-
Số nội dung
889 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Như Thông
-
Tìm ra loại hạt phá vỡ giới hạn tốc độ ánh sáng? Thành Luân - Theo MaskOnlineThứ hai, 26/9/2011, 17:0 Các nhà nghiên cứu tại Châu Âu vừa công bố một tin chấn động thế giới khoa học - Họ phát hiện ra hạt neutrino di chuyển nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Các nhà khoa học tại thành phố Gran Sasso sẽ tiết lộ bằng chứng về khả năng đưa vật chất đi ngược thời gian, xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ, hiện tại và tương lai và quy luật nhân quả. Kết quả này sẽ được công bố tại chuyên đề nghiên cứu của CERN (Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu), cùng lúc với việc công bố văn bản nghiên cứu mô tả lại quá trình thí nghiệm. Các nhà khoa học thử nghiệm tính thời gian đến của hạt neutrino bắn từ CERN đến Gran Sasso với hành trình xuyên Trái Đất có độ dài 730km. Một luồng sáng mất 2,4 mili giây để kết thúc quãng đường này, nhưng sau 3 năm thí nghiệm và tính toán thời gian bay của 15.000 hạt neutrino, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng hạt này đến Gran Sasso sớm hơn so với ánh sáng 1 khoảng thời gian là 60 phần tỷ giây, với sai số cộng trừ 10 phần tỷ giây.Điều này chứng tỏ hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng khoảng 20 phần triệu. Tốc độ ánh sáng là 299.792.358 m/giây còn tốc độ của neutrino có lẽ vào khoảng 299.798.454 m/giây. Anotonio Ereditato, người phát ngôn của CERN phát biểu –“Chúng tôi rất sửng sốt với kết quả này, nhưng nó vẫn cần được nhiều người khác công nhận. Khi mà bạn thu được những kết quả như vậy, cần phải chắc chắn rằng không được có sai sót nào xảy ra. Chúng tôi dành nhiều tháng để kiểm tra nhiều lần, nhưng không hề tìm ra lỗi. Nếu có hiệu ứng nào đó tác động vào, hẳn nó phải là một hiệu ứng cực kỳ khó phát hiện bởi chúng tôi đủ khả năng để loại bỏ những sai sót thông thường”. Nhóm nghiên cứu này hy vọng rằng các nhà vật lý khác sẽ nghiên cứu cẩn thận kết quả và tìm ra được sai sót trong cách đo đạc, tính toán hoặc chứng minh bằng thí nghiệm riêng của họ. Theo Subir Sarkar, trưởng khoa lý thuyết hạt nhân của Đại Học Oxford –“Nếu thí nghiệm này đúng, đây sẽ là một sự kiện cực kỳ lớn bởi không một ai có thể ngờ tới điều này. Tính bất biến của tốc độ ánh sáng giúp chúng ta hình thành khái niệm về không gian và thời gian, và chứng minh rằng hành động xảy ra trước kết quả. Cho dù chỉ vượt trên tốc độ ánh sáng một con số cực nhỏ, nhưng kết quả thu được đã thu hút sự tò mò của nhiều người. Trong vật lý, một phát hiện được công nhận nếu kết quả mới khác biệt so với kết quả cũ nhiều hơn 5 chữ số, hoặc nhỏ hơn 1 phần triệu. Thí nghiệm tại Gran Sasso cho kết quả lệch 6 con số. Erediatio cho rằng chưa thể công nhận hoàn toàn phát hiện này của nhóm nghiên cứu, bởi đây là một thuyết quá căn bản –“Đối với một vấn đề cực kỳ căn bản, cần phải kiểm chứng rất thân trọng”. Alan Kosstelecky, một chuyên gia tại Đại Học Inidiana cho rằng khi mà các nhà vật lý chưa công nhận kết quả này, đây vẫn là một chủ đề rất đáng nói -“Đây là một kết quả quá nhạy cảm đến nỗi khó có thể chấp nhận, nhưng vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý”. Một trong những lý thuyết mà Kostelecky và các nghiên cứu sinh đã đặt ra vào năm 1985 dự đoán rằng neutrino có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng bằng cách tương tác với một trường chưa rõ trong chân không. “Với điều kiện này, tốc độ giới hạn không hẳn đã là tốc độ của ánh sáng. Có thể tốc độ của neutrino mới là giới hạn, và ánh sáng di chuyển chậm hơn nó”. “Nếu điều này được công nhận, đây chính là viên đá đầu tiên phá vỡ cấu trúc vật lý mà chúng ta từng biết đến, và cho chúng ta manh mối để xây dựng lên một thuyết hoàn chỉnh”. Heinrich Paes, một nhà vật lý tại Đại Học Dortmund đã theo đuổi một thuyết khác có thể giải thích cho hiện tượng này. Các hạt neutrino có thể đã đi đường tắt qua không gian-thời gian trong khi di chuyển từ Cern tới Gran Sasso qua những chiều khác –“Điều này có thể giải thích tại sao một hạt có vẻ di chuyển nhanh hơn ánh sáng, trong khi sự thực không phải vậy”. 2 nhóm thí nghiệm mang tên T2K tại Nhật và MINOS tại Chicago, nước Mỹ đang chuẩn bị xác nhận phát kiến này. Một thí nghiệm của nhóm MINOS vào năm 2007 đã tìm ra dấu vết cho thấy neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng, nhưng chưa chính thức công nhận điều này.
