% doanh nghiệp dệt may làm gia công và 60% doanh nghiệp làm trực tiếp sản xuất - xuất khẩu song 100% doanh nghiệp đều phải nhập khẩu nguyên liệu. Bất lợi ở chỗ, nguyên phụ liệu lại chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí hình thành giá sản phẩm dệt may nên mỗi khi giá nguyên liệu tăng đã làm cho ngành này mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng là ngành có năng suất lao động thấp nhất trong 3 ngành được điều tra. Bà Tuệ Anh nêu ví dụ, công ty may Esquel Việt Nam là một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông đã nhập gần như 100% các nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Lý do là nguồn phụ liệu trong nước không đáp ứng nổi. Chẳng hạn như chỉ may, Việt Nam đã làm được nhưng các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đều cho rằng vẫn chưa đáp ứng chất lượng. Năng suất lao động của Esquel tại Việt Nam được đơn vị này trả lời là thấp hơn năng suất lao động tại Trung Quốc. Bà Nguyễn Minh Thảo, chuyên viên Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM nghiên cứu về ngành điện tử cho biết, doanh nghiệp điện tử xuất khẩu chủ yếu lại là FDI và cũng hầu hết dừng lại ở mức lắp ráp. Bà Thảo kể, trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài. Tuy tốc độ xuất khẩu của ngành điện tử này tăng cao nhưng không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Một chiến lược kinh doanh dựa trên mô hình gia công và tận dụng giá rẻ như vậy đã lạc hậu hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh yếu kém bắt đầu từ chính những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu đầy năng động hiện nay, những lỗ hổng đó càng bị khoét rộng ra bởi các khó khăn khách quan. 7 rào cản từ môi trường kinh doanh Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu này, đang có 7 rào cản đáng lo ngại. Đáng chú ý nhất là việc thiếu vốn và công nghệ. Khi đó, các doanh nghiệp bị rơi vào một vòng luẩn quẩn: không có vốn, không đầu tư công nghệ thì thiếu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kéo theo làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và từ đó, giảm lợi nhuận, hiệu quả thấp. Kết cục là doanh nghiệp lại khó giữ thị phần của mình. Kế đến là vấn đề lao động. Các doanh nghiệp đang thiếu lao động cả số lượng và chất lượng. Theo khảo sát của bà Thảo, năm 2010, công ty Intel dự kiến sẽ tuyển 3.000 lao động nhưng rồi qua 50 trường đại học, họ chỉ tuyển được 40 người. Ở ngành thủy sản, ông Lưu Minh Đức, chuyên viên Ban này cho biết, ngành thâm dụng lao động lớn và đang thiếu lao động nghiêm trọng. Chưa đến 50% các doanh nghiệp thủy sản hài lòng về chất lượng của lao động, kể cả đã qua đào tạo. Bên cạnh đó, chi phí năng lượng gia tăng như giá điện, xăng dầu... đang trở thành một áp lực lớn khiến lợi thế nhân công rẻ cũng không đủ bù đắp cho doanh nghiệp nếu muốn giá thành sản phẩm thấp đi. Một rào cản khác là các vấn đề chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng vẫn hạn chế. Các doanh nghiệp "sợ" nhất là điện bị cắt nhiều. Giai đoạn năm 2006-2009, kinh tế vĩ mô lại thiếu ổn định, lạm phát và thâm hụt thưuơng mại. Ngoài ra, ở từng ngành, các yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã được nhóm nghiên cứu chỉ rõ như chính sách thuế, thủ tục hải quan vẫn mất thời gian, vấn đế tỷ giá, tín dụng, tiếp cận đất đai... Đáng lo ngại là, cùng với những khó khăn mới nảy sinh trong điều kiện Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập, đã có một số doanh nghiệp muốn cắt giảm hoạt động lắp ráp xuất khẩu mà có xu hướng nhập khẩu để phân phối cho thị trường nội địa. Một số doanh nghiệp xuất khẩu FDI chuyển sang nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thay vì nhập linh kiện về lắp ráp. Theo nhóm nghiên cứu, hướng giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu trước tiên phải bắt đầu từ việc cắt giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện tối đa phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hình thành cụm ngành và mạng lưới liên kết sản xuất. Đặc biệt, các chính sách phát triển ngành hàng chủ lực cần nâng lên một nấc thang mới bằng việc xây dựng các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu xuất khẩu. Link: http://vef.vn/2011-04-20-tim-20-dn-v...noi-cai-oc-vit
  24. Há há. Gởi bài của anh Trung Nhân lên VietNamNet đi chú Thiên Sứ ơi.
  25. Có cái cột mà ăn nhằm gì. Nguyên cái thành cổ xưa giờ thành cái lò gạch thì mới máu chứ.