-
Chưa có vốn từ trung ương cho công trình tượng đài Mẹ VNAH Thứ Ba, 27/09/2011 07:16 Vì sao phải đầu tư 411 tỉ đồng xây tượng? 411 tỷ đồng dựng tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (TT&VH) - Tại cuộc họp báo Chính phủ 26/9, trả lời câu hỏi của báo chí về dự án xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, việc xây dựng công trình này cũng như nhiều công trình có ý nghĩa lịch sử, giáo dục khác là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tiến hành dự án phải đúng theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.Bộ trưởng khẳng định, trong điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ chỉ đạo xem xét các dự án trên tinh thần thắt chặt đầu tư công, nguồn vốn trung ương hiện cần tập trung cho các công trình thực sự cấp bách, mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, không riêng chỉ công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều công trình khác cũng phải được cân nhắc, bố trí hợp lý. Ở thời điểm hiện nay chưa có vốn từ trung ương để bố trí cho công trình. HE HE. THANK YOU CHÍNH PHỦ. PHEN NÀY MẤT 10% RỒI NHÉ CÁC BÁC. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51); font-family: Arial;">
-
Hai bộ tranh cãi nảy lửa chuyện giảm giá xăng dầu (VEF.VN) – Bộ Công thương kêu hệ thống phân phối xăng dầu sắp võ vì lỗ quá lâu rồi và cho rằng không nên giảm giá xăng như vừa rồi. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính rất không hài lòng trước giải trình lỗ, lãi của Petrolimex. Cuộc hội thảo về điều hành cơ chế giá xăng dầu sáng nay 20/9 do Bộ trưởng bộ Tài chính chủ trì đã "nổ" ra một cuộc tranh luận hết sức căng thẳng về lãi lỗ hay sự tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cơ chế kinh doanh xăng dầu chứa đựng quá nhiều mẫu thuẫn, bất đồng ngay cả về quan điểm giữa doanh nghiệp, giữa lãnh đạo bộ tài chính và lãnh đạo bộ công thương và giữa các chuyên gia kinh tế. Bộ trưởng "tù mù" trước chuyện lỗ của Petrolimex Cao trào của cuộc tranh luận này là câu chuyện giảm giá xăng dầu vừa qua, đặc biệt là chuyện lãi lỗ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Phải nói rằng, có 2 cách nhìn khá trái ngược nhau giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương ở vấn đề này. Thông tin chính thức từ ông Bùi Ngọc Bảo cho hay, 8 tháng đầu năm, Petrolimex đã lỗ 1.800 tỷ. Nếu cơ chế tiếp tục như hiện nay thì tới tháng 9 thì còn lỗ tới 2.000 tỷ đồng. Nếu tính cả bù lãi suất thì mức lỗ là hơn 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, để vị TGĐ Petrolimex "chốt" lại trước cuộc họp về các con số này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ gần như hỏi dồn, hỏi vặn vị TGĐ này. Ông Huệ có ít nhất 3-4 lần ngắt lời diễn giải về cơ chế xăng dầu của ông Bùi Ngọc Bảo và tỏ ra rất sốt ruột khi ông Bảo cắt nghĩa chi tiết cụ thể về sự chi phối của các chi phí định mức hiện nay. Bộ trưởng Tài chính liên tục nhấn mạnh: "Từ đầu năm đến nay, Petrolimex lỗ như thế nào mà sao IPO lại công bố lãi? Đề nghị anh Bảo nói rõ lỗ xăng bao nhiêu, lỗ dầu bao nhiêu. Tôi muốn biết lỗ, lãi thực tế của doanh nghiệp chứ không phụ thuộc vào bảng giá cơ sở của Nhà nước, không phụ thuộc vào các qui định về định mức chi phí trong kết cấu giá đầu vào của Nhà nước. Doanh nghiệp phải hạch toán cụ thể lãi, lỗ từng mặt hàng." Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Bảo thì khăng khăng: "Kinh doanh hàng chục năm nay, chúng tôi không tách riêng lời lỗ từng mặt hàng như vậy. Vì đầu vào phân bổ chi phí chung nên không thể tính lỗ ra từng mặt hàng được. Còn khi trình mức trích xả Quỹ là chúng tôi căn cứ vào sản lượng theo qui định. Sản lượng thì tính được". Tuy nhiên, các lý giải của DN này đều không được bộ trưởng Tài chính tỏ ý chấp nhận. Bộ trưởng Huệ cho rằng "nói thế thì Petrolimex xem lại quản trị doanh nghiệp của mình". Ông Huệ cho rằng, DN phải hạch toán được riêng từng mặt hàng, nếu không thì căn cứ vào đâu để xin trích mức Quỹ bình ổn giá. DN kêu lỗ lắm rồi mà tại sao Nhà nước không cho dùng quỹ bình ổn. Nhưng cho như thế nào thì phải có thông tin xác thực thì mới quyết định. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: "DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN dầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân". Đồng chủ trì, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Bộ Công Thương rất sốt ruột với sự trình bày dài dòng của vị TGĐ Petrolimex và cũng không đồng tình với cách hỏi vặn "không đúng thực tế ngành xăng dầu" của bộ trưởng Huệ. Ông Tú bổ sung: "Lỗ thực tế là khác, cao hơn nhiều so với chênh lệch giá cơ sở với giá bán lẻ. Các kết cấu trong bảng giá này đã cũ rỗi, lạc hậu từ 20 năm nay rồi. Hiện nay, chi phí hoa hồng đã chỉ còn có 150 đồng/lít (định mức là 600 đồng), hệ thống sắp vỡ rồi!" Bộ trưởng Tài chính chịu trách nhiệm về giảm giá xăng Liên quan chuyện giảm giá xăng dầu mới đây, ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương), Tổ phó Tổ điều hành giá xăng dầu bày tỏ: "Vừa rồi, nhận quyết định giảm giá 500 đồng/lít xăng, tôi tự hỏi là Bộ Tài chính làm sao vậy? Đang lỗ mà lại cho giảm thì không thể hiểu nổi. Giá cơ sở là do Bộ Tài chính đưa ra, DN tính theo Bộ cho thấy lỗ mà sao lại giảm. Tôi chẳng hiểu điều hành giá kiểu gì? Xem lại pháp lệnh giá, chẳng hiểu Bộ tài chính căn cứ theo điều nào mà lại cho giảm." "Ngay sau đó, một số cây xăng ở miền Tây không bán nữa. Hiện xăng dầu cực khan hiếm. Tình hình này từ giờ cuối năm, nếu với giá này, sẽ vỡ hệ thống phân phối", ông An cho hay. Rồi ông An lại lắc đầu than bức xúc: "Lỗi do con người không do văn bản. Dẫn lại sự tréo ngoe về điều hành giá của bộ Tài chính, ông An than phiền: "Ngày 8/7/2011, Bộ Công thương đề nghị giảm giá, Bộ tài chính không giảm giá. Lúc đó, DN đang lãi 200-300 đồng/lít. Việc lấy mốc 30 ngày hiện đang rất lung tung". Trước số liệu này, bộ trưởng Huệ nói thẳng: "Tại thời điểm đó, theo số liệu cập nhật của hải quan cho thấy, riêng Petrolimex có lãi tới 780 đồng, có chênh lệch dương, đó là chưa kể ngoài chênh lệch 300 đồng/lít định mức. Tôi đã gọi anh Bảo lên có giảm được không, anh Bảo nói giảm được." "Từ khi có quyết định giảm giá, tôi chưa thấy DN nào bảo là không duy trì được. Giảm giá là quyết định đúng. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về việc này.", ông Huệ nhấn mạnh. Ông nói tiếp: "DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN đầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân". Thậm chí, vị bộ trưởng này còn nói gay gắt: Doanh nghiệp nào không nhập được, không tham gia cuộc chơi này thì Bộ Tài chính chấp nhận cho rút. Doanh nghiệp đừng dọa Nhà nước. Con số công bố lỗ lãi như thế, chúng tôi sẽ đi kiểm tra. Nhà nước chỉ bù lỗ do khách quan chứ không bù cho những lỗ do yếu kém của DN gây nên. Theo ông Huệ, chưa thể thả thị trường xăng dầu hoàn toàn như Nghị định 84 từ ngay tới cuối năm. Đặc biệt, việc thị trường hóa này phải tái cấu trúc môi trường cạnh tranh, sòng phẳng, không thể để vị thế như 60% thị phần Petrolimex và cộng với Petro Saigon và PVoil là 90%. Nếu cho DN tự định giá ngay thì ngày mai sẽ ra sao? Ông Huệ nói. Phạm Huyền MONG BỘ TRƯỞNG SỜ GÁY THÊM THẰNG ĐIỆN LỰC, HÀNG KHÔNG, ĐÓNG TÀU NỮA....
-
Tình hình tai nạn giao thông 7 tháng đầu năm Viettinnhanh - Thống kê của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, 7 tháng đầu năm 2011 toàn quốc đã có hơn 12.000 người chết và bị thương. Như vậy trung bình trong vòng 1 ngày có 57 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Trong Lễ phát động tháng an toàn giao thông năm 2011 với chủ đề " Phòng, chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông” do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và công đoàn ngành Giao thông vận tải Việt Nam phối hợp tổ chức đã đưa ra những con số đáng báo động trên. Đã có hơn 12.000 người chết và bị thương trong vòng 7 tháng đầu năm. (Ảnh minh họa) Tổng cục Đường bộ cũng cho biết “Tình hình trật tự an toàn giao thông có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên 7 tháng đầu năm 2011 kết quả kiềm chế và giảm tai nạn giao thông chưa bền vững, số người chết và bị thương vẫn còn ở mức cao và đặc biệt số vụ tai nạn giao thông do xe khách, số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng có xu hướng tăng cao" Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Đường bộ, cả nước đã xảy ra 7.463 vụ, 6.358 người chết, 5.846 người bị thương, so với 7 tháng đầu năm 2010 giảm 90 vụ, nhưng tăng 13 người chết, tăng 139 người bị thương. Cứ 25 phút lại có một người chết hoặc bị thương (Ảnh minh họa) Với mục tiêu kiềm chế tai nạn, thời gian tới Tổng Cục đường bộ Việt Nam sẽ xử lý các vị trí mất an toàn giao thông trên một số tuyến Quốc lộ. Cụ thể, các đoạn đèo dốc nguy hiểm như đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia, đèo Cả, các đèo dốc nguy hiểm trên các quốc lộ vùng Tây Bắc; xử lý dứt điểm trong tháng an toàn giao thông các điểm đen đã phê duyệt đặc biệt ở khu vực đèo Cả, đèo Mang Yang Quốc lộ 19...; bổ sung biển báo đường cong nguy hiểm, gờ giảm tốc và các biển báo khác tại các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 20, Quốc lộ 22B. Đồng thời, các cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm tra, rà soát có phương án xử lý tình trạng mất an toàn giao thông ở các công trình dự án đang quản lý, không để tình trạng mất an toàn giao thông xảy ra trong tháng An toàn giao thông và trong mùa mưa lũ sắp tới. NGAY TẠI VIỆT NAM MÌNH ĐÂY, TIÊN TRI ĐÂU CHO XA XÔI. MỚI CÓ 7 THÁNG MÀ TỚI HƠN 12.000 NGƯỜI CHẾT VÀ BỊ THƯƠNG. GẤP MẤY LẦN CHIẾN TRANH LIBYA.
-
Mẹ Việt Nam anh hùng có cần xây tượng 430 tỷ đồng? Các nhà chuyên môn cho rằng việc xây dựng tượng đài là cần thiết, nhất là tượng ghi công mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng vấn đề đặt ra là tượng đài đó được xây như thế nào để có ý nghĩa trong tâm thức người Việt, chứ không phải thật to lớn. Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, mô hình bằng chất liệu xi măng, có tỉ lệ 1/1. Lớn nhất Đông Nam Á Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007). Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Chính giữa khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con… Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Đông Nam Á. Nói về bản thiết kế và thi công mẫu tượng theo tỉ lệ 1/1, tác giả công trình cho biết: Nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều thấp nhất tại hai đầu vách là 6,8 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m, độ dày nhất tại chân dung là 21,6 m, độ mỏng nhất tại hai đầu vách là 8 m bằng chất liệu granit... Trong lòng khối tượng là Nhà Tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ… Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn hình bán nguyệt có diện tích khoảng 981 m2. Ngoài khối tượng chính, còn có 8 trụ biểu, có chiều cao 9 m, đường kính 1,65 m đặt tại quảng trường phía trước… To lớn mới nói hết cái vĩ đại của mẹ? Lý giải về việc nâng tiền đầu tư nói trên, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Do việc trượt giá và thay đổi thiết kế, chất liệu. Nếu giữ nguyên mức giá cũ đối với phần mỹ thuật thì đơn giá bình quân trên 1 m2 của tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cao 18 m dài cả trăm mét, lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á này chỉ bằng 2/3 đơn giá bình quân của các tượng đài khác”. Theo ông Đinh Gia Thắng: “Do chiều rộng của khuôn viên tượng đài tới 300 m nên tỉ lệ tượng đài chiếm non 1/3. Với biểu tượng này mới có thể nói hết cái vĩ đại của mẹ”. Ông Đinh Gia Thắng thử làm một phép so sánh: “Tượng đài Mẹ tổ quốc đặt trên đồi Mamaev của Nga thiên về chiều cao (cao 150 m), trừ thanh kiếm thì còn khoảng 90 m, còn tượng của Việt Nam thiên về chiều ngang. Nếu phân tích ra cũng không biết cái nào lớn hơn cái nào hay là có khi nó ngang nhau”. Nói về ý tưởng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, ông Thắng cho biết: “Tượng đài này xây dựng theo cảm thức Á Đông, xây dựng hình ảnh mẹ theo kiểu nhân hậu, hiền hòa, bao dung. Sức mạnh của bà mẹ Việt Nam là ở sự hiền hậu, bao dung đó. Nhìn biểu tượng này chúng ta cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc…”. Nặng nề, không gần gũi Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư TPHCM, ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng xét về mặt kiến trúc, hầu hết các tượng hoành tráng đặt ngoài trời trên thế giới đều mang tính chất tôn giáo. Còn hình ảnh về một người mẹ thường rất thân thuộc, cụ thể chứ không phải thần thánh, nếu chúng ta làm với tỉ lệ lớn sẽ mang tính áp đặt, nặng nề và không gần gũi. Với một tượng đài như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, chỗ cao nhất là 18 m, chiều dài vòng cung tới 120 m… làm bằng granit nằm ở khoảng không. Với không gian này, có thể chúng ta chưa làm chủ được khối lượng granit, rất dễ tạo cảm giác khô khốc, chống lại thiên nhiên cho dù có đặt một cái hồ phía trước tượng đài thì cũng vậy, rất khó tạo cảm giác gần gũi. Cần một tượng đài tâm thức! Trái ngược với ý tưởng của họa sĩ Đinh Gia Thắng, một nhóm các nhà điêu khắc ở Hội Mỹ Thuật TPHCM cho rằng: “Giá trị nằm trong chính tinh thần của tác phẩm chứ không đơn thuần chỉ thấy ở nghĩa đen của nó: rộng, to về mặt kích thước”. Nhóm các nhà điêu khắc này cho biết: “Bất cứ một loại hình nghệ thuật nào ở Việt Nam cũng dựa trên tâm thức người Việt. Tư duy của người Việt không thích những cái gì hoành tráng, quá lớn. Cái hoành tráng nằm chính ở trong tinh thần của tác phẩm”. “Đối với không gian và điều kiện kinh tế của nước ta nên có những tượng đài vừa tầm nhưng vẫn mang sức mạnh của ý chí. Tượng đài ở Côn Đảo là một ví dụ, sức mạnh về tinh thần không chỉ cho một thế hệ mà cho nhiều thế hệ. Chúng ta không cứ phải dựng to theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc. Người Nga làm tượng lớn vì đó là một dân tộc lớn về lãnh thổ và về tầm vóc. Còn tư duy theo truyền thống của người Việt là cái lớn nằm trong cái nhỏ. Các cổng làng, đình, chùa của mình… đều nhỏ thôi nhưng hàm chứa trong nó những giá trị tinh thần rất lớn. Điều đó không có nghĩa là cha ông ta không thể làm to, mà do điều kiện địa lý nóng ẩm, chưa làm xong rêu đã mọc, cộng thêm mưa bão nên người ta cần phải làm thế. Có những thứ càng rêu phong cổ kính càng đẹp nhưng đối với tượng đài bằng đá thì không những không đẹp mà còn mất tính thẩm mỹ của tượng đài” - các nhà chuyên môn phân tích. Nhìn từ góc độ tinh thần, một nhà chuyên môn cho rằng từ Bắc vào Nam, các bà mẹ Việt Nam rất kiên cường nhưng hình ảnh đọng lại trong chúng ta là những bà mẹ có vóc người nhỏ bé, hom hem, ngồi ngoáy trầu, ngóng chờ con, không như bà mẹ ở nước Nga, còn trẻ, lực lưỡng giơ cao thanh kiếm, miệng thét lớn… Nếu vì bức bách một tượng nào đó nên bắt nhân vật phải như thế này, thế nọ là duy ý chí. Chăm sóc “tượng đài mẹ” đang sống Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, cả nước còn khoảng 44.253 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các mẹ đã ở vào độ tuổi 90, cái tuổi rất dễ ra đi trong hôm sớm. Trong chuyến đi của mình, chúng tôi đã có dịp tới thăm các mẹ Việt Nam anh hùng đang sống ở huyện đảo Lý Sơn và huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, thăm một số mẹ ở TP Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam… và không khỏi giật mình trước những ước mơ đau đáu rất giản dị và nhỏ bé của các mẹ. Hãy chăm sóc những "tượng đài" còn sống. Ảnh: Tiengiang.gov Chồng hy sinh năm mẹ mới 37 tuổi, 10 năm sau ngày chồng mất, đứa con trai độc nhất cũng hy sinh, mẹ Trần Thị Phẩm, mẹ Việt Nam anh hùng duy nhất của huyện đảo Lý Sơn, nay đã 87 tuổi. Người mẹ nhỏ bé, gầy guộc ấy một ngày chi tiêu không quá 15.000 đồng. Mẹ phải để dành tiền lo cho đứa cháu họ nghèo đang học đại học và để góp vào quỹ khuyến học của xã “giúp cho tụi nhỏ có thêm tập vở đến trường”. Ước mơ cuối đời của người mẹ đang ở tuổi gần đất xa trời này là được đưa hài cốt con trai từ nghĩa trang xã Sơn Đông, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi về huyện đảo Lý Sơn để mẹ ngày đêm khói hương, chăm sóc, thăm nom cho bớt đơn độc tuổi già. Có nhiều mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), TP Tam Kỳ, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) mà chúng tôi đã gặp đều trong tình trạng bị lẫn, không thể nhớ nổi những việc vừa diễn ra xung quanh mình, như mẹ Lương Thị Mão, mẹ Huỳnh Thị Nhặm (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), mẹ Đỗ Thị Liễn, mẹ Nguyễn Thị Quân, mẹ Huỳnh Thị Thừa (Tam Kỳ, Quảng Nam)… Trong vùng ký ức hỗn độn của các mẹ chỉ có một ước mong trở thành nỗi day dứt âu lo, vượt qua ranh giới tranh tối, tranh sáng của sự nhớ quên khi sức yếu, tuổi già là được đưa hài cốt con về quê hương hay được sửa sang lại căn nhà tình nghĩa có cổng nhưng không có cửa, xây từ rất lâu, nay xuống cấp trầm trọng. Ông Bạch Thanh Diễm, Bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết về hoàn cảnh của các mẹ Việt Nam anh hùng tại địa phương: “Nhiều mẹ tuổi đã cao và cuộc sống còn khó khăn lắm. Nhiều mẹ có nhà nhưng xây lâu quá nên đã bị xuống cấp; có mẹ già nhưng không còn con cháu nên phải sống một mình, tội lắm”. Nói như nhà văn Trầm Hương: “Mỗi chúng ta, những người đang được sống hôm nay, xin hãy xây dựng tượng đài người mẹ Việt Nam anh hùng ngay trong tấm lòng mình. Có nhiều cách để tôn vinh những bà mẹ ấy. Sao không chăm sóc những “tượng đài mẹ” đang sống?”. Công trình lớn, kinh phí thấp? Theo họa sĩ Đinh Gia Thắng, tác giả tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, năm 2011 có hai công trình tượng đài được duyệt thi công: Công trình tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (công trình văn hóa cấp quốc gia) và công trình tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai (công trình cấp tỉnh) được các bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính xem xét đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm kinh phí. Trong đó, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng có quy mô tổng diện tích bề mặt phần mỹ thuật cho cả khối tượng chính và 8 trụ Huyền Thoại là 4.100 m2; mặt bằng kiến trúc cảnh quan hơn 15 ha với nhiều hạng mục kiến trúc cảnh quan phức tạp, tổng mức kinh phí phê duyệt là 411,2 tỉ đồng. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai có tổng mức kinh phí được phê duyệt là 165 tỉ đồng, bao gồm tượng Bác Hồ cao 9 m và hơn 400 m2 phù điêu (đá), tổng diện tích bề mặt phần mỹ thuật là hơn 500 m2, mặt bằng kiến trúc cảnh quan khoảng 2 ha. Như vậy, về tổng quan, quy mô tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lớn gấp 8 lần nhưng kinh phí chỉ lớn hơn có 2,49 lần. MONG LÀ THỦ TƯỚNG CÓ VĂN BẢN ĐÌNH CHỈ CÔNG TRÌNH NÀY. MỖI ĐỢT BẦU CỬ CÁC CHỨC DANH CHỦ CHỐT XONG, THẾ NÀO CÁC BÁC LẠI CÓ THÊM MỘT LOẠT CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN HOÀNH TRÁNG ĐỂ GỠ VỐN. . Ở NƠI MÌNH CŨNG CÓ CÔNG TRÌNH TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO. NHƯNG CHẢ BAO GIỜ THẤY AI THẮP ĐƯỢC MỘT NÉN HƯƠNG. TƯỢNG ĐÀI THÌ XUỐNG CẤP. MAY RA, CÓ NGÀY GIỖ ĐỨC THÁNH TRẦN THÌ CÁC ÔNG ẤY GIẢ VỜ THẮP NÉN NƯƠNG ĐỂ SHOW HÀNG TRÊN TRUYỀN HÌNH, BÁO ĐAÌ. CHÚ THIÊN SỨ ƠI, PHONG THỦY CÓ KHẮC CHẾ ĐƯỢC THAM NHŨNG KHÔNG CHÚ. SỢ CHÚ XEM PHONG THỦY, TẬP ĐOÀN ĂN NÊN LÀM RA THÌ THAM NHŨNG CÀNG BẠO TÀN HƠN NỮA ĐÓ.
-
Báo Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ về Biển Đông Một tờ báo chính thống có ảnh hưởng ở Trung Quốc cảnh báo rằng “mọi biện pháp có thể” nên được sử dụng để ngăn Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) Videsh tham gia các dự án thăm dò ở Biển Đông. >>>“Ấn Độ sẽ bảo vệ quyền của mình” >>>TQ cảnh báo Ấn Độ không khai thác dầu ở Biển Đông >>>Yêu cầu TQ không làm phức tạp tình hình Biển Đông Theo báo The Hindu, một bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mô tả thỏa thuận giữa ONGC và Việt Nam đang phản ánh các tham vọng ngày một gia tăng của Ấn Độ và dường như là một động thái của Ấn Độ “để đối phó với hành xử của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. “Ấn Độ nên nhớ rằng, các hành động của họ ở Biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn”, báo dẫn lời bài xã luận cảnh báo như vậy. Thăm dò và khai thác tài nguyên giàu có ở Biển Đông là vấn đề phức tạp. Đây là vùng biển diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc bằng việc đưa ra bản đồ 9 đoạn đã khẳng định chủ quyền với hầu hết vùng biển. Mùa hè này, cả Việt Nam và Philippines đã phản đối việc các tàu Trung Quốc quấy nhiễu, phá hoại, làm hư hỏng các tàu cá, tàu thăm dò của hai nước ở Biển Đông. Trung Quốc không muốn các nước khác liên can vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, họ thích giải quyết vấn đề với từng nước tranh chấp theo các điều khoản song phương, bởi hầu hết những nước láng giềng này đều nhỏ và yếu hơn Trung Quốc về kinh tế cũng như quân sự. Kế hoạch của Ấn Độ đối với các dự án thăm dò cùng Việt Nam sẽ bị Bắc Kinh coi là New Delhi đang can thiệp vào nơi họ hoàn toàn không muốn. “Chúng ta không nên để lại ấn tượng với thế giới rằng, Trung Quốc chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, chúng ta cũng không nên chỉ theo đuổi danh tiếng trở thành một “cường quốc hoà bình”, bài xã luận nhấn mạnh. “Trung Quốc đã hòa bình lâu tới nỗi khiến một số nước hoài nghi. Trung Quốc cần nhắc nhở họ”. Những tuyên bố hùng hồn kiểu này đã làm gia tăng sự rủi ro vào đúng thời điểm quan hệ Trung - Ấn gặp căng thẳng. Như Nitin Gokhale hồi đầu năm nay có bài viết trên Diplomat nói rằng, trong khi các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ công khai bày tỏ quan ngại về cái gọi là chiến lược “Chuỗi hạt trai” của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, thì các nhà hoạch định quân sự Ấn Độ đã lặng lẽ thúc đẩy những liên minh ở châu Á. Theo Gokhale, Ấn Độ không chỉ tăng cường quan hệ ở Đông Nam Á. “Ấn Độ còn hướng tới việc thúc đẩy các mối quan hệ ở Đông Á - và không chỉ với Nhật Bản. Tháng 9 năm trước, A.K.Antony, người nhanh chóng nổi bật trong vai trò một nhân vật lặng lẽ nhưng đầy hiệu quả của giới ngoại giao quân sự Ấn Độ, đã trở thành vị Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đầu tiên tới thăm Hàn Quốc”. Những động thái trên xuất hiện trong khi Ấn Độ nỗ lực tăng cường lực lượng hải quân và không quân để đối phó với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây. “Ấn Độ sẽ cần đáp ứng những kỳ vọng cao nếu như đối mặt với thách thức lớn nhất - một Trung Quốc ngày càng quả quyết, điều mà các nhà hoạch định chiến lược Ấn Độ tin rằng, sẽ ngày càng mạo hiểm với khu vực lân cận Ấn Độ cũng như Ấn Độ Dương”, Gokhale nhận xét. Thái An (theo Diplomat)
-
SAI CHÍNH TẢ NỮA CHỨ.
-
Nhiêu đó mà nhằm nhò gì. Đất nước ra rừng vàng, biển bạc bao la.
-
Cơ quan CA đã xác định thằng sát nhân Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất rồi mà.
-
THẰNG ÁC NHÂN NÀY NÓ LÀ ÔNG CỐ NỘI DÂN GIANG HỒ LUÔN. THẢM THƯƠNG NHẤT LÀ EM BÉ 18 THÁNG TUỔI.
-
Không thể nào trách thằng Phillpin được. Cứ như cái kiểu như ông Việt Nam thì bố con thằng nào mà tin được.
-
Chú bị huyết áp hả anh ? Tình hình chú sức khỏe sao rồi anh Thiên Đồng. Cầu chúc chú mạnh khỏe, bình an.
-
Giới thiệu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội Cập nhật lúc 22/07/2011 04:07:46 PM (GMT+7) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vừa có tờ trình giới thiệu Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là ứng viên kế nhiệm. Ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó Thủ tướng thường trực, đại biểu Quốc hội khóa 12 và trúng cử Quốc hội khóa 13 ở Hà Tĩnh với tỷ lệ cao. Ông Nguyễn Sinh Hùng báo cáo trước QH tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm tại phiên khai mạc kỳ họp, hôm qua (21/7). Ảnh: Lê Anh Dũng 4 ứng viên cho vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội là các ông/bà Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu và Huỳnh Ngọc Sơn. Ngoài Bộ trưởng Lao động - Thương binh - Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ba người còn lại đều đang là Phó Chủ tịch QH khóa 12. Danh sách đề cử chủ nhiệm các ủy ban (mỗi vị trí một ứng viên) gồm các ông bà: Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội được giới thiệu tái cử. Ông Phan Trung Lý (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khóa 12), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Ông Nguyễn Văn Hiện (nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban thường trực Ban Cải cách tư pháp Trung ương): Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Ông Nguyễn Văn Giàu (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế. Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách khóa 12 được giới thiệu tái cử. Ứng viên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh là ông Nguyễn Kim Khoa (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh QH khóa 12). Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH được giới thiệu tái cử. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội khóa 12 được giới thiệu tái cử. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: ông Phan Xuân Dũng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường QH khóa 12). Ông Trần Văn Hằng (Phó Ban Tuyên giáo Trung ương): Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH. Ông Nguyễn Hạnh Phúc (Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Bà Nguyễn Thị Nương (Phó Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng), Trưởng Ban Công tác đại biểu. Ông Bùi Văn Cường (Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai), Trưởng Ban Dân nguyện. Trước đó, thảo luận tại các đoàn, nhiều ý kiến đề xuất tăng số Phó chủ tịch Quốc hội lên 5 người, trong đó có thêm một người phụ trách lĩnh vực đối ngoại, biên giới. Cũng có ý kiến đề xuất tách các ủy ban. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Trọng, tất cả những đổi mới này phải đợi đến khi sửa đổi Hiến pháp. Như vậy, Quốc hội khóa 13 có 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ. Sau khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình giới thiệu nhân sự, các đoàn ĐBQH sẽ về họp theo đoàn đến hết sáng mai. Tại đây, theo ông Trọng, các đoàn ĐBQH vẫn có thể giới thiệu thêm nhân sự. Chiều mai, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 12 họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội. Từ 14 giờ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Phú Trọng sẽ thay mặt Ủy ban thường vụ báo cáo kết quả thảo luận tại các đoàn. Sau đó, Quốc hội thảo luận và thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13. Sau khi bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban thường vụ, Chủ tịch Quốc hội khóa mới sẽ phát biểu nhậm chức chiều mai và điều khiển các phiên họp tiếp theo. Tóm tắt tiểu sử ông Nguyễn Sinh Hùng: Họ và tên khai sinh: Nguyễn Sinh Hùng Ngày sinh: 18/1/1946 Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Nơi cư trú: Số 7b, Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Dân tộc : Kinh Tôn giáo : Không Nơi ứng cử: Hà Tĩnh Trình độ: Tiến sỹ Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ, số 1 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP Hà Nội Ngày vào Đảng: 26/5/1977 Ngày chính thức: 26/5/1978 Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng nhất Kỷ luật: Không Là ĐBQH các khóa 10, 11, 12 Theo website baucukhoa13.quochoi.vn ÔNG NGUYỄN SINH HÙNG NHÌN ĐẸP TRAI GHÊ.
-
Bình thường thôi mà. Ít hôm nữa thì đập ra xây lại.
-
Huynh có thể giải thích vì sao không ? Đây là chiến tranh cơ mà ? Vì Trung Quốc không phải là chủ nhân thuyết ADNH nên chăng Trung Quốc không dám đánh Việt Nam ?Và nếu có đánh sẽ là một sai lầm lớn khi đụng đến chủ nhân thuyết ADNH đích thực ?
-
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh, tịch thu tài sản - Bộ Ngoại Giao chưa lên tiếng. (PL)- Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 5/7/2011, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa, thuyền trưởng tàu QNG-98868 TS, và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc. Ngày 13/7/2011, báo Pháp Luật đưa tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết: các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ đã bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Từ nhiều năm nay, binh lính Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu đánh đập bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc, khi họ đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những hành động này của Trung Quốc đã khiến cho ngư dân Việt Nam lâm vào cảnh bần cùng. Cùng ngày 13/7/2011, theo kế hoạch, đại diện Bộ Ngọai giao có cuộc gặp với các nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Bộ Ngọai giao cung cấp thông tin về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nhóm nhân sĩ trí thức muốn có cuộc tham vấn chính thức trước khi trả lời phỏng vấn cho các hãng truyền thông nước ngoài. 18 vị nhân sĩ trí thức đã ký tên vào bản kiến nghị hầu hết là các bậc lão thành quyền cao chức trọng và đã đảm nhận các trọng trách trong chính quyền, trong đó có: thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Hòang Tụy, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và luật sư Trần Vũ Hải... QUÂN MẤT DẠY. TỘI NGHIỆP NHỮNG NGƯỜI NGƯ DÂN. KIỂU NÀY THÌ TÁN GIA, BẠI SẢN THÔI.
-
Mình có nghe nói, ngôi nhà nào mà khí tốt, trong lành thì bướm hay bay vào đậu.
-
Dịch NGHĨA Câu đối ở Đền thờ Hai Bà Trưng Phạm Hy Sơn Đền thờ Hai Bà Trưng ở Xã Hát Môn (An Hát xưa) đã có từ lâu đời. Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên đời nhà Lý ghi lại rằng vì trời làm hạn hán nên Vua Lý Anh Tông (1.138 - 1.175) sai Thiền Sư Tịnh Giới tới đền Hai Bà ở An Hát cầu mưa và quả được mưa . Nhà vua bèn sai sắm lễ vật và đích thân tới đền làm lễ tạ ơn. Sau đó vua sai Sứ thần đến rước Hai Bà về thờ tại đền Vũ Sư phía bắc Đại Nội (thành vua ngự tại Thăng Long tức Hà Nội bây giờ), đồng thời ra lệnh cho làng Hạ Lôi Phủ An Lãng , tức Mê Linh, quê hương của Hai Bà lập đền thờ. Trải qua bao năm tháng hưng vong của đất nước, ngôi đền cổ kính ở Hát Môn vẫn được người Việt tới chiêm ngưỡng và hương khói nhớ ơn công đức hai vị nữ anh hùng dân tộc. Chúng tôi sưu tập được một số hình ảnh và hơn 20 đôi câu đối viết bằng chữ Hán xin đem dịch ra tiếng Việt. Một vài đôi câu đối có nghĩa trùng hợp nên chúng tôi không ghi lại ở đây. Dưới đây là hai bức hoành Phi treo trong đền thờ: Thống Chính Hùng Lạc Chữ Nho đọc từ phải sang trái: Lạc Hùng Chính Thống có nghĩa là Hai Bà đúng là dòng dõi vua Hùng và con cháu dân Hồng Lạc (Hoành Phi ở Bàn thờ Hai Bà). Bức Hoành Phi ở bàn thờ các nữ tướng của Hai Bà ghi: Nữ Trung Hào Kiệt có nghĩa là các bậc nữ tài ba hơn người đã tận trung với nước. (Ảnh: Bản quyền của Kimmai PhotoArtshop) Sau đây là những đôi câu đối: - Đồng trụ triết hoàn Giao Lĩnh trĩ, Cấm Khê doanh hạt Hát Giang tràng. Xin tạm dịch: - Đồng trụ gãy tan, núi Giao còn cao chót vót, Cấm Khê khơi mạch, sông Hát mãi chảy ngộn ngàn. (Khi thua trận, Hai Bà chạy về Cấm Khê rồi về Hát Môn) - Phủ trấn thần uy đồng trụ Bắc, Phù an quốc thế thạch bàn Nam. Xin tạm dịch: - Thần uy phủ mờ cột đồng phía bắc, Quốc thế phù trì bàn thạch trời Nam. - Tướng môn đĩnh xuất gia thanh ngoại, Vương hiệu quang thùy quốc sử trung. Xin tạm dịch: - Cửa tướng xuất thân danh vang ngoài cõi, Triều đại huy hoàng quốc sử ngời soi. - Tùng bất kim đao thiên tái tạo, Vị ưng đồng trụ địa phân cương. Xin tạm dịch: - Không sợ giáo gươm, trời cho dựng nước. Chẳng ưng đồng trụ, đất vạch biên cương. - Nghĩa khí nhất môn chân tị muội, Hùng phong thiên cổ xướng anh hào. Xin tạm dịch: - Chị em một nhà nghĩa khí, Anh hùng muôn thuở liệt oanh. - Nhất môn tiết nghĩa sơn hà tại, Vạn cổ uy thanh thảo mộc tri. Xin tạm dịch: - Một nhà tiết nghĩa với sơn hà, Vạn đại uy danh cây cỏ biết. - Trùng môn đổng đạt nguyệt cung cao, Cửu bệ tôn nghiêm long điện chiếu. Xin tạm dịch: - Hai ngôi báu cao vời bóng nguyệt, Chín bệ rồng rực rỡ triều môn. - Lập đồng trụ cố nam thiên chi cảnh, Vọng môn hàn bắc Địch chi tâm! Xin tạm dịch: - Cửa bắc lạnh Địch nhòm vượt ải, Trời Nam lo mê mải cột đồng! (Địch: 1 bộ tộc hùng mạnh ở phía bắc nước Tàu thời xưa) - Mã chừng nhất nhung chinh, tử liễu tham tàn do hổ phách, Tượng bành tam tiệp chiến, sinh hoàn quắc thước thượng kinh hồn. Xin tạm dịch: - Ngựa chứng một lần lâm chiến tham tàn chết gặp hồn run vía cọp. Voi bành ba trận thắng oai hùng tái sinh tướng Mã sợ kinh hồn! (Người xưa chơi chữ: Ngựa (tức Mã Viện) thì luôn luôn sợ cọp. Voi bành: voi lớn, có lẽ muốn nói đến Đức Trần Hưng Đạo ba lần đại thắng quân nguyên). - Nữ trung xưng kiệt, lục thập thành khôi phục vĩ thần công , Nam sử thùy phương, ức vạn lễ hương hương chiêu thánh đức. Xin tạm dịch: - Liệt nữ xưng hùng, khôi phục sáu mươi thành sự nghiệp thần công Sử Nam nức thơm, khói hương muôn vạn lễ kính dâng thánh đức. - Kim qua tứ tải kỳ huân, lương giang nhất tải anh hùng hận, Đồng quản thiên thu ý thứơc, ngọc phái trường lưu phấn đại hương. Xin tạm dịch: - Kiếm cung bốn năm công đức, sông xanh một giải anh hùng hận, Sử sách (bút nghiên) vạn đại sáng soi, nhánh ngọc còn mãi phấn hương thơm. - Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại, Tam chiến can qua hậu, nữ trung hào kiệt cổ lai vô. Xin tạm dịch: - Cửu Chân biên cương vạch rõ Bắc Nam hai nước riêng hai, Sau mấy cuộc chiến chinh nữ anh hùng trước sau có một. - Nhất nộ cung qua, trí dũng anh hùng tướng, Ức niên hương hoả, thông minh chính trực thần. Xin tạm dịch: - Một giận phát binh, vị tướng anh hùng trí dũng, Muôn đời hương khói, bậc thần chính trực thông minh. - Đảng địch bát hoang dư võ liệt, Chiêm đàn vạn tính phổ xuân phong. Xin tạm dịch: - Dẹp địch khắp nơi, võ thừa oanh liệt, Tưới nhuần trăm họ, Xuân đức chứa chan. - Cung kiếm thất tu mi, nữ chủ uy thanh lưu thất quận, Bình Mông phổ bào dư, thần vương phúc tỉ vĩnh thiên thu. Xin tạm dịch: - Cung kiếm vượt nam nhi, Nữ Vương uy danh lưu bảy quận, Vì đồng bào diệt Mông, Thần linh công đức mãi muôn năm. - Hát giang xiết điện lai, huân liệt chiêu thùy tồn Việt sử, Hy lĩnh thừa vân hóa, thanh linh hách trạc tại Giao Châu. Xin tạm dịch: - Sông Hát trong chớp mắt, đức lớn chan hòa ghi sử Việt , Núi Hy rẽ về trời, thần uy hiển hách tại Giao Châu. - Vương nộ viên hách tuân cừu, binh dĩ nghĩa khởi, Dân hoà nhiên hậu giáng phúc, thần tự cổ linh. Xin tạm dịch: - Phẫn nộ viên quan bạo nghịch, Vương dấy binh khởi nghĩa, Xót thương dân ban phước, Phúc thần tự cổ hiển linh. - Nhất vi cừu Tô, Nam quốc sơn hà nhân tái tạo, Vô tâm đế Việt, Đông kinh quắc thước dị thành công. Xin tạm dịch: - Vì họ Tô hành nghịch, nước Nam sông núi trung hưng lại, Tại vua Việt vô tình, thành Đông tướng Mã dễ nên công. - Lô giang nhất tẩy anh hùng hận, Hát thủy trường lưu phấn đại hương. Xin tạm dịch: - Lô giang một giải anh hùng hận, Sông Hát muôn đời nước ngát thơm. - Phục thù nghĩa liệt anh hùng nữ, Lập quốc cơ đồ chính thống vương. Xin tạm dịch: - Nữ anh hùng bởi đại nghĩa phục thù, Vua chính thống vì cơ đồ lập quốc. Phạm Hy Sơnp/s: xin mạng phép chỉ ghi chú tên tác giả, không ghi nguồn, vì những lý do tế nhị.
-
Lời nói của chị vWill chỉ để nhắc nhở chung thôi bạn à . Bạn mới sinh hoạt trên diễn đàn mà ăn nói chanh chua, sắc lẽm thế.
-
Máy ảnh hiệu gì mà chụp mấy tấm ảnh hoa sen đẹp dã man.
-
SAO KHÔNG YỂM BÙA LUÔN CÁI HOÀNG SA CHO ĐỦ BỘ NHỈ?
-
HI HI. HAY GHÊ TA. 79+32 = 111.
-
Bài viết trên là nói về đường lối ngoại giao, khôn khéo của Bác. Chứ có nói cụ Mao, cụ Mão nào đưa văn minh nhân loại bình yên, bình đẵng. Trong một bài viết nào đó, quên rồi đại ý của cụ Mao như thế này: “Chúng ta phải giành cho được bao gồm cả Miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaisia, và Singapore. Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Sô - Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.” Anh Liêm Trinh cần phải bổ sung i ốt trong mỗi bữa ăn của mình đi. Để phải hiểu rõ: CÁI HỌA MẤT NƯỚC VỀ TRUNG QUỐC RẤT GẦN, GẦN TRONG GANG TẤC. RÕ NHẢM.
-
Quá khứ bất hạnh và khổ ải của "Dị nhân đuổi mưa" Thứ hai, 04 Tháng 7 2011 06:45 (GDVN) - Sau rất nhiều ồn ào của dư luận về tuyên bố “ngăn mây đuổi mưa” dịp Đại lễ 1.000 năm và tuyên bố dự báo chính xác động đấ mới đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn bình thản và tự tin đi con đường của mình. Ông bảo: “Nếu tôi không kiên định và tin vào chính mình, thì bây giờ tôi đã trở thành một kẻ lang bạt hè phố từ lâu rồi, chứ không phải là một nhà nghiên cứu, tác giả của hàng chục cuốn sách khoa học”. Hãy cùng nhìn thêm những chiều khác cuộc sống của ông, để hiểu thêm tại sao “Dị nhân” vẫn có rất nhiều đề tử và người yêu mến. Tin liên quan: “Dị nhân đuổi mưa”: Sắp xảy ra một trận động đất kinh hoàng! “Dị nhân đuổi mưa ” phản pháo dữ dội hai nhà khoa học Thêm một PGS.TS viện Vật lý địa cầu nã pháo “Dị nhân” "Dị nhân đuổi mưa”: "Tôi chỉ đâu là động đất ở đấy" “Dị nhân đuổi mưa” bị một PGS.TS thách đố dự báo động đất "Hồi kết tan nát" của dị nhân ngăn mây đuổi mưa Đại Lễ Sốc: 'Dị nhân đuổi mưa' lại tuyên bố dự báo đúng … động đất “Dị nhân đuổi mưa gặp tôi là... tắt điện” "Dị nhân" dự đoán thời tiết HN đúng hơn Trung tâm KTTV? Dị nhân cam kết Hà Nội không mưa trong ngày 1/10 7 tháng trong bụng đã được đem cho Gặp "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong một quán cà phê nhỏ ven hồ Tây (Hà Nội), tôi dễ dàng có cảm tình với người đàn ông xuề xòa, luôn tươi cười và có khiếu hài hước này. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh Có lẽ cũng chưa có ai hỏi ông kỹ càng về thuở hàn vi như tôi, nên ông phải trầm ngâm một lúc lâu như để nhớ và sắp xếp lại ký ức rồi ông mới bắt đầu câu chuyện: "Tôi là con trai của nữ sĩ Ngân Giang. Thế nhưng từ lúc sơ sinh tôi đã đi làm con nuôi một nhà giàu ở Hà Nội vì bố mẹ tôi ở chiến khu nên không thể nuôi nổi 6 đứa con nheo nhóc. Năm 1949, mẹ tôi mang bầu tôi. Khi tôi được 7 tháng trong bụng thì bà về Hà Nội và quyết định gửi tôi cho một gia đình giàu có. Mẹ sinh tôi được 4 ngày thì tôi được bố mẹ nuôi đón về. Để cho chính danh là con ruột nên cùng thời điểm đó mẹ nuôi tôi cũng giả vờ vào nhà hộ sinh để sinh con rồi ẵm tôi về. Bố mẹ nuôi tôi không có con trai, ông bà sinh 6 lần thì 3 người con trai đều mất. Bố đẻ tôi họ Nguyễn, bố nuôi tôi họ Vũ ghép lại thành họ Nguyễn Vũ của tôi. Ngày đó, bố mẹ nuôi tôi có mấy cửa hàng tạp hóa lớn ở Hà Nội. Tri thức của tôi có được ngày hôm nay là do bố mẹ nuôi tôi đem lại, lúc nào tôi cũng biết ơn các cụ về điều này. Lúc tôi còn nhỏ, tủ sách cá nhân của tôi dễ phải bằng cả thư viện thiếu nhi quận Hoàn Kiếm bấy giờ. Truyện thiếu nhi của NXB Kim Đồng tôi nhét đầy gầm giường. Cũng vì thế mà lớn lên tôi rất ham đọc sách. Đến nhà bạn chơi mà thấy có quyển sách hay là tôi ôm lấy đọc quên cả bạn. Nếu bạn cho mượn về thì tôi chỉ ngồi nhanh nhanh chóng chóng vài phút rồi về ngay". Tại sao đến giờ vẫn không có bằng Đại học? Kể về những thăng trầm đã trải qua trong hơn 60 năm cuộc đời, "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh hít sâu một hơi thuốc rồi nhả khói: "Trường đầu tiên tôi học là trường cơ khí chế tạo máy nhưng tôi bỏ dở.Về sau cuộc đời xô đẩy, tôi vào nam và thi đỗ Đại học Văn khoa Sài Gòn khi đã hơn 40 tuổi. Tôi đọc nhiều sách nên kiến thức là tự học và thuộc nhiều lĩnh vực . Trong thời gian theo học tôi thường ít lên lớp học mà cứ ở lì tại Bến Tre, chỉ đến kỳ thi mới lên thi. Dẫu vậy nhưng lần nào tôi cũng đậu thứ nhất, tệ lắm cũng nhì. Bạn bè cứ thấy tôi vào thi là biết tôi sẽ được nhất, nhì rồi. Tôi thích khoe những thành tích này hơn là “đuổi mưa”. Số báo danh của tôi khi đi thi thì ngồi giữa một ông sư và một nữ tu sĩ. Tôi có dặn bà nữ tu sĩ và cả ông sư là khi nào đến kỳ thi thì gửi thư về nhà báo giúp tôi một tiếng để tôi lên đóng tiền dự thi. Nghi án lúc bấy giờ hình như bà xã tôi vẫn nghi ngờ người phụ nữ gửi thư cho tôi có tình cảm với tôi. Chữ bà tu sĩ rất đẹp. Nghi ngờ nên một lần vào kỳ thi tôi không được vợ cung cấp tiền dự thi đúng hạn, khi tôi lên đến nơi thì lớp tôi đang thi rồi. Tôi buồn quá bỏ về và đó cũng là lý do vì sao đến giờ tôi cũng không có tấm bằng đại học nào. Nhưng như thế mới là cơ hội để tôi phải lăn lộn tìm hiểu nghiên cứu cuộc đời này! Rất đẹp trai nhưng ít được phụ nữ yêu, vì nghèo Lận đận đường học hành, "dị nhân" lúc đó đành dựa vào nghề chế tạo phụ tùng máy may, máy vắt xổ kiếm sống. Thời điểm vào Bến Tre làm công nhân cơ khí bậc cao, ông đã quen với người vợ hiện nay mà ông cho rằng yêu thương ông nhất mực. Nhắc đến thời trai trẻ, người đàn ông tóc đã bạc trắng như trẻ lại mấy chục tuổi để hồ hởi khoe với tôi những chuyện yêu đương. Ông bảo: "Ngày xưa tôi rất đẹp trai, nhưng phụ nữ ít người yêu tôi vì tôi nghèo quá. Lúc tôi lớn lên thì gia đình bố mẹ nuôi tôi đã sa sút về kinh tế rồi. Tôi không đủ tự tin để yêu và những người yêu tôi cũng tự rút lui. Là công nhân cơ khí, tôi hay ra uống cà phê ở một quán cóc gần xưởng. Vợ tôi lúc đó bán cà phê ở đấy. Tính tôi hay lãng mạn nên thấy cô nào xinh xắn thì tôi bắt chuyện. Chuyện qua chuyện lại thế là yêu. Khi tôi 34 tuổi thì chúng tôi quyết định kết hôn. Ngày đó tôi nghèo lắm, vợ tôi cũng nghèo. Không biết lấy đâu tiền để tổ chức đám cưới, tôi liền tập hợp tất cả học trò học nghề cơ khí của tôi lại hỏi xem định mừng tôi bao nhiêu. Tôi lấy trước tiền mừng để làm một bữa tiệc ngọt mời những người không thân thiết lắm. Sau đó tôi lấy tiền mừng của những người đó để làm tiệc mặn ngày hôm sau. Thế là đám cưới vẫn hoàn chỉnh như thường, chỉ tội cưới xong trong túi vợ chồng tôi chẳng có xu nào". (còn nữa) TRÔNG CHÚ VẪN PHONG ĐỘ, VUI TÍNH, LÃNG TỬ NHƯ NGÀY NÀO.
-
Chắc có lẽ các cụ nhà mình đang tìm cách hóa giải cái công hàm năm nào